Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 08 Tháng Năm, 2024, 10:10:06 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Từ biên giới tây nam đến đất chùa tháp Tập 1+2+3  (Đọc 86248 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #160 vào lúc: 24 Tháng Mười Một, 2017, 04:41:17 pm »

       
*

*      *

        Đã từ lâu nhân dân Campuchia, đặc biệt là cán bộ trước kia từng tham gia kháng chiến chờ đợi, mong mỏi một tổ chức cách mạng chân chính được thành lập để tập hợp tất cả các lực lượng nổi lên đánh đổ bè lũ diệt chủng Pôn Pốt. Đúng vào ngày 1 tháng 12 năm 1978, Mặt Trận Đoàn Kết Dân Tộc cứu nước Campuchia ra đời. Tin vui vô cùng to lớn không chỉ của nhân dân Campuchia mà của nhân dân và đặc biệt là bộ đội Việt Nam trên biên giới Tây Nam. Nhiều năm chứng kiến từng đoàn người từ đất nước Chùa Tháp chạy sang xin tị nạn và được nghe họ kể tội ác trời không dung, đất không tha của bè lũ diệt chủng Pôn Pốt -  Iêng Xa Ri. Chúng ta hiểu rằng, từ đất nước đau thương ấy nhất định sẽ có một tổ chức chân chính dứng lên lãnh đạo nhân dân đánh đổ bọn diệt chủng, cứu đất nước Campuchia.

        Đúng vậy, với lá quốc kỳ biểu tượng cho văn hóa Ăng Ko, sự đoàn kết của dân tộc Khmer. Mặt trận Dân tộc cứu nước Campuchia đã nhanh chóng quy tụ được khối đoàn kết toàn dân. Đảng Nhân dân cách mạng Campuchia do ngài Hêng Xom Rin đứng đầu đã tập hợp các nhóm lực lượng vũ trang đang ở khắp nơi, cùng toàn dân đứng lên cứu nước. Đảng Nhân dân cách mạng, Mặt trận cứu nước Campuchia đã kêu gọi Nhân dân, Quân đội Việt Nam và Chính phủ, loài người tiến bộ trên toàn thế giới giúp đỡ nhân dân Campuchia đánh đổ bè lũ phản bội độc ác, cứu dân tộc Khmer thoát khỏi họa diệt chủng. Đáp lời kêu gọi thống thiết ấy, vì tình nghĩa keo sơn giữa nhân dân hai nước, Đảng, Chính phủ Việt Nam đã sẵn sàng chấp nhận hy sinh, cử những đơn vị chủ lực hùng mạnh nhất sang giúp bạn, cứu dân tộc Khmer khỏi thảm họa diệt chủng. Một trong những đơn vị ấy có sư đoàn 341 chúng tôi.

        Đại đội 1, tiểu đoàn 1 của tôi chốt ngay tại khu vực bên phải Búa Lớn, sát rừng Hòa Hội, cạnh trục đường 13 từ Bến Sỏi sang. Ven đường, nhưng có rừng cây và bụi tre gai lúp xúp. Anh em đốn cây làm công sự, tổ chức phát cây cỏ để tăng địa giới quan sát sâu khoảng hai trăm mét. Địa giới quan sát càng xa thì dễ chống thủ đoạn tiền nhập của Pôn Pốt tốt hơn. Ban chỉ huy đại đội 1 đã tận dụng một cái nhà chòi của dân ngay sát đường để ở và chỉ huy bộ đội. Vượt lên trên theo trục đường 13 là các chốt của tiểu đoàn 3, tiểu đoàn 2 và các cơ quan trung đoàn bộ đóng bên trái đường. Như vậy là tiểu đoàn 3 lần này lại là điểm chốt tiền tiêu cao hơn rồi đến tiểu đoàn 1. Dọc con lộ 13 tới ngã ba Sáng Ke, Chóp là các đơn vị của sư đoàn 2, tiếp đến là các điểm tựa của sư đoàn 7.

        Nhìn bản đồ hiện trạng, thì hướng này chỉ còn có sư đoàn 7 là vẫn đang giữ được khu vực Chóp. Còn từ Chóp xuống đến phía tây Bến Sỏi, các đơn vị đang phải lùi về sát trục đường 13. Nhất là từ khu vực Chùa Bạch Bột, đến cả khu vực rừng Hòa Hội của ta đang bị Pôn Pốt lấn chiếm. Pháo binh của chúng đã bắn sâu vào khu vực thị xã. Phà Bến Sỏi là một trọng điểm của pháo binh chúng chấm tọa độ. Những chuyến phà qua lại anh em đều được nhìn những cột nước dựng đứng, do đạn pháo chúng bắn tới. Bị sức ép của đạn pháo, cá chết nổi trắng sông. Khu vực Bến Sỏi và rừng Hòa Hội những ngày cuối tháng 12 năm 1978 thật sự đang nóng như chảo lửa lớn. Chảo lửa của chiến tranh tàn khốc đang tăng lên từng giờ. Mọi người qua lại không được như trước nữa vì khu vực này đang trong tầm khống chế bằng pháo binh, hỏa lực và bằng cả đạn thẳng của chúng.

        Cán bộ, chiến sĩ các đơn vị trong tiểu đoàn chúng tôi rất nóng lòng chờ khẩu lệnh tiến công địch. Bộ đội chủ lực phải nằm chờ trong khi địch dồn ép là rất khó chịu. Lúc này chúng tôi phải đối chọi áp lực rất mạnh từ ba sư đoàn tinh nhuệ của Pôn Pốt. Sức ép này thật lớn. Nhưng từ người cán bộ cao cấp nhất đến người chiến sĩ ở đơn vị cơ sở, đều mang quyết tâm lớn tiêu diệt, đánh tan rã đội hình quân xâm lược. Và, mọi người đều tin chiến thắng sẽ thuộc về ta. Công tác chuẩn bị được tiến hành trong không khí khẩn trương, phấn chấn.

        Địch tập trung nhiều sư đoàn mạnh, vũ khí tối tân áp sát khu vực Bến Sỏi, Búa Lớn. Trinh sát, quân báo của ta cho biết, địch đã đưa ba sư đoàn được chúng đánh giá là mạnh nhất, cùng với pháo binh, tập trung ở hướng đối diện với Bến Sỏi, mục tiêu của chúng là đánh thẳng vào chiếm thị xã Tây Ninh của ta.

        Trung đoàn 273 chúng tôi được lệnh chốt giữ, kìm chân địch nhưng chưa được nổ súng. Các đơn vị chốt chặn thì sốt ruột, trong khi đó hai trung đoàn 266 và 270 vẫn đang tăng cường cho sư đoàn 9 hướng đường 1. Một trung đoàn đối mặt với nhiều đơn vị lớn của địch, khiến cán bộ chỉ huy của trung đoàn cảm thấy lực lượng ta bị mỏng, hở sườn. Nhưng đã nhận nhiệm vụ thì phải chấp hành triệt để và hoàn thành thật tốt.

        Ngày 19 tháng 12 khoảng 10 giờ có lệnh các loại hỏa lực như cối pháo DKZ bắn chế áp khoảng 20 phút vào rừng kìm đầu bọn Pôn Pốt xuống để đoàn cán bộ vượt phà Bến Sỏi sang thị sát thực địa.

        Chính lúc này, tôi được gặp đồng chí Chu Đức Hùng, trung đoàn phó kiêm tham mưu trưởng trung đoàn 273 chúng tôi. Đồng chí Hùng từng là tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 1 của tôi, tính anh thân thiện, cởi mở, chúng tôi vẫn coi nhau như anh em. Tôi hỏi đồng chí Hùng:

        - Tại sao để bọn lính Pôn Pốt áp sát mình thế này. Nó đã dồn quân vào trong rừng đông lắm rồi dấy. Chúng đã chiếm được mấy xã của ta rồi còn gì? Lực lượng lớn của ta sao để chúng hoành hành như thế?

        Đồng chí trung đoàn phó Chu Đức Hùng vẫn điềm tĩnh trả lời, giọng chắc như đinh đóng cột:

        - Các cậu cứ chốt giữ cho chắc cái đã, nó vào bao nhiêu là sẽ chết bấy nhiêu thôi.

        Nghe dồng chí trung đoàn phó nói vậy, tôi gật đầu im lặng. Nhưng tôi lại thầm nghĩ, ông này lạc quan tếu rồi, tình hình như thế này mà vẫn nhận định tình hình như đùa được sao. Chẳng lẽ ông không thấy pháo 105 ly và ĐKZ của chúng vun vút qua đầu chúng ta sao?
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #161 vào lúc: 24 Tháng Mười Một, 2017, 04:41:36 pm »

     
        Nhưng nhìn Trung đoàn phó của chúng tôi lại có thái độ điềm tĩnh, tôi lại nghĩ, chắc cấp trên có chiến thuật gì lớn đây.

        Câu hỏi của tôi đã được giải đáp sau khi ta giành chiến thắng vang đội. Và sau này, được tham khảo nhiều tư liệu tổng kết chiến tranh biên giới Tây Nam và nhiều sách báo viết về trận đánh này, tôi mới hiểu được chiến thuật nhử địch, dụ địch, điều khiển địch dồn binh lực vào những khu vực ta dọn sẵn, làm cho bọn chỉ huy của chúng mang tâm lý chủ quan, coi thường đối phương. Từ đó chúng ta giáng trả đòn quyết định mang lại chiến thắng toàn diện.

        Tiểu đoàn trưởng cũ của tôi, anh Chu Đức Hùng, sau một thời gian chiến đấu trên biên giới Tây Nam này đã gầy hẳn, gương mặt anh hóp lại, dáng người nhỏ gọn của anh như củng gầy thêm, duy dôi mắt vẫn sáng, linh lợi. Anh Hùng là con trai liệt sĩ, bố anh hy sinh thời chống Pháp. Anh nhập ngũ khi bước vào tuổi thanh niên. Thời giữ chức tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 1 chúng tôi, anh đã chỉ huy giữ điểm tựa, đánh địch ở Châu Thành, sau đó tiến công giải phóng Trảng Bom, Biên Hòa. (Sau này, khi đơn vị đang làm nghĩa vụ quốc tế ở Campuchia, Trung đoàn phó Chu Đức Hùng được điều động ra biên giới phía Bắc đánh quân bành trướng. Sau đó anh được điều về Bộ Tổng tham mưu, khi nghỉ hưu anh mang quân hàm đại tá. Hiện anh Chu Đức Hùng đang sống ở Hà Nội). Chúng tôi thường gặp nhau trong những cuộc hội ngộ cựu chiến binh sư đoàn 341.

        Ngày 22 tháng 12, ngày truyền thống lớn của Quân đội ta đang tới gần, hậu cần các đơn vị cấp tiêu chuẩn cho bộ đội liên hoan, nói chính xác là bữa ăn thêm một vài món. Thông thường liên hoan vào ngày thành lập Quân Đội nhung năm nay chúng tôi được liên hoan sớm hơn mấy ngày. Đây là dự báo sẽ có nhiệm vụ quan trọng.

        Ngày 20 tháng 12, tôi nói đồng chí Hùng quản lý, đồng chí Khoa Năng Thược, quản trị trưởng, tổ chức cho tiếp phẩm vượt sông qua phà Bến Sỏi về bên kia mua thực phẩm tươi sống, cấp phát cho các trung đội nhân ngày lễ lớn. Bám trụ ở điểm tựa suốt tháng năm phải ăn uống kham khổ, thông thường gạo, thực phẩm do cấp trên chuyển xuống, chiến sĩ tiếp phẩm của các đơn vị cũng có đi mua thực phẩm ở chợ nhưng là lúc cần thiết. Chỉ có Tết Nguyên Đán hay kỷ niệm ngày lễ lớn như thành lập Quân Đội mới tổ chức bữa ăn thêm một vài món ngon hơn, gọi là ăn tươi.

        Tối 20 tháng 12 ban chỉ huy đại đội tôi đủ bốn người là anh Đạc, anh Quang, anh Tiến và tôi, cùng hai đồng chí là Khoa Năng Thược, Hùng và hai y tá, hai đồng chí liên lạc dự bữa cơm thịnh soạn. Một trong hai liên lạc là Đặng Minh Xuân, con một cán bộ từ miền Nam tập kết ra Bắc năm 1954. Xuân chiến đấu rất dũng cảm, nhanh nhẹn, tháo vát. (Hiện nay Đặng Minh Xuân kinh doanh ngành dịch vụ du lịch ở Sầm Sơn-  Thanh Hóa).

        Bữa cơm này có thể gọi là đón tết truyền thống Quân đội ta. Đặc biệt, bữa ăn này có các món thịt gà luộc, thịt trâu xào với rau muống cùng canh xương, các loại rau thơm, gia vị, hành tỏi, với một bi đông rượu. Đã quá lâu chúng tôi mới được ăn một bữa ngon và thịnh soạn, trong không khí ấm cúng nơi mặt trận như thế này.

        Trong tiếng vo vo của đạn pháo 105 của Pôn Pốt, tiếng rít của ĐKZ qua đầu, ánh sáng ngọn đèn có chụp che mờ mờ, anh em tôi vẫn cụng bát rượu, chúc mừng Quân Đội ta ngày càng lớn mạnh, đánh thắng bất kỳ kẻ thù nào để giữ bình yên cho nhân dân. Chúc đơn vị ta hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Chúc sức khỏe mọi người.

        Bữa tiệc dã chiến thật vui, thật ngon. Ai nấy ăn hào hứng, mặc kệ pháo phiếc của địch đang hú qua đầu rồi nổ ầm ầm phía sau kia. Chúng tôi thấy bây giờ cứ việc ăn uống đã, mọi việc tính sau. Nhưng bữa tiệc cũng diễn ra thật vội, trong sự hối hả của không khí chiến trường đang nóng lên từng giờ, từng phút.

        Có một kỉ niệm thật nhớ trong bữa cơm ấy. Hồi đó tôi không ăn được ớt cay. Trời tối nhập nhoạng, vừa tớp được hớp rượu, gắp ăn miếng thịt trâu xào rau muống ngon tuyệt. Tới miếng gắp thứ 3, tôi vừa nhai thì kêu ối một tiếng. Tôi như bị điện giật, đứng bật lên, ôm lấy đầu chạy ra ngoài. Lè vội miếng rau thịt ra. Tôi đã lãnh trọn quả ớt hiểm, theo cách gọi của người miền Nam, loại ớt quả bé mà thật cay. Làm tôi bị xực hơi cay nóng lên tận đỉnh đầu. Tê dại hết cả phía hàm bên trái, tê nhức đến mức không thể ăn tiếp được nữa. Anh Tiến, anh Đạc nhìn nhau cười. Hóa ra không phải tôi gắp nhầm quả ớt, mà là do anh Tiến tinh nghịch gắp bỏ vào bát tôi. Trời tối, tôi vội ăn không thể nhìn thấy được. Bộ đội thường có những trò nghịch tai quái, nhớ đến suốt đời vậy đó. Bữa cơm đủ bốn người trong ban chỉ huy cùng quản lý và quản trị trưởng là sáu người. Sáu anh em quây quần bên bữa ăn trong tầm pháo địch mà vẫn bình tĩnh cụng li chào mừng ngày thành lập Quân Đội ta.

        Vậy mà chỉ 3 tháng sau trong số người dự bữa cơm đó có ba đồng chí hy sinh. Khi đơn vị làm những nhiệm vụ tiếp theo. Đúng là chiến tranh đầu phải trò đùa. Giữa sự sống và cái chết chẳng thể lường trước được. Chiến tranh nó tàn khốc và đau thương bất hạnh như thế đó.

        Đau thương, mất mát khi đồng đội thân yêu hy sinh, nhưng những người còn lại vẫn đứng vững, làm tiếp nhiệm vụ được giao. Rồi lại có những đồng chí từ cấp dưới lên hay đồng chí từ đơn vị khác đến thay thế người hy sinh, khoảng trống được bù đắp rất nhanh. Thời bấy giờ, chúng tôi còn trẻ, đã từng trải nên niềm vui, nỗi buồn qua đi rất nhanh. Cho tới sau này, khi có tuổi, nỗi nhớ đồng đội, đặc biệt là các đồng chí hy sinh lại bùng lên, khiến nhiều lúc thao thức trong đêm và chúng tôi nguyện sống xứng đáng với các anh, những người con ưu tú của đất nước.
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Mười Một, 2017, 11:48:27 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #162 vào lúc: 30 Tháng Mười Một, 2017, 11:53:51 pm »

       
*

*        *

        Nhử địch, dụ địch đến một nơi ta đã dọn sẵn là một diệu kế lớn trong nghệ thuật quân sự của cha ông ta. Trong kháng chiến chống Mỹ, bộ đội ở chiến trường Tây Nguyên đã dụ quân Mỹ ra khỏi căn cứ, dụ chúng đến thung lũng Ia Đrăng để tiêu diệt. Đó là một trong những trận đánh tiêu biểu cho nghệ thuât lôi địch vào bẫy ta đã giăng sẵn. Sau này, chúng tôi được biết khi địch tập trung quân vào rừng Hòa Hội, chúng đã vào diệu kế của ta mà đồng chí trung đoàn phó Chu Đức Hùng đã thổ lộ cho tôi biết khi chúng tôi gặp nhau chớp nhoáng ấy.

        Chúng tôi cũng được biết, qua những cuộc họp với chỉ huy, cơ quan tác chiến, mỗi khi địch chiếm được đất ta, chúng thường lợi dụng các gò cao, kênh rạch để lập những điểm chốt, cụm chốt. Chúng cũng thường lợi dụng các con đường huyết mạch, đường mòn ven rừng, ven nương rẫy, làng ấp để lập tuyến chốt. Từ đó, chúng thường sử dụng cấp đại đội, tiểu đoàn làm trung tâm điểm chốt đồng thời cho các tiểu đội bung ra xa canh giữ, cảnh giới, ngăn chặn đối phương từ xa. Mỗi tiểu đoàn chúng rải chốt dài chừng ba, bốn cây số, mỗi cụm chốt có ba lớp chốt bao bọc nhau, liên kết nhau, hòng gây khó khăn cho đối phương khi luồn sâu, bao vây. Ý đồ của chúng bố trí chốt như vậy cũng là để nếu một chốt bị bao vây, tiến công, các chốt khác dùng hỏa lực, binh lính chi viện.

        Các đồng chí trinh sát của ta cũng đã vào tận các chốt địch và phổ biến cho các đơn vị biết, nhìn chung công sự địch không kiên cố mà sơ sài, do chúng vừa chiếm được đất ta, hầm cá nhân của chúng thường cấu trúc theo hình chữ u hoặc chữ z, có nắp dậy dày khoảng bổn mươi đến năm mươi cm, hai bên có cửa để dùng súng bộ binh bắn ra được. Hầm bọn chỉ huy kiên cố hơn, nắp đắp bằng đất hoặc bao cát dày nhưng không thể chống được pháo và cối hạng nặng. Để ngăn chặn ta tấn công, địch thường cho những tốp, mỗi tốp ba tên lính, canh giữ từ xa. Bọn lính này gan lì, chịu khổ được, chúng có thể nằm giữa đồng nắng cháy hay ngâm mình trong sình lầy, bất chấp muỗi, đỉa. Nếu phát hiện đối phương tiến công, bọn lính này nổ súng đánh trả và để báo hiệu cho quân địch ở các chốt khác. Nếu phải rút, chúng chạy ngược chiều với hầm chỉ huy để nghi binh, lôi kéo đối phương sang hướng khác. Ở rừng Hòa Hội này, chúng bố trí đội hình như thế. Phải nói rằng, dù rất xảo quyệt, điều động quân nhanh, nhưng bè lũ Pôn Pốt vẫn mắc phải lối đánh rập khuôn, giáo điều.

        Ngay từ hai mươi giờ đêm ngày 20 tháng 12 các loại súng của Pôn Pốt đã rộ lên phía chốt tiến tiêu của đại đội 10, tiểu đoàn 3. Anh em kiên cường chống trả, song bọn Pôn Pốt cũng quyết tâm chiếm khu vực đại đội 10 bằng được. Mười một lần chúng tiến công vào đại đội 10 bằng rất nhiều hỏa lực mạnh. Chúng bắn điên cuống rồi hô nhau tiến lên. Chúng coi đây là trận đánh chiếm cửa mở vào khu vực Búa Lớn. Mở đầu cho chiến địch mùa khô của chúng. Anh em kỹ thuật phát hiện tới hai mươi hai đầu máy thông tin ở khu vực này của Pôn Pốt. Đại đội 10 chiến đấu bảo vệ chốt rất kiên cường. Đồng chí Nguyễn Văn Tình đại đội trưởng, đồng chí Nguyễn Văn Mong chính trị viên trưởng đại đội 10 cùng anh em chiến đấu rất dũng cảm. Đã có nhiều đồng chí bị thương và hy sinh. Cối 82 ly của tiểu đoàn 3, tiểu đoàn 2 cũng bắn hỗ trợ cho đại đội 10. Đến gần sáng ban chỉ huy trung đoàn cho đại đội 10 bỏ chốt lùi về giáp trục đường 13. Bọn Pôn Pốt hí hửng “Thừa thắng xốc tới”, chúng chiếm chốt của đại đội 10 thu được một vài khẩu súng hỏng. Chúng tiếp tục lấn dũi chốt của đại đội 9. Sau một vài đợt tập kích của Pôn Pốt vào đại đội 9, anh em chống trả rất quyết liệt. Nhưng rồi cũng được lệnh bỏ chốt, về lập tuyến phòng thủ sát đường 13 phía Bắc Búa Lớn. Sau này khi làm nghĩa vụ quốc tế đồng chí Nguyễn Văn Tình đã anh dũng hy sinh, đồng chí Nguyễn Văn Mong bị thương nặng, thương tật 3/4, hiện đang sống ở Đông Triều -  Quảng Ninh.

        Thời gian này anh Phan Sĩ Thống đã được chọn thay anh Nguyễn Sông Thao làm tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 3. Anh Nguyễn Công Sơn làm chính trị viên trưởng tiểu đoàn. Tiểu đoàn 3 thường được chọn làm đơn vị chủ công, tiến công hướng chính diện vì có sức mạnh, kinh nghiệm đột phá. Tiểu đoàn này luôn cơ động, ít khi bám điểm tựa thời gian lâu như lần này. Nhưng khi được phân công giữ điểm tựa quan trọng làm mồi nhử, dù gặp vô cùng khó khăn các anh vẫn thể hiện là một đơn vị tiến công dũng mãnh và giữ điểm tựa vững chắc, rất xứng đáng với danh hiệu tiểu đoàn Anh hùng lực lượng vũ trang.

        Sau chiến tranh anh Phan Sĩ Thống nghỉ hưu với quân hàm đại tá, hiện anh sống ở Tân Kỳ -  Nghệ An. Anh Nguyễn Công Sơn hiện sống ở Thái Bình.

        Đại đội hỏa lực 12 có đại đội trưởng Trần Anh Vinh đã rất dũng cảm, linh hoạt, cơ động hộ chiến cho các đơn vị, các hướng. Có thời gian đơn vị đảm nhiệm một hướng. Anh Vinh sau này là một vị tướng của quân đội ta. Trung tướng Trần Anh Vinh giữ chức Cục trưởng Cục tác chiến. Hiện nay Trung tướng Trần Anh Vinh đang nghỉ hưu tại quê hương Đông Triều -  Quảng Ninh. Vùng đất này có vị tướng nổi tiếng của quân đội ta. Đó là tướng Nguyễn Bình, Trung tướng Nguyễn Bình đã chỉ huy các đơn vị lần lượt giải phóng các tỉnh ở Đông Bắc. Sau đó được Bác Hồ cử vào nam bộ chỉ huy các lực lượng vũ trang ở miền đông nam bộ và đã lập công lớn, tượng đài tướng Nguyễn Bình được dựng ở quê hương. Vùng quê địa linh nhân kiệt này đã sinh ra hai vị tướng tài năng, đức độ.

        Sau khi Trung tướng Lê Hải Anh từ trần, cựu chiến binh sư đoàn 341 bầu anh Vinh làm trưởng ban liên lạc

        Như vậy là toàn bộ trung đoàn 273 đã lùi về lập phòng tuyên tuyến chốt chặn dọc đường 13 từ Bến Sỏi tới Búa Lớn. Đúng ra là đường tỉnh lộ 781 của ta nối sang đường 242 của Campuchia. Gặp tiếp đường 13 của Campuchia. Nên anh em tôi cứ thường gọi chung là đường 13. Bọn Pôn Pốt ăn mừng chiến thắng đầu tiên của mùa khô 1978-  1979. Chúng càng dồn lực lượng vào khu vực này càng đông. Trước diễn biến của tình hình chiến sự như vậy. Anh em chúng tôi càng thật sự bồn chồn, lo lắng. Song vẫn không có sự giải đáp nào ở cấp trên.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #163 vào lúc: 30 Tháng Mười Một, 2017, 11:54:38 pm »

       
*

*      *

        Về phía ta, biết trước tình hình chiến sự mùa khô địch tập trung quân tới sát biên giới, đã lên kế hoạch tác chiến cho các đơn vị. Trước sự hung hăng của Pôn Pốt, tập trung binh lực, âm mưu đồng loạt tấn công sang đất ta, hòng chiếm một vùng lãnh thổ rộng lớn của ta, Bộ Tư Lệnh Quân đoàn 4, cũng đã chính thức giao nhiệm vụ cho các sư đoàn chủ lực ở các mục tiêu. Kế hoạch tác chiến, chiến địch hoạt động mở màn mùa khô 1978-  1979 như sau.

        Nhiệm vụ được giao cho các đơn vị sẽ tiến hành gồm hai bước.

        - Bước 1:

        Tiêu diệt các trung đoàn của các sư đoàn sừng sỏ nhất của bọn Pôn Pốt. Đó là các sư đoàn 703, 340 và 221, trọng tâm là tiêu diệt sư đoàn chủ lực 703. Sư đoàn 703 hiện đang là lực lượng mạnh và rất hung hãn của Pôn Pốt. Đang đối mặt với chúng ta ở khu vực Chùa Bạch Bột phía Bắc Chóp, đường 13 và rừng Hòa Hội.

        - Bước 2:

        Đánh xuống cầu Đôn So, nếu thuận lợi sẽ phát triển lên Công Pông Trạch. Đây là mũi tấn công để hỗ trợ cho lực lượng nổi dậy của nhân dân bạn. Hướng chủ yếu là khu vực Năm Căn -  rừng Hòa Hội. Hướng thứ yếu là khu vực Sàm Rông, Bạch Bột, Tây- Bắc Chóp.

        Sư đoàn 341 được giao nhiệm vụ, tổ chức cuộc phản đột kích của Pôn Pốt trên hướng chủ yếu. Tiêu diệt một bộ phận sinh lực của các sư đoàn 703, 340, 221 của Pôn Pốt. Phá tan âm mưu của địch ở phía bắc đường 13. Đánh sâu vào hậu phương của Pôn Pốt, chiếm địa bàn thuận lợi. Mở màn chiến dịch phản công và tiến công của quân ta, trên mặt trận biên giới Tây Nam.

        Để tăng cường sức mạnh cho sư đoàn 341. Chỉ huy tiền phương của Bộ Tổng tham mưu tăng cường cho sư đoàn 341 thêm 2 trung đoàn là trung đoàn 14, sư đoàn 7 và trung đoàn 201 của ban chỉ huy tỉnh đội Tây Ninh. Một tiểu đoàn xe tăng, thiết giáp của lữ đoàn 22. Cùng kết hợp với lực lượng dân quân, du kích các xã của huyện Châu Thành có nhiệm vụ dẫn đường.

        Theo nhiệm vụ trên, khoảng ngày 15 tháng 12. Sư đoàn đã lần lượt điều động 2 trung đoàn là trung đoàn 270 và trung đoàn 266 từ hướng đường 1. Cơ động về tập kết ở các địa bàn thuộc huyện Châu Thành phía Bắc sông Vàm Cỏ.

        Từ nhiệm vụ được giao ấy, sư đoàn lên phương án tác chiến cụ thể là:

        - Dùng 2 trung đoàn 270 -  266 vượt cửa mở bằng cầu phao. Do tiểu đoàn công binh đảm nhiệm trên bến Cây Sao. Luồn sâu khoảng 15 km lên phía Bắc, Tây -  Bắc Năm Căn thuộc rừng Hòa Hội. Tạo gọng kìm lớn nhiều lớp vây chặt khu vực rừng Hòa Hội. Chia cắt các lực lượng của Pôn Pốt. Chốt chặn đánh địch phản kích cứu nguy giải vây cho lực lượng Pôn Pốt bị vây trong khu vực Năm Căn - Hòa Hội. Nếu chúng mở đường máu tháo chạy. Trung đoàn 273 chốt chặn cứng khu vực từ Bến Sỏi lên.

        Làm lực lượng tiến công vào rừng Hòa Hội từ hướng Nam, Tây -  Nam. Trung đoàn 14, trung đoàn 201, cùng lực lượng xe tăng, thiết giáp. Đánh địch từ hướng Bắc, Tây -  Bắc. Các đơn vị xe tăng, pháo binh, công binh, cũng được giao các nhiệm vụ phối thuộc thật cụ thể.

        Lúc này, các kế hoạch đánh địch mùa khô 1978-  1979 chỉ được phổ biến đến cấp trung đoàn. Nên việc rút lui từng đơn vị, nhất là những trận đánh trong ngày 20 tháng 12 chỉ nằm trong kế hoạch nghi binh, nhử địch vào sâu hơn. Còn kế hoạch nghi binh, luồn sâu, nhử địch để tiêu diệt và làm tan rã phần lớn lực lượng của địch chỉ phổ biến, giao nhiệm vụ cho từng cấp. Còn chúng tôi cấp tiểu đoàn, đại đội, không được biết kẻ hoạch lớn đó.

        Ở cấp cơ sở, chúng tôi nhận thấy chiến sự ngày càng khốc liệt. Mình đang bị Pôn Pốt ép mạnh, các tiểu đoàn vẫn phải chiến đấu rất ngoan cường chịu tổn thất hy sinh, thương vong cũng không ít để kìm chân địch. Nhất là đại đội 10, đại đội 9 của tiểu đoàn 3 đang phải làm “mồi” nhử địch. Anh em xin pháo bắn chi viện cũng không được, càng làm cho trận chiến gay go, khốc liệt hơn. Đến lúc căng quá bộ đội thương vong nhiều. Lúc này rút lui vào thế khó mà không thể rút lui một cách vội vã, trung đoàn mới điều đại đội 2 và đại đội 3 của tiểu đoàn 1 đánh lên mở đường cho anh em tạm rút về phía sau.

        Về phía địch, chúng củng vẩn chưa biết được kế hoạch lớn, nhử đối phương của ta. Việc “đẩy” được chúng ta tới sát trục đường 13, chiếm tới 5 xã thuộc bờ Tây sông Vàm cỏ làm cho chúng thấy rằng chúng đang thế mạnh, đang ở thế thượng phong. Nhất là trận mở màn mùa khô của chúng vào ngày 20 tháng 12 năm 1978. Địch đâm ra chủ quan, chúng nhận định đã thu được thắng lợi lớn. Đã tiêu diệt được 2 đại đội của ta, đẩy tiếp ta lùi thêm 1 bước nữa. Chúng đã điều nốt 2 trung đoàn 32-  33 của sư đoàn 703 đến khu vực này.

        Tiểu đoàn 1 và đại đội 1 của chúng tôi đang ở vị trí chốt giữ rất quan trọng của toàn tuyến. Đã có nhiều kinh nghiệm ở điểm tựa nên anh em tích cực củng cố hầm hào, tăng cường các vọng gác, nâng cao cảnh giác, đề phòng sự tiến công ồ ạt của chúng. Đến ngày 21 và 22 tháng 12 chúng tôi vẫn chưa được phổ biến nhiệm vụ cụ thể. Nên anh em vẫn không biết được ý đồ lớn của cấp trên.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #164 vào lúc: 30 Tháng Mười Một, 2017, 11:56:01 pm »

        
*

*       *

        Bọn Pôn Pốt hí hửng di chuyển nhanh đội hình đến thật gần các điểm tựa của ta. Chúng đã đưa cả súng 12,7 ly và các loại hỏa lực, tới tận bìa rừng, cách chúng tôi khoảng mấy trăm mét. Chúng bắn khống chế, uy hiếp đường 13 và các vị trí phòng thủ của ta. Đại đội xin cấp trên được bắn cối 60 ly để xua đuổi, tiêu diệt bọn 12,7 ly cùng các ổ hỏa lực. Chiến sự nơi đây đang diễn ra vô cùng căng thẳng, thật sự nóng bỏng. Độ nóng theo thời gian cứ tăng lên ngùn ngụt.

        Sức nóng của chiến sự càng tăng, trong ngày 21 và 22 tháng 12. Khi mà Pôn Pốt bắt đấu khiêu chiến trực tiếp các chốt của tiểu đoàn 3, tiểu đoàn 1 sát đường 13. Chúng đặt ĐKZ và 12,7 ly bắn xăm vào các chốt. Pháo binh của chúng đả bắn dọn đường uy hiếp khu vực Búa Lớn, Bến Sỏi vào sâu trong huyện Châu Thành thị xã Tây Ninh ngày càng nhiều. Anh em chúng tôi thấy lo lắng, thật căng thẳng và rất bức xúc.

        Đại đội 1, tiểu đoàn 1 chúng tôi dùng cối 60 ly, cối 82 ly, bắn vào trong rừng nơi bọn địch trú nấp. Tiểu đoàn cũng cho súng 12,7 ly, đại liên bắn vào rừng. Nhưng ban chỉ huy trung đoàn chỉ thị bắn tiết kiệm đạn. Không được phép sử dụng đạn nhiều, chỉ bắn răn đe là chính. Khu vực Búa Lớn đang hầm hập, nóng bỏng, vì tiếng nổ của các loại súng ta và Pôn Pốt. Chốt ở đây, chúng ta đang có lợi thế là bám vào trục đường 13. Địa hình nơi này lại cao hơn hẳn khu vực rừng Hòa Hội. Chiến thắng của trận đánh ngày 1 tháng 10 vẫn còn hưng phấn trong tinh thần cán bộ, chiến sĩ đại đội 1 và toàn tiểu đoàn. Tiểu đoàn mấy lược xin được tiến công vào rừng Hòa Hội. Nhưng vẫn chưa được cấp trên đồng ý. Trung đoàn chỉ nhắc lại nhiệm vụ: Tiểu đoàn 1, tiểu đoàn 3 phải chốt thật cứng không có đường lùi. Không được phép để Pôn Pốt vượt qua đường 13. Vì thế những lúc ngưng tiếng súng, tiếng pháo, là anh em lại tiếp tục củng cố hầm hào, đào công sự, đào thêm hố bắn. Cho đến tối ngày 22 tháng 12 tình hình mới được cải thiện. Khi mà các đơn vị tăng, thiết giáp cơ động dịch đội hình lên qua Búa Lớn. Các đơn vị của Trung đoan 273 mới được thông báo sẵn sàng tiến công địch. Anh em tôi mới thở phào nhẹ nhõm. Nhưng cũng vẫn chưa biết ý định kế hoạch tổng thể của chiến dịch.

*

*      *

        Trong thời gian bộ đội ở bên bờ Tây sông Vàm cỏ nhận lệnh chờ đợi thì ở phía bên bờ Đông thuộc khu rừng xã Phước Vinh, huyện Châu Thành, từ khu vực ngã ba đến Cây Sao tình hình rất khẩn trương. Bộ đội của trung đoàn 266 và trung đoàn 270, cùng các đơn vị phối hợp là công binh, pháo binh, thông tin đang vội vã, khẩn trương làm công tác chuẩn bị cho cho đêm luồn sâu đánh địch. Luồn sâu xuyên qua đội hình địch, vào sau lưng chúng để bao vây, đánh hất ngược lên và chặn quân tăng viện của chúng. Các đơn vị trong sư đoàn đều đã thực hiện phương thức luồn sâu đánh địch và đã góp phần làm nên chiến thắng.

        Cả khu rừng Phước Vinh đầy người cùng xe pháo và các loại vật liệu thùng phi, thanh ván, đây cáp làm cầu phao. Nhiều đơn vị phối hợp, phối thuộc, nên đây thông tin chằng chịt như mắc cửi. Vì tất cả chỉ được dùng thông tin hữu tuyến. Dọc ra tới bờ sông, các chiến sĩ tiểu đoàn công binh, đang bí mật rà gỡ mìn, phát cây mở đường, dọn bãi, đưa pháo 105 ly và pháo 85 ly, pháo 155 ly vào chiếm lĩnh trận địa.

        Đêm 22 tháng 12, trời hôm đó thật tối. Tiểu đoàn 9 bí mật vượt sông bao vây Phum Tà Miên. Thông thường đêm tối luồn sâu mới bảo đảm được bí mật đội hình luồn sâu. Nhiệm vụ của tiểu đoàn 9 là chốt chặn, bảo vệ cho tiểu đoàn công binh ghép cầu phao an toàn.

        Đến gần 1 giờ sáng ngày 23 tháng 12 cầu phao đã bắc xong, 1 giờ 15 phút ngày 23 tháng 12 tiểu đoàn 9 bất ngờ đánh chiếm Phum Tà Miên. Mở thông đầu cửa mở làm hành lang cho 2 trung đoàn hành tiến luồn sâu.

        Dẫn đầu đội hình vẫn là các đồng chí trinh sát. Được sự dẫn đường của anh em du kích địa phương. Là người sinh sống lâu năm ở đây nên các đồng chí du kích rất thông thuộc địa hình, họ nắm rõ từng bờ kênh, gò đống, các địa danh đường rừng.

        Toàn đội hình của hai trung đoàn gấp rút hành quân vượt rừng thưa, lội ruộng và lội qua các kênh rạch chằng chịt của hệ thống kênh rạch Nàng Dinh. Tiến sâu vào đất địch tạo thế bao vây nhiều lớp khu rừng cấm Năm Căn -  Hòa Hội. Chia cắt lực lượng phía trước và phía sau của Pôn Pốt. Chia cắt đội hình địch, xé nó ra làm đôi để chúng không có cơ hội tiếp ứng cho nhau, ta dễ tiêu diệt gọn. Đến lúc này, dài kỹ thuật thuộc ban Hai nắm địch qua thông tin vô tuyến của ta đã nhận được điện của chúng cho biết, chúng vẫn chưa biết được kế hoạch đánh lớn của ta. Chúng vẫn đang nghĩ lực lượng đánh Phum Tà Miên chỉ là lực lượng nhỏ của ta. Vậy là địch đang lún sâu vào sai lầm. Trong chiến tranh sai lầm lớn nhất là không nắm được đội hình lực lượng đối phương.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #165 vào lúc: 01 Tháng Mười Hai, 2017, 12:34:45 pm »


        Phía Tây -  Tây Bắc rừng Hòa Hội, trung đoàn 14 của sư đoàn 7 đã xuất trận. Trung đoàn 201 cũng đã được lệnh sẵn sàng xuất kích. Sự phối hợp chuẩn bị của trận đánh lớn đã rất thuận lợi, giờ G đang tới gần. Sấm chớp, dông bão của ý chí, của mưu lược nghệ thuật quân sự, của sức mạnh tổng hợp Quân đội ta chuẩn bị nổi lên. Với sức mạnh vô song của một đội quân đã đánh là thắng. Bao nhiêu căm thù chất chứa trong lòng người lính, chúng ta trút hờn căm, trút bão lửa xuống đầu bọn Pôn Pốt man rợ. Phía Đông mặt trời chưa lên nhưng tia sáng đã ửng hồng chân trời, cả không gian dần bừng sáng, mùa khô ánh sáng lan nhanh. Giờ G đang rất gần.

        Trời tảng sáng nhưng ở khu vực rừng thì vẫn còn tối. Khoảng 5 giờ 20 phút, các lực lượng luồn sâu báo cáo về, đã vào được các vị trí cần đến. Các đơn vị đang điều chỉnh lực lượng bố trí cho phù hợp nhiệm vụ. Vì theo như kế hoạch trung đoàn 270 và 260 đều phải chia lực lượng tiến công vào hai hướng. Hướng một là đánh sâu vào đất địch chốt giữ ở những vị trí thuận lợi, quan trọng. Củng cố hầm hào đánh bọn trong nội địa đến ứng cứu cho đồng bọn, lực lượng phản kích này sẽ bị tiêu diệt, làm tan rã khi chưa đến nơi. Hướng hai là đánh ngược trở lại phía Đông, phía từ sau lưng địch, nơi có các đơn vị của Pôn Pốt đang đứng chân.

        Sáu giờ sáng, các hướng đánh đã vào đúng vị trí. Giờ G đã điểm! Các cỡ pháo hạng nặng bắt đầu khai hỏa, hàng trăm viên đạn xoáy gió lao vun vút nổ đúng vào đội hình địch. Các loại pháo 155 ly, 105 ly, pháo 85 ly, pháo 22 ly nòng dài từ các trận địa pháo ở khu rừng Phước Vinh, khu vực bờ Đông sông Vàm cỏ phía Bến Sỏi cùng lúc gầm vang. Tiếng nổ đầu nòng của pháo rền, đanh, vang như sấm. Đạn pháo liên tục bay vo vo qua đầu chúng tôi vào mục tiêu đội hình bè lũ Pôn Pốt ở khu vực rừng Năm Căn -  Hòa Hội. Pháo binh của ta cấp tập bắn chế áp khoảng ba mươi lăm phút. Đúng 6 giờ 35 phút lệnh cho các đơn vị bộ binh xung phong. Lệnh tiến công địch phát ra từ các hướng, khắp các khu vực rộng lớn Năm Căn -  Hòa Hội như tan vỡ, rung chuyển mặt đất giữa tiếng pháo, tiếng nổ các loại súng trừng phạt lũ xâm lược. Tiếng hô xung phong của các chiến sĩ bộ binh trung đoàn 266 và 270 vang trời hòa cùng tiếng pháo, tiếng nổ của B40 -  B41 ùng -  oàng, ùng -  oàng liên tục.

        Mũi tiến công của tiểu đoàn 7 trung đoàn 266 tiến công thẳng vào sở chỉ huy trung đoàn 31, thuộc sư đoàn 703, ở khu vực Năm Căn. Sau gần 1 giờ chiến đấu, anh em tiêu diệt được rất nhiều Pôn Pốt. Bắt sống được 22 tên, thu gần 100 súng các loại.

        Tiểu đoàn 8, tiến công vào Phum Xa ha đánh trúng cơ sở hậu cần của sư đoàn 703. Bọn Pôn Pốt không kịp đốt kho hàng. Nhưng tại trạm quân y, chúng đã kịp xuống tay đập chết các thương binh của chúng trước khi tháo chạy. Hành động của bọn này thật ghê sợ.

        Trung đoàn 270 đã tiến công bằng nhiều hướng làm chủ ngã 3 đường 24 và khu vực Đông -  Bắc ngã 3 này. Tiểu đoàn 4 kết hợp với xe thiết giáp từ khu vực đường 13 đánh tạt sang. Lực lượng của Pôn Pốt ở đây sau một lúc chống trả đã vất bỏ nhiều trang bị vũ khí chạy tháo thân vào rừng để lại rất nhiều xác chết.

        Cùng lúc trung đoàn 14 cũng tiến công địch và làm chủ khu vực Ba Tra 1. Trung đoàn 201 đã nâng đội hình khu vực Phú Lợi.

        Lúc 13 giờ cùng ngày sư đoàn 2 kết hợp tiến công đã đánh chiếm khu vực Nam -  Sàm Rông. Như vậy là thế trận vòng cung vây gọn phía sau các trung đoàn của chúng trong khu vực Năm Căn -  Hòa Hội. Nơi chúng đang tập kết, ý định tiến công khu vực đường 13 -  Búa Lớn -  Bến Sỏi. Ta đã chia cắt được hoàn toàn các trung đoàn tiên phong của Pôn Pốt với chỉ huy sư đoàn của chúng. Ta cũng đã chiếm được cơ sở hậu cần chiến dịch của Pôn Pốt ở Bắc đường 24.

        Đến chiều lúc 15 giờ ngày 23 tháng 12 chúng ta bắt được sóng điện của bộ chỉ huy của Pôn Pốt điện cho các đơn vị của chúng với nội dung: “Ngừng tiến công vào đường 13 để quay về tập trung lực lượng đôi phó với đối phương”. Bức điện này thể hiện sự nao núng, muốn thay đổi chiến thuật của địch.

        Nhưng như thế thì đã quá muộn rồi. Còn đâu đường quay về để tạo lập âm mưu thâm dộc được nữa. Tất cả các nẻo đường chính mà địch tính rút lui đã có lực lượng của ta chốt giữ với đầy đủ hỏa lực.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #166 vào lúc: 01 Tháng Mười Hai, 2017, 12:35:06 pm »

   
        Lúc này ở bộ chỉ huy chiến địch, các vị chỉ huy sư đoàn, cùng các cơ quan tham mưu, tác chiến mới thật sự thở phào nhẹ nhõm. Sau khi bàn thảo, cơ quan chỉ huy nhận định tình hình địch như sau:

        Một là: Chúng tập trung lực lượng mạnh phản kích từ ngoài, hòng phá thế vây hãm của ta ở khu vực ngã 3 đường 24. Kết hợp với lực lượng trong rừng ở Năm Căn -  Hòa Hội đánh phá, mở vòng vây rút quân bảo toàn lực lượng.

        Hai là: Dùng các mũi nghi binh, phản kích bên ngoài. Tạo điều kiện cho các lực lượng bên trong, phân tán luồn lách trốn khỏi vòng vây.

        Ba là: Lực lượng bên trong vòng vây cụm lại cầm cự chờ lực lượng bên ngoài chi viện. Hợp lực giữ vững địa bàn Năm Căn -  Hòa Hội, chờ thời cơ tiếp theo.

        Song, qua phân tích bản chất và cách dùng binh của Pôn Pốt. Chúng thường “tránh né, tránh mạnh, đánh yếu, bảo toàn lực lượng” nên khả năng chúng sẽ chọn phương án 2. Nên bộ tự lệnh sư đoàn lệnh cho các trung đoàn nhanh chóng tiến công địch trong vòng vây. Kiên quyết ngăn chặn sự chi viện của chúng từ bên ngoài.

        Ngày 23 tháng 12 khi các mũi đã tiến công, đại đội tôi vẫn làm nhiệm vụ chốt giữ cứng khu vực đảm nhiệm. Các loại cối 60 ly, cối 82 ly, được lệnh bắn uy hiếp vào trong rừng. Lúc này, mọi người mới được biết toàn bộ kế hoạch của chiến địch đầu mùa khô này.

        Đúng theo phán đoán của trên. Đêm 23 tháng 12 bọn chỉ huy Pôn Pốt cho trung đoàn 21, trung đoàn 13. Từ trong rừng Năm Càn -  Hòa Hội đánh phá các khu vực trong vòng vây. Ý đồ cầm cự, bảo toàn trang bị, giữ căn cứ. Chờ chi viện bên ngoài giải thoát.

        Riêng sư đoàn 703 chúng cho phép trung đoàn 31 phân tán đội hình, luồn lách qua các chốt của ta về phía sau, quy tụ ở Công Pông Trạch. Chính vì thế ngay đêm đầu tiên, bọn lính sư đoàn 703 đã tìm đường rút lui. Suốt đêm các vòng vây quân ta ở các hướng đều gặp địch. Tiểu đoàn nào cũng bắt được nhiếu Pôn Pốt, thu được nhiều vũ khí, trang bị của chúng. Chúng đã bị vây chặt các hướng, đội hình bị rối loạn, từ bọn chỉ huy đến lính đều dáo dác tìm đường tính thoát thân nhưng đâu có được nữa.

        Ngày 24 tháng 12 Sư đoàn tiếp tục cho các đơn vị phát triển tiến công tới khu vực Cây Xoài, phía Tây Nam Năm Căn. Trung đoàn 273 bắt đầu nhận được lệnh rời điểm tựa để xuất kích từ hướng Bến Sỏi -  Búa Lớn -  Đường 13 để tiến công địch. Sau một đợt pháo, cối bắn tiêu diệt, phá tan đội hình chốt của địch, tiểu đoàn 1, tiểu đoàn 3 tiến công, đánh tràn vào rừng Hòa Hội. Tiếng hô xung phong như bị kiềm chế từ lâu nay bùng lên. Nên khi được lệnh xuất kích, lại từ trên cao đánh xuống, tiếng hô, tiếng súng của tất cả mọi người vang rầm trời. Đại liên đùng -  đùng -  dùng, 12,7 ly thùng -   thùng -  thùng bắn uy hiếp vào rừng, rồi bắn lên cao lấy khí thế cho bộ binh xung phong. Ai cũng làm mấy loạt súng vào bìa rừng lấy khí thế tiến công. Tiểu đoàn 2 kết hợp cùng xe bọc thép tiến công từ hướng Tây rừng Hòa Hội. Trước sức tiến công như vũ bão của trung đoàn 273. Bọn Pôn Pốt sau một hồi chống trả rồi cũng bỏ 12,7 ly, đại liên và ĐKZ cùng một số xác chết chạy sâu vào rừng. Các tiểu đoàn của trung đoàn 273 dàn hàng ngang tiến quân.

        Cũng ngày 24 tháng 12 ở ngã ba đường 24, bọn Pôn Pốt kết hợp với xe thiết giáp tổ chức phản kích vào các chốt của tiểu đoàn 5. Nhưng sau vài lần tiến công không lấy được chốt. Lại bị thiệt hại nhiều, tiểu đoàn 5 bắn cháy 2 xe bọc thép. Khiến chúng dừng lại, không dám tiến công nữa mà chỉ ở đằng xa bắn pháo, bắn ĐKZ tới các vị trí chúng dò trên bản đổ, những viên đạn pháo của chúng bay chệch ra ngoài.

        Sau khi tổng hợp tình hình, Thiếu tướng Hoàng Cầm, tư lệnh quân đoàn 4, chỉ thị cho Sư đoàn trưởng Vũ Cao:

        - Thời cơ tiêu diệt địch là đây. Phải vây chặt, phải tích cực truy quét địch hơn nữa. Không được để địch phá vòng vây chạy thoát.

        Chấp hành mệnh lệnh của tư lệnh quân đoàn, Sư đoàn trưởng Vũ Cao đã điều chỉnh lại thế bao vây địch của các đơn vị trong đoàn 341 và những đơn vị phối thuộc. Cụ thể là trung đoàn 266 vừa đánh địch, vừa địch chuyển đến bờ sông Vàm cỏ. Trung đoàn 270 vừa chốt đón đánh địch phản kích, vừa tạo thế bao vây hướng Tây - Tây Bắc. Trung đoàn 273 phát triển từ hướng Tây - Tây Nam Bến Sỏi, Búa Lớn vào sâu trong rừng Hòa Hội. Các trung đoàn 14, trung đoàn 201 và các tiểu đoàn thông tin, trinh sát, công binh, rải quân chốt chặn dọc sông Vàm Cỏ, đề phòng địch liều lĩnh vượt sông.
   
        Nhìn trên bản đồ, các vòng vây đã rất kín. Nhưng khu vực này là khu rừng rộng lớn hàng trăm cây số. Nên việc truy lùng và vây hãm cũng còn nhiều kẽ hở. Bọn Pôn Pốt vẫn có nhiều ranh ma để luồn lách, tránh né được. Chúng có thể vất hết các trang thiết bị, kho tàng, súng đạn nặng để chạy thoát. Chính vì thế mà các đơn vị truy quét tìm diệt bọn Pôn Pốt rất vất vả, một nhọc. Một số nhóm Pôn Pốt bị vây chật quá thì điên cuồng chống trả chứ không chịu hàng, trong đó có cả lực lượng thanh niên xung phong của chúng. Có những trận chiến rất khốc liệt đã xảy ra giữa ta và bọn Pôn Pốt tử thủ.
 
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #167 vào lúc: 01 Tháng Mười Hai, 2017, 12:35:24 pm »


        Ngày 25 tháng 12 hướng tiểu đoàn 1 và đại đội tôi đã gặp một toán Pôn Pốt mấy chục tên. Chúng lập cụm chốt ở đây, bọn lính này hung dữ, nã đạn điên cuống vào phía chúng tôi. Nhưng trước sức tấn công như vũ bão của quân ta, chúng khiếp đảm thấy đã không còn chống nổi. Chúng tìm đường thoát, thằng thì lao chạy lung tung, đứa lủi vào bụi ẩn núp, một số thì rút lựu đạn tự sát, trong số tự sát có cả các nhóm là nữ. Chúng chết trong tư thế ôm nhau chung một quả lựu đạn.

        Đêm 25 tháng 12 đại đội 1 của tôi chốt trong rừng. Lúc này chỗ nào cũng có địch. Nhưng anh em thường xác định, hướng đất Campuchia vẫn là hướng chốt chính. Vì vậy một số anh em hậu cần ở phía sau, đồm quá mệt, anh em mắc võng ngủ. Bọn Pôn Pốt mò tìm đường ra, mò vào đúng bộ phận anh nuôi của đại đội.

        Một đồng chí anh nuôi thấy động, hé mắt nhìn thấy chúng vén màn của đồng chí khác. Thật hồi hộp, nhưng cũng không dám kêu. Bọn Pôn Pốt cũng đã phát hiện ra là bộ đội ta. Nhưng cũng không dám làm gì, lẳng lặng bỏ đi tìm đường thoát. Qua cơn hoảng đồng chí anh nuôi vùng dậy hô Pốt- Pốt tất cả vùng dậy bắn loạn xạ một lúc. Rồi từ đó không ai dám ngủ. Không ai dám xác định đâu là phía sau, đâu là phía trước nữa.

        Ngày 25 tháng 12 các trung đoàn 266 - 273 - 14 vừa vây quét các khu vực Xóm Mới, Đầy Xoài, Ba Tra 1, Ba Tra 2. Các đơn vị chia ô tọa độ truy quét chiến thuật này rất hiệu quả, đã truy tìm được nhiều toán Pôn Pốt lẩn trốn. Chúng nhanh chóng bị tiêu diệt, hoặc bị bắt làm tù binh.

        Địch đã cùng đường, không còn nghĩ đến đánh trả trong vòng vây như lúc đầu nữa. Chiều ngày 25 tháng 12, sư đoàn 221 điện xin cấp trên của chúng cho phá hủy, chôn giấu vũ khí, súng đạn nặng để rút. Được tin trên qua dài kỹ thuật, Bộ tư lệnh sư đoàn 341 lệnh cho các đơn vị khép chặt đội hình, bao vây chặt địch ngay trong đêm để tiến công vào các mục tiêu cuối cùng.

        Đêm tối, trong rừng lại càng tối. Mặc dù mấy ngày liên tục quần đảo, truy quét tìm diệt Pôn Pốt được rất nhiều. Các đơn vị vẫn phải tỏa rộng ra các hướng, để phục kích đón lõng địch. Cơ quan chính trị và địch vận sử dụng du kích địa phương biết tiếng Campuchia kêu gọi địch ra hàng. Sáng ngày 26 tháng 12 trên hướng trung đoàn 201, bọn địch bắt liên lạc với ta đề nghị ngừng bắn để chúng cử đại diện ra gặp.

        Với lòng bao dung của Quân đội cách mạng, chúng ta đống ý gặp những tên chỉ huy còn sót lại. Trên thực tế, chúng ta có thừa khả năng tiêu diệt hết bọn chúng. Nhưng với lòng bao dung chúng ta mở cho chúng một lối thoát khỏi cái chết.

        Chúng ta căm thù bè lũ diệt chủng xâm lược Pôn Pốt, nhưng với nhiều binh lính ta hiểu họ củng là con em của nhân dân lao động bị bắt lính, bị nhồi sọ tư tưởng căm thù nước bạn, nên đây sẽ là cơ hội cứu thoát họ. Trong chiến tranh chúng ta luôn chủ trương đánh tan rã đội hình quân xâm lược, kêu gọi binh lính chúng ra hàng. Ngay trong những ngày đầu chiến tranh ở biên giới Tây Nam trước tội ác man rợ của lính Pôn Pốt. Quân ủy Trung Ương, Tổng Cục Chính Trị, Bộ Quốc Phòng cũng chủ trương đánh địch giữ vững biên cương, tiêu hao sinh lực địch bằng việc đánh tan rã đội hình địch. Về công tác chính trị, phải làm cho binh lính địch hiểu được chính nghĩa của ta, dẫn đến nhanh chóng kết thúc chiến tranh, giữ vững hòa bình để nhân dân dọc tuyến biên giới sống trong bình yên.

        Khi được gặp cán bộ của ta, viên chỉ huy địch còn sống sót rất run sợ. Cán bộ của ta nói cho nó biết tội ác của bè lũ Pôn Pốt, về chính sách khoan hồng của ta, hắn đã cúi đầu lắng nghe. Trước tình cảnh không còn đường thoát, hắn đã kêu gọi đồng bọn ra hàng. Tiếng kêu gọi tuyệt vọng của hắn đã khiến hàng trăm tên lính phần nhiều còn rất trẻ lục tục ra hàng. Chúng ta được lệnh đối xử tốt với số hàng binh này.

        Cũng trong ngày 26 tháng 12 trung đoàn 266 và tiểu đoàn 2, trung đoàn 273, vượt qua rạch Nàng Dinh đánh chiếm khu vực Bến Chùa, Tà Hét. Các trung đoàn 14, trung đoàn 201, tiểu đoàn 1, tiểu đoàn 3, trung đoàn 273 vẫn truy lùng, truy diệt địch trong rừng Hòa Hội - Năm Căn.

        Ngày 27 tháng 12 trung đoàn 266 được lệnh tiến công vào cao điểm 17. Đây là vị trí cuối cùng của địch đang lấn chiếm trái phép đất ta, ở khu vực Năm Căn - Hòa Hội. Sau hơn 1 giờ chiến đấu quyết liệt. Quân ta đã tiêu diệt được rất nhiều Pôn Pốt và làm chủ trọng điểm này.

        Trong những ngày này các đơn vị của ta và địch, cứ như trò trốn tìm trong rừng. Thấy bóng bộ đội ta, là các tốp Pôn Pốt chạy chỗ nọ sang chỗ kia. Chúng lẩn như cheo, như chuột. Có tốp địch liều mạng vượt bơi qua sông Vàm cỏ sang đất ta. Hoặc chạy vòng vèo mãi, rồi lại tới ngay khu vực cầu phao công binh ở bến Cây Sao. Rồi kết cục đều bị các lực lượng bộ đội, du kích Phước Vinh, huyện Châu Thành tóm gọn. Trong số này chúng ta bắt được cả tên sư đoàn phó, sư đoàn 340 của Pôn Pốt. Khi thấy bộ đội ta, tên này đã đầu hàng nhanh chóng. Một số tên trong ban chỉ huy của chúng đang trốn trong rừng, cạnh nương sắn của dân rồi cũng bị bắt hoặc đói quá, cùng đường phải ra hàng.

        Từ phía bên kia, lính Pôn Pốt bắn pháo hiệu và đạn vạch đường suốt đêm nhằm định hướng cho bọn chỉ huy và lính thất trận trốn chạy, quy tụ về Công Pông Trạch. Đến hết ngày 28 tháng 12 khi không còn hy vọng cứu thoát bọn trong vòng vây nữa. Những đợt tiến công các chốt của ta ở khu vực đường 24, đều không mang lại kết quả, mà lại còn bị ta giáng trả khiến đội hình chúng tan tác, tổn thất này rất nặng nề, rất khó khôi phục nổi. Bọn chỉ huy ở phía bên kia lệnh cho đám lính còn lại rút về lập phòng tuyến phòng thủ đường 10. Đội quân ở thế bại trận táo tác cố chạy về tuyến phòng thủ. Nhiều tên lọt vào trận địa phục kích của ta.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #168 vào lúc: 01 Tháng Mười Hai, 2017, 12:37:34 pm »

       
*

*       *

        Thế là ý định mùa khô 1978- 1979 với âm mưu thủ đoạn định đánh chiếm thị xã Tây Ninh của Pôn Pốt tan thành mây khói. Tết dương lịch năm 1979 bọn Pôn Pốt không có được mừng chiến thắng trong thị xã Tây Ninh theo như kế hoạch, thủ đoạn mà chúng rêu rao trên đài phát thanh và trước đám dông binh lính, trước khi mở đợt tấn công xâm lược lớn nhất sang đất ta. Ảo tưởng ngông cuồng của bè lũ Pôn Pốt bị tan vỡ.

        Trong lúc đó nhân dân Tây Ninh được chứng kiến những toán tù binh, hàng binh áo den, mặt mày xám ngoét, tóc tai xù xù bẩn thỉu, đầu quấn khăn rằn loang lỗ ủ rủ, lê bước nặng nề vào các trạm giam. Trong số này có cả tên sư đoàn phó sư đoàn 340 đã bị tóm gọn trong khu rừng Phước Vinh.

        Như vậy, kế hoạch chiến dịch mùa khô 1978- 1979 của Pôn Pốt phá sản đại bại. Các cánh quân của chúng bị ta bẻ gẫy và đánh cho tan tành. Đây cũng là trận đánh lớn, mang lại chiến thắng lẫy lừng của ta, đập tan ý dồ ngông cuồng xâm lược của chúng ở biên giới Tây Nam Tổ quốc ta. Cũng thêm những chi tiết thú vị nữa là, trong những ngày tiếp theo khi quân ta đã giúp lực lượng cách mạng của bạn tiến công địch giải phóng thủ đô Phnôm Pênh rồi. Nhưng ở khu vực rừng Năm Căn - Hòa Hội, rừng Phước Vinh nằm dọc bên bờ sông Vàm cỏ vẫn còn lẻ tẻ những tên Pôn Pốt bị bắt, hoặc từ trong rừng lếch thếch ra xin đầu hàng. Bọn này bị đói khát quá, sợ hãi quá nên đầu hàng để kiếm ăn, để được sống. Khi anh em ta nói là chính quyền cách mạng chân chính và quân Tình nguyện Việt Nam đã giải phóng Phnôm Pênh ngày 7 tháng 1 năm 1979 rồi, bọn lính này vẫn không tin.

        Cũng đúng thôi vì chỉ cách một tuần chúng còn tính đánh chiến sâu vào lãnh thổ ta khắp cả tuyến biên giới. Vậy mà chỉ một tuần mà thủ đô Phnôm Pênh được quân đội cách mạng Campuchia và sự giúp sức của Quân tình nguyện Việt Nam đã giải phóng hoàn toàn, làm sao mà chúng tưởng tượng nổi.

        Giờ đây sau gần bốn mươi năm, khi kể lại sự kiện lịch sử này, tôi nhớ đến từng chi tiết những sự kiện và cảm xúc chiến thắng vẫn còn nguyên vẹn. Vâng, ngày 23 tháng 12 khi chiến địch mùa khô 1978- 1979 trận đánh mở màn tiêu diệt quân Pôn Pốt lấn chiếm khu vực 5 xã thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh hoàn toàn thắng lợi. Thắng lợi hơn cả sự mong đợi của các cấp chỉ huy. Cùng anh em cán bộ chiến sĩ sư đoàn 341, các trung đoàn 201, trung đoàn 14, các đơn vị công binh, pháo binh, xe tăng, thiết giáp phối thuộc. Cùng sự hợp đồng với lực lượng dân quân du kích, bộ đội địa phương huyện Châu Thành, đã làm nên chiến thắng vẻ vang nhất trên biên giới Tây Nam. Trận đánh kết thúc đúng vào ngày 28 tháng 12 năm 1978.

        Ngày 28 tháng 12, đất trời Năm Căn - Hòa Hội chan hòa ánh nắng. Bầu trời nơi biên cương như đẹp hơn, xanh hơn, cao hơn, lộng gió hơn. Miền biên cương thanh bình, sau những ngày dông tố, bão lửa hờn căm của tiếng súng, tiếng pháo, tiếng hô xung phong. Sức mạnh của nghệ thuật quân sự, ý chí, truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc như sức mạnh vô song của Thánh, của Thần công lý giáng lên đầu thù. Dòng sông Vàm Cỏ Đông lại trong xanh hiền hòa, uốn chảy. Nhưng đã có lúc nước sông nơi đây nổi giận. Nước đã: “Dựng thành đồng”. Đã dìm bao xác thù. Những nhành lan rừng tỏa hương. Những bông mai vàng rực rỡ, sớm nở, khoe sắc. Đón chào chiến thắng trong niềm hân hoan, vui mừng tột độ của quân và dân Tây Ninh. Cùng các đơn vị chủ lực của Quân đoàn 4. Cùng vinh dự lớn lao khúc khải hoàn ca, dành tặng cho các chiến sĩ sư đoàn 341 Anh Hùng.

        Chỉ 5 ngày đêm liên tục chiến đấu, sư đoàn 341, được sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Bộ Quốc phòng và Bộ Tư lệnh Quân đoàn 4, cùng sự phối hợp nhịp nhàng của các đơn vị bạn đã đập tan 3 sư đoàn của Pôn Pốt.

        Âm mưu của địch là dùng các đơn vị này đánh vào chiếm thị xã Tây Ninh, sau đó tấn công chiếm cả một vùng rộng lớn của Việt Nam. Đó là ý định ngông cuồng, phiêu hiu của bè lũ Pôn Pốt.

        Trong thời gian ngắn, chỉ có năm ngày, ta đã tiêu diệt và làm tan rã 3 trung đoàn là trung đoàn 31 của sư đoàn 703, trung đoàn 23 của sư đoàn 340, trung đoàn 13 của sư đoàn 221. Ta đã diệt hơn 1000 tên, bắt sống hàng 100 tên cùng một số hàng binh, thu được gần 1000 khẩu súng các loại. Ta còn thu được 5 ô tô, 14 máy thông tin vô tuyến.

        Kết thúc trận đánh ta đã bắn cháy gần chục chiếc xe tăng và thiết giáp, phá hủy nhiều kho tàng cùng vũ khí, phương tiện chiến tranh của Pôn Pốt.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #169 vào lúc: 01 Tháng Mười Hai, 2017, 01:13:02 pm »

       
*

*       *

        Trận đánh Năm Căn rừng Hòa Hội tuy diễn ra một thời gian rất ngắn nhưng mang lại tầm chiến lược quan trọng của chiến địch mùa khô 1978 - 1979. Đây là trận thắng lợi đã mang lại kết quả vô cùng lớn lao, mang ý nghĩa chiến thuật, chiến lược lớn cho thế trận toàn biên giới. Nó không dừng lại ý nghĩa tiêu diệt địch và thu hồi vũ khí của Pôn Pốt, bắt sống được nhiều hàng binh, giành lại các vùng đất rộng lớn bên bờ Tây sông Vàm cỏ Đông đã bị bọn Pôn Pốt lấn chiếm mà còn tạo bàn đạp cho quân ta phối hợp với lực lượng vũ trang Quân đội cách mạng cứu nước Campuchia tiến sang giải phóng lần lượt từng tỉnh, từng vùng, từng quân khu, để cứu hàng chục vạn, hàng triệu nhân dân Campuchia trong các trại tập trung, khổ sai mà bè lũ Pôn Pốt dựng nên.

        Đây cũng không chỉ ở ý nghĩa, là chúng ta đã bẻ gãy một mũi nhọn trong chiến địch mùa khô của địch mà còn có một ý nghĩa sâu xa, to lớn hơn nhiều là diệt nhiều sinh lực địch, phá tan âm mưu thâm độc của bè lũ Pôn Pốt, khiến bọn lính sống sót phải rút lui sang bên kia biên giới trong thế tan rã.

        Đúng như lời Đại tướng Võ Nguyên Giáp ủy viên Bộ chính trị, Bộ trưởng Bộ quốc phòng đã nhận định thắng lợi này là đánh giá tầm vóc của trận đánh này:

        - Chúng ta đã đập tan cuộc tiến công quy mô lớn của bọn xâm lược Pôn Pốt - Iêng Xa Ki Quét sạch chúng ra khỏi bờ cõi, giành thắng lợi oanh liệt. Lập lại hòa bình trên biên giới phía Tây Nam Tổ quốc. Dập tắt lò lửa chiến tranh rất nguy hiểm ở phía Tây Nam nước ta.

        Trong những ngày này, cán bộ và chiến sĩ đại đội 1 chúng tôi sống trong không khí vui mừng khôn tả. Chúng tôi được hòa trong niềm vui thắng trận của sư đoàn và các đơn vị bạn trên toàn tuyến biên giới Tây Nam.

        Đơn vị chúng tôi được lệnh lập điểm tựa ở tại khu rừng giáp biên giới phía Tây của Năm Căn - Hòa Hội. Bề ngoài khu vực này im tiếng súng, thật sự thanh bình, với tiếng chim hót đâu đây. Nhưng thật ra chính nơi đây đang ẩn chứa những điều bất thường. Đơn vị chúng tôi nhận lệnh chuẩn bị công sự thật vững chắc.

*

*       *

        Một tin vui làm nức lòng mọi người. Đó là Mặt trận Đoàn kết Dân tộc cứu nước Campuchia ra đời và đã long trọng công bố bản tuyên ngôn lịch sử, tha thiết kêu gọi nhân dân và chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế, các đoàn thể quần chúng và các tổ chức dân chủ trên toàn thế giới đang đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, hãy giúp đỡ về mọi mặt cho cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Campuchia.

        Cán bộ, chiến sĩ, thanh niên xung phong trên toàn mặt trận biên giới Tây Nam đã đón nhận tin vui ấy với niềm vui khôn cùng. Rồi tin vui nữa lại đến, Quân đội cách mạng cứu nước Campuchia được thành lập. Chúng tôi, những người lính bám trụ đánh địch trên biên giới Tây Nam mấy lâu nay biết rằng, vận nước Campuchia đã đến.

        Tới ngày 31 tháng 12 thì đơn vị được mệnh lệnh vô cùng quan trọng: “Chuẩn bị tiến công sâu vào đất địch, theo tiếng gọi của Mặt trận Dân tộc cứu nước Campuchia, của nhân dân Campuchia, của dân tộc Khmer anh em”. Có thể nói, đây là tiếng gọi thiêng liêng của một dân tộc đang đứng trước nguy cơ bị diệt chủng.

        Từ cấp chỉ huy cao nhất đến người lính ở cấp cơ sở, nhanh chóng bắt tay vào chuẩn bị cho trận chiến quyết liệt hơn. Một số chiến sĩ mới được bổ sung vào các đơn vị. Bộ đội được cấp phát quân tư trang, bổ sung vũ khí, cơ số đạn. Không khí các đơn vị nhộn nhịp hẳn lên.

        Giữa lúc đó, tôi nhận quyết định điều động lên Ban chính trị trung đoàn 273 để nhận nhiệm vụ mới. Quyết định ghi rõ tôi phải có mặt ở trung đoàn gấp.

        Cấp trên điều chuyển tôi khi đơn vị sắp bước vào nhiệm vụ hết sức quan trọng, khiến tôi bất ngờ luyến tiếc không được ở lại cùng đơn vị. Nhưng ở trong một trung đoàn tôi vẫn được gặp, được làm cùng nhiệm vụ với đồng đội, đồng chí, bạn bè trong cùng đơn vị mang bốn số 1 thân yêu đã gắn bó với tôi một thời gian khá dài.

        Chiều ngày 31 tháng 12 năm 1978 khi hoàng hôn gần tắt, tôi bịn rịn bắt tay và ôm hôn từng anh em trong ban chỉ huy, từng anh em cán bộ, chiến sĩ trong đại đội. Những lớp người đã cùng tôi sống và chiến đấu bốn trăm năm mươi bảy ngày dọc miền biên giới Tây Nam. Cùng nhau chia sẻ ngọt bùi, đói, khát, lội sình, lội ruộng thâu đêm, để làm nên chiến thắng. Đã có biết bao lớp đồng chí cán bộ, chiến sĩ đổ máu hy sinh hay mang trên thân thể thương tật suốt đời.

        Họ đã cùng tôi tô thắm thêm truyền thống của đại đội, của tiểu đoàn, góp phần vào truyền thống hào hùng chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta. Đánh giặc, giữ nước của Quân đội Việt Nam anh hùng, dân tộc Việt Nam anh hùng.

        Chiều tối, tôi khoác bồng, vai đeo súng về Ban chính trị trung đoàn trong sự bất ngờ nuối tiếc của anh em và cả Ban chỉ huy đại đội. Tôi bước đi khi tia nắng cuối ngày gần tắt. Một cảm giác buồn đến khó tả. Bài hát: Chiều biên giới bỗng vang lên trong tôi với những đoạn ca từ: Chiều biên giới em ơi... có nơi nào xanh hơn, như chồi non, cỏ biếc, như rừng cây của lá, như tình yêu đôi ta... Chiều biên giới em ơi, đôi ta cùng chiến hào, tình yêu đẹp biết bao” đến thật da diết, xao xuyến, ngọt ngào, thiết tha nhớ nhung và củng thật xúc động.

        Nhưng trước mắt chúng tôi chưa phải là khoảng trời bình yên. Đáp lời kêu gọi của Chính phủ cách mạng lâm thời Campuchia, Quân tình nguyện Việt Nam phối hợp sát cánh bên Quân đội cách mạng cứu nước Campuchia, các cánh quân ta, trong đó có sư đoàn 341 đã lật cánh, chuyển sang thế tấn công như vũ bão quân địch, lần lượt giải phóng các tỉnh, các vùng, đưa nhân dân bạn từ các trại tập trung về phum sóc cũ sinh sống. Vậy là sự nghiệp làm nghĩa vụ quốc tế lại mở ra trang mới với những người lính tình nguyện Việt Nam trên đất nước Chùa Tháp.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM