tranphu341
Cựu chiến binh

Bài viết: 2432
|
 |
« Trả lời #65 vào lúc: 01 Tháng Tư, 2018, 05:46:35 am » |
|
Chào các bạn!
Rất vui khi co em Chích Bông đến thăm nhà . Vì nhiều lý do, cho đến hôm nay Chủ nhà mới hồi âm được.
Mong cô em cùng các bạn lượng thứ!
Thưa các bạn! Bài viết của Tranphu341 về cuộc chiến biên giới Tây Nam và làm nhiệm vụ Quốc Tế đã được biên tập lại và phát hành sách do nhà xuất bản Tổng hợp TP Hồ Chí Minh Phát hành. Đến nay đã xuất bản được 2 tập. Tập 3 dự kiến tháng 6-7 này sẽ hoàn thành. Sách có tên gọi chung là:" Từ biên giới Tây Nam đến Đất Chùa Tháp". Kênh Win W in Việt Nam cũng đã chuyển tải và đọc thành 63 Video tại YOUTUBE đã được rất đông đảo bạn đọc bạn nghe hưởng ứng. Kênh thể theo yêu cầu của khán giả. Kênh cũng đã tổ chức buổi gặp giao lưu Khán giả với tác giả " Hồi ức chiến trường K DỊP 7/10/2017. Tranphu341 cũng đã giới thiệu cùng các bạn.
Hôm nay Tranphu341 xin phép được đăng bài viết mang tính phê bình - Bình luẬn của Nhà Thơ Đặng Thành Văn để các bạn tham khảo!
ĐẶNG THÀNH VĂN
ĐỌC: TỪ BIÊN GIỚI TÂY NAM ĐẾN ĐẤT CHÙA THÁP CỦA TRẦN NGỌC PHÚ 1
Tôi thực sự xúc động và bất ngờ khi được đọc Ba cuốn hồi ký tập 1, 2 và 3: “ Từ biên giới Tây Nam đến đất Chùa Tháp”, Nhà Xuất Bản Tổng Hợp Thành Phố Hồ Chí Minh của Trần Ngọc Phú: Xúc động bởi cuốn sách viết về cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam và cuộc chiến của quân tình nguyện Việt Nam trên đất Campuchia rất thật và chi tiết. Ở đó, tác giả Trần Ngọc Phú là người trong cuộc, đã mô tả, tường thuật những trận đánh, to, nhỏ, thắng lợi và đôi khi cả những trận “thua mà thắng” chưa được làm sáng tỏ. Những tâm lý người lính trong chiến tranh, tình yêu thương đồng đội, tình hậu phương: Ở đó người lính có cả hai hậu phương: Hậu phương gia đình người thân ở Miền Bắc, hậu phương Miền Nam, nơi mà những người lính từng quen biết khi làm quân quản ở Thành Phố Hồ Chí Minh. Nơi những ngày, đôi khi chỉ một hai tuần, một hai tháng đánh giặc PônPốt trên tuyến biên giới Tây Nam mà người dân giàu lòng yêu thương đùm bọc họ như con ruột của mình, mà điển hình như má Mỹ ở Thường Thới Tiền, Hồng Ngự, Đồng Tháp, và các má khác, đã cùng nhau đi hàng 100km từ Đồng Tháp lên Thành Phố Hồ Chí Minh rồi đi Tây Ninh, đến cửa khẩu, ra chốt thăm hỏi, động viên và cũng để hiểu thêm những gian khổ hy sinh của bộ đội ta.
Trước khi viết bài này mấy hôm, trong một bữa tiệc vui với mấy người đồng đội sư đoàn 341, sư đoàn 7, sư đoàn 9 cùng trong quân đoàn 4, phu nhân của tác giả Trần Ngọc Phú, các phu nhân của các anh Hoàng Quốc Lập, Trần Văn Minh có hỏi tôi một câu mà các chị rất muốn biết: “ Hồi đó các anh ngủ ở đâu?” Tôi trả lời: Bọn anh ngủ ở công sự, ở hầm, ở bờ mương, ở gốc cây. Nghĩa là chỗ nào đặt lưng được là chỗ ngủ của mình, thậm chí ngủ đứng trên cánh đồng ngập nước. Y như câu thơ của nhà thơ Minh Huệ; “Rải lá cây làm chiếu/ Manh áo phủ làm chăn”. Các chị tròn xoe mắt ngạc nhiên như vùa phát hiện ra một điều bí mật. Tôi đọc thấy đôi mắt các chị rớm lệ thương chồng mình sao gian khổ đến vậy.
Ở đó, tình yêu lứa đôi của người lính chiến trường thoáng qua mà sâu nặng. Trong sáng, thánh thiện, với sự ngây thơ của cả hai phía “ người yêu”: Từ người con gái Tây Ninh tên là Cúc bán hàng nước giải khát, đến cô nữ sinh trẻ măng tên là Thanh ở Thành Phố Hồ Chí Minh, rồi sau này là Ngọc ở Thành Phố Thái Bình vợ của tác giả bây giờ. Họ đều là những nữ thanh trẻ đẹp, đáng yêu, được tác giả trân trọng và ghi nhớ.
2
Ở đó, những trận đánh quyết liệt, những hy sinh mất mát to lớn của cán bộ và chiên sĩ, những tình đồng đội cao cả , những thiếu thốn về vật chất và tinh thần của người lính được khắc họa rõ ràng, chân thực và sống động. Có trận chiến ta tổn thất thật lớn: đại đội 1 tiểu đoàn 1 trung đoàn 273, sư đoàn 341 bị thương và hy sinh chỉ còn hai ngườì: một anh nuôi, một quản lý đại đội. Hay: đại đội 2 tiểu đoàn 7 trung đoàn 64 sư đoàn 320 sau một trận đánh chỉ còn 3 người.( Trang 16, tập 2). Do tính đặc thù của cuộc chiến tranh nên mức độ tuyên truyền, của ta cũng nằm trong giới hạn, nên không nhiều người dân trong nước biết rõ ràng. Có cảm giác người lính Việt Nam phải gồng mình lên nhận điều thua thiệt này. Ở đó, các vấn đề lớn như: Nghệ thuật chiến tranh: Chiến lược và chiến thuật, nghệ thuật nghi binh, thời cơ và chớp lấy thời cơ được trình bày, được mổ xẻ một cách khoa học:
Về chiến lược: Sau khi đã xác định được chính quyền Pôn pốt không phải là bạn mà là kẻ thù của nhân dân Campuchia và của Việt Nam thì phương thức tác chiến không chỉ phòng thủ mà có cả tấn công. Rồi ta chủ động đưa chiến tranh sang đất Campuchia. Điều này cực kỳ quan trọng, có tính quyết định cho thắng lợi to lớn sau này. Trận nghi binh dử địch vào khu rừng Hòa Hội, huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh, Việt Nam, bọn Pôn pốt đã trúng kế. Cả 3 sư đoàn tinh nhuệ của chúng bị tiêu diêt hơn 1000 tên bắt sống hơn 100 tên thu hàng 1000 vũ khí các loại. ( trang 25, Tập 2).Sau trận đánh này quân Pôn pốt rệu rã, hoang mang, hao hụt lực lượng, báo hiệu cho sự thất bại của Khơ Me Đỏ trên toàn tuyến biên giới, dẫn đến sự sụp đổ nhanh chóng của chính quyền Pôn pốt khi ta tổng tấn công giải phóng Pnompenh và hoàn thành thắng lợi chỉ trong một chiến dịch 7 ngày đêm.
Ở đó, những vấn đề thực trạng nền kinh tế Việt Nam, nhất là sự biến động bất ngờ tình hình kinh tế Miền Nam sau giải phóng. Những khó khăn về vật chất, người dân vượt biên khá nhiều trong giai đoạn này, đã ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc chiến. Vấn đề tôn giáo cũng được tác giả quan tâm, chia sẻ.
Vấn đề tâm lý, tình cảm của người lính: Hòa bình và chiến tranh, nếu nhìn ở góc độ địa giới thì chỉ cách nhau một mương nước, một con đường đất nhỏ, một bên là hòa bình, bên kia là chiến tranh. Đồng nghĩa với nó, bên là hưởng thụ, bên cái chết luôn thường trực họ. Rồi vấn đề công tác tư tưởng về sự có mặt của quân đội Việt Nam trên đất Campuchia đối với bộ đội Việt Nam và đối với nhân dân Campuchia như thế nào? Thật không đơn giản. Đây là vấn đề lớn trong công tác tư tưởng, công tác dân địch vận lúc đó và cả sự khéo léo từ chối những tình cảm của phụ nữ Campuchia dành cho mình. Cuốn sách cho ta thấy bản lĩnh chính trị của bộ đội ta vững vàng, tuyệt vời ra sao.
Nói đến bản lĩnh chính trị của bộ đội ta, có một điều khá thú vị, tôi nhớ đến cuộc chiến tranh giải phóng Miền Nam gần giai đoạn kết thúc. Kkhi không quân ta ném bom Dinh Độc Lập, bộ binh giải phóng thị xã Xuân Lộc, rồi nhanh chóng giải phóng Trảng Bom, Hố Nai. Đối phương đề nghị đàm phán, lúc đó trong đoàn quân tiến đánh Biên Hòa xôn xao : “ Không có đàm phán gì hết, cứ tiến thẳng vào giải phóng sài Gòn.” Là một chính trị viên phó đại đội lúc bấy giờ, tôi thật tự hào và phấn khích về điều này. Tiếp thu bản lĩnh ấy, khi có tin Khơ Me Đỏ ép cử Xihanuc đi gặp Liên Hợp Quôc, tôi nói với một số sĩ quan trong Ban Dân Địch Vận lúc đó : Ta sẽ giải phóng Phnom pênh trong nay mai thôi. Quả nhiên sự kiện lịch sử to lớn ấy đã diễn ra sau đó đúng như vậy. Trong tác phẩm này có nói về vấn đề chính trị cực kỳ quan trọng trong tình hình lúc đó gây tranh luận lớn;. Tác giả hiểu sâu sắc: “ Trên lý thuyết và thực tiễn, cách mạng nước nào phải do nhân dân nước ấy thực hiện” ( trang 139 tập 2 ) Đây chính là vấn đề “ Xuất khẩu cách mạng hay không xuất khẩu cách mạng? “
Cuộc chiến tranh Bảo vệ biên giới Tây Nam là một bước ngoặt lớn, bất ngờ lớn, bất ngờ hơn là cuộc chiến của quân đội tình nguyện Việt Nam trên đất Campuchia. Giúp nhân dân Campuchia đánh đổ chính quyền diệt chủng Pôn Pốt, mang lại cuộc sống hòa bình, hạnh phúc cho nhân dân Campuchia. Lịch sử thường đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Có khi nó chỉ là ngẫu nhiên trong chớp mắt, khi như là một quá trình tích tụ lâu dài, một tất yếu lịch sử dẫn đến đột biến: Đột biến lịch sử.
Tôi là một sĩ quan tham dự ngay ngày đầu của hai cuộc chiến tranh này. Khi quân và dân Campuchia tiến công và nổi dậy được sự hậu thuẫn của quân tình nguyện Việt Nam ( thực ra hầu hết đều do quân đội Việt Nam giải quyết trên chiến trường) giành thắng lợi vào ngày 7 tháng 01năm 1979. Chúng tôi nhận được lệnh của cấp trên bắt bằng được cố vấn quân sự của Khơ Me Đỏ, nhưng không thành. Sau đó cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc nổ ra. Như vậy, ba cuộc chiến tranh trên chỉ do một kẻ thù gây nên. Kẻ thù truyền đời ấy người Việt Nam đều biết và luôn nằm lòng trong họ. Người nước ngoài thì chẳng nói làm gì, nhưng đối với người Việt Nam, dù giầu trí tưởng tượng đến mấy cũng vẫn bị bất ngờ.
( Còn nữa)
|