Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 02:35:24 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đường ra trận  (Đọc 30827 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #30 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2008, 08:50:22 am »

Tôi rất mừng là trong số những anh em nhập ngũ tại Hà Nội, năm 1972, đã có người hiện đang giữ chức vụ cao trong quân đọi. Hôm tôi lên đơn vị thăm các anh, Hiệp hỏi:

- Cậu còn nhớ Tuyên không nhỉ?

- Cái anh chàng mảnh khảnh như con gái chứ gì. Cậu ấy đẹp trai thật. Ngày ở Vinh Linh, ối cô mê.
Tuyên nay đã là Thượng tá, Chủ nhiệm xe Bộ Tư lệnh pháo binh. Một lần gặp Tuyên, cậu ta thường nhắc, các cậu có nhớ Hội không. Hội người Đông Anh ấy. Hiện nay đang là Chủ nhiệm Hậu cần Học viện lục quân Đà Lạt. Hội nói ở Đà Lạt những sớm, chiều mù sương se lạnh, cậu ấy nhớ Hà Nội lắm.

Cũng qua Hiệp, tôi gặp lại Vinh gầy, Vinh tâm sự:

- Mình vẫn ở Bộ Tư lệnh Công binh. Các cậu nay không ở trong quân ngũ nữa, nhưng thỉnh thoảng nên tìm gặp nhau, thăm hỏi động viên nhau, sống sao cho ra một Cựu chiến binh, một anh bộ đói Cụ Hồ. Các cậu cần gì cứ báo cáo lên Bộ Tư lệnh, mình và Hiệp sẽ đề nghị thêm. Bộ giải quyết giúp đỡ được càng hay.

Một lần anh Kế vốn lăn lộn ở bến phà Long Đại buồn bã cho tôi biêt:

- Cậu Toản cùng trong đội bọn mình nay sống còn khó khăn lắm, lam lũ, vất vả quanh năm.

Tôi hỏi:

- Toản hiện ở đâu?

- Ở Mỹ Văn, Hưng Yên. Nếu các cậu muốn đi thăm Toản, hẹn đi, tớ sẽ ra Hà Nội, dẫn các cậu về quê Toản.

Tôi hội họp anh em Hà Nội vào một sáng chủ nhật tại nhà Khoa, để cùng đi thăm Toản. Kế ở bên Đông Anh đã sang nhà tôi từ hôm trước để đi cùng. Toản cũng vào Vĩnh Linh - Quảng Trị một ngày với tôi, cái ngày mặt đất từ bên kia đèo Ngang trở vào dày đặc bom đạn và mìn của kẻ thù. Trên các dòng sông, nhất là bến Xuân Sơn - Long Đại địch thả nhiều bom từ trường, chỉ hỏi sơ ý là nguy tới tính mạng. Làm cách nào để bắc được phà sang sô?ng Công binh khi ấy đề xuất kế hoạch mạo hiểm là dùng ca nô cho chạy với tốc độ cao gây sóng rung cho bom nổ. Trong đêm họp, Toản đã xung phong nhận cái ca nô phá bom. Năm đêm, năm lần đối mặt với cái chết, năm lần trước khi nắm tay anh em chào tiễn biệt với khuôn mặt bình thản, tự tin, Toản đã phá được 27 quả bom từ trường. Nhiều lần anh bị bom nổ hất tung lên trời, rơi xuống nước, anh lại vùng lên níu lây canô lái tiếp chặng khác. Cái chết không làm anh khiếp sợ. Anh chỉ nghĩ đến đoàn xe, pháo cần phải qua sông tiêu diệt quân thù. Anh có trái tim thép trước gian nguy nhưng ấm tình thươợng đồng đội và trái tim ấy đã chiến thắng. Chiếc ca nô anh Toản lái phá bom từ trường mang tên "Bất khuất", hiện đang đặt tại Bảo tàng Bộ tư lệnh Công binh. Người chiến sĩ anh hùng ấy hiện nay đang sống trong cảnh nghèo túng. Những năm tháng ở chiến trường nhiễm “chất đọc" đã khiến con gái Toản không bình thường. Cháu đau yếu, quạt quẹo luôn. Toản có một em trai là liệt sĩ, mẹ già yếu đã ngoài bảy mươi tuổi. Anh nuôi con đau ốm, lại nuôi cả mẹ già vơi hai bàn tay trắng. Từ ngày về phục viên, Toản không nề hà công việc gì để kiếm tiền nuôi con, nuôi mẹ. Người làng cần thợ cày, thợ gặt, người đi phun thuốc trừ sâu ngoài đồng, gánh gạch kéo xe bò, gọi đến là nhận liền, cho dù việc nặng ảnh hưởng đến sức khoẻ của anh...

Đến đầu làng Lương Tài, chúng tôi gặp mấy bác nông dân hỏi thăm nhà anh Toản, các bác chỉ ngôi nhà nhỏ nói:

- Toản hử? Toản gia đình liệt sĩ hử? rồi bác nói giọng bùi ngùi:

- Khó khăn lắm các chú ạ, nhưng con người tốt bụng lắm, cứ ai nhờ cậy công việc gì anh đều giúp đến nơi đến chốn. Đúng là một anh bộ đội Cụ Hồ.

Mỗi người một chút quà mọn, Khoa tinh ý lúc nghỉ ở Như Quỳnh, tranh thủ mua thêm cân đường, hộp sữa. Đó là tình cảm chúng tôi đến thăm đồng đội cũ.

Toản nhận ra từng người trong chúng tôi, loay hoay mãi anh mới trải được chiếc chiếu ra giữa nhà mời chúng tôi ngồi, cảm động đến rưng rưng nước mắt.

Toản nói:

- Sau khi phục viên về xã, mình cố gắng lao động phục hồi kinh tế gia đình. Đảng uỷ, Uỷ ban xã cũng tạo điều kiện để giúp đữ nhưng do gia đình thiếu người trụ cột, quá túng thiếu, một phần vì sức khoẻ suy sụp, hơn nữa không có bột thì làm sao gột nên hồ, các cháu và mẹ tôi đau yêu luôn, nên cứ lấn bấn mãi, các anh biết mà về thăm, cũng là nguồn an ủi rồi.

Chúng tôi cảm thông nói:

- Dù sao anh em tôi cũng còn khá hơn anh anh, cần gì cứ nói, nếu giúp được chúng tôi sẽ cố gắng. Tình đồng đội cũng có trước có sau. Anh dám quên mình lái ca nô phá bom cho công binh bắc cầu phà, giờ anh gặp khó khăn chẳng lẽ anh em quên được sao?

Toản nói thành thật:

- Ở chốn thôn quê này, làm nông nghiệp giá như có một con bò để cày ruộng nhà mình, và ai nhờ mình cày thuê thi tốt biết bao nhiêu, nhưng giá một con bò bạc triệu, làm sao tôi có được.

Ở nhà Toản ra về, chúng tôi bàn nhau, ai có nhiều góp nhiều, ai có ít góp ít, cùng giúp Toán. Thế là anh em góp được số tiền kha kha mua một con bò, một bộ cày, bừa và đôi lợn giống, dăm đàn gà, vịt tặng Toản; còn bao nhiêu để anh trả nợ Hợp tác xã khi Hợp tác xã cho Toản vay giải quyết khó khăn.


Nhân dịp Ban liên lạc Công binh 249 (nay là Công binh Sông Lô) tổ chức buổi gặp mặt, chiến sĩ cũ chúng tôi cũng được mời về dự: Anh em thấy nhau thật cảm động, như còn nguyên vẹn mối tình đồng đội ngày đi chiến dịch.


Trong cuộc gặp mặt đó Toản đã kể về chuyện được giúp đỡ trong sản xuất. Có người nghe chuyện cho rằng đây là một việc làm có thể nhân rộng trong đời sống cựu chiến binh Việt Nam. Trong cuộc đời quân ngũ cua mình, người chiến sĩ Công binh giống như các quân chủng khác đều gắn bó thương yêu nhau như ruột thịt.
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Chín, 2008, 09:04:54 am gửi bởi chienvit » Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #31 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2008, 08:54:09 am »

Tôi nhớ đến hình ảnh Tiểu đoàn trưởng Vũ Văn Tuất, người đã dắt dìu chúng tôi từ khi vừa bước chân vào lính, nhất là thời gian trong chiến trường ác liệt.

Chúng tôi tìm về quê ông. Đó là một làng cổ thuộc đất Hải Dương. Trên đường số 5, đến quán Gỏi, rẽ về ga Cẩm Giàng, chúng tôi đến Cẩm Sơn, nơi có ngôi đền thờ Lương y Tuệ Tĩnh. Ngôi đền này đã được Nhà nước công nhận và xếp hạng di tích lịch sử, hàng năm ngày 14 tháng 2 âm lịch, làng vào hội vui lắm.

Được một em bé dẫn đến nhà thì thấy ông già trạc gần bẩy mươi tuổi đang ngồi bên một gánh lá. Tôi nhanh mắt nhận ra người chỉ huy cũ, vội reo lên:

- Thủ trưởng Tuất... chào thủ trưởng?

Vị lão nông sững người đứng dậy rồi chợt nhận ra chúng tôi là ai.

- Chúng mày... sao chúng mày biết tao ở đây mà tìm đến?

- Thế mới tài...

Nói xong, chúng tôi ôm chầm lấy vị thủ trưởng ngày nào.

Ông chỉ vào gánh lá:

- Chả là làng tao chuyên làm bánh gai, tao tranh thủ vừa hóng mát, vừa nhặt cho bà xã một ít lá.

Tiểu đoàn trưởng của chúng tôi đi bộ đội từ thời chống Pháp. Ông chiến đâu gan dạ, nhưng tính tình hiền lành, yêu thương chiến sĩ như con ruột. Ông nghiện thuốc lào, nên bao giờ túi ông cũng có gói thuốc lào. Ngày ấy, sau những giờ phút chiến đấu, chúng tôi lại đến bên cạnh Thủ trưởng. Ông thường cười hỏi:

- Các cậu lại xin thuốc lào chứ gì?

Chúng tôi gọi ông là bọ, (tiếng bọ trong Vĩnh Linh, Quảng Trị là bố).

- Bọ cho chúng con vài điếu kẻo không có khói... buồn ngủ lắm. Tiểu đoàn trưởng hào phóng đưa cả gỏi thuốc “Độc lập"1 (Thuốc lào Độc lập) mà ông vừa kiếm được cho chúng tôi để chia nhau hút.

Bây giờ Tiểu đoàn trưởng của chúng tôi đã là một lão nông, ông nói:

- Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, tớ cũng ra quân sau các cậu ít ngày. Về đây... con trâu đi trước, cái cày đi sau, mình đi sau rốt, nghĩa là ở đâu cũng phải làm việc các cậu ạ, có làm mới có ăn, không nên ỷ vào ai. Sau một hơi thuốc sảng khoái ông tiếp tục:

- Mình cũng muốn anh em nên về thăm lại nơi mình đã từng vào sinh ra từ, vùng đất Vĩnh Linh - Quảng Trị ấy và vài nơi khác để cảm ơn chính quyền, đoàn thể và nhân dân đã đùm bọc bộ đội Công binh 249, nhân thể tìm lại dấu tích của đồng đội đã hy sinh.

Ông vừa nói vừa rót nước mời chúng tôi. Ông mở gói thuốc lào cười khà khà:

- Bây giờ thì nhiều thuốc lào rồi, tha hồ cho các cậu hút, cậu nào xin tớ cho, vùng tớ trồng nhiều thuốc lào làm!


Là thanh niên Hà Nội gia nhập quân đội theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, suốt những năm tháng chiến tranh ác liệt nhất, chúng tôi có mặt ở những nơi bom cày đạn xới, nơi đó đã nuôi nấng chúng tôi và nơi đó nhuốm máu thân thể của đồng đội tôi trong đó có tôi cùng những dấu chân in trên những cánh rừng, suối khe, dốc núi... Đó chính là Bình Trị Thiên.


Nỗi nhớ vùng đất ấy đã thấm vào da thịt chúng tôi lúc chúng tôi mới mười bảy mười tám tuổi nay đã gần tuổi năm mươi. Vùng đất này nhiều cảnh đẹp và lạ quá.

Bình Trị Thiên nằm trọn trong vùng nhiệt đới gió mùa hàng năm có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Diện tích bình Trị Thiên khoảng 18.340 ki lô mét vuông nơi sinh sóng của 20 dân tộc: Kinh, Vân Kiều, Khua Rục, Tà Ôi, Sách, Thổ, Pa-cô... đông nhất là người Kinh. Bình Trị Thiên khi chưa tách thành ba tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế có hai thị xã lớn là: Đồng Hới và Đông Hà. Thành phố Huế là trung tâm của Bình Trị Thiên, xây dựng đã gần bốn trăm năm nay nằm trên hai bờ sông Hương xinh đẹp với câu ca:

Bốn bề núi phủ, mây phong
Mảnh trăng thiên cổ, bóng tùng vạn niên

Núi Mai Lãnh bên bờ sông Thạch Hãn, mùa xuân rực rỡ mai vàng, núi Ngự Bình của Huế đẹpvà thơ. Từ đỉnh núi Ngự ta ngắm dai cát trắng cửa Thuận, màu xanh thắm của biển Đông, màu tím thẫm của Trường Sơn nguy nghi. Núi Bạch Mã đầy ắp những tài nguyên thiên nhiên, là nơi nghỉ mát sánh ngang với Tam Đảo, Sa Pa, Đà Lạt.


Đèo Ngang, một thắng cảnh nổi tiếng, "cỏ cây chen đá, lá chen hoa". Đứng trên đỉnh đèo có thể bao quát cả một vùng đồng ruộng, xóm làng, mũi Rồng lao thẳng ra biển và Vũng Chùa phẳng lặng, Đèo Lý Hoà dưới chân có bãi đá nhảy, những mỏm đá chạy dài ra biển, có bãi cát ven bờ trắng mịn, hoa tứ quý bốn mùa đua nở. Đèo Hải Vân là “đệ nhất hùng quan”, núi non, sông biển liền nhau, đi trên đèo như đi trên mây.


Các động Châu Lịnh, Hai Lèn, hang Minh Tâm, động Phong Nha; trong đó Phong Nha là kỳ quan của đất nước. Vào năm 1968 bọn không quân Mỹ, đánh phá ác liệt miền Bắc ta. Động Phong nha trở thành nói cất giấu những chiếc phà lớn của Trung đoàn Công binh 249. Nhiều đồng đội của chúng tôi đã anh dũng hy sinh tại nơi đây. Trong lòng động Phong Nha còn có hang Cạn, hang Nước với 90 bia ký, những tượng thờ, bệ đá, thạch nhũ muôn hình vạn sắc lung linh.


Cảnh sắc vùng này thật là hùng vĩ, phong cảnhđẹp lại chứa đựng cả kho tài nguyên vô tận như: dạ hương, trầm hương, lim, gụ, trắc, kiền kiền, táu lai còn có tre, nứa móc, mây, song, cây thuốc, quả dâu nấu rượu. Các loại thú rừng ở đây cũng nhiều loại: voi, hổ, bò tót, tê giác, công, trĩ hươu, nai, gấu, khỉ, sóc bay...


Sông nước hữu tình, rừng thì giàu và đẹp. Bình Trị Thiên có hệ thống sông ngòi phân bố khắp nơi. Những sông Ròn, sông gianh, sóng Lý Hoà, sông Dinh, song Nhạt Lệ, song Bên Hải, sông Hiếu, sông Mỹ Chánh, sông Làu, sông Bo, sông Hương, sông Ruồi... bao nhiêu là sông. Sông Hương, trừ những ngày lũ còn bốn thùa nước trong xanh, thoang thoảng mùi thơm của các giống cây Thạch xương bồ, sâm rừng. Sông chảy qua ngôi chùa Thiên Mụ cổ kính, những xóm làng, vườn tược trù phú của Kim Long, Nguyệt Biểu, Vĩ Dạ... bao quanh cồn Giã Viên, cồn Hiến.


Sông Thạch Hãn nước trong thấu đáy, được đồng bào miền núi Tà Ôi truyền tụng như dải gương soi tỏ những tấm lòng son sắt thuỷ chung.

Sông Nhật Lệ xanh như ngọc bích, đoạn cuối chảy sát biển Đông qua trước thị xã Đồng Hới, nơi ngày xưa Nguyễn Du đã từng sống ở đây và hình ảnh sông đã ghi vào truyện Kiều.

“Buồn trông cửa biển chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa...”
Sông Gianh đẹp kỳ lạ, in bóng những lèn đá dựng đứng với trời nước mênh mông.

Ngoài hệ thống sông ngòi dày đặc, Bình Trị Thiên còn có những đầm phá nổi tiếng như Tam Giang, An Truyền Thanh Lâm, Cầu Hai, Lăng Cô. Đầm phá nối liền với nhau thành một giải từ Vân Trình (Quảng Trị) đến Phú Lộc (Thừa Thiên). Đây là dấu nối của các dòng sông lớn như Ô Lâu, sông Bồ, sông Hương, sông Truồi... Các đầm phá rộng đến bốn mươi ngàn héc-ta. Đây là vùng bờ biển độc đáo của miền Trung - nước lợ mặn cho nguồn hải sản phong phú như: rau câu, tôm, cá...

Những cửa biển, và bãi biển nơi đây đẹp như Cảnh Dương, Lý Hoà, Lăng Cô, Cửa Tùng, Cửa Việt, Nhật Lệ, Thuận An, Tư Hiền…

Ôi một vùng đất những dòng sông ấy hẳn còn in hình bóng những chiến sĩ Công binh 249 bắc cầu qua sông cho xe pháo ta vào chiến trường đánh giặc.
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Chín, 2008, 09:05:29 am gửi bởi chienvit » Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #32 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2008, 08:56:53 am »

Sau nhiều ngày chuẩn bị, vào một ngày đầu thu; được sự giúp đờ nhiệt tình của Bộ Tư lệnh Công binh, Đoàn Cựu chiến binh Công binh 249 Hà Nội, nhập ngũ tháng 01/1972 lên đường đi tìm đồng đội. Trong tâm trí chúng tôi luôn hiện lên hình ảnh những đồng chí, đồng đội còn nằm lại bìa rừng, chân suối nơi chiến trường xưa, mà mọi người trong năm tháng chưa tìm thấy được. Qua dải đất miền Trung, mặc nắng nóng, gió Lào cuốn bụi đường mù mịt, mười anh em vẫn hăm hở như thủa nào ra trận.


Trên chặng đường đi, đoàn chúng tôi gặp các trạm kiểm soát vé cầu đường từ Hà Nội đến Đông Hà, nơi nào xe chúng tôi qua đều được các anh, các chị cảm thông với việc chúng tôi đi tìm đồng đội đã nhường đường cho xe chúng tôi đi trước, không quên nhắn lại câu "Cố tìm được anh em đồng đội mình nhé!". Thật là cảm động, chính những câu nói đó đã động viên nhắc nhở và thôi thúc chúng tôi hơn. Trong tâm trí mỗi người trào dâng một tình cảm mãnh liệt.


Vượt chặng đường 500km, chúng tôi đến thị trấn Hồ Xá để về Cửa Tùng, nơi đã để nhiều dấu ấn sâu sắc về sự hy sinh mất mát của những người lính công binh một thời chiến tranh ác liệt. Được các đồng chí công an thị trấn Hồ Xá giúp đỡ, xe đến Cửa Tùng thì trời đã vào đêm. Vẫn như hai tám năm về trước, tiếng sóng vỗ rì rào, những đợt sóng có chất lân tinh đập vào mỏm đá tung bọt trắng xoá, chỉ khác xưa là nay không còn nữa những đợt máy bay gầm rít trút bom, những chiếc tàu chiến ngoài khơi thường xuyên rình rập để pháo kích vào cửa biển, hòng chặt đứt hướng tiếp viện của ta. Giờ đây những ánh điện hắt ra từ  những ngôi nhà, và những con thuyền phía cửa sông toả ánh sáng xuống mặt nước như muôn vì sao sa.


Bình minh hôm sau, tạm biệt Cửa Tùng, xe chúng tôi qua cầu Hiền Lương. Cây cầu đã để lại cho chúng tôi bao kỷ niệm trong những ngày đầu chiến dịch, khi đó đơn vị chúng tôi có nhiệm vụ phải bắc được cầu qua sông Bến Hải để quân và dân ta giải phóng Quảng Trị tiếp viện cho mặt trận phía trong. Rồi cũng thật vinh dự và tự hào cho những người lính trẻ Hà Nội, được bắc lại cây cầu Hiền Lương khi Hiệp định Paris chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam. Giờ đây chúng tôi đang đứng trên địa điểm cũ, cây cầu chính tay mình bắc đã được thay bằng cây cầu to lớn, vững chắc hơn, đánh dấu sự trưởng thành lớn mạnh của ngành cầu đường Việt Nam, sau bao nhiêu năm chiến tranh ác liệt.


Đến thị xã Đông Hà, ngược đường số 9, chúng tôi đến Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Trị. Tiếp chúng tôi là đồng chí Trung tá trực ban Tỉnh đội. Anh hồ hởi bắt tay từng người như chính người thân của anh vậy, rồi anh làm thủ tục hướng dẫn cho chúng tôi những nơi cần đến.


Dọc theo quốc lộ 9, chúng tôi đến Uỷ ban nhân dân huyện Cam Lộ. Sau khi biết lịch trình và chuyến đi của Đoàn, Văn phòng huyện uỷ, Uỷ ban nhân dân huyện, Ban chỉ huy Quân sự huyện Cam Lộ đã bố trí nơi ăn nghỉ cho anh em thật là chu đáo.


Đêm nghỉ ở Cam Lộ, anh em đi đường quá mệt đều đã ngủ yên, riêng tôi vẫn thao thực về vùng đất này.
Huyện Cam Lộ nằm trên một địa bàn chiến lược, tập trung nhiều điểm giao lưu; ba mặt bao bọc bởi vành đai núi đồi với các cao điểm liên hoàn có thể khống chế và hỗ trợ cho nhau. Cam Lộ là vị trí trọng điểm được ta cũng như địch rất chú ý. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, chiến trường Cam Lộ - đường 9 là nơi đọ trí, đọ sức, quyết định giữa ta và địch, bên nào giành lấy và giữ vững được Cam Lộ chắc chắn sẽ chiếm nhiều ưu thế trên toàn thiện trường. Khi mới đặt chân vào Việt Nam, đế quốc Mỹ đã chú ý một phòng tuyến kiên cố nhất ở bờ Nam sông Bến Hải, bao gồm cả Cam Lộ để ngăn chặn phong trào Cách mạng của nhân dân ta, nhưng tất cả ý đồ của chúng đều thất bại. Hoang mang và cay cú sau những thất bại liên tiếp, từ các đạo luật phát xít "tố cộng, diệt cộng", “tìm diệt và bình định” đến chiên lược "chiến tranh đặc biệt", “chiến tranh cục bộ", đế quốc Mỹ càng ra sức dùng vũ lực và nhiều âm mưu thủ đoạn nham hiểm nhất, nhằm buộc ta khuất phục. Nhưng càng khó khăn ác liệt, quân và dân Cam Lộ càng cố gắng vượt qua, giành thắng lợi, địch càng sa lầy càng thất bại nhục nhã. Học thuyết Ních-xơn, với chiến lược: "Việt Nam hoá chiến tranh" đã không cứu vãn nổi uy thế của Mỹ trên chiến trường, ta càng đánh càng mạnh, địch càng đánh càng suy sụp. Chắc chắn những ai được chứng kiến cảnh thảm hại của Mỹ Ngụy sau cuộc hành quân “Lam Sơn 719 sẽ khó quên được hình ảnh những toán quân tháo chạy trên đường số 9, nhếch nhác và thảm hại đến nhường nào. Càng thất bại càng cay cú, đó là bản chất của bọn hiếu chiến và kẻ luôn cậy vào sức mạnh vật chất. Thua đau trong các cuộc càn quét, địch càng ra sức xây dựng các căn cứ phòng ngự trên địa bàn Cam Lộ- Gio Linh như Dốc Miếu, Quán Ngang, Bái Sơn, Động Toàn, Ba Hồ, Cao điểm 241, Phu Lơ... Mặt khác, hàng ngàn quân cùng nhiều loại vũ khí hiện đại nhất, tân tiến nhất cũng được ồ ạt tăng cường cho phòng tuyến này. Trên mảnh đất Cam Lộ bé nhỏ chưa đầy 70 cây số vuông nhưng có khi đến hàng vạn tên địch, có vùng một người dân có ba tên lính, vùng ít nhất cũng bình quân hai tên lính trên một người dân.
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Chín, 2008, 09:07:31 am gửi bởi chienvit » Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #33 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2008, 09:00:16 am »

Về phía ta, sau những cuộc tổng tấn công và nổi dậy xuân Mậu Thân năm 1968, chiến nhắng ở đường 9 Nam Lào, phong trào cách mạng của nhân dân trong huyện phát triển rất cao từ nông thôn đồng bằng đến miền rừng núi, ngay cả trong vùng địch tạm chiêm, phong trào đấu tranh chính trị, đấu tranh vũ trang, đấu tranh binh vận dấy lên đều khắp. Phong trào diệt ác phá kềm, nhiều nơi diễn ra giữa ban ngày, bọn địch kể cả ác ôn và tề điệp đều rất hoang mang run sợ. Nếu chiến khu (Của) là căn cứ địa Cách mạng trong hai cuộc kháng chiến thì ngay ở vùng đồng bằng sát bên nách kẻ thù, ngay kề bên hàng rào đồn bốt của chúng, cơ sở Cách mạng vẫn được xây dựng và đã góp phần rất lớn vào chiến thắng hôm nay. Các "căn cứ lớn" của ta ở vùng Cam Thuỷ - Cam Thanh - Cam Hiếu - Cam Giang đã là những nơi xuất phát của quân ta đánh cho địch nhiều phen bạt vía kinh hồn.


Vào lúc 11 giờ 30 phút ngày 30/3/1972, lực lượng pháo binh của ta đồng loạt nổ súng trút bão lửa vào căn cứ địa phòng ngự bên ngoài của địch như cao điểm 544, Đồng Toàn - Quán Ngang - Đầu Mầu - Dốc Miếu - Cồn Tiên - 241... Bị đánh bất ngờ và dồn dập quân Nguỵ đồn trú ở các căn cứ này vô cùng hoang mang và hoảng hốt, toàn bộ tuyến phòng thủ bên ngoài của địch bị hoả lực pháo binh ta tiêu diệt hoàn toàn. Từ cánh Bắc, Trung đoàn Bộ binh 26 quân Giải phóng bất ngờ tấn công diệt gọn tiểu đoàn 2 - Trung đoàn 56 nguỵ đang trên đường đến thay quân tiểu đoàn 1 đóng ở cao điểm 288; đồng thời diệt gọn căn cứ Phu Lơ. Thừa thắng quân ta tiến công chiếm động Toàn. Như vậy, hai căn cứ quan trọng của địch đã bị vô hiệu hoá ngay từ đầu. Sư đoàn 3 bộ binh Nguỵ bị ta đánh những đòn trời giáng và hoàn toàn bị tê liệt, cánh cửa sắt trên đường số 9 đã mở. Sáng 31/3 bộ đội chủ lực phối hợp với lực lượng vũ trang địa phương diệt một số vị trí án ngữ của địch, khống chế đường 9 và tiến vào bao vây chi khu Cam Lộ. Từ Ái Tử, địch tung Trung đoàn 7 thuỷ quân lục chiến đến ứng cứu cho mặt trận đường 9 bị quân ta tiêu diệt ở đèo Cùa. Trên cánh Tây, Trung đoàn 9 Sư đoàn 304 của ta triển khai lực lượng ào ạt tấn công tiêu diệt gọn lực lượng phòng thủ của địch ở Ba Hồ, Ba Tum, đánh chiếm Đầu Mầu vào lúc 12 giờ 30 phút, ngày 31/3,chiều 1/4 quân Giải phóng chiếm động Toàn. Chỉ trong hai ngày tấn công như vũ bão, quân ta đã phá vỡ tan tành một loạt cứ điểm vòng ngoài phía Tây của địch. Hốt hoảng và run sợ đến cùng cực, trưa ngày 4/4 Trung tá Phạm Văn Đính – Trung đoàn trưởng 56 quân Nguỵ cùng toàn bộ ban chỉ huy và quân lính lũ lượt kéo cờ trắng ra hàng, quân Nguỵ ở chi khu Hướng Hoá, Lữ đoàn 147 thuỷ quân lục chiến đóng ở đồn Mai Lộc bị pháo binh ta trút xuống những cơn bão lửa, thấy không có khả năng kháng cự nổi đã rút chạy toán loạn, bị quân ta chặn đánh, quan quân nháo nhác, hồn xiêu phách lạc. Phối hợp với đòn tấn công như trời giáng của bộ đội chủ lực, được sự hỗ trợ kịp thời của lực lượng địa phương, quân dân và du kích, ngày 1/4 quần chúng vùng Của đã nổi dậy, phá khu tập trung, ấp chiến lược giành quyền làm chủ. Ngay sau đó, qua những tờ báo địa phương chúng tôi được biết. Vào những năm 70 trong quân đội Nguy quyền Sài Gòn, Trung tá Phạm Văn Đính nổi lên như một ngôi sao. Mới 30 tuổi đã đeo lon trung tá, chỉ huy một trung đoàn. Các cố vấn Mỹ và Tướng Ngô Quang Trưởng - Tư lệnh vùng 1 chiến thuật rất tin tưởng, đánh giá Phạm Văn Đính là một chỉ huy có năng lực, đầy triển vọng... Sinh ra và lớn lên tại Huế, lúc còn nhỏ, Đính được gửi vào học ở Trường dòng Pellerin; sau đó học tại Trường sĩ quan của quân đội Việt Nam Cộng hoà, năm 1963 tốt nghiệp ra trường được điều trở lại vùng 1 chiến thuật với lon thiếu uý (trên bản đồ tác chiến của quân đội Nguy Sài Gòn từ Đà Nẵng đến Quảng Trị được coi là Vùng 1 chiến thuật). Trải qua các đơn vị chiến đấu, từ một Đại đội trưởng Đại đội Hắc Báo thuộc Sư đoàn 1, đến năm 1967, Đính được bổ nhiệm là Tiểu đoàn trưởng kiêm Quận trưởng Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên, kiêm Chi khu trưởơng Chi khu Quảng Điền. Trong quãng thời gian này, Đính được quân đội Nguỵ Sài Gòn cử đi du học và tập huấn ở một số nước. Năm 1969, Đính được thăng hàm trung tá và được điều động về làm Trung đoàn trưởng Trung đoàn 54, Sư đoàn 1. Năm 1972, làm Trung đoàn trưởng Trung đoàn 56, Sư đoàn 3, Vùng 1, chiến thuật đóng tại căn cứ Caroll.


Năm 1972, Mỹ - Ngụy đã huy động một lực lượng tối đa với các loại vũ khí hiện đại tấn công thành cổ Quảng Trị với mục đích cắm bằng được lá cờ của Ngụy quyền Sài Gòn lên Thành cổ để gây sức ép với đoàn đàm phán của Mặt trận Dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam tại hội nghị Paris.


Trong 81 ngày đêm, mảnh đất Quảng Trị bị cày xới nóng ran bởi bom đạn và khói súng. Mỹ - Ngụy đã ném xuống Thành cổ Quảng Trị số lượng bom với sức công phá bằng 7 quả bom nguyên tử mà Mỹ đã ném xuống Hirosima - Nhật Bản trong Chiến tranh thế giới thứ II. Để bảo vệ Thành cổ, Quân Giải phóng và quân Nguỵ Sài Gòn giành nhau từng tấc đất, cuộc chiến diễn ra ngày càng khốc hệt. Tư lệnh Vùng 1 chiến thuật - Tướng Ngô Quang Trưởng lệnh cho Sư đoàn 3, trực tiếp là Trung đoàn 56, chuẩn bị tấn công đánh chiếm Thành cổ Quảng Trị. Trước tình hình trên, Trung tá Phạm Văn Đính - Trung đoàn trưởng Trung đoàn 56 đã triệu tập gấp chỉ huy của 11 đơn vị trực thuộc tại phòng hành quân. Sau khi đánh giá, phân tích tình hình, ông đã kêu gọi toàn bộ sĩ quan, binh sĩ trong Trung đoàn buông súng trở về với Quân giải phóng để tránh hy sinh không đáng phải xảy ra. Với uy tín của mình, gần một ngàn sĩ quan, binh sĩ đã tự nguyện theo ông vượt chiến tuyến ra Bắc an toàn. Sự kiện xảy ra đã gây chấn động dư luận, làm đau đầu giới chóp bu Sài Gòn lúc bấy giờ. Còn các nhà bình luận, các cố vấn quân sự phương Tây cũng phải tốn khá nhiều giấy mực về sự kiện này. Năm 1975, đất nước hoàn toàn giải phóng, gia đình đoàn tụ, ông mới biết cái hôm cùng anh em trở về với Cách mạng, vợ ông mới sinh con được năm ngày. Thời gian sau, ba mẹ con đã làm hộ chiếu qua Pháp, định từ đó về miền Bắc sống với chồng nhưng do trục trặc, vì vậy không đi được. Xét công lao đã đóng góp cho Cách mạng, Đảng uỷ Quân sự Trung ương họp đề nghị phong quân hàm Trung tá Quân đội nhân dân Việt Nam cho ông. Năm 1994, ông được phong quân hàm lên Thượng tá1 (Theo báo An ninh Thế giơi).


Không còn trông mong gì vào lực lượng phòng ngự, bọn Nguỵ quyền ở chi khu Hướng Hoá, tập trung ở Cùa bỏ mặc tình thế bám chạy theo đoàn quân thất trận. Bằng những đợt tấn công dứt điểm, ta đã hoàn toàn làm chủ tình thế, sau khi san bằng những cứ điểm vòng ngoài, ta tiến đánh chi khu Cam Lộ. Tại đây, lực lượng du kích Cam Mỹ đã phối hợp với quân chủ lực Sư đoàn 390 đánh vào các vị trí của địch ở An Mỹ, phối hợp với một mũi đặc công (Đại đội 12) đánh tan Đại đội bảo an, trung đội dân vệ, đập nát bộ máy tề ngụy, tạo thế cho chủ lực ta tấn công quận lỵ Cam Lộ, đánh vào khu tập trung Tân Tường, giải phóng quận Trung Lương. Vào lúc 16 giờ ngày 2/4/1972 ta hoàn toàn làm chủ quận ly Cam Lộ, cờ Cách mạng phấp phới tung bay trên bầu trời quê hương. Tại khu A lực lượng du kích Cam Giang, Cam Thanh, Cam Thuỷ cùng với đại đội 14 bộ đội địa phương, ba đội biệt động huyện đánh vào khu tập trung An Lạc, An Bình, phát động nhân dân nổi dậy giành quyền làm chủ, tạo thế cho chủ lực đánh Đông Hà. Chiến sự của khu D cũng không kém phần sôi động, lực lượng du kích Cam Hiếu, Cam Thuỷ phối hợp với an ninh huyện tiến công giải phóng khu tập trung Vĩnh Đại, khẩn trương đưa dân sơ tán ra phía Bắc sông Hiếu, dùng mìn tiêu diệt hai xe và hàng chục tên địch, chia cắt tuyến giao thông của địch trên đường số 9. Bên cạnh quân dân Cam Lộ trong chiến dịch tiến công và nổi dậy Xuân 1972 có sự hỗ trợ và hiệp đồng chiến đấu rất đắc lực và có hiệu quả của lực lượng vũ trang, quân và dân thị xã Quảng Hà. Du kích Triệu Thượng, Triệu Ái đã phối hợp với biệt động Quảng Hà chặn đánh tàn binh địch từ Của về, diệt tại chỗ 22 tên, bắt sống 4 tên, hạn chế khả năng thu quân củng cố lực lượng của địch để phản kích trở lại. Mặt khác sự phối họp chặt chẽ giữa hai mặt trận Cam Lộ và Quảng Hà đã cắt đứt được tuyến giao thông tiếp ứng của địch đối với mặt trận phía Tây.


Thắng lợi giòn giã của cuộc tiến công và nổi dậy mùa xuân 1972 giải phóng hoàn toàn Gio Cam đã ghi một dấu ấn đậm nét trong lịch sử, cục diện chiến trường đã nghiêng hẳn lợi thế về phía ta. Quân Nguỵ từ thế phòng ngự tác chiến chuyển qua bị động, lúng túng và bị đánh dồn dập đã phải bỏ chạy, co cụm lại ở những phòng tuyến hoả lực mạnh.


Góp vào chiến thắng lớn này là Sư đoàn chủ lực 304-308-224-325-390, Trung đoàn Công binh vượt sông 249... đã dũng cảm mưu trí tấn công địch, tạo ra những tình huống thuận lợi nhất để quân và dân Cam Lộ đứng lên giành chính quyền làm chủ giải phóng quê hương. Trong thắng lợi của gần 18 năm kiên trì chống Mỹ mà đỉnh cao là thắng lợi của chiến dịch 1972 của quân dân Cam Lộ có sự đóng góp chi viện hết mình của đồng bào cả nước, đặc biệt là của quân dân Vĩnh Linh hậu phương vững chắc và thuỷ chung, có sự phối hợp nhịp nhàng và ăn ý của quân dân Gio Linh, Đông Hà, thị xã Quảng Trị, Triệu Phong, Hải Lăng và đồng bào các dân tộc.
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Chín, 2008, 09:08:02 am gửi bởi chienvit » Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #34 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2008, 09:03:34 am »

Chúng tôi trở về Cam Lộ là trở về với quá khứ vinh quang và oanh liệt của một vùng đất. Từ lâu địa danh Cam Lộ đã thật sự gần gũi với mỗi người dân Quảng Trị. Trải qua biết bao biến cố thăng trầm của lịch sử, Cam Lộ đã từng bao lần thay đổi địa danh, địa giới. Nếu không kể thời tiền sử xa xăm thì đất Cam Lộ không thuộc vào bản đồ Việt Nam vào đời Lý - Trần. Từ đời Lê về trước quen gọi là ngàn (nguồn). Cam Lộ, theo Phủ biên tập lục của Lê Quý Đôn, dưới thời Lê Trung Hưng, Cam Lộ là một xã thuộc tổng An Lạc của huyện Đăng Xương. Đầu niên hiệu Gia Long, Cam Lộ được đổi thành Giao. Năm Minh Mạng thứ 12 (1838) đổi thành Phủ. Khi quân Xiêm La đánh Vạn Tường và xâm nhập vùng biên giới, vua Minh Mạng sai thống chế Phạm Văn Điền, Kinh tượng vệ uỷ Lê Văn Thuỷ giữ mặt Cam Lộ và hành quân giáng cho quân Xiêm nhiều phen hoảng loạn. Năm Tự Đức thứ 13 (1850), Châu Hương Hoá được đổi thành Thành Hoá và năm 1852 lại đặt thêm tổng Cam Đường lấy từ 32 xã, thôn của huyện Địa Linh, Thuận Xương và Hải Lăng nhập vào. Sau này năm Tự Đức thứ 29 (1876) lại đặt phủ Cam Lộ. Trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ thời nay đất Cam Lộ luôn gắn liền với những sự kiện, những nhân vật, những chiến công oanh liệt. Trong lịch sử người dân Cam Lộ còn nhớ mãi cuộc kháng chiến chống quân Minh của Lâm Mộc và Chu Viên. Còn khi hùng binh của phong trào Tây Sơn dưới ngọn cờ đào của người anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ kéo ra Bắc đại phá quân Thanh vào mùa xuân năm Kỷ Dậu thì đã có người con của quê hương Cam Lộ - Trung Lang Tướng quân Hoàng Kim Hùng cùng hơn nghìn quân tiếp ứng. Nói đến Cam Lộ không ai không biết đến căn cứ Sơn Phòng Tân Sở kinh đô kháng chiến của phong trào Cần Vương, kêu gọi các sĩ phu yêu nước và nhân dân đứng lên chống thực dân Pháp. Khoá Bảo Sử Bá, Cử Nghệ đã lãnh đạo nhân dân Cam Lộ hưởng ứng lời hịch Vương với tất cả nhiệt tình và trái tim yêu nước. Nằm trong bối cảnh chung của lịch sử những thất bại của phong trào văn thân yêu nước vẫn không làm nhụt trí đấu tranh chống Pháp của nhân dân Cam Lộ vì độc lập tự do và hạnh phúc của non sông. So với nhiều địa phương khác, Cam Lộ là huyện có Đảng Cộng sản ra đời sớm, năm 1930 chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của huyện được tổ chức ở Tân Tường và An Hưng, cuối năm 1930 ban huyện uỷ lâm thời của Cam Lộ cũng được thành lập cho đến hôm nay và mãi mãi về sau, tên tuổi và công lao của những người chiến sĩ Cộng sản kiên cường như: Hồ Chơn Nhơn, Hồ Xuân Lưu, Phan Thị Hồng... sẽ mãi mãi được ghi nhận như những người khởi đầu trong lịch sử đấu tranh của quê hương Cam Lộ kể từ khi có Đảng. Và thế là từ đây, dưới lá cờ vinh quang của Đảng, nhân dân Cam Lộ đã vượt qua muôn vàn gian khổ, viết lên những trang sử vẻ vang, làm rạng rỡ thêm truyền thống Cách mạng kiên cường của quê hương, đất nước.


Trong khí thế long trời lở đất, ngày 25/8/1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Cam Lộ đã vùng lên khởi nghĩa giành chính quyền, phá tan xiềng xích nô lệ đã đè nặng lên cuộc đời lam lũ biết bao người. Từ vùng Cùa xa xôi cho đến các thôn làng dọc đường 9, đường số 1, cờ đỏ sao vàng phần phật tung bay trước gió. Nhưng một lần nữa, nhân dân Cam Lộ lại phải đứng lên làm cuộc chiến trường kỳ 9 năm chống Pháp, với ý chí “Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ". Một phong trào kháng chiến sôi nổi diễn ra trong toàn huyện, trên đường số 9 anh hùng nhiều chiến công vang dội của quân dân Cam Lộ đã làm cho địch khiếp vía. Đường số 9 trở thanh "con đường không vui" của thực dân Pháp. Nhân dân vùng chiến khu Cùa đã thực hiện "vườn không nhà trống", "tiêu thổ kháng chiến” gây cho địch nhiều khó khăn và thất bại mỗi khi chúng đến vùng đất này. Nhớ lại những ngày tháng oanh liệt đó, nhiều người dân Cam Lộ hôm nay không sao quên được hình ảnh cao đẹp của anh chiến sĩ Vệ quốc đoàn trong đoàn quân Nam tiến vào chi viện cho chiến trường Quảng Trị, đó là những chàng trai trẻ, những thanh niên trí thức yêu nước của quê hương Thanh - Nghệ - Tĩnh, Quảng Bình mang vận nước mà "bỏ bút nghiên theo việc binh đạo" đó là những đoàn dân công quần nâu áo vải nhuộm bùn, áo tơi nón lá phục vụ chiến trường không mệt moi. Đó là những giáo viên - chiến sĩ bình dân học vụ, đêm đêm miệt mài bên ngọn đèn dầu leo lét, trong những căn hầm lán đơn sơ tham gia "diệt giặc dốt", đem ánh sáng và niềm tin vào chế độ mới đến với mọi người dân lao khổ. Nhiều người con trăm miền đất nước đã đến với Cam Lộ trong những ngày gian khó. Không ít trong số họ đã vì đạo lý mà quên mình.


Bài học của Cam Lộ mới sống động làm sao! Trong những ngày đen tối và ảm đạm, dưới ách cùm kẹp của Mỹ - Nguỵ trong mạng lưới bủa vây ráo riết của địch, có những lúc cả huyện chỉ sót lại hai đảng viên hoạt động đơn tuyến, nhưng với tấm lòng trung trinh, một lòng một dạ theo Cách mạng, nhiều mẹ, nhiều chị ở Cam Giang, Cam Thanh, Cam Thuỷ, Cam Hiếu, vùng Cùa đã vượt qua hàng rào kìm kẹp, trấn áp của giặc tìm đến với Cách mạng, đến với Đảng, mang niềm tin son sắt vào một ngày mai. Cảm động biết bao nhiêu hình ảnh những em bé chăn trâu đã lặn lội vào rừng mang những nắm cơn, lọ muối, mang những tin tức đến cho cán bộ ta, mang niềm tin và tình cảm thuỷ chung của quần chúng gửi gắm vào Đảng, vào thắng lợi cuối cùng của Cách mạng. Nhưng cũng chính trong những ngày đen tối đó, Đảng vẫn kiên trì bám trụ xây dựng phong trào, có những lúc mất liên lạc, bị địch truy lùng, nhiều người đã phải ăn rau rừng, củ chuối thay cơm hàng tháng để nuôi dưỡng ngọn lửa đấu tranh, không để dân mất lòng tin và phương hướng đấu tranh. Mãi mãi trong trái tim của người Cam Lộ không sao quên được hình ảnh đồngchí Nguyễn Quật, đồng chí Mai Chiến Cương… bất chấp sự lùng sục, khủng bố của địch vẫn lăn lộn với phong trào, chiến đấu đến hơi thở cuối cùng và hy sinh anh dũng. Và có lẽ cũng chính từ những tấm gương và trái tim yêu nước, những hy sinh to lớn đó đã thắp lên ngọn lửa đồng khởi tháng 7 năm 1964 ở Cùa và nhiều nơi khác trong toàn huyện. Đó cũng chính là những phát pháo hiệu đầu tiên mở màn cho phong trào nổi dậy của quần chúng trong những năm 1968 và đỉnh cao là mùa xuân 1972 sau này.
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #35 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2008, 09:07:06 am »

Nói đến Cam Lộ làm sao chúng ta có thể quên được những chiến công vang dội, những rất mát đau thương đầy anh dũng của mảnh đất này. Những năm kháng chiến chống Mỹ, mảnh đất và con người Cam Lộ phải chịu đựng tất cả nhữngg ì tàn khốc, ác liệt nhất của chiến tranh. Người dân Cam Lộ luôn thể hiện bản lĩnh và sức mạnh phi thường. Chính ban lĩnh và sức mạnh phi thường của chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anhhùng dân tộc của nhân dân Cam Lộ đã bẻ gầy và làm tan rã sức mạnh vật chất của kẻ thù. Dù địch không ngừng tăng cường thêm quân thiện chiến, tăng cường thêm các vũ khí hiện đại, giết người hàng loạt, sử dụng nhiều chiến lược dồn dân lập ấp, xây dựng các khu tập trung, dùng hàng ngàn xe ủi cày trắng rừng núi, vườn tược xóm thôn cũng không ngăn cản được phong trào Cách mạng. Địch đã thất bại nhục nhã bởi vì chúng có thể rào được làng, được ấp nhưng chúng làm sao rào được lòng dân với Cách mạng, vì Đảng, Cách mạng không ở đâu xa lạ, mà ở ngay chính giữa lòng dân. Đêm đêm những ánh đèn dầu le lói từ trong các khu tập trung của địch ở Cam Giang, Cam Thuỷ, Cam Thanh, Cam Chính, Cam Nghĩa là những ngọn đèn tín hiệu báo cho du kích bộ đội ra vào hoạt động. Chiều chiều những tiếng sáo diều vi vu trên đồng nội chính là tín hiệu bình yên để quân ta tiến vào tiêu diệt địch ngay giữa sào huyệt chúng. Trong những chiếc mõ bò, trong những chiếc gậy tre là những lon gạo, những mẩu tin tức từ cơ sở chuyển vào cho Cách mạng. Nói sao cho hết tấm lòng nghĩa tình, thuỷ chung son sắt của người dân Cam Lộ đối với Đảng với Cách mạng. Đó là hàng chục tấn gạo, hàng tạ muối, vô số thực phẩm các mẹ, các chị ở Cam Giang, Cam Thanh, Cam Thuỷ... chắt chiu dành dụm để tiếp viện cho Cách mạng. Đó là hàng chục quả mìn, hàng trăm khẩu súng, hàng ngàn viên đạn của các em bé chăn trâu lấy được của giặc vận chuyển cho kháng chiến. Đó chính là những căn hầm bí mật đào ngay dưới bàn thờ, bên cối giã gạo, ngoài bờ tre, giếng nước để anh em cán bộ, du kích và bộ đội ẩn nấp trong những năm tháng đánh Mỹ.


Vinh dự và tự hào cho thế hệ trẻ công binh 249 Hà Nội được góp phần nhỏ bé của mình trên các bến Than, bến Tắt, Hiền Lương, Cửa Tùng, Cửa Việt, ngầm Đầu Mầu, ngầm Đuối... tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các binh chủng hành quân thần tốc tiến vào giải phóng Cam Lộ - Quảng Trị.


Nghe kể rằng: Năm 1964, Cùa là ngòi nổ, mở đầu phong trào đồng khởi vùng đồng bằng Quảng Trị. Bằng ý chí quyết chiến, quyết thắng, bằng lòng căm thù giặc sục sôi, bằng những vũ khí thô sơ tự tạo nhân dân Cùa đã phối hợp với các lực lượng vũ trang quân khu tỉnh - huyện đập tan các cứ điểm của địch, giải phóng toàn vùng. Hàng trăm thanh niên xung phong vào các lực lượng cho phong trào Cách mạng trong huyện trong tỉnh.


Năm 1967, xã Cam Chính là đơn vị đầu tiên ở Quảng Trị được Đảng và Nhà nước tuyên dương "Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân". Cay cú trước thất bại ở đây, kẻ địch đã tập trung tối đa lực lượng cảnh sát, phối hợp vơi quân Ngụy đồn trú tại chỗ, tiến hành các hoạt động tình báo với nội dung "cô Mai", "Mai Sơn", đánh phá ác liệt vào nội bộ Cách mạng, thực hiện thủ đoạn “tách cá ra khỏi nước" để đàn áp phong trào Cách mạng của nhân dân xã Cam Chính và cả vùng Của.


"Lửa thử vàng, gian nan thử sức", một lần nữa nhân dân Cùa đã chiến đấu kiên cường, đánh bại mọi cuộc hành quân vây giáp của cảnh sát, hành quân thanh lọc của địch, tạo đà, tạo thế mạnh sẵn sàng đón nhận nhiệm vụ mới.


Năm 1972, được sự hỗ trợ đắc lực của mũi tiến công quân sự, lực lượng du kích và nhân dân Cùa đồng loạt nổi dậy tiêu diệt và làm tan rã hoàn toàn lực lượng địch, giải phóng quê hương. Nhân dân Của đã tỏ rõ khí phách anh hùng, ý chí kiên cường bất khuất, chiến đấu không mệt mỏi, không quản ngại hy sinh vì độc lập tự do. Hàng trăm người con ưu tú của nhân dân Cùa đã anh dũng hy sinh.


Sau 28 năm quê hương giải phóng, nhất là sau 10 năm đổi mới, bộ mặt vùng Cùa đã thay đổi nhanh chóng. Màu xanh bát ngát của hàng ngàn héc-ta cao su, hồ tiêu đã phủ kín xóm làng, đồi núi. Cơ chế kinh tế mới đã thúc đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế của địa phương. Từ một vùng đất chủ yếu là nông nghiệp đơn thuần, tự cung tự cấp, ngày nay người nông dân Cùa đã biết phát triển kinh tế hàng hoá. Phương thức kinh doanh cũng năng động hơn nhiều. Mô hình kinh doanh tổng hợp phát triển trong mọi gia đình. Người nông dân không chỉ biết trồng trọt mà còn phát triển cả chăn nuôi. Không chỉ sản xuất nông nghiệp đơn thuần, mà còn biết phát triển cả lâm nghiệp, thương mại dịch vụ vận tải, dịch vụ cơ khí... Cuộc sống người dân vùng Cùa hôm nay đã biết bao thay đổi, ánh điện lung linh toả sáng xóm làng. Đời sống văn hoá tinh thần được nâng cao rõ rệt. Không còn người mù chữ - trẻ em đều được tới trường. Một cuộc sống ấm no, hạnh phúc đầy hứa hẹn đang đến với vùng Cùa.


Nhìn quang cảnh hôm nay với màu xanh hút mắt của vùng Cùa, trong tôi trào lên những kỷ niệm của một thời máu lửa, một thời hào hùng ở một miền quê với những con người gang thép, kiên trung. Chính họ là những người đã viết lên những trang sử vẻ vang năm xưa. Và hôm nay cũng những con người ấy, những bàn tay cầm gươm, cầm súng ấy đang ngày đêm trăn trở, nhọc nhằn để vun đắp cho cuộc sống ngày một thêm đẹp, thêm tươi, cho quê hương mãi rợp màu xanh cây trái.


Tôi nhớ lại rất nhiều khuôn mặt đồng đội, hoặc những người tôi đã từng gặp suốt những năm tháng chiến tranh ác liệt. Họ là những đồng đội đang cùng tôi vào Cam Lộ - Quảng Trị thăm lại chiến trường xưa và tìm mộ anh em, những người đã rời chúng tôi ra đi vĩnh viễn, hiện đang nằm sâu dưới lòng đất vùng giới tuyến xưa, và còn ai nữa?... Nếu còn ai mà chúng tôi không liên lạc được để có mặt trong chuyến đi đầy ý nghĩa này, chuyến đi sẽ để lại những kỷ niệm cảm động trong đời có thể sẽ là niềm nuối tiếc với họ, với cả chúng tôi nữa, vì dịp hội ngộ đã không trọn vẹn.
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #36 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2008, 09:10:57 am »

Mà đúng, có người chúng tôi không liên lạc được. Đó là Lê Quốc Lập - Lập trạc tuổi tôi - thế hệ lính chiến 1972 - nhà ở phố Lê Quý Đôn, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Cũng như chúng tôi, Lập sinh ra trong một gia đình có truyền thống cách mạng. Cha anh là một cán bộ lão thành cách mạng. Chúng tôi nhập ngũ cùng một ngày, cùng qua những ngày huấn luyện. Trên đường vào Nam, Lập ở Trung đoàn Công binh 229 mở đường bộ, còn tôi về 249 là công binh vượt sông. Hôm hai anh em chia tay nhau, tôi dặn Lập:

- Chúng mình ra đi lần này không biết đến bao giờ mới trở về Hà Nội, chiến tranh ác liệt thế này, không biết ngày trở về, cái phố Lê Quý Đôn của cậu và Hà Nội của chúng mình chưa chắc còn nguyên vẹn. Dù sao, chúng mình đều quyết tâm chiến đấu Lập nhé!

Lập nắm chặt tay tôi, cười! Gương mặt Lập dưới nắng xuân Tháng Giêng năm 1972 ánh lên niềm vui thấy cả hàng râu tơ rung động, cậu thanh niên mới mười bảy tuổi nói vào tai tôi:

- Tớ với cậu thi đua lập công nhé. Ghi lấy địa chỉ của nhau để liên hệ, báo tin cho nhau biết thành tích và sức khoẻ nhé. Không có gì quý hơn độc lập tự do... Chúng mình quyết tâm chiến đấu, thằng Mỹ có phải ông trời đâu mà sợ...


Trên mặt trận Quảng Trị, công việc của chúng tôi hàng ngày trên cầu phà, suốt ngày đêm đối mặt với bom đạn của kẻ thù. Nằm trong hầm tôi mải nghĩ đến công việc hôm sau, chẳng còn thì giờ nhớ đến Lập, đến lời hai đứa dặn nhau. Thật ra, chiến trường miền Nam bao la rộng lớn, biết bạn nơi đâu mà gửi thư, liên lạc, chỉ biết một lòng chiến đấu, mong sao cho chóng đến ngày chiến thắng để có thể được gặp nhau. Ngay cả đến cha mẹ, anh em ở nhà cũng bặt tin tôi...


Thế rồi, trời đất dun dủi làm sao, tôi lại được gặp Lập ngay trên đất Quảng Trị đầy bom đạn. Đêm ấy tôi đang cùng đồng đội vật lộn trên sông nước với chiếc phà 50 tấn để tăng, pháo và bộ đội qua sông Thạch Hãn. Trên đầu, ánh đèn dù pháo sáng Mỹ lập loè như ma trơi treo lơ lửng... Trong đoàn quân sang sông ra mặt trận, thấp thoáng tôi nhận ra một dáng người có khuôn mặt quen thuộc. Tôi vội reo lên:

- Lập phải không?

Người lính tay phải quấn băng trắng, giơ cánh tay còn lành cầm mũ tai bèo vẫy vẫy.

Tôi mừng quá, hét to cho anh em trong đơn vị đang mỗi người một việc trên phà cùng nghe:

- Đúng thằng Lập Lê Quý Đôn rồi chúng mày ơi!

Thanh "còm" đang nổ máy ca nô, ghìm phà nói vọng lên:

- Đúng là Lập Lê Quý Đôn rồi Cường "ốc" ơi!

Chúng tôi chạy lại, ôm chầm lấy nhau, mặc cho xa xa tiếng máy bay Mỹ gầm rú, pháo hạm trên tàu chiến địch vẫn ì ùng ngoài khơi. Thôi thì đủ chuyện trên đời. Lập cho biệt đơn vị đang ở sâu bên trong. Lập có nhiệm vụ đưa một số anh em thương binh nặng ra tuyến ngoài; xong nhiệm vụ và bây giờ anh lại trở vào chiến trường. Lập nói: các cậu ở đây có phần dễ chịu hơn bọn tớ trong đó.

- Có thằng nào còn thuốc lá thuốc nào không - Lập hỏi.

Mấy anh em chúng tôi hè nhau, còn bao nhiêu thuốc lá, thuốc lào trong túi đều dốc hết để Lập đem vào cho đồng đội.

Mải mê với công việc, chúng tôi lại bặt tin nhau. Mãi sau ngày Giải phóng 30/4/1975, tôi mói hay tin Lập đã bị thương nhiều lần trên đất Quảng Trị. Miền Nam hoàn toàn giải phóng, Lập ra quân rồi nhớ chiến trường cũ, mảnh đất mà tuổi trẻ đã chiến đấu và dâng hiến, Lập vào Sài Gòn lập nghiệp. Chúng tôi gặp lại nhau vài lần khi Lập về thăm Hà Nội và con phố cũ Lê Quý Đôn của anh. Đáng tiếc, trong chuyến đi tìm đồng đội đã khuất lần này của các cựu chiến binh Công binh 249 Hà Nội, những người ra đi năm ấy, lại không có Lập.
Đêm miền Trung, không ngủ được, trong sâu thẳm của tâm tư, tôi thấy nhớ cồn cào người bạn cũ. Tôi thầm nghĩ: Lập tuy ở tận Sài Gòn, những giá chúng tôi báo trước dự định đi tìm đồng đội trong chuyến đi này sớm cho Lập thì thế nào anh cũng về!

Lỗi tại tôi, đã không kịp báo cho Lập biết.

Gặp lại bà con sau bao năm, ai cũng tay bắt mặt mừng, thân thương như thấy lại chính những đứa con mình. Những o du kích xưa nay đã là những bà mẹ, những đồng chí bộ đội địa phương ngày nào sát cánh cùng chúng tôi chiến đấu nay đã là cán bộ lãnh đạo Huyện. Qua những người từng gắn bó với chúng tôi trong những năm tháng ác liệt chúng tôi đã tìm được những ngôi mộ của đồng đội mình đã hy sinh trên đất Cam Lộ, Quảng Trị.


Dừng lại nơi chiến trường xưa, tôi vô cùng cảm động. Những ngày trên đất Quảng Trị - Cam Lộ - Huế - Đà Nẵng tới Sài Gòn, đã thôi thúc tôi viết nên những trang này.

Có được những suy tư vừa tạm dừng là nhờn những tư liệu chiến đấu của Đoàn Công binh Sông Lô, nhân dân Vĩnh Linh - Cam Lộ, cán bộ quân đội đã từng chiến đấu tại Quảng Trị - Vĩnh Linh. Trong đó đặc biệt có sự góp mặt của Đại tá Trần Danh Hoà, Đại tá Thân Thế Xương, Chính uỷ Trung đoàn 249, Đại tá Nguyễn Hữu Thu - Lữ đoàn phó Lữ đoàn 219, Đại tá Nhà thơ Tạ Hữu Yên, cũng đã giúp tôi rất nhiều về tài liệu và cách viết.


Tôi vô cùng biết ơn và cam ơn tất cả, nhất là các bạn chiến đấu đã động viên và giúp tôi hàng năm trời để viết những dòng này.


Hà Nội, ngày 30 tháng 4 năm 2001
BÙI VĂN CƯỜNG
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
Trang: « 1 2 3 4   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM