Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 01:05:25 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tìm hiểu chiến lược - chiến thuật thời Trần - Lê  (Đọc 32205 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #40 vào lúc: 21 Tháng Năm, 2017, 04:07:43 pm »

5. Chọn phương hướng quyết chiến

Trong lịch sử nước ta, mỗi lần quân đội các triều đại phong kiến Trung-quốc sang xâm lược thường tiến vào bằng ba hướng chính: Nam-quan – Hà-nội, Lào-cai – Hà-nội và theo đường biển đổ bộ lên Quảng-yên đánh vào Hà-nội. Tùy theo lực lượng, khu xuất phát tấn công và nhiệm vụ chiến lược, có lúc tiến quân theo cả ba đường, có lúc theo hai đường; có lúc lấy đường biển làm hướng tấn công chủ yếu, có lúc lấy đường Nam-quan làm hướng tấn công chủ yếu, song thông thường thì hướng Nam-quan – Hà-nội vẫn được chọn làm hướng tấn công chủ yếu.

Để tiến hành phòng ngự hoặc phản công, quân đội ta dưới các triều đại khác nhau vẫn thường phải tập trung quân trên cả ba hướng đó; cho nên, đã hình thành ba phương hướng chiến lược rất rõ rệt và đều quy tụ cả về kinh đô nước ta.

Do đó, trong tấn công chiến lược cũng như trong phòng ngự chiến lược, vấn đề chọn hướng chủ yếu là rất quan trọng. Đặc biệt, khi tấn công (hoặc phản công) cần phải quyết chiến tiêu diệt lực lượng địch trên một phương hướng nhất định nào đó, việc lựa chọn một cách thật chính xác hướng chủ yếu có tầm quan trọng vô cùng lớn lao và có tính chất quyết định sự thành bại của sự chỉ đạo chiến lược. Vì rằng, khi đã chọn phương hướng quyết chiến phải triệt để tiết kiệm lực lượng ở các hướng khác, nhằm tập trung ưu thế binh lực ở hướng chủ yếu, phải đặt quan hệ chính xác giữa nhiệm vụ đột kích, kiềm chế với hỗ trợ, giữa các lực hướng với nhau và trên cơ sở đó đặt bố trí chiến lược chính xác, đặc biệt là đặt đội dự bị chiến lược; cuối cùng đi đến quyết định nhiệm vụ và hình thức chiến thuật cho từng hướng riêng biệt.

Trong thời kì vây Đông-quan tiêu diệt viện binh của địch, bộ tham mưu nghĩa quân đã giải quyết vấn đề chọn phương hướng quyết chiến như thế nào?

Xét về mặt tương quan lực lượng giữa ta và địch thì, lúc đó viện binh địch tổng cộng là 15 vạn quân, đồng thời tấn công trên hai hướng nhằm Đông-quan làm mục tiêu hội quân; trên hướng chủ yếu Nam-quan – Đông-quan địch tập trung 10 vạn quân tinh nhuệ, còn trên hướng phối hợp Vân-nam – Đông-quan có 5 vạn quân.

Về ta, quân số đã lên đến 30 vạn, trong số này phải để một bộ phận đóng ở những nơi xung yếu và một bộ phận tiếp tục bao vây một số thành. Để giam chân một lực lượng lớn gần 8 vạn quân địch trong Đông-quan, nghĩa quân không thể để một binh lực ít ỏi làm nhiệm vụ đó được, dễ bị nguy cơ địch đánh ra ngoài làm nội ứng cho quân chủ lực của Liễu Thăng, như vậy việc vây thành của ta không những không thực hiện được, mà việc diệt viện cũng không thành công.

Xét về mặt địa hình thì hướng Nam-quan – Đông-quan là quãng đường ngắn nhất để Liễu Thăng chấp hành nhiệm vụ chiến lược, hội quân với Vương Thông, giành lại ưu thế và chủ động chiến lược. Trên hướng đó địa hình vừa thuận tiện cho bên tấn công lại vừa thuận tiên cho bên phòng ngự, thuận tiện cho việc sử dụng và triển khai những binh lực lớn. Về địa hình trên hướng Vân-nam – Đông-quan do núi non hiểm trở, có sông chạy song song với đường bộ, cho nên hạn chế việc sử dụng và triển khai những binh lực lớn.

Hơn nữa, trên hướng Nam-quan – Đông-quan còn có dân cư đông đúc đã trải qua nhiều thử thách lớn trong nhiều cuộc kháng chiến, việc tiếp tế lương thực cũng như việc giấu quân và hành quân… đều thuận tiện hơn hướng Vân-nam.

Trên đây tuy là những điểm tính toán cân nhắc của bộ tham mưu nghĩa quân khi đặt vấn đề chọn phương hướng quyết chiến, song vẫn chưa phải là vấn đề chủ yếu nhất, mà vấn để chủ yếu nhất là phải xét đến ý định chiến lược của ta. Ý định chiến lược đó thật rõ ràng, dứt khoát: trước nhất, bao vây Đông-quan tiêu diệt viện binh địch, sau đó sẽ tập trung toàn bộ lực lượng giải phóng Đông-quan. Cho nên, điều suy tính chủ yếu nhất lúc đó là, để thực hiện ý định chiến lược, nên tiêu diệt chủ lực của viện binh ngay từ đầu, hoặc trước nhất hãy kiềm chế chủ lực của viện binh, đột kích vào một bộ phận khác của viện binh, sau đó mới chuyển hướng sang tiêu diệt nốt chủ lực.

Trong vấn đề ý định chiến lược, thời gian cũng là một yếu tố hết sức quan trọng, vì rằng viện binh nhà Minh nhất là cánh quân chủ lực do Liễu Thăng chỉ huy phải hết sức tranh thủ thời gian để về hội quân với Vương Thông. Còn về phía ta, hoặc là phải hết sức tranh thủ thời gian để tiêu diệt cánh quân chủ lực này, hoặc là hết sức tranh thủ thời gian không cho chúng về Thăng-long.

Đến đây, vấn đề đã rõ ràng: đánh cánh quân Mộc Thạnh dễ dàng hơn, vì số lượng yếu, ta có nhiều điều kiện tập trung ưu thế, đánh chắc thắng chắc. Nhưng, nếu tấn công cánh quân Mộc Thạnh, ta có nhiều huận lợi, thì trái lại do lực lượng ta có hạn, nên khi tiến hành phòng ngự để kiềm chế cánh quân chủ lực của Liễu Thăng, ta sẽ gặp nhiều khó khăn. Nếu cần thiết phải tiến hành phòng ngự vững chắc, phải đưa vào hướng đó những binh lực lớn; như vậy, rõ ràng là không thực hiện được nguyên tắc tiết kiệm và tập trung nói trên, là phạm sai lầm dàn đều binh lực; hoặc tập trung binh lực chủ yếu để phòng ngự trong khi mục đích chiến lược của ta là phản công. Trái lại, đánh cánh quân của Liễu Thăng ta gặp khó khăn hơn, vì số lượng lượng chính mạnh; đứng về điều kiện lúc đó dù ta có tập trung binh lực, ưu thế của ta cũng không phải lớn lắm, nhưng lại do chỗ ở hướng chủ yếu, nếu ta chỉ dùng một binh lực ít để tiến hành phòng ngự thì việc phòng ngự đó vẫn có nhiều điều kiện để tiến hành thuận lợi hơn.

Cho nên, nếu tiêu diệt được cánh quân chủ lực của địch, còn cánh quân của Mộc Thạnh có về đến Đông-quan, thì sau đó ta vẫn có ưu thế về số lượng để tấn công Đông-quan. Ngược lại, nếu tiêu diệt được cánh quân của Mộc Thạnh, còn cánh quân của Liễu Thăng về hội quân được với Đông-quan thì ưu thế của ta sẽ mất và đánh sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Then chốt của vấn đề là ở chỗ đó.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #41 vào lúc: 21 Tháng Năm, 2017, 04:08:10 pm »

Bộ tham mưu nghĩa quân đã quyết tâm tấn công chủ yếu trên hướng Nam-quan – Đông-quan, đột kích chủ yếu vào chủ lực của viện binh địch, đồng thời thực hành phòng ngự trên hướng Vân-nam – Đông-quan, kiềm chế cánh quân phối hợp của địch. Quyết tâm đó rất chính xác dựa trên cơ sở đã cân nhắc, tính toán một cách khoa học mọi điều kiện để tập trung nhằm giải quyết vấn đề thực hiện ý định chiến lược của ta. Tính chất chính xác đó biểu hiện ở những điểm như sau:

- Thứ nhất là, để tạo mọi khả năng để nhanh chóng tiêu diệt tập đoàn chủ yếu của địch, vì một khi đã tiêu diệt được tập đoàn này thì về căn bản ta đã phá tan được ý định chiến lược của địch, bước đầu thực hiện ý định chiến lược của ta. Sự thực đã chứng minh điều đó: sau khi ta đã tiêu diệt được toàn bộ cánh quân của Liễu Thăng thì cánh quân của Mộc Thạnh phải rút chạy và sau đó Đông-quan đã đầu hàng.

- Thứ hai là, khi ta chưa có ưu thế tuyệt đối thì trong khi quyết định hướng tấn công đồng thời cần giải quyết cả hướng phòng ngự; hai mặt đột kích và kiềm chế đó phải có quan hệ mật thiết với nhau; hướng thứ yếu, hướng phòng ngự kiềm chế phải tích cực hành động để phục vụ hướng chủ yếu, hướng đột kích, bảo đảm có thể nhanh chóng tiêu diệt địch. Cũng trong điều kiện này, dù ta có tấn công trên cả hai hướng và cùng hành động trong một thời gian thì phương hướng quyết chiến cũng chỉ có một mà thôi.

Quyết tâm đã chính xác song lại cần phải có kế hoạch điều động binh lực thật chính xác nữa mới đủ. Vấn đề tập trung tạo nên ưu thế trên hướng chủ yếu nổi lên hàng đầu trong kế hoạch đó. Như chúng ta đã biết, trên hướng chủ yếu Lê Lợi đã đưa lên 3 vạn quân để kiềm chế 5 vạn quân địch, lực lượng đó đủ sức để hoàn thành nhiệm vụ phòng ngự; hơn nữa, do tác động của hướng chủ yếu, nó còn có thể chuyển sang tấn công tiêu diệt một bộ phận lực lượng của viện binh địch. Trận tiêu diệt 1 vạn quân địch ở Lãnh-thủy – Đan-xá đã chứng minh cụ thể điều đó.

Trên hướng chủ yếu, việc tập trung binh lực có khác, làm theo từng đợt, chứng tỏ nghệ thuật điều động binh lực của Lê Lợi rất cao và rất tài tình, kế hoạch điều động thích hợp với từng trận quyết chiến trên từng địa hình, tầm mắt chiến lược của Lê Lợi không những chỉ chú trọng đến trận đầu tiên mà còn đặc biệt chú trọng đến cả trận quyết chiến sẽ xảy ra sau này nữa. Lúc đầu. Lê Lợi chỉ cử có 1 vạn quân lên biên giới, ý định đó rõ ràng không phải quyết chiến ngay trong trận đầu mà chỉ nhằm kiềm chế kéo địch vào quyết chiến điểm do mình đã chọn. Việc kiên quyết và gấp rút tiêu diệt thành Xương-giang chính cũng nằm trong kế hoạch thực hiện ý định này.

Sau đó, Lê Lợi cử thêm 4 vạn quân tiến lên Chi-lăng để đánh trận quyết chiến đầu tiên, 5 vạn quân so với tổng số 10 vạn quân của Liễu-thăng, rõ ràng là số lượng ta ở vào thế yếu hơn, nhưng không phải trong lúc địch đã ném hết tất cả 10 vạn quân vào chiến đấu ngay được, cho nên Lê Lợi chỉ đặt một mức là tiêu diệt đội tiền vệ của cánh quân chủ lực địch. Do đó mà trong kế hoạch tác chiến ở Chi-lăng, ta đã để cho đội tiền vệ đó lọt vào trận địa mới chặn đánh để chia cắt chúng ra, rồi dùng toàn bộ lực lượng của Lê Lý và Lê văn An tấn công tiêu diệt. Kết qua ta đã tiêu diệt được 1 vạn quân địch. Tiếp sau là trận tấn công trong vận động tiêu diệt được thêm 2 vạn quân địch nữa.

Khi địch đã về đến Xương-giang, Lê Lợi lại điều động thêm trên dưới 2 vạn quân để tiến hành bao vây chặt 8 vạn quân của Thôi Tụ, Hoàng Phúc.

Như vậy, kể cả vòng vây lớn và vòng vây trực tiếp chung quanh Xương-giang, về quân số mà nói nghĩa quân đã ngang với địch, hoặc chỉ thua chút ít. Cuối cùng khi đã nắm chắc được tình hình, trên các hướng khác nhau, kể cả địch ở Đông-quan, lúc đó Lê Lợi mới quyết định sử dụng 5 vạn quân trong đội dự bị chiến lược ra để đánh trận quyết chiến lớn nhất. Trong trận này, quân ta đã tập trung đến mức ưu thế so với địch, do đó đã tiêu diệt gọn 8 vạn quân của Thôi Tụ - Hoàng Phúc.

Bài học rất quan trọng thứ nhất trong vấn đề tập trung binh lực lần này là: tập trung để giành được ưu thế, ưu thế đó phải giữ được trong suốt quá trình của chiến dịch; không những phải giữ vững ưu thế, mà còn phải không ngừng tăng cường ưu thế đó.

Bài học rất quan trọng thứ hai là vấn đề sử dụng đội dự bị. Lê Lợi đã sử dụng đội dự bị chiến lược của mình trong tình huống quyết định nhất và khi đã sử dụng nó là phải thực hiện được ý định chiến lược đã đề ra.

Trên phương hướng quyết chiến này, bộ tham mưu nghĩa quân đã đạt đến dỉnh cao của nghệ thuật quân sự.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #42 vào lúc: 21 Tháng Năm, 2017, 04:09:00 pm »

II. Vấn đề chiến thuật

Về mặt chiến thuật, tùy theo so sánh tương quan lực lượng khác nhau, tùy theo phương châm chỉ đạo chiến lược của từng thời kỳ và tùy theo hoàn cảnh cụ thể từng nơi từng lúc, nghĩa quân đã vận dụng chiến thuật một cách rất linh hoạt.

Nghiên cứu phương châm và hình thức chiến thuật mà nghĩa quân đã vận dụng có những điều gì cần chú ý?

Tổng kết phương châm chiến thuật, Nguyễn Trãi ghi lại trên bia Vĩnh-lăng:

“Năm 1418 bắt đầu nhóm họp nghĩa quân, đóng đồn Lạc-thủy. Trước sau gồm hai mươi mấy trận đánh đều đặt mai phục, dùng kỳ binh đánh quân địch đang hăng, lừa quân địch lúc mỏi mệt, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh”.

“Bình Ngô đại cáo” còn nêu thêm:

“Yếu chống mạnh hay đánh lúc bất ngờ;
Ít địch nhiều thường dùng mai phục”.

Sở trường của nghĩa quân là lối đánh tập kích và phục kích. Trong toàn bộ cuộc kháng chiến nhất là trong giai đoạn du kích chiến, nghĩa quân đã dùng tập kích và phục kích để tấn công địch.

Như ta đã thấy, do lực lượng địch lúc đầu rất mạnh, lực lượng ta rất non yếu, cho nên hình thức của chiến tranh lúc đó là vây quét và chống vây quét; chiến lược và chiến thuật của địch là tấn công nhằm tiêu diệt ta. Để đối phó lại, về chiến lược cố nhiên ta phải phòng ngự, nhưng về chiến thuật, nếu chỉ phòng ngự hoặc lấy phòng ngự làm chủ yếu, không thể chống vây quét một cách có kết quả và đội du kích không thể tồn tại được.

Kinh nghiệm trong một số trận chiến đấu chống vây quét đầu tiên của nghĩa quân trên khu căn cứ ở miền thượng du Thanh-hóa đã chứng minh rõ điều đó. Trận nào nghĩa quân phòng ngự đơn thuần, dàn quân trên căn cứ để chống lại địch thì trận đó thường bị thiệt hại, thậm chí có trận bị thiệt hại rất nặng. Ngược lại, trận nào nghĩa quân biết phòng ngự tích cực, dùng thủ đoạn chiến đấu tấn công như: phục kích ở xa căn cứ, tập kích vào lòng địch hay tập kích địch trước khi chúng vây quét thì trận đó thu được thắng lợi.

Nếu so sánh lực lượng giữa các trận phục kích và tập kích, ta thấy phục kích nhiều hơn tập kích. Có thể do lực lượng của nghĩa quân lúc đó còn quá non yếu; vì rằng muốn tập kích phải có một lực lượng tương ứng. Địch lúc đó thường đóng thành đồn lũy tương đối kiên cố, điều đó đã hạn chế sự phát triển của hình thức tập kích của quân ta; cho nên dùng phục kích là chủ yếu thích hợp với trình độ và khả năng của nghĩa quân.

Hình thái bố trí của địch là đóng chốt tại những vị trí xung yếu về chiến lược và chiến thuật; hình thức phòng ngự là dùng thành lũy kiên cố, có những thành như Đông-quan thì ngoài thành lớn ra còn có cả một hệ thống thành vừa và nhỏ để bảo vệ và ứng cứu lẫn nhau. Nghĩa quân không thể bị động chờ cho địch ra khỏi thành lũy mới tấn công.

Như trên đã nói, đặc điểm về chiến thuật của nghĩa quân trong giai đoạn phòng ngự chiến lược là lấy tấn công làm chủ yếu, cho nên mặc dù lực lượng còn non yếu nhưng vẫn luôn luôn cố gắng giành thế chủ động, biết lừa địch, biết tìm sơ hở của địch, dử địch ra ngoài thành theo kiểu “điệu hổ ly sơn”, kéo địch đến nơi địa hình hiểm trở mà mình đã phục kích sẵn để tấn công tiêu diệt chúng; đó cũng là cách vận dụng nguyên tắc chiến thuật mà nghĩa quân đã đề ra: “Bỏ chỗ mạnh, đánh chỗ yếu; lánh chỗ thực, đánh chỗ hư”.

Sau khi chiếm được Trà-long, nghĩa quân tiến lên bao vây các thành không phải nhằm công thành, mà chủ yếu là điều giặc ra khỏi thành để tiêu diệt chúng trong vận động và thừa cơ chia quân ra hạ những đồn lũy tương đối yếu, đánh chiếm những nơi sơ hở. Việc bao vây các thành Nghệ-an, Diễn-châu, Tây-đô để đem quân đi chiến thắng địch ở Khả-lưu, Bồ-ải, cửa sông Khuất và các trận chiến đấu để giải phóng Tân-bình – Thuận-hóa đã chứng tỏ chiến thuật mà nghĩa quân vận dụng là rất đúng đắn tài tình.

Cũng trong giai đoạn vây quét và chống vây quét, nghĩa quân đã học được lối đánh để thoát vây; địch giỏi về bao vây chặt, áp dụng phương pháp tiến từ nhiều hướng đến rồi dàn quân ra vây bốn mặt để tấn công vào nghĩa quân, lực lượng địch đông gấp bội cho nên đã nhiều lần nghĩa quân bị lâm nguy.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #43 vào lúc: 21 Tháng Năm, 2017, 04:10:01 pm »

Nghĩa quân đã áp dụng hai phương pháp để chiến đấu thoát vây:

- Một là tập trung toàn lực chuyển sang tấn công thật mạnh, đánh vào khâu vòng vây yếu nhất của địch, đặng thoát vây; dùng phương pháp này nghĩa quân đã thoát khỏi nơi “tử địa”.

- Hai là dùng một bộ phận thu hút địch vào một điểm, đại bộ phận bí mật rút ra theo nhiều hướng; rút ra rồi lại tập trung trên một điểm khác; dùng phương pháp này, Lê Lai đã anh dũng chỉ huy tấn công thu hút địch để chủ lực của Lê Lợi rút ra được an toàn.

Nhờ vận dụng thành công chiến thuật phục kích và tập kích, nghĩa quân đã giải quyết được vấn đề tiếp tế lương thực, vũ khí, nhất là trong lúc chưa có chỗ đứng chân vững chắc và địa bàn hoạt động còn hẹp. Nguyễn Trãi viết; “Trước kia quân lính đói thiếu, bây giờ nhờ lương thực của giặc mà số trữ súc của ta càng có sẵn”… “Giặc có bao nhiêu mác, mộc, cung, tên, là giúp cho chúng ta dùng làm chiến cụ. Giặc có bao nhiêu bạc vàng, của báu là cung cho ta làm quân lương. Cái mà chúng muốn dùng để hại ta, lại trở lại làm hại chúng. Cái mà chúng muốn dùng để đánh ta lại trở lại để đánh chúng”. Sau này khi nghĩa quân đã có căn cứ địa rộng lớn nhưng vẫn cướp vũ khí địch để trang bị cho mình, lấy lương địch để nuôi quân mình, khối lượng dự trữ rất lớn, nhờ đó lực lượng của nghĩa quân phát triển nhanh chóng.

Khi lực lượng đã lớn mạnh và mặc dù so với toàn cục vẫn còn yếu hơn địch nhưng nghĩa quân đã vận dụng chiến thuật bao vây giam chân địch ở trong những thành lũy để mở rộng căn cứ địa. Nghĩa quân thường áp dụng lối bao vây bốn mặt trên nhiều tuyến; phương pháp đó rất thích hợp với ý định bao vây, đặc biệt là trong trường hợp địch trong thành còn mạnh, thông thạo lối lợi dụng sơ hở tổ chức phản kích vào trận địa bao vây của ta. Khi bao vây Đông-quan (trong giai đoạn chưa thành công và chưa diệt viện) Lê Lợi đã bố trí vây kín bốn cổng trên hai tuyến, cho nên khi Vương Thông tổ chức phản kích đã bị nghĩa quân đánh lui một cách dễ dàng.

Chủ trương vây thành để giam chân, cô lập địch, mở rộng căn cứ địa của ta đã được ghi lại như sau; “… Đánh mà muốn lấy được phải đánh vào chỗ địch không giữ. Nếu quân địch lấy quân các nơi tăng cường cho Nghệ-an, ta sẽ khó đánh được thành; trái lại trong khi địch bỏ sơ hở các nơi khác, ta chia quân đi đánh các nơi làm cho Nghệ-an bị hãm vào thế cô lập, tức khắc địch phải hàng. Các bậc tướng giỏi đời xưa, lánh chỗ thực, đánh chỗ hư. Như thế sức dùng có một nửa mà công được gấp đôi”. (Nguyễn Trãi, nhà văn học và chính trị thiên tài, của Mai Hanh – Nguyễn đổng Chi – Lê trọng Khánh – Nhà xuất bản Văn – Sử - Địa, trang 217). ở Nghệ-an đã làm như vậy, ở Đông-quan cũng làm như vậy; bao vây Đông-quan hạ các thành lẻ. Đó cũng là phương châm bỏ chỗ mạnh, đánh chỗ yếu, lánh chỗ thực, đánh chỗ hư.

Thời kỳ phát triển chiến thuật cao nhất của nghĩa quân là thời kỳ Lê Lợi quyết định tấn công ra Bắc. Những hình thức chiến thuật được vận dụng thật là phong phú; tính chủ động, tính linh hoạt, tính kế hoạch càng được phát huy cao độ, đúng như lời tổng kết của Lê Lợi:

“Kẻ thiện chiến là chế được người, chứ không để người chế mình”. Và đó cũng là nguyên tắc chiến thuật cao nhất của nghĩa quân trong toàn bộ cuộc khởi nghĩa.

Khi tiến quân ra Bắc, lực lượng của Lê Lợi đã lớn mạnh; tổ chức, biên chế, trang bị đã có nhiều thay đổi và cải tiến; trình độ luyện quân, kỷ luật càng được nâng cao. Trải qua những thử thách lớn lao, trình độ chiến thuật, kỹ thuật và tinh thần chiến đấu được nâng cao rất rõ rệt. Nhưng quân địch chưa phải đã suy yếu hẳn; ở đây, không phải là những đội quân lẻ, cô lập của Nghệ-an, Tân-bình, Thuận-hóa mà là chủ lực tinh nhuệ của địch, là những đạo viện binh hùng mạnh thiện chiến mới từ Trung-quốc sáng, sức chiến đấu còn dồi dào.

Ở đây, không những địch đã có thời gian và kinh nghiệm để củng có công sự, bảo vệ và cố thủ những thành lũy kiên cố, mà còn có những biện pháp phòng ngự tích cực, biết tổ chức những cuộc phản xung phong bất ngờ và biết thực hành những trận tập kích mạnh mẽ. Địch có viện binh, khí thế tấn công ồ ạt, lại có những tướng tài, lão luyện, đã từng quen thuộc chiến trường nước ta, có nhiều kinh nghiệm chiến thắng; cho nên, đứng trước một quân đội chính quy thiện chiến, đứng trước cái thế ngoài thì bị tấn công, trong thì có nội ứng, nếu không vận dụng những chiến thuật đúng đắn, nếu không biết linh hoạt và luôn luôn giành chủ động, nếu không biết sử dụng khéo léo các binh chủng, thì chiến thắng được địch không phải là việc dễ dàng.

Như trên đã nói, sở trường của nghĩa quân là lối đánh phục kích và tập kích. Đến khi lực lượng đã lớn mạnh, nghĩa quân đã phát triển những hình thức chiến thuật này đến trình độ cao hơn bằng những trận tấn công vận động quy mô lớn và những trận công thành đánh vào những thành lũy tương đối kiên cố của địch. Đó cũng là bước phát triển tất yếu của chiến thuật khi lực lượng đã thay đổi.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #44 vào lúc: 21 Tháng Năm, 2017, 04:10:28 pm »

Trong thời gian mới ra Bắc, quân ta đã đánh những trận vận động khá lớn. Giữa ta và địch, việc giành chủ động trong chiến thuật thật là quyết liệt, đặc biệt lúc đó các đạo quân của nghĩa quân chưa phải đã lớn (mỗi đạo có từ 2.000 đến 3.000 quân). Hai bên đều đưa hết tài năng ra phát huy tính linh hoạt trong chiến đấu nhằm hãm đối phương vào thế bị động để tiêu diệt. Trần Trí đã tỏ ra là một tên tướng có mưu kế, khôn ngoan và can đảm. Thật vậy, hắn biết rõ ta có 4 đạo quân, nhưng về số lượng chưa phải đã đủ sức để đánh vào thành Đông-quan. Kết luận đó khiến cho hắn có gan tập trung lực lượng chủ yếu đưa ra khỏi thành để đột kích quân ta, hắn còn phán đoán đúng ý định của ta là đưa quân để chặn viện binh từ Vân-nam sang, nên hắn đã quyết tâm đánh vào đạo quân thứ nhất do Phạm văn Xảo và Trịnh Khả chỉ huy. Nhưng đạo quân thứ nhất của ta đã biết nhanh chóng thoát ra khỏi thế bị đánh bất ngờ, tỉnh táo tổ chức rút lui đến nơi địa hình có lợi, rồi quay trở lại tấn công địch trên 2 hướng, làm cho chúng phải rút chạy. Quân ta còn biết kịp thời khuếch trương chiến quả cho nên dù lực lượng yếu cũng tích cực truy kích địch.

Từ thế chủ động và bắt đầu bằng tấn công, Trần Trí đã phải chuyển sang phòng ngự, rồi rút lui, rút lui một cách hỗn loạn. Còn ta tuy bị đánh bất ngờ nhưng đã biết tổ chức rút lui, đồng thời chuẩn bị tấn công và cuối cùng đã chuyển sang tấn công và truy kích địch. Trận Tốt-động – Chúc-động cũng đã diễn ra theo những hình thái tương tự, tuy trong trận này cả hai bên đều nhằm tấn công lẫn nhau.

Chỉ nghiên cứu riêng hai trận trên, chúng ta có thể thấy trình độ chiến thuật của nghĩa quân lúc đó đã tiến bộ một bước khá dài trong thế lấy yếu chống mạnh. Đặc điểm của chiến thuật là: chia cắt đội hình địch ra từng bộ phận để tiêu diệt, đánh địch trong địa hình bất lợi của chúng, tấn công trên hai, ba hướng và chủ động hợp đồng.

Đứng trước một kẻ địch mạnh, 15 vạn viện binh đang ở khí thế tấn công, ta tuy ý định chiến lược đã có và phương hướng quyết chiến đã chọn nhưng Lê Lợi còn phải chọn xem nên áp dụng chiến thuật nào cho thích hợp. Như trong phần nghiên cứu về chiến lược đã trình bày, thiên tài của Lê Lợi và bộ tham mưu nghĩa quân là ở chỗ không áp dụng chiến thuật sai lầm của Hồ quý Ly là tổ chức phòng tuyến, dùng phòng ngự trận địa cản địch.

Vì rằng, tuy lúc đó nghĩa quân đã lớn mạnh, nhưng lại đang cần thiết phải đưa một lực lượng khá lớn để bao vây các thành lũy kiên cố của địch, mặt khác phải giữ lại quanh Đông-quan một lực lượng lớn đề phòng địch từ ngoài đánh vào và từ sau lưng đến tập kích quân ta. Cho nên, nếu đưa quân ra bố trí phòng ngự trận địa trên nhiều tuyến để cản địch thì thắng không chắc và điều quan trọng hơn là không thể thực hiện nổi ý định chiến lược. Phòng ngự trận địa chỉ có thể tiêu hao chứ không thể tiêu diệt được địch. Nhưng Lê Lợi và bộ tham mưu nghĩa quân cũng không tán thành ý kiến của một số tướng lĩnh đề nghị dốc lực lượng ra hạ thành Đông-quan trước khi viện binh địch đến, sau đó mới đánh viện binh, và Lê Lợi đã phân tích như sau:

“Đánh thành là hạ sách. Ta đánh vào thành vững, hàng năm tháng chưa hạ được, làm cho quân ta sức mệt, khí nản. Nếu viện binh của địch lại đến, thì trước mặt, sau lưng đều bị địch đánh, đó là con đường nguy. Không bằng nuôi giữ lấy sức quân, tích chứa lấy tinh thần để đợi địch. Một khi viện binh bị diệt thì thành tất phải hàng. Làm một việc được hai việc, đó mới là kế vạn toàn”. Tư tưởng chiến thuật trên đây thể hiện rất rõ rệt tư tưởng đánh vận động của nghĩa quân: giam quân phòng ngự trận địa kiên cố lại để tiêu diệt quân đang vận động.

Thật là vô cùng chính xác, Lê Lợi đã kiên quyết gạt bỏ lối dàn quân ra để phòng ngự trận địa, đồng thời cũng kiên quyết gạt bỏ cả việc đem quân đi tấn công vào trận địa kiên cố, khác nhào như húc đầu vào chỗ mạnh của địch; cả hai lối đánh đó chỉ có thể đạt đến mục đích tiêu hao, cho nên chỉ có thể áp dụng tấn công vận động vào một kẻ địch đang tấn công ta mới có thể đạt đến mục đích tiêu diệt.

Tuy vậy, trong khi đẩy mạnh tấn công vận động không phải quân ta không áp dụng tấn công trận địa từ tấn công trận địa dã chiến đến công thành; trong khi đánh vận động phục kích ở Tốt-động và Chúc-động, ta vẫn bao vây các thành và vẫn chuẩn bị tấn công tiêu diệt địch trong thành Đông-quan. Khi viện binh của Vương Thông đóng doanh trại chung quanh Đông-quan tổ chức trận địa dã chiến, quân ta đã học cách tấn công vào trận địa dã chiến của địch, nhổ các cứ điểm Sa-đôi, Thanh-oai.

Về công thành, có thể lấy hai trận đánh Đông-quan và Xương-giang để nghiên cứu tình độ chiến thuật của nghĩa quân. Đông-quan là một thành lớn, bên trong có thành lũy kiên cố, bên ngoài có tổ chức trận địa dã chiến; cách tổ chức phòng ngự kết hợp giữa kiên cố và dã chiến của quân Minh quả là một lối phòng ngự trận địa rất lợi hại vì có trận địa vững chắc, áp dụng những thủ đoạn phòng ngự tích cực bằng cách tổ chức phản xung phong, và cao hơn nữa tổ chức phản đột kích sâu vào trận địa và sau lưng ta.

Trong trận Đông-quan, nghĩa quân đã sử dụng thủy binh và bộ binh tấn công trên hai hướng, bộ binh đột kích trên hướng chủ yếu; quân ta đã thành công khi tấn công vào ngoại vi tức là vào trận địa dã chiến, nhưng đã thất bại khi tấn công vào thành lũy kiên cố. Điều đó chứng tỏ khả năng của nghĩa quân còn bị hạn chế và việc chuẩn bị những vũ khí để công thành chưa được đầy đủ chu đáo. Lê Lợi đã biết sức ta, sức địch mà đình chỉ cuộc tấn công vào thành lũy kiên cố, chứng tỏ tính linh hoạt trong chỉ huy chiến đáu. Cũng trong trận này, nhờ tổ chức độ dự bị mạnh và biết sử dụng nó đúng thời cơ, nên quân ta đã đánh tan phản đột kích của địch. Kinh nghiệm công thành lần này giúp cho bộ tham mưu nghĩa quân thấy rõ khả năng của quân ta và rút ra được những kết luận cần thiết, đó là quân ta chưa đủ khả năng cũng như phương tiện để công thành lớn, nhưng lại có khả năng đánh trận địa dã chiến. Nhờ có kết luận quan trọng này mà bộ tham mưu nghĩa quân đã có kinh nghiệm trong việc chỉ đạo chiến thuật vào thời kỳ tiếp sau.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #45 vào lúc: 21 Tháng Năm, 2017, 04:10:58 pm »

Không phải ngẫu nhiên mà Lê Lợi lại đề ra vây thành diệt viện, cũng không phải chỉ do tình huống bắt buộc mà Lê Lợi kiên quyết tấn công thành Xương-giang, sau đó còn kiên quyết tấn công vào trận địa dã chiến của tập đoàn Thôi Tụ - Hoàng Phúc. Cơ sở quyết tâm của bộ tham mưu nghĩa quân chính là dựa vào sự so sánh tương quan lực lượng giữa ta và địch được chính xác khôn khéo, là dựa vào sự tiếp thu những kinh nghiệm thành công và thất bại trong những trận tấn công trước.

Trận chiến thắng ở Xương-giang chứng tỏ khả năng công thành của quân ta được nâng cao, trình độ chiến thuật tấn công vào trận địa kiên cố của địch đã phát triển một bước khá dài. Thành Xương-giang là một cứ điểm có giá trị chiến thuật lớn trong hệ thống thành lũy của địch, còn là một cứ điểm mạnh, có binh lực lớn, tướng chỉ huy tài và công sự kiên cố; trận chiến đấu diễn ra gay go ác liệt, cả hai bên đều đọ sức thi tài và vận dụng chiến thuật rất linh hoạt. Giống như ở Đông-quan, địch ở Xương-giang cũng thoát ra khỏi thành trì, tấn công, đánh chiếm điểm cao chiến thuật là vị trí pháo của ta. Về phía nghĩa quân, kỹ thuật công thành đã có những tiến bộ mới như: đắp cao điểm, đào hầm hố, vượt hào sâu, bắc thang trèo lên thành…; về chiến thuật, việc hợp đồng giữa pháo binh với bộ binh, giữa bộ binh với kỵ binh đạt đến mức nhất trí, chủ động và mật thiết.

Ở Xương-giang, chúng ta cũng bao vây thành trên bốn mặt, bố trí thành ahi tuyến tấn công, trên hướng chủ yếu có pháo binh để phá thành, tạo thành một lỗ hổng để bộ binh xông vào và kỵ binh làm đội dự bị, cho nên đã đánh tan phản kích của địch.

Như vậy, bố trí chiến đấu và phương pháp tấn công đã hình thành, chiến thuật tập trung đột kích trên một điểm, có sự phối hợp của ba mặt khác.

Với tinh thần dũng cảm tuyệt vời của tướng sĩ ta, chiến thuật vận dụng tài giỏi, kỹ thuật công thành tiến bộ, cộng với sự chỉ huy kiên quyết, linh hoạt, đã đem đến thắng lợi hoàn toàn. Thắng lợi đó có hai giá trị rất lớn, một là giá trị về mặt thực hiện ý định tác chiến của bộ tham mưu nghĩa quân, và hai là giá trị về mặt chiến thuật công thành.

Như trên đã nói, để tiêu diệt viện binh của Liễu Thăng, Lê Lợi đã áp dụng chiến thuật tấn công vận động. Thật ra, từ trận chiến đấu đầu tiên ở biên giới đến trận hoàn toàn tiêu diệt đạo quân của Liễu Thăng ở gần Xương-giang, là cả một chiến dịch vận động chiến quy mô lớn nhất của toàn bộ cuộc khởi nghĩa, nằm trong kế hoạch chiến lược của bộ tham mưu nghĩa quân trên phương hướng quyết chiến.

Xác định một cách chính xác chiến thuật phải áp dụng đã là tài tình, nhưng chưa phải là tất cả. Muốn bảo đảm tháng lợi, Lê Lợi còn phải giải quyết một loạt các vấn đề về chiến thuật như: nguyên tắc sử dụng lực lượng, sử dụng binh chủng, tổ chức trận địa, liên quan giữa vây thành và diệt viện, liên quan giữa bao vây nhỏ và bao vây lớn, giữa tấn công vận động và phòng ngự trận địa, giữa tiêu diệt và tiêu hao… Và trong thực tế những trận chiến đấu trên phương hướng quyết chiến cũng như trên phương hướng kiềm chế, những vấn đề lớn về chiến thuật nói trên đã được giải quyết rất thành công. Điều đó càng chứng minh nghệ thuật quân sự cao của Lê Lợi và các tướng sĩ của nghĩa quân.

Trên cả hai hướng, những hình thức chiến thuật được vận dụng rất phong phú và chỉ huy rất linh hoạt. Trên hướng đột kích, quân ta đã mở đầu bằng một trận phòng ngự có có tính chất vận động. Tuy ở những nơi này quân ta cũng dựa vào thành lũy của các cửa ải để tác chiến, nhưng những thành lũy đó chỉ có tác dụng là trận địa ngăn chặn, vì ý định của quân ta là rút lui, dử quân tiền vệ của địch đến khu vực đã chọn trước để đánh.

Trận thứ hai là một trận vận động phục kích. Ở đây quân ta đã triệt để lợi dụng điều kiện thuận lợi của địa hình và nhân tố bất ngờ. Tuy đánh tấn công vận động, nhưng trận địa xuất phát tấn công được tổ chức chu đáo, có công sự cá nhân và hào lũy vững chắc; trận địa được chọn ở nơi địa thế hiểm yếu nhất, từ Chi-lăng đến Mã-yên, hai bên đường là núi đá lởm chởm, dòng sông Thương chảy sát một bên. Địa hình này lợi cho bên phục kích, vừa triển khai được đội hình trên một chính diện rộng, vừa giấu được quân kín đáo và vừa phát huy được tác dụng của đánh gần dùng cung nỏ từ trên cao bắn xuống; bất lợi cho bên hành quân vận động có đội hình dài, không thể triển khai một cách nhanh chóng và không thể sử dụng được nhiều binh lực để chiến đấu trong một thời gian tương đối ngắn.

Cũng trong trận này, vấn đề sử dụng binh chủng và thủ đoạn chiến đấu, nghĩa quân cũng có nhiều sáng tạo. Lê Lợi đề ra nguyên tắc: “Đặt phục binh đánh cho dập đầu, sau lại dùng kỵ binh chẹn cho đứt cuối” (Bình Ngô đại cáo). Bộ binh ta đã đánh dập đầu đội tiền vệ do chính Liễu Thăng chỉ huy, rồi cùng hợp đồng xung phong lên chính diện, kỵ binh vòng đánh vào hậu vệ của địch, làm cho chúng trở thay không kịp và nhanh chóng bị tiêu diệt.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #46 vào lúc: 21 Tháng Năm, 2017, 04:11:17 pm »

Trận thứ ba là một trận vận động truy kích lớn. Kỵ binh anh dũng của ta đã chặn địch trên từng đoạn đường, chia cắt đội hình của chúng ra từng bộ phận để bộ binh ta đuổi kịp đến tiêu diệt. Sau đó quân ta chuyển sang phòng ngự, tiếp tục bao vây địch ở Xương-giang.

Trận thứ tư là trận tấn công trận địa dã chiến tiêu diệt toàn bộ đạo quân viện binh chủ lực của địch. Ở Xương-giang địch phải đóng ở giữa đồng, vội vã tổ chức phòng ngự dã chiến. Quân ta áp dụng những biện pháp kiên quyết để bao vây địch. Khi chưa có điều kiện tấn công ngay (địch mới chuyển sang phòng ngự, nhưng lực lượng còn lớn, quân ta chưa có ưu thế, lại khá mệt nhọc sau những trận đánh trước đó, vấn đề lương thực cũng cần được giải quyết) nghĩa quân đã được lệnh tạm thời chuyển sang phòng ngự cầm cự với địch, đồng thời chuẩn bị cho trận tổng công kích. Trận địa phòng ngự được tổ chức chu đáo chính là trận địa xuất phát tấn công sau này.

Trong khi phái quân đến tăng cường cho lực lượng bao vây Xương-giang, Lê Lợi còn phái quân đi các nơi hiểm yếu ở biên giới thực hiện lối đóng chốt hình thành bao vây lớn, chứng tỏ ý chí rất kiên quyết nhằm triệt để tiêu diệt viện binh địch. Cho nên, khi có lệnh tấn công, quân ta đã vững và và nhanh chóng tiêu diệt gần 8 vạn quân địch. Trong trận này, Lê Lợi còn nắm vững điều kiện. thời tiết bất lợi cho địch, nắm đúng lúc khi địch bị triệt nguồn tiếp tế, tinh thần sa sút đến cực độ, đó cũng là yếu tố của thắng lợi.

Cũng phải kể đến sai lầm của địch (trong trận này và nhiều trận khác nữa), trước nhất là giữa các đạo quân của chúng thiếu tinh thần hợp đồng. Nếu như cánh quân Mộc Thạnh tấn công kiên quyết hơn, nhanh chóng hơn; nếu như địch ở Chí-linh, Đông-quan liều chết đánh ra, thì dù chũng không có thể làm cho tình thế biến đổi một cách căn bản đi chăng nữa, thì chúng cũng gây cho quân ta những khó khăn không phải là ít, thế nhưng chúng lại không có hành động gì cả. Đạo quân nào cũng chỉ bo bo lo cho số phận riêng của đạo quân ấy, dự định thoát vây của Thôi Tụ - Hoàng Phúc chỉ là một hành động tuyệt vọng.

Trên hướng kiềm chế, quân ta mở đầu bằng một trận phòng ngự có tính chất cố thủ trận địa. Ở cửa Lê-hoa, quân ta đã được lệnh dựa vào địa hình và thành lũy, dùng binh lực ít tranh thủ thời gian kiềm chế chủ lực của Mộc Thạnh làm cho Mộc Thạnh không thể hành động nhanh chóng được, do đó hai cánh viện binh không thể hợp đồng nhất trí với nhau.

Trên hướng này, việc vận dụng chiến thuật như thế là cần thiết, mà ta lại có khả năng: vì rằng, ở đây, ta chỉ cần tiêu hao lực lượng địch, vấn đề tiêu diệt không phải là chủ yếu mà chủ yếu lại là vấn đề làm chậm tốc độ tấn công của địch; địa hình ở vùng này cho phép ta có thể đạt được mục đích đó, cuối cùng, Lê Lợi đã nắm được đặc điểm hành động của Mộc Thạnh là thận trọng, tiến quân chậm chạp và tránh quyết chiến.

Do phòng ngự cố thủ thành công trên hướng này, cho nên đội dự bị chiến lược của Lê Lợi mới có thể sử dụng được tập trung toàn bộ trên hướng đột kích. Trận thứ hai là một trận vận động phục kích đánh vào đội quân tiền vệ của Mộc Thạnh, ta đã dùng chủ lực (của hướng kiềm chế) để tiêu diệt 1 vạn tên địch thuộc đội này đang trên đường rút lui. Nguyên tắc chiến thuật đã vận dụng ở đây cũng tài tình: dùng một bộ phận lực lượng dựa vào công sự kiên cố để kiềm chế chủ lực địch, sau đó dùng chủ lực để tiêu diệt một bộ phận lực lượng địch; cho nên, nếu so sánh toàn bộ lực lượng giữa ta và địch trên hướng này thì rõ ràng địch ưu thế hơn ta, nhưng chính do vận dụng chiến thuật một cách tài tình mà trong trận Đan-xá – Lãnh-câu, ta lại ưu thế hơn địch. Giữa hai trận, có mối liên quan thật mật thiết về chiến thuật, nghĩa là phòng ngự trận địa để tiêu hao địch, tạo điều kiện cho ta tấn công vận động tiêu diệt địch.

Trận cuối cùng là một trận vận động truy kích chủ lực của Mộc Thạnh, đánh tan gần 4 vạn quân trên đường rút chạy về Vân-nam. Trình độ tác chiến của nghĩa quân đã nâng lên một bước khá cao. Khi được lệnh rút quân, Mộc Thạnh đã vất bỏ cái phương châm “thận trọng” của hắn để chạy thật nhanh thật mạnh, thế mà vẫn không thể chạy thoát được. Nghĩa quân tuy có mệt nhọc sau trận vận động phục kích, nhưng khi được tin địch rút chạy thì lập tức bám sát, vượt lên trước đánh cho chúng không kịp thở, bị tan rã từng mảng lớn và phải chạy luồn rừng để về Vân-nam.

*
*   *

Đặc điểm chung về chiến thuật của nghĩa quân Lam-sơn là luôn luôn tấn công, chủ yếu là tấn công vận động và thực hành đánh tiêu diệt. Nhưng không phải chỉ có đánh tiêu diệt mà còn biết đánh thiêu hao. Nghệ thuật quân sự tài tình của nghĩa quân là ở chỗ đã giải quyết rất chính xác quan hệ giữa tấn công và phòng ngự, giữa tiêu diệt và tiêu hao. Trong toàn bộ cuộc khởi nghĩa, những trận chiến đấu của nghĩa quân đã thể hiện rõ rệt mối quan hệ đó, tức là: phòng ngự, cầm cự là để chuyển sang tấn công và phục vụ tấn công; tiêu hao là để chuẩn bị cho tiêu diệt và phục vụ tiêu diệt; chỉ có tấn công kiên quyết mới tiêu diệt được địch một cách triệt để, mới bảo toàn và phát triển được lực lượng của mình.

Đó là ưu điểm nổi bật đồng thời là bài học chủ yếu về chiến thuật của nghĩa quân Lam-sơn.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #47 vào lúc: 21 Tháng Năm, 2017, 04:11:56 pm »

KẾT LUẬN

Như hai phần trên đã trình bày, hai cuộc kháng chiến chống quân Nguyên và chống quân Minh không những khác nhau về thời đại, tính chất, mà còn có những nét riêng biệt về cách vận dụng phương châm chiến lược – chiến thuật, về thực hành những bước, những giai đoạn cụ thể. Nhưng cả hai cuộc kháng chiến đó đều nhằm một mục đích chính trị tương tự là đánh đuổi giặc ngoại xâm giữ vững độc lập, tự chủ; đều ở một vị trí xuất phát tương tự là ta ở thế yếu, địch ở thế mạnh và đều vận dụng một đường lối chiến lược tương tự là đánh lâu dài; cho nên, trong hai cuộc kháng chiến đó, để đạt đến mục đích chính trị đánh đuổi quân xâm lược bảo vệ Tổ quốc, để chuyển từ thế yếu sang thế mạnh, để đủ sức đánh lâu dài, các lực lượng vũ trang của ta đã dựa vào một nguyên tắc căn bản là hết sức bảo toàn mình, ra sức tiêu diệt địch làm nguyên tắc chỉ đạo mọi hành động quân sự.

Vận dụng cụ thể nguyên tắc căn bản đó, các tướng soái của hai thời đại đã lấy phòng ngự (chiến lược – chiến thuật) làm thủ đoạn để bảo toàn mình, lấy tấn công (chiến lược – chiến thuật) làm thủ đoạn để tiêu diệt địch, đồng thời đã giải quyết rất chính xác quan hệ giữ hai thủ đoạn đó, tức tấn công là thủ đoạn chủ yếu còn phòng ngự chỉ là thủ đoạn hỗ trợ cho tấn công hoặc là thủ đoạn chuẩn bị cho tấn công, là thủ đoạn đứng ở hàng thứ hai.

Thật vậy, nghiên cứu các giai đoạn của hai cuộc kháng chiến, ngiên cứu các trận chiến đấu lớn, chúng ta đều thấy dù rằng có nhiều lúc phòng ngự nổi lên hàng đầu, tiến hành trong một thời gian khá dài, nhưng rút cục nhìn suốt toàn bộ cuộc kháng chiến kể cả trong giai đoạn phòng ngự, thì tấn công vẫn là chủ yếu.

Thực tế đó của hai cuộc kháng chiến chứng minh rằng, để đạt đến mục đích chính trị của chiến tranh thì yêu cầu tiêu diệt là chủ yếu, vì rằng chỉ có tiêu diệt địch mới bảo toàn được mỉnh một cách có kết quả. Tư tưởng tiêu diệt chiến chính là tư tưởng chỉ đạo tác chiến căn bản nhất của quân đội ta trong hai cuộc kháng chiến đó.

Trong giai đoạn địch tấn công và ta phòng ngự (bao gồm cả rút lui, chống vây quét) về chiến lược, tư tưởng tiêu diệt chiến đó đã thể hiện rõ rệt trong các trận chiến đấu phòng ngự nữa. Cho nên, quan hệ giữa chiến lược và chiến thuật đã được giải quyết rất tài tình: về chiến lược tiến hành phòng ngự, nhưng về chiến thuật, chiến đấu, thì tiến hành tấn công. Lại đã giải quyết rất thành công quan hệ giữa hình thức chiến thuật và phương pháp chiến đấu: hình thức là phòng ngự, nhưng phương pháp là tấn công, nghĩa là tiến hành phòng ngự tích cực, dùng hành động tấn công để tiến hành phòng ngự. Vì vậy mà phần lớn các trận chiến đấu trong hai cuộc kháng chiến này, kể cả các trận chiến đấu trong các giai đoạn phòng ngự đều đã đạt đến tiêu diệt địch về chiến đấu và tiêu hao địch về chiến lược.

Chỉ cần nêu lên những trận phản công của Trần quốc Tuấn tiêu diệt địch ở Đông Bộ-đầu, ở Hàm-tử và bến Chương-dương, ở Bạch-đằng, những trận chống vây quét của Lê Lợi ở Lam-sơn, Nga-lạc, ở Khả-lưu, Bồ-ải cũng có thể chứng minh đầy đủ tư tưởng tiêu diệt chiến của quân đội ta thời bấy giờ.

Đánh những trận tiêu diệt, đó là đặc điểm nổi bật, là ưu điểm trội nhất trong hai cuộc kháng chiến, đồng thời đó cũng là truyền thống vẻ vang của quân đội ta từ thời Trần đến thời Lê, từ thời Nguyễn Quang Trung cho đến cuộc kháng chiến vĩ đại chống thực dân Pháp và can thiệt Mý mới đây.

Đánh những trận tiêu diệt gọn và nhanh là một trong những bài học lớn nhất của hai cuộc kháng chiến này, nhưng nó cũng là bài học chung.

Đi vào nghiên cứu tấn công và phòng ngự, chúng ta rút ra được những tư tưởng chỉ đạo tác chiến nào?

Như trên đã nói, đánh tiêu diệt trong chiến đấu là để đạt đến tiêu hao địch về chiến lược, là điều kiện tất yếu để đánh lâu dài về chiến lược, cũng là biện pháp tốt nhất để quân đội ta ở vào thế yếu chiến thắng kẻ địch ở vào thế mạnh.

Nhưng muốn đánh tiêu diệt phải có phương pháp tác chiến thật tốt. Vậy các tướng soái thời Trần và thời Lê đã chọn phương pháp nào? Chủ yếu là phương pháp tập trung ưu thế binh lực, từ ba bốn mặt đến bao vây tiêu diệt từng bộ phận của địch.

Tuy rằng do nhiều điều kiện hạn chế, mức tập trung ở những thời đại đó có khác với mức tập trung mà quân đội ta đã đạt được trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ, nhưng phương pháp tập trung ưu thế binh lực đã là một phương pháp cơ bản mà các tướng soái thời Trần, thời Lê đã vận dụng.

Trong toàn bộ hai cuộc kháng chiến, chúng ta đều nhận thấy rằng quân đội ta đã không phân tán binh lực ra để đối phó hoặc công kích địch trên nhiều mục tiêu, trái lại đã khéo léo giữ vững chủ lực, chọn mục tiêu công công kích thích đáng rồi mới mãnh liệt công kích; sau đó lại tập trung binh lực chuyển sang mục tiêu công kích khác thực hiện tiêu diệt từng bộ phận địch.

Ở cửa Hàm-tử, Trần quốc Tuấn đã tập trung một bộ phận lực lượng lớn để tiêu diệt đạo quân của Toa Đô. Ở Chương-dương, lại tập trung gần như toàn bộ chủ lực để tiêu diệt toàn bộ một cánh quân lớn. Còn ở Bạch-đằng, mức tập trung binh lực lại cao hơn nhiều. Đến thời Lê, khi vây thành diệt viện, Lê Lợi đã tập trung chủ lực để tiêu diệt đội tiền vệ của Liễu Thăng, sau đó lại tập trung cả đội dự bị chiến lược để tiêu diệt 8 vạn quân địch ở Xương-giang. Những trận chiến thắng vẻ vang và anh dũng ấy có thể nêu lên những mẫu mực về phương pháp tập trung ưu thế binh lực, bao vây địch từ ba bốn mặt, tiêu diệt từng bộ phận của chúng.

Nhờ phương pháp tác chiến đó, mà quân đội ta đã giành được quyền chủ động, nhanh chóng tiêu diệt địch, do đó mà thay đổi hẳn hình thái giữa ta và địch có lợi cho ta.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #48 vào lúc: 21 Tháng Năm, 2017, 04:13:10 pm »

Tập trung binh lực là phương pháp tác chiến tốt bảo đảm thực hiện tiêu diệt địch, song muốn thực hiện được tập trung binh lực tạo thành ưu thế lại cần phải có những biện pháp thích hợp nữa mới đủ. Vì rằng, ta tập trung địch cũng có thể tập trung, cho nên có hai mặt của vấn đề:

- Binh lực ta đã tập trung nhưng địch cũng tập trung do đó mà tập trung không đạt được ưu thế, cũng có nghĩa là không đánh tiêu diệt được.

- Binh lực ta đã tập trung để công kích vào chỗ yếu của địch, nhưng trong quá trình chiến đấu địch có thể tăng viện, do đó ta cũng mất ưu thế, cuối cùng không thể tiêu diệt được địch.

Vậy các tướng soái thời Trần, thời Lê đã áp dụng những biện pháp nào?

- Trước nhất là, tập trung trên phương hướng quyết chiến, trên mục tiêu quyết chiến. Trần quốc Tuấn và Lê Lợi đã thực hiện rất đúng đắn nguyên tắc tập trung ở hướng chủ yếu, tiết kiệm ở hướng thứ yếu. Thí dụ: để một bộ phận lực lượng ở phương Nam, chủ lực tập trung trên phương Bắc (kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai); để một bộ phận lực lượng ở hướng kiềm chế Vân-nam – Đông-quan, chủ lực tập trung trên hướng Nam-quan – Đông-quan.

Khi tập trung không những phải tập trung số lượng mà còn phải tập trung cả chất lượng nữa. Thí dụ: khi đánh ở Hàm-tử tuy có tập trung, nhưng chưa tập trung chủ lực tinh nhuệ nhất, để chủ lực tinh nhuệ tập trung vào trận Chương-dương. Một thí dụ khác: lúc đầu, để đánh đội tiền vệ của Liễu Thăng, tuy đã tập trung nhưng chủ lực tinh nhuệ lại giành cho trận quyết chiến ở Xương-giang. Trong những trận đó, nếu như đã tập trung số lượng đến mức ưu thế so với địch, nhưng lại không tập trung chất lượng thì thắng lợi không thể đạt được một cách dễ dàng và trận đánh không thể thực hiện được yêu cầu tiêu diệt địch.

- Thứ hai là, tuy binh lực đã tập trung, nhưng về mặt bố trí chiến đấu phải có tung thâm. Trong trận Bạch-đằng, Trần quốc Tuấn đã cơ động chủ lực từ tung thâm ra, tạo thành ưu thế tuyệt đối, tăng cường được sức đột kích. Trên hướng Nam-quan – Đông-quan cũng vậy, do bố trí chiến đấu có tung thâm lớn cho nên quân ta không ngừng được tăng cường sức đột kích, đã biết kịp thời và nhanh chóng thay đổi bố trí chiến đấu, giữ vững và tăng cường ưu thế trong toàn bộ cuộc hội chiến lớn lao này. Bố trí chiến đấu có tung thâm, trong quá trình chiến đấu và chiến dịch, biết kịp thời cơ động binh lực đến hướng chủ yếu, mục tiêu chủ yếu, đó là những biện pháp rất tốt để tập trung binh lực đặng tiêu diệt từng bộ phận địch.

- Thứ ba là, phải biết chặn cơ động của địch cũng tức là chặn tập trung binh lực của địch. Nếu như trong kháng chiến chống quân Nguyên, việc chặn cơ động của địch đã không được đề ra rõ ràng lắm, thì trong kháng chiến chống quân Minh, quân đội ta đã thành công lớn trong việc vây thành chặt chẽ để diệt viện gọn gàng, trong việc chặn chủ lực của địch để tiêu diệt đội tiền vệ, trong việc hướng Lê-hoa – Đông-quan hành động tích cực để kiềm chế Mộc Thạnh, khiến chúng không thể hợp đồng được với quân của Liễu Thăng. Chính nhờ chặn được cơ động của địch, mà các mục tiêu quân ta công kích đã trở thành bị cô lập; ngoài ra ta còn không ngừng tăng cường lực lượng đột kích, cho nên ưu thế vẫn giữ vững, thực hiện được tiêu diệt địch nhanh chóng, gọn gàng.

- Thứ tư là, phải công kích vào chỗ yếu và hiểm yếu của địch. Thí dụ: đoàn thuyền lương của Trương văn Hổ là một mục tiêu yếu về quân sự, nhưng với địch lại rất quan trọng về mặt chiến lược. Cho nên, ở đó ta dễ thực hiện được ưu thế tuyệt đối, đánh là tiêu diệt, mà đã tiêu diệt được thì nhất định toàn bộ chiến lược của địch phải thay đổi. So với chủ lực thì đội tiền vệ của Liễu Thăng yếu hơn, nhưng do chỗ đội tiền vệ đó có chủ soái của chúng đi cùng, cho nên khi tiêu diệt được đội này đã làm đảo lộn cả hệ thống chỉ huy của địch, khiến cho hàng ngũ chúng hoang mang, hỗn loạn. So với quân phòng ngự trong thành lũy kiên cố (như ở Đông-quan) thì quân của Liễu Thăng đang vận động lại yếu hơn, nhưng nếu tiêu diệt được cánh quân tiếp viện này, tức là đã phá tan tận gốc âm mưu chiến lược của quân Minh. Cũng chính do cần chọn chỗ yếu nhưng quan trọng, nên Lê Lợi đã không chọn cánh quân Vân-nam làm mục tiêu chủ yếu, mà chọn cánh quân Liễu Thăng tuy mạnh hơn cánh quân Mộc Thạnh nhưng lại yếu hơn so với đạo quân của Vương Thông đóng trong thành lũy; yếu nhưng lại quan trọng vì cánh quân đó là “chủ bài” trong ý định chiến lược chuyển sang phản công của địch.

Bài học chủ yếu về tư tưởng chỉ đạo tác chiến trong tấn công rút ra từ những cuộc chiến đấu trong hai cuộc kháng chiến đó là: tập trung ưu thế binh lực, tiêu diệt từng bộ phận địch là một trong những phương pháp tác chiến căn bản nhất, tốt nhất bảo đảm cho một quân đội trong thế yếu chiến thắng được kẻ địch trong thế mạnh. Ngoài ra, chúng ta còn học được những tư tưởng chỉ đạo khác như:

- Đánh địch vận động, phân tán và cô lập trước rồi sẽ đánh địch tập trung hùng mạnh sau.

- Giỏi giữ bí mật, giỏi gây bất ngờ với địch, giỏi điều động dử địch đến khu vực tác chiến có lợi đặng tiêu diệt chúng
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #49 vào lúc: 21 Tháng Năm, 2017, 04:13:59 pm »

*
*   *

Trong phòng ngự, tư tưởng chỉ đạo tác chiến của quân đội ta là tư tưởng phòng ngự tích cực.

Thông tường thì bên phòng ngự ở vào thế yếu và địa vị bị động. Nhưng ưu điểm nổi bật của quân đội ta thời Trần – Lê, là luôn luôn tìm cách khắc phục để thoát khỏi thế bị động tranh thủ và giành lại thế chủ động. Những trường hợp không đem chủ lực của ta quyết chiến với chủ lực của địch khi quân Nguyên ồ ạt tấn công, hoặc khi quân Minh tập trung vây quét, có thể nêu lên thành những thí dụ về cách giữ gìn chủ lực, thoát khỏi thế bị động, giành lại thế chủ động. Trong các trận chiến đấu đó, hành động tích cực của các bộ phận kiềm chế (kiên quyết dựa vào địa hình có lợi để ngăn chặn địch, tổ chức phản xung phong…) đã tạo điều kiện thuận lợi cho chủ lực rút lui an toàn, thoát khỏi thế bị vây.

Tư tưởng phòng ngự tích cực còn thể hiện trong việc giải quyết mối liên quan giữa phòng ngự có tính chất vận động và phòng ngự có tính chất trận địa. Nhìn chung cả hai cuộc kháng chiến, quân đội ta rất ít áp dụng phòng ngự có tính chất trận địa. Tuy vậy, khi cần phải giữ vững những tuyến địa hình, những điểm mấu chốt để kiên quyết ngăn chặn địch thì quân ta mới áp dụng phòng ngự có tính chất trận địa.

Thí dụ, quân của Trần quang Khải lúc đầu áp dụng phòng ngự có tính chất vận động, nhưng khi đã rút lui đến Thanh-hóa thì kiên quyết tổ chức phòng ngự có tính chất trận địa dựa vào công sự chặn đứng địch lại, không cho chúng tiến thêm nữa. Hành động tích cực đó đã tạo điều kiện cho quân của Trần quốc Tuấn trên hướng phòng ngự chủ yếu có thể làm tròn nhiệm vụ rút lui chiến lược và chuẩn bị phản công. Như trên hướng Lê-hoa, lúc đầu vừa đánh vừa rút, nhưng khi đội tiền vệ của địch đã đi qua thì kiên quyết dựa vào thành lũy để ngăn chặn bước tiến của quân Mộc Thạnh.

Cũng chính do biết linh hoạt áp dụng hai hình thức phòng ngự có tính chất vận động và tính chất trận địa nên các đạo quân làm nhiệm vụ phòng ngự đã tránh được lối dàn đều binh lực để cố thủ, để giữ được binh lực tập trung và tiến hành phòng ngự có trọng điểm.

Tập trung được chủ lực đánh vào những nơi cần đánh, giữ những nơi cần giữ, đó là cách giành chủ động trong bị động, là một trong những biện pháp để lừa địch, điều động dụ địch đến nơi ta dự định sẽ tác chiến là là một thể hiện của tư tưởng phòng ngự tích cực.

Nhưng biểu hiện cao nhất của tư tưởng phòng ngự tích cực là dùng hành động tấn công trong những tình huống thích hợp để tích cực kiên quyết đánh địch, tiêu diệt từng bộ phận địch, đó là phòng ngự để phản công và tấn công. Các trận phản công lớn của Trần quốc Tuấn là những thí dụ điển hình của tư tưởng phòng ngự tích cực trong giai đoạn phòng ngự chiến lược. Các trận tập kích, vận động phục kích để chống vây quét của Lê Lợi cũng là những thí dụ điển hình của tư tưởng chỉ đạo tác chiến đó về mặt chiến thuật.

Dùng hành động tấn công để phòng ngự, phòng ngự là để chuẩn bị phản công và tấn công, tư tưởng chỉ đạo tác chiến đó đã nêu lên khá rõ nét một trong những quan điểm cơ bản về quân sự của các tướng soái thời Trần và thời Lê coi phòng ngự chỉ là thủ đoạn hỗ trợ cho tấn công, và chỉ có tấn công kiên quyết thì mới tiêu diệt được địch.

*
*   *

Kho tàng kinh nghiệm về quân sự do hai cuộc kháng chiến lâu dài gian khổ nhưng tất thắng dưới thời Trần, thời Lê là vô tận và vô cùng phòng phú.

Chúng ta còn phải tiếp tục nghiên cứu sâu sắc hơn nữa những kinh nghiệm quý báu đó để rút ra những bài học bổ ích làm phong phú thêm cho lý luận quân sự hiện đại của quân đội ta. Dù rằng về mọi mặt tổ chức, trang bị, chỉ huy, phương pháp tác chiến của quân đội ta ngày nay tuy có khác xa so với các quân đội thời xưa, nhưng những nguyên tắc chỉ đạo tác chiến đã khiến cho quân đội nhỏ yếu của ta thời đó chiến thắng được các quân đội xâm lược hùng mạnh cho đến nay vẫn có nhiều giá trị và có nguyên tắc vẫn còn nguyên giá trị.

Tập trung ưu thế binh lực, tiêu diệt từng bộ phận quân địch đã có từ thời xưa nhưng đến cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ mới đây nó vẫn là một phương pháp tác chiến tốt nhất để chiến thắng địch, là truyền thống tốt đẹp của quân đội ta, và cho đến nay nó vẫn là một phương pháp tác chiến cơ bản của quân đội ta. Quân đội của đến quốc Mỹ đó có hùng mạnh, nhưng nếu chúng ta vận dụng phương pháp tác chiến này một cách linh hoạt khéo léo, vẫn có thể đánh được những trận tiêu diệt và cuối cùng tống cổ được đội quân xâm lược hùng mạnh đó ra khỏi đất nước ta.

Tư tưởng tác chiến đánh tiêu diệt trong tấn công cũng như trong phòng ngự, trong du kích chiến cũng như trong vận động chiến mà tổ tiên ta để lại, trong những điều kiện mới hiện nay, chẳng những cần phải được quán triệt sấu sắc đầy đủ trong mọi hành động quân sự mà còn cần phải được phát huy đến cao độ, vì rằng tư tưởng đó hoàn toàn phù hợp với mục đích chính trị của chiến tranh chính nghĩa của ta.

Chúng tôi nghĩ rằng những điều nói trên đây cũng là những bài học lớn nhất rút ra từ hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc ta thời xưa.

Viết xong ngày 12 tháng 9 năm 1962
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM