Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 08:01:45 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Từ biên giới tây nam đến đất chùa tháp Tập 1+2+3  (Đọc 86051 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #120 vào lúc: 18 Tháng Mười Một, 2017, 09:38:51 pm »

       
*

*       *

        Chương trình lớp tập huấn đã gợi mở cho học viên chúng tôi nhiều vấn đề về đường lối mới, nhất là tình hình trong nước, chính sách đối ngoại của Đảng ta trong thời kỳ mới.

        Chúng tôi nhận thức được sự phức tạp của tình hình. Trong nước, nền kinh tế vẫn gặp rất nhiều khó khăn, nông nghiệp tuy có phát triển nhưng vẫn chưa sản xuất đủ lương thực, thực phẩm phục vụ người dân, công nghiệp thiếu nguyên liệu sản xuất, thu nhập của công nhân còn thấp, một số kẻ xấu câu kết với đám phản động ở nước ngoài kích động, lôi kéo người vượt biên, nhiều nơi xảy ra tình trạng hỗn loạn. Về đối ngoại, chúng ta thiết lập bang giao với nhiều nước trên thế giới, địa vị, quốc thể Việt Nam ngày được nâng cao. Tuy thế, vẫn còn một số nước chưa hiểu rõ thực chất cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam là do bè lũ diệt chủng gây nên. Trước tình hình ấy, Đảng và Chính phủ chủ trương giữ vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, ổn định chính trị, đẩy mạnh sản xuất, lấy nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, từng bước nâng cao đời sống mọi mặt của nhân dân, chú trọng phát triển ngành giáo dục, tuyệt đối không để một nơi nào đó không có trường phổ thông, xây dựng thêm bệnh viện, phát triển ngành y tế ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người. Với đường lối ấy, nhất định chúng ta sẽ vượt qua khó khăn.

        Dự xong lớp tập huấn ở Cao Xá, tôi trở về hậu cứ đơn vị ở Búa Lớn, hậu cứ vẫn là những khu nhà thấp lợp tôn dùng làm kho để quân tư trang của bộ đội đang ở biên giới, anh em coi kho vẫn là người quen cũ. Không thể về kịp, tôi nghỉ một đêm ở đây, sáng hôm sau lên điểm tựa.

        Sau mấy ngày đi vẳng, mà cảm tưởng như là tôi đã xa đơn vị từ lâu lắm. Đại đội đã được điều động anh em từ khắp các đơn vị về. Anh Đạc làm đại đội trưởng, anh Tiến đảm nhiệm chức vụ chính trị viên trưởng, anh Quang giữ chức đại đội phó. Toàn là những cán bộ có bản lĩnh, có năng lực và nhiều kinh nghiệm chỉ huy trong chiến đấu. Cán bộ trung đội, tiểu đội, y tá cũng đã được điểu động về đủ. Người quen từ trước, người giờ đây mới gặp mặt, nhưng đều chan hòa, vui nhộn. Quân số của đại đội đã được gần năm mươi tay súng. Với số quân như vậy là gần đủ. Điếu quan trọng là phải đoàn kết, cùng chí hướng, yêu thương nhau trong cuộc sống, phối hợp tốt trong chiến đấu thì nhiệm vụ nào khó khăn mấy cũng hoàn thành.

        Tiểu đoàn còn biệt phái cả anh Dũng, cán bộ tác chiến xuống cùng ban chỉ huy tổ chức học tập các nghiệp vụ, kỹ thuật, chiến thuật cho bộ đội, nhất là chiến sĩ mới. Anh Dũng vốn từ cán bộ cơ sở lên nên rất thông thạo chiến thuật cơ bản, phương thức tác chiến ở điểm tựa. Lấy thực tế chiến trường, trận địa chốt là thao trường thực binh cho anh em. Nhất là anh em mới nhập ngũ những năm 1977, 1978 mới được điều từ phía sau lên. Chiến sĩ mới có trình độ văn hóa khá cao, phần lớn tốt nghiệp cấp 3, có người dang học dại học, cao đẳng, nghe tiếng gọi của Tổ quốc xếp bút nghiên lên dường ra trận. Về chính trị thì có các cán bộ trợ lý của ban chỉ huy trung đoàn, cán bộ tiểu đoàn, xuống từng trung đội, tổ chức học tập. Nâng cao bản lĩnh, ý chí chiến đấu, tình hình quốc tế, tình hình cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới. Nhiệm vụ chiến đấu và truyền thống của đại đội, tiểu đoàn, trung đoàn, sư đoàn. Tích cực củng cố hầm hào, ụ chiến đấu và hầm có nắp đất dầy. Nếu lính Pôn Pốt tập kích chiến sĩ ta có khả năng bám trụ, tiêu diệt, đánh bật chúng sang bên kia biên giới.

        Thời gian đi qua đã mấy chục ngày, nhưng dư chấn của trận đánh ngày 18 tháng 7 vẫn còn nặng nề. Nhất là trong tâm trí của cán bộ chỉ huy các cấp. Mọi người suy nghĩ, bàn tán, tại sao chúng ta lâm vào một thế trận để gây nên thiệt hại như thế? Vì sao cấp trên không có phương án cho hai mũi quân đột kích hai bên sườn địch hoặc một cánh quân vòng thật xa ra sau lưng địch đánh lên? Vì sao pháo binh hạng nặng cơ động lên hơi chậm? Những câu hỏi cứ được dưa ra. Đây không phải là lời oán trách mà là để rút kinh nghiệm cho thời gian, những trận đánh tới.

        Mối thù bè lũ Pôn Pốt chất cao. Từ khi chúng tôi tận mắt thấy cảnh người dân lương thiện ở các làng ấp, nông trường bị chúng sát hại bằng những loạt súng điên dại và cả những kiểu giết người, ném xuống kênh mương, xuống giếng khơi, vất ra vệ đường như tội ác thời trung cổ. Và sau này là những khi chúng giết hại bà con nông dân bằng mìn, bằng chất nổ.

        Cán bộ, chiến sĩ trong các đơn vị đều căm thù giặc hừng hực, mọi người mong được sớm ra quân tiêu diệt địch để báo thù cho đồng đội vừa ngả xuống. Riêng đơn vị tôi ai cũng thấy còn món nợ lớn với các đồng chí hy sinh vẫn nằm giữa cánh đồng ngập nước. Mỗi khi từ công sự nhìn ra hay đi công tác hướng nhìn qua cánh đồng ấy, hình dáng các anh hiện lên, chúng tôi không khỏi trào nước mắt. Ai cũng muốn tiến công địch ở bên kia bờ mương để đưa anh em về. Song hiện tại sư đoàn, trung đoàn, tiểu đoàn chưa có phương án tác chiến. Mà theo chỉ đạo toàn trung đoàn phải tổ chức phòng ngự tốt, chủ động đánh địch tập kích chứ chưa vội tiến công địch. Cấp trên dôn đốc chúng tôi nâng cao trình độ của cán bộ, chiến sĩ vê' mọi mặt, nhất là kiến thức bản lĩnh chính trị.

        Ở hướng điểm tựa trung đoàn 273 chúng tôi, bọn lính Pôn Pốt những ngày này cũng chưa có đấu hiệu tiến công lớn sang đất ta, đánh vào tuyến phòng ngự của ta mà chúng đứng từ xa bắn hỏa lực sang. Một số tên khác chốt trên bờ mương thỉnh thoảng bắn súng 12,7 ly, đại liên, nã đạn cối vào các địa điểm chúng đoán là điểm đứng chân các đơn vị ta. Có thể chúng bắn thăm dò phản ứng của ta sau cuộc tấn công bằng pháo dội lửa xuống đội hình chúng, khiến chúng khiếp đảm nên giờ đây bắn trả thù hay khiêu khích. Kiểu đứng từ xa bắn hú họa như vậy không mang lại tác dụng gì mà chỉ tốn đạn của chúng.

        Các đơn vị trong trung đoàn chúng tôi ra sức củng cố, chấn chỉnh hoạt động của các tuyến phòng ngự, đề phòng địch mở những đợt tấn công lấn chiếm.

        Sau này, chúng tôi được biết, ở hướng đó các đơn vị trong quân đoàn đảm nhiệm như sư đoàn 7, sư đoàn 9, địch dồn quân đến đối đầu, áp sát các điểm tựa rồi tổ chức những trận xâm chiếm qui mô lớn. Nhất là ở các hướng thuộc địa bàn dọc biên giới các tỉnh miền Tây Nam Bộ như Kiên Giang, Đồng Tháp. Địch tấn công không chỉ để thăm dò mà có chủ đích chiếm đất ta. Bộ đội ta làm nhiệm vụ ở những địa bàn ấy phải vất vả đánh địch trong điều kiệt khắc nghiệt của thời tiết, sự phức tạp của địa hình đồng ruộng, sông nước nhưng cuối cùng ta đã bẻ gãy các đợt xâm lấn của địch.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #121 vào lúc: 18 Tháng Mười Một, 2017, 09:41:14 pm »

       
*

*      *

        Cuộc chiến đấu chống bè lũ diệt chủng ở biên giới Tây Nam, so với hai cuộc kháng chiến giải phóng đất nước có nhiều điểm khác nhau. Hai cuộc kháng chiến ấy, chúng ta đánh địch chủ yếu trên đất nước ta. Còn cuộc chiến đấu ở biên giới, địch thường ở bên đất Campuchia rồi tổ chức tấn công ồ ạt sang đất ta hoặc tổ chức từng nhóm lấn chiếm, cài mìn bẫy trên những trục lộ dọc dường biên. Khi chúng ta muốn đánh địch, theo chiến thuật trả chiến tranh sang địa bàn chúng, và kết hợp cứu nhân dân Campuchia ở các trại tập trung thì thời cơ chính trị chưa cho phép. Điều đó gây không ít khó khăn cho ta. Ở cấp độ nào đó, thời gian này chúng ta đánh giặc vẫn chưa chủ động vì đợi địch đánh lấn mới nổ súng tiêu diệt. Chỉ đánh địch khi chúng xâm lấn sang đất ta, hạn chế tiến công địch trên địa bàn nước bạn. Với một sư đoàn chủ lực như sư đoàn 341 cách đánh này chưa thật tương xứng và gặp khó khăn vì thụ động. Chính vì thụ động nên sức tấn công của một đơn vị chủ lực hạn chế.

        Trên thực tế, cuộc chiến tranh giữ nước ở biên giới Tây Nam diễn ra dọc đường biên, lùi về phía sau chừng mười cây số là cuộc sống hòa bình, mọi người sinh hoạt bình thường. Đây là thuận lợi lớn vì phía sau người lính là hậu phương rộng lớn. Nhưng điểu đó cũng ảnh hưởng đến tâm tư người lính, nhất là chiến sĩ trẻ chưa từng trải. Vậy cho nên các đơn vị luôn luôn đề cao công tác chính trị, làm cho chiến sĩ hiểu được chiến đấu chống giặc xâm lấn, cướp phá dọc biên giới để bảo vệ cuộc sống yên bình cho nhân dân là trách nhiệm và cũng là vinh dự.

        Trở về đơn vị, tôi và cán bộ chỉ huy tranh thủ thời gian tổ chức cho chiến sĩ học mấy bài chính trị. Chủ yếu là nâng cao trình độ nhận thức bản lĩnh chính trị khi chiến đấu trong điểu kiện đất nước hòa bình, khắc phục mọi khó khăn, gian khổ để chuẩn bị bước vào giai đoạn quan trọng sắp tới. Chiến sĩ trẻ, tuổi trên dưới hai mươi, quê quán ở khắp mọi miền đất nước, có trình độ văn hóa khá cao, đa số tốt nghiệp cấp ba, vào bộ đội mới được huấn luyện mấy tháng rồi lên điểm tựa ngay, bản lĩnh chính trị vững vàng, nhưng thiếu kinh nghiệm chiến đấu. Tranh thủ thời gian, các cấp chỉ huy huấn luyện cho bộ đội kỹ năng tác chiến, phương thức bám trụ và phát triển tiến công địch ở điểm tựa trên biên giới. Đây là những kiến thức vô cùng quan trọng. Huấn luyện, trang bị kiến thức, kỹ năng tác chiến ở ngay mặt trận, lấy thực tế để chứng minh, sẽ làm cho chiến sĩ nhận thức nhanh hơn, sâu hơn, có cái nhìn thực tế hơn.

        Trong thời gian này, các đồng chí cán bộ quân sự, chính trị, hậu cần, cũng được cử đi dự các lớp tập huấn. Cuộc chiến đấu trên biên giới đã diễn ra một thời gian khá dài, phẩn lớn các đồng chí cán bộ đã trưởng thành mọi mặt, nhiều người từ chiến sĩ hay cán bộ cấp cơ sở tiểu đội, trung đội đã được thăng chức lên đại đội, kinh nghiệm chiến đấu nhiều, giờ đây mới được bổ túc thêm trình độ chỉ huy tác chiến ở cấp cao hơn. Đó là điều rất cần thiết để xây dựng, nâng cao sức chiến đấu của đơn vị.

        Sư đoàn 341 có truyền thống vừa chiến đấu vừa củng cố xây dựng đơn vị. Các cấp chỉ huy luôn chú trọng bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ, chiến sĩ ngay cả trên chiến trường. Nhờ thế, trình độ cán bộ luôn được nâng cao, đơn vị càng đánh càng mạnh
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #122 vào lúc: 18 Tháng Mười Một, 2017, 09:43:28 pm »

       
*

*      *

        Ở điểm tựa được một thời gian, đơn vị được bổ sung quân số, đội ngủ cán bộ gần đủ, tôi lại dược điều về tập hấn ở Trường Quân Chính Quân đoàn tại căn cứ Sóng Thần ở quận Thủ Đức một tháng rưỡi. Có lẽ từ khi nhập ngũ tới giờ, tôi mới dự lớp học dài ngày thế này. Cấp trên dặn dò dây là lớp học quan trọng, cứ yên tâm đi học, học cho tốt, mọi việc ở nhà có người khác đảm đương, học xong trở về đơn vị làm nhiệm vụ, cuộc chiến đấu này có thể còn lâu dài nên bổ túc trình độ cho cán bộ là rất cần thiết.

        Tôi về cứ của đại đội ở Búa Lớn lấy quân tư trang. Hậu cứ là nơi bộ đội gửi lại quân từ trang và những sổ sách, dồ lưu nfệm trước khi ra trận. Chúng tôi đều có một số quân tư trang gửi ở dây.

        Đến hậu cứ củng chẳng có ai tri kỷ để trò chuyện nhiều. Anh em trông coi hậu cứ phần nhiều sức khỏe kém, họ chỉ ra vào làm mỗi việc thu, giữ trả tư trang cho cán bộ chiến sĩ. Suốt ngày làm mỗi công việc giữ đồ đạc ấy nên anh em ở hậu cứ không có thông tin gì mới, tôi chào hỏi mấy câu xã giao và họ đáp lại những lời khô khan. Hình như không có điều kiện trực tiếp chiến đấu hoặc làm nhiệm vụ ở tuyến đầu nên trong họ cũng chứa đựng mặc cảm, ngượng ngùng.

        Lấy xong tư trang, tôi ra quán gặp và chia tay với ba chị em Cúc. Mọi người rất vui, vì tôi được về phía sau học tập. Nhưng với Cúc khi biết tôi về Sài Gòn, Thủ Đức học tập thì tỏ ra rất buồn. Cúc bịn rịn gần như là cố nén để không khóc thành tiếng. Phải chăng cô không muốn xa tôi hay lo học xong tôi chuyển đến nơi khác không về đây nữa. Thấy tình cảm cô dành cho mình, tôi cũng cố kìm nén xúc động nắm bàn tay Cúc nhỏ nhắn, rất mềm của cô gái mà lòng tôi trào dâng. Tôi muốn nói với Cúc rằng, học xong tôi sẽ về mảnh đất biên cương này, nhưng bao nỗi cảm xúc, nghẹn ngào khiến tôi không thốt được nên lời. Nhưng rồi tôi trấn tĩnh được và nghĩ, đây cũng là dịp để mình chia tay, chia xa tình cảm với Cúc, chấm dứt sự trăn trở những ngày qua. Giữa tình yêu mới đến, và nhiệm vụ nặng nề còn dài, sống chết chẳng biết đâu được. Nếu chẳng may tôi chết, Cúc sẽ sống trong nỗi đau thương suốt đời. Nghĩ vậy nhưng lòng tôi vẫn nhói đau, mình sắp đánh mất một tình yêu, một tình bạn không dễ gì có thêm trong đời. Chợt tôi nói thật to như đánh thức, như khỏa lấp những ủy mị tình cảm của tôi, của Cúc, của mọi người:“ Anh phải đi học tập và làm nhiệm vụ xa. Cầu chúc em cùng mọi người vui khỏe gặp nhiều may mắn. Chúc em thật sự hạnh phúc”. Cúc cúi dầu im lặng, đôi vai nhỏ run lên. Tôi bối rối nói thêm:“ Anh cảm ơn em đã dành tình cảm cho anh bấy lâu nay. Anh sẽ nhớ em, nhớ mãi. Anh có lỗi là không thể mang lại hạnh phúc lâu dài cho em được. Em tha lỗi cho anh”. Dứt lời tôi choàng tay ôm rồi hôn vào má Cúc, cái ôm, cái hôn thật nhanh. Rồi tôi củng như người trốn chạy, chạy thật nhanh về hướng xe ô tô cùng đồng đội đang chờ.

        Sau này khi có một gia đình êm ấm, tôi rất bằng lòng với một tổ ấm như thế, vậy mà nhiều lúc tôi nhớ đến cô gái Châu Thành, Tây Ninh có tên là Cúc. Tại sao, giữa thời giặc giã như vậy, Cúc vốn con gia đình khá giả, lại dành tình yêu đầu đời cho một người lính như tôi? Có phải tôi điển trai? Hoàn toàn không phải vì dạo đó người tôi gầy nhom, đen nhẻm. Có lẽ cô yêu tôi vì tôi là người chiến sĩ bảo vệ biên giới Tây Nam, rẻo biên cương thuộc tỉnh, cách làng xóm cô không bao xa. Có phải cô yêu tôi, thương tôi bởi tôi xa quê, thiếu thốn tình cảm? Hay như quan niệm đạo Phật, tôi và Cúc có duyên với nhau từ kiếp trước. Những câu hỏi ấy khiến tôi trăn trở bao ngày.

        Thế rồi hơn mười năm sau, có dịp tôi tìm về Tây Ninh, đến ngôi nhà riêng của Cúc, nơi mà tôi và em đã có nhiều kỷ niệm. Tới nơi, tôi chết lặng khi được tin Cúc không còn nữa.

        Khi tôi sang Campuchia làm nghĩa vụ quốc tế, giúp nhân dân bạn thoát khỏi họa diệt chủng, hổi sinh, thì Cúc lên xe hoa với một chàng trai. Đó là lẽ đương nhiên, con gái có thì cần phải lấy chồng. Vợ chồng Cúc sống hạnh phúc với công việc thường nhật, niềm vui, nỗi buồn bình thường như là lẽ đương nhiên của cuộc sống, rồi họ đón đứa con gái đầu lòng chào đời. Tưởng như gia đình nhỏ ấy sẽ hưởng hạnh phúc viên mãn trong một đất nước, làng quê thanh bình, nhưng rồi tai họa ập đến khi Cúc phát bệnh nặng. Gia đình đưa cô đi viện chữa trị. Hồi đó, bệnh viện lớn ở mãi tận Sài Gòn, bệnh viện ở Tây Ninh thiếu phương tiện, thuốc men không thật tốt nên bệnh không thuyên giảm mà nặng hơn. Thế rồi vào một ngày xấu trời, Cúc đột ngột ra đi. Cúc từ biệt cõi đời khi tuổi còn trẻ, để lại đứa con thơ dại.

        Trong nỗi đau bất ngờ ập đến, tôi thắp nén nhang dâng lên bàn thờ có di ảnh Cúc. Bức ảnh em chụp hồi thiếu nữ, gương mặt trong sáng, nụ cười rất tươi. Đời con người ta vốn khó biết trước được điểu gì, nhưng với Cúc, em đã sống một cuộc đời rất đẹp khi đất nước vừa hòa bình lại có giặc giã. Em mãi là người tôi luôn nhớ.

        Giờ đây khi tuổi đã cao, tôi thấy mình còn món nợ, một ao ước ngày nào đó được trở về bên mộ em dâng bó hoa Cúc vàng, loài hoa thường mọc trong vườn làng quê Việt Nam, tỏa mùi hương dịu dàng nhưng đọng lại rất lâu. Đó cũng là hoa em yêu nhất, loài hoa mang tên em.

        Để rồi thầm tặng em vần thơ tôi đã đọc ở đâu đó giống như tình yêu của em:

                                        Ta gặp nhau trong khói lửa chiến tranh
                                        Em gái tiền phương và người chiến sĩ
                                        Em dã dành cho tôi tình yêu trong sáng
                                        Tỏa dịu dàng như loài hoa em mang tên mình

                                        Ta đổ lỗi cho ai bây giờ? Kể cả chiến tranh
                                        Hay sự đời vốn thường ngang trái
                                        Trong tim anh em vẫn còn mãi
                                        Tiếng cười hồn nhiên, đôi mắt dịu dàng

                                        Dưới vòm trời biên giới dã bình yên
                                        Trong lòng đất mẹ Hãy ngủ nghe em !
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #123 vào lúc: 18 Tháng Mười Một, 2017, 09:44:37 pm »

       
*

*      *

        Trở lại chuyến đi tập huấn hơn một tháng ấy. Sau khi tạm biệt cô gái Tây Ninh xinh đẹp một cách vội vàng, tôi bước nhanh về chiếc xe tải đang đợi.

        Trên xe đã đông đủ, dường như còn đợi mỗi mình tôi. Anh em nắm tay tôi kéo lên xe. Tiếng ai đó hô to lên, đã đủ người. Tôi chưa kịp yên vị, xe đã nổ máy lên đường. Hình như lái xe muốn chạy kịp thời gian giao quân để còn về làm nhiệm vụ khác nữa.

        Xe chạy chầm chậm qua Búa Lớn. Khi ngang qua quán của ba chị em Cúc, tôi thấy cô cùng hai người em ra đứng trước cửa quán vẫy tay. Thoáng nhìn Cúc nét mặt không được rạng ngời như mọi ngày mà buồn buồn gượng cười, một tay vịn vào cô bạn, một tay giơ cao biểu cảm sự tiễn biệt chia xa, tôi rất xúc động.

        Trên xe hơn hai mươi dồng chí, đa số là lớp lính nhập ngũ năm 1972- 1974. Nếu như không có chiến tranh biên giới Tây Nam chúng tôi đã ra quân về quê cũ, tới nhà máy, xí nghiệp làm công nhân hay đi học các trường đại học, trung cấp. Vâng, hoàn cảnh đường binh nghiệp của chúng tôi đều khá giống nhau. Phải nói rằng do tình thế nên họ cũng được phát triển làm cán bộ giống như tôi. Phát triển lên làm cấp đại đội, tiểu đoàn là cán bộ quân sự hay chính trị đều do nhu cầu của từng đơn vị và năng khiếu sở trường của từng người. Đòi hỏi của tình hình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hay giúp nước bạn láng giềng, chúng tôi gắn bó đời mình theo binh nghiệp lâu dài. Gọi là làm sĩ quan suốt đời mình quả là vất vả và luôn phải gắn bó với mặt trận hay ở biên giới hải đảo, xa quê, xa gia đình, dĩ nhiên tình cảm thiếu thốn, vật chất cũng đâu có được dồi dào. Thời bấy giờ đất nước khó khăn trăm bề, kinh tế suy thoái, đồng tiền mất giá theo thời gian. Lương thưởng sĩ quan chỉ nhận theo dạng tượng trưng, chẳng thể giúp được bố mẹ, vợ con. Hơn thế, đa số người lính chúng tôi hoàn thành nghĩa vụ quân sự của một công dân rồi trở về quê hương, sống cuộc đời bình dị với công việc đổng áng hay làm nghề truyền thống của làng hoặc là kinh doanh như bao người. Một đời người được yêu, được làm chồng, làm cha, cuộc sống lứa đôi là hạnh phúc lắm. Đời sống tinh thần thì có cảnh sắc làng quê, thành thị, được dọc sách, nghe nhạc, vui chơi thế thao. Ra trận chỉ là khi đất nước có giặc, Tổ quốc cần, Nhân dân gọi. Đúng như lời nhạc sĩ Diệp Minh Tuyển đã sáng tác trong bài ca Hát mãi khúc quân hành, có câu ca từ rất hay: “Dù rằng đời ta thích hoa hồng, kẻ thù buộc ta ôm cây súng...”. Đúng là chúng ta luôn mong muốn yên bình để xây dựng đất nước giàu mạnh, đời sống nhân dân ngày một sung túc, hạnh phúc đến với tất cả mọi người, nhưng kẻ thù lại gây hấn, xâm lăng nên buộc chúng ta phải cầm súng chiến đấu.

        Trong đơn vị lớp lính nhập ngũ lâu năm như chúng tôi được xem là những hạt giống đỏ. Chúng tôi có nhiều kinh nghiệm trận mạc, bản lĩnh chiến đấu rất cao, phẩm chất chính trị vững vàng được cấp trên, đồng đội trẻ hơn tin cậy. Nhưng hầu như trong chúng tôi chưa ai được học qua các trường lớp bài bản, trong các trường đào tạo sĩ quan quân đội. Đó là hạn chế để chỉ huy bộ đội. Đây là dịp được trở về trường để tập huấn, bổ túc những kiến thức cấp cán bộ cơ sở. Muốn phát triển lâu dài, lấy binh nghiệp như là một ngành nghề thì chúng tôi cần vốn kiến thức cơ bản, được đào tạo trong các trường sĩ quan, học viện. Đó là vốn kiến thức khoa học quân sự của người chỉ huy cần có. Trước đây, nghĩa là sau giải phóng miền Nam, những cán bộ, chiến sĩ vốn là sinh viên nhập ngũ đa số trở về trường học tiếp, số còn lại giữ chức trợ lý tiểu đoàn, trung đoàn hay là tiểu đội trưởng, trung đội trưởng. Vốn là những người có văn hóa, giàu lòng tự trọng, cấp trên phân công việc gì chúng tôi làm việc đó, không hề phàn nàn. Nếu như không có cuộc chiến tranh biên giới chắc rằng bây giờ chúng tôi sẽ là công nhân hay cán bộ quân đội làm nhiệm vụ kinh tế rồi. Sư đoàn 341 cũng đã là sư đoàn xây dựng kinh tế, làm giàu của cải, vật chất cho đất nước. Riêng tôi, trước khi nhập ngũ cũng làm trong xí nghiệp nên vẫn hằng ao ước đất nước hòa bình để làm việc trong nhà máy, xí nghiệp, nông trường. Sống cuộc sống bình thường trong đất nước yên bình, đó là ước mơ của chúng tôi. Suy cho cùng, mục tiêu của chiến đấu chống giặc của chúng ta cũng là để được sống trong bình yên. Nhưng ở đời, đâu phải cứ ước mơ là được. Nhất là người lính, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc luôn hàng đầu.

        Xe chở chúng tôi đến căn cứ Sóng Thần, quận Thủ Đức cũng khoảng 11 giờ trưa. Mọi người nhanh chóng nhận phòng nghỉ, rửa mặt mũi chân tay cho hết bụi đường rồi xuống nhà bếp ăn cơm. Bữa cơm đầu tiên của trường Quân Chính Quân đoàn 4 có thịt kho, đậu phụ, rau muống luộc và cơm thì được độn bằng hạt “bo bo”. Những năm tháng này, không phải chỉ có bộ đội phải ăn độn hạt này mà cả cán bộ, nhân viên nhà nước, công nhân, giáo viên, những người ăn gạo phiếu cấp hàng tháng, cũng phải ăn độn tới ba mươi phần trăm. Tuy đất nước hoàn toàn giải phóng đã mấy năm nhưng đồng ruộng nơi chiến sự diễn ra chưa phục hóa hết, vả lại, trình độ sản xuất của ta còn lạc hậu, cơ chế quản lý quan liêu bao cấp không tạo thành động lực phát triển nông nghiệp. Nguồn giống má thiếu loại giống cho năng suất cao, phân bón, nước để tưới tiêu thiếu nên năng suất lúa thấp. Một đất nước có hai vựa lúa hai đầu và miền Trung cũng khá nhiều ruộng đất mà thiếu lương thực, nghĩ cũng kỳ. Nhưng hồi đó chúng tôi cũng thấy bình thường, chia sẻ khó khăn với toàn xã hội, dù sống kham khổ cũng chẳng thốt lên kêu ca. Bây giờ nguồn lương thực quá dư dôi, mỗi năm chúng ta xuất khẩu nhiều triệu tấn gạo ra các nước, nhớ lại thời kỳ sau giải phóng nhiều kẻ chê bai, đả kích, nhưng thực tế chặng đường đi lên cũng phải có quá trình thời gian. Phải khi chúng ta phá được thế cấm vận cùa các thế lực nước ngoài, hội nhập với thế giới, sản xuất, kinh doanh mới phát triển.

        Chương trình tập huấn khá phong phú mang lại cho chúng tôi rất nhiều bổ ích. Chúng tôi được cập nhật tin tức thời sự trên thế giới và trong nước. Nhìn chung tình hình quốc tế diễn ra ngày càng phức tạp, bọn đế quốc, bè lũ phản động nổi lên tham vọng bành trướng trong khu vực. Trong nước, kinh tế vẫn còn rất nhiều khó khăn, nhất là tình hình ở biên giới diễn biến phức tạp. Với bản lĩnh của một dân tộc từng chiến thắng những tên thực dân, đế quốc đầu sỏ, chắc chắn chúng ta sẽ vượt qua khó khăn.

        Là những người lính từng trải qua cuộc kháng chiến chống Mỹ và bây giờ dương dầu với bè lũ Pôn Pốt ở biên giới Tây Nam, chúng tôi cũng hiểu được phần nào điều đó và không bao giờ đánh mất ý chí kiên định. Trong số cán bộ dự lớp tập huấn này, hầu như ai cũng nếm trải những lúc thiếu lương thực, đói khổ, những cơn sốt rét rừng quăng quật trên võng hay dưới căn hầm ở điểm tựa, có nhiều đồng chí đã từng bị thương. Dù đói khổ, dù tật bệnh nhưng chẳng ai kêu ca hay có ý nghĩ thối lui. Mọi người đều luôn mang tinh thần lạc quan.

        Hiếu học, ham hiểu biết vốn là một trong những phẩm chất cao quí của người Việt Nam chúng ta. Được đi học là chúng tôi mừng rồi. Ở đây, còn có nhiều sách, báo cho học viên đọc, hàng tuần tổ chức chiếu phim. Vậy thì còn gì hơn.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #124 vào lúc: 18 Tháng Mười Một, 2017, 09:46:27 pm »

       
*

*       *

        Trong thời gian học tập tại Thủ Đức chúng tôi sinh hoạt theo điều lệ đơn vị chính qui. Giờ hành chính lên lớp, ra thao trường, tối sinh hoạt văn nghệ hoặc họp chi bộ. Ăn uống theo chế độ nhà trường, tương đối đủ chất.

        Ngày chủ nhật, các học viên cũng được nghỉ ngơi. Lâu ngày ở mặt trận nên chúng tôi háo hức được đi chơi đây đó. Hầu như đều về thành phố, nơi mọi người có rất nhiều kỷ niệm. Rất nhiều người thân, nhiều nỗi nhớ trong thời gian hai năm làm quân quản. Hai năm đơn vị đóng quân ở đồn Cây Mai, làm quân quản các phường thuộc quận 11. Tôi quen thuộc những đường phố Sài Gòn, những con hẻm ở các phường Bình Thới, Phú Thọ, Cầu Tre, rất nhiều gia đình yêu quí tôi. Giờ đây tôi muốn trở lại thăm chốn xưa, người cũ.

        Từ Thủ Đức tôi lên xe lam đi vào nội đô thành phố đến khu vực sân bay Tân Sơn Nhất để thăm người em trai là Trần Hoàng Lộc. Lộc là bộ đội ra đa trinh sát điện tử, đứng chân ở ngay trong sân bay. Thấy tôi Lộc mừng khôn xiết, mấy người bạn cùng đơn vị cũng chạy đến chung vui. Trong thời gian tôi lên biên giới, Lộc không hề nhận được tin tức gì về tôi nên rất lo. Hình như Lộc có tâm sự với bạn bè về tôi nên mọi người như quen biết tôi từ lâu. Lộc và bạn bè thường chứng kiến hàng ngày máy bay chở thương binh đáp xuống sân bay Tân Sơn Nhất. Nhiều lần Lộc vào tận Viện 175 dò hỏi tin tức tôi nhưng biệt vô âm tín. Lộc chỉ biết rằng sư đoàn 341 tham gia nhiều trận đánh, nhiều chiến dịch rất ác liệt, bộ đội bị thương, hy sinh nhiều nên em rất lo lắng cho tôi. Hơn nữa, bộ đội hy sinh ở biên giới Tây Nam được báo về quê rất nhanh, khiến bố mẹ tôi cũng lo nên gửi thư hối thúc Lộc tìm hiểu tin tức về tôi. Những sự việc ấy dồn lại, khiến Lộc càng lo cho tôi gấp bội. Nỗi lo của Lộc dành cho tôi là tình máu mủ, ruột thịt, không gì thay thế nổi.

        Trò chuyện với Lộc và mọi người một hồi khá lâu, họ hỏi tôi về tình hình biên giới, về tội ác bọn diệt chủng. Vậy là cuộc chiến tranh ở biên giới rất được các tầng lớp quan tâm.

        Mấy người muốn giữ tôi lại dùng bữa, nhưng tôi cảm ơn và viện cớ có việc gấp phải đi làm. Một hồi sau, tôi mượn xe đạp của Lộc và tạm biệt mấy người bạn. Việc gấp mà tôi nói với mọi người ban nãy là đi dạo phố, thăm nơi tôi từng làm quân quản.

        Đường phố Sài Gòn vẫn đông dúc người đi. Những nam thanh, nữ tú, quần áo đủ các màu sắc lung linh sặc sỡ, thướt tha khêu gợi. Những dòng người xe đạp, xe máy, xe ô tô các loại cứ vội vã như đang chạy đôn đáo với cuộc sống mưu sinh, thường nhật bận rộn. Cứ nhìn thành phố và mọi người thế này, thì chẳng có biểu hiện gì của đất nước biên giới đang xảy ra chiến tranh, đang có nguy cơ xảy ra những diễn biến phức tạp trong đời sống xã hội. Những con đường, dãy phố cùng nhà cửa, với tôi vẫn thật thân quen, thật gần gũi, như tôi chưa từng rời xa bao giờ. Không thật định hình về hướng đi, điểm đến. Mà sao tay lái cứ băng băng thẳng hướng ngã tư Bảy Hiền theo dường Lý Thường Kiệt, qua trường đua Phú Thọ rồi tới khu vực chung cư Lý Thường Kiệt phường 7 quận 11.

        Tới đây khi xuống xe đi bộ tôi mới sực tỉnh ra con đường, cảnh vật quen đến kỳ lạ, tim tôi đập nhanh hơn khi nhớ đến bóng dáng một người con gái. Vâng, cô gái tôi quen thân thời quân quản chính là Thanh. Tôi thấy mình rơi vào tình trạng hồi hộp quá, nên phải dừng lại định tâm suy nghĩ, nhà Thanh ở kia. Chung cư Lý Thường Kiệt, lô A, tầng 3, phòng 308 nơi tôi đã ở đây cùng đội công tác sáu tháng nên nhớ như in. Từ nhà Thanh qua ba căn nữa là nhà chị Danh tổ trưởng dân phố. Đây là người con gái đã gieo vào lòng tôi bao nhiêu nhớ nhung, gieo vào hồn tôi bao kỷ niệm đẹp của thời trai trẻ sau giải phóng làm nhiệm vụ quân quản tại thành phố này.

        Khoảng tháng 5 năm 1976 sư đoàn 341 được giao nhiệm vụ quân quản thành phố Sài Gòn, trung đoàn 273 phụ trách địa bàn quận 11, tiểu đoàn 1 chúng tôi đóng quân tại đồn Cây Mai, bên đường Lục Tỉnh, bây giờ là đường Hùng Vương, để bảo vệ, góp phần xây dựng chính quyền mới ở các phường gần đó. Các đơn vị quân đội đã phối hợp với chính quyền địa phương, thời gian đầu một số phường chưa đủ cán bộ, bộ đội phải đảm nhiệm một số công việc. Bộ đội quân quản làm nhiệm vụ bảo vệ thành phố và góp công xây dựng chính quyền. Ngày đầu giải phóng cán bộ chính quyền thiếu và trình độ quản lý, điều hành công việc chưa cao, có những phường, khóm, cấp tương đương với khu phố hiện nay, chưa có cơ quan đoàn thể. Nhiệm vụ cấp bách lúc đó là lựa chọn thanh niên để tạo nguồn cán bộ cơ sở, cứu đói cho nhân dân lao động.

        Đơn vị lựa chọn cán bộ, chiến sĩ được xem là có thời gian công tác lâu, trình độ văn hóa cao, dân vận tốt, trực tiếp đến các phường , khóm giúp xây dựng chính quyển, vận động nhân dân ủng hộ cách mạng. Tôi là một trong những cán bộ, chiến sĩ đi đợt đầu tiên.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #125 vào lúc: 19 Tháng Mười Một, 2017, 11:32:40 pm »


        Trước khi làm nhiệm vụ quan trọng này, chúng tôi được dự một lớp học về công tác quân quản. Cấp trên rất chú ý bồi dưỡng đạo đức cách mạng cho những người làm nhiệm vụ được xem là phức tạp này. Thời gian này, sĩ quan, binh lính chế độ cũ đã bị đánh tan rã đội hình chạy về nhà hay trú nấp ở nhà người thân giữa thành phố. Rồi đám tình báo, gián điệp địch cài lại hòng thực hiện mưu mô lật đổ, gây bạo loạn chính quyền cách mạng bằng cách mua chuộc, cám dỗ bộ đội. Đó là một thực tế có thật, sau này không ít cán bộ của ta, có người từng trải trong chiến đấu, đã bị gục ngã với viên đạn bọc đường. Viên đạn bọc đường ám chỉ tiền bạc và gái gú của bọn phản động đánh vào cán bộ ta hồi đó. Vậy nên, tổ chức học tập, bồi dưỡng kiến thức, lý luận chính trị cho những người trực tiếp công tác ở quận, phường, khóm là rất cần thiết.

        Trong cuộc họp giữa chỉ huy đơn vị với ủy ban nhân dân cách mạng quận 11, nhiều đồng chí, trong đó có tôi được cử làm đội trưởng một đội công tác bốn người. Đội của tôi có anh Thành, anh Thi, anh Ngân. Chúng tôi được biệt phái về phường 7. Cùng với các đội công tác dân sự, làm công việc kê khai dân sổ, đời sống nhân dân, đặc biệt là các gia đình nghèo đói để cứu trợ. Ngoài ra còn nắm tình hình Tiểu thủ công nghiệp. Với tên gọi của đợt công tác có mật danh là X4. Đợt công tác này nằm trong chính sách cải tạo tiểu thủ công nghiệp của thành phố và toàn miền Nam. Bốn anh em chúng tôi về phường 7, được phường sắp xếp tạm ở tại căn hộ 308 lô A của chung cư Lý Thường Kiệt.

        Sau khi về ở đây mấy ngày được làm quen với chị Danh, người mà mãi sau này tôi coi như chị gái của mình. Chị Danh có dáng người hơi gầy, vui tính, hay nói chuyện, người có tính cởi mở dễ gần và thường là người tốt. Chồng chị là công nhân hãng nước ngọt Chương Dương, một nhà máy sản xuất nước ngọt lớn nhất thành phố hồi bấy giờ. Anh chị có hai cậu con trai khỏe mạnh, tuấn tú. Đứa lớn khoảng hơn chục tuổi, mập trắng. Mẹ gầy yếu nhưng con to khỏe là hạnh phúc lắm. Sau này chị tâm sự rằng từ lâu chị mắc chứng bệnh đau bao tử, không có điều kiện chữa trị nên thành mãn tính. Tôi hiểu thêm được cảnh người lao động ở thành phố này, cũng vất vả kiếm sống, tồn tại được giữa đô thị thời chiến tranh không dễ. Hàng ngày chị Danh phải mưu sinh bằng nghề buôn bán quần áo chợ trời. Buôn bán chợ trời chỉ được nhiều tiền khi có mánh khóe, láu cá, gian dối. Nhưng bản tính chị Danh của tôi lại thật thà, mộc mạc, nên lãi chẳng được là bao. Vợ chồng chị Danh rất quý tôi. Một hôm, chị nói vui: “Ở tổ chị có cô Thanh tổ phó, năm nay mới 16 tuổi xinh đẹp. Rất nhiệt tình với phong trào của tổ, đang tham gia với đoàn văn công của quận, thường đi biểu diễn khắp nơi, để tôi giới thiệu cho chú làm quen”. Tối hôm sau chị Danh hẹn tôi sang nhà. Rồi gọi Thanh sang nói lý do là có mấy chú bộ đội về công tác, hỏi thăm tình hình của tổ dân phố. Chị Danh nói trước với tôi: “Thanh còn trẻ, đang còn đi học. Rất nhiệt tình với công tác của tổ, là thành viên tích cực trong đội văn nghệ của quận. Từ sau giải phóng đã có nhiều chú bộ đội, công an, về làm công tác quân quản, kê khai nhân khẩu. Nhiều chú cũng đã có lời nhắm nhe để ý ”. Tôi nghĩ, có lẽ vì Thanh còn quá trẻ, chưa hiểu cách mạng, thấy bộ đội mộc mạc, tưởng họ không có trình độ, rói có vẻ không ưa. Bộ đội giải phóng sống chân thành, có gì không hiểu là họ hỏi, cho nên nhiều người tưởng họ ngố. Thực ra, phần lớn người chiến sĩ giải phóng có trình độ văn hóa, học vấn khá cao. Đơn vị tôi phần đông tốt nghiệp phổ thông cấp 3, nhiều người tốt nghiệp hoặc đang học đại học. Vả lại, từ ngày giải phóng hàng hóa khan hiếm dần, công việc chưa ổn định, nên người thành phố lâm vào khó khăn về đời sống. Thành ra một số người không ưa người đã giải phóng, mang lại hòa bình cho mình. Con người ta khi không ưa nhau thường có cái nhìn không chính xác.

        Thanh nói:

        - Trông họ cứ quê quê thế nào đó.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #126 vào lúc: 19 Tháng Mười Một, 2017, 11:33:43 pm »


        Quê đây có nghĩa là quê mùa, quan niệm của một số người ở đô thị thời đó xem thường người nhà quê lạc hậu nên gọi vậy. Thời miền Nam còn tạm chiếm, người nông dân ở miệt vườn xa xôi cũng trở nên xa lạ với dân thành thị. Phải vậy không mà còn có những biệt danh “Tư Ếch”, ám chỉ một dạng bà con nông dân làm nghề câu ếch. Không những vậy, còn có những bài vọng cổ nhạo giễu về Tư Ếch nữa. Đó là mấy bài Tư Ếch lên Sài Gòn, Tư Ếch đi chợ Sài Gòn, Tư Ếch đại chiến Vãn Hường.. .Với chế độ mới, hình ảnh người nông dân được đề cao, tuy người nông dân vẫn bị gọi với biệt danh là Hai Lúa, nhưng có những ông Hai Lúa biệt tài trong việc di chuyển nhà cửa, đưa nguyên những ngôi đình, chùa, biệt thự xa hàng chục, hàng trăm mét; Có những ông Hai Lúa sản xuất lúa cao sản, trồng cây ăn quả xuất khẩu. Thực tế, đồng bào ở nông thôn vô cùng cần cù, sáng tạo. Chẳng qua thời thực dân, phong kiến họ bị bóc lột, dàn áp tới độ mất hết ruộng đất, trở thành tá điền đi ở đợ làm mướn. Bây giờ, khi đất nước đổi mới, khoảng cách giàu nghèo tuy có nới xa, nhưng người ở nông thôn và thành thị nhận thức về xã hội đâu có thua kém nhau. Đội ngũ trí thức xuất thân từ nông dân rất đông đảo. Chắc chắn, khi trình độ văn hóa cao, sự miệt thị người nhà quê sẽ biến mất.

        Trên thực tế, bà con ta ở làng quê đâu có quê mùa, chính họ đã dựng nên làng, nên xóm, làm ra lương thực, thực phẩm cung cấp cho dân ở đô thị. Họ chỉ không rành, không khôn lõi như một số người ở đô thị. Người ở làng quê có bản tính chân chất. Đó chính là đức tính tốt của con người lao động.

        Thanh vào nhà, hơi bất ngờ vì có tôi ở đó. Qua một vài câu xã giao giới thiệu của chị Danh, thực ra tổ công tác của tôi đã về ở đây được mấy ngày rồi, Thanh cũng đã biết. Hàng ngày đi học, đi chợ hoặc đi đâu đó. Cũng phải qua căn hộ 308, thì mới tới căn hộ của nhà Thanh. Nhưng tôi cũng chưa gặp Thanh vì ban ngày chúng tôi phải bận bịu với công việc ở phường, tối về muộn. Đứng hóng gió một chút rồi đi nghỉ. Nên với tôi hôm nay gặp Thanh cũng thật bất ngờ. Bất ngờ vì Thanh còn quá trẻ, mà đã đảm trách công việc tổ phó tổ dân phố. Bất ngờ nữa là ở giữa Sài Gòn gặp một người con gái có da trắng, để tóc rất dài như phụ nữ ngoài Bắc. Thanh có đôi mắt đen láy, làn môi đỏ hồng tự nhiên. Nhìn Thanh tôi cảm thấy gần gũi làm sao, như dã quen biết từ lâu. Hơi bất ngờ khi Thanh gọi tôi bằng “Chú”. Tôi liền nói: “Thanh bằng tuổi em gái anh ở quê, nên Thanh dừng kêu anh là chú, ngại lắm”, Thanh nhìn tôi như là để kiểm tra xem tôi có nói xạo hay không rồi nói: “Ủa vậy hả chú, à quên nếu thế thì cháu gọi chú Phú là anh được rồi”. Sau này tôi mới biết, tôi bằng tuổi anh Hai của Thanh.

        Chị Danh pha xong mấy ly nước chanh mang ra, nói trêu thêm vào: “Chú thấy không, gặp chú là cô ấy lúng túng lúc thì gọi chú, lúc thì gọi anh, vui không?”. Mọi người cười vui, Thanh thẹn thùng, hai má đỏ hồng rồi hỏi chị Danh: “Chị có hỏi gì nữa không để Thanh còn về học bài”. Thanh chủ động nói khi nào rảnh rỗi, mời tôi sang nhà chơi rồi đi như chạy về bên nhà.

        Mấy ngày sau tôi sang thăm gia đình Thanh. Hóa ra quê gốc gia đình Thanh ở Hải Phòng, di cư vào Nam năm 1954. Hiện ông bố đang làm thợ may. Mẹ bán hàng rau quả ở chợ. Nền nếp gia phong của một gia đình gốc Bắc còn lưu giữ trong gia đình này từ việc bày biện trên bàn thờ tổ tiên đến nền nếp sinh hoạt, bố mẹ, con cái rất giống gia đình tôi. Thanh có người anh trai trạc tuổi tôi từng đi lính chế độ cũ, được chọn sang học lái máy bay ở Mỹ. Nhưng khi khóa học gần kết thúc, tình hình miền Nam gần đến giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh, anh trai Thanh và mấy người bạn cùng khóa đào thoát sang định cư sinh sống ở Canada. Suy cho cùng đó cũng là điều may mắn, nếu không người lính lái máy bay ấy trở về tham gia những phi vụ oanh tạc sẽ gây tội ác rồi trước sau cũng phải đền tội. Đời người ta là thế, có khi mất mát lại tránh được tội lỗi.

        Khi chúng tôi thân nhau, tôi và anh trai thứ hai của Thanh thường hay đàm dạo về một số lĩnh vực văn hóa, xã hội, thời sự, lối sống của thanh niên hiện tại. Thực ra những hiểu biết của chúng tôi hồi ấy đơn giản, ngây thơ, vì nói cho cùng, chúng tôi đã được học hành tới nơi tới chốn đâu. Nhưng bù lại, tôi có vốn sống, kinh nghiệm do trước khi đi bộ đội đã làm việc ở xưởng đóng tàu Hải Phòng, khi vào bộ đội sống với các anh là sinh viên hay đã tốt nghiệp đại học nên học được nhiều kiến thức của họ. Tôi cũng lại ham đọc sách, nhất là văn học nước ngoài, tập chơi đàn ghita. Đó chỉ là những hiểu biết thông thường của thanh niên thành phố, thị xã lúc đó. Nhưng thời bấy giờ một thanh niên, một người lính mà có được những thứ ấy cũng quý hiếm lắm.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #127 vào lúc: 19 Tháng Mười Một, 2017, 11:34:22 pm »


        Nhưng cũng chính qua các cuộc nói chuyện và đàm đạo ấy tôi hiểu biết thêm nhiều. Không chỉ gia đình Thanh mà các hộ dân cư ở đó rất quý tôi. Họ coi tôi là người có trình độ hơn hẳn mấy chú bộ đội khác. Họ quan niệm phần lớn chiến sĩ ta chỉ biết sử dụng súng đạn, nói chuyện chính trị thì bài bản rất giống nhau, xoay quanh chỉ xây dựng chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản, đánh đổ, bài trừ đám tư sản mại bản thì mới có xã hội công bằng, văn minh. Thực tế họ nói có phần đúng, anh em bộ đội mình thì đa phần là sống ở nông thôn, rừng núi. Trong điều kiện đất nước có chiến tranh triền miên, nghèo nàn và lạc hậu. Bà con và thanh niên sinh viên học sinh Sài Gòn thì hay hỏi nhiều thứ để kiểm tra trình độ và cuộc sống của bộ đội miền Bắc.

        Qua những buối tiếp xúc với bà con cô bác, với các bạn sinh viên, tôi hiểu thêm nỗi đau của sự chia cắt đất nước. Từ sau hiệp định Geneve, nước ta bị chia ra làm đôi, và cũng từ đó hai miền sống biệt lập hoàn toàn. Đồng bào ta ở miền Nam bị bè lũ tay sai tuyên truyền sai về chế độ miền Bắc, khiến bà con hiểu lầm. Rồi tâm trạng, thái độ mặc cảm của rất nhiều người. Họ đâu có hiểu được, sự chia cắt đất nước tuy trải qua mấy thập kỷ nhưng vẫn là tạm thời, miền Nam được gọi là vùng tạm chiếm, đất nước ta thống nhất là điều tất yếu, là mong ước của nhân dân hai miền. Và, giờ đây đất nước đã hòa bình, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ. Đây cũng chính là điều kiện quan trọng bậc nhất để xây dựng đất nước giàu mạnh.

        Chúng tôi, những chiến sĩ làm nhiệm vụ quân quản luôn coi bà con cô bác như người thân ruột thịt, làm nhiều công việc giúp đỡ mọi người. Riêng tôi, có lẽ do sự chân thành nên nhanh chóng được mọi người quí trọng. Qua tiếp xúc, Thanh đã có những biểu cảm quý mến tôi. Những buổi đi công tác về, hoặc sau bữa cơm chiều tôi thường sang bên đó chơi. Tôi và Thanh thường hay đứng trước ban công nhìn qua lớp lớp các mái nhà lợp tôn hay mái bằng thấp, những hàng cây xanh um từ ngoài đường lớn. Có lúc hoàng hôn dần tắt chúng tôi ngắm đường phố lên đèn, người và xe cộ nối dòng tấp nập qua lại. Ngước lên vòm trời đang hiện dần những vì sao, không gian yên bình, mát mẻ. Trong những buổi như thế Thanh kể với tôi nhiều chuyện, cho tôi biết là cô vẫn đi tập múa ở Trung tâm văn hóa quận. Rồi làm cho tôi xem những động tác cuộn tròn các ngón tay rất điêu luyện. Đến giờ tôi vẫn còn nhớ đôi bàn tay thon dài trắng ngần đó.

        Giờ đây từ mặt trận trở về, tôi đứng bần thần dưới gốc cây dầu to rất cao bên đường Lý Thường Kiệt. Miên man nghĩ ngợi, dưới gốc cây này năm 1976 tôi đã đứng đợi Thanh, trong một buổi tối đẹp trời gió lộng. Với những hồi hộp đợi chờ của người trai trẻ trong lần hẹn hò đầu đời. Lo sợ Thanh có đến như đã hẹn không? Năn nỉ mãi, khó khăn lắm mới được Thanh đồng ý nhận lời hẹn hò. Nhưng với điều kiện, nhắn qua chị Danh, là tôi phải mặc bộ đồ dân sự như thanh niên Sài Gòn, để hòa nhập bình thường như thanh niên thành phố. Chứ mặc đồ xanh của lính mọi người hay để ý rất ngại. Thời ấy bộ đội mà chở một cô gái đi dạo phố là hiếm lắm.

        Tôi cũng không nhớ là đã đi mua hay mượn được ai bộ đồ dân sự đó nữa. Cái quần vải ôxpho đen hơi loe ổng, cái áo sơ mi màu xanh lơ có chít eo nữa. Cùng cái xe đạp mini mượn của đội công tác. Nhìn bề ngoài chắc tôi cũng như bao thanh niên thành phố thời ấy. Cái dáng người cao gầy của tôi mặc đồ trông cũng rất hợp. Chắc không ai có thể nghĩ tôi là lính áo xanh. Nhưng với tôi thì thật lạ lẫm trong bộ đồ này, cứ ngường ngượng làm sao.

        Tôi bồn chồn tay cứ bấu bóc từng mảnh vỏ thân cây dầu. Đường phố lúc hơn bảy giờ tối vẫn thấy nhiều người qua lại trên đường. Các loại đèn báo biển hiệu của hàng quán, xanh, dỏ, vàng, tím, nhấp nháy đẹp mắt và sôi động. Chỗ tôi chọn điểm hẹn gần lui về đường Nguyễn Chí Thanh nên tương đối vắng hàng quán, đèn đường cũng không sáng lắm.

        Hẹn hò với người mới yêu bao giờ cũng hồi hộp, chờ đợi người yêu tới nơi mình hẹn thật căng thẳng. Mắt tôi luôn hướng về phía chung cư, mong mãi mà sao chẳng thấy... Như một sự tự đề cao mình, người mới yêu luôn đến trễ. Thế rồi Thanh cũng đến, nhưng không phải một mình mà đang khoác tay một cô bạn gái. Hai người thong thả đi tới chỗ tôi. Tôi hơi thất vọng thấy hình như Thanh không tin tôi, chưa thật sự yêu tôi, nên rủ thêm bạn gái ra để từ chối cho dễ chăng? Hai người đến gần họ cùng cất tiếng chào tôi. Tôi gượng cười gật đầu chào lại. Thanh giới thiệu đây là bạn thân, cùng di với Thanh ra đây cho đỡ ngại. Sau đó, khi đã thân nhau, với giọng thủ thỉ Thanh nói với tôi: “Khi nhận lời đi chơi cùng anh, sợ ba mẹ không đồng ý. Nên Thanh phải nhờ bạn đến xin phép vả nói dối ba, mẹ là đi chơi với bạn ấy. Với lại thật sự Thanh cảm thấy lo lắng và hồi hộp lắm, vì đây là lần đầu tiên đi chơi với một người con trai ”. Nói xong Thanh cười thẹn thùng, nét trong sáng, tinh khôi của cô gái mới lớn thật đáng yêu. Kể ra, bộc lộ được những câu ấy là Thanh khá bạo dạn và thật thà với tôi lắm. Tôi quí người con gái này ở chỗ đó.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #128 vào lúc: 19 Tháng Mười Một, 2017, 11:34:56 pm »

         
        Tôi thở phào nhẹ nhõm như trút được gánh nặng, khi bạn của Thanh xin phép về và không quên mỉm cười chúc hai người di chơi vui vẻ. Tôi xúc động bởi tấm lòng của người bạn thân của Thanh.

        Chờ cô bạn đi khuất, tôi dắt xe xuống đường. Thanh nhẹ nhàng ngồi lên sau xe cho tôi chở. Tôi chậm chậm đạp xe xuôi theo đường Lý Thường Kiệt, rối quẹo trái theo đường Trần Hoàng Quân, nay là đường Nguyễn Chí Thanh, hòa theo dòng người đổ về hướng Sài Gòn. Đây là những con đường đẹp của thành phố, hai bên có những hàng cổ thụ cao vút, nhà cửa không cao, thường là hai lầu, gọn gàng, hài hòa với xung quanh.

        Đường Sài Gòn đã rất đông, dòng người xe đạp, xe máy, đi như nước chảy. Thời đó xe máy không nhiều và xăng dầu cũng khan hiếm, không như bây giờ xe máy đã thay thế gần như hoàn toàn xe đạp. Tôi đạp xe chở Thanh giữa dòng người cũng đi xe đạp thấy cuộc sống bình dị, chậm rãi, thư thái.

        Tôi quan sát ở thành phố này người đi xe dạp vào ban đêm rất chậm. Trên đường, nhiều chàng trai chở người yêu bằng xe dạp, xe gắn máy, cô gái ngồi sau ôm chặt lấy người con trai phía trước. Ở thành phố này, con gái ôm eo con trai khi đi đường rất tự nhiên và vừa đi vừa trò chuyện, thỉnh thoảng cất lên tiếng cười khúc khích. Ớ ngoài Bắc mọi người ngồi sau xe đạp, xe máy hồi đó chưa để chân sang hai bên như ở Sài Gòn. Chỉ có em nhỏ mới ngồi sau như thế. Thường không có cả chỗ để chân. Xe đạp ngoài Bắc thì không có loại xe mini cỡ vành nhỏ như ở đây. Nhiều người phụ nữ thấp, phải nhảy nhảy mấy lần mới lên được xe. Cách nhảy, cách ngồi trên xe rất vất vả. Còn ở đây mọi người thường ngồi lên trước khi xe chạy. Nên người ngồi sau cũng nhàn nhã, chắc chắn hơn nhiều so với cách ngồi sau xe ở ngoài Bắc. Sử dụng phương tiện cũng theo sở thích, thói quen của vùng miền. Điều đó rất lý thú vì nó tăng thêm sự đa dạng trong cuộc sống.

        Thanh cố ý ngồi cách xa tôi, hai tay cô vịn vào sau xe như cố ý giữ khoảng cách để không động chạm vào người tôi. Con gái nhà gia giáo ở Sài Gòn thời ấy sống rất ý tứ. Với khoảng cách như vậy, nhưng trong gió thoảng tôi vẫn cảm nhận được mùi thơm của da thịt con gái, khiến bao cảm xúc dâng tràn trong lồng ngực. Tôi chưa biết bắt chuyện như thế nào mà vẫn im lặng đạp xe, nhìn đường phố nghĩ ngợi mông lung và hít hà cái hương thơm trong gió ấy. Thanh lại là người chủ động nói trước: “Anh Phú ơi, lần sau khi mời Thanh, anh đừng có nói là mời đi chơi nhé, nghe nó kỳ lắm”. Tôi nói: “Vậy anh nói thế nào khi mời em?”. Ở đây, khi nói hai từ “đi chơi” thì người ta thường nghĩ đến những chuyện chơi bời, trác táng không đàng hoàng. Anh phải nói là mời Thanh đi dạo phố, đi vòng vòng hay đi ăn kem v.v... Ở ngoài Bắc, nói đi chơi là bình thường, chứ không có nghĩa xấu gì trong đó cả. Nhưng anh sẽ rút kinh nghiệm không nói đi chơi nữa.

        Những suy nghĩ ấy cứ trở đi, trở lại trong tôi. Cho nên tôi không còn biết tâm sự như thế nào với Thanh. Ngồi phía sau, Thanh cũng im lặng. Sau này, tôi thấy mình hồi đó sao mà đoảng quá. Nhưng tuổi trẻ là vậy, tôi đâu có kinh nghiệm yêu đương.

        Hết một vòng Sài Gòn, tôi chở Thanh ngược về đường Phạm Ngũ Lão. Bên con đường này có rạp chiếu phim Quốc tế nổi tiếng. Tôi mời Thanh vào xem phim. Thanh ngập ngừng một lúc rồi gật đầu nhè nhẹ đồng ý và ngước lên nhìn tôi nói nhỏ: “Vô xem phim, anh Phú phải giữ cho em đó! Không thôi em sợ lắm!” Tôi ngây thơ đến độ không hiểu được ý sâu của Thanh rồi nói: “Có anh em còn sợ gì? Sợ mất gì à? Có gì thì đưa anh giữ cho?” Thanh cúi đầu mỉm cười, đoán chừng tôi không hiểu ý. Trong ánh đèn màu rực rỡ trước rạp. Nhìn Thanh, biết rằng Thanh đang rất thẹn, rất ngại, như suy nghĩ điều gì. Nhưng chính sự e thẹn đó lại làm dậy lên cái vẻ đẹp con gái, vẻ đẹp của thiếu nữ, của thiên thần. Đẹp, đẹp mê hồn. Trống ngực tôi đập thình thịch, bừng lên những cảm xúc ngọt ngào, ngất ngây hạnh phúc.

        Cho đến mãi sau này tôi vẫn không thể quên những hình ảnh đó. Với người con gái Sài Gòn xinh đẹp, duyên dáng trong buổi tối thần tiên đó.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #129 vào lúc: 19 Tháng Mười Một, 2017, 11:36:39 pm »

       
*

*       *
        Tôi miên man nhớ về kỷ niệm cũ. Cho đến khi tiếng còi của chiếc xe tải lớn chạy ngang qua hú dài, cắt dứt dòng hồi tưởng của tôi đưa tôi trở lại thực tế. Tôi lại nghĩ, mình có nên gặp Thanh không? Con tim cứ thôi thúc mong muốn được gặp. Còn lý trí thì lại nói rằng: “Đừng gặp !”. Vì mình đã chia tay với Thanh rồi, khi đơn vị được lệnh đi chiến đấu ở biên giới. Dịp tết, mình hẹn Thanh đi chợ hoa Nguyễn Huệ nhưng bất ngờ có chuyến về thăm nhà ngoài Bắc nên không thực hiện được. Vậy những ngày qua, Thanh nghĩ gì về mình? Chắc Thanh đã trách mình, giận mình nhiều lắm!

        Rồi tôi lại nghĩ phải chăng Thanh chờ đợi tôi? Tôi lại cự lại tôi, không! Thanh giận mình thì đúng hơn, còn chờ đợi thì chắc là không? Vì những lời chia tay mình đã bộc lộ ra rồi. Chính mình cũng bặt tin với Thanh từ đó đến giờ.

        Rồi tôi lại nghĩ, thời gian trôi qua chắc đã làm cho Thanh đẹp thêm lên. Giờ đây Thanh đang ở tuổi 18, đỉnh cao của sắc đẹp con gái. Sẽ có biết bao chàng trai theo đuổi. Họ sống ở thành phố bao nhiêu thuận lợi, bao hứa hẹn mang lại cho Thanh cuộc sống lứa đôi và gia đình hạnh phúc. Còn mình, vẫn chỉ là người lính chiến với AK súng dài ở chiến trường, suốt ngày phải đối diện với gian lao, khổ cực, biển biệt xa xăm. Sự sống và cái chết mỏng tanh như tờ giấy, nhỏ bé như sợi tơ hồng. Vậy làm sao mình có thể mang lại hạnh phúc suốt đời cho Thanh? Hay chỉ mang lại những chuỗi ngày chờ đợi gian khổ, héo mòn trong nhung nhớ?

        Tôi đạp xe chậm chậm như trôi xuôi theo dòng người. Mới lúc trước từ đơn vị Lộc ra, tôi đạp xe chạy băng băng. Giờ đây cũng chiếc xe này mà sao nó ì ạch, nặng nề như là đang có ai níu giữ phía sau. Mồ hôi tôi vã ra, tôi uể oải tạt vào hàng nước mía giải khát bên đường. Gọi một ly uống, nín một hơi hết ly nước mía. Tôi gọi tiếp ly thứ hai bắt đầu mới nhâm nhi từng miếng nhỏ. Mới tận hưởng được cái ngọt của nước mía, cái mát của đá lạnh, cái vị thơm của dứa, của tắc, của dâu tây ép cùng. Ly nước mía thứ nhất làm cho tôi giải nhiệt. Ly thứ hai này, làm cho tôi lấy lại tỉnh táo, bình tĩnh, bản lĩnh thường nhật.

        Nước mía Sài Gòn là loại nước giải khát thật ngon, rất phù hợp với khí hậu nơi đây. Cũng không ở đâu uống nước mía bổ, rẻ, như là ở thành phố này. Thứ nước giải khát này mà trong những ngày chiến đấu nơi biên ải, giữa nắng trưa thiêu đốt, trên cánh đồng mênh mông, khét lẹt mùi thuốc súng, đặc khói của cỏ cháy, lúa cháy mà có để uống thì thật tuyệt vời. Nhiều lúc sống giữa cánh đồng khô hạn, nứt nẻ, tôi chợt nhớ tới ly nước mía ngọt mát uống vào là mát tới tận tim gan. Những lúc ấy tôi thường mơ ước, chừng nào về Sài Gòn sẽ mua cả một xô, một chậu lớn nước mía. Để rồi gục đầu xuống, vừa gội đầu, vừa uống nước mía cho thỏa thích. Bù lại cho những lúc khát thèm nước nơi chiến trường. Có lẽ nhiều người lính từng làm quân quản ở thành phố ấy rồi lên biên giới chiến đấu cũng có những ao ước tương tự như tôi.

        Nhâm nhi hết ly nước mía thứ hai, đã thấy đỡ căng thẳng. Tôi thở phào khoan khoái và lấy tiền để trả và tôi cũng không lấy lại tiền thối nữa. Rồi quyết định đến thăm một vài gia đình quen biết, gần khu vực đồn Cây Mai. Hồi đơn vị đóng quân ở đồn Cây Mai tôi thường đến chơi với những gia đình này.

        Gia đình tôi tới chơi, mọi người vui mừng khi gặp lại tôi. Mời tôi uống cà phê, rồi hỏi thăm anh em trong đơn vị. Tôi kể về từng người mà bà con hỏi thăm. Ai hy sinh, ai bị thương, ai được trở về quê hay đi học. Mọi người tỏ ra rất thương xót cho anh em. Rồi bà con kể về cuộc sống hiện tại, từ khi chúng tôi không làm quân quản nữa. Thôi thì đủ thứ chuyện, nào là chính quyền mới chưa thật lo cho dân, nhất là một số cán bộ 30 tháng 4 hay sách nhiễu bà con. Nhiều người Sài Gòn thời gian này phân biệt cán bộ cách mạnh hoạt động lâu năm với lớp cán bộ sau giải phóng. Cán bộ 30 tháng 4 là lớp người tham gia hoạt động cách mạng sau ngày giải phóng, chưa được rèn luyện trong quần chúng nhiều nên có một số kẻ thường hạch sách, lên mặt với nhân dân. Thực tế, do cuộc sống gặp khó khăn họ giận mà nói vậy, chứ thực ra, nhiều cán bộ trưởng thành sau ngày giải phóng rất tốt, chỉ một vài người có lúc tỏ ra ta là cán bộ thôi. Cuộc sống bây giờ vô cùng khó khăn thiếu thốn, thiếu gạo, thiếu củi, thiếu dầu, thiếu thuốc, thiếu xăng. Thiếu thốn tất cả các thứ đồ dùng sinh hoạt, nhu yếu phẩm cần thiết của cuộc sống. Rồi má chỉ vào một chậu đựng gạo. Bên cạnh là một cái chén đã có một ít thóc, một ít hạt sạn. Má nói:

        - Đấy con xem, gạo rất khó mua. Mà gạo như vậy, lẫn cả sạn cát, cả thóc, người ăn sao nổi? Hư răng, hư bao tử hết thôi. Thứ này ngày xưa thì chỉ để nấu cám cho heo ăn à.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM