Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 10:53:06 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử nhà tù Côn Đảo 1862 - 1975  (Đọc 49455 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #150 vào lúc: 20 Tháng Bảy, 2017, 08:54:01 am »


        Ông Nguyễn Văn Mua, 62 tuổi, nông dân ở Thủ Đức, bị bắt vì bị vu oan là hoạt động cộng sản đã chống li khai từ đầu. Ồng thường nằm lặng lẽ ở một góc khám, trầm ngâm nhìn lên mái nhà, không trò chuyện, thổ lộ gì với ai. Khi bệnh nặng, vào phút lâm chung, ông ngồi dậy, dựa lưng vào tường, vuốt lại nếp áo, hô to: “Hồ Chí Minh muôn năm” rồi từ từ nằm xuống, nhắm mắt xuôi tay, không trăn trối thêm điều gì nữa.

        Anh Nguyễn Hiền, đảng viên Đảng Đại Việt cũng chống ly khai từ ngày đặt chân lên đảo. Nguyễn Hiền đã chịu chung cảnh lon nước, lưng cơm, nằm nghiêng không lọt. Những người tù cộng sản dành cho anh một chỗ nằm thoáng mát và khẩu phần ưu tiên về cơm ăn, nước uống, thuốc chữa bệnh. Anh xúc động tâm sự: “Tôi không phải là. đảng viên cộng sản, quan điểm lập trường khác các anh. Tôi có ly khai cũng không tội lỗi gì, nhưng ngặt một nỗi là ly khai thì chúng bắt hô đả đảo Bác, đó là điều tôi không thể nào làm được. Bác Hồ là người tiêu biểu nhất cho dân tộc Việt Nam cả về đạo đức tác phong và lòng yêu nước. Bởi vậy tôi ở lại đây chiến đấu cùng các anh, nếu cần sẽ chết cùng các anh”.

        Chống ly khai cộng sản, chống chế độ Ngô Đình Diệm là lập trường hết sức kiên quyết của anh. Trong con mắt của anh, Bác Hồ là một lãnh tụ vẹn toàn, tài ba siêu việt, còn Ngô Đình Diệm chỉ là một kẻ sát nhân tàn bạo. Anh hi sinh cuối năm 1957 trong vòng tay những người cộng sản. Phút hấp hối, anh nói: ‘Bây giờ tôi đã hiểu cộng sản. Cộng sản là các anh”. Nói xong anh hô: “Hồ Chí Minh muôn năm” rồi nhắm mắt, xuôi tay.

        Tập hồ sơ “Tù nhân Côn Đảo với Bác Hồ” lưu tại Phòng lịch sử Đảng tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết, ở Trại I có trên một ngàn quần chúng cách mạng tham gia phong trào chống ly khai Đảng cộng sản. Nhiều người đã chiến đấu rất kiên cường và hy sinh anh dũng. Ông Huỳnh Văn Mau tự Lẹ, một tín đồ đạo Hòa Hảo ở Long Xuyên bị đánh chết trong một trận khủng bố. Anh Dư Sanh, một tín đồ đạo Cao Đài ở Tây Ninh bị đánh đập đến lột tròng mắt. Sau lần ấy anh bỏ ăn chay và cùng tập thể kiên quyết chiến đấu đến cùng.

        Mỗi lần địch khủng bố, thay vì niệm thần chú, anh hô khẩu hiệu “Hồ Chí Minh muôn năm”. Đối với anh cũng như hàng trăm đồng bào các tôn giáo tham gia cuộc đấu tranh chống ly khai thì tên tuổi Hồ Chí Minh cũng thiêng liêng như một tín ngưỡng trẽn đời. Khát vọng giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc mà Chủ tịch Hồ Chí Minh là biểu tượng đã trở thành lẽ sống mà anh tin đến trọn đời, trọn đạo.

        Trại I khi ấy có đủ mặt cán bộ từ cấp Xứ ủy, Khu ủy, Tỉnh ủy, Huyện ủy cho đến quần chúng cách mạng ở tất cả các tỉnh, từ Quảng Trị đến Cà Mau, Rạch Giá. Hình thức tổ chức buổi đầu chưa phải là chi bộ mà là những Ban lãnh đạo bí mật trong từng phòng, trên cơ sở tín nhiệm và liên hiệp giữa các địa phương: từng tỉnh, liên tỉnh, các miền (miền Trung, miền Đông Nam bộ, miền Tây Nam Bộ và Sài Gòn - Gia Định), để tập hợp ý kiến, thống nhất chủ trương.

        Chưa có Nghị quyết của tổ chức Đảng về chủ trương và hình thức đấu tranh trong tù, những người tù chính trị chống ly khai truyền miệng nhau học Kinh nhật tụng của người chiến sĩ, xem đó là tiêu chuẩn về phẩm chất đạo đức của người chiến sĩ cách mạng trong tù. Kinh nhật tụng gồm 12 phần, 196 câu theo thể song thất lục bát, do Khương Hữu Dụng biên soạn với sự cộng tác của Nguyễn Đình và Nguyễn Đình Thư, xuất bản tại Liên khu V tháng 5-1946, trên cơ sở tập Tuyên truyền Việt Minh (Tủ sách huấn luyện, Việt Bắc, 1944), được những người tù chính trị Côn Đảo xem như một "cẩm nang để ứng xử trong mọi tình huống, như một vũ khí sắc bén để đấu tranh một mất một còn với kẻ thù, để trui rèn phẩm chất cách mạng, giáo dục tình đồng chí và nhân cách con người".

        Đầu năm 1958, bọn cải huấn mở đợt trắc nghiệm tư tưởng tù chính trị Trại I bằng cách đánh dấu chữ “o”, chữ Chúng phát cho mỗi người một mảnh giấy và bảo: “Ai theo quốc gia thì đánh chữ “+”, ai theo cộng sản thì đánh chữ “o”. Trong lúc chưa có sự chỉ đạo tập trung, thống nhất, anh Hồ Bồi (ở Phù Mỹ, Bình Định) đã nêu ý kiến: “Cái gì địch muốn thì ta không làm, cái gì địch không muốn thì ta làm”. Ý kiến của Hồ Bồi trở thành phương châm hành động của mỗi người tù chính trị, khi phải đối phó với thủ đoạn mới của địch, nhất là trong trường hợp bị phân tán hoặc thiếu sự chỉ đạo tập trung, thống nhất. Hầu hết anh em chọn chữ “o” làm thất bại một lần nữa âm mưu phân hóa của địch .

        Số phụ nữ chống ly khai, địch giam tại hầm đá Trại I. Bọn gác ngục sử dụng nhiều thủ đoạn để khuất phục các chị. Xà lim đôi rộng hơn 4 mét vuông, thời Pháp chỉ nhốt 2 người, nay nhốt 18 chị, 7 ngày mới cho đổ thùng cầu một lần, ngày chỉ một lon nước uống, không nước tắm. Nóng bức và bệnh tật làm sức khoẻ các chị suy sụp. Các chị phải cắt tóc ngắn, ở trần truồng và thay phiên quạt cho nhau, chịu đựng qua mùa hè trong xà lim chật chội, ngột ngạt và oi bức. Nhiều chị có kinh nguyệt phải ngồi trên tấm nilon hoặc trên thùng cầu rồi dùng nước tiểu của mình thay cho nước làm vệ sinh.

        Ngụy quyền không từ một thủ đoạn nào đối với những người phụ nữ chống ly khai. Chị Đỗ Hữu Bích gửi đứa con còn đang bú cho chị Sửu ở Trại II nuôi giúp để tham gia chống ly khai, bảo vệ khí tiết. Địch bắt chị Sửu trả đứa bé vào hầm đá Trại I với mẹ. Cuối cùng, theo lời khuyên của tập thể, chị Bích đành gạt nước mắt, chịu ly khai để cứu cháu bé khỏi chết trong hầm đá.

        Biết chị Nguyễn Thị Tú trong Ban đại diện phụ nữ chống li khai thuộc thành phần trí thức, chúng tìm mọi cách mua chuộc, mời chị ra nói chuyện rồi bố trí cho chị ở riêng một xà lim, có chiếu, mền, gối, nhưng chị đã từ chối, trở về nơi cấm cố với tập thể. Không khuất phục được các chị và bị dư luận tố cáo, ngụy quyền Sài Gòn buộc phải đưa tất cả nữ tù chính trị về đất liền vào tháng 4-1958.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #151 vào lúc: 20 Tháng Bảy, 2017, 08:55:59 am »

     
       Kháng chiến và cộng sản

        Thực hiện quốc sách “tố cộng” ngụy quyền Côn Đảo tìm mọi cách cưỡng bức Trại I học tố cộng. Ngày 16-7- 1958 chúng gắn loa cho tên Nguyễn Kim Sáu, Bí thư Đảng “Cần lao Nhân vị” Trưởng ty thông tin kiêm Trưởng ban dẫn đạo chính trị tỉnh Côn Sơn đọc bản “Tuyên cáo 8 điểm toàn dân đòi hỏi chính quyền miền Bắc”. Bản tài liệu có nội dung xuyên tạc miền Bắc, nói xấu Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bị tù nhân tẩy chay, chúng gắn loa vào cửa mỗi phòng, tiếp tục cuộc phát thanh theo kiểu cưỡng bức nhằm: “Nếu không tác động có lợi cho chính sách chủ trương của chính phủ (ngụy) thì cũng làm mệt mỏi vì những giờ phát thanh này để không có thì giờ nghĩ đến cuộc chống đối. Hy vọng lôi kéo lần hồi một số không phải là cộng sản mà chỉ bị ảnh hưởng xu hướng theo cộng sản”.

        Cuộc phát thanh được Quản đốc Nguyễn Văn Giỏi biến thành một chiến dịch tác động tinh thần, thành một hình thức tra tấn, đày ải tù nhân. Tiếng loa dội vào khám làm tù nhân nhức óc, mất ăn, mất ngủ, mệt mỏi rã rời, nhưng không đạt kết quả. Ngày 24-7-1958, địch kết thúc “chiến dịch loa” và tiếp tục tác động tinh thần bằng phân hóa “kháng chiến và cộng sản”.

        Từ cuối tháng 7-1957, ngụy quyền tiến công những người chống ly khai bằng chiến dịch phân hóa kháng chiến và cộng sản. Chúng đề cao những người kháng chiến là yêu nước, kiên quyết đấu tranh cho độc lập tự do, nhưng cộng sản đã “cướp công kháng chiến”, lái kháng chiến theo “chủ nghĩa tam vô, độc tài, đảng trị”, Bây giờ ai nhận là theo kháng chiến sẽ được “quốc gia” Ưu đãi, trọng dụng, ai nhận theo cộng sản sẽ bị trừng trị nghiêm khắc. Một bộ phận nhỏ tù chính trị chống ly khai Trại I đã nhận theo kháng chiến, còn đại bộ phận đã kiên quyết chống thủ đoạn phân hóa của địch.

        Theo báo cáo tháng 8-1958 của Quản đốc nhà tù, trong số 1.190 người ớ Trại I, có 320 người nhận là kháng chiến (25,9%), 657 người nhận là cộng sản hoặc theo cộng sản, theo Hồ Chí Minh. Địch đưa những người nhận là “kháng chiến” vào hai phòng 1 và 2, gọi là Khám - kháng chiến, các phòng còn lại của Trại I là Khám cộng sản. Khám cộng sản chịu chế độ cấm cố, bị đóng cửa cây, bớt cơm, bớt nước, ốm đau không thuốc. 

        Khám kháng chiến được đưa ra sân chơi, tắm giặt thoải mái, tuần vài lần đi tắm biển, chơi chùa. Khám cộng sản ăn tương chua, khô đắng, mắm thối, còn Khám kháng chiến thì hàng tuần có rau tươi thịt cá.

        Thấm thìa nỗi đau và âm mưu chia rẽ của kẻ thù. Khám kháng chiến đã đấu tranh đòi trả về ở chung với các Khám cộng sản.

        Thất bại hoàn toàn, Tỉnh trưởng Bạch Văn Bốn kết luận: “kháng chiến” với “cộng sản” cũng là một mà thôi.

        Tổng kết thất bại của chiến dịch, Nguyễn Kim Sáu, Trưởng ban dẫn đạo chính trị đã rút ra một nhận xét: “Họ chỉ có một lập trường tuyệt đối tin tưởng Hồ Chí Minh”.

        Đầu năm 1959, ngụy quyền Sài Gòn dưa trung úy Nguyễn Đắc Dận, một tên ác ôn từ nhà lao Phú Lợi ra làm Trưởng ban an ninh trung tâm cải huân Côn Sơn. Nguyễn Đắc Dận vừa tốt nghiệp hạng ưu khóa “Nhân vị”, khóa học chuyên huấn luyện các mánh khóe tố cộng, diệt cộng của chính quyền Ngô Đình Diệm. Dận tổng kết tất cả những điều đã học được trong một câu: “Cứ tẩn tợn giết tợn là ly khai hết”.

        Nguyễn Đắc Dận có lối truy bức đến cùng, khuất phục bằng được. Hắn có thể ngồi rỉ rả thâu đêm để khêu gợi bản năng sống từng người, có thể vờ vịt xót xa trước mỗi cảnh ngộ éo le, oan trái, nhưng rồi bất thần, hắn chộp lấy giây phút lo âu, mệt mỏi, núng thế của từng người mà tấn công, tăng đòn, khuất phục.
        
Dận chế tạo ra một loại chày vồ bằng gỗ cứng, đường kính một tấc, dài 2 tấc, nặng một ki-lô-gam, có tay cầm. Hắn bắt người tù úp mặt hoặc lưng vào tường, rồi dang tay, quật chày vồ thẳng cánh vào lưng, vào ngực. Người nào khỏe lắm chỉ chịu được 5-7 chày là hộc máu, ngất xỉu. Dận là hiện thân của chính sách “bàn tay nhung - bàn tay sắt” của chế độ Ngô Đình Diệm mà bàn tay nào cũng dẫm máu.

        Chiến dịch “chày vồ” kéo dài trong một tháng, Dận cưỡng bức được gần ba chục người. Ân hận và hổ thẹn vì sự yếu hèn của mình, ông Nguyệt, quê Bến Tre đã xé quần áo, bện thành dây treo cổ tự vẫn trong cầu tiêu. Anh em Trại II cứu được, đưa ông ra bệnh xá. Khi được hỏi vì sao tự vẫn, ông đã trả lời: “Tôi bị đánh đập dã man, sức già không chịu được, phải qua đây, chứ thật lòng không li khai, không bao giờ phản lại Cụ Hồ. Tôi nghĩ ở Lao II cũng chết vi đòn bông khổ sai, cho nên tôi chết luôn cho khỏi nhục”.

        Phó tỉnh trưởng Nguyễn Văn Giỏi nghe nói vậy đã xé bản cam kết ly khai của ông và ra lệnh ngưng “chiến dịch chày vồ”, trả tất cả số vừa bị cưỡng bức ly khai về Trại I.

        Tết âm lịch (1959), địch cho phép mở cửa 3 ngày, cho tù chính trị Trại I được ra chơi ngoài sân, theo khuôn viên từng phòng. Tù chính trị Trại I đã tổ chức mặc niệm các đồng chí hy sinh, bồi dưỡng ý chí kiên cường tranh đấu, tổ chức múa lân, ca kịch vui chơi, xé rào thăm nhau và trao đổi tình hình, thống nhất nhận định và xây dựng kế hoạch phối hợp tranh đấu.

        Ngày mồng hai tết, bức thư trao đổi kế hoạch đấu tranh 6 tháng đầu năm từ phòng 8 chuyền qua phòng 4 (đối diện) bị địch phát hiện. Chúng bắt anh Sơn, đại diện phòng 8 đi khai thác. Sáng mồng ba tết, phòng 8 phát động đấu tranh đòi thả đại diện, bằng hình thức hô la tập thể được toàn thể tù chính trị Trại I hưởng ứng. Nhiều phòng nêu thêm các khẩu hiệu đòi cải thiện đời sống tù nhân, mở rộng dân sinh dân chủ, tranh thủ binh sĩ địch. Tiếng hô la đồng thanh của hơn một ngàn tù chính trị vang động cả thị trấn Côn Đảo làm cho bọn thống trị hoang mang, hoảng loạn. Nhiều tên trật tự, giám thị bỏ chạy.

        Tỉnh trưởng Bạch Văn Bốn xuống trấn an, hứa hẹn giải quyết, đồng ý cho đại diện phòng 8 nói chuyện với anh em trên loa trong buổi tối hôm ấy. Cuộc đấu tranh bằng hình thức hô la lắng dịu. Địch tăng cường tra tấn và truy bức khiến anh Sơn không chịu nổi, buộc phải khai Trần Văn Sáu (Sáu Cao) bí thư chi bộ phòng 8 và Sơn lên loa nói chuyện, chấp nhận ly khai, qua Trại II. Sự yếu hèn của Sơn đã làm phá sản hoàn toàn cuộc đấu tranh hết sức quyết liệt của hàng ngàn con người, vì khẩu hiệu cuộc đấu tranh là đòi thả Sơn.

        Hôm sau, địch đưa lực lượng đến phòng 8 bắt Sáu Cao. Cả phòng 8 đã chịu một trận khủng bố ác liệt, hàng chục người thịt rơi, máu đổ nhưng không ai chỉ mặt Sáu Cao. Cuối cùng, địch phải đưa Sơn qua chỉ mặt Sáu Cao đế bắt. Sáu Cao nguyên là Tỉnh ủy viên của tỉnh Vĩnh Long. Anh đã chịu nhiều trận đòn chết đi sống lại nhưng không khai báo một lời nào. Tỉnh dậy giữa 2 trận đòn thù, anh vẫn khảng khái tuyên bố: “Đảng dạy tao làm cách mạng chứ không dạy tao khai với tụi bây”.

        Thái độ kiên cường của Sáu Cao khiến đám công an khai thác anh cũng phải kính phục.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #152 vào lúc: 21 Tháng Bảy, 2017, 04:07:47 am »


        Dời trại, vẫn là Trại I

        Trại I nằm giữa trung tâm thị trấn Côn Đảo, trước mặt là Văn phòng Giám thị trưởng, bên phải là trại lính, bên trái là Trại II, sau lưng là cư xá giám thị. Cuộc đấu tranh của tù nhân Trại I trực tiếp ảnh hưởng đến binh lính và công chức trên đảo. Khác với bọn công an, cải huấn thường được tuyển chọn từ những tên chống cộng hoặc phản bội, đầu hàng, những người lính Bảo an vốn xuất thân từ nông dân lại có cảm tình với tù chính trị. Phần lớn gia đình họ có quan hệ với cách mạng, từng được chia ruộng đất trong kháng chiến. Nhiều người lính bất bình với sự tàn bạo của chế độ “quốc gia” và bày tỏ tình cảm với tù chính trị.

        Lính bảo an thường lén cho anh chị em Trại I từng nhúm muối, nắm rau, viên thuốc. Một bác lính già người Khơme tên là Chim cứ đến phiên gác lại xách nước cho chị em chống ly khai ở hầm đá tắm và giặt quần áo cho chị em. Những người vợ lính bán quà bánh, tạp hóa theo từng tốp tù đi làm khổ sai thường giúp anh em nhắn tin về đất liền và “bán vốn” cho anh em. Nhờ đó mà Đài Tiếng nói Việt Nam và Phái đoàn quân sự của Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa có tài liệu xác đáng để đấu tranh với địch trước dư luận và trước Ủy hội quốc tế, Ủy ban liên hợp quân sự hai bên.

        Những người vợ lính cũng học theo cách của tù chính trị Trại I mà đấu tranh. Họ ghét cay ghét đắng trò tố cộng, chào cờ, chào sĩ quan mà mỗi lần chào lại phải hô khẩu hiệu ủng hộ Diệm, đả đảo Cụ Hồ. Mỗi lần đi theo bán hàng cho tù nhân Trại I, gặp lúc chào cờ, thấy tù chính trị ngồi xuống là các chị cũng ngồi theo. Tết 1959, Trại I đấu tranh bằng hình thức hô la tập thể phản đối khủng bố, đòi trả đại diện về khám và đòi cải thiện đời sống tù nhân. Tiếng hô đồng thanh cả trên một ngàn người làm chấn động cả thị trấn Côn Đảo, làm xôn xao dư luận trong binh lính và công chức. ít lâu sau, một người lính bị phạt giam trong xà lim Trại I. Cả tốp vợ lính cùng kéo vào thăm nuôi và đồng thanh hô theo vợ anh:

        - Yêu cầu thiếu tá tỉnh trưởng thả chồng tôi,

        - Yêu cầu! Yêu cầu! Yêu cầu!

        Chị em hô la đến gần một tiếng đồng hồ. Tỉnh trưởng Bạch Văn Bốn phải cho thả người lính và răn đe dám vợ lính, cấm “không được theo đuôi cộng sản Trại I”.

        Trại I là cái gai trước mắt kẻ thù. Ngô Đình Diệm đã ra luật 10/59 đặt cộng sản ra ngoài vòng pháp luật, vậy mà ngay trước mũi bộ máy bạo lực của chúng vẫn sừng sững một “Trại cộng sản” không thừa nhận chế độ “quốc gia” không ly khai cộng sản. Nhiều phái đoàn của Bộ Nội vụ ngụy và đích thân Bộ trưởng Lâm Lễ Trinh đã ra Côn Đảo nghiên cứu biện pháp đối phó với Trại I. Ngày 15-7-1959, địch chuyển 1.445 tù chính trị Trại I về Trại III và Trại IV và Chuồng Cọp nhằm chia cắt, cô lập triệt để, khủng bố quyết liệt hơn trước, tiến tới xóa sổ “Trại công sản”.

        Mặc dù bị phân tán ở 3 nơi, địch vẫn gọi là Trại I, có chung Trưởng trại, chung bộ máy cải huấn và phòng vệ, với ý nghĩa đây là Trại cộng sản, là nơi giam giữ những phần tử ngoan cố theo Hồ Chí Minh. Các khám Trại III mang số hiệu từ một đến 8, các khám đánh số từ 9 đến 16 là thuộc Trại IV. Chuồng Cọp là khu kỷ luật chung nằm giữa 2 lao.

        Tháng đầu xuống lao mới đã có 11 tù nhân chết vì các bệnh kiết lỵ, thổ tả, thương hàn. Nhiều tù nhân bức xúc, đề nghị thống nhất lực lượng, đấu tranh bằng hình thức cao nhất là tuyệt thực. Ngày 21-7-1959, khám 12 Trại IV tuyên bố tuyệt thực với các yêu sách đòi cải thiện đời sống tù nhân. Do chưa chuẩn bị đầy đủ tinh thần nên lực lượng bị phân hóa khi địch đàn áp, chỉ còn 4 anh: Ân, Bảo, Bào, Lành kiên quyết không ăn để bảo vệ yêu sách. Địch đưa các anh xuống chuồng cọp, giam mỗi người một chuồng.

        Theo báo cáo của Chi công an Côn Sơn, vào hồi 12 giờ ngày 18-8-1959, chúng bắt được 2 tù nhân làm hoả thực là Trần Dũng (tự Tấn), 30 tuổi và Nguyễn Anh (tự Kiêm) 29 tuổi mang 4 bức thư bọc trong nilon nội dung như sau:

        - Bốn anh tuyệt thực gần chết.

        - Ngày qua nó bắt ở Lao 4 sáu người bỏ kỷ luật.
   
        - Phạt uống nước lạnh toàn Lao 4.
   
        - Đã có phòng 14 và phòng 9 trả lại cơm không ăn.
   
        - Tin các anh rõ để phối hợp.
   
        - Xem xong hủy liền.

        Đây chính là 4 trong nhiều bức thư liên lạc giữa Ban lãnh đạo Trại II với các đồng chí có trách nhiệm trong lực lượng chống ly khai đang bị cấm cố tại Trại III và Trại IV để phối hợp đấu tranh. Ba đợt tuyệt thực liên tiếp của 4 anh Ân, Bảo, Bào, Lành trong vòng một tháng đã thôi thúc tập thể tù chính trị sớm thống nhất ý chí và hành động. Ngày 24-8-1959, 100 tù chính trị khám 14 mở đầu cuộc tuyệt thực. Chiều ấy khám 12 và khám 16 hưởng ứng, ngày hôm sau toàn thể tù nhân Trại IV tuyệt thực. Ngày 24-8-1959, tại Trại III, khám 6 tuyệt thực.

        Ngày hôm sau, các khám 2, 3, 4, 5, 7 và 8 cũng đồng loạt tuyên bố tuyệt thực. Bọn trật tự, công an xông vào từng khám, đánh đến dập nát nhiều bó mây tầm vông rồi kéo từng người ra sân đánh tiếp. Ai chịu ăn chúng nhốt riêng, ai không chịu ăn chúng lôi xuống Chuồng Cọp. Khi tất cả các khám đã đồng loạt tuyệt thực thì bọn địch thay đổi thái độ. Ngày 28-8-1959, Tỉnh trưởng Bạch Văn Bốn xuống Trại III chấp nhận các yêu sách, trừ vấn đề trả tự do. Kỳ sư Lê Văn Thả, đại diện khám 2 được cử đi các khám thông báo sự nhượng bộ của nhà tù.

        Địch trả những người bị giam ở Chuồng Cọp về các khám. Riêng 4 anh An, Bảo, Bào, Lành chúng cho là cầm đầu nên vẫn biệt lập tại Chuồng Cọp. Các anh tiếp tục tuyệt thực cho đến ngày 2-9-1959 mới kết thúc đợt tranh đấu, tổng cộng 34 ngày. Các anh là lớp người mở đầu những trang sử tranh bất khuất của tù chính trị tại Chuồng Cọp Côn Đảo trong thời kì này.

        Sự nhượng bộ của Bạch Văn Bốn chỉ là một thủ đoạn trì hoãn để chuẩn bị cho đợt khủng bố quy mô hơn. Dãy Chuồng Cọp II bị hư hại nhiều được khẩn trương tu sửa lại. Giữa tháng 10-1959, địch đàn áp từng khám để thanh lọc cốt cán. Trên 300 tù nhân đã bị đưa xuống Chuồng Cọp bằng hèo, gậy, thoi, đá và vôi bột. Cuối tháng 10-1959, Tỉnh trưởng Bạch Văn Bốn đã đưa cả 120 gian Chuồng Cọp ở 2 khu vào sử dụng, một kỉ lục mà bọn chúa ngục thời Pháp chưa bao giờ đạt tới.

        Sáng sớm, chuồng cọp mở cửa, tù nhân ra đổ cầu đã bị đánh, bữa trưa ra lấy cơm lại đánh, chiều lấy cơm đánh nữa. Buổi tối địch gọi từng người ra đánh, hoặc bất chợt mở cửa một chuồng nào đó xông vào đánh. Bọn công an, trật tự xoi mói theo dõi từng cử chỉ của tù nhân. Thấy ai nhìn lên chúng lôi ra đánh. Người đứng hoặc ngồi, buồn hoặc vui đều bị đánh. Bất chợt chúng hỏi ngày, hỏi thứ. Ai nói trúng là bị đánh về tội “ở tù tính ngày để làm lễ, đấu tranh”, trả lời sai cũng bị đánh về tội “ở tù ngồi không mà ngày tháng cũng không nhớ”. Chuồng cọp Côn Đảo chính là nơi phơi bày những tội ác man rợ, thú vật, chà đạp nhân quyền con người của ngụy quyền Sài Gòn nhân danh tự do dân chủ dưới sự bảo trợ của đế quốc Mỹ.

        Phẫn nộ trước hành động khủng bố tàn bạo của kẻ thù, nhiều tù nhân đã trực diện phản đối bằng nhiều hình thức, kể cả việc vũ trang chống lại. Có lần, anh Trần Văn Huy (Trần Nga) ở Nha Trang đã đánh trả quyết liệt làm bọn trật tự phải dạt ra. Anh chụp được tên Lê Văn Yên, một trật tự gian ác, ấn đầu nó xuống rãnh nước. Bọn trật tự xúm lại đánh anh ngất lịm. Sau này tù nhân Côn Đảo còn nhiều lần đánh trả bọn khủng bố và trừng trị những tên gian ác.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #153 vào lúc: 21 Tháng Bảy, 2017, 04:08:31 am »


        Chiến dịch “chuyển hướng”

        Từ giữa năm 1959, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã nhiều lần tố cáo chế độ lao tù Côn Đảo của Mỹ- Diệm trước dư luận trong và ngoài nước. Phái đoàn liên lạc của ta gửi đến Ủy ban Quốc tế 2 công văn số 319/CT/VII/B ngày 2-7-1959 và số 493/CT/VII/B ngày 30-9-1959 tố cáo Mỹ Diệm khủng bố 3.402 người kháng chiến cũ tại Côn Đảo.

        Bản cáo trạng tình hình Trại tập trung Côn Đảo tháng 12-1959 của Ban Thống nhất Trung ương đã đề cập tình trạng giam giữ tồi tệ ở Lao I, mỗi tù nhân chỉ được một diện tích 0,36 mét vuông để ở và 1,44 mét khối để thở. Cáo trạng còn cho biết, từ năm 1957 đến giữa năm 1959, Mỹ Diệm đã giết hại 360 tù chính trị Lao I. Cáo trạng kêu gọi đồng bào từ Bắc chí Nam, ở trong nước cũng như ngoài nước đoàn kết đấu tranh, đòi: “Thả hết những người yêu nước bị giam cầm ở Côn Đảo và các nhà ngục khác ở miền Nam, chấm dứt chính sách khủng bố, trả thù những người yêu nước, những người khảng chiến cũ...”.

        Đài Tiếng nói Việt Nam và nhiều tổ chức, đoàn thể chính trị tại Hà Nội đã lên tiếng tố cáo tội ác của Mỹ - Diệm, ủng hộ mạnh mẽ cuộc đấu tranh anh dũng của tù chính trị Côn Đảo.

        Địch không chùn tay. Chúng đối phó lại bằng cách chuẩn bị một chiến dịch đánh phá quy mô nhằm xóa số Trại I - Trại cộng sản. Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu đã nhiều lần chỉ thị cho Bộ Nội vụ ngụy nghiên cứu, giải quyết tình trạng các can cứu chính trị cộng sản tại Côn Đảo. Ngô Đình Cẩn, tên lãnh chúa Trung phần đã cử Dương Văn Hiếu, trùm mật vụ miền Trung vào giúp Diệm - Nhu thanh toán Trại I.

        Dương Văn Hiếu là tên phản bội nguy hiểm, nhờ thành tích đánh phá các tổ chức cộng sản mà leo lên chức Trưởng ty công an ngụy tỉnh Thừa Thiên, Trưởng đoàn công tác đặc biệt miền Trung tại Sài Gòn, Phụ tá Khối Cảnh sát đặc biệt. Hiếu ra Côn Đảo nghiên cứu tình hình rồi vận dụng kinh nghiệm “chuyến hướng” ở Trại Vân Đồn, Trại Lê Văn Duyệt (Sài Gòn), Trại Toà Khâm (Huế), trình Nội các ngụy một chiến dịch quy mô nhằm: “Giải quyết tình trạng phản ứng, chống đối Chính phủ VNCH của các phạm nhân chính trị ở Côn Sơn, cải huấn tất cả số phạm nhân ngoan cố, đưa vào kỉ luật để học tập, khai thác tổ chức lãnh đạo V.C ở trại giam để cô lập và loại trừ”. 

        Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu phê chuẩn kế hoạch của Hiếu và quyết định thành lập Ban chỉ huy Trung ương chiến dịch gồm:

        - Thiếu tướng Mai Hữu Xuân, Tổng giám đốc an ninh quân đội ngụy là chỉ huy trưởng.

        - Đại tá Nguyễn Văn Y, Tổng quản đốc các trung tâm cải huấn là chỉ huy phó.
   
        - Dương Văn Hiếu, Trưởng đoàn công tác đặc biệt Trung Việt tại Sài Gòn là chỉ huy phó.

        Theo phiếu trình số 135/ĐCT/ĐB/TV/M ngày 23-4- 1960 của Dương Văn Hiếu, Ban chỉ huy Trung ương tổ chức 5 tiểu ban: Y tế, Tuyên huấn, Điều tra khai thác, Liên lạc, An ninh quân sự, tất cả hành quân từ Sài Gòn trên chiếc Hải vận hạm 400, tập kết tại Côn Đảo vào ngày 31-3-1960. Ngay buổi tôi hôm ấy, Tiểu ban điều tra khai thác đã tập trung thẩm vấn 88 can cứu Trại I vừa ly khai để tìm hiểu cơ cấu tổ chức và lãnh đạo của tù chính trị, 36 cốt cán của Trại I bị phát giác trong cuộc thẩm vấn bị cách ly tại Chuồng Cọp.

        Sáng 1-4-1960, địch dồn toàn bộ tù chính trị “Trại Cộng sản” đang bị giam giữ ở Trại III, Trại IV và Chuồng Cọp ra 4 địa điểm tập trung ngoài trời:

        - Địa điểm I ở Lò Vôi: 316 can cứu.
   
        - Địa điểm II ở Chợ Côn Sơn: 285 can cứu.
   
        - Địa điểm III ở An Hải: 257 can cứu.
   
        - Địa điểm IV ở Hàng Dương: 285 can cứu.

        Các điểm tập trung đều có hàng rào kẽm gai có lính bảo an, công an, mật vụ và trật tự an ninh uy hiếp. 12 tên cán bộ cải huấn, hầu hết là số đầu hàng phản bội đã từng được Dương Văn Hiếu đào tạo chia làm 4 tốp, thuyết trình “chuyển hướng”. Từ dinh Tỉnh trưởng, Ban chỉ huy chiến dịch theo dõi diễn biến tại các địa điểm và chỉ đạo qua máy bộ đàm.

        Nhận thấy trình độ của bọn cán bộ cải huấn còn non yếu, chưa ứng phó được sự chất vấn của tù chính trị, 2 tên đầu sỏ Nguyễn Văn Y và Dương Văn Hiếu đã trực tiếp xuống các địa điểm, luân phiên thuyết trình vào ngày 2-4-1960. Vừa tác động tinh thần, chúng vừa dùng vũ lực uy hiếp. Ai tỏ thái độ chống đối là chúng bắt giữ, khai thác rồi cách ly tại Chuồng Cọp.

        Ngày thứ 3 của chiến dịch, chúng dồn số tù nhân còn lại ở ba địa điểm về Hí Viện. Nắm được diễn biến tư tưởng của những tù nhân vừa ly khai, địch đánh trúng vào tâm lý muốn chuyển hướng đấu tranh lúc đó. Nguyễn Văn Y, Tổng quản đốc các trung tâm cải huấn đã dùng từ “chuyển hướng”, “qua Trại II” thay cho khái niệm “ly khai” có vẻ nặng nề về chính trị. Hắn nói: “Theo chủ nghĩa nào là quyền tự do của các anh. Tôi chỉ yêu cầu các anh qua Trại II để chúng tôi có thể đề nghị lên Chính phủ thả các anh về. Như vậy tôi thực hiện được chính sách nhân đạo mà các anh cũng không sứt mẻ gì về lý tưởng, lại được sum họp gia đình”.

        Sau hơn ba năm đấu tranh, trực diện chống li khai, chống tố cộng, tù chính trị Trại I đã chịu nhiều hi sinh, tổn thất. Bảo vệ khí tiết là lập trường nguyên tắc, song về hình thức đấu tranh, nhiều người đã đưa ra quan điểm chuyển hướng đấu tranh, lùi một bước để bảo vệ cán bộ. Nếu cứ tiếp tục trực diện chống ly khai thì kẻ thù có thế tiêu diệt hết lực lượng trung kiên của Đảng. Trước nguy cơ tan vỡ không tránh khỏi, những đồng chí có trách nhiệm ở Trại I đã nhanh chóng thảo luận, nhận định tình hình và truyền miệng những ý kiến chỉ đạo sau:

1. Địch có thể dùng hộ máy khủng bố khổng lồ, dùng bạo lực để đánh bức số tù nhân Lao I qua Lao II, nhưng chúng sẽ phải trả giá đắt, phơi trần bản chất chế độ phát xít bạo tàn và vĩnh viễn không thể chinh phục được trái tim và khối óc của những tù nhân chính trị mà chúng đã cưỡng ép bằng lưỡi lê, họng súng.
   
2. Địch có thể tiếp tục đánh giết cao hơn, nhưng dù phải hy sinh đến người cuối cùng thì truyền thống bất khuất của Lao I cộng sản sẽ sống mãi với non sông, đất nước. Những anh em còn lại hãy quyết tâm quyết tử chiến đấu đến hơi thở cuối cùng, giữ vững ngọn cờ Đảng giữa lao tù Côn Đảo.

5. Những người sức chịu đựng có hạn, buộc phải qua Lao II phải đoàn kết thành Mặt trận tù nhân, tiếp tục cuộc đấu tranh chống mọi âm mưu thủ đoạn của kẻ thù, vươn lên khôi phục khí tiết, giành lại vị trí Lao I vinh quang".
   
        16 giờ ngày 3-4-1960, Mai Hữu Xuân ra lệnh kết thúc chiến dịch. Vài trăm người còn lại bị đưa ra sân banh, chia nhỏ ra từng tốp 10 người. Bọn cải huấn, thông tin, chiêu hồi, công an, trật tự bu lại, vừa dụ dỗ dọa dẫm vừa lôi kéo cưỡng bức. Từng người tù đều bị kiểm soát, giám sát, không được bàn bạc gì với nhau. Mỗi cá nhân phải chịu trách nhiệm về mình trước Đảng, tự chọn lấy một trong hai con đường: hoặc là quyết tử chống ly khai để nhận lấy cái chết trong sự đày ải nghiệt ngã, hoặc là chuyển hướng đấu tranh, chịu ly khai để sống trở về tiếp tục hoạt động.

        Đến 19 giờ ngày 3-4-1960 còn lại 59 người kiên quyết nhất bị áp giải về Chuồng Cọp. Đoàn người lặng lẽ đi vào cửa tử thần. Họ tự nguyện chấp nhận cái chết để bảo toàn khí tiết, chết cho lí tưởng cộng sản, cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #154 vào lúc: 21 Tháng Bảy, 2017, 04:09:24 am »


        Chiến dịch Bác Ái

        Ngay sau chiến dịch, ngụy quyền cải tổ lại bộ máy nhà tù, tăng cường bóc lột khổ sai và cưỡng bức học tố cộng đối với tù chính trị đã ly khai, đồng thời tiếp tục mở chiến dịch Bác Ái nhằm thanh toán dứt điểm số can cứu chống ly khai còn lại. Bác Ái là một trong những chiêu bài của chủ nghĩa “Cần lao”, “Nhân vị” mà Diệm -Nhu đem ra lừa mị. Bác Ái là tên mới mà chúng đặt cho Trại III và Trại IV trong đó có hai dãy chuồng cọp đang giam giữ những chiến sĩ chống ly khai kiên cường nhất, song thực chất Chiến dịch Bác Ái là chiến dịch đẫm máu.

        Mở đầu chiến dịch Bác Ái, mỗi ngày, bọn công an, trật tự khủng bố tù nhân ở chuồng cọp 3 lần vào buổi sáng, buổi trưa và buổi chiều. Ngoài ba trận đánh theo thường lệ, người tù chuồng cọp còn bị đánh bất kỳ lúc nào, không nhất thiết phải có lí do gì. Mỗi buổi chiều uống rượu say, chúng lôi tù ra đánh. Bị cấp trên khiển trách, chúng trút uất ức lên đầu người tù. Không có chuyện gì, chúng đánh tù để tiêu khiển. Bọn công an trật tự, cải huấn được chúng tuyển chọn từ những tên đầu hàng, phản bội, có tinh thần chống cộng và được kích thích bản năng thú tính để cắn xé đồng loại. Thấy người tù nào còn sức chịu đựng, chúng đánh cho kiệt quệ. người nào ốm yếu, chúng tăng đòn cho mau chết. Không khuất phục được thì chúng đánh cho tàn tật, mãn tù về cũng không bốc nổi hột cơm mà ăn. Bọn gác ngục đã nhiều lần công khai tuyên bố ý đồ của quan thầy chúng như vậy.

        Trong gần 3 tháng đầu của chiến dịch Bác Ái, nhiều chiến sĩ trung kiên đã chết thê thảm ở chuồng cọp. Người đầu tiên là Nguyễn Văn Mai tức Nguyễn Thiện, tiếp đó là Lương Bằng (tự Trần Cửu) quê Bình Thuận. Anh Trần Văn Vị, bị đánh đến hấp hối, bọn trật tự khiêng anh ra bệnh xá chữa trị. Anh kiên quyết không đi và nói: “Tao thà chết ở chuồng cọp, ở vị trí chống li khai này chứ không đầu hàng tụi hay”. Vài giờ sau, anh tắt thở. Sinh viên y khoa Trần Hữu Đại bị đánh đến dập nát phổi, ho ra máu và sau đó đã hi sinh tại nhà thương Chợ Quán (Sài Gòn).

        Anh Nguyễn Thanh Tâm bị đánh đập đến phát điên. Vài ngày trước khi chết, anh thường kêu tên mẹ, tên cha, tên vợ, kêu nhiều đến nỗi số anh em ở chuồng cọp lúc ấy thuộc hết tên tuổi, cha, mẹ, vợ anh. Tiếng kêu gào của anh cồn cào, đau đớn, nghe xé ruột xé gan giữa đêm âm u trong chuồng cọp lạnh vắng: “Ba má ơi! con thương ba má lắm nhưng bè lũ Mỹ - Diệm chúng giết con rồi”.

        Thấy mặt bọn gác ngục là anh hô: “Đả đảo Ngô Đình Diệm”. Gặp người tù chính trị nào anh cũng tuyên bố: “Tao chưa phải là đảng viên nhưng tao chiến đấu cho chủ nghĩa cộng sản. Đứa nào ly khai tao bắn. Đứa nào động đến Hồ Chí Minh tao bắn”. Anh bắn súng miệng: “Pằng, pằng, pằng... pằng, pằng, pằng...” cho đến lúc giọng anh nhỏ dần và lịm hẳn. Anh ngã xuống khi mới ngoài hai mươi, độ tuổi đầy sức sống yêu đời.

        Theo báo cáo đặc biệt ngày 28-6-1960 của Trưởng ty công an Côn Sơn, từ 25-5 đến 25-6-1960 “có 4 người đã chết tại chuồng cọp. Nhân số của Trung tâm cải huấn I lúc đó là 2.884. Riêng Trại Bác Ái có 2.591 trong đó có 40 người bị phạt kỷ luật và 53 người chưa ly khai”.

        Dám chết cho lý tưởng cao đẹp đã khó, nhưng sống, chiến đấu bảo vệ lý tưởng trong xiềng xích, nanh vuốt, cạm bẫy của kẻ thù cũng khó khăn không kém phần. 53 chiến sĩ còn lại đã xác định lập trường dứt khoát không ly khai cộng sản, không đả đảo lãnh tụ của mình. Họ đã sẵn sàng hy sinh để vẹn toàn khí tiết, để bảo vệ lý tưởng cộng sản, song kẻ thù lại không cho họ chết một cách dễ dàng. Chúng buộc họ phải chết dần chết mòn, chết lay chết lắt, chết từng làn da thớ thịt, chết trong đau đớn dày vò triền miên, chết đi sống lại nhiều lần.

        Không phải ai cũng có được sức chịu đựng phi thường như vậy, nhất là khi một mình trong chuồng cọp, không có đồng đội bên mình, không có tấc vũ khí trong tay, không có chút thông tin về ta và địch, không có một lời chỉ dẫn hoặc cổ vũ nào của tổ chức và đồng đội.

        Khi thử thách vượt quá giới hạn chịu đựng của thể xác và tinh thần, đội ngũ trung kiên chống ly khai vơi dần, có người chết đau đớn, thê thảm, có người không chịu đựng được phải rời đội ngũ. Mỗi người một cảnh ngộ. Anh Phan Kiệm (tự Năm Thành) nguyên là Phó Bí thư Thành ủy Sài Gòn - Gia Định trong một lần trao đổi tình hình với anh Nguyễn Đức Thuận thì bị địch phát hiện. Chúng bắt anh đi điều tra và sau đó anh chịu chuyển hướng, ly khai.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #155 vào lúc: 21 Tháng Bảy, 2017, 04:09:53 am »


        Anh Hoàng Dư Khương, nguyên Phó Bí thư Xứ ủy bị đánh đến tàn phế, nằm liệt rồi chịu ra bệnh xá điều trị. Ngụy quyền Côn Đảo đã hạ thấp yêu cầu xuống mức tối thiểu để phân hóa đội ngũ trung kiên nhất. Chúng không bắt ký giấy ly khai, học tố cộng, hô khẩu hiệu, ký kiến nghị ủng hộ Diệm như trước. Bọn cải huấn chỉ yêu cầu “ra bệnh xá” trị bệnh, ai gật đầu hoặc im lặng thì chúng khiêng đi liền và xem như đã thanh toán được một “phần tử ngoan cố” tại chuồng cọp. Gần hai chục người đã rời khỏi đội ngũ vì thủ đoạn này.

        Đi bệnh xá lúc ấy đồng nghĩa với việc chịu ly khai. Việc ra đi của các anh Phan Kiệm, Hoàng Dư Khương và một số chiến sĩ trung kiên là một tổn thất lớn, gây tác động tâm lý đối với số chống ly khai còn lại ở chuồng cọp và số đã ly khai ở các trại đang vươn lên phục hồi khí tiết.

        Cuộc đảo chính của Nguyễn Chánh Thi (11-11- 1960) đã báo hiệu sự khủng hoảng trầm trọng của chế độ độc tài Ngô Đình Diệm. Dẹp xong cuộc đảo chính, Diệm - Nhu lại tiếp tục đàn áp các phe phái đối lập và những người kháng chiến. Để tỏ rõ lòng trung thành với chế độ Diệm, Tỉnh trưởng Lê Văn Thể đã tổ chức một đợt khủng bố đẫm máu nhằm thanh toán bằng được 18 người chống li khai còn lại.

        Đại úy Tăng Tư thay trung úy Nguyễn Văn Út làm Phó Tỉnh trưởng theo Nghị định 129-NV ngày 26-12- 1960. Vừa lên chức, Tăng Tư tổ chức ngay đợt khủng bố với mức độ tàn bạo vượt xa những lần trước. Tăng Tư cho bọn trật tự khiêng lu lên nóc chuồng cọp, đổ đầy nước vào. Đêm đến, bọn này bắt từng người ngồi yên một chỗ rồi xối nước lên đầu. Hơn một tháng dầm mình trong nước lạnh, đêm đông gió rét, da dẻ ai cũng nhợt nhạt, lở loét, bầm tím, sưng phù.

        Công an rình rập theo dõi phản ứng, bọn cải huấn thăm dò diễn biến tư tưởng, bọn trật tự đánh đập ban ngày, ban đêm xối nước. Mỗi ngày ở chuồng cọp, người tù phải lãnh đủ 24/24 giờ, căng óc ra mà đối phó. Hầu như lúc nào cũng có cặp mắt rình mò, soi mói. Bất thần chúng hiện ra, thấy một tiếng thở dài là bám riết tác động, có cử chỉ núng thế là lôi ra đánh ngay, phản ứng yếu ớt là chúng tăng đòn, lấn tới.

        Trong cảnh ngộ đó, người tù phải cân nhắc mỗi ý nghĩ, hành vi, cử chỉ, khi nào ăn, khi nào không ăn, nói điều gì, không nói điều gì, lúc chịu đựng, lúc phản đối, sao cho không mắc cạm bẫy của kẻ thù, cố sống thêm từng giờ, từng phút mà đấu tranh, đẩy lùi tội ác, giành lại sự sống. Mỗi người tù chông ly khai còn lại đều ý thức được rằng, sự tồn tại của họ không chỉ có ý nghĩa cho riêng mình mà là hiện thân của chính nghĩa trước bạo tàn, của cái thiện trước cái ác.

        Cuộc đấu tranh chống ly khai là nơi đối đầu cao nhất giữa những người cộng sản trung kiên và những tên đao phủ của một chế độ cực đoan đã đưa tố cộng, diệt cộng lên hàng “quốc sách”.

        Kẻ địch thường đẩy người tù đến bên miệng hố tử thần, để họ phải day dứt, trăn trở, chết dần mòn từng giờ từng phút. Thế rồi chúng lại cho ăn uống bình thường để bản năng sinh tồn trỗi dậy, khát khao sự sống. Chập chờn giữa hai thái cực, giữa sự sống và cái chết, tư tưởng con người bị căng thẳng cao độ. Hầu như mỗi người tù chuồng cọp đều đã trải qua hàng chục, hàng trăm lần trăn trở, dao động, tìm đủ mọi thứ lý luận để biện hộ cho sự sống và cái chết, cho việc ly khai hay không ly khai.

        Ngày 11-3-1961, Tỉnh trưởng Lê Văn Thể đã ký Sự vụ lệnh số 042/CS/VP/SVL nhằm thanh toán 18 can cứu chống li khai ở chuồng cọp. Sau hai tuần dùng đủ các thủ đoạn đường mật dụ dỗ không kết quả, bọn cải huấn bắt từng người viết bản xác nhận lập trường, cam kết chịu trách nhiệm về việc không ly khai cộng sản để chuyển giao cho công an, trật tự thanh toán bằng bạo lực.

        Anh Nguyễn Văn Vinh tức Vạn quê ở Bình Định bị đánh đập và truy bức tư tưởng đến phát bệnh tâm thần. Có lúc anh ngẩn ngơ như người mất hồn, có lúc lại thương vợ nhớ con, gào khóc thảm thiết. Lúc tỉnh ra anh lại trăn trở, tâm tư cùng anh em. Bị giằng xé giữa hai thái cực, ly khai thì có tội với Đảng với Bác mà chống ly khai thì chết không thấy mặt vợ con. Anh đã chọn cái chết khi không đủ sức chịu đựng, chết để trọn lòng trung với Đảng, để khẳng định niềm tin tất thắng vào con đường đấu tranh, chết để chặn bàn tay tội ác của kẻ thù. Một tối, anh dùng đũa mài nhọn cứa cổ lấy máu viết lên khẩu hiệu “Hồ Chủ tịch muôn năm”. Sau đó anh hô to ba lần khẩu hiệu đó rồi cắt cuống họng để kết thúc, nhưng không thành.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #156 vào lúc: 21 Tháng Bảy, 2017, 04:10:16 am »


        Bọn trật tự xông vào chuồng cọp, đưa anh đi cấp cứu rồi tách riêng, tác động mạnh. Chúng đã thành thạo việc lợi dụng từng khe rạn nứt trong tư tưởng, tình cảm của mỗi người để đánh phá. Anh Vinh chấp nhận ly khai ngày 13-3-1961, sau 3 ngày của chiến dịch “can vận”. Kể từ đó, anh cấm khẩu luôn, không nói năng, không làm gì có hại cho Đảng, cho tập thể. Trường hợp của anh Vinh là một bi kịch thật xót xa.

        Mười bảy chiến sĩ kiên cường còn trụ lại đã viết bản xác định lập trường. Anh Phan Trọng Bình viết ngắn nhất. Bản xác định lập trường của anh vẻn vẹn có 6 từ: Tôi không thể ly khai được và ký tên: Vũ Văn Mậu (tên trong tù của anh).

        Anh Nguyễn Đức Thuận viết dài nhất, kín hai mặt tờ giấy ô vuông khổ lớn. Mỗi người một tâm tư, một đối sách với kẻ thù. Ai cũng khẳng định lập trường không ly khai Đảng, Bác. Từng nét chữ, từng gương mặt, từng cuộc đời đều gợi lên vẻ đẹp của những tấm lòng trung hiếu. Anh Nguyễn Minh (tự Sơn), sinh năm 1928 tại phường Đức Thắng ở thị xã Phan Thiết khẳng định đường lối kháng chiến chống Pháp và đường lối đấu tranh thông nhất nước nhà của Đảng Lao động Việt Nam và lãnh tụ Hồ Chí Minh là hoàn toàn đúng đắn, vi vậy anh dứt khoát không ly khai, dẫu có chết cũng vui lòng.

        Anh Phạm Thành Trung (tự Đua) quê làng Mỹ Thuận, quận Cái Bè, tỉnh Mỹ Tho đã xác nhận lập trường như sau: “Tôi không thể ly khai Bác và Đảng cộng sản được. Tôi không biết quốc gia là gì. Vì vậy mà không ly khai”.

        Anh Lê Văn Một (tự Phan Thành Trung) sinh năm 1928 tại Sóc Trăng viết: “Tôi không thể đả đảo Hồ Chí Minh được...”

        Cùng nhóm với Lê Văn Một còn có Hoàng Chất và Phạm Quốc Sắc. Tờ xác nhận lập trường của Phạm Quốc Sắc nội dung như sau: “Tôi tên Phạm Quốc Sắc, xin xác nhận là không li khai Đảng cộng sản vì tư tưởng tin tưởng vào đường lối của cộng sản...”.

        Tên cán bộ cải huấn Ngô Tứ Trung chịu trách nhiệm “can vận” ba anh đã bất lực phản ánh qua tờ trình ngày 27-3-1961: "... trong thời gian công tác, các can y được tôi săn sóc chu đáo, giải quyết thoả mãn các nhu cầu, giải thích cặn kẽ, ân cần khuyên nhủ, nhưng đến kêt luận là các can y vẫn một mực tôn thờ chủ nghĩa cộng sản đến cùng cũng như không thể đả đảo Hồ Chí Minh được. Trân trọng phúc trình thiếu tá để có thái độ trừng trị thích ứng đối với các can y đã tỏ thái độ ngoan cố”.

        17 chiến sĩ chống ly khai còn lại đều phải trả giá bằng máu và mạng sống cho lập trường chống ly khai. Trận khủng bố đêm 27-3-1961 đẫm máu. Ông già Cao Văn Ngọc (Bà Rịa), các anh Phạm Thành Trung (Mỹ Tho), Ngô Đến (Khánh Hòa), Hoàng Chất (Hà Nội), Nguyễn Công Tộc (Bạc Liêu) hy sinh ngay trong đêm ấy. Anh Nguyễn Văn Mười (tự Hoàng Sơn) hấp hối, sáng hôm sau thì tắt thở. Anh Nguyễn Văn Định ngấm đòn đến 16 ngày sau mới chết.

        Nguyễn Văn Mười sinh năm 1917 tại Cai Lậy (Mĩ Tho), xuất thân là dân giang hồ, theo kháng chiến, đánh giặc rất gan, làm Tiểu đoàn trưởng Bộ đội Hoàng Thọ. Anh xóa dần đi dấu vết giang hồ và xăm lên ngực hàng chữ “Suốt đời trung thành với Hồ Chủ Tịch”. Bọn gác ngục điên cuồng đánh đập anh không biết bao nhiêu trận. Chúng tuyên bố là sẽ đánh cho đến khi anh “từ bỏ lãnh tụ” mới thôi. Hoàng Sơn bộc trực, thẳng thừng nói: “Chúng mày có lột da, xẻo thịt, róc xương thì tao củng không từ bỏ lãnh tụ, tao cũng không ngừng chiến đấu”.

        Trong trận đòn thù đêm 27-3-1961, anh luôn miệng hô khẩu hiệu “Hồ Chủ Tịch muôn năm” cho đến khi tắt thở. Lòng tôn kính vị “Cha già dân tộc” đã nâng anh từ một kẻ giang hồ thành chiến sĩ cách mạng và anh đã đi trọn lẽ sống của mình.

        Ông già Cao Văn Ngọc sinh năm 1897 tại làng An Ngãi, quận Long Điền (tỉnh Bà Rịa, nay là tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), xuất thân là hương quản, tham gia kháng chiến làm thư ký nông hội xã, khi bị bắt chỉ là cơ sở của chi bộ xã, nhưng ông là một trong số những người kiên cường nhất trong cuộc đấu tranh chống ly khai Đảng cộng sản, chống hô khẩu hiệu đả đảo Hồ Chí Minh.

        Bọn cải huấn đã nhiều lần khiêu khích, vì sao ông không là đảng viên mà chống ly khai Đảng cộng sản, ông duyên nợ gì với Hồ Chí Minh mà lại phải chống hô khẩu hiệu? Ông đã hóm hỉnh trả lời: “Cụ Hồ giải phóng cho dân tộc khỏi ách nô lệ, tôi mang cái nợ đó, tôi phải trả suốt đời”.

        Khi chỉ còn vài chục người chống ly khai trong chuồng cọp, không ít người đã dao động, suy tính chuyện sống hay chết thì ông động viên anh em: “Mấy chú là đảng viên, mấy chú được chiến đấu cho lí tưởng cộng sản, được chết cho lí tưởng cộng sản thì còn vinh dự nào hằng”.

        Ông già Cao Văn Ngọc và sau đó là Lưu Chí Hiếu đã được tù chính trị xếp vào hàng những ngôi sao sáng nhất, những con người mà tâm hồn, tư tưởng và phẩm chất sáng trong như viên ngọc quý.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #157 vào lúc: 22 Tháng Bảy, 2017, 04:00:48 am »


        Cam kết quyết tử chống ly khai

        Hơn một tháng sau trận đòn thù, mười người còn lại vẫn chưa gượng dậy được. Kẻ thù tiếp tục đày ải và đánh đập để truy bức, nhanh chóng xóa sổ những “phần tử ngoan cố” cuối cùng.

        Anh Trần Trung Tín đã tuyệt thực đến chết để phản đối đợt khủng bố man rợ này. Anh tuyệt thực được 20 ngày thì Tỉnh trưởng Tăng Tư ra lệnh cúp nước. Anh trút hơi thở cuối cùng vào ngày 13- 8-1961. Lúc hấp hối, bọn cải huấn đem thư của vợ anh ra đọc, lấy hình vợ con vừa gửi đến cho xem, anh nhắm mắt, lặng im, quyết tử để giữ vẹn tấm lòng trung với Đảng với Bác Hồ, để lên án, ngăn chặn tội ác kẻ thù.

        Cái chết của Trần Trung Tín đã chấm dứt đợt khủng bố ghê rợn của địch. Chúng mở cửa chuồng cọp, cho 9 người còn lại ra sân chơi, tắm giặt, ăn uống bình thường.

        Kẻ địch đã ngỏ cửa, hạ thấp điều kiện đến tận cùng hòng thanh toán những can cứu chống ly khai ngoan cố nhất bằng các thủ đoạn lừa lọc. Ai khai bệnh là chúng đưa đi bệnh xá ngay, cho chữa trị dài ngày, không động đến chuyện ly khai, không bắt kí kiến nghị, hô khẩu hiệu như trước. Bọn cải huấn không đề cập đến hai từ “ly khai” nữa mà xúm vào vận động những người còn lại ra bệnh xá trị bệnh để chúng “đóng cửa chuồng cọp, dùng vào việc khác”.

        Ngày 8-8-1961, anh Nguyễn Đình Đông xin ra bệnh xá điều trị.

        Ngày 21-8-1961, anh Nguyễn Văn Điển cũng chấp nhận ra bệnh xá.

        Việc ra đi của Nguyễn Đình Đông và Nguyễn Văn Điển khiến những người còn lại phải lượng sức chiến đấu của mình, của đồng đội. Trong đợt địch ngưng khủng bố, bảy người còn lại đã thảo luận về hai nguy cơ đặt ra lúc ấy là cái chết và sự ly khai. Nếu người cuối cùng trong họ không chết tại Chuồng Cọp mà ly khai thì có nghĩa là cuộc đấu tranh trong chống ly khai cộng sản trong gần sáu năm qua hoàn toàn thất bại. Bảy người còn lại là những “hạt gạo cội” trên sàng, là ngọn cờ cho hàng ngàn người tù chính trị đang vươn lên phục hồi khí tiết.

        Theo báo cáo của đồng chí Nguyễn Đức Thuận tại Trung ương Cục khi được trả tự do (5-1964), Nguyễn Đức Thuận, người có cương vị lãnh đạo cao nhất trước khi bị bắt đã trao đổi với Phan Trọng Bình rồi đưa ra chủ trương “Nhượng bộ một phần trăm để cứu mạng sống”.

        Lưu Chí Hiếu là người phản đối đầu tiên. Anh lết đến gặp Nguyễn Đức Thuận và Phan Trọng Bình tại sân tắm nắng trước cửa chuồng cọp nói:

        - Các anh bàn gì thì bàn, nhưng đừng bàn chuyện ly khai Đảng, đừng quyết định cho tôi ly khai, tôi không đi đâu.

        Anh còn nói với mọi người rằng:

        - Đảng dạy chúng ta chiến đấu chứ không dạy chúng ta đầu hàng, dẫu chúng ta có hy sinh đến người cuối cùng thì thời gian và lịch sử sẽ báo cáo lại với Đảng, với Bác. Không thể ly khai được. Ly khai là làm sai tiếng nói lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng ta. Ly khai là cướp không xương máu của những người đã hi sinh.

        Sau Lưu Chí Hiếu, các anh Nguyễn Minh, Lê Văn Một, Phạm Quốc sắc cũng phát biểu ý kiến, bày tỏ lập trường quyết tử chống ly khai. Anh Huỳnh Văn Khi đã cấm khẩu từ tháng trước, lúc đó cũng phều phào nói với Nguyễn Đức Thuận: “Các anh sao tôi vậy”.

        Cuộc thảo luận trong những ngày ngắn ngủi giữa hai đợt khủng bố trở thành một đợt sinh hoạt chính trị vô cùng quan trọng, góp phần củng cố lập trường quan điểm cho bảy chiến sĩ kiên cường. Họ không nhượng bộ một phần trăm nào nữa mà cam kết cùng nhau Quyết tử chống ly khai với tinh thần tự lực chiến đấu, còn một người cũng chiến đấu, trong bất kì hoàn cảnh nào đều phải chống ly khai, chống tố cộng, chống chào cờ, bảo vệ bằng được khí tiết của người cách mạng, bảo vệ lý tưởng cộng sản, bảo vệ uy tín của Đảng, của Bác Hồ kính yêu.

        Lưu Chí Hiếu đã thể hiện nối bật bản lĩnh của người cộng sản trong lần quyết định vận mệnh cuộc đấu tranh ly khai vào lúc hiểm nghèo.

        Cam kết Quyết tử chống ly khai giống như một nghị quyết quan trọng nhất mà sau sáu năm với biết bao tổn thất hy sinh, những người tù chính trị đã có được.

        Cam kết Quyết tử chống ly khai là lời tâm huyết của bảy con người đã sức cùng lực kiệt, đã chết đi sống lại hàng trăm lần trong đọa đày cùng cực. Họ đang chết dần, chết mòn từng phần, từng phần trên cơ thể để rồi hội tụ tất cả tinh hoa, khí phách anh hùng của chính mình và của đồng đội mình đã ngã xuống, tận hiến cho cuộc đấu tranh bảo vệ lý tưởng cộng sản quyết liệt nhất trong lao tù.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #158 vào lúc: 22 Tháng Bảy, 2017, 04:01:20 am »


        Bảy thân hình tiều tụy xiết chặt tay nhau trước dãy chuồng cọp. Họ ôm hôn, vĩnh biệt nhau. Từ giờ phút ấy, không ai còn thuộc về mình nữa. Họ đã tự nguyện đi vào cõi vĩnh hằng để gieo mầm cho lý tưởng cộng sản chiến thắng ngay trong ngục tù đế quốc.

        Trong số bảy người, tình trạng sức khoẻ của anh Huỳnh Văn Khi là bi đát nhất. Huỳnh Văn Khi tự Nguyễn Văn Chỉ, sinh năm 1917 tại xã An Phước, quận Long Thành, tỉnh Biên Hòa (nay thuộc tỉnh Đồng Nai). Trận đòn thù đêm 27-3-1961, anh bị gãy 11 xương sườn, 2 xương quai sanh, mang thêm chứng kiết lỵ mãn tính. Hơn ba tháng ròng anh chỉ ngồi bó gối cạnh thùng cầu tiêu. Khi tấm thân tàn phế không còn lết được trên hai cánh tay gầy guộc nữa, địch khiêng Huỳnh Văn Khi ra bệnh xá (5-9-1961), đưa anh và những người bệnh nan y về đất liền rồi trả cho vợ anh một nắm da bọc xương chỉ còn thoi thóp thở. Đội ngũ chống ly khai còn lại 6 người.

        Mùa đông năm 1961, địch xối nước nhiều hơn. Có đêm, chúng còn múc cả phân, nước tiểu, nước dơ, dầu nhớt xối xuống người các anh. Những trận đòn không kỳ hạn cùng cơm gạo trắng với mắm thối làm suy sụp nghiêm trọng cơ thể sáu ngọn cờ chống ly khai còn lại. Mạng sống của sáu người mong manh, lay lắt. Thấy Lưu Chí Hiếu ói ra máu mỗi ngày vài lần, địch tăng cường khủng bố hòng buộc anh hoặc là chết, hoặc ly khai.

        Lưu Chí Hiếu đã chọn con đường quyết tử chống ly khai. Anh tuyên bố với bọn ác ôn chuồng cọp rằng, nếu còn tiếp tục hành hạ, truy bức tư tưởng tồi tệ kiểu này thì anh sẽ đập đầu chết ngay tại chuồng cọp. Bọn ác ôn điên cuồng tấn công. Đêm 24-12-1961, chúng xối xuống đầu anh 44 thùng nước. Anh hy sinh ngay trong đêm Chúa giáng sinh.

        Lưu Chí Hiếu sinh năm 1913 ở làng Hương Cát, nay là thôn Hương Cát, xã Trực Thành, huyện Nam Ninh, tỉnh Nam Hà. Cha mẹ mất sớm, anh được người chú ruột nuôi dưỡng, cho học nghề thợ giày rồi lưu lạc từ Hải Phòng lên Hà Nội, sau đó vào Sài Gòn, tham gia phong trào Thanh niên Tiền phong (1945), rồi Ban công tác 4 (1946), Tiểu đoàn quyết tử Sài Gòn (1951), bị bắt ngày 6-7-1955, đày ra Côn Đảo (1957). Lưu Chí Hiếu là người chống ly khai cuối cùng hy sinh tại chuồng cọp.

        Cái chết oanh liệt của Lưu Chí Hiếu đã chặn đứng đợt khủng bô của kẻ thù. Cuộc đời chiến đấu của Lưu Chí Hiếu, của ông già Cao Văn Ngọc và những đồng chí đã ngã xuống trong chuồng cọp Côn Đảo là những bản anh hùng ca bất diệt.

        “Vũ lực không thể thắng được trái tim những người cộng sản”. Đại úy Bùi Văn Tám, phụ tá Tỉnh trưởng Côn Đảo đã một chân quỳ, một chân co trước cửa chuồng cọp mà nói với năm anh: Nguyễn Đức Thuận, Phan Trọng Bình, Phạm Quốc sắc, Nguyễn Minh, Lê Văn Một vào buổi sáng 11-1-1962 như vậy, khi chúng đã hoàn toàn bất lực, không thể khuất phục được các anh.

        Toàn thể tù chính trị đã tôn vinh các anh là Năm 

        Anh - Năm ngồi sao sáng. Nhiều người tôn vinh các anh là Năm vị anh hùng dân tộc.

        Tròn 5 năm kể từ chuyên lưu đày tù chính trị đầu tiên ra Côn Đảo (11-1-1957), kẻ thù đã thực hiện tất cả những thủ đoạn thâm độc nhất, tàn bạo nhất nhưng không khuất phục được trái tim và khối óc của những người cộng sản kiên cường. Năm trăm người đã ngã xuống nhưng năm người còn lại cuối cùng vẫn giương cao ngọn cờ quyết tử chống ly khai. Họ tồn tại như một chiến lũy của chủ nghĩa cộng sản giữa sào huyệt kẻ thù, giữa bốn bề nanh vuốt khủng bố của một chế độ chống cộng cực đoan và tàn bạo nhất.

        Năm Anh còn phải chịu đựng nhiều trận đàn áp từ chuồng cọp, về Phú Lợi và trở lại Côn Đảo, song kẻ thù đã chịu thua, không còn truy bức tư tưởng, cưỡng ép li khai đối với năm Anh. Sau khi Ngô Đình Diệm đổ, năm Anh được trả tự do. Kinh nghiệm chiến đấu và chiến thắng của năm Anh được toàn thể tù chính trị Côn Đảo học tập và noi theo, vươn lên trong cuộc đấu tranh bảo vệ khí tiết.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #159 vào lúc: 22 Tháng Bảy, 2017, 04:02:03 am »


        Trại II - “Trại quốc gia” và những quan điểm đấu tranh

        Trại I - Trại cộng sản, Trại chống ly khai là ngọn cờ, là đỉnh cao phong trào đấu tranh bảo vệ khí tiết của tù chính trị Côn Đảo. Bên cạnh đó, tù chính trị Trại II cùng tham gia cuộc đấu tranh bảo vệ khí tiết với những mức độ và hình thức khác nhau.

        Nhân số Trại II tính đến tháng 12-1957 có 1.642 người, trong đó có 59 nữ, gồm đủ các thành phần: các giáo phái Hòa Hảo, Cao Đài, Bình Xuyên; thường dân bị tình nghi là cộng sản; nhân viên chính quyền Diệm do mâu thuẫn nhau mà phải ở tù và một bộ phận là tù chính trị. Ngụy quyền gọi Trại II là “Trại quốc gia”, nơi giam giữ những người đã ly khai cộng sản, quy thuận “chánh nghĩa quốc gia”, chịu học tố cộng.

        Một số tài liệu trước đây, trong đó có tác phẩm Bất Khuất của Nguyễn Đức Thuận đã đánh giá không đúng về tù chính trị Trại II, cho rằng những người đã ly khai là đầu hàng, phản bội. Thật ra, không kể số tù giáo phái, chỉ có một số ít tù chính trị thuộc loại khuất phục, đầu hàng, còn đại bộ phận là do sức chịu đựng yếu và có những quan điểm khác nhau về mức độ và phương pháp đấu tranh.

        Một quan điểm cho rằng đấu tranh trực diện như Trại I là quá tả, khi đã thất thế sa cơ, nằm trong tay giặc thì không thể chống lại bộ máy bạo lực khổng lồ. Chống là chết, mà chết hết thì còn ai tranh đấu. Nay cứ tạm chịu điều kiện của địch, sau được thả về sẽ hoạt động trở lại. Số người theo quan điểm này không nhiều, và sau đó, họ đã nhận thức được cuộc sống của người chiến sĩ cách mạng bao giờ cũng gắn liền với phẩm chất chính trị. Nếu dễ dàng chấp nhận điều kiện của kẻ thù thì họ sẽ bôi đen, bị đẩy tới con đường phản bội hoặc bị vô hiệu hóa.

        Một quan điểm khác cho rằng cán bộ đảng viên phải bám sát quần chúng mà lãnh đạo. Trình độ giác ngộ và ý chí đấu tranh của quần chúng có hạn nên không thể nêu khẩu hiệu đấu tranh ở mức độ cao. Đảng viên phải hòa mình trong phong trào mà dẫn dắt quần chúng từng bước từ thấp lên cao. Song thực tiễn tranh đấu của Trại I cũng đã chỉ ra câu trả lời đúng đắn. Ngọn cờ chống ly khai của những chiến sĩ tiên phong Trại I là ngọn cờ, là ánh sao chỉ đường cho Trại II và toàn thể tù chính trị noi theo.

        Quan điểm thứ ba, là khi chưa cần thiết, chưa bộc lộ lực lượng. Người cộng sản ở đâu cũng phải tổ chức và tranh đấu, với tất cả các hình thức từ thấp đến cao. Những người theo quan điểm này là nòng cốt trong các cuộc đấu tranh của tù nhân Trại II lúc ấy.

        Trình độ giác ngộ và tinh thần chiến đấu của mỗi người đều có sự khác biệt, bởi thế, trước những thủ đoạn khủng bố ác liệt của kẻ thù, sự phân hóa về quan điểm đấu tranh trong lực lượng tù chính trị là không tránh khỏi, thậm chí không loại trừ tư tưởng cầu an ẩn chứa trong những quan điểm ấy. Tuy nhiên, mặt trận tranh đấu trong tù không loại trừ hình thức, mức độ đấu tranh nào, không loại trừ việc tập hợp lực lượng rộng rãi, kể cả những người cầu an, cả những người chỉ đủ sức tham gia những hình thức đấu tranh ở mức độ thấp.

        Ngày 7-7-1957, kỷ niệm 3 năm chấp chánh của chính quyền bù nhìn, địch bắt tù nhân Trại II ký kiến nghị ủng hộ Ngô Đình Diệm, bôi nhọ Chính phủ Hồ Chí Minh. Theo Báo cáo ngày 29-7-1957 của Quản đốc Bùi Văn Năm, có 422 trong tổng số 1.375 tù nhân chống kiến nghị. Đây là cuộc đấu tranh chính trị đầu tiên của tù chính trị Trại II. Đợt chống kiến nghị phản động khẳng định rằng một bộ phận tù chính trị ở Trại II đả xác lập cuộc đấu tranh bảo vệ khí tiết với hình thức, mức độ, và trình độ nhận thức của họ lúc đó.

        Tháng 5-1958, ngụy quyền tổ chức học tập bản “Tuyên cáo 6 điểm” ngày 26-4-1958 của Ngô Đình Diệm. Sau gần 2 tháng học tập, ngày 6-6-1958, địch bắt tù chính trị Trại II ký kiến nghị ủng hộ tuyên cáo của Ngô Đình Diệm để trắc nghiệm tư tưởng. Ngày đầu chúng thu được 705 chữ ký, còn 908 người không ký. Địch tăng cường khủng bô, rún ép, vớt vát thêm được 232 người chịu kí. Phúc trình không số của công an biệt phái Nguyễn Văn Hòa ngày 6-6-1958 đã xếp những người này vào diện kém tinh thần ký kiến nghị. Tất cả bị biệt giam, cấm cố trong các phòng 1, 2, 3. Một thời gian sau, 352 người không chịu nổi cảnh cấm cố phải xin ra, còn 324 người, kiên quyết chống bản kiến nghị phản động.

        Cũng trong bản phúc trình nói trên, địch phát hiện số can cứu không kí kiến nghị ngày 7-7-1957 và ngày 6- 6-1958 “Hầu hết là người miền Trung, họ có tổ chức kết cấu từ tỉnh để tranh đấu mọi hình thức khi cần thiết”.

        Địch phát hiện khá chính xác. Chuyến lưu đày tù chính trị miền Trung ngày 17-5-1957 ra Côn Đảo địch đưa thẳng về Trại II giam vào 5 phòng, trong một tuần lễ, chúng chưa đặt điều kiện gì. Đoàn gồm 409 tù chính trị (12 nữ) thuộc các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam - Đà Nẵng, Quảng Ngãi.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM