Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 01:32:00 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử nhà tù Côn Đảo 1862 - 1975  (Đọc 49468 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« vào lúc: 24 Tháng Năm, 2017, 09:11:59 am »

       
        - Tên sách: Lịch sử nhà tù Côn Đảo 1862 - 1975
        - Tác giả: Nguyễn Đình Thống - Nguyễn Linh - Hồ Sĩ Thành
        - Nhà xuất bản: Quân đội Nhân dân
        - Năm xuất bản: 2009
        - Số hoá: UyenNhi05, Giangtvx


        Chỉ đạo thực hiện:

                LÊ QUANG THÀNH
                PHẠM VĂN HY
                TRẦN VĂN KHÁNH
                NGÔ THÀNH
                TRẦN QUANG HUY
                VÕ NGỌC MINH

        Ban Biên soạn:

                NGUYỄN LINH ( Mở đầu, chương 1, 4)
                NGUYỄN ĐÌNH THỐNG (Chương 2, 3, 5, 6, 7, 8, 9, 10)
                HỒ SĨ HÀNH – NGUYỄN LINH – NGUYỄN ĐÌNH THỐNG (Kết luận)

       
LỜI TỰA CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG PHẠM VĂN ĐỒNG
(Viết chung cho bộ sách Lịch sử Nhà tù Côn Đảo)

        Trong quá trình chống thực dân, đế quốc để giành độc lập tự do của dân tộc ta, nhà tù Côn Đảo từ cuối thế kỷ 19 luôn luôn phản ánh cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân qua các giai đoạn, bởi lẽ địch giam ở đây những chiến sĩ cách mạng mà chúng cho là nguy hiểm nhất ở khắp các miền của đất nước.

        Trong xã hội cũng như trong nhà tù Côn Đảo, đã diễn ra cuộc đấu tranh giành quyền lãnh đạo cách mạng.  Đúng như xu thế chung của thế giới, nhất là sau Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga, quyền lãnh đạo dần dần chuyển từ những người yêu nước thuộc các tầng lớp trên sang giai cấp công nhân, mà người đại diện là Đảng cộng sản. Chỉ từ khi Đảng ra đời và lãnh dạo cách mạng, thì cách mạng mới có đường lối đúng đúng và những bước phát triển lớn dẫn đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám và các cuộc kháng chiến, giành độc lập tự do cho dân tộc và đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội. 

        Nhà tù Côn Đảo luôn luôn là chiến trường cách mạng đấu tranh quyết liệt với kẻ thù. Tổ chức Đảng ở Côn Đảo đã lãnh đạo anh em tù chính trị và cả thường phạm đấu tranh kiên cường, bền bỉ hàng ngày suốt mấy chục năm bằng nhiều hình thức chống chế độ lao tù ác nghiệt, chống sự tàn bạo của bọn chúa đảo và gác ngục, để bảo vệ đội ngũ, giữ gìn khí tiết và trau dồi bản lĩnh, hòa nhịp từng bước với phong trào cách mạng của nhân dân ca nước, cho đến ngày thắng lợi hoàn toàn.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #1 vào lúc: 25 Tháng Năm, 2017, 02:11:50 am »


        Cuộc chiến đấu bất khuất đầy dũng cảm và thông minh của các chiến sĩ Côn Đao là những trang chói lọi của lịch sứ cách mạng, được nối tiếp và nhân lên trong chủ nghĩa anh hùng cách mạng rực rỡ của nhân dân ta qua kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ . Sự hy sinh cao cả của biết bao liệt sĩ trong cuộc chiến đấu ấy đã và đang tiếp tục khai hoa kết quả trong những thắng lợi và thành tựu của dân tộc Việt Nam.

        Nhà tù Côn Đảo luôn luôn là trường học cách mạng được tổ chức chặt chẽ, có những thời gian tài liệu, báo chí khá đầy đủ, học tập chuyên cần và đạt hiệu quả tốt. Theo những lớp học có chương trình, có kiểm tra, những người cộng sản và những người có cảm tình với cách mạng đã học tập lý luận cách mạng, học tập phân tích tình hình trong nước và trên thế giới, học tập đường lối, chu trương của Đang trong từng thời kỳ , học tập công tác vận động quần chúng học tập về văn hóa và nghệ thuật. Mỗi lần có những người tù vượt ngục, được thả ra hoặc mãn hạn về, nhà tù Côn Đảo lại cống hiến cho đất nước những người chiến sĩ được thử thách và đào tạo, góp phần thúc đẩy phong trào cách mạng tiến lên.

        Thời gian trong tù thường rất dài và rất nặng, ở nhà tù Côn Đảo có lẽ còn dài và nặng hơn ở những nhà tù khác. Vậy cuộc sống chiến đấu và học tập nhiều khi đã cuốn hút các chiến sĩ Côn Đảo đến say mê, làm toát lên một vẻ đẹp tư tưởng và tinh thần vượt qua cảnh ngộ đọa đày và át cả sự tàn khốc của chế độ tù Côn Đảo. 

        Bọn thực dân, đế quốc tưởng có thể thủ tiêu cách mạng bằng cách giết chết dần những người cách mạng trong khổ sai, nhục hình, đói khát và bệnh tật ở các nhà tù rải ra trên khắp nước ta, đặc biệt là các nhà tù Côn Đảo, Sơn La, Buôn Ma Thuộc..., trong đó nhà tù Côn Đáo là nhà tù lớn nhất, ác nghiệt nhất được mệnh danh là “địa ngục trần gian”, cách xa đất liền, nơi tưởng chừng những người tù bị tách khỏi Đảng và quần chúng nhân dân, không thể nào đương đầu với bộ máy khủng bố ngày càng tinh vi và tàn bạo của chúng. Nhưng thủ đoạn gian ác đó của bọn thực dân, đế quốc cuối cùng đã không phục vụ chúng mà lại phục vụ cách mạng. Côn Đảo được những người cộng sản biến thành chiến trường và trường học cách mạng, đã thực sự là một vườn ươm của cách mạng Việt Nam.

        Đó là điều đã diễn ra ở các nhà tù trong nước ta, cũng như ở các nhà tù trong nước Nga Sa hoàng trước Cách mạng tháng Mười, cũng như ở các nhà tù giam những người cộng sản khắp các nước trước đây và hiện nay. không gì có thể ngăn cản bước tiến của lịch sứ, tháng lợi của chữ nghĩa Mác-lênin. Không gì có thể ngăn can những người cộng sản trên thế giới tiến lên trong sự nghiệp cách mạng của mình.

        Côn Đảo từ lâu đã trở thành dải đất thân thiết thiêng liêng, nơi ngưỡng mộ và tưởng nhớ của những người cách mạng và của nhân dân cả nước ta. Cuốn “Nhà tù Côn Đảo”, được biên soạn công phu, với nhiều tư liệu qúy, song, như các tác giả đã nêu rõ, đây mới là bản sơ thảo còn cần  được tiếp tục bổ sung và hoàn chỉnh. Vả chăng, cuộc sống bao giờ cũng phong phú và sinh động hơn sự diễn tả bằng lời văn.

        Thành công của cuốn sách này là đã vẽ được bức tranh toàn cảnh qua các thời kỳ của Côn Đảo, gắn liền cuộc đấu tranh ở Côn Đảo với phong trào cách mạng trong nước và trên thế giới, chừng nào nêu được khúc hùng ca Côn Đảo trong thiên anh hùng ca vĩ đại của dân tộc ta chống thực dân, đế quốc giành độc lập, tự do, ghi lại những gương chiến đấu oanh liệt và tình đồng chí thương yêu đùm bọc lẫn nhau của nhiều thế hệ chiến sĩ cách mạng bị tù đày, tóm tắt những bài học kinh nghiệm lớn của Côn Đảo. 

        Cuốn sách này là một tài liệu quý để bồi dưỡng ý chí chiến đấu, tinh thần lạc quan và niềm tin vừng chắc vào sự nghiệp cách mạng, giáo dục các thế hệ ngày nay và mai sau lòng tự hào và biết ơn đối với các chiến sĩ cách mạng đi trước đã hy sinh vì Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội. 

        Những bài học này càng có ý nghĩa trong tình hình cả nước ta đang khẩn trương tiến đến Đại hội lần thứ VI của Đảng, mỗi người chúng ta phấn đấu quyết góp phần xứng đáng nhất của mình vào việc thực hiện Ngh quyết của Đại hội Đảng, nhằm tạo ra sự chuyển biến thuận lợi về kinh tế, xã hội trong những năm sắp tới.

18-11-1986           
PHẠM VĂN ĐỒNG       
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #2 vào lúc: 26 Tháng Năm, 2017, 12:36:14 am »


LỜI TỰA CỦA GIÁO SƯ TRẦN VĂN GIÀU
(Viết riêng cho cuốn Nhà tù Côn Đảo 1955-1975)

        Tôi được bạn bè yêu cầu viết tựa cho sách, rất nhiều lần, nhưng lần này, giới thiệu tập “Lịch sử Nhà tù Côn Đảo 1955-1975” tôi lo quá; đọc một lần đã thấy lo đọc hai lần càng thấy lo. Lo không giới thiệu được nội dung cơ bản của tập sử, nội dung cơ bản ấy là cực kỳ sâu sắc, bởi hàm ý những sự việc và nhân cách của những con người được kể ở trong sách.

        Những sự việc và con người được ghi lại một cách khách quan, khoa học, đáng là đề tài vô tận của một thiên anh hùng ca mà có lẽ khó có một nhà thơ nào ở nước ta và cả trên thế giới tìm ra ở trong trí tương tượng thâm viễn của mình. Trong trường hợp này, một bài giới thiệu của một thầy giáo lịch sử như tôi chỉ có thể là một lời mời đọc, đọc để rồi đọc lại, đọc đi đọc lại để mà suy gẫm, suy gẫm về đạo làm người chiến sĩ yêu nước yêu dân, suy gẫm về con người Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh, khi đứng trước cảnh ngộ thiên nan vạn nan, khi đứng trên bờ vực giữa cái sống và cái chết, giữa cái vinh không cần ai biết và cái nhục mà chính mình cảm thấy hơn ai hết. Tập sách “Lịch sử Nhà tù Côn Đảo 1955-1975” thực tế là một quyển sách đạo đức học, một quyển triết học.

        Trong đời hoạt động cách mạng của mình, tôi đã phải trải qua nhiều nhà tù, trong số đó có ngục Côn Lôn. Tôi lại được đọc nhiều sách xưa nay nói về nhà tù của các vua chúa, của tư bản thực dân, của bè lũ phát xít. Như vậy, tôi có khá nhiều tài liệu để so sánh các chế độ nhà tù tàn bạo, thì các nhà tù đó cái nào cũng tàn bạo, chỉ có mức tàn bạo, cách tàn bạo và mưu sâu bên trong là khác nhau. Cho đến trước khi Hồng quân Liên Xô cắm cờ chiến thắng trên nóc nhà quốc hội Berlin, thì nhà tù của Hitler là tàn bạo nhất, với ý nghĩa chính là giết nhiều người nhất: hàng triệu, hàng triệu dân Do Thái bị giết bằng hơi độc, thuốc độc, điện giật.  Nói ra thì có lẽ không phải, nhưng cái chết bằng hơi độc, thuốc độc, điện giật, giết một lần hàng vạn sinh linh, cái chết đó người chiến sĩ tù nhân Việt Nam mình có mấy ai sợ đâu? So với cái tàn ác ở nhà tù Côn Đảo dưới chế độ Mỹ ngụy, thì nhà tù Hitler giống như ao cạn so với vực thẳm. Mỹ ngụy thâm độc hơn Hitler biết bao nhiêu!  Nhà tù Côn Lôn thời Pháp thuộc đã là địa ngục ở trần gian rồi, đến thời Mỹ ngụy, là địa ngục trong địa ngục, và nói như vậy vũng chưa vừa.

        Bị đày ra Côn Lôn (1935), khi ấy tôi từng bị tống ngay vào xà lim số 1, xà lim này rộng 3 x 3 x 1,5 mét, còng một chân. Mà trời ơi, làm sao so được với thời Mỹ ngụy cũng trong cái xà lim đó , Mỹ ngụy nhốt tới 28 người, cửa đóng, lỗ thông hơi bịt kín, tù nhân lại còng tréo 2 tay và 2 chân Dưới thời thực dân Pháp, tụi tôi ở Banh I bãi thực chống ăn khô mục, cuộc đấu tranh dài nhất là 9 ngày, bị đánh một lần suốt buổi bằng mấy cần xé mây cà dông đến mây tả tơi ra. Vụ Tôn Đức Thắng ở trong số đồng chí bị khủng bố hôm ấy, lưng mỗi người bầm tím 100%.

        Vậy mà so với anh em bị biệt giam thời Mỹ ngụy, cũng ở đây, thì có “thấm” gì? Nhiều lần anh em bãi thực đòi ăn cơm có rau, mà phải bãi thực đến 20 ngày, một tháng, 60 ngày và hơn nữa, bọn chúa ngục lại đập bể các lu nước, bao: “Để bây chết đói và chết khát cho trọn”’. Mà, đã yên để không ăn không uống đâu, ngày ngày chúng vào khám, đánh tù nhân đấu tranh bằng củi đòn, củi chẻ; mây càdông đánh mãi thì tả tơi, củi đòn củi chẻ đánh mãi không mòn, chỉ có sọ vỡ, thịt nát mà thôi!

         Đã vậy, ở Chuồng Cọp, bọn gác dang, giám thị còn ban ngày thì đánh, ban đêm thì phân công nhau, đứng trên dội nước lạnh xuống, 10 đêm, 20 đêm, 30 đêm như thế, liên tục, thân xác con người nào mà chịu nổi?

         Vậy mà chiến sĩ biệt giam cộng sản ở Chuồng Cọp Côn Lôn chịu nổi, thà chết, không hàng!

         Hành hạ một cách tàn ác như vậy, để làm gì?

         Có phải để thỏa mãn cái thú tính cửa bọn Mỹ ngụy và những quỷ sứ tay sai của chúng nó chăng?

        Không Cốt để cho các chiến sĩ cách mạng phải:

        1. Chịu ký tên “ly khai Đảng Cộng sản”;

        2. Hô lên “đả đảo Hồ Chí Minh”!
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #3 vào lúc: 27 Tháng Năm, 2017, 08:22:26 pm »


        Chỉ cần hạ bút ký tên và mở miệng hô năm tiếng thì khỏi còng, khỏi củi chẻ, khỏi bị xối nước lạnh Có bạn đã nhận thức đúng, hết sức đúng, rất sâu sắc rằng:

        “Hành hạ người tù đau đớn tột cùng về thể xác, truy bức người tù căng thẳng tột độ về tâm lý, dai dẳng và trường kỳ, chúng đẩy người tù đến bên miệng hố của tử thần, để họ day dứt, trăn trở, chết dần chết mòn từng giờ, từng phút. Song cứ mỗi lần họ hấp hối, họ tỉnh dậy, họ thề với lương tâm một lần nữa quyết chết cho lý tưởng, chết để vẹn toàn khí tiết, thì chúng nó lại nhượng bộ một chút, nới ra một tí, cho họ ăn uống trở lại, sinh hoạt bình thường để họ khát khao sự sống. Chập chờn giữa ranh giới mong manh của sự sống và cái chết hàng chục lần, hàng trăm lần như vậy, thì tư tưởng, tâm trạng con người luôn luôn căng thẳng, dễ dao động, chẳng khác gì một thỏi thép quẳng vào lò, nung đỏ lên rồi quăng xuống nước cho nó biến dạng, rạn nứt. Bọn cải huấn, công an, mật vụ, tâm lý chiến chực sẵn để chộp lấy những giây phút dao động, mềm yếu của tù nhân mà đánh tiếp những đòn tiến công khác”.

        Hiểm độc và tàn bạo, càng tàn bạo càng hiểm độc của Mỹ ngụy và tay sai là như thế.

        Cho nên, đã không ít tù chính trị sau bao nhiêu cuộc giao tranh bị thất bại, bị khuất phục trước những ngón đòn tàn bạo và hiểm độc ấy. Hàng ngàn người ở nhà tù Côn Đảo trở về với tấm thân tàn phế, quằn quại cho đến chết, chết trong ân hận đã lỡ bước sa cơ.

        Nhưng số đông tù chính trị, nếu bị khuất phục thì ấy là khuất phục tạm thời ngoài mặt để giư lấy mạng sống, hòng có ngày chiến đấu phục thù.

        Một số khác, không ít người, sống lại, chết đi hàng chục lần mà vẫn không khuất phục. Trong cuộc chiến đấu dài 20 năm này ( 1955-1975), trong cuộc đấu tranh liên tục, thiên hình vạn trạng này, giữa tàn bạo có vũ khí tận răng và chính nghĩa giải phóng ở trong thế tay chân bị còng, chỉ còn khí tiết và lý tưởng là vũ khí, thì rốt cuộc phần thắng đã về ai?

        Kỳ diệu thay mà cũng là tất yếu thay, như lời của Nguyễn Trãi tạc trên bia đá Lam Sơn, yếu thắng mạnh, ít thắng nhiều, chí nhân thắng cường bạo. Trong trường hợp cuộc đấu tranh rung động trăng sao, ở Côn Đảo từ 1955 đến 1975, khí tiết cộng sản đã thắng cường quyền và mưu ma chước quỷ của Mỹ ngụy. Những “ngôi sao” của biệt giam Chuồng Cọp hãy còn sống và hãy còn giương cao ngọn cờ Hồ Chí Minh, kẻ địch không có cách nào hạ nổi! Ngọn cờ ấy, thực tế vẫn là ngọn cờ của hầu hết anh em đã gặp phải lúc sa cơ mà ở đáy lòng không bao giờ có ý “ôm cầm thuyền ai”, đông đảo trở lại hàng ngũ đấu tranh. Ngọn cờ ấy lại là tiêu biểu ở Côn Đảo, xứng đáng với ý chí toàn dân Việt Nam đang quyết tâm “đánh cho Mỹ cút, ngụy nhào”.

        Tôi đồng tình với người viết sách “Lịch sừ Nhà tù Côn Đảo 1955-1975” tuyên dương tinh thần đấu tranh trực diện chống li khai của tù chính trị câu lưu Trại I, của tù án chính trị chống chào cờ ngụy với những tấm gương sáng tiêu biểu như Cao Văn Ngọc, Lưu Chí Hiếu, Trần Trung Tín; tuyên dương sự bền bỉ chiến đấu vô song của “Năm ngôi sao tù chính trị câu lưu”, của “Sáu ngôi sao tù án chính trị”. Tôi thành thật khâm phục, xin cúi đầu trước ông già Cao Văn Ngọc vốn làm chức hương quản làng dưới thời Pháp, theo cách mạng từ mùa thu 1945; ông chỉ là thư ký nông hội xã; ông không phải là đảng viên cộng sản mà kiên quyết đến cùng, đấu tranh chống ly khai Đảng, chống hô khẩu hiệu đả đảo Cụ Hồ .

        - Chúa ngục hỏi: “Ông không phải là đảng viên cộng sản, ông mắc nợ gì với Hồ Chí Minh mà không chịu hô đả đảo” .

        - Già Ngọc bình tĩnh đáp: “Tôi mắc nợ Cụ Hồ Chí Minh đã đem lại độc lập tự do cho nước Việt Nam”. 

        Tôi khâm phục người thợ giày Lưu Chí Hiếu, lưu lạc từ Nam Định ra Hà Nội, vào Sài Gòn, tham gia khởi nghĩa và kháng chiến, chức vụ chỉ tương đương tiểu đội trưởng, nhưng lại thể hiện xuất sắc bản lĩnh người cộng sản, quyết tử chống li khai trong lần quyết định vận mệnh của cuộc chiến đấu vào lúc hiểm nghèo,  tên anh đã trở thành một ngọn cờ của tù nhân chính trị toàn đảo.

        Đó là thứ “Vàng trong lửa”, đó là đỉnh cao của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, cua nhân cách Việt Nam, của khí tiết cộng sản.

        Mong rằng các vị anh hùng ở nhà tù Côn Đảo được ca tụng xứng đáng nhất bằng những tập sách gối đầu giường cho thanh niên, được biểu dương xứng đáng nhất bằng những pho tượng đặt ở quê hương và ở các nhà trường.

        Mong rằng các sự tích ở Côn Lôn, từ thuở Pháp biến nó thành nơi lưu đày tù chính trị cho đến thời 1955-1975, được ghi tạc chẳng những bằng tượng, bằng tranh vẽ và tranh điêu khắc mà còn được phổ biến rộng rãi bằng những cuốn phim. Tất cả những công việc đó của nhà làm lịch sử và làm văn nghệ đều nhằm để lại cho các thế hệ những tấm gương sáng ngời của con người Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh.

        Sau hết, tôi như là một thầy giáo có nghiên cứu lịch sử xin hoan nghênh các tác giả Lịch sử Nhà tù Côn Đảo đã có công sưu tầm tư liệu, “nói có sách, mách có chứng”, đã chú ý đến việc hết sức cần thiết là gặp từng cựu tù quan trọng nào có thể gặp được, chép từng bản lý lịch, ghi từng chuyện kể; bằng cách đó, tác giả lưu giữ, tập hợp được một số lượng lớn tư liệu cho bản thân mình, còn viết nhiều về Côn Đảo, có thể là viết cả đời những ai là bạn đồng hành, văn nhân hay nghệ sĩ, trong sự nghiệp tái hiện cái địa ngục trần gian - “ngục Côn Đảo”.

Giáo sư Sử học       
TRẦN VĂN GIÀU       
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #4 vào lúc: 28 Tháng Năm, 2017, 09:59:26 pm »


Mở đầu

VÀI NÉT VỀ ĐỊA LÝ VÀ LỊCH SỬ
QUẦN ĐẢO CÔN LÔN

        Thiên nhiên Côn Đảo

        Côn Lôn là một trong những quần đảo tiền tiêu của nước ta, “nguy nga đứng trấn giữa biển Đông” (Đại Nam nhất thông chí), bao gồm 16 hòn đảo lớn nhỏ, với tổng diện tích là 76,71km2, trải ra trên một vùng biển có tọa độ địa lý từ 106o3’ đến 106o45’ kinh độ đông; từ 8o34’ đến 8o49’ vĩ độ bắc1, cùng một kinh độ với Thành phố Hồ Chí Minh và cùng một vĩ độ với thị trấn Năm Căn (Cà Mau).

        Đường biển từ Côn Lôn đến Vũng Tàu dài 179 km, đến Thành phố Hồ Chí Minh 230 km, đến cửa sông Hậu 83 km, đến thành phố Cần Thơ 165 km.

        Sử sách nước ta xưa nay gọi hòn đảo lớn nhất là đảo Côn Lôn (gọi tắt là Côn Đảo), cả quần đảo này cũng được gọi chung bằng địa danh ấy - quần đảo Côn Lôn.  Người ta cũng thường gặp những biến dạng gần gũi của tên gọi đó như: Côn Lôn Sơn, Côn Sơn, Côn Nôn.

        Từ ngày thành lập đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo (30-5-1979), Côn Đảo là địa danh chính thức của hòn đảo lớn nhất cũng như của cả quần đảo.

        Đảo Côn Lôn là một hòn đảo lớn từ đông sang tây, dài 15 km, chỗ rộng nhất là 9 km, chỗ hẹp nhất khoảng một km. Với diện tích 51,52 km2, đảo Côn Lôn chiếm gần 2/3 tổng diện tích quần đảo. Trên đảo có thị trấn Côn Đảo nằm ở tọa độ 8o40’57” vĩ độ bắc, l06o36’l0” kinh độ đông. Nói đến quần đảo Côn Lôn là nói đến hòn đảo này, vì đời sống kinh tế - chính trị và xã hội của cả quần đảo tập trung ở đây. Từ khi Pháp thiết lập nhà tù, Côn Đảo không còn dân thường. Không kể tù nhân, bộ máy cai trị (kể cả gia quyến họ) trước Cách mạng tháng Tám (1945) không đến 500 người. 

        Hòn Bà tiếp giáp với hòn Côn Lôn về phía Tây - Nam, hai đảo chỉ cách nhau bằng khe nước Họng Đầm không quá’ 20m. Giữa hai đảo này là Vũng Đầm, còn gọi là vịnh Tây - Nam, giống hình cái quạt mở về hướng tây bắc. Vũng Đầm sâu lại ở vào nơi khuất gió, thuận tiện cho việc xây dựng một bến cảng tốt.

        Hòn Bảy Cạnh nằm trước mặt thị trấn Côn Lôn, trên đó có ngọn Hải Đăng Côn Đảo, rọi đường cho tàu bè quốc tế đi lại.

        Hòn Bông Lan nằm sát Hòn Bảy Cạnh là, từ xa trông giống như nứa chiếc bánh bông lan.

        Hòn Cau cách Côn Lôn chừng 12 km về hướng Đông - Bắc, nơi chim yến hay làm tổ. Dưới thời phong kiến, người dân ở đây phải thu lượm tổ yến (yến sào) để dâng nộp cho triều đình. Đất đai Hòn Cau phì nhiêu, cây cỏ tươi tốt. Xưa kia ở đây có loại cau quả to, vỏ hồng, vị ngon, người Gia Định rất ưa chuộng, mua với giá cao (Gia Định thông chí).

        Hòn Tài Nhỏ, Hòn Tài Lớn, Hòn Trác Nhỏ, Hòn Trác Lớn, họp thành một chuỗi đảo nhỏ nối tiếp. Hòn Bảy Cạnh, kéo dài từ đông bắc xuống tây nam, che chắn cho đảo Côn Lôn.

        Hòn Trọc, còn gọi là Hòn Trai vì ở đó có nhiều trai ốc biển. Hòn Tre Lớn, Hòn Tre Nhỏ tiếp nối nhau che chắn phía tây và tây bắc đảo Côn Lôn.

        Hòn Trứng, còn gọi là Hòn Đá Bạc nằm xa đảo Côn Lôn về hướng Đông - Bắc. ở đây không có cây cối nhưng lại là nơi trú chân, làm tổ, đẻ trứng của các loài chim biển, biến đảo này thành một trong những “sân chim” của miền Nam nước ta.

        Hòn Vung trông giống như chiếc vung nồi úp chụp xuống mặt biển xanh, là một hòn đảo nhỏ ở phía Tây - Nam quần đảo.

        Từ năm 1995, Nhà nước ta giao cho huyện Côn Đảo được quản lý thêm 2 hòn đảo mang tên Hòn Anh và Hòn Em ( Hòn Trứng lớn và Hòn Trứng nhỏ ) cách trung tâm thị trấn Côn Đảo 27 hải lý về phía Tây (chếch Nam 50). 

        Diện tích các hòn đảo kể trên cộng lại chỉ bằng nửa diện tích đảo Côn Lôn. Đất canh tác ở đây không đáng kể, trừ mấy hòn đảo lớn như Hòn Bà, Hòn Bảy Cạnh, Hòn Cau, các đảo khác trông như những trái núi đá vượt lên khỏi mặt biển với những bãi cát nhỏ, chói lòa ánh nắng trong những ngày đẹp trời.

        Địa hình quần đảo Côn Lôn chủ yếu là đồi núi.  Diện tích núi đồi là 6.328 héc ta, chiếm 88,4% tổng diện tích tự nhiên, đá lộ tương đối nhiều. Những ngọn núi cao nhất đều ở đảo Côn Lôn, như Núi Chúa cao tới 515m. Ngọn núi phía nam thị trấn Côn Đảo (núi An Hải) cao 577m.

-----------------
        1. Trước kia, quần đảo Côn Lôn có 14 hòn đảo với tổng diện tích là 72,18km. Từ năm 1995, Nhà nước ta giao cho huyện Côn Đảo được quản lý thêm 2 hòn đảo mang tên Hòn Anh và Hòn Em (còn gọi là Hòn Trứng lớn và Hòn Trứng nhỏ) cách trung tâm thị trấn Côn Đảo 27 hải lý về phía Tây (chếch Nam 50). Với 16 hòn đảo kể trên, Côn Đảo có tổng diện tích là: 76,71 km2
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #5 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2017, 08:42:01 pm »


        Thị trấn Côn Đảo nằm trên một thung lũng hình bán nguyệt, dài từ 8 đến 10 km, rộng từ 2 đến 3 km, ba bề có núi bao bọc, mặt trông ra Vịnh Côn Lôn (còn gọi là vịnh Đông - Nam hay Vịnh Đề Lao). Khu vực tương đối bằng phẳng thứ hai là làng Cỏ Ống. Hai thung lũng này đất đai bằng phẳng, có nhiều chỗ trũng tạo thành hồ nước và ruộng trồng lúa. Côn Đảo không có sông mà chỉ có những dòng suối cạn, hai con suối đáng kể đều ở trong khu vực thị trấn. Dòng suối thứ nhất bắt nguồn từ phía Sở Tiêu, Sở Lò Gạch chảy vòng phía sau thị trấn và đổ ra vịnh Đông - Nam gần Sở Muối An Hội. Dòng suối thứ hai bắt đầu từ khu vực Sở Ruộng dưới chân Núi Chúa và chảy ra cống Lò Bò gần Mũi Lò Vôi. Đất đai nông nghiệp chiếm 3,2% tổng diện tích, chủ yếu tập trung ở hai khu vực này và ở Hòn Cau.

        Khí hậu Côn Đảo là loại khí hậu đại dương. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 26,9oC. Lượng mưa trung bình là 2.200 mm. Côn Đảo có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4. Tháng một là tháng khô nhất trong năm.  Mùa khô thời tiết mát mẻ hơn, nhiệt độ trung bình là 24oC, tháng 2 là tháng mát nhất, nhiệt độ trung bình là 22oC. Oi bức nhất là tháng 5, có lúc tới 34oC. Độ ẩm trung bình hàng năm trên đảo là 80%.

        Gió mùa Đông - Đông Bắc ở Côn Đảo thường rất mạnh, từ cấp 6 đến cấp 7, nhân dân ta gọi là gió chướng, gây nhiều trở ngại cho sinh hoạt. Người tù thường lợi dụng mùa gió này để thả bè vượt ngục trở về đất liền.

        Nhìn chung, khí hậu Côn Đảo trong lành, thuận lợi cho sức khỏe con người. Nhưng điều này còn tùy thuộc rất nhiều ở vị trí cụ thể, nơi ở cao hay thấp, có chướng ngại che chắn gió nhiều hay ít. Nước ngầm là nguồn nước ngọt chủ yếu ở đảo để dùng trong sinh hoạt cũng như trong mọi hoạt động kinh tế.

        Côn Đảo còn là một bảo tàng thiên nhiên lớn với Rừng Quốc gia Côn Đảo. Rừng có diện tích 6.043 hecta (chiếm 83,7% tổng diện tích tự nhiên của huyện đảo.

        Rừng gồm 3 hệ sinh thái chủ yếu:

        - Rừng nhiệt đới thường xanh quanh năm.

        - Rừng đồi cát khô .

        - Rừng đước và rừng sau đước.

        Những khảo sát sơ bộ cho thấy ở đây có 650 loại - thực vật thuộc về 22 lớp, 71 họ; đại diện cho các vùng khí hậu Việt Nam (cả Bắc, Trung, Nam), trong đó có 26 loại cây lấy gỗ với nhiều loại gỗ quý như: cẩm lai, quăng, sao, giáng hương. . . và 76 loại cây dược liệu.  Trong rừng có 100 loại chim và thú lưỡng cư thuộc 50 họ và 22 lớp; 18 loại động vật có vú; 65 loại chim; 25 loại bò sát; 6 loại ếch và 150 loại động vật thân mềm. Động vật quí hiếm có sóc đen, sóc da đỏ, sóc bay, khỉ vàng, gầm ghi trắng, đại bàng biển, trăn... Hòn Trứng là nơi cơ trú của các loại chim biển, mật độ dày đặc, có thể so sánh với những sân chim nổi tiếng ở miền Tây Nam Bộ .  Đặc biệt ở đây có chim Điêu lặt xanh, ó biển là những loại chim hiếm trên thế giới. Trong lòng biển có những bãi hải sâm lớn, nơi cư ngụ của cá heo. Tại những bãi biển của Hòn Bảy Cạnh, Hòn Tre Lớn là nơi sinh đẻ của vích và đồi mồi. Nhiều hang và vách đá của Hòn Cau, Hòn Tre Nhỏ , vịnh Đầm Tre . . . là nơi cơ ngụ của chim yến.

        Ngoài khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển, ở các vùng núi của Côn Đảo có khí hậu mát mẻ như cao nguyên Đà Lạt, Rừng Quốc gia Côn Đảo là bức tranh thu nhỏ của thảm thực vật rừng Việt Nam.  Cũng ở đây nhiều di tích khảo cổ học giá trị được phát hiện, hé mở một triển vọng lớn trong việc tìm hiểu các nền văn hóa tiền sử từng tồn tại trên đất nước ta. Chỉ tính riêng Côn Lôn đã có 24 bãi biển lớn nhỏ. Tất cả những tiềm năng đó khiến Côn Đảo có khả năng hiện thực trở thành một trong những hòn đảo du lịch nổi tiếng, không thua kém các hòn đảo du lịch nổi tiếng khác trên thế giới. Nhưng chế độ thực dân cũ và mới, hơn một thế kỷ qua Côn Đảo đã trở thành một nhà tù, hơn nữa tại là một nhà tù dã man nhất, chất chồng những tội ác “trời không dung, đất không tha” của chủ nghĩa đế quốc.

        Trước ngày giải phóng, những di vật khảo cổ học phát hiện được một cách lẻ tẻ, ngẫu nhiên. . . lưu trữ tại các bảo tàng đã gợi ý cho ta thấy: vào giai đoạn hậu kỳ thời đá mới - cách đây trên dưới 4.000 năm, lớp cư dân đầu tiên đã có mặt tại quần đảo Côn Lôn. Họ biết làm nông nghiệp dùng cuốc kết hợp với thu lượm hải sản, săn bắt, đánh cá. Sau đó, họ đã biết nghề luyện kim đồng và sắt. Tuy chưa có được những cuộc khai quật quy mô, nhưng qua nghiên cứu so sánh các di vật ngẫu nhiên tìm được ta nhận biết được mối quan hệ khăng khít giữa văn hoá vật chất của cơ dân Côn Đảo thời tiền sử với khối cư dân cùng thời ở lưu vực sông Đồng Nai, ở duyên hải Đông Nam Bộ ngày nay.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #6 vào lúc: 30 Tháng Năm, 2017, 06:50:46 pm »


        Từ thập niên 80 thế kỷ XX, công cuộc tìm kiếm và thăm dò khảo cổ học bắt đầu được tiến hành tích cực do nỗ lực của các bảo tàng địa phương và Trung ương, của các cơ quan khảo cổ học, sử học ở Trung ương. Việc nghiên cứu tiền sử ở quần đảo đã có những tiến mới, vững chắc: nhiều cuộc thám sát được tiến hành có hệ thống tại các đảo lớn (Côn Lôn, Hòn Bảy Cạnh, Hòn Bà và Hòn Cau). Đã phát hiện: di tích cư trú lớn như làng cổ Hòn Cau (diện tích ước 8.000 m2), những mộ táng ở Hòn Bảy Cạnh, dấu vết nơi cư trú của người tiền sử ở Hòn Bà, đã khảo sát lại địa điểm khảo cổ học ở đảo Côn Lôn lớn (di chỉ Hàng Dương). Chủ nhân của các di tích khảo cổ này đều đã biết luyện đồng, sắt.

        Quan trọng nhất, đáng kể nhất là cuộc khai quật khảo cổ ở đảo Hòn Cau - một trong 4 hòn đảo lớn của quần đảo. Qua phân tích những hiện vật khảo cổ phong phú ở làng cổ Hòn Cau trong đợt khai quật khá quy mô trên một diện tích đào 175m2, các nhà khoa học đã đi tới kết luận quan trọng: di tích làng cổ Hòn Cau có mối quan hệ văn hóa mật thiết, gắn bó với nhiều di chỉ ven biển của cả nước, như Quỳnh Văn (Nghệ An), Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Xóm Cồn (Khánh Hòa) và một số di tích cùng loại ở lưu vực sông Đồng Nai (miền Đông Nam Bộ). Làng cổ Hòn Cau được xác định niên đại trong khoảng từ 2.500 - 3.000 năm trước đây.

        Do vị trí thuận lợi giữa biển Đông, trên đường giao lưu Đông - Tây, Côn Đảo được người phương Tây biết đến từ rất sớm. Năm 1294, đoàn thuyền gồm 14 chiếc của nhà du hành người Ý, Máccô Pôlô (Marco Polo), dạt vào trú tại Côn Đảo sau khi bị bão đánh chìm 8 chiếc.  Trong tập hồi ký của mình, Máccô Pô lô đã miêu tả quần đảo này như một nơi giàu đẹp.

        Năm 1516, nhà hàng hải Bồ Đào Nha, Anđơrađơ (Pernão Perès de Andrade) đã tới Côn Đảo vào trung tuần tháng 9. Ông ta cho biết hải đảo này là nơi các nhà đi biển rất hay lui tới, thường là để kiếm nước ngọt; thủy thủ của ông đã thấy ở đây có bán nhiều gà, rùa biển và họ còn thấy có cả nho nữa.

        Khoảng giữa những năm 60 thế kỷ XVI, thi hào Bồ Đào Nha Camôidơ (Lui Vaz de Camões) - người đã làm rạng danh nền văn học Bồ thời Phục Hưng cũng đã ghé qua Vũng Tàu và Côn Đảo đem theo tập bản thảo cuốn sử thi bất hủ Os Lusiadas còn giữ lại được sau nạn đắm tàu ở cửa Sông Tiền. Đây là tập thơ đầu tiên của của nền văn học phương Tây có viết về đất nước ta, trong đó có những vần thơ đẹp đẽ nói về xứ Đàng Trong. 

        Trong quá trình lập nghiệp ở Đàng Trong, các chúa Nguyễn (cũng như các vua Triều Nguyễn sau này) đều rất quan tâm đến việc hành xử chủ quyền của đất nước đối với các vùng biển đảo trong hải phận. Thời này, tàu thuyền các cường quốc châu Âu tăng cường hoạt động tìm kiếm thị trường, thuộc địa hoặc để đặt thương điếm với mưu toan bành trướng ảnh hưởng.

        Dưới thời chúa Nguyễn Phúc Chu (1691-1725), việc tuần tiễu bảo vệ chủ quyền cũng như quyền khai thác tài nguyên ở các vùng biển được tổ chức chặt chẽ, chu đáo. Công việc nặng nề được giao phó cho các đội hải thuyền đặc biệt, do Nhà nước tổ chức ra, hoạt động theo những chế định nghiêm ngặt. Các vùng biển đảo đều thống nhất các đơn vị hành chính nhất định, gắn bó với một vùng hoạt động nhất định của mỗi hải đội. Dữ liệu còn lại cho biết: xứ Đàng Trong hồi đó có những hải đội với quy mô tổ chức to nhỏ khác nhau:

        - Đội Hoàng Sa: Là đội lớn nhất, quan trọng nhất phụ trách vùng biển Thuận Quảng ở ngoài khơi xa, nơi có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, và cả vùng biển phía nam Trường Sa nửa. Đội này được thành lập cuối thế kỷ XVII - đầu thế kỷ thứ XVIII, hoạt động mạnh mẽ dưới đời chúa Nguyễn Phúc Chu. Đời Gia Long, hoạt động cửa đội này vẫn được duy trì tích cực, như trước.

        - Đội Bắc Hải: Được thành lập sau sự kiện đánh đuổi người Anh, khi họ ngang nhiên đến Côn Đảo, lập pháo đài (1702-l705). Quần đảo Côn Lôn, trước nằm trong phạm vi hoạt động tuần tiễu và khai thác hải sản của Đội Hoàng Sa, khi lập đội Bắc Hải thì nằm trong phạm vi hoạt động của đội này. Nhưng thời gian không dài, vì ngay sau đó đội Bắc Hải lại được đặt dưới quyền cai quản của đội Hoàng Sa. “Lại có Đội Bắc Hải mộ dân thôn Tư Chính, Bình Cố hoặc xã Cảnh Dương sung vào.  Được lệnh cưỡi thuyền nhỏ ra các đảo Côn Lôn ở Bắc Hai thu lượm hóa vật, cũng do đội Hoàng Sa cai quản luôn”. (Đại Nam thực lục tiền biên, q.10; chi tiết hơn: xem Phủ biên tạp lục, quyển 2, tờ 84 a, b). Đội Bắc Hải đặt dưới quyền chỉ đạo của các quan chức Phủ Gia Định với một quy chế nhân sự và cách thức quản lý thông thoáng hơn. Nhưng về biên chế thì chủ yếu vẫn là dân thạo ghe biển trên đảo Lý Sơn (Cù Lao Ré - thuộc phủ Bình Thuận).

        - Đội Thanh Châu: Hoạt động trong vùng biển đảo phụ Quy Nhơn.

        - Đội Hải Môn: (thuộc Phủ Bình Thuận), hoạt động tuần tra và thu lượm hải sản (yến sào là chủ yếu) ở đây. 
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #7 vào lúc: 31 Tháng Năm, 2017, 07:06:37 am »


        Sau cuộc kinh lý của Nguyễn Hữu Cảnh 141 năm, Côn Đảo thuộc tỉnh Vĩnh Long quản hạt. Tòa thành đất ở Côn Đảo do Đội Thanh Hải xây dựng vào năm Minh Mạng thứ 17 (1836) và mang tên “Thành đất Thanh Hải (Thanh Hải bảo). So với các thành đất cùng thời, thành Côn Lôn có quy mô khá lớn: chu vi 50 trượng 8 thước 9 tấc; cao 4 thước 3 tấc, có 2 cửa, 1 pháo đài, 1 kỳ đài.  Trong lần trùng tu năm Thiệu Trì thứ 2 ( 1842) đổi tên thành Côn Lôn bảo (thành đất Côn Lôn) và đến khi giặc Pháp chiếm Côn Đảo tòa thành vẫn còn.

        Cuối thế kỷ thứ XVII và đầu thế kỷ thứ XVIII, tư bản Anh, Pháp đã bắt đầu nhòm ngó các nước phương Đông. Nhiều lần các công ty Đông - Ấn của Anh, Pháp cho người tới Côn Đảo điều tra, dò xét tình hình mọi mặt với âm mưu xâm lược.

        Tháng 11 năm 1686, Công ty Đông - Ấn của Pháp đã phái Vê rê (Véret) tới điều tra lập cơ sở ở Côn Đảo. 

        Năm 1687, Uy liêm Đampiê (Williams Dampier) nhân viên Công ty Đông - ấn của Anh đã tới vẽ bản đồ ở vịnh Tây - Nam Côn Đảo.

        Năm 1702, đời chúa Nguyễn Phúc Chu, năm thứ 12, Công ty Đông - Ấn của Anh ngang nhiên đổ quân lên Côn Đảo xây dựng pháo đài. Giám đốc Công ty là Len Kếtpôn (Allen Catchpole) đích thân chỉ huy cuộc chiếm đóng trái phép này. Ông ta đưa một số lính người Macátxa1 tới xây dựng một pháo đài lớn, ký hợp đồng với họ làm trong 3 năm. “Ở Côn Đảo họ bị đau ốm lo buồn và chỉ muốn về quê nhà. Họ bí mật chuẩn bị một cuộc nổi dậy. Đêm ngày 3-2-1705, một tiếng hú man rợ vang trong rừng thẳm. Chính là những người lính hung hãn, da ngăm màu đồng hun đã vùng lên tiêu diệt ban chủ người Anh (...). Chỉ có rất ít người chạy thoát như bác sĩ Paodơ (Pould) và ông Xalômdn Lyôt (Salomon Ilyod) đang ở bên ngoài pháo đài”2.

        Nguyên nhân của cuộc nổi dậy này không phải chỉ ở chỗ người Macátxa không chịu đựng nổi khí hậu và cuộc sống quá thiếu thốn trên đảo, cũng không phải vì đã hết hạn hợp đồng mà bọn chủ người Anh không làm  theo lời hứa đưa trả họ về quê hương. Các tác giả Đại Nam nhất thống chí cho biết:

        “Đời vua Hiển Tông triều Nguyễn (1691 - 1725) vào năm Nhâm Ngọ (1702) có thuyền An - Liệt của bọn hải phỉ vào đậu ở đảo Côn Lôn. Tù trưởng là bọn Tô - Thích, Già - Thi chia người làm 5 ban và đảng lõa hơn 200 người, kết lập trại sách, tích trữ của báu như núi và những đồ bánh trái hào soạn, bốn mặt đều đặt hỏa pháo phòng thủ.

        Quam trấn thủ ở biên - trấn là Trương Phúc Phan, mộ 15 người nước Đồ Bà mật khiến chúng trá hàng.  Nhân khi ban đêm phóng lửa đốt cả trại sách của chúng. Giết được ban nhất, ban nhì, bắt được ban năm, còn ban ba và ban tư thì trốn thoát ra biển.

        Trương Phúc Pham được tin bèn khiến binh thuyền ra đảo, tóm thâu được cả đồ vàng lụa đem dâng nộp”
3.

        Lê Quý Đôn đã tra lại sổ ghi kết quả công việc của Thuyên Đức Hầu, người trực tiếp chỉ huy đội Hoàng Sa những năm đó, từ năm 1702 đến 1709, cung cấp cho chúng ta những con số đáng chú ý :

        - Năm Nhâm Ngọ, (1702, năm Len Kếtpun đến chiếm đóng Côn  Đảo - T.G), đội Hoàng Sa thu 1ượm được 30 thỏi bạc.

        - Năm Ất Dậu, (1705, năm có cuộc nổi dậy đánh đuổi người Anh - T.G), đội Hoàng Sa thu lượm được 126 thỏi bạc.

        - Từ năm Kỷ Sửu đến năm Quý Tỵ, (1709- 1713), chỉ được mấy cân đồi mồỉ và hải sâm, có lần họ chỉ thu lượm được mấy khối thiếc, mấy chiếc bát đá và 2 khẩu súng đồng”
4.

        Như vậy cuộc nổi dậy của người Macátxa đêm 3-2-1705 là do chính quyền nhà Nguyễn tổ chức và chỉ huy nhằm bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ xứ Đàng Trong. Kế hoạch diệt bọn hải phỉ An - Liệt được chuẩn bị chu đáo: chúa Nguyễn khôn khéo cài người vào nội bộ địch, lợi dụng bọn lính Macátxa đánh thuê đang bất mãn đối với bọn chủ người Anh để gây nên cuộc binh biến, kết hợp với sự hỗ trợ từ bên ngoài. Sự việc được giải quyết gọn lẹ , không gây rắc rối trong quan hệ bang giao vì đã có tù binh trong tay, địch khó lòng chối cãi, trong một thời gian lâu dài về sau tránh được sự nhòm ngó của một cường quốc hải quân hùng mạnh vào bậc nhất thời đó .

----------------------
        1. Dân đảo Sulavêdi thuộc quần đáo Inđônêxia.

        2. Poulo Condore: T.F.E.O. Sài Gòn 1947, trang 7.

        3. Đại Nam nhất thống chí, Tỉnh Vĩnh Long, Sơn Xuyên. Bản dịch của Nguyên Tạo, Nhà Văn hóa, Bộ quốc gia giáo dục Sài Gòn xuất bản 1959, tr.10-11.

        4. Lê Quý Đôn, Sách đã dẫn, Quyển 2, tờ 83b, 84a,b. Bản dịch của Lê Xuân Giao, Phủ Quốc vụ khanh, đặc trách văn hóa Sài Gòn xuất bản 192, Tập I, tr. 202-212 (có in nguyên tác chữ Hán).

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #8 vào lúc: 01 Tháng Sáu, 2017, 09:56:27 pm »


        Năm 1771, cuộc khởi nghĩa to lớn của nông dân Tây Sơn bùng nổ và phát triển mau lẹ. Từ 1776 trở đi, quân Tây Sơn nhiều lần tấn công vào căn cứ cửa chúa Nguyễn ở Gia Định. Tháng 3 năm 1782, thủy quân của Nguyễn Ánh bị đại bại ở cứa Cần Giờ. Tháng 6 năm1783, thủy quân Tây Sơn đánh Phú Quốc. Nguyễn Ánh trốn chạy sang đảo Côn Lôn, đem theo hơn 100 gia đình thuộc hạ để sau này lập nên ba làng An Hải, An Hội và Cỏ Ống xây dựng căn cứ, tính kế phục thù. Chiến thuyền Tây Sơn đuổi theo nhưng sau đó, Nguyễn Ánh chạy thoát về Phú Quốc vì thuyền Tây Sơn gặp bão. 

        Sau thất bại này, theo lời khuyên của giám mục Bá Đa Lộc, Nguyễn Ánh đã chọn con đường cầu viện nước Pháp chống Tây Sơn để giành lại ngôi báu. Bá Đa Lộc là Khâm sai tòa Thánh ở Gia Định từ 1765, đã giúp Nguyễn Ánh khi bị Tây Sơn đánh đuổi vào đây, sự gắn bó giữa họ với nhau đã là nguồn gốc cho việc Pháp can thiệp ngày càng sâu vào Việt Nam. Tháng 12 năm 1784, Nguyễn Ánh dã giao ấn tín và hoàng tử Cảnh cho Bá Đa Lộc sang Pháp cầu viện. Chủ trương phản động này đã bị chính Phi Yến, người vợ trẻ của Nguyễn Ánh phản đối, nhưng Ánh không nghe và đày bà lên hòn Côn Lôn Nhỏ cho đến chết. Hòn đảo từ đấy mang tên Hòn Bà. 

        Ngày 28-11-1787, thay mặt Nguyễn Ánh, Bá Đa Lộc đã ký Hiệp ước Vécxai (Versailles) với đại diện vua Pháp là Đờ Mông-môranh (De Montmorin), theo đó thì Pháp hứa giúp Nguyễn ánh 4 tàu chiến, 1.200 lính, 200 pháo thủ, 250 lính người Phi . Để đổi lại, Nguyễn Ánh nhượng cho Pháp chủ quyền ở Cửa Hàn (Đà Nẵng), cho Pháp được độc quyền thương mại ở Nam Kỳ. Quần đảo Côn Lôn cũng bị nhượng cho Pháp (điều 3 và 5, Hiệp ước Vécxai).

        Từ tháng 2 đến hết tháng 12 năm 1787, khâm sứ của giáo hoàng Bá Đa Lộc đã được yết kiến vua Lui XVI chính tay ông ta đã vạch ra mấy phương án thực hiện cuộc xâm lược. Với quân số và vũ khí dự kiến, ông ta đã đưa ra kế hoạch tác chiến đánh thẳng vào Quy Nhơn. Quân lính Pháp dưới sự yểm trợ bằng hỏa lực pháo binh đặt trên các tàu chiến, sẽ đổ bộ lên Quy Nhơn, nhanh chóng kết thúc cuộc chiến tranh.

        Cũng chính vị thầy tu này nêu lên số lượng lương thực, thực phẩm, các dụng cụ cần thiết và cả số thuốc men cần đem theo. Nhưng chế độ quân chủ chuyên chế Pháp đang khủng hoảng trầm trọng. Cuộc khủng hoảng tài chính đã trở thành nguyên nhân trực tiếp chủ yếu dẫn đến cuộc Đại cách mạng Pháp năm 1789, đập tan chế độ phong kiến, đem lại thắng lợi cho giai cấp tư sản Pháp. 

        Trong tình hình như vậy, triều đình Pháp không thể thực hiện được những cam kết, Bá Đa Lộc đã trở về tay không. Bá tước Đờ Môngmoranh đã gửi những chỉ thị mật cho Cônuây (Conway), người chỉ huy lực lượng pháp ở Ấn Độ không thực hiện cuộc can thiệp vì tình hình tài chính không cho phép. Không cam chịu thất bại, vị giám mục có đầu óc thực dân này ghé qua Pôngđisên vận động một số thương nhân Pháp hùn tiền mộ lính, mua súng ống giúp Nguyễn Ánh. Tháng 9 năm 1788, tàu Đơriađơ và La Tron đã chở tới Côn Đảo 1.000 khẩu súng trường và mấy khẩu thần công.

        Cần nhắc lại rằng từ khi ký kết Hiệp ước Vécxai cho tới khi Pháp có âm mưu chiếm Côn Đảo cuối năm 1861, cả hai bên Pháp cũng như triều đình nhà Nguyễn, không bên nào nhắc đến hiệp ước đó cả. Về mặt pháp lý cũng như trên thực tế, hiệp ước này không có giá trị gì. 

        Tháng 7 năm 1857, sau nhiều lần khiêu khích, gây hấn dưới chiêu bài phản đối chính sách bế quan tỏa cảng và chính sách cấm đạo, Pháp quyết định xâm lược Việt Nam, bảo đảm sự hiện diện của Pháp ở Viễn Đông.  Ngày 1-9-1858, Pháp tấn công Đà Nẵng, chiếm đóng bán đảo Sơn Trà, chuẩn bị đánh Huế. Nhưng cuộc đồn trú hao người tốn của ở Đà Nẵng đã làm suy yếu nhanh chóng lực lượng Pháp: viện binh chẳng có, sự ủng hộ của giáo dân cũng không, mặc dù các cố đạo đã hứa hẹn.  Việc đánh Huế cũng khó khăn vì quân triều đình đã co cụm lại và tổ chức phòng thủ vững chắc. Tất cả sự việc đó buộc quân Pháp phải thay đổi phương hướng chiến lược đánh chiếm Gia Định. Tháng 2 năm 1859, sau những trận đẫm máu ở Vũng Tàu (10-2-1859), Cần Giờ (11-2-1859), giặc Pháp hạ thành Gia Định (17-2-1859). 

        Sau một thời gian củng cố lại lực lượng, tháng 4 năm 1861, Pháp đánh chiếm Định Tường. Chính trong thời gian này, Pháp khẩn cấp đặt vấn đề chiếm Côn Đảo, sợ Anh nhảy vào hớt tay trên vị trí chiến lược quan trọng này.

        Bộ trưởng Hải quân và thuộc địa Pháp, Saxơlu Lô ba (Chasseloup Laubat), ngày 10-7-1861 gửi thư cho đô đốc Sácne (Char-ner), chỉ huy đạo quân xâm lược Việt Nam lúc đó, nói rõ: “Người ta cho tôi biết rằng quần đảo Côn Lôn là thuộc quyền sở hữu của chính quyền An Nam...  đồng thời cũng lưu ý tôi đến mối hiểm nguy nếu như có một cường quốc Tây phương nào đó đến chiếm cứ hải đảo này... Liệu việc cắm cờ để chiếm lĩnh có đủ chứng minh chủ quyền của ta trên đảo hay không” .
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #9 vào lúc: 02 Tháng Sáu, 2017, 05:04:05 am »


        Thấy Sácne không tán thành việc đánh giá vai trò quần đảo Côn Lôn như Bộ hải quân nhận định, Saxơlu Lô ba lo lắng. Đô đốc Bông (Bonard) thiếu tướng hải quân được cử sang thay thế. Vừa lúc Bông sang Nam Kỳ nhậm chức, Bộ trưởng Hải quân Pháp lại gởi thư nhấn mạnh: “ Trong các chỉ thị tôi gởi ngài, có một vấn đề tôi hằng lưu ý ngài, đó là vấn đề quần đảo Côn Lôn. Đô đốc Sácne có gửi thư cho tôi nói rằng: quần đảo đó đối với chúng ta không có giá trị gì. Chỉ cần nhìn lên bản đồ tôi cũng đã không thể tán thành quan điểm này rồi.  Tôi luôn lo ngợi rằng sẽ có một quốc gia nào đó tới chiếm hải đảo, biến nó thành pháo đài quan sát rất nguy hiểm cho chúng ta. Phải cố gắng chiếm lấy, lấy cớ là để xây dựng một ngọn hải đăng”.

        “ …Ta phải làm một cái gì đó để khỏi bị lúng túng khi có người phản kháng chúng ta một cách hợp pháp. Trong trường hợp ngược lại, thì đó cũng là một bằng chứng đề chủ quyền của ta. Tôi đặt tin tưởng vào sự thật trọng và khéo léo cua ngài. Xin nhắc lại với ngài một lần nữa răng : Tôi 1uôn luôn quan tâm đến vấn đè này”. 

        Với tên thực dân cáo già như Bông thì chẳng phải đợi có chỉ thị này mới hành động. Vừa chân ướt chân ráo đến Sài Gòn, ngày 23-11-1861, ông ta đã hối thúc Sácne chiếm ngay quần đảo. Sáne ra lệnh cho viên chỉ huy thông báo hạm Noócdagaray (Norzagaray) phải thực hiện. Đây chỉ là một tàu chiến nhỏ, động cơ 50 sức ngựa, do một trung úy hải quân chỉ huy. Vả lại cũng chỉ cần có thế vì Pháp biết rõ lực lượng triều đình Huế ở hải đảo không đáng kể mà quan lại của triều đình không có tinh thần chiến đấu, nhiệm vụ cũng không mấy khó khăn. Bất ngờ đột nhập rồi chọn một chỗ nào đó kéo lá cờ Pháp lên và làm một biên bản chiếm lãnh, yêu cầu chỉ có thế. Cái mà Pháp lo ngại chính là sự phản kháng của một nước thực dân khác kia. 

        10 giờ sáng ngày 28-11-1861, Lơpexơ (Lespès) đã cho tàu Noócdagaray tới Vũng Đầm, kéo lá cờ Pháp rồi lập một số tờ biên bản về việc chiếm lãnh với lời lẽ huênh hoang cua một tên xâm lược. Từ Sài Gòn, đô đốc Bông đã báo cáo về Pháp và gởi kèm theo tờ biên bản. 

        Đúng như Bộ trưởng Hải quân Pháp lo ngại, phía Anh đã phản đối việc làm không mấy vẻ vang này. Họ cho rằng việc tuyên bố chiếm lãnh Côn Đảo không có giá trị pháp lý vì được thực hiện dưới danh nghĩa thi hành Hiệp ước Vecxai, một hiệp ước chính người Pháp không thi hành. Cũng vì vậy trong, trong hòa ước Nhâm Tuất ký ngày 5-6-1862, Pháp đã buộc phải ghi thêm việc vua nước Nam phải nhường cho Pháp đảo Côn Lôn (điều 3 hiệp ước), nghĩa là vẫn phải hợp thức hóa hành động chiếm lãnh ngang ngược này.

        Sau khi chiếm Côn Đảo, Bông phái ngay thông báo hạm Mông giơ (Moge) ra đảo làm công tác an dân và điều tra tình hình mọi mặt. Thái độ của quan lại triều đinh là quy thuận và hợp tác với Pháp. Viên chánh bát phẩm thư lại đem lá cờ Pháp treo ngay trên tư dinh  ngày 14-1-1862 chiếc tàu chở hàng Nievơrơ (Nièvre) chở một số nhân viên ra đảo thay thế cho thông báo hạm Mông giơ. Họ có nhiệm vụ tìm vị trí dựng tạm Hải Đăng Côn Đảo, chống chế nếu có nước nào phản kháng hành động xâm lược vừa rồi. Quan trọng hơn nữa là việc chuẩn bị cơ sở đón nhận 50 tù nhân sắp gởi ra. 

        Phêlích Rút xen (Félix Roussel), Quản đốc tương lai của Nhà tù Côn Đảo được giao nhiệm vụ này. ông ta thăm dò đám quan lại và ngục tốt cũ của triều Nguyễn còn đóng ở đây, báo cáo về Sài Gòn xin lập một đại đội lính bản xứ tuyển ngay trong số những người đó, đồng thời làm một số nhà tạm bằng tranh tre nứa lá đủ sức chứa 200 tù, như Bông đã chỉ thị. 

        Ít lâu sau, tàu Êcô (Écho) chở 50 người tù ra đảo, đây là chuyến tù đầu tiên tới Côn Đảo. Trên đảo lúc đó còn 119 người tù của triều đình Huế, có một đơn vị ngục tốt gồm 80 người, và 4 thư lại dưới quyền điều khiển của viên hải trấn (hàm bát phẩm thư lại). Tất cả đóng trong một tòa thành đất, xung quanh có những nhà tranh nhỏ của gia đình những người tù cựu trào.
Logged

Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM