Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 01:34:50 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đường ra trận  (Đọc 30732 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #10 vào lúc: 03 Tháng Chín, 2008, 06:45:44 pm »

Tiểu đoàn I quyết định dùng hai xe K61 cõng pháo 85mm và ghép phà chở pháo 100mm. Chúng tôi phải mất ba đêm lấp hố bom, dò gỡ mìn, đào công sự, cắm cọc tiêu chỉ đường cho xe lên xuống phà bằng bẹ chuối, và những tấm gỗ dán sơn trắng.


Cuộc hành quân và tác chiến của quân ta làm nức lòng chiến sĩ và nhân dân trong vùng. Hai trăm khẩu pháo của ta trút bão lửa vào các trận địa của địch. Trong khi đó từ xã Vĩnh Hiền (Vĩnh Linh) đại đội 1 và hai xe K61 xuất phát. K61 cõng pháo qua bến Cửa Tùng, rồi cõng tiếp theo mép nước biển vào cửa Việt xuôi về phía Nam. Việc cõng pháo phải đi một vết xích dưới nước, một vết trên cát để sau sóng biển tràn vào sẽ xoá dấu các vết xích. Hai xe K61 đã đưa gọn hai đại đội pháo 85mm vào trận địa chỉ trong một đêm. Phà do đại đội 1 cũng đã ghép xong. Hai chuyến đầu tiên đưa pháo 100mm nòng dài qua sông an toàn.


Nhưng đến chuyến thứ ba thì khi xe kéo pháo rời phà, bánh sau bị tụt, kẹp vào đà mồ, phải gọi hai xe K61 đến ứng cứu mới kéo được xe, pháo lên bờ.

Hôm sau, đơn vị được chỉ huy tiểu đoàn cho tập họp để nghe Trung đoàn trưởng phổ biến nhiệm vụ mới.
Trung đoàn trưởng Dân có dáng vọc thấp đậm, mặt vuông chữ điền, toát lên vẻ cương nghị của một vị chỉ huy dày dạn kinh nghiệm. Đồng chí nói chậm và vang:

- Trung đoàn ta được lệnh bảo đảm giao thôngcho xe pháo vâ bộ đội an toàn chi viện cho phía trước. Trong tình hình cấp bách này, Ban chỉ huy trung đoàn quyết định giao nhiệm vụ cho D1.

16 giờ ngày 1 tháng 4, tiểu đoàn 1 được lệnh đêm 1 tháng 4 phải có phà, đêm 2 tháng 4 phải có cầu phao ở bến Hiền Lương để chiến dịch mở thêm một mũi tiến cóng theo đường số 1. 20 giờ 30 phút ngày 1 tháng 4, phà của đại đội 2 đã bắt đầu chở chuyến đầu tiên trên bến Hiền Lương. Đồng thời chỉ huy tiểu đoàn gấp rút hoàn thành bản thiết kế cầu phao. Đại đội 1 rút từ Cửa Tùng về đảm nhiệm cánh cầu bờ Bắc. Đại đội 2 chuyển phà thành cánh cánh bờ Nam. 16 giờ ngày 2 tháng 4, các xe bắt đầu hạ thuỷ khí tài trên khu vực bờ sông dài gần 2km, 18 giờ hạ thủy xong 50 khoang thuyền thì trời vừa tối.


Chùm đèn pha trên đỉnh cột cờ bật sáng làm nổi rõ lá quốc kỳ 96 mét vuông tung bay phần phật như vui mừng với giờ phút lịch sử quan trọng này. 20 giờ ngày 2 tháng 4 nắm 1972, tiểu đoàn trưởng Ngô Ngọc Bảng nổi hồi còi dõng dạc báo hiệu thông cầu. Chiếc cầu phao TPP 16 tấn dài 170 mét nối thông 2 bờ Bến Hải sau 18 nắm bị chia cắt do âm mưu của kẻ thù. Đoàn xe kéo pháo và xe vận tải từ từ lăn bánh qua cầu trước ánh mắt rạo rực niềm vui của cán bộ chiến sĩ tiểu đoàn 1 và một số cán bộ và nhân dân địa phương. Nhưng chỉ một lúc sau tin phía trước báo về: xe không đi được vì vấp một hố bom quá lớn cắt đứt đường. Đại đội 5 được điều lên sửa đường. Hố bom to quá trung đoàn phải dùng xe chở đất và mạnh dạn đưa hai khoang thuyền có dầm van xuống làm cầu cạn (nhưng 8 ngày đêm sau đoạn đường mới sửa xong). Chiến dịch đã không sử dụng đường số 1 nữa. Cầu phao Hiền Lương tiếp tục phục vụ đêm 3 và 4 tháng 4 cho hàng vạn đồng bào ở bờ Nam sơ tán ra Vĩnh Linh, Quảng Bình.


Sáng 5 tháng 4 tiểu đoàn 1 được lệnh dừng bắc cầu, chuyển sang phà. Tối 6 tháng 4 năm 1972, tiểu đoàn bị tổn thất lớn: Khi ban chi huy tiểu đoàn đang họp trong một lô cốt cũ bằng gạch xây của địch ở bờ sông, một quả pháo của địch từ tàu biển bắn vào trúng lô cốt, năm cán bộ chiến sĩ ta hi sinh và hai bị thương1 (Những đồng chí hi sinh là: Tiểu đoàn trưởng Ngô Ngọc Bảng. Chính trí viên tiểu đoàn Trần Linh. Tiểu đoàn phó Đăng Văn Huỳnh. Trợ lý tham mưu trung đoàn Trần Duy Lịch. Chiến sĩ lái xe Nguyễn Văn Tuyển. Hai đồng chí bị thương là Đại đội phó Trinh và trợ lý tham mưu tiểu đoàn Oanh).


Cấp trên đã bổ sung và bổ nhiệm cán bộ, củng cố ngay ban chỉ huy tiểu đoàn 1. Nhiệm vụ tiểu đoàn ở bến Hiền Lương và đường số 1 vẫn tiếp tục duy trì. Tiểu đoàn 1 được thưởng huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất.


Ngày 19 tháng 4 năm 1972, trong khi ta đang bao vây địch ở Đông Hà, Quảng Trị, thì trung đoàn được lệnh đưa một phà và hai xe lội nước PTS và bảo đảm bến Thịnh Tất trên sông Thạch Hãn, chuẩn bị cho lực lượng chiến dịch phát triển sâu vào phía Nam.


Khi đó tuyến phòng thủ vòng ngoài của địch bao gồm: Gio Linh, Cửa Việt, Cam Lộ, phía Bắc Quảng Trị đã bị đập tan. Trung đoàn 249 Công binh được lệnh phải có phà và cầu nối ở bến Phương Thuý để xe và pháo ta nhanh chóng qua sông Thạch Hãn đánh địch ở phía Nam. Ở bến Phương Thuý, máy bay địch bắn phá ác liệt. Chủ nhiệm trinh sát Bùi Văn Lại hy sinh ngay tại bến. Hai đêm sau vẫn chưa ghép được phà. Đêm sau nữa mới bắc được một phà, chở hai chuyến lại phải dừng lại vì lối lên xuống bên bờ Nam lầy lội, xe không leo được. Anh em Công binh phải đối mặt với bom đạn và pháo sáng của máy bay địch để san lấp, khắc phục chống lầy ở bờ Nam. Sau nhiều nỗ lực của cán bộ, chiến sĩ, chuyến phà thứ ba đang xuống mép nước thì máy bay địch đánh bom vào phà và xe, pháo. Cán bộ chiến sĩ đã nhanh chóng cứu xe, pháo đưa đi sơ tán và khắc phục sự cố.


Ban chỉ huy trung đoàn phải điều xe lội nước ra hỗ trợ, đưa xe pháo sang sông, và quyết định cho đại đội mở bến mới đảm bảo đưa người và khí tài qua sông theo yêu cầu của chiến dịch.

Cách hạ lưu bến Phương Thuý 4km, đơn vị mở thêm bến Bao Căng. Nhiều máy bay và pháo hạm địch, thậm chí chúng thả cả bom mang chất độc hoá học đánh phá liên tục bến này suốt ngày đêm. Có lần ta bị đánh hỏng đến bẩy xe. Việc mở bến mới của anh em gặp rất nhiều khó khăn, nhưng với quyết tâm cao ''Còn người, là còn phà", cán bộ, chiến sĩ Đại đội một đã mở được bến Bao Căng và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ vượt sông an toàn.
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #11 vào lúc: 03 Tháng Chín, 2008, 06:50:50 pm »

Để đảm bảo cho bộ đội ta qua sông Thạch Hãn, không chỉ có bến Bao Căng mà còn phải trinh sát thực địa xem xét tiếp bến Phương Thuý. Vấn đề đặt ra là phải làm ngầm Công binh của Trung đoàn 249 ở bờ Bắc cùng Công binh Trung đoàn 229 ở bờ Nam đã triển khai làm ngầm thắng lợi dưới máy bay và pháo sáng của địch. Một đêm, 29 xe tăng và gần 300 xe pháo ta qua ngầm.


Chúng tôi qua chiến đấu, qua công việc, đã nhanh chóng tiến bộ và trưởng thành. Anh em rất mừng, thấy được hàng trăm xe, pháo qua sông an toàn.

Ban chỉ huy tiểu đoàn lệnh cho C4 nhận nhiệm vụ tại bến (Cửa Tùng). Hai xe xích lội nước đặc chủng (PTS), một bộ phận Công binh gấp rút lên đường. Đến nơi anh em bắt tay vào công việc. Chẳng mấy chốc chiếc phà 50 tấn và hai xe PTS liên tục đón từng đoàn xe pháo và bộ đội sang sông. Trên trời máy bay địch lồng lộn thả bom phá, bom bi, bom từ trường. Ngoài khơi pháo lớn tầm xa trên tàu bắn vào xối xả. Một xe xích lội nước đặc chủng đang làm nhiệm vụ đã bị trúng bom. Các đồng chí: Nghinh, Tụng và anh em công binh dũng cảm vạt lộn với sông nước, bom đạn cứu xe, cứu pháo, các đồng chí trong Ban chỉ huy Trung đoàn luôn có mặt kịp thời động viên anh em.

Đại đội 3 chúng tôi được lệnh lên đường.

Đường ra bến Cửa Việt toàn cát trắng nóng bỏng. Những cây cỏ len lỏi mọc trên cát khô cằn sắc như dao, cứa rát cả chân. Nắng, nóng, gió, cát không làm những người lính can trường nhụt chí... Nhìn lên chỉ thấy những gam màu xanh - đen lấp loáng trong nắng của chiếc phao cá nhân, dụng cụ rà phá bom mìn; nhìn xuống là những chiếc mũ tai bèo cùng khẩu AK và những mái đầu đang nhấp nhô di chuyển về phía trước.


Bỗng có lệnh khô và sắc lạnh từ đầu hàng quân lần lượt truyền xuống: "Đơn vị vận động! Vượt bãi mìn!”. Những trảng cát trống trải, những hố bom nham nhở, những cây phi lao bị máy bay, tàu chiến quần phá bằng đủ các loại bom, đạn phạt đứt cháy đổ ngổn ngang lùi dần lại phía sau. Những người lính đẫm mồ hôi công trên lưng những dụng cụ rà phá bom mìn cứ mỗi bước lại lóc sóc theo nhịp chân... Ai nấy khẩn trương vì đều hiểu mình đang bước trên mép của bờ vực giữa sự sống và cái chết.


Đang hành quân vận động gấp chợt có lệnh của Tiểu đoàn: “Để tránh thương vong cho bộ đội, giao liên mặt trận sẽ dẫn đơn vị vượt qua bãi lầy "Tiếng đại đội trưởng Đức hô vang: "Toàn đơn vị giữ vững đội hình! Tiếp tục hành quân". Lại đi! Nắng, nóng! Những cặp mắt ngó nghiêng chờ đợi! Không có gì thay đổi, cứ đi đi hết đám sình lầy lại đến những khoảng trống dài nhìn hút tầm mắt. Những bước chân vẫn cứ đi, đi hoài, bấm sâu vào bùn đất.


Đại đội trưởng Đức với dáng người nhỏ mảnh như sắt lại sau các trận đánh đi lên, đi xuống thoăn thoắt, thỉnh thoảng anh lại đưa mắt nhìn cô giao liên mặt trận đang dẫn đầu đoàn quân. Khẩu súng các-bin khoác trên vai cùng gương mặt làm ra bộ cương nghị, như để thuyết phục cánh lính chúng tôi tin tưởng. Đi sát bên tôi Đức như một người anh bỗng nhíu mày lắc đầu lẩm bẩm: “Lạ nhỉ? Sao cứ đi mãi thế này? Hay là lạc "mẹ" nó rồi? Đành rằng vượt bãi lầy, trảng cát để tránh máy bay và pháo biển thì cũng phải có hướng chứ? Đi thế này chịu sao nổi!"

Đột nhiên anh nói :

- Đề nghị đồng chí giao liên cho bộ đội nghỉ một lát; toàn lính Hà Nội cả vượt bãi lầy chưa quen, mà đồng chí cứ đi vun vụt như vậy thì ai theo đượớc?

O giao liên quay lại nghiêm nét mặt dễ thương ra lệnh pha chút nài nỉ:

- Báo cáo "eng" (anh)! Bãi lầy này không an toàn, máy bay địch hay ném bom, tầu chiến thường hay bắn pháo kích, các "eng" cố vượt qua để đến nơi tập kết. Giao liên chúng "tui" không có quyền cho nghỉ "eng" à!
Như bị sự câm lặng của nắng nóng vây bủa nay được nghe những lời đáng yêu như vậy, cánh lính Hà Nội bừng tỉnh, tếu táo:

- Út (em) ơi! Sao út hắc thế, hết chiến tranh ra Bắc làm vợ eng nghe!

Cô giao liên trả miếng ngay:

- Chiến tranh bom đạn như "ri", khi "mô” hết chiến tranh gặp lại các "eng" là tui "mần"' liền.

Cánh lính trẻ trợn mắt nhìn nhau bật cười vui vẻ quên cả mệt nhọc. Còn cô vẫn nguyên nét mặt bình thản; đôi chân nhỏ vẫn thoăn thoắt bước đều; dáng thon thả, lọn tóc tết ngang vai chốc chốc lại đung đưa đổ dài trên cát trắng.


Chúng tôi đi giữa một bên là tráng cát, một bên là bãi sình lầy trống trải. Mọi thứ ở đây đều đã bị đạn bom đánh gục hoặc tiện đứt, chỉ còn lại những gốc cây giập nát, ám đen khói bom. Mùi khét của thuộc bom trộn lẫn mùi hăng của lá cây vừa bị đánh tơi tả làm không gian như quánh lại.


Khoảng 3 giờ chiều, đơn vị tôi tới cảng Cửa Việt. Trăm thứ bà rằn mang trên người được tháo ra, mồ hôi quyện cùng bùn đất khiến quần áo ướt sũng dính chặt vào người. Tiếng gọi nhau ý ới, có người mệt quá nằm vật ra bãi cỏ để thở hít không khí của biển dù chỉ trong ít phút. Cách chỗ tôi đứng không xa là những ruộng lúa, vạt dưa hấu của bà cpn ở Gio Linh đã vào vụ thu hoạch bị bom đạn của máy bay và tàu biển cày xới tan nát. Bỗng lệnh của Đại đội phát ra: "Toàn đơn vị tranh thủ đào công sự, hầm chỉ huy, hầm xe máy, hầm cứu thương, lập đài quan sát!” cắt ngang dòng suy nghĩ của tôi. Cũng lúc này, cô giao liên chào chúng tôi với nụ cười hồn hậu và hối hả bước đi, để lại trong tôi nỗi thán phục xen niềm trìu mến khó tả.
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #12 vào lúc: 03 Tháng Chín, 2008, 06:54:40 pm »

Hoàng hôn lại lui dần, bóng tối ập xuống tranh giành nốt chút ánh sáng đang vợi. Sau một ngày hành quân vật lộn với bom của máy bay, đạn pháo của tàu biển, lúc này anh em mới cảm thấy đói và mệt; mọi người ngồi trong công sự nghỉ và ăn lương khô giữa tiếng gầm rú của máy bay và từng đợt pháo kích của tàu biển Mỹ. Phía xa, nơi chiều chúng tôi đi qua đang ầm ầm tiếng bom rải thảm, trên trời những vệt khói trắng của lũ B52 như những vành khăn tang đang dần tan trên bầu trời vẩn khói bom đạn. Lắng nghe tiếng rít của bom xiết vào không gian và những đợt nổ dội người từ phía cánh quân vừa qua, chúng tôi thầm cám ơn o giao liên bé nhỏ.


Đêm Cửa Việt ầm ầm tiếng bom đạn và ánh chói nhoà của hoả châu chợt sáng. Từng đàn máy bay Mỹ lao xuống cắt bom, vói rốc két như đàn muỗi đói thấy hơi người. Đồng đội của tôi trên đài quan sát càng mắt đếm từng trái bom từ trường, bom nổ chậm trên khu vực bến. Từ ngoài khơi, tàu chiến địch thi nhau thả đạn vào khu vực cảng và các ấp bên cạnh nhằm chặt đứt hướng tiếp viện của ta trờn tuyến biển Cửa Việt. Về sỏng, bom và pháo kích thưa dần chỉ cũng vài tiếng ì ùng của bom nổ chậm, bom từ trường chúng thả lúc đêm. Tiếng chân người, tiếng í ới hỏi nhau, và tiếng hát "Ta đi trên đường Hà Nội" ở đâu đó lại vang lên.


Gặp nhau bên miệng hố nước đào vội ở rãnh khoai lang với khăn mặt vắt vai, Hưng núi với tôi:

- Nếu chúng mình cứ ở Hà Nội thì làm sao biết được Vĩnh Linh, sông Bến Hải và Cửa Tùng, Cửa Việt. Mới đến đây thôi tôi đó thấy bao nhiêu điều. Nhất là trước sự đánh phá điên cuồng của giặc Mỹ mà những người dân bình thường của chúng ta đó chiến thắng.


Chúng tụi khuyên nhau - Hãy gắng lên để góp phần vào thắng lợi trong cuộc chiến tranh này.

Để đảm bảo tuyệt đối an toàn, Trung đoàn trưởng Dân cùng Tiểu đoàn trưởng Tuất lệnh cho Đại đội 3 phải rà phá hết bom từ trường và quyết tâm bắc bằng được phà cho bộ đội qua sông an toàn trong thời gian ngắn nhất. Mặc dù sóng to, gió lớn, việc trực tiếp rà phá bom B1 là chủ công. Hai chiến sĩ Vinh và Tuyên được lệnh bơi qua sông, mỗi người cầm một đầu dây ni-lông có mắc máy rà bom. Chúng tôi kéo dây từ thượng lưu xuống hạ lưu, khoảng hơn hai trăm mét, và một ca-nô có lắp máy phóng từ chạy áp sát hai bờ sông. Rà đi, rà lại đến bốn năm lượt thấy rõ ràng vô sự mới thôi.


Sau nhiều ngày vật lộn với bom đạn địch, tháo gỡ những quả bom còn lẩn khuất dưới dòng sông, trong lòng đất, công việc của những người lính trinh sát Công binh đã hoàn thành trong sự hy sinh, mất mát. Chúng tôi đón chờ đơn vị tập kết khí tài để làm nhiệm vụ.


Toàn đơn vị xe máy, khí tài đã sẵn sàng. Đêm xuống, theo lệnh, đơn vị bắt đầu thao tác. Lóng ngóng lúc đầu, rồi cũng quen. Sóng rất dữ và trên đầu máy bay không ngót gầm rú. Thỉnh thoảng chúng phóng rốc-két xuống lòng sông để thăm dò lực lượng của ta. Mặc chúng, chiếc phà đầu tiên của chúng tôi đó bắc qua cảng Cửa Việt. Xe pháo của bộ đội chủ lực đêm đó sang sông trong tiếng hò reo của anh em dưới làn pháo sáng của địch. Còn chúng tôi, gần sáng, đã mau chóng dỡ phà, đem sơ tán để đêm sau lại bắc cho quân ta hành quân.


Một hôm, đại đội tôi đang gấp rút thao tác lắp ghép phà để cho xe, pháo của đơn vị bạn sang sông. Đột nhiên, một tiếng nổ lớn cách chúng tôi chừng vài trăm mét rồi những tiếng súng điểm xạ gọi cấp cứu rộ lên. Các đồng chí trinh sát về báo cáo với Tiểu đoàn trưởng Tuất: “Báo cáo Tiểu đoàn, thuyền Cô-le của du kích địa phương trên đường đi tuần tra bị vướng bom từ trường hiện hai người còn sống đang chờ cấp cứu, yêu cầu Tiểu đoàn trưởng cho anh em công binh tiến vào cứu những người còn lại. Trong đó có một cụ già và một phụ nữ.


Tất cả anh em công binh đang thao tác dưới phà nghe tin đều lặng người đi. Tình cảm quân dân, tình đồng đội sao mà thiêng liêng đến thế.

Ngay lập tức, Tiểu đoàn trưởng Tuất ra lệnh: “Đồng chí Phúc lấy một tiểu đội đi ngay tìm kiếm và cấp cứu”. Những cánh tay giơ cao xin xung phong đi làm nhiệm vụ, khó khăn lắm anh Phúc mới gọi được A1 đi theo. Vì trong anh em chúng tôi ai cũng muốn xung phong đi làm nhiệm vụ này.


Phúc ra lệnh cho ba đồng chí xuống sông, mò tìm những người bị nạn. Sóng to, nước thuỷ triều dâng cao, anh em vật lộn với sóng dữ, nhưng không có kết quả. Số còn lại tôi và các đồng chí khác đã tìm được cụ già đi trên thuyền bị bom nổ hất vào một căn nhà hoang gần đó. Chúng tôi vội đưa cụ về hầm và cấp cứu. Các đồng chí du kích ấp Gio Linh, đến đưa cụ già và anh em bị thương về tuyến sau. Tất cả chúng tôi cúi đầu vĩnh biệt các anh chị đi trên thuyền đã không trở về.


Rồi anh em lại trở về với nhiệm vụ và công việc của mình.

Bao ngày tiếp theo, cứ sóng dữ nối tiếp đạn bom, chúng tôi vẫn bắc phà, dỡ phà, nối con đường hậu phương ra tiền tuyến. Những chiếc xe PTS đặc chủng luôn có mặt cõng những khẩu pháo khổng lồ sang bờ bên kia.


Những ngày phục vụ ở bến cảng Cửa Việt, đơn vị thường phổ biến ngắn gọn mệnh lệnh: Cửa Việt là một cảng lớn, nước thuỷ triều lên xuống thất thường, ngoài khơi tàu chiến của địch thường xuyên lẻn vào cắn trộm ta, nên mỗi phà phải có 40kg bộc phá đề phòng sự cố. Không để tầu địch phát hiện ra phà của ta; "thà hy sinh" phá phà giữ bí mật chiến dịch, nhất định không để rơi vũ khí, khí tài vào tay quân thù.
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #13 vào lúc: 03 Tháng Chín, 2008, 06:56:59 pm »

Một đêm, đầu tháng 6 năm 1972, chiếc ca nô PKM90 đang dắt phà sang sông thì máy bay địch thả pháo sáng đánh bom, ngoài khơi tàu chiến địch cũng thi nhau pháo kích vào bến của chúng tôi. Không có thương vong, nhưng ca nô bị hỏng nặng. Mặt trận và Ban chỉ huy đơn vị lệnh cho anh em bình tĩnh, khắc phục sự cố. Chiếc neo lớn được thả xuống, nhưng nước chảy quá xiết, phà lại nặng, neo không giữ nổi. Trong lúc cánh lính thợ gấp rút sửa chữa chiếc ca nô bị hỏng thì pháo sáng và F4 quần đảo, rất nhiều bom và đạn 20ly bắn xuống bến như vãi, chiếc phà cứ thế dập dềnh trôi dần ra biển. Chẳng mấy chốc chiếc đèn hiệu xanh, đỏ của tàu chiến địch đã gần chúng tôi lắm rồi! Trên phà anh em công binh cùng các đồng chí lái xe đã chuẩn bị tư thế sẵn sàng chiến đấu, thà hy sinh tất cả, nhất định không chịu để khí tài, xe, pháo rơi vào tay địch. Chúng tôi đã chuẩn bị phương án sử dụng đến khối thuốc nổ mang theo khi giáp mặt với quân thù. Anh em vật lộn với sóng biển cùng các đồng chí thợ sửa chữa, mặc bom đạn, chỉ cốt cứu lấy phà, xe, pháo. Cuối cùng, sau nhiều giờ chiếc phà được chúng tôi ép dạt theo chiều nước cũng sát vào mét biển. Trên bờ các đồng chí trong Ban chỉ huy đã điều xe xích K61 và anh em công binh ra hỗ trợ để kéo xe, pháo vào bờ.


Phía Đông trời đã bắt đầu hửng sáng cũng là lúc chúng tôi kịp neo con phà an toàn; chỉ còn một cách chặt cây nguỵ trang phà, để đến tối ra khắc phục sự cố. Cả ngày hôm đó, máy bay địch lồng lộn, đất cát bụi mù, hố lớn, hố nhỏ ken nhau. Tranh thủ lúc mặt đất ngừng rung chuyển bởi tiếng bom đạn, những người lính Công binh Hà Nội xích lại gần nhau đọc chung lá thư nhà. Đêm Cửa Việt tìm được nửa mảnh trăng thật khó, toàn pháo sáng che khắp cả bầu trời.


Sau một ngày dài dặc và căng óc, tối đến, chúng tôi được lệnh nhanh chóng tháo dỡ chiếc phà mắc cạn lên bờ. Công việc vừa xong thì máy bay địch ập đến đánh vào đội hình, bộ đội được lệnh rút theo mép nước. Máy bay vòng ra xa, anh ern lùi vào cồn cát, tôi chạy sau cùng. Bồng một chiếc F4 lao đến, tôi còn kịp nhìn thấy từ cánh nó dòng lửa đỏ lừ đạn 20 ly bắn đuổi cắm phầm phập xuống cát. Khi chúng tôi đã rút tất cả vào bờ an toàn, kiểm tra lại thấy thiếu hai đồng chí: Hùng và Dương. Đồng chí Phúc vội quay lại thấy Hùng đã ngất nằm trong khoang thuyền, máu mũi bị chảy nhiều vì sức ép của bom, Dương chạy lối tắt đã về đến nơi, Hùng được anh Phúc đưa về hầm y tá đến sơ cứu. Đợi cho ngớt bom, chúng tôi lại lao ra bến nhanh chóng bắc phà đưa bộ đội và xe pháo sang sông.


Lại thêm một buổi sáng, tiếng gà đâu đó gáy ran, chúng tôi về ăn qua loa mấy miếng lương khô lót dạ, rồi mặc dù đã được các anh nuôi chuẩn bị cho bữa ăn trưa tươm tất nhưng vì quá mệt nên ai nấy lăn ra ngủ ngay.


Bỗng pháo của địch từ tầu biển bắn vào xối xả từng đợt, máy bay lồng lộn thả bom hòng phá huỷ bến chúng tôi đang trụ. Bất ngờ một quả đạn pháo của tàu địch bắn vào hầm của tôi, đầu đạn khoan qua hai khúc tre của chiếc hầm chữ A. Ba chúng tôi vọt ra khỏi hầm. Rất may là quả đạn "thối”! Ngớt tiếng bom, anh em trinh sát báo về, bến vẫn còn! Chúng tôi mừng quá bảo nhau: Nếu không nguỵ trang cẩn thận thì toi với chúng rồi.


Sau khi đắp lại căn hầm vừa bị pháo kích, phía Tây mặt trời bắt đầu lặn, toàn đơn vị được lệnh lại đưa xé, pháo và phà ra bến. Thời gian cứ chầm chậm trôi đi, chúng tôi hàng đêm vẫn vật lộn với bom đạn, sóng nước, để những chuyến phà thông suốt. Hôm ấy chúng tôi được anh nuôi cho ăn một bữa cơm thật đã miệng, có bát canh chua nấu với cá, do đồng chí Cán bắt được ở bãi sình gần đó; ai nấy cứ khen ngon mãi. Không ngon sao được, vì hàng ngày chúng tôi chỉ ăn đồ hộp! Anh em nói với nhau: rau xanh bây giờ với mình quý hơn vàng. Trong bữa ăn có cậu bảo: "Về nhà tớ, mẹ tớ hay nấu cá dấm cho tớ ăn, nếu khi nào các cậu về phép, tớ sẽ nói với mẹ tớ nấu canh cá chiêu đãi các cậu một bữa thoải mái". Chúng tôi cười và hẹn thế nào cũng có dịp về ăn cá nấu của nhà cậu ta.


Trong chiến dịch mở nút giao thông Cửa Tùng và Cửa Việt để mở màn những trận đánh mang tính chiến lược của mùa khô năm nay, chúng tôi đã hoàn thành nhiệm vụ, Đại đội xe lội nước BTS đã đưa được nhiều khẩu pháo các loại cùng bộ đội sang sông an toàn.


Khi việc di chuyển quân ta qua cảng Cửa Việt đã cơ bản hoàn thành thì hai đại đội thuộc tiểu đoàn 2 chúng tôi được điều ra Mai Lộc, Cam Lộ để củng cố đơn vị trong khi vẫn phải sẵn sàng bảo đảm giao thông ở sông Thạch Hãn và Hiền Lương.


Máy bay, pháo hạm địch vẫn đánh phá dữ dội suốt ngày đêm. Có ngày cánh trinh sát đếm được đến 20 tốp B52 đến rải thảm ở phía Bắc và Tây Quảng Trị.

Có đến bốn chính trị viên từ đại đội đến tiểu đoàn và hàng chục chiến sĩ lái xe, trinh sát, thông tin, nuôi quân... hy sinh sau những đợt oanh tạc ác liệt của địch. Trên trục đường chính của chiến dịch có bến Duỗi. Theo lệnh của cấp trên, bến này rất quan trọng; nếu giữ được thì rất thuận lợi cho việc chi viện cho quân ta ở tuyến trước. Ở đây có một cây cầu sắt gãy, đường ngầm được làm tốt, song đang mùa mưa lớn, nước khi lên, khi xuống, có đêm có lúc đi được ngầm nhưng nửa đêm lại phải dùng phà, đôi khi lũ chảy quá mạnh, xô phà đập vào cầu vô cùng nguy hiểm.
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #14 vào lúc: 03 Tháng Chín, 2008, 07:00:15 pm »

Công binh quyết định làm bến phà mới, xây hầm, hào trên bến, quyết bám trụ bến Duỗi. Riêng đại đội 4 đã phục vụ được 33 đêm cho hơn nghìn xe, pháo qua sông, có hôm cả một tiểu đội bị thương vong vì B52. Đáp ứng yêu cầu của mặt trận, chúng tôi đã ngày đêm mở ra một số bến mới như: bến Than (sông Bến Hải), bến Thịnh Tất (sông Thạnh Hãn). Có đêm phà vừa ghép xong thì Tiểu đoàn xe tăng với mười hai chiếc xe và hai xe ô tô yêu cầu vượt sông. Nhiệm vụ đột xuất này đã được hoàn thành nhanh đến bất ngờ nhằm tiếp viện cho mặt trận Quảng Trị. Chỉ riêng Đại đội 2 Công binh trong hai chín đêm, ở bến Thịnh Tất đã đưa sáu trăm xe vượt sông, còn Đại đội 6 xe tự hành ra đóng tại Vĩnh Linh cứu ứng mùa mưa trên trục đường 15 phía Nam Long Đại đã ứng cứu được tám tư xe chở thương binh, đạn và lương thực qua sông.


Ở phía bờ Bắc, các xã Vĩnh Sơn, Vĩnh Giang, Vĩnh Thuỷ, Vĩnh Quang, Vĩnh Tân, Vĩnh Thành bị đại bác tầm xa, máy bay tàu chiến địch bắn phá dữ dội suốt ngày đêm. Vĩnh Quang là một xã vùng bãi biển Cửa Tùng, được mệnh danh là một trong số những bãi biển đẹp nhất Việt Nam. Trong suốt một tuần lễ giặc đã trút xuống tới bốn nghìn quả bom loại lớn từ 200 kilôgam trở lên cùng hàng ngàn quả đại bác 105, 107; 175 đến 203 ly, hàng vạn quả bom bi, đạn phốt - pho, tên lửa... đã giết chết hơn trăm người và tàn phá hầu hết nhà cửa, hoa màu, vườn tược.


Tuy nhiên, ý đồ huỷ diệt Vĩnh Linh hòng làm lung lay quyết tâm của quân và dân ta và ý đồ gỡ thế bí của giặc trên đường 9 càng ngày càng tỏ ra không có kết quả. Vĩnh Linh đẩy mạnh xây dựng làng chiến đấu, công sự hoá toàn khu vực lên một bước rất cao.


Những ngày chúng tôi ở Vĩnh Linh được nghe kể lại những trận đánh, nhưng nỗi đau của bà con, lòng chúng tôi sẽ quặn lại. Trên đường trinh sát tiến sâu vào đất Gio Linh, chúng tôi phải vượt qua một bãi mìn mới đến được Cửa Việt. Sau thất bại đồng 9 - Nam Lào, Cửa Việt không còn là căn cứ của Mỹ - Nguỵ nữa. Kể từ sau ngày chúng rút nhạy, bến cảng đã bị chúng đánh phá, cày xới lộn tung. Nơi đây chỉ toàn bom nổ chậm, mìn Clây-mo... Những cái chết lạnh lùng rình mò chúng tôi, những chiến sĩ trụ lại để tiếp tục đưa anh em đồng chí ra phía trước. Từ khi tiến vào đất này, tôi không được nghe tiếng trẻ con khóc. Từ Vĩnh Chấp trở vào, các địa phương chỉ giữ lại những người khoẻ mạnh, bám đất, bám đồng để sản xuất và chiến đấu; còn người già và trẻ con đều đã được chuyển ra Hà Tĩnh, Nghệ An cả. Nói rằng đơn vị chúng tôi được dân làng đón về từng nhà nhưng nhà ấy là những hầm chữ A đào sâu dưới đất với vật liệu tre, gỗ che chắn. Hầm có mật độ thưa và ít người ở, có nhiều cửa lên, cửa ngăn cách. Hầm đào thông với địa đạo, với giao thông hào.


Trong cuộc di chuyển dân, đưa trẻ nhỏ đi đã khó, sơ tán hàng vạn người già yếu, người có con mọn trên chặng đường hơn ba trăm kilômét từ Vĩnh Linh ra đi, trong tình hình đạn bom ác liệt, thiếu thốn mọi bề, lại càng phức tạp hơn. Còn gần nghìn em học sinh cấp II và cấp III ra tỉnh bạn ăn học nữa. Người ở lại thì trần lưng ra chống trả bom đạn, tranh thủ cấy lúa, trồng khoai, người ra đi cũng phải gồng hết sức mình ở nơi lạ nước lạ cái. Nghe nói, cách thành phố Vinh hơn trăm kilômét về phía Đông Nam, cách nước bạn Lào ba trăm kilômét về phía Tây Bắc có huyện Tân Kỳ, huyện đón nhiều bà con Vĩnh Linh sơ tán nhất...


Theo lệnh của Ban chỉ huy Trung đoàn, chúng tôi rút quân về hậu cứ tại xã Vĩnh Hoà để nghỉ và củng cố lực lượng, sửa chữa lại các khoang thuyền, chuẩn bị cho chiến dịch sau. Anh em được nghỉ, ăn ở sinh hoạt với bà con nhân dân xã Vĩnh Hoà - Vĩnh Chấp. Thôi thì đủ cả, bà con giúp chúng tôi không thiếu thứ gì, từ hầm hố, ăn nằm tới ngọn rau, con cá...


Không bao lâu, chúng tôi được lệnh tập hợp nghe tiểu đoàn trưởng giao nhiệm vụ mới. Ông gốc người Hải Dương, người cao gày, nước da đen, có biệt tài đi bộ rất nhanh. Trong sinh hoạt, ông cởi mở, thoải mái, nhưng trong công tác lại rất cương quyết và nghiêm khắc. Ông giao nhiệm vụ cho Đại đội 4 chốt tại ngầm Đuổi. Đại đội 3 chúng tôi vào sông Ba Lòng. Cùng đi với chúng tôi có chính trị viên trưởng Dương Văn Chương, ông cũng là người Hà Nội và một khẩu đội 12 ly 7 có nhiệm vụ bảo vệ phà. Chúng tôi nguỵ trang khí tài xe máy, chuẩn bị các phương tiện để kịp hành quân vào chập tối. Bà con Vĩnh Hoà - Vĩnh Chấp tiễn chúng tôi, người nắm chè xanh, người nải chuối; chúc chúng tôi hoàn thành nhiệm vụ. Anh em hành quân theo đường giao liên. Đến ngã ba Phượng Hoàng đi sâu vào khoảng gần mười km, đơn vị được lệnh dừng chân, đào công sự, hầm chỉ huy, hầm cứu thương. Riêng, A1 được lệnh giúp anh nuôi đào bếp Hoàng Cầm. Không ai giục ai, mỗi người một việc, chẳng mấy chốc đã xong. Trong lúc chờ nhà bếp nổi lửa, chúng tôi rủ nhau đi tắm. Sau chuyến hành quân mệt mỏi lại phải ăn lương khô nên ai nấy đều mệt và khát, một số xuống suối, một số vào rừng tìm được vài cái hoa chuối rừng. Cậu Hùng phát hiện có rất nhiều giâu gia đất, và những quả tròn như quả ổi nhưng có nhựa. Chúng tôi nêm thử thấy chua, anh em hái ăn cho đỡ thèm rau. Không may cho chúng tôi, ăn xong khoang 20 phút, đã có vài cậu lăn ra sùi bọt mép. Anh em còn khoẻ chạy về gọi anh Ban y tá ra xem. Thì ra anh em đói mệt, khát qua, đã ăn phải quả bứa nên bị ngộ độc. Sau một hồi được y tá Ban chăm sóc tỉnh lại. Cơm nước xong, anh em cắt phiên nhau gác số còn lại được ngủ một đêm ngon giấc, vì hôm đó không có đợt oanh tạc nào. Chúng tôi đùa với nhau: chiến tranh khốc liệt thật, mình tránh nó cũng mệt, nó quần mình cũng bở hơi tai, đôi bên cùng phải ngủ cho lại sức chứ!...
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Chín, 2008, 07:21:03 pm gửi bởi chienvit » Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #15 vào lúc: 03 Tháng Chín, 2008, 07:03:16 pm »

Chiều hôm sau, B1 do đồng chí Phúc, e phó phụ trách, có đồng chí Đức, Đại đội trưởng cùng đi trinh sát thực địa bến Ba Lòng, sau một hồi luồn rừng cây lúp súp, chúng tôi đã đến bờ sông Thạch Hãn. Một nửa đội hình do Phúc chỉ huy được lệnh bơi sang bên kia. Vì dòng nước chảy mạnh tôi bị trôi khỏi đội hình quá xa; Phúc đã phải bơi ra dìu tôi vào bờ. Sau khi xác định được chân bến, chúng tôi tiếp tục công việc của mình: rà soát phá bom mìn, san lấp hố bom, làm bến bãi để đơn vị bắc phà qua sông an toàn, một bộ phận đào đắp công sự, hầm chỉ huy. Để tránh máy bay trinh sát của địch phát hiện, một số anh em được phân công chặt lá, nguỵ trang thật cán thận bến bãi. Xong công việc, lợi dụng pháo sáng địch, chúng tôi về nơi trú quân, đến lán đã quá nửa đêm, ai nấy đều mệt nhoài; Cơm nước qua loa, lăn ra ngủ tới sáng bạch mới dậy. Anh em đùa tôi: "Cường ốc" bị nước cuốn trôi, nếu anh Phúc không biết thì có lẽ bây giờ đang ăn rêu bên sườn tàu chiến Mỹ bị chìm ở Cửa Việt rồi đấy!" Tất cả đều cười phá lên. Trong lòng tôi dậy lên một tình cảm thật khác lạ. Đó là sự sẻ chia sự sống và cái chết nới quân ngũ của những người lính trên chiến trường.


Sáng hôm sau, đơn vị được lệnh tập trung. Đồng chí Tuất giao nhiệm vụ cho chúng tôi:

- Lệnh của Mặt trận B.5. Trung đoàn 249 có nhiệm vụ, đảm bảo cho xe pháo và bộ đội vượt sông Ba Lòng an toàn, trước tình hình khẩn trương của chiến dịch, cán bộ chiến sĩ D2 ai nấy đều bắt tay vào công việc. Ban chỉ huy tiểu đoàn quán triệt đến anh em trong đơn vị: Phải tuyệt đối giữ bí mật về khí tài, xác định tư tưởng: "Đi sâu - ở lâu - thọc sâu - vươn dài”.


Chúng tôi không ai bảo ai đồng thanh hứa: “Quyết tâm hoàn thành bất cứ nhiệm vụ nào của trên giao cho". Rồi đơn vị chuẩn bị vũ khí, tư trang, túi cứu thương. Có đồng chí nhanh chân còn mang được cả bi đông nước "sâm cau”. Thời đó chúng tôi hay đào cây "sâm cau” để lấy nước uống thay chè, mỗi khi anh em mở nồi nước ra, mùi gạo nếp từ "sâm cau” bốc lên lại nhớ hương vị Tết cổ truyền dân tộc có bánh chưng xanh...


Lính Công binh chúng tôi chia nhau lên hai xe Zin 157, đầu tời nguy trang cẩn thận. Cánh B2 do Trung đội trưởng Hùng dẫn đầu. Ngày đó đơn vị tôi cứ hay gọi anh là Hùng mắm vì người anh gầy như que củi, lính Hà Nội mà anh xốc vác lắm. Nhiều khi anh động viên chúng tôi phải làm vui lên không khí của tuổi trẻ. Tôi và anh em B1 lên xe anh Được có nhiệm vụ đi đầu. Đường xấu, hố bom nham nhở, thỉnh thoảng lại có tiếng nổ: ùng, bốp của những quả bom nổ chậm và những trái bom bi. Được cho xe tránh trái, quẹo phải liên tục, anh em ngồi trên xe bị lắc như xúc xắc - phải gồng người lên níu sát nhau để khỏi bị hất ra khỏi xe. Chốc chốc bên đường, chúng tôi lại gặp vài cây rừng bị bom đổ ngổn ngang. Cánh lính Công binh ngồi trên xe bảo nhau: hành quân bằng cơ giới dẫu có bị “rang cà phê” còn hơn cánh bộ binh.


Càng vào sâu, đường càng xấu. Trời tối đen như mực, thiếc đèn gầm lờ mờ không đủ ánh sáng nên Được cứ phải căng mắt ra mà nhìn, với cánh lái xe thì tối như đêm nay là chuyện bình thường. Trên xe cánh lính chúng tôi vẫn chuyện tầm phào và thật vô tư, như không hề có chiến tranh. Xe đang đi đột nhiên phanh gấp, anh em xô cả vào nhau, có người đau quá kêu sít soa. Rồi có tiếng hỏi nhau, sao dừng lại thế này. "Đường hỏng, tắc rồi". Có tiếng ai đó đứng dưới mép hố bom vọng lên: "Nó vừa đánh ở đây lúc nãy, còn mấy quả bom nổ chậm đang nằm ăn vạ, Công binh họ đang tháo, chưa đi được. Tất cả chúng tôi đều xuống xe. Được đi cùng tôi, anh nói: "Xuống xem xe thuyền, xe ca nô đến chưa và báo cáo Tiểu đoàn cho sơ tán xe máy, khí tài. Tắc ở đây lâu đấy, đề phòng mấy thằng 130 và F4 nó đánh đêm thì bỏ mẹ”.


Chúng tôi mỗi người một việc theo sự phân công của anh. Rồi đột nhiên có tiếng chân bước tới, một cô thanh niên xung phong dáng ngưười mảnh dẻ, trên vai khoác khẩu AK và mảnh vải dù cứ thấp thoáng theo nhịp chân, cô nói với chúng tôi: "Các anh ở 249 phải không? Đêm nay em được lệnh đón và dẫn đoàn các anh đi đường tắt”, chúng tôi hỏi cô đường tắt độ bao nhiêu cây số, có khó đi không. Cô đáp: “Khoảng hai mươi cây. Biết làm sao được, đường chính còn nhiều bom nổ chậm. Công binh các anh đang phá phải mai may ra mới thông được mà nhiệm vụ các anh phải lo được phà qua sông Ba Lòng gấp, để cho bộ đội và xe pháo sang sông. Các xe khác phải nằm lại hết, ưu tiên đoàn 249 các anh”


Được đóng cửa xe, đưa tay tìm công tắc điện nổ máy và theo sự chỉ dẫn của cô thanh niên xung phong, xe chúng tôi lầm lủi xuyên vào đêm tối. Thỉnh thoảng lợi dụng ánh sáng của chùm pháo sáng thả vu vơ, xe tranh thủ tiến nhanh hơn. Đến ngã ba, cô gái nói: Anh cho em xuống đây, các anh cứ hành quân khoảng chừng dăm cây nữa là đến điểm tập kết có tiền trạm đón các anh, em phải về làm nhiệm vụ. Chào các anh bộ đội "Hà Nội" nhé! Cô bước thoăn thoắt về phía rừng sau lưng chúng tôi. Miếng vải dù và đôi vai bé nhỏ của cô mờ dần rồi khuất hẳn trong màn đêm.


Xe đột nhiên chồm lên. Được đạp phanh rồi xuống số cho chạy chậm lại. Chúng tôi nhao nhao:

- Sao thế?

Anh đáp: xe chở bộ đội đi không cẩn thận vào hố bom lật thì chết cả lũ". Đường càng đi càng khó, đoạn này xe qua lại ít nên lắm cành cây vàvì các thân cây bị bom đánh đổ ngổn ngang, bánh xe đè lên kêu lốp bốp. Những đoạn đường xấu như thế này trong đơn vị tôi chỉ có Được mới vượt qua nổi.
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Chín, 2008, 07:21:34 pm gửi bởi chienvit » Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #16 vào lúc: 03 Tháng Chín, 2008, 07:06:31 pm »

Trên trời những vì sao lấp lánh soi đường cho chúng tôi, đột nhiên có tiếng ì ì của thằng C130 vọng lại nghe mỗi lúc một rõ hơn. Được cho xe dừng lại dưới một tán cây, chúng tôi nhảy xuống xe, tìm nơi trú ẩn. Rồi những chùm pháo sáng tung ra rực sáng cả một vùng, rồi những tiếng nổ ùng, những ánh chớp loé lên, cây cối đổ, đất đá văng rào rào. Anh em bảo nhau, không biết xe thuyền và xe ca nô phía sau có sao không? Được đáp lại: Ngồi yên, không sao đâu, nó đánh ở ngã ba, nếu có sự cố thì đã nghe súng cấp cứu rồi. Tắt pháo sáng ta phải đi thôi.


Để đảm bảo liên lạc, bộ phận thông tin của D bộ đã mắc máy tại bến - nơi hầm chỉ huy. Các đồng chí cán bộ Đại đội liên tục thay nhau trực bên máy để nhận lệnh của trên, số còn lại đều có mặt trên sông với anh em.


Trời tối hẳn, xe máy chở khoang thuyền, ca nô từ nơi trú ẩn theo lệnh của D trưởng Tuất, bắt đầu hạ thuỷ. Sau gần một tiếng đồng hồ, chiếc phà 35 tấn đã bắc xong. Trên bờ, từng đoàn xe pháo bộ đội, theo sự chỉ dẫn của chúng tôi, lần lượt xuống phà. Chuyến phà đầu tiên của bộ đội qua sông an toàn trong tiếng reo vui của đồng đội mặc dù trên trời máy bay vẫn gầm rít như tiếng kêu của bầy quạ đói. Mỗi khi có pháo sáng, chúng tôi lại cho phà cập vào bờ. Ngớt pháo sáng, dứt tiếng bom, chúng tôi lại nhanh chóng làm tiếp mọi việc.


Trên phà, các đồng chí bộ đội, lái xe triệt để tuân theo lệnh của đồng chí chỉ huy. Tảng sáng, anh em công binh lại tháo dỡ phà và tời lên xe mang về nơi cất giấu. Những chiếc xe PTS của Trung đoàn 249 chúng tôi đã kịp thời cõng những khẩu pháo 85mm sang sông chi viện để bộ đội ta tiêu diệt Trung đoàn đặc nhiệm của địch nống ra đánh chiếm thành cổ Quảng Trị.


Vào thời điểm này, bọn Mỹ - Nguy điên cuồng cho máy bay, tàu chiến pháo kích, và duy trì cường độ đánh phá Quảng Trị suốt ngày đêm. Dã man hơn, chúng ném hàng loạt bom napan, bom bi nổ chậm xuống cao điểm 367, 105 của ta. Lửa rực cả một vùng. Dưới đất, chúng cho quân từ Huế nống ra hòng đánh chiếm lại Thành Cổ. Nhưng bọn chúng ra đến Như Lệ, Tích Tường vấp phải hoả lực mạnh, và bộ binh ta đánh rát, chúng phải tháo chạy. Chiến dịch nống ra của bọn Mỹ - Nguỵ thất bại hoàn toàn.


Chúng tôi về đến nơi trú quân, trời đã tảng sáng. Nhìn cánth rừng đêm qua bị B52 đánh bom huỷ diệt, tôi chợt nghĩ sau này hoà bình rồi, không biết tốn bao nhiêu sức người và của để khôi phục lại được như cũ đây. Chúng tôi vào hầm nghỉ thì được tin Hoạt đang bị sốt rét. Tôi vội sang thăm anh. Mới có một đêm mà không ai nhận ra Hoạt nữa. Tóc anh dựng ngược, vuốt rụng cả nắm, anh chống gậy mà đứng không được. Y tá đến chăm sóc cho anh. Tôi động viên anh cố gắng vượt qua bệnh tật "Bom đạn của quân thù mình còn không sợ, nữa là sốt rét!”. Gọi thêm người, chúng tôi mỗi người một tay, người vào rừng hái lá, người ôm anh cho đỡ rét.


Lúc này ở Quảng Trị đang mùa mưa, mưa ở đây thật là kinh khủng. Những con vắt rừng theo mưa bùng dậy bám đầy lá cây, ngọn cỏ. Những con muỗi vằn to bằng hạt đỗ thấy hơi người lăn xả tới châm chích. Một đêm chúng tôi đang ngủ trên võng dưới con suối cạn thì lũ đổ về. Con suối này thường trông hiền thế mà bây giờ nó gầm thét, réo rít ầm ầm. Bao nhiều nồi xoong cùng nhà bếp bị cuốn trôi sạch. Anh em có người mất hết cả tư trang. Chúng tôi vội chạy lên cao và kịp giúp nhà bếp mang được vài thứ cần thiết, anh em la toáng lên, chửi tại thằng Mỹ nó phá rừng nên nước mới to như thế này.


Hôm sau, Ban quân nhu của Trung đoàn đã kịp thời bổ sung quân trang mới cho chúng tôi. Anh em lại phải củng cố chỗ ăn, ở và làm lại nhà bếp, lều, lán để ổn định cuộc sống.

Vào thời điểm này, mưa cứ dài mãi không dứt được. Lương thực, thực phẩm của đơn vị cũng đã cạn dần, ban ngày B52 và C130 nhay nhau toạ độ ở Ngã ba Phượng Hoàng; đêm đến mấy thằng trinh sát OV - 10 liên tục tuần đảo trên trời như mưa trơi. Bộ phận tải lương do đường quá xấu, máy bay Mỹ đánh phá liên tục, xe bị sa lầy, bị sệ nên chưa vào kịp. Đại đội trưởng Đức, phổ biến nhanh gọn nhiệm vụ cho toàn Đại đội. Tiểu đoàn lệnh cho Đại đội 3: Cử người về hậu cứ gùi lương thực, nhu yếu phẩm vào cho đơn vị. Thoạt đầu, anh em chúng tôi nghe tin phải về hậu cứ gùi lương thực, có người nói mình đơn vị xe cơ giới mà phải đi gùi thì buồn quá. Hùng béo, đang ngồi cạnh tôi ở cửa hầm, tay cầm chiếc điếu cày bật dậy nói:

- Các bố, biết tín gì chưa hai xe Zin 157 của cánh D1 vừa bị thằng B52 nó toạ độ tại ngã ba Phượng Hoàng đấy. Chúng tôi chưa kịp hết bàng hoàng, thì Thắng "cu nhách" liên lạc của Đại đội đến báo:

- Báo cáo anh Phúc. Lệnh của Đại đội trưởng Đức. Anh cho B1 về hậu cứ gùi gạo và thực phẩm ngay.

Anh Phúc đang ngồi nói chuyện cùng chúng tôi vội nói:

- Lệnh của Đức mèo hả? Rồi anh gọi "anh em chuẩn bị vũ khí dụng cụ gùi lương thực. Đi thôi, không bố ấy sạc cho cả nút bây giờ”.

Chúng tôi vội chào nhau, và không quên hỏi xem có ai gửi thư từ gì về cho gia đình, hoặc người yêu thì đưa. Sau khi chuẩn bị xong, Phúc không quên dặn anh em ngụy trang cẩn thận rồi chúng tôi lên đường.

Từ chỗ trú quân về đến hậu cứ chừng 40 cây số. Trời tối sẫm, lác đác những vì sao xen lẫn tiếng ì... ùng của pháo từ tầu biển bắn vào đất liền là những ánh đèn dù vàng ệch vụt sáng, vụt tắt. Anh em phải vượt qua nhiều đèo dốc vốn là trọng điểm toạ độ của máy bay Mỹ, và pháo kích của địch từ tầu biển. Tiểu đội tôi do anh Phúc chỉ huy giữ cự ly ba mét một người. Vượt rừng, lội suối; có đoạn anh em phải chạy cho kịp thời gian. Đang đi đột nhiên Phúc quay lại nói với chúng tôi: "Các cậu ơi, tớ nghe không gian tối nay yên tĩnh quá!” Một thứ yên tĩnh đến ghê người. Tôi đang mải theo ánh đèn dù để dấn bước, bỗng Khoa "bẹt" đi phía sau nói vọng lên:

- Giờ này nếu không có chiến tranh thì ở nhà tụi mình đã đi bắt ve sầu và nhặt sấu chín cả rồi. Tất cả cười ồ, tôi thầm nghĩ: cậu này tếu thật!

Thường ngày thì bom toạ độ, hoặc pháo kích là chúng tôi đã nắm được qui luật rồi, nhưng sao tối nay nghe không khí vẫn thấy khang khác.


Đột nhiên có tiếng ì ì từ xa vọng lại, chúng tôi dừng bước tập trung để phán đoán tình hình. Rồi có tiếng Hùng béo vang lên, anh em đề phòng. Thằng C130 đấy, nó có tia hồng ngoại, ta cứ cẩn thận vẫn hơn. Tất cả chúng tôi đều chung một ý nghĩ mong sao đến hậu cứ sớm để kịp mai gùi lương thực vào còn cùng chiến đấu với đồng đội.


Bất chợt, dòng suy nghĩ của tôi bị cắt ngang bởi cách chúng tôi không xa, những tiếng nổ lớn làm rung chuyển cả một vùng đất trống trải. Những chớp lửa của bom hoà với pháo sáng soi rõ từng nguồn mặt mỗi chúng tôi.


Tiếng anh Phúc chợt vẳng lại: chúng nó đánh bom phá và na pan trên cao điểm Động Ông Do rồi các cậu ơi! Tất cả chúng tôi đều hướng về phía đó chia sẻ nỗi mất mát không thể tránh khỏi với những đồng đội đang chốt tại cao điểm này. Suốt đêm đó, lợi dụng pháo sáng của máy bay địch, tiểu đội tôi đã về đến hậu cứ an toàn.
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Chín, 2008, 07:21:59 pm gửi bởi chienvit » Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #17 vào lúc: 03 Tháng Chín, 2008, 07:09:32 pm »

Sáng hôm sau, nhận lương thực, thực phẩm xong, "các bọ - các mạ" (Tiếng Vĩnh Linh gọi bọ - mạ là bố mẹ) biết tin anh em tôi từ mặt trận về đêm qua đã mang những gánh rau xanh, những trái bí ngô thật lớn cho anh em. Chúng tôi vô cùng cảm kích trước tấrn lòng của bà con nhân dân Vĩnh Linh đã hết lòng giúp đỡ bộ đội cho dù cuộc sống của người dân ở đây dưới mưa bom, bão đạn cũng chẳng dễ dàng gì.


Vội vã cảm ơn, vội vã ôm nhau, vội vã tay trong tay nắm chặt như người một nhà với bà con Vĩnh Linh, rồi anh em lại đội mưa, vượt bom đạn địch, nhanh chóng mang món quà tình nghĩa về đơn vị để cùng đồng đội tham gia trận đánh mới. Và cứ như thế, công việc của đơn vị là: Ngày nghỉ, đêm  là người của sông nước. Ban chỉ huy Trung đoàn bổ sung thêm cho đơn vị một số đồng chí mới quê Hải Hưng. Chúng tôi, những người lính cũ về cầu phà lại cùng những đồng chí mới sát cánh bên nhau cùng giúp nhau hoàn thành nhiệm vụ. Tôi nhớ mãi ngày mồng 3 tháng 8 năm 1972, chúng tôi cơm nước xong đang quây quần bên nhau đàn hát thì từng đợt B52 đánh vào đội hình trú quân của đơn vị. F4 thả bom bi và bom nổ chậm. Cả một vùng chìm trong khói lửa. Tôi vội lao vào hầm cùng đồng chí Phúc B phó. Chiếc đà hầm chữ A bị bom sập xuống đè lên hai chúng tôi. Bỗng tôi thấy đùi phải nhói đau. Mắt hoa lên, đầu óc quay cuồng choáng váng rồi tôi không còn biết gì nữa. Khi tỉnh dậy, tôi mới biết Vinh gầy đã cõng và băng bó cho tôi, còn các đồng chí khác trong Đại đội đã đi cứu sập. Tôi nhớ ra, hỏi anh Phúc đâu, anh Phúc có làrn sao không? Đồng đội tôi trả lời: Anh Phúc bị một mảnh bom lớn chém từ mông xuống đùi, ra nhiều máu quá, cả cái màn xé ra bó cho anh mà cũng không cầm máu được. Tôi ứa nước mắt. Quần áo của tôi cũng dính đầy máu, trong đó có cả máu anh Phúc, đồng đội của tôi! Anh em còn cho tôi biết khi bị thương nặng, anh Phúc rất tỉnh, anh luôn nhắc tên tôi và dặn quà của anh dành hết lại cho tôi. Tôi nghẹn ngào và không dám tin vào sự thật phũ phàng: Anh Phúc đã hy sinh rồi? Khoa, Dịch và Hoan đi cấp cứu các hầm khác đưa về. Người nào cũng bơ phờ quần áo rách bươm, mặt sạm đen vì khói bom. Rồi Thắng liên lạc viên Đại đội cũng vừa tới cho biết ở B1, ngoài anh Phúc ra còn anh Minh - A trưởng, anh Sơn, anh Vinh cũng đã hy sinh. Tất cả chúng tôi lặng đi. Đêm đó, Hùng, bạn nối khố của tôi đến thăm, đã ôm tôi khóc. Hùng hỏi: "Cậu có đau lắm không?" Tôi nắm chặt tay Hùng lắc đầu. Nhìn những khuôn mặt sạm đen nắng gió của đồng đội, tôi thấy mình như khoẻ lại. Sau đó anh em đưa tôi lên viện của Trung đoàn. Được ít hôm, mặc dù chưa lấy được mảnh đạn ra, nhưng tôi vẫn xin về. Các đồng chí chỉ huy cho làm việc nhẹ giúp nhà bếp phục vụ anh em.


Sau những ngày vật lộn với sóng dữ và bom đạn địch, đơn vị tôi lui về hậu cứ. Riêng B1 của tôi ở lại với nhiệm vụ vào sông Ba Lòng vớt bằng được những khoang thuyền bị máy bay Mỹ đánh bom chìm ở cạnh bến. Tuy chân tôi vẫn còn đau. Nhưng tôi vẫn xin đi cùng anh em đi làm nhiệm vụ đặc biệt này. Cùng đi với chúng tôi có tiểu đoàn trưởng Tuất, Ban chỉ huy Đại đội có đồng chí Đức. Anh em lên xe, bật đèn gầm hành quân tới sông Ba Lòng. Đến nơi, một số lặn xuống tháo bó vỉa, móc cáp nhưng vì thuyền bị bom hất ra gần giữa lòng sông, phải lặn ngụp mãi mới móc được cáp và tòi lên đủ những khoang thuyền mang về sửa chữa.


Ngay sau đó chúng tôi được lệnh hành quân từ sông Ba Lòng về nhận nhiệm vụ tại ngầm bến Than và ngầm bến Tất để thông đường cho đoàn vận tải đưa vũ khí, lương thực vào mặt trận hướng Tây. Chúng tôi chia làm hai cánh, một nửa bắc phà tại bến Than, một nửa xuống ngầm bến Tắt san lấp hố bom làm cọc tiêu dẫn đường cho xe qua.


Hầm trú ẩn, hầm chỉ huy, hầm cứu thương của chúng tôi cánh bến chừng 500m để giữ an toàn. Bữa đó gần đến giờ cơm, Vinh và Khoa bắt được mấy chú gà rừng. Bữa cơm chiều đó ngoài thịt gà rừng còn có cả măng củ do nhà bếp tranh thủ đào được về cải thiện cho anh em. Đang xuýt xoa vì món măng rừng, gà núi thì đồng chí Năm đại đội phó đến, chúng tôi mời anh cùng ăn. Anh khen gà rừng thịt thơm ngon quá. Khoa "bẹt" tếu táo: Anh cứ ở lại mấy hôm, em sẽ rình bắt biếu anh hẳn một bu gửi về nhà làm giống? Tối đó chúng tôi quây quần bên anh Năm tán chuyện nhà. Anh Năm quả là một cây tiếu lâm". Trên trời anh có chuyện ông Thiên Lôi, dưới đất anh có chuyện bà La Sát, lính nghe cứ ôm nhau mà cười, còn anh cứ tỉnh khô mà kể, không một tiếng cười theo. Đơn vị tôi ngày đó gọi anh là “Năm cối", chả là quê anh có nghề đóng cối xay lúa, những lúc nghỉ anh thường làm điếu cày cho anh em. Cánh lính Hà Nội ngày ấy mỗi đứa đều "sắm” cho mình một điếu cày làm bằng ống pháo lệnh. Đêm đó anh bật tăng-di-to, qua Đài Tiếng nói Việt Nam nghe chị Linh Nhâm luyến láy, hãm lời, nhả chữ cứ như rót mật vào tai thật đã. Đến chị Trang Nhung hát ở đảo, bài “Chí làm trai" của cụ Nguyễn Công Trứ với tiếng đàn, trống phách, tiếng trống đan quyện vào lời ca "tang bồng hồ thỉ...” nghe trong máu chúng tôi cứ sôi cả lên. Ai bảo hát ả đào giữa chốn sa trường này không thúc giục chí trai!


Giữa những ngày cắm chốt ở bến Than và bến Tắt, máy bay B52 của Mỹ mở cuộc không kích chiến lược vào hai thành phố Hà Nội, Hải Phòng. Trong 12 ngày đêm của tháng 12 năm 1972 ấy, những phố phường Hà Nội đã bị bom B52 rải thảm, trong đó có phố Khâm Thiên và Bệnh viện Bạch Mai gần nhà tôi. Xa xôi và tình hình như thế, gia đình sao có tin ngay được cho tôi. Tôi bồn chồn lo lắng. Đận này, mấy cậu trong B1 cùng ở Hà Nội cũng có những nỗi lo như tôi. Hùng, bạn thân nhất của tôi lại theo đơn vị về hậu cứ rồi. Công việc hàng ngay vẫn rất căng, hàng đêm vẫn không phút lơ là nhưng tôi thấy trong lòng một nỗi lo khôn tả.
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Chín, 2008, 07:22:26 pm gửi bởi chienvit » Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #18 vào lúc: 03 Tháng Chín, 2008, 07:12:31 pm »

Ngày tiếp ngày, đêm nối tiếp đêm.

Việc chung, tình riêng cứ chồng chéo, xô đẩy nhau gấp gấp...

Bất ngờ, tin vui lớn đến với cánh lính chiến chúng tôi: Hiệp định Pari được ký kết (ký kết ngày 27 tháng Giêng năm 1973). Cả đơn vị nhẩy lên hò reo.

Và cũng liền đó. Mặt trận giao cho Trung đoàn 249 chúng tôi khẩn trương bắc ngay một cầu phao qua sông Bến Hải cạnh cây cầu sắt cũ đã bị bom Mỹ đánh gấy gục từ lâu.

Chúng tôi nhận nhiệm vụ mà lòng vui như được về phép vậy. Không vui sao được khi những người lính công binh như chúng tôi chỉ có đêm đêm lặn lội với vô cùng cọc, với đinh cùng ván, phải bó tay, bất động khi pháo sáng xăm xoi... nay mới có ngày được bắc cầu - bắc một cây cầu lại chính ở ngay trên sông Bến Hải bấy lâu chia cắt đôi bờ, bắc ngay giữa thanh thiên bạch nhật để Bắc Nam xum họp xuân nào vui hơn... như ước mơ của Bác Hồ kính yêu.đại đội


Tôi vốn có tính đi đến đâu thường hay để ý những cảnh chung quanh mình, đặt những câu hỏi rồi tự mình tim cách giải đáp hoặc nhờ người khác giúp đỡ.

Về con sông Tuyến, về cầu Hiền Lương, về sự chia cắt đất nước, lịch sử để lại từ khi tôi vừa sinh ra hoặc mới lên một, lên hai.

…Sông Tuyến chảy qua Vĩnh Linh, cắt qua tỉnh Quảng Trị. Nó khởi nguồn từ dải Trường Sơn hùng vĩ chảy từ Tây sang Đông, mà nhoai ra Thái Bình Dương. Nơi sông gối vào núi là mỏm 820 ở lưng Trường Sơn và cũng là đường thuỷ phân của sông này và sông Xê Băng Hiên của Lào, sông Bến Hải chính là con sông Tuyến. Nhưng làm cách nào mà phân tuyến trên cả một vùng đất nước rộng, trong khi sông Bến Hải chỉ dài chừng sáu chục kilômét, từ Trường Sơn chảy ra biển? Nghe nói ngày đó bên ta, bên địch đi cắm mốc chia tuyến, bấy giờ là tháng chạp năm 1954. Vĩnh Linh đang mùa mưa. Mưa Vĩnh Linh thường kéo dài qua cả Tết Dương lịch sang Tết âm lịch. Mưa thối cỏ thối đất, mưa đau ốm con người. Một binh đoàn liên hợp (gồm bộ đội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà và sĩ quan Pháp cùng lũ tay sai của Pháp) người nào cũng nai nịt súng sống đầy đủ. Từ Hồ xá, ta đã sơn sẵn 170 biển gỗ kẻ chữ: "Giới tuyến quân sự tạm thời", nền trắng, chữ đen, tiếng Việt trên, tiếng Pháp dưới. Bên kia cũng biển gỗ mỏng theo, nội dung viết như ta, song để chữ Pháp trên, chữ Việt ở dưới. Các sĩ quan bên kia cũng như bên ta đều đeo băng vải nơi cánh tay. Băng của ta có hình cờ đỏ sao vàng, còn họ băng nửa trên in cờ tam tài Pháp, dưới hình ba gạch nền vàng, cờ nguỵ quyền. Cả ta và địch đều rời đầu cầu Bến Hải, dùng ca nô ngược dòng đi lên. Đến bến Tắt cả đoàn cắm mốc phải để ca nô lại, thuê thuyền của người địa phương đi tiếp. Từ bến Tắt ngược lên, thuyền phải chống bằng sào. Ở đây đã có thác, có những chặng thác, chặng ghềnh, chân sào phải nhảy xuống sông mà đẩy thuyền. Cán bộ và bộ đội ta cũng nhảy xuống đẩy thuyền giúp chân sào. Trong khi đó viên quan ba Pháp và lũ tay sai vẫn ngồi nguyên trên thuyền, đứa đọc sách, đứa tán gẫu. Đêm thứ nhất cũng như đêm thứ hai, cả đoàn Liên hiệp đổ bộ lên bờ, ngủ ở nhà sàn của đồng bào Vân Kiều mà bọn Pháp khi đó gọi là "mọi Càlơ”. Ngày thứ ba, trong lòng năm chiếc thuyền đã vợi đi nhiều. Những cọc, biển gỗ đã đóng trên đường tuyến gần hết. Biển gỗ, bọn chúng đóng ở bờ Nam, còn bên ta đóng ở bờ Bắc. Ngày thứ tư, cả đoàn Liên hiệp đã đến Cơn Tám, một cái bến vắng nằm chếch ở cửa rừng. Đoạn sông giới tuyến này ngày xưa gọi là Ô giang. Từ Cơn Tám lên xứ Bò Ho đường gần, nhưng khó đi. Ngày cuối, đoàn Liên hiệp chỉ đóng được năm cọc mốc, quan ba Pháp ngã nhiều lần bực quá đòi về, nói rằng còn tiếp thì đúc cọc xi măng cho máy bay thực thăng bỏ xuống... Thế là mốc cuối cùng của đường giới tuyến cắm ở Khe Trúc. Cái biển gỗ được đóng lên một cây bún. Lá bún giống lá sắn, đồng bào Vân Kiều vẫn muối làm dưa ăn. Quả bún chín dùng làm mồi câu cá.


Xin ghi thêm: Trong Hiệp định Giơ-ne-vơ ký ngày 20 tháng 7 năm 1954, có đoạn ghi rõ là: Giới tuyến quân sự chỉ có tính chất tạm thời, hoàn toàn không thể coi là một ranh giới về chính trị hay về lãnh thổ.

Bắc cầu qua sông Bến Hải thì trước khi bắc chúng tôi tổ chức rà phá bom mìn dưới lòng sông. Ba đồng chí: Huyên, Hùng, Mạnh nhận nhiệm vụ này. Những chiếc xe lội nước có lắp máy phóng từ lao ào ào xuống sông, chạy từ hạ lưu đến chân cầu sắt phía thượng lưu. Có những quả bom nổ rất gần xe cực kỳ nguy hiểm, nhưng chỉ trong một ngày, ba đồng chí đã rà phá được trên một trăm quả bom, mìn các loại, hoàn thành xuất sắc nhiệt vụ. Sau đó, một tiểu đội được lệnh cắm chốt phía bờ Nam để bảo vệ cầu và khu vực bến của mình.
Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
chienvit
Thành viên
*
Bài viết: 554



« Trả lời #19 vào lúc: 03 Tháng Chín, 2008, 07:15:22 pm »

Hôm bắc cầu, đồng chí tiểu đoàn trưởng nổ phát súng lệnh, đây là phát súng lệnh đầu tiên tôi được nghe trong lúc làm nhiệm vụ. Chúng tôi theo nhiệm vụ được giao từ trước, hạ các khoang thuyền đã được sửa chữa lắp ghép thành từng mảng một. Những cây dầm, mỗi cây hơn hai tạ, được bốn chiến sĩ khiêng nhịp nhàng theo tiếng hô của tiểu đội trưởng. Nhưng khi chiếc cầu phao chỉ còn chờ ca nô cặp mạn lắp đà mồ của hai đầu cầu là xong thì bất ngờ hai chiếc F4 bổ nhào xuống đánh phá. Súng 12 ly 7 ở đầu cầu bắn trả xối xả. Ban chỉ huy đại đội cùng anh em trong đơn vị và các đồng chí dân quân tản ra công sự đánh trả máy bay địch. Chiếc ca nô được lệnh rời bến lao về phía thượng lưu để kéo sự chú ý của máy bay. Các đồng chí công an vũ trang chốt tại đầu cầu bờ Bắc cũng ra sức giúp đỡ chúng tôi sơ tán phương tiện, khí tài của đơn vị. Nhưng hai “con chó dại” ấy nhào trái, bổ phải sủa càn mới được vài băng đạn, bị đánh rát quá vội cút thẳng ra ngoài khơi. Bầu trời trở lại yên tĩnh. Anh em đi kiểm tra từng con ốc, bắt chặt những thanh bó vỉa hai mép cầu. Bài hát của công binh vang lên:

Ta bắt chặt từng ốc đinh cho cầu vững thêm
Đây cầuu phao là cứ điểm, đây cầu ta là trận: tuyến
Ta lính công binh ngày đêm sẵn sàng...

Chẳng mấy chốc chiếc cầu phao TPP 16 tấn dài 170 mét đã nối liền đôi bờ Nam - Bắc.

Chúng tôi hạ neo và chốt chặt hai đầu cầu. Một tiểu đội công binh được lệnh dùng ca nô tuần tra cảnh giới thượng lưu, và hạ lưu, chú ý các vật nổi trôi như bè, mảng thuyền của dân, khi gặp lưu tốc nước lớn, phải cho dừng cách cầu một ngàn mét để đảm bao an toàn cho cầu phao. Đúng 20h Lệnh thông cầu vang lên. Đai đội trưởng Đức cùng những chiếc Zin 157, đầu tời lần lượt chạy qua để kiểm tra độ chính xác và an toàn của cầu. Một bộ phận dùng thuyền cao su kiểm tra từng khoang để tránh những sự cố có thể xảy ra.


Cây cầu phao nối liền hai bờ Nam - bắc, nhịp cầu thân thương mà bà con hai miền hằng mong ước đã trở thành hiện thực. Nó hiện hữu như là tinh thần bất khuất của dân tộc. Nhân dân hai bờ Nam - Bắc cầm cờ đỏ sao vàng, cờ Mặt trận Giải phóng đến mỗi lúc một đông. Dưới sông, dòng nước êm ả trôi. Bên cạnh cây cầu phao đồ sọ là hỏa nhịp cầu Hiền Lương cũ, gãy gục, phơi bày dấu vết của những năm tháng chiến tranh.


Đêm đến, chúng tôi có nhiệm vụ giúp một đơn vị bạn mắc điện qua cầu để chào mừng ngày ký Hiệp định Pari. Một lần nữa cả đơn vị lại mừng khôn tả, khi biết những người thợ điện đó đều là công nhân của Sở điện lực Hà Nội. Họ là những đại diện của những người lao động thủ đô Hà Nội - Trái tim của cả nước" được lệnh vào tuyến lửa Vĩnh Linh mang dòng điện của Tổ quốc vào thắp sáng cho dòng sông Bến Hải. Tất cả chúng tôi ôm nhau quay tròn trong niềm vui sướng.


Đêm đó, dưới ánh điện thắp sáng cả dòng sông Bến Hải, tôi bồng súng đứng gác trên cầu. Chợt thấy một bé gái chừng mười hai tuổi. Em đi từ bờ Nam sang bờ Bắc, và nhẩm đếm từng tấm ván trên cầu. Rồi bé gái lại gần chúng tôi. Tôi hỏi nhà bé ở đâu, em mỉm cười thật tươi, trả lời tôi: “Cháu ở bên ni, cháu thấy đèn sáng quá nên ra xem, chu hà”. Tất cả chúng tôi “à” lại rồi công kênh em lên, phi tưng tưng từ bờ Nam sang bờ Bắc rồi lại từ bờ Bắc quay lại bờ Nam, đồng thanh hát vang bài: “Nhanh bước nhanh nhi đồng...".


Sáng ngày 28/1/1973, cột cờ của đồn Công an biên phòng Hiền Lương cao 35 mét, lá cờ đỏ sao vàng rộng 96 mét vuông đã được kéo lên vẫy chào lá cờ xanh đỏ sao vàng của Mặt trận Dân tộc giải phóng bên bờ Nam sông Bến Hải. Băng cờ, ảnh Bác Hồ, biểu ngữ treo kín các lối từ thôn Hiền Lương ra đến đầu cây cầu chúng tôi mới bắc. Cũng tại bờ Bắc, đối diện với đồn Công an biên phòng, một căn nhà bạt dùng làm chỉ huy sở của Tiểu đoàn công binh được dựng lên.

Đúng 6 giờ sáng, Ban chỉ huy Mặt trận, Đảng bộ và Chính quyền địa phương, các nhà báo cùng nhân dân có mặt dự lễ cắt băng thông cầu.

Tôi được vinh dự bồng súng làm nhiệm vụ tại bờ Bắc.

Sau khi đại diện Mỹ và Nguỵ quyền Sài Gòn cùng với đại diện Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà và Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam chính thức ký Hiệp định về chấm dứt chiến tranh lập lại Hoà bình ở Việt Nam, khu vực Vĩnh Linh tổ chức cuộc mít tinh trọng thể để chào mừng. Trước đó, công binh chúng tôi đã bắc cây cầu qua sông Bến Hải sau bao năm chia cắt, bà con đi lại thăm hỏi nhau. Khi cầu bắc xong, Đại biểu mặt trận Dân tộc giải phóng huyện Triệu Phong và bà con bên kia sông sang dự cuộc mít tinh khá đông.
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Chín, 2008, 07:23:34 pm gửi bởi chienvit » Logged

Ta không mong được đời đời kiếp kiếp, không mong được sớm tối bên nhau.

Chỉ mong được bình thản nắm tay nàng đi giữa nhân gian!
Trang: « 1 2 3 4 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM