Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Tư, 2024, 11:31:18 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Từ biên giới tây nam đến đất chùa tháp Tập 1+2+3  (Đọc 86027 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #130 vào lúc: 19 Tháng Mười Một, 2017, 11:37:26 pm »


        Bà nói với giọng phẫn uất. Tôi rất thông cảm vì biết rằng trước kia mọi người ở đây sống dư thừa đồ ăn, thức uống, nhiều hàng hóa ngoại nhập giá rẻ mà chất lượng khá cao, nay không còn nữa nên dâm ra hờn giận. Với người dân bình thường, dời sống hàng ngày, cái ăn, cái ở, cái mặc là quan trọng. Chỉ có người có trình độ học vấn cao, có hiểu biết văn hóa xã hội sâu sắc mới có tầm suy nghĩ xa, họ biết khó khăn gian khổ chỉ là tạm thời.

        Bây giờ tôi mới quan sát kỹ lại căn nhà và nhìn quanh phòng. Hình như phòng rộng hơn trước nhiều. Cái tủ lạnh để ở góc kia mà không thấy dâu. Tôi hỏi: "ủa, tủ lạnh má hư mang sửa hay sao mà không thấy?” Má cười trên nét mặt lộ những nỗi buồn, má nói: "Bán hết rồi con ơi! Không phải một nhà má mà rất nhiều nhà phải bán, từ tủ lạnh, ti vi, quần áo, tủ bàn ghế, đến xe honda, máy may. Những gì ngày xưa sắm trong hàng chục năm thì bây giờ lại bán đi chỉ trong mấy năm, bán ráo trọi rồi. Bán đồ đạc để lấy tiền mua gạo ăn, chớ để đổ đó mà người chết đói sao”. Tôi lại hỏi một câu rất ngớ ngẩn: “Ủa ai mua mà nhiều thế hả Má?” Má đáp buồn rầu và hơi hờn dỗi: “Thiếu gì người mua, nhất là số cán bộ ở ngoài Bắc vào, mua để có tiện nghi trong gia đình và họ mua để chuyển ra Bắc nhiều lắm. Ô tô, tàu biển, chuyến nào cũng chở đầy hết. Những thứ như xe đạp cũ thời trước còn tốt hay những đồng hồ ODO quả lắc hư đã lâu. Nay những loại xe môbilet cũ rích cũng được sửa lại, bán được tiền không đó”. Giọng bà trở nên than vãn. Đúng là cuộc sống người dân ở đây đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, công ăn việc làm thiếu nên không có thu nhập. Buôn bán cũng không dễ, vì hàng hóa khan hiếm thì lấy gì để bán và người muốn mua không có tiền để mua.

        Tôi lặng người đi, rồi nỗi buồn ập đến. Đúng là hiện tại cuộc sống của dân cả nước, nhất là ở miền Nam, đang gặp vô vàn gian nan, khó khăn thiếu thốn đủ đường. Trước kia, nghĩa là thời Mỹ chiếm đóng, để thực hiện âm mưu chiếm đóng lâu dài. Mỗi năm Mỹ viện trợ cho chính quyền Sài Gòn hàng tỉ đô la. Số tiền ấy được chuyển thành súng đạn, hàng hóa, có thể nói miền Nam tràn ngập hàng ngoại quốc, đến lúa gạo cũng nhập từ Thái Lan, Philippin, dân làm ruộng cũng chẳng cần trồng lúa làm gì nhiều, đồng bằng sông Cửu Long phần lớn hoang hóa. Chính hàng hóa nhiều và rẻ đã khiến sản xuất đình trệ, đồng tiền mất giá, kinh tế rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng. Khi Mỹ rút nguồn viện trợ bị cúp, chính quyển VNCH lâm vào thế kẹt toàn diện và đó cũng là một nguyên nhân dẫn tới sự sụp đổ chế độ một cách mau lẹ. Một chế độ quá phụ thuộc kinh tế vào nước ngoài, tới khi bị cắt viện trợ thì mau chóng sụp đổ. Hơn nữa, phụ thuộc kinh tế là phụ thuộc chính trị. Đó là qui luật.

        Nói cho cùng, chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc đi liền với vũ khí tối tân là hàng hóa tiêu dùng. Hàng hóa tiêu dùng là mặt tốt cho đời sống người dân, ở đời ai mà chẳng ham xài đổ tốt, thức ăn ngon. Nhưng điều đáng nói ở đây nguồn tiền để mua các thứ hàng ấy không phải do tự tay làm ra mà là đồ viện trợ, nhằm thực hiện mưu đồ của ngoại bang. Vậy nên, khi người tiêu dùng thứ hàng hóa trên lâu đâm nghiền và khi bị cắt viện trợ thì lâm vào hoảng loạn. Đó là thực tế không còn phải bàn cãi.

        Sau giải phóng chúng ta nhanh chóng khôi phục nền kinh tế miền Nam trong sự đổ nát. Cái gọi là phồn vinh giả tạo nhanh chóng được chứng minh. Sự hào nhoáng bên ngoài biến mất, còn lại là nền kinh tế sản xuất nghèo nàn, lạc hậu, quá phụ thuộc vào viện trợ của ngoại bang. Chính những học giả, chuyên gia trong chế độ cũ cũng phải công nhận là nền kinh tế miền Nam trước giải phóng tồn tại là nhờ viện trợ của nước ngoài.

        Khi viện trợ bị cúp thì sụp đổ.

        Chính phủ ta nhanh chóng khai khẩn đất trồng lúa ở Đồng Tháp Mười và khai hoang phục hóa trồng cây công nghiệp ở các tỉnh Nam Bộ khác. Đó là việc làm đúng đắn. Nhưng để có kết quả phải lâu dài, chứ không thể ngày một, ngày hai được mà phải năm năm, mười năm.

        Điều đáng nói ở đây là chúng ta chưa có chính sách thích hợp để quản lý thúc đẩy sản xuất, xuất nhập khẩu hàng hóa. Một số chính sách áp dụng lại sai lầm như đưa các cơ sở sản xuất hàng tiêu dùng vào tổ hợp sản xuất chung, vào hợp tác xã tiểu thủ công, vào công ty hợp doanh buôn bán. Rồi tệ ngăn sông cấm chợ, cấm hẳn hoặc cho rất hạn chế mang lương thực, thực phẩm từ nơi này sang nơi khác. Người buôn bán muốn chở lương thực lên thành phố, thị xã cũng không được. Chính quyền lại áp dụng chính sách mua lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm bằng tem phiếu, hình thức phân phối giống hệt như ngoài Bắc. Đó là hình thức phân phối thích hợp trong một xã hội chiến tranh. Sang thời kỳ hòa bình thì lạc hậu. Hòa bình cần hình thái kinh tế mới cho phù hợp để phát triển sản xuất, kinh doanh. Riêng về hàng hóa cần lưu thông, nơi này dôi thừa chuyển sang nơi khác thiếu. Riêng ở Nam Bộ thóc gạo, cá tôm, sản phẩm cày công nghiệp, trái cây rất dồi dào, rất cần nơi tiêu thụ là các thị xã, thành phố lớn, xa hơn nữa là nước ngoài, gọi chính xác là xuất khẩu. Sản xuất ra sản phẩm mà không tiêu thụ được thì làm sao mà tái sản xuất.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #131 vào lúc: 19 Tháng Mười Một, 2017, 11:38:47 pm »


        Những hạn chế về xây dựng kinh tế, quản lý xã hội ấy phải đến khi Đảng, Chính phủ ta chủ trương đổi mới tư duy về kinh tế, từ nền kinh tế bao cấp sang nển kinh tế thị trường, định hướng Xã hội chủ nghĩa, mới hiểu rõ, nhưng lúc ấy ít ai lý giải nổi.

        Chuyện trò với má một lúc, rồi tôi trở về chỗ đơn vị Lộc, em trai ở sân bay Tân Sơn Nhất. Đường phố Sài Gòn vẫn thế. Nhưng trong lòng tôi, thì thật nặng nề với bao nỗi niềm day dứt khó tả.

        Lộc và đồng đội tiếp tôi thân tình, mọi người vui khi thấy tôi khoẻ hơn. Sau này tôi được biết đơn vị của Lộc đang giữ nhiệm vụ quan trọng bảo vệ bầu trời thân yêu của tổ quốc. Đây là đơn vị trinh sát điện tử của Quân Chủng Phòng không - Không quân. Khác với các đơn vị ra đa thông thường, dơn vị này được trang bị khí tài hiện đại bậc nhất thời ấy. Chính vào thời điểm 1970 tại tuyến lửa miền Trung, đơn vị này đã nghiên cứu về máy bay chiến lược B52 của Mỹ, phát hiện máy bay từ rất sớm để cảnh báo địa điểm dịch có thể sẽ dánh phá để tránh thiệt hại cho nhân dân, bộ đội, thanh niên xung phong ở khu vực miền Trung. Đặc biệt, đây chính là đơn vị đầu tiên của Quân Chủng Phòng không - Không quân có thành tích phát hiện thông tin tình báo nhanh nhất, chính xác nhất trong chiến dịch Mỹ sử dụng máy bay chiến lược B52 đánh vào Hà Nội - Hải Phòng, góp phần quan trọng vào chiến thắng “cuộc tập kích chiến lược 12 ngày đêm” năm 1972. Quân ta đã bắn hạ nhiều pháo đài bay và bắt sống nhiếu giặc lái Mỹ. Với thành tích ấy, đơn vị được tặng thưởng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang.

        Khi cuộc chiến tranh Biên giới Tây Nam diễn ra quyết liệt, đơn vị của em tôi được lệnh cơ động vào Tân Sơn Nhất để cùng các đơn vị khác canh giữ, bảo vệ toàn bộ vùng trời phía Nam tổ quốc, phát hiện các hoạt động của không quân dịch, thông báo kịp thời cho bộ đội ta đánh chặn.

        Tôi mừng vì em trai đã trưởng thành, từng trải trong nhiệm vụ của một quân chủng đặc biệt quan trọng của quân đội ta.

        Đến năm 1978, khi tình hình biên giới phía Bắc diễn biến phức tạp, đơn vị của Lộc được lệnh cơ động ra Lạng Sơn. Ở địa bàn mới này, Lộc được giao nhiệm vụ trực tiếp phụ trách đơn vị mã thám nghiên cứu và nắm bắt các thông tin về không quân của đối phương. Do nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, anh em chúng tôi đã chia tay trong lặng lẽ và làm nhiệm vụ của người chiến sĩ ở hai đầu dất nước. Tuy vậy, anh em tôi vẫn hướng về nhau, để vượt qua gian khổ hoàn thành nhiệm vụ tổ quốc giao phó.

*

*       *

        Một tháng rưỡi miệt mài học tập, rèn luyện, kiến thức chúng tôi được bổ sung khá nhiều. Nhiều sự kiện thời sự như tại sao có chiến tranh biên giới, âm mưu của các thế lực phản động bành trướng, sự câu kết giữa chủ nghĩa đế quốc với các thế lực phản cách mạng trên thế giới, tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa diễn ra trong nước, trước đây tôi chưa hiểu hay chỉ hiểu mù mờ, nay đã sáng tỏ. Nhà trường cũng cung cấp cho chúng tôi kiến thức khoa học quân sự, nhất là hình thức tác chiến cấp phân đội, đại đội, tiểu đoàn. Chúng tôi được dự những cuộc hội thảo liên hệ giữa giáo án nhà trường với thực tế chiến trường.

        Kết thúc khóa học, nhà trường mời cán bộ cấp trên nói chuyện, về tình hình thời sự trong nước và quốc tế. Qua buổi nói chuyện, mới thấy được chúng ta đang gặp vô vàn khó khăn. Trong nước thiên tai diễn ra khắp các miền, tàn phá mùa màng, đời sống nhân dân một số nơi gặp rất nhiều nan giải. Chính quyền phải cứu đói nhiều vùng, chiến tranh biên giới Tây Nam đang rất quyết liệt “Lút Bắc, lụt Nam máu đầm biên giới/ Tay chống trời tay giữ nước căng gân". Về quan hệ quốc tế thì đang diễn biến phức tạp, chúng ta vẫn bị cấm vận kinh tế. Tuy vậy với bản lĩnh, tinh thần quật cường luôn sáng tạo những kế sách để vượt qua khó khăn, chúng ta chắc chắn sẽ giành thắng lợi.

        Nghe nói chuyện chính trị chúng tôi hiểu thêm nhiều thông tin giá trị. Khó khăn thì bao giờ cũng có và mãi mãi không bao giờ hết khó khăn của một đất nước cũng như một gia đình, một con người. Từ khi tôi trưởng thành, nhất là khi mặc áo lính, chưa bao giờ tôi nghe người lãnh đạo cao nhất của Đảng, của Chính phủ hay thủ trưởng các cấp nói rằng, bây giờ ta đã hết khó khăn. Ngay khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, ở Sài Gòn - Gia Định, trong cuộc liên hoan mừng thắng lợi thủ trưởng của tôi vẫn nói rằng, chúng ta đã chiến thắng vang đội, đã thu non sông về một mối. Nhưng trước mắt vẫn còn rất nhiều khó khăn, gian khổ nên người chiến sĩ phải luôn luôn nêu cao tinh thần cách mạng, cảnh giác với “viên đạn bọc đường”, phải ra sức học tập rèn luyện. Chỉ sau đó một thời gian ngắn, những điều thủ trưởng của tôi nói, chính xác hoàn toàn, một số tổ chức phản động nổi lên hòng phá hoại hòa bình, bè lũ diệt chủng Pôn Pốt- Yêng Xa Ri đem quân lấn chiếm, tàn sát nhân dân ta ở dọc biên giới Tây Nam, các tỉnh Đồng Tháp, Tây Ninh, đảo Phú Quốc, đảo Cô Tang ... Một cuộc chiến tranh nữa lại bùng nổ. Toàn dân, toàn quâ ta phải dốc sức để bảo vệ biên giới, hải đảo.

        Chúng tôi cũng hiểu thêm được bản chất phản động, tàn bạo của bè lũ diệt chủng Pôn Pốt. Chính bọn chúng đã rắp tâm phá hoại tình đoàn kết keo sơn Việt Nam- Campuchia.

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #132 vào lúc: 19 Tháng Mười Một, 2017, 11:40:13 pm »

 
       
*

*       *

        Thời gian này, trên tuyến biên giới địch vẫn ngoan cố đánh lấn đất đai của ta. Trên các phương tiện thông tin Pôn Pốt rêu rao với những cái gọi là thắng lợi của chúng. Bản chất phản động của chúng ngày càng bộc lộ.

        Qua ký sự Đường vào Nông Pênh Thiếu tướng Bùi Cát Vũ đã cung cấp cho chúng ta tư liệu về sự phản bội, âm mưu hiểm độc, ngông cuồng của bè lũ Pôn Pốt qua bản Nghị quyết Trung ương của chúng:

        -Duôn (An Nam) sau chiến tranh còn gặp nhiều khó khăn chồng chất, kinh tế kiệt quệ, nội bộ mâu thuẫn, ở miền Nam chính quyền chưa vững, tàn quân và tổ chức chống đối của chính quyền chế độ cũ còn nhiều, đang hoạt động phá hoại.

        -Về quân sự Duôn (An Nam) có quân đội mạnh, có kinh nghiệm chiến dấu, trang bị phương tiện nhiều, nhưng sau khi thống nhất thì tinh thần quân đội sút kém, tuy mạnh về quân sự nhưng yếu về chính trị, đang gặp khó khăn nên không đủ sức mạnh đánh lại chúng ta.

        - Về chiến lược thì kiềm chế không dám đánh sang đất Campuchia.

        Ta phải lấy tư tưởng chính trị làm chính, đưa chiến tranh sang Việt Nam, tấn công làm chính, phải tấn công dồn dập để Duôn không kịp trở tay.

        Qua trích dẫn ấy, chúng ta không chỉ thấy sự ngông cuồng mà nhận rõ bản chất đen tối, vô văn hóa khi chúng gọi Duôn. Đây chính là bản chất của kẻ có dã tâm xâm chiếm nước ta.

        Một trong những sai lầm của kẻ xâm lược là đánh giá đối phương theo tâm lý chủ quan, ngạo mạn, xem thường tất cả, chỉ có chúng là mạnh nhất. Để rồi khi nếm trải thất bại cay đắng, chúng mới rút ra được bài học thì đã muộn. Riêng với bè lũ Pôn Pốt, mang nặng tâm lý phân biệt chủng tộc, thủ đoạn bành trướng, xâm lược, nên luôn xúi bẩy, kích động hận thù với các nước láng giềng.
*

*      *
       Trên tuyến phòng ngự của quân ta dọc biên giới Tây Nam thời gian này chủ yếu chốt giữ đánh địch lấn chiếm đất đai, giết dân lành. Địch vẫn tổ chức bu bám các điểm tựa. Chiến thuật của chúng không mới, chúng thực hiện từ khi cuộc chiến diễn ra, nhưng ít nhiều gây khó khăn cho ta.

        Địa hình ở vùng này ở bên ta và Campuchia tương đối giống nhau, đều là những cánh đồng bằng phẳng. Điều khác biệt là dân cư bên này ở nhà trệt, bên kia ở nhà sàn. Bên này cơ cấu dân cư thành làng xóm còn bên kia là phum, sóc. Hệ thống phòng ngự của bộ đội ta có nhiều lớp, lực lượng tuyến đầu chủ yếu dựa vào công sự vững chắc, có hệ thống giao thông hào nối liền từ đơn vị này đến đơn vị khác, từ phía trước nối về tuyến sau. Chúng ta hạn chế đi chuyển quân hay để bộ đội đi lẻ hoặc từng tốp trên mặt đất. Bọn Pôn Pốt cũng bố trí những vọng gác, chòi gác ở trên các đồi gò hoặc ngọn cây, khi phát hiện ra ta chúng chỉ điểm cho pháo, cối bắn liền. Có giao thông hào liên hoàn, khi đánh địch lấn chiếm, bộ đội ta dễ cơ động để chặn và tiêu diệt địch. Ngoài ra còn có lực lượng cơ động dự bị của các cấp được bố trí gần sở chỉ huy sẵn sàng cơ động đánh tạt sườn và có thể vu hổi sau lưng địch đánh ngược lên. Lực lượng dự bị này do cán bộ chỉ huy, tham mưu các cấp chỉ huy nắm. Bọn chỉ huy Pôn Pốt rất sợ lực lượng của ta đánh tạt hai sườn và luồn ra sau lưng chúng mà đánh. Có phải chăng, bọn chúng từ phía sau cơ động lên phía trước khá xa, dễ bị lộ một khoảng trống. Lực lượng dự bị là quan trọng, một trung đội cũng phải rút ra một tiểu đội làm dự bị, cho đến một trung đoàn có một tiểu đoàn và một sư là một trung đoàn. Đó là chiến thuật phòng ngự có tính nguyên tắc để quán triệt tiến công trong nghệ thuật phòng ngự.

        Để có được một hệ thống công sự liên hoàn, vững chắc trên một cụm điểm tựa, bộ đội ta phải đổ ra không biết cơ man nào là công sức, đào đắp suốt ngày, đêm, trong mưa như thác cũng như dưới nắng như lửa nung.

        Hệ thống phòng ngự ở biên giới Tây Nam của ta đã tiếp thu kinh nghiệm của các đơn vị thời đánh Mỹ khi chốt chặn ở đường 13 Bến Cát của sư đoàn 7, ở Bầu Bàng của sư đoàn 9 và nhất là của sư đoàn 341 khi chổt chặn ở Châu Thành những ngày đầu năm 1975. Tuy vậy, sau một thời gian bảo vệ biên giới Tây Nam, các đơn vị trong sư đoàn chúng tôi đã đúc rút được kinh nghiệm tổ chức điểm phòng ngự kết hợp với phản kích địch trong mọi điều kiện.

        Hỗ trợ cho tuyến phòng ngự phía trước là hệ thống, những trận địa hỏa lực gồm pháo hạng nặng của quân đoàn, sư đoàn. Các cỡ pháo 105 ly, 155 ly có tầm bắn rất xa, sát thương đối phương lớn. Ngoài ra, còn có các loại hỏa lực của trung đoàn, như các loại cối, ĐKZ, đứng gần hơn với các điểm tựa, sẵn sàng hỗ trợ bộ binh khi cần thiết.

        Chúng ta cũng có hệ thống phòng không, pháo 37 ly đủ sức khống chế và tiêu diệt địch nếu chúng sử dụng máy bay oanh tạc làng ấp ta dọc đường biên.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #133 vào lúc: 19 Tháng Mười Một, 2017, 11:41:34 pm »


        Một hệ thống phòng ngự để bảo vệ biên giới như vậy là chắc. Nhưng do biên giới dài, nên có nơi lực lượng của ta phải rải thưa ra. Ngay các đơn vị của ta ở phía sau cũng bị địch lợi dụng nơi tiếp giáp giữa các đơn vị để luồn sâu vào nội địa tập kích, cài mìn, hòng cắt đường tiếp tế của quân ta.

        Về phía dịch, chúng tổ chức những căn cứ của các quân khu, sư doàn, trung đoàn ở phía sau. Từ căn cứ này, chúng tung lực lượng ra áp sát, bu bám các điểm tựa của ta ở sát đường biên rồi sử dụng hỏa lực mang vác như cối, 12,7 ly, ĐKZ bắn liên hồi nhằm chiếm điểm tựa và tạo cơ hội cho bộ binh của chúng luồn sâu vào các kẽ hở để tập kích. Đây là một chiến thuật được chúng áp dụng nhiều và một số đơn vị của ta lúc đầu đã mắc phải âm mưu, thủ đoạn này của chúng. Địch thường gọi chiến thuật ấy là “đấu nhọn, duôi dài” chúng học đường lối dánh du kích của một nước nào đó. Thời gian đầu, nhiếu người tưởng đánh giặc Pôn Pốt là dễ vì lực lượng của chúng không dông, không mạnh nhưng qua một thời gian đụng độ, thấy rằng bọn địch này xảo quyệt. Địch thường cho từng đơn vị nhỏ, lợi dụng địa hình, bóng đêm bu bám các điểm tựa của ta, bò dến thật gần rồi bất ngờ dùng hỏa lực, lựu đạn tập kích vào các điểm tựa. Trong tình hình đó, bộ đội ta khó xuất kích vì chúng đã cài những bãi mìn và hỏa lực của chúng ngăn chặn. Đánh một hồi là chúng rút ngay. Phải một thời gian sau, chúng ta rút ra kinh nghiệm, tổ chức vị trí phòng ngự theo từng cụm, mỗi khi địch tập kích, ta sử dụng lực lượng dự bị đánh tạt hai sườn, kết hợp đơn vị luồn sâu ra sau lưng địch đánh vu hồi. Chiến thuật của ta nhanh chóng đưa địch vào thế bị bao vây, trụ lại không được mà rút lui cũng không thoát.

        Thời gian này các đơn vị ở được giao nhiệm vụ khống chế ngăn chặn địch xâm lấn, tiêu diệt dịch khi chúng đến gần, đẩy chúng ra xa đường biên để nhân dân ta sản xuất. Lúa đã chín vàng trên đổng, bà con nông dân sắp bước vào vụ thu hoạch lúa.

        Trong họa có phúc, sau những trận lũ kinh hoàng lại trúng mùa lúa, được mùa trái cây và nuôi trồng thủy hải sản dạt năng suất cao. Cảm phục biết bao, đồng bào ta ở dọc biên giới, cho dù chiến sự ác liệt như thế mà vẫn bám làng ấp sinh sống, cùng với bộ đội giữ đất và sản xuất, chăn nuôi làm ra sản phẩm nông nghiệp. Hình như không có ấp làng nào dân bỏ đi. Đó cũng chính là lòng quả cảm của người dân dọc biên giới Tây Nam.

        Nói tới đất Tây Ninh là nhớ tới vùng cây ăn trái trù phú. Ở đây mùa nào có trái cây nấy. Đặc sản là bưởi, chôm chôm, cây điều, còn gọi là dào lộn hột, những vườn điều trải dài, mùa hoa trái dâng hương thơm ngát. Trái điều ăn khá ngon, hột điều dùng để chế biến món ăn, là mặt hàng xuất khẩu rất có giá trị. Bây giờ, sau khi khói lửa chiến tranh tắt mấy chục năm, Tây Ninh đã là vùng đất trồng mía, chế biến đường và xuất khẩu trái cây.

        Vừa qua, tôi có dịp trở lại Tây Ninh, tận mắt thấy những thay đổi của vùng đất một thời giặc đã, bom mìn này. Trên những vùng đất trước kia là điểm tựa của quân ta để ngăn chặn, tiến công binh lính bè lũ diệt chủng, bây giờ đã là xa lộ rộng dài nối liền với nước bạn, những cửa khẩu với những khu mua bán sẩm uất, những vùng rừng cao su, những miệt vườn cây trái trù phú. Ngắm nhìn biên giới bình yên, hối hả xe ra vào, người đi qua lại. tôi nhớ tới những ngày bộ đội ta bám điểm tựa nơi biên giới tổ chức phòng ngự đánh địch bảo vệ nhân dân sinh sống, làm mùa. Máu của đồng đội tôi đã đổ xuống cho cuộc sống thanh bình hôm nay.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #134 vào lúc: 19 Tháng Mười Một, 2017, 11:42:52 pm »

 
       
*

*        *

        Vào thời gian những tháng cuối năm 1978, trên hướng phòng ngự của sư doàn 341, địch nống ra sát đường biên, cho những đơn vị nhỏ áp sát rồi bất ngờ tập kích rồi nhanh chóng lùi về căn cứ.

        Trải qua một thời gian dài đánh địch, cán bộ các cấp trưởng thành rất nhiều. Trong đơn vị tôi cán bộ xuất thân từ khắp mọi miền. Tôi nhớ có nhiều cán bộ là học sinh miền nam như đồng chí Trần Bá Bình trinh sát tiểu đoàn 1, quê ở miền Trung tập kết ra Bắc lúc còn nhỏ. Anh Bình vào sư đoàn 341 từ ngày đầu thành lập (sau này anh Bình là đại tá, cán bộ chiến đấu Quân Khu 5)

        Cấp trên thông báo, có những dấu hiệu địch mở những đợt tấn công lớn nhằm thực hiện mưu đồ xâm lược nước ta. Còn chúng ta vẫn chờ đợi thời cơ. Không phải chúng ta không dám phản công địch mà là chờ thời cơ chín muồi.

        Nhớ lại năm ngoái, vào ngày 6 tháng 12 năm 1977, trong lúc địch mở cuộc tấn công sang Bến Cầu của ta, Bến Sỏi, Lò Gò, Cà Tum, Lộc Ninh... có nơi quân chúng vào sâu đất ta mấy cây số. Quân đoàn 4 , trong đó có sư đoàn chủ lực 341, phối hợp với lực lượng vũ trang tỉnh Tây Ninh, Long An đã mau chóng đánh tan rã gần hai sư đoàn địch, quét sạch bọn đẩu sỏ Ăng Ka ở Chi Phu, Kompong Trạch. Khi biết bộ đội Việt Nam phản công trừng trị bè lũ Pôn Pốt xâm lược, nhân dân các phum sóc đang bị giam cầm trong các trại tập trung đã nhất loạt đứng lên phối hợp với chiến sĩ ta vây bắt những tên ác ôn đang chạy núp trong các bưng biền, bờ ruộng. Bộ đội ta đã nhanh chóng đưa nhân dân ra khỏi các trại tập trung, cấp lương thực, thực phẩm cho người đang đói hoặc sắp chết đói, cấp thuốc chữa bệnh cho người đang ốm đau. Có những chiến sĩ quên mình cứu nhân dân bạn. Đối với những tên lính Pôn Pốt, bộ đội ta giải thích cho chúng về tội ác Pôn Pổt đã phản bội, giết hại chính nhân dân Campuchia, xâm lược Việt Nam là phá hoại tình đoàn kết của nhân dân hai nước rồi thả chúng về phum sóc. Từ chính sách nhân dạo của bộ đội ta, đã cảm hóa nhiều kẻ từng bị Pôn Pốt nhồi sọ rằng Việt Nam là kẻ thù. Họ đã giác ngộ. Những người lính ấy sau này đã tham gia vào lực lượng cách mạng cứu nước Campuchia. Đến ngày 6 tháng 1, chúng ta thu quân, khi thấy chiến sĩ ta thu dây diện thoại, nhân dân các phum sóc đã bỏ tất cả đi theo bộ đội ta, bộ đội ta đi tới dâu, nhân dân theo tới đó. Họ cho các chiến sĩ biết, chỉ có bộ đội Việt Nam cứu họ, khi bộ đội rút quân Pôn Pốt dến sẽ giết tất cả. Mà dúng thế, khi biết quân ta thu quân, lính Pôn Pốt đã lấn tới, đã có những loạt súng nhằm vào dân. Để tránh tai họa cho nhân dân bạn, bộ đội ta đã sử dụng mọi phương tiện để chở dân ra khỏi vùng chết chóc ấy. Chỉ trong ngày thu quân ấy, trên đường số 1 và 13 nhân dân Campuchia đã chạy sang đất ta lánh nạn gần ba vạn người. Bộ đội ngành hậu cẩn của ta và đồng bào Tây Ninh đã góp công, góp vật liệu xây dựng làng Bến Sắn để nhân dân bạn tạm trú.

        Giờ đây, sau hơn một năm chiến đấu, chúng ta đã dánh tan rã, dẩy lùi không biết bao nhiêu trận xâm lấn của địch. Có khi chúng huy động cả sư đoàn đánh sang đất ta trên diện rộng, có lúc chúng cho những tốp lính đánh lén kiểu tập kích rồi nhanh chóng rút chạy. Ta đã phản công sang địa bàn chúng đóng, nhưng rồi lại rút về. Bây giờ, tình hình chính trị đòi hỏi quân ta phải kiên nhẫn đợi thời cơ.

        Với một đơn vị chủ lực mạnh như sư đoàn 341 mà phải nằm im kiên nhẫn trông đợi thời cơ, trong khi địch thỉnh thoảng vẫn nã đạn sang đất ta cũng là việc không dễ. Nhưng mệnh lệnh của cấp trên là phải chấp hành nghiêm.

        Trong nghệ thuật quân sự, chờ đợi thời cơ đến là điều cần thiết. Chờ đợi nhưng các đơn vị vẫn tiếp tục chuẩn bị công sự, nắm địch thường xuyên, sẵn sàng đón đánh địch xâm lấn và cơ động khi cần.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #135 vào lúc: 20 Tháng Mười Một, 2017, 10:34:43 pm »

       
*

*      *

        Càng gần thời điểm cuối năm, khi mùa khô đến, tình hình trên toàn biên giới Tây Nam diễn biến địch phức tạp. Bọn Pôn Pốt đã dồn những sư đoàn chủ lực mạnh nhất của chúng ra sát đường biên. Chúng đã cho những toán thám báo vào sát các đơn vị của ta để nắm tình hình. Pôn Pốt rêu rao là chúng đã điều đến mười chín trong số hai mươi ba sư đoàn bộ binh để chuẩn bị dánh Việt Nam.

        Nhân đây tôi muốn dừng lại để trưng ra những tư liệu về địch để bạn đọc tham khảo. Ngay sau khi chiếm được Phnôm Pênh, bè lũ Pôn Pốt lập tức chia lãnh thổ Campuchia thành sáu quân khu, trong đó có đặc khu Phnôm Pênh và ba vùng đặc biệt. Theo tài liệu của chúng, từ năm 1975, chúng tổ chức được mười hai sư đoàn chủ lực, khoảng mười hai vạn quân, nhưng từ khi chủ trương đánh sang Việt Nam trên toàn tuyến biên giới trên đất liền và hải đảo, chúng huy động được hai mươi bảy sư đoàn, trong đó có hai mươi sư đoàn lục quân, còn lại là hải quân, không quân, xe tăng, dọc biên giới nước ta chúng bố trí đến mười bảy sư đoàn chủ lực, mỗi sư có khoảng sáu ngàn quân. Sau này, người ta mới biết rõ, với số dân Campuchia như thế, để thành lập hai mươi bảy sư đoàn là không thể đủ quân nên chúng đã bắt lính hết sức ráo riết, đã man, bắt cả người dang ở độ tuổi thiếu nên, thiếu nữ cầm súng. Chúng đã ngang nhiên vi phạm luật lệ quốc tế là cấm huy động người chưa đến tuổi thanh niên cầm súng. Nhưng với bọn diệt chủng, chúng đã từng giết hàng triệu người dân Campuchia thì chuyện chúng thực hiện bắt thiếu niên vào lính là chuyện bình thường.

        Trên hướng Tây Ninh, là hướng sư đoàn 341 đảm nhiệm, chúng bố trí lực lượng thuộc quân khu 203, chúng bố trí ba sư đoàn, trong đó có sư đoàn 4 bộ binh là đơn vị chủ lực mạnh nhất, và các lực lượng của vùng 20 và vùng 21, lực lượng ngang cấp sư đoàn. Quân số địch như vậy là khá đông nhưng do lính tráng, cả chỉ huy ô hợp nên không thể tác chiến tập trung được, chúng đành phải tổ chức từng cụm chốt, phòng ngự theo lớp, rồi huy động từng đội quân áp sát vào biên giới ta tập kích bất ngờ. Chúng cho rằng với chiến thuật ấy là để hạn chế quân ta phản công.

        Do mặc cảm, căm ghét trí thức và dân ở thành phổ, đô thị nên bè Pôn Pốt chú trọng vào huy động binh lính ở thôn quê. Chúng quan niệm chỉ có nông dân mới trung thành với chế độ. Đây củng chính là một trong những nguyên nhân khiến Pôn Pốt đuổi dân ra khỏi thành phố, đày ải, thủ tiêu trí thức, ngay khi chúng chiếm được. Sau này, chúng ta được biết thêm, trong các đơn vị quân đội Pôn Pốt, chúng xem người nào da đen, sức vóc mạnh là nòng cốt, còn những người nước da trắng, dáng thư sinh là dân thành phố, tiểu tư sản. Đây cũng chính là nguyên nhân gây mâu thuẫn trong nội bộ quân đội chúng.

        Qua thời gian, khi thấy Pôn Pốt đày đọa, giết hại không chỉ trí thức mà cả nông dân, đặc biệt là khi Pôn Pốt xua quân đánh lấn đất nước láng giềng Việt Nam, đông đảo binh lính và cả cấp chỉ huy đã tỉnh ngộ, đã có những cuộc nổi dậy từ quân đội. Sự phân hóa trong quân đội ngày càng lớn. Vì thế, Pôn Pốt luôn đổi vị trí đóng quân của các đơn vị từ nơi này sang nơi khác. Ngay ở quân khu 203, khi nổi lên nhiều vụ binh biến, Pôn Pốt đã thẳng tay thanh trừng, giải tán, đổi chỉ huy, phiên hiệu ba sư đoàn. Sự hoán đổi này gầy ra khó khăn lớn cho bọn chỉ huy là không nắm được địa hình, đối phương. Hơn nữa, với nền kinh tế hầu như bị triệt tiêu sản xuất, chỉ dựa vào viện trợ nước ngoài, nên xe cộ, xăng đầu ít, nên đi chuyển quân rất khó khăn, chúng phải bắt lính hành quân bộ điều đó làm suy giảm sức tác chiến của binh lính.

        Qua một thời gian đánh địch, các cấp chỉ huy của ta đã nhận thấy thủ đoạn của địch khi chúng mở những đợt tấn công, xâm chiếm với đội hình lớn là coi trọng phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Thông thường chúng sử dụng lực lượng cấp trung đoàn, sư đoàn, kết hợp với lính địa phương, đánh chiếm tới đâu là chúng đốt phá nhà cửa, cầu cổng, thảm sát người dân, hòng gây rối loạn cho đối phương. Chúng thường sử dụng lối bố trí đội hình đầu nhọn, đuôi dài, tiến công theo lối bậc thang, bảo vệ bàn đạp và hai bên sườn. Lối đánh này được Pôn Pốt sử dụng suốt cuộc chiến tranh nên ta đã nắm được.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #136 vào lúc: 20 Tháng Mười Một, 2017, 10:35:51 pm »


        Vỏ quýt dày, móng tay nhọn, chúng ta đã nắm rõ cách tác chiến đội hình lớn của Pôn Pốt, nhận ra ngay chúng bị gò bó vào một lối với cái gọi là chiến thuật du kích quá mô phạm, giáo điều, có phần đã củ kỹ. Đội hình dài lê thê của địch đã bị chúng ta bẻ gãy và tiêu diệt. Khi bè lũ Pôn Pốt phát động gây tội ác với Việt Nam, đặc biệt là giết hại dân thường thì chúng bị cấp chỉ huy, binh lính ở các đơn vị chống đối, ngấm ngầm hoặc công khai.

        Qua thông tin từ trinh sát, địch có hiện tượng chúng dồn quân về biên giới Tây Ninh, nhất là hướng rừng Hòa Hội. Hòa Hội là địa hình nhiều cánh rừng tràm, rừng nguyên sinh thấp, rừng cây đầu trải dài dọc phía Tây sông Vàm cỏ. Vê dân cư ở vùng Hòa Hội rất thưa thớt, bà con chủ yếu sống trong các ấp làng làm nghề trổng lúa, nuôi thủy hải sản, số hộ dân nghèo chiếm số đông. Không có đất đai trồng trọt, nhiếu gia đình phải sống bằng nghề làm mướn, thả câu, dặt trúm. Nhà cửa của nhân dân vùng này củng chỉ là nhà cột là cây gồ tròn chống lên, lợp lá dừa nước hay tấp giấy đầu. Dân gọi vui kiểu nhà này là nhà dá, nghĩa là đá một cái là dổ hoặc khi chuyển đi nơi khác thì đá đi không thương tiếc. Dân cư thưa thớt, phần lớn quá nghèo nên trường học phổ thông chỉ có mấy lớp tiểu học, khi chiến sự xảy ra, chính quyền sơ tán các cháu học sinh vào sâu trong nội địa để học hành, bảo dảm tính mạng.

        Từ đây cũng có thể rút ra bài học quí về bảo vệ biên giới. Khi dân quá nghèo, việc bảo vệ đường biên củng khó vì không tổ chức được các đơn vị dân quân, du kích, hơn thế chính quyền dịa phương cũng lâm vào tình trạng phải lo cho đời sống của dân, cứu trợ người đói, làm sao có điều kiện tổ chức canh phòng, tuấn tra, tham gia cùng bộ đội chủ lực dánh địch? Vậy nên muốn phòng tuyến biên giới vững chắc thì việc nâng cao đời sống nhân dân dọc đường biên là vô cùng quan trọng.

        Khi đời sống nhân dân dọc đường biên đủ đất đai canh tác, có cơ sở sản xuất hàng hóa, làng ấp sẽ đẹp hơn, vững bển hơn, mọi người sẽ tự bảo vệ tài sản của mình. Dân không giàu, nước sẽ không mạnh. Đó là câu nói rất dúng.

        Khi biết địch điều động các sư đoàn mạnh về hướng này, với ý dồ chiếm rừng Hòa Hội làm bàn dạp cho âm mưu đánh thốc vào thị xã Tây Ninh. Pháo địch đã bắn vào tận chợ Long Hoa. Bộ chỉ huy các cấp đã điều động các đơn vị chủ lực về hướng này, chuẩn bị công sự đón đánh, tiêu diệt sinh lực địch, đập tan tham vọng ngông cuồng của chúng.

        Trong thời gian này trên đất nước Campuchia đã có thêm rất nhiều cuộc nổi dậy của nhân dân và trong lực lượng địch ở các quân khu 109, chúng còn gọi là quân khu Đông Bắc, quân khu 560 - quân khu Tây Bắc, quân khu 203- quần khu Đông. Lực lượng đứng đầu các cuộc nổi dậy là những chỉ huy các đơn vị từ cấp tiểu đoàn đến quân khu, tôi hiểu người từng tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ, từng sống với cán bộ, chiến sĩ quân giải phóng miền Nam, họ rất hiểu Việt Nam. Qua thời gian thấy bè lũ Pôn Pốt giết hại nhân dân, xua quân xâm lược Việt Nam, phản bội tình hữu nghị hai nước là trái với đạo lý, đi ngược lại nguyện vọng, tình cảm của nhân dân Campuchia với Việt Nam nên họ nhất định phải nổi dậy đánh đổ. Khi bị Pôn Pốt đàn áp một số người đã chạy sang Việt Nam họ cho biết là nơi họ bị đày ải nhân dân đã nồi dậy và bị bọn Ăng Ka dàn áp nên phải chạy sang Việt Nam. Một tin tức làm nức lòng mọi người là chúng ta bắt được làn sóng điện vô tuyên của các nhóm ở các quân khu thông báo cho ta là họ đã nổi dậy. Sau một thời gian lại có tin, một số tỉnh như Can Đan, Công Pông Chàm những người chân chính trong hàng ngũ địch thấy được sự phản động, tàn ác của đám Ăng Ka khi chúng tàn sát nhân dân ở các trại tập trung, trong các công xã ngày càng man rợ, đã dứng dậy chống lại. Nhưng do lực lượng quá chênh lệnh, bọn Pôn Pốt đã đàn áp đã man những người chân chính, một số nhóm người đã chạy sang được Việt Nam và tập hợp những người yêu nước Campuchia ở các trại tị nạn để trở về đánh bè lũ Pôn Pốt, giải phóng đất nước. Tin tức ấy khiến mọi người nức lòng. Trên lý thuyết và thực tiễn, cách mạng nước nào phải do nhân dân nước ấy thực hiện.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #137 vào lúc: 20 Tháng Mười Một, 2017, 10:37:43 pm »

       
*

*      *

        Tin tức chiến sự, tình hình ở đơn vị vẫn đến với chúng tôi những ngày học ở Trường Quân Chính Quân đoàn 4. Cơ quan chính trị quân đoàn và nhà trường thường xuyên thông báo với chúng tôi tình hình thời sự trong nước và quốc tế, đặc biệt là tình hình ở Campuchia.

        Kết thúc khóa học, chúng tôi sống trong tình trạng lưỡng phân, nửa muốn được về phép thăm gia đình, nửa muốn về đơn vị gấp để chiến dấu.

        Nắm biết dược tâm trạng học viên, dồng chí chính ủy nhà trường tổ chức một buổi nói chuyện. Đồng chí lại nói về tình hình đất nước đang gặp rất nhiều khó khăn nan giải đòi hỏi cán bộ, đảng viên Quân Đội phải hy sinh chuyện riêng tư để tập trung làm nhiệm vụ. Rồi đồng chí bắt qua tình hình chiến sự ở biên giới Tây Nam. Cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam vẫn còn vô cùng gian khổ, ác liệt, địch dồn quân vào sát đường biên. Ta cũng đã có kế hoạch đối phó với bọn Pôn Pốt mùa khô tới, nhưng cụ thể thế nào còn trong bí mật. Chính vì những khó khăn trên, nên các đồng chí đừng có nói đến chuyện đi phép về thăm gia đình mà biên giới đang mong đợi chúng ta. Đơn vị đang mong chờ chúng ta. Các đồng chí phải về đơn vị gấp. Chiều nay trường sẽ tổ chức liên hoan chia tay với lớp học. Sáng mai có xe của quân đoàn đưa các dồng chí trở về đơn vị cũ.

        Một số người trong chúng tôi tiu nghỉu, thoáng buồn vì không được nghỉ phép. Thế là tôi cũng không đến được chỗ Lộc, em trai của tôi để chia tay nữa. Hồi đó chưa có điện thoại để liên lạc như bây giờ, viết thư thì mấy ngày mới tới và bây giờ ra ngoài gửi thư cũng khó nên đành chịu. (Em trai Trần Hoàng Lộc của tôi sau trưởng thành mang quân hàm Thiếu tá, cán bộ Quân chủng phòng không -  Không quân. Sau đó chuyển ngành, hiện nay là Vụ phó Vụ Pháp chế Tổng cục Hải Quan).

        Hôm sau vừa ăn sáng xong, đúng 7 giờ đã có xe đến. Vẫn là những chiếc xe tải chở hàng hóa, chở quân từng đưa chúng tôi về đây học. Anh em tôi nhanh chóng lên xe, trên xe lại vang lên tiếng cười đùa vui nhộn đầy chất lính. Chúng tôi còn trẻ nên ưu tư ít, vui buồn cũng chóng đi qua, qua rất nhanh. Hơn thế, đã mặc áo lính, khi nhận nhiệm vụ đều phải chấp hành một cách nghiêm túc, vui vẻ.

        Chiếc xe chở chúng tôi theo đường số 1, hướng biên giới Tây Nam thẳng tiến. Cách đây hơn một năm, từ căn cứ Long Bình chúng tôi cũng đi theo đường này ra trận. Lần ấy cả đoàn xe đi trong đêm là để giữ bí mật và dễ cho việc cư động xe tải hạng nặng, bộ đội chưa thật hiểu thực chất cuộc chiến tranh. Lần này chúng tôi đi ban ngày, cuộc chiến tranh biên giới đã công khai trên phương tiện thông tin, báo chí không chỉ ở trong nước mà cả nước ngoài. Nhân dân nhiều nước trên thế giới đã hiểu được tội ác dã man của bè lũ diệt chủng Pôn Pốt.

        Trên đường trở về đơn vị lần này, khi qua thành phố tôi chợt nghĩ dến những người quen biết ở quận 11, nhớ đến người em trai là Lộc, ở ngay sân bay Tân Sơn Nhất mà tôi không kịp tới gặp để tạm biệt. Nhiệm vụ của người lính bao giờ cũng phải thực hiện gấp.

        Tôi nhớ đến những đồng đội hành quân ra trận lần đầu ấy bây giờ nhiều người không còn nữa, các anh đã nằm ở các nghĩa trang, cả trên cánh đồng biên giới đầy cỏ năn ngập nước. Đó là các anh Nguyễn Sông Thao, Ngô Khắc Quyển, Trần Vinh, Ngô Duy Phôn, Nguyễn Duy Chinh, Nguyễn Văn Minh, Nguyễn Quy Nhơn cùng rất nhiều cán bộ, chiến sĩ ưu tú đã hy sinh trên biên giới Tây Nam. Nhưng cuộc chiến đấu ấy vẫn còn quyết liệt, đòi hỏi người lính phải hy sinh khi cần. Cho nên chúng tôi không được phép yếu đuối ủy mị.

        Xe bò lên lòng phà Bến Sỏi. vẫn là chiếc phà cũ công nhân kéo bằng tay, hỗ trợ cho cỗ máy có động lực quá nhỏ đưa chúng tôi qua sông. Những người phục vụ trên phà nhìn chúng tôi với đôi mắt thân mật, họ hỏi chuyện vui vẻ, đưa nước mời chúng tôi. Hình như những ngày những đêm đưa rất nhiều bộ đội qua sông rồi lại đón thi hài liệt sĩ qua phà về an táng ở nghĩa trang họ đã biết ra trận là chấp nhận sự hy sinh. Mà sự hy sinh của bộ đội cũng là bảo vệ cuộc sống bình yên cho nhân dân, trong đó có gia đình họ, bảo vệ công việc của họ. Nên họ nhìn chúng tôi những người lính già, những cán bộ, những sĩ quan qua phà để ra trận với thái độ và tình cảm thật sự kính nể, trân trọng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #138 vào lúc: 20 Tháng Mười Một, 2017, 10:38:54 pm »


        Qua phà, chạy một hồi nữa đã thấy rừng Hòa Hội, Búa Lớn. Dáng những cây thốt nốt xòe lá in lên nền trời lại hiện ra quen thuộc. Xe dừng lại khu vực cứ của trung đoàn 273 thân yêu của chúng tôi. Các đồng chí trợ lý cán bộ, tuyên huấn ra tận xe chào đón. Họ vui mừng vì đã có thêm nguồn cán bộ bổ sung vào các vị trí đang thiếu của trung đoàn.

        Đồng chí chủ nhiệm chính trị trung đoàn gặp gỡ chúng tôi ở sở chỉ huy. Chưa kịp uống xong ca nước, chúng tôi lại được nghe một bài giáo huấn ngắn về thời sự quốc tế, trong nước. Tiếp theo là tình hình trung đoàn cùng các đơn vị, từ ngày chúng tôi đi tập huấn. Cuối cùng đồng chí hoan nghênh chúng tôi đã đi học, trở về một trăm phần trăm quân số. Trước mắt các đồng chí ở đơn vị nào, thì cứ về đơn vị đó. Nếu có thay đổi nhiệm vụ, thì trung đoàn sẽ có quyết định điều động sau. Các đồng chí về cứ của đơn vị nghỉ ngơi. Nắm tình hình, rồi ngày mai tất cả trở về chốt của đại đội mình.

        Tôi đi bộ về cứ, khi đi ngang qua quán của Cúc, tôi ghé vào chơi. Chỉ có hai người em của Cúc. Họ vui, hồ hởi khi gặp tôi. Hỏi thăm tôi đủ thứ từ ngày tôi đi học, hỏi về tình hình Sài Gòn. Tôi chưa kịp trả lời thì họ đã hỏi sang câu khác. Không thấy Cúc, tôi hỏi:

        - Cúc đâu hả em?

        Đang vui bỗng thấy hai chị em chùng hẳn xuống, một cô nói:

        - Cúc hôm nay không sang. Từ hôm anh Phú về Sài Gòn Cúc buồn lắm. Làm sao anh để cho chị Cúc buồn thế? Anh đã nói gì để Cúc buồn chăng?

        Cô em nói tiếp:

        - Hồi này chị Cúc ít sang đây. Có mấy người bộ đội hay đến đây chơi. Có mấy anh ngỏ lời với Cúc, nhưng chị Cúc chưa nhận lời ai. Chị vẫn nói với em: “Chị chưa thấy ai được như anh Phú cả. Nhưng mà sao anh ấy quá cao xa, sống quá lý tưởng”.

        Nghe nói vậy tôi bật cười nhưng rối tôi lặng người, phải có cảm tình với mình lắm Cúc mới thổ lộ với mọi người như thế. Vậy thì mình đã có lỗi gì không? Có thể Cúc chưa hiểu hết mình thôi, mình đâu phải là người cao xa, dĩ nhiên đã là người thì phải có lý tưởng, nhưng mình đâu phải sống quá khô khan hay giáo điều. Mà mình chỉ là người lính có ý thức, có kỷ luật chấp hành nghiêm túc các quy định, nhiệm vụ của quân đội. Mà thôi! cũng may là hôm nay mình không gặp lại Cúc. Cũng không có ý định sang nhà thăm Cúc. Ngày mai mình lại ra điểm tựa sát đường biên, sống giữa cảnh giặc dã, bom đạn, nguy hiểm đến tính mạng cũng là chuyện có thể. Không gặp lại Cúc có khi lại nhẹ nhàng hơn. Tôi nhớ lại nhiều đồng đội mình trước khi ra trận có những mồi tình sâu nặng với những người con gái ở quê nhà hay ở vùng đóng quân nào đó, khi hy sinh đã để lại nỗi đau khôn nguôi cho họ. Đó là chưa kể tới người vợ trẻ khi có chồng hy sinh, nỗi đau còn lớn gấp ngàn lần.

        Tôi uống nốt cốc nước chanh, chào hai chị em của Cúc. Rồi trở về khu vực lán hậu cứ của đại đội 1. Hầm hào, với những cái lán thấp lợp tăng vẫn vậy. Anh Thú, anh Khi vẫn coi cứ. Các anh cho tôi biết đại đội 1 đã được bổ sung lính 1977 quê ở Thái Bình, lớp lính 1978 thì quê ở Hải Phòng, Hà Nội, Thanh Hóa. Lính mới nhiều, lớp nhập ngũ 1972 đến 1974 được xem là lính già tuổi quân, bây giờ còn có mấy người coi cứ lên làm, quản lý hay Quản trị trưởng. Quản trị trưởng là chức mới có sau này. cũng có một số người chuyển sang hệ chuyên nghiệp làm chuyên môn khác. Anh Đạc vẫn giữ chức đại đội trưởng, anh Tiến chính trị viên trưởng, anh Quang đại đội phó. Nghĩa là ban chỉ huy đại đội vẫn là những người như ngày tôi đi.

        Tôi nằm xuống cái giát giường gổ ghề làm bằng các cây gỗ nhỏ, khấp khểnh, cộm cộm dưới lưng. Giường đã chiến tất nhiên không được phẳng như những tấm giường phản ở nhà trường phía sau. Ngước lên trần, mái lán vẫn là những tấm ni lông kết lại mỏng mảnh. Anh em bẻ thân cành cây gác lên cho đỡ nóng. Một vài tia nắng chiểu rọi chiếu qua những lỗ thủng. Góc trong lán có những cái ba lô bẹp lép, gia tài của bộ đội ở mặt trận thế đấy. Chiều biên giới nào mà hiện lên trong bài hát trữ tình hay đến thế. Còn chiều biên giới của chúng tôi là đây là ở giữa đất trời nắng lửa, mưa dầm, người chiến sĩ sống giữa hầm hào, công sự, tay chắc súng sẵn sàng chờ giặc tới đánh và sẵn sàng tiến công địch khi thời cơ đến. Nghĩ cho cùng, người nhạc sĩ viết ca khúc Chiều biên giới cũng rất lãng mạn, chính sự lãng mạn ấy chắp cánh cho tâm hồn người nghe, gieo vào lòng người tình yêu cuộc sống, tình yêu Tổ quốc. Bài hát mà chỉ than vãn về gian khổ, tuyệt vọng đây người ta vào tâm trạng cô đơn, não nề là bài hát theo dòng nhạc vàng làm cho người nghe mất hy vọng, mất niềm tin cuộc sống, mất hết ý chí chiến đấu. Bài hát dẫu có viết về sự hy sinh, mất mát, ca từ vẫn phải trong sáng, không chỉ ngợi ca mà cần phải thắp cho người biểu diễn, người thưởng thức hy vọng để vươn lên.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #139 vào lúc: 20 Tháng Mười Một, 2017, 10:39:31 pm »


        Ngày mai tôi đến điểm tựa tuyến đầu. Bỗng nhiên tôi nghĩ lại tiếp tục những ngày dài nơi đầu chiến tuyến gian khổ, ác liệt đây, mình phải chuẩn bị tinh thần cao hơn.

        Chợt nghe tiếng đàn chim bay ngang trên vòm trời. Ngước nhìn lên, tôi lại nói thầm, mùa khô gần tới rồi nên trời đây lên cao xanh, nắng sẽ bắt đầu gay gắt hơn. Ai đã sống giữa mùa khô ở điểm tựa trên biên giới Tây Nam sẽ có ấn tượng chẳng bao giờ phai.

        Mỗi năm ở Nam Bộ có hai mùa rõ rệt, mùa mưa dầm dề, nước dâng tràn kinh rạch, đồng ruộng, cá mú nhiều, chim chóc từ đâu bay về rợp trời, ban đêm tiếng ếch nhái, côn trùng kêu rỉ rả bên điểm tựa. Thông thường mùa mưa bộ đội ít cơ động hơn. Thời đánh Mỹ cũng vậy, chiến dịch lớn thường mở vào mùa khô. Nhưng ở biên giới Tây Nam, mùa mưa Pôn Pốt xua lính sang tập kích nhiều vì chúng đoán mưa lớn quân ta không thể ở trong công sự được và cơ động cũng khó khăn. Khi mùa mưa đến, cái nắng, cái gió mang hơi nóng hầm hập, bụi cuốn tung khắp nơi, bụi xộc vào cả hầm hào. Rồi nước sinh hoạt cũng khan hiếm dần.

        Ngày mai tôi ra điểm tựa tiền tiêu. Tự nhiên tôi thoáng nghĩ, không biết cuộc chiến này, cuộc sống này kéo dài đến bao giờ? Không biết cấp trên có ý định xử lý cuộc chiến tranh này như thế nào? Nhưng rồi, tôi thấy mình rơi vào tâm trạng ủy mị nên cố xua đi ý nghĩ ấy. Tôi lại nhớ đến bạn bè, đến quê hương, bố mẹ già đang ở quê hàng ngày ngóng tin tôi. Miên man với những suy nghĩ ấy tôi ngủ thiếp đi. Cho đến khi choàng tỉnh khi anh em gọi tôi dậy ăn cơm tối.

        Thấy mâm cơm có mấy món ăn, thịt lợn kho mặn, rau muống luộc xanh non, tô nước rau trông bắt mắt, thật ra bữa cơm thế này là bình thường, nhưng tự nhiên tôi nhớ tới bữa ăn ở điểm tựa tiền tiêu.

        Bữa cơm của bộ đội bám điểm tựa, ở ban chỉ huy tiểu đoàn, đại đội cũng như chiến sĩ, bữa trưa chẳng khác bữa tối, hôm nào khá thì thêm vài miếng thịt lợn kho với đậu hủ, bữa nào anh nuôi không vượt đường đi chợ được thì ăn với thịt hộp nấu loãng ra, có khi chỉ là nước mắm. Rau xanh vốn là món ăn được người mình thích, không có rau thì bữa ăn nhạt đi, kém hấp dẫn. Nhưng ở điểm tựa kiếm được rau cũng không phải chuyện dễ, từ khi chiến sự xảy ra nhân dân ở vùng này không thể trồng được nhiều rau xanh. Còn rau rừng, gọi là thứ rau tập tàng, mùa khô khó kiếm. Hơn nữa, quân số đông, làm sao kiếm được đủ rau rừng. Vậy cho nên, khi đi tuần tra hay trên đường làm nhiệm vụ gì đó, thấy được cụm rau sam, vạt rau tàu bay là anh em chúng tôi hái bằng được đưa về để anh nuôi cải thiện cho bộ đội. Nhiều lúc tìm được nắm lá bua hay chùm trái me chua để nấu canh là bữa ăn ngon rồi. Lẽ thông thường là khi cuộc sống quá khó khăn, cái ăn, cái mặc thiếu thốn, người ta dễ xa lánh, thậm chí giành giật nhau vì miếng ăn. Nhưng với chúng tôi, trong gian khổ, đói khát, tình đồng chí, đồng đội lại gắn bó keo sơn hơn. Chúng tôi nhường cơm, sẻ áo cho nhau, dành cho các đồng chí sức yếu những món ăn ngon, đồ áo lành lặn hơn. Tình đồng chí, đồng đội nơi chiến tuyến là thế.

        Đó cũng là nét đẹp của bộ đội ta trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, đánh Mỹ và chiến đấu bảo vệ ở biên giới Tây Nam Tổ quốc.

        Dẫu cuộc sống khó khăn, gian khổ, ăn uống đạm bạc như thế nhưng người chiến sĩ trên biên giới Tây Nam không hề nao núng ý chí. Chúng tôi luôn tin tưởng chiến thắng sẽ về ta, bởi một lẽ, chúng ta là chính nghĩa. Chính nghĩa là chiến thắng. Đó là chân lý.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM