Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 12:34:58 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đường ra trận  (Đọc 30731 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #20 vào lúc: 03 Tháng Chín, 2008, 07:20:20 pm »

Buổi sáng hôm ấy, diện bộ quân phục mới cất kỹ ở đáy ba lô từ lâu, tôi bồng súng đứng gác bên đầu cầu bờ Bắc. Đang làm nhiệm vụ thì bỗng một ông già nói giọng Bắc đến hỏi tôi:

- Cho tôi hỏi, có đơn vị bộ đội công binh toàn người Hà Nội đóng gần đây không?

Nhìn ông già dáng ngời cao, gầy, vai khoác túi xách, áo quần đã nhàu nát vì chặng đường xa, vẫn ở trong tư thế bồng súng đứng nghiêm, tôi hỏi:

- Thưa, cụ từ đâu đến ạ, cụ cần gặp ai?

Nghe giọng Hà Nội của tôi, ông cụ ôm chầm lấy như bắt gặp người thân, cuống quít khiến tôi một thoáng lúng túng vì súng ống.

- Chú là người ngoài Bắc ta à? Vào đây đã lâu chưa? Hẳn chú biết đơn vị công binh toàn lính Hà Nội vào đây từ đầu năm 1972. Bây giờ họ ở đâu chú?

- Cháu cũng là lính Công binh người Hà Nội đây. Nhưng cho cháu hỏi, cụ từ đâu đến, vào đây tìm ai?

- Chả là... mừng quá chú ơi! Thằng con tôi đi bộ đội từ năm 1972. Khi vào đến Nghệ An nó viết thư về báo tin là lính Công binh, trên đường vào tuyến lửa. Thế rồi biệt tin. Nhà nóng ruột lắm. Vừa rồi được tin Hoà bình đã được ký kết, bà nhà tôi bao tôi lặn lội vào đây hỏi thăm tin con. Ôi chao... đi từ Hà Nội vào đây, có lúc đi nhờ xe quân đội, có lúc cuốc bộ, trên đường toàn gặp bộ đội đi ra, đi vào. Hỏi thăm, người ta nói trong Vĩnh Linh đang có đơn vị Công binh bắc cầu qua sông Bến Hải , tôi cố vào đến đây, may ra gặp được... Lâu quá không gặp được bà con Hà Nội, bà con đồng hương, giờ, đang đứng trước ông già Hà Nội bằng xương, bằng thịt, tôi cũng vui lắm. Tôi nói:

- Bố cứ đứng đây, lát nữa hết phiên gác, con đưa bố về đơn vị con, rồi anh em giúp bố đi tìm anh ấy. Nhưng mà... tên con bố là gì chứ?

- Tên nó là Quốc Dũng, người dong dỏng cao, da trắng.

Tôi reo lên:

- Thằng Quốc Dũng phố Huế phải không bố?

- Đúng, đúng... Quốc Dũng phố Huế... Bây giờ nó ở đâu?

- Bố cứ bình tĩnh. Nó cũng trong đơn vị con, nhưng mấy hôm nay sau khi bắc xong cầu, Dũng vào sông Ba Lòng làm nhiệm vụ, vài ngày nữa nó sẽ về. Bố yên chí, lát nữa con đưa bố về đơn vị gặp chỉ huy, rồi nghỉ lại chỗ chúng con đợi nó về.


Hết phiên gác, tôi đưa ông cụ về thôn Hiền Lương. Ông cụ tìm được đơn vị con, cứ xuýt xoa:

- Lạy Trời Phật. Có câu có được. Ông bà già cầu khấn mãi rồi cũng tìm được con. Mà chú ơi! Lâu tôi không được thấy nó, nó có khoẻ không chú?

- Khoẻ và lớn bổng lên bố ạ. Lần này nó có về phép bố cứ hỏi vợ cho nó là được. Mà bố cho con hỏi: Sao bố gan dạ và cả quyết thế, dám từ Hà Nội đi bộ vào đây tìm con?

- Nhớ nó lắm anh ạ! Với lại, hơn năm rồi vắng tin nó. Lại nghe nói vùng trong này là cái túi bom của thằng Mỹ. Nóng ruột như lửa đốt ấy chứ. Đọc báo, biết tin Hiệp định đã ký kết, lại thấy bài báo viết về anh lính Công binh Cường - Hoạt ở Hà Nội đứng gác bên bờ Hiền Lương, tôi cứ đánh liều phiêu lưu một chuyến. Thế mà... may quá... lại tìm được con.


Phố Huế của Dũng và phố tôi cùng khu Hai Bà Trưng chỉ cách nhau dăm làng cây. Tôi dẫn cụ đến gặp Ban chỉ huy Tiểu đoàn, sau đó được sự đồng ý của Tiểu đoàn Bộ tôi đưa cụ về nghỉ cùng nhà của tôi. Vừa về đến nơi, anh em vây lấy ông hỏi thăm tíu tít. Ông cụ mở túi đưa ra nào thuốc lá Điện Biên, nào chè Hồng Đào và bánh kẹo. Chúng tôi được dịp hỏi về Hà Nội, thôi thì đủ chuyện:

- Bố ơi! Bom Mỹ có phá Hà Nội ta nhiều không?

- Chú ở gần bến xe Kim Liên hử, gần ga hử?

- Vâng.

Quãng ấy nó dội nhiều bom lắm nhưng chỉ ở Khâm Thiên và ga Hàng Cỏ thôi, người chết cũng nhiều, nhà đổ vài chụt nóc. Còn ngoài ra chăng việc gì. Máy bay, giặc lái Mỹ đền tội xứng đáng lắm. Ở phố Huế nó cũng đánh tan mất cái nhà thuốc chênh chếch với rạp Đại Nam...

- Hà Nội vẫn đi sơ tán à bố?

- Vẫn… nhưng nay đã có người về.

Tôi bỗng nhớ bố mẹ và các em tôi khôn cùng. Không biết lúc này ở nhà tôi đang làm gì? Giá bố tôi mà là ông cụ tôi gặp ở bờ sông Tuyến thì hay biết bao nhiêu, tôi thầm nghĩ như vậy.

Đứng gác dưới lá cờ Tổ quốc, tôi có dịp nhớ lại những ngày ác liệt giữ vững ngọn cờ. Rất nhiều lần Mỹ - Ngụy ném bom phá cột cờ này. Hơn mười lần bên ta đã dựng lại. Ta cũng nhiều lần vá lại cờ. Bà mẹ Diệm tuy tuổi đã ngoái sáu mươi, bà con vận động đi sơ tán nhưng bà xin ờ lại để vác cờ.
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #21 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2008, 07:42:20 am »

Một lần, nhà thơ Tạ Hữu Yên - Nguyên Đại tá quân đội, từ Hà Nội vào thăm lại Vĩnh Linh ông kể cho chúng tôi nghe về những ngày nằm hầm, làm công tác binh vận ở vùng giới tuyến. Câu chuyện ông kể càng làm tôi hiểu hơn vê cây cầu Hiền Lương:

“Những năm 1966 -1967, trên tuyến lửa Vĩnh Linh nhiều đêm không có đêm vì máy bay Mỹ thả pháo sáng từ chập tối đến tận canh năm. Bầu trời luôn luôn sôi động như bão, nóng như lửa, đêm bị đánh thức trong ánh sáng ma trơi - từng chùm đèn dù treo lơ lửng trên đầu.


Nhiều đêm, tôi đứng trên nóc căn hầm được khoét vào lòng đồi đất đỏ, toàn thân phơi dưới: ánh pháo sáng nghe tiếng loa kêu gọi những người lính Sài Gòn trở về với nhân dân. Chỗ tôi ở được xem như điểm tiền tiêu của Vĩnh Linh, phía sau sông Bến Hải không xa. Bộ phận tôi có sáu anh em, năm anh của công an vũ trang Vĩnh Linh và tôi cán bộ của Cục địch vận - lúc ấy gọi là Cục nghiên cứu, Tổng cục chính trị phụ trách.


Làm báo trên sóng điện thật là một dạng đặc biệt. Lại "làm nghề" ngay trên tuyến lửa Vĩnh Linh, tháng nào cũng có cuộc “đấu loa" qua dòng sông tuyến. Năm 1966, nguỵ quyền Sài Gòn trao trả cho ta hai lần những anh bộ đội không may bị chúng bắt được. Mỗi lần trao trả, số anh em này không nhiều, khoảng vài ba chục anh. Đi đón anh em ta là anh Dương Chưa - Đại uý Công an vũ trang Vĩnh Linh, anh là chủ nhiệm chính trị và tôi, mang quân hàm đại uý phụ trách chương trình phát thanh binh vận. Chúng tôi đứng giữa cầu Hiền Lương, nơi có đại biểu của ba nước trong "Liên hiệp đình chiến" là Ấn Độ, Ba Lan, Canađa. Đây là một quy định bắt buộc: Bên ta có 2 người - anh Dương Chưa và tôi; bên kia cũng có hai sĩ quan, cỡ đại uý. Sau khi bàn giao, nhận đủ số quân trao trả là nhiệm vụ xem như được hoàn thành.


Xin được nói lại về cây cầu lịch sử này - cầu Hiền Lương có bẩy nhịp, dài 178 mét, được lát 894 tấm ván. Bờ Bắc được chia 450 tấm, bờ Nam kém sáu tấm, tức có 444 tấm. Cầu chia làm đôi, sơn hai màu khác nhau. Đón anh em ta, chúng tôi đứng ở thanh ván giáp ranh với phía bên kia thanh số 450. Lần thứ nhất, vì thiếu kinh nghiệm, cho nên đón anh em xong, chúng tôi đủng đỉnh đi dạo trên cầu, thành ra thời gian bị kéo hơi dài. Và khi chúng tôi vào được chiến hào phía bờ Bắc - dải chiến hào sâu chạy dọc đường – thì máy bay Mỹ ập tới, chúng lượn mấy vòng nhưng chưa dám bắn vì ba đại biểu Ấn Độ, Ba Lan, Canađa vừa lên ô tô và ô tô đang lăn bánh đi về phía bờ Nam.


Lần thứ hai, vì có kinh nghiệm, nên chúng tôi khẩn trương hơn. Đón anh em xong, "quân ta" đến giữa cầu là cởi quần áo nguỵ quyền cấp cho vất tất cả xuống sông Bên Hải, chỉ mặc quần đùi và cởi trần chạy sang bờ bắc; rồi xuống chiến hào, đi rất nhanh về phía sau. Đến bây giờ, tôi vẫn nhớ cái nháy mắt của ông đại biểu Ba Lan và cái nhìn cảm tình của vị đại biểu Ấn Độ: Giục ta rút nhanh để về nơi an toàn.


Suốt thời gian đón anh em là những cuộc “đấu loa” căng thẳng và "dữ dội". Chương trình phát thanh chúng tôi đã làm sẵn, cứ thế mà "phóng" đi. Nội dung gồm chính sách của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam; bài kêu gọi binh sĩ cộng hoà “Hãy nhận ra đường sáng mà quay về”; thu lời của số sĩ quan nguỵ quyền đã sang với hàng ngũ Mặt trận; thơ và nhạc... Sau khi anh em được trao trả về bờ Bắc, chúng tôi kéo chiếc loa Trung Quốc - miệng to như chiếc nong phơi thóc - dọc bờ sông Bến Hải để phát đi chương trình. Lúc ấy cả một vùng sông nước phía dưới là Cửa Tùng - âm vang tiếng loa từ bờ Bắc. Sau mấy bài thời sự là chương trình thơ, rồi nhạc... nối tiếp kéo dài hàng giờ đồng hồ.


Trong thời gian ở tuyến lửa Vĩnh Linh, làm chương trình phát thanh binh vận, có lẽ là một kỷ niệm sâu sắc nhất đối với tôi. Báo nói - một phương tiện rất hữu hiệu, chương trình phát tối hôm nay qua bờ Nam ngày mai có thể biết được dư luận đối với chương trình đó. Cơ sở của ta ở bờ Nam "nhặt" những dư luận của binh sĩ Cộng hoà và gia đình họ rồi chuyển sang cho ta ở bờ Bắc. Và anh em chúng tôi vào các buổi tối, thay nhau sang bờ Nam - nơi có cơ sở đón sẵn để thâm nhập thực tế. Có thể nói, chương trình phát thanh làm “tại chỗ" vừa kịp thời vừa sâu sát, khiến cho "lời nói" của ta dễ "vào" đối tượng và bà con nơi bờ Nam. Với tôi, năm 1966 - 1967 ấy nhớ đến suốt đời.


Chúng tôi hoà chung cuộc sống niềm vui cũng như những gian truân với bà con khu giới tuyến. Hơn hai vạn dân Vĩnh Linh sơ tán ra Nghệ An hớn hở trở lại quê hương. Thật cảm động khi được thấy nét mặt của những người bấy lâu xa quê, nay được trở về nhà. Nghe bà con kể chuyện được sự đùm bọc của bà con ngoài Bắc, tôi càng thấm thía câu: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng". Một cụ già Vĩnh Linh ké cho tôi nghe: Trước khi lên đường từ Nghệ An, Hà Tĩnh về quê, cán bộ và đồng bào địa phương đã tổ chức các cuộc họp thân mật, sau đó đưa bà con sơ tán ra tận chỗ tập kết để lên xe về quê. Các tổ chức thanh niên, phụ nữ mang giúp tất cả các đồ dùng cần thiết như: chăn chiếu, giường, màn... Khi sơ tán, bà con vùng biển đưa cả thuyền của mình đi theo. Đây là tài sản quý; cho nên, khi trở về, cán bộ địa phương đã cho cả tàu để kéo thuyền, cùng các ngư cụ của bà con về theo. Bà con ở thôn Hiền Lương, nơi chúng tôi đóng quân, ríu rít, quây quần bên những đứa con bộ đội miền Bắc có mặt trong ngày vui này.
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #22 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2008, 07:46:19 am »

Trong ngày vui này, chúng tôi càng có dịp nhớ lại những ngày đấu tranh đầy máu và nước mắt. Thực ra trong thời gian ở Vĩnh Linh, điều động viên nhắc nhở chúng tôi nhiều nhất là tinh thần bộ đội ngoài Cồn Cỏ. Ngay khi Công binh chúng tôi vừa đặt chân đến Vĩnh Mốc đã được nghe kể về các chiến sĩ đảo Cồn Cỏ.


Cồn Cỏ vắt ngang vĩ tuyến 17. Hòn đao chưa đầy 4 ki-lô-mét chiều rộng, có rừng cây đất và bãi cát, đồi cỏ tranh. Trong suốt cuộc chiến tranh đánh phá miền Bắc của Mỹ, đảo Cồn Cỏ bị đánh phá liên tục suốt đêm ngày. Tuy nhiên, bộ đội trên đảo vẫn trụ vững. Khắp Vĩnh Linh, nơi nào cuộc chiến đấu giữa ta và địch diễn ra quyết liệt nhất, nơi ấy mang tên Cồn Cỏ. Cồn Cỏ sống nhờ đất liền, tuy bộ đội ở đây cũng trồng cây, bắt cá, bắt cua để tự cải thiện. Nguồn nước ở Cồn Cỏ chủ yếu dựa vào nước mưa, nhưng lâu trời không mưa, anh em phải chờ nước chở từ đất liền ra. Cuộc chiến đấu ngày càng ác liệt, hầu như ngày nào cũng có chiến sĩ ngoài đảo bị thương, lại cần bổ sung lực lượng, vũ khí, cần có phương tiện để chở thương binh, liệt sĩ ngoài đảo về đất liền. Điều kiện vào, ra đảo thật vô cùng khó khăn. Đã có lúc ta dùng tàu phóng ngư lôi từ Sông Gianh chở hàng ra, nhưng tàu không ghé bến được. Phải dùng thuyền nan chở theo trên tàu để từ ngoài bốc dỡ hàng vào, gần sáng tàu lại phải quay về. Tình hình trên đảo càng gay gắt, càng đòi hỏi phải tìm cách tiếp tế. Đảo có một bể nước mưa, bom Mỹ đã rơi trúng, làm bộ đội không còn nước uống. Tàu chiến của địch phong toa chặt, bịt kín mọi lối ra vào đảo... Nhưng quân dân ta nào chịu bó tay. Ngoài đảo thì nêu khẩu hiệu: "Còn đất liền còn đảo”; trong đất liền: "Còn đảo, còn đất liền”. Các xã trong Vĩnh Linh xin cử người đi tiếp tế cho đảo. Có những cụ già cũng lấy máu viết đơn xin đi tiếp tế cho đảo. Khởi đầu là đoàn thuyền hơn chục chiếc chở vũ khí, gạo và nước ngọt ra đảo đi từ Vĩnh Mốc và về chót lọt. Con đường ra đảo đầy những thử thách, hy sinh. Ban đêm tàu địch dàn hàng ngang bắn pháo sáng, nã đại bác vào bờ. Ban ngày trên trời đầy máy bay phản lực đánh phá. Thuyền nan của ta đã trở thành phương tiện chủ yếu để tiếp tế cho đảo vì dễ luồn lách. Chuyện các chiến sĩ cảm tử tiếp tế cho đảo với phương châm "Lấy biển làm hầm trú ẩn, lấy mạn thuyền làm công sự"; "Đánh địch mà đi, vượt bom đạn mà ra đảo" đã gây cho chúng tôi nhiều xúc động, tăng thêm ý chí chiến đấu cho chúng tôi. Những anh hùng đảo Cồn Cỏ như: Thái Văn A, Nguyễn Tăng Mật, Cao Văn Khang... luôn trở thành niềm động viên anh em chúng tôi trong thời gian đóng quân ở Vĩnh Linh. Chiến sĩ Công binh chúng tôi quên sao được hình ảnh các cụ ở Vĩnh Thái, Vĩnh Giang, Vĩnh Thạch... nhìn mây trời, sóng nước để định những chuyên hàng ra đảo. Có thuyền hai anh em ruột đi đều hy sinh ngoài biến. Có thuyền, thấy con đã hy sinh, cha xin đi tiếp tế sau thay cho con. Hàng ngàn tấn vũ khí, cả pháo cao xạ, lương thực được chở ra đảo. Hàng trăm gia đình Vĩnh Linh có người hy sinh khi làm nhiệm vụ tiếp tế ra đảo. Đáp lại sự hy sinh đó, cán bộ, chiến sĩ ngoài đảo càng kiên cường bám trụ. Anh em đã hạ hàng chục máy bay Mỹ, nhấn chìm ca thuỷ phi cơ Mỹ...


Nghe những chuyện chiến đấu của bà con trên đất liền cùng bộ đội ngoài Cồn Cỏ trong những ngày vui xoá đôi bờ giới tuyến, chúng tôi càng thấy cái ngày này thật vô giá.

Suốt ngày, bà con thôn Hiền Lương và vùng chung quanh đem quà bánh đến cho chúng tôi, thăm hỏi ân cần. Nỗi vui của bà con bên kia vượt tuyến tản cư sang bên này, nay người người lớp lớp trở về quê cũ, làm chúng tôi chạnh lòng nhớ về Hà Nội. Hà Nội ơi, Hà Nội, chắc hẳn lúc này Hà Nội cũng vui lắm. Tôi không hình dung nổi khi máy bay Mỹ đánh bom B.52 rải thảm thì ngoài Khâm Thiên ra, còn những phố nào bị huỷ diệt? Tôi muốn về Hà Nội quá, nhưng nhiệm vụ còn ở phía trước, với cảnh lính như chúng tôi thật nặng.
Trước khi ký Hiệp định Pari ba ngày – nghĩa là từ đêm 25 tháng 1 năm 1973 - trận địa ta bị đánh phá dữ dội, trung bình mỗi ngày bẩy mươi lần chiếc máy bay B52 và trên sáu mươi nghìn quả đạn pháo địch. Tàu chiến luôn rình rập ven bờ. Chúng định chiếm lại Cửa Việt, cảng biển lớn quan trọng để tạo thế cho quân Nguỵ sau khi Mỹ rút. Chính ngay trong đêm 27-1-1973, lợi dụng trời mưa to, một lữ đoàn Nguỵ bí mật luồn theo mép nước biển tiến ra Cửa Việt. Tảng sáng 28-1-1973, ngày Hiệp định Pari có hiệu lực ngừng bắn thì binh lính Nguy đã chiếm cảng Cửa Việt. Do có chuẩn bị trước, bộ đội ta lập tức tiến công. Công binh được lệnh cấp tốc sửa chữa gần một nghìn mét đường có nhiều hố bom, rồi cõng ba khẩu pháo cùng chín trăm viên đạn, năm tấn lương thực qua Cửa Tùng. Có pháo, bộ đội ta kịp thời bắn trúng hai tàu chiến nguỵ trên đường ra lấn chiếm Cửa Việt. Chiều hôm sau, thêm bốn tàu chiến trúng đạn bị thương. Chúng kéo nhau rút chạy ra khơi.

Chiến dịch Quảng Trị kết thúc ngày 31-3-1973.

Ít lâu sau, đồng chí Lê Duẩn, Bí thư thứ Nhất Ban chấp hành Trung ương Đảng vào thăm Vĩnh Linh. Tiếp đến Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Uỷ viên Bộ chính trị, Bộ trưởng Bộ quốc phòng cũng vào thăm bộ đội và nhân dân tuyến lửa. Cùng thời gian này, hơn hai vạn bà con Vĩnh Linh sơ tán tại huyện Tân Kỳ và trên bốn vạn học sinh ngoài đó cũng lần lượt trở về. Nhiều xã như Vĩnh Giang, Vĩnh Quang, Vĩnh Thạch, Vĩnh Sơn... đã tổ chức mỗi nơi hàng trăm ca máy san ủi mới có đất bằng để làm lại nhà cửa và phải bỏ ra hàng ngàn ngày công rà phá bom, mìn, san lấp hố bom để nhân dân tiếp tục làm ăn sinh sống.


Đến giữa tháng 9, Vĩnh Linh lại được đón đoàn đại biểu Đảng Cộng sản và Chính phủ Cu Ba do Chủ tịch Phi-đen Catx-tơ-rô dẫn đầu đến thăm. Cùng đi với đoàn Cu Ba có Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Nhìn cảnh vật đổ nát và những tội ác của đế quốc Mỹ để lại trên mảnh đất này, lại tận mắt thấy những nụ cười trên bao khuôn mặt xam đen vì nắng gió, vì đạn bom của nhân dân và bộ đội, đoàn Cu Ba vô cùng cảm động, và đã đánh giá cao tinh thần của người vùng đất lửa, đất "Kim Cương", đất "thép” mà bấy lâu nay cả thế giới đã từng nói đến. Thủ tướng Phạm Văn Đồng cùng Chủ tịch Phi-đen Catx-tơ-rô đi thăm nhà bảo tàng Vĩnh Linh, các đường hầm, hào chiến đấu, và ra tận cánh đồng thăm bà con đang sản xuất.


Trong những ngày đó, đơn vị chúng tôi được chia làm hai bộ phận. Một do đồng chí Tuất – tiểu đoàn trưởng cùng một trung đội tháp tùng Mặt trận dân tộc giải phóng và các đồng chí lãnh đạo địa phương vào sông Thạch Hãn đón các đồng chí bộ đội ta bị địch bắt, nay trao trả ta theo Hiệp định Pari, bộ phận còn lại vẫn trụ tại sông Bến Hải do đồng chí Chương nhà ở làng Hoa phố Hoàng Hoa Thám cùng hai đồng chí Sơn và Năm chỉ huy, có nhiệm vụ bảo vệ cầu, để tuyệt đối không một sự cố nhỏ nào xảy ra trong ngày.


Khi đoàn xe về đến đầu cầu, có các đồng chí cảnh vệ áp sát hộ tống. Đoàn xe từ từ xuống cầu phao, các cụ già ra tận cửa xe dìu đỡ anh em xuống. Nhiều đồng chí qua những ngày bị địch tra tấn, giam hãm quá gầy, yếu không bước nổi. Hôm đó Vĩnh Linh như một ngày hội lớn. Từ thị trấn Hồ Xá xuống đến Hiền Lương, cả một rừng cờ đỏ sao vàng. Những quầy hàng bách hoá đã kịp thời mở cửa phục vụ ngày hội này.
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Chín, 2008, 08:06:04 am gửi bởi chienvit » Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #23 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2008, 07:49:59 am »

Mỹ cút, nhưng vẫn chưa từ bỏ ý định xâm chiếm miền Nam Việt Nam ta. Chúng vẫn xua quân Nguỵ ra đối đầu với quân Giải phóng trên khắp các trận tuyến. Những ngày sống và chiến đấu ở Vĩnh Linh tôi không thể nào quên hình ảnh người con gái tên Hiền cùng gia đình đã nhường nhà và hầm trú ẩn cho anh em chúng tôi. Lúc đó Hiền kém tôi chừng vài tuổi, là đoàn viên thanh niên lại là dân quân xã. Những ngày cùng nhau đi tuần tra đào hầm hào chiến đấu, rồi những đêm "văn nghệ" dưới giao thông hào đã khiến những người lính Hà Nội có cảm tình đặc biệt với anh chị em dân quân Hiền Lương, một xã ngay bên sông Bến Hải chịu nhiều sóng gió và bom đạn của kẻ thù. Hiền có khuôn mặt trái xoan và nụ cười đến duyên khó mà quên được. Cô năng nổ, hăng hái trong mọi việc. Chúng tôi còn nhớ mãi câu nói của bà con thôn Hiền Lương và gia đình Hiền: "Khi nào các con về đây, nhân dân Vĩnh Linh luôn giang rộng vòng tay để đón các con". Thật cảm động với những câu nói chí tình, thắm thiết tình quân dân.


Lúc này, hàng nghìn bà con Vĩnh Linh sơ tán ra Nghệ Tĩnh đã trở về, các xã vùng đất trống, các xã miền núi, miền biển của Vĩnh Linh tràn đầy sức sống, màu xanh bắt đầu lan rộng khắp nơi.

Tôi gặp lại Hiền rồi lại chia tay nhau. Khi Hiền trở về nơi ở cũ, cái nơi từng có cả một cuộc sống trong lòng đất, bên trên thường vang dội tiếng đạn tiếng bom; nơi chúng tôi đã từng chia nhau củ khoai, củ sắn, ấm áp mối tình quân dân thì cũng là lúc tôi lại sắp xa Hiền. Miền Nam, Sài Gòn chưa giải phóng. Đường vào còn cánh trở, nhiệm vụ anh lính công binh còn nặng nề, tôi còn phải đi. Đáng lẽ Hiền phải vui, vui vì Vĩnh Linh không còn bom đạn nữa, Vĩnh Linh sống lại rồi, những nông trường đang xanh lại, những hợp tác xã đang đắp bờ vào vụ gieo trồng, các em nhỏ đang kê lại bàn ghế, sửa sang lớp học vào năm học mới; những mái nhà ấm tiếng cười vui trở lại, vườn tược đã lác đác đơm bông, trên sân đã líu ríu tiếng gà, tiếng lợn... nhưng biết tôi đi Hiền rất buồn. Đời lính công binh trải dài trên sông nước, trên các nẻo đường biết bao giờ gặp lại nhau.


Tôi và Hiền chia tay nhau. Hiền không còn bẽn lẽn như ngày nào nữa. Vẻ chân thật của cô gái quê miền Trung hiện lên khuôn mặt tuy còn ít tuổi đã sạm đen vì nắng, gió, vì chiến tranh, nhưng đượm buồn. Hiền hỏi tôi: "Bao giờ chúng mình gặp lại nhau anh Cường(?)”.

Tôi trả lời dứt khoát: "Ngày chiến thắng, đất nước ta thống nhất".

Hiền rất tự tin:

- Chúng em thì chẳng bao chừ (giờ) quên các anh đâu, chỉ sợ mai mốt khi giặc tan, các anh trở về Hà Nội - Thủ đô tươi đẹp, có ai còn nhớ đến người con gái quê vùng đất cát này nữa.

- Nhớ... nhớ mãi chứ, một ngày ăn miếng cơm, uống giọt nước vùng giới tuyến là nhớ suốt cuộc đời, huống chi với Hiền chúng tôi còn mang những kỷ niệm, về những ngày sống chết bên nhau.

Tôi nói thế là để nhớ cái ngày vết thương của tôi tái phát. Khi anh em đưa tôi đến trạm xá thì Hiền và bà mẹ cũng chạy theo.

Suốt đêm ấy Hiền và bà mẹ cùng đồng đội đã chăm sóc cho tôi. Anh em trong đơn vị nói đùa: "Đôi này đẹp đấy, hay là báo cáo để đơn vị tổ chức cho, rồi cậu là rể ở đây tốt quá còn gì nữa".

Hôm sau, đơn vị được lệnh tập hợp để nghe tiểu đoàn trưởng phổ biến nhiệm vụ mới.

Ông nói: Lệnh của Ban chỉ huy trung đoàn giao cho Tiểu đoàn ta có nhiệm vụ hành quân gấp rút vào Phong Hoá - Lao Bảo mở con đường vào quân khu Bộ, con đường mang tên 1-5.

Chúng tôi được lệnh bàn giao cầu phao Hiền Lương và các bến Than, bến Tắt cho Trung đoàn 269 rồi hành quân về vùng Hướng Hoá - Lao Bảo. Nơi thực dân Pháp và Mỹ Nguỵ thường giam giữ các chiến sĩ cách mạng cua ta cách đây không lâu.


Ngay tại Hương Hoá - Lao Bảo, chúng tôi thấy bà con Vân Kiều đầu trần, chân đất, lưng đeo gùi, vai vác súng, từng đoàn nói cười vui vẻ, không quản ngày đêm gùi lương thực, thực phẩm, vũ khí tiếp viện cho bộ đội. Bà con ở đây đã giúp đỡ chúng tôi, từ nơi ăn đến chỗ ở; tình cảm đó làm tăng thêm nghị lực cánh lính Hà Nội chúng tôi.


Nhiệm vụ của chúng tôi giờ đây là bạt núi cao, cưa đốn rừng già, lại san lấp ủi giũi từng thước đường quanh co, khúc khuỷu, lại vật lộn với đá chồng, đá tảng trong mưa rừng chợt đến, chợt đi, lầy lội lấm lem chỉ còn hở hai con mắt đỏ kè, nắng nóng gió Lào làm nứt da, giòn tóc.


Con đường vào quân khu Bộ vừa hoàn thành, lại được lệnh quay luôn về Mai Lộc - Cùa, nơi chúng tôi đã dừng chân mở trại tăng gia, tính kế cải thiện đời sống lâu dài. Gặp lại tổ "Quản trại". Anh em tay bắt mặt mừng, được nhìn những luống rau xanh tốt, những ổ lợn, bầy gà, thêm cả lũ bò ngày một sinh sôi, ai nấy tưởng như được về nơi đồng nội quê mình mới ngày nào giã biệt. Ngày tiếp ngày, anh em thay nhau bảo quản thiết bị vũ khí, khí tài, xe máy, số còn lại được lệnh đi gặt lúa giúp nhân dân - chờ nhiệm vụ mới.


Hưởng “tuần trăng mật" ở Mai Lộc được ít ngày chúng tôi lại được lệnh trở ra bắc cầu phà qua, sông Ba Lòng.

Ôi sông Ba Lòng, tuy thời gian xa cách có đến hàng tháng nhưng mọi nỗi cam go, ác liệt nơi này vẫn dậy lên trong mỗi chúng tôi, cứ như mới xảy ra hôm qua vậy. Cảnh vật còn đây. Những vạt rừng bị B52 rải thảm, những trái bom nổ chậm đã bị chúng tôi bắt câm miệng, còn nằm lăn lóc cạnh những hố bom miệng phễu sâu hun hút. Nhưng điều làm chúng tôi nhói đau nhất là những đồng đội của chúng tôi - các anh: Phúc, Minh, Vinh, Sơn, Hoà, Cần, Chính... còn nằm lại nơi đây. Hầu hết mộ các anh chưa ngôi nào xanh cỏ, chỉ một màu vàng sậm dưới nắng, dưới mưa!


Vừa bắc cầu, phà qua sông Ba Lòng xong, chúng tôi được lệnh bàn giao cho các đồng chí giao thông địa phương quản lý và lại quay trở về Cam Lộ xây dựng công trình phục vụ Đại Hội anh hùng, chiến sĩ thi đua Quân khu Trị Thiên Huế... Rồi đơn vị nhận được quyết định mới.
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #24 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2008, 07:53:50 am »

Ngày 18 tháng 6 năm 1974.
Bộ tư lệnh B5.
Căn cứ vào nhiệm vụ tác chiến và xây dựng lực lượng

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Nay điều D2 cầu phà gồm toàn bộ quân số trang bị, hiện có về trực thuộc Lữ đoàn 219.

Điều 2: Các đồng chí Tham mưu Trưởng, Chủ nhiệm Chính trị, Chủ nhiệm Hậu cần, Ban Chỉ huy Lữ đoàn 219, Tiểu đoàn 2 Cầu phà, căn cứ Quyết định thi hành và tổ chức bàn giao xong trước ngày 01 tháng năm 1974.

T/M BỘ TƯ LỆNH
HOÀNG VĂN THÁI
      (Đã ký)


- 11 giờ ngày 13 tháng 3 năm 1975.
- Mệnh lệnh hành quân Lữ đoàn 219.
- Căn cứ vào nhiệm vụ Bộ Tư lệnh, Lữ đoàn ra lệnh:

1. Điều động toàn bộ lực lượng, quân số vũ khí, khí tài, xe máy, phương tiện của Tiểu đoàn 5 từ Mai Lộc - Quảng Trị vào A Sầu trú quân để làm nhiệm vụ.

2. Tiểu đoàn lãnh đạo chỉ huy đơn vị hành quân đến vị trí trú quân đúng thời gian quy định, bảo đảm an toàn đến nơi làm nhiệm vụ được ngay, sẵn sàng chiến đấu.

3. Hoàn thành nhiệm vụ chuẩn bị trước 18 giờ ngày 15 tháng 3 năm 1975, xây dựng doanh trại, kho tàng, xác định vị trí để xe máy, khí tài. Hướng dẫn thực địa trước ngày 15/3/1975. Toàn tiểu đoàn phải đến nơi tập kết đúng qui định của Ban Chỉ huy Lữ đoàn".

T/M BAN CHỈ HUY LỮ ĐOÀN
  Lữ đoàn phó
     NGUYỄN HỮU THU
             (Đã ký)


20 giờ ngày 20 tháng 3 năm 1975, Tiểu đoàn Trưởng Tuất họp ở Ban chỉ huy Lữ đoàn về, triệu tập các C Trưởng lên Ban tác chiến D Bộ họp gấp để phổ biến nhiệm vụ.

MỆNH LỆNH CHIẾN ĐẤU SỐ 6

“Gửi Tiểu đoàn 5"
- Chấp hành Mệnh lệnh của Bộ Tư lệnh B5
Căn cứ vào nhiệm vụ của Lữ đoàn Công Binh
Ban chỉ huy Lữ đoàn ra lệnh:

1. Điều một đại đội và một số cán bộ, cơ quan D Bộ của Tiểu đoàn 5 đi làm nhiệm vụ, và chiến đấu phục vụ cho chiến dịch phát triển quân số, vũ khí, khí tài trang bị đủ bảo đảm một phà 50 tấn, khi cần thiết chuyển sang bắc cầu nổi 16 tấn, nhiệm vụ cụ thể nhận tại vị trí tập kết K3 (km 56 đường 74).

2. Thời gian công tác chuẩn bị xong trước 3 giờ, ngày 23 tháng 3 năm 1975.

- Báo cáo quyết tâm về Ban chỉ huy Lữ đoàn trước 6 giờ, ngày 23 tháng 3 năm 1975 nhận lệnh xong Tiểu đoàn thi hành.

T/M BAN CHỈ HUY LỮ ĐOÀN
  Lữ đoàn phó
       NGUYỄN HỮU THU
               (Đã ký)


Sau khi phổ biến mệnh lệnh chiến đấu của Ban chỉ huy Lữ đoàn, Tiểu đoàn trưởng nói: toàn Tiểu đoàn hành quân theo đường 74 đến nơi nhận nhiệm vụ 100km, qua nhiều sông, suối, dốc cao, đường hẹp trời mưa trơn lầy khó đi, yêu cầu toàn đơn vị bí mật, an toàn, sẵn sàng chiến đấu. Các chiến sĩ chúng tôi nhận lệnh, ai nấy đều biểu lộ quyết tâm giữ kỷ luật nghiêm trên đường hành quân, dù nắng gió, mưa to, tích cực khắc phục mọi sự cố, bảo vệ tốt khí tài, xe máy hướng về phía trước.


Anh em đi chiến dịch đã quen, thường chỉ ngắn ngày, nay được lệnh phải chuẩn bị tinh thần hành quân, vận động liên tục với lương thực, thực phẩm quân nhu mang theo phải đủ dùng cho đến hết quý IV năm 1975. Cánh lính có "thâm niên" chiến trường như chúng tôi linh cảm đang bước vào một chiến dịch lớn. Ngoài mệnh lệnh hành quân với nhiều xe cộ khí tài phục vụ các mũi tiến công như: phà cơ động, các tấm thép lót đường cho tăng, thuốc nổ... Lữ đoàn 219 còn được trao nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu như một cánh vu hồi yểm trợ, sau khi đưa các đơn vị binh chủng hợp thành qua các nút sông, kênh rạch, thậm chí một số cửa biển mà Lữ đoàn 219 đảm nhận. Với rất nhiều đạn dược và quân trang, quân dụng mới toanh được trang bị trước lúc hành quân, chúng tôi nhận ra rằng, sau và bên những cánh quân lớn là cả một lực lượng chi viện khổng lồ của các đơn vị thuộc binh chủng Công binh ngay sau khi hoàn thành nhiệm vụ đưa bộ đội qua sông. Suy nghĩ này khiến anh em phấn chấn ai nấy đều hăng hái chuẩn bị lên đường. Ít nhất về mặt thời gian sau khi nhận nhiệm vụ và chuẩn bị nhu yếu phẩm cho đến hết năm. Chúng tôi hiểu chiến dịch sẽ kéo dài. Bởi lẽ Lữ Công binh 219 với phần lớn là những người con của Hà Nội được coi là một Lữ tinh nhuệ của Binh chủng Công binh thường chỉ nhận những nhiệm vụ chớp nhoáng.


Hoà vào những đoàn quân lặng lẽ mà hết sức khẩn trương là những chiếc xe nối đuôi nhau dài bất tận hướng ra chiến trường. Phần lớn chặng đường chúng tôi theo mệnh lệnh bám theo mép biển, bắc cầu, ghép phà qua hạ nguồn các con sông, cùng hành tiến với các đơn vị chiến đấu. Từ Quảng Trị chúng tôi hành quân gấp rút vào bến Truồi - Phú Bài.
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #25 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2008, 07:57:20 am »

Quân ta vẫn trùng trùng điệp điệp tiến về phía Nam. Những ngày đầu hạ năm 1975 rực rỡ quá chừng. Nắng miền Trung tuy oi ả, nhưng đối với lính công binh thật là tuyệt vời: Đó là những ngày tạnh ráo, bến bãi không lầy lội rất thuận tiện cho chúng tôi thao tác. Thỉnh thoảng từ phía đồng bằng nhìn về Tây Nguyên, thấy những cột khói bốc cao, nghe tiếng pháo, biết là cánh quân mình đang xốc tới.


Tôi gặp các anh cán bộ, bộ đội từ Hà Nội đi trên đường 1; Họ vào bằng rất nhiều phương tiện. Những đoàn người hăm hở, vai đeo ba lô, cuốc bộ, mải miết trên đường. Còn trên những đoàn xe vận tải thì mặc dù đang có chiến tranh, bộ đội dân công vẫn hát hò thật vui vẻ, cảm như chiến thắng đã đến gần.


Tuy nhiên, con đường số 1, con đường hướng về Sài Gòn còn bao bến bao bờ chia cắt. Khi địch rút khỏi miền Trung, cái quân đoàn được giao nhiệm vụ tử thủ ở khu chiến thuật I của Mỹ Ngụy, với những viên tướng Ngụy thiện chiến, cùng những vũ khí tối tân, trước khi tháo chạy, đã phá đường, phá tất cả những gì có thể hòng làm chậm bước tiến quân ta xốc tới. Tất cả thuyền bè, cầu phà bắc qua các dòng sông đều bị chúng phá huỷ.


Một đoàn xe, pháo đã vượt qua sông Bến Hải nhưng trên đường vào Huế bị kẹt ở Bến Truồi. Các anh gọi Công binh!

- Pháo cần phải vào gấp Đà Nẵng - Quảng Nam!

Bộ đội cần có mặt để chặn đường rút chạy của địch từ Tây Nguyên xuống hòng trốn thoát ra biển... Hơn nữa, địch đang tập trung lớn tại Đà Nẵng, cảnh rất nhốn nháo. Phải tạo điều kiện thuận lợi nhất cho bộ binh hành quân thần tốc.


Chúng tôi được lệnh vào bến Truồi. Trên mặt sông êm ả không bóng dáng một con đò. Công binh đến trước chỉ ăn lương khô. Nước uống cũng phải kiểm tra kỹ, ngay cả trên dòng sông. Đêm lính Công binh tìm vào những vườn cây mắc võng nằm, đợi khí tài và xe kéo ca nô từ ngoài vào. Cảnh tượng vùng đất giặc vừa rút chạy thật ngổn ngang và ảm đạm. Những chiếc xe bẹp rúm nằm liệt bên đường. Khắp nơi chằng chịt rào kẽm gai và sắt thép. Không tiếng gà gáy, tiếng người trên vùng đất xưa kia vốn rất êm đềm thơ mộng. Cùng lúc, những đoàn xe pháo đợi phà ùn lại trên bến. Thủ trưởng đơn vị cũng xắn quần, cởi áo ra thao tác cùng chiến sĩ. Ai nấy mồ hôi nhễ nhại, tuy nhiên, không ai dám nhẩy ùa xuống nước cho thoả thích vì lúc này công việc dồn nén thúc ép đến phải tính từng phút, từng giây. Có một giọng nói Hà Nội:

- Công binh ơi! mau cho chúng tớ lập công, chậm trễ thì mất hết thời cơ lập công của chúng tớ.

Trong anh em có người mau miệng hỏi:

- Các cậu ở Hà Nội vào hả? Mới vào mà đã nôn nóng. Chúng tớ trụ trong này suốt mấy năm trời rồi. Bọn địch khốn kiếp, phá hết các cầu, phà rồi. Chịu khó chờ tí nhé.

Chúng tôi lao xuống nước, kéo phà đang trôi theo triền nước rút, buộc vào giàn gần đấy, nhiều đồng chí đang san lấp bến. Lối từ bến lên đường dốc quá, một số anh ern phải san dốc cho thấp xuống. Thời gian này không còn nghe tiếng máy bay địch gầm rú, không còn pháo sáng treo trên đầu, nhưng tình thế khẩn trương của chiến tranh giục mỗi chúng tôi phải cố gắng. Trời nóng bức thế, nhưng lội nước suốt từ chiều đèn gần sáng tôi thấy mệt bở hơi tai, người như bị sốt rét. Mà rét thật, toàn thân tôi cứ run cầm cập.
Trên bến Truồi, có ai đó hát một bài hát quen thuộc:

Hướng về Nam...
Ai đã qua đèo Ngang,
Đã sang ra Ba Rền, mến dòng sông Ba


Thì ra... Đất Huế đây rồi. Huế năm nào bao anh em đồng đội chúng tôi đã bỏ mình trong cái Tết Mậu thân rực lửa. Nghe đến Huế, đến một kinh thành cổ kính, biết rằng cái kinh thành ấy đã không còn giặc nữa, chúng tôi càng nức lòng quên đi nỗi khó khăn, mệt nhọc làm xong bến, bắc xong phà cho quân ta nối nhau hành quân.


Từ ngày 18/12/1974, đến 08/1/1975, Bộ Chính trị đã họp đánh giá tình hình và vạch phương hướng đưa Cách mạng Miền Nam đến thắng lợi hoàn toàn. Bộ chính trị nêu quyết tâm, động viên nỗ lực lớn nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ở cả hai miền trong thời gian hai năm 1975- 1976 đẩy mạnh đấu tranh quân sự, đấu tranh chính trì, kết họp với đấu tranh ngoại giao làm thay đổi nhanh chóng và toàn diện so sánh lực lượng trên chiến trường Miền Nam theo hướng có lợi cho ta, tiến hành rất khẩn trương và hoàn thành mọi mặt công tác chuẩn bị tạo điều kiện chín muồi, tiến hành tổng công kích, tổng khởi nghĩa, tiêu diệt và làm tan rã Ngụy quyền, Ngụy quân từ Trung ương đến địa phương, giành chính quyền về tay nhân dân, giải phóng Miền Nam. Quyết tâm của Trung ương đã đi vào lòng dân và bộ đội. Từ Quảng Trị vào đến Đà Nẵng, Ngụy quân, Ngụy quyền đã bỏ chạy. Tin thắng trận dồn dập dội về làm nức lòng lính công binh: Quân ta tiêu diệt nhiều sinh lực địch ở Tây Nguyên, làm tan ra hàng sư đoàn quân thiện chiến của chúng.


Đoán được ý đồ là bị tan rã trên Tây Nguyên, bọn giặc sẽ chạy xuống Đà Nẵng, xuống Nha Trang tìm cách tháo chạy bằng đường biển, bộ đội ta từ miền Bắc chi viện cho miền Nam hành quân gấp để vào chặn các đường rút lui của chúng.


Công binh đã bố trí được phà ở Truồi lại tiếp vào Phú Bài. Cầu Phú Bài không lớn lắm, nhưng khi địch rút chạy chúng đã phá hỏng. Từ 28/3/1975 đến 02/4/1975, chúng tôi đã dùng khí tài TPP bắc lại cầu này. Dòng sông Phú Bài không rộng, nhưng trên bờ và dưới sông địch thả nhiều bom sát thương, bom bi và mìn. Công binh phải mất thời gian để phá bom và mìn, sau đó lấy sắt, thép từ sân bay Phú Bài để bắc cầu. Nhân dân Huế giành tình cảm nồng hậu nhất cho cách mạng. Bà con góp ván, có người dỡ cả nhà lấy cột cho công binh bắc cầu. Nhất là thanh niên Huế, họ đã trải qua những ngày tham gia đấu tranh trực diện với Mỹ - Nguỵ trong phong trao thanh niên - sinh viên, bây giờ lại được dịp góp công làm cầu, sửa đường cho bộ đội ta tiến công, nên các anh, chị đều rất hăng hái.


Những ngày đêm sôi nổi phục vụ quân ta tổng tiến công trên chặng đường từ Quảng Trị vào Quảng Nam - Đà Nẵng, trong cái tháng 3 đầy nắng gió ấy, Lữ đoàn công binh chúng tôi đã đưa được 2.896 xe qua lại, trong đó có 30 xe tăng, 58 xe pháo các loại vượt sông an toàn.
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #26 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2008, 08:01:48 am »

Đến đầu tháng 4, công binh còn phải đảm bảo cho lực lượng cơ quân đoàn hành quân thần tốc từ Đà Nẵng vào Xuân Lộc cho kịp chiến dịch Hồ Chí Minh mở màn. Chỉ trong vòng có năm ngày, từ 07/4/1975 đến 12/4/1975, trên bến Bầu Bản và bến An Tân, phà công binh luôn thường trực cho Quân đoàn cơ động tiến về Sài Gòn. Trên Phan Rang, Phan Thiết, Hàm Tân, bộ đội ta với binh khí kỹ thuật nặng, được công binh chữa cầu đường, bảo đảm các bến phà đã thắng lợi giòn giã, mau lẹ. Bằng ấy ngày chúng tôi đã đưa được 1.427 xe qua lại trong có có 33 xe tăng và pháo.


Đời công binh miệt mài với sông nước, lấy đêm làm ngày. Khi chiến dịch đang ào ào vũ bão tiến tới, có lúc mắt ngắm núi, nhìn sông chúng tôi mới biết mình đang sống trong một vùng non nước, cỏ cây thật là tươi đẹp. Những bờ biển cát trắng và những cây phi lao, cây dừa bấy lâu bị đạn bom cắt cành chặt ngọn như đang xanh lại. Trong gió biển nồng say, màu xanh như đang vẫy gọi đoàn quân trên đường. Trong số những xe pháo những đoàn quân ra tiền tuyến, còn có rất nhiều dân công tải đạn và lương thực hướng về phía trước. Rồi đơn vị lại được lệnh hành quân. Đồng chí Tuất, tiểu đoàn trưởng căn dặn anh em vì toàn bộ xe mấy, khí tài cồng kềnh, có cái đã cũ, nên công binh phải bám sát đội hình, khắc phục mọi sự cố và sẵn sàng chiến đấu với tàn quân Nguỵ trên đường rút chạy bắn trộm vào đội hình của ta.


Ngày 21/4 đơn vị đến Phan Thiết, một vùng trời đất còn khét lẹt mùi hăng của cây cối vừa bị bom đánh đổ ngổn ngang. Đêm đó đơn vị dừng chân tại một bìa rừng thì đài phát thanh của ta đưa tin Nguyễn Văn Thiệu từ chức. Chúng tôi reo lên:

- Anh em ơi! Thiệu đầu hàng rồi!

Tiểu đội trưởng bảo:

- Hắn vừa tuyên bố vừa khóc... Mới hôrn qua thôi, hắn còn ra lệnh “tử thủ”, quét sạch Việt cộng, vẻ hăng hái lắm cơ mà. Sao bây giờ lại khóc? Anhem có người nói: Vì Mỹ không nuôi nó nữa.

Câu chuyện Thiệu đầu hàng chẳng kéo dài được bao lâu, anh em giục nhau đi ngủ theo lệnh của đơn vị để mai còn lên đường.

Cũng như những đêm trước, đêm ấy những đoàn quân tấp nập hành quân vào chiến trường. Xe pháo nối đuôi nhau. Những cán bộ, dân công hỏa tuyến nườm nượp trong đó có cả những cô văn công lưng cõng ba lô, tay mang đàn, những nhà báo vai đeo máy ảnh, tất cả đều hướng về Sài Gòn, tất cả hát bài "Tiến về Sài Gòn". Anh em bắt tay nhau hẹn gặp lại tại Sài Gòn.


Hôm sau, đơn vị tiếp tục lên đường, điểm tập kết là rừng cao su Long Khánh, anh em phân công nhau bảo vệ khí tài, xe máy vì đây là điểm giáp ranh với địch, đề phòng bọn tàn quân Nguỵ lẩn trốn trong rừng bắn lén. Một số anh em khác tranh thủ đi đào giếng lấy nước. Mùi nước ở đây ô nhiễm vì bom đạn thật khó chịu, nhưng chẳng hề chi, chịu đựng một chút, chờ lệnh tiến về Sài Gòn.


Bộ Tư lệnh Quân đoàn II ra lệnh cho các đơn vị trực thuộc hạ quyết tâm diệt nhanh, gọn Trường sĩ quan thiết giáp và Trường sĩ quan pháo binh của quân Ngụy Sài Gòn nằm tại căn cứ điểm "Nước Trong" và “Thành Tuy Hạ" lúc đó đã hình thành một tuyến đề kháng mạnh.


Công sự của bọn chúng kéo dài tới năm km, có mười hai lần các loại vật cản. Địch tuyên bố: Tại đây một con chim cũng không bay qua được "Việt cộng" làm sao đánh vào đây được. Bọn sĩ quan hầu hết còn trẻ, xuất thân từ những gia đình tướng, tá, tư sản. Chúng được nhồi nhét ý thức chống cộng. Tuy đã nghe Nguyễn Văn Thiệu từ chức, chính quyền Ngụy Sài Gòn đang trong giờ phút hấp hối, nhưng nhiều đứa vẫn cắt tay lấy máu ăn thề, cùng tử thủ căn cứ, hô hào ngăn bước tiến của quân ta đang tràn vào bao vây Sài Gòn. Trong tay bọn này có pháo và xe thiết giáp, chúng huy động hàng chục lần chiếc máy bay ném bom bắn phá đội hình của ta trên đường hướng về Sài Gòn. Bọn này ít nhiều đã gây khó khăn trong triển khai chiến đâu của đơn vị, buộc ta không thể coi thường. Các đơn vị được lệnh bố trí đội hình chiến đấu, bộ binh của ta trên nhiều hướng áp sát căn cứ địch. Giờ nổ súng đã đến, nhưng bọn địch ngoan cố cố thủ, chiến sự diễn ra hết sức căng thẳng và ác liệt. Ta giành giật với địch, từng góc phố, từng gốc cao su. Sau nhiều giờ nổ súng, bọn ngoan cố phần lớn bị tiêu diệt, số còn lại tháo chạy hoảng loạn. Cả "Tây Nguyên", “Đà Nẵng” chúng chẳng giữ được, cái căn cứ Trường Sĩ quan “Thiết Giáp" của chúng phút chốc trở nên mong manh đã nhanh chóng tan rã và đầu hàng, thêm một cửa mở về Sài Gòn đã được mở toang.


18 giờ ngày 29 tháng 4 năm 1975, Tiểu đoàn 5 Lữ đoàn công binh 219, do lữ đoàn phó Nguyễn Hữu Thu chỉ huy được lệnh hành quân đến bến Cát Lái, trên sông Sài Gòn. Toàn đơn vị hạ quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ, bảo đảm tuyệt đối cho xe tăng và bộ binh cơ giới các loại vượt bến Cát Lái an toàn. Ban chỉ huy Lữ đoàn lệnh cho Tiểu đoàn trinh sát thực địa bến Cát Lái. Một tổ trinh sát giỏi của sư 325 đã bí mật vượt sông nắm tình hình cứ điểm địch, những khẩu pháo lớn của ta đã chiếm lĩnh trận địa sát mép sông Sài Gòn; xe tăng và pháo 85 ly được điều lên bắn trực tiếp các mục tiêu bên kia sông, để bảo vệ cho Tiểu đoàn 5 lữ đoàn 219 công binh, bảo đảm cho xe, pháo và bộ đội của quân đoàn hành tiến vượt sông.


Vì gần cửa biển, nên đoạn sông này, khi thuỷ triều dâng rộng đến 700 - 800 mét, lúc thuỷ triều rút bến cao lầy lội, việc triển khai công tác bến bãi rất khó khăn. Được sự nhất trí của Bộ Tư lệnh Quân đoàn II, Ban chỉ huy Lữ đoàn 219 được lệnh sử dụng những bộ phà của địch tháo chạy còn để lại; đồng thời trưng dụng số nhân viên cũ làm việc tại bến phà, cùng công binh đảm bảo cho bộ binh, xe tăng, pháo... của Quân đoàn II vượt sông đánh vu hồi vào sâu nội đô Sài Gòn. Nhìn quy mô ở bến phà Cát Lái vào thời điểm đó với hàng trăm xe pháo cùng vũ khí, khí tài của Quân đoàn, và các đơn vị phối thuộc, trong đó ta có một cơ số phà còn nguyên vẹn, gồm hai phà 50 tấn, có thể chuyển thành cầu nối để xe, pháo và bộ đội sang sông, chúng tôi hiểu đã đến gần chiến thắng.
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #27 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2008, 08:05:51 am »

Tờ mờ sáng ngày 30/4, lúc thuỷ triều rút, quân ta bắt đầu vượt sông. Mùa gió nổi, nước sông đục ngầu chảy réo rít dưới các con phà đang đè sóng chở bộ đội ta và vũ khí sang sông. Đang thực thi nhiệm vụ hết sức khẩn trương, bỗng từ phía thượng lưu có tiếng động cơ vọng lại. Qua làn nước chao động, đại đội Trinh sát do Trung uý Đỗ Văn Tòng (sinh năm 1948) - nhà ở số 5 phố Hàng Đào, Hà Nội, xung phong nhập ngũ năm 1965, khi vừa tốt nghiệp phổ thông cấp III Lý Thường Kiệt - chỉ huy, phát hiện đó là tiếng máy nổ của tàu địch từ phía Đồng Nai hướng về Sài Gòn. Ngay lúc đó, chốt trinh sát tiền tiêu báo cáo có nhiều tàu địch theo đội hình chiến đấu. Bốn chiếc một đang xuôi dòng về phía ta. Tàu địch mỗi lúc một gần, súng máy và pháo các loại trên tàu liên tiếp nhả đạn về phía bộ đội Quân đoàn II đang vượt sông Tình hình mỗi lúc một khẩn trương. Chỉ huy Lữ đoàn Lữ đoàn phó Nguyễn Hữu Thu truyền đạt mệnh lệnh của Ban chỉ huy cho toàn bộ đơn vị triển khai đội hình chiến đấu. Thời gian như chững lại, hết sức căng thẳng. Tàu địch giảm dần tốc độ, nhưng không có dấu hiệu dừng lại hoặc chứng tỏ ý muộn đầu hàng. Mặc dù đến lúc này chúng thừa biết Thiệu đã từ chức và chuồn khỏi Sài Gòn. Sài Gòn đang bị lợp lớp quân ta vây chặt. Tàu địch đã tới gần khu vực tập kết của ta và có thể gây nguy hiểm cho hành tiến của bộ đội; các chiến sĩ ở dải tiền tiêu buộc phải bắn mấy loạt đạn cảnh cáo. Sau loạt đạn, bọn địch trên tàu có dấu hiệu hoảng loạn, la hét om sòm. Thực hiện nghiêm các chỉ thị chiến đấu, ta gọi loa:

- Binh sĩ Nguỵ trên những giang thuyền hãy nghe đây: Quân đội Ngụy Sài Gòn đang tan rã; Đế quốc Mỹ đã tháo chạy; Sài Gòn đang bị quân Giải phóng bao vây, binh lính trên tàu hãy buông súng đầu hàng, quay về với nhan dân, các anh sẽ được Mặt trận dân tộc Giải phóng khoan hồng, nếu các anh cố ý chống cự, tàu của các anh sẽ bị bắn chìm dưới lòng sông.

Sau lời kêu gọi này, tiếng la hét lắng xuống và tàu địch dừng hẳn lại. Lác đác những lá cờ trắng xuất hiện, địch gọi loa: "Chúng tôi không chống cự, chúng tôi xin gặp đại diện quân Giải phóng, xin chấp nhận đầu hàng". Cả bến phà trước đã sôi động cảnh bộ đội cùng xe pháo qua sông, nay bỗng yên ắng lạ thường. Chấp chới trên bầu trời những chiếc máy bay phản lực, hoặc mấy thằng trinh sát đang gầm rú tháo chạy, quăng bom bừa bãi, bọn chúng chỉ làm cho vài con chim nước sợ hãi vỗ cánh hoảng loạn bay. Trước tình hình đã trở nên cực kỳ khẩn trương khi các giang thuyền địch không áp bờ đầu hàng, mà dừng lại, cố tình để trôi theo dòng nước, hòng tháo chạy. Được lệnh của Ban chỉ huy Lữ đoàn, một xe lội nước, nhãn hiệu "PAP” của ta cắm cờ Mặt trận Giải phóng, do Tòng chỉ huy cùng Dân - Trợ lý Tiểu đoàn 5 và các chiến sĩ Sơn, Trường, Thắng, Tự, Lộc lên xe rời bờ ra tiếp nhận đầu hàng của tàu địch. Tất cả chiến sĩ ở hai bờ nín lặng chờ đợi. Khi xe lội nước của ta cách tàu địch chừng một con sào bỗng từ phía tầu địch tiếng súng máy rộ lên, nhả đạn như vãi về phía xe lội nước của Tòng. Do kinh nghiệm chiến trường, có đề phòng và cảnh giác, C Trưởng Đỗ Văn Tòng bình tĩnh ra lệnh: "Địch đánh lừa ta, tất cả nằm xuống chuẩn bị chiến đấu, báo cáo ngay về Ban chỉ huy". Tòng ra lệnh cho chiến sĩ lái xe “PAP" đảo thân chữ chi để tránh đạn. Song vì cự ly quá gần khi anh vừa dứt lời một loạn đạn điên cuồng tráo trở nữa đã quật đổ anh xuống mép xe. Trước sự chỉ huy kiên quyết và dũng cảm của Tòng, anh em đã kíp thu gọn mục tiêu và chiếc "PAP" theo lệnh cua Tòng mở hết tốc lực chạy tránh đạn.


Sau khi hội ý chớp nhoáng, Bộ tư lệnh Quân đoàn II nhận định đây là bộ phận còn lại của một Lữ đoàn thuỷ quân lục chiến địch ngoan cố, hòng cắt đứt đường tiến quân của ta để tháo chạy ra biển. Bộ tư lệnh Quân đoàn II chỉ thị cho phép các đơn vị phối thuộc tại chỗ đánh tiêu diệt địch, để Công binh hoàn thành nhiệm vụ cho mũi thọc sâu sang sông tiến vào nội đô Sài Gòn theo đúng kế hoạch tác chiến của Quân đoàn.


Mệnh lệnh chiến đấu được phát đi: Trên bờ Sư đoàn pháo Cao xạ 673 đang đánh trả máy bay địch, được lệnh cho pháo thủ hạ thấp nòng pháo 57 - 85 ly để bắn tiêu diệt tàu địch. Khẩu lệnh "Pháo binh cự ly thấp, bắn thẳng, nhằm tàu địch tiêu diệt" vang lên. Từ phía Ban chỉ huy bộ đội tăng vừa sang sông, xe, xích còn ướt bùn sông có tiếng hô lớn: "Công binh dẹp ra cho xe tăng lùi, lấy thước ngắm" Không khí đầy nguy hiểm và căng thẳng, chỉ trong chớp nhoáng tiếng pháo 57ly và 85 ly của Sư 673 và pháo 100 mm của xe tăng ta gầm lên, trên dòng sông những cột nước dựng đứng tung cao những mảnh xác tầu địch. Chỉ trong khoảnh khắc, toàn bộ đội giang thuyền của địch đã bị nhấn chìm xuống dòng sông. Anh em đưa Tòng cùng các chiến sĩ bị thương lên bờ, nhưng do vệt thương quá nặng, Tòng đã hy sinh. Nhật ký chiến trường của Tiểu đoàn Trưởng tiểu đoàn 5 - Lữ 219 Vũ Văn Tuất ghi: Từ ngày 05/8/1974 đến 30/4/1975 có dòng: "C Trưởng Đỗ Văn Tòng đã anh dũng hy sinh lúc 7 giờ 30 sáng ngày 30/4 tại Bến phà Cát Lái Sài Gòn". Đơn vị chúng tôi cùng bà con tổ chức truy điệu Tòng, người Đại đội trưởng trinh sát tài giỏi của Lữ đoàn, một người con của Hà Nội đã hiến dâng thân mình cho nền Độc lập tự do của Tổ quốc ngay trước bình minh của ngày chiến thắng 30/4 trên bờ sông Sài Gòn. Anh đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của một Sĩ quan quân Giải phóng. Bà con trên bến phà Cát Lái chứng kiến vụ quân Ngụy giả đầu hàng, bắn lén ta, đã không tiếc sức người, góp công, góp của cùng anh em Công binh chúng tôi phục vụ bộ đội ta nhanh chóng hành tiến sang sông hướng về Giải phóng Sài Gòn.


Sau nhiều giờ khẩn trương vừa đánh địch vừa đưa bộ đội khí tài, xe tăng qua sông, sáng ngày 30/4/1975 Sư đoàn Cao xạ 673, Sư đoàn Bộ binh cơ giới 325, Lữ đoàn Xe tăng 203, Lữ đoàn Công binh vượt sông 219, chúng tôi đã hoàn thành nhiệm vụ, áp sát hướng Đông - Bắc Sài Gòn, 8h30', ngày 30-4, các cánh quân của Quân đoàn II đã vào tới cửa ngõ nội đô Thành phố. Công binh chúng tôi nhận nhiệm vụ bảo vệ và yểm trợ mũi thọc sâu của Lữ đoàn Tầng 203. Khi đến ngã tư Hàng Xanh chúng tôi được một chị trong lớp lớp người ra đón quân Giải phóng chỉ đường "các chú cứ đến thẳng khu vực cây xanh to kia là Dinh Độc lập". Theo hướng của chị, 10h45', xe tăng của Lữ 203 Quân đoàn II dẫn đầu, lực lượng đột kích thọc sâu đã tiến vào Dinh Độc lập, sào huyệt cuối cùng của Nguỵ quyền Sài Gòn.


11th30', ngày 30-4-1975, lá cờ Cách mạng tung bay trên nóc Dinh Độc lập, kết thúc chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Tổng kết chiến dịch, Lữ đoàn Công binh 219 cùng 2 Tiểu đoàn 3 và 5; 4 Đại đội đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu ANH HÙNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN.
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #28 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2008, 08:44:40 am »

Sau ngày toàn thắng tôi được điều về Ban xe Học viện Quân sự công tác, thế cũng có nghĩa là từ học viện Quân sự đến nhà tôi - phố Kim Liên chẳng bao xa. Được tiếp tục làm chiến sĩ, lại được ở gần nhà, hai cái "được" ấy thật là ngoài sức tưởng tượng của tôi.


Nhận nhiệm vụ mới xong, tôi xin phép về ngay phố Kim Liên thân yêu của mình. Các em tôi thấy "ông anh” đen nhẻm, gày gò trong bộ quân phục mới, rộng thùng thình, đều sững người tròn mắt nhìn tôi, rồi la toáng lên:

- Bố mẹ ơi, anh Cường... anh Cường về rồi! Bố mẹ ơi!

Cả gia đinh, kể cả mấy bà, mấy bác hàng xóm chạy ùa ra đón tôi. Bố tôi có lẽ chưa kịp nhìn kỹ diện mạo của tôi, ông đã nói ngay:

- Con không viết thư về, nhưng ở nhà đã có tin con, mừng về con lắm!

Nói rồi, ông vội quay vào, mở tủ, lấy ra một tờ báo cũ, cất kĩ dưới nhiều lớp quần, áo rồi trải rộng lên bàn, chỉ vào bứe ảnh chụp một chiến sĩ bồng súng đứng gác trên một đầu cầu Hiền Lương, ông nheo nheo mắt hỏi tôi:

- Nào, có phải anh đây không?

Tôi sững sờ, đúng là tôi - tấm ảnh của một nhà báo chụp hôm cắt băng khánh thành cầu phao Hiền Lương, do chúng tôi bắc, nhân ngày ký Hiệp định Pari, ngày 27-1-1973, để đồng bào đôi bờ Nam - Bắc qua lại thăm hỏi nhau sau hơn hai mươi năm bị chia cắt. Hôm đó anh nhà báo chụp xong, đến hỏi tên và quê quán tôi và khi về Hà Nội nhà báo đó đã đưa tờ báo và tấm hình tôi đến tặng bố mẹ tôi. Đó là tờ báo Nhân dân số ra ngày 30 tháng 1 năm 1973 - số 6855, có bài tựa đề là. “Ngày 28-1-1973 trên bờ sông Bến Hải". Bài báo có đoạn viết:

"Nhìn về bờ Nam, lá cờ xanh đỏ sao vàng của Mặt trận phơi phới bay trên cột cờ cao, vẫy chào lá cở đỏ sao vàng rộng 96m vuông ờ bờ bắc - Nhịp cầu mến thương bị máy bay Mỹ đánh gục xuống dòng sông - sẽ lạl nối tiếp đôi bờ. Những chiếc thuyền gỗ nhỏ gắn máy xuôi ngược dòng sông, cần mẫn làm việc hàng ngày trên con đường dẫn vào thôn Hiền Lương còn nham nhở những hố bom bi. Cụ Lê đã 78 tuổi nheo mắt nhìn lá cờ Mặt trận ở bờ Nam, cụ chòi: "Tôi vẫn nói với con, cháu nhất định sống đến ngày thắng giặt Mỹ”. Chị Lê Thị Hồng nghĩ đến ba đứa con nhỏ sơ tán ở Nghệ An, được đồng bào địa phương đùm bọc và Nhà nước chăm lo cho mọi việc sinh hoạt học hành. Đồng chí bộ đội đứng gác bên sông sáng nay là một chiến sĩ chiến trường Quảng Trị. Bùi Văn Cường - một thanh niên Hà Nội nhà ở bến xe Kim Liên. Đồng chí Công an vũ trang của trạm Hiền Lương anh hùng sáng nay kéo lá cờ đỏ sao vàng lên đỉnh cao cột cờ là chiến sĩ thi đua Phạm Văn Hỷ, quê ở Thái Bình. Đồng chí bộ đội rất trẻ, tôi gặp bên bờ sông sáng nay - Cũng là người Hà Nội, tên là Nguyễn Anh Hoạt, tháng trước Hoạt nhận được thư mẹ báo tin anh trai đã hy sinh, mẹ viết: "Con hãy xứng đáng với anh con, xứng đáng là người Hà Nội" - Hoạt đang cố gắng hết sức mình.

Thắng lợi hôm nay có phần đóng góp trực tiếp của Vĩnh Linh anh hùng, tuyến đầu của miền Bắc!

Vĩnh Linh đã bắn rơi nhiều máy bay Mỹ, phục vụ hết lòng tiền tuyến và chia ngọt sẻ bùi với miền Nam ruột thịt. Riêng năm vừa qua, dân quân Vĩnh Linh bắn rơi 15 máy bay Mỹ, bắn cháy 17 tàu chiến Mỹ; Hai vụ lúa đều được mùa, năng suất lúa cao nhất từ trước tói nay - Nông trường Quyết Thắng, đơn vị anh hùng bị đánh phá hết sức ác liệt, vẫn kinh doanh có lãi 70 vạn đồng.


Xa xa, bên kia bờ, rừng cờ đỏ xanh, sao vàng đã mọc lên bay trong gió sớm.

Đã mấy chục năm trôi qua tôi làm sao quên được những ngày sống trong quân ngũ, những kỷ niệm về đồng đội, sống chết có nhau nơi chiến trường ác liệt. Tôi đã tìm đến nhà đồng chí Dân, đồng chí Hoà, đồng chí Sương, thủ trưởng cao nhất của Công binh 249 những ngày đánh Mỹ. Hiện nay các đồng chí đã nghỉ hưu, sống tại một khu tập thể Quân đội tại Hà Nội. Đồng chí Dân bảo tôi:

- Cậu nhớ đến anh em như vậy là tốt... Hàng ngày tớ đọc báo và theo dõi tin tức trên đài, các cậu thấy đấy... Đất nước ta trải qua ba mươi năm chiến tranh, những cánh rừng ngày xưa chúng ta trú quân, bị bom đạn Mỹ huỷ diệt chưa kịp hồi phục thì lại bị bọn người xấu đang ngày đêm tàn phá. Rồi tệ nạn xã hội, cờ bạc, ma tuý, các cậu phải ý thức và tránh xa điều đó. Phải luôn giữ vững phẩm chất đạo đức của anh bộ đội Cụ Hồ.


Hiện nay, Trung đoàn Công binh 249 của các cậu ngày xưa đã chuyển thành Lữ đoàn Công binh Sông Lô, đóng dưới chân núi Ba Vì ấy. Có dịp thì ghé lên chơi.

Tôi lên chỗ đóng quân của Lữ đoàn. Các đòng chí: Phan Bình Minh - nguyên Lữ trưởng; Đồng chí Nguyễn Đình Phương Lữ đoàn trưởng, anh đã trưởng thành từ lớp cán bộ trẻ có năng lực của binh chủng, đồng chí Tống Xuân Phúc - Bí thư Đảng uỷ Lữ đoàn, Phó Lữ trưởng chính trị, đồng chí Nguyễn Xuân Vinh, Lữ phó tham mưu trưởng, đồng chí Vũ Lợi Chủ nhiệm Chính trị, tất cả các anh thân mật tiếp tôi đúng như tiếp MỘT NHÂN CHỨNG LỊCH SỬ tại phòng khách của Lữ đoàn. Tôi ngỡ ngàng trước cái cơ ngơi to lớn của Ngành Công Binh Việt Nam mà tiêu biểu là Lữ đoàn công binh vượt sông 249. Theo hướng tay chỉ mà Lữ trưởng Phương người tầm thước với gương mặt tuy có khác so với những người chỉ huy thời chiến tranh tôi từng gặp; Nhưng ở anh lại toát lên vẻ tự tín của một chỉ huy nắm vững được kiến thức khoa học kỹ thuật từ những binh khí kỹ thuật vượt sông tiên tiến, hiện đại mà Đảng và nhân dân đã tin cậy giao phó. Dưới chân núi, những căn nhà xây cao đẹp, có đủ các phòng làm việc, nhà truyền thống, trên sân tập... trên bãi, nào xe, nào thuyền san sát, được bảo quản thật chu đáo. Rối vườn cây ăn quả, rau xanh, ao cá do cán bộ chiến sĩ Lữ đoàn tăng gia cải thiện trông thật đẹp mắt. Sau một hồi trò chuyện thân mật các đồng Nghinh, Tỉnh, Trường, Mộc, Phượng, Tạ Việt Anh đã kể tôi nghe những thành tích của Lữ đoàn sau ngày ta đánh tan quân Nguỵ, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #29 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2008, 08:48:34 am »

Theo Quyết định ngày 06/11/1975, của Bộ Quốc phòng, Trung đoàn 249 phát triển thành Lữ đoàn 249. Lữ đoàn với nhiều phương tiện khí tài hiện đại. Chỉ riêng vượt sông, Lữ đoàn ngày nay có thể chỉ cần vài giờ đã hoàn thành một cầu phao vượt sông rộng 500m.


Tết thống nhất đầu tiên năm đó, Công binh đi bắc cầu Quán Hầu (Quảng Bình) bảo đảm đường giao thông 1A. Bến phà Quán Hầu trên sông Nhật Lệ rộng 500m, giữa có cồn cát rộng 60m. Bến chưa bao giờ có cầu. Tại đây Công binh đã bắc cầu nối liền giữa Cồn cát với hai đầu bờ, Phó thủ tướơng Hoàng Anh trên đường đi kiểm tra và thăm nhân dân Quảng Bình đã cắt băng thông cầu.


Công binh còn bắc cầu phao qua sông Nhật Lệ đón Đại tướng Võ Nguyên Giáp về thăm Quảng Bình.

Cuối năm 1976 Lữ đoàn tuyển chiến sĩ mới thành lập Tiểu đoàn 1 huấn luyện tân binh cho Binh chủng Công binh; Đại đội 20 của Lữ đoàn được giao làm nhiệm vụ kinh tế.


Năm 1978 tình hình đất nước ta có khó khăn, xung đột xẩy ra ở biên giới phía Bắc. Ở phía Nam, bọn Pôn-pốt liên tục đánh phá, gây nhiều vụ đẫm máu. Lữ đoàn nhận lệnh sẵn sàng phục vụ chiến đấu tại cả hai tuyến đầu Tổ quốc.


Công binh còn đi làm nhiệm vụ chống lụt ở Nghệ An, lần ấy ở sông Lam nước dâng cao hơn 14m, trong khi mặt đê độ cao chỉ có 13m. Hơn 20 đoạn đê bị vỡ, có đoạn dài 100m. Cán bộ chiến sĩ Lữ đoàn đã vượt qua đói, mệt, trong 10 ngày đã cứu được hơn 5 nghìn dân (trong đó có trên 1.000 em nhỏ), 870 tấn thóc giống, 700 tấn lương thực, 52 tấn phân đạm, 1.000 con lợn, 1,5 tấn thuốc men.


Đoàn Công binh Sông Lô cũng đã hoàn thành nghĩa vụ Quốc tế khi nhận nhiệm vụ sang góp sức cùng cách mạng nước bạn Cam-pu-chia đập tan bọn phan động Pôn-pốt cùng đồng bọn, tránh khỏi hoạ diệt chủng.
Ngày nay đoàn Công binh Sóng Lô một thời bọn Mỹ - Nguỵ nghe đến đã phải khiếp sợ, (chúng đã đặt cho Lữ đoàn Công binh 249 cái tên “Quả đấm thép") đang đóng quân tại chân núi Ba Vì.


Dưới sự chỉ đạo của Đảng uỷ, Bộ Tư lệnh Công binh Đoàn Công binh Sông Lô đã khắc phục mọi khó khăn gian khổ xây dựng đơn vị chính quy hiện đại, làm chủ khoa học ky thuật. Trong công tác huấn luyện, hành quân dã ngoại, đoàn luôn đảm bảo quân số, sẵn sàng chiến đấu, làm tốt công tác hậu phương quân đội, khắc phục mọi điều kiện, từng bước đi lên, trưởng thành vững mạnh về mọi mặt, sẵn sàng phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân... Một miếng bánh lương khô khi đang đói được đồng đội xẻ chia, một điếu thuốc cả tiểu đội chụm đầu mỗi người một khói... Kỷ niệm những ngày trong quân ngũ, ác liệt mà sao đẹp đẽ quá chừng.


Hà Nội giờ đây choáng ngập trong ánh đèn đêm lung linh và ban ngày rực rỡ với nắng và hoa. Nhiều lúc tôi bồn chồn nhớ về cô gái "Vĩnh Linh", nhớ những dòng sông, bến phà và đồng đội, nhìn vết thương cũ trên thân mình, tôi nhớ người chỉ huy đã lấy thân mình hứng mảnh bom thay tôi ngày ấy. Và như những đồng đội nằm xuống ở những bến bãi trong kia, người nhà có tìm được phần mộ đưa về quê hương không?
Rồi những lần họp mặt, anh em đồng ngũ quây quần bên nhau, ôn lại chuyện xưa cũ. Đã vài chục năm trôi qua, mà tất cả còn rành rõ, thô nhám như cuộc sống của cánh lính thuở nào.

Hiệp hỏi tôi:

- Cậu có nhớ không? Bọn mình khi ở Cửa Việt có phà 35 tấn; Đề phòng phà trôi ra biển, trên mỗi phà đều có một khói thuốc nổ nặng 40ki-lô-gam. Nhỡ có trôi thật thì dùng khói thuốc nổ đó phá phà, không để phà rơi vào tay địch. Đồng chí Miền quê vùng Hưng Yên ngày ấy phụ trách phà, cậu ta gầy như que cui nhưng bộc trực và dũng cảm lắm. Từ ngày ra quân về sống tại Hưng Yên, thỉnh thoảng vẫn lên thăm bọn mình.
Còn Hùng béo nữa. Nó cũng người Hà Nội đấy, sống tại một làng quê ven sông Cà Lồ. Đàng hoàng ra phết. Nhà ngói, cây mít, vợ con đề huề.

Cùng sống tại Hà Nội nhưng từ khi ra quân chúng tôi mải mưu sinh, ít có dịp biết tin nhau. Lần này, qua Hiệp tôi sướng run người, vì tìm được nhiều địa chi các bạn chiến đấu cũ như: Sinh, Phúc, Thắng, Dung, Hoan, Phước, Bình, Thanh, Nậm, Trung, Hậu, Trình bác sĩ...v,v, Minh đen, Tuyên, Quốc Dũng, Khanh, Thạch, Khánh, Đạm, Tuân Anh, Lập, Huy, Bảo, Hạnh, Bình, Hùng, Bếp, Khang, Dũng Chiêu, Hưng, Tiến, Ty, Đình, Nghinh, Tỉnh, Trường, Mộc, Phượng, Tạ Việt Anh và nhiều anh em khác đang có mặt tại Hà Nội mà tôi chưa nhớ hết được. Cánh lái xe công binh như: Hoạt, Thảo cũng đang sống trong thành phố. Tôi ghi địa chỉ cẩn thận của từng người, quyết tâm tìm bằng được họp mặt anh em. Cái lần gặp Hoạt anh ta cứ nhắt chuyện cũ ở chiến trường.

- Cường này, mày có nhớ cái lần phà bị trôi trên cảng Cửa Việt không?

- Lần ấy, ca-nô dẫn phà, bị bom hỏng, máy không nổ mà trên phà lại có xe xích kéo pháo, một xe Zin 157.

- Lúc thuỷ triều lên, đẩy phà ra biển. Ngoài biển lúc đó có tàu địch; bọn mình loá mắt thấy vô số đèn xanh, đèn đỏ. May mà các cậu chống được phà vào bờ, không thì đi tong ca người lẫn xe pháo với chúng nó.

- Bọn mình cũng liều thật. Cả bọn nhảy xuống nước dồn sức níu con phà lại. Không hiểu sao tay sào của chúng mình lúc đó cứng đến thế...


Chúng tôi lại nhắc về Trung đội trưởng Miền, người nhỏ thó mà gan dạ mưu trí vô song. Một lần, chỉ huy phà ở Cửa Việt, phà có 8 khoang khí tài TPP, không may phà bị đánh bom cứ từ từ trôi ra biển. Trung đội trưởng Miền rất bình tĩnh lệnh cho anh em ôm phao nhảy xuống nước tim cách giữ phà lại. Một mặt anh cho mấy chiến sĩ chuẩn bị chiến đấu. Ở phía đầu mũi phà, Khoa lưng đeo phao cấp cứu tay lăm lăm khẩu AK đã vào vị trí. Còn tôi và Vinh, môi đứa một khoang thuyền, Vinh đứng bên Hùng béo như một thằng bé con, còn Hùng béo tưởng chừng có thể một tay túm cổ Vinh ném tòm xuống biển. Hai người hai vóc dáng, vậy mà vào trận đánh hợp ý nhau lắm. Hai cậu tranh nhau chiếm vị trí đầu phà, Vinh nhanh tay với được khẩu B41.


Lần ấy, chúng tôi thề thà hy sinh nhất định không để phà và khí tài, xe pháo rơi vào tay địch. Tôi đã sẵn sàng với khối thuốc nổ, đợi lệnh là cho nổ. May thay, lần ấy cũng cứu được phà.

Trên chiến trường sông nước luôn xảy ra những sự cố như vậy. Mỗi lần xây ra sự cố, đồng lòng chiến đấu và tìm cách khắc phục, chúng tôi càng hiểu nhau hơn, thương yêu nhau hơn. Dù năm tháng có qua đi, nhưng những ngày chiến đấu bên nhau chưa bao giờ nhạt phai trong mỗi chúng tôi.
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
Trang: « 1 2 3 4 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM