Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 03:00:19 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử nhà tù Côn Đảo 1862 - 1975  (Đọc 49901 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #200 vào lúc: 03 Tháng Tám, 2017, 10:53:19 am »

       
Chương mười

ĐẤU TRANH THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH PARIS
VÀ NỔI DẬY GIẢI PHÓNG CÔN ĐẢO
(1973-1975)

        Mỹ - ngụy phá hoại Hiệp định Paris, tráo trở việc trao trả tù chính trị

        Theo một bản tài liệu do những người tù làm ở Văn phòng Quản đốc chép lại, gửi về Trung ương Cục, vào thời điểm Hiệp định Paris có hiệu lực (3-1973), ở Côn Đảo có 9.892 tù nhân, trong đó có 274 là thường phạm, 940 quân phạm thường tội, 636 quân phạm chính trị, 4.020 can phạm đặc biệt (chính trị phạm có án), 3.498 an trí đặc biệt (tù chính trị không có án), 37 nghi can, 487 chưa phân loại. Trong khi đó, ngụy quyền Sài Gòn chỉ công bố danh sách trao trả cho ta 5.081 nhân viên dân sự (tù chính trị) toàn miền Nam, trong đó ờ Côn Đảo có 4.075 người.

        Tập sách “Tù chính trị - một vấn đề của chế độ Sài Gòn” do Hội những người Việt Nam tại Paris ấn hành 1974 đã dẫn tờ trình số 40 của Quản đốc trung tâm cải huấn Côn Sơn ngày 20-2-1973 ghi nhận vào thời điểm đó, Côn Đảo có 102 giám thị và nhân viên cải huấn; tống số tù nhân là 9.850, trong đó có 8.792 nam, 1.058 nữ.

        Nhằm thực hiện âm mưu ém giấu tù chính trị, không trao trả theo Hiệp định Paris, tháng 10-1972, ngụy quyền Sài Gòn đã chỉ thị cho tất cả các Trung tâm cải huấn lập danh sách tù chính trị. Ngoài các mục thông thường như tên họ, năm sinh, cha mẹ, tội trạng, án tiết, ngày giam, toà xử, đính bài, còn thêm mục sức khỏe và hạnh kiểm. Ngày 22-11-1972, Trung tâm cải huấn Côn Sơn đã hoàn thành danh sách, gửi về Nha cải huấn và Bộ Nội vụ ngụy.

        Ngày 8-2-1973, theo điện văn của Nha cải huấn và Bộ Nội vụ ngụy, Trung tâm cải huấn Côn Sơn lập báo cáo riêng về sô tù nhân già yếu (từ 60 tuổi trở lên), què lết, bại xụi, mắc các chứng bệnh nan y. Cùng ngày, Nha cài huấn phê duyệt trả tự do (phóng thích đơn phương) cho 219 tù nhân, lọc trong danh sách 1.500 người mà Trung tâm cải huấn Côn Sơn đề nghị, trong đó:

       - Bệnh nan y: 38 người

       - Trên 60 tuổi: 9 người

       - Bệnh tê bại: 172 người

        Công điện số 18190/CSQG/K3/317/M ngày 8-3- 1973 của Bộ chỉ huy cảnh sát quốc gia quân khu 3 cho biết: từ ngày 16 đến ngày 22-2-1973, Bộ tư lệnh cảnh sát quốc gia quân khu 3 đã tiếp nhận 147 can phạm cộng sản nan y tàn phế từ Trung tâm cải huấn Côn Sơn chuyển đến đế cấp tốc lập thủ tực trả tự do trong quân khu. Ngày 7-3-1973, quân khu đã hoàn tất việc chuyến giao các can phạm nói trên cho cảnh sát quốc gia các địa phương trong quân khu.

        Tài liệu tham khảo đặc biệt tháng 3-1973 của Việt Nam Thông tấn xã đăng bài của Roland Pierre Parigneaux, thông tin viên Hãng AFP thường trú tại Sài Gòn viết về tình trạng thương tâm của 124 người tù bại lết vừa được trả tự do tại Biên Hòa mà họ được tận mắt chứng kiến. Bài báo có đoạn:

        “Cuối tháng 2-1973, 124 người trong số những người “thân cộng” bị giam giữ từ bao nhiều năm ở Côn Sơn (trước gọi là Côn Lôn) đã được chính quyền Sài Gòn trả lại tự do một cách thầm lặng, không kèn không trống, không thông qua thương lượng, không người chứng kiến. Khi đi lại, họ phải bò lê dưới đất. Đôi cánh tay khẳng khiu, thân hình chỉ còn là một bộ xương, ống chân thì teo lại, bấm không còn biết đau và mang nhiều sẹo rất sâu; vết tích của những xiềng xích còn để lại trên da thịt hồi những ngày họ bị nhốt hàng năm, nằm chồng chất lên nhau trong những xà lim nhỏ và chỉ mới nghe nói cũng đủ rùng mình: những “chuồng cọp” ở nhà tù trên đảo Côn Sơn”.

        Bác sĩ Champlin đã gặp 14 người trong sô 124 người đó và dành thời gian khám cho một nửa. Không những chân họ bị liệt mà còn mất hết cảm giác. Người ta nhận thấy các bắp thịt nói chung đều bị teo; nguyên nhân tình trạng này, theo những nhận xét sơ bộ trong khi chưa có những dụng cụ chuyên môn, là do nhiều nhân tố: “thiếu dinh dưỡng một cách trầm trọng, nhất là vitamin nhóm B, dây thần kinh bị hư hỏng không còn đảm bảo được chức năng của nó vì thiếu vận động. Tình trạng bị liệt bắt đầu phát hiện sau bốn năm tháng. Một sô bị tê liệt đến ngang hông, có người bị liệt đến phía dưới một chút. Người ta nhận thấy có nhiều hiện tượng chấn thương bộ phận, có thể là do bị đánh mãi vào một chỗ và có những vết thương ở cổ chân trông có vẻ là những vết bị xiềng”.

        Phóng viên Hãng tin AFP nhận xét rằng, việc chính quyền Sài Gòn trả tự do một cách thầm lặng và không chính thức cho 124 người tù tàn tật, bại lết nói trên là nhằm loại bỏ những nhân chứng bất lợi trước Ủy ban Kiểm soát và Giám sát Quốc tế. Song chính tội ác dã dẫn chúng đến sự trừng phạt, trước hết là dư luận tiến bộ.

        Vụ “chuồng cọp Côn Đảo” đầy tai tiếng, từng làm nhức nhối lương tri loài người, nay được phơi bày trước dư luận bằng những nhân chứng đau thương, thức tỉnh nhân bản của chính những người Mỹ đã từng ngờ vực và hiểu sai lạc về cuộc chiên tranh này. Tập san Đối Diện sô 50, tháng 10-1973, xuất bản tại Sài Gòn đã đăng bài của Gumbỉeton, Giám mục địa phận Détroí (Mỹ) mang tựa đề “Tôi sẽ không bao giờ quên” viết về cuộc gặp gỡ của ông với 3 trong số 124 người tù bại lết vừa được trả tự do. Và đây là những lời mà ông tâm huyết:

        “Tôi sẽ không bao giờ quên, giây phút anh ta bước vào phòng. Không ai trong chúng tôi biết nói gì cả. Anh ta không còn có thể bước đi được nữa. Anh ta dựa vào tường mà lết một cách chậm chạp và đau đớn, gập cong người lại trong tư thế ngồi xổm. Thật là hình ảnh đáng thương. Thanh niên này trước khi bị bắt rất khỏe mạnh. Bây giờ thì hình như anh không thể lết được. Cả ba người này không hề có tội gì mà vẫn bị tù và bị đối xứ tàn ác, vu cho là phá rối trị an.

        Tôi bị kích động sâu xa vì thái độ hòa nhã của họ, tuy đã gánh nhiều khổ nhục. Họ đã nói năng không thù hận (...) Họ đòi hỏi khẩn thiết nhất không phải là cho chính họ mà cho những người còn lại trong tù. Họ xin chúng tôi làm bất cứ cái gì để can thiệp đòi thả hàng ngàn người khác mà họ biết là còn đang ở trong tù”.

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #201 vào lúc: 03 Tháng Tám, 2017, 10:55:01 am »


        Vị giáo sĩ người Mỹ chưa hết kinh ngạc vì những đau đớn vô biên mà người tù chính trị Côn Đảo vừa trải qua, thì ông lại một lần nữa bàng hoàng kinh ngạc vì lòng nhân ái vượt lên trên nỗi đau khổ của họ. Họ không than thân, không oán trách, không thù hận mà khẩn thiết đòi trả tự do cho hàng ngàn người khác còn đang bị giam cầm tại địa ngục Côn Đảo.

        Sự khâm phục của vị giáo sĩ đã bật lên thành lời khi ông ký vào bản Tuyên bố báo chí ngày 26-4-1973 cùng Linh mục Robert Manning (dòng Tên) và Giáo sư Tiến sĩ Georges Label (Đại học Québec, Canada). Cả ba ông được Ủy ban Quốc tê vận động trả tự do cho tù chính trị ở miền Nam Việt Nam cử đến Sài Gòn ngày 19-4-1973 đế xem xét tại chỗ vấn đề tù chính trị. Tuyên bố báo chí có đoạn xúc động, thành tâm, tự đáy lòng các ông, về những người tù tàn phế mà các ông đã tận mắt mục kích:

        “Chúng tôi đã gặp một số tù chính trị vừa mới được chính quyền Sài Gòn thả ra. Họ đều thành tàn phế, tất cả. Chế độ lao tù ở miền Nam Việt Nam thật là bất nhân.

        Chúng tôi sẽ thông báo cho nhân dân Hoa Kỳ, đặc biệt là giới Kitô hữu được biết những gì hiện nay đang xảy ra ở miền Nam Việt Nam, nhân dân miền Nam Việt Nam đã đau khổ quá nhiều vì tại chúng tôi.

        Các tù nhân chính trị phải được trả tự do ngay tức khắc và vô điều kiện.

        Các tự do dân chủ phải được lập ngay tại miền Nam Việt Nam theo đúng điều 11 Hiệp định Paris.

        Bao nhiêu lâu mà các tù nhân chiến tranh chưa được trả tự do, bao nhiêu lâu mà các quyền căn bản của con người không được nhìn nhận thì bấy lâu sẽ không có hòa bình và hòa giải, hòa hợp dân tộc ở miền Nam Việt Nam.

        Phần của những người ở miền Nam Việt Nam là tranh đấu cho quyền sống của họ, còn phần chúng tôi, chúng tôi cam kết làm tất cả để chính phủ Hoa Kỳ không còn là nguồn gốc cho tai họa của họ”.


        Cùng với việc phóng thích đơn phương những tù nhân đã bị hành hạ, đày ải đến tàn phế, ngụy quyền Sài Gòn ráo riết xúc tiến việc thanh lọc danh sách tù chính trị được gọi là “nhân viên dân sự” để trao trả cho Chính phủ Cách mạng lâm thời. Danh sách này do Nha cải huấn và Bộ Nội vụ ngụy thanh lọc trong số tù chính trị thuộc các Trung tâm cải huấn Chí Hòa, Tân Hiệp, Côn Sơn. Danh sách được lập, duyệt nhiều lần, đến ngày 13-3-1973 thì hoàn tất.

        Vừa thanh lọc, ngụy quyền Sài Gòn vừa tiến hành các thủ đoạn ém giấu tù chính trị, chuyển tù chính trị thành thường án. Từ ngày 12-12-1972 đến 20-3-1973, ngụy quyền Sài Gòn đưa ra Côn Đảo 4 toán sĩ quan, mang danh là Toà án quân sự mặt trận lưu động Vùng 2 và Vùng 3 chiến thuật, xử những người tù chính trị không có tên trong danh sách trao trả thành thường án với các tội danh “phá rối trị an”, “gian nhân hiệp đảng”, “giữ vũ khí bất hợp pháp”... Chúng lập sẵn các bản án rồi cưỡng bức tù nhân ký và lăn tay, chụp hình dán vào. Ai một tội danh chúng xử một bản án, 2 tội danh xử 2 án... có người bị xử tới 10 án, tổng cộng 45 năm tù.

        Lập xong bản án, chúng bắt đầu cưỡng bức lăn tay chụp hình, ký án và xé phòng dồn trại. Những người có tên trong danh sách trao trả được đưa về Trại II, Trại III, Trại V và Trại I. Số còn lại dồn về Trại IV, Trại VI, Trại VII và Trại VIII. Trung tá Nguyễn Văn Vệ, tên đao phủ khét tiêng trong nghề quản ngục được điều trở lại Côn Đảo để thực thi mưu đồ này. Theo lời khai của Vệ khi ra trình diện sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Thủ tướng ngụy Trần Thiện Khiêm trực tiếp giao nhiệm vụ cho Vệ, bằng mọi giá phải thanh lọc được 4.075 tù nhân ở Côn Đảo có tên trong danh sách trao trả, tập trung về một nơi, số còn lại tách riêng và chuyển án thành thường phạm.

        Vệ ra Côn Đáo nhận chức vào trung tuần tháng 3- 1973, cho mời đại diện tù chính trị các phòng giam, các trại giam ra thương lượng việc thanh lọc riêng số tù nhân có tên trong danh sách trao trả. Thái độ của tù chính trị lúc đó là kiên quyết đấu tranh đòi công bố Hiệp định Paris và Nghị định thư, đòi trao trả ngay, trao trả hết tù chính trị, đòi lập Ban đại diện từng trại tù, trực tiếp làm việc với Ủy ban liên hợp hai bên và đòi có sự giám sát của Ủy ban Quốc tế. Vệ hứa tất cả, nhưng không làm gì.

        Cuối tháng 3-1973, Vệ bay về Sài Gòn, yết kiến Thủ tướng ngụy, xin cho dùng biện pháp mạnh. Được Thủ tướng ngụy đồng ý, Vệ qua Bộ Nội vụ xin yểm trợ 3 đại đội cảnh sát dã chiến, trang bị đầy đủ các phương tiện chống bạo động, cùng 16 nhân viên nghiệp vụ lăn tay chụp hình, bay ra Côn Đảo.

        Tù chính trị cỏn Đảo đã đổ nhiều máu trong cuộc đấu tranh chống lăn tay chụp hình, đòi trao trả ngay, trao trả hết tù chính trị theo tinh thần Hiệp định Paris.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #202 vào lúc: 04 Tháng Tám, 2017, 07:33:03 am »


        Chống lăn tay chụp hình, tráo án chính trị thành thường phạm

        Nhờ có rađiô bí mật giấu trong phòng, tù chinh trị Côn Đảo ở các trại nắm được diễn biến cuộc đàm phán tại Hội nghị Paris và sớm có trong tay bản Hiệp định. Đêm 27-1-1973, tại Trại VI khu B, Đảng bộ Lưu Chí Hiếu chép được toàn văn Hiệp định Paris và các Nghị định thư qua bản tin đọc chậm của Đài tiếng nói Việt Nam. Đảng ủy họp bất thường để quyết định chủ trương trong tình hình mới:

        1. Phát huy khí thế cách mạng của người chiến thắng, đấy mạnh đấu tranh đòi chính quyền miền Nam trao trà nhanh, trả hết tù chính trị cho Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng Hòa miền Nam Việt Nam, đòi thực hiện qui chế đối với tù chính trị theo đúng tinh thần và nội dung đã được ghi trong Nghị định thư.

        2. Cảnh giác đề phòng âm mưu xé lẻ, thủ tiêu tù chính trị của địch, phát hiện những phần tử xấu mà địch cài cấy vào số được trao trả.

        Đảng ủy còn bàn những biện pháp cụ thể như tổ chức viết danh sách tù chính trị làm nhiều bản, tìm cách gửi cho phái đoàn ta; may cờ Mặt trận, viết sẵn các bài về chế độ nhà tù để tổ chức mít tinh tố cáo địch ngay tại nơi trao trả; bố trí đảng viên lãnh đạo từng đợt trao trả trên đường về...

        Đảng ủy củng cố lại tổ chức. Đồng chí Trịnh Văn Tư (Trịnh Văn Lâu, Tư Cẩn) làm Bí thư thay đồng chí Nguyễn Ngọc Cao có tên trong danh sách trao trả. Đồng chí Đào Văn Trân (Tư Thâu) được bổ sung vào Thường vụ. Ban điều hành và chi bộ các phòng đều được bồ sung, chân chỉnh.

        Bộ phận đường dây Côn Đảo và tù chính trị ở các trại cùng chép được toàn văn Hiệp định Paris và Nghị định thư về trao trả tù chính trị. Trong khi ngụy quyền hết sức bưng bít tin tức và không công bố Hiệp định thì tù chính trị Côn Đảo lại công khai tổ chức học tập nội dung Hiệp định Paris và Nghị định thư, tuyên truyền ý nghĩa thắng lợi của Hiệp định, bàn bạc các chu trương đấu tranh.

        Tập tài liệu Nhà lao Côn Đảo do những người có trách nhiệm vừa được trao trả về tổng hợp tại căn cứ của Trung ương Cục (1974) cho biết, Ban chỉ đạo các trại tù đã dựa vào các bài xã luận, tin tức của Đài tiếng nói Việt Nam phát động đợt học tập Hiệp định, Nghị định thư và tình hình nhiệm vụ mới:

        - “(...) Toàn đảo đã nhất trí chủ trương phóng tay phát động cuộc đấu tranh trong nhà lao kết hợp với cuộc đấu tranh của cả nước và trên thế giới buộc địch phải thi hành nghiêm chỉnh Hiệp định Paris và Nghị định thư về việc trao trả, cụ thể nhằm vào các khẩu hiệu:

        - Phải thông báo Nghị định thư về việc trao trả,

        - Cải thiện chế độ đối xử, giam giữ và cấp dưỡng cho phù hợp, cụ thể: cơm ăn no, thức ăn đủ bữa, cấp phát quần áo, thuốc men đủ trị bệnh; chấm dứt mọi hành động đày ải, hành hạ, đánh dập, bắt bớ, tra tấn tù nhân; bãi bỏ khổ sai, chào cờ; giải toả biệt lập, biệt giam...

        - Đòi phải trả nhanh, trả hết tù chính trị đúng theo Hiệp định và Nghị định thư về việc trao trá đã qui định, chống chiêu hồi, chiêu hàng, phóng thích đơn phương, chống xử tráo án, ém giấu lưu giữ.

        - Đòi phải có phái đoàn quốc tế, Ủy ban liên hiệp và Hội hồng thập tự đến đảo để điều tra tù và chứng kiến việc di chuyển (đến nơi) trao trả”.


        Cuộc đấu tranh diễn ra vô cùng ác liệt. Địch đàn áp đẫm máu với ý đồ phá hoại bằng được việc trao trả, ém giấu tù chính trị, chuyến tù án chính trị thành thường phạm. Ngày 14-4-1973, Bộ chỉ huy Cảnh sát Quốc gia ngụy tăng cường một Tiểu đoàn cảnh sát dã chiến trang bị mạnh, do đại úy Lê chỉ huy, không vận tới Côn Sơn, một bộ phận đóng tại Hí Viện (rạp hát), một bộ phận đóng tại Bộ chỉ huy cảnh sát quốc gia Côn Sơn. Quản đốc Nguyễn Văn Vệ giở mặt, bác bỏ mọi yêu sách của tù nhân. Vệ gửi tối hậu thư, yêu cầu tù nhân chấp hành lệnh lăn tay, chụp hình, dồn phòng, chuyển trại của Ban Quản đốc, nếu chống, hắn sẽ áp dụng biện pháp mạnh. Đương nhiên là các trại tù phản đối, và cuộc chiến bắt đầu.

        Sáng 30-4-1973, Nguyễn Văn Vệ huy động Tiểu đoàn cảnh sát dã chiến mới được tăng cường (khoảng 400 tên) cùng lực lượng của Bộ chỉ huy cảnh sát quốc gia Côn Sơn (70 tên) và lực lượng của Ban 2 Đặc khu Côn Sơn (gần 100 tên), trật tự an ninh (300 tên) mở cuộc tiến công vào Trại I nhằm thanh lọc tất cả số tù nhân không có tên trong danh sách trao trả đưa về Trại VII. Chiến thuật của Vệ là dùng lựu đạn cay, phi tiễn bắn dồn dập vào từng phòng để dập tắt sức phản kháng của tù nhân rồi cho cảnh sát dã chiến và bọn trật tự xông vào đàn áp.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #203 vào lúc: 04 Tháng Tám, 2017, 07:35:13 am »


        Tù chính trị chống trả bằng cách dùng khăn mặt thấm nước tiểu che mặt, nhặt lựu đạn cay ném ra ngoài và dùng tay không đánh trả khi bọn cảnh sát dã chiến xông vào. Phòng một và phòng 2 kiên cường chống địch từ sáng đến chiều, chịu trên trăm trái lựu đạn cay, đánh lui nhiều đợt tiến công của cảnh sát dã chiến, xế chiều, tất cả đều đã ngấm hơi độc, xỉu dần, trên 100 người bị thương tích nặng, 1 người chết sau đó vài ngày. Cảnh sát dã chiến mang mặt nạ phòng độc lôi từng người ra sân. Bọn trật tự an ninh nhận mặt tù nhân, đối chiếu với thẻ đính bài, lọc theo danh sách, đưa về Trại VII.

        Sau khi phòng một và phòng 2 bị đàn áp đẫm máu, tù nhân phòng 3 đã rời vị trí chiến đấu, chấn nhận lệnh lăn tay, chụp hình, dồn phòng, chuyền trại. Trong tình hình bất lợi, phòng 4 phát loa yêu cầu Ban Quản đốc ngưng đàn áp để thương lượng.

        Quản đốc Nguyễn Văn Vệ chấp nhận yêu sách của tù nhân, chữa trị cho những người bị thương, đưa những người có tên trong danh sách đến trại mới, trả lại mọi sinh hoạt bình thường. Các phòng còn lại của Trại I cũng thương lượng đạt kết quả như phòng 4.

        Ngày 1-5-1973, Nguyễn Văn Vệ dàn trận tiến công Trại II. Lực lượng nữ tù chính trị bị giam ở đây đã chuẩn bị tinh thần và tổ chức lực lượng chống trả quyết liệt, song đến giờ chót, tình hình lại diễn ra giống như Trại I.

        Đội ngũ kiên cường nhất trong cuộc đấu tranh chống lăn tay chụp hình là lực lượng tù chính trị câu lưu ở Trại VI khu B. Cuộc đàn áp dẫm máu nhất đã diễn ra tại đây.

        Sáng 2-5-1973, tiểu đoàn cảnh sát dã chiến được vũ trang từ đầu đến chân cùng hàng trăm giám thị, trật tự dàn trận tiến vào Trại VI khu B. Quản đốc Nguyễn Văn Vệ ra lệnh tiến công 5 phòng dãy bên phải. Lực lượng tự vệ của tù nhân án ngữ phía trong cửa ra vào, dùng cây và sắt nhọn chốt các lỗ khóa và cột dây thép gai chặt lại. Toàn trại hô vang khẩu hiệu:

        - Phản đối chính quyền Sài Gòn đàn áp tù chính trị.

        - Yêu cầu anh em binh sĩ và trật tự không đàn áp tù nhân.


        Nguyễn Văn Vệ mời đại diện tù nhân ra thương lượng, buộc đại diện phải kêu gọi toàn thể tù nhân phải chấp nhận lệnh ra khỏi phòng đế lăn tay, chụp hình và kí tên vào các bản án chúng đã làm sẵn. Trước mặt Quản đốc và gần ngàn tên ác ôn lăm lăm súng ông, hèo gậy trong tay, Tổng đại diện Hoàng Phùng dã cầm loa dõng dạc tuyên bô: “Nhà cầm quyền yêu cầu tôi kêu gọi anh em chấp nhận lệnh lăn tay, chụp hình. Tôi nói việc đó là do anh em quyết định!”.

        Tiếng loa vừa dứt thì tiếng hô “phản đối!” “đả đảo!” từ 10 phòng nhất loạt vang lên. Đảng ủy Lưu Chí Hiếu đã phát động toàn trại kiên quyết chống thủ đoạn lăn tay, chụp hình, chuyển án của địch. Tổng Đại diện Hoàng Phùng bị đưa trớ về phòng 2. Cuộc tấn công bằng lựu đạn cay của cảnh sát dã chiến bắt đầu.

        Mỗi phòng rộng hơn 100 mét vuông, chúng bắn bình quân 30 trái lựu đạn cay, có phòng chúng bắn tới 48 trái. Anh Hồ Chí Tặng và anh Nguyễn Kim Cúc chết ngạt vì hơi cay trong phòng. Anh Nguyễn Chính, tự vệ chiến đấu nầm gần cửa phòng bị một trái phi tiễn bắn trúng làm gẫy xương bả vai. Lực lượng tự vệ của tù nhân vừa dùng khản mặt thấm nước tiểu bịt mũi, miệng dể chống hơi cay, vừa chụp lựu đạn cay ném trả lại và bảo vệ cửa phòng.

        Chừng 2 giờ sau thì tất cả đều ngất xỉu bởi ngấm hơi độc, nằm ngổn ngang trong khám. Bọn cảnh sát dã chiến mang mặt nạ phòng độc, xáp vào từng phòng, cạy những khúc cây, mẩu thép mà tù nhân chốt vào ổ khóa. Phòng nào không mở khóa được, chúng dùng cưa sắt cưa bỏ chốt khóa, kéo từng người quăng ra sân. Mấy chiếc xe GMC đã chờ sẵn. Hai tên trật tự đứng sau xe, đứa túm hai tay, đứa túm hai chân người tù, đu đưa lấy đà rồi quăng từng người lên thùng xe. Hai tên khác đứng trên thùng xe quăng tiếp vào phía trong, chất như những khúc củi, chở về Trại VII (chuồng cọp Mỹ), không cần biết ai chết, ai sống.

        Riêng hai anh Nguyễn Kim Cúc và Hồ Chí Tặng đã tắt thở, Nguyễn Văn Vệ cho chôn cất ngay đế phi tang, đồng thời chỉ thị cho Trưởng ty Y tế lập chứng tử về một căn bệnh nan y, thay vì lựu đạn cay, hơi ngạt.

        Buổi chiều ấy, phát hiện ra hai anh chưa dự cuộc lăn tay chụp hình, Phó quản đốc Nguyễn Phú Hội tức tốc điều một chiếc xe Jeep, đích thân đưa 2 nhân viên lăn tay chụp hình cùng một toán giám thị, trật tự lên nghĩa địa Hàng Dương, moi cát, dựng thi thể hai anh dậy để lăn những ngón tay đã chết cứng của người nằm dưới huyệt vào bản án mà chúng đã lập sẵn.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #204 vào lúc: 04 Tháng Tám, 2017, 07:50:57 am »


        Vụ đàn áp man rợ này sau đó đã bị các tờ báo đối lập ở Sài Gòn phanh phui. Quản đốc Nguyễn Văn Vệ đã phải trả lời trước bọn quân cảnh tư pháp Bộ Nội vụ ngụy ra đảo điều tra về việc lăn tay những xác chết dưới huyệt.

        Trong lúc thi thể Nguyễn Kim Cúc, Hồ Chí Tặng chưa yên phận dưới mồ thì máu tù nhân Trại VI khu B vẫn đổ. Chiều 2-5-1973, địch hốt số tù nhân từ phòng 1 đến phòng 4 của Trại VI khu B về Trại VII. Tại sân Trại VII, những người tù vừa tỉnh lại sau trận đàn áp bằng lựu đạn cay đã tiếp tục chống trả việc chuyển trại và hô vang các khẩu hiệu phản đối việc đàn áp man rợ của nhà tù.

        Cảnh sát dã chiến và trật tự dùng dùi cui gậy gộc trấn áp cho đến khi tù nhân gục hẳn, chúng kéo lê họ vào trại mới. Anh Huỳnh Tấn Lợi bị đánh chết trong trường hợp như vậy. Tù chính trị Trại VII tổ chức ngay cuộc hô la phản đối ngụy quyền đàn áp tù nhân để chia lửa cho Trại VIB. Địch chia quân khủng bố luôn Trại VII. Anh Phạm Ngô 37 tuổi, quê ở Quảng Ngãi, tù án tử hình bị chúng đánh dập phổi chết.

        Cuộc chiến đấu cuối cùng diễn ra vào lúc xế chiều. Từng người tù bị lôi ra trước những “toà án ma”. Mang danh Tòa án quân sự mặt trận lưu động nhưng không có chánh án, không luật sư, không công tố, không công lý mà chỉ có bạo lực và cưỡng bức. Địch bố trí nhiều bàn để thực hiện việc lăn tay, chụp hình và ký tên vào bản án làm sẵn, kỳ lạ đến mức không ai biết gì về tội trạng, án tiết của mình. Mỗi bàn có 2 tên làm nghiệp vụ lăn tay, chụp hình và 5 tên trật tự. Một tên ôm chặt toàn thân người tù. Tên thứ hai nắm một cánh tay bẻ quặt ra sau lưng. Tên thứ ba ôm chặt cánh tay còn lại. Tên thứ tư giữ cườm tay và tên thứ năm nắm chặt từng ngón tay người tù để tên cán bộ nghiệp vụ bôi mực và lăn tay lên bản án.

        Người tù lặng lẽ chờ đến phút ấy, dồn hết sức lực, gồng mình, xịch chéo ngón tay, bôi nhòe hết dấu. Bọn trật tự xúm lại đánh từng người cho đến nhừ tử rồi lặp lại từng động tác. Kết quả vẫn như trước. Hỏng cả bản án, chúng kéo người tù ra sân, đánh đập cho đến khi họ ngất lịm.

        Trên 200 tù chính trị câu lưu thuộc 4 phòng (1, 2, 3 4), đã chống trả quyết liệt gần ngàn tên ác ôn với đầy đủ phương tiện khủng bố, không ai chịu ký án. Các bản lăn tay bằng cách cưỡng bức, chỉ để lại những vết mực nhòe nhẹt, lem luốc.

        Ba ngày sau, Nguyễn Văn Vệ đưa quân vào, tính làm nốt 6 phòng còn lại của Trại VI B. Vệ cho đưa công xa đến, cho kéo dây kẹp điện vào các cửa sắt và dùng mỏ hàn phá cửa để uy hiếp tù nhân. Tù nhân các phòng hô la phản đôi rầm rầm. Đồng chí Trần Nga, Bí thư chi bộ phòng 7 tuyên bố với Nguyễn Văn Vệ:

        - Chúng tôi không sợ chết đâu. Các ông cứ kẹp điện vào đi, tụi tôi nhào ra, điện giựt chết cho các ông coi liền.

        Vệ đấu dịu, mời đại diện tù nhân ra thương lượng. Đồng chí Nguyễn Văn Mốt trong Ban đại diện tù nhân tuyên bô :

        - Các ông muốn thương lượng phải trên tinh thần hình đẳng, tôn trọng Hiệp định Paris. Trước hết, các ông phải rút toàn hộ quân đội, cảnh sát và trật tự an ninh ra khỏi trại.

        Biết không thể dùng bạo lực cường bức được, Vệ đành ra lệnh rút quân, thương lượng với tù nhân, đồng ý công bố Hiệp định Paris và Nghị định thư, đưa danh sách cho đại diện ta gọi những anh em có tên ra tập trung về nơi trao trả. Trên 130 tù câu lưu được trao trả trong đợt ấy.

        Nhờ nguồn tài liệu do bộ phận Đường dây Côn Đảo chuyến về, Ủy ban Vận động cải thiện chế độ lao tù tại Sài Gòn và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng Hòa miền Nam Việt Nam đã tố chức nhiều hoạt động đấu tranh chính trị và ngoại giao tố cáo Mỹ ngụy phá hoại Hiệp định Paris, đàn áp tù chính trị, hỗ trợ cho cuộc đấu tranh ở Côn Đảo. Nhiều tờ báo đối lập ở Sài Gòn cũng lên án chính quyền Nguyễn Văn Thiệu, ủng hộ cuộc đấu tranh của tù nhân. Tờ Đối Diện số 49, tháng 8- 1973 đã đăng danh sách 14 tù nhân chính trị chết trong các trận đàn áp từ 14-4-1973 đến 6-5-1973:

TT     Họ và tên       Tuổi       Quê quán      Ngày hy sinh
1Nguyễn Văn Tường1923Kiến Hòa14.4.1973
2Lê Thị Cúc1952Quảng Nam14.4.1973
3Nguyễn Văn Bảy49 tuổiVĩnh Long28.4.1973
4Trần Thị Thanh21 tuổiQuảng Nam30.4.1973
5Nguyễn Thị Hường23 tuổiĐịnh Tường2.5.1973
6Nguyền Kim Cúc1916Sài Gòn2.5.1973
7 Hồ Chí Tặng1924Kiến Phong2.5.1973
8Trần Tùy1915Quảng Ngãi3.5.1973
9Trần Thị Sáu1950Sài Gòn4.5.1973
10Lê Thị Thanh24 tuổiSài Gòn5.5.1973
11Huỳnh Tấn Lợi5.5.1973
12Phạm Ngô37 tuổiQuáng Ngãi6.5.1973
13 Nguyễn Văn Lợi 1916Quảng Ngãi6.5.1973
14Phạm Xồi     6.6.1973
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #205 vào lúc: 04 Tháng Tám, 2017, 07:54:41 am »


        Phối hợp với Mặt trận ngoại giao

        Nhằm mục tiêu đấu tranh đòi thi hành nghiêm chỉnh Hiệp định Paris và hỗ trợ cho cuộc đấu tranh của tù chính trị, Ủy ban Vận động cải thiện chế độ lao tù miền Nam Việt Nam đã ra lời kêu gọi Ủy ban Quốc tế kiểm soát và giám sát Hiệp định Paris tại Việt Nam can thiệp để trả tự do cho tù chính trị. Ủy ban được thành lập ngày 30-10-1970, đại diện cho 30 tổ chức, đoàn thể quần chúng ơ miền Nam Việt Nam, trong đó có nhiều giáo sư, thấm phán, luật sư, bác sĩ, kỹ sư, dân biểu, linh mục, Hòa thượng, sinh viên có tên tuổi.

        Từ 1970 đến 1973, ủy ban đã có nhiều hoạt động hỗ trợ đắc lực cho cuộc đấu tranh của tù chính trị, trong đó có tù chính trị Côn Đảo. Khi biết tin Tống thống Nguyễn Văn Thiệu xuất ngoại xin Quốc hội Mỹ tăng viện trợ và bay sang Roma yết kiến Đức Giáo hoàng đế tranh thủ sự ủng hộ, Ủy ban đã gửi bức thư ngày 4-4- 1973 thỉnh cầu Đức Giáo hoàng không tiếp Nguyễn Văn Thiệu vì vụ “chuồng cọp Côn Đảo” bê bối và tráo trở trong việc trao trả 200.000 tù chính trị ở miền Nam Việt Nam. Cuộc gặp gỡ vẫn diễn ra, song vấn đề tù chính trị đã trở thành trọng tâm chính trong cuộc thảo luận giữa Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và Đức Giáo hoàng. Nguồn tin của Toà thánh cho biết, kết quả cuộc đôi thoại là bi đát.

        Tại Quốc hội Mỹ, Thiệu cũng bị tiếp đón lạnh nhạt, bị từ chối đề nghị tăng ngân sách viện trợ, bị chất vấn về 200.000 tù chính trị và chuồng cọp Côn Đảo. Tổng thống Thiệu còn được đón tiếp bằng cà chua, trứng thối trên các đường phố ở Washington và 24 băng chất nổ đặt tại Toà đại sứ của ngụy quyền Sài Gòn ở Roma.

        Trong các ngày 12, 13 và 14-4-1973, đại diện của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam cùng Ủy ban Vận động cải thiện chế độ lao tù đã đến Paris, dự Hội nghị vận động trả tự do cho tù chính trị ở miền Nam Việt Nam với sự tham gia của 97 tổ chức quốc gia và quốc tế. Các đại biểu xúc động và lo âu khi được Ủy ban Vận động cải thiện chế độ lao tù cung cấp tài liệu, tin tức, hình ảnh xác thực về việc bắt bớ, tra tấn, tù đày do tờ Tin tức lao tù phát hành tại miền Nam Việt Nam cùng danh sách những người bị bắt giữ mà không cần xét xử gì.

        Một cuốn phim ngắn quay cảnh những tù nhân vừa thoát khỏi nhà tù Côn Đảo đang bò lết trên mặt đất, hai chân tê liệt vì bị còng lâu ngày trong chuồng cọp làm cho người ta liên tưởng đến những hình ảnh tàn bạo không phai mờ trong trại tập trung của Hítle. Những bức ảnh chụp bọn cảnh sát dã chiến mặc đồ rằn ri, tay cầm dùi cui, roi điện, đầu chụp mặt nạ phòng độc, tất cả đều được sản xuất tại Hoa Kỳ đứng giữa làn khói mờ mịt của lựu đạn cay và xác tù nằm ngổn ngang trong sân trại, chất đống trên thùng xe GMC đã đem lại cảm giác rùng rợn cho các đại biểu, giống như họ đang thấy cảnh bọn quỷ sứ hiện hình trên một địa ngục trần gian thật sự. Sau ba ngày thảo luận sôi nổi, Hội nghị đã cam kết mở một chiến dịch quốc tế đòi hỏi:

        1.  Trao trả càng sớm càng tốt mọi tù nhân chính trị đòi thuộc về Chính phủ Cách mạng lâm thời.

        2. Trả tự do càng sớm càng tốt cho mọi tù nhân chính trị không đòi được thuộc một trong hai bên với sự chứng kiến của các nhân chứng có thẩm quyền (Ủy ban Quốc tế kiểm soát và giám sát, Hội Hổng thập tự Quốc gia và đại diện các tổ chức được chỉ định).

        3. Chấm dứt mọi hành hạ và ngược đãi đối với tất cả tù nhân chính trị trong khi chờ đợi trao trả và phóng thích họ.

        4. Chấm dứt mọi cuộc bắt bớ và mọi hành động đàn áp và trải ngược với Hiệp định Paris”.


        Hội nghị đã cử một phái đoàn đến Việt Nam quan sát từ ngày 19-4-1973 đến ngày 1-5-1973 gồm:

        - Giảm mục Bélanger, địa phận Valleyfield (Québec).

        - Bà Thelma Balaer, Hội ddồng các giáo phái tại Canada.

        - Ồng Georges Lebel, Tiến sĩ giáo sư Đại học Québec.

        Cùng đi có Giám mục Thomas Gumbleton, Giám mục địa phận Detroit Mỹ và linh mục Robert Manning (dòng Tên). Trong Bản tường trình ngày 1-5-1973 do Georges Lebel soạn thảo, phái đoàn quan sát đã khẳng định rằng ở Nam Việt Nam có tù chính trị. Tuyên bố vạch rõ tính phi pháp của các Toà án Quân sự mặt trận với con số 27.000 người đang bị giam giữ do các toà án này kết án (đã được kiểm chứng). Tuyên bố còn cho biết có một số đông tù nhân bị tạm giam và cho đến nay vẫn chưa xét xử gì; số đông những người khác bị câu lưu hành chính với thời hạn tối đa là 2 năm nhưng cũng có thể tiếp tục bị gia hạn. Phái đoàn quan sát ước định có ít nhất là 30.000 tù chính trị thuộc loại câu lưu hành chánh đã bị giam giữ tại các Trung tâm cải huấn lớn trực thuộc chính quyền Sài Gòn, chưa kể đến nhà tù ở các tỉnh, huyện và vạch rõ thủ đoạn chuyển tù chính trị thành thường phạm tại Trung tâm Cải huấn Côn Sơn.

        Phối hợp với các hoạt động của phái đoàn quan sát Quốc tế do Hội nghị vận động trả tự do cho tù chính trị cử đến miền Nam Việt Nam, Ủy ban vận động cải thiện chế độ lao tù tại Sài Gòn đã cung cấp nhiều tin tức, tài liệu. Bằng những tài liệu xác thực thu thập được trong thời gian đó, đặc biệt là nguồn tài liệu từ Nhà tù Côn Đảo gửi về, ngày 30-6-1973, Ủy ban đã gửi thư cho: Chủ tịch Thượng nghị viện Sài Gòn, Đức Tăng thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất (Sài Gòn), Chủ tịch Ủy ban Quốc tế kiểm soát và giám sát. Bức thư cho biết:

        “Sau ngày ký Hiệp định Paris 27-1-1973, giới hữu trách chỉ cho tù ăn khẩu phần 40 đồng một ngày gồm 400 gram gạo và nửa con mắm sặc, không có một chút rau, bệnh không có thuốc, không thông báo cho tù chính trị nội dung Hiệp định Paris mà còn bắt tù nhân ký giấy chiêu hồi. Nhà cầm quyền đổi tù nhân từ trại này qua trại khác, đem giam họ ở những nơi bí mật để khỏi trao trả, tiếp tục các hình phạt biệt lập, biệt giam, kềm kẹp, cấm cố triền miên.

        Sáng 29-4-1973, một đại đội cảnh sát dã chiến được lệnh ném lựu đạn cay đàn áp, xúc 34 anh em tử hình ở phòng 11 Trại II và 200 chị em phụ nữ, có 16 em bé ở phòng 8 và phòng 9 của Trại II đưa đi nhốt ở chuồng cọp mới, viện lý do là những người này không có tên trong danh sách trao trả nên phải chuyển đi trại khác.

        Ngày 1-5-1973, đàn áp Trại VII bắt tù nhân phải dời trại với lý do là không có tên trong danh sách trao trả. Trong trận đàn áp này, có phòng phái chịu hơn 30 quả lựu đạn cay, nồng độ cao (...). Ngày 2-5-1973, đàn áp Trại VI khu A và khu B, có 2 tù chính trị chết tại chỗ là:

        1. Nguyễn Kim Cúc sinh năm 1916 tại Sài Gòn, mang sô đính bài HC 12.860, Đại diện phòng 3, chết lúc 12 giờ ngày 2.5.1973.

        2. Hồ Chí Tặng sinh năm 1924 tại Kiến Phong, ở phòng 5, chết lúc 15 giờ cùng ngày.
   
        Những người chịu trách nhiệm trực tiếp các cuộc đàn áp trên là trung tá Nguyễn Văn Vệ - Quản đốc và Chín Khương - Phó Quản đốc trại giam Côn Sơn. Hai người này đã bị dư luận quốc nội và quốc ngoại nguyền rủa và bị nhà cầm quyền chuyển đi hồi 1970 vì vai trò của họ tại Côn Sơn khi chuồng cọp bị phát giác. Từ tháng 4.1973, nhà cầm quyền lại ngang nhiên bất chấp dư luận, đưa họ trở về Côn Sơn để đàn áp tù nhân chính trị.

        Nghĩ rằng chúng tôi cùng các quí vị đều có trách nhiệm về những cải chết thê thảm ở Côn Sơn. Trước nỗi thống khổ của tù chính trị hiện nay, chúng tôi mong rằng quí vị sẽ không im lặng”.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #206 vào lúc: 04 Tháng Tám, 2017, 07:57:40 am »


        Đấu tranh đòi trao trả tù chính trị

        Trước sức ép của dư luận, ngụy quyền Sài Gòn tìm mọi cách ém giấu tù chính trị. Chiếu công điện số 53 (14-2-1973) của Giám đốc Nha cải huấn ngụy, tất cả các danh sách tù nhân từ Côn Đảo gửi về đều không sử dụng các danh từ can phạm cộng sản, can phạm chính trị nữa mà gọi chung là can phạm đặc biệt, được chia thành hai loại:

        - Thường phạm can án (đã ra toà).

        - Thường phạm can cứu (chưa ra toà).

        Ngoài danh sách chính thức đế trao trả cho Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam như đã công bố, nhà lao Côn Đảo còn nhận lệnh của Nha cải huấn lập danh sách khác:

        - Danh sách tất cả tù nhân án tử hình.

        - Danh sách tất cả tù nhân án chung thăn.

        - Danh sách toàn bộ số tù câu lưu đưa ra kêu án chính trị trong các phiên toà ngày 12 tháng 12 và ngày 28 tháng 12 năm 1972.

        Các mục lập giống như danh sách đợt I. Hàng ngày Nha cải huấn gọi điện trực tiếp cho Quản đốc nhà tù, đọc tên từng người tù yêu cầu xác nhận xem có ở Côn Đảo không, nếu có thì cho biết số đính bài, hạnh kiểm. Danh sách bổ túc này khoảng 500 người, phần lớn có tên trong danh sách trao trả. Cùng lúc với danh sách bổ túc, Nha cải huấn lại yêu cầu Côn Sơn lập danh sách trên 2.000 tù nhân do Ủy ban Phật giáo vận động phóng thích tù nhân đưa ra. Danh sách này có cả tù án, tù câu lưu chính trị, có cả một số nhân vật quan trọng không phải Phật giáo như Vũ Ngọc Nhạ, Huỳnh Văn Trọng, Trần Ngọc Hiền (thuộc lưới tình báo chiến lược A.22)...

        Ngụy quyền Sài Gòn đặc biệt quan tâm danh sách này. Chúng biệt phái một toán cảnh sát từ Sài Gòn ra phối hợp với Trung tâm cải huấn Côn Sơn truy lục hồ sơ từng người, chia thành 2 loại: có tên trong danh sách trao trả và không có tên trong danh sách trao trả, ghi vào sổ riêng dấu tích đặc biệt của từng người, đánh máy thành 2 bản, một đem về, một lưu lại Côn Sơn.

        Những tù nhân nằm ngoài danh sách trao trả chính thức mà ngụy quyền đưa vào các danh sách bổ túc sau này hầu hết là do các tổ chức thuộc Ủy ban vận động cải thiện chế độ lao tù đưa ra đấu tranh đòi trao trả. Trong trường hợp những người tù được các tố chức này đưa ra mà không có tên trong danh sách trao trả thì ngụy quyền tìm cách chuyển trại, ém giấu hoặc lén lút chở ngay về các tỉnh, phóng thích đơn phương.

        Ngày 20-5-1973, thiếu tá Thái Văn Thượng, Đặc phái viên của Nha cải huấn ngụy bay ra Côn Đảo, làm việc với Quản đốc Nguyễn Văn Vệ và cho không vận về Sài Gòn 232 tù chính trị theo những danh sách riêng. Chúng tách 20 người chuyến tiếp đi Plâyku, 30 người đi Kon Tum, số còn lại giam ở Tân Hiệp (Biên Hoà).

        Tháng 11-1973, Nha cải huấn và Bộ Nội vụ ngụy lại cử một toán nhân viên ra Côn Đảo nhận 39 tù chính trị thuộc các tính Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận không vận thẳng về Nha Trang, đơn phương phóng thích. Những người có tên trong danh sách trao trả được đưa về trại Hố Nai (Biên Hòa). Tại đây, ngụy quyền làm các thủ tục trao trả và tiến hành các hoạt động tâm lý chiến, chiêu hồi với âm mưu tổ chức một số tên tù tay sai thành đội ngũ chiêu hồi, chiêu hàng trong danh sách trao trả. Bọn này có nhiệm vụ tố cáo chế độ cộng sản tại nơi trao trả và xin “tìm tự do” dưới chế độ Việt Nam cộng hòa.

        5.081 nhân viên dân sự trong danh sách chính thức được trao trả cho Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại sân bay Lộc Ninh làm ba đợt:

        - Đợt I: 750 người, từ ngày 28.4 đến 24-5-1973

        - Đợt II: 825 người, từ ngày 23.6 đến 24-7-1973

        - Đợt III: 3.506 người, từ ngày 8.2 đến 7-3-1974

        Bằng các thủ đoạn cài số thường phạm, quân phạm, trật tự, cầu an, đầu hàng vào danh sách trao trả, ngụy quyền Sài Gòn đã “vận động” được 211 tên chiêu hồi, xin “tìm tự do” dưới chế độ Việt Nam cộng hòa trong ba đợt trao trả.

        Việc đấu tranh thực hiện trao trả 5.081 nhân viên dân sự, trong đó có 4.075 người ở Côn Đảo là một bước thắng lợi của tù chính trị. Số người còn ở lại tiếp tục cuộc đấu tranh trên cơ sở pháp lý Hiệp định Paris, đòi trao trả hết tù chính trị, trong lúc chờ đợi, phải cải thiện đời sống, thực hiện chế độ tù chính trị. Địch nhượng bộ có mức độ, giải quyết yêu sách nhỏ giọt, hạn chế, song chúng không đàn áp quyết liệt như trước nữa.

        Mục tiêu cơ bản của chúng là ém giấu tù chính trị, chuyển án thành thường phạm đã làm xong. Những người tù chính trị không được trao trả đã củng cố lực lượng, phát triển nhiều hình thức đấu tranh và tích cực chuẩn bị cho ngày giải phóng mà họ biết chắc chắn rằng không còn xa nữa.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #207 vào lúc: 04 Tháng Tám, 2017, 07:59:48 am »


        Củng cố lực lượng, chuẩn bị đón thời cơ

        Trong hai năm 1973 và 1974, Mỹ - ngụy vẫn tiếp tục lưu đày nhiều chuyến tù chính trị ra Côn Đảo. Theo sự chỉ đạo của Bộ Nội vụ và Nha cải huấn ngụy, tù chính trị bị giam giữ tại các Trung tâm Cải huấn đều được gọi là “can phạm phá rối trật tự trị an”. Hàng ngàn người không có chứng cứ phạm tội, chưa từng ra toà lần nào cũng bị gán cho những bản án như vậy. Theo một bản báo cáo của tù chính trị Côn Đảo gửi cho Trung ương Cục miền Nam, tính đến ngày 19-7-1973, địch đã chuyển 2.201 tù chính trị thành án “gian nhân hiệp đảng”.

        Nhằm tạo giải pháp thiết thực phòng thủ Côn Đảo, từ năm 1974, ngụy quyền Sài Gòn chuyển cơ sở hành chánh Côn Sơn trực thuộc chính quyền Trung ương thành thị xã Phú Hải trực thuộc tỉnh Gia Định. Trung tâm cải huấn Côn Sơn đổi thành Trung tâm cải huấn Phú Hải. Các trại giam cùng được đổi tên thành Phú Hải, Phú Sơn, Phú Hưng, Phú Thịnh, Phú Phong, Phú Tường...

        Những người tù chính trị Côn Đảo hiểu rất rõ bản chất ngoan cố của ngụy quyền Sài Gòn. Trong lúc tận dụng yêu tố pháp lý cua Hiệp định Paris đế đấu tranh giành lợi thế cho mình và lên án sự phi pháp của kẻ thù trước dư luận, những người tù chính trị Côn Đảo vẫn tích cực chuẩn bị những điều kiện tự giải phóng cho mình khi có thời cơ thuận lợi.

        Thời gian này, các tổ chức trong nước và quốc tế đã lên tiếng mạnh mẽ, ủng hộ cả vật chất và tinh thần cho cuộc đấu tranh của tù chính trị Côn Đảo. Chị Trần Thị Ngọc Sương, cán bộ phụ vận của Thành ủy Sài Gòn -  Gia Định đã tổ chức được một tổ nòng cốt trong số công chức làm việc ở Bưu điện Sài Gòn hết lòng giúp các thân nhân và các tổ chức thuộc Ủy ban Vận động cải thiện chế độ lao tù gửi bưu phẩm cho tù chính trị Côn Đảo. Chị Sương đã vận động một cốt cán ra làm Trưởng ty Bưu điện Côn Đảo, tạo điều kiện thuận lợi cho tù chính trị nhận bưu phẩm và chuyển giúp thư từ, danh sách tù chính trị về đất liền.

        Theo một bản tổng kết của tổ chức này, từ 1969 đến 1974, cơ sở nòng cốt của Bưu diện Sài Gòn đã chuyển trên 3.000 gói bưu kiện cho tù chính trị Côn Đảo. Tháng 7 năm 1973, Nguyễn Đình Tào, một sinh viên trẻ ở Sài Gòn, bị giam tại Trại VI khu B đã nhận được một thùng quà của một người bạn Hà Lan chưa quen biết. Một vài chữ trên thùng đã mờ, nhưng còn đọc được:

        FROM:   (...) MORRIS 12   (...) AREENLAND

        HOLLAND

        TO: Nguyễn Đình Tào

        Phòng 2 - trại 6b - Côn Đảo, SOUTH VIETNAM


        Trong thùng có một bánh xà phòng thơm của Pháp; hai gói thuôc lá thơm của Anh kèm một ống đót giả ngà; một ống vố (tẩu) bằng cùi bắp kèm một gói Half and Half của Mỹ; còn lại là thực phẩm đóng hộp gồm: Thịt heo của Liên Xô, patê của Bỉ, thịt hầm đậu của Hà Lan, thịt cừu của úc, dứa hộp của Côte D lvoire (Châu Phi).

        Tất cả sản phẩm của 8 nước thuộc 5 Châu: Ảu - Á- Mỹ - Phi - Úc của người bạn từ vạn dặm gửi tới được Nguyễn Đình Tào trao lại cho Ban điều hành của tù chính trị Trại VI khu B. Ban điều hành và anh em quản lý các phòng, đã bàn bạc để chia đều món quà đầy tình nghĩa quốc tế cho toàn bộ trên 800 tù chính trị Trại VI khu B. Bánh xà phòng được giao cho bệnh xá để tắm gội cho anh em bệnh tật; ba gói thuốc bóc ra chia đều cho 10 phòng, mỗi phòng 6 điếu, mỗi người nghiện được rít một hơi, thực phẩm các loại khoảng 1,5 ki-lô-gam được mở ra trộn đều và chia cho mỗi phòng được hơn nửa chén ăn cơm, hơn 80 người cùng thưởng thức.

        Thức ăn, thuốc hút chỉ sau bữa chiều đã hết sạch, chỉ có mối tình của người bạn từ vạn dặm là còn đọng mãi trong trái tim những người tù chính trị Côn Đảo. Từng mảnh thùng carton, từng mảnh lon đồ hộp được anh em tù chính trị chia nhau, cắt mài thành những đồ lưu niệm.

        Cùng thời gian ấy, anh Trịnh Minh Bách, số tù 19.282 ở Trại VI khu B Côn Đảo cũng nhận được một tấm bưu thiếp của một người bạn Hà Lan khác, là Willem Van Gelder ở Tusveld 31 Bornerbroek (Hà Lan) với lời cổ vũ thật cảm động của một trái tim thân thương và tha thiết (đánh máy trên bưu thiếp, bằng tiếng Việt):

        Bạn thân mến,

        Chúng tôi đang vận động để giúp anh. Vậy anh nên vững lòng và giữ vững tinh thần. Và ngày kia, chúng tôi có thể được tin anh được tự do.

        Wiỉlem Van Geỉder, Tusveld 31, Boruc broek (Hà Lan).


        Những dòng chữ ngắn ngủi cùng những món quà không lớn ấy lại có sức cổ vũ phi thường. Mỗi người tù chính trị Côn Đảo tự thấy cuộc đấu tranh chính nghĩa của mình đang sống giữa những dòng thác cách mạng của thời dại, đang đấu tranh cho độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội, vì tiến bộ và nhân văn của loài người. Tập san Xây Dựng, tiếng nói của tù chính trị Trại VI khu B, số đặc biệt kỷ niệm Quốc khánh 2-9-1973 đã in bài thơ cứa Nguyễn Đằng và bản nhạc Mối tình vạn dặm của Bùi Văn Toản nói lên niềm tự hào và vững tin của những người tù Côn Đảo trước tấm lòng nhân ái bao la của những người bạn Năm châu. Cho đến những ngày gần đây, trong những dịp họp mặt, gặp nhau, những người tù chính trị Côn Đảo vẫn nhắc: MORRIS - WILLEM VAN GELDER, giờ này, các anh ở đâu?
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #208 vào lúc: 05 Tháng Tám, 2017, 06:35:37 am »


        Năm 1974, các cuộc đấu tranh của tù nhân Côn Đảo tăng nhiều so với năm 1973. Công văn số 449/TTCH/CS/AN/TK ngày 27-6-1974 về tình hình an ninh Trưng tâm cải huấn cho biết, năm 1973 có 127 vụ vi phạm nội quy, 84 vụ gây rối, trong khi đó, chỉ tính từ 1-1-1974 đến 26-6-1974 đã có 112 vụ vi phạm nội quy và 57 vụ gây rối.

        Công văn số 449/TTCH/CS/CM/M/TK ngày 20-7- 1974 của Ban chuyên môn đã khẩn cấp phúc trình Quản đốc nhà tù về tình hình an ninh như sau: “Liên tiếp trong 2 ngày 17 và 18-7-1974, sô can cứu chống đối Trại Vỉ đã tuần tự từng phòng hô la. Số can cứu thuộc Trại VII khu D đồng thanh hưởng ứng Trại VI hô la các khẩu hiệu”.

        Quản đốc nhà tù khẩn cấp triệu tập nhiều cuộc họp bàn giải pháp đảm bảo an ninh cho trung tâm. Ngày 14- 8-1974, Bộ chỉ huy cảnh sát quốc gia Côn Sơn đã ban hành lệnh cấm trại 100% nhân số và gửi công điện sô 1506/CSQG/CS/HQ thông báo cho các phòng ban trực thuộc, cho Bộ chỉ huy cảnh sát quốc gia yếu khu Cỏ Ống, Bến Đầm và trung đội cảnh sát dã chiến tăng phái đế thực hiện.   

        Trong một tài liệu khác mang tên Biên bản ghi nhận các cuộc xách động, gây rối, chống đối của các can phạm thụ huấn tại Côn Sơn ngày 7-2-1975, Trung tá Lâm Hữu Phương, tên chúa đảo cuối cùng đã ghi nhận:   

        “Từ đầu tháng 1 đến cuối tháng 12-1974 có tất cả 149 vụ chống đối, xách động và gây rối của các can phạm dưới các hình thức: Hô la tập thể, đòi nhà cầm quyền phái cung cấp đầy đủ lương thực, thuốc men; tụ họp học tập, đọc thông báo yêu cầu Chính phủ Việt Nam cộng hòa phái tôn trọng Hiệp định Paris, đòi phải trao trả tứckhắc cho tất cả số can phạm còn (bị) giam giữ, ca hát những bài ca cộng sán, xuyên tạc quân đội Việt Nam cộng hòa và đồng minh, hô khẩu hiệu đề cao cộng sản”.

        Cũng trong biên bản trên, chúng ghi nhận: “Riêng trong tháng 1-1975 đã có 11 vụ hô la, chống đối, xách động với các hình thức tương tự như trên (...) Đặc biệt dã có 12 vụ khám phá các nơi chôn giấu, tịch thu một sô tài liệu, bài ca cộng sản, cờ Mặt trận Giải phóng miền Nam và một sô vật dụng khác như: một rađiô 2 băng, một đồng hồ chạy nước, 23 cây sắt nhọn, 50 con dao lớn nhọn, một số dao găm làm bằng cây, một số đồ kịch nghệ, 9 súng AK, 8 súng M16, 15 súng lục, 3 máy điện thoại có ống liên hợp, cần ăng ten, lựu đạn, bêta, mã tấu, kềm cắt, tất cả đểu bàng gỗ, dây điện và một sô vật dụng linh tinh tại Phú Tường, Phú Phong, Phú An, Phú Bình và Phú Hưng” (tức Trại I, Trại V, Trại VI và Trại VII).

        Quản đốc Lâm Hữu Phương ráo riết chỉ đạo tăng cường các biện pháp phòng, thủ, sắp đặt phương án chống bạo động, tố chức lục soát các phòng giam, truy tìm tài liệu, vũ khí và tiếp tục thanh lọc số tù chính trị thuộc “đối tượng nguy hiểm” đưa biệt giam tại chuồng cọp Mỹ (Trại VII).

        Địch phán đoán đúng. Qua những bức thư của Trung ương Cục từ năm 1970, 1971 và 1972, tù chính trị Côn Đảo đã nắm được chủ trương chiến lược của Đảng ta là “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào” và kết thúc chiến tranh bằng một cuộc tổng tiến công và nổi dậy. ở một số trại, tù chính trị đà xây dựng tự vệ bí mật, tự tạo vũ khí, tổ chức lực lượng đề sẵn sàng nổi dậy khi có thời cơ thuận lợi.

        Những vũ khí bằng sắt và bằng gỗ mà địch thu được như đã báo cáo đều là một phần trong sự chuẩn bị nổi dậy của tù chính trị. Đảng bộ của tù chính trị câu lưu mang tên Lưu Chí Hiếu được thành lập ở Trại VI khu B còn chỉ đạo lực lượng tự vệ bí mật dùng giẻ thấm nước muối siết các chấn song cửa sổ cho mòn dần và dùng sắt nhọn soi từng mảng tường trại giam, sau đó quết cơm nguội với tro bếp trét lại để khi có thời cơ sè bẻ song, đạp tường giải thoát.

        Bản tài liệu “Sơ kết tình hình Nhà lao Côn Đảo” do Ban An ninh Trung ương Cục thực hiện cho biết, trong nhiều bức thư chỉ đạo từ năm 1969 đến 1973, Trung ương Cục đã trang bị cho tù chính trị tư tưởng tự giải phóng. Bức thư tháng 4-1969 có đoạn xác định chủ trương đấu tranh trong tù: “Đẩy mạnh đấu tranh dân sinh dân chủ, tập hợp rộng rãi quần chúng tham gia, lôi kéo những ai có thể tham gia được, duy trì, giữ vững, không ngừng nâng cao phong trào, có liên tục đấu tranh mới bảo vệ được thanh danh, khí tiết đảng viên. Ra sức xây dựng thực lực nhầm đảm bảo yêu cầu hiện nay, đồng thời sẵn sàng để tự giải thoát thoát mình khi có thời cơ thuận lợi sau này”.

        Chủ trương này đã được Đảng ủy Trại III vận dụng như sau: “Đẩy mạnh đấu tranh dân sinh dân chủ làm đòn xeo, mở rộng dân chủ để tạo thế. Qua đấu tranh, ra sức xây dựng thực lực, đưa phong trào tiến lên theo phương hướng chống chào cờ, chống khổ sai tập thể, đòi quyền tự quản trị, đòi trả tự do, đồng thời sẵn sàng tự giải thoát mình khi có điều kiện”.

        Nhờ có rađiô, tù chính trị Côn Đảo ở nhiều trại đã theo dõi sát tình hình chiến sự từ cuối năm 1974 cho đến đầu năm 1975. Tin tỉnh Phước Long hoàn toàn giải phóng (1-1975) làm nức lòng tù chính trị. Đảng ủy Lưu Chí Hiếu nhận định cuộc tiến công quyết định của quân và dân ta đã bắt đầu.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #209 vào lúc: 05 Tháng Tám, 2017, 06:40:23 am »


        Giải phóng Nhà tù Côn Đảo

        Tháng 3-1975, khi chiến dịch Tây Nguyên mở màn cho cuộc Tống tiến công mùa xuân 1975 thì Mỹ - ngụy tăng cường phòng thủ Côn Đảo. Chúng sửa lại con đường từ thị trấn qua Hàng Dương lên Sở Tiêu. Từ con đường bọc sau lưng suốt 8 trại này, địch mở thêm 2 nhánh nữa, một nhánh chạy thẳng vào khu vực Trại VI, Trai VII, Trại VIII, một nhánh vào khu vực Trại I, Trại IV, Trại V. Với hệ thống dường này, địch có thể khống chế các trại từ phía chân núi. Trong trường hợp tù nhân nổi dậy, chúng có thế cơ động lực lượng và bố trí hỏa lực đàn áp, hất lực lượng nổi dậy ra phía biển và nhanh chóng tiêu diệt.

        Tháng 4-1975, Nhà tù Côn Đảo có 7.448 tù nhân, trong đó có 4.234 tù chính trị (494 phụ nữ), còn 3.214 là tù thường phạm, quân phạm. Trong số 4.234 tù chính trị, có 2.488 người đang chịu chế độ cấm cố ở Trại I, Trại V, Trại VI và Trại VII. Những người này đã chống chào cờ ngụy, chống học tố cộng, chống nội quy nhà tù từ nhiều năm trước, 1.746 người còn lại chịu làm khổ sai chung với tù thường phạm ở Trại II và Trại III.

        Bộ máy kìm kẹp của địch gồm một tiểu đoàn bảo an (khoảng trên 500 tên), một Đại đội cảnh sát (gần 100 tên), 89 giám thị, 130 công chức và gần 1.000 trật tự an ninh được tuyển chọn trong số tù thường phạm, quân phạm lưu manh nhất, tất cả khoảng 2.000 tên. Như vậy, cứ hơn 2 tù chính trị thì có một tên trong bộ máy kìm kẹp. Đó là chưa kế đến hệ thống trại giam kiên cố, hệ thống khu kỷ luật với 20 hầm đá (Trại II), 14 xà lim (Trại III), 31 phòng biệt giam (chuồng bò) 384 chuồng cọp Mỹ (Trại VII) và một số xà lim, hầm tối ở Trại I, Trại V và Trại VI (chuồng cọp Pháp đã bị phá bỏ từ năm 1970); cũng chưa kể đến nội quy khắc nghiệt của nhà tù, sẵn sàng cấm cố biệt lập tất cả những ai chống đối.

        Trước ngày giải phóng, 58,7% tù chính trị đang ở trong các trại cấm cố. Hiếm có một nơi nào trong đất liền lại có điều kiện bảo vệ an ninh cho ngụy quyền như vậy.

        Ngày 29-4-1975, trong khi quân giải phóng tiến vào Sài Gòn, ở Côn Đảo các trại tù cấm cố bị canh gác chặt chẽ. Bọn gác ngục, trật tự, an ninh lầm lì. Một sự im lặng, căng thẳng đáng sợ bao trùm. Bầu trời Côn Đảo náo loạn bởi các chuyến bay quân sự các loại lên xuống sân bay Cỏ Ông chở quân tướng Mỹ, ngụy di tản. Canô, tàu há mồm cặp bãi Cỏ Ống, chuyển tiếp ra các tàu đón người di tản đang đậu ngoài khơi.

        16 giờ 30 phút, bọn cố vấn Mỹ đóng ở Côn Đảo rút chạy. Đêm ấy chúa đảo Lâm Hữu Phương tự lái xe chở vợ con qua chi khu Bến Đầm, bí mật xuồng ca nô trốn ra tàu di tản, bỏ lại cả phương án tử thủ Côn Đảo và lũ tay chân đang hoang mang nhốn nháo.

        Sáng 30 tháng 4 năm 1975, đại úy Phạm Huỳnh Trung - Chỉ huy phó Đặc khu Côn Sơn triệu tập một cuộc họp liên tịch giữa các sĩ quan và công chức có quyền thế trên đảo, cùng đám gác ngục ác ôn nhất như Lê Văn Khương, Đồ Văn Phục... Chúng quyết định khóa chặt tất cả các phòng giam, bố phòng nghiêm ngặt trong, ngoài lao, tổ chức di tản ra tàu bằng mọi phương tiện trên đảo và âm mưu thủ tiêu toàn bộ tù chính trị bằng lựu đạn vào giờ chót.

        Nhưng cách mạng đã chặn bàn tay khát máu, không để lũ quỷ dữ kịp thực hiện tội ác cuối cùng. Kế hoạch di tản và thủ tiêu tù chính trị vừa bàn ngớt miệng thì cơn bão táp cách mạng ập đến. Tin Dương Van Minh đầu hàng, thành phố Sài Gòn hoàn toàn giải phóng như tiếng sét đánh ngang tai làm chúng rụng rời chân tay, kinh hoàng tháo chạy. Cuộc di tản hỗn loạn trên đảo kéo dài đến nửa đêm.

        Trong khi đó linh mục Phạm Gia Thụy tích cực vận động giáo dân trong họ đạo Côn Sơn không di tản, ở lại giúp tù chính trị giải thoát khỏi ngục tù. Đại úy Kiều Văn Dậu, Trưởng ban 3 (hành quân - tác chiến) Đặc khu Côn Sơn ở lại cùng 49 binh sĩ bảo an. Số binh sĩ này đã góp phần bảo vệ an ninh trên đảo trong phút giao thời. Linh mục Phạm Gia Thụy bàn bạc với Kiều Văn Dậu và một số công chức về việc mở của nhà lao giải thoát cho tù chính trị. Tù chính trị bị cấm cố và bị bỏ đói suốt ngày 30-4-1975.

        Bằng nhiều nguồn tin, anh em đều phán đoán trong đất liền có biến động lớn, nhưng chưa biết là Sài Gòn đã được giải phóng. Ban lãnh đạo các khu của Trại VII quyết định tổ chức kỷ niệm trọng thể ngày Quốc tế Lao động (1-5) để phát huy uy thế của tù chính trị đồng thời thăm dò phản ứng của địch. Các trại khác cũng đều chuẩn bị làm lễ kỷ niệm.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM