Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Tư, 2024, 06:50:45 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử nhà tù Côn Đảo 1862 - 1975  (Đọc 49823 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #70 vào lúc: 03 Tháng Bảy, 2017, 04:58:39 am »


        Sơn Vương - Trương Văn Thoại có ít nhiều uy tín trong đám công chức và trong giới tù. Bề ngoài Sơn Vương mềm mỏng, cởi mở, nhưng khi cần có thể thi thố những thủ đoạn “kinh thiên động địa”, làm cho các phe chống đối cũng phái nể sợ. Buổi đầu nắm quyền, Sơn Vương được dư luận xem là người sốt sắng với bổn phận, tỏ ra thật sự quan tâm đến công việc chung.  Sau buổi lễ ra mắt của ủy ban hành chính Côn Đảo Sơn Vương tổ chức đợt lao động gặt lúa tập thể. Chỉ trong mấy ngày, các ruộng lúa trên cánh đồng phía tây Côn Đảo đã được gặt xong. Thóc lúa sau khi phơi khô được chuyển vào các kho của đảo. Đám công chức, giám thị xưa chỉ quen việc quản tù, nay cũng phải lao động thật sự. Các thành viên trong ủy ban cũng tham gia lao động với mọi người.

        Ủy ban cải tiến một số quy định trong việc đánh bắt và phân phối cá để khuyến khích sản xuất. Theo quy định mới, Sở Lưới tổ chức đánh cá theo kiểu kinh doanh tư nhân, buổi đầu có hoạch toán. Cá đem bán chứ không phân phối như trước. Tiền bán cá một phần do Sở Lưới quản lý để mua sắm ngư cụ, một phần chia cho người đánh bắt. Biện pháp này làm cho nhân viên Sở Lưới phấn khởi, sản lượng cá tăng lên đáng kể. 

        Tình hình vệ sinh trên đảo cũng có tiến bộ. Uy ban quy định mỗi nhà phải có thùng rác và tự làm vệ sinh khu vực công cộng trước nhà. Xe của Sở Vệ sinh sẽ đến thu rác vào những giờ nhất định. Mỗi gia đình tự thanh toán tiền cho nhân viên Sở Vệ sinh. Khu vực nào bẩn hoặc có rác đổ bừa bãi thì những nhà gần đó đều phải liên đới chịu trách nhiệm. Những quy định đó tuy có vẻ khắt khe nhưng đem lại hiệu lực là sạch đẹp thị trấn. 

        Ủy ban khuyến khích tư nhân mở cửa hàng buôn bán; khuyến khích những tư thương trong đất liền đem hàng ra đảo, đồng thời có biện pháp ngăn cấm việc đầu cơ tích trữ và tự tiện nâng giá hàng. Để khắc phục tình trạng khan hiếm thuốc chữa bệnh, một lương y đã được mời ra thành lập Ban thuốc Nam để tìm kiếm dược liệu và trị bệnh cho dân.

        Sau nạn thiếu lương thực, thực phẩm thì nạn khan hiếm vải mặc cũng là một mối lo lắng của người dân đảo Hội phụ nữ đã tận dụng số vải vụn trong kho, may thành quần áo cộc để phát cho những người không đủ vải che thân. Cô Hoàng Hoa, giáo viên trường tiểu học, con Vệ Liễn (Giám thị trưởng thời Lê Văn Trà) được Sơn Vương giới thiệu làm Hội trưởng Hội phụ nữ thay Huỳnh Thị Bốn (con giám thị Chuẩn).

        Đối với người dân Côn Đảo thời ấy, vượt lên trên cả mối lo thiếu ăn, thiếu mặc là sự nhũng nhiễu của những người có quyền thế. Sở cảnh sát do Nguyễn Thành Út nắm. Út nổi tiếng là tay bịp bợm, bị án 10 năm khổ sai và lưu xứ, bị đày ra Côn Đảo ngày 17-10-1939. Ngay khi đắc cử cảnh sát trưởng quần đảo, Út đã đưa lũ đàn em lưu manh vào Sở cảnh sát. Hậu quả là nạn cướp bóc, cạy cửa khoét vách, bắt người tống tiền xảy ra liên miên.

        Ủy ban tổ chức cho dân đảo bầu Hội đồng dân biểu - cơ quan tư vấn và thanh tra hoạt động của chính quyền.  Hội đồng gồm 6 ủy viên: Một công dân gốc thường án, một thi sĩ, một chủ nhà máy đèn, một đại diện lính bảo an, một nữ giáo viên tiểu học, một nữ quốc tịch Pháp và một thủy thủ người Madagascar. Hội đồng có nhiệm vụ thu thập ý kiến của dân và hạn chế những việc bắt người vô cớ ức hiếp dân chúng của những kẻ có quyền thế.  Trước tình thế quần đảo bị cô lập và dân chúng thiếu an tâm, ủy ban cứ phái đoàn về đất liền xin tiếp tế và vận động một số phụ nữ ra đảo lập nghiệp, xây dựng gia đình với anh em tù nhân cũ.

        Trần Phẩm (cựu tù nhân) và giám thị Đức, hai thành viên trong ủy ban được giao nhiệm vụ này. Nhưng khi ấy Pháp đã chiếm Sóc Trăng nên họ không liên lạc được với ủy ban hành chánh Nam Bộ và không tìm được đồng chí Văn Cừ. Giám thị Đức ở lại Sóc Trăng, còn Trần Phẩm quay trở lại đảo với những tin tức làm nản lòng mọi người: Pháp đã chiếm hầu hết các tỉnh Nam Bộ, giao thông tắc nghẽn, không có triển vọng gì sáng sủa. 

        Khả năng Pháp tái chiếm Côn Đảo là có thật. Nhiều người đã bí mật tìm cách vượt đảo, mặc dù họ biết, nếu bị phát hiện hoặc đi không thoát sẽ bị Sơn Vương xử phạt rất nặng (9 tháng xà lim).
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #71 vào lúc: 03 Tháng Bảy, 2017, 04:59:31 am »


        Thực dân Pháp tái chiếm Côn Đảo, lập lại nhà tù Côn Đảo

        Ngày 18-4-1946, ba chiến hạm Pháp đã đổ bộ 2 đại đội bộ binh lên chiếm lại Côn Đảo. Mờ sáng, khi nước thủy triều đang lên thì chiến hạm Pháp bắn đại bác dọn đường. ít phút sau, tàu đổ bộ cập bãi Nhà Thờ. Bộ binh Pháp, lính âu Phi và cả lính bản xứ kéo về thị trấn theo đội hình hành quân. Tên tù gian Đoàn Công Thành đã kịp lẻn ra Sở Muối cung cấp tin tức và dẫn đường cho lính Pháp chiếm đảo. Cuộc hành quân tái chiếm không gặp trở ngại gì.

        Sơn Vương tập trung dân chúng tại trụ sở để nghe ông đọc bản diễn văn bàn giao chính quyền. Đại úy Gimbe (Gimbert), người chỉ huy cuộc hành quân tái thiết không cần đến bài diễn văn ấy. Gimbe ra lệnh bắt giam Sơn Vương và bốn trăm cựu tù thường phạm còn lại.

        Gimbe trở thành Giám đốc quần đảo và Nhà tù Côn Đảo, tên chúa đảo thứ 34 người Pháp. Gimbe có nhiệm vụ nhanh chóng khôi phục nhà tù Côn Đảo để đưa số tù kháng chiến đang đầy ắp ở Khám Lớn Sài Gòn ra đảo.

        Tính cấp bách của việc tái chiếm quần đảo, khôi phục nhà tù là một lý do khiến cho người ta có thể hiểu được vì sao người Pháp lại phải dùng đến hai đại đội bộ binh, dưới sự yểm trợ của không quân và pháo binh đặt trên 3 chiếc tàu chiến, cùng với một đơn vị xe bọc thép để tấn công một hòn đảo không có lực lượng võ trang, không có lấy một khẩu súng trường và công sự chiến đấu Trong khi đó thì quân Pháp đang phải căng mỏng trên khắp các mặt trận ở đất liền.

        Gimbe tiếp quản ngay được cơ ngơi đồ sộ của một nhà tù nổi tiếng ở Đông Dương. Côn Đảo còn nguyên dáng dấp của một thị trấn tù với những biệt thự tiện nghi cho quản ngục cùng với ba trại giam cỡ lớn và 30 sở tù rải khắp đảo đã từng chứa đến hơn 5.000 tù trong những năm trước. Trong điện văn số NR-26 gửi ủy viên cộng hoà Pháp tại Nam Kỳ, Gimbe đã mô tả thực trạng Côn Đảo:

        “Khi tôi đến, thì thấy tình trạng Côn Đảo rất khá quan.  Nhà cửa còn nguyên vẹn, phố xá sạch sẽ, nhà nào cũng còn đồ đạc, nhà máy điện vẫn đang hoạt động. Bốn gác - dang quốc tịch Pháp còn ở lại với gia đình họ. Bốn thủy thủ người đảo Madagascar đã ra đi, số người còn lại ở lại đều khỏe mạnh. Họ không bị xử tệ quá đáng”.

        Gimbe bắt tay vào việc củng cố lại nhà tù. Theo sau đội quân tái chiếm có cả những gác dang Pháp từng ớ Côn Đảo và Khám Lớn trước đây. Những thấy chú (giám thị người Việt) có mặt ở Côn Đáo cũng được gọi ra làm việc lại.

        Sau hơn một tháng củng cố lại bộ máy nhà tù, Gimbe đã tiếp nhận chuyến tù nhân kháng chiến đầu tiên, bị đày từ Khám Lớn Sài Gòn ra Côn Đảo vào cuối tháng 5-1946, gồm hơn 300 người.

        Từ năm 1946 đến 1950, Côn Đảo chỉ có một loại tù án. Phần lớn họ là người tham gia kháng chiến bị thực dân Pháp bắt và đưa ra tòa án binh xét xử. Tháng 4-1951, thực dân Pháp mới bắt đầu đưa tù binh ra Côn Đảo. Phân biệt tù binh với tù án chỉ là sự phân biệt theo thủ đoạn cai trị của thực dân Pháp. Thực chất, họ đều là những người kháng chiến. Trong số tù án còn có tù án chính trị và tù án tư pháp (thường phạm), nhưng sự phân biệt rõ rệt nhất, và cũng là sự phân hóa sâu sắc nhất trong nội bộ tù nhân giai đoạn này là tù trung kiên và tù giam.

        Tính đến ngày 31-12-1946, Nhà tù Côn Đảo có 784 tù nhân (Báo cáo nguyệt kỳ số 774P ngày 8-2-1947).  Mọi sinh hoạt trên đảo đều dựa vào sức lao động của tù nhân, như việc sản xuất lương thực thực phẩm, công việc điện nước cho đến công việc thư ký, kế toán tổng hợp, sửa chữa máy móc các loại, sản xuất công cụ lao động, v.v... Đây là lối bóc lột tù nhân một cách triệt để của thực dân Pháp, nhưng đồng thời cũng là một lợi thế khi người tù ý thức được vị trí của họ.

        Bộ máy điều hành nhà tù vẫn tuân theo Quy chế ngày 17-5-1916. Dưới quyền Giám đốc là Giám thị trưởng, kế đó là xếp banh và các chủ sở rồi đến giám thị Pháp, Việt. Bên cạnh đó có bộ máy hành chánh phục vụ cho nhà tù bao gồm Kho Bạc, Nhà Thương, Nhà Đèn, Sở Dây Thép, Sở Cò (hiến binh), Sở Rờsẹc (truy tầm tù trốn), Trường tiểu học Pháp Việt, hợp tác xã tiêu thụ... Trong bộ máy hành chính này thì Chủ sở Kho Bạc có vị trí quan trọng ngang với Giám thị trưởng, có thể thay thế khi Giám đốc vắng mặt.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #72 vào lúc: 03 Tháng Bảy, 2017, 04:59:55 am »


        Chế độ khổ sai, chế độ kỷ luật của nhà tù và sự tàn bạo của gác ngục Pháp nhìn chung không có gì khác trước Đốn củi, kéo gỗ, dọn tàu, mò san hô, sửa pha Bảy Cạnh hay đập đá, làm đường... vẫn là những công việc khổ sai rùng rợn. Đòn roi như cơm bừa, xiềng đơn, xiềng đôi xiềng tạ, xà lim, hầm dá, cấm cố, biệt lập là những hình thức phổ biến để trấn áp người tù. Vẫn cảnh đánh phủ đầu từ cầu tàu, bắt ngồi cúi đầu điểm danh bằng cách gõ cù ngoéo lên đầu; vẫn trần truồng “múa phượng hoàng” cho chúng xét khi qua cửa. Tù nhân kháng chiến đã phải đổ khá nhiều máu để chống lại những lối hành hạ man rợ ấy.

        Gác ngục thì mỗi tên một vẻ hung ác. Viđan, Pôn Henri, Ăngđơrê, Loadô, Saden thích đánh tù như một thú tiêu khiển. Không thấy máu tù chảy là chúng ăn cơm không ngon. Lanh ghê thường dùng cù ngoéo có đóng đinh, đánh vào đâu là dứt thịt, toé máu. Noócmăng đánh tù bằng bất cứ thanh sắt, khúc củi hay hòn đá nào mà hắn vớ được. Bênarét là hung thần Sở Củi. Hắn đừng đánh đến chết một tù nhân ngay tại sân củi vì không chịu nộp đủ mức khổ sai vào tháng 11-1948.

        Có những tên say máu như Giuyếcvave đuổi bắn một tù nhân tay không gục ngã rồi còn cố bắn hết hai băng đạn vào đầu nạn nhân. Tên Nôvắc, chủ Sở Rờsẹc, có đủ kiểu tra tấn tàn bạo, đến nỗi bọn giám thị thường đem hắn ra để dọa tù nhân: “Chừng chúng mày muốn gặp Vô vắc phải không?”.

        Nhưng bộ máy nhà tù cũng phân hoá rất sớm. Giám thị trưởng Tút tu đã lâu năm ở Côn Đảo, thạo nghề coi tù và có nhiều kinh nghiệm điều hành. Tút tu được lòng nhiều giám thị Việt Nam và gác dang Pháp.  Họ làm theo bổn phận hơn là hận thù. Họ hiểu tù kháng chiến là những người thật sự yêu nước và có nhân cách. Họ giữ được cảm tình và sự tôn trọng đối với tù chính trị trước đây.

        Số gác dang hung ác như Viđan, Noócmăng, Pôn Hiền, Saden, Loadô, v.v... thì tập hợp xung quanh Giám đốc Gimbe và chủ kho bạc Phờ rê den, ngấm ngầm chuẩn bị một kế hoạch vu cáo phe Tút tu với tội danh “thân Việt Minh”.

        Lớp tù kháng chiến đầu tiên mới đến Côn Đảo hơn một tháng đã phải đổ máu và điêu đứng vì mưu mô thanh trừng nội bộ của bọn thống trị.  Chuyến tàu đổ bộ chở trên ba trăm tù nhân đầu tiên cập bãi Nhà Thờ vào trưa 27-5-1946. Phần lớn tù nhân ra chuyến này là người kháng chiến, trong đó có 56 người mang án tử hình và 22 chiến sĩ Vệ Quốc đoàn thuộc Đại đội Ký Con bị bắt trong trận tiến công chiếm lại đảo Cô Tô (vịnh Bắc Bộ) tháng 11-1945.

        Thực dân Pháp không áp dụng quy chế tù chiến tranh mà xử họ tại các toà án thực dân giống như chúng đã áp dụng đối với những chiến sĩ trong các lực lượng võ trang Nam Bộ.  Đại đội trướng Lê Phú và trung đội trường Nhâm Ngọc Bình bị kết án tử hình (sau giảm xuống chung thân), 20 chiến sĩ bị kết án chung thân khổ sai. Nhiều người bị kết án khi chưa đủ tuổi thành niên như Đặng Ngọc Bình (số tù C.11347), Phùng Như Hồ (C.11351), Đặng Thừa Hiền (C.11311), Nguyễn Văn Sỹ (C.11310)... 

        Những người bị bắt trong buổi đầu thang Pháp tại mặt trận Sài Gòn - Gia Định - Chợ Lớn hầu hết là thanh niên, trí thức xuất thân từ học sinh, sinh viên, công nhân viên chức. Có người đã tham gia trong cao trào Cách mạng tháng Tám, có người mới giác ngộ trong những ngày đầu kháng chiến; song, trong thời điểm cách mạng “một ngày bằng hai mươi năm” họ đã trưởng thành vượt bậc và có bản linh chính trị vừng vàng. Họ đã chiến đấu gan góc trên mặt trận và bị bắt trong những trận giao tranh không cân sức.

        Trước đòn tra tấn của mật thám cũng như trước toà án thực dân, họ tỏ rõ khí phách của người dân một nước độc lập chống cuộc xâm lăng của bọn thực dân. Tư thế Của người công dân nước Việt Nam độc lập và lòng tin sắt đá vào Chính phủ kháng chiến Hồ Chí Minh là nguồn sức mạnh to lớn, tạo nên dáng vóc của người tù kháng chiến. Lời thề với non sông thà chết không chịu làm nô lệ, quyết tử cho Tố quốc quyết sinh đã thực sự trở thành ý chí sắt đá của họ.

        Trước khi ra Côn Đảo, họ đã trải qua một cuộc đọ sức quyết liệt và một thời kỳ hoạt động sôi nổi ở Khám Lớn Sài Gòn. Những người tù kháng chiến vào Khám Lớn khi chế độ cặp rằng còn ngự trị. Bọn quản ngục sứ dụng những tay “anh chị” trong làng “đao búa” làm cặp rằng để duy trì kỷ luật, trật tự, vệ sinh. Mỗi cặp rằng lại tập hợp một lũ đàn em từng có án cướp của, giết người, sẵn sàng đâm thuê chém mướn. Các tay “anh chị” sau khi dám ăn thua đủ với nhau mới phân ngôi thứ rồi chia nhau cai trị các khám. Khám 1 có Tư Bé, Khám 2 có Tư Giàu, Mười Võ Sỹ, Khám 3 có Tư Ba Đào... 
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #73 vào lúc: 03 Tháng Bảy, 2017, 05:00:15 am »


        Chế độ cặp rằng là thủ đoạn dùng tù trị tù, là sự thỏa hiệp giữa các cai ngục và “tù anh chị” để trấn áp và bóp nặn người tù. Đó là lối áp bức, bóc lột tinh vi, vô hạn định và không bị ràng buộc bởi bất cứ qui chế nào.  Lực lượng tù chính trị do các anh Phan Trọng Bình, Vũ Huy Xứng lãnh đạo đã tổ chức lật đổ chế độ cặp rằng. Hạt nhân của lực lượng đó là Đội xung kích, gồm những người can đảm và giỏi võ thuật. Đó là những chiến sĩ quyết tử, đội viên các Ban công tác thành, các chi ấn sĩ Cô Tô...

        Cuộc tấn công vào bọn cặp rằng đã nổ ra vào sáng ngày 12-3-1946, đầu tiên tại Khám I. Bọn cặp rằng và tay chân bị chặn đánh bất ngờ ngay khi chúng xúm vào tranh cướp đồ thăm nuôi của tù nhân. Với dũng khí áp đảo lực lượng xung kích đã giao tranh kịch liệt với bọn cặp rằng.

        Bọn chúng bị đánh mẻ đầu, sứt trán phải quỳ lạy, xin những người tù kháng chiến tha tội chết. Đúng lúc đó thì bọn gác dang đến can thiệp.

        Đại diện tù nhân đã đứng ra vạch rõ tội ác chồng chất của bọn tù lưu manh và yêu cầu bãi bỏ chế độ cặp rằng, để tù nhân tự bầu lấy đại biểu của mình. Trước khí thế của tù nhân và những chứng cớ không thể chối cãi được, bọn thống trị phải đồng ý với yêu sách hợp lý của họ.

        Trưa hôm ấy, trong khí thế hừng hực cách mạng, tù nhân Khám 1 đã bầu ra đại biểu một cách dân chủ. Anh Lương Văn Thắng được bầu làm đại diện của Khám 1.  Ngoài ra, anh em còn bầu ra Ban trật tự, Ban xã hội, Ban bình dân học vụ, Hội đồng hoà giải tù nhân. Chế độ dùng tù đàn áp tù đã chấm dứt. Không còn cảnh tranh cướp trong các bữa ăn, cảnh bài bạc, hút xách, đấm bóp nữa. Ngày thăm nuôi, Ban xã hội trải chiếc chiếu lớn gần cửa. Ai có đồ tiếp tế đều tự nguyện để lại trên chiếu một phần, Ban xã hội sẽ chia đều cho những người không có. Chiếu làng trở thành một nét truyền thống đẹp, là biểu tượng cho tình thương yêu, nhường cơm sẻ áo của người tù kháng chiến.

        Các anh Phan Trọng Bình, Vũ Huy Xứng tiếp tục tổ chức lực lượng và đổi quân đi các khám khác để thực hiện “nền dân chủ khám đường trên phạm vi toàn Khám Lớn. Bên cạnh hai anh còn có anh Tưởng Dân Bảo, một người cách mạng giàu lý luận và dày dạn kinh nghiệm đấu tranh ở nhà tù Côn Đảo trước đây. Được bổ sung bằng cả tinh thần và lực lượng của Khám 1, các Khám 2,  4, đã lần lượt đánh đổ, bầu ra đại biểu của tù nhân. 

        Do tương quan lực lượng tại chỗ, có khám phải làm tới lần thứ 2, thứ 3 mới lật đổ được chế độ cặp rằng.  Riêng Khám III, anh Vũ Huy Xứng đã đổi lên đó và tranh thủ được cặp rằng Tư Ba Đào. Sau bảy ngày đêm ‘tâm sự”, Tư Ba Đào đã cảm phục và tôn những người kháng chiến vào bậc các “Anh Lớn”. Việc Tư Ba Đào đoạn tuyệt với quá khứ giang hồ, theo gương các “Anh Lớn” đã ảnh hưởng sâu sắc đến quá trình đoàn kết giữa tù thường phạm và tù kháng chiến ở Khám Lớn Sài Gòn trước đó và ở Côn Đảo sau này. Cuộc đấu tranh lật đổ chế độ cặp rằng và thực hiện nền dân chủ khám đường tại Khám Lớn Sài Gòn được tù nhân kháng chiến gọi là cuộc “Cách mạng khám đường”.

        Anh Huỳnh Tấn Phát, một trí thức yêu nước được cử làm Tổng đại diện đầu tiên của toàn thể tù nhân Khám Lớn. Thực hiện khẩu hiệu “Biến khám đường thành học đường”, các lớp chính trì, lý luận quân sự, võ thuật, bình dân học vụ ngắn ngày được mở tại các khám.  Hoạt động báo chí, văn nghệ, âm nhạc của tù nhân cũng phát triển sôi nổi chưa từng thấy. Mô hình tổ chức và hoạt động của tù nhân Khám Lớn. được những người tù kháng chiến áp dụng thành công ở Côn Đảo. 

        Cuộc nổi dậy chống chế độ cặp rằng và thiết lập “nền dân chủ khám đường” ở Khám Lớn Sài Gòn có ảnh hưởng sâu sắc đến cả một thế hệ tù nhân kháng chiến từ Khám Lớn đến Chí Hoà ra tới Côn Đảo. “Cách mạng khám đường” và những thành quả của nó là khúc dạo đầu của bản anh hùng ca Côn Đảo thời kỳ 9 năm kháng chiến chống Pháp (1945-1954).
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #74 vào lúc: 04 Tháng Bảy, 2017, 04:41:11 am »


        “Vụ âm mưu” đẫm máu

        Chuyến tù kháng chiến đầu tiên bị lưu đày ra đảo lúc cuộc đàm phán Pháp - Việt sắp mở tại Phôngtennơbơlô (Fontainebleau - Paris). Chúa đảo Gimbe thuộc phái thực dân hiếu chiến. Hắn đón những người tù kháng chiến bằng trận đòn thù với hèo mây, cù ngoéo, báng súng khi họ bị giải từ bãi Nhà Thờ về Banh I. Ngày hôm sau, chưa hết cái đau ê ẩm của đòn roi và sóng biển, đoàn tù áo xanh lại phải ra dọn tàu, một loại công việc khổ sai nặng nhọc. Họ phải làm quần quật từ sáng sớm đến đêm khuya dưới ngọn roi và báng súng trong ba ngày đêm ròng rã.

        Giám đốc và Xếp chánh thường xuyên có mặt để đốc thúc việc dọn tàu. Bọn gác ngục được dịp thẳng tay đánh tù cho vừa lòng Giám đốc và cũng là để dằn mặt, răn đe. Máu tù nhân đổ dài trên đường vận chuyển lương thực, thực phẩm, vật liệu từ cầu tàu về kho chứa vài ngày sau đợt dọn tàu, đoàn tù kháng chiến được phân bổ về các sở, trong đó một số người có văn hoá được đưa ra làm thư ký văn phòng, bồi bếp.

        Buổi đầu chưa có tổ chức và lãnh đạo thống nhất, tù kháng chiến tự động liên hệ với nhau, cứ ra đại diện để giao thiệp với nhà tù và cắt đặt trật tự, vệ sinh trong khám. Kinh nghiệm đấu tranh ở Khám Lớn đã giúp họ có ý thức ngăn chặn ngay việc lập lại chế độ cặp rằng ở Côn Đảo.

        Tù kháng chiến phần lớn là thanh niên đang sục sôi khí thế cách mạng, vào tù vẫn còn hừng hực lời thề quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh. Vừa ra đến Côn Đảo, nhiều người đã tìm cách vượt ngục về tiếp tục tham gia kháng chiến. Táo bạo hơn, một số người đã tính đến cả chuyện bạo động cướp đảo. Chủ trương bạo động do một nhóm tù nhân gồm cụ Tú Oanh và các anh Phạm Gia, Trúc Quỳnh khởi xướng.

        Cụ Tú Oanh (Võ Oanh) làm bồi ở trại lính, biết rõ lực lượng phòng thủ và quy luật hoạt động của bọn lính.  Gần 2 đại đội lính tham gia tái chiếm Côn Đảo đã rút về gần hết để phục vụ kế hoạch đánh lấn ra Bắc Bộ.  Trại lính Côn Đảo chỉ còn vẻn vẹn 18 tên. Buổi chiều chúng thường để súng trong trại rồi rủ nhau đi tắm biển; trừ vài tên làm nhiệm vụ canh gác. Cụ Võ Oanh nêu phương án cướp súng, bắt tốp lính gác vào thời điểm bọn lính đi tắm biển; cùng lúc ấy cho nổ tung nồi hơi Nhà Đèn, phát lệnh bạo động.

        Anh Trúc Quỳnh làm bồi bếp lại đề xuất phương án đầu độc hàng loạt bọn lính và gác dang. Nếu 2 phương án trên không thực hiện được thì sẽ chờ dịp cướp tàu khi có điều kiện thuận lợi. Nhóm bạo động đã liên hệ với một số tù nhân ở các cơ sở để bàn việc tổ chức và bố trí lực lượng.

        Trong tương quan lực lượng lúc đó, việc cướp đảo không mấy khó khăn. Lực lượng phòng thủ của địch chỉ có 18 tên mà ta đã nắm rõ quy luật hoạt động và những sơ hở của chúng. Gác ngục Pháp, Việt chưa đầy một trăm tên, trong đó quá nửa là thầy chú người Việt đã có sự phân hoá từ sau Cách mạng tháng Tám 1945, còn lại non nửa là gác dang Pháp vừa ra đảo mà nội bộ đang lục đục mâu thuẫn. Tàu tuần tiễu và tiếp tế cho Côn Đảo trong tháng 6 rất thưa thớt.

        Lực lượng tù nhân kháng chiến hầu hết là những chiến sĩ dám xả thân vì độc lập và tự do của Tổ quốc.  Họ đã từng giáp mặt với đạo quân viễn chinh nhà nghề có xe tăng và đại bác yểm trợ, khi trong tay họ chỉ có tầm vông vạt nhọn và vài khẩu súng trường cũ kỹ. Đòn roi trong những trận khủng bố phủ đầu của nhà tù không dập tắt được niềm lạc quan của họ trước triển vọng Hội nghị Phôngtennơbơlô sắp mở. Khát vọng độc lập tự do và ngọn cờ giải phóng Côn Đảo khi được phất lên sẽ khơi dậy sức mạnh xung thiên trong những người tù kháng chiến. Sức mạnh ấy đã có dịp chứng tỏ hơn một lần kể từ cuộc “Cách mạng khám đường” tại Khám Lớn Sài Gòn.

        Việc cướp đảo thì dễ nhưng trở về đất liền bằng phương tiện gì mới là việc khó. Ở lại lập chiến khu ở Côn Đảo thì không thể được. Bởi thế, chủ trương bạo động đã dừng lại trong ý đồ của một nhóm, trên dưới chục người. Nhóm này cũng chưa đi đến một quyết định bạo động theo phương án nào và cũng chưa có sự chuẩn bị gì cụ thể.

        Cuối tháng 6-1946, trong lúc nhóm chủ trương bạo động còn chưa ngả về phương án nào thì một vài nhóm khác đã tổ chức vượt ngục. Chuyến thứ nhất của các chiến sĩ Cô Tô do các anh Đỗ Văn Chung và Đặng Trung tổ chức. Năm người ra đi không để lại dấu vết gì, sau mới biết các anh đã hy sinh trên biển. Chuyến thứ 2 do Nguyễn Thanh Trang ở Sở Tiêu tổ chức thì bị bắt lại gần hết: còn một người bị chết khô trên Núi Chúa. Sau 2 chuyến vượt ngục ấy, nhóm bạo động đã từ bỏ ý định cướp đảo và chuyển hướng sang khả năng chuẩn bị vượt ngục khi điều kiện cho phép.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #75 vào lúc: 04 Tháng Bảy, 2017, 04:41:36 am »


        Song, khuynh hướng bạo động vẫn âm ỉ lan truyền trong một số tù nhân trẻ tuổi. Bọn chúa ngục sử dụng một số thường phạm cũ để nghe ngóng, rình mò và khống chế tù kháng chiến. Đoàn Công Thành, Nguyễn Thành Út, Lê Trọng Nghĩa, Nguyễn Văn Tốt là những tên tay sai đắc lực. Cuối tháng 6, bọn tù gian đã báo cáo cho chủ sở Noócmăng tin tức về tù nhân Trần Kỷ ở Bản Chế đã bí mật trao đổi với một số tù nhân về chủ trương cướp đảo. Trần Kỷ bị bắt ngay đêm ấy.

        Giám thị trưởng Tút tu cũng bị bắt và bị quản thúc tại trại lính. Được sự đồng tình của Gimbe, phái đối lập với Tút tu gồm chủ kho bạc Phơrêgien, chủ Sở Rờsẹc Nôvắc, chủ sở Bản chế Noócmăng, chủ Sở rẫy An Hải Viđan đã lợi dụng cơ hội này để thanh toán Tút tu.  Chúng phát hiện ở hợp tác xã tiêu thụ đang thiếu 2 bao đường và tung dư luận về việc Giám thị trưởng “thân Việt Minh”. Cả bọn vào hùa với nhau, dựng lên chuyện Tút tu ăn cắp 2 bao đường để tiếp tế cho tù kháng chiến chuẩn bị âm mưu bạo loạn nhằm lật đổ chính quyền trên đảo. Giám thị Liền và bà vợ giám thị Cơ có quan hệ thân mật với Tút tu cũng bị chúng bắt giam với tội danh thông đồng với tù nhân cướp đảo. Chúng đánh chết anh Trần Kỷ mà không moi được chứng cớ gì. 

        Giữa lúc đó thì tên tù gian Lê Trọng Nghĩa chỉ điểm cho bọn chúng vây bắt cuộc vượt ngục của nhóm tù nhân Sở Tiêu và Sở Củi. Một trong 8 người bị bắt đã khai rằng, họ có ý vượt đảo về liên hệ với ủy ban hành chánh Nam bộ để hỗ trợ cho kế hoạch giải thoát tù nhân. Như kẻ sắp chết đuối vớ được cọc, chúa đảo Gimbe ra lệnh thẳng tay tra tấn, tìm ra những người có liên quan và giao cho mấy tên tù gian Đoàn Công Thành, Nguyễn Thành Út và Lê Trọng Nghĩa dựng lên một cách giả tạo một vụ án được mệnh danh là “vụ âm mưu cướp đảo” để lấy cớ mở chiến dịch khủng bố tù kháng chiến và lật đổ viên Xếp chánh Tút tu. 

        Đoàn Công Thành được dịp thi thố những thủ đoạn bỉ ổi, chỉ mặt hầu hết những người mà hắn không ưa vào danh sách những tù nhân dính đến “vụ âm mưu”.  Theo gợi ý của quan thầy, hắn bịa ra cả một kế hoạch cướp đảo như: Mục đích cướp đảo là giải thoát tù nhân; bắt tất cả các giám thị chỉ trừ Tút tu; cướp súng đạn đem về kháng chiến. Mục tiêu tiến công là trại lính, Nhà Đèn, Sở Cò, Sở Rờsẹc, Văn phòng Giám đốc, Trạm vô tuyến điện. Thời gian hành động là ngày 14-7-1946 (ngày Quốc khánh cộng hòa Pháp).

        Trong kế hoạch bịa đặt của Đoàn Công Thành còn có cả “danh sách” ban tham mưu, đội cảm tứ, “kế hoạch” rèn giáo mác của tù nhân sở Bản Chế, có “sơ đồ tác chiến” tấn công trại lính và một “danh sách” gác dang, thầy chú, viên chức, chủ sở được phân loại rõ sẽ giết tên nào tống giam tên nào cùng những “giao ước” đảm bảo an toàn cho Tút tu và hứa hẹn sự cộng tác sau khi cướp đảo thành công.

        Tiếp theo kịch bản vụ âm mưu bịa đặt đó là những cuộc bắt bớ và tra tấn rùng rợn, 72 tù nhân lần lượt trải qua những cực hình tàn bạo, người thì bị trói tréo cánh tay, rút lơ lửng trên xà nhà rồi bị đánh bằng roi cá đuối, roi gân bò cho đến ngất đi ; người thì bị chấn nước đến ngạt thở; người thì bị tra điện vào mang tai, dương vật; người thì bị quật vào ngực, vào gan bàn chân đến tàn phế suốt dời.

        Gần hai chục chiến sĩ Cô Tô bị tra tấn đến chết đi sống lại nhiều lần, mặc dù họ không hề biết gì về kế hoạch cướp đảo. Họ bị nêu tên trong “danh sách đội cảm tử” mà Đoàn Công Thành đã bịa ra. Điều này có vẻ hợp lý vì bọn nhà tù đều biết họ thuộc một đơn vị Vệ Quốc đoàn đã từng gây nhiều sóng gió cho quân viễn chinh Pháp ở vịnh Bắc Bộ. Trong đợt khảo cung này, anh Trần Nhật Quang bị đánh lòi một con mắt, anh Trần văn Thính bị đòn hiểm nên mang bệnh và chết sau đó ít ngày.

        Bọn gác ngục đã nhẫn tâm dùng máu xương của tù nhân để thanh toán, hãm hại nhau. Bằng chứng là chúng đánh đập hết sức dã man để truy ép tù nhân buộc phải nhận là có âm mưu cướp đảo và bắt tất cả giám thị, trừ Túttu.

        Anh Trần Văn Sở, một người tù thường phạm từng nhiều lần vào tù ra tội đã than thở rằng anh chưa bao giờ gặp một chế độ lao tù tàn ác, nghiệt ngã một cách vô lối như vậy. Anh tính sẽ đâm chết vài tên gác dang khát máu, rồi thì tự vẫn hoặc chịu chết cách nào cũng được. Sau nghĩ lại, anh không nỡ để địch có cớ khủng bố tù nhân nhiều hơn, vì thế, anh chọn cái chết bằng cách tự vẫn để ngăn chặn tội ác của kẻ thù. Đêm 10-7-1946, Ba Sở treo cổ trên song sắt cửa tặmbua tại Khám 8 Banh I. Cái chết của anh là lời cảnh cáo đanh thép đối với âm mưu bịa đặt để khủng bố tù nhân.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #76 vào lúc: 04 Tháng Bảy, 2017, 04:41:58 am »


        Cùng một tâm sự với anh Ba Sở, Tư Tỷ cũng treo cổ tự vẫn nhưng không chết vì bộ quần áo mà anh dùng để buộc dây thòng lọng đã mục nát. Thòng lọng đứt, anh rơi xuống sàn khám. Bọn gác dang phát hiện, Xông vào lột hết quần áo và tịch thu tất cả đồ còn lại. Chúng lùa hết tù nhân trong vụ âm mưu xuống Hầm xay lúa; họ bị trần truồng và bị còng chân trên sàn xi măng lạnh cóng. Tư Tỷ ân hận. Anh định chọn cái chết để góp thêm vào lời tố cáo nhằm chặn đứng tội ác của bọn giám ngục, không ngờ địch lại đày ải anh em nghiệt ngã hơn. Tư Tỷ thề sẽ không tự sát nữa mà ở lại cùng anh em tranh đấu.

        Sau hơn một tháng tra khảo, bọn gác ngục chẳng thu được gì hơn, nhưng điều mà chúng cần là khủng bố, hành hạ tù nhân và lật đổ Tút tu, đẩy về đất liền chờ ngày ra tòa thì đã đạt được. Phơrêden nhận chức Xếp chánh, Viđan được làm xếp Banh I. Noócmăng vẫn giữ chức Chủ sở Bản Chế béo bở. Chúng thiết lập một chế độ trị tù đẫm máu.

        Bảy chục tù nhân còn lại trong “vụ âm mưu cướp đảo, phải làm khổ sai tại Banh I, dưới sự giám sát của những tên gác dang khát máu nhất như Viđan, Pôn Hiền, ăngđơrê, Loadô, Sa den... Sáng mở còng ra điểm danh là chúng đánh. Tên Pôn Hiền có lối điểm danh bằng cách gõ củ mây thật mạnh lên đầu người tù. Có lúc nổi máu côn đồ, nó còn bắt người bị đánh phải kêu thành tiếng “binh... boong...” như tiếng chuông nhà thờ để làm vui, nếu không kêu thì nó đánh mãi. Ra đến nơi làm việc, tù nhân lại tiếp tục bị đánh. Tên Viđan tuyên bố với kíp đập đá: “Một nhát búa không vỡ được hòn đá thì tụi bay vỡ đầu.”

        Một kíp tù nhân khác phải đầm chà láng từ khu xà lim cuối sân dọc theo dãy khám 10-9-8-7-6. Đầm láng sân phía trước xong, chúng bắt xới sân sau lên đầm lại, cốt để hành hạ tù nhân chứ không chỉ là công việc khổ sai thuần túy. Đầm nặng bảy kí lô, bảy chục con người phải đầm theo một nhịp. Chệch choạc là ăn đòn. Đầm đi đầm lại, ngày này qua ngày khác. Chà láng xong rồi lại xới lên, tưới nước, đầm lại. Không ai có thể tính được mỗi thước sân nhà lao đã thấm bao nhiêu mồ hôi và máu của tù nhân.

        Giờ tắm cũng được bọn gác ngục biến thành một kiểu hành hạ. Bảy chục con người chỉ có một giếng nước và chỉ được tắm trong năm phút. Đúng giờ, họ phải ào đến vây quanh giếng, người đứng, người khom, người ngồi, người múc nước giội hối hả. Loáng một cái đã hết giờ. Bọn ác ôn vung gậy xua họ ra khỏi giếng. Nhiều người nước chưa kịp thấm ướt thân thể mà máu đã phun đỏ miệng giếng.

        Bữa ăn của tù cũng là cảnh cực hình. Cơm gạo hẩm và lẫn nhiều thóc sạn, ăn rát cả miệng. Cá khô mục đắng và mặn chát. Chỉ có 5 phút cho cả việc ăn lẫn uống. Trong khi ở các khảm khác chúng bắt ăn cơm nguội, uống nước lạnh thì kíp này lại phải ăn cơm nóng và uống nước sôi. Họ đã phải làm cật lực, đẫm mồ hôi dưới nắng hè tháng 7, chịu khát cháy cổ. Vậy mà đến bữa ăn, chúng lại đổ nước sôi vào khạp và bắt ăn uống trong vài phút. Họ vây quanh khạp nước bốc hơi ngùn ngụt nên không thể nào uống được.

        Có tù nhân đã chết khát một cách thương tâm.

        Anh Quý bị đánh đập nhiều nên sức cùng, lực kiệt.  Không chịu được cách hành hạ trong bữa ăn như vậy, anh đành chịu khát vào khám. Đêm ấy khát quá, anh thều thào bảo Nguyễn Văn Bảy, người bạn tù nằm cạnh đái cho uống. Nhưng Bảy cũng đang khát khô cả họng và chẳng có được giọt nước tiểu nào. Cả hai đều thiếp đi trong sự dày vò của cơn khát và nỗi bất lực. Sáng ra, anh Quý đã chết khô cứng trong còng.

        Khi thói bạo ngược đã thay thế cho quy chế thì tội ác cũng được nhân lên vô hạn. Bọn gác dang nghĩ ra đủ trò để hành hạ tù nhân. Trước khi vào khám, họ phái “múa phượng hoàng”, trần truồng, há miệng, chổng mông, dạng chân cho chúng khám xét. Xong nó vụt một gậy vào lưng đuổi vào. Dã man hơn, có đứa lại ngoáy cả gậy bẩn vào miệng tù nhân. Có thằng lại bắt họ múa tiều cách cho vui mắt, múa không “đẹp” là bị đánh. Vào khám, tra nhân trong còng còn bị đánh một lần nữa khi chúng kiểm tra xem đã xỏ đủ chân trong còng chưa. Mỗi ngày có đến hơn chục trận đòn giáng xuống người tù. Đó là thời kì khủng bố đẫm máu.

        Nhân “vụ âm mưu”, tù nhân các khám đi làm cũng bị ăn đòn nhiều, đau ốm đi khám bệnh cũng bị đánh đập.  Những người bị nhốt trong khám tử hình chỉ còn chờ ngày đem bắn cũng bị ngược đãi như vậy. Anh Minh, một tử tù đã chết vì đói khát và bệnh tật trước khi anh bị hành quyết. 55 tử tù còn lại đã nghẹn ngào hát bài Chiêu hồn tử sĩ để tiễn anh về nơi an nghỉ cuối cùng. 

        Vào dịp Quốc khánh Pháp, 14-7-1946, mười tử tù được giảm án, khám tử tù còn 45 người. Thời Tút tu làm Giám thị trưởng, bữa ăn thỉnh thoảng còn có rau xanh.  Từ khi xảy ra “vụ âm mưu cướp đảo” thì chúng cho ăn rất tồi tệ. Có tuần chúng cho tù ăn toàn tương chua; tuần thì toàn khô mực đắng, không có lấy một cọng rau.  45 tử tù đã nhất loạt tuyệt thực vào cuối tháng 7-1946.  Đây là cuộc tuyệt thực đầu tiền của tù nhân tại Côn Đảo. Anh Nguyễn Văn Huệ được cử làm đại diện, trình bày yêu sách trước Giám đốc, đòi cho ăn rau xanh hàng ngày và cho ăn cá khô không mục.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #77 vào lúc: 04 Tháng Bảy, 2017, 04:42:18 am »


        Những yêu sách hợp lý và thật chẳng đáng bao nhiêu so với chế độ ăn, ngủ ghi trong quy chế nhà tù, nhưng Giám đốc Gimbe trả lời bằng cách vung gậy vụt thẳng cánh lên đầu người đại diện rồi bỏ đi. Gimbe là một trong số những tên Giám đốc thích trực tiếp đàn áp tù nhân.  Đến ngày thứ ba của cuộc tuyệt thực, tên Viđan ra lệnh đổ khạp nước của Khám tử hình và tuyên bố “cho chết luôn, khỏi phải bắn”.

        Ngày thứ 4, anh Trí một tử tù (án tư pháp) không chịu nổi cơn khát nên đã gọi xếp xin nước uống. Cuộc tuyệt thực phải kết thúc dở dang. Riêng anh Huệ tiếp tục nhịn ăn, mỗi ngày chỉ nhấp vài ngụm nước lạnh. Đến ngày thứ 15 anh mới chịu ăn, theo lời khuyên của nhiều đồng đội, để giữ sức cho những đợt tranh đấu khác.

        Ngoài báo cáo chính thức của Giám đốc nhà tù, tin tức vế vụ âm mưu cướp đảo bay về đất liền bằng nhiều đường: qua linh mục Nguyễn Văn Mầu và thư từ của nhiều gác dang, thầy chú. Bọn thống trị cũng không thể làm ngơ về vụ này. Thủ tướng bù nhìn Nguyễn Văn Thinh phải đích thân ra đảo thị sát. Nhân dịp giáp mặt hắn, anh Trần Văn Trung đã tố cáo âm mưu bịa đặt ra “vụ Côngplô” và yêu cầu bọn thống trị phải đưa ra xét xử công khai vụ này, không dược coi rẻ sinh mạng và nhân cách con người một cách dã man và phi pháp như vậy. 

        Một số tù nhân lại phản ứng theo kiểu khác. Khi Nguyễn Văn Thinh đến Hầm xay lúa hỏi tù nhân xem ai bị oan ức, ai cần kiến nghị gì thì cụ Võ Oanh dõng dạc trả 1ời: “Xếp chánh giới thiệu Ông là đại diện cho Chính Phủ Nam Kỳ tự trị”. “Những người tù chính trị chúng tôi không công nhận chính phủ ấy. ông bảo cần kiến nghị gì  Chúng tôi không có gì để kiến nghị! Nếu cần gì thì chúng tôi đề nghị với những người quản ngục ở đây, chính họ mới là kẻ có quyền thực sự ở đây”. 

        Sau chuyến đi kinh lý của Nguyễn Văn Thinh, mức dộ khủng bố có giảm bớt. Gimbe bị triệu hồi. “Vụ âm mưu” được giải toả dưới triều Giám đốc mới. Những tù nhân vừa được giải toả đã bước vào thời kỳ tổ chức chặt chẽ và đấu tranh quyết liệt hơn.

        “Vụ Côngplô” đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm qúy về tổ chức và tranh đấu trong tù. Không thể đấu tranh thắng lợi khi chưa có tổ chức chặt chẽ. Việc bạo động võ trang ở Côn Đảo là hệ trọng, nó liên quan đến sinh mạng của hàng trăm, hàng ngàn con người. Chỉ cần vài người đặt vấn đề một cách phiến diện, chủ quan, lộ liễu là địch có cớ để khủng bố hàng trăm người khác. 

        Mặt khác, phải hết sức cảnh giác với bọn tù gian và những âm mưu đàn áp, giết hại tù nhân của bọn cai ngục.  Bên cạnh những tổn thất xương máu, “Vụ âm mưu” đã để lại ý nghĩa lớn về nhân cách của người tù kháng chiến. Họ chịu đựng mọi cực hình, song không ai khai báo hoặc nhận bừa những điều bị vu khống. Nhờ đó, “vụ âm mưu” được giải toả, Tút tu cũng được “giải oan”. 

        Trong những ngày bị khủng bố thê thảm nhất, tù nhân càng đoàn kết, yêu thương nhau hơn. Địch bắt đầm đá đều 1 nhịp, anh em tổ chức đầm theo 2 nhịp, ba nhịp giống như kiểu giã gạo chày đôi, chày ba để mỗi người có thể được nghỉ 1 nhịp hoặc 2 nhịp. Gác dang Pháp thường hay đánh đập vào cuối bữa đuổi tù nhân vào khám khi chưa kịp ăn hết khẩu phần cơm ít ỏi. Anh em đã thống nhất với nhau, đồng loạt vào ăn, ăn xong hết mới cùng đứng dậy, mặc cho chúng đánh. 

        Có bữa cụ Võ Oanh bị chúng đánh lủng đầu. Máu chảy đỏ ròng, cụ vẫn điềm nhiên ngồi ăn, không thay đổi sắc mặt. Những lần khổ sai hoặc điểm danh, cụ thuộc số người bị đánh nhiều nhưng không khi nào cụ cúi đầu hay tỏ cử chỉ run sợ. Cụ còn động viên anh em một cách khéo léo rằng: “Đừng thấy chúng đánh tôi mà mất tinh thần. Chúng đánh tôi, cốt là để khủng bố tinh thần anh em đó”. Cụ là một trong những tấm gương khích lệ lòng can đảm, giữ vững khí tiết và nhân cách của tù kháng chiến thời ấy.

        Qua cuộc khủng bố quy mô lần này của bọn quản ngục, tù kháng chiến nhận thức rõ việc xây dựng tổ chức vững vàng chắc để đoàn kết, lãnh đạo khối tù nhân là công việc cấp bách. Một bộ phận cứu trợ tù nhân đã nhen nhóm và bí mật hoạt động qua 2 đầu mối quan trọng là anh Phạm Gia - “tù áo trắng” làm thư ký Kho Bạc và anh Trần Duy Giang, làm thư ký ở văn phòng Giám đốc. Nhiều tù nhân ở Nhà Thương, Sở Củi, Nhà Đèn đã gửi phiếu tiền công lao động khổ sai cho hai anh để mua đường, sữa tiếp tế cho anh em ở Khám tứ hình và Hầm xay lúa. Thêm vào đó là đồ tiếp tế mà số anh em tù áo trắng đã vận động được ở những thầy chú, gác dang có cảm tình.

        Cuối năm 1946, ủy ban kháng chiến hành chánh Nam Bộ liên lạc, gửi tiền và quà đến tay anh em tù Côn Đảo nhờ sự giúp đỡ của linh mục Nguyễn Văn Mầu. Việc tiếp tế và các tổ chức của tù nhân có điều kiện định hình và phát triển mạnh hơn trước.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #78 vào lúc: 04 Tháng Bảy, 2017, 04:43:16 am »


        Tận dụng cơ hội mới

        Ngày 2-9-1946, chuyến lưu đày thứ 2 (chuyến tù áo trắng) ra đảo. Đại úy Lê dương Hômếchcơ (Homecker) cùng ra trên chuyến tàu ấy và nhậm chức Giám đốc nhà tù ngay ngày hôm sau. Gimbe bị triệu hồi. Hile (Hilaire) được bổ nhiệm làm Xếp chánh.  Hômếchcơ quốc tịch Pháp gốc Đức, tính tình ngay thẳng, chuộng lẽ công bằng. Qua việc điều chỉnh chế độ cai trị, những người tù kháng chiến biết ông là đảng viên Đảng xã hội Pháp.

        Giám đốc mới thị sát các khám giam đúng vào lúc hai tên hung thần Ăngđơrê và Loadô đang vung hèo mây quật túi bụi xuống kíp tù đầm đá trong sân Banh I. Trước mặt tù nhân, Hômếchcơ đã bắt Ăngđơrê cùng Loadô đứng nghiêm để chịu khiển trách.  Ông tuyên bố kể từ nay, gác dang không được đánh đập tù nhân nếu họ không phạm lỗi.

        Chớp thời cơ đó, anh Lương Văn Thắng đã thay mặt tù nhân tố cáo chế độ khủng bố của nhà tù, sự tàn bạo của gác dang và vụ âm mưu bịa đặt đế đàn áp tù nhân. Anh yêu cầu cải thiện khẩu phần ăn, chấm dứt ngược đãi, chữa trị cho những người đau yếu. Giám đốc hứa sẽ xem xét lại nội vụ để giải quyết. 

        Hômếchcơ giữ lời hứa. Ông xem lại toàn bộ hồ sơ vụ Côngplô. Ông nghe được nhiều lời tố cáo chế độ lao tù nghiệt ngã mà thực dân Pháp đang áp dụng ở Côn Đảo; thậm chí việc đối xử với những người kháng chiến Việt Nam còn tồi tệ hơn cả phát xít Đức đối với tù binh Pháp. Ông đã tận mắt thấy cảnh gác dang Pháp vô cớ hành hạ tù nhân. Ông được nghe những lời đề nghị quá đơn giản về việc cải thiện chế độ ăn, ở, tắm, giặt, chữa bệnh.

        Đi thị sát các sở Bản Chế, Sở Củi - Chuồng Bò, Chỉ Tồn, Sở Lưới... Hômếchcơ đều nghe tù nhân đều tố cáo giống như vậy.  Ông còn được nghe một số gác dang có lương tâm và nhiều thầy chú phản ánh rằng tù kháng chiến là những người có văn hoá và nhân cách, rằng Tút tu bị vu khống... Hômếchcơ đã công tâm điều tra và phúc trình về Cao ủy Pháp. Kết quả là Tút tu được miễn tố.

        Phần lớn số tù nhân bị bắt bừa bãi trong vụ âm mưu đã được giải toả về các khám. Riêng 12 người bị khai là “Ban tham mưu” thì bị đưa về Khám 2 bổ sung vào kíp may quần áo tù, trong đó có cụ Tú Oanh, và các anh Tư Ba Đào Lương Văn Thắng, Nguyễn Văn Đường, Trần Văn Lai, Trần Văn Trung, Trần Văn Sứ, Tơ Mách, Tơ Tỷ...  Hômếchcơ không coi những người tù kháng chiến là phiến loạn như cách nghĩ chung của bọn thực dân xâm lược bấy giờ và cũng không thích thú gì với chức vụ Giám đốc Côn Đảo. Buộc phải nhận nhiệm vụ, ông làm theo chức phận với thái độ riêng của mình. ông yêu cầu gác dang và các nhân viên dưới quyền làm đúng theo quy chế. 

        Hômếchcơ còn trực tiếp xem xét tình hình các tù phán bị phạt xà lim và hồ sơ án tiết của họ. Người nào quá yếu hoặc bị phạt lâu đều được giảm bớt. ông chấn chỉnh lại chế độ điều trì ở bệnh xá. Các tù nhân khai bệnh đều được khám và cho thuốc đúng bệnh. Bác sĩ Pốc (Po que) là người có lương tâm. Pốc đã tận tụy chữa cho mấy chục tù nhân bị ghẻ lở đầy người lúc đó. ông còn đế nghị tăng chế độ dinh dưỡng cho tù nhân, cho họ được tắm biển mỗi tuần một lần.

        Tù nhân được gửi thư, nhận thư, tiền, bưu kiện. Anh Phạm Gia, thư ký chính ở Kho Bạc đã liên hệ được với anh ruột là Phạm Thiều và một người bà con là Phạm Ngọc Thuần, hai vị đó đều là ủy viên ủy ban kháng chiến hành chánh Nam Bộ. Nhờ đó, ủy ban đã gửi tin tức và tiếp tế được cho tù nhân Côn Đảo qua những bưu kiện gửi cho Phạm Gia, Lưu Văn Lê, Trần Duy Giang... Do vậy, đời sống và sức khỏe tù nhân sau vụ khủng bố đỡ phần nào bi đát.

        Linh mục Nguyễn Văn Mầu cũng là một đầu mối liên lạc và tiếp tế quan trọng. Khi trực tiếp, khi gián tiếp ông nhận tin tức và tiền bạc, thực phẩm thuốc men của ủy ban kháng chiến hành chánh Nam Bộ chuyển ra Côn Đảo. Anh Nguyễn Ngọc Lân, thư ký Kho Bạc, và anh Quý giúp việc tại Nhà Thờ đã chuyển về để phân phát cho các cơ sở. Cha Mầu cởi mở với cả tù nhân đạo gốc hoặc chưa theo đạo. Nhiều người tù kháng chiến khai là có đạo để được đi lễ vào ngày chủ nhật để có dịp gặp nhau trao đổi tin tức và bàn chủ trương hoạt động ngay trong Nhà Thờ.

        Ba tháng cuối năm 1946, đòn roi, xiềng xích, phạt xà lim bớt hẳn đi. Sự thay đổi trong chế độ lao tù Côn Đảo ít nhiều phản ánh không khí chính trị ở Pháp lúc đó Liên minh cánh tả thuộc Đảng cộng sản và Đảng xã hội Pháp đã đánh bại Đảng cộng hoà bình dân trong cuộc bỏ phiếu thông qua bản Dự thảo Hiến pháp của nền cộng hoà thứ 4 (10-1946) và việc tổ chức Tổng tuyển cử bầu Quốc hội vào ngày 10-11-1946.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #79 vào lúc: 04 Tháng Bảy, 2017, 04:43:35 am »


        Do chính sách cai trị thời Hômếchcơ tương đối cởi mở, tù nhân ở nhiều cơ sở đã tự tổ chức bầu ra Ban tự quản (có nơi gọi là Ban quản trị). Người đại diện lúc đầu gọi là cặp rằng, nhưng do anh em tù nhân bầu ra chứ không phải là nhà tù chỉ định. Có nhiều cặp rằng là tù thường phạm đã giác ngộ lợi ích chung của tù nhân, phục tùng sự chỉ đạo của tập thể. ổn định trật tự,  sinh, tăng gia cải thiện, tổ chức tương tế, sinh hoạt văn hoá văn nghệ v.v... là những hoạt động chính của cặp rằng và Ban tự quản.

        Tù nhân đã vận dụng kinh nghiệm của cuộc “cách mạng khám đường” để không lặp lại chế độ cặp rằng theo kiểu tù trị tù ở Côn Đảo.  Phá hoại, lãn công là hình thức phản kháng của tù nhân được phổ biến từ rất sớm. Nhờ sự cảm thông của bác sĩ Pốc, số tù nhân lãn công bằng cách khai bệnh khá đông. Trung bình mỗi ngày có tới 50 người nghỉ ốm, tương đương với số lao động khổ sai ở một sở quan trọng như Bản Chế.

        Tù nhân Sở Bản Chế nhiều lần phá hỏng máy canh để bọn gác ngục không có phương tiện tuần tra, đuổi bắt tù trốn. Tù nhân ở Nhà Đèn làm hỏng, làm yếu nồi hơi, đến nỗi 3 máy phát, tổng cộng 75KVA mà khó khăn lắm mới đạt được 1/3 công suất thiết kế. Sở Rẫy thì không phát triển măng tây và các loại rau cao cấp theo lệnh Giám đốc mà trồng nhiều cà chua, rau xanh để chúng ăn không hết, phải đưa vào bếp Banh I. Tù Sở Lưới thường làm rách lưới, kéo được cá to thì hạ lưới cho cá quẫy ra, vì cá to chẳng bao giờ chúng để cho tù nhân ăn. 

        Giám đốc mới không can thiệp vào những sinh hoạt văn nghệ của tù nhân. Năm 1946, anh Hoàng Hữu mình, người tử tù vừa được giảm án, làm thư ký Sở rẫy Chuồng Bò đã khéo léo đề nghị tổ chức “Đêm văn nghệ mừng Chúa giáng sinh” và được Giám đốc đồng ý. Ngoài số gần trăm tù nhân Sở Củi - Chuồng Bò, còn có mấy chục tù nhân làm thư ký, bồi bếp và một số ở Chỉ Tồn.  Nhiều gác dang Pháp và hầu hết thầy chú người Việt cùng vợ con họ đã đến xem. Những dịp giải trí như thế thật hiếm có trên hòn đảo này.

        Đêm diễn mở màn bằng bài Thanh niên hành khúc, sau đó là điệu vũ Công chúa ngủ trong rừng. Bài hát Lên Đàng bừng bừng khí thế cách mạng đã chuyển tiếp từ điệu vũ sang vở kịch Nguyễn Trãi biệt Phi Khanh, nội dung vừa đượm tình cha con vừa nặng lời thề với non sông đất nước.

        Vở diễn được nửa chừng thì chủ Sở Cò bắt dừng lại để báo cáo Giám đốc. Hắn đề nghị Giám đốc có biện pháp đối với những tù nhân dám tổ chức diễn kịch “tuyên truyền cho Việt Minh”.  Trái với thái độ hậm hực của tên chủ Sở Cò, Hômếchcơ điềm nhiên trả lời rằng vụ này tù nhân đã xin phép và Giám đốc đồng ý, còn chuyện nội dung văn nghệ tuyên truyền cho Việt Minh là tất nhiên, bởi vì họ là tù chính trị, là Việt Minh. Đêm văn nghệ lại tiếp tục trong niềm hân hoan của tù nhân.

        Tình thế đã đổi thay. Mới trước đó hơn 3 tháng, chúa đảo Gimbe đã phạt 3 tù nhân Sở Củi nhiều ngày xà lim, cơm nhạt, nước lạnh vì dám tổ chức đêm văn nghệ. Giám đốc Hômếchcơ được tù nhân đặt cho biệt hiệu là “Đại úy Việt Minh”.  Sau đêm văn nghệ ở Sở Củi - Chuồng Bò, tù nhân lại ráo riết chuẩn bị chương trình văn nghê mừng xuân Đinh Hợi (1947). Trong dịp đó có 14 tù nhân được ân xá đã trở về đất liền trên tàu Goeland ngày 31-1-1947.  Họ là những người tù cũ, được đại úy Gimbe đề nghị ân xá từ tháng 5-1946. Tết năm ấy, tù nhân được yên. 

        Giám đốc Hoónếchcơ đã ghi trong báo cáo nguyệt kỳ, số 774P, ngày 8-2-1947: “Người Việt Nam tổ chức ăn Tết Nguyên đán. Việc tiếp tế đến đúng lúc, trước đó 2 ngày…” “... Tù nhân đã cử hành lễ Tết. Không có việc gì xảy ra.”.“... Những sự kiện xảy ra ở Bắc kỳ không có tiếng vang trong số dân tự do cũng như trong tù nhân”. 

        Sự kiện xảy ra ở Bắc Kỳ mà Hômếchcơ nói tới đây chính là cuộc kháng chiến của nhân dân cả nước, bắt đầu từ đêm 19-12-1946 tại thủ đô Hà Nội.

        Cuộc đấu tranh của tù nhân Côn Đáo cũng bước sang một giai đoạn mới. Bầu không khí “dễ thở” dưới thời “Đại úy Việt Minh” kéo dài không lâu. Phái hữu ngày càng thắng thế trong chính phủ Pháp. Bọn thực dân ở Đông Dương đưa ra Côn Đảo những tên Giám đốc nhiều thủ đoạn hơn, không đến mức dâm ô, tàn bạo một cách trắng trợn như Gimbe, nhưng cũng không nương tay với tù nhân như Hômếchcơ. Những tên Giám đốc sau này vừa độc ác, tàn nhẫn lại vừa thạo các thủ đoạn lừa mị tinh vi, thâm độc.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM