Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 01:23:47 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử nhà tù Côn Đảo 1862 - 1975  (Đọc 49466 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #140 vào lúc: 18 Tháng Bảy, 2017, 10:00:52 am »


        Trong thời gian soát xét, địch phát hiện được tập thơ Lửa Sống do một nhóm Thiếu nhi cứu quốc1chuyền tay nhau xem. Đó là tập thơ chọn lọc của tù nhân, do Hội văn nghệ tù nhân Côn Đảo ấn hành. Rô lăng, con gái gácdang Đờlacóoc (Delacor), bí danh là Xuân Lan, bị bắt lên Sở Cò cùng tập thơ. Rôlăng khai Pônlét, Pônlét khai Đào Ngọc Minh, Minh khai lượm được ở giếng nước.

        Hậu quả là 7 người tù làm bồi bếp quanh khu vực giếng nước bị bắt: Huỳnh Phò (C.12170), Phạm Văn Hỷ (C.12187), Hàn Giang Nguyên (C.12720), Ngô Minh Sơn, hòang Đình Hồ, Lê Văn Rô và Ré. Các anh bị tra tấn, trấn nước, quay điện nhiều lần nhưng không ai khai báo gì về việc tổ chức, tuyên truyền cho nhóm Thiếu nhi cứu quốc cũng như các chủ trương của Liên đoàn.

        Địch tiếp tục lục soát bắt được chỉ thị, thông tri của Liên đoàn và của Ủy ban kháng chiến hành chánh Côn Đảo ở khu thợ hồ và một số khu khác. Chúng cũng biết được phần nào chủ trương và sự chuẩn bị của ta, nhưng không vì thế mà ta dừng cuộc đấu tranh lại.

        Ngày 30-7-1954, trung tướng Gilô (Gilót), thanh tra các trại tù binh, ra nắm tình hình tại Côn Đảo. Theo sự chỉ đạo của Ủy ban kháng chiến hành chánh Côn Đảo, anh Vũ Hạnh đã đưa đơn tranh đấu, tố cáo sự hà khắc của chúa ngục ở Trại tù binh; đồng thời yêu cầu Bộ tổng tư lệnh Pháp can thiệp, trao trả toàn bộ tù nhân Côn Đảo về cho Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa; thực hiện đúng điều 21 Hiệp định Giơnevơ và những cam kết ở Hội nghị Trung Giã về việc cải thiện chế độ tù binh, tù chiến tranh. Gilô nhận đơn và khiển trách tên quan ba bác sĩ ở đảo cùng tên quan hai Gácđét, trưởng trại tù binh.

        Tối 30-7-1954, toàn đảo tổ chức lễ phát động tranh đấu, đọc mệnh lệnh của Ủy ban kháng chiến hành chánh Côn Đảo. Sáng 31-7-1954, các khám tù nhất loạt đưa đơn và không ra điểm danh đi làm. Anh Trịnh Văn Hà, Tổng đại diện của tù án đã gửi hai đơn cho Bộ tư lệnh Pháp và Ủy hội quốc tế, yêu cầu xóa bỏ án tiết; nhìn nhận là tù chiến tranh; thực hiện đúng quy chế tù chiến tranh. Kèm theo đó là bức thư gửi Giám đốc Côn Đảo trình bày rõ nội dung và hình thức tranh đấu của tù nhân.

        Giám đốc Côn Đảo nhận đơn. Y rất ngạc nhiên vì cho đến lúc ấy, y chưa được thông báo gì về nội dung Hội nghị Trung Giã và Hiệp định Giơnevơ. Tuy vậy, Blăng cũng trả lời tù nhân ngày trong buổi sáng ấy:

        - Vấn đề chính trị phạm còn chờ cấp trên nghiên cứu giải quyết.

        - Thường phạm thì không có gì thay đổi.

        - Tù nhân phải tiếp tục làm việc bình thường. Hôm nay (thứ 7, ngày 31-7-1954) đã lỡ, thứ hai phải đi làm.


        Ngày 2-8-1954, không một ai đi làm. Giám đốc nhà tù ra lệnh phạt tất cả theo chế độ xà lim, nghĩa là chỉ cấp 500gr gạo mỗi người, mỗi ngày, ăn cơm nhạt, uống nước lã và cấm cố, không được ra chơi tắm rửa.

        Ở Sở Rẫy Chuồng Bò, chúng nhốt tới 118 người trong một khám. Tuyên bố của Blăng về số phận tù tư pháp (thường phạm) không có gì thay đổi làm cho tù tư pháp hoang mang. Trước sự dọa dẫm, cưỡng phạt của Blăng, 46 tù tư pháp ở các Sở Lò Vôi, Sở Rẫy An Hải đã nhảy ra đi làm. Địch bóp nghẹt đời sống, kiểm soát gắt gao để chặn đứng mọi thông tin. Ngày 4-8-1954, Giám đốc Côn Đảo chỉ thị cho Sở Kho Bạc lập danh sách tù nhân, phân loại tù chính trị và tù tư pháp.

        Giữa lúc tù tư pháp hoang mang cao độ thì Thường vụ Đảo ủy ra chỉ thị khẳng định quyết tâm đến cùng đế hủy bỏ hết án tiết, buộc địch công nhận tất cả là tù chiến tranh, nêu thêm khẩu hiệu trao trả toàn bộ tù nhân Côn Đảo về cho Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

        Để biểu lộ thái độ chiến thắng, hiên ngang, Tổng đại diện tù binh và Tông đại diện tù án đã gửi nhiều thư cảnh cáo Giám đốc về những hình phạt vô lý đối với tù nhân. Đồng thời gửi đơn, thư cho Ủy ban quân sự hỗn hợp, Ủy hội quốc tế và Bộ Tổng tư lệnh Pháp tố cáo những hành vi dã man của bọn cầm quyền Côn Đảo, đòi thực hiện đúng quy chế tù binh, tù chiến tranh và đòi trao trả hết cho Chính phủ Hồ Chí Minh.

        Ngày 14-8-1954, tại Ủy ban liên hợp 2 bên, đại diện Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam và đại diện Bộ Tổng tư lệnh quân đội Liên hiệp Pháp ở Đông Dương đã ký kết quy ước phóng thích và trao trả tù binh, tù chiến tranh, nội dung chính gồm các điểm:

        - Hai bên thông bảo cho nhau ngay số lượng tổng quát tù binh và thường dân mà mình giam giữ.

        - Người bị bắt ở chiến trường nào thì trao trả ở chiến trường đó.

        - Cam kết trao cho nhau danh sách toàn bộ tù binh và thường dân mỗi bên giam giữ, chậm nhất là vào ngày 20-8-1954.

        - Sau khi trao đổi danh sách, sẽ bắt đầu tiến hành trao trả.

-------------------
        1. Con của các giám thị người Việt được Liên đoàn tù nhân kháng chiến Côn Đảo giác ngộ và tổ chức.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #141 vào lúc: 18 Tháng Bảy, 2017, 10:06:07 am »


        Ngay hóm đó, Pháp thông báo cho ta biết, họ giam giữ 7.350 tù binh; 18.350 tù chính trị và tình nghi, 37.900 dân thường1. Con số này còn quá ít so với thực tế, trong đó lại chưa nói tới số tù chính trị mà chúng giam ở Côn Đảo và Chí Hòa.

        Cũng trong ngày 14-8-1954, Pháp cho máy bay thả dù xuống Côn Đảo 12 hòm lương thực, thực phẩm và một hòm văn kiện liên quan đến việc lập danh sách trao trả. Cho đến lúc ấy, Giám đốc Côn Đảo mới được biết nội dung của danh từ “câu lưu dân sự” ghi trong mục b điều 21 của Hiệp định là “tất cả những người đã tham gia bất cứ dưới hình thức nào vào cuộc đấu tranh võ trang và chính trị giữa đôi bên, và vì thế mà đã bị bên này hay bên kia bắt và giam giữ trong khi chiến tranh”. Giám đốc Côn Đảo phàn nàn rằng văn bản Hội nghị không bàn gì đến tù tư pháp mà đại diện tù nhân lại căn cứ vào Hội nghị đề đòi trao trả toàn bộ tù nhân (kể cả tù tư pháp).

        Ngày 16-8-1954, Giám đốc trả lại sinh hoạt bình thường cho tù nhân sau 2 tuần phạt vô lý. Giám đốc cũng cho Sở Kho Bạc lập danh sách những người từng bị câu lưu tại các trại P.G và PIM; những người bị xử tại các tòa án Pháp, những người mà án tiết có dính dáng ít nhiều đến hoạt động của kháng chiến. Trong khi lập danh sách, Giám đốc Côn Đảo vẫn không hiểu ra thế nào là “câu lưu chính trị” (Internés politiques). Theo hắn, chỉ có phạm nhân, tội phạm chính trị (Condamnés politiques). Sau nhiều lần điện về Sài Gòn hỏi, danh sách mới được hòan thành.

        Thời ăn cướp và kết án bậy của thực dân Pháp ở Việt Nam đã vĩnh viễn qua đi. Nhân dân Việt Nam đã nói lời cuối cùng với chủ nghĩa thực dân Pháp bằng chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu bốn biến, bằng Hiệp định Giơnevơ chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Giờ đây, những người tù Côn Đảo cũng nói lời cuối cùng với chúng bằng cuộc đấu tranh quy mô nhất trên toàn đảo để hủy bỏ những bản án phi pháp của chúng.

        Ngày 20-8-1954, thực dân Pháp đưa 512 tù binh quê ở Bắc Bộ và Trung Bộ xuống tàu về trao trả tại đất liền. Đảo ủy và Ủy ban kháng chiến hành chánh Côn Đảo đã giao cho đoàn tù binh 3 nhiệm vụ:

        1. Trình bày về cuộc tranh đấu của tù nhân Côn Đảo với chính phủ, với Ủy hội trung lập quốc tế để yêu cầu Bộ Tổng tư lệnh Pháp gấp rút giải quyết.

        2. Tố cáo những hành vi dã man của thống trị Côn Đảo để chặn đứng sự tàn bạo của chúng.

        3. Vận động ủng hộ cuộc đấu tranh tại Côn Đảo.


        Trước khi rời đảo, đại diện đoàn tù đã đến viếng mộ Lê Hồng Phong, Võ Thị Sáu, Nguyễn An Ninh và các liệt sĩ ở Nghĩa trang Hàng Dương. Đoàn tù binh mang theo toàn bộ danh sách của tù án và những người còn ở lại, chép thành nhiều bản làm cơ sở đòi chúng phải trao trả hết. Hai tài liệu Bản án xâm lược PhápTám năm tội ác của Pháp tại Côn Đảo cũng được in bột thành nhiều bản đem về tố cáo2. Bí thư Đảo ủy Nguyễn Văn Thi về chuyến ấy đã đem theo khóa mật mã để thông tin ra đảo qua buổi phát thanh đọc chậm của Đài tiếng nói Việt Nam và Đài phát thanh Nam Bộ.

        512 tù binh trên đường về được phiên chế thành một tiểu đoàn chiến đấu. Tổ tham mưu quân sự vạch ngay một phương án cướp tàu bằng chiến thuật tay không bắt địch của đội quân ngầm, trong trường hợp địch có âm mưu thủ tiêu tù nhân. Tàu đến địa phận miền Trung vào ngày 22-8-1954. Một tù nhân cao hứng treo ngay là cờ đỏ sao vàng phía lái tàu. Tàu tuần viễn Vulcain số 656 của Pháp phát hiện ra cờ Việt Minh treo trên tầu Taurus nên chúng đã dọa bắn đại bác nếu không dừng lại. Tên thuyền trưởng tàu Taurus đã dừng tàu, hạ cờ, giam tất cả tù nhân xuống hầm tàu rồi mới tiếp tục hải trình.

        Ngay dưới hầm tàu, theo sự chỉ đạo của anh Hồng Vũ, Thường vụ Đảo ủy, anh Vũ Hạnh đã thảo ngay một lá đơn gửi Ủy ban quốc tế và Ủy ban liên hợp Pháp - Việt tố cáo sự đày ải đoàn tù trên đường về; yêu cầu Ủy ban can thiệp thả ngay 81 tù binh còn bị giam ở Banh III và 1.659 tù án ở Banh II. Đơn viết bằng tiếng Việt, kèm một bản sao bằng tiếng Pháp và một bản sao tiếng Anh. Lá đơn cùng với nhiều tài liệu tố cáo khác đã được trao cho đại diện Ủy ban liên hợp quân sự 2 bên và Ủy ban quốc tế ngay khu làm thủ tục trao trả tại Sầm Sơn (Thanh Hóa). Đoàn tù đã cởi hết quần áo nhà tù Pháp, ném trả cho chúng rồi giương cao biểu ngữ, ảnh Bác, cờ đỏ sao vàng bước lên đất liền trong sự chào đón của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Thanh Hóa.

------------------
        1. Lê Minh Nghĩa - Ghi lại một số điểm về những ngày tham gia cuộc đấu tranh đòi thi hành Hiệp định Giơnevơ 1954 về Việt Nam. Tài liệu lưu trữ của Viện Lịch sử Đảng.

        2. Hai bản tài liệu này còn được lưu giữ ở Ban quản lý khu di tích lịch sử Côn Đào.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #142 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2017, 08:33:25 am »


        Ở Côn Đảo, sau khi tù binh xuống tàu, trong sở tù án có người lo ngại, cho rằng lực lượng đấu tranh yếu đi, nhà tù dễ dàng đàn áp. Tù tư pháp thì tuyệt vọng vì không có khả năng được giải quyết. Ngày 21-8-1954, tàu Edinond Papin chở hàng tiếp tế đến Côn Đảo. Giám đốc đưa 70 lính và gần hai chục gácdang vào Banh II bắt tù nhân đi dọn tàu. Tù nhân Sở Lưới kiên quyết không đi. Địch bắn 18 quả lựu đạn cay, phun nước rồi xông vào đánh đập dã man. Đánh nát hết roi mây, chúng khiêng cả thùng rượu chát (đựng nước uống) quật lên đầu khối tù đang câu tay chịu đòn. Tất cả 68 tù nhân Sở Lưới đều bị thương tích, 30 người bị thương nặng, 3 người bị nguy kịch đến tính mạng.

        Cũng trong cuộc đàn áp ấy, Khám 4 cũng bị bắn 4 trái lựu đạn cay. Khu biệt lập bị đàn áp nặng vì có Tổng đại diện tù án ở đó, địch xem là Khu đầu não chỉ đạo đấu tranh. Các khu ở Chỉ Tồn như hòang Sâm, Bắc Sơn, Lê Duẩn cũng bị đàn áp nặng để cưỡng bức nhân công. Anh Trịnh Văn Hà đã thảo 2 văn bản số 08-NC gửi ủy hội quốc tế và số 09-NC gửi Ủy ban liên hợp Pháp - Việt tố cáo cuộc đàn áp dã man trên 7. Viên quan ba bác sĩ ở đảo cũng xác nhận là có 40 người bị thương nặng phải đưa ra nhà thương sau trận đàn áp.

        Ngay trong đợt đấu tranh, Ủy ban kháng chiến hành chánh Côn Đảo đã cấp giấy khen cho hàng chục người có thành tích xuất sắc. Giấy khen cấp cho ông Đặng Văn Chuyết, khu Bắc Sơn, do Chủ tịch UBKCHC Côn Đảo Trần Quôc Minh ký ngày 10-8-1954 đã xác nhận thành tích “tận tụy công tác, xung phong gương mẫu, tinh thần vững vàng trong suốt cuộc đấu tranh”. Nhiều anh em làm công tác liên lạc văn thư, trật tự, xã hội và Ban chấp hành tù nhân ở các khu cũng được khen thưởng. Anh Trần Đình Việt tự Cao Văn Tám, toán trưởng liên lạc được Đảo ủy chuẩn y kết nạp Đảng ngày 19-8-1954 và tuyên bố chính thức ngay hôm đó.

        Ngày 23-8-1954, lấy cớ hết củi, bọn chúa ngục không cho ăn cơm mà phát cho mỗi tù nhân 50gr gạo sông. Tình hình rất căng, tù nhân kiên quyết đình công đến cùng để đòi giải quyết yêu sách. Riêng việc làm củi và dọn tàu, Đảo ủy đồng ý là nếu nhà tù muốn làm thì phải điều đình với Tổng đại diện của tù nhân. Blăng không thừa nhận và không điều đình với tổng đại diện. Tình hình này kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của toàn bộ Côn Đảo, kể cả gác ngục, binh lính, công chức và tù nhân. Từ ngày 28-8-1954 chúng bỏ đói toàn đảo.

        Tình hình khá căng thẳng cho cả hai phía, sau cùng, hai bên đều đi đến nhượng bộ, thỏa thuận chỉ định 5 tù nhân làm thư ký ở Văn phòng Giám thị trương và kho Bạc làm trung gian cho cuộc thương lượng giữa Giám đốc và tù nhân. Kết quả là phía tù nhân đồng ý cho Sở Củi đi làm củi. Người khỏe đi làm, người yếu nghỉ, làm tùy sức. Khu hoàng Sâm (dọn tàu) cũng được phép đi làm tàu khi có tàu ra, dọn hết hàng lại tiếp tục đình công. Phía nhà tù cam kết cho ăn uống và ra sân chơi trở lại; cho người ra ngoài trại lấy rau cải thiện, cho mua hàng, trả lại thư từ, bưu kiện mà chúng còn giữ.

        Ngày 30-8-1954, thực dân Pháp đưa 81 tù binh quê ở Nam Bộ về Sài Gòn trao trả. Còn tù án thì chúng chưa công nhận là tù chiến tranh, chưa nói đến việc trao trả. Đảo ủy đã quyết định đưa cuộc đấu tranh đến mức cao hơn là tuyệt thực. Trong một cuộc đấu tranh dài ngày, sức khỏe và tinh thần anh em đã mệt mỏi nên Đảo ủy chỉ đạo các khám thay phiên nhau, lần lượt tuyệt thực để đủ sức kéo dài thời gian tranh đấu.

        Ngày 4-9-1954, ta đã hòan tất việc trao trả tù binh cho Pháp ở Việt Trì và Nam Bộ, rút ngắn thời gian trao trả ở Nam Bộ trước hạn định 7 ngày. Ta đã trao cho Pháp tổng số hơn 12.000 tù binh và tù chiến tranh, trong đó có 9.247 lính Âu Phi, một tướng, 55 tá, 530 cấp úy. Trong khi đó, Pháp chưa trả hết tù chính trị của ta ở Chí Hòa, chưa trả người tù chính trị nào ở Côn Đảo.

        Cuộc đấu tranh tổng đình công kết hợp với tuyệt thực ở Côn Đảo kéo dài cho đến chiều ngày 9-9-1954. Khi ấy chúa Đảo Blăng mới tuyên bố là quan thầy hắn đã chấp nhận yêu sách của tù nhân, công nhận là tù chiến tranh và trao trả cho Chính phủ Hồ Chí Minh.

        Đại diện Bộ Tổng tư lệnh các lực lượng Liên hiệp Pháp đã trao cho đại diện Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam bản danh sách 1.092 tù chính trị ở Côn Đảo sắp trao trả. Cuộc tống đình công kết hợp với bãi thực ở Côn Đảo đã kết thúc thắng lợi, sau 40 ngày tranh đấu.

        Đây là cuộc đấu tranh dài ngày nhất, quy mô nhất và tổ chức chặt chẽ nhất của toàn thể tù nhân Côn Đảo. Để có được phút giây thắng lợi này, những người tù kháng chiến phải trải qua 9 năm trường kỳ tranh đấu, bất chấp các hình phạt tàn khốc, kể cả cái chết. Trong không khí thắng lợi, tù kháng chiến đã trồng cột cờ trong sân Banh II, buổi sáng ra tập hợp, chào cờ và mở phòng thông tin triển lãm của tù nhân Côn Đảo. Lá cờ đỏ sao vàng của Tổ quốc ngạo nghễ tung bay trên hòn đảo chưa hết ngục tù và chưa hết quân xâm lược.

        Quan tư Blăng lại cho lính đến áp đảo, bắt hạ cờ và bắt anh Trịnh Văn Hà, Tổng đại diện. Tù nhân Banh II kiên quyết không hạ cờ và đấu tranh bằng hình thức ngồi ngoài sân, không chịu vào khám cho đến khi chúng trả Tổng đại diện mới kết thúc.

        Tổng kết cuộc tranh đấu, từ ngày 12 đến 25-9- 1954, Đảo ủy đã chuẩn y đơn xin vào Đảng của 16 người có thành tích xuất sắc trong cuộc đấu tranh 40 ngày.

------------------------
        1. Hồ sơ lưu trữ tại Ban Quản lý Khu di tích lịch sử Côn Đảo.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #143 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2017, 08:34:39 am »


        Những người tù chính trị có tên trong danh sách trao trả được tập trung về Banh I. Trước đó, họ được phát quần áo nhà binh, được cử đại biểu đi viếng mộ liệt sĩ tại Hàng Dương. Chiều 26-9-1954, hơn 1.000 tù chính trị đã xuống tàu về đất liền, 11 tù nhân người Khơme và 4 tù chính trị người Lào được đưa về Sài Gòn, còn lại tất cả được đưa về Sầm Sơn, Thanh Hóa. Ban lãnh đạo đoàn tù án trên đường về trao trả có các anh Đỗ hòang Trừ (quyền Bí thư Đảo ủy), Trần Công Hiệu, Lê Khắc Thành, Trần Khắc Du (Nguyễn Ngọc Cảnh). Anh Trịnh Văn Hà - Tổng đại diện, Lê Văn Thống - Phó tổng đại diện, Nguyễn Trí Tuệ - Trưởng ban an ninh trật tự, hòang Phúc - Phó ban.

        Biết tin tàu Sơn Tây chở tù nhân về Sầm Sơn trao trả, sau đó sẽ ra Hải Phòng chở dân di cư vào Nam, Ban chấp hành Liên đoàn tù nhân đã tổ chức viết hàng trăm truyền đơn tố cáo chế độ thực dân Pháp, kêu gọi đồng bào đừng để chúng lừa bịp, hãy tin tưởng ở Chính phủ Hồ Chí Minh, tích cực đấu tranh cho thống nhất nước nhà. Truyền đơn được để vào chỗ dễ thấy ở ghế và sàn tàu. Một số thủy thủ tàu Sơn Tây cũng nhận giữ và chuyển giao cho đồng bào di cư.

        Sáng ngày 1-10-1954, tàu vào cửa sông Chu (Thanh Hóa), Ban chỉ huy của tù nhân đã chuẩn bị sẵn cờ, ảnh Bác Hồ, khẩu hiệu cách mạng. Theo kế hoạch, khi sà lan cặp bờ, hạ bửng thì đoàn tù sẽ lột hết quần áo tù, trương cờ, khẩu hiệu và ảnh Bác Hồ đi lên.

        Tàu vào gần bờ thì đã thấy hai bên bờ sông, từng đoàn thuyền, rừng người, rừng cờ và biểu ngữ của nhân dân Thanh Hóa đón chờ những người con ưu tú của Tổ quốc. Trong phút xúc động bột phát, một số tù nhân đã tung cờ, khẩu hiệu và ảnh Bác Hồ ngay trên sà lan khi chưa cập bến. Như một phản ứng dây chuyền, chỉ vài phút sau trên boong tàu cũng rợp cờ, khẩu hiệu và ảnh Bác Hồ.

        Tên trung úy thuyền trưởng yêu cầu Tổng đại diện tù nhân phải cho hạ tất cả cờ đỏ sao vàng xuống, nếu không hắn sẽ cho tàu quay ra biển, không trao trả nữa. Tình thế rất căng thẳng. Anh em đã trót trương cờ lên sớm, bây giờ hạ xuống sẽ mất uy thế. Nhiều người đề nghị, đây là đất của ta, có đồng bào của ta, phải đấu tranh, buộc chúng phải quay tàu vào trao trả. Thấy tù nhân không hạ cờ, tên tuyền trưởng cho tàu dừng lại và từ từ lùi ra. Các anh Đỗ hòang Trừ, Trần Công Hiệu, Trần Khắc Du hội ý chớp nhoáng rồi ra lệnh cho anh em, ai biết bơi thì nhảy xuống biển, bơi vào bờ. Thế là nhiều tù nhân đã nhảy ào ào xuống biển, tiếng hò la phản đối náo động cả boong tàu. Thuyền trưởng phải cho tàu dừng lại và quay mũi vào bờ. Trong khi đó, thuyền của nhân dân Thanh Hóa đã lao ra vớt những người dưới biển. Có người đã ngất ngay trên thuyền. Các anh Tính, Phụng, Cá đã chìm hẳn trên dòng sông Chu.

        Tàu vừa cặp bờ, đoàn tù chính trị cởi bỏ tất cả quần áo mà chúng mới phát, quăng xuống biển trước khi bước chân lên đất mẹ. Mỗi người chỉ còn chiếc quần cộc, ở trần, hô vang các khẩu hiệu:

        - Đả đảo thực dân Pháp!

        - Đả đảo Nhà tù Côn Đảo dã man!

        Các anh trong Đảo ủy đem theo cả con dấu và danh sách các đảng viên, có nhận xét chi tiết trong thời kỳ sinh hoạt tại đảo và giấy giới thiệu để giới thiệu từng người về giao cho Trung ương và các Đảng bộ địa phương. Song những cuộc chỉnh đốn tổ chức và cải cách ruộng đất sau đó đã làm gián đoạn ý đồ của Đảo ủy. Một số đánh giá sai lầm của Trung ương đối với những người tù kháng chiến đã làm cho Đảo ủy Côn Đảo không thực hiện được đầy đủ trách nhiệm đối với cán bộ, đảng viên của mình.

        Theo Báo cáo của Ban lãnh đạo đoàn tù trao trả đợt tháng 10-1954, ở Côn Đảo, bọn Pháp còn giữ lại 639 tù nhân, trong đó có 169 là tù chính trị. Các anh Vũ Ngọc toàn, Nguyễn Văn Mẹo, Lưu Hùng, Nguyễn Khang, Trương Qua, Trần Bảo Trung... được chỉ định vào cấp ủy mới để lãnh đạo số tù nhân còn lại. Đảo ủy đã nộp cho Trung ương danh sách 169 tù chính trị còn bị giam giữ tại Côn Đảo.

        Trên cơ sở đó, phái đoàn ta đã đưa vấn đề tù chính trị ra Ủy ban quốc tế để đấu tranh. Ta yêu cầu úy ban quốc tế cử một tổ ra điều tra tại Côn Đảo với sự có mặt của sĩ quan liên lạc hai bên. Anh Đỗ hòang Trừ, nguyên là quyền Bí thư Đảo ủy, được trao trả chuyến 1- 10-1954, được cử làm sĩ quan liên lạc với quân hàm đại úy ra điều tra tại Côn Đảo.

        Từ ngày 8 đến ngày 10-11-1954, Tổ điều tra quốc tế đã làm việc tại Côn Đảo, trực tiếp gặp gỡ điều tra hơn 600 tù nhân còn lại và tìm được 130 tù chính trị đang bị giam giữ trái phép.

        Sau đợt đấu tranh ấy, thực dân Pháp đã phải trao trả cho ta hai chuyến nữa tại sân bay Gia Lâm vào tháng 12-1954 (75 người); và tháng 3-1955 là (55 người). Ở Côn Đảo vẫn còn lại vài chục tù kháng chiến, do Nguyễn Văn Mẹo là Bí thư chi ủy kiêm Chủ tịch Liên đoàn tù nhân kháng chiến. Các anh đã củng cố tổ chức và tích cực giúp đỡ anh chị em tù chính trị thời Mỹ - ngụy, trong buổi đầu chống tố cộng, chống ly khai. Nhiều năm sau các anh mới mãn hạn, dược trả tự do về vùng tạm chiếm ở Sài Gòn, dưới chế độ Mỹ - Diệm.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #144 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2017, 08:36:30 am »

         
Chương bảy

NHÀ TÙ VÀ NGƯỜI TÙ THỜI - MỸ NGỤY

        Bộ máy cai trị tù nhân thời Mỹ - ngụy

        Tháng 3-1955, thiếu tá A.Blanck bàn giao chức Giám đốc quần đảo và đề lao Côn Đảo cho Bạch Văn Bốn, thiếu tá quân đội Sài Gòn, chấm dứt gần một thế kỉ cai trị của thực dân Pháp. Nửa năm sau, Bạch Văn Bốn trở về Phân khu Đông, tham gia đàn áp các phe phái đối lập và phong trào cách mạng, chức Giám đốc nhà tù về tay Trần Văn Thiều, một viên chức hành chính. Trần Văn Thiều chỉ là giải pháp tạm thời. Theo xu hướng quân sự hóa bộ máy hành chính, ngày 6-5- 1956, ngụy quyền Sài Gòn đưa Đại úy bảo an Hồ Chí Thiền ra nhận chức Giám đốc quần đảo và đề lao Côn Đảo, kiêm chỉ huy trưởng liên đội bảo an.

        Tháng 10-1956, ngụy quyền Sài Gòn phân chia lại lãnh thổ Nam Việt Nam, nâng cấp Hải đảo Côn Sơn thành tỉnh Côn Sơn (Sắc lệnh 147-NV ngày 24-10-1956). Thiếu tá Bạch Văn Bốn được cử làm Tỉnh trưởng đầu tiên của “tỉnh tù”. Tỉnh không có quận, huyện, phường, xã, không có các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, chỉ có tù nhân và bộ máy trị tù. Tỉnh trưởng kiêm Chỉ huy trưởng Tiểu khu quân sự. Quản đốc Trung tâm Huấn chính do đại úy bảo an Bùi Văn Năm đảm trách. Từ tháng 9 năm 1958, Tỉnh trưởng kiêm chức Quản đốc Trung tâm Huấn chính.

        Tháng 4 năm 1965 ngụy quyền Sài Gòn ra sắc lệnh 75-NV, bãi bỏ tỉnh Côn Sơn, thiết lập trên quần đảo này một cơ sở hành chính trực thuộc Trung ương, đứng đầu là một sĩ quan quân đội ngụy với chức danh Đặc phái viên hành chánh kiêm Quản đốc trung tâm cải huấn Côn Sơn, chức danh này tồn tại đến ngày cáo chung của ngụy quyền Sài Gòn. Từ tháng 3-1955 đến tháng 4-1975, có 14 đời chúa đảo.

        Tòa hành chánh tỉnh gồm: Văn phòng Tỉnh trưởng, Phòng Nội an, Phòng Hành chánh tổng quát, Phòng Bút toán. Nhiệm vụ của tòa Hành chánh là thảo các văn bản hành chánh, dự trù ngân sách, kế toán, kiểm soát lương bổng, vật liệu, văn phòng phẩm, hộ tịch, an ninh, quốc phòng trên quần đảo.

        Tỉnh có các ty, sở và cơ sở trực thuộc như sau: Ty Ngân khô, Ty Thanh niên, Ty Tiểu học, Trường Trung học, Ty Thông tin, Ty Y tế, Ty Khí tượng, Ty Thủy vận, Ty Kiến thiết, Hạt Nông nghiệp, Nhà máy điện, Hợp tác xã tiêu thụ, Đài Vô tuyến điện, Phòng Viễn thông, Phi trường Cỏ Ống, Ty Công an, Tiểu khu Côn Sơn.

        Thời Pháp, Côn Đảo chỉ có một tên cò (Commissaire de police) làm nhiệm vụ Cảnh sát tư pháp. Tháng 8-1958, Nha Cảnh sát và Công an Nam phần biệt phái 18 nhân viên công an ra giúp việc tại Trung tâm Huấn chính Côn Sơn. Tố chức Công an Côn Sơn lúc đầu gọi là Chi Công an, tháng 6-1960 nâng cấp thành Ty Công an, năm 1971 đổi lại thành Bộ chỉ huy Cảnh sát Quốc gia Côn Sơn, Trưởng ty được gọi là Chỉ huy trưởng.

        Dưới Chỉ huy trưởng có trưởng các phòng: Phòng cảnh sát đặc biệt, Phòng quản trị, Phòng tư pháp, Phòng kỳ thuật, Phòng an ninh cảnh lực, Phòng tâm lý chiến, Cuộc cảnh sát Bến Đầm, Cuộc cảnh sát Cỏ Ống. Nhân viên công an có 16 tên vào tháng 8-1958 đã tăng lên 70 tên vào năm 1971. Khi cần tăng cường lực lượng đàn áp, ngụy quyền Sài Gòn điều động Cảnh sát dã chiến thuộc biệt đoàn 222 từ Sài Gòn ra.

        Việc phòng thủ Côn Đảo sau khi thực dân Pháp rút đi do Bảo an đoàn của ngụy quyền Sài Gòn đảm nhiệm, lúc đầu có một liên đội. Tháng 8-1957, quân số tăng lên một đại đội, 144 tên, có 4 sĩ quan. Năm 1960 lực lượng phòng thủ Côn Sơn có 2 đại đội, quân số 223 tên. Từ năm 1961, quân số trực thuộc Tiểu khu Côn Sơn lên đến một tiểu đoàn gồm Bộ chỉ huy tiểu đoàn 8 tên, một đại đội chỉ huy 60 tên và 3 đại đội chiến đấu, quân số mỗi đại đội là 164 tên. Khi cần tăng cường lực lượng phòng thủ hoặc làm áp lực với tù nhân, ngụy quyền Sài Gòn điều động lực lượng lính dù từ Sài Gòn.

        Ngoài lực lượng của Tiểu khu Côn Sơn còn có một bộ phận gần 30 tên ở Đài kiểm báo (Đài 303) trực thuộc Bộ tư lệnh Hải quân ngụy đóng trên núi An Hải, 40 tên Mỹ và chư hầu hoạt động ở Đài LORAN Cỏ Ống trực thuộc Hải quản Mỹ, Đài LORAN làm nhiệm vụ liên lạc với căn cứ quân sự của Mỹ ở khu vực Thái Bình Dương. Đài Kiểm báo kiểm soát toàn bộ hoạt động của tàu thuyền từ ngoài khơi vào Vùng 3, Vùng 4 Duyên Hải. Ngụy quyền chia Côn Đảo thành 3 khu vực phòng thủ:

        - Chi khu A phòng thủ toàn bộ thị xã.

        - Chi khu B phòng thủ từ Cỏ Ống đến Bảy Cạnh.

        - Chi khu c phòng thủ từ Bến Đầm đến ông Đụng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #145 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2017, 08:38:21 am »


        Mỗi chi khu có một đại đội. Riêng chi khu A có thêm Bộ chỉ huy tiểu đoàn và đại đội chỉ huy. Tiểu khu Côn Sơn trực thuộc Bộ tư lệnh quân khu 5 (đóng tại cần Thơ). Năm 1961, phong trào đấu tranh vũ trang phát triển mạnh, địch ráo riết phòng thủ Côn Đảo nhằm ngăn chặn cuộc tập kích từ hai hướng: hướng của Quân giải phóng miền Nam xuất phát từ cửa Đại Ngãi bằng ghe bầu và hướng của Hải quân Việt Nam từ Bắc vào, ngụy trang bằng ghe ngư phủ. Địch nhận xét: "Đối với Việt Cộng, Côn Sơn chưa phải là một mục tiêu quân sự, vì thế Việt Cộng không chiếm Côn Sơn làm căn cứ chiến lược hoặc dùng làm bàn đạp tấn công nội địa. Tuy nhiên, vẫn có nhiều lý do thúc đẩy Việt Cộng đột kích Côn Sơn như: gây tiếng vang trên chính trường thế giới, gieo hoang mang trong đầu óc dân chúng miền Nam, trấn an tinh thần của cán bộ nằm vùng và giải thoát cho 5.000 can phạm".   

        Vì lẽ đó, Tiểu khu Côn Sơn được chuyển thành chế độ Biệt khu trực thuộc Bộ Tổng tham mưu ngụy, Bộ tư lệnh Hải quân ngụy đảm nhiệm tuần tiểu bảo vệ, liên đoàn dù được huy động ứng cứu Côn Đảo khi có sự biến. Ngày 15-11-1961, đại đội 3 thuộc tiểu đoàn 3, liên đoàn dù đã tiến hành tập trận nhảy dù tiếp ứng toạ độ XQ. 708.615 gần thị xã Côn Sơn.

        Sau khi tiếp quản từ tay thực dân Pháp, ngụy quyền Sài Gòn đặt tất cả các đề lao và nhân viên giám thị trực thuộc Bộ Tư pháp (Sắc lệnh 111-NV ngày 21-8- 1956). Sau 2 vụ bạo dộng của tù nhân ở Chí hòa và Tân Hiệp (1956) phải sử dụng lực lượng an ninh quân đội đàn áp, chính quyền Diệm đã giao cho quân đội tiếp nhận các nhà lao cùng toàn bộ nhân viên. Tháng 11- 1958 ngụy quyền Sài Gòn đặt tất cả các nhà lao cùng toàn bộ nhân viên giám thị trở lại thuộc quyền quản trị của Bộ Nội vụ (Sắc lệnh 535-TP). Các nhà lao lúc đó được mang tên khá mị dân là Trung tâm huấn chính Ban đầu, Trung tâm huấn chính Côn Sơn được tổ chức theo hai cấp:

        - Ban Quản đốc Trung tâm Huấn chính là bộ máy cai trị của ngụy quyền gồm Quản đốc, Ban hướng dẫn học tập và tác động tinh thần, Ban Giám thị và Ban khai thác.

        - Ban chấp hành đoàn là tổ chức tự quản của tù nhân, gồm những người tù cam chịu làm tay sai cho địch. Dưới Ban chấp hành đoàn còn có Ban chấp hành toán ở mỗi phòng. Mỗi toán lại được chia thành nhiều nhóm, môi nhóm chia thành nhiều tổ dể quản lí đến từng người tù.

        Năm 1960, ngụy quyền thành lập Trung tâm cải huấn Côn Sơn trực thuộc Nha tổng quản đốc các Trung tâm cải huấn với 2 trung tâm: Trung tâm cải huấn I giam tù câu lưu (không án) và Trung tâm cải huấn II giam tù án. Trung tâm cải huấn I do tên Phạm Sau, Trưởng đoàn cán bộ cải huấn của Nha Tổng Quản đốc các Trung tâm cải huấn biệt phái làm Trưởng trung tâm. Trưởng các trại là hạ sĩ quan quân đội và nhân viên công an biệt phái. Có thời gian, mỗi trại tù câu lưu chúng bố trí cả 3 tên làm đồng trưởng trại (quân đội, công an và cải huấn) để trực tiếp phụ trách các mặt: quản trị tù nhân, duy trì an ninh và cải tạo tư tưởng. Năm 1961, Phạm Sau bị cách chức. Trưởng trung tâm cải huấn I do một sĩ quan quân đội đảm trách.

        Trung tâm cải huấn II do Nguyễn Văn Thà làm Giám thị trưởng, dưới quyền có 62 giám thị cải huấn (số liệu ngày 16-7-1963), trong đó có những tên khét tiếng ác ôn như Lê Văn Khương - Phó giám thị, Lê Văn Tốt - Trường ban an ninh trung tâm cải huấn II, Đỗ Văn Phục - Phó ban an ninh trung tâm cải huấn II...

        Thực dân Pháp rút đi, để lại 3 trại giam chính: Lao I, Lao II, Lao III và nhiều lao phụ. Riêng Lao III có một lao chính, một lao phụ (Annexe du Bagne III), và 2 dãy biệt lập (Chuồng Cọp Pháp). Lao III chính được sửa chửa và sử dụng vào tháng 7-1959 mang tên Lao IV. Năm 1960, ngụy quyền đặt lại tên các lao: Lao I là Trại Cộng hòa, Lao II là Trại Nhân Vị, Lao III và Lao IV là Trại Bác Ái và chi nhánh Trại Bác Ái. Sau khi Ngô Đình Diệm đổ, các trại lại mang tên theo số hiệu: Trại I, Trại II, Trại III, Trại IV.

        Trại V được xây dựng từ năm 1962, cùng một kiểu cấu trúc như như 4 trại trước. Trại VI, Trại VII và Trại VIII được Mỹ chi tiền, thiết kế và thầu xây cất. Ba trại này được xây dựng vào năm 1968, hòan thành cơ bản vào năm 1970-1971. Trại IX và Trại X đã được đố móng, đúc cột, xây vài bức tường rồi bỏ dở sau Hiệp định Paris 1973.

        Ngoài các trại giam chính được xây dựng kiên cố, Côn Đảo còn có nhiều trại giam phụ, xây dựng tại các sở tù, nơi bóc lột lao động khổ sai của tù nhân. Trại giam phụ được xây dựng tương đối kiên cố ở các sở tù có công việc chuyên môn cố định như Sở Lưới, Công Xưởng, Nhà Đèn, Lò Than, Lò Vôi, Chuồng Bò. Một số cơ sở khác có trại dựng bằng gỗ lá như Sở ruộng Quang Trung, Sở rẫy An Hải, Sở Muối, Cỏ Ống, Bến Đầm.

        Nhằm triệt để tận dụng lao động khổ sai của tù nhân, ngụy quyền Côn Đảo củng cố và mở rộng quy mô tất cả các sở tù, kể cả các sở mà thực dân Pháp đã bỏ hoang hóa từ lâu. Chúng còn mở thêm nhiều sở mới như Sở Chăn nuôi, Sở rẫy Đông Phong, Sơ rẫy Thiên Thu...
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #146 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2017, 08:39:05 am »


        Số lượng và cơ cấu tù nhân

        Trước năm 1957, Côn Đảo chỉ có một loại tù án tư pháp (hình sự) do thực dân Pháp bàn giao lại, tính đến ngày 26-12-1956, con số tù tư pháp còn lại là 674 người. Tháng 1-1957, ngụy quyền Sài Gòn chỉ thị cho các địa phương thanh lọc số tù chính trị ngoan cố nhất đưa ra an trí tại Côn Đảo. Phần lớn tù chính trị trong thời kì I này là tù không có án tiết, dược gọi là tù chính trị câu 1 lưu (câu thúc, giam giữ, lưu giữ). Tháng 12-1959, số tù câu lưu tăng lên mức cao nhất là 4.061 rồi giảm dần từ 1 năm 1960 do chuyển về đất liền và trả tự do, đến tháng 7-1963 chỉ còn lại 519 người.   

        Trong khi đó thì tù án ngày càng tăng lên, nhất là án chính trị cộng sản. Cuối năm 1960, số lượng tù án là 2.415 người. Tháng 7-1963, số tù án hiện hữu tại Trung tâm Cải huấn II là 3355 người. Con số tù nhân thời chống Mỹ lên cao nhất (trong khoảng 1969-1972) xấp xỉ 10.000 người. Vào tháng 7-1972, Côn Đảo có 9.667 tù nhân, trong đó, tù án: 4237 (4 nữ); câu lưu: 2.924 (313 nữ); nghi can: 1226. Số nghi can (1.226) phần đông là thường dân ở Quảng Trị-Thừa Thiên vừa bị dịch bắt trong các cuộc hành quân mùa hè năm 1972. Ngoài ra có 53 trẻ em từ 1 đến 9 tháng tuổi bị bắt theo mẹ.

        Năm 1973, con số tù nhân Côn Đảo có biến động lớn, do việc trao trả tù nhân theo Hiệp định Paris. Trong số 5.081 nhân viên dân sự toàn miền Nam được trao trả, có 4.075 người ở nhà tù Côn Đảo. Sau đợt trao trả, số tù nhân Côn Đảo tiếp tục tăng lên do tiếp nhận từ các nhà lao trong đất liền. Trước ngày hòan toàn giải phóng (30-4-1975), Côn Đảo có 7.448 tù nhân, trong đó 4.234 là tù chính trị (có 494 phụ nữ) và 3.214 là tù thường phạm, quân phạm các loại.

        Tù nhân, trước hết được phân loại theo án tiết, thành tù có án và tù không án (câu lưu). Tù có án còn được phân theo loại án (án tù giam, án khổ sai hữu hạn, khổ sai chung thân, tử hình) và phân theo màu sắc chính trị (Chính trị cộng sản, Chính trị quốc gia, Thường án, Quân phạm thường án, Quân phạm chính trị). Những đặc điểm phân loại được cụ thể hóa bằng màu sắc, kí hiệu, số hiệu ghi trên thẻ bài của mỗi tù nhân để chúng dễ kiểm soát. Có 5 loại thẻ bài tương ứng với 5 loại án tù:

        - Vàng ròng là thường án.

        - Xanh vàng là quân phạm thường án.

        -  Xanh đỏ là quân phạm chính trị.

        - Vàng đỏ là chính trị quốc gia.

        - Đỏ ròng là chính trị cộng sản.

        Có thời địch đã làm thẻ bài cho tù chính trị câu lưu, mang ký hiệu H.c. Tuy nhiên, tù chính trị câu lưu đấu tranh chống mang thẻ bài rất quyết liệt.

        Sự phân biệt giữa tù án và tù câu lưu chỉ là tương đôi. Tù câu lưu theo luật, bị câu lưu tối đa là 2 năm, song chúng có thể gia tăng nhiều lần đến vô thời hạn chẳng khác gì một án chung thân, đày ải và đánh đập đến chết như một án tử hình hoặc bị truy tố ra tòa vì bất cứ tội gì mà chúng muôn gán ghép. Tù án cũng có thể bị câu lưu ngay khi mãn án.

        Vấn đề khí tiết của người tù dưới thời Mỹ ngụy bao giờ cũng hệ trọng hơn án tiết. Người mang án tử hình vẫn có thể giảm xuống chung thân, dưới mức chung thân và trả tự do trước mỗi biến động chính trị. Ngược lại đã có nhiều người bị câu lưu cho đến chết, hàng ngàn người bị câu lưu suốt đời nếu không có ngày giải phóng mùa xuân năm 1975 vì họ chống ly khai, chống chào cờ, chống nội quy nhà tù, giữ vững khí tiết của người chiến sĩ cách mạng.

        Trong hồ sơ, báo cáo của nhà tù, mỗi thời kì đều có những cách khác nhau để phân loại tù nhân, song phân loại theo “hạnh kiểm” là cơ bản nhất (chống đối hay chấp hành nội quy).
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #147 vào lúc: 20 Tháng Bảy, 2017, 08:49:42 am »


        Thủ đoạn cai trị tù nhân

        Tiếp tục thủ đoạn và các cơ sở lao động khổ sai do thực dân Pháp để lại, ngụy quyền Côn Đảo ra sức bóc lột tù nhân, phục vụ bộ máy trị tù, lấy tù nuôi tù, xây dựng trại giam, làm đường sá, sân bay và các công trình quân sự. Qua các bản phúc trình của Quản đốc nhà tù, có thể thấy được âm mưu của địch bắt tù nhân ngày phải lao động cật lực, tối phải học tố cộng để không còn thời gian và sức lực để tổ chức và đấu tranh.

        Tuy nhiên, chế độ khổ sai ở bất cứ nơi nào cũng dễ chịu hơn là cấm cố. Âm mưu sâu xa của địch trong việc bóc lột khổ sai thời Mỹ - ngụy nhằm phân hóa tù nhân. Những tên quản đốc lọc lõi như Nguyễn Văn Vệ, Cao Minh Tiếp, trong lúc đàn áp và đày ải những người chống đối ở các trại cấm cố đến vô hạn độ thì chúng lại nới rộng chế độ khổ sai (cho hưởng hoa lợi 40%, có lúc đến 60% rồi 100%) để lôi kéo tù nhân từ bỏ mục tiêu đấu tranh chính trị.

        Theo bài bản của Mỹ, Trung tâm Cải huấn Côn Sơn tổ chức hướng nghiệp một số ngành nghề, song thực chất chỉ là thủ đoạn lừa mị, bóc lột và phân hóa tù nhân. Số người được chọn hướng nghiệp phải có “hạnh kiểm tốt” hoặc là những đối tượng chúng đang tập trung chiêu dụ theo mục tiêu của chế độ cải huấn.

        Thực chất của chế độ cải huấn là tiến hành tố cộng trong tù. Có thể nói đây là thủ đoạn nguy hiểm nhất, đồng thời cũng là mục đích cao nhất của Mỹ - ngụy đối với tù nhân Côn Đảo. Từ năm 1957 đến năm 1963, đối với tù chính trị câu lưu, bọn chúa ngục Côn Đảo tiến hành đồng thời hai bước:

        - Cưỡng bức ly khai cộng sản, từng bước thanh lọc số tù chính trị ngoan cố để có những biện pháp đàn áp ngày càng khốc liệt hơn.

        - Tổ chức học tố cộng triền miên, nhằm cải tạo tư tưởng, triệt hạ khí tiết, biến những người tù chính trị thành kẻ phản bội, làm tay sai cho chúng.

        Từ năm 1960, tù án chính trị cũng buộc phải học tố cộng buổi tối, sau ngày lao động khổ sai. Từ khi chế độ gia đình trị Ngô Đình Diệm sụp đổ, ngụy quyền Sài Gòn mới bỏ học tố cộng trong tù, chuyển sang hình thức tâm lý chiến tinh vi.

        Chào cờ vừa là nội quy bắt buộc của nhà tù, vừa là một biện pháp trong thủ đoạn tố cộng. Khi chào cờ, chúng buộc tù nhân phải hô hai khẩu hiệu phản động: "ủng hộ Ngô Tổng thống", "Đả đảo Hồ Chí Minh", sau khi Ngô Đình Diệm đổ thì đổi là "ủng hộ Việt Nam Cộng hòa", "Đả đảo cộng sản xâm lược" nhằm hạ nhục và bôi dấu vết phản động lên phẩm chất những người tù chính trị. Bằng thủ đoạn này, ngụy quyền hi vọng sẽ triệt hạ sinh mạng chính trị của người tù, để khi trả tự do, họ không thể trở lại đội ngũ chiến đấu được nữa.

        Những người tù chính trị từng chống li khai, chống chào cờ mà không chịu được gian khổ, ác liệt, phải chịu điều kiện, bị chúng hạ nhục bằng cách bắt kí giấy li khai, bôi nhọ cộng sản, hoặc bắt tập hợp biểu tình, hô những khẩu hiệu phản động.

        Những người tham gia các tổ chức trong tù bị bể bạc, không chịu được đòn, đã khai báo bị chúng truy bức đến cùng, buộc phải khai lại hồ sơ, khai báo từ đầu toàn bộ tổ chức trong tù, tổ chức bên ngoài, buộc phải phản tỉnh bằng cách vạch ra những phương án giúp chúng đánh phá hữu hiệu các tổ chức cách mạng.

        Từ năm 1968, dược sự chỉ đạo trực tiếp của cố vấn Mỹ, ngụy quyền Côn Đảo tiến hành các thủ đoạn tâm lí chiến, điển hình là “Chương trình tâm lý chiến thí điểm Côn Sơn” (1968-1972). Đây cũng là thời kỳ chúng sử dụng những tên sĩ quan tình báo học ở Mĩ, Đài Loan về làm chúa đảo.

        Đối với những tù nhân chống ly khai, lúc đầu, ngụy quyền dùng thủ đoạn phổ biến là xiết bóp đời sống (nhốt chật, cấm cố, đóng cửa cây, bớt cơm, cúp nước tắm, bớt nước uống, bệnh đau không thuốc chữa trị) nhằm đẩy người tù đến chỗ suy kiệt dinh dưỡng, mòn mỏi tinh thần, chịu đựng không nổi, phải chịu ly khai.

        Từ năm 1959 trở đi, chúng còn cho công an, trật tự tra tấn, khủng bố bằng những ngón đòn tàn bạo, truy bức trường kì cả thế xác lẫn tinh thần, về chế độ ăn uống, đặc biệt là tù chính trị ở các lao cấm cố, có thế dẫn ra đây một đoạn trong Luận án Tiến sĩ y khoa của bác sĩ Nguyễn Minh Triết mang tên Nhận xét về bệnh lý tại một nhà lao:

        “Thức ăn chính (của tù nhân) gồm:

        - Gạo: xấu, lẫn nhiều tấm, thóc, sạn.
        - Khô: thường là khô củ, mục đắng, gọi là khô kyninh.
        - Mắm sặc: tương đối được ưa chuộng.
        - Cá hộp: nội hóa, có khi bị hư, 5 người một hộp trong mỗi bữa ăn, nhưng không phải là 5 món mà chỉ là gạo với một trong 5 thứ ấy.
        - Cá tươi: hiếm, gần đây có một tàu đánh cá, lâu lâu cung cấp cho tù nhân một số cá Xà, cá Mập, gây nhiều bệnh biến chứng, đặc biệt là bệnh suyễn, nhưng tàu lại hay bị nằm ụ.
        - Thịt: thật là hiếm, kể từ tháng 7-1968 đến tháng 11-1971 (40 tháng) được ăn thịt có 6 lần.
        - Rau: ít ỏi, chính là rau muống bón bằng phân người tươi, ở các lao cấm cố, trước đây không được ăn rau, và chuyện bứt cỏ (cỏ thỏ, sam đất, mần trầu) hay lá cây (lá bàng, lá phượng) để ăn là chuyện bình thường.
        - Cầu tiêu: trong góc khám, lúc nhúc dòỉ. Trại nữ trước đây ở biệt lập I và II, đi cầu vào thùng cây, đầy lại đổ ra các hố lộ thiên, ruồi nhặng khủng khiếp. Muỗi rất nhiều”.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #148 vào lúc: 20 Tháng Bảy, 2017, 08:50:10 am »


        Ngoài việc đánh đập, tra tấn, hành hạ tại trại giam, tại nơi làm khố sai hay ở Ban chuyên môn với những ngón đòn hiểm độc gấp nhiều lần thời Pháp, Mỹ ngụy còn tổ chức những chiến dịch lớn, đưa lực lượng chống cộng sừng sỏ và cảnh sát dã chiến ở Sài Gòn ra, sử dụng lựu đạn cay và các phương tiện chống bạo động để đàn áp tù nhân khi cần thiết.

        Việc phân loại tù nhân, áp dụng các chế độ giam giữ, chế độ kỷ luật, cưỡng bức khổ sai, đàn áp và khủng bố nhằm mục đích đày đọa, làm kiệt quệ về thể xác, mòn mỏi về tinh thần triệt hạ khí tiết cách mạng, biến người tù chính trị thành kẻ phản bội, trở thành tay sai cho chúng. Không làm được như vậy, chúng đánh đập, đày ải đến tàn phế, để khi mãn hạn tù, họ sẽ thành kẻ tật nguyền, không còn khả năng hoạt động.

        Kế thừa kinh nghiệm của thực dân Pháp, ngụy quyền Sài Gòn đã đưa thủ đoạn “dùng tù trị tù” lên một trình độ mới, tinh vi và thâm hiểm vượt xa quan thầy. Thủ đoạn phổ biến của chúng là dùng tù thường phạm, tù giáo phái, tù quân phạm lưu manh làm trật tự, an ninh để đàn áp tù chính trị. Địch đặc biệt chú ý đến những phần tử đầu hàng, phản bội. Bọn này hầu như đã mất hết nhân tính, chúng lấy việc đánh giết tù nhân làm trò tiêu khiển và để tiến thân.

        Bọn trật tự được tổ chức thành “Hệ thống nổi”. Bên cạnh đó có mạng lưới an ninh được tố chức thành “Hệ thống chìm”, theo mô hình từ Trung tâm đến trại, phòng, toán, tố. Ngoài hai loại trật tự an ninh nói trên, địch còn tổ chức những toán trật tự bãi để kiểm soát tù vượt ngục, trật tự lưu động để kiểm soát các toán tù làm khổ sai, trật tự an ninh tăng phái, tăng cường không chế tù nhân ở những “điểm nóng”.

        Năm 1960, Ban an ninh được đổi thành Ban điều tra, trực thuộc từng trung tâm, ít lâu sau đổi lại là Ban an ninh. Tháng 9-1963, Lê Văn Khương được đề bạt chức Phó giám thị phụ trách an ninh Trung tâm cải huấn II, Khương đổi thành Ban an ninh nội trại. Thiếu tá Nguyễn Văn Sáu là Tỉnh trưởng kiêm Quản đốc trung tâm cải huấn. Sáu vốn là sĩ quan Cao Đài theo Diệm, biết “trở cờ” đúng lúc nên sau đảo chính (1-11-1963) vẫn không mất chức. Sáu có thái độ hòa hoãn với tù nhân, chấp nhận việc tù chính trị câu lưu chống chào cờ, học chống tố cộng. Lê Văn Khương vào phe đối lập, tố cáo thiếu tá Sáu về tận Sài Gòn.

        Nguyễn Văn Sáu đổ (6-1964), Tăng Tư lên thay. Nhờ thành tích đàn áp tù nhân và góp phần hạ bệ Nguyễn Văn Sáu, Lê Văn Khương được tin dùng. Theo đề nghị của Khương, Tăng Tư thống nhất tổ chức trật tự trung tâm cải huấn I và trung tâm cải huấn II thành Phòng chuyên môn, do thiếu úy Nguyễn Văn Diệp, nguyên là Trưởng ban an ninh Trung tâm cải huấn I làm Trưởng phòng. Lê Văn Khương là đệ nhất Phó phòng đặc trách Hệ thống chìm (mật báo). Giám thị Nguyễn Văn Đàng là đệ nhị Phó phòng, đặc trách Hệ thống nổi (trật tự). Giám thị Phạm Văn Long làm Trưởng Ban Hoạt vụ, đặc trách về điều tra khai thác.

        Do mâu thuẫn với thiếu úy Diệp, đầu năm 1965, Lê Văn Khương xin đổi về Phòng nội an (tòa hành chánh). Giữa năm 1965, Diệp đề cử thiếu úy Nguyễn Văn Dũng thay thế, trước khi đổi về đất liền. Phòng chuyên môn lúc ấy quyền hành trùm cả Trung tâm cải huấn, lấn át Phó quản đốc, Phó tỉnh trường phụ trách Nội an.

        Cùng thời gian đó, Tăng Tư mất chức, Nguyễn Thế Tỵ giữ quyền Tỉnh trưởng. Đại úy Trần Hữu khỏe giải tán Phòng chuyên môn, lập lại Ban chuyên môn và Ban an ninh. Lê Văn Khương được cử làm Trưởng ban chuyên môn. Phụ tá cho Khương có giám thị Phạm Văn Long đặc trách về SƯU tra, Trần Minh Tâm, đặc trách về thư tín. Ban chuyên môn đảm nhiệm hệ thống chìm, lo việc khai thác, SƯU tra, nắm vững nhân số, xây dựng tình báo, mật báo trong nội bộ tù nhân, kiểm duyệt thư tín, thu thập tin tức. Ban an ninh do giám thị Nguyễn Văn Tốt làm Trưởng ban cùng hai phụ tá là Lục Văn Keo và Nguyễn Văn Tý. Ban an ninh có nhiệm vụ canh gác tất cả các chòi bãi, ruộng rẫy, cửa rừng, đề phòng tù vượt ngục.

        Cuối năm 1965, thiếu tá Nguyễn Văn Vệ ra làm chúa đảo. Vệ đặc biệt tin dùng Khương, giao cho Khương trọn quyền sắp xếp bộ máy an ninh trật tự. Lê Văn Khương sinh năm 1929 tại Long Xuyên, có biệt tài về tổ chức, có năng lực chỉ huy, giỏi nghề tình báo, hám danh, chống cộng triệt để. Bộ máy mật vụ do Khương tuyển chọn và huấn luyện thật sự là những con thú dữ say máu, cắn xé đồng loại không biết ghê rợn, gây nhiều tội ác đẫm máu với tù nhân Côn Đảo.

        Bộ máy an ninh trật tự là công cụ chủ yếu để quản trị và đàn áp tù nhân. Đây cũng là dấu ấn đậm nét nhất trong thủ đoạn dùng tù trị tù của Mỹ - ngụy.

        Khác hẳn thời Pháp, người tù chính trị thời Mỹ ngụy không bao giờ được yên phận tù. Bóc lột khổ sai, cấm cố, đày ải, khủng bố với mức độ tàn bạo vượt xa thực dân Pháp, nhưng việc hành xác và giết hại người tù vẫn chưa phải mục đích cuối cùng của chúng. Tất cả các thủ đoạn tinh vi, thâm độc và tàn bạo nhất của Mỹ - ngụy đều nhằm tiêu diệt sinh mạng chính trị người tù, vô hiệu hóa cán bộ cộng sản.

        Phương châm của Mỹ - ngụy là “muốn giữ tù yên thì không bao giờ để cho tù được yên”. Đã cưỡng bức được họ ly khai cộng sản thì phải tiếp tục bắt học tố cộng, chào cờ “quốc gia” hô khẩu hiệu phản động, ký kiến nghị ủng hộ Ngô Đình Diệm, đả đảo Hồ Chí Minh, nhằm gột rửa tư tưởng cộng sản, biến người cách mạng thành kẻ phản bội lý tưởng của mình, phản bội tổ chức và lãnh tụ mình, làm tha hóa phẩm chất, nhân cách đến mức có được trả tự do cũng không thể dung nạp vào đội ngũ chiến đấu được nữa.

        Cuộc đấu tranh anh dũng của các chiến sĩ cách mạng trong nhà tù thời Mỹ - ngụy trước khi có Hiệp định Paris (27-1-1973) đã diễn ra vô cùng quyết liệt và có sự phân biệt rõ nét của 2 thời kỳ: chống tố cộng, diệt cộng rất cực đoan theo kiểu Ngô Đình Diệm và chống các thủ đoạn tâm lý chiến, chiêu hồi thời kỳ sau Ngô Đình Diệm với sự gia tăng của cố vấn Mỹ, viện trợ Mỹ phương thức quản trị tù nhân và phương tiện đàn áp kiểu Mỹ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #149 vào lúc: 20 Tháng Bảy, 2017, 08:52:55 am »

     
Chương tám

ĐẤU TRANH CHỐNG CÁC THỦ ĐOẠN TỐ CỘNG, CƯỠNG BỨC LY KHAI ĐẢNG CỘNG SẢN
(1955-1963)

        Trại I - Trại Cộng sản

        Sau cuộc bạo động của tù nhân ở Chí Hòa (4-1956) và nhất là cuộc nổi dậy tự giải thoát của 462 tù chính trị tại Trung tâm Huấn chính Biên Hòa (2-12-1956), Ngô Đình Diệm quyết định chuyến tất cả chính trị phạm nguy hiểm ra Côn Đảo và chỉ thị thành lập Ủy ban Liên bộ Nội vụ - Tư pháp - Quốc phòng để thực hiện việc thanh lọc và di chuyển. Ủy ban Liên bộ đã khảo sát và phúc trình hiện trạng như sau:

        - “Lao I: hiện trạng còn tốt, chắc chắn và sạch sẽ, hiện là nơi giam giữ các tội nhân. Lao này có 10 khám, có thể chứa 1.500 tội nhân.

        - Lao II: mới tu bổ xong, hiện còn bỏ trống. Lao này kiên cố, sạch sẽ như Lao I và có 13 khám, có thể chứa 1.950 tội nhân.

        - Lao III: gồm một lao chính và một lao phụ. Lao chính hư hỏng nhiều, nếu sửa chữa có thể chứa lối 1500 tội nhân... lao phụ trước là nơi giam giữ tù binh, chỉ hư hỏng bề ngoài, có thể sử dụng để chứa tới 1.000 tội nhân.

        - Ngoài ra, tại các sở tù, còn có 4 lao nhỏ có thể chứa 320 tội nhân. Tổng số tội nhân hiện giam giữ tại Côn Đảo là 674 người".

        Ngày 11-1-1957, chuyến lưu đày Côn Đảo đầu tiên chở 360 tù chính trị thuộc các tỉnh miền Đông từ nhà lao Biên Hòa rời cảng Sài Gòn, trong đó có 36 phụ nữ. Tính đến ngày 3-12-1957 ngụy quyền đày ra Côn Đảo 10 chuyến, tổng cộng 3.080 tù nhân. Lớp tù nhân đầu tiên thời Mĩ - ngụy bị đày ra Côn Đảo tháng 1-1957 là tù chính trị không án, bị câu lưu (giam giữ, chỉ định nơi cư trú). Họ là những người mà ngụy quyền cho là “nguy hiểm nhất” được thanh lọc từ tất cả các nhà lao, đày ra Côn Đảo để tiếp tục các thủ đoạn “tố cộng” trong tù với mức độ ác liệt hơn.

        Theo phúc trình không số ngày 5-9-1958 của Nguyễn Văn Hòa, công an biệt phái tại Trung tâm huấn chinh Côn Sơn, tính đến ngày 24-3-1957, ngụy quyền đã lưu đày ra đảo 4 chuyến, tổng số 1.264 tù chính trị câu lưu. Cuối tháng 3-1957, ngụy quyền Côn Đảo bắt đầu thực hiện “tố cộng” đối với tù chính trị câu lưu bằng thủ đoạn cưỡng bức li khai Đảng cộng sản, chúng thành lập Trại quốc gia (Trại II), vận động số tù chính trị ly khai Việt cộng, trở về với “quốc gia”. Đợt đầu tiên, chỉ có 269 người chịu ly khai, về Trại quốc gia, còn 995 người kiên quyết chống, ở lại Trại I, mang tên Trại cộng sản.

        Kể từ khi đó, tù chính trị câu lưu bị phân thành hai tuyến: tuyến thứ nhất là những người trực diện chống ly khai ở Trại I mà địch gọi là “Trại cộng sản”, tuyến thứ hai gồm những người chịu điều kiện ly khai ở Trại II mà địch gọi là “Trại quốc gia”.

        Trong các văn bản của nhà tù, ngụy quyền Côn Đảo gọi Lao I là Trại I, Trại cộng sản. Công văn số 204/TTHC/CS/2M ngày 15-4-1958 của Quản đốc nhà tù ghi rõ: “Trại I là nơi an trí bọn Việt cộng ngoan cố, chống học tập cải tạo tư tưởng, không nhìn nhận chủ nghĩa quốc gia, biểu hiện dưới các hình thức: không dự lễ chào cờ, suy tôn Ngô Đình Diệm, không hô khẩu hiệu huấn chính: “Ủng hộ Ngô Tổng thống, đả đảo Hồ Chí Minh”.

        Chống ly khai cộng sản là hình thức đấu tranh cao nhất, là không thừa nhận chế độ độc tài Ngô Đình Diệm, là đấu tranh cho mục tiêu hòa bình thống nhất nước nhà, là bảo vệ đường lối giải phóng dân tộc của Đảng, bảo vệ lý tưởng cộng sản, bảo vệ uy tín của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đấu tranh chống ly khai là ngọn cờ, là linh hồn trong phong trào đấu tranh của tù chính trị Côn Đảo trong thời kỳ này.

        Những người tù chống ly khai đã trải qua nhiều cực hình đày đọa: cấm cố, nhốt chật, đóng cửa cây (cửa gỗ), bớt cơm, bớt nước uống, cúp nước tắm, không cho thuốc khi đau ốm.

        Tù nhân Trại I bị giết bằng đủ các kiểu: tra tấn cho đến chết, đày ải trường kỳ sinh bệnh chết, bị bệnh cho trái thuốc để giết luôn. Y tá của nhà tù được đào tạo thành những tên mật vụ chống cộng. Nhiều trường hợp bệnh kiết lỵ chúng cho quinine, thương hàn chúng cho sulfamiđe, tù nhân uống vào đau quặn ruột rồi chết.

        Ngày 1-8-1957, anh Kinh Chi quê Tây Ninh, người tù chính trị đầu tiên thời chống Mỹ đã chết tại Trại I. Ngày hôm sau, anh Hoàng Văn Khải chết vì kiệt sức. Ngày 5-8-1957, anh Bùi Văn Khá chết vì bệnh thương hàn. Cả 3 anh đều không được nhà tù cho một viên thuốc nào. Theo phúc trình không số của Nguyễn Văn Hòa, công an biệt phái làm đồng Trưởng trại I, từ tháng 8-1957 đến tháng 8-1958, đã có 118 tù chính trị Trại I chết.

        Tên thiếu úy Võ Văn Nguyệt - Phó quản đốc còn nghĩ ra lối giết tù bằng cách cho ăn gạo trắng nhằm hủy hoại nhanh những cơ thể đã suy dinh dưỡng nặng. Kiết lị, nha chu (sưng chân răng) và đen chân là những căn bệnh phổ biến nhất. Có người bị rụng sạch cả hai hàm răng như Hồ Phi Long ở Kon Tum, có người bị đen dần từ chân lên bụng rồi chết.

        Kẻ thù lợi dụng cả những phút hấp hối của tù nhân để cưỡng ép họ ly khai. Tên Bảy Nhiên, mật vụ của Ty y tế mỗi lần chích thuốc đều hỏi: “Chịu ly khai không?”. Ai lắc đầu là nó rút kim ra, xịt thuốc xuống đất. Các anh Lê Văn Khá (ở Trà Vinh), Nguyễn Hà, Nguyễn Ngọc Anh, Nguyễn Trọng (ở Bình Định), Huỳnh Nghinh (ở Quảng Ngãi) bị kiết lỵ nặng, đều bị Bảy Nhiên dụ dỗ và cưỡng bức ly khai. Cả năm anh đều thà chết chứ không chịu ly khai đế nhận liều thuốc cứu mạng nhục nhã ấy. Chê độ trị bệnh kết hợp với truy bức tư tưởng đã biến bệnh xá Trại I thành nhà xác. Trong vòng một tháng kế từ khi thành lập (6-8-1957), đã có 23 tù nhân chết tại bệnh xá.

        Có một sô đông những người chống ly khai chưa phải là đảng viên cộng sản, thậm chí, có người chưa giác ngộ cộng sản, có người thuộc các đảng phái, tôn giáo đối lập bị chính quyền Ngô Đình Diệm đàn áp. Theo báo cáo cùa đồng chí Trần Tấn Lộc, Trưởng ban liên lạc tù chính trị tỉnh Đồng Nai, trong số 1.478 người ở Trại I (thời điểm thống kê) có 23% là đảng viên, 73% là quần chúng cách mạng và 4% là tề, hương chức cũ và các đảng phái khác, không liên quan gì đến cộng sản.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM