Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 06:40:07 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tranphu341 - Đoàn bb Sông Lam - Trên chiến trường A - Phần 6  (Đọc 36215 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #90 vào lúc: 29 Tháng Mười, 2021, 08:48:28 am »


Chào Ban quản trị ! Chào các bạn!
Tranphu341 sau khi đã chỉnh sửa và viết tiếp Topic:Tranphu341 Chiến trường A. Đang xuát bản thành sách. Để cho bài đăng được hoàn thiện chỉn chu Tranphu341 xin phép được đăng lại từ đầu để bạn đọc dẽ theo dõi.

                                                                                        LỜI GIỚI THIỆU

   Đồng chí Trần Ngọc Phú, nguyên chiến sĩ, sĩ quan thuộc sư đoàn 341. Năm 2011, anh là thành viên của trang Quân sử Việt Nam, một trang mạng xã hội của những người yêu thích Lịch sử Quân sự Việt Nam. Anh bắt đầu viết những trang hồi ký về cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam và làm nghĩa vụ Quốc tế tại Campuchia, mà anh chính là người trực tiếp cầm súng chiến đấu trong đội hình sư đoàn 341 từ ngày đầu tiên. Những bài viết chân thực của anh đã được trang Quân sử Việt nam liên tục đăng tải, được rất nhiều bạn đọc yêu thích mến mộ.
   Sau đó, Trần Ngọc Phú đã hệ thống và biên tập thành bộ hồi ký Lịch sử “Từ biên giới Tây Nam đến đất Chùa Tháp” gồm 3 tập, gần 1000 trang in. Sau khi được Nhà xuất bản Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh xuất bản trọn bộ vào cuối năm 2018, bộ sách đã được kênh truyền hình Win win Việt Nam đọc và giới thiệu toàn bộ tác phẩm với 58 chương trình, có hàng triệu lượt khán giả trong và ngoài nước theo dõi. Với thành công đó, năm 2020, bộ hồi ký này của Trần Ngọc Phú đã được Hội Nhà văn Việt Nam chọn dự Giải thưởng Quốc tế Sông Mekong và đã đoạt giải thưởng cao quý này.
   Thành công của bộ hồi ký Lịch sử đã là động lực để Trần Ngọc Phú bắt tay vào viết tiếp cuốn hồi ký thứ hai “Hồi ký chiến trường A” từ cuối năm 2020. Sau gần một năm, đến nay cuốn sách đã hoàn thành.
   Nếu “Từ biên giới Tây Nam đến đất Chùa Tháp”, Trần Ngọc Phú kể lại những năm tháng đầy hy sinh gian khổ của anh và đồng đội chiến đấu hy sinh chống lại bè lũ Pôn-pốt - Iêng-sa-ry xâm lược để bảo vệ nhân dân, bảo vệ từng tấc đất biên cương thiêng liêng của Tổ quốc ở biên giới Tây Nam và làm nghĩa vụ Quốc tế cao cả, giúp nhân dân Campuchia giải phóng đất nước, cứu dân tộc Campuchia khỏi họa diệt chủng, hồi sinh, thì, “Hồi ký chiến trường A” lại kể về những năm tháng anh và đồng đội từ lúc bước vào đời quân ngũ, qua những năm tháng hành quân, huấn luyện đầy gian khổ suốt chiều dài đất nước cho đến lúc nhận nhiệm vụ vào Nam chiến đấu, tham gia Chiến dịch Mùa xuân năm 1975 và Chiến dịch Hồ Chí Minh Lịch sử, giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước.
   Vẫn với văn phong giản dị, bằng lối kể chuyện tâm tình, đôi lúc xen vào chút hóm hỉnh rất lính, Trần Ngọc Phú đưa người đọc trải qua từng cung bậc cảm xúc vui, buồn, như một cuốn nhật ký ghi lại từng ngày, từng giờ hành quân, huấn luyện, xây dựng đơn vị, với tinh thần tất cả cho tiền tuyến, tất cả vì Miền Nam ruột thịt, vì Tổ quốc; tình quân dân cá nước đầy cảm động, thân thương; tình đồng chí, đồng đội đồng cam cộng khổ, vui buồn gian nan có nhau, và đôi lúc cả những tình cảm riêng tư chớm nở ở những điểm dừng chân dọc đường ra trận... Anh cũng không “kiêng khem” khi “thật thà” nói về những phút xao lòng của chính mình, những chuyện buồn… khi có những đồng đội không chịu đựng được gian khổ, sợ hy sinh… đã quay gót bỏ về, với một thái độ khoan dung rất con người! Đồng thời anh không ngại ngần nói về bối cảnh lịch sử của đất nước, cuộc sống vất vả, thiếu thốn của nhân dân miền Bắc đương thời, trong đó có cả những cái chưa hợp lý về việc thực hiện chế độ, chính sách trong bối cảnh xã hội thời đó.
   Tôi là đồng đội Trần Ngọc Phú từ khi thành lập trung đoàn 36B, sư đoàn 308B tháng 8 năm 1972, cho đến khi sáp nhập vào sư đoàn 341. Tôi ở tiểu đoàn 3, còn anh ở tiểu đoàn 1, cùng huấn luyện, bảo vệ khu vực Vĩ tuyến 17, cùng vào Nam chiến đấu trong Chiến dịch Mùa xuân năm 1975 và Chiến dịch Hồ Chí Minh, sau đó làm công tác quân quản Sài Gòn, rồi lại cùng sát cánh chiến đấu với anh trong cuộc chiến bảo vệ biên giới Tây Nam rồi giải phóng Campuchia, nên tôi chứng kiến toàn bộ những gì trong hai cuốn sách mà Trần Ngọc Phú đã viết. Tôi đã đọc cuốn “Từ biên giới Tây Nam đến đất Chùa Tháp” và bản thảo cuốn sách này, thấy mình được sống lại những năm tháng đời lính chiến.
   “Hồi ký chiến trường A” ghi lại chi tiết của người lính trong một giai đoạn lịch sử, cùng quân dân cả nước ra trận “tất cả cho tiền tuyến. Để giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước. Đó là những mạch nguồn vô cùng quý giá cho các thế hệ hôm nay và mai sau, hiểu về người lính để luôn trân trọng và tự hào các thế hệ cha anh. Một thời vàng son oanh liệt đã làm lên lịch sử.
Xin được trân trọng giới thiệu cuốn sách này tới độc giả./.

       Quảng Ninh, tháng 10 năm 2021.
                                                                         Trung tướng Trần Anh Vinh
                                                                     Nguyên Cục trưởng cục tác chiến
                                                                      Bộ tổng Tham mưu - QĐNDVN


Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #91 vào lúc: 30 Tháng Mười, 2021, 09:34:26 am »


          Đúng bốn mươi tám năm trước, theo giấy báo nhập ngũ, 13 giờ ngày 25 tháng 05 năm1972 tôi phải có mặt tại thị đội Thái Bình. Đây là đợt lấy quân bổ sung. Đợt đã nhập ngũ trong toàn tỉnh là ngày 12 tháng 5. Xí nghiệp Cơ khí Ca-nô Xà-lan nơi tôi làm việc, mà mọi người hay gọi là Xí nghiệp đóng tàu Thái Bình, ngay cạnh dòng sông Trà Lý cách cửa biển khoảng 6 ki-lô-mét. Cũng đã có mấy người nhập ngũ vào ngày đó.
Tôi là người thợ trẻ nhất trong xí nghiệp, nhưng lại là người có tay nghề khá, giải quyết được nhiều việc khó hơn so với một số bạn thợ lớn tuổi cùng nghề, có thời gian làm việc nhiều hơn tôi, nên xí nghiệp ưu ái giữ lại, cộng thêm bố tôi cũng đang làm việc tại xí nghiệp. Ông nguyên là thợ Quân giới sản xuất súng đạn của Quân khu 3 trong những năm chống Pháp. Hồi đó ông là thợ tiện giỏi hàng đầu, không những của xí nghiệp, mà còn là hàng đầu của tỉnh. Xí nghiệp đóng tầu ngày ấy rất ít người phải điều động tham gia quân đội. Xí nghiệp sản xuất phương tiện giao thông phục vụ vận tải quốc phòng. Nhất là với Thái Bình, thì đây là ngành công nghiệp mới còn rất non trẻ. Phải chăng vì thế mà tôi vẫn chưa được, hay chưa “phải” tham gia quân đội. Mặc dù gia đình tôi rất đông người. Nhà tôi có 9 anh chị em, 5 trai 4 gái. Tôi là anh trai lớn sau 2 người chị gái. Năm 1972 tôi đã bước sang tuổi 20. Việc tôi chưa phải đi bộ đội là điều gây thắc mắc cho một số bà con dân phố. Khi mà cả nước có chiến tranh, đang vào giai đoạn ác liệt nhất.
 Những năm tháng đó, hầu như gia đình nào cũng phải có người đóng góp cho quân đội, hoặc đóng góp cho chiến trường: Như là đi bộ đội trực tiếp cầm súng chiến đấu hay Thanh niên xung phong, Dân công hỏa tuyến, để làm những công việc phục vụ chiến đấu. Mọi thanh niên đến tuổi mười tám hầu hết đều phải nhập ngũ làm nghĩa vụ quân sự, hoặc thanh niên chưa đủ tuổi mà có đơn tình nguyện cũng được nhập ngũ. Các tổ chức thanh niên vận động, ai cũng phải viết đơn! Có nhiều thanh niên còn cắn tay, lấy máu để ký vào lá đơn đó. Nếu thể lực tốt thì chỉ cần 16 tuổi đã có thể nhập ngũ, hoặc nhập ngũ rồi được ở tạm đơn vị “vỗ béo” một vài tháng cho đủ tuổi, đủ cân, mà huyện nào cũng có một đơn vị này.
Tháng 9 năm 1969 khi tôi còn đang học tại Trường Công nhân kỹ thuật Cơ khí Thái Bình cũng đi khám tuyển nghĩa vụ quân sự, do nhẹ cân quá được vào đơn vị “vỗ béo” một tháng. Nhưng qua một tháng mà tôi vẫn không đủ 40 ki-lô-gam nên lại được trả về trường để tiếp tục học tập. Với lứa tuổi của tôi, nhiều bạn bè đã nhập ngũ từ những năm 1968 -1969. Có nhiều đợt tuyển quân, mà quân không đủ, trong khi khẩu hiệu lúc đó là: “Tất cả cho tiền tuyến. Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”. Nên có nhiều bạn được nhà nước “vay” 1 tuổi cho đủ quân số, cho đủ chỉ tiêu tuyển quân.
          Tôi và bố tôi làm cùng một xí nghiệp nhưng không cùng nghề. Bố tôi là thợ tiện còn tôi là thợ hàn cắt hơi ô-xy. Với Thái Bình thì đây là một nghề mới. Nhưng một nghề rất cần phải có của ngành đóng mới và sửa tầu. Sau khi tốt nghiệp tại Trường cơ khí vào loại giỏi, tôi được tiếp tục đi đào tạo chuyên sâu nghề hàn cắt hơi ô-xy tại nhà máy đóng tàu số 3 - Hải Phòng, thời gian 8 tháng. Tôi được thầy dạy nghề đều là những người thợ giỏi của Tân Thế Giới là Việt kiều Pháp hồi hương. Trong đó có một người là võ sỹ quyền anh vô địch toàn miền Bắc tên là Nguyễn Bá Tỵ. Mọi người truyền dạy nghiệp vụ rất kỹ càng. Tôi lại rất có khiếu nghề, cùng với sự chăm chỉ con “nhà nòi” về cơ khí nên ai cũng quý. Họ chỉ bảo và cho tôi làm nhiều việc khó. Chẳng bao lâu tôi đã có thể làm được những việc mà lẽ ra những người thợ học nghề như tôi không được làm. Như hàn đắp chân vịt tàu, hàn phao cứu sinh, loại phao của tàu khách có 8 ngăn có thể cứu nạn 12 người. Sau khi học thành nghề, tôi được điều về xí nghiệp đóng tàu nơi bố tôi đang làm việc. Đến tháng 5 năm 1972, tôi làm việc tại đây được hơn 2 năm.
           Trong khoảng mấy tháng cuối, tôi cũng có tham gia làm những việc “động trời” theo cách nghĩ của Tổ chức ngày đó. Tôi sẽ kể với các bạn sau. Thời kỳ làm việc ở xí nghiệp, hai bố con tôi không ăn cơm ở bếp tập thể mà tự nấu cơm ăn với nhau. Cứ chiều thứ bảy là bố con tôi từ xí nghiệp về nghỉ chủ nhật. Những ngày chủ nhật gia đình tôi trừ người chị gái thứ 2 làm y sỹ ở tỉnh Hà Giang rất xa. Còn gia đình tập hợp đông đủ, thật vui. Sáng sớm ngày thứ hai bố con tôi lại cùng xuống xí nghiệp trên cái xe đạp Thống Nhất nam của ông. Chính cái việc giản đơn bình thường đều đặn hàng tuần về nhà ấy, có một vài người thì lại ganh ghét đố kỵ. Nhất là những gia đình có con em đang là bộ đội, đang chiến đấu ở các chiến trường. Khi mà thỉnh thoảng lại có tin xấu về, hay có giấy báo tử, có lễ truy điệu người này, người khác trong khu phố. Bạn bè cùng trang lứa cũng đã có tin bị thương hoặc hy sinh, thì họ cho rằng tôi, gia đình tôi được sự ưu ái thế nào đó.
            Dịp này trong miền Nam quân ta đang mở các đợt đánh lớn. Mà điểm nóng nhất là khu vực chiến trường Quảng Trị. Xí nghiệp tôi ở ngay cạnh một Trại an dưỡng thương, bệnh binh. Hàng ngày có những chuyến xe chở các thương binh từ các chiến trường về đây. Anh em thường hay sang xí nghiệp chơi và kể những chuyện bộ đội, chuyện chiến đấu. Trong số thương binh sang chơi có một số bạn học cùng trang lứa với tôi. Mọi người cứ nói là tôi may mắn không phải đi bộ đội. Miền Bắc sau một thời gian dài tạm ngừng, máy bay Mỹ trở lại đánh phá rất ác liệt. Đây là khu vực ven biển, nên ngày nào cũng có nhiều tốp máy bay bay qua. Tiếng máy bay phản lực gầm rú điên cuồng. Tiếng kẻng báo động phòng không keng keng, keng keng bất chợt thúc lên mỗi khi có máy bay. Chúng ném bom, bắn rocket xuống các mục tiêu mà chúng cho là mục tiêu quân sự. Đã có rất nhiều các cơ sở y tế, trường học, kho tàng hay nhà máy xí nghiệp đã bị trúng bom của chúng. Ngày nào cũng có những tin nơi này bị đánh bom, nơi kia bị đánh bom, người này chết, người kia chết. Có những gia đình bị trúng bom chết hết cả nhà trong lúc ăn cơm, hoặc đang ngủ đêm rất thương tâm.
           Xí nghiệp tôi cũng được thông báo là một trong những mục tiêu quan trọng của chúng. Vì vậy, xí nghiệp ngoài nhiệm vụ sản xuất, cũng phải xây dựng thêm những tổ tự vệ chiến đấu để bắn máy bay bay thấp, hay thành lập những tổ cứu thương. Tháng này là mùa hè oi bức, cộng thêm tình hình chiến sự của cả nước đang căng thẳng, làm cho cuộc sống của mọi người lúc nào cũng vội vã gấp gáp nóng bỏng như là ở bên lò lửa lớn. Lò lửa của cuộc chiến khốc liệt đang cận kề.
Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #92 vào lúc: 03 Tháng Mười Một, 2021, 06:42:37 am »

          Ngày 20 tháng 5 năm 1972, khoảng 8 giờ sáng đang làm việc bình thường. Thì ông Đảng - Trưởng phòng tổ chức của xí nghiệp đến tận nơi gặp tôi. Rồi gọi thêm cả anh Cương là tổ trưởng của tôi đến. Ông nói: Đồng chí Phú có lệnh về ngay phòng y tế thị xã để khám sức khỏe. Tôi và anh Cương đều bất ngờ, chưa kịp hỏi gì thì ông nói tiếp: Đợt tuyển quân vừa qua, xí nghiệp ta nhập ngũ 5 đồng chí. Hôm qua tỉnh đội báo về là có 2 đồng chí bỏ đơn vị. Vì vậy Ty Giao thông cần bổ sung thêm người nhập ngũ cho đủ chỉ tiêu. Riêng xí nghiệp ta thì đồng chí Phú đợt này có danh sách đi khám tuyển. Ông nói tiếp: Anh Cương cho người thay công việc anh Phú. Anh Phú về thay quần áo, rồi đi cùng với tôi lên thị xã khám sức khỏe.
         Tôi bàn giao công việc lại cho tổ. Rồi về phòng ở thay quần áo, trong sự ngỡ ngàng của mọi người. Khoảng 30 phút sau tôi lên phòng hành chính cùng ông Đảng về thị xã bằng chiếc xe ô tô tải cũ kỹ của xí nghiệp kết hợp lấy vật tư. Có chưa đầy 30 cây số mà gần 10 giờ chúng tôi mới đến được phòng khám. Đây là đợt khám vét, khám bổ sung nên không đông người khám. Tôi nhanh chóng vào từng phòng theo hướng dẫn. Đầu tiên là cân nặng rồi đo chiều cao. Mấy cô y sỹ, bác sỹ cứ nhìn cân rồi lại nhìn tôi với ánh mắt thật thiện cảm pha thêm chút ái ngại. Rồi họ thì thầm với nhau gì đó. Cô nhóm trưởng nói: Anh cao 1 mét 70 rất đạt. Nhưng sao lại gầy quá, được có 40 kg. Cô bác sỹ ký vào giấy rồi chỉ tôi sang những phòng tiếp theo để kiểm tra thị lực, tai nghe, tim mạch, sức bật của đầu gối. Chắc có đến hơn chục phòng. Rồi cuối cùng là phòng khám ngoại hình, ngoài da. Tôi thật ngượng, thật xấu hổ khi họ yêu câu tôi cởi hết quần áo đang mặc. Trong phòng không chỉ có bác sỹ nam, mà còn có cả hai người bác sỹ nữ nữa chứ. Thấy tôi ngượng ngùng bà bác sỹ nói trêu: Thanh niên, công nhân gì mà nhát thế. Cởi hết ra đi xem thế nào nào. Tôi đỏ lựng mặt, vì do người quá gầy nên tôi thường rất ngại cởi trần. Huống hồ đây lại cởi bỏ hết cả quần áo trước mặt mọi người có cả nữ giới nữa. Mọi người thúc giục, rồi tôi cũng làm theo họ như cái máy, cởi hết đồ trên người. Họ bắt tôi quay trước, quay sau, xem có bị bệnh ngoài da hay không. Rồi giơ tay, giơ chân, xem gan bàn chân có bị rỗ không. Rồi lại khám, nắn nắn, vạch vòi cả bộ phận “nhạy cảm”, cả hậu môn nữa. Bà bác sỹ còn lấy hai ngón tay nâng hai hòn “cà” của tôi lên xem có cân đối không. Rồi bà mỉm cười nói trêu: Đẹp, giống tốt. Tôi nhanh chóng mặc quần áo, vẫn chưa hết ngượng. Mọi người lại chỉ tôi sang phòng bên, phòng kết luận đợi lấy kết quả.
           Ông Đảng tổ chức xí nghiệp, từ lúc đi đến giờ cứ kè kè theo sát tôi, chắc có ý canh coi sợ tôi trốn khám. Ông cùng vào phòng đợi lấy kết luận. Ông bác sỹ trước khi ký kết luận lại nhìn tôi chăm chăm lần nữa. Rồi ông đặt bút ký ngoáy vào tờ giấy ghi nhằng nhằng những chữ chuyên môn như giun, như dế. Ông nói với tôi và cũng là nói với ông cán bộ Tổ chức của tôi, giọng ông thật truyền cảm: Cậu này đẹp trai nhưng sức khỏe yếu lắm, kết luận B2, không đủ sức khỏe đi bộ đội. Với tôi thì việc đi khám tuyển sức khỏe và bây giờ là cái kết luận đó cũng không có gì gây bất ngờ. Vì tôi vốn được mọi người đặt cho cái tên là “ Phú cò hương” từ lâu rồi. Ông Đảng mắt bị cận thị, lại không đeo kính. Ông cứ gườm gườm nhìn vào từng dòng của tờ giấy. Có vẻ ông đang nghĩ điều gì đó, có trời mà biết. Xem xong ông nói: Bây giờ mình đợi xe rồi về xí nghiệp. Kết luận sức khỏe thế, có lẽ cậu không phải nhập ngũ đợt này. Ông đã chuyển từ cái từ đồng chí sang từ cậu. Tôi thoáng nghĩ như vậy rồi nói: Cháu thế nào cũng được. Đợi một lúc, xe đến hai bác cháu tôi lại cùng lên xe về xí nghiệp. Cái xe tải F 4000 cà tàng chạy dầu có từ thời Pháp lại đưa chúng tôi về. Lần về xe đỡ xóc hơn vì chở nặng. Nhưng đường xấu, khói xe và bụi đường mù mịt. Xe chạy chậm nên khói, bụi ùa cả vào ca bin. Trưa hè nắng to thật oi bức ai nấy mồ hôi nhễ nhại. Trên xe, cả lái xe 3 người suốt chặng đường dài có lẽ quá giờ cơm, đói, nên chắng ai nói với ai một câu. Tới xí nghiệp ông Đảng mới nói: “cậu” lên phòng “tớ” ăn cơm rồi “tớ” trao đổi công việc luôn.
          Xuống xe, tôi theo ông Đảng về phòng làm việc của ông. Xí nghiệp đông công nhân, bây giờ chưa đến giờ làm nên im ắng một cách lạ thường. Hai bác cháu vừa đi như là vừa chạy. Vì nắng nóng mà không ai có mũ nón gì cả lại đi trên bờ đê cao đến khu nhà hành chính xí nghiệp nên càng nóng hơn. Từ trên cao nhìn toàn bộ xí nghiệp với hàng chục con tàu lớn nhỏ đang phơi mình dưới nắng hè chói chang. Toàn cảnh xí nghiệp ngổn ngang, bộn bề sắt thép cùng các loại máy móc. Buổi trưa nước xuống, trơ ra những triền đà trông càng thấy rộng lớn hơn. Không hiểu sao tôi thoáng nghĩ: Sớm muộn thì đây cũng sẽ bị máy bay Mỹ ném bom. Vào phòng, đúng như là vào cái hầm lò. Ông Đảng nhanh tay bật cái quạt “con voi”  xua nhanh đi cái không khí ngột ngạt trong phòng. Trên bàn làm việc có lồng bàn úp. Chắc ông đã dặn nhà bếp hay khi nhà bếp thấy ông về muộn, nên đã mang cơm lên phòng ông. Cơm của ông cũng không khác gì cơm của công nhân. Ở vùng này, cạnh sông, gần biển, nên tôm cá nhiều. Bữa cơm thức ăn chủ lực là cá kho, hoặc tôm tép kho, hôm nay cũng vậy. Có đĩa rau muống luộc và bát nước mắm thêm mấy lát ớt đỏ. Bát nước rau để phần đã chuyển màu xanh lè, vì nó được luộc bằng chảo gang. Bát cơm to được úp đậy bằng cái bát khác cùng cỡ. Ông Đảng mở cái bát ra, tôi hoa mắt vì màu đỏ của ngô. Nhà bếp họ độn ngô theo đúng tiêu chuẩn thì có đến 30% là ngô đỏ. 30% ngô hạt xay nấu cùng gạo thì khi thành cơm người ăn có cảm giác là ngô nhiều hơn gạo. Vì màu đỏ của ngô nó nổi hơn màu trắng của gạo. Mà loại gạo được để ở kho dễ đến mấy năm đã ngả sang màu vàng đục. Hồi đó người ta hay gọi là gạo mậu, ăn khô nồng có vị hẩm mốc, còn có cả những con mọt gạo nữa. Dù nhà bếp đãi, nhặt thế nào cũng vẫn còn sót. Bố con tôi tự nấu ăn nên đã từ lâu không phải ăn cơm độn ngô như thế này.
            Tôi thấy ông Đảng móc ở trong túi ra mấy viên thuốc. Nhưng ông lại cho vào bát nước rau muống. Ông lấy cái thìa ngoáy cho tan viên thuốc. Bát nước rau nhanh chóng chuyển từ mầu xanh lục sang màu hồng hồng. Ông lấy thêm cái bát trong tủ và xới cho tôi bát cơm. Gắp cho tôi miếng cá rồi ông cùng ăn. Vừa ăn ông vừa nói: Cậu ăn xong về nghỉ ngơi một tý rồi đi làm việc bình thường. Cậu như thế là tốt, đã chấp hành đi khám sức khỏe nghiêm chỉnh. Nhưng bây giờ kết luận thế này thì chắc không phải đi. Tôi cũng nhanh chóng ăn nốt bát cơm thứ hai do ông xới. Ông sẻ cho tôi bát nước rau muống. Tôi uống bát nước rau. Chà! ngon tuyệt, nước rau có vị chua, vị ngọt. Nhưng cái cảm giác chính là vị chua rất lạ. Tôi hỏi: Vừa nãy bác cho viên thuốc gì vào mà nước rau ngon thế? Ông Đảng cười nói: Bí mật. Nếu cậu phải đi bộ đội thì tớ sẽ nói. Thôi bây giờ cậu về nghỉ một tý đi.
           Tôi lại đi như chạy nắng trên bờ đê. Vừa lúc đó thì tiếng kẻng báo giờ làm việc chiều cũng thúc lên. Từ các lán trại công nhân nam nữ đã nhanh chóng ùa ra. Rồi đã có những tiếng búa, tiếng máy phát điện nổ giòn ầm ầm. Quang cảnh xí nghiệp lại nhộn nhịp như thường nhật. Theo lời ông Đảng, tôi về phòng thay quần áo lao động. Rồi đi sang tổ Tiện nơi bố tôi làm việc. Để báo cho bố tôi biết kết quả khám sức khỏe, rồi ra tổ Hàn. Thấy tôi, anh Cương tổ trưởng và mọi người ùa lại hỏi thăm rối rít. Tôi kể lại việc đi khám tuyển và kết quả khám cùng lời của ông Đảng trưởng phòng Tổ chức xí nghiệp nói với tôi. Mọi người nói: Thế là may rồi. Nhưng cũng có người nói: Vậy thì sớm muộn thế nào thì ông cũng vẫn phải đi. Anh Tân hơn tôi một tuổi nhưng mới lấy vợ là chị Na. Hai vợ chồng cùng là thợ hàn điện, được đào tạo ở trường kỹ thuật cơ khí Phả Lại thì nói vui: Làm việc thì làm việc, nhưng cũng phải tranh thủ yêu đương, làm tý để biết “cái mùi đời” đi nhé! Nếu không yêu ai được thì nhờ mấy chị đây vào hầm tầu chỉ bảo cho. Anh Đào thì phụ họa: Ừ đúng đấy. Mọi người cười ré lên, mấy chị gái thì đấm vào lưng anh Tân, anh Đào thùm thụp nói: Cái ông khỉ gió này chỉ xui dại trẻ con. Trêu đùa nhau một lúc nữa rồi mọi người lại ai vào việc nấy. Tôi lại bắt đầu công việc của mình. Tôi chui vào hầm tầu làm việc được một lúc, thì nghe có mấy tiếng gọi í ới. Trèo lên boong tầu đã thấy bốn năm người anh em các tổ, người thì cầm những tấm thép dày, người thì cầm những ống thép đã được chuẩn bị từ trước. Tôi nói các anh làm gì mà nhiều thế? Mọi người nói: Thôi làm việc ít thôi ông à. Ông tranh thủ làm cho chúng tôi mấy cái bàn là và đèn đất. Chứ không mấy hôm nữa mà ông phải đi lính, thì không ai làm cho chúng tôi. Tôi nói là em chưa phải đi đâu. Mọi người nói cũng chẳng biết thế nào được đâu. Được ở nhà lúc nào biết lúc ấy ấy thôi. Tôi nói vậy nhưng rồi cũng vẫn nói: Nào, để cả đây em làm cho một thể. Nhưng phải có bác canh coi đấy nhé. Hồi này làm đồ tư, xí nghiệp bắt được là phạt nặng lắm.
        Tôi là người có tay nghề hàn cắt hơi vào loại tốt nhất xí nghiệp. Vì ngoài làm việc chính ra, tôi còn biết cách sửa chữa mỏ hàn cắt. Để khi cắt hơi tạo ra được luồng gió ô-xy thật nhỏ, thật gọn, tạo nên những vết cắt mịn màng sắc sảo. Chỉ có tôi là cắt được những tấm thép dày 20 - 25 mm làm bàn là quần áo. Cái khó của nó là làm sao lựa tay chỉnh mũi gió cắt theo hình cái bàn là nhưng vát, thuôn đều, cân đối hai bên như hình mũi tàu. Riêng về hàn hơi và làm đèn đốt bằng đất đèn thì tôi là số 1. Hồi học ngoài Hải Phòng, tôi đã học được cách làm đèn đất thật đẹp, thật tốt của các bác thợ già. Về đây tôi áp dụng làm cho anh em thì chỉ có là nhất. Thời bao cấp, điện đóm hiếm, đa phần anh em công nhân nhà ở quê. Nên có cái đèn đất về thắp thì quý lắm. Một cái đèn đất có độ ánh sáng bằng mấy chục ngọn đèn dầu. Mà đất đèn để tạo ra khí thì xí nghiệp nhiều lắm, tôi cứ phải cho anh em. Được cái là dù xí nghiệp có định mức tiêu hao thế nào cũng chẳng kiểm soát được. Tính tôi lại dễ, chính vì thế mà mọi người rất quý tôi. Tôi nhanh chóng làm hết cho mọi người theo yêu cầu. Người thì cảm ơn, người thì dúi vào cho bao thuốc lá Tam Đảo, coi như là trả công. Ngày hôm sau cũng vậy. Tôi phải làm hộ hơn chục người nữa. Thấy mọi người nhờ tôi làm nhiều quá, anh Cương tổ trưởng đến la hét toáng lên một lúc mọi người mới ra về. Nhưng mấy người chưa xong việc thì vẫn nói: Cố giúp chị, tối chị lấy đấy nhé. Tôi nói mọi người cứ về đi em sẽ làm hết cho. Tập trung đông thế này xí nghiệp biết thì chết.
Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #93 vào lúc: 06 Tháng Mười Một, 2021, 07:36:57 am »


                    Mấy ngày tiếp theo tôi vẫn làm việc bình thường. Mọi người cũng không ồn ã về việc tôi phải đi bộ đội nữa. Sáng ngày 23 tháng 5 cũng khoảng 8 giờ, ông Đảng lại ra tận nơi tôi làm việc. Ông gặp tôi rồi gọi cả anh Cương tổ trưởng đến, ông nói: Đồng chí Cương cử người nhận bàn giao công việc cho đồng chí Phú. Mời đồng chí Phú lên phòng tôi trao đổi công việc. Tôi cùng mọi người thật bất ngờ, nhưng cũng chưa đoán ra việc gì. Vì tôi đi khám sức khỏe đã không đủ tiêu chuẩn đi bộ đội. Vậy thì ông Đảng, trưởng phòng Tổ chức mời tôi lên là có việc gì? Tôi một phần nghĩ về việc phải đi bộ đội, nhưng cũng thoáng nghĩ, hay là dịp vừa rồi tôi cùng mấy anh em làm một số đồ tư, cụ thể là hàn, gióng khung xe đạp cho một người ở ngoài phố Tiểu Hoàng. Tổng thể nhóm chúng tôi cũng đã làm được khoảng chục cái khung. Thời đó, làm đồ tư đã là bị cấm đoán. Thậm chí trong những ngày được nghỉ phép, cũng không ai được tranh thủ đi làm thêm để kiếm tiền. Nhất là làm khung xe đạp thì bị tội nặng lắm. Thời đó làm khung xe đạp chỉ là việc của nhà nước. Xe đạp được công an đăng ký như là xe máy bây giờ. Mỗi xe đạp đều có biển số đeo ở khung. Vì thế làm lậu xe đạp là tội “tầy đình”, công an biết được là tội tù chứ chẳng chơi.
         Tôi có một người bạn học lấy vợ ở thị trấn Cổ Rồng, cách xí nghiệp khoảng 10 ki-lô-mét, làm nghề sửa chữa xe đạp. Biết tôi làm nghề hàn hơi nên mấy lần nhờ tôi hàn hộ linh kiện xe đạp như khung xe gãy, cổ phốt gẫy v.v… Rồi qua mai mối, có một ông cũng là thợ sửa xe ở phố gợi ý cho tôi gióng khung xe đạp. Ông chuẩn bị cho tôi đủ linh kiện. Tôi chỉ việc lấy mẫu xe đạp đang sử dụng, dựa theo đó để gióng thành một cái khung. Tôi bàn với mấy anh em: Cứ chiều thứ bẩy lợi dụng mọi người chuẩn bị về nghỉ, thì nhóm của tôi ở trong hầm tầu ngoài bờ sông. Một người phụ cho tôi, còn một người coi bảo vệ. Với tay nghề của tôi, linh kiện đã đủ, mỏ hàn, ô-xy đất đèn của xí nghiệp. Tôi chỉ gióng đúng một giờ là xong một chiếc khung xe đạp nữ. Khung xe đạp nam thì nhanh hơn. Làm xong thì giấu ở ngay hầm tầu, hoặc vứt xuống nước cạnh tầu. Tối, ba anh em ra lấy mang trả hàng. Họ nhận hàng và trả tiền ngay rất sòng phẳng. Có hôm họ còn mời cả gà cả rượu nữa. Cứ khung nam là tiền công 45 đồng. Khung nữ là 55 đồng một chiếc. Như vậy chỉ hơn 1 tiếng đồng hồ mà chúng tôi đã làm được bằng cả tháng lương. Thợ bậc 2 lúc đó là 44 đồng, thợ bậc 3 là 51 đồng. Lợi như vậy ai mà không ham. Vừa lên phòng tổ chức, tôi vừa nghĩ mông lung, chưa rõ có chuyện gì. Cũng cảm thấy hơi ngại nếu như tổ chức, bảo vệ xí nghiệp biết tôi làm những việc như thế thì thật gay. Hay vì mấy ngày vừa rồi tôi làm đồ tư cho mọi người nhiều quá đã đến tai xí nghiệp?
           Tôi vào phòng, nhanh chóng nhìn nét mặt của ông Đảng. Ông như có ý đợi tôi. Thấy tôi vào, ông nói tôi ngồi xuống, rót cho tôi tách trà, rồi ông nói luôn: Hôm trước đồng chí Phú đã đi khám sức khỏe. Theo giấy kết luận thì đồng chí không đủ sức khỏe đi bộ đội. Xí nghiệp cũng rất mừng là đồng chí ở lại làm được nhiều việc khó cho xí nghiệp. Có những việc trước kia như là hàn đắp bạc trục láp tầu, phải mang ra Hải Phòng mới làm được rất tốn kém. Nhưng đồng chí đã làm thành công tại xí nghiệp. Ban Giám đốc và phòng Tổ chức đánh giá rất tốt về tay nghề cũng như ý thức của đồng chí. Đúng là con nhà “ nòi” cơ khí. Nhưng bây giờ có việc đột xuất, phải trao đổi với đồng chí. Ông cầm một tờ giấy như là một tờ đơn giơ cho tôi xem. Ông nói: Hồi này tuyển quân rất khó khăn. Rất nhiều kỹ sư, giáo viên, sinh viên đại học cũng phải điều động tham gia quân đội. Có thể nói đợt này gần như là đợt tổng động viên. Đồng chí thấy đấy, ở miền Nam, nhất là khu vực Thành Cổ Quảng Trị chiến sự vô cùng ác liệt. Ta đang thắng to ở khắp các chiến trường. Nên việc tuyển quân cũng rất căng. Xí nghiệp muốn giữ đồng chí ở lại, nhưng nhân dân khu phố nơi  đồng chí ở có đơn đề nghị lên tỉnh. Họ thắc mắc về việc gia đình đồng chí đông người nhưng chưa có ai đóng góp cho chiến trường. Em gái đồng chí lại mới được đi học lớp y sỹ. Tỉnh có chỉ đạo là phải để đồng chí nhập ngũ, tham gia quân đội, để động viên tinh thần tuyển quân trong tỉnh. Tôi mời đồng chí lên để thông báo: Mặc dù đồng chí không đủ sức khỏe nhưng vẫn phải đi bộ đội. Đợt này là đợt bổ sung. Lệnh gọi nhập ngũ của đồng chí có đây rồi. Đúng 13 giờ ngày 25 tháng 5 đồng chí phải có mặt ở thị đội. Tôi sẽ bàn giao đồng chí cho thị đội. Nghe ông nói xong, tôi thở phào nhẹ nhõm vì như vậy không phải là cái tôi đang lo. Ông Đảng nói tiếp: Tôi cũng đã đọc đơn tình nguyện đi bộ đội của đồng chí, thanh niên như thế là tốt. Nhập ngũ là có điều kiện phấn đấu tốt hơn. Vào quân đội, môi trường phấn đấu vào Đảng cũng dễ hơn. Có nhiều anh ở nhà rất nghịch, nhưng đi bộ đội 1 năm 2 năm cũng đã được kết nạp vào Đảng, thật là vinh dự và hạnh phúc. Đồng chí phát huy tinh thần truyền thống của gia đình và quê hương, cố gắng phấn đấu nhé! Tôi đã làm việc với bộ phận tài vụ để cậu lĩnh lương cùng các chế độ. Gặp cậu xong tôi sẽ mời ông nhà lên trao đổi. Cậu lĩnh xong chế độ, về tổ chia tay với mọi người. Xí nghiệp và tổ sẽ liên hoan cho cậu. Thời gian gấp như vậy nên cậu không được nghỉ nhiều. Đi đâu thì đi, làm gì thì làm, nhớ là 1 giờ chiều ngày 25 phải có mặt tại thị đội đấy nhé.
            Tôi không nói được gì, ngoài việc cảm ơn ông đã đánh giá tốt về tôi. Tôi hứa sẽ nhập ngũ và sẽ phấn đấu tốt. Cùng lúc đó đã có mấy người tài vụ, đoàn thanh niên, hội phụ nữ, công đoàn đến phát chế độ lương, cùng các phụ cấp cho tôi. Nhận lương xong, ông cán bộ hành chính mang lên hai đĩa kẹo và hai bao thuốc lá Điện Biên bao bạc, một tút thuốc lá Tam Đảo. Ông Đảng đã mời bố tôi và anh Cương tổ trưởng tổ tôi nữa, mọi người làm bữa liên hoan “ngọt” rất vội vã. Vì chỉ ngày kia tôi đã phải có mặt ở thị đội nên không còn thời gian nữa.
          Cuộc liên hoan tiệc ngọt với tràn ngập lời chúc tụng rất quen thuộc. Ai cũng kết bằng câu: Cố gắng giữ gìn sức khỏe, cố gắng phấn đấu cho tốt để nhanh được kết nạp vào Đảng. Cái câu chúc này của mọi người nghe mãi như là câu nói cửa miệng thời bấy giờ, nó thành ra nhàm chán đến khó chịu. Tôi nghĩ sao lại cứ phải vào Đảng mới được tự hào? Vào Đảng mới thật sự là hạnh phúc? Vào Đảng mới thật sự là vinh quang? Chẳng lẽ là quần chúng, chẳng lẽ là người thường dân thì không có được vinh quang, không có được hạnh phúc, tự hào hay sao? Có gì đó, mà tôi chưa thể hiểu hết. Năm 1970 khi đang học tập tại xưởng đóng tầu 3 - Hải Phòng, lớp học toàn là công nhân của Ty Giao thông Thái Bình gửi ra đào tạo. Một lần, đoàn của ty ra thăm trường. Hôm đó, ông Âu, giám đốc xí nghiệp đi cùng với ông Trang Trưởng ty giao thông. Ông Trang nói mấy câu làm cho mọi người đều thấy có gì đó không thật thuyết phục. Đại ý ông nói là thanh niên phải phấn đấu cho tốt, để được vinh dự đứng trong hàng ngũ của Đảng. Chỉ có vào Đảng mới là hạnh phúc. Ông kể: Mấy ngày trước tôi có đi dự một đám cưới. Chú rể đứng lên phát biểu cảm ơn mọi người và nói: Hôm nay là ngày vui, là ngày hạnh phúc nhất của tôi. Ông phê phán chú rể đó nói như vậy là dốt, là không đúng với thanh niên thời nay. Vì lấy vợ, chẳng qua là một việc bình thường của tạo hóa. Ai lớn lên cũng phải có gia đình, phải có vợ, có chồng, có con. Vì thế, ngày cưới là một việc bình thường của tạo hóa, của kiếp luân hồi. Hạnh phúc chỉ có khi được vào Đảng, khi được đứng trong hàng ngũ của Đảng, được cống hiến nhiều cho Đảng, cho nhân dân, thì mới có thể nói đó là vui nhất, hạnh phúc nhất.
             Lúc đó chúng tôi còn quá trẻ, nên không hiểu hết được những điều ông nói. Cũng có nhiều tiếng xì xèo, nhưng chẳng có ai phát biểu đúng sai hay tán thưởng thế nào. Vì chúng tôi đa phần là những chàng trai chưa vợ đang đi học nghề. Thậm chí chỉ có ước ao làm sao có được đôi dép nhựa Tiền Phong mầu trắng hay dép nhựa gia công màu nâu cũng được, hoặc thèm một cái kính đen của Trung Quốc bán ở mậu dịch 12 đồng, hay chen nhau mua được cốc cà phê đá 8 hào của khách sạn Hồng Bàng v v… thì việc vào Đảng như ông nói đâu phải là vấn đề số 1. Thoáng nghĩ vậy, tôi đã thấy mông lung, vì việc tôi đi bộ đội cũng bị bất ngờ. Nhất là lệnh nhập ngũ quá gấp. Tôi cầm cái túi xách đủ các thứ quà của các hội, các tổ chức tặng. Nào là khăn mặt, giấy viết, phong thư cùng tem bưu điện, bút bi. Có lẽ quan trọng nhất là tút thuốc lá Tam Đảo của ông trưởng phòng hành chính tặng. Tiền như vậy, cộng các khoản được thanh toán, cả lương, phụ cấp này khác gần hai trăm đồng. Thời đó số tiền này là khá lớn. Tôi cùng bố tôi về bên lán. Anh Cương chạy theo nói: Thời gian gấp thế này, thì tối nay tổ sẽ liên hoan tiệc mặn cho Phú tại nhà anh. Anh mời cả ông đến dự.
              Anh Cương tổ trưởng, nhà ở ngay phố Tiểu Hoàng. Ông bố anh Cương trước cũng tham gia kháng chiến chống Pháp, nhưng nay có một cửa hàng sửa chữa xe đạp lớn nhất của phố huyện, khách lúc nào cũng đông. Thời đó như vậy là thuộc hàng gia đình giầu có. Nói với tôi xong, anh Cương gần như là chạy về tổ, thông báo với mọi người về kế hoạch liên hoan tối, rồi vội vã đạp xe về nhà, nhờ vợ mua sắm cơm nước cho bữa tiệc tối nay.
            Tôi về tổ, về chỗ bố tôi làm việc. Rồi gần như là đi khắp các tổ trong xí nghiệp chào mọi người. Ai cũng chúc tụng cho tôi gặp may. Mấy chị thợ lớn tuổi quý tôi, cầm tay tôi rồi mếu máo, cứ như là tôi đi bộ đội sẽ không thể trở về. Đến tổ kích kéo, anh Hùng gọi riêng tôi ra nói: Chú mày định đi thật đấy à? Sao không “tút” đi đâu để tránh. Mấy đứa đi đợt trước đã về quê cả rồi. Tôi nói: Chắc em không làm như họ. Anh bạn nói tiếp: Có mấy cách có thể tránh được đấy. Theo kinh nghiệm, thì sau nhập ngũ vài ngày, thế nào đơn vị cũng khám lại sức khỏe. Chú xem có sử dụng không anh bầy cách cho. Anh Hùng thì thầm cho tôi cách dùng thuốc gì để huyết áp tăng cao, làm nhịp tim không ổn định. Hay uống loại nhựa cây xương rồng làm người phù nề. Hoặc có loại mủ cây, bôi vào người sẽ tạo vết lở loét giống như bị bệnh ngoài da mãn tính. Tôi cảm ơn anh, rồi tiếp tục sang các tổ khác chào chia tay mọi người.
           Ngay buổi trưa, các chị trong tổ tiện của bố tôi đã làm bữa liên hoan cho tôi là thịt hẳn hai con gà giò của tổ. Các chị làm món luộc, một phần lòng xào với đỗ Hà Lan. Loại đỗ quả dẹp mọc trên giàn mà bố con tôi trồng, có hoa mầu tím. Còn quả thì từng chùm rất nhiều, gần như là có quanh năm. Một phần lòng gà cùng cổ cánh, được xào lên rồi nấu miến với nước gà luộc. Tôi ăn qua quéo. Mọi người tranh nhau gắp thức ăn cho tôi. Tôi thấy bề bộn thế nào ấy, nên ăn chẳng biết ngon. Ăn xong, tôi xin phép mọi người về lán nghỉ, chuẩn bị tư trang. Nhưng tôi không qua lán ở ngay, mà tạt qua chỗ anh Thịnh tổ Gò, cùng anh ra quán nước của bà Ba ở bờ sông.
Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #94 vào lúc: 12 Tháng Mười Một, 2021, 02:48:59 pm »


          Cả khu vực này, chỉ có mấy cái quán nước nhỏ ở bến đò Trà Lý phục vụ khách qua sông và công nhân xí nghiệp. Quán xá hồi đó thật lèo tèo. Chủ yếu là thuốc lào, thuốc lá, vài gói kẹo vừng, kẹo lạc, hay mấy cái bánh chưng gù. Có nước chè xanh uống bằng bát, cái bát đã cũ kỹ, nước chè khô thì uống bằng cái chén hoa hồng. Bà Ba còn thậm thụt bán cả rượu trắng, mà hồi đó được coi là “rượu lậu”. Được cái là bà Ba rất khéo chiều khách. Nước chè của bà thường là ngon nhất so với các quán. Nên quán của bà lúc nào cũng đông. Chồng bà là cán bộ thuế vụ, dân miền Trung Nam bộ tập kết. Bà có 5 người con, người con gái lớn tên Bích hay thay bà bán hàng. Cô bé Bích rất xinh xắn, người bé nhỏ như là con chim chích có đôi mắt thật sắc năm nay cũng tầm 15 tuổi. Tôi với anh Thịnh cứ buổi trưa thường hay ra ngồi uống nước và hút thuốc lá. Không hiểu sao, gần 1 năm nay cô Bích không bao giờ lấy tiền của anh em tôi. Mặc dù số tiền không nhiều. Đặc biệt hơn là cứ ngày thứ bẩy ra uống nước, khi về thì cô Bích lại dúi cho tôi một bao thuốc lá nữa. Khi thì thuốc Tam Đảo mà chúng tôi hay hút, khi thì cao cấp hơn là bao Điện Biên. Mới đầu anh em tôi cũng ngạc nhiên, vẫn gặng trả tiền, nhưng Bính cứ dứt khoát không lấy. Đôi mắt sắc cứ nhìn tôi như muốn nói điều gì. Lâu dần rồi thành quen, chúng tôi không bao giờ nói đến chuyện trả tiền nữa. Trong lòng cũng thấy vui vui, anh Thịnh thơm lây vì được hưởng sái trà thuốc, anh nói với tôi: Cô bé Bích hay khoe với mọi người là nó yêu ông vì ông trẻ nhất, đẹp trai nhất xí nghiệp. Với tôi thì chưa bao giờ có suy nghĩ là yêu, vì thực sự Bích còn quá bé. Nhưng hàng ngày anh em tôi vẫn ra uống nước, hút thuốc miễn phí, có hôm cao hứng còn thêm mấy cái kẹo lạc hay kẹo vừng. Thấy anh em tôi đến, chưa kịp ngồi cô Bích hỏi: Anh Phú phải đi bộ đội à? Tôi ngạc nhiên hỏi lại: Sao em biết? Bích nói: Tất cả đều biết anh phải đi mà. Chúng tôi lại bài ca nước trà, thuốc lá, kẹo lạc như mọi khi. Buổi trưa trời nắng, quán cũng không có khách, Bích cũng không hỏi gì nữa, nhưng mắt cứ nhìn tôi đăm đăm, khuôn mặt em buồn. Không láu táu, tíu tít chuyện trò như mọi ngày. Anh em tôi ngồi thêm một lúc nữa, đang chuẩn bị đứng lên thì Bích mang ra một gói nhỏ nói: Đây là thuốc lá anh Phú cầm đi để hút. Rồi cô nói nhanh: Tối nay anh còn ở xí nghiệp, thì ra đây nhé, em nói cái này.
            Tôi cùng anh Thịnh về lán nghỉ, hai anh em nằm vừa hút thuốc lá vừa nói chuyện. Tôi bóc gói quà của Bích ra xem, trong lớp giấy báo có 5 bao thuốc lá Tam Đảo, loại thuốc mà anh em tôi thường hút, cùng một mảnh giấy học trò, viết mấy chữ “cẩu thả” như của trẻ con: “Anh mang thuốc lá đi hút, nhớ viết thư cho em”. Anh Thịnh nói thêm về việc cô bé Bích người nhỏ, nhưng tính thì lớn trước tuổi. Anh hỏi tôi: Lúc Bích đưa quà có nói gì không? Tôi nói lại là Bích nói: Nếu tối còn ở đây thì ra chơi. Anh Thịnh cười nói: Như vậy là chắc cô bé Bích muốn đi chơi chia tay với ông rồi, nó yêu ông quá đấy. Tôi nói: Bích còn bé quá, chắc tối nay tôi không ra gặp đâu. Hai anh em chuyện phiếm một lúc nữa, anh Thịnh đến giờ đi làm, còn tôi nằm hút thuốc triền miên. Lúc sau tôi dậy chuẩn bị tư trang, để lại hai bộ quần áo, còn cho hết các thứ vào cái hòm tôn mạ, mà bất cứ người công nhân nào cũng có. Vừa xong, thì kẻng báo động máy bay thúc liên hồi, rồi tiếng máy bay phản lực gầm rú, bay xoẹt qua, để lại âm thanh ầm ào như sấm rền, làm tăng thêm cái nóng, cái nắng của những ngày hè oi bức. Sự ngột ngạt, báo hiệu hiện diện của chiến tranh. Có những loạt súng bộ binh bắn đuổi máy bay nghe lốp bốp, rời rạc. Lúc sau, kẻng báo yên, xí nghiệp lại ồn ào tiếng búa, tiếng máy. Tôi mang hòm đựng quần áo sang gửi chỗ bố tôi, rồi ở chơi một lúc với mọi người. Khoảng 4 giờ chiều tôi đạp xe ra nhà anh Cương, bố tôi từ chối không ra dự liên hoan của tổ tôi.
           Đến nhà anh Cương, cảm nhận không khí dao thớt thật tấp nập, tiếng dao băm, chặt nghe lốp cốp sôi động, mùi rau thơm, mùi hành tỏi thơm nức. Thời đó tổ chức một bữa ăn thật vất vả, vì thịt gà, thịt lợn là thứ không phải dễ mua. Ra chợ mua bán thịt lợn không được công khai. Người bán hàng thì giấu giấu, diếm diếm, thậm chí có người còn giấu cả thịt lợn trong người. Vì chế độ bao cấp, chế độ tem phiếu rất nặng nề, chặt chẽ, khắc nghiệt. Nhà nước chủ trương cấm thị trường buôn bán tự do, quản lý thị trường và các thuế vụ thấy bán thịt lợn là tịch thu ngay, gà, vịt, ngan, ngỗng cũng vậy.
           Chính tôi cũng đã có lần từng là nạn nhân của quản lý thị trường, thuế vụ thời đó. Năm 1968, trước khi đi học chuyên nghiệp, tôi ra Hải Phòng chơi thăm bà con họ hàng. Khi đi, mẹ tôi mua hai con gà mang ra làm quà, mỗi con nặng chừng cân rưỡi. Nhưng ra đến trạm thuế bến phà Qúy Cao, thì bị chặn lại, tịch thu. Tôi khóc lóc, trình bầy mãi, mới xin lại được 1 con, họ thu mất 1 con. Nghĩ lại thời đó thật khổ, cái gì cũng trưng thu, trưng nộp, hoặc bán cho Nhà nước. Tất cả đều với lý do, với mục đích là vì bộ đội, vì tiền tuyến, vì đồng bào miền Nam ruột thịt. Một số cán bộ lợi dụng vào chính sách đó của Nhà nước, để bóp chẹt nhân dân, làm những điều bất công vô đạo lý, làm giầu cá nhân cho chính bản thân họ. Nên cuộc sống sinh hoạt của dân chúng lúc bấy giờ thật vô cùng khó khăn, thật nhiều bức xúc. Đã có trường hợp người dân bị bắt rượu nhiều lần, bức xúc quá, lập mưu đội rượu đi bán bằng cái nồi hông mà thường hay đựng nước tiểu trong mỗi gia đình. Nhưng rồi cũng vẫn bị theo dõi và bị bắt. Họ bèn nghĩ ra kế để chơi khăm thuế vụ, là lấy nước tiểu, cũng đội đi như mọi ngày. Mấy anh thuế vụ tưởng bở, đòi bắt như mọi khi, bà bán rượu cao tay nói: Đây không phải là rượu, mà là nước tiểu đấy. Nhưng hai anh thuế vụ vẫn không tin, rồi co kéo, bà bán rượu lậu chỉ đợi có thế bèn vờ như mất đà, ụp cả nồi nước tiểu vào đầu anh thuế vụ.
             Tôi ghé vào gia đình anh Cương chào mọi người, rồi sang chơi với mấy anh em bạn ở phố. Trong thời gian làm việc tại đây, tôi có quen thân với một vài anh em ở thị trấn Tiểu Hoàng, phố Hùng Thắng, ngày nay hai địa danh này đều thuộc thị trấn Tiền Hải. Các gia đình này đều có cửa hàng buôn bán nên kinh tế rất khá. Có nhà còn có cả xe máy. Loại xe MZ của Liên Xô, hoặc Mô-kích của Đức. Những xe này hồi đó có giá tới 4000- 5000 đồng một chiếc. Đây là một khoản tiền rất lớn. Đặc biệt là tôi thân với anh Nghiêu, anh Nghiêu hơn tôi hai tuổi làm nghề chụp ảnh. Anh Nghiêu là cháu của nghệ sỹ nhiếp ảnh Đăng Quang. Thời đó, nghề ảnh là quý hiếm lắm, nên ai làm nghề này kinh tế rất khá hoặc giầu có. Cũng từ anh Nghiêu mà tôi quen với người em họ anh, con gái lớn của ông Đăng Quang, tên là Kim Chi. Kim Chi là cô gái xinh đẹp, mới học xong lớp 10 thi đại học bị thiếu điểm. Tôi với Kim Chi mới nhóm lên một sự cảm mến, chưa thật là yêu. Tháng trước tôi với Kim Chi cũng đã có một lần xuống biển Đồng Châu chơi, dự tính là đi xem trăng mọc. Nhưng có lẽ do xui xẻo, hay do không hiểu biết, nên chúng tôi đi ngắm trăng mọc, lại đi vào ngày 17 âm lịch. Trời hôm đó u ám đen sì, đầy mây giông. Những đám mây ùn ùn cuộn lên, tối sập xuống rất nhanh. Tôi cảm thấy rợn người, có gì đó như báo hiệu xui xẻo. Chuyện tình cảm có vẻ cũng không đến được đích cuối cùng. Tôi sẽ xin kể về chuyến đi chơi này với các bạn sau.
          Tôi nói với anh Nghiêu về thời gian và kế hoạch nhập ngũ. Anh Nghiêu nói: Ông cứ liên hoan ở đó khi nào xong thì sang đây chơi, chúng tôi liên hoan chia tay ông vào đêm nay. Đã hơn 5 giờ chiều, tôi trở về nhà anh Cương. Cả tổ đã đến đông đủ, đang  nói cười ầm ỹ. Chị vợ anh Cương năm nay khoảng ngoài 30 tuổi. Chị có ngoại hình thật “đồ sộ”, cân nhanh chắc cũng tới 65 kg, đối lập với thân hình gầy còm của anh Cương. Mặt chị đỏ lựng, mồ hôi ướt đẫm cái áo vải phin nõn nhuộm nâu. Thấy tôi về mọi người ồ lên, anh Cương giục vợ đi thay quần áo. Ba mâm cỗ được bầy giữa sân gạch đã được trải những cái chiếu cũ. Trời đã tối, một loạt đèn đất được thắp lên. Cỗ thật lớn, đủ cả các món, gà, lợn, tôm, cua. Mỗi mâm lại còn có cả đĩa giò thật dầy. Thời bấy giờ cơm cỗ, mà có giò, có chả, là cỗ lớn lắm. Nếu được đi ăn giỗ, hoặc ăn tiệc cưới hay bất cứ bữa tiệc nào đó, thì người ta thường nói đến cỗ to, cỗ nhỏ, là thể hiện ở đĩa giò, có giò hay không, hay giò có dầy không? Người ta còn nói: Cắn giò ngập chân răng, ý nói là cỗ to của nhà giầu thời bấy giờ. Thật khổ, chẳng bù cho bây giờ, mâm cơm, mâm cỗ mà có giò, có chả, nếu ở thành phố thì thường là thừa. Có mâm còn thừa nguyên cả cả đĩa. Anh Cương nhanh chóng tuyên bố lý do của bữa tiệc chia tay tôi. Có hai chai rượu chanh, còn lại là rượu “quốc lủi”. Rượu đã được rót ra đủ các loại cốc của gia đình. Sau lần chúc đầu, mọi người hối hả ăn uống trò chuyện sôi động. Cứ như là việc chia tay tôi chỉ là cái cớ để được liên hoan, để được ăn uống, nhất là sau khi đã có một hai cốc rượu mở màn. Bữa tiệc kéo dài gần hai tiếng, mấy bác ham rượu giọng nói đã méo. Khoảng tám rưỡi mọi người bắt tay tôi, lục tục ra về. Tôi cảm ơn mọi người, cảm ơn gia đình anh Cương đã tổ chức bữa tiệc vui chia tay tôi.
       Trà lá thêm lúc nữa tôi chào mọi người, rồi sang chỗ anh Nghiêu trò chuyện. Tại đây, lúc 11 giờ đêm, anh em bạn lại tổ chức liên hoan cho tôi, một bữa tiệc thật đặc biệt. Đó là bánh cuốn tráng, ăn với chả ngóe, chả chão chuộc. Từ tối anh em đã tập trung đi bắt được rất nhiều ngóe và chão chuộc. Mang về băm, giã thật mịn cùng với thịt lợn, trứng gà, các loại hành, rau thơm viên tròn, to hơn hòn bi. Rồi dàn mỏng ra thành những cái chả to như miệng cốc, rán vàng, thơm phức. Có cả rượu trắng, anh em chúng tôi thưởng thức, lai rai đến quá khuya mới kết thúc. Mọi người lăn ra ngủ tại chỗ. Sáng hôm sau, lại một chầu bánh cuốn nữa, rồi tôi chính thức chia tay anh em đạp xe về nhà. Tôi mời mọi người ngày mai lên nhà tôi liên hoan.
          Gần trưa tôi mới về đến nhà. Bà con khu phố biết tin tôi đi bộ đội đến chia tay rất đông. Mẹ tôi đã làm cơm để gia đình liên hoan, bà trách sao bây giờ mới về. Chú em út còn nhỏ thấy tôi về, chạy ra bắt tôi bế. Mẹ tôi không nói gì, chỉ thỉnh thoảng lau nước mắt. Tôi là con thứ ba sau hai chị gái, nhưng con trai thì lại là lớn nhất. Là đứa con ngoan, lúc nào tôi cũng lễ phép với người lớn. Năm nào cũng được giấy khen về thành tích học tập. Tôi không có tính nghịch ngợm, hay đánh nhau như bạn bè cùng trang lứa ở khu phố. Nên tôi được bà con, những người lớn tuổi rất quý. Từ khi đi làm có lương, tôi chỉ giữ lại một ít chi dùng còn lại đưa hết cho mẹ tôi để phụ giúp kinh tế cho gia đình đang rất khó khăn. Ở khu phố, mỗi lần ai có con cái nghịch ngợm, bị mắng chửi, bị đánh thì họ hay lấy tôi ra để so sánh. Đại loại như: Sao mày không sang học thằng Phú con bà Hiền kia kìa v.v… Bố mẹ nào mà chẳng quý con cái. Với anh chị em tôi thì hình như tôi là niềm hy vọng lớn của gia đình, nên việc tôi phải đi bộ đội sẽ là nỗi buồn lo rất lớn của mẹ.
Logged
RememberTheName
Thành viên
*
Bài viết: 8


« Trả lời #95 vào lúc: 17 Tháng Mười Một, 2021, 02:36:28 pm »

chú Phú viết hay quá . Con đọc đi đọc lại truyện của chú 3,4 lần rồi
Mong chú viết thêm về truyện thời chống Mĩ trước 1975


Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #96 vào lúc: 21 Tháng Mười Một, 2021, 05:30:39 pm »


          Chào bạn RememberTheName !!!
         
           Cảm ơn cháu đã quan tâm đến chuyện của mình chúc cháu luôn vui khỏe thành công!!!
Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #97 vào lúc: 21 Tháng Mười Một, 2021, 05:33:27 pm »


                   Buổi chiều anh em bạn bè ở cùng xí nghiệp nơi tôi làm việc đến chia tay rất đông. Hôm qua mẹ và chị tôi mua được một ít kẹo chanh, kẹo Hải Châu cùng những bánh quy xốp, bánh đũa cả, loại bánh gia công. Có cả kẹo lạc, kẹo dồi để mời khách đến chia tay gọi là liên hoan ngọt cho tôi. Đồ uống thì có chè xanh và chè khô Hồng Đào loại 2, bốn hào rưỡi một gói của mậu dịch. Chè xanh thì mua ở chợ bao nhiêu cũng được. Còn những gói chè khô loại 2 này cũng không phải là dễ mua. Rượu bia thì thời đó là hàng xa xỉ, “cao cấp” không thể có. Mấy anh em bạn cùng xí nghiệp, gợi ý xin tôi tặng lại những cái áo sơ mi cổ cứng kẻ xanh, cái quần vải ximili pha nilon mầu rêu tôi thường mặc. Cả cái kính đen mà tôi mua 12 đồng hồi đang học tại Hải Phòng. Các anh kiêng kỵ, ý tứ không nói là bán mua, mà là kỷ niệm nhau. Tôi cũng chiều mọi người, kỷ niệm lại những thứ mà các bạn thích. Mỗi anh lại cho tôi ít tiền với giá trị tương đương, nói là mang đi đường để tiêu. Thời đó mua sắm được những thứ “hàng độc” đó không phải là dễ. Mọi người nhận được đồ rất vui, chúc tôi may mắn rồi ra về.
         Chiều muộn, nhóm của anh Nghiêu ở thị trấn Tiền Hải cũng đến chia tay. Trong nhóm có cả Kim Chi. Mọi người có ý cho tôi và Kim Chi nói chuyện riêng một lúc. Kim Chi nói những lời động viên tôi và tự trách, vì giữa tôi và Kim Chi chưa có những kỷ niệm cao hơn… Có lẽ Kim Chi ý tứ nói về việc hôm hai đứa ra biển chơi. Giữa trời, trước biển bao la chỉ có tôi và Kim Chi. Hai anh em ngồi cạnh nhau ăn kẹo nói chuyện đợi trăng lên. Khi tôi ngỏ ý xin được hôn cô, mặt Kim Chi đỏ hồng lên rất nhanh, rồi cứ cúi mặt ấp vào hai đùi, dứt khoát không cho tôi hôn. Có thể lúc đó chúng tôi chưa có được những tình cảm sâu sắc của tình yêu. Có thể tôi còn nhút nhát, chưa hiểu hết được tâm lý của con gái. Cũng có thể thời đó quan hệ nam nữ khắt khe hơn bây giờ. Con gái thường có sự giữ gìn e ấp chứ không thoải mái như thời nay. Kim Chi tặng tôi quyển sổ bìa đỏ có ghi những lời chúc tốt đẹp và nhận tôi mãi là người anh tốt nhất của cô. Tôi nói chuyện chia tay trong tâm trạng thật thoải mái. Vì nghĩ Kim Chi còn phải học đại học, tôi phải đi bộ đội, phải ra trận không biết khi nào được trở về. Có thể rất lâu, hoặc không bao giờ trở về. Tôi lại là người động viên lại Kim Chi để giảm đi những bịn rịn, những nỗi buồn của sự chia tay. Hết đợt khách này đến đợt khách khác, phải tới mười giờ tối mới ngớt. Còn mấy bạn ở phố Tiền Hải có xe máy, tôi nói một bạn chở tôi bằng xe máy Mô-kích chạy quanh thị xã một vòng. Đây là lần đầu tiên tôi được ngồi sau xe máy, nên thấy thật ấn tượng. Đợi mọi người về hết bố mẹ giục tôi đi ngủ để mai chính thức tòng quân.
         Sáng hôm sau, vẫn còn lẻ tẻ họ hàng, bà con dân phố đến chơi. Buổi trưa là bữa cơm chính thức của gia đình chia tay tôi. Cả nhà tôi gồm bà nội, bố mẹ tôi và tám chị em, tổng số là mười một người. Thiếu chị gái thứ hai đang công tác mãi Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang, có thêm cả ông chú họ nữa tề tựu đủ hai mâm. Bố mẹ tôi, chị gái và cô em gái giáp tôi thì rất buồn. Ngược lại năm em tôi thì rất vui, cái vui của trẻ con vì có nhiều thức ăn ngon, được ăn nhiều kẹo, được anh trai đi bộ đội sẽ có súng, sẽ có võ. Mà súng và võ thì đứa trẻ nào mà không thích. Thời gian trôi đi rất nhanh, đã một giờ chiều, đến giờ tôi phải lên đường sang thị đội. Tôi lần lượt ôm từng người trong gia đình. Tôi hứa với bố mẹ là tôi sẽ phấn đấu tốt, bố mẹ không phải lo con nhiều. Bố mẹ tôi ở nhà, còn chị gái và mấy người em đi cùng tôi sang nơi tập trung.


II

Thị đội Thái Bình ngay đằng sau nhà tôi ở phố Trưng Trắc. Hồi đó nhà tôi ở phố Lê Lợi, hai phố chạy song song nhau, nhà tôi và thị đội chỉ cách một cái ao to.
Tới nơi, vào đến cổng, tôi đã thấy ông Đảng đứng đợi. Ông tỏ ra rất mừng khi nhìn thấy tôi. Đây là đợt nhập ngũ bổ sung nên không đông lắm. Ông Đảng nhanh chóng bàn giao tôi với cơ quan thị đội. Ông thở phào, coi như công việc của ông đã xong. Ty Giao thông đợt này chỉ có một mình tôi nhập ngũ, ông bắt tay tôi chúc tôi đi may mắn và phấn đấu tốt. Ông móc trong cặp ra một túi thuốc viên mầu trắng nho nhỏ, nói: Đây là loại thuốc Vitamin C, có thể tra vào canh mà hôm nọ cậu ăn đấy, Phú mang đi mà dùng. Ông nói câu cuối như là có sự cảm động của tình cảm cha con. Tôi cảm ơn ông, bất giác cảm động trước tình cảm của ông dành cho tôi. Người cán bộ thị đội nhận giấy tờ, mắt nhìn lướt qua tôi, rồi chỉ tôi vào khu vực dành cho tân binh. Cũng khoảng mấy chục người, nhưng tôi không thấy ai quen. Bên ngoài những người tiễn đưa đứng chen chúc chỉ trỏ nói cười. Cũng có những người mẹ, những cô gái trẻ miệng gượng cười, nhưng mắt thì đỏ hoe.
     Tuýt...toe… tuýt…toe, tiếng còi lanh lảnh cất lên, không gian chợt yên tĩnh. Giọng một đồng chí cán bộ đeo xà cột đen hô to: Các đồng chí tân binh chú ý: Ba hàng ngang tập hợp! Chúng tôi còn đang ngơ ngác thì mấy anh bộ đội đến hướng dẫn xếp hàng. Tôi cùng mọi người lục tục đứng dậy, trông đội hình thật lôi thôi. Người thì túi vải, người thì ba lô cũ, quần áo mỗi người một màu, một kiểu, vì chưa được cấp phát tư trang. Tôi thì xách cái túi du lịch mầu xanh của Trung Quốc, mà dịp năm trước mua được trên Hà Giang. Hơn 30 tân binh đứng vào hàng theo sự chỉ dẫn của những cán bộ khác. Sau khi đội ngũ tương đối ổn định, người cán bộ thổi còi lúc nãy hô: Nghiêm! Giọng hô của anh thật đanh, thật vang, mọi tân binh và những người thân đưa tiễn thật sự im lặng. Người cán bộ hô nghiêm xong, chạy mấy bước đến trước mấy vị chỉ huy, giơ tay chào theo điều lệnh, rồi dõng dạc nói: Báo cáo đồng chí thượng úy chỉ huy phó thị đội: Các đồng chí tân binh đã tập hợp đầy đủ, mời đồng chí ra nói chuyện! Đồng chí thị đội phó đeo khẩu súng ngắn cùng cái xắc cốt đen giơ tay chào đáp lễ rồi nói: Đồng chí về chỗ! Rồi bước về phía chúng tôi, đứng trước hàng quân hô: Các đồng chí nghỉ! Thị đội phó nói tiếp: Thay mặt ban chỉ huy thị đội, tôi nhiệt liệt hoan nghênh các đồng chí đã nhập ngũ đúng giờ, đúng hẹn. Từ bây giờ các đồng chí đã là bộ đội. Đây là đợt tuyển quân bổ sung, nên các đồng chí về đơn vị sẽ được cấp phát quân tư trang. Chúng ta là quân đội cách mạng, sức mạnh của quân đội là kỷ luật. Vì vậy từ bây giờ các đồng chí làm gì, đi đứng, ăn nghỉ, tập tành, đều phải nhất nhất tuân theo mệnh lệnh của chỉ huy trực tiếp của mình. Thay mặt ban chỉ huy thị đội, tôi chúc các đồng chí luôn khỏe, chân cứng đá mềm, hoàn thành tốt nhiệm vụ để phát huy truyền thống của gia đình, của quê hương, xin chào các đồng chí!
        Tiếp theo, đồng chí cán bộ lúc nãy ra trước hàng quân hô to: Nghi…ê ..m ... mệnh lệnh hành quân, hướng hành quân: Hướng Bắc! Quãng đường hành quân: ba ki-lô-mét, tốc độ hành quân: 4 ki-lô-mét/giờ. Hàng hai… bước! Chúng tôi lục tục di theo sự hướng dẫn của các cán bộ, một số cán bộ ra hiệu những người thân đưa tiễn dạt ra để mở đường cho chúng tôi. Tiếng nói, tiếng cười, cùng những cái bắt tay níu kéo lại rộ lên ồn ào. Một số người thân ở lại, một số người thì nhũng nhẵng đi theo, hoặc đi ngang người thân của mình. Tôi cũng nói chị tôi và các em tôi đi về, mọi người bịn rịn chia tay. Chị gái tôi là người luôn vất vả vì các em, lo toan cho các em. Phải chăng với ngoại hình gầy bé, cánh tay trái không duỗi thẳng được do di chứng chạy hậu của căn bệnh đậu mùa lúc chị mới sinh. Năm nay chị đã 25 tuổi vẫn chưa lấy chồng. Chị làm kế toán của một hợp tác xã thủ công rất có uy tín trong công việc. Mắt đỏ hoe, chị dắt chiếc xe đạp theo đoàn quân.
           Có thể nói, đây là ngày đầu tiên trong mấy nghìn ngày tại ngũ, là bước chân hành quân đầu tiên của đời quân ngũ. Cũng không thể ngờ, không thể tính được rằng từ hôm nay cho đến cuối đời binh nghiệp tôi đã đi được bao nhiêu ngàn vạn bước chân khắp mọi miền đất nước, dọc dãy Trường Sơn, đi khắp các chiến trường, trong cuộc chiến giải phóng dân tộc, cuộc chiến bảo vệ biên giới Tây Nam, rồi làm nhiệm vụ Quốc tế, tiêu diệt bọn Pôn-pốt, cứu giúp dân tộc Khmer và đất nước Campuchia khỏi họa diệt chủng.
           Chúng tôi theo cán bộ thị đội đi dọc phố Trưng Trắc, rồi rẽ ra phố Lê Lợi để lên cầu Bo. Đúng ra tên cầu là cầu Độc Lập, qua sông Trà Lý trên quốc lộ 10. Quốc lộ 10 hồi đó chạy giữa thị xã Thái Bình. Không biết lúc người Pháp xây dựng cây cầu này thì đặt tên là gì? Nhưng nhân dân thường gọi là cầu Bo. Cái tên cầu Bo là do phía Bắc cầu có làng Bo. Làng Bo nổi tiếng vì có giống ôỉ Bo. Ôỉ Bo quả to, thơm, ngon, ngọt dịu, cùi dầy, ăn giòn nhưng không cứng, hạt ít lại mềm, không loại ổi nào sánh được. Giờ đây khi giống ổi Thái Lan tràn vào, người ta chuộng quả to, cùi dầy. Nhưng ổi Thái Lan không có vị thơm. Giống ổi Bo ngày nay gần như đã không còn vì năng suất ổi Bo thấp hơn ổi Thái Lan nhiều. Thật tiếc cho một giống ổi quý.
Ngay đầu cầu phía Nam bên thị xã có khách sạn Sông Trà. Khách sạn này được xây dựng từ khoảng đầu năm 1960, giai đoạn kế hoạch năm năm lần thứ nhất. Thời đó xây được nhà ba tầng đã là “ác chiến” lắm rồi, tòa nhà cao nhất tỉnh. Đây là một nhà hàng, khách sạn quy mô lớn nhất miền Bắc thời bấy giờ. Dân Thái Bình theo sử sách thì bị chết nhiều nhất cả nước trong nạn đói Ất Dậu năm 1945, vì mất mùa, vì bị phát xít Nhật bắt nhổ lúa trồng đay. Người đói, người chết, người sống lay lắt, nhiều người đi tha phương cầu thực khắp mọi nơi. Ngày xưa thì làm gì có vali, cặp da, hay ba lô như bây giờ. Mọi người chỉ có cái bị cói để đựng đồ dùng cá nhân và những thứ xin được. Nên trong dân gian có câu chế nhạo người dân Thái Bình: “Thái Bình là đất ăn chơi, tay bị, tay gậy khắp nơi tung hoành”. Khi khách sạn Sông Trà xây xong, nghe đâu cũng bị Trung ương kiểm điểm. Vì xây dựng nhà hàng, khách sạn to cao quá, chưa hợp với tình hình phát triển kinh tế của cả nước lúc bấy giờ. Hồi đó, cứ ngày thứ bẩy, mấy chị em tôi hay được bố mẹ cho lên đó ăn cơm hoặc ăn phở. Cứ hai chị em một đĩa cơm xào, cơm rang có giá năm hào một suất rất nhiều thịt, nhiều trứng ăn không hết. Phở thì chỉ có hai hào rưỡi một bát. Đương nhiên là cửa hàng cũng bán cả cháo nữa. Cháo trắng thì có một hào một bát, cháo thịt thì 1 hào rưỡi một bát. Vì vậy trong dân gian thời đó lại có câu ca về Thái Bình: “Thái Bình có cái cầu Bo, có nhà máy cháo, có lò đúc muôi”.
Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #98 vào lúc: 21 Tháng Mười Một, 2021, 05:35:08 pm »


        Cái cầu Bo và nhà máy cháo thì như đã nói. Còn lò đúc muôi là nói về nhà máy Cơ khí 2 tháng 9, con chim đầu đàn ngành công nghiệp tỉnh. Nhưng lúc đó cũng chỉ đúc được cái lưỡi cầy, một số dụng cụ cơ khí, hoặc xoong, nồi v.v… Còn muôi không biết có đúc không, nhưng người đời vẫn cứ chế nhạo như vậy. Những câu vè này đã dẫn đến những hệ lụy, những tranh cãi không có hồi kết. Đôi khi còn xẩy ra những trận đánh nhau, vì các thành viên cãi vã xuất thân từ những vùng miền khác nhau. Tỉnh nào cũng có những đặc điểm riêng về tập tính “đất lề, quê thói”, nên anh em tỉnh nọ trêu chọc anh em tỉnh kia, bằng các câu vè đại loại như: Nam Hà thì là dân “cầu tõm”. Hà Tây là dân “gọi tép là tôm”. Hải Dương là dân “bánh gai đất”. Thanh Hóa thì “ăn rau má, phá đường tầu” v. v...
Cây cầu Bo cũng chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử phát triển của Thái Bình, trong đó có một sự kiện rất đau lòng. Ấy là hồi Mỹ đánh phá bằng không quân năm 1965, cầu Bo bị trúng bom rớt mất hai nhịp. Bên phía Nam còn một nhịp mố cầu. Năm 1970 dịp lễ kỷ niệm ngày Quốc khánh 2 tháng 9, tỉnh tổ chức hội thi bơi chải dọc sông. Nhân dân đứng rất đông trên mố cầu phía Nam để xem. Trời nắng nóng, một số chui xuống dưới gầm cầu. Mố cầu bị ảnh hưởng của bom, lại rất đông người đứng bên trên hò reo cổ vũ, làm nhịp cầu xập xuống. Rất nhiều người ở dưới đã bị nhịp cầu đè chết. Có những người bị cầu đè lên một phần thân thể, còn một phần thân thể ở bên ngoài, kêu la thảm khốc mà không sao cứu được. Mãi đến đêm, mới có người nghĩ ra cách rất thông minh, là dùng hai cái xà lan loại 200 tấn, bơm nước vào cho xà lan chìm một phần. Rồi lùa vào gầm nhịp cầu đua ra sông rồi bơm hút nước ra. Xà lan nổi lên nâng được nhịp cầu, mới lấy được các thi hài bị đè. Đến năm 1971-1972, tận dụng nhịp cầu bờ Bắc kéo dây cáp sang bờ Nam làm cầu treo cho người đi bộ. Do kỹ thuật thời đó không cao, nên đi cầu treo mà cứ bị lắc lư như đưa võng đến chóng mặt. Đoàn tân binh chúng tôi qua sông bằng cây cầu “thương binh” nửa bê tông, nửa cầu treo này. Chúng tôi đi tiếp hơn một cây số nữa thì dừng ở khu vực đê vùng, giáp ranh hai xã Đông Hòa và Hoàng Diệu. Nơi đây có một bến xe tạm sơ tán. Tháng trước bến xe này mới bị máy bay Mỹ đánh bom chết một số dân, cây cối ven đường vẫn còn đổ gẫy.
       Chúng tôi dừng lại, đây là nơi tập kết tân binh của toàn tỉnh. Tân binh và người thân đưa tiễn rất đông. Đồng chí cán bộ thị đội lại bàn giao chúng tôi cho cán bộ Quân lực tỉnh đội. Chị gái tôi cũng đã đến trong lúc đợi cán bộ làm thủ tục bàn giao, chị em tôi ngồi cạnh một cây bạch đàn nói chuyện. Khoảng 30 phút sau, số tân binh được tập hợp phân chia về các đơn vị. Tôi cùng hơn chục người khác tập trung theo sự chỉ dẫn của một đồng chí nhận quân khác. Nghe phổ biến là sẽ hành quân về đơn vị huấn luyện thuộc tiểu đoàn 817, trung đoàn 8, Quân khu Tả Ngạn. Từ đây, chúng tôi hành quân về đơn vị, quãng đường dài khoảng 20 ki-lô-mét. Mỗi người được phát một cái bánh mỳ có nhân thịt. Đồng chí cán bộ nói: Đây là khẩu phần ăn chiều của các đồng chí. Như vậy là bữa cơm đầu tiên của đời lính được ăn đồ Tây, thật oách. Khoảng 3 giờ chiều, chúng tôi theo cán bộ Quân lực trung đoàn 8 về đơn vị của mình. Mọi người chính thức chia tay người thân đưa tiễn. Có những tiếng cười vui, cũng có những tiếng khóc òa đến nghẹn lòng. Tôi giục chị tôi đi về, vì trong thâm tâm, tôi không muốn có chuyện bịn rịn lưu luyến kéo dài. Tôi quay lại nhìn chị, rồi bước nhanh theo đoàn quân.
         Đoàn tân binh chúng tôi bước nhanh như thể vừa đi vừa chạy gằn theo người cán bộ tuyển quân. Những người thân đưa tiễn, người thì đi bộ, người thì đi xe đạp chậm, hoặc dắt theo xe, vẫn lẽo đẽo bám theo sau. Tôi quay lại vẫn thấy chị tôi đang đứng đó. Một tay chị giữ ghi đông xe, một tay chị đưa lên lau nước mắt. Tôi giơ cao tay ra hiệu tạm biệt. Không biết chị có nhìn thấy tôi trong đoàn quân xa dần do bụi mù đã giảm tầm nhìn. Những người đưa tiễn rồi cũng vơi dần, vơi dần.
         Tôi bước dấn lên theo kịp mọi người, trong lòng, trong đầu nặng trĩu những nghĩ ngợi mông lung. Người cán bộ tuyển quân đi chốt sau đoàn, đeo cái xắc cốt màu đen trông già dặn nhất trong tốp cán bộ, bây giờ mới nói to: Các đồng chí tân binh chú ý, quãng đường còn dài đề nghị các đồng chí tăng tốc độ hành quân. Đây là buổi hành quân về đơn vị, nhưng cũng là buổi tập rèn luyện thể lực, các đồng chí “vận động”. Anh em chúng tôi không hiểu cái nghĩa “vận động” là gì. Mọi người đang tự thắc mắc thì thấy tốp anh em dẫn quân chạy theo kiểu chạy gằn. Đồng chí dẫn quân thấy anh em chúng tôi vẫn đi bình thường bèn nói to: Chạy lên, chạy nhanh lên các đồng chí ơi, chạy đi, vận động đi, nhanh, nhanh, nhanh! À ra thế! Đây có lẽ là từ quân sự đầu tiên mà  chúng tôi được học. Tiếng bước chân lộp bộp chạy dồn, đoàn quân tăng tốc độ làm bụi mù cuộn lên. Khổ nhất cho chúng tôi là những người đi cuối hàng nên hít bụi thật nhiều. Có lẽ chỉ vận động được vài trăm mét, ai nấy mặt đỏ tía tai, tim tôi đập thình thịch, rồi không còn tiếng bước chân chạy nữa. Mọi người trở lại đi bộ bình thường. Chúng tôi đi dọc theo quốc lộ 10. Qua cầu Đống Năm thì rẽ vào đường đất nhỏ liên xã, hai bên đường là cánh đồng lúa đã chín vàng. Trời nắng chiều oi nồng không gió, mùi lúa chín thơm lừng. Cái nóng nực do hành quân đi bộ chưa quen làm ai nấy mồ hôi ướt đẫm. Đoàn quân lại đi xuyên ra đường 39, con đường quốc lộ từ Thái Bình nối dài vượt qua sông Luộc, ra phố Nối Hưng Yên lên tới Hà Nội. Đây là phố Tăng, địa danh này có hơn chục nhà bám mặt đường. Nơi đây mấy năm nay trở nên sầm uất, đông vui, đang nổi danh vì có các chuyên gia Liên Xô cùng Đoàn địa chất 36 tổ chức khoan thăm dò dầu khí. Cái tháp khoan đồ sộ cao vút. Kho tàng, máy móc, vật dụng ngổn ngang. Nghe nói Thái Bình có mỏ dầu, trữ lượng lớn lắm. Nhưng vì chúng ta đang có chiến tranh nên chưa thể khai thác được. Đấy là nghe các cán bộ nói trong các buổi họp, học chính trị khi nói về đất nước ta giầu đẹp.
         Trời đã về chiều, như vậy là đã hành quân được khoảng 2 tiếng. Đoàn quân không bám được nhau như trước nữa mà kéo dài lê thê, trang phục lôi thôi mỗi người mỗi kiểu. Người thì đeo ba lô cũ, người thì xách túi vải, túi giả da, người đi dép cao su, người kéo lê dép nhựa, người đi giầy, những đôi giầy bảo hộ lao động màu xanh cũ kỹ. Vì số tân binh này chủ yếu là công nhân, các ngành nghề khác nhau. Đồng chí dẫn quân cho đội hình dừng lại nghỉ giải lao, thu đội hình. Lúc này ai cũng đã mệt và đói. Tôi sực nhớ ra ổ bánh mì kẹp thịt nguội được phát trước lúc hành quân. Mọi người lấy bánh ra ăn, bánh mì khô khốc. Không biết là do có sự báo trước hay sao mà có rất đông các mẹ, các chị, các em tay xách ấm, tay cầm bát, cầm chén ùa ra mời chúng tôi. Có mẹ còn mang cả chuối, cả khoai lang luộc mời mọi người. Ôi! Vui, thật vui vì mọi người đang mệt và khát nước. Tiếng các mẹ hỏi thăm, tiếng các cô gái cười vui với ánh mắt lúng liếng, các em nhỏ chạy đi chạy lại ríu rít mang nước, mang quà đến cho từng người. Thoáng nhìn các mẹ ai cũng nước mắt chảy dài ân cần chuyện trò mời chúng tôi ăn khoai, uống nước vối, nước chè xanh, chúc chúng tôi ra trận lập chiến công và gặp nhiều may mắn.
         Đây là lần đầu tiên trong đời quân ngũ tôi được đón nhận tình cảm "quân dân cá nước". Chúng tôi là lính, nhưng chưa được khoác áo lính, cái tình cảm đầu tiên này là dấu ấn mãi không thể quên trong suốt cuộc đời quân ngũ của tôi. Nghỉ ngơi chừng được khoảng 15 phút, thì tiếng người dẫn quân vang lên lanh lảnh: Giờ giải lao đã hết, các đồng chí tiếp tục hành quân! Mọi người lục tục đứng dậy nhanh chóng bắt tay các mẹ, các em, cái bắt tay câu chào lưu luyến. Những lời chúc xen lẫn lời nói, lời hứa vui vội vàng: Mẹ giữ em cho con mẹ nhé, hoặc: Đợi anh em nhé. Tiếng cười đùa của những chàng tân binh với các mẹ, các chị, các em gái cùng các cháu nhỏ làm cái mệt tan đi đâu hết. Mọi người lại lên đường, chuyện trò rộ lên râm ran. Đi. Đoàn quân lại tiếp tục đi. Đã qua khu Voi đá ngựa đá, nơi này không biết là nơi thờ vị tướng thời nào mà có cả voi, cả ngựa cùng những người lính hầu trước cửa miếu thờ. Tất cả đều được làm bằng đá tảng rất lớn. Đây là xã Chương Dương. Trời tối mờ rồi tối hẳn thì đến được thị trấn Tiên Hưng. Như vậy, chúng tôi đã đi được 20 ki-lô-mét. Đoàn tân binh rẽ qua cầu Đình Thượng, thì được chia đi mấy hướng, về các đơn vị khác nhau. Nhóm của chúng tôi có 5 người đi tiếp theo bờ đê có những cây nhãn già cỗi hai bên, rễ cây trồi cả lên mặt đê, đi không quen rất hay bị vấp. Địa danh này tôi biết, nếu cứ thẳng theo bờ đê thì tới các xã Lô Giang, Chi Lăng, Hòa Bình, Thống Nhất. Xã Hòa Bình đang có nhà máy đóng thuyền mà mấy năm trước bố tôi cũng làm việc tại đó. Tôi thường hay sang để mua những mùn cưa, phoi bào, củi vụn về làm đồ đun nấu cho gia đình, nên tôi rất rõ về khu vực này. Tôi bước nhanh theo kịp người dẫn quân và hỏi: Như vậy là mình về đơn vị nào? Xã nào hả thủ trưởng? Đồng chí dẫn quân còn trẻ, không biết hiện là chức vụ gì, quân hàm gì, anh quay sang hỏi tôi ở vùng này à? Tôi nói: Tôi không ở đây nhưng vùng này thì tôi biết. Người dẫn quân nói: Anh em mình về đại đội 5 của tiểu đoàn 817 hiện đang đóng quân tại xã Lô Giang. Như vậy là chúng tôi phải hành quân khoảng 2 ki-lô-mét nữa. Mệt, đã rất mệt và đói. Đi khoảng hơn 1 ki-lô-mét, chúng tôi rẽ vào làng. Vòng vèo ngõ xóm một lúc rồi tới một nhà dân. Ban chỉ huy đại đội 5 đang đóng tại đây.
Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #99 vào lúc: 21 Tháng Mười Một, 2021, 05:37:12 pm »


          Đang còn lần mò ngoài ngõ tối om, đã nghe thấy giọng đồng chí dẫn quân lanh lảnh: Báo cáo các thủ trưởng đại đội, tôi là Nguyễn Danh Lâu, tiểu đội trưởng tiểu đội 9 đã đi nhận tân binh về. Tiếng người cán bộ đại đội nghe vang vang, giọng nói thật chững chạc. Đồng chí Lâu hả? Thế anh em đâu cả rồi? Cùng lúc ấy chúng tôi bước vào sân, đồng chí Lâu nói: Báo cáo đại đội trưởng, tổng số có 5 đồng chí, toàn dân cơ quan, mọi người đã tập kết đầy đủ. Thế hả? đồng chí mời anh em vào đây! -  người đại đội trưởng nói. Chúng tôi uể oải bước vào sân. Trước sân kê chiếc bàn có ngọn đèn dầu, vầng sáng đã được che vợi đi nhưng tôi cũng thấy được mấy người đang chụm đầu hội ý gì đó, có cả một bộ đội nữ nữa. Mọi người đứng dậy nhường ghế cho chúng tôi. Cô bộ đội nữ người gầy, nhỏ thó trong bộ quân phục màu xanh lá cây nhìn chúng tôi tủm tỉm cười, rót cho chúng tôi mỗi người một cốc nước vối. Đồng chí đại đội trưởng dáng người nhanh nhẹn, chắc nịch giọng sang sảng vồn vã: Hoan nghênh các đồng chí đã về tới đơn vị, xin giới thiệu với các đồng chí, tôi là Nguyễn Hữu Nghẹ - thiếu úy đại đội trưởng. Rồi chỉ sang người ngồi bên cạnh có dáng người thấp gầy nhỏ bé trông già hơn có vẻ mặt khắc khổ: Đây là đồng chí Trần Văn Lẫm, trung úy chính trị viên trưởng đại đội. Còn đây là đồng chí Ngô Quang Sung, chuẩn úy đại đội phó phụ trách hậu cần. Đây là ba đồng chí cán bộ trung đội trưởng. Còn đây là đồng chí Nhì quản lý đại đội. Đại đội ta đang thiếu một đồng chí chính trị viên phó đại đội, đại đội ta là đại đội 5, tiểu đoàn 817, trung đoàn 8 của quân khu Tả Ngạn. Đây là trung đoàn huấn luyện quân tăng cường của quân khu. Hiện tại trung đoàn có đủ 3 tiểu đoàn. Tiểu đoàn 816 hiện đang huấn luyện tại các xã Đông Huy, Đông Phong, Đông Lĩnh khu vực phía Nam huyện Đông Quan. Tiểu toàn ta đóng quân tại mấy xã ở Bắc huyện Tiên Hưng. Còn Tiểu đoàn 815 đang đóng quân tại Đông Triều, Quảng Ninh. Sơ bộ như vậy để các đồng chí biết. Cả 5 đồng chí nữa như vậy quân số của đại đội là 115 người, rồi các đồng chí sẽ tìm hiểu kỹ sau. Mời anh Lẫm phát biểu với anh em.
          Đến lượt đồng chí Lẫm đứng lên phát biểu giới thiệu qua về truyền thống của đơn vị. Lại một tràng diễn văn về tình hình địch, tình hình ta, tình hình chiến sự ở miền Nam và miền Bắc dài dằng dặc. Tôi uể oải chỉ muốn được nằm nghỉ nên không tập trung nghe được gì nhiều. Tiếp đến là đồng chí đại đội phó làm thủ tục ghi chép lại tên tuổi quê quán, gọi là ghi “trích ngang” của từng người. Tôi được hỏi trước, đến mục hỏi: Khi cần báo tin cho ai? Tôi giật mình thấy lo lo, họ làm như là mình chuẩn bị hy sinh, có vấn đề quan trọng hay sao ấy. Tôi ngần ngừ không trả lời ngay. Đồng chí đại đội phó hỏi lại lần nữa, rồi tôi cũng đọc tên, tuổi, số nhà, địa chỉ của bố tôi. Tự nhiên tâm trạng không được thảnh thơi nữa, nó cứ lởn vởn bởi câu hỏi: Khi cần báo tin cho ai? Có lẽ không phải chỉ tôi mới có tâm trạng này, mà mọi người đều có cảm giác như vậy. Kết thúc phần ghi chép, đồng chí đại đội phó nói: Bây giờ cũng đã muộn rồi, các đồng chí đi xa chưa quen chắc đã mệt, các đồng chí về các trung đội của mình. Ngày mai, khi nào có lệnh, thì mời các đồng chí đi cùng đồng chí Nhì quản lý lên tiểu đoàn nhận quân tư trang. Tôi và một người nữa được giao về trung đội 3. Đồng chí trung đội trưởng dáng người thấp lùn khỏe mạnh, nhanh nhẹn tự giới thiệu: Tôi là Nguyễn Văn Đởn, thượng sỹ, quê ở Ân Thi, tỉnh Hải Hưng rồi nói: Báo cáo đại đội, tôi đưa anh em về nghỉ. Đúng là quân đội có khác, lúc nào cũng báo cáo, lúc nào cũng đồng chí, ai cũng là thủ trưởng, sao mà nhiều thủ trưởng thế. Tôi thoáng nghĩ như vậy rồi cũng xách túi, đứng lên theo trung đội trưởng. Chúng tôi lại đi ngoằn ngoèo trong ngõ rồi băng qua một cánh đồng. Đồng chí trung đội trưởng vừa đi vừa chủ động trò chuyện anh thủ thỉ nói: Trung đội ta hiện tại đóng quân ở thôn bên kia, trung đội đang được chọn là trung đội huấn luyện đột phá. Chết cha! Tôi chợt nghĩ ngay đến hình ảnh của các chiến sỹ trong các phim chiến đấu của ta hay của Trung Quốc. Những chiến sỹ cảm tử ôm các quả bộc phá to tròn như cái ống luồng, dài như cái đòn gánh, hoặc hình khối vuông lao lên các ụ súng, lô cốt hay các hàng rào dây thép gai, dưới những họng súng, hỏa lực của địch đang bắn xối xả. Có nhiều người trúng đạn ngã xuống, lại có đồng đội khác lên thay. Đôi khi phải mấy lần người bị trúng đạn, mấy lần người thay thế mới tới được ụ súng, hỏa điểm, hàng rào thép gai của địch. Giật nụ xòe rồi chạy ngược lại. Ầm! Tiếng nổ long trời, quầng lửa rực sáng. Rồi tiếng quân ta reo hò xông lên. Ôi! Như vậy là mình được chọn vào đơn vị bộ binh, mà lại là đơn vị cảm tử đây. Tôi thấy lo, rất lo không biết rồi sẽ thế nào?
          Nhiều ngày sau và bây giờ nghĩ lại tôi vẫn buồn cười, đôi khi thấy tự ngượng về cái suy nghĩ, cái không hiểu biết đấy. Vì cái từ “đơn vị huấn luyện đột phá” không phải là đơn vị cảm tử như tôi nghĩ, cũng không phải như hình ảnh trong các bộ phim tôi đã xem. Mà huấn luyện đột phá là đơn vị huấn luyện cũng là giáo trình thông thường, bài học thông thường theo chương trình. Có điều là được huấn luyện trước, để các trung đội khác học tập, rút kinh nghiệm thôi. Do sự không hiểu biết ấy, mà những ngày đầu tiên của đời lính đã làm cho tôi và không chỉ có tôi, mà nhiều người đã rất lo sợ. Thậm chí có vài người không thể tự đấu tranh được, nên bỏ trốn về nhà ngay từ ngày đầu tiên nhập ngũ.
          Băng qua cánh đồng vào rìa làng, vòng vèo một lúc rồi rẽ vào một nhà dân. Mọi người chắc đã đi ngủ nên không có đèn, tối om. Đồng chí trung đội trưởng gọi to: Đồng chí Thỉnh ơi. Tiếng ai đó nói vọng ra: Có tôi! Rồi thấy bóng người chạy ra. Đồng chí trung đội trưởng nói ngay: Đây là đồng chí Phú được bổ sung tăng cường cho tiểu đội 7 của đồng chí. Đồng chí làm quen sơ sơ rồi bố trí cho đồng chí Phú đi ngủ, vì anh em đã mệt rồi. Sáng mai cho anh em ăn sáng, nghỉ ngơi rồi lên tiểu đoàn nhận quân trang. Báo cáo: Rõ! Đồng chí Thỉnh dẫn tôi vào trong nhà. Anh chị chủ nhà cũng dậy, châm ngọn đèn dầu tỏa vầng sáng tù mù. Trên giường, một đồng chí bộ đội dáng cao gầy cũng ngồi dậy chào tôi. Tôi chào anh chị chủ nhà và quan sát xung quanh, ngôi nhà lợp rạ ba gian bé nhỏ có một buồng đầu nhà cho vợ chồng anh chị chủ. Gian giữa kê chiếc bàn gỗ mộc, trên tường treo ảnh Bác Hồ. Hai bên là ảnh mấy lãnh tụ cộng sản Quốc tế: Các-mác, Lê-nin. Cao nữa là lá cờ Tổ quốc. Cách trang trí thời ấy nhà nào cũng vậy. Tôi lấy bao thuốc lá Tam Đảo và gói kẹo sữa ra mời mọi người. Mọi người rối rít hỏi thăm tôi, tôi uể oải đón cốc nước từ tay anh chủ nhà rồi nghe mọi người hỏi là chính. Phần vì tôi thật sự mệt chỉ muốn nằm ngủ, phần vì vẫn phân vân bởi câu hỏi: Khi cần báo tin cho ai, cùng lời đồng chí trung đội trưởng giới thiệu: Trung đội ta là đơn vị huấn luyện đột phá. Những câu nói, câu hỏi đã làm tôi thật phân tâm, nên không hào hứng tiếp chuyện. Thấy tôi uể oải có vẻ không muốn nói chuyện, đồng chí Thỉnh tự giới thiệu, giọng nói nghe hiền hòa: Tôi là Đỗ Hữu Thỉnh đang là tiểu đội phó. Tôi là giáo viên dạy tiếng Nga ở trường cấp ba huyện Gia Lâm, Hà Nội. Tôi cũng mới nhập ngũ trước đồng chí được hơn chục ngày. Tiểu đội ta chưa có tiểu đội trưởng, nên tôi đang phụ trách tiểu đội. Còn đây là đồng chí Thắng quê Hưng Nhân, Thái Bình. Năm nay mới 18 tuổi chắc kém tuổi Phú, tiểu đội mình hiện có mười người. Như vậy anh em mình là tổ ba người. Chúng mình nghỉ tại nhà anh chị Thu đây, Phú mệt thì đi ra giếng rửa mặt mũi chân tay rồi đi nghỉ. Thắng nhanh nhẹn dẫn tôi ra giếng gạch xây trước nhà, kéo nước cho tôi rửa mặt. Ôi mát quá, dòng nước mát làm cho tôi tỉnh táo hơn. Tôi thực sự mệt, chân tay rã rời. Đây là lần đầu tiên trong đời tôi đi bộ dài như thế này, vào nhà tôi xin phép mọi người đi nằm.
           Thắng vén màn cho tôi lên giường. Cái giường gỗ cũ kỹ, giát giường ken bằng tre nứa, khi tôi trèo lên phát ra tiếng kêu cót két, cót két chỉ sợ thụt gãy. Thắng ý tứ để cái túi xách tư trang của tôi phía cuối giường rồi nói: Anh Phú nằm trong nhé, em nằm giữa, còn anh Thỉnh nằm ngoài. Tôi nói: Thế nào cũng được. Vừa nằm xuống, tôi chun mũi, rùng mình vì mùi hôi hôi, ẩm mốc của cái chiếu cũ và chiếc gối mây chắc lâu không phơi, không giặt. Rồi tôi cũng nhanh chóng chìm vào giấc ngủ.


III


          Ùng ùng, ầm ầm, xoẹt đoành. Không phải bom, mà là sét đánh. Mưa, tiếng mưa rơi mỗi lúc một to, mọi người choàng thức tỉnh vì tiếng sét đánh gần. Chớp giật sáng lòe, tiếng nổ thật lớn rồi âm vang, giống như những tiếng bom nổ của máy bay Mỹ thả. Nhiều, rất nhiều gia đình ở miền Bắc bấy giờ đã chết, chết tan xác, chết mất xác vì những quả bom Mỹ rơi trúng trong lúc ngủ đêm. Một cái chết bất thần, chết cả nhà. Mưa, mưa ngày càng to, mái nhà lợp rạ cũ không ngăn nổi dòng nước chảy lớn, nước bắt đầu giột xuống lạch tạch rồi ngày càng nhiều. Anh em chúng tôi dậy ngồi thu mình vào một chỗ để trách nước giột. Anh Thỉnh đúng là dân nghiện nặng đã bật dậy châm thuốc hút. Mùi khói thuốc lá thơm thơm, anh rít thuốc thật dài, đầu điếu thuốc đỏ lâu thế kia là người hút thuốc thuộc loại nghiện nặng lắm. Tôi thức dậy đã thật tỉnh táo, cái mệt, cái buồn ngủ đã qua đi, bây giờ chắc khoảng hai giờ sáng. Tôi đã ngủ say khoảng mấy tiếng. Hôm qua, ngày nhập ngũ là thứ năm. Còn bây giờ đã sang sáng thứ sáu. Vậy là tôi đã đươc một ngày đời quân ngũ. Ngày đầu tiên, đêm đầu tiên của lính mà mưa to, mà gió lớn sấm sét ầm ĩ thế này, chắc đời lính của tôi báo hiệu những ác liệt, giông tố đây. Mưa gió, sấm sét đã gây một ấn tượng thật nhớ cho tôi cái ngày đầu tiên, cái đêm đầu tiên này. Không biết đời lính sẽ ra sao? Sao năm nay họ lấy quân nhiều thế? Cả các giáo viên, kỹ sư, sinh viên các trường cũng phải vào bộ đội. Anh Thỉnh là giáo viên Nga văn cấp ba thời đó là oai lắm, giá trị lắm mà cũng vẫn phải đi bộ đội. Tôi cứ trăn trở những câu hỏi về đời lính, về thời cuộc, về tình hình chiến sự mà không có lời giải đáp. Cuộc chiến tranh này không biết đến bao giờ.
           Tôi, thế hệ chúng tôi sinh ra trong chiến tranh, chúng tôi chỉ được sống trong hòa bình khoảng chục năm. Năm 1964 miền Bắc đã bị máy bay Mỹ  ném bom rồi. Không ngày nào trên bầu trời không có từng tốp, nhiều tốp máy bay bay qua. Những tiếng bom nổ xa rền vang. Những tiếng nổ lục bục trên bầu trời của đạn phòng không bắn máy bay. Đến đầu năm 1969 máy bay Mỹ mới tạm dừng không kích từ vĩ tuyến 20 trở ra. Mấy năm nay chúng lại tiếp tục ném bom khắp các tỉnh. Miền Nam chiến sự đang rất ác liệt. Quân ta và quân lực Việt Nam Cộng hòa đang giao tranh ác liệt. Quân lực Việt Nam Cộng hòa được sự hậu thuẫn của máy bay B52 và các loại máy bay khác ném bom rải thảm, cùng những pháo bầy, pháo hạm ngoài khơi hỗ trợ, quyết tâm cao độ chiếm giữ khu vực Thành Cổ Quảng Trị. Nghe nói cuộc chiến tại đây rất ảnh hưởng tới mặt trận ngoại giao. Cụ thể là bên bàn đàm phán Hội nghị Pa-ri bốn bên về vấn đề chiến tranh Việt Nam. Những ngày này, vùng Quảng Trị như là cái "cối xay thịt" của cả hai phía. Thương binh chuyển ra Trại an dưỡng Trà Lý cạnh xưởng đóng tàu chỗ tôi rất nhiều. Trại an dưỡng còn thiếu cả giường, thiếu cả phòng ở cho thương binh. Những người thương binh đã tương đối khỏe chưa đủ xếp loại thương tật, lại tiếp tục được điều động vào chiến trường. Nhiều người không được ở trong trại, mà phải vào ở trọ trong dân hoặc động viên lấy chế độ về quê nhường chỗ cho thương binh mới về. Thương binh mà nhiều như thế thì số hy sinh chắc phải nhiều lắm. Vẩn vơ triền miên với những suy nghĩ đó, trời vẫn mưa, nước vẫn giột. Anh chủ nhà đưa cho chúng tôi cái xô tôn để hứng nước, nói: Mai tôi mượn cái thang, chú nào biết dọi nhà, thì cùng phụ tôi dọi lại cho đỡ giột. Đúng là: "Cha già không bằng nhà giột" khổ lắm. Nhà này lợp lâu rồi mà chưa có điều kiện lợp lại.
           Tiếng nước rỏ xuống xô tôn nghe bong bong rồi chuyển sang tiếng tóp tóp thật nhanh vì nước trong xô đã nhiều. Nhìn anh Thỉnh hút thuốc lá, tôi rất thèm. Tôi đang phân vân định dậy hút thuốc thì anh Thỉnh nói: Còn mưa, dậy làm điếu thuốc đã ông Phú. Tôi nói: Vâng! Hay quá, em cũng đang thèm thuốc. Tôi quay sang bảo Thắng dậy hút thuốc. Thắng nói: Các anh hút đi, em còn bé chưa biết hút thuốc lá. Anh Thỉnh nói: Như thế là tốt, bọn anh nghiện thuốc lâu rồi, chú mày không biết hút thuốc lá càng tốt. Mấy tháng nữa vào Nam chiến đấu không có thuốc đâu mà hút. Ai nghiện thuốc lá, thuốc lào thì khổ lắm. Tôi châm điếu thuốc, rít một hơi thật sâu. Mùa hè ban chiều nóng thế nhưng trận mưa to đã làm trời mát lại. Giờ này đang đêm hơi lạnh, nên hút thuốc lá thật ngon. Anh Thỉnh tỉ tê hỏi chuyện tìm hiểu về tôi, tôi kể sơ qua về mình là chưa học hết cấp ba nhưng đã đi học trung cấp cơ khí và đang làm công nhân tại xưởng đóng tầu, nhà ở ngay thị xã Thái Bình. Anh Thỉnh nói: Lúc nãy trung đội trưởng Đởn cũng đã trao đổi qua với tôi rồi. Anh có dặn tôi là để ý giúp đỡ Phú, vì đại đội ta hiện giờ đủ các thành phần, giáo viên, sinh viên và cơ quan chiếm tới một nửa. Còn lại toàn anh em mới đủ tuổi nhập ngũ đều quê huyện Duyên Hà và Hưng Nhân. Có mấy trường hợp cả thầy giáo và học sinh cùng nhập ngũ đợt này, nhưng dân thị xã thì chỉ có mình Phú. Dân cơ quan các ông, mấy hôm trước không chịu được khổ, nhớ vợ, nhớ con, có vài ông bỏ về rồi. Tôi thoáng nghĩ: Chắc mấy ông này nghĩ tôi là dân thị xã, hay nghịch, hay đào ngũ đây, nên nhắc anh Thỉnh canh coi tôi cẩn thận. Tôi nói luôn: Em thì chỉ sợ mình yếu quá không học tập theo anh em được, chứ đã đi bộ đội thì dứt khoát không bao giờ đào ngũ. Bố em trước cũng là bộ đội chống Pháp mà. Tôi quay sang hỏi lại anh Thỉnh. Qua hỏi về anh, tôi được biết, anh Thỉnh hơn tôi 5 tuổi, quê ở Gia Lâm, Hà Nội. Anh học đại học Sư phạm Ngoại ngữ, ra trường đã làm thầy giáo được ba năm. Hiện tại anh chưa có vợ nhưng đã có người yêu cùng trường. Hai anh em tôi có vẻ hợp chuyện và nhanh chóng thân thiện. Hút hết hai điếu thuốc thì trời tạnh mưa. Nhà đã hết giột, chúng tôi lên giường ngủ tiếp. Đêm đầu tiên đời lính của tôi ấn tượng đáng nhớ như vậy đấy.
         
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM