Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 10:58:55 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tranphu341 - Đoàn bb Sông Lam - Trên chiến trường A - Phần 6  (Đọc 36018 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #100 vào lúc: 28 Tháng Mười Một, 2021, 09:44:59 am »


                      Tuýt…tuýt.. tuýt tuýt... tuýt tuýt. Dậy đi, dậy đi, gọi anh em dậy tập thể dục đi đồng chí Thỉnh ơi. Tuýt…tuýt tuýt. Tôi ngơ ngác không biết chuyện gì. Định thần một chút thấy anh Thỉnh bật dậy rồi lay gọi Thắng: Đến giờ báo thức tập thể dục rồi, dậy Thắng ơi. Nhanh, nhanh không lại muộn như hôm qua bị phê bình đấy. Tiếng Thắng ú ớ: Ề… Em đang ngủ, rồi quay trở mình vào phía tôi. Anh Thỉnh cầm tay Thắng kéo dậy giọng dứt khoát hơn: Dậy đi, nào dậy ngay cho quen đi, mai kia vào chiến trường phải thức cả đêm mà vẫn còn phải chiến đấu nữa ấy chứ. Dậy đi, dậy đi. Thắng ề à rồi cũng dậy theo tay kéo của anh Thỉnh. À, đã tới giờ báo thức. Tôi hé mắt nhìn mà sao trời vẫn chưa sáng lắm, tôi hỏi anh Thỉnh mấy giờ rồi mà sao dậy sớm thế. Anh Thỉnh nói: Báo thức lúc 5 giờ, trực ban trung đội đi thổi còi báo thức đấy, mọi người phải tập trung ra sân kho tập thể dục. Nhưng hôm nay Phú còn được nghỉ không phải dậy tập thể dục đâu, Phú cứ ngủ tiếp đi. Anh Thỉnh và Thắng đã dậy và chạy ra chỗ tập trung, tiếng bước chạy xa dần. Trời! Bộ đội phải dậy sớm thế, tôi là chúa ghét việc dậy sớm. Dậy sớm thế này thì khổ lắm, đây là một trong những điều mà tôi ngại nhất, sợ nhất.
          Nhớ lại khi ở nhà, những ngày về nghỉ lễ, tối thứ bẩy và chủ nhật, sáng thứ hai bố con tôi mới xuống xí nghiệp. Những ngày đó là phải dậy từ lúc bốn giờ sáng, bố tôi gọi mãi tôi mới dậy được. Tuổi trẻ về nghỉ lễ, đi chơi với bạn, thức khuya ít ngủ nên rất ngại dậy sớm. Trái ngược với bố tôi vẫn tác phong quân đội nên việc ông dậy sớm hay dậy muộn rất chủ động. Mặc dù tôi đang rất thèm ngủ nhưng giọng của ông gọi dậy rất đanh, rất dứt khoát làm cho tôi không thể nào nằm thêm được lúc nữa. Hôm nay mình được nghỉ không phải dậy sớm nhưng ngày mai lại cũng phải dậy như anh em chắc khổ lắm đây. Vẩn vơ nghĩ ngợi, tiếng hô chạy một hai, một hai xa xa vọng lại, tôi lại chìm vào giấc ngủ.
          Anh Phú ơi, dậy ăn cơm. Nghe tiếng Thắng gọi tôi choàng tỉnh dậy. Trời đã sáng hẳn định thần giây lát tôi hỏi anh em đi tập thể dục về rồi à? Thắng nói: Anh em em đã đánh răng rửa mặt và ăn sáng rồi. Em lấy cơm về cho anh đây này. Anh dậy làm vệ sinh rồi ăn sáng, em với anh Thỉnh lại chuẩn bị đi tập bây giờ. Tôi nói: Muộn thế rồi cơ à? Mấy giờ rồi Thắng? Anh ngủ say quá. Anh Thỉnh nói: Gần bẩy giờ rồi Phú dậy ăn sáng rồi nghỉ ở nhà, anh em tôi đi tập, khi nào có lệnh thì lên đại đội nhận tư trang súng đạn. Tôi choàng dậy, đúng là sau khi anh em đi tập thể dục, mình ngủ say quá. Tôi đi làm vệ sinh cá nhân rồi ra giếng nước kéo nước đánh răng rửa mặt. Giấc ngủ sâu và nước mát rửa mặt đã làm cho tôi lấy lại được sức khỏe và sự tỉnh táo. Nhưng chân tay còn mỏi nhừ do trận đi bộ ngày hôm qua. Anh chị chủ nhà cũng đã dậy từ khi nào. Chị Thu nói: Hôm qua đi bộ dài chắc mệt, thấy chú ngủ ngon quá, tôi cho cháu đi nhà trẻ, anh đi ra đồng rồi. Chú cứ ở nhà, có khoai luộc để phần đấy chú ăn thêm kẻo đói. Tôi nói: Em cảm ơn anh chị, em có cơm rồi, nhìn bát cơm đầy ắp tôi nói: Có mình anh mà sao nhiều cơm thế Thắng? Thắng nói: Sợ anh đói mệt nên em lấy nhiều cho anh đấy. Tôi nói: Anh cảm ơn, nhưng anh ăn sao hết Thắng ăn nữa đi. Tôi sẻ bát cơm làm đôi nhìn bát nước mắm trong veo tôi hỏi: Nước mắm đây à? Thắng nói: Đúng rồi, nước mắm nhưng là nước gạo rang cho muối vào chứ không có nước mắm như ở nhà mình đâu anh. Tôi thở dài ngao ngán, lấy thìa múc tí nước cho lên miệng nếm thử độ mặn nhạt của nó. Đúng là nước muối mặn mặn chứ chẳng có hương vị gì. Tôi chan loại “nước mắm” đặc biệt này vào cơm rồi uể oải xúc cơm ăn. Cố mãi, tôi cũng ăn hết bát cơm đặc biệt đầu tiên đó. Mọi người đã đi tập, anh chị chủ nhà đã đi làm, còn mình tôi ở nhà tự nhiên thấy trống trải buồn buồn.
            Tiếng gà kêu quang quác tranh ăn, ngôi nhà của anh chị chủ nhỏ bé có ba gian lợp rạ, mái lợp đã cũ. Trên trần nhà mạng nhện giăng đầy, đồ đạc chẳng có gì gọi là giá trị, sân vẫn chưa được lát gạch. Những đống giun đất đùn lên từng đám, từng đám. Hôm qua mưa to trên mặt sân có những con giun thật to đang bò lên khỏi tổ làm mồi cho lũ gà tranh ăn. Hai con gà nhép đang tranh nhau mỗi con ngậm một đầu con giun kéo qua, kéo lại như thợ xẻ cưa trông thật buồn cười. Mới mưa nên trời trong veo quang đãng. Trước nhà không có cây cối to mà trồng lạc, trồng đỗ, chắc gia chủ mới lập thổ ở đây. Đặc biệt sao ở quê mà lại không có chó, đúng là từ hôm qua đến giờ tôi không nghe tiếng chó sủa. Hình như vừa rồi toàn tỉnh đang có chủ trương diệt chó vì năm qua trời nóng, chó phát điên, phát dại cắn người nhiều. Thuốc phòng chó dại chưa có đã có nhiều trường hợp chết vì chó dại cắn. Nghe kể người bị chó dại cắn khi lên cơn điên chết rất thương tâm.
        Tôi vòng quanh nhà một lúc rồi lên giường nằm hút thuốc lá. Nằm ngửa trên giường, đã quen hơi nên không cảm thấy kinh kinh như hôm qua nữa. Tôi rít thuốc thật sâu, ngon quá, tôi nhả khói ra từ từ tận hưởng những khoái cảm của điếu thuốc. Thỉnh thoảng lại có những vòng tròn tạo ra từ khói bay lên cao to dần rồi tan biến. Thảnh thơi, đời lính ngày đầu tiên thế này thật thảnh thơi không biết cuộc sống những tháng ngày tới sẽ ra sao. Bỗng chốc tôi thấy nhớ nhà, nhớ tiếng máy, nhớ tiếng búa, nhớ tiếng gõ rỉ tầu như bản hòa ca của tổ sơn tổ gõ rỉ toàn công nhân nữ. Tôi nhớ công việc của mình, công việc của người thợ hàn cắt hơi ô-xy của tôi không phải là nhàn nhã như thợ tiện, thợ máy. Nhưng mọi người nói nếu so với đời bộ đội, thì đời công nhân vất vả mấy cũng còn sướng chán. Bây giờ tôi mới nếm trải đời bộ đội nên chưa biết cái khổ như thế nào nữa. Thôi thì kệ, muốn đến đâu thì đến, thời đó tuổi trẻ chúng tôi và mọi người không có nhiều sự lựa chọn. Hầu như tất cả mọi người đều làm việc theo sự phân công của tổ chức, của đoàn thể. Vào bộ đội thì sẽ nhất nhất theo mệnh lệnh của chỉ huy. Đang miên man với suy nghĩ vẩn vơ thì anh Thỉnh về báo tôi lên đại đội nhận vũ khí và quân tư trang.
           Tôi cùng anh Thỉnh trở lại con đường băng qua cánh đồng mà tối hôm qua đã đến để sang nhà Ban chỉ huy đại đội. Tôi đến sau cùng, bốn đồng chí kia đã đang nhận tư trang. Mọi người đang ướm, đang thử cỡ và đổi chọn bộ quần áo cho vừa ý. Không đông lắm mà nghe cũng rất ồn ào. Tiếng đại đội phó oang oang: Bộ nào cũng được, đổi làm gì, tập đấy mà, mai kia huấn luyện xong, phát quân tư trang đi B toàn đồ mới cứng thôi. Các đồng chí nhận khẩn trương để còn nhận vũ khí, trang thiết bị xẻng cuốc về lau chùi. Tiếng cô Nhì quản lý thì từ tốn: Chỉ có mấy bộ cho mấy anh, không anh này lấy thì anh kia nhận, các anh cứ đổi thoải mái. Đến lượt tôi, cô Nhì nhìn tôi hơi lâu mỉm cười nói: Cao như đồng chí này thì mặc bộ nào cũng đẹp. Mời anh nhận từng thứ, nhận ba lô trước để cho các thứ vào cho gọn. Như vậy là rất nhiều thứ, riêng quần áo dài thì được phát hai bộ loại vải mỏng, nhưng chỉ có một bộ mới còn lại một bộ cũ.
           Cụ thể các loại được nhận theo danh mục sau: Ba lô: 1 cái, loại ba lô vuông (đã qua sử dụng); quần áo dài loại vải phin mỏng màu xanh 2 bộ (một bộ đã qua sử dụng); áo lót ngắn tay màu xanh cổ vuông 2 cái; quần đùi màu xanh có chun 2 bên hông 2 cái; chăn đơn mỏng 1 cái (đã qua sử dụng); màn vải thường màu xanh 1 cái (đã qua sử dụng); chiếu cá nhân 1 cái; bát sắt ăn cơm màu xanh tráng men 1 cái (loại to mọi người hay gọi là bát B52); dép cao su đúc 1 đôi (đã qua sử dụng); xanh-tuya lưng màu đỏ 1 cái (đã qua sử dụng); giầy vải thấp cổ màu xanh 1 đôi; bít tất màu xanh 2 đôi; xà phòng bánh Liên xô 1 bánh loại 72%; khăn mặt màu xanh 2 cái; mũ cối gia công 1 cái (đã qua sử dụng); bông băng cá nhân 1 túi; đường vàng 1 gói 0,5 ki-lô-gam.
         Như vậy quân tư trang cá nhân là 17 thứ, có một số thứ đã qua sử dụng. Chắc quân nhu khi phát quân tư trang đi B đã thu lại đồ cũ để cho bộ đội tân binh tập luyện. Sau màn nhận quân tư trang, quản lý Nhì kỹ càng bắt mọi người ký nhận, tiếp đến cô phát tiền cho mỗi người 5 đồng, toàn tờ 1 đồng mới tinh, cô nói là tiền tháng đầu tiên cấp binh nhì của các anh và cũng bắt mọi người ký nhận. Cầm 5 đồng trong tay tôi tần ngần, mình đang là công nhân 51 đồng lương chính, nếu tính cả thâm niên, cả phụ cấp độc hại là gần 60 đồng, mà bây giờ vào môi trường khổ hơn, ác liệt hơn, nguy hiểm hơn, mà lương hay gọi là phụ cấp không bằng một phần mười lương công nhân. Có gì đó trào lên trong tôi sự mâu thuẫn bất công, không hợp lý tí nào. Thật buồn, nhưng cũng chẳng ai phản đối vì thời đó ai dám phản đối, tất cả là theo sự phân công của tổ chức.
           Sau khi nhận xong quân tư trang, phụ cấp, đồng chí Sung vẫn cái giọng oang oang: Nào, xong chưa? Các đồng chí sang đây nhận vũ khí trang thiết bị về lau chùi chứ không thì muộn rồi! Ngoài đầu hiên nhà xếp một số trang thiết bị, tôi được nhận một khẩu súng AK báng gấp còn mới nguyên trong túi ni-lon màu xanh. Toàn thể vũ khí trang bị tôi được nhận như sau: Súng AK báng gấp 1 khẩu cùng túi đeo 3 băng đạn (súng còn trong túi nilon); xẻng bộ binh 1 cái (có người được phát cuốc bộ binh); xanh- tuya rông to bản 1 cái (đã qua sử dụng); bi đông đựng nước (đã qua sử dụng), túi vải đeo lựu đạn 1 cái và một túi phụ tùng thông nòng súng, vịt dầu, vải phin trắng làm giẻ lau. Như vậy trang bị vũ khí gồm 5 thứ.
             Quản lý Nhì cũng sang xem chúng tôi nhận trang bị. Hai tay cô vuốt vuốt nghịch lọn tóc dài đen óng vắt vòng qua vai về phía trước ngực, nhìn tôi thân thiện cô nói: Đại đội phó Sung ưu tiên cho anh Phú là dân thị xã nên được phát súng AK báng gấp mới rất gọn nhẹ đấy nhé, anh phải cảm ơn đại đội phó đi. Đúng là như vậy, tôi để ý kỹ thì bốn đồng đội kia được nhận súng AK báng gỗ đã cũ. Có một người còn phải nhận khẩu súng trường K63 rất dài, trên đầu có gắn cái lưỡi lê 4 cạnh trắng toát, trông gầm ghì ghê ghê. Như vậy thì đúng là tôi may thật, tôi cảm ơn cô Nhì và cảm ơn đại đội phó Sung. Ông bắt tay tôi nói: Cô Nhì nói đúng đấy, cao kều như ông lẽ ra phải được trang bị súng trường K63 dài kia nhưng đây là ưu tiên cho ông đấy, về tháo ra, đun nước sôi lau chùi, rửa hết mỡ rồi bảo quản, tập luyện cho tốt nhé. Nói anh em cũ giúp tháo lắp lau chùi. Thôi bây giờ nhận các thứ xong rồi, các ông về đi.
Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #101 vào lúc: 28 Tháng Mười Một, 2021, 09:47:04 am »


          Tôi khoác ba lô, cầm xẻng cùng một số thứ linh tinh, còn anh Thỉnh mang cho tôi bọc súng. Anh em tôi lại băng qua cánh đồng về nơi đóng quân. Về tới nhà chủ, đã thấy trung đội trưởng Đởn, Thắng cùng vài anh em nữa vừa đi tập về, đang chuyện trò như có ý đợi anh em tôi. Thấy tôi Thắng chạy ra đón, vừa chạy vừa nói: Mọi người đang đợi các anh, có cả trung đội trưởng nữa. Chúng tôi vào nhà, vừa nhìn thấy anh em tôi, trung đội trưởng Đởn nói ngay: Các ông nhận được những gì mà sao về muộn thế? Anh Thỉnh trả lời giọng hồ hởi: Báo cáo trung đội trưởng, đồng chí Phú đã nhận được đủ quân tư trang, thiết bị. Riêng vũ khí thì được nhận khẩu AK báng gấp mới cứng còn nguyên trong bọc đây. Trung đội trưởng Đởn nói: Ủa, AK báng gấp cơ à? Sao ông Phú may thế. Súng này với tân binh là hiếm lắm đấy nhé. Bây giờ ông Thỉnh cho anh em đi lấy cơm về ăn, rồi tổ chức lau chùi vũ khí cho tốt, phải mượn xoong nhà chủ đun một nồi nước sôi mới rửa sạch được mỡ bảo quản đấy. Tôi sẽ cử một tiểu đội trưởng sang hướng dẫn các ông tháo lắp. À, tôi hỏi đại đội có cấp đạn không? Anh Thỉnh nói: Báo cáo là không có đạn mà chỉ có súng thôi. Trung đội trưởng nói: Vậy à, phải giữ gìn bảo quản trang bị cho tốt đấy ông Phú nhé, chiều nay ông Thỉnh với ông Phú ở nhà lau chùi, tập tháo lắp súng. Hướng dẫn ông Phú làm dây đeo xẻng, xin tre về làm vòng ngụy trang rồi còn đẽo lựu đạn nữa, để mai đi tập có trang bị như anh em. Chỉ sang bên anh Đởn anh nói: Đây là đồng chí Văn, tăng cường cho tiểu đội đồng chí. Phân công cho ông Phú, ông Thắng, ông Văn là một tổ ba người để ông Phú lớn tuổi làm tổ trưởng. Anh Thỉnh nói: Rõ! Trung đội trưởng cùng mấy người đi về.
           Còn lại anh em chúng tôi, anh Thỉnh phân công hai người đi lấy cơm cho tiểu đội. Cùng lúc anh chị chủ nhà cũng đi làm đồng về, chị chủ nhà vồn vã: Tưởng chú Phú đã có quần áo bộ đội mới mà chưa thấy mặc à? Tôi nói: Em mới đi nhận về. Chị nói: Quần áo mới và chăn màn để trong kho lâu rồi hay bị ẩm mốc lắm, chú bỏ cả ra đây chị giặt cho, phơi ngay cho khô rồi hãy mặc. Tôi nói: Vâng, em cũng định thế. Tôi bỏ những thứ cần giặt ra ngâm vào chậu nước, chiếu thì không giặt, phơi ngay. Riêng gói đường bọc giấy đã thấm ướt ra gói, tôi đưa cho chị chủ và nói: Em biếu chị cho cháu, em không dùng đâu. Chị chủ nói: Chú cất đi để dùng, chứ mấy hôm nữa tập mệt lắm đấy để pha nước uống cho đỡ mệt. Tôi nói: Chị cứ cất đi để khi nào nấu cháo, nấu chè ăn. Chị chủ sôi nổi hẳn lên nói: À, vậy ít ngày nữa là mùng năm tháng năm Tết giết sâu bọ, để nấu chè đỗ mới cũng được. Tôi tần ngần nói: Vậy hả chị? Chúng em chẳng nhớ gì đến ngày Tết giết sâu bọ nữa. Tôi lấy bánh xà phòng mới được cấp ra để giặt quần áo. Anh chủ nói: Chú cứ để đấy chị nấu cơm xong giặt cho chú, ngâm chút nữa cho dễ giặt. Anh vừa nói vừa đi xuống bếp. Lúc này tôi mới để ý kỹ dáng đi của anh, anh có dị tật gì đó nên bước đi không bình thường như là chân cao, chân thấp. Tôi thoáng nghĩ à như vậy cho nên anh được ở nhà không phải đi bộ đội. Thời đó chiến tranh ai mà bị những dị tật bẩm sinh như thế này, hoặc sức khỏe không đảm bảo được ở nhà là may, là hiếm lắm. Những người đó gọi là: “đắt như tôm tươi”, hay thuộc loại “mỳ chính cánh” trong việc lấy vợ. Nhất là những ai lại có ngành nghề như thợ mộc, máy khâu, sửa xe đạp hay cắt tóc, chụp ảnh vv.. thì càng có giá cao hơn. Thời đó trong dân gian còn có câu ca: “mặt rỗ, chân khèo, bố có máy khâu, lấy đâu chẳng được vợ đẹp”. Vì trai tráng đi bộ đội ra trận gần hết, phụ nữ ở nông thôn phải làm những công việc nặng nhọc của đàn ông, con trai như đi cầy, đi bừa, vác đất đào mương, làm đường. Ngoài ra còn phải cầm súng, tham gia dân quân tự vệ bảo vệ an ninh xóm làng, trực chiến bắn máy bay Mỹ nữa. Hoặc rất nhiều chị em cũng đi Thanh niên xung phong, đi dân công hỏa tuyến vào “tuyến lửa” làm đường, cũng phải chịu vất vả, khổ cực, thiếu thốn như bộ đội. Địa phương nào cũng có phong trào phụ nữ ba đảm đang, còn có hẳn cả một bài hát về dân quân tự vệ nữ bắn máy bay Mỹ. Hay bài hát rất nổi tiếng “Đường cày đảm đang” nói về phụ nữ làm thay công việc của đàn ông ra trận.
            Những hình ảnh người phụ nữ vai khoác súng trường vừa đi bừa, đi cầy, đi cấy đã trở thành hình ảnh quen thuộc ở khắp các vùng quê. Các đấng “mày râu” mà được ở nhà không phải vào bộ đội, không phải ra trận thì tha hồ mà chọn vợ. Rất nhiều người có dị tật bẩm sinh mà lấy được những cô gái rất xinh đẹp nhất làng làm vợ, trông khập khiễng chẳng xứng đôi tý nào. Nhiều cô dâu khi được manh mối lấy chồng, ngày cưới khóc thút tha thút thít. Họ khóc, không phải khóc đơn thuần như việc con gái lấy chồng phải xa mẹ mà khóc cho số phận thời cuộc đen bạc phải lấy người chồng bị dị tật, xấu trai không ưng ý. Hoặc khóc vì thương nhớ người mình yêu đang ở chiến trường, người yêu lý tưởng của mình không được tận hưởng những ái ân hạnh phúc mà đáng lẽ ra họ phải được tận hưởng trong ngày cưới này, trong đêm tân hôn này.
          Thắng và Văn đã đi lấy cơm về cùng mấy anh em trong tiểu đội. Như vậy là đủ mâm sáu người, một nửa tiểu đội ăn ở nhà khác. Căn nhà bỗng chốc sôi động hẳn lên, mọi người chào hỏi làm quen tôi. Bữa cơm đầu tiên đời bộ đội có cá đồng loại nhỏ kho cùng với chuối xanh. Có cả thịt lợn kho, mỗi người được một miếng thái mỏng, trông toàn bì với mỡ trắng ởn. Có rau muống luộc chấm với loại nước chấm đặc biệt như buổi sáng. Tất cả được đựng vào cái vung xoong nhôm màu xanh xỉn, có ba đường gân chia cái vung làm ba phần thay đĩa đựng thức ăn. Canh thì có nước rau muống, bộ đội có mì chính nên nước rau cũng ngọt. Cơm thì không thiếu, không phải ăn độn. Nhưng gạo cũ để lâu năm đã có mùi mục, cùng những con mọt gạo đãi không hết. Thời đó khẩu phần ăn của bộ đội, của mọi người được như thế là cao cấp lắm rồi. Tôi sực nhớ ra cái gói thuốc mà ông Đảng đưa cho, lấy 5 viên cho vào nồi canh. Nước rau muống đang xanh đục trở lên trong veo, phớt hồng. Tạo lên vị chua chua, chan cơm ai ăn cũng thích. Tôi vốn kén ăn, lại ăn rất yếu. Nhưng các anh em khác, nhất là anh em ở vùng quê thì cứ gọi là ăn theo kiểu “thủng nồi, trôi rế”. Anh em nhập ngũ trước tôi hơn chục ngày nên nếp ăn, nếp ở đã quen, lại đi tập về đói mệt nên mọi người ăn rất nhanh. Thấy tôi cầm đũa gắp thức ăn vẫn bằng một đầu như ở nhà. Anh Thỉnh nói: Phú phải tập ăn đũa hai đầu như mọi người đi. Bộ đội quy định là phải ăn đũa hai đầu tức là tay cầm ở giữa, và cơm một đầu, khi muốn gắp vào thức ăn thì phải tráo đầu đũa mới gắp cho hợp vệ sinh. À! Lại còn thế nữa, tôi tập ăn như vậy thấy gượng gạo. Theo quan sát của tôi thì có thể lại không hợp vệ sinh theo thẩm mỹ nữa. Vì khi gắp thức ăn thế nào thức ăn cũng còn dính lên đầu đũa. Khi mình đổi đầu đũa và cơm thì như vậy đầu trên vẫn có thức ăn dính trông chẳng văn minh tý nào. Nhưng bộ đội là thế, quy định mọi người ăn thế. Vì tránh nhiều người ăn chung, rồi có người mút đũa rồi lại gắp vào thức ăn, gây phản cảm mất vệ sinh. Đũa của tôi ngắn, nên ăn kiểu đó hơi khó. Thắng thấy thế đứng dậy lấy tặng tôi đôi đũa mới vót bằng tre, dài hơn đôi đũa tôi đang dùng khoảng 5 cm. Đúng là đũa dài ăn theo kiểu ăn đũa hai đầu dễ hơn. Bữa cơm đầu tiên ầm ào rối rít rồi cũng xong. Anh em bàn tán sôi nổi em nọ em kia, chị nọ, chị kia, đẹp đẹp, xinh xinh, toàn chị em quê vùng mỏ Quảng Ninh rất bạo dạn. À, anh em đang bàn tán về các chị em nuôi quân. Như vậy ngoài bộ đội tập luyện ra còn lại là nuôi quân, tiếp phẩm, quản lý toàn là nữ, tôi chưa tiếp xúc với bộ đội nữ bao giờ trừ cô Nhì quản lý. Nhưng qua sự bàn tán của anh em tôi cũng cảm thấy vui vui, để khi nào phải đi lấy cơm xem mặt chị em thế nào.
         Mọi người vội vã về nghỉ trưa, anh Thỉnh cũng giục tôi và Thắng đi ngủ. Anh chị chủ nhà ăn cơm ngay tại bếp, chị chủ nhà rất nhanh nhẹn. Trong lúc chúng tôi đang ăn cơm thì chị nấu cơm xong. Trong khi đợi cơm chín, chị đã tranh thủ giặt cho tôi toàn bộ số quần áo tư trang, phơi giăng đầy trước sân. Tôi cảm ơn chị chủ rồi cũng lên giường nằm nghỉ. Trời nóng quá, trằn trọc mãi mà chẳng ngủ được. Đúng là chỉ có hai ngày mà cuộc sống đã thay đổi hẳn so với nếp sống của công nhân. Tôi dậy đi xuống bếp nói chuyện với anh chị chủ nhà. Anh chị còn trẻ, nhìn cuộc sống đạm bạc của anh chị chủ, cơm độn khoai, thức ăn thì có mấy con tép, rau thì hái ở vườn nhà. Bát đĩa thì toàn loại cũ mèm sứt sẹo. Vợ chồng chị chủ có vẻ tâm đầu ý hợp, vừa ăn vừa nói chuyện đồng áng, lúa má thật rôm rả. Thấy tôi xuống, cả anh chị đều tranh nhau hỏi thăm tôi về gia đình bố mẹ anh chị em. Anh chị nói: Biết tôi là dân thị xã lại là công nhân nên nếp sống tác phong khác hẳn những anh em khác. Các thầy giáo thì đạo mạo, anh em ở quê thì ngây thơ quê mùa, anh chị có vẻ rất quý và nể trọng tôi.
           Bỗng chốc tôi có cảm giác trào lên bâng khuâng thèm khát có được cuộc sống vợ chồng như anh chị chủ. Một cuộc sống lứa đôi thật mộc mạc mà thời ấy mọi người hay ca ngợi “một túp lều tranh, hai trái tim vàng”. Thấy tôi nói là làm nghề thợ hàn hơi, chị chủ vồ vập hỏi: Thế chú làm thợ hàn, có hàn được nồi nhôm không? Anh chị có mấy cái nồi bị thủng. Có cái nồi nấu cám lợn to cũng thủng, bây giờ không biết lấy nồi nào nấu cám, mãi mà chưa thấy mấy ông hàn nồi đi qua. Tôi phì cười nghĩ chắc chị nghĩ tôi cũng giống như mấy ông thợ hàn nồi già gánh hai cái sọt lớn, toòng teng mấy cái nồi, cái ấm hỏng đi đổi, hàn, vá những xoong nhôm, nồi đồng bị thủng. Tôi nói: Em không phải thợ hàn nồi như các ông thợ đi rong mà là thợ hàn những con tàu, cano hay xà-lan rất lớn đi sông đi biển. Phải có điện, có khí, có máy hàn hiện đại mới làm được. Nghĩ một chút hình ảnh mấy ông hàn nồi mà tôi cũng đã có dịp xem ông làm, tôi nói: Nhưng em cũng đã xem người ta hàn vá nồi rồi, chị cứ bỏ xoong nồi thủng ra, để chiều lau chùi vũ khí xong, em xem có làm được không. Chị chủ nhà vui hẳn lên, nói chú giúp được chị thì tốt quá, còn lựu đạn gỗ thì chú không phải đẽo. Ở nhà anh chị còn cất đi mấy quả lựu đạn của mấy chú trước khi đi B được lĩnh lựu đạn thật, các chú cho anh chị làm củi nhưng chị không đun mà vẫn giữ cất đi. Có cả vòng ngụy trang nữa. Tôi nói: Ồ, thế thì tốt quá anh chị cho em, em đỡ phải đẽo. Cùng lúc còi báo thức vang lên. Đã nghe vẳng tiếng anh Thỉnh giục Thắng dậy chuẩn bị đi tập. Anh Thỉnh chắc không thấy tôi đâu, chạy ngay xuống bếp. Thấy tôi ngồi chuyện trò với anh chị chủ, anh Thỉnh hỏi: Ơ, thế Phú không ngủ trưa à? Tôi chưa kịp trả lời thì chị chủ đã nói vui: Chắc nhận được súng mới nên chú Phú thao thức không ngủ được. Cùng lúc liên lạc trung đội dẫn một anh bộ đội sang giới thiệu: Báo cáo anh Thỉnh đây là anh Loan tiểu đội trưởng, sang hướng dẫn các anh tháo lắp, lau chùi súng.
Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #102 vào lúc: 28 Tháng Mười Một, 2021, 09:48:35 am »


                 Chúng tôi mượn của anh chị chủ cái mẹt, trải lên một lớp giấy xi măng rồi xé bọc súng ra. Trời! Bọc súng đắp rất nhiều mỡ bảo quản, loại mỡ bò công nghiệp vàng ươm. Chúng tôi gạt gom ngay bên ngoài đã được rất nhiều mỡ. Nòng súng cũng được nhét đặc mỡ. Tôi gom tất cả số mỡ bảo quản lại đưa cho anh chủ nói anh gói cất đi để dùng, cho vào các ổ bi xe đạp vào cả xích nữa cũng rất tốt, mỡ này là quý lắm, nhưng là mỡ công nghiệp không ăn được đâu. Chị chủ lấy thêm cho chúng tôi mấy cái áo rách để lau sơ qua. Lau đi lau lại mà súng vẫn nhớp mỡ, lúc này nồi nước sôi mới có tác dụng, anh Loan tháo từng bộ phận súng rồi lấy giẻ đã được nhúng nước sôi lau súng. Một hai lần như vậy khẩu súng mới cầm được, không bị dính nhớp mỡ nữa. Khẩu súng thật đẹp, màu gỗ ốp cánh gián vàng đanh, những phần kim loại được nhuộm đen kít, ai cũng trầm trồ khen đẹp. Bắt đầu anh Loan hướng dẫn chúng tôi cách tháo lắp súng, anh nói: Trước khi tháo súng, phải tháo băng tiếp đạn ra trước, ở đây súng mới chưa lắp băng tiếp đạn thì mình vẫn phải lên quy lát. Nếu súng có đạn thì đạn văng ra, sau đó chĩa lên trời bóp có súng. Vừa nói anh vừa làm lên quy lát xoạch roóp rồi chĩa súng lên trời bóp cò, búa đập “chát” đanh gọn.
           Anh nói tiếp: Khi tháo súng theo nguyên tắc: Bộ phận nào tháo ra trước thì để xuống trước như xếp hàng lần lượt thứ tự từ phải sang trái. Khi lắp súng thì ngược lại, bộ phận nào tháo ra sau thì lắp trước, không được để lẫn lộn lung tung. Anh Loan nói: Các ông tập tháo lắp cho thật quen, thật nhanh, quen đến mức độ bịt mắt vào vẫn có thể tháo lắp súng được. Đấy là tình huống trong chiến đấu ban đêm súng bị hóc đạn, phải nhanh chóng xử lý tháo súng lấy đạn hóc ra. Các ông cứ bình tĩnh từ từ rồi quen. Với tôi thì những việc này quá đơn giản, anh Loan chỉ hướng dẫn qua một lần là tôi làm tốt được ngay. Vì thực ra thời học cơ khí tháo lắp động cơ ô-tô có nhiều chi tiết phức tạp hơn tôi đã làm qua, cũng đã học tháo lắp ban đêm nữa. Nên khẩu súng hơn chục bộ phận này không có gì đáng ngại.
          Sau khi mọi người đã tháo lắp súng thành thạo, tôi mới sực nhớ ra chuyện cái nồi cám lợn của anh chị chủ, tôi nói chị cầm ra cho tôi xem. Đây là cái nồi nhôm gò quá cũ, đáy nồi lỗ thủng lớn bị cháy do nấu cám khê. Việc này không thật khó, chỉ sợ không có những vật liệu mình cần. Tôi đi quanh nhà ngó nghiêng tìm vật liệu, anh chủ hỏi tôi tìm gì? Tôi nói: Em có thể vá được cái nồi này nhưng anh xem nhà ta hay hàng xóm có mảnh nhôm hay mảnh đồng mỏng nào không. Nghĩ một lúc anh chủ chạy sang hàng xóm mang về một đoạn chắn bùn xe đạp bằng nhôm. Tôi xem và nói, miếng nhôm này hơi mỏng vá dùng tạm được. Nhưng anh chị kiếm cho em cái búa nhỏ và cái kéo, cái kìm. Vừa nói nhưng tôi vừa nghĩ, nhớ lại cái cách mà ông thợ hàn nồi đã vá nồi mà tôi được xem. Anh chủ vào nhà lấy kéo, búa, kìm ra cho tôi. Tôi nói chị chủ đánh rửa thật sạch cho tôi cái nồi. Rồi tôi lấy cái kéo gọt cho chỗ bị cháy thủng tròn to ra để mép cháy không bị nham nhở. Gọt xong chỗ thủng to bằng miệng chén, tôi tán cho miếng nhôm chắn bùn phẳng ra rồi ốp vào khoanh lấy dấu kích thước. Rồi tiếp tục cắt miếng nhôm to hẳn ra, dùng kéo cắt mép hình gập vào cho chờm khỏi lỗ thủng, ấp vào lỗ thủng rồi bẻ ngược các chân rết ra. Mọi người xem chăm chú tôi làm như một người thợ hàn nồi thực thụ. Tôi dùng búa tán nhẹ các chân rết ép chặt xuống. Như vậy cơ bản là nồi đã được hàn vá kín, anh chị chủ thì cứ trầm trồ khen tôi khéo tay. Chị chủ nói: Chú làm giỏi quá, cho chị xin để nấu cám lợn ngay. Tôi nói: Thế này mới tạm được chứ chưa kín nước đâu. Chị chủ cầm cái nồi giơ lên trời xem còn lỗ thủng không rồi nói: Hết thủng, tốt rồi, kín rồi chú à. Tôi nói chưa kín đâu, muốn kín không bị rò nước, anh đi kiếm cho em một ít vôi ăn trầu. Anh chủ lại chạy đi xin vôi, tôi thì ra sau vườn hái tàu lá khoai ngứa, vo viên cùng vôi cho vào cái bát giã nhuyễn. Rồi lấy thứ vôi lá khoai tổng hợp đó chà miết vào toàn bộ khe kẽ của chỗ vá cả trong lẫn ngoài. Xong! Tôi nói đây là bí mật nhà nghề, bây giờ thì nồi thật kín nước rồi. Anh chị dùng tạm, khi nào về nhà em lấy miếng nhôm dầy thay lại cho anh chị. Biết tin tôi vá được xoong nồi thủng, mấy người hàng xóm cũng mang nồi thủng sang nhờ tôi vá. Tiếp đến những ngày sau cũng vậy, cả xóm ai có xoong thủng, nồi thủng, ấm thủng là lại đến nhờ tôi. Từ đó tôi có biệt danh là: “Phú vá nồi”.
           Sau khi ăn xong cơm chiều. Mọi người nghỉ ngơi khoảng 15 phút thì các tổ ba người họp kiểm điểm những ưu khuyết điểm trong ngày. Tôi là tổ trưởng nhưng chưa biết cách họp tổ, nên anh Thỉnh trực tiếp duy trì cuộc họp. Đầu tiên anh Thỉnh cho từng người tự phát biểu những ưu khuyết điểm, những mạnh yếu của mình, rồi người này nhận xét về người kia. Sau đó anh Thỉnh nhận xét: Ngày hôm nay nói chung trong tổ có nhiều tiến bộ, Thắng, Văn đều rất nhanh nhẹn. Không bị chậm trễ khi dậy buổi sáng và tập ở thao trường, nói chung là tích cực. Riêng tôi thì được biểu dương đã lau chùi vũ khí tốt, lại làm tốt công tác dân vận. Cuộc họp tổ ba người kéo dài khoảng 20 phút. Anh Thỉnh đi nắm tình hình hai tổ khác và lên trung đội báo cáo kết quả họp tổ trong tiểu đội.
          Trời xẩm tối, mọi người đợi đến 7 giờ đi họp trung đội. Những lúc thư giãn như thế này với đời lính là quý lắm, tôi lấy thuốc lá mời anh chủ và mọi người cùng hút. Thắng thì đùa nghịch với con anh chị chủ. Chị chủ nhà rất vui, chị bê lên một nồi sắn hấp nghi ngút khói thơm lừng đon đả mời, nói là chiêu đãi chú Phú và mọi người. Chị quyết định nhổ cây sắn ở góc vườn, bóc vỏ, cắt thành khúc, đồ hấp cho anh em tôi ăn.
           Thái Bình khoai lang ba tháng, sáu tháng thì nhiều, nhưng sắn thì dân trồng không nhiều vì hiếm đất. Vì lẽ nữa là trồng sắn phải kéo dài một năm mới được thu hoạch, không hợp với việc cung cấp lương thực. Nên thời đó dân Thái Bình hay được ăn độn sắn là loại sắn dẻo từ mạn ngược đem về. Vì vậy sắn vẫn là loại lương thực khoái khẩu quý hơn khoai. Chị chủ sẻ gói đường ra cho chúng tôi chấm. Sắn nóng rất bở, chấm với đường ngon tuyệt. Tôi thích ăn sắn hơn ăn khoai, vừa ăn hết hai khoanh sắn, anh Thỉnh về cũng ăn vội vàng một khúc rồi báo mọi người đi họp trung đội. Địa điểm họp là tại sân kho hợp tác xã cách đó không xa. Trung đội huấn luyện lúc này đủ ba tiểu đội với quân số gần 40 người. Đồng chí Đởn là trung đội trưởng, chưa có trung đội phó. Tiểu đội trưởng thiếu một người, nên anh Thỉnh phụ trách tiểu đội tôi.
             Các tiểu đội đã đến đủ, trung đội trưởng nói: Đồng chí Loan bắt điệu cho anh em hát! Đầu tiên là bài: “Vì nhân dân quên mình”. Những giai điệu của bài hát cách mạng vang lên thật hào hùng, hấp dẫn và cuốn hút. “Vì nhân dân quên mình, vì nhân dân hy sinh, anh em ơi vì nhân dân quên mình”... Tiếp đến là bài: "Giải phóng miền Nam”. Bài hát cũng hào hùng không kém, kêu gọi mọi tầng lớp nhân dân, cùng lực lượng vũ trang chiến đấu để giải phóng Miền Nam. Cây đèn bão vặn cỡ to nhất cũng chỉ phát ra ánh sáng tù mù trên cái bàn để giữa sân nên không nhìn rõ mặt mọi người. Có nhiều em nhỏ đứng xem bộ đội họp cùng hát theo. Những bài ca cách mạng thời đó là động lực rất mạnh, rất lớn động viên thanh niên cùng toàn dân thi đua thực hiện các phong trào như đi bộ đội, phục vụ quốc phòng, tích tực tăng gia sản xuất. Nơi nào, chỗ nào cũng có câu khẩu hiệu: “Mỗi người làm việc bằng hai, tất cả vì miền Nam ruột thịt”
           Tôi chưa thuộc lời của những bài hát trên nên nhẩm nhẩm hát theo. Hết màn hát tập thể đến màn hát cá nhân, những đồng chí có khiếu hát dân ca, hát tân nhạc hay ngâm thơ đều được khuyến khích hát phục vụ mọi người. Tiếng hát, điệu chèo không đàn, không trống phách, nhưng lời các bài ca thì đều là “nhạc đỏ” cách mạng, động viên mọi người vì đất nước, vì nhiệm vụ. Sau những màn “văn nghệ nghiệp dư” nhưng không kém phần sôi động thì đến mục đọc báo. Một đồng chí lên điểm báo và đọc mấy bài báo Quân đội, báo Nhân dân. Xong màn văn nghệ, mục đọc báo, đồng chí trung đội trưởng Đởn nhận xét về tình hình của trung đội trong ngày. Những sai sót của từng cá nhân, của từng tiểu đội như là chậm trong giờ tập thể dục sáng, hoặc có đồng chí còn ngại nắng, chỉ mau chóng chạy vào chỗ râm chỗ mát vv… Hoặc có đồng chí còn để súng han, xẻng rỉ, ăn cơm còn nói chuyện riêng, không ăn đũa hai đầu, đêm đi ngủ không đúng giờ. Bao nhiêu là vấn đề, cuối cuộc họp trung đội trưởng tuyên dương mỗi tiểu đội hai người theo đề nghị của từng tiểu đội. Tôi cũng được biểu dương về làm công tác dân vận. Cuộc họp như vậy là đúng đến 9 giờ tối thì giải tán mọi người về nghỉ. Đây là buổi họp tổ ba người và họp trung đội đầu tiên đời lính của tôi.
            Anh em tôi đi về nhà, quần áo giặt đã khô, anh Thỉnh nói tôi mặc thử quần áo lính, rồi đeo xẻng, đeo túi lựu đạn, vòng ngụy trang đủ các thứ trang bị. Ngoài xanh-tuya quần phải thắt thêm cả xanh-tuya rông to bản để đeo túi băng đạn, túi lựu đạn, bi đông nước. Đeo các thứ vào thật ngượng nghịu và vướng víu, nhưng đây là trang bị tối thiểu của người lính bộ binh trong huấn luyện. Mọi người nhất là anh chị chủ nhà nói tôi mặc đồ bộ đội đẹp vì tôi gầy nhưng dáng cao. Ở đây chẳng có gương to để soi nên cũng chẳng biết dung nhan thực sự của mình trong sắc lính thế nào. Nhưng tôi biết là chị chủ khen động viên, chứ quần áo bộ đội theo số thì tôi mặc số một chiều cao thì được, nhưng độ rộng thì dúm dó như dúm mắm nhìn không thấy mông. Thôi thì cứ thắt dây lưng cho chặt vào chứ làm sao mà mang đi đâu sửa được. Đây là lần mặc quần áo lính chính thức đầu tiên. Tôi không ngờ màu xanh của lính, khẩu súng AK, trang thiết bị của người lính bộ binh gắn bó với tôi suốt hơn chục năm trời trên khắp các vùng miền chiến trận.
          Anh em tôi cùng gia đình chủ nhà ngồi chuyện trò một lúc. Anh Thỉnh nhắc: Đến giờ ngủ rồi đấy, anh em mình đi ngủ thôi, không trực ban trung đội lại ghi sổ khuyết điểm, hôm nay Thắng gác ca đầu từ 22 giờ đến 23 giờ. Tiếp đến là Văn tới 24 giờ, thì gọi anh Thịnh nhóm bên kia, chú ý súng đạn cho cẩn thận đấy. Nhắc lại là đạn không được lắp vào súng đâu, hôm nay Phú cứ đi ngủ chưa phải gác. Vừa nói, anh Thỉnh vừa tháo cái đồng hồ hiệu Poldot của Liên-Xô mạ vàng đeo ở tay đưa cho Thắng nói: Đồng hồ đây, giữ cho tốt nhé, cấm không được vặn chỉnh đấy bố ạ. Thắng nói: Hôm trước chắc chúng nó vặn chứ em không bao giờ vặn đồng hồ cả. Mà em có biết vặn thế nào đâu mà chỉnh. Tôi nghĩ: Chuyện gác sách của lính có nhiều phức tạp đây, chắc có bạn nào gian dối vặn chỉnh đồng hồ cho nhanh lên. Vấn đề này thật khó, vì ngoài anh Thỉnh ra thì có ai có đồng hồ đâu? Thời đó đồng hồ là hiếm lắm, ngay tôi đi làm đã mấy năm, ý định góp tiền để mua đồng hồ đeo tay mà cũng chưa mua được. Những người đi xe đạp, tay đeo đồng hồ, áo cài bút máy, vai đeo đài bán dẫn là thuộc tầng lớp cán bộ huyện trở lên, hoặc giầu có hơn người mới có những thứ cao sang đó. Hôm nay tôi vẫn chưa phải gác, nhưng ngày mai, mọi sinh hoạt cũng sẽ như mọi người. Nghĩ ngợi mông lung một lúc rồi tôi chìm vào giấc ngủ thật say, thậm chí Thắng, Văn đổi gác cho nhau thế nào tôi cũng không biết.
Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #103 vào lúc: 28 Tháng Mười Một, 2021, 09:52:16 am »


                 Chúng tôi mượn của anh chị chủ cái mẹt, trải lên một lớp giấy xi măng rồi xé bọc súng ra. Trời! Bọc súng đắp rất nhiều mỡ bảo quản, loại mỡ bò công nghiệp vàng ươm. Chúng tôi gạt gom ngay bên ngoài đã được rất nhiều mỡ. Nòng súng cũng được nhét đặc mỡ. Tôi gom tất cả số mỡ bảo quản lại đưa cho anh chủ nói anh gói cất đi để dùng, cho vào các ổ bi xe đạp vào cả xích nữa cũng rất tốt, mỡ này là quý lắm, nhưng là mỡ công nghiệp không ăn được đâu. Chị chủ lấy thêm cho chúng tôi mấy cái áo rách để lau sơ qua. Lau đi lau lại mà súng vẫn nhớp mỡ, lúc này nồi nước sôi mới có tác dụng, anh Loan tháo từng bộ phận súng rồi lấy giẻ đã được nhúng nước sôi lau súng. Một hai lần như vậy khẩu súng mới cầm được, không bị dính nhớp mỡ nữa. Khẩu súng thật đẹp, màu gỗ ốp cánh gián vàng đanh, những phần kim loại được nhuộm đen kít, ai cũng trầm trồ khen đẹp. Bắt đầu anh Loan hướng dẫn chúng tôi cách tháo lắp súng, anh nói: Trước khi tháo súng, phải tháo băng tiếp đạn ra trước, ở đây súng mới chưa lắp băng tiếp đạn thì mình vẫn phải lên quy lát. Nếu súng có đạn thì đạn văng ra, sau đó chĩa lên trời bóp có súng. Vừa nói anh vừa làm lên quy lát xoạch roóp rồi chĩa súng lên trời bóp cò, búa đập “chát” đanh gọn.
           Anh nói tiếp: Khi tháo súng theo nguyên tắc: Bộ phận nào tháo ra trước thì để xuống trước như xếp hàng lần lượt thứ tự từ phải sang trái. Khi lắp súng thì ngược lại, bộ phận nào tháo ra sau thì lắp trước, không được để lẫn lộn lung tung. Anh Loan nói: Các ông tập tháo lắp cho thật quen, thật nhanh, quen đến mức độ bịt mắt vào vẫn có thể tháo lắp súng được. Đấy là tình huống trong chiến đấu ban đêm súng bị hóc đạn, phải nhanh chóng xử lý tháo súng lấy đạn hóc ra. Các ông cứ bình tĩnh từ từ rồi quen. Với tôi thì những việc này quá đơn giản, anh Loan chỉ hướng dẫn qua một lần là tôi làm tốt được ngay. Vì thực ra thời học cơ khí tháo lắp động cơ ô-tô có nhiều chi tiết phức tạp hơn tôi đã làm qua, cũng đã học tháo lắp ban đêm nữa. Nên khẩu súng hơn chục bộ phận này không có gì đáng ngại.
          Sau khi mọi người đã tháo lắp súng thành thạo, tôi mới sực nhớ ra chuyện cái nồi cám lợn của anh chị chủ, tôi nói chị cầm ra cho tôi xem. Đây là cái nồi nhôm gò quá cũ, đáy nồi lỗ thủng lớn bị cháy do nấu cám khê. Việc này không thật khó, chỉ sợ không có những vật liệu mình cần. Tôi đi quanh nhà ngó nghiêng tìm vật liệu, anh chủ hỏi tôi tìm gì? Tôi nói: Em có thể vá được cái nồi này nhưng anh xem nhà ta hay hàng xóm có mảnh nhôm hay mảnh đồng mỏng nào không. Nghĩ một lúc anh chủ chạy sang hàng xóm mang về một đoạn chắn bùn xe đạp bằng nhôm. Tôi xem và nói, miếng nhôm này hơi mỏng vá dùng tạm được. Nhưng anh chị kiếm cho em cái búa nhỏ và cái kéo, cái kìm. Vừa nói nhưng tôi vừa nghĩ, nhớ lại cái cách mà ông thợ hàn nồi đã vá nồi mà tôi được xem. Anh chủ vào nhà lấy kéo, búa, kìm ra cho tôi. Tôi nói chị chủ đánh rửa thật sạch cho tôi cái nồi. Rồi tôi lấy cái kéo gọt cho chỗ bị cháy thủng tròn to ra để mép cháy không bị nham nhở. Gọt xong chỗ thủng to bằng miệng chén, tôi tán cho miếng nhôm chắn bùn phẳng ra rồi ốp vào khoanh lấy dấu kích thước. Rồi tiếp tục cắt miếng nhôm to hẳn ra, dùng kéo cắt mép hình gập vào cho chờm khỏi lỗ thủng, ấp vào lỗ thủng rồi bẻ ngược các chân rết ra. Mọi người xem chăm chú tôi làm như một người thợ hàn nồi thực thụ. Tôi dùng búa tán nhẹ các chân rết ép chặt xuống. Như vậy cơ bản là nồi đã được hàn vá kín, anh chị chủ thì cứ trầm trồ khen tôi khéo tay. Chị chủ nói: Chú làm giỏi quá, cho chị xin để nấu cám lợn ngay. Tôi nói: Thế này mới tạm được chứ chưa kín nước đâu. Chị chủ cầm cái nồi giơ lên trời xem còn lỗ thủng không rồi nói: Hết thủng, tốt rồi, kín rồi chú à. Tôi nói chưa kín đâu, muốn kín không bị rò nước, anh đi kiếm cho em một ít vôi ăn trầu. Anh chủ lại chạy đi xin vôi, tôi thì ra sau vườn hái tàu lá khoai ngứa, vo viên cùng vôi cho vào cái bát giã nhuyễn. Rồi lấy thứ vôi lá khoai tổng hợp đó chà miết vào toàn bộ khe kẽ của chỗ vá cả trong lẫn ngoài. Xong! Tôi nói đây là bí mật nhà nghề, bây giờ thì nồi thật kín nước rồi. Anh chị dùng tạm, khi nào về nhà em lấy miếng nhôm dầy thay lại cho anh chị. Biết tin tôi vá được xoong nồi thủng, mấy người hàng xóm cũng mang nồi thủng sang nhờ tôi vá. Tiếp đến những ngày sau cũng vậy, cả xóm ai có xoong thủng, nồi thủng, ấm thủng là lại đến nhờ tôi. Từ đó tôi có biệt danh là: “Phú vá nồi”.
           Sau khi ăn xong cơm chiều. Mọi người nghỉ ngơi khoảng 15 phút thì các tổ ba người họp kiểm điểm những ưu khuyết điểm trong ngày. Tôi là tổ trưởng nhưng chưa biết cách họp tổ, nên anh Thỉnh trực tiếp duy trì cuộc họp. Đầu tiên anh Thỉnh cho từng người tự phát biểu những ưu khuyết điểm, những mạnh yếu của mình, rồi người này nhận xét về người kia. Sau đó anh Thỉnh nhận xét: Ngày hôm nay nói chung trong tổ có nhiều tiến bộ, Thắng, Văn đều rất nhanh nhẹn. Không bị chậm trễ khi dậy buổi sáng và tập ở thao trường, nói chung là tích cực. Riêng tôi thì được biểu dương đã lau chùi vũ khí tốt, lại làm tốt công tác dân vận. Cuộc họp tổ ba người kéo dài khoảng 20 phút. Anh Thỉnh đi nắm tình hình hai tổ khác và lên trung đội báo cáo kết quả họp tổ trong tiểu đội.
          Trời xẩm tối, mọi người đợi đến 7 giờ đi họp trung đội. Những lúc thư giãn như thế này với đời lính là quý lắm, tôi lấy thuốc lá mời anh chủ và mọi người cùng hút. Thắng thì đùa nghịch với con anh chị chủ. Chị chủ nhà rất vui, chị bê lên một nồi sắn hấp nghi ngút khói thơm lừng đon đả mời, nói là chiêu đãi chú Phú và mọi người. Chị quyết định nhổ cây sắn ở góc vườn, bóc vỏ, cắt thành khúc, đồ hấp cho anh em tôi ăn.
           Thái Bình khoai lang ba tháng, sáu tháng thì nhiều, nhưng sắn thì dân trồng không nhiều vì hiếm đất. Vì lẽ nữa là trồng sắn phải kéo dài một năm mới được thu hoạch, không hợp với việc cung cấp lương thực. Nên thời đó dân Thái Bình hay được ăn độn sắn là loại sắn dẻo từ mạn ngược đem về. Vì vậy sắn vẫn là loại lương thực khoái khẩu quý hơn khoai. Chị chủ sẻ gói đường ra cho chúng tôi chấm. Sắn nóng rất bở, chấm với đường ngon tuyệt. Tôi thích ăn sắn hơn ăn khoai, vừa ăn hết hai khoanh sắn, anh Thỉnh về cũng ăn vội vàng một khúc rồi báo mọi người đi họp trung đội. Địa điểm họp là tại sân kho hợp tác xã cách đó không xa. Trung đội huấn luyện lúc này đủ ba tiểu đội với quân số gần 40 người. Đồng chí Đởn là trung đội trưởng, chưa có trung đội phó. Tiểu đội trưởng thiếu một người, nên anh Thỉnh phụ trách tiểu đội tôi.
             Các tiểu đội đã đến đủ, trung đội trưởng nói: Đồng chí Loan bắt điệu cho anh em hát! Đầu tiên là bài: “Vì nhân dân quên mình”. Những giai điệu của bài hát cách mạng vang lên thật hào hùng, hấp dẫn và cuốn hút. “Vì nhân dân quên mình, vì nhân dân hy sinh, anh em ơi vì nhân dân quên mình”... Tiếp đến là bài: "Giải phóng miền Nam”. Bài hát cũng hào hùng không kém, kêu gọi mọi tầng lớp nhân dân, cùng lực lượng vũ trang chiến đấu để giải phóng Miền Nam. Cây đèn bão vặn cỡ to nhất cũng chỉ phát ra ánh sáng tù mù trên cái bàn để giữa sân nên không nhìn rõ mặt mọi người. Có nhiều em nhỏ đứng xem bộ đội họp cùng hát theo. Những bài ca cách mạng thời đó là động lực rất mạnh, rất lớn động viên thanh niên cùng toàn dân thi đua thực hiện các phong trào như đi bộ đội, phục vụ quốc phòng, tích tực tăng gia sản xuất. Nơi nào, chỗ nào cũng có câu khẩu hiệu: “Mỗi người làm việc bằng hai, tất cả vì miền Nam ruột thịt”
           Tôi chưa thuộc lời của những bài hát trên nên nhẩm nhẩm hát theo. Hết màn hát tập thể đến màn hát cá nhân, những đồng chí có khiếu hát dân ca, hát tân nhạc hay ngâm thơ đều được khuyến khích hát phục vụ mọi người. Tiếng hát, điệu chèo không đàn, không trống phách, nhưng lời các bài ca thì đều là “nhạc đỏ” cách mạng, động viên mọi người vì đất nước, vì nhiệm vụ. Sau những màn “văn nghệ nghiệp dư” nhưng không kém phần sôi động thì đến mục đọc báo. Một đồng chí lên điểm báo và đọc mấy bài báo Quân đội, báo Nhân dân. Xong màn văn nghệ, mục đọc báo, đồng chí trung đội trưởng Đởn nhận xét về tình hình của trung đội trong ngày. Những sai sót của từng cá nhân, của từng tiểu đội như là chậm trong giờ tập thể dục sáng, hoặc có đồng chí còn ngại nắng, chỉ mau chóng chạy vào chỗ râm chỗ mát vv… Hoặc có đồng chí còn để súng han, xẻng rỉ, ăn cơm còn nói chuyện riêng, không ăn đũa hai đầu, đêm đi ngủ không đúng giờ. Bao nhiêu là vấn đề, cuối cuộc họp trung đội trưởng tuyên dương mỗi tiểu đội hai người theo đề nghị của từng tiểu đội. Tôi cũng được biểu dương về làm công tác dân vận. Cuộc họp như vậy là đúng đến 9 giờ tối thì giải tán mọi người về nghỉ. Đây là buổi họp tổ ba người và họp trung đội đầu tiên đời lính của tôi.
            Anh em tôi đi về nhà, quần áo giặt đã khô, anh Thỉnh nói tôi mặc thử quần áo lính, rồi đeo xẻng, đeo túi lựu đạn, vòng ngụy trang đủ các thứ trang bị. Ngoài xanh-tuya quần phải thắt thêm cả xanh-tuya rông to bản để đeo túi băng đạn, túi lựu đạn, bi đông nước. Đeo các thứ vào thật ngượng nghịu và vướng víu, nhưng đây là trang bị tối thiểu của người lính bộ binh trong huấn luyện. Mọi người nhất là anh chị chủ nhà nói tôi mặc đồ bộ đội đẹp vì tôi gầy nhưng dáng cao. Ở đây chẳng có gương to để soi nên cũng chẳng biết dung nhan thực sự của mình trong sắc lính thế nào. Nhưng tôi biết là chị chủ khen động viên, chứ quần áo bộ đội theo số thì tôi mặc số một chiều cao thì được, nhưng độ rộng thì dúm dó như dúm mắm nhìn không thấy mông. Thôi thì cứ thắt dây lưng cho chặt vào chứ làm sao mà mang đi đâu sửa được. Đây là lần mặc quần áo lính chính thức đầu tiên. Tôi không ngờ màu xanh của lính, khẩu súng AK, trang thiết bị của người lính bộ binh gắn bó với tôi suốt hơn chục năm trời trên khắp các vùng miền chiến trận.
          Anh em tôi cùng gia đình chủ nhà ngồi chuyện trò một lúc. Anh Thỉnh nhắc: Đến giờ ngủ rồi đấy, anh em mình đi ngủ thôi, không trực ban trung đội lại ghi sổ khuyết điểm, hôm nay Thắng gác ca đầu từ 22 giờ đến 23 giờ. Tiếp đến là Văn tới 24 giờ, thì gọi anh Thịnh nhóm bên kia, chú ý súng đạn cho cẩn thận đấy. Nhắc lại là đạn không được lắp vào súng đâu, hôm nay Phú cứ đi ngủ chưa phải gác. Vừa nói, anh Thỉnh vừa tháo cái đồng hồ hiệu Poldot của Liên-Xô mạ vàng đeo ở tay đưa cho Thắng nói: Đồng hồ đây, giữ cho tốt nhé, cấm không được vặn chỉnh đấy bố ạ. Thắng nói: Hôm trước chắc chúng nó vặn chứ em không bao giờ vặn đồng hồ cả. Mà em có biết vặn thế nào đâu mà chỉnh. Tôi nghĩ: Chuyện gác sách của lính có nhiều phức tạp đây, chắc có bạn nào gian dối vặn chỉnh đồng hồ cho nhanh lên. Vấn đề này thật khó, vì ngoài anh Thỉnh ra thì có ai có đồng hồ đâu? Thời đó đồng hồ là hiếm lắm, ngay tôi đi làm đã mấy năm, ý định góp tiền để mua đồng hồ đeo tay mà cũng chưa mua được. Những người đi xe đạp, tay đeo đồng hồ, áo cài bút máy, vai đeo đài bán dẫn là thuộc tầng lớp cán bộ huyện trở lên, hoặc giầu có hơn người mới có những thứ cao sang đó. Hôm nay tôi vẫn chưa phải gác, nhưng ngày mai, mọi sinh hoạt cũng sẽ như mọi người. Nghĩ ngợi mông lung một lúc rồi tôi chìm vào giấc ngủ thật say, thậm chí Thắng, Văn đổi gác cho nhau thế nào tôi cũng không biết.
Logged
RememberTheName
Thành viên
*
Bài viết: 8


« Trả lời #104 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2022, 03:57:13 pm »

bác Phú viết tiếp đi , cháu nghiện đọc truyện của bác lắm . Ba cháu cũng là cựu lính QTNVN sư 5
Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #105 vào lúc: 02 Tháng Ba, 2022, 09:13:12 pm »


      Chào cháu RememberTheName!
      Dịp vừa rồi tế nhất rồi nhiều việc bận quá! Dịp này bác sẽ gửi bài đều! Cảm ơn cháu đã quan tâm!
      Chúc cháu cùng gia đình luôn vui khỏe!!!
Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #106 vào lúc: 02 Tháng Ba, 2022, 09:24:10 pm »


       Tuýt tuýt tuýt…tuýt tuýt tuýt. Tiếng còi báo thức của trực ban lanh lảnh, anh Thỉnh lại khua mọi người dậy. Tôi cũng choàng dậy mặc quần áo, vệ sinh nhẹ rồi chạy theo mọi người ra sân kho hợp tác. Tiếng bước chân của mọi người, tiếng trung đội trưởng Đởn lanh lảnh: Toàn Trung đội chú ý, trung đội hàng dọc, tiểu đội hàng ngang t…ập h…ợp… Dứt khẩu lệnh, trung đội trưởng đứng nghiêm quay một góc 90 độ ngay tại vị trí hô. Mọi người đang đứng lộn xộn liền nhanh chóng chạy đứng vào đội hình các tiểu đội. Hàng dọc thứ tự là 3 tiểu đội trưởng 7- 8- 9, tiểu đội trưởng đứng trước đầu hàng, kế bên đến mọi người trong tiểu đội. Khi các tiểu đội đã đứng vào hàng, trung đội trung Đởn bước chéo lên mấy bước đứng đối diện với hàng quân, hô: Nghi…êm…, điểm số từng tiểu đội. Tiểu đội tôi là tiểu đội 7 anh Thỉnh đứng đầu hàng, anh Thỉnh đếm một… rồi đánh đầu sang người kế bên. Người kế bên đếm 2… rồi lại cũng đánh đầu sang người kế bên. Người kế bên đếm 3… rồi cũng đánh đầu sang người kế tiếp, cứ như vậy đến người cuối cùng hô 12 và kèm thêm tiếng: hết... Anh Thỉnh nói to: Báo cáo quân số của tiểu đội 7 là 12, đủ. Tiếp đến là tiểu đội 8, đồng chí tiểu đội trưởng báo cáo quân số tiểu đội là 12, có hai đồng chí ốm có mặt 10. Tiếp đến tiểu đội 9 cũng thiếu vắng ba đồng chí có lý do.
           Trung đội trưởng hô tiếp: Giãn cách cự ly, vận động tại chỗ. Mọi người tự điều chỉnh giãn cách nhau khoảng nửa mét, hàng trước cách hàng sau khoảng một mét. Đợi cho giãn cách xong, trung đội trưởng hô: Vận động tại chỗ, một hai, một hai, một h…ai…Tiếng bước chân của mọi người mới đầu nghe lộp bộp rời rạc rồi bước chạy theo tiếng hô của trung đội trưởng thật đều, nghe rầm rập âm vang. Chạy tại chỗ khoảng 3 phút, trung đội trưởng hô: Vận động…rồi trung đội trưởng chạy đầu hàng bước chạy chậm chậm. Tiếp sau là tiểu đội tôi, anh Thỉnh chạy sau trung đội trưởng. Hết đội hình tiểu đội 7, sang đội hình tiểu đội 8 rồi tiểu đội 9. Đội hình không chạy ra ngoài đường mà chỉ chạy vòng trong sân kho, chạy sát vào các mép sân nên vòng chạy cũng rộng. Tiếng hô, tiếng bước chân chạy rầm rập vang vang trong buổi sớm, làm những ai đang ngái ngủ, thèm ngủ cũng tỉnh táo lại hết. Chạy được khoảng mười vòng, trong hàng đã thấy nhiều tiếng thở dồn. Tôi cũng đã thấy khó thở, nghe rõ tiếng tim đập thình thịch, có lẽ bao nhiêu năm mình không chạy thế này nên nhanh thấm mệt. Đúng lúc khó có thể cố chạy được nữa, thì trung đội trưởng hô: Vận động chậm điều hòa. Mọi người không chạy nữa mà đi chậm, rồi đứng tại chỗ vươn vai làm động tác hít thở. Tiếng chuyện trò rộ lên râm ran, thư giãn vận động nhẹ khoảng 3 phút. Tiếng trung đội trưởng lại vang lên: Trung đội hàng dọc, tiểu đội hàng ngang, tập h…ơp… Mọi người nhanh chóng đứng vào hàng theo khẩu lệnh. Trung đội trưởng lại bước chéo lên mấy bước hô: Nghiêm!…Tiếng xì xầm chuyện trò im bặt, trung đội trưởng nói: Các tiểu đội cho các đồng chí tân binh ra một chỗ và phân công tiểu đội trưởng Loan ra hướng dẫn tập thể dục. Đợi số tân binh chúng tôi ra khỏi vị trí, trung đội trưởng hô: Giàn đội hình tập thể dục.
           Nhóm chúng tôi được tiểu đội trưởng Loan tập trung rồi hướng dẫn tập thể dục theo bài tập 24 động tác thể dục của quân đội Liên-Xô. Bên lính cũ, tập xong bài tập thể dục thì tiếp đến tập 16 động tác võ thể dục. Tiếng hô di…ệt, di…ệt… vang rền, khi đến động tác diệt đối phương thật mạnh mẽ, đanh thép và oai hùng. Nhóm chúng tôi hôm nay chỉ tập để thuộc bài thể dục buổi sáng. Sau khi tập xong bài thể dục và bài võ thể dục, trung đội trưởng cho tập hợp toàn trung đội nhận xét về ý thức tác phong nhanh chậm của từng tiểu đội. Tiểu đội tôi được biểu dương là đi tập đủ quân số. Tiếp đến là nhắc các tiểu đội về chuẩn bị cho anh em đi tập, tối nay thứ bẩy toàn đơn vị đi rèn thể lực hành quân. Sau màn nhận xét, trung đội trưởng hô: Nghi…êm!…Toàn trung đội đứng ở tư thế hô khẩu lệnh. Mọi người đứng theo tư thế chân mở rộng bằng vai, hai tay vòng ra đằng sau mông. Trung đội trưởng hô tiếp: Chiến sĩ… mọi người hô vang theo: Khỏe. Sau ba lần hô khỏe, trung đội trưởng cho anh em giải tán. Xong chương trình thể dục buổi sáng, đây là buổi sáng thể dục đầu tiên trong đời quân ngũ, đã để lại cho thôi thật nhiều ấn tượng đáng nhớ.
            Tôi cùng mọi người lững thững trở về nhà trọ. Trời đã sáng hẳn, buổi sớm mùa hè vùng nông thôn không khí trong trẻo, mát rượi, tiếng gà đã gáy vang vang, các loại chim cất tiếng hót lảnh lảnh. Lác đác đã có người vội vã quẩy quang gánh ra đồng. Đang mùa lúa chín nên đường quê ngào ngạt mùi lúa, mùi rơm thơm được nắng. Đúng là lúc báo thức còn đang ngái ngủ, buồn ngủ, nhưng sau khi tập xong thể dục tôi cảm thấy tỉnh táo, sảng khoái lạ thường. Tuy có vẻ hơi đau người, vì phải tập các động tác mới của bài thể dục, không giống bài thể dục của công nhân chúng tôi vẫn tập. Tôi cùng anh em nhanh chóng làm vệ sinh cá nhân, đánh răng rửa mặt. Anh Thỉnh nói Thắng đi lấy cơm về rồi giục mọi người nhanh chóng ăn cơm sáng còn đi tập. Tôi ăn vội được nửa bát cơm vẫn với loại nước chấm đặc biệt như hôm đầu. Cơm khô thật khó nuốt, anh chị chủ đã hãm tích nước chè. Ở đây không phải đất chè, chị chủ hôm qua mua được nón chè tươi của người bán rong. Chị chủ nói: Cô bán hàng thật xinh, cam đoan nói đây là chè Mét rất ngon đấy các chú ạ (Mét là một thôn của xã Việt Thuận, huyện Vũ Tiên. Ở đây nổi tiếng là có loại chè xanh, lá nhỏ, lại dày, nước chè Mét xanh và thơm hiếm đâu bằng. Đơn vị tính của chè không bằng cân ki-lô, mà là trực tiếp đong bằng cái nón đội đầu của cô bán chè). Chị chủ nói: Chị mới hãm, các chú uống xem có ngon không nhé! Vừa nói chị vừa rót nước từ cái ấm tích sứt vòi gáu vàng, được ủ nóng trong cái giành tre đã rách chiết ra mấy cái bát ăn cơm chuyên dùng để uống nước. Nước chè xanh nóng tỏa thơm nồng, tôi không quen uống nước chè tươi, nhưng thấy chị chủ nhiệt tình, nên cũng hít hà uống hết một bát. Vừa uống vừa khen nước chè ngon, tôi lấy thuốc lá mời mọi người. Anh Thỉnh nói: Hôm nay đi tập buổi đầu, chắc Phú tập đội ngũ là chính nhưng vẫn phải mang đủ súng, xẻng, vòng ngụy trang, túi lựu đạn đấy. Lá ngụy trang Thắng đã lấy về rồi, mọi người gài vào nhé.
          Đã gần 7 giờ, mọi người chuẩn bị đi tập. Tôi đứng dậy mặc quần áo chỉnh tề, chân đi giầy vải, đầu đội mũ, vai khoác súng, lưng đeo xẻng có hai dây đeo vào hai vai. Bên ngoài lại đeo thêm vòng ngụy trang cành lá xum xuê vướng víu, thắt lưng to bản, đeo bình tông nước, túi băng đạn, túi lựu đạn thật lỉnh kỉnh nếu chỉ cân riêng cái thắt lưng to bản và các trang bị phải mang đó cũng đã mấy ki-lô-gam rồi. Thời đó không có máy ảnh, nên không ghi được cái sắc phục, trang phục của người lính bộ binh cao kều có trọng lượng 40 kg của tôi. Chúng tôi lại đi ra sân kho để tập trung toàn trung đội. Rồi đi tiếp ra một bãi cỏ như là cái sân bóng cạnh rìa làng để tập. Đúng như anh Thỉnh nói, toàn trung đội tập xạ kích, tập ngắm bắn bia.
             Nhóm mới chúng tôi được tách ra học điều lệnh do tiểu đội trưởng Loan hướng dẫn. Tiểu đội trưởng Loan cho chúng tôi tháo bỏ hết trang bị ra như vòng ngụy trang, xẻng, thắt lưng to bản, súng chụm đầu để ra một chỗ. Tiếng tiểu đội trưởng hô to: Các đồng chí chú ý một hàng ngang tập hợp! Tiểu đội trưởng Loan quê Hà Bắc, dáng người thấp lùn, nhập ngũ năm 1971, được học lớp tiểu đội trưởng của Trường Hạ sỹ quan quân khu, nên về điều lệnh cùng các kỹ chiến thuật rất bài bản. Chà! Có năm người mà ông này hô như là quân số đông lắm không bằng. Tôi thoáng nghĩ như vậy rồi chúng tôi lúng túng đứng một hàng ngang theo khẩu lệnh. Đợi chúng tôi đứng vào thành hàng, tiểu đội trưởng Loan xoay người bước chéo lên mấy bước rồi lại xoay người lại đứng đối mặt với hàng quân hô: Nghi..êm!…thật to, thật dõng dạc. Chúng tôi làm động tác đứng nghiêm theo khẩu lệnh. Tiểu đội trưởng Loan hô: Nghỉ! Chúng tôi chùng chân đứng mỗi người mỗi kiểu. Tiểu đội trưởng Loan tự giới thiệu: Tôi là Nguyễn Ngọc Loan, hạ sĩ tiểu đội trưởng. Hôm nay được phân công hướng dẫn các đồng chí học điều lệnh, gồm có các mục, nghiêm, nghỉ, quay phải quay trái, đằng sau quay, đi đều có súng và không có súng. Tiểu đội trưởng Loan nói tiếp: Trong trường Hạ sỹ quan, riêng khoa mục này học rất lâu, tập hàng tháng và học thường xuyên. Nhưng hôm nay chúng ta chỉ tập một ngày, rồi các đồng chí phải học đuổi theo các khoa mục khác, nhất là bắn súng bộ binh, ném lựu đạn, học kỹ thuật lăn-lê-bò-toài-đi khom và còn rất nhiều khoa mục khác phục vụ chiến đấu. Thời gian học tập sáng 4 tiếng từ 7 giờ đến 11giờ, chiều từ 1giờ 30 đến 5 giờ 30. Học 50 phút thì nghỉ giải lao 10 phút. Trời hôm nay rất nắng, học khoa mục này rất mệt mỏi vì vậy yêu cầu các đồng chí phải nhiệt tình, cố gắng. Các đồng chí rõ chưa? Anh em tôi rời rạc đáp: Rõ!
            Nghi..êm!… tiểu đội trưởng hô thật to rồi cao giọng dõng dạc: Khoa mục đội ngũ, các đồng chí nghỉ. Điều lệnh đội ngũ, mục đích là để rèn luyện ý thức kỷ luật, lễ tiết tác phong quân nhân của từng cá nhân và tập thể. Để làm nền tảng học tập các khoa mục khác, nâng cao ý chí chiến đấu hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ, từng bước xây dựng quân đội ngày càng chính quy hiện đại. Tiểu đội trưởng Loan nói một thôi một hồi. Anh em tôi không quen đứng thế này, mới đầu còn đứng nghiêm chỉnh được một lúc ai nấy đã cảm thấy ngứa ngáy khó chịu vặn vẹo mỗi người mỗi tư thế khác nhau. Thấy vậy, tiểu đội trưởng Loan nhắc: Đề nghị các đồng chí đứng nghiêm túc theo tư thế nghỉ của điều lệnh. Hôm nay các đồng chí học buổi đầu tiên về đội ngũ, rất thông cảm với các đồng chí, nhưng các đồng chí cũng không được vặn vẹo người làm mất tập trung. Đây cũng là hình thức tập luyện, rèn luyện tính dẻo dai, tính kỷ luật của người lính. Các đồng chí xem tôi làm mẫu từng động tác, rồi các đồng chí  làm theo. Tôi hô: Nghi…êm! … thì động tác nghiêm là hai gót chân chụm vào nhau. Hai mũi chân mở xòe theo hình chữ V một góc khoảng 60 độ. Hai tay để dọc theo hai đường chỉ quần, ngón tay cái chạm vào ngón tay trỏ. Đứng trong tư thế nghiêm trang, mặt hướng về phía trước, mắt nhìn thẳng, không quá gò bó căng thẳng. Tổng hợp của tư thế đứng nghiêm là: Ngực nở, cằm thu, quân dung tươi tỉnh. Các đồng chí lưu ý dù bất cứ đang làm gì, ở đâu cả trong khu vực thao trường bãi tập. Khi nghe khẩu lệnh hô nghiêm của người chỉ huy, thì các đồng chí phải đứng nghiêm theo tư thế trên và sẵn sàng nghe khẩu lệnh tiếp theo. Khi được hô: Nghỉ, thì có hai tư thế nghỉ: Một là chân phải bước chéo lên một bước nhỏ, người thả lỏng. Khi mỏi chân thì được đổi tư thế rút chân phải về, bước chân trái lên, hoặc theo khẩu lệnh tiếp. Trước kia còn có tư thế nghỉ thứ hai là: Không bước chân lên mà chỉ chùng chân phải, hoặc chân trái xuống, người thả lỏng. Nhưng bây giờ toàn quân đang đứng nghỉ ở tư thế thứ nhất. Bây giờ các đồng chí xem tôi làm mẫu rồi các đồng chí làm theo. Chúng tôi xem và bắt đầu tập theo khẩu lệnh của tiểu đội trưởng Loan. Tiếp đến là giậm chân tại chỗ, quay phải, quay trái, đằng sau quay, đi đều, đứng lại, đi từng người rồi đi thành hàng.
          Tháng 5, trời nắng chói chang, thi thoảng lắm mới có một cơn gió nhẹ, anh em tôi ai cũng mồ hôi đầm đìa. Chỉ mong sao hết giờ để được chạy vào trong chỗ râm nghỉ giải lao, ai cũng uống nước liên tục. Đúng là tập tành ở thao trường có thể nói là “bị đầy đọa, bị đầy ải” mới đúng. Đến tiết học thứ ba, tiểu đội trưởng Loan cho anh em tự tập, người nọ hô cho người kia. Tiếng hô nghiêm, nghỉ, đứng lại, giậm chân tại chỗ, quay phải, quay trái, đằng sau quay, đi đều vang lên lanh lảnh. Trong 5 anh em tân binh chúng tôi, thì có hai người là thợ xây dựng, một người là thợ lái máy kéo, một người là cán bộ gì đó bên thủy nông. Họ đều xuất phát từ nhà nông, cộng với công việc của họ cũng trải mưa nắng nhiều hơn, sức vóc họ to khỏe hơn tôi nhiều, thế mà ai cũng kêu ầm kêu ĩ vì chưa thể thích nghi được kiểu tập này. Tiểu đội trưởng Loan thấy thế rất tâm lý, cuối giờ còn 30 phút thì cho anh em vào bóng râm chuyện trò hội ý để tránh cái nắng hè trong buổi tập đâu tiên của đời lính bộ binh gian lao vất vả này.
          Tôi cùng mọi người uể oải trở về nhà chủ, sau khi toàn trung đội tập trung và trung đội trưởng Đởn nhận xét về buổi tập. Tôi muốn chạy nhanh về để nằm kềnh ra giường mà không chạy được vì mọi người vẫn phải đi về theo hàng lối. Người tôi mệt mỏi, toàn thân đau ê ẩm, quần áo loang lổ mồ hôi. Anh Thỉnh đến gần tôi nói như chia sẻ: Buổi đầu tập đội ngũ chắc mệt lắm đúng không? Không đợi tôi trả lời, anh Thỉnh nói tiếp: Bọn tôi cũng thế. Nhưng rồi qua mấy ngày thì nó quen đi. Bây giờ về nghỉ một tí, Phú tắm qua đi cho nó khỏe, đợi anh em lấy cơm về, ăn xong, ông cứ ngủ một giấc là khỏe ngay thôi mà. Tôi dựng súng vào một góc cạnh gường tháo các loại trang bị, cởi quần áo ngoài rồi lấy khăn mặt ra giếng. Tôi kéo nước, gục cả mặt vào chậu nước. Nước giếng mát lạnh lấy lại sự tỉnh táo, những mệt nhọc như xua đi đâu hết. Tắm rửa qua loa rồi vào nhà nghỉ một chút, Thắng, Văn cùng hai anh em nữa ở nhà bên sang ăn cơm cho đủ mâm sáu người. Tập mệt mà cơm canh cũng chẳng có gì khác vẫn ngoài khúc cá đồng kho với chuối, vẫn mỗi người một miếng thịt lợn thái mỏng. Rau muống luộc vàng khè, còn nguyên hình cả mớ như là chị nuôi để cả bó, cắt vạt đi phần đầu già, chứ không nhặt từng cọng như ở nhà. Tôi lấy mấy viên vitamin C cho vào chậu canh, mọi người sôi nổi ăn uống trò chuyện, còn tôi vẫn uể oải nhai cơm. Cơm khô gạo xấu, tôi chan nước rau ăn cho nhanh. Chị chủ nhà nhìn tôi ăn ra chừng thương cảm nói: Cơm bộ đội khó ăn, chú Phú đợi tí nữa cơm chị chín, gạo mới thơm dẻo lắm chị đổi cho. Tôi nói: Em cảm ơn chị, em ăn thế này cũng được, rồi cũng phải quen đi. Ăn nốt bát cơm tôi đứng dậy trước, nhìn anh em ăn sôi nổi mà thấy thèm. Tôi chào mọi người, đi rửa mặt rồi vào uống nước. Đợi mọi người ăn xong, tôi lên giường ngủ trưa. Nằm mãi mà không sao ngủ được, nghĩ ngợi mông lung. Hôm nay đã là ngày thứ bẩy, mọi khi ở xí nghiệp thứ bẩy là vui lắm. Vì thường ngày thứ bẩy làm thông giờ đến ba giờ rưỡi chiều là nghỉ. Trừ những cán bộ hay bảo vệ phải trực cơ quan, còn nói chung mọi người đều về nhà. Ai nấy chuẩn bị xe đạp hoặc có các nhu yếu phẩm được xí nghiệp phân phối thì gói ghém mang về nhà. Mọi người như vui hẳn lên nhất là những người đã có vợ, có con thì háo hức mong ngóng đến hết giờ để về quê, để được bên vợ, bên con. Cùng bữa cơm ngon chắc chắn có thịt, có rượu của vợ đã chuẩn bị đón chồng, chiều chồng, rồi một đêm hú hý chồng chồng, vợ vợ.
Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #107 vào lúc: 02 Tháng Ba, 2022, 09:26:32 pm »


         Thời đó công nhân có câu vè rất vui tổng hợp về ngày thứ bẩy của mọi người là: “Thứ bẩy máu chảy về tim”. Hay tóm tắt công việc ai cũng phải làm ngày thứ bẩy là: “Cắt cơm-bơm xe-nghe thời tiết-liếc đồng hồ-đợi kẻng rửa tay-thay quần áo- vồ xe- đạp thẳng về với vợ”. Chính về thế cho nên chất lượng làm việc của ngày thứ bẩy là không cao, anh em chỉ làm việc cho có vì, ai cũng cứ ngong ngóng đến kẻng báo hết giờ để về. Số công nhân chưa vợ thì ngày thứ bẩy rất vui vì được nghỉ, được đi chơi tự do, về quê thăm bố mẹ, có người yêu hoặc anh em hẹn hò về nhà nhau chơi. Nghĩ đến những ngày đó thật thèm, hôm nay cũng đã là chiều thứ bẩy mà chúng tôi vẫn còn phải đi tập. Trung đội trưởng lại còn nói tối nay phải đi rèn hành quân mới ác chứ, không hiểu hành quân rèn luyện là thế nào nữa. Cũng là con người, song mỗi cuộc sống, mỗi môi trường một khác. Đời bộ đội, vào bộ đội là khổ thế, chưa nói đến cái sống, cái chết, sự hy sinh, máu chảy, đầu rơi ở chiến trường. Mà ngay trong những ngày huấn luyện cũng đã thấy khổ quá, vất vả quá, gò bó quá, chẳng được tự do. Mình giờ đây không phải là mình nữa, cái gì cũng phải theo lệnh, cái gì cũng phải báo cáo, phải xin phép, phải được phép. Chẳng thế mà cũng không ít thanh niên đã bỏ trốn không đi khám tuyển khi có giấy gọi, hoặc có một vài trường hợp đào ngũ, sống ẩn náu nơi rừng núi để trốn bộ đội vì không thể chịu được cái khổ, cái khắc nghiệt của đời lính.
            Trăn trở một lúc, đã đến giờ đi tập buổi chiều, anh em chúng tôi vẫn tập đội ngũ như buổi sáng. Trung đội trưởng cho mọi người tập đến ba giờ chiều thì để mọi người tự ôn, còn các tiểu đội trưởng hội ý trung đội ngay tại bóng râm của khóm tre ở thao trường. Sau 30 phút hội ý trung đội, các tiểu đội trưởng về cho họp từng tiểu đội kiểm điểm mạnh yếu trong tuần. Trung đội trưởng cho mỗi tiểu đội hai đồng chí về thăm nhà được về từ 4 giờ chiều nay thứ bẩy, tới 5 giờ chiều ngày chủ nhật phải có mặt, như vậy cả đi lẫn đến là 25 tiếng. Còn lại mọi người về nghỉ sớm để chuẩn bị 7 giờ tối hành quân rèn luyện. Ngày mai chủ nhật được nghỉ tập, nhưng phải làm công tác dân vận là đi gặt lúa cùng nhân dân. Việc này trung đội đã liên hệ với hợp tác xã rồi. Tiểu đội tôi, anh Hạ và anh Mai được về thăm nhà, mấy anh em bất ngờ được về mừng vui rối rít. Tôi hỏi thăm anh Hạ, và biết anh làm ở công ty Muối khu vực thị xã, vợ con đang ở đó. Tôi tranh thủ viết mấy chữ nhờ anh Hạ chuyển cho gia đình tôi. Nội dung chủ yếu nói về địa điểm đóng quân của tôi cho gia đình biết.
             Sau khi ăn cơm chiều, mọi người chuẩn bị trang bị, quan trọng nhất là mỗi người phải có đất hoặc gạch đá gì đó trọng lượng khoảng 20 - 25 ki-lô-gam cho vào ba lô, để tối hành quân rèn luyện. Đa số anh em lấy gạch hoặc lấy đất sét nặn thành những cục gạch khoảng 5 ki-lô-gam mỗi viên, xếp vào ba lô rất gọn. Quấn thêm cái chăn hoặc quần áo để tì vào lưng đỡ bị đau. Tôi cũng được mọi người giúp chuẩn bị những viên gạch như vậy, xách ba lô khoảng 20 ki-lô-gam tôi nói cũng không thấy nặng lắm. Thắng nói: Xách thử thì vậy anh ạ, nhưng đeo vào vai cả súng, cùng trang thiết bị, đi lâu là nặng và mệt lắm, hôm trước đi được nửa đường chúng em phải vứt đi một nửa đấy. Tôi nói: Anh chưa hành quân bao giờ nên không biết thế nào, tôi lấy thuốc lá và gói trà ra nói Thắng đun nước pha trà. Nhà anh chị chủ không có bộ ấm pha trà, Thắng hỏi: Pha trà thế nào anh? Tôi nói: Pha vào hai cái bát cũng được. Nhưng tốt nhất là pha vào bi đông, ủ kỹ trà ngấm sẽ ngon hơn. Thắng nghe tôi làm theo kiểu đó, đợi một lúc rồi rót trà ra bát cho mọi người uống. Nước trà đặc đỏ lòm đang nóng bốc hơi ngào ngạt. Anh chủ và Thắng, Văn thổi phù phù cho nguội, nhấp nhấp hớp trà rồi nhăn mặt. Thắng nói: Em tưởng nước trà thế nào chứ đắng chát thế này thì uống sao được! Thôi, em cứ chè tươi, nước vối là ngon, là quý rồi. Anh Thỉnh nhấp chè xong thì lại khen lấy khen để là trà ngon. Nói: Gần tháng nay không được ngụm trà nào, hôm nay uống ngon quá. Vừa nói anh vừa rít thuốc lá, anh nói tiếp: Hôm nay thứ bẩy ở trường những ngày này, anh em giáo viên chưa vợ chúng mình là hay tụ tập trà lá lắm, có hôm lại còn có cả cà-phê nữa. Anh Thỉnh nhắc tới ngày thứ bẩy làm tôi chợt nhớ, những ngày này ở nhà, mình được tự do muốn đi đâu thì đi, muốn làm gì thì làm. Tôi thường cùng bố về nhà, vào những ngày thứ bẩy gia đình tập trung đông đủ. Tối thứ bẩy, tôi hay đi chơi với nhóm bạn trai  cùng lứa, mọi người đều làm việc trong các hợp tác xã cơ khí, lương của họ rất cao, gấp ba, gấp bốn lần lương tôi, thậm chí có những tháng làm tăng ca, lương họ gấp mười lần lương thợ bậc ba, 51 đồng của tôi. Nên cách tiêu pha của họ thoải mái hơn tôi nhiều. Mọi người hay chiêu đãi tôi vé xem phim, ăn thạch, ăn kem, hay ăn nộm thịt bò khô đu đủ của ông Thái chột đã nhiều năm bán loại nộm này. Nước giấm của ông chua thanh dịu ngọt thật thơm ngon. Nó quyện với mùi thơm của lạc, của vừng, đu đủ nạo thật nhỏ, bóp mềm nhưng vẫn giữ được độ giòn. Tay ông đánh cái kéo màu trắng chát chát xình, chát chát xình, cắt những miếng thịt bò khô đã được tẩm ướp chua cay cho vào nộm. Tiếng đánh kéo nghe như là tiếng đánh kéo của mấy ông thợ cắt tóc chuyên nghiệp. Nhiều lần tôi thèm nên ăn hẳn hai đĩa, húp đến tận cùng thứ nước giấm nộm thơm ngon cay cay của tương ớt đó. Ông không có quán cố định, mà có cái xe đẩy cà tàng, cũ kỹ cơ động. Nhưng ông dừng ở chỗ nào là chỗ ấy thành tụ điểm, các bạn trẻ cứ xúm xít quanh xe đẩy của ông, để thưởng thức thứ đồ ăn mà có lẽ bất kỳ bạn trẻ nào cũng thích. Nhất là những cô gái mới lớn hoặc cùng trang lứa như tôi. Nghĩ đến món nộm bò khô và vị chua của nó làm tôi thèm chảy nước miếng. Thấy tôi bần thần, anh Thỉnh nói: Nghĩ ngợi gì thế, uống đi ông Phú. Hôm nay, ông sẽ được thưởng thức buổi hành quân đâu tiên, đi từ 7 giờ tối đến khoảng 11giờ khuya mới về tới nhà đấy. Tôi chẳng biết hành quân là thế nào, nhưng thấy nói phải đi đến 11 giờ khuya thì thấy ớn. Nhưng biết làm sao bây giờ, thôi thì mặc kệ vậy. Cùng lúc, liên lạc trung đội xuống báo anh Thỉnh cho anh em ra sân kho. Anh Thỉnh nhắc chúng tôi chuẩn bị mang đủ súng, trang thiết bị, đeo ba lô hành quân, rồi anh chạy sang báo hai nhóm kia. Anh em tôi lục tục đeo trang thiết bị cùng ba lô gạch, xẻng thì buộc ngang nắp ba lô, vòng ngụy trang để trên cùng, chúng tôi đi dần ra ngõ đợi mọi người. Anh Thỉnh báo xong hai nhóm cũng vội chạy về lấy trang bị rồi dẫn cả tiểu đội ra sân kho tập trung, các tiểu đội khác cũng đang đến.
         Trung đội trưởng Đởn cũng đeo ba lô căng phồng. Đợi các tiểu đội đến đủ, trung đội trưởng hô trung đội tập hợp đội ngũ với đầy đủ trang bị cùng ba lô. Sau khi hô nghiêm, kiểm tra quân số, cho nghỉ rồi lớn giọng: Hôm nay trung đội hành quân rèn luyện, các đồng chí nhớ là hành quân rèn luyện cũng là một khoa mục học tập, để nâng cao sức khỏe dẻo dai trong hành quân mang vác. Hành quân cơ động, hành quân vào chiến trường, hành quân vượt Trường Sơn. Để các đồng chí làm quen với các tình huống như: Vượt qua các trọng điểm, vượt qua các tọa độ bãi bom, hay trên dọc đường hành quân bị bom, bị pháo, có đồng chí bị thương cần phải cứu chữa vv… Nghiêm!… Khoa mục hành quân! Mục đích như đã nói ở phần trên. Hướng hành quân: Theo hướng Đông Nam. Thời gian hành quân khoảng 4 tiếng tương đương với 12 ki-lô-mét vòng qua 4 xã. Cự ly hành quân: Mỗi người cách nhau từ hai đến ba mét, hành quân 50 phút thì nghỉ giải lao 10 phút. Chú ý trên đường hành quân có các giả định vượt qua tọa độ máy bay B52 đánh bom hay tọa độ pháo bầy pháo hạm của địch. Chúng ta phải vận động nhanh, nhưng phải giữ được đội hình, cự ly, nếu có giả định máy bay đánh vào đội hình, có thương vong thì phải tổ chức mang vác, cứu thương đồng đội. Nhưng hôm nay không có giả định này, vì chúng ta chỉ mang trang bị phổ thông súng đạn, chứ không mang đòn khiêng, đòn cáng. Thứ tự hành quân: Tiểu đội 9, tiểu đội 8, tiểu đội 7. Bây giờ vận động tại chỗ xem trang thiết bị ba lô, vòng ngụy trang đã gọn gàng chặt chẽ chưa. Các đồng chí chú ý: Nghiêm!… Vận động tại chỗ. Tiếng bước chân lộp bộp rồi rầm rập đều dần vang lên. Tiếng vũ khí va chạm vào trang bị xẻng cuốc nghe lạch cạch. Chạy khoảng hai, ba phút mọi người tự động dừng lại. Chà, vừa chạy một tí đã thấy cuồng chân và mệt, tôi cũng không thể chạy thêm được nữa. Mọi người hạ ba lô hít thở, rồi chỉnh lại những thứ trang bị lỏng lẻo, chỉnh lại dây đeo ba lô cho vừa.
           Nghiêm!…Các đồng chí nghỉ. Lên ba lô. Mọi người làm động tác đeo ba lô, trung đội trưởng hô tiếp: Theo thứ tự đã phổ biến, lên đường!... Nói xong, trung đội trưởng Đởn đi trước dẫn đường. Tiếp đến là tiểu đội trưởng tiểu đội 7, rồi anh em trong tiểu đội, đến các tiểu đội còn lại. Tôi đi gần cuối đội hình của tiểu đội và trung đội. Tiếng bước chân mạnh mẽ, hồ hởi rầm rập, tiếng chuyện trò trao đổi rộ lên râm ran. Đi được khoảng trăm mét, thấy trung đội trưởng Đởn đứng cạnh đường để kiểm tra, đôn đốc đội hình. Trung đội trưởng người đậm thấp, đeo cái ba lô căng phồng trông càng thấp. Đi trong làng, các em nhỏ túa ra đường xem bộ đội hành quân chỉ chỉ, trỏ trỏ, chú nọ chú kia. Chúng tôi bắt đầu rẽ ra con đường mương ở cánh đồng. Trời tối, không trăng nhưng nhiều sao, tạo lên một thứ ánh sáng mờ mờ, huyền ảo. Đi ngoài đồng, gió thổi mát hơn, mùi rơm rạ đặc trưng của ngày mùa ngào ngạt. Tiếng côn trùng ri rỉ, tiếng ếch nhái kêu ộp oạp râm ran. Trung đội trưởng đi vượt lên hàng quân nói với đồng chí Loan bắt điệu cho anh em hát. Tôi nói với anh Thỉnh: Hành quân mang vác ba lô súng đạn thế này lại còn hát nữa! Anh Thỉnh nói: Bộ đội là thế đấy ông ạ, lần trước cũng vậy. Cùng lúc tiếng tiểu đội trưởng Loan vang lên: Các đồng chí hát nhé: Vì nhân dân quên mình ha…ai… ba! Đội hình hành quân vang lên tiếng hát: “Vì nhân dân quên mình, vì nhân dân hy sinh, anh em ơi vì nhân dân quên mình”… Tiếng hát mới đầu còn thưa, nhưng sau đều dần, mạnh mẽ hơn, hòa quyện cùng bước chân vang vang giữa trời khuya gió lộng. Chỉ có trời, có đất, các vì sao nhấp nháy cùng bầy đom đóm bay lập lòe tìm bạn tình soi đường cho bộ đội hành quân. Tôi cũng lẩm nhẩm hát theo, mới đầu thấy lạ lẫm, sau cũng thấy vui vui. Tiếng hát có lẽ làm cho chúng tôi, những người đang tập hành quân mang vác quên đi cái mệt nhọc, cái nhớ nhung gia đình, quên đi những nỗi nhớ ngày thứ bẩy. Hết bài ca, tiểu đội trưởng Loan tiếp tục bắt điệu bài: “Giải phóng Miền Nam”. Đây là những bài hát “tủ” của bộ đội, nên thấy thường được hát trong những lúc họp hành, học tập. Đến bài thứ ba là bài: “Tiến bước dưới quân kỳ”. Lời ca, nốt nhạc viết theo nhịp 2/4 thật hùng tráng. Anh em hát say sưa hơn, mạnh mẽ hơn. Bài ca rất hợp với nhịp bước hành quân: “Vừng đông đã hửng sáng, núi non xanh ngàn trùng xa, Tổ quốc bao la hiền hòa. Tươi thắm bóng cờ vờn bay trên cao, muôn trái tim này hòa nhịp cùng ngàn lời ca trong sóng lúa lấp lánh sao bay trên quân kỳ”… sau này những buổi học tập tiếp theo, tôi mới biết những bài hát trên là những bài hát bắt buộc trong mười bài hát mà mọi chiến sĩ trong quân đội phải học thuộc.
Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #108 vào lúc: 02 Tháng Ba, 2022, 09:28:20 pm »


          Đúng là vừa đi vừa hát thời gian như trôi nhanh hơn, mặc dù tôi đã thấy thấm mệt. Nhưng đây mới là chặng đầu, giờ đầu, trung đội trưởng cho toàn trung đội nghỉ giải lao. Tiếng chuyện trò lao xao sôi động hẳn lên. Không phải chỉ có tôi mệt mà chắc mọi người cũng vậy, tiếng mở bi đông uống nước ùng ục. Đã thấy lập lòe của một vài đốm thuốc lá, có cả tiếng rít thuốc lào sòng sọc. Tôi ngả người gối đầu vào ba lô, anh Thỉnh đến cạnh tôi hỏi: Đã thấy gì chưa ông Phú? Còn thuốc bỏ đây xem nào? Tôi nhỏm dậy móc bao thuốc nói: Thuốc đây anh hút đi, tôi cũng châm lửa làm một điếu, ngả người gối đầu lên ba lô nhìn lên trời. Gió mát, lại giữa cánh đồng làm cho cái nóng, cái mệt dịu đi. Tôi cứ nằm thế mà hút thuốc, chẳng muốn bắt chuyện với ai, mới có mấy ngày vào lính mà cuộc sống quá thay đổi. Tôi thấy tiếc cho cuộc sống khi chưa vào bộ đội. Giờ này ở nhà chắc tôi cùng lũ bạn lại quây quần quanh quán nộm bò khô của ông Thái thọt, xì xụp húp nước dấm chua chua, ngọt ngọt cay xè lưỡi. Ngắm nhìn những em gái tuổi dậy thì với hai gò má hồng hồng, có bộ ngực nhỏ nhỏ, xinh xinh thiếu nữ thật hấp dẫn, đang xuýt xoa hà hà do vị cay của tương ớt. Còn ở đây tôi phải mang vác hành quân thế này. Hút gần hết điếu thuốc, tiếng trung đội trưởng hô: Tiếp tục hành quân! Mọi người lục tục đứng dậy đeo trang bị, ba lô, vác súng hoặc có người đeo súng trước ngực.
         Tiếng bước chân lại rầm rập, rầm rập. Đi được khoảng mươi phút vẫn đang ở đường bờ mương, bỗng tiếng trung đội trưởng hét thật đanh: Tọa độ B52, máy bay B52 có thể đánh vào đội hình, tất cả vận động ra khỏi vùng tọa độ nguy hiểm. Dứt lời, trung đội trưởng vận động trước vừa chạy vừa hô: Nhanh nào, nhanh nào, nhanh nữa lên các đồng chí. Tiếng bước chân chạy của mọi người thình thịch, thình thịch. Tôi cũng cắm đầu cắm cổ lạch bạch chạy theo mọi người. Chạy được một quãng, ai nấy mệt đứt hơi không thở được, tim tôi đập như trống trận. Có tiếng ngã oạch và tiếng kêu “ối” của người đằng trước. Một ai đó còn nói đùa: Nằm lắp đạn, tháo đạn đứng dậy. Hai ba đồng chí xúm vào kéo đỡ người ngã đứng lên. Vẫn tiếng trung đội trưởng: Không được ngồi lại, máy bay ném bom bây giờ, chạy mau, chạy mau. Tôi không thở được nữa, thở hồng hộc mà vẫn thấy bị nghẹt hơi tức ngực. Cùng lúc tiếng trung đội trưởng vang lên: Đã qua tọa độ trọng điểm, ngừng vận động, hành quân bình thường! Tiếng bước chân rời rạc cùng những tiếng thở dồn, có người đã không đi được nữa, ngồi phịch xuống. Có tiếng người động viên: Cố lên, cố lên đồng chí, đưa súng đây mình mang giúp. Rồi những tiếng ồn lên, nghỉ thôi, nghỉ thôi trung đội trưởng ơi, anh em không thở, không đi được nữa rồi. Trung đội trưởng nói: Hành quân rèn luyện là vất vả, hôm nay các đồng chí mới mang có 20-25 ki-lô-gam, nhưng ít ngày nữa, hành quân vào chiến trường, vượt Trường Sơn còn phải mang nặng 30- 40 ki-lô-gam ấy chứ. Lại còn phải trèo đèo, lội suối, băng rừng, vượt núi, thiếu ăn, thiếu mặc nữa, cố lên, cố lên nào, đi lúc nữa rồi nghỉ. Vừa nói trung đội trưởng vừa đi băng băng. Có anh em nói: Trung đội trưởng trông không to lắm mà sao hành quân khỏe thế, chẳng thấy mệt gì cả. Có tiếng ai đó nói: Ông ấy đeo ba lô căng nhưng chỉ có quần áo, chăn màn nhẹ lắm, chứ có nặng như anh em mình đâu. Tiểu đội trưởng Lâu gần đó nói ngay: Các đồng chí hành quân đi, sao lại bì tị thế, trung đội trưởng có nhiều kinh nghiệm và hành quân vào Nam nhiều rồi. Mình là lính mới chưa quen mang vác nên phải tập, anh em cố lên, sắp đến giờ nghỉ rồi.
           Đội hình hành quân rẽ ra bờ sông, tôi cũng không biết là sông gì, nhưng anh em nói đây là thuộc địa phận xã Phú Lương. Chúng tôi đi dọc bờ sông, hướng đi đã về hướng Bắc dưới những tán cây nhãn già. Mặt đường gồ lên những rễ cây xù xì, đi rất hay bị vấp, anh em phải bước cao chân hơn. Tiếng tiểu đội trưởng Loan vang lên: Ở đây gần dân, anh em mình hát to cho khí thế anh em ơi! Lại hát, mệt bỏ xừ đi mà còn hát, tôi nghĩ vậy. Tiểu đội trưởng Loan bắt điệu: “Đoàn chúng ta đi”…ha…ai…ba! Mọi người đồng thanh hát theo: “Đoàn chúng ta đi làm nhiệm vụ mới, vững chí bền lòng đường xa mang nặng ta còn phải đi. Khi gặp gian khó ta ca hát rằng: Đường đấu tranh là đường gian khổ người cách mạng một lòng sắt son, càng tin tưởng ta càng vững bền. Vượt gian nguy là chiến thắng quân thù… chiến thắng quân thù… Đằng trước chúng ta đồng bào miền Nam bao lũ tham tàn còn gây bao uất hận ta còn phải đi…ta còn phải đi”… Tôi chưa nghe bài hát này bao giờ, lời bài hát thấy ngồ ngộ. Hình như do nhạc sĩ không chuyên nghiệp sáng tác ấy, nhưng từng lời, từng chữ thật ý nghĩa. Nhất là đoạn điệp khúc: “Khi gặp gian khó/ ta ca hát rằng/ đường đấu tranh/ là đường gian khổ/ người cách mạng một lòng sắt son/ càng tin tưởng ta càng vững bền/ vượt gian nguy là chiến thắng quân thù/ chiến thắng quân thù! Lời ca thật ấn tượng, động viên, khích lệ những người lính mới chúng tôi rất nhiều.
            Khoảng hơn 11giờ khuya, chúng tôi mới về tới nơi đóng quân, người tôi đau ê ẩm. Chặng đường cuối hành quân không còn có đội hình tổ chức gì nữa mạnh ai nấy đi. Trung đội trưởng cùng liên lạc đã tăng tốc về trước, sau khi giao nhiệm vụ cho từng tiểu đội duy trì anh em hành quân chặng về. Rất nhiều anh em đã vứt vợi số gạch, đất cho nhẹ bớt. Tôi cố gắng lắm mới “lê” được về tới nhà, với thành tích là còn nguyên trọng lượng lúc đầu. Tiểu đội trưởng Thỉnh nói mọi người làm vệ sinh xong thì đi ngủ. Mai dậy muộn, được nghỉ ngơi buổi sáng và cử hai người sáng xuống giúp chị nuôi nấu cơm. Buổi chiều làm công tác dân vận, thu hoạch lúa giúp dân. Mấy anh em tôi vứt uỵch cái ba lô xuống. Cũng vẫn trọng lượng như vậy, nhưng bây giờ ba lô như được thấm thêm mấy lít mồ hôi hay sao mà thấy nặng quá, tháo ba lô ở vai ra, muốn nhẹ nhàng mà cũng không được. Hạ ba lô xong cảm giác người như lao về trước. Anh Thỉnh nói: Anh em mình nhẹ nhàng để anh chị chủ nhà đang ngủ. Cùng lúc chị chủ nói vọng từ trong buồng ra: Các chú cứ tự nhiên, anh chị đợi các chú về, chưa ngủ đâu. Chị chủ vừa nói vừa bước ra, hai tay làm động tác vấn lại búi tóc. Chị đi một mạch xuống bếp, rồi bê lên nồi khoai luộc, nói: Biết các chú đi rèn về muộn, đi rèn là mệt, đói lắm, chị mời các chú ăn khoai cho đỡ đói.
             Nhìn nồi khoai bốc hơi thơm phức cùng với thái độ chân tình của chị chủ làm chúng tôi cảm động. Chị chủ thật tốt bụng, chúng tôi chỉ biết cảm ơn chị rồi tất cả sà ngay vào quanh nồi khoai. Ai cũng đói và mệt, cầm củ khoai thổi phù phù, ăn ngấu nghiến. Thắng, Văn cứ thế ăn chẳng bóc vỏ gì cả, tôi và anh Thỉnh thì bóc vỏ khoai đàng hoàng, ăn từ tốn. Chị chủ nhìn chúng tôi ăn mà lại trào nước mắt chị nhớ người em trai của chị, cũng độ tuổi chúng tôi nhưng đi bộ đội năm trước, nghe đâu đang chiến đấu trong Quảng Trị. Anh Thỉnh vừa ăn vừa hỏi chị chủ: Anh Đạt đã ngủ chưa? Chị gọi anh dậy ăn cùng chúng em cho vui. Chị chủ nói: Anh ngủ rồi, các chú cứ ăn đi cho khỏe, nhìn các chú chị nhớ và thương em trai chị quá. Cách đây mấy tháng, chú ấy viết thư về nói là đang ở Quảng Trị. Nghe nói Quảng Trị mấy tháng nay ác liệt lắm, thương binh chuyển ra rất nhiều, không biết em chị thế nào rồi. Ăn hết củ khoai, tôi đi làm vệ sinh, uống nước rồi đi ngủ trước. Mệt quá nên cũng chẳng nghĩ ngợi gì, tôi nhanh chóng chìm vào giấc ngủ vùi.
          Tỉnh dậy đã gần 7 giờ sáng, ngủ mệt sâu quá chẳng biết trời, biết đất là thế nào nữa, giấc ngủ ngon đã làm tôi lấy lại được sức lực. Thắng, Văn vẫn đang ngủ Anh Thỉnh đã đi lấy cơm về ăn và để phần chúng tôi. Thấy tôi dậy anh Thỉnh nói: Các ông ngủ say quá, làm vệ sinh đi rồi ăn sáng, cơm tôi để phần các ông đấy, tôi ăn trước rồi. Tôi làm vệ sinh cá nhân rồi ăn sáng. Tôi nói anh Thỉnh là còn trà đấy, anh đun nước pha trà anh em mình uống. Anh Thỉnh nói: Ôi! Thế thì tuyệt quá, sáng chủ nhật được nghỉ nhưng chẳng biết làm gì, Phú ăn sáng đi rồi uống trà. Anh em mình chuyện trò tào lao vậy chứ ở đây có chỗ nào đi chơi đâu. Anh em tôi pha trà, thuốc lá thì tôi vẫn còn nhiều. Buổi sáng mùa hè thật yên tĩnh, Thắng, Văn vẫn đang ngủ say sưa. Anh Thỉnh nói: Cứ để cho chúng nó ngủ, tuổi này ở nhà đang còn rúc vú mẹ ấy chứ. Đúng là trong một trung đội cùng một lớp lính, mà trình độ, tuổi tác lại cách biệt nhau quá. Có người là thầy giáo, có người là học trò, có người là kỹ sư, là cán bộ, là công nhân. Anh Thỉnh vừa hút thuốc, vừa nhâm nhi trà, vừa hỏi tôi đủ chuyện về gia đình, về công việc. Gần tám giờ, anh gọi Thắng và Văn dậy. Giọng rất đàn anh: Dậy đi hai ông tướng ơi, muộn rồi, dậy ăn cơm đi, chứ không lại chuẩn bị cơm trưa rồi đấy.
          Giục Thắng và Văn dậy xong, anh Thỉnh rủ tôi đi lòng vòng thăm cảnh quan làng xóm. Tôi nói gần đây là bờ sông, trước em hay đi qua đây đến chỗ bố em chơi mua mùn cưa, củi vụn về cho nhà làm đồ đun nấu. Tôi kể: Hồi đang học tại trường Cơ khí Thái Bình, tôi chơi thân với anh Hữu gia đình sống tại thành phố Hải Phòng nhưng sơ tán về ở cùng người chị gái lấy chồng Thái Bình. Đã nhiều lần tôi ra nhà Hữu chơi, bố mẹ Hữu nhà ở đường Hồ Sen bây giờ. Những năm đó nhà Hữu có tới mấy mẫu ao đầm toàn sen, anh em tôi thường hay chèo thuyền ra hồ chơi hái sen. Chiều hè hoa sen tỏa hương thơm mát. Chúng tôi chọn những bông hoa lớn, cho trà khô, loại trà móc câu vào ướp từ buổi tối, đến sáng hôm sau ra lấy trà đã được ướp trong hoa cả đêm. Sáng dậy được thưởng ngoạn trà sen ướp trực tiếp như vậy có thể nói không có loại trà nào thơm ngon bằng. Hữu cũng học nghề như tôi, hai anh em rất thân nhau, Hữu thường đến nhà tôi chơi, ăn nghỉ tại nhà như con cái trong nhà.
Anh em tôi đi dạo chầm chậm lên đê rồi đi dọc đê, sông nhỏ nên con đê cũng gầy guộc. Được cái vùng này dân trồng nhãn nhiều, những cây nhãn già khẳng khiu, rễ cây vắt ngang, vắt dọc đường đê, đi không quen rất khó, đi xe đạp rất xóc do những rễ cây nhãn trồi lằn lên mặt đê. Cái xe đạp Phượng Hoàng xích hộp màu rêu của chị tôi đã cũ, xích chùng đi ở quãng đường này khi trèo qua các rễ cây, xích xe nẩy lên theo nhịp xóc đập vào hộp xích lạch cạch, lạch cạch tôi rất nhớ những âm thanh ấn tượng đó. Dưới bãi sông dân trồng đay bạt ngàn, thi thoảng có con thuyền nhỏ căng buồm qua lại. Dạo qua dọc đê đến gần xã Hoà Bình, những nơi này tôi đã qua lại nhiều lần nên thấy cảnh trí quen thuộc bình thường, nhưng anh Thỉnh lần đầu đi ở đây, nên cứ khen phong cảnh đẹp, có hồn, có tình, giầu chất thơ. Đúng là đầu óc của nhà giáo thi sĩ, tôi nghĩ vậy mà thêm phục anh hơn. Mỏi chân, anh em tôi quay trở về. Thời đó vùng quê hầu như không có hàng quán, cũng chẳng có chỗ nào ngồi nghỉ, hai anh em thũng thẵng đi bộ về nhà. Tới nhà đã gần trưa chuẩn bị tới giờ đi lấy cơm. Anh Thỉnh nói: Chiều nay anh em mình giúp anh chị chủ thu mùa, tối nay không họp, nhưng thường là đêm chủ nhật hay có báo động. Anh nói thêm: Có hai loại báo động, báo động hành quân di chuyển và báo động chiến đấu kiểm tra quân số, súng đạn. Báo động hành quân di chuyển là rất khổ, phải mang hết toàn bộ quân tư trang súng đạn. Quần áo ướt mới giặt cũng phải mang theo không để sót lại một thứ gì. Còn báo động chiến đấu thì chỉ mang vũ khí súng đạn ra chỗ tập trung điểm danh, kiểm tra quân số, vũ khí. Thời khắc báo động thường là từ 11 giờ khuya hoặc bất kể thời gian nào. Khổ nhất là vừa mới ngủ bị báo động tất cả phải thật nhanh không được chậm trễ. Đây là tiêu chí rất quan trọng xét thành tích, tiểu đội nào nhanh nhất sẽ được biểu dương. Tiểu đội nào chậm trễ bị phê bình rất gay gắt, đêm nay thế nào cũng có báo động. Nên anh em mình phải gọn gàng trang bị, ba lô quần áo, cả giầy dép nữa, để khi có báo động thì ra chỗ tập trung nhanh nhất.

Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #109 vào lúc: 12 Tháng Ba, 2022, 02:50:28 pm »


         Hai anh em trở về nhà, Thắng vẫn đang nằm trên giường nghêu ngao hát: “Anh đi lính, bé mới vừa lên mười, anh về phép bé thường sang nhà chơi”… Câu hát trong bản nhạc của nhạc sĩ dưới chế độ Việt Nam Cộng hoà mà ta gọi là nhạc vàng, hồi đó những bản nhạc này bị cấm, nhưng hầu như thanh niên mới lớn nào cũng thuộc vài ba bài hay vài ba câu, hát vu vơ nghe não nề. Văn đang hí hoáy viết thư, thấy hai anh em tôi về mừng rỡ hỏi: Hai anh đi được xa không? Ở quê có cái quái gì mà xem, em đang đợi hai anh về cho em xin cái phong bì và cái tem thư. Anh Thỉnh nói: Thế đi bộ đội gia đình không chuẩn bị tem thư, phong bì, giấy bút à? Còn Thắng, ông đừng nghêu ngao vàng vọt ỷ oi nữa ông ơi, cán bộ nghe thấy, họp lại kiểm điểm bây giờ. Dậy đi lấy cơm về ăn, chuẩn bị còn đi giúp dân gặt lúa đấy. Tôi nói với Văn: Anh có nhiều phong bì và tem lắm, em cứ lấy mà dùng. Văn thích quá nói: Ôi, thế thì thích quá cho em mấy cái, các anh giầu thật, công nhân có khác chứ chúng em chẳng lấy đâu ra.
         Thắng và Văn lục tục chuẩn bị xoong nồi đi lấy cơm, rồi gọi với sang nhà bên cạnh nói anh em cùng đi. Tôi và anh Thỉnh lấy thuốc lá hút, đợi cơm. Anh chị chủ nhà đi làm đồng vẫn chưa về, chỉ có hai cháu nhỏ ở nhà tung tăng chạy chơi ngoài ngõ. Anh Thỉnh nói: Hay là chiều nay Phú cứ nghỉ ở nhà, để anh báo cáo lý do hôm qua hành quân rèn luyện bị mệt, chứ đi làm đồng không quen khổ lắm đấy. Tôi nói: Để em đi với anh em cho vui, cũng xem gặt lúa làm mùa là thế nào chứ, anh đừng ngại, nhưng đợi anh chị chủ về mượn thêm dụng cụ mới được. Tôi nói thêm: Gặt lúa thì em không biết, nhưng hồi nhỏ em cũng đã cắt cỏ quen rồi. Hai anh em vừa hút thuốc vừa nói chuyện, hết điếu thứ hai thì Văn, Thắng, Thịnh đã lấy cơm về, vừa bưng cơm vào đến sân thấy chúng tôi Văn đã láu táu rối rít khoe: Hôm nay mấy thằng xã em xuống nấu cơm cho nhà bếp, cơm nhão nhưng được cái có cháy, chúng nó thêm cho em miếng to lắm. Anh Thỉnh nói Văn gọi anh em trong tiểu đội sang ăn cơm và tiện thể gọi luôn hai cháu con chị chủ vào ăn. Văn chạy ra đầu ngõ gọi vọng: Có cơm rồi! Sang ăn cơm đi các ông ơi. Hai đứa trẻ thì dứt khoát không vào ăn cơm, các cháu nói: Bố mẹ dặn là không được ăn cơm của bộ đội, để các chú ăn cho no có sức khoẻ còn đi vào Nam đánh giặc.
          Sau khi ăn cơm xong, anh Thỉnh hội ý nhắc là chiều nay ta đi làm giúp dân, anh nói: Đồng chí nào ở nhà ai thì cùng đi làm theo với gia đình ấy, các đồng chí phải làm nhiệt tình chịu khó, đừng để dân chê cười vì làm hời hợt. Cùng lúc đó thì anh chị chủ ào về nhà, người nào người ấy mồ hôi nhễ nhại nhưng thấy cả hai anh chị rất vui. Chưa vào tới nhà chị đã nói: Các chú ăn cơm rồi à? Hôm nay chủ nhật được ăn sớm à? Tôi nói: Chúng em gọi hai cháu vào ăn mà chúng không chịu vào. Chị cười nói: Các chú cứ tự nhiên, các cháu không được phép ăn cơm của các chú đâu. Vừa nói chị vừa để đôi quang gánh và cái liềm vào góc sân, chị lấy cái gầu múc nước vục nước rửa mặt rồi đôn đáo đi sắp bữa. Anh thì vào nhà lấy điếu cầy hút sòng sọc hai điếu liền, rồi ngồi uống nước đợi cơm. Anh em các nhà đã về hết, tôi và anh Thỉnh ngồi nói chuyện với anh chủ. Anh Thỉnh nói: Chiều nay chúng em được đi gặt lúa cùng các gia đình, anh xem công việc thế nào cho chúng em mượn dụng cụ nhé. Anh chủ nói: Đêm qua các chú hành quân rèn luyện mệt rồi, hôm nay cứ nghỉ ở nhà cho khỏe để mai còn đi tập vất vả lắm. Anh Thỉnh nói: Chúng em đã nghỉ buổi sáng khỏe rồi, đây là kế hoạch của cả trung đội anh à, anh cứ để chúng em đi.
           Chị chủ đã vùi xong nồi cơm, thấy thế cũng nói vọng lên: Các chú ở quê làm đồng ruộng cả rồi không sao, còn chú Phú ở thị xã có biết làm ruộng, biết đồng áng thế nào đâu? Chú biết hàn vá nồi là quý lắm rồi, chú cứ ở nhà đừng đi cho mệt. Tôi nói: Em phải cùng đi với mọi người chứ, xem công việc nhà nông gặt hái, mùa màng thế nào, chị không sợ em không làm được đâu. Chị chủ nói: Chỉ sợ chú mệt, vất vả chứ công việc ngày mùa thì bao giờ mới hết.
         Tôi lên giường nằm nghỉ, anh chị chủ nhà chuẩn bị ăn cơm, cả gia đình bốn người tíu tít bận rộn. Bữa cơm ngày mùa thật đạm bạc, cá đã kho sẵn trong cái niêu đất nhỏ thường thấy treo ở cái quang mây nhỏ dưới bếp, rau thì hái ngay tại vườn nhà gọi là rau tập tàng, một bát cà muối xổi đã thâm, giữa mâm là bát nước mắm cua tỏa mùi tanh ngái. Được cái ngày mùa nên không phải ăn cơm độn khoai, độn ngô. Nhìn gia đình quây quanh chiếc mâm gỗ cũ, mời nhau ăn cơm, chuyện trò tíu tít thật đầm ấm. Anh Thỉnh vẫn ngồi nói chuyện với họ về việc gặt hái làm mùa ngoài đồng chiều nay. Tôi thiếp đi một lúc đã thấy mọi người í ới gọi nhau ra đồng. Anh Thỉnh gọi tôi dậy, đang giấc ngủ ngon nhưng tôi cũng choàng tỉnh hỏi: Đã một rưỡi rồi hả anh Thỉnh? Chưa tới kẻng, mới gần 1 giờ chiều, ngày mùa mọi người đi làm sớm, mình cũng đi thôi, anh Thỉnh trả lời tôi. Tôi ra giếng rửa mặt, rồi mặc quần áo dài đi giầy chuẩn bị ra đồng. Chị chủ nói: Chú đi dép thì hơn, vì ngoài đồng nhiều chỗ có nước, có bùn, đi giầy ướt hết.
          Mới có hơn 1 giờ mà đường ra đồng đã rất đông. Ngày mùa thì chẳng cần phải có kẻng hiệu, người dân vẫn chủ động đi làm, dù ruộng vẫn là ruộng của hợp tác xã, nhưng ý thức lao động của ngày mùa, ngày thu hoạch, sau bao ngày vất vả thôi thúc, làm mọi người háo hức hơn, tất bật hơn. Con đường ra ruộng là con đường tôi đã đi từ đại đội về trung đội tối hôm nhập ngũ. Mới có mấy ngày mà lúa hôm nay đã chín vàng rực cánh đồng. Trời nắng chang chang, vòm trời xanh cao cùng những mảng mây trắng lững lờ trôi, báo hiệu một chiều nắng gắt. Thỉnh có cơn gió thoảng qua mặt, thơm mùi lúa chín và thêm cả hơi nóng của đồng lúa. Trên cánh đồng đã rất đông người lô nhô nón, những cái nón trắng đã được sơn màu, hay quàng những cái khăn màu xanh để tránh máy bay phát hiện. Điểm kỹ thì đàn ông, con trai rất ít, những trai tráng khỏe mạnh thì đang phải ra trận, đang xông pha mũi tên hòn đạn ngoài chiến trường, nên ở nhà toàn phụ nữ cùng những người đàn ông đã vào loại trung niên có tuổi. Cũng có những người là bộ đội đã qua chiến trận bị thương, được trở về hậu phương vẫn trong trang phục quân đội mầu xanh ra đồng. Hôm nay cánh đồng nhộn nhịp hơn, vui hơn vì có thêm lực lượng bộ đội đi thu mùa cùng bà con, nên mọi người càng thêm phấn chấn, nhất là những chị em phụ nữ thì không dấu, không kiềm chế được niềm vui.
            Như đã được phân công trước, mọi người ra tới đồng là ào xuống ruộng ngay, ai vào việc ấy, í ới gọi nhau. Người cắt lúa, người xếp bó lúa, người đợi gánh lúa về sân kho. Anh em bộ đội đa phần là nông dân hoặc có đi công tác cơ quan, làm thầy giáo hay sinh viên thì cũng đều xuất thân từ nông dân, mọi người hòa nhịp vào công việc rất nhanh. Riêng có tôi là hoàn toàn chưa biết gì về công việc đồng áng cả. Chị chủ nhà nói với anh Thỉnh là để chú Phú bê dồn gom lúa đã cắt từng đống, rồi bó lại cho mọi người gánh hoặc xe cải tiến chở về. Tôi làm theo sự chỉ dẫn của chị, làm được một lúc đã thấy mồ hôi vã ra đầm đìa. Cái nóng thật ngột ngạt, có cảm giác còn nóng hơn cả khi tôi vào hầm tầu làm việc. Tôi liên tục lấy khăn lau mồ hôi, mới thấy công việc đồng áng rất vất vả.
           Nhớ lại bài thơ “Hạt gạo làng ta” của cậu bé Trần Đăng Khoa, được gọi là “thần đồng” tả về hạt gạo, về công sức của những người nông dân rất hay: “Hạt gạo làng ta có vị phù sa của sông Kinh thầy… hạt ra tiền tuyến gửi người đi xa”… Cái vất vả của người mẹ để làm ra hạt gạo như: “Nước như ai nấu chết cả cá cờ, cua ngoi lên bờ mẹ em xuống cấy”… Trong đầu tôi chợt liên tưởng, hiện lên mấy câu thơ đã nghe ở đâu đó :“Cong lưng bông lúa Thái Bình/ Hạt nào giành để nuôi mình tháng ba/ Hạt nào vào chiến trường xa/ Để nuôi bộ đội ở ba chiến trường”… Hay xưa có câu ca dao: “Ai ơi bưng bát cơm đầy, dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần”, mới thấy mồ hôi, công sức một nắng hai sương của người nông dân làm ra hạt gạo. Nên các cụ xưa đã ví hạt thóc, hạt gạo là hạt ngọc hay ngọc thực thật đúng.
         Thái Bình là vựa lúa lớn của đồng bằng Bắc bộ. Duy nhất là tỉnh không có đồi núi, là tỉnh đầu tiên của Miền Bắc đạt 5 tấn thóc 1 héc-ta. Những năm này ở nơi đâu cũng có khẩu hiệu: “Thái Bình quyết tâm thực hiện:“Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, và câu: “ Mỗi người làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt”. Mật độ dân số của Thái Bình là cao nhất Miền Bắc, nên chỉ tiêu tuyển quân nghĩa vụ quân sự, chỉ tiêu đóng góp lương thực, thực phẩm cho nhà nước lúc nào cũng dẫn đầu cả nước. Ngày mùa thu hoạch lúa, nhưng dân đâu có được hưởng nhiều, vì chỉ tiêu giao nộp cho nhà nước rất cao. Ai cũng biết là chúng ta không chỉ chi viện lương thực cho miền Nam, cho các tỉnh, mà còn phải chi viện cho chiến trường C, chiến trường K, tức là nước Lào, Campuchia anh em, cả ba nước Đông Dương đang cùng đoàn kết đánh Mỹ.
         Đang vẩn vơ suy nghĩ về cuộc sống vất vả của người nông dân, thì đã nghe tiếng eo éo rồi một giọng ca vút lên từ chiếc loa phóng thanh của xã: “Từ ngày anh đi việc nhà em đảm đang, ruộng cấy chăng dây cây lúa thẳng hàng”… Rồi tiếp đến bài hát: “Bài ca 5 tấn” của nhạc sỹ Nguyễn Văn Tý: “Năm tấn thóc để góp phần đánh Mỹ, ruộng đất quê ta không muốn nghỉ lấy một ngày, đất với người cùng một lòng suy nghĩ, ấy phải làm gì cho cuộc sống hôm nay”… Tiếp đến mấy bài hát nữa của những ca sỹ, nghệ sỹ chuyên nghiệp. Tiếng hát thật hay đã động viên rất kịp thời mọi người đang lao động vất vả. Hết tiết mục ca hát là giọng nói của ông cán bộ thông tin xã, thông báo về tình hình gặt lúa, làm mùa của từng thôn trong xã. Rồi đến bản tin thời sự về cuộc chiến đấu vô cùng khốc liệt. Tin chiến thắng của bộ đội ta ở khắp các chiến trường, đặc biệt là tại chiến trường Quảng Trị.
          Mọi người ngồi nghỉ ngay trên bờ nghe hát, nghe bản tin xong lại tiếp tục công việc. Trên cánh đồng không chỉ có những người nông dân gặt lúa, mà lác đác còn có những người già đang lùa đàn vịt vào những chỗ lúa vừa gặt để chúng nhặt thóc rơi vãi. Trên tay các ông có hai cái roi, một cái dài như cái cần câu, đầu buộc túm giẻ tua rua để làm hiệu lùa vịt. Còn một cái roi nữa ngắn hơn để vụt những con nhái, nhặt con cua con ốc cho vào cái giỏ đeo bên hông. Nhiều phụ nữ đi gặt cũng có những cái giỏ như vậy. Có người mang cả lồng gà ra thả để gà nhặt thóc rơi. Trên đồng còn có các em nhỏ, bé trai, bé gái vai khoác cái bị cói đi sau những người gặt gọi là đi mót lúa. Có hiện tượng cố tình bỏ sót lúa để cho các em nhặt. Chim sẻ, chim chìa vôi rất nhiều, chúng chao qua, chao lại hay vụt đuổi theo những con cào cào, châu chấu. Quang cảnh nơi đây đúng là bức tranh ngày hội mùa thật đẹp, thật vui.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM