Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 04:50:20 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử nhà tù Côn Đảo 1862 - 1975  (Đọc 49918 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #170 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2017, 09:35:03 pm »


        Đường dây Côn Đảo

        Trong lúc Liên chi Đảng bộ tù án tan vỡ thì nhóm tù chính trị ở Chí Hòa ra đã chắp nôi được đường dây liên lạc với Trung ương Cục, thông qua Tỉnh ủy Tây Ninh. Đường dây này do Trương Minh (tức Hai Khuynh), cán bộ binh vận Trung ương Cục phụ trách. Trương Minh trước khi bị bắt là cán bộ binh vận của Trung ương Cục, quê ở Tây Ninh. Trương Minh và Nguyễn Xuân Kí đã tham gia Đảng ủy Nhà lao Chí Hòa. Ra Côn Đảo, hai anh bàn nhau chắp nối đường dây liên lạc với Trung ương Cục và xây dựng lại tổ chức các trại tù án.

        Đầu năm 1963, Ban lãnh đạo lâm thời trại tù án được tố chức gồm 5 người: Nguyễn Xuân Kí, phụ trách chung; Nguyễn Văn Ngư (tức Hai E), phụ trách Trại I; Võ Văn Thuật, phụ trách Trại II; Trương Minh và anh Hiển phụ trách các sở ngoài. Ban lãnh đạo lâm thời tập hợp một số cốt cán ở các trại, tổ chức mạng lưới thu thập tin tức, binh vận, liên lạc với đất liền, xây dựng phương án đấu tranh, bước đầu đòi các quyền dân sinh dân chủ.

        Ngay khi ra Côn Đảo, Hai Khuynh được anh em bố trí cho ra Sở Chăn Nuôi, dạy học cho con giám thị Nguyễn Văn Thượng (Năm Thượng, Nầm Xị), Năm Thượng đã từng được đồng chí Dương Văn Thưa, Tỉnh ủy viên Tây Ninh, Bí thư Huyện ủy Gò Dầu, phụ trách giao liên của tỉnh Tây Ninh tổ chức khi Thượng còn ở Nhà lao Tây Ninh. Khi Thượng bị điều ra Côn Đảo, Dương Văn Thưa đã bàn giao đầu mối này cho Hai Khuynh.

        Cuối năm 1963, những bức thư liên lạc đầu tiên của tù chính trị đã về đến cán cứ của Tỉnh ủy Tây Ninh. Cùng trong thời gian này, Ban an ninh Trung ương Cục đã liên lạc được với giám thị Năm Thượng, chủ Sở Chăn Nuôi của nhà tù Côn Đảo, quê Tây Ninh. Giám thị Năm có quan hệ tốt với tù chính trị và đã nhận chuyển tin tức, báo cáo của tù chính trị về đất liền.

        Những tù chính trị phục vụ tại Ty tiểu học và dạy học tư gia đã giác ngộ được Nguyễn Văn Đồng, trưởng ty tiểu học và nữ giáo viên Trịnh Thị Thu Hưng làm liên lạc viên giữa Côn Đảo và đất liền. Hai học sinh Nguyễn Thị Thu Hồng và Nguyễn Thị Thu Tâm (con giám thị Nguyễn Văn Trương) cũng được giác ngộ và trở thành những giao liên tin cẩn.

        Thư từ, báo cáo được viết bằng mực hóa học, ngụy trang trong sách, báo hoặc giấu kín đáo trong các bưu phẩm. Trương Minh đã gửi mua các loại sách Văn - Sử, từ điển tiếng Anh, tiếng Hoa và cần mẫn soạn bộ từ điển Hán - Việt (13.000 mục từ) gửi về đất liền. Nhiều báo cáo đã được viết bằng mật mã và gửi qua những bản thảo này.

        Nhóm tù chính trị người Hoa chiếm được thiện cảm của Tăng Tư, khi ấy là Phó Tỉnh trưởng phụ trách nội an, tạo được nhiều cơ sơ nắm tin tức trong hàng ngũ địch. Trần Hồng, Lý Chấn Á, Hai Phan được đưa vào làm bồi bếp cho Tăng Tư. Trang Dân Kiệt, Đinh Khắc Phong, Ô Bài Huy, Lý Khải Cường và một số tù nhân biết kĩ thuật sửa chữa điện được bố trí phục vụ tại Đài LORAN Cỏ Ống, thu thập tin tức qua rađiô rồi chép lại, chuyển về cho Ban lãnh đạo. Tin tức về những trận thắng Bình Giã, Ba Gia, Đồng Xoài, Phước Long... được chép lại khá chính xác, đem lại nguồn cổ vũ lớn lao cho tù chính trị lúc đó. Anh Quang (tức Han làm bồi cho Tỉnh trưởng, thường xuyên cung cấp thực phẩm tươi cho Cỏ Ống là người trực tiếp chuyển các bản tin tức về Côn Đảo.

        Trần Hồng từng là bạn học với Tăng Tư, sinh viên trường Cao đẳng mỹ thuật. Bằng nét vẽ tài hoa, anh tranh thủ được cả Phó tỉnh trưởng Tăng Tư, Tỉnh trưởng Lê Văn Thế và sau đó là Nguyễn Văn Sáu cùng cố vấn Mỹ, nhờ đó, anh thu thập được nhiều tin tức, giúp được nhiều tu chính trị. Bằng mối quan hệ thân tình với Tăng Tư, có lần, Trần Hồng còn thuyết phục được Tăng Tư ngăn chặn đợt khủng bố khốc liệt của trung sĩ Ngô Thạnh Trị, trưởng an ninh chuồng cọp trong vụ đàn áp năm Anh ở chuồng cọp.

        Ban lãnh đạo lâm thời các trại tù án (có lúc danh xưng là Đảo ủy) được tổ chức theo kiểu Đảo ủy. Ớ mỗi trại tù án có tổ chức chi bộ tinh gọn từ 3 đến 5 người, liên hệ đơn tuyến, mỗi người chỉ biết một người trực tiếp quan hệ với mình. Chi bộ tìm cách đưa những người cốt cán vào nắm các tổ chức công khai ở từng phòng như Ban đại diện, Ban vệ sinh, Ban trật tự, Ban thư kí.

        Tổ chức Đảo ủy các trại tù án được hình thành từ đầu năm 1963 tồn tại trong nhiều năm sau đó. Tổ chức này có vai trò tích cực, ổn định tình hình tổ chức, tư tưởng của tù án chính trị, đặt nền móng, cho phong trào đấu tranh dân sinh dân chủ và đặc biệt là xây dựng được một mạng lưới thông tin, duy trì đường dây liên lạc với Trung ương Cục.

        Do sự xáo trộn, biến động trong tù, thành phần Đảo ủy có nhiều thay đổi. Khi phong trào đấu tranh chính trị của tù án bột phát, sôi động hẳn lên với cao trào chống chào cờ mạnh mẽ từ 1965 đến 1967 và đỉnh cao là cuộc Đồng khởi 1970 thì tổ chức mang tên “Đảo ủy” không còn theo kịp phong trào. Khi đó, tổ chức này tồn tại như một bộ phận bên ngoài, chịu làm khổ sai, không chống chào cờ, làm nhiệm vụ thông tin liên lạc, nắm giữ đường dây Côn Đảo.

        Phong trào đấu tranh của tù án trong giai đoạn này còn ở mức độ thấp với những yêu sách đòi cải thiện đời sông, giảm nhẹ mức khổ sai, chống học tố cộng theo kiểu không phát biểu ý kiến, chống chào cờ bằng cách tìm lý do né tránh. Sau ngày Ngô Đình Diệm bị lật đổ, tinh thần đấu tranh của tù án chính trị có bước chuyển mạnh hơn.

        Cuối năm 1963, anh Nguyễn Văn Mười ở Công xưởng trong lúc hàn con tàu mang tên Phi Yến bị điện giật chết, tù chính trị Công xưởng đấu tranh đòi áo quan, làm lễ truy điệu. Anh em lấy hoa rừng kết tràng hoa, đề khẩu hiệu “Thiên thu duy hận”, hàng trăm người đưa đám. Sau lần ấy, ba người bị phạt giam chuồng cọp.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #171 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2017, 09:36:34 pm »

       
        Phân hóa kẻ thù, tạo cơ hội vượt ngục

        Lực lượng tù án chính trị tận dụng mọi cơ hội làm công tác binh vận. Trương Minh cùng một số cán bộ Ban binh vận Trung ương Cục bị bắt đã góp nhiều ý kiến cho Ban lãnh đạo lâm thời về công tác binh vận trong tù. Những người được đưa ra làm bồi bếp, thư ký, công nhân tư gia, dạy học tư gia, đã góp phần phân hóa hàng ngũ địch.

        Cuối năm 1963, lực lượng binh vận đã triệt để khai thác mâu thuẫn giữa Tỉnh trưởng Nguyễn Văn Sáu và Đại úy phụ tá Quản đốc Trần Hữu Khoẻ. Theo số liệu của nhiều tù chính trị làm ở Văn phòng Quản đốc và Vãn phòng Giám thị trưởng cung cấp, Sáu đã làm đơn tố cáo Khoẻ, trong thời gian từ tháng 7-1963 đến tháng 5- 1964 đã ăn chặn của tù nhân 63.875 kg gạo, 83 con heo, cùng nhiều khoản tổng cộng 5.600.000 đồng.

        Tổng nha Cải huấn và Bộ Nội vụ ngụy đã cử nhiều đoàn ra thanh tra. Khoẻ dựa vào một số tù nhân khác tố cáo Sáu câu kết với nhà thầu Tạ Thị Hiền, ăn chặn cá khô, đường thẻ từ khi còn là Quản đốc Trung tâm Cải huấn Thủ Đức, tống tiền gia đình can phạm Huỳnh Đại, tư sản người Hoa ở Chợ Lớn. Khoẻ tập hợp tài liệu rồi thuê người ở Sài Gòn viết báo. Báo Cải Tạo, xuất bản tại Sài Gòn trong tháng 1 và tháng 2-1965 đã đăng một loạt bài dưới tít “Khẩu phật, tâm xà của thiếu tá Nguyễn Văn Sáu”.

        Mâu thuẫn sâu sắc giữa những tên cầm đầu trong bộ máy thống trị ở Côn Đảo giai đoạn này đã tạo cơ hội cho các cuộc đấu tranh bảo vệ khí tiết của tù chính trị giành được thắng lợi.

        Thời Mỹ - ngụy, các cuộc vượt ngục của tù nhân thưa hẳn so với tất cả các thời kỳ trước đó, nhưng các cuộc vượt ngục lại diễn ra với nhiều tình huống ly kỳ và không ít cuộc thành công bất ngờ. Bản nguyệt trình từ ngày 25-10-1959 đến 25-11-1959 của Tỉnh trưởng Côn Sơn mang số 467/NA/TTHC/CS/M cho biết, vào lúc 21 giờ 30 phút ngày 25-11-1959 xảy ra vụ bạo động, 15 phạm nhân Trại công xưởng đoạt ghe và đả thương một giám thị đang phiên canh gác. Lệnh truy tầm đã được ban bố.

        Vụ này do đại tá Thế chủ mưu. Trước đó, theo nguồn tin mật báo viên do một phạm nhân vừa ở Côn Đảo chuyển về Chí Hòa tiết lộ, thiếu tá Nguyễn Văn Vệ, đương kim Quản đốc khám Chí Hòa đã lập phiếu báo tin số 70/QĐ/M ngày 8-5-1958 gửi Tổng Giám đốc Nha chính trị Bộ Nội vụ ngụy báo tin về âm mưu vượt ngục này.

        Phiếu báo tin cho biết, một nhóm phạm nhân tại Đề lao Côn Sơn đang tổ chức vượt ngục bằng cách bạo động, trong đó có đại tá Thế, đại tá Phước, Canh, Cai, Chín F.M, đại diện hoả thực tên Tiến. Tổng Giám đốc Cảnh sát và Công an ngụy đã gửi công điện ra Côn Đảo, yêu cầu dùng biện pháp nghiêm ngặt ngân ngừa và phúc trình rõ. Ngày 16-5-1958, đại úy Nguyễn Văn Giỏi, Quản đốc TTCH Côn Sơn gửi cồng văn số 241/TTCH- CS/2M báo cáo đã tổ chức canh phòng chặt chẽ, cấm cố các phạm nhân có tên kể trên.

        Không cam chịu thất bại, đại tá Thế tiếp tục nuôi mộng vượt ngục. Thân phụ Thế là thầy dạy học của Tỉnh trưởng Bạch Văn Bốn nên Thế thoát khỏi cấm cố, về làm đại diện kíp tù nhân ở Công Xưởng. Đại tá Thế chọn sẵn 8 tên đàn em trung thành, khởi sự vào đêm 25- 11-1959, giải thoát cho đồng bọn ở Sở Lưới, Công Xưởng và cướp ghe vượt ngục. Sau nhiều ngày lênh đênh trên biển, chiếc ghe nhỏ đã dạt vào một làng đánh cá ở Thái Lan, trên ghe chỉ còn 3 thường phạm nằm thoi thóp. Đại tá Thế đã chết vì đói, khát và kiệt sức giữa biển.

        Để tăng cường các biện pháp an ninh, chống vượt ngục, ngụy quyền Côn Đảo đã cho đặt một trung liên tại đồn canh cầu Tàu, đóng thêm một đồn canh tại Bến Đầm (9 lính bảo an) và một đồn ở bãi ông Đụng (7 lính), rút binh sĩ thuộc các đơn vị thành lập một trung đội biệt kích, huấn luyện chiến thuật, hàng ngày tập leo núi, phối hợp với trật tự thường án canh chòi bãi lùng sục dấu vết của tù nhân. Chúng trang bị máy truyền tin cho trưởng đồn Hải Đăng Bảy Cạnh, liên lạc thường xuyên với bảo an và công an để phát hiện tàu lạ cùng những dấu hiệu nghi ngờ.

        Mặc dầu đã áp dụng tối đa các biện pháp phòng ngừa, các cuộc vượt ngục vẫn xảy ra. Kíp đốn củi của tù chính trị câu lưu gồm 6 người đã vượt ngục bằng thuyền khung mây bọc vải vào chiều mồng bảy tháng giêng năm Canh Tý (1960). Cuộc vượt ngục do Võ Ngàn Trân, một ngư dân ở Hàm Tân (Bình Thuận) và Võ Hoàng Sơn tự Nỉ (Lái Thiêu) tổ chức, với sự tham gia của Trương Văn Bi, Nguyễn Ngọc Ân, Nguyễn Hữu Thoại và Nguyễn Lềnh. 13 giờ mồng bảy tết Canh Tý, từ vị trí đốn củi trên Núi Chúa, họ khiêng chiếc thuyền dài 6m, rộng 1,2 mét xuống bãi phía tây đảo, hạ thủy lúc xế chiều, ráng sức chèo ra khơi.

        Sau 9 ngày vật lộn với sóng gió, chiếc thuyền con mong manh lạc vào một hoang đảo thuộc hải phận Campuchia. Sáu tù nhân bị giải giao về trại giam Sêrêpôc. Hơn 2 năm sau, họ tham gia cuộc vượt ngục của tù chính trị Campuchia vào đêm 11-11-1963. Hơn một trăm tù chính trị đã thoát khỏi trại giam, cắt rừng về đến Hớn Quản và được Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam tiếp nhận.

        Tháng 11-1961, tại công trường làm sân bay Cỏ Ống, sáu tù chính trị đã dùng thùng phuy kết bè vượt ngục nhưng không thành. Công văn số 316/CS/NA/M ngày 21-11-1961 của Trung tâm cải huấn Côn Sơn cho biết rõ 6 can phạm dó là:

        - Hồ Văn Xuân (tự Vĩ): Chủ mưu.

        - Tông Tấn Thương (tự Cọp): Chủ mưu.

        - Phan Xuân Nhị (tự Bình): Tòng phạm.

        - Nguyễn Văn Non: Tòng phạm.

        - Nguyễn Văn Thân (tự Thọ): Tòng phạm.

        - Trần Tấn Lộc (tự Thi): Tòng phạm.

        Sáu người nói trên “đều là các phần tử ngoan cổ, không chịu học tập, cải tạo. Cuộc vượt đảo của các can phạm nói trên không ngoài mục đích: về tới đất liền sẽ tiếp tay với Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam của Việt cộng để chống lại chính phủ quốc gia”.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #172 vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2017, 02:39:57 am »

     
       Tù chính trị “quốc gia”

        Ở Côn Đảo có loại tù thuộc các phe phái chống đối chính quyền Diệm, được gọi là quân phạm đặc biệt. Từ năm 1957 đến năm 1960 phần lớn quân phạm đặc biệt là số cầm đầu các nhóm vũ trang giáo phái Bình Xuyên, Cao Đài, Hòa Hảo và các “chính khách sa lông” liên minh với các nhóm này. Từ năm 1960, có thêm nhóm sĩ quan quân đội và “chính khách salon” can dự những cuộc âm mưu đảo chính. Theo báo cáo của Trưởng ty cảnh sát quốc gia Côn Sơn, tính đến ngày 14-11-1963, có 161 can phạm thuộc các tôn giáo, đảng phái như sau:

        - Mặt trận thông nhất toàn lực quốc gia: 48 tên.

        - Bình Xuyên: 16 tên.

        - Hòa Hảo: 60 tên.

        - Cao Đài liên minh: 25 tên.

        - Đại Việt: 5 tên

        - Dân chủ: 4 tên.

        - Quốc dân đảng: 1 tên.

        - Giáo hội hòa bình: 1 tên.

        - Sĩ quan quốc gia theo Bình Xuyên: 1 tên.

        Phòng 3 Trại I (sau đổi thành Trại II) trong nhiều năm là nơi tập trung những xung đột của nhóm quân phạm đặc biệt. Đấy là nơi giam giữ những tên cầm đầu, có “máu mặt”, trong đó có 10 tên mang án tử hình: Trần Văn Ân, Hồ Hữu Tường, Nguyễn Hữu Thuần, Trịnh Khánh Vàng, trung tướng Cao Đài Nguyễn Thành Phương, thiếu tá Cao Đài Nguyễn Văn Hiểu... 

        Bọn này háo danh, tự xưng là tù chính trị “quốc gia”, thay vì gọi là quân phạm.

        Hồ Hữu Tường là chủ bút báo Phương Đông, Chủ tịch Hội đồng báo chí, cố vấn tối cao của Bộ tổng tham mưu Mặt trận thông nhất toàn lực quốc gia (Bình Xuyên). Bị xử tử, Tường khuyên bọn đàn em đừng xin ân xá, nhưng ra Côn Đảo, Tường lại bí mật viết thư cho Ngô Đình Diệm xin ân xá, nói rằng hắn bị Trần Văn Ân lừa gạt, đẩy qua Bình Xuyên chứ không bao giờ có ý chống lại vị “Tổng thông anh minh”. Tường còn viết thư cho Ngô Đình Nhu, xin cưới con gái Nhu là Ngô Đình Lệ Thủy cho con trai minh.

        Chuyện vỡ lở, Trần Văn Ân chửi Hồ Hữu Tường là “thằng điên”. Tuy vậy, Ân và Tường lại câu kết với nhau trong nhiều chuyện khác. Bảy Viễn gửi cho hai triệu đồng, Ân và Tường chia nhau ăn hết, không cho tụi đàn em đồng nào. Thiếu tá Bình Xuyên Nguyễn Văn Phước đã đánh Hồ Hữu Tường gãy răng vì chuyện đó. Trung tướng Cao Đài Nguyễn Thành Phương chửi Hồ Hữu Tường: “Mày hết bán thân cho Nhật, cho Tây, bây giờ lại rắp tâm bán thân cho Mỹ. Nếu may mắn mà tao được về đời, tao sẽ viết báo vạch mặt nạ quốc tế xã hội chủ nghĩa của mày”.

        Bọn đàn em của chúng cũng xung đột với nhau luôn vì miếng ăn trong tù. Tranh nhau một con chim sẻ lọt vào trong khám, thiếu tá Bình Xuyên Nguyễn Văn Hiểu đã đánh lộn với Trịnh Khánh Vàng, Chủ tịch Mặt trận quốc gia cứu quốc. Phó tỉnh trưởng Tăng Tư lúc đó đã kể trong một hồi ức khi ở trong trại cải tạo của ta sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng rằng: “Trần Văn Ân, Hồ Hữu Tường, Trịnh Khánh Vàng, Nguyễn Văn Thành, Jean Pastis Đồng... có thể gọi là những trí thức của miền Nam mà khi ở tù tranh nhau từng miếng thịt, chửi bới nhau, thưa kiện đến Tỉnh trưởng xét xử”.

        Nhóm “chính khách salon” và sĩ quan quân đội ngụy tham gia vụ đảo chính 11-11-1960 bị đày ra Côn Đảo giữa năm 1962 có phần “dễ thở” hơn. Phan Khắc Sửu xin ra nuôi vịt ở Hồ Sen. Phan Quang Đán xin ra làm phụ tá ở bệnh xá Côn Đảo. Lúc ra toà, Đán khóc hu hu. Bị đày ra Côn Đảo, Đán viết thư nhờ Phó Tỉnh trưởng Tăng Tư chuyển cho Ngô Đình Diệm, lời lẽ thông thiết xin ân xá, hứa từ giã hoạt động chính trị, trở về làm bác sĩ, không tham gia phe phái nào hết. Nói vậy nhưng lúc Ngô Đình Diệm đổ, được ân xá về, Đán nhảy ngay vào Quốc vụ Khanh, leo lên đến Phó Thủ tướng cùa Nội các Trần Thiện Khiêm.

        Phan Trọng Chinh, Thiếu tá quân đội ngụy, tham gia Ban cải huấn, thực hiện chính sách tố cộng trong tù. Trước đó, Jean Pastis Đồng (Nguyễn Văn Đồng), một “học giả” quốc tịch Tây đã tham gia Ban tố cộng của nhà tù từ năm 1957. Cũng như Jean Pastis Đồng, Phan Trọng Chinh không thuộc loại “tố cộng” có bài bản, chống cộng có lý tưởng và cũng hoàn toàn không vì phụng sự chủ nghĩa “quốc gia”.

        Bọn họ chỉ muốn có được những ngày yên thân trong tù, chờ cơ hội và thời thế trở về với những mưu toan danh vọng. Có lần, vào “cải huấn” năm Anh chống ly khai kiên cường ở Chuồng Cọp, Phan Trọng Chinh đã ngả mũ kính chào. Hắn nói rằng thật sự kính cẩn nghiêng mình trước Năm vị anh hùng dân tộc, mặc dù hắn không cùng lý tưởng. Nếu được làm thủ tướng, hắn sẽ xây nhà lầu cho năm Anh ở.

        Không ai tin lời hắn. Khi trở về làm tư lệnh sư đoàn 25, Phan Trọng Chinh đã đổi biết bao xác lính của hắn và tính mạng dân thường để được thăng hàm trung tướng.

        Jean Pastis Đồng có được ít chữ nghĩa, tham gia soạn thảo tài liệu tố cộng. Trong tài liệu, Đồng có ý đề cao chủ nghĩa “quốc gia” nhưng thực bụng không phục. Có một loại “quốc gia” kiểu Ngô Đình Diệm đã đàn áp bỏ tù hắn và đồng bọn. Có loại “quốc gia” kiểu Bình Xuyên - Cao Đài - Hòa Hảo liên minh mà hắn đi theo đã tan rã hẳn. Vào tù, chúng nhụt hết ý chí, mỗi tên mưu toan một chuyện và xâu xé nhau từng miếng ăn trong tù.

        Trong một đoạn hồi ký, Jean Pastis Đồng đã hé ra nỗi thất vọng về những kẻ mang màu sắc “quốc gia” giả hiệu ấy: “Một đặc tính của khá đông người quốc gia trí thức là thâm nhiễm tận xương tận tủy cả nhân chủ nghĩa. Tuy đi cùng một xuồng, dính chung một vụ, bị nhốt chung một khám, mỗi người là một cái thế giới riêng”.

        Sau khi Ngô Đình Diệm bị lật đổ, cả bọn được ân xá, 'nhường chỗ cho hàng loạt tướng tá thân cận, tay chân trung thành của Ngô Đình Diệm vừa bị bắt, trong đó có đại tá Nguyễn Văn Y - Tổng giám đốc cảnh sát và công an kiêm Đặc ủy trưởng Phủ đặc ủy Trung ương tình báo; Trần Kim Tuyến - Giám đốc Sở nghiên cứu chính trị xã hội; Trần Văn Tư - Giám đốc cảnh sát đô thành; Dương Văn Hiếu - trùm mật vụ miền Trung; Nguyễn Tư Thái (Thái Đen) mật vụ, phụ tá của Hiếu; Nguyễn Văn Thái (Thái Trắng) mật vụ, phụ tá của Trần Kim Tuyến; Nguyễn Văn Đông - Tỉnh trưởng Quảng Trị; Ngô Trọng Hiếu - Bộ trưởng Bộ Công dân vụ...

        Những ngày ở tù, bọn này chỉ viết đơn kêu oan, xin ân xá, và đổ tội cho nhau. Cuối cùng, tất cả đều đổ tội cho ba tên đầu sỏ Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu và Ngô Đình Cẩn. Khi được trả tự do, hầu hết bị thất sủng và tiêu tan ý chí chống cộng, vài tên được tái tuyển với mức độ tin tưởng hạn chế, trong đó có Nguyễn Tư Thái làm nhân viên Ban U (phản tình báo) thuộc Phủ đặc ủy Trung ương tình báo. Thái được cử ra Côn Đảo với một kế hoạch hậu chiến, mà đôi tượng là tù chính trị những năm sau này.

        Tù chính trị “quốc gia”, quân phạm chính tri, quân phạm thường án, và thường phạm bao giờ cũng là đối tượng được sử dụng vào mục đích “dùng tù trị tù”, để khống chế tù chính trị. Một số tên đã mất hết nhấn tính, trở thành tay sai đắc lực cho bọn thống trị. Cũng có tên nhận ra thân phận, và cảm phục nhân cách của tù chính trị cộng sản mà nương nhẹ tay với người cùng cảnh ngộ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #173 vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2017, 02:41:02 am »


        Nhà tù thời Ngô Đình Diệm

        Đặc trưng cơ bản của thời kỳ 1955-1963 là cuộc đấu tranh của tù chính trị chống ly khai Đảng cộng sản và chống các thủ đoạn tố cộng rất cực đoan của chính quyền Ngô Đình Diệm. Lực lượng tham gia cuộc đấu tranh này là gần 4000 tù chính trị câu lưu. Họ là những cán bộ kháng chiến, được bố trí ở lại trong các cương vị chủ chốt từ cấp Xứ ủy, Khu ủy, Tỉnh ủy, Huyện ủy đến cơ sở, tại các tỉnh phía Nam vĩ tuyến 17, được xếp vào loại phần tử “nguy hiểm nhất”, “ngoan cố nhất”, được thanh lọc từ các nhà tù miền Nam, đày ra Côn Đảo.

        Thời Ngô Đình Diệm, ngoài các khoản viện trợ nuôi dưỡng bộ máy cai trị, cố vấn Mỹ chưa can thiệp vào công việc quản trị tù nhân. Tập đoàn độc tài Ngô Đình Diệm đã tiến hành kiểu chống cộng rất cực đoan, sâu độc và tàn bạo. Chúng đánh vào tận gốc tư tưởng chính trị của người tù, bằng cách cưỡng bức họ ly khai Đảng cộng sản; đánh vào tận cùng nhân cách, biến người tù thành kẻ phản bội; đánh vào tận đáy sâu tâm hồn bằng cách bắt từng người phải hô khẩu hiệu “đả đảo Hồ Chí Minh”, xúc phạm lòng ngưỡng mộ thiêng liêng nhất của một dân tộc. Chính vì thế mà cuộc đấu tranh chống ly khai Đảng cộng sản, chống các thủ đoạn tố cộng, diệt cộng đã diễn ra rất quyết liệt dưới nhiều hình thức, lôi cuốn đông đảo cán bộ đảng viên và quần chúng tù nhân tham gia.

        Thân thể ai cũng bằng xương bằng thịt, đòn roi đánh vào đều đau. Tư tưởng con người không phải là sắt đá, không thể không trăn trở trước sự sống và cái chết, trước bạo lực khủng bố, truy bức, trước cạm bẫy, nanh vuốt kẻ thù. Sự tan vỡ của Trại I - Trại cộng sản trong chiến dịch chuyển hướng (4-1960) là một tổn thất lớn cho lực lượng chống ly khai.

        Vào thời điểm mà áp lực khủng bô vượt quá sức chịu đựng của số đông trong tập thể chiến đấu thì những chiến sĩ kiên cường nhất đã tự nguyện nhận lấy sứ mệnh lịch sử. 59 người thà chết không ly khai, đã tiếp tục cuộc chiến đấu tại chuồng cọp Côn Đảo, cho đến khi còn lại Năm Anh toàn thắng. Hàng chục người trong đó đã hi sinh vô cùng anh dũng, tỏa sáng Chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam.

        Noi gương các anh, những người từng vấp ngã đã nhận ra sự yếu hèn, cầu an của mình, sát cánh vươn lên kiến tạo lập trường khí tiết. Nhiều người bền bỉ tranh đấu, chịu phạt, chịu đòn để “chia lửa” với những ngọn cờ chống ly khai ở chuồng cọp.

        Kế từ cuối năm 1960 trở đi, mặt trận đấu tranh trong tù đã thật sự hình thành. Đứng trên tuyến đầu của cuộc chiến đấu chống ly khai, không khuất phục trước bạo tàn là phẩm chất cao quý của những người cộng sản kiên cường, song duy trì được cuộc chiến đâu cho đến khi còn năm Anh toàn thắng là vai trò đoàn kết chiến đấu của mặt trận tù nhân, đặc biệt là cách tổ chức khéo léo của tập thể, sự nuôi dưỡng, bảo vệ của một số người được cài vào hàng ngũ trật tự trước đó.

        Từ giữa năm 1961, chính quyền Ngô Đình Diệm đã xét nhiều đợt trả tự do cho tù chính trị câu lưu. Khâm phục cuộc đấu tranh anh dũng của tù chính trị câu lưu, lực lượng tù án chính trị đã vươn lên chống chào cờ ngụy.

        Từ khi tù chính trị câu lưu đã xác lập vững chắc vị trí chính trị bảo vệ khí tiết sau cuộc đảo chính tháng 11 năm 1963 ở Sài Gòn thì phong trào chống chào cờ của tù án chính trị từng bước nổi lên như một nội dung cơ bản của cuộc đấu tranh chính trị trong nhà tù Côn Đảo thời kỳ sau Ngô Đình Diệm.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #174 vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2017, 02:42:52 am »

      
Chương chín

BƯỚC PHÁT TRIỂN CỦA PHONG TRÀO ĐẤU TRANH (1964-1972)

        Mỹ - ngụy điều chỉnh chế độ cải huấn, mở rộng nhà tù

        Cùng với sự gia tăng qui mô của cuộc chiến tranh, nhà tù Côn Đảo cũng được mở rộng từ 4 trại giam thành 3 trại. Nhân số nhà tù trung bình 4.000 tăng dần lên 8.000, có thời điểm đã vượt qua con số 10.000. Tỷ lệ tù án và nữ tù bị đày ra đảo tăng nhiều lần so với thời gian trước.

        Ngụy quyền Sài Gòn đưa những tên sĩ quan đã được huấn luyện các chương trình: quản trị nhà tù, tình báo chiến lược, tâm lý cải huấn ớ Mỹ, Anh, Đài Loan về làm chúa đảo. Bọn cố vấn Mỹ có mặt thường xuyên và can thiệp ngày càng cao vào việc quản trị nhà tù.

        Hai năm 1964-1965, các phe phái ngụy quân, ngụy quyền ra sức tranh giành quyền lực. Thiếu tá Tăng Tư thay Nguyễn Văn Sáu làm Tỉnh trưởng (3-6-1964) được tròn một năm rồi mất chức. Thiếu tá Nguyễn Thế Tỵ Phó Tỉnh trưởng Nội an tạm quyền 3 tháng, sau đó trung tá Nguyễn Phát Đạt (tự Phan Thuận Cảnh) ra nhận chức vào 1-9-1965. Ba tháng sau, thiếu tá Nguyễn Văn Vệ, một tên khét tiếng trong nghề cai ngục được điều ra Côn Đảo (22-11-1965). Nguyễn Văn Vệ bắt đầu một thời kỳ cai trị đẫm máu tại Côn Đảo, với sự can thiệp ngày càng sâu của cố vấn Mỹ và sự gia tăng của viện trợ Mỹ.

        Nguyễn Văn Vệ sinh ngày 12-7-1922 tại Sài Gòn, làm thư ký thông ngôn cho Sở công an Nam Việt từ năm 1942, leo lên chức Trưởng ty công an Châu Đốc (1952), rồi Trưởng ty công an Bạc Liêu. Từ năm 1954, Nguyễn Văn Vệ đứng hẳn về phái thân Mỹ, theo Mai Hữu Xuân, nguyên Tổng giám đốc công an gia nhập ngành an ninh quân đội. Bắt đầu từ đó Vệ trở thành một tên tay sai trung thành của chế độ Mỹ - ngụy. Nguyễn Văn Vệ được bổ nhiệm làm tiểu đoàn phó tiểu đoàn 530 an ninh quân đội.

        Tháng 4 năm 1956, tù quân phạm ở khám Chí Hòa bạo loạn, đòi toà án quân sự tha bổng tội trạng của chúng. Tiểu đoàn 530 của Vệ được điều đến đàn áp. Sau cuộc dẹp loạn, Nguyễn Văn Vệ được tuyên dương công trạng, đặc cách thăng cấp đại úy trừ bị (1-6-1956) và nhận chức Quản đốc Khám đường Chí Hòa, chuyển hẳn sang ngạch quản ngục. Tháng 3 năm 1965, Vệ được cấp học bổng của chương trình Côlômbô, tu nghiệp ở Anh quốc về quản trị khám đường. Mãn khoá, Vệ về nước và được điều ra Côn Đảo tháng 11 năm 1965.

        Trong ký ức của hàng ngàn tù nhân, Nguyễn Văn Vệ là “con hùm xám” là “siêu đẳng” trong nghề trị tù. Vệ từng ngự trị 9 năm, 2 nhiệm kỳ tại Côn Đảo. Nguyễn Văn Lâm, người tù thường phạm mang 3 bản án về các tội trộm cướp, tàng trữ vũ khí, giết người, phá rối trị an, sau nhiều năm ở tù đã nhận xét: “Là một chuyên gia về quản trị và đàn áp tù, Vệ đi tới đâu là nơi đó phải được bình định. Phong trào đấu tranh của tù chính trị có lúc trồi lên, trụt xuống, chính mắt tôi đã mục kích những lần Vệ chỉ huy đàn áp, trước hết bế môn tỏa cảng rồi lựu dạn cay, phi tiễn bắn vào, sau khi nằm la liệt, hàng trăm tù (trật tự) ác ôn, dùng dùi cui ma trắc đánh đập man rợ. Một màng lưới tổ chức tình báo thật là tinh vi, biết đặt người làm và nằm trong hàng ngủ đấu tranh của anh em (tù) chính trị, biết trước được mọi kế hoạch, những dự định của anh em bị phá hỏng, tài liệu báo chỉ, đài, phương tiện truyền thanh bị tịch thu. Những lần đó tù chính trị hết sức khốn khổ. Đầu não đấu tranh bị tan rã (bị) trấn áp, khủng bố, đánh đập dã man dưới bàn tay sắt của Nguyễn Vãn Vệ. Phải nói rằng Vệ là siêu đẳng. Có những người cộng tác cho Vệ mà chính tôi củng không ngờ được, những người mà đôi lần tiếp xúc, tôi đã quý mến họ và anh em (tù) chính trị đã tin tưởng họ”.

        Lời cáo giác mộc mạc của người tù thường phạm mang án cướp của giết người về Nguyễn Văn Vệ là hoàn toàn chính xác. Vệ thiết lập chế độ kỷ luật nghiệt ngã nhất ở chuồng cọp Côn Đảo với những cây còng Mỹ siết chặt vào cố chân người tù, làm cho hàng trăm người teo cơ, bại liệt và vĩnh viễn không thể đứng lên bằng đôi chân được nữa. Sào nhọn bịt đồng, vôi bột, gậy gộc và đạo quân trật tự an ninh do Vệ tổ chức đã gây nên những tội ác man rợ mà vụ “chuồng cọp Côn Đảo” tai tiếng năm 1970 đã làm chấn động lương tri loài người.

        Sự tàn bạo và thâm hiểm của Nguyễn Văn Vệ điển hình cho một lớp tay sai được Mỹ đào tạo, huấn luyện. Bọn cô vấn Mỹ đặt hy vọng vào Nguyễn Văn Vệ, thường xuyên vào dinh bàn bạc với Vệ, phê chuẩn các chương trình mở rộng nhà tù, chương trình cải huấn và tâm lý chiến mà Vệ đề xuất.

        Phái đoàn cố vấn dân sự Hoa Kì sau nhiều đợt khảo sát đã đề nghị chính phủ Mỹ sử dụng ngân sách của MACCORD (chương trình viện trợ quân sự và kinh tế của Mỹ ở Việt Nam) để xây dựng hệ thống trại giam kiểu mẫu tại Côn Đảo. Các chuyên gia về xây cất nhà tù của Mỹ đã ra Côn Đảo nghiên cứu, thiết kế một hệ thống nhà tù quy mô gồm Trại VI, Trại VII, Trại VIII, Trại IX, Trại X trên một diện tích gần 100 hécta phía đông bắc thị trấn Côn Đảo. Hãng RMK-BRJ, một trong ba hãng thầu xây dựng lớn nhất nước Mỹ đã trúng thầu và gấp rút xây dựng hệ thống trại giam này.

        Cố vấn Mỹ giám sát chặt chẽ các hoạt động của nhà tù. Trong giai đoạn này, ở Côn Đảo thường xuyên có mặt 5 cố vấn dân sự và 7 cố vấn quân sự. Đoàn cố vấn dân sự do tên John cầm đầu, sau đó là tên Simond và tên Huff. Chúng núp dưới danh nghĩa là phối trí viên của AID (cơ quan viện trợ phát triển kinh tế) nhưng thực chất cả năm tên đều là nhân viên CIA đã nhiều năm hoạt động ờ Triều Tiên, Đài Loan, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam.

        Tên trưởng đoàn cố vấn Mỹ hàng ngày đến làm việc tại dinh chúa đảo, đọc duyệt tất cả phiếu trình, công điện đến và đi, phê duyệt các chương trình phòng thủ, an ninh, cải huấn, các dự trù về trang bị, vũ khí, ngân sách. Bốn tên cô vấn còn lại chia nhau theo dõi từng mặt công tác như: tình hình an ninh, lao động khổ sai, chế độ dinh dưỡng và một tên chuyên theo tàu đánh cá. Chiếc tàu trên danh nghĩa dùng vào việc đánh cá, cung cấp thực phẩm tươi cho nhà tù, nhưng thực chất là kiểm soát an ninh, phát hiện những con tàu vận chuyển vũ khí của ta từ miền Bắc vào chi viện cho chiến trường Nam Bộ.

        Bọn cố vấn Mỹ được sự cộng tác đắc lực của chúa đảo Nguyễn Văn Vệ đã xây dựng một chương trình “tâm lí chiến” ở nhà tù này.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #175 vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2017, 02:47:16 am »


        Tù chính trị câu lưu tuyệt thực 23 ngày

        Từ đầu năm 1964, phong trào đấu tranh của tù chính trị câu lưu phát triển mạnh mẽ. Bản phúc trình về tình hình các can cứu chính trị thuộc Trung tâm cải huấn Côn Sơn từ ngày 1-11-1963 đến 23-6-1964 đầy ắp các cuộc đấu tranh chống đối. Sau đây là một số cuộc đấu tranh lớn được ghi trong phúc trình nói trên, do thiếu tá Tỉnh trương Tăng Tư lập ngày 23-6-1964:

        “...Ngày 5.2.1964, có 123 can cứu mới đến Trung tâm. Bọn này cuồng tín, ngoan cố chống chào cờ, chống sinh hoạt học tập chính trị. Chúng tuyên bố qua các Trung tâm Phú Lợi, Tân Hiệp, Thanh Tân, Quảng Trị, Đà Nẵng, nơi nào cũng giữ lập trường không thay đổi. Ban Quản đốc giam 123 tên vào phòng 5 và phòng 7”.

        “..Ngày 1.4.1964, 25 can cứu giam tại khu kỷ luật tuyệt thực đòi tháo còng chân. Cùng trong ngày, 100 can cứu biệt lập tại các Trung tâm giải hồi về Trung tâm 1, biệt giam tại phòng 4, chúng vẫn ngoan cố chống chào cờ”.

        "... Trong thời gian từ tháng 4 đến tháng 6, chúng luôn luôn yêu sách, chê mắm sặc và khô mục, đòi hỏi mỗi tuần có 5 ngày thịt heo, rau tươi và cho chúng ra ngoài sinh hoạt cải thiện đời sống nhưng Ban Quản đốc không chấp thuận vì chúng không tôn trọng Quốc kì và không tuân theo nội quy Trung tâm”.

        “...Do những yêu sách quá trớn, Ban Quản đốc không giải quyết nên chiều 6.6.1964, can cứu phòng 5 (46 can cứu), chủ trương tuyệt thực. Sáng ngày 7-6-1964 đến lượt phòng 7 (65 can cứu). Chiều 7-6-1964 đến phòng 8 (23 can cứu). Sáng 8-6-1964 đến phòng 4 (68 can cứu). Tổng sô can cứu tuyệt thực là 202 tên với yêu sách:

        1. Giải tỏa tình trạng hiệt giam.

        2. Tự do liên lạc thư từ với gia đình.

        3. Được mua vật dụng tại hợp tác xã.

        4. Mỗi tuần được ăn 5 ngày thịt heo và rau tươi.

        5. Được tự do liên lạc từ phòng này sang phòng khác.

        6. Cấp thuốc chữa bệnh và thuốc bổ.

        7. Cho sản xuất sinh hoạt (cải thiện) thêm.

        8. Không ăn khô mục và mắm đắng.

        9. Cho nấu ăn tại Trung tâm như trước.

        10. Mở cửa sổ các phòng cho thoảng khí.

        11. Cấp mền mùng.

        12. Cho ăn ngày ha bừa đầy đủ.

        “12 điểm yêu sách của chúng đã được thiếu tá Tỉnh trưởng chấp nhận với điều kiện là chúng phải chào cờ và tôn trọng nội quy Trung tâm. Chúng không chịu, tuyển bố đấu tranh đến khi nào giải quyết mới thôi”.


        Ban phúc trình của Tăng Tư phản ánh khá sát đúng với những nét lớn trong phong trào đấu tranh của tù chính trị câu lưu lúc đó. Cuộc tuyệt thực đã được tập thể tù chính trị câu lưu các phòng thảo luận và chuẩn bị rất kĩ từ một tháng trước đó. Giàu thủ đoạn cai trị, Tăng Tư biết cuộc tranh đấu tuyệt thực và tuyệt ẩm không thể kéo dài. Sáng 10-6-1964, hắn cho Giám thị trưởng xuống Trại IV, thông báo sẽ giải quyết 12 yêu sách, với điều kiện phải chào cờ và chấp hành nội quy. Đương nhiên là tù chính trị không thể chấp nhận.

        Ngày 12-6-1964, Tăng Tư cho Trưởng trại đi các phòng tuyên bô: ai xin ra chúng sẽ cho ra, ai không ra chết bỏ, nhà tù đã chuẩn bị sẵn huyệt chôn. 202 tù chính trị kiệt sức, nằm chờ chết, cơn khát hoành hành.

        Ngày 14-6-1964, anh Nguyễn Văn Nghĩa (tự Việt Thắng), sinh năm 1915 tại Hà Nội hấp hối. Anh từ chối nhận phần nước cấp cứu, nhường lại cho đồng đội và trăn trôi: “Cuộc đấu tranh còn gay go, kẻ thù còn ngoan cố, thế nào cũng phải có người hy sinh, tôi đi trước, dành phần nước này để các đồng chí tiếp tục đấu tranh...Chúc thắng lợi!"

        Anh trút hơi thớ cuối cùng vào lúc 17 giờ 30, trần truồng, da thịt quắt lại, mắt không nhắm hết, làn môi khô nứt nẻ. Toàn trại nằm ngay ngắn truy điệu anh, nung nấu căm thù, quyết tâm chiến đấu.

        Nội bộ tù nhân có sự dao động, phân hóa, một số người bỏ cuộc, xin ra. Ngày 16-6-1964, anh Đoàn Khôi sinh năm 1924 tại Quảng Nam đã hy sinh lúc 9 giờ tại phòng 7.

        Chiều 16-6-1964, Tăng Tư thảo công văn số 038- CS/NA/AN/M thản nhiên báo về Bộ Nội vụ cái chết của anh Nguyễn Văn Nghĩa và anh Đoàn Khôi, về chủ trương đôi phó với cuộc tuyệt thực, Tăng Tư đã lộ rõ ý đồ sát nhân: “Đối với việc tuyệt thực để đòi hỏi những yêu sách ngoan cố của chúng như miễn chào cờ, miễn học tập, miễn công tác, tăng thực phẩm tươi, v.v... Thiểm tỉnh phải tỏ thái độ cứng rắn với các y can, vẫn cho giam biệt lập bọn đầu sỏ chủ mưu và tìm cách hủy diệt không khí đấu tranh của chúng”.

        Mới trong tháng đầu nhận chức Tỉnh trưởng, Tăng Tư đã nhuốm đẫm máu tù nhân. Ngày 18-6-1964, anh Bùi Dự sinh năm 1924 chết tại phòng 7, lúc 5 giờ. Ngày hôm sau, Lê Kinh Đức (Lê Tự Kình), sinh năm 1916 tại Quảng Nam, chết lúc 10 giờ. Khi biết sự sống chỉ còn trong giây phút, anh đã từ chối nhận phần nước và phần thuốc cấp cứu, lết ra cửa, lớn tiếng chửi rủa bọn chúa ngục, tố cáo chế độ tàn bạo giết tù của Tăng Tư. Cho đến lúc chết, đôi mắt anh vẫn mở trừng trừng, rực lửa.

        Vài chục tù nhân còn trụ lại mặc niệm anh, mặc niệm cả 4 người đã ngã xuống. Đêm ấy trời đổ mưa tầm tã. Nước mưa theo kẽ ngói dột ướt tường. Tù nhân bò dậy thè lưỡi liếm lên vách, rồi công kênh nhau chọc thủng mái ngói, hứng nước mưa uống cho đỡ khát rồi hứng đầy các lon gigô để dành cấp cứu cho các anh em đang kiệt sức. Nhưng nước dự trữ cũng chẳng đáng là bao. Tăng Tư đã buộc họ vào tình thế hoặc là chết, hoặc là phải khuất phục.

        Những ngày sau đó, họ phải dùng nước trong thùng cầu, do kíp đổ thùng đã đổ vào vài gáo. Nước hôi mùi phân, nhưng cứu sông được mạng người.

        Ngày 28-6-1964, đúng 23 ngày tuyệt thực, tuyệt ẩm, 4 người đã hy sinh, Tăng Tư mới tuyên bố chấp nhận yêu sách. 62 người quyết tử trụ lại khi ấy chỉ còn thoi thóp thở. Các anh được đưa ra bệnh xá dùng thuốc trợ lực và húp nước cháo loãng. Đây là cuộc tuyệt thực, tuyệt ẩm dài ngày nhất, hy sinh nhiều nhất, nhưng giành thắng lợi to lớn. Thắng lợi của cuộc tuyệt thực đã đưa lực lượng tù chính trị câu lưu lên vị trí bảo vệ khí tiết, chống chào cờ, chống toàn bộ nội quy nhà tù.

        Ngụy quyền phải thừa nhận vị trí chính trị của tù chính trị câu lưu, công nhận họ là người của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, không truy bức về chính trị mà chỉ cốt giam giữ họ trong vòng kỉ luật. Chúng gọi 500 tù chính trị còn lại lúc này là “bọn Trại I” với ý nghĩa là Trại cộng sản, Trại chống đối thời 1957- 1960. Chúng chính thức đổi tên Trại IV thành Trại I và lần lượt đối Trại I cũ (đang giam tù án) thành Trại II, Trại II cũ thành Trại III, Trại III cũ thành Trại IV.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #176 vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2017, 02:51:20 am »


        Bốn năm tranh đấu ở chuồng cọp

        Vào thời điểm mà tù chính trị câu lưu Côn Đảo nổ ra cuộc tuyệt thực 23 ngày (6-1964) thì ở nhà lao Chí Hòa, cuộc đấu tranh chống chào cờ ngụy của lực lượng tù chính trị cũng diễn ra quyết liệt. Ngụy quyền Sài Gòn tiếp tục phân loại, thanh lọc số chống đối, đày ra Côn Đảo.

        Chuyến lưu đày ngày 2-9-1964 đến Côn Đảo có hơn 30 người chống chào cờ, trong đó có Võ Ái Dân, Lâm Hiệp Nghĩa. Họ bị đưa xuống chuồng cọp, biệt giam cùng với tù câu lưu sau những trận khủng bố bằng củi đòn ở Trại IV.

        Từ đầu năm 1965, ngụy quyền tiếp tục đày tù chính trị không án (câu lưu dân sự) và tù câu lưu quân sự (tức tù binh) ra Côn Đảo. Tù binh bị đưa về Trại V. Khi ấy ngụy quyền Sài Gòn còn chưa lập các trại tù binh Hố Nai, Phú Quốc. Chuyến lưu đày ngày 18-1-1965 ra đảo, trong số 37 người về Trại I, có 5 tù binh và 7 tù chính trị chống chào cờ bị cấm cố tại chuồng cọp.

        Chuyến lưu đày ngày 25-6-1965, có 37 tù câu lưu dân sự và 25 tù câu lưu quân sự bị đưa về Trại I. Tên công an biệt phái Vũ Thung chỉ huy trận đàn áp 25 tù bằng củi đòn, không ai không đổ máu. Ba ngày sau, chỉ còn bốn người kiên định con đường chống chào cờ ngụy, được kết tập vào đội ngũ câu lưu dân sự. Ba người giữ được khí tiết cho đến ngày toàn thắng là Lê Mạnh Tiến, Trần Văn Đức và Trần Văn Thượng.

        Cuối năm 1966, toàn bộ tù binh đều vươn lên chống chào cờ, chống làm khổ sai, không đeo thẻ bài, không chào sĩ quan ngụy. Sau nhiều cuộc đấu tranh, địch chấp nhận vị trí chính trị của tù binh, không cưỡng bức họ về khí tiết. Tháng 8-1968, địch chuyển tất cả về Trại tù binh Hố Nai (Biên Hòa).

        Lê Mạnh Tiến từ khi ở nhà lao Chí Hòa đã được học Chỉ thị bảo vệ khí tiết, Tám kinh nghiệm chiến đấu của năm Anh. Tiến sử dụng moọc gõ qua tường thông tin cho các bạn tù ở chuồng bên.

        Theo một nguồn tin mật báo, Ban An ninh Trung tâm Cải huấn I đã trình Ban Quản đốc rằng, tù nhân Trại I định kì liên lạc bằng moọc với nhau vào thời điểm sau bữa ăn trưa và sau bữa ăn chiều. Khi có chuyện đột xuất, họ có thể liên lạc vào giờ bất kỳ trừ buổi tối. Nguồn tin mật báo cho biết, từ chuồng 55, Lê Mạnh Tiến dùng moọc truyền qua chuồng 49 Tám kinh nghiệm chiến đấu của năm Anh. Lê Mạnh Tiến cùng Trần Văn Hương, Lê Văn Đức học toán và Pháp văn, sau đó Nguyễn Tấn Hiệp và Võ Ái Dân đến, phổ biến tài liệu Tri thức cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin.

        Một bản báo cáo khác của Ban an ninh trung tâm cải huấn I cho biết, năm 1965 tại chuồng 26, nhóm tù nhân lao phổi nặng gồm Phan Công Phú, Lê Quyết Chiến, Hồ Thạnh đã tổ chức kiểm điểm kế hoạch đấu tranh và học lý luận Duy vật lịch sử. Phan Công Phú thuyết trình bài Lao động sáng tạo ra lịch sử xã hội loài người. Những tù nhân này bệnh nặng, sức yếu, nằm học, lúc nào mệt quá, đau ngực, khó thở thì nghỉ. Bản báo cáo đã dẫn cho biết chương trình Tri thức cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin phần Duy vật Biện chứng có các bài:

        Bài 1: Vật chất và ý thức.

        Bài 2: Mối liên hệ phổ biến - Vận động và phát triển.

        Bài 3: Quy luật mâu thuẫn.

        Bài 4: Qui luật lượng biến - chất biến.

        Bài 5: Quy luật phủ định của phủ định.

        Bài 6: Các cặp phạm trù.

        Bài 7; Thực tiễn luận.

        Phần Chủ nghĩa Duy vật lịch sử có các bài:

        Bài 1: Sản xuất và phương thức sản xuất.

        Bài 2: Giai cấp và đấu tranh giai cấp.

        Bài 3: Từ Công xã nguyên thủy đến xã hội phong kiến.

        Bài 4: Xã hội Tư bản.

        Bài 5: Xã hội Xã hội Chủ nghĩa.

        Bài 6: Tồn tại xã hội và ý thức xã hội.

        Bài 7: Hạ tầng cơ sở và Thượng tầng kiến trúc.

        Bài 8: Vai trò của quần chúng và cá nhân trong lịch sử.

        Bài 9: Cách mạng và chính quyền.

        Bài 10: Chiến tranh và quân đội”..


        Chương trình huấn luyện Tri thức cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin do anh Trần Ngọc Tự, cán bộ quân báo, nguyên là giảng viên chính trị Trường Sĩ quan Lục quân bị đày ra đảo truyền bá trong từng chuồng cọp, từng nhóm tù rồi lan rộng ảnh hướng đến toàn Trại I, Trại IV, chuồng cọp của lực lượng tù chính trị câu lưu. Nhiều cặp phạm trù như: bản chất - hiện tượng, nội dung - hình thức, khả năng - hiện thực, nguyên nhân - kết quả, phổ biến - đặc thù, đã được tù chính trị vận dụng nhuần nhuyễn vào việc tổ chức và tranh đấu trong tù.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #177 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2017, 11:32:00 am »


        Bộ phận đường dây Côn Đảo từ khi liên lạc được với Trung ương Cục đều tìm cách gửi tin tức vào Trại I và Chuồng Cọp. Bản báo cáo số 1655/CS/CSĐB/M ngày 22-10-1965 về vụ "Bức thư của Ban chấp hành Đảng bộ miền Nam gửi các đồng chí trong nhà lao" cho biết can cứu Nguyễn Nhơn, thuộc Trại I, làm khổ sai tại Ban Kiến thiết, Ty công chánh đã liên lạc với can phạm Lê Văn Quý (tù án) tại rẫy Sở Lưới, nhận tiền và tin tức vào Trại I, từ tháng 6-1965. Nhơn đã nhận hai lần, tổng số 900 đồng và nhiều loại thuốc bổ, thuốc bệnh. Tháng 7-1965, Nhơn bàn giao đầu mối liên lạc này cho Đình Phú Nhàn. Nhàn nhận được từ Quý các tin tức và vật dụng sau:

        - Gạo ở Sài Gòn tăng giá 12 đồng/ 1 kg

        - Quân giải phóng đánh lớn trên đường Sài Gòn-Vũng Tàu

        - Quốc lộ 19 bị quân giải phóng uy hiếp

        - Đường giao thông các tỉnh bị gián đoạn

        - 4 lọ thuốc vitamin B, và C

        - 2 lọ vitamin tổng hợp

        - 10 viên tifomicin


        Ngày 29-9-1965, Nhàn nhận từ Quý bức thư của Trung ương Cục. Thư viết bằng mực nguyên tử trên giây trắng, nét chữ đứng, đầu đề là Ban Chấp hành Đảng bộ miền Nam gửi các đồng chí trong nhà lao. Nội dung bức thư khoảng 1.000 từ, phân tích âm mưu thủ đoạn của Mỹ - ngụy, thắng lợi to lớn của quân và dân ta trên chiến trường, khẳng định cuộc đấu tranh trong tù là một bộ phận khăng khít của cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thực hiện hòa bình thống nhất Tổ quốc.

        Nhàn đem bức thư về phòng 2, ngày hôm sau chuyển cho Trương Lịch ở phòng 3, Lịch xem xong chuyển đến Lương Văn Hóa ở phòng 4. Buổi tối, bức thư được chuyển lại cho Đinh Phú Nhàn và Trần Tiếp. Nhàn giao cho Trần Thọ chuyển qua phòng 5 thì bại lộ.

        Vụ lộ bức thư của Trung ương Cục, địch bắt giam 22 can cứu tại Trại I. Mối nguy cơ lớn nhất lúc ấy là có thể địch sẽ phanh phui ra đường dây liên lạc từ Côn Đảo về Trung ương Cục. Bộ phận đường dây Côn Đảo theo dõi sát tình hình, và bố trí Lê Văn Quý (đầu mối liên lạc về Trại I) vượt ngục đúng vào đêm anh bị khai báo.

        Sau hơn một tháng lẩn trốn tại một căn hầm bí mật trong rẫy, Quí cùng ông già Kim lội sang Hòn Tre, đóng bè vượt đảo. Cuộc vượt ngục trong tình thế khẩn cấp, đầy yếu tố bất ngờ và thành công của Lê Văn Quý đã chặn đứng được tổn thất, bảo vệ an toàn đường dây liên lạc giữa Côn Đảo với Trung ương Cục.

        Tháng 3-1965, thiếu tá Nguyễn Văn Vệ cho chuyển 230 tù nhân ở chuồng cọp về Trại IV làm củi. Bộ phận trách nhiệm của tù chính trị câu lưu thảo luận, chấp nhận lao động khổ sai vừa mức để giải tỏa cấm cố, có đại diện công khai để đấu tranh với địch.

        Do nguồn tin mật báo, địch phát hiện tù chính trị câu lưu chuẩn bị tố chức kỷ niệm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngày 9-5-1967, chúa đảo Nguyễn Văn Vệ triệu tập phiên họp bất thường tại văn phòng Ban quản đốc nhằm áp dụng biện pháp an ninh triệt để, ngăn chặn các cuộc đấu tranh. Nguyễn Văn Vệ ra lệnh phân tán 150 trong số 230 can cứu Trại IV, biệt giam trở lại chuồng cọp.

        7 giờ sáng ngày 10-5-1967, Trưởng ban an ninh Lê Văn Tốt và Trưởng ban chuyên môn Lê Văn Khương, hai tên ác ôn khét tiếng đưa 300 trật tự an ninh đến Trại IV thực hiện việc chuyển trại. Cuộc giằng co và hỗn chiến diễn ra trong hai tiếng đồng hồ. Bọn trật tự dùng hèo mây và củi đòn bửa vào đầu, vào lưng tù nhân làm hơn 200 người thương tích.

        Công điện thượng khẩn số 250/CEB-2-Y của Ty cảnh sát quốc gia Côn Sơn gửi Nha Tổng giám đốc cảnh sát và công an ngụy lúc 17 giờ ngày 12-5-1967 cho biết, có 8 can cứu bị trọng thương là: Dương Văn Siêu, Nguyễn Tấn Hiệp, Lê Văn Tâm, Lâm Tường Bảo, Nguyễn Trọng Khả, Mai Thịnh, Huỳnh Tấn Lợi, Ngô Văn Giao. Do vết thương quá nặng, Lê Văn Tâm đã chết lúc 9 giờ ngày 12-5-1967 và Lâm Tường Bảo chết lúc 11 giờ 20 cùng ngày.

        Biên bản khám nghiệm tử thi do Ty cảnh sát quốc gia lập lúc 11 giờ cùng ngày xác nhận: “Lê Văn Tâm tức Lê Thế Lý, tức Ngọc Bửu, đính bài số 2291, sinh năm 1930 tại Dương Xuân, An Nhơn, Bình Định, con của Lê Thi và Nguyễn Thị Pho bị gãy 4 xương sườn trái và một vết thương thủng trán rộng một phân bên trái. Lâm Tường Bảo tức Lâm Quang Sanh, đính bài số 1848, sinh năm 1919 tại Hà Thủy, Bình Thuận, con của Lâm Thanh và Trịnh Thị Thu bị bầm má phải, chảy máu lỗ tai, bầm đọng máu dưới da vùng ngực”.

        Lê Văn Tâm và Lâm Tường Bảo đều thuộc lớp người kháng chiến cũ, bị ngụy quyền khủng bố bắt giam từ năm 1956, thời hạn an trí 2 năm và gia hạn 9 lần cho đến chết.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #178 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2017, 11:33:42 am »


        Cuộc tiến công Tết Mậu Thân (1968) làm rung chuyển tận nền móng của chế độ Sài Gòn. Ngụy quyền Côn Đảo hoang mang lo sợ, áp dụng các biện pháp an ninh ngăn ngừa một cuộc tiến công bất ngờ có thể diễn ra tại Côn Đảo. Tất cả tù chính trị nguy hiểm đang bị giam giữ tại chuồng cọp đều phải tra chân vào còng.

        Bình thường, mỗi chuồng chứng giam từ 2 đến 4 người, sau Tết Mậu Thân, chúng giam từ 8 đến 10 người, có chuồng 12 người. Tất cả phải nằm nghiêng, chồng chất lên nhau, người trên sân, người dưới bệ, không có chỗ giở mình, thiếu nước uống, thiếu cả không khí đế thở. Những người nằm dưới sàn phải chịu treo chân trên còng. Có lúc, bọn gác ngục còng một chân, có lúc chúng còng cả 2 chân rồi còng tréo giò khiến người tù đau đớn và hết sức khó chịu.

        Bọn gác ngục đánh đập tù luôn tay, ốm bệnh chúng không cho thuốc, thậm chí khi có người hấp hối, anh em la đòi cấp cứu thì chúng chẳng những không cho thuốc mà còn đàn áp thẳng tay. Trong vòng 10 ngày đầu của chiến dịch khủng bố sau Mậu Thân, 3 tù chính trị câu lưu đã chết vì đòn roi, bệnh tật và suy kiệt tại chuồng cọp là Trần Tùy (quê ở Quảng Nam), Ngô Khá (Bến Tre), Nguyễn Quyên (Khánh Hòa).

        Chúa đảo Nguyễn Văn Vệ duy trì chế độ còng tại chuồng cọp cho đến cuối năm 1968. Chế độ kỷ luật hà khắc, vô thời hạn của Nguyễn Văn Vệ đã làm phân hóa nội bộ tù nhân. Nhiều người nản chí và hoài nghi mục tiêu đấu tranh. Một số tù chính trị câu lưu không chịu đựng được đã rời bỏ vị trí chiến đấu, ra đầu hàng giặc. Theo tài liệu cung cấp của một số tù chính trị lưu tại Phòng lịch sử Đảng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, vụ đầu hàng và khai báo của 2 tên Lê Tài Tới và Lê Văn Nghiêm (quê Cà Mau) đã gây nhiều khó khăn cho những người ở chuồng cọp.

        Bản Sơ kết tình hình Nhà lao Côn Đảo lưu trữ tại Ban An ninh Trung ương Cục miền Nam cho biết, có 12 tù chính trị câu lưu đã ra hàng giặc vào cuối năm 1968, trong số đó có Đặng Văn Ní (tự Trần Văn Mi), sinh năm 1924 tại xã Nhơn Vinh, quận Kiến Bình, tỉnh Kiến Tường đã ra nhập Ban An ninh trực tiếp đàn áp anh em. Đặng Văn Ní khai báo 38 người lãnh đạo ở các phòng và phương thức liên lạc với nhau bằng mật mã.

        Hồ sơ còn lưu tại A27b Bộ Nội vụ và Hồ sơ của Vụ bảo vệ Đảng Trung ương cho biết, nhiều tên trong số này đã làm mật báo cho địch ngay sau khi đầu hàng và cả khi đã ra tù. Nguyễn Trai (tự Hai Tuất), sinh năm 1947 tại Đại Lộc, Quảng Nam khai báo 30 người trong lực lượng cốt cán ở các phòng và hiến 3 kế sách quan trọng cho bọn thông trị nhằm chia rẽ, không chế, đánh phá một cách hữu hiệu lực lượng trung kiên tại chuồng cọp. Nội dung chính trong 3 kế sách của Nguyễn Trai gồm:

        “Một là: Hạn chế sự liên lạc của tù nhân bằng cách cứ 4 chuồng giam để trống một chuồng nhầm gián đoạn sự liên lạc hằng moọc gõ qua tường, làm cho tù nhân chỉ liên hệ được trong hộ phận nhỏ mà không thống nhất được ý kiến chung trong các cuộc tranh đấu. Đồng thời tăng cường trật tự, canh gác cẩn mật, nhất là khỉ tù nhân được ra ngoài (đi vệ sinh).

        Hai là: Hiện có một số tù nhân dao động, muốn xin ra nhưng chưa có cơ hội. Nếu đem những người này nhốt chung một chuồng, còng giò, cúp rau, cúp tắm, cúp thuốc men trong vòng 2 tháng là tối đa sẽ có người xin ra (hàng).

        Ba là: Quá trình chung sống trong cảnh tù đày, nhiều người có quan điểm khác nhau, cá tính khác nhau, đụng chạm lâu ngày, tích tụ thành kiến dễ sinh ra cự lộn, trong sinh hoạt và đấu tranh rất khó thống nhất. Khi đó tâm trạng người tù trông đợi sự xáo trộn để mỗi người đi một ngả cho yên. Trường hợp này nếu không xáo trộn sẽ làm tăng mâu thuẫn nội bộ, triệt tiêu đấu tranh trong tù”.


        Kế sách 3 điểm của Nguyễn Trai được Trưởng ban an ninh đưa ra phiên họp ngày 7-10-1968 và được Quản đốc chuẩn y. Ngày hôm sau (8-10), Vũ Thung huy động lực lượng trật tự thanh lọc 104 trong số 336 chính trị câu lưu tại chuồng cọp I qua chuồng cọp II.

        Chuồng cọp I còn lại 232 can cứu, chúng giam mỗi chuồng bảy người, cứ một chuồng giam một chuồng để trống. Tại chuồng cọp II, 104 can cứu mới chuyển qua, cùng 9 can cứu do Ban chuyên môn quản lý được giam 4 người một chuồng, cứ một chuồng giam, một chuồng trống để ngăn ngừa hệ thông liên lạc bằng moọc. Tất cả đều bị còng.

        Vũ Thung cho thử nghiệm, giam riêng 5 người mà NguyễnTrai chỉ điểm là đang dao động, còng chéo giò và cúp nước tắm, mới 10 ngày đã có 3 người đầu hàng. Riêng kế sách thứ 3 của Nguyễn Trai được tên giám thị thượng hạng Lê Văn Khương, Trướng Ban Chuyên môn áp dụng một cách triệt đế trong những năm sau này.

        Bức xúc trước tổn thất của phong trào do bọn đầu hàng, phản biến gây nên, cuối năm 1968, anh Tô Văn Sáu (Rạch Giá) đã trấn áp tên phản bội Võ Quang Hồng (Long An). Những tên đầu hàng, phản biến khác co lại.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #179 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2017, 11:39:41 am »


        Chiếm tàu địch, vượt Côn Đảo

        Mở đầu cho “thời kỳ sau Ngô Đình Diệm”, nhiều cuộc vượt ngục của tù án chính trị được ấp ủ và chuẩn bị trước đó đã nổ ra và giành thắng lợi. Cuộc vượt ngục tương đối quy mô của tù chính trị Sở Lưới đã diễn ra vào mùa hè 1964. Trong một chuyến đi đánh cá tại Hòn Tre (phía tây Côn Đảo), 19 tù nhân đã trói giám thị, đoạt ghe máy về vùng giải phóng an toàn.

        Hồ sơ lưu trừ mang ký hiệu 8425/HC của Tổng nha Cảnh sát và Công an ngụy cho biết 19 can phạm có tên là Lâm Văn Biền, Nguyễn Văn Chương, Nguyễn Văn Bảy (tự Bảy Bà Rịa), Sum, Sáu Bé, Ngói, Tây, Hải, Giác, Chính, Đào, Bé, Hoa, Dồi, Bá, Sáu Bùi, hóa, Tươi, Mãi. Cuộc vượt ngục này do Ngói, Tây và Chính chỉ huy.

        Sở Lưới khi ấy có gần 80 tù nhân do giám thị thượng hạng Lê Văn Tốt làm chủ sở, giám thị Nguyễn Văn Thâm làm phụ tá. Khoảng 10 người làm bếp và phục vụ tại sở, còn lại chia làm hai kíp lưới rùng (khoảng 40- 50 người) và kíp lưới năm (lưới vây, khoảng 20 người). Lưới rùng đánh cá ven bờ còn lưới năm dùng ghe máy đánh cá cách đảo với bán kính khoảng 10 km.

        Như thường lệ, sáng 9-5-1964, giám thị Nguyễn Văn Thâm cùng tài công Nguyễn Văn Thân thuộc Ty công chánh biệt phái qua đưa kíp lưới năm đi đánh cá ven Hòn Tre, cách đảo lớn chừng 12 km. Lúc 19 giờ, giác lưới cuối cùng đã bủa xong, ba tù chính trị là Ngói,

        Tây và Chính đã dùng gậy uy hiếp, cùng lúc, các tù nhân khác xáp lại trói giám thị Nguyễn Văn Thâm và tài công Nguyễn Văn Thân. Mọi việc đã được sắp đặt, tù nhân Mãi đứng vào vị trí điều khiển máy, tù nhân Lâm Văn Biền cầm lái, nhằm thẳng hướng Cà Mau. 9 giờ sáng hôm sau (10-5-1964), ghe máy cặp vào địa phận xã Vĩnh Lợi (Bạc Liêu). Giám thị Nguyễn Văn Thâm và tài công Nguyễn Văn Thân bị bỏ lại trên ghe, 19 tù nhân đã đổ bộ vào rừng và hôm sau gặp được du kích.

        Giám thị Nguyễn Văn Thâm tìm đường về nhiệm sở sau một hành trình gian truân. Nhưng “hoạ vô đơn chí”, Nguyễn Văn Thâm lại bị bắt làm tù binh lần thứ hai của tù nhân Sở Lưới trong một cuộc vượt ngục quy mô hơn mà sự chuẩn bị đã bắt đầu từ thời điểm ấy.

        Quyết tâm chiếm tàu địch, vượt Côn Đảo của kíp lưới rùng đã hình thành từ đầu năm 1964 và được khẩn trương chuẩn bị. Cuộc vượt ngục thành công của kíp lưới năm đã thôi thúc ý chí vượt đảo của kíp lưới rùng.

        Kíp lưới rùng hàng ngày đánh cá ở ven bờ, khu vực bãi Nhà Thờ và bãi Lò Vôi. Khi có tàu chở hàng ra, kíp lưới rùng là lực lượng chủ lực theo xà lan ra dọn tàu. Khởi xướng kế hoạch, Nguyễn Văn Mạnh tức Ba Đạn, nguyên Huyện ủy viên Tân Bình đã bàn với Võ Văn Thuật, nguyên là Tỉnh ủy viên Gia Định và Lê Văn Thành, cũng là cán bộ Đặc khu Sài Gòn - Gia Định về khả năng chiếm tàu vượt đảo. Mạnh ở Sở Lưới đã lâu, am hiểu quy luật của địch, có quyết tâm cao với bản tính của một con người hành động. Thành cũng ở

        Sở Lưới lâu ngày, chuyên theo sà lan vận chuyển, có cảm tình với nhiều tù nhân và cả giám thị trật tự. Thuật thận trọng, là Đảng ủy viên của các trại tù án, mới chuyển ra Sở Lưới.

        Võ Văn Thuật báo với Đảng ủy, được Đảng ủy duyệt lại toàn bộ kế hoạch và chỉ đạo chặt chẽ, tránh sơ hở dẫn đến tổn thất và những hậu quả của nó. Võ Văn Thuật chịu trách nhiệm trước Đảng ủy về sự thành bại của cuộc bạo động này. Kế hoạch cướp tàu phải đồng thời đánh chiếm ba bộ phận:

        - Bán đội lính bảo an áp tải kíp dọn tàu.

        - Toàn bộ nhân viên thủy thủ tàu hàng.

        - Toàn bộ giám thị, trật tự, nhân viên xà lúp.

        Phải đảm bảo tập kết được đủ lực lượng, vũ khí, bí mật, bất ngờ, đánh nhanh, thắng gọn, đồng thời chiếm được cả tàu hàng và sà lan, xà lúp, bắt trói được toàn bộ nhân viên, thủy thủ, giám thị, binh lính, vào một thời điểm không sớm quá (bọn địch ở cầu Tàu có thể phát hiện) mà cũng không muộn quá (trời tối, khó tiếp cận mục tiêu), tuyệt đối không được nổ súng, không chế ngay vô tuyến điện, còi báo động, đèn hiệu trên tàu, tránh đổ máu, kể cả đối với kẻ thù. Nếu chỉ một trong các yêu cầu đó không thực hiện được, một trong các mũi tiến công không hoàn thành nhiệm vụ là có thể thất bại và đổ máu.

        Công tác điều tra nghiên cứu, lập phương án, tuyển chọn nhân sự, tìm kiếm vũ khí được tiến hành trong nhiều tháng. Kế hoạch cướp tàu, Ban chỉ huy trao đổi với một số trung kiên, còn số đông trong tổ chức, chỉ giáo dục tinh thần chiến đấu, khi có thời cơ hành động mới giao nhiệm vụ cụ thể. Hàng chục mũi mác xung kích, dao nhọn, buloong được cất giấu từ nhiều nơi, từ rẫy Sở Lưới tập kết về Cầu Tàu, ém sâu trong những hốc đá, chờ ngày khởi sự.

        Tháng 11-1964, công việc chuẩn bị cơ bản đã hoàn tất. Đội viên các mũi xung kích đã sẵn sàng.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM