Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 11:38:46 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tìm hiểu chiến lược - chiến thuật thời Trần - Lê  (Đọc 32204 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #10 vào lúc: 21 Tháng Năm, 2017, 03:36:52 pm »

Các trận chiến đấu ở gần biên giới, chủ yếu là đánh vào các cánh quân phụ, đến đây coi như đã kết thúc. Đặc điểm cuộc hành quân lần này của địch là thận trọng chứ không ồ ạt như trước. Kế hoạch tấn công lần này trên chiến trường nước ta, địch rất chú trọng bảo vệ hai bên sườn cho đạo quân chủ lực của Thoát Hoan.

Về phía ta, với binh lực nhỏ, phân tán, đã thực hiện việc đánh ngăn chặn từng bước tiến và đánh tiêu hao địch.

Đầu tháng chạp năm ấy, được các cánh quân bảo vệ sườn yểm hộ và mặc dù trên hướng Thăng-long quân nhà Trần bố trí mỏng yếu, nhưng đại quân của Thoát Hoan không đánh thẳng đến Vạn-kiếp và Thăng-long ngay, mà đánh vòng sang cánh trái, chiếm lấy núi Phả-lại, rồi dãy núi Chí-linh làm căn cứ. Dựa vào địa hình hiểm trở của những dãy núi này cũng như vào hệ thống sông ngòi rất thuận tiện cho việc cơ động lực lượng, địch lấy gõ xây dựng doanh trại kho tàng quân nhu và công sự, biến thành căn cứ vững chắc rồi mới tiến quân.

Sau khi đã củng cố được khu căn cứ Phả-lại – Chí-linh, Thoát Hoan mới quyết định mở một đợt tấn công mới. Lúc đó, trong hệ thống phòng ngự của ta, Vạn-kiếp đã trở thành không quan trọng nữa, vì nếu tập trung một số lực lượng lớn ở đó sẽ rất dễ bị quân Nguyên từ ba mặt trận tấn công, tiêu diệt nên Trần quốc Tuấn chỉ để lại một bộ phận lực lượng nhỏ để kiềm chế địch, còn đại quân có quân địa phương phối hợp được điều động đến chiếm giữ cửa Đại-than (nay thuộc huyện Gia-bình, Bắc-ninh) ngăn chặn không cho quân Nguyên tiến về phía sông Hồng đánh chiếm Thăng-long.

Cuối tháng chạp, Thoát Hoan quyết định tấn công đánh chiếm Vạn-kiếp và Thăng-long. Một cánh quân (khoảng 2 vạn) do Trịnh Bằng Phi chỉ huy đánh vào Vạn-kiếp, ta chỉ đánh kiềm chế tiêu hao rồi rút lui để cho địch chiếm đóng. Đồng thời, hai đội thủy binh do Ô Mã Nhi và A Bát Xích chỉ huy cũng từ sông Lục-đầu tiến thẳng về phía Thăng-long. Trần quốc Tuấn đã chỉ huy quân đội anh dũng chiến đấu; trong khi đó, thủy binh của Phàn Tiếp đi theo đại quân của Thoát Hoan đã đến Bắc-giang. Một lần nữa để tránh cuộc hành binh bằng hai gọng kìm của thủy binh địch bao vây, nhất là để tránh đại quân của Thoát Hoan dự định đánh vào sườn, Trần quốc Tuấn hạ lệnh rút khỏi cửa Đại-than.

Ngày 29 tháng 12, Thoát Hoan vượt sông Hồng, chiếm kinh thành đã bỏ trống xong hắn lập tức sai A Bát Xích đi đường bộ theo bờ phía đông, Ô Mã Nhi theo đường thủy truy kích vua Trần và quân đội ta nhưng cuộc rút lui của ta vừa nhanh chóng, gọn gàng lại có trật tự, cho nên tránh được những mũi tấn công của địch, không bị thiệt hại gì. Sau đó, vua Trần đi thuyền nhẹ vào Thanh Hóa.

Địch đi đến đâu là ở đó diễn ra những cảnh giết người, cướp cửa và đốt phá hết sức khốc liệt, song những hành động hung bạo đó chẳng những không thể khuất phục được, trái lại càng như đổ thêm dầu vào ngọn lửa căm thù đang rực cháy trong lòng mỗi người dân Việt-nam. Cũng như trong hai cuộc kháng chiến trước đây, nhân dân miền xuối cũng như miền núi đã đoàn kết chặt chẽ cùng với quân đội, kiên quyết chống địch đến cùng. Chiến tranh du kích được phát triển mạnh ở những nơi có chiến sự, nhân dân tích cực làm cung nỏ và vũ khí cung cấp cho quân đội, bắc cầu qua sông và luôn luôn phục kích, tập kích địch.

Cuối tháng 12, quân ta ở biên giới được tin có 5.000 quân địch từ Trung-quốc tràn sang, liền lập tức chiếm lĩnh ngay trận địa phục kích. Kỵ binh địch vừa tiến đến cửa Nội-bàng đã bị quân ta chặn đánh. Cuộc chiến đấu ác liệt xảy ra trong suốt một ngày một đêm, đại bộ phận quân địch bị tiêu diệt, số còn lại hốt hoảng phải lợi dụng lúc trời chưa sáng, cố mở đường máu chạy trở về biên giới. Các doanh trại địch luôn luôn bị quân nghĩa dũng cảm tử của ta tập kích, mặc dù lần này chúng không rải quân ra đóng quá phân tán như trước.

Đặc biệt nhân dân ta đã triệt để thực hiện việc chôn giấu hoặc vận chuyển lương thực đi nơi khác, quyết không để một hạt thóc lọt vào tay địch. Quân đội và nhân dân ta còn coi việc tích cực cắt đứt mọi nguồn tiếp tế, cung cấp lương thực của địch là một nhiệm vụ chiến lược cực kỳ quan trọng. Nguyên sử (quyển 166 – Phàn Tiếp truyện) cũng chép ràng: “Người Giao-chỉ đều giấu thóc gạo rồi trốn đi”. Cuộc kháng chiến trên mặt trận kinh tế cũng như trên mặt trận chính trị và quân sự đã mật thiết liên hệ với nhau: đó là đặc điểm nổi bật của cuộc kháng chiến toàn dân toàn diện.

Không đuổi kịp được vua Trần, không tiêu diệt được chủ lực quân đội ta, Thoát Hoan phải thu quân về đóng ở Thăng-long, Phả-lại, Chí-linh và Vạn-kiếp hình thành một khu chữ nhật lệch quan trọng. Bố trí chiến lược – chiến thuật đó của Thoát Hoan chứng tỏ tướng lĩnh nhà Nguyên rất linh hoạt, biết rút những bài học kinh nghiệm từ các cuộc chiến tranh trước.

Về mặt chiến lược, chúng chiếm được một khu vực rộng lớn hết ức cơ động, thuận lợi cho việc tấn công cũng như phòng ngự, không những có tác dụng án ngữ trung tâm hệ thống đường sá tỏa lên biên giới, mà còn có tác dụng án ngữ một vùng duyên hải rộng lớn, hiểm yếu.

Về mặt chiến thuật, chúng đã tránh lối rải quân phân tán, mà đóng từng cứ điểm với binh lực lớn, trên những địa hình hiểm yếu, sẵn sàng ứng cứu lẫn nhau, cơ động thuận tiện trên một hệ thống đường sá, sông ngòi dày đặc của đồng bằng.

Phương châm chiến lược – chiến thuật của địch thay đổi, điều này cắt nghĩa rằng, trên một mức độ nhất định – một mức độ quan trọng – việc tấn công lớn của quân ta gặp nhiều khó khăn về chiến thuật. Trên thực tế, suốt trong giai đoạn này ngoài những trận phòng ngự, rút quân và những trận tập kích, phục kích nhỏ tiêu hao địch, ta không có một trận tấn công quy mô lớn nào để tiêu diệt từng bộ phận sinh lực địch.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #11 vào lúc: 21 Tháng Năm, 2017, 03:37:20 pm »

Tất nhiên, tình hình đó chỉ là tạm thời, địch không thể áp dụng lâu dài phương châm chiến lược – chiến thuật đó mãi được, vì nó mâu thuẫn với mục đích của chiến tranh xâm lược.

Đồng thời, lối bố trí chiến lược – chiến thuật đó, chỉ trong một thời gian ngắn, lại bộc lộ ra một trong những nhược điểm căn bản của địch là việc giải quyết vấn đề lương thực. Chính vấn đề lương thực, một lần nữa lại là một nguyên nhân giam chân chủ lực của địch; cho nên Thoát Hoan đã giao cho các tướng lĩnh tin cẩn của hắn là Áo Lỗ Xích, A Bát Xích đem quân đi các nơi cướp đoạt lương thực. Việc huy động quân đi “ăn cướp” này không phải là những toán lẻ, đơn vị nhỏ mà là đơn vị khá quan trọng của kỵ binh. Tuy vậy “ăn cướp” không thể giải quyết nổi vấn đề.

Như ta đã biết, lần này sang đánh ta, nhà Nguyên đã tổ chức một đoàn thuyền vận tải quan trọng do Trương văn Hổ chỉ huy. Thoát Hoan đặt tất cả hy vọng vào bộ phận lực lượng này; vì vậy, hắn đã cử Ô Mã Nhi, chỉ huy một lộ quân, đi đón và bảo vệ chắc chắn cho đoàn thuyền đi đến nơi về đến chốn mới mong cứu vãn được một phần trong lúc mà tình hình lương thực đã gây khó khăn rất lớn cho chúng sau mấy tháng bị chôn chân trong cái khu chữ nhật lệch nói trên.

Trần quốc Tuấn đã nắm được tình hình đó của địch. Phải chiếm đoạt hoặc đánh đắm thuyền lương. Đó là quyết tâm và là biện pháp hiệu lực nhất trong điều kiện cụ thể lúc bấy giờ đã khoét sâu thêm nhược điểm của địch, đẩy chúng đi càng sâu vào thế bị động; và Trần khánh Dư được lệnh thi hành nhiệm vụ vẻ vang này.

Từ căn cứ hải quân Vân-đồn, Trần khánh Dư đem quân ra giao chiến với thủy binh và chiến thuyền của Ô Mã Nhi đang trên đường tiến ra cửa biển Đại-bàng (huyện Nghi-dương, Hải Dương). Cuộc tấn công không thành công, tuy có tiêu hao được địch, nhưng ta cũng bị thiệt hại. Trần khánh Dư thu quân, chuẩn bị cuộc chiến đấu mới. Lần này, Trần khánh Dư đã nắm vững hơn ý định của Trần quốc Tuấn, nên kế hoạch tác chiến đã chính xác trên cơ sở phán đoán rằng khi trở về, chiến thuyền của Ô Mã Nhi sẽ đi trước, thuyền lương của Trương Văn Hổ sẽ đi sau nên Trần khánh Dư quyết tâm đánh cắt đôi đội hình của địch, dùng một lực lượng kiềm chế, thu hút thủy binh của Ô Mã Nhi, còn chủ lực sẽ công kích mạnh vào thuyền lương.

Việc chọn trận địa, đoạn sông để phục kích rất tốt. Trần khánh Dư đã cho quân chủ lực bố trí tại cửa sông Lục-thủy-đường (Quảng-yên). Ở đoạn này, sông hẹp và nước cạn. Đúng như dự đoán của Khánh Dư, khi Ô Mã Nhi quay trở lại, thuyền lương của Trương văn Hổ đi sau và thêm một thuận lợi nữa là chiến thuyền của Ô Mã Nhi đi nhanh, mà thuyền lương của Trương văn Hổ đi chậm do đó mà khoảng cách giữa hai đoàn thuyền khá lớn. Khánh Dư để cho chiến thuyền của Ô Mã Nhi đi qua, đợi khi thuyền lương vừa vào tới cửa biển, quân ta bắt đầu tấn công.

Bị đánh và bị thiệt hại, địch càng cho thuyền đi nhanh để chóng thoát khỏi trận địa của ta và tranh thủ sự bảo vệ có hiệu quả của thủy binh nhưng đến Lục-thủy, thuyền bị mắc cạn lại bị lực lượng lớn của Khánh Dư công kích rất mạnh nên toàn bộ đoàn thuyền lương bị đánh đắm. Văn Hổ vớ được một chiếc thuyền chạy trốn về Khâm-châu (Trung-quóc). Quân ta thu được rất nhiều vũ khí và lương thực. Ô Mã Nhi chạy về Vạn-kiếp và cho quân đóng trại ở Chí-linh, Phả-lại.

Lúc đó là tháng 2 năm 1288..

Được tin chiến thắng lớn lao này, vua Trần nhận định với Trần quốc Tuấn như sau: “Quân Nguyên cốt trông cậy có lương thực và vũ khí, nay đã bị ta cướp được cả rồi, thế của nó không tràn ra được nữa. Nhưng nó chưa biết, tất còn đắc chí. Vậy ta nên thả nhưng tên bị bắt cho về báo tin với Thoát Hoan, ắt quân của nó ngả lòng, bấy giờ phá mới dễ”.

Đúng như lời nhận định sáng suốt trên, khi được tin thuyền lương của mình bị đắm, toàn bộ lương thực vũ khí lọt vào tay ta, quân Nguyên từ Thoát Hoan đến các tướng lĩnh và quân sĩ đều thất vọng. Quân sĩ của hắn phải chui sâu vào rừng đào củ, hái quả để ăn, tinh thần suy sụp rất nhanh, tình hình trở nên rối loạn nghiêm trọng. Các tướng lĩnh đều khuyên Thoát Hoan nên rút quân về. Giả Nhược Ngu nói với Thoát Hoan: “Quân ta nên về không nên giữ”. Tên tổng tư lệnh phụ họa theo: “Ở đây nóng nực ẩm thấp, lương hết quân mệt”.

Thoát Hoan quyết định rút quân về nước và một vấn đề đặt ra: rút là cần, là đúng, nhưng nên rút theo đường nào, đường bộ hay đường thủy? Bị thủy binh ta đánh nhiều trận hiểm hóc, một số tướng thủy binh địch tán thành ý kiến nên rút theo đường bộ. Một tên chỉ huy thủy binh phân tích: “Thuyền lương hai lần vào đều bị hãm cả, chi bằng hủy bỏ thuyền, đi đường bộ là hơn”. Cuối cùng Thoát Hoan quyết định rút theo cả đường bộ lẫn đường thủy.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #12 vào lúc: 21 Tháng Năm, 2017, 03:37:47 pm »

TRẬN BẠCH ĐẰNG OANH LIỆT

Tháng 3 năm 1288, Thoát Hoan quyết định rút lui, thủy binh do Ô Mã Nhi chỉ huy phải đảm nhiệm việc mở đường rút trước.

Trần quốc Tuấn chẳng những đã nhận thấy rất rõ nguy cơ của địch và ý định rút quân của Thoát Hoan mà còn phán đoán được chính xác cả hướng rút quân của chúng nữa.

Trước khi nghiên cứu diễn biến của trận tiêu diệt chiến vẻ vang này, chúng ta cần nghiên cứu kế hoạch rút quân của quân Nguyên và kế hoạch tác chiến của Trần quốc Tuấn.

A – KẾ HOẠCH RÚT QUÂN CỦA THOÁT HOAN

Kế hoạch quy định rút theo hai hướng:

- Thủy binh do Ô Mã Nhi chỉ huy, xuất phát từ Vạn-kiếp, theo đường sông Bạch-đằng ra biển về Trung-quốc. Để che chở cho thủy binh, một đạo kỵ binh do Trịnh Bằng Phi và Đạt Mộc chỉ huy tiến dọc theo bờ sông.

- Lục quân chia thành nhiều đường, chủ lực của Thoát Hoan rút theo đường Vạn-kiếp và một cánh quân khác xuất phát từ Chí-linh rút theo đường Khả-ly, tất cả hướng về phía biên giới.

B – KẾ HOẠCH TÁC CHIẾN CỦA TRẦN QUỐC TUẤN

Trần quốc Tuấn quyết tâm dùng lực lượng chủ yếu tiêu diệt thủy binh địch, đồng thởi cử một lực lượng khá mạnh, có các đội quân còn đóng ở gần biên giới và dân binh phối hợp, mai phục trên các ngả đường lên biên giới, trên cả hai hướng triệt để phá hoại cầu cống, xẻ đường và chặt cây ngăn chặn địch.

Để tiêu diệt gọn thủy binh của Ô Mã Nhi, Trần quốc Tuấn chọn khúc sông Bạch-đằng làm quyết chiến điểm. Chọn nơi đây, Trần quốc Tuấn không phải chỉ đơn thuần muốn diễn lại trận đánh oanh liệt của Ngô Quyền tiêu diệt thủy binh Nam Hán thời xưa, mà chủ yếu là vì giá trị về mặt chiến thuật bảo đảm chắc chắn tiêu diệt gọn quân địch, có địa hình hiểm trở, hai bên bờ là núi non, rừng rú rất tiện cho bộ binh mai phục; sông lớn, sông nhỏ, có nhiều sông nhánh, rất tiện cho thủy binh giấu quân, giấu thuyền và giấu các phương tiện chiến đấu khác; khúc sông tiếp giáp với biển, có thể lợi dụng được thủy triều lên xuống, mặt khác có thể tăng thêm tính bất ngờ do địch chủ quan và cuối cùng do nó cách xa các tập đoàn mạnh của địch, cho nên nếu đánh nhanh giải quyết chóng được thủy binh của Ô Mã Nhi thì quân tiếp viện của Thoát Hoan không thể đến ứng cứu kịp (nếu địch có ý định đó).

Về sử dụng binh lực, Trần quốc Tuấn giao cho Nguyễn Khoái chỉ huy đoàn chiến thuyền nhẹ tác chiến với thủy binh của Ô Mã Nhi phối hợp với bộ binh mai phục hai bên bờ sông; đại quân do chính Trần quốc Tuấn chỉ huy giấy kín ở phía Tây – nam, khi có thời cơ thuận lợi, sẽ bước vào chiến đấu.

Kế hoạch tác chiến chú trọng chia cắt đội hình của địch, làm đứt sự liên hệ giữa thủy binh và kỵ binh đi yểm hộ trên bờ; trong đội hình của thủy binh lại chia cắt ra làm nhiều đoạn nhỏ để tiêu diệt từng bộ phận một.

Công tác chuẩn bị rất chu đáo: Nguyễn Khoái được lệnh bí mật đến khúc sông Bạch-đằng, chọn đoạn ở hạ lưu dùng cọc gỗ lớn bọc sắt đóng ngầm ngăn sông thành một hàng rào chướng ngại dài mấy trăm trượng (mỗi trượng – 4 mét) được ngụy trang chu đáo bằng những đám cỏ buộc vào cọc. Khi thủy triều lên, cọc chìm sâu dưới nước, thuyền bè hạng nhỏ và vừa vẫn đi lại dễ dàng; ngoài ra còn có các bè nứa, trên đặt củi gỗ và diêm tiêu làm thành các phương tiện hỏa công, giấu kín trong các nhánh sông; trên bộ tiến hành phá cầu, phá đường.

Kế hoạch tác chiến lần này còn chú trọng đến một điều: trước đây, quân Nam Hán từ ngoài biển đi vào nên ngược dòng sông, lần này quân Nguyên rút ra ngoài biển nên xuôi dòng sông, do đó tốc độ phải nhanh hơn; cho nên phải biết lợi dụng khéo léo thủy triều lên xuống để quy định thời gian tác chiến và phải chọn quyêt chiến điểm ở ngay trên chứ không phải ở phía dưới hàng rào chướng ngại được.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #13 vào lúc: 21 Tháng Năm, 2017, 03:38:30 pm »

C – DIỄN BIẾN CHIẾN ĐẤU CỦA TRẬN BẠCH-ĐẰNG

Ngày 30 tháng 3 năm 1288, đoàn thủy binh của Ô Mã Nhi và đoàn kỵ binh của Trịnh Bằng phi bắt đầu rút lui.

Kỵ binh đi đường bộ đến chợ Đông-hồ bị nghẽn vì cầu đã bị ta phá hủy nên mặc dù đang giữa đêm, Trịnh Bằng phi cũng phải lệnh cho quân chuyển hướng rút theo đường khác, thế là đoàn chiến thuyền trở thành bị cô lập không được che chở và yểm hộ nữa.

Khi thấy thủy binh của địch xuất hiện ở cự ly đã định, Nguyễn Khoái đem một bộ phận thuyền nhẹ ra khiêu chiến, vừa đánh vừa cho thuyền xuôi nhanh về phía hạ lưu sông Bạch-đằng. Ô Mã Nhi chỉ huy đoàn thuyền của hắn đuổi theo Nguyễn Khoái, trong khi đó thủy triều bắt đầu xuống, đoàn thuyền nhẹ của ta và một bộ phận thuyền của Ô Mã Nhi lướt nhanh vượt qua hàng rào chướng ngại được an toàn. Còn đại bộ phận thuyền đi sau đã đâm vào cọc và xô lẫn vào nhau gây nên những tiếng động lớn ầm vang. Nhân lúc quân Nguyên đang choáng váng thì ở phía hạ lưu, quân của Nguyễn Khoái quay lại cùng với quân mai phục của ta ở phía thượng lưu bắt đầu xuất kích, bắn mạnh vào đội hình hỗn loạn của địch; các chiến thuyền nhẹ của ta cũng tham gia chiến đuâ. Từ các nhanh sông gần hàng rào, bè nứa hỏa công được thả ra trôi theo dòng nước lao tới đốt cháy chiến thuyền của địch; thủy binh địch nhảy ra khỏi thuyền chạy tán loạn lên bờ vừa đúng lúc đại quân của Trần quốc Tuấn vận động đến; một trận “mưa” tên thuốc độc giội xuống đầu quân địch và trận chiến đấu kết thúc với thắng lợi hết sức giòn giã. Đạo thủy binh của nhà Nguyên hoàn toàn bị tiêu diệt, mấy vạn quân bị chết và bị bắt, ta thu được 400 chiến thuyền và các tên tướng: Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp, Tích Lệ Cơ Ngọc đều bị ta bắt sống.

Để ca ngợi chiến công vô cùng hiển hách đó, vua Trần Minh Tôn đã có thơ ràng:

      “Giang thủy đình hàm tán nhật ảnh
      Thác nhi chiến huyết vi tàng can”


Dịch là:

      Nước nhiễm bóng tà sóng dỏ rực
      Máu người chinh chiến tưởng chưa khô.


D – ĐÁNH CHẶN QUÂN THOÁT HOAN

Tin thủy binh bị tiêu diệt ở Bạch-đằng khiến Thoát Hoan và quân Nguyên khiếp đảm. Hắn lập tức ra lệnh rút quân. Trịnh Bằng Phi, A Bát Xích và Áo Lỗ Xích chỉ huy quân tinh nhuệ bảo vệ Thoát Hoan. Nhưng ở biên giới, Phạm ngũ Lão đã mai phục sẵn sàng, khi Thoát Hoan đến cửa Nội-bàng liền bị quân của Phạm ngũ Lão từ trên cao bắn tên thuốc độc xuống như mưa, giết rất nhiều địch. Thoát Hoan cử Trương Quân cùng 3.000 quân tinh nhuệ đi sau làm hậu vệ cản đường quân ta để hắn chạy tắt về Tư-minh. Trương Quân bị ta chém chết và suốt dọc đường từ Lạng-sơn đến biên giới, chỗ nào cũng có quân ta mai phục bắn tên thuốc độc nên A Bát Xích và Trương Ngọc bị tử thương. Qua khỏi cửa Nội-bàng, quân của Thoát Hoan chỉ còn khoảng trên dưới hai phần năm lực lượng.

Tháng 4 năm 1288, Tổ quốc ta lại hoàn toàn được giải phóng. Đến mùa hè, vua Trần và Trần quốc Tuấn lại trở về Thăng-long khao thưởng tướng sĩ, nhân dân mở hội ăn mừng kháng chiến thắng lợi trong 3 ngày, gọi là “Thái bình diên yến”.

Cuộc chiến tranh lần thứ ba kết thúc đã chám dứt ách xâm lược của nhà Nguyên và bắt đầu mở ra một thời đại thái bình.

Vua Trần Nhân Tôn có thơ rằng:

      “Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã,
      Sơn hà thiên cổ điện kim âu”


Đại ý nghĩa là: “Xã tắc hai phen (ý nói hai cuộc chiến tranh sau) phải chịu giày xéo của chiến tranh, mọi người đều vất vả. Nhưng từ nay non sông mãi mãi vững chắc như một cái đỉnh vàng vậy”.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #14 vào lúc: 21 Tháng Năm, 2017, 03:40:37 pm »

D – NHỮNG BÀI HỌC CHỦ YẾU VỀ CHIẾN LƯỢC – CHIẾN THUẬT TRONG CHIẾN TRANH CHỐNG QUÂN NGUYÊN

I. Vấn đề chiến lược

Chiến thắng của quân dân ta trong cuộc kháng chiến lâu dài và cực kỳ gian khổ này thật là vĩ đại. Nước ta là một nước nhỏ, quân đội ta là một quân đội yếu về quân số cũng như trang bị, nhưng đã chiến thắng một quân đội hùng mạnh vào bậc nhất thời đó. Nguyên nhân của thắng lợi vĩ đại, rực rỡ đó rất nhiều, mà một trong những nguyên nhân đó là sự chỉ đạo chiến tranh được chính xác nên dẫn đến sự chỉ đạo về chiến lược và chiến thuật được đúng đắn. “Thắng bại của chiến tranh cố nhiên là quyết định ở những điều kiện của hai bên về các mặt quân sự, chính trị, kinh tế, địa lý, tính chất chiến trnah, sự giúp đỡ của quốc tế, nhưng không phải chỉ quyết định ở những điều kiện đó, những điều kiện đó mới chỉ tạo ra khả năng thắng lợi, chứ bản thân chúng chưa phân thắng bại. Muốn phân thắng bại còn phải cộng thêm vào sự nỗ lực chủ quan, đó là việc chỉ đạo chiến tranh và thực hành chiến tranh, đó là tính năng động tự giác trong chiến tranh” (Mao Trạch Đông – Tuyển tập – Tập 2, bản tiếng Việt trang 209).

Chúng ta đều biết rằng, ưu thế của lực lượng quân sự là cơ sở khách quan của chủ động, mà chủ động tức là quyền tự do hành động của quân đội, lạ là vận mạng của quân đội. Giữ được quyền chủ động, quân đội sẽ tồn tại và phát triển; ngược lại, mất quyền chủ động, quân đội sẽ dễ bị đánh bại hoặc bị tiêu diệt. Cho nên, đứng về ý nghĩa đó mà xét, thì chỉ đạo chiến lược - chiến thuật cũng tức là chỉ đạo việc tranh thủ giữ vững, phát huy ưu thế và chủ động.

Nếu so sánh lực lượng quân sự giữa quân đội nhà Nguyên và quân đội nhà Trần, chúng ta thấy rằng: chỗ mạnh của quân Nguyên là quân số ưu thế về số lượng, ưu thế đó thể hiện rất rõ trong hai cuộc chiến tranh xâm lược thứ hai và thứ ba; đặc biệt trong lần xâm lược thứ hai, quân Nguyên đã tập trung đến 50 vạn quân thiện chiến trong khi đó quân đội nhà Trần tổng số chỉ có 20 vạn quân chính quy; tỷ lệ số so sánh 2,5 trên 1 có lợi cho quân Nguyên.

Trong chiến tranh xâm lược lần thứ ba, quân Nguyên nhiều gấp rưỡi quân ta, tuy số lượng có sút nhưng chúng vẫn có ưu thế. Tuyệt đại đa số là kỵ binh đã từng xông pha trên nhiều chiến trường, chiến thắng nhiều quân đội mạnh nhất trên thế giới lúc đó; chiến[ lược – chiến thuật mà họ áp dụng là tốc chiến tốc quyết; đặc biệt là lối tấn công thần tốc mãnh liệt của họ đã từng làm khiếp đảm biết bao nhiêu dân tộc, gây nên biết bao nhiêu tổn thất nặng nề, quả là lối đánh lợi hại.

Ngay từ lúc chúng bắt đầu những cuộc chiến tranh xâm lược nước ta, chúng đã có sẵn ưu thế nói trên.

Trong chiến tranh xâm lược lần thứ hai, không những chúng chỉ có ưu thế tuyệt đối về mặt số lượng, mà cả về mặt bố trí chiến lược: chủ lực tấn công trên mặt trận phương bắc, có sự phối hợp của mặt trận phương nam; do đó buộc ta phải đối phó cả hai mặt trận.

Bản thân của tấn công chiến lược đã là phương pháp tốt nhất để nắm được và phát huy địa vị chủ động về chiến lược; chúng còn chiếm ưu thế về lực lượng quân sự. Rõ ràng là trong thời kỳ đầu của các cuộc chiến tranh, bao giờ quân Nguyên cũng chiếm phần ưu thế và chủ động. Quân ta ở vào yếu thế và bị động.

Vậy thì đứng trước một quân đội xâm lược hùng mạnh như thế, nhà Trần đã tìm được chỗ yếu nào của địch để áp dụng một chiến lược – chiến thuật đúng đắn? Về mặt chính trị, quân Nguyên tiến hành một cuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩa; đó là chỗ yếu căn bản và nguyên nhân chủ yếu quyết định thất bại của chúng.

Quân Nguyên tuy đông nhưng thành phần phức tạp, bên cạnh quân Nguyên thuộc dân tộc Thát-đát, còn có những người thuộc dân tộc khác bị áp bức đi lính, tinh thần chiến đấu đã kém và trong họ mỗi người vẫn còn mang theo một mối thủ đối với nhà Nguyên.

Đôi với một quân đội đông như vậy; giải quyết vấn đề tiếp tế cung cấp lương thực không phải dễ dàng, không thể chỉ trông cậy vào sự tiếp tế vận chuyển từ Trung-quốc sang được, cho nên càng thoát ly xa hậu phương, càng phải dựa vào sự cướp bóc ngay trên đất nước ta để giải quyết kịp thời tại chỗ.

Về mặt hành binh tác chiến, quân Nguyên có một nhược điểm lớn: kỵ binh hành động trên địa hình đồng bằng lầy lội có nhiều sông ngòi chia cắt, nên không thể phát huy hết sở trường vốn có của chúng được. Nếu những thảo nguyên bát ngát, những đồng bằng khô ráo của phương Tây và Trung-quốc là nơi thuận tiện nhất cho hành động tốc chiến tốc quyết, cho đội hình dày đặc, cho hành động tấn công ồ ạt, cho phương pháp hợp đồng chặt chẽ giữa tấn công chính diện và vu hồi cạnh sườn để bao vây đối phương, thì, trên địa hình nước ta, sức cơ động nhanh của chúng rất bị hạn chế, sức đột kích mạnh bị giảm sút và nói chung là sức chiến đấu của chúng thì bị giảm đi khá nhiều.

Cuối cùng, không thể không tính đến một nhược điểm nữa của quân Nguyên là người phương Bắc ưa thích và quen chịu rét, sang nước ta thuộc vùng nhiệt đới, khí hậu nóng bức, nên bị nhiều ảnh hưởng tai hại đối với sức khỏe và tinh thần.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #15 vào lúc: 21 Tháng Năm, 2017, 03:42:14 pm »

Như trên đã trình bày, thế mạnh hay yếu của lực lượng quân sự không thể tách rồi vấn để chủ động và bị động, do đó cũng không thể tách rời việc chỉ đạo chủ quan đúng đắn hay sai lầm.

Các tướng soái nhà Nguyên cầm quân sang xâm lược nước ta không phải thuộc loại tồi, kém. Trái lại chúng là những tên tướng tài, có nhiều kinh nghiệm cầm quân tác chiến, mưu cao mẹo giỏi, chỉ huy khá linh hoạt, chứng tỏ chúng có một trình độ nghệ thuật quân sự cao đã được tu dưỡng nhiều về mặt chiến lược – chiến thuật. Nhưng tài năng của chúng được đem ra phục vụ cho một cuộc chiến tranh phi nghĩa, việc chỉ đạo chủ quan – một vấn đề có tính chất quyết định đã tỏ ra thua kém các tướng soái của ta, đứng đầu là thống soái Trần quốc Tuấn – một nhà chiến lược – chiến thuật thiên tài của dân tộc ta. Và cuối cùng đã dẫn chúng đến thất bại thảm hại.

Không phải ngẫu nhiên mà Trần quốc Tuấn đã tạo dựng được một đường lối chiến lược - chiến thuật tuyệt giỏi, thích hợp với một dân tộc nhỏ có quân đội yếu để chiến thắng một quân đội mạnh. Chính Trần quốc Tuấn và quân đội nhà Trần đã thừa hưởng một kho tàng kinh nghiệm quý báu – kinh nghiệm thành công và thất bại – của tổ tiên ta để lại, biết học tập trong chiến tranh và học tập kinh nghiệm của nước ngoài.

Tư tưởng chiến lược – chiến thuật của nhà Trần đã được tổng hợp đúc kết lại trong cuốn “Binh thư yếu lược” và được vận dụng một cách tài tình trong những cuộc chiến tranh chống quân Nguyên và chiến thắng quân Nguyên.

Nguồn gốc sức mạnh của nhà Trần là lòng quyết tâm kháng chiến chống quân Nguyên của toàn dân tộc ta, là sự đoàn kết nhất trí giữa nhân dân và quân đội. Đó chính là cơ sở đẻ ra lực lượng để kháng chiến lâu dài, là chiến lược duy nhất đúng đắn của một dân tộc nhỏ yếu chống một quân đội hùng mạnh, có ưu thế về số lượng.

Đứng về mặt chiến lược, nhà Trần đã vận dụng những nguyên tắc như sau để chỉ đạo tác chiến:

- Bảo toàn lực lượng.

- Nâng cao địa vị của du kích chiến. Phát triển đánh phục kích, tập kích vào hậu phương và khu bị địch chiếm đóng.

- Triệt nguồn tiếp tế của địch. Phát huy sở trường của ta, khoét sâu sở đoản của địch.

- Chọn dúng thời cơ để phản công về chiến lược.

Trong cả ba cuộc kháng chiến, nhà Trần đều vận dụng những nguyên tắc chỉ đạo chiến lược trên đây. Tùy tình hình cụ thể của từng cuộc chiến tranh, còn vận dụng những nguyên tắc chỉ đạo chiến lược khác nhữa. Thí dụ: trong chiến tranh lần thứ hai, còn phải ngăn chặn không cho hai mặt trận của địch thực hiện được bao vây tiêu diệt ta.

Có thể lấy những câu nói dưới đây của Trần quốc Tuấn để chứng minh tư tưởng chỉ đạo tác chiến trong quân đội thời Trần:

“Nước ta từ thuở xưa, Triệu Võ Vương dựng nghiệp, Hán đế đem binh đến đánh Võ Vương. Võ Vương sai dân đốt sạch đồng áng, không để lương thảo cho giặc chiếm được, rồi kéo đại quân sang châu Khâm, châu Liêm đánh quận Tràng-sa, dùng đoản binh mà đánh được, đó là một thời.

Đến đời Đinh, Lê, nhiều người hiền lương giúp đỡ, bấy giờ nước Nam đang cường, vua tôi đồng lòng, bụng dân phấn chấn, mà bên Trung-quốc đang lúc suy nhược, cho nên ta đắp thành Bình-lỗ (Thái-nguyên) phá được quân nhà Tống, đó là một thời.

Đến đời Lý, quân Tống sang xâm lăng, Lý Đế sai Lý Thường Kiệt đánh mặt Khâm, Liêm dồn giặc đến Mai-lĩnh, mặc dầu lúc bấy giờ, giặc có quân hùng tướng dũng. Đó là có thể đánh được.

Kế đến bản triều, giặc Nguyên đến vây bốn mặt, may được vua tôi đồng lòng, anh em hòa mục, cả nước đấu sức lại mà đánh, mới bắt được tướng kia, cũng là lòng trời giúp ta mới được thế.

Đại để, kẻ kia cậy có tràng trận, mà ta thì có đoản binh, lấy đoản chống với tràng, phép dụng binh thường vẫn phải thế.

Còn như khi nào giặc kéo đến ầm ầm như gió như lửa, thế ấy lại càng dễ chống. Nếu nó dùng cách dần dà như tằm ăn lá, thong thả mà không hám của dân thì ta tiện xem quyền biến ví như đánh cờ, phải tùy cơ mà ứng biến, cốt dùng được binh phải đồng lòng như con một nhà thì mới có thể đánh được. Cách ấy cốt phải từ lúc bình thì khoan sức cho dân, làm cho sâu rễ bền gốc, đó là cái thuật giữ nước hay hơn cả”
. (Sơ thảo lược sử Việt-nam, tập 2, trang 30).
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #16 vào lúc: 21 Tháng Năm, 2017, 03:45:19 pm »

Những thành công trong chỉ đạo chiến lược thì nhiều. Trong phần này chúng ta chỉ nghiên cứ một số vấn đề chủ yếu sau đây:

1. Bảo toàn lực lượng

Trần quốc Tuấn thường nói “Dĩ đoản binh chế trường trận”, nghĩa là lấy yếu chống mạnh, lấy ít chống nhiều. Việc so sánh tương quan lực lượng quân sự là cơ sở khách quan của tư tưởng chiến lược đó. Nhưng “lấy yếu chống mạnh” mới chỉ là phương châm chiến lược chung, còn cần phải có những phương châm chiến lược cụ thể.

Trong ba lần xâm lược, đặc biệt là lần thứ hai và ba, đứng trước lực lượng ưu thế và địa vị chủ động của quân Nguyên, các nhà lãnh đao và tướng soái nhà Trần phải giải quyết một số vấn đề căn bản: nên tập trung chủ lực của ta quyết chiến với địch ngay từ giai đoạn đầu hay nên rút lui chiến lược để phản công sau này? Nên dồn quân ra biên giới để chặn địch, hay dụ địch vào sâu để đánh chúng ở nơi địa hình, địa điểm do ta lựa chọn chuẩn bị trước.

Đứng về phía quân Nguyên mà xét, trên các mặt ý định, bố trí, chiến thuật…, chúng đều nhằm vào một mục đích: buộc chủ lực ta phải quyết chiến với chúng, để chóng có thể dùng ưu thế về địa vị chủ động mà nhanh chóng tiêu diệt, hoặc ít nhất cũng là đánh tan chủ lực của ta. Thí dụ: trong chiến tranh lần thứ nhất, kế hoạch của Ngột Lương Hợp Thái là tránh tác chiến ngay với quân ta mà trước tiên phải chiếm lấy thuyền, cắt đường rút lui, sau đó mới tấn công, bao vây tiêu diệt. Lần thứ hai, kế hoạch của Thoát Hoan định dùng một cánh quân lớn vu hồi vào sườn quân ta ở Vạn-kiếp để tiêu diệt chủ lực ta.

Thành công trong việc chỉ đạo chiến lược của Trần quốc Tuấn là đã kịp thời và nhanh chóng từ bỏ ý định đó mà áp dụng rút lui chiến lược. Tràn quốc Tuấn, với tài nhanh chóng nhận thức tình huống, phân tích các điều kiện cụ thể, với tầm mắt chiến lược xa rộng, với sức phản ứng mau lẹ của một tướng biết tìm ra biện pháp để thoát khỏi một trường hợp bế tắc, đã hạ quyết tâm tiến hành rút lui chiến lược, là chiến lược đúng đắn nhất của một đội quân yếu thế dứng trước cuộc tiến công chớp nhoáng của một quân đội ưu thế.

Vì rằng, chỉ có rút lui chiến lược một cách có kế hoạch mới bảo toàn được lực lượng mình, trái lại không rút lui, nhất định phải chịu kết quả ngược lại. Mà rút lui chiến lược có kế hoạch cũng tức là thoát khỏi thế bị động về nội dung, tuy về hình thức là bị động.

Rút lui ở đây là để bảo toàn lực lượng, dụ địch vào sâu, chớp thời cơ đánh địch. Trần quốc Tuấn nói rằng: Trong phép dùng binh phải làm sao cho địch “muốn đánh mà không được đánh”. Thực tế, quân Nguyên muốn đánh đã không được đánh, muốn quyết chiến với chủ lực ta lại phải đối phó với một bộ phận binh lực nhỏ yếu của ta. Không quyết chiến với quân Nguyên, Trần quốc Tuấn đã phá được kế hoạch tốc quyết của địch, buộc chúng phải đánh lâu dài với ta. Tất nhiên, muốn thực hiện rút lui có kế hoạch phải có điều kiện.

Xét những trận chiến đấu nói trên, chúng ta thấy rằng, Trần quốc Tuấn chỉ rút lui khi quân địch mắc sai lầm (trường hợp thứ nhất), khi quân ta tác chiến trên địa hình có lợi (Vạn-kiếp, trường hợp thức hai) và trong cả hai trường hợp đó, toàn bộ quân chủ lực của ta vẫn tập trung được.

Xét về quy mô của chiến tranh thì cuộc chiến tranh lần thứ hai có quy mô rất lớn so với thời đại đó. Nước ta nhỏ, tung thâm quốc gia không sâu lại bị tấn công trên hai mặt trận thì việc bảo toàn lực lượng phải trở thành một phương châm chiến lược có tính chất quyết định. Chính vì vậy mà chúng ta đã tránh được một trận quyết chiến chiến lược có quan hệ trực tiếp đến vận mệnh quốc gia lúc đó.

Vậy thì việc tránh những trận quyết chiến đó trong các cuộc rút lui chiến lược của Trần quốc Tuấn là thắng lợi hay thất bại? Sử sách nhà Nguyên khi nói đến những trận trên, thường dùng hết những lời tốt đẹp để ca tụng những thắng lợi “to lớn” quá dễ dàng đó của họ. Ngay sử sách của ta ghi lại những trận đó cũng nói rằng “quân ta ít, không chống cự nổi nên rút lui”, nghĩa là thất trận.

Chúng tôi cho rằng cần phải đánh giá lại một cách đúng đắn. Xét về ưu thế, chủ động và mục đích chiến đấu thì quân Nguyên cần thiết và có khả năng tiêu diệt chủ lực ta, vì chỉ có tiêu diệt được chủ lực ta mới gọi là thắng trận được; ngược lại, về phía quân ta vì đứng ở thế yếu, bị động, với mục đích là phải bảo toàn lực lượng để tiêu diệt địch sau này, cho nên đã bảo toàn được lực lượng và như thế tức là thắng trận.

Chỉ chiếm được đất đai, vị trí – dù là vị trí chiến lược rất quan trọng – mà không tiêu diệt được chủ lực ta, điều đó không thể gọi là thắng lợi chiến lược được; ngược lại, mất một số đất đai, một số vị trí nhưng vẫn bảo toàn được lực lượng, càng không thể gọi là thất bại. Chính Trần quốc Tuấn đã nhận định chính xác vấn đề này. Trong binh thư yếu lược, nhà chiến lược thiên tài đó đã nêu lên nguyên tắc: “Bách chiến bách thắng không bằng không chiến mà thắng”. “Không chiến mà thắng” ở đây có nghĩa là không quyết chiến khi bị bắt buộc, không quyết chiến theo âm mưu thâm độc của địch ở địa điểm và thời gian mà địch đã chọn – đó là thắng lợi.

Nếu chúng ta tham khảo thêm lịch sử chiến tranh thế giới thì càng thấy rõ thiên tài của Trần quốc Tuấn. Trong lịch sử cận đại cũng đã từng có những cuộc chiến tranh với quy mô lớn; cũng đã có quân đội ở thế yếu chiến thắng quân đội hùng cường. Điển hình là quân đội của nước Nga dưới quyền chỉ huy của nguyên soái Cu-tu-dốp đã đánh bại “Đại quân” của Na-pô-lê-ông một thiên tài quân sự Pháp có tiếng tăm lừng lẫy hồi đó. Tháng 6 năm 1812, Na-pô-lê-ông tập trung 678.000 quân tấn công xâm lược nước Nga và đã dồn 450.000 binh sĩ trên hướng tấn công chủ yếu. Để chống lại, quân Nga chỉ dàn ra được 220.000 quân chính quy. Là một nhà chiến lược già dặn, Na-pô-lê-ông đã tìm cách bao vây quân Nga để buộc họ phải quyết chiến với “Đại quân” của mình; Na-pô-lê-ông đã dựa vào địa vị ưu thế, chủ động hòng tiến hành một cuộc chiến tranh chớp nhoáng, nhưng quân đội Nga lại rút lui và kiên quyết tránh quyết chiến.

Ngày 7 tháng 9 năm đó xảy ra trận Bô-rô-đi-nô; khi hạ quyết tâm mở cuộc chiến đấu ở đây, Na-pô-lê-ông và Cu-tu-dốp đều có những mục đích khác nhau về chính trị và chiến lược. Đối với Na-pô-lê-ông, cần phải có “trận quyết chiến sấm sét hằng mong đợi” để kết thúc chiến tranh ở Nga. Đối với Cu-tu-dốp, cuộc chiến đấu ở Bô-rô-đi-nô là trận chiến đấu đầu tiên nhằm đánh chặn tập đoàn chủ yếu của quân Pháp, tạo nên bước ngoặt căn bản của chiến tranh. Cuộc ác chiến xảy ra trong suốt ngày hôm đó. Quân Pháp bị thương vong đến 60.000 binh sĩ, 1.800 sĩ quan và 47 cấp tướng. Cu-tu-dốp cho rút lui chiến lược và sau trận Bô-rô-đi-nô, Na-pô-lê-ông không còn mơ tưởng đến việc tiêu diệt quân Nga nữa. Na-pô-lê-ông kéo quân vào Mạc-tư-khoa - một thành phố bỏ trống và bị cháy rụi, chiến tranh du kích của nhân dân Nga được phát triển mạnh, tình trạng thiếu lương thực của quân Pháp đến mức vô cùng nghiêm trọng. Na-pô-lê-ông phải hạ lệnh rút lui chiến lược, nhưng bị quân Nga liên tục phản công. Khi “Đại quân” rút ra khỏi nước Nga, trong tay Na-pô-lê-ông chỉ còn 30.000 quân.

Về trận Bô-rô-đi-nô cũng như những cuộc tránh quyết chiến sau đó của quân Nga để bảo toàn chủ lực, Cu-tu-dốp đều nhận định là thắng trận và đã báo cáo lên Nga hoàng như sau: “Vì rằng vấn đề không phải là giành vinh quang trong các cuộc chiến đấu, mà vì rằng mục đích là tiêu diệt quân đội Pháp… tôi đã quyết định rút lui”.

Tổng kết vấn đề bảo toàn lực lượng, Trần quốc Tuấn nêu lên nguyên tắc: “Toàn quân là thượng sách, phá quân là hạ sách” (Binh thư yếu lược). Toàn quân, tức là bảo toàn lực lượng; phá quân, tức là quyết chiến với địch. Trong giai đoạn rút lui chiến lược, bảo toàn lực lượng là thượng sách mà quyết chiến với địch trong tình hình bất lợi là hạ sách, đó cũng là chân lý khoa học.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #17 vào lúc: 21 Tháng Năm, 2017, 03:45:55 pm »

2. Phản công chiến lược

Phần trên đã nghiên cứu vấn đề rút lui chiến lược, vấn đề tránh quyết chiến để bảo toàn lực lượng. Về những mặt này, quân đội ta đã thành công lớn. Nhưng thành công lớn hơn nữa là giai đoạn tiếp sau, Trần quốc Tuấn đã chỉ huy quân đội anh dũng phản công thắng lợi, do đó đã thực hiện được từ ưu thế cục bộ đến ưu thế toàn cục, dần dần thoát khỏi địa vị bị động về chiến lược tranh thủ được địa vị chủ động về chiến lược.

Phản công chiến lược bao gồm nhiều vấn đề chủ yếu qua kinh nghiệm của ba cuộc chiến tranh nói trên như: vấn đề bắt đầu phản công, vấn đề chọn mục tiêu chiến lược để phản công, vấn đề tập trung binh lực và vấn đề đánh tiêu diệt. Từ những vấn đề trên có thể rút ra bài học về mối liên quan giữa rút lui chiến lược với phản công chiến lược.

Trong chiến tranh lần thứ nhất, trận phản công chiến lược đầu tiên của ta đã tiêu diệt một bộ phận binh lực địch ở Đông Bộ đầu; lần thứ hai, đã tiêu diệt một bộ phận quan trọng lực lượng của Toa Đô ở Hàm-tử; và lần thứ ba đã tiêu diệt đoàn thuyền lương của Trương văn Hổ.

Trước khi phản công, trong ba cuộc chiến tranh đó tình hình tạo nên giữa ta và địch có nhiều điểm giống nhau, song cũng có nhiều điểm khác nhau.

Những điềm giống nhau là: Về địch, thế tấn công ồ ạt đã giảm đi nhiều, những khó khăn về lương thực bắt đầu trở nên gay gắt, nhưng địch vẫn còn ưu thế về lực lượng, nên vẫn còn khả năng tiếp tục tấn công. Về ta, để bảo toàn được lực lượng, chiến tranh du kích phát triển mạnh, nhưng ta vẫn còn ở giai đoạn phòng ngự chiến lược. Xét về mặt hợi hại thì rõ ràng là ta có nhiều điểm thuận lợi hơn là khó khăn, mà địch thì có nhiều khó khăn hơn là thuận lợi.

Những điểm khác nhau là: trong chiến tranh lần thứ nhất, quân Nguyên ở vào thế tiến thoái lưỡng nan do tình hình thiếu lương thực một cách nghiêm trọng gây nên. Khiến cho chỉ huy địch do dự về chiến lược, điều đó tăng thêm thuận lợi cho ta rất nhiều. Lần thứ hai địch đã rải quân ra chiếm đóng, lực lượng trở nên phân tán, là một điều kiện thuận lợi cho ta phản công.

Nhưng cũng lúc đó Thoát Hoan điều động quân của Toa Đô, Ô Mã Nhi ra miền Bắc, chứng tỏ địch đã thất bại trong âm mưu định phân tán lực lượng ta trên hai mặt trận cũng như trong âm mưu định đánh ta trên hai hướng đối diện, đồng thời là một thời cơ thuận lợi cho ta rảnh tay tập trung lực lượng về một chiến trường.

Mặt khác, rút đạo quân đó, địch tránh được nguy cơ bị tan rã hoặc có thể bị tiêu diệt (Thoát Hoan dè chừng lo ta tập trung lực lượng tiêu diệt đạo quân này ở Thanh-hóa) và nếu rút về tập trung được ở chiến trường chính chẳng những vẫn giữ được ưu thế mà còn có một đội dự bị khá lớn làm trụ cột cho thế rải quân phân tán. Nếu ý định này địch thực hiện được, khó khăn của ta sẽ tăng lên.

Lần thứ ba, Thoát Hoan có âm mưu thâm độc hơn là không phân tán lực lượng mà bố trí thành những tập đoàn lớn trong một khu vực chữ nhật lệch rất quan trọng về chiến lược có tác dụng hạn chế khả năng phản công của ta.

Trong cả ba trường hợp, chắc chắn Trần quốc Tuấn đã thấy rõ những tình hình chung cũng như tình hình riêng biệt đó.

Vấn đề đặt ra là: Bảo toàn được lực lượng mà chưa tiêu diệt được từng bộ phận sinh lực địch để đạt đến tiêu hao về chiến lược thì, kết cục có giành được ưu thế và chủ động không? Nói một cách khác, do tránh quyết chiến mà bảo toàn được lượng thì bay giờ có nên quyết chiến để tiêu diệt từng bộ phận sinh lực địch không? Rõ ràng là, chỉ có quyết chiến vào thời cơ, địa điểm do ta chọn trong những điều kiện thuận lợi nhất mới có thể xoay chuyển được tương quan lực lượng có lợi cho ta và cũng mới giải quyết được vấn đề ta thắng, địch bại.

Do những điều kiện đã được tạo thành mang đến nhiều thuận lợi cho ta nên Trần quốc Tuấn quyết định phản công chiến lược. Các trận phản công đầu tiên đó đã thu được thắng lợi lớn, tạo nên những điều kiện mới có lợi cho quân ta và bất lợi cho quân Nguyên.

Sau trận Đông Bộ- đầu, tương quan lực lượng đã thay đổi, nhược điểm căn bản của địch càng bị khoét sâu, đẩy chúng vào thế bị động về chiến lược, buộc chúng phải rút khỏi Thăng-long.

Sau trận Hàm-tử quan, tuy tương quan lực lượng chưa có những thay đổi về căn bản và sau đó địch còn nhiều cố gắng để giữ ưu thế và chủ động, nhưng chiến thắng đó đã có tác dụng đẩy mạnh thêm chiến tranh du kích, nâng cao thêm tinh thần chiến đấu của quân và dân ta làm đà cho đợt tấn công tiếp sau.

Sau trận tiêu diệt thuyền lương của Trường văn Hổ, tinh thần quân địch dao động, rối loạn đến cực độ do tình hình thiếu lương không có cách nào cứu vãn nổi, đã làm cho nhược điểm của lối bố trí thành tập đoàn lớn bộc lộ ra rõ rệt hơn.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #18 vào lúc: 21 Tháng Năm, 2017, 03:49:43 pm »

Tất cả những tình hình đó khiến cho địch, tuy còn ưu thế (như hai lần sau) nhưng lại mất quyền chủ động; về phía ta, đã giành được ưu thế cục bộ và chủ động, cho nên phản công chiến lược không những về nội dung là chủ động, mà về hình thức cũng đã thoát khỏi trạng thái bị động của rút lui. Bài học đầu iên là phải có điều kiện thuận lợi để phản công và trận phản công đầu tiên phải giành được thắng lợi, có thế mới tạo ra những điều kiện mới cho giai đoạn mới tiếp sau.

Ở trên đã nghiên cứu điều kiện và yêu cầu của trận phản công đầu tiên, chuyển sang tiếp tục nghiên cứu vấn đề chọn mục tiêu chiến lược để phản công là một vấn đề cũng rất trọng yếu, vì, như chúng ta đã biết, mục tiêu chiến lược thường là những trung tâm chính trị, quân sự, kinh thế quan trọng quan hệ đến sự sống còn của quốc gia, của quân đội, cũng có thể là những vị trí, những tuyến địa hình, những đường giao thông hay những tập đoàn binh lực quan trọng bảo vệ những mục tiêu có tính chất sống còn đó. Nếu chọn nhầm nhầm phải những mục tiêu chỉ có tính chất chiến thuật, tất nhiên không thể đạt đến múc đích phản công chiến lược được.

Cố nhiên trong chúng ta không ai hiểu rằng chỉ phản công một trận hay chỉ công kích một mục tiêu chiến lược đã có thể giải quyết được vấn đề sống còn của quân Nguyên như sau trận Hàm-tử quan ta còn phải phản công nhiều mục tiêu chiến lược khác cho đến khi, tình hình thay đổi về căn bản có lợi cho ta.

Trong trận đầu tiên, giữa hai mục tiêu Thăng-long và Đông Bộ-đầu, Trần quốc Tuấn đã chọn Đông Bộ-đầu, một vị trí đầu não của địch, ở đó địch mạnh về số lượng nhưng lại sơ hở về địa hình. Về mặt chính trị, Thăng-long tuy quan trọng hơn, nhưng về mặt quân sự thì Đông Bộ-đầu lại là vị trí quyết định vì yêu cầu trong trận này phải công kích vào một mục tiêu chiến lược mạnh về quân sự.

Lần thứ hai, Trần quốc Tuấn không chọn đánh vào những tập đoàn mạnh đã lập thành căn cứ, mà chọn đánh vào một tập đoàn cô lập đang vận động. Ý nghĩa chiến lược của trận phản công thắng lợi là ở chỗ, không những ta đã tiêu diệt được một bộ phận lực lượng quan trọng, mà còn làm thất bại hoàn toàn cả một âm mưu chiến lược của Thoát Hoan định đánh ta trên hai mặt trận nhưng không thực hiện được. Hắn muốn tránh cho tập đoàn này nguy cơ bị tan rã, thì tập đoàn này đã bị tiêu diệt. Hắn muốn tăng cường lực lượng dự bị chiến lược, để giữ vững ưu thế và chủ động trong thế rải quân, ý định đó cũng không thực hiện được.

Chúng ta có thể đoán được cái phân vân của Trần quốc Tuấn khi chọn mục tiêu công kích: đánh vào Thăng-long thì không chắc thắng mà tập trung binh lực đánh vào tập đoàn phía Nam (khi quân của Toa Đô – Ô Mã Nhi còn chiếm Nghệ-an, đang tấn công Thanh-hóa) thì chưa chắc đã thắng hoặc có thắng thì cũng không thể thắng nhanh, mà nếu trận đánh kéo dài rất có thể bị địch tập kích sau lưng. Cái phân vân đó, một mặt chứng tỏ ta còn gặp khó khăn trong vấn đề chọn mục tiêu chiến lược để phản công, mặt khác chứng tỏ Trần quốc Tuấn rất thận trọng trong việc hạ quyết tâm phản công vì theo Trần quốc Tuấn, đã đánh là phải thắng.

Nhưng đến khi điều kiện đã thay đổi thì việc hạ quyết tâm lại rất nhanh chóng. Qua trận này cũng chứng minh rằng khi chọn mục tiêu chiến lược, vị tướng thiên tài của ta còn tính toán cả đến vấn đề chiến thuật, trận Đông Bộ-đầu tấn công mang tính chất trận địa, nhưng lần này nếu cũng vận dụng hình thức tấn công trận địa thì không chắc thắng nên Trần quốc Tuấn đã vận dụng hình thức tấn công vận động.

Lần thứ ba, mục tiêu công kích không phải là một tập đoàn sinh lực của địch mà là một mục tiêu có tính chất kinh tế quan trọng. Thật vậy, việc cung cấp lương thực đã trở thành một nhiệm vụ chiến lược của quân Nguyên, số phận của quân Nguyên, hành động chiến thuật sau này của quân Nguyên (nên tiến, nên giữ hay nên thoái?) tất cả đều do đoàn thuyền lương quyết định.

Ở đây, chúng ta càng thấy rõ thêm thiên tài chiến lược của Trần quốc Tuấn. Trong cái thế mạnh về bố trí chiến lược mới của địch đã bộ lộ ra cái thế yếu có tính chất quyết định đó: cho nên nếu tiêu diệt được đoàn thuyền lương tức phá tan được cái thế mạnh nói trên và thực tế đã chứng minh điều đó.

Một số thí dụ ở trên đủ nói lên tầm quan trọng và tính linh hoạt cao độ của Trần quốc Tuấn. Trong việc chọn mục tiêu chiến lược chính xác để phản công.

Bài học thứ hai là, chọn không đúng mục tiêu thì dù cho trận đánh có thắng lợi, nhưng mục đích của phản công chiến lược vẫn không đạt được; trong nhiều mục tiêu khác nhau đó lại phải chọn xem mục tiêu nào mà khi ta đánh phải bảo đảm chắc thắng.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #19 vào lúc: 21 Tháng Năm, 2017, 03:50:10 pm »

Chuyển sang tiếp tục nghiên cứu vấn đề thứ ba – vấn đề tập trung binh lực.

Các trận đánh phản công của ta về hình thức chiến thuật mà nói là những trận tấn công vì nó phải tiến hành theo những nguyên tắc của chiến đấu tấn công. Như vậy, chúng ta thấy mối liên quan giữa phản công chiến lược với hình thức chiến thuật, tức là phải dùng tấn công (tấn công vào trận địa hoặc tấn công địch đang vận động) để thực hiện mục đích làm địch mất quyền chủ động chiến lược cục bộ rơi vào thế bị động chiến lược (là mục đích của phản công chiến lược).

Trong tình hình mà ta còn đang tiếp tục phòng ngự chiến lược, nghĩa là nói chung quân đội ta còn phân tán, muốn tấn công một mục tiêu nào đó cần thiết phải có lực lượng ưu thế hơn địch.

Trong trận đầu tiên, do tình hình đặc biệt lúc đó, Trần quốc Tuấn đã tập trung toàn bộ chủ lực để tấn công Đông Bộ-đầu. Lần thứ hai, mức tập trung có khác, chỉ tập trung một bộ phận quan trọng, còn chủ lực tinh nhuệ Trần quốc Tuấn để dành dùng vào những trận quyết chiến sau; tuy vậy, ta cũng đã đạt mức ưu thế hơn so với quân của Toa Đô. Lần thứ ba, vì đánh thuyền lương nên mức tập trung còn thấp hơn. Ưu thế cần đạt đến mức nào còn do nhiều điều kiện cụ thể quyết định; trong các cuộc phản công này, ưu thế về số lượng của ta chưa phải đã lớn lắm, nhất là ở trận đầu và trận thứ hai, điều đó có thể do những điều kiện lịch sử lúc bấy giờ khác với điều kiện của thời đại chúng ta ngày nay.

Thí dụ: số lượng và chất lượng vũ khí của thời đại đó khác xa với mức của chúng ta dùng hiện nay, khả năng cơ động hạn chế, việc tăng cường lực lượng chi viện, ứng cứu lẫn nhau hoặc việc tăng cường sức đột kích mất rất nhiều thời gian, phương tiện thông tin liên lạc đơn giản thô sơ, v.v. Nhưng có một điều rõ nhất là: Trần quốc Tuấn đã chọn vào nơi địch yếu về tinh thần và chất lượng để công kích.

Ở Đông Bộ-đầu, toàn bộ quân địch đang bị nao núng, thế mạnh của chúng về số lượng đã không thể khắc phục được thế yếu về tinh thần. Ở Hàm-tử quan, quân của Toa Đô là một đạo quân mệt nhọc, ăn đói lại đang vận động, lại không được yểm hộ che chở chu đáo. Số lượng của chúng tuy quan trọng, nhưng chất lượng như thế là yếu.

Nghiên cứu thêm những trận phòng ngự trong rút lui chiến lược cũng như những trận tấn công trong phản công chiến lược của Trần quốc Tuấn, chúng ta cũng thấy rõ một vấn đề căn bản là: cùng trong một giai đoạn phòng ngự chiến lược, nhưng trong những cuộc chiến đấu phòng ngự, quân ta chỉ dùng binh lực nhỏ để tránh quyết chiến. Cố nhiên nếu chỉ có tập trung binh lực không thôi chưa đủ để giải quyết chiến đấu mà còn phải giải quyết nhiều vấn đề chiến thuật khác ta sẽ nghiên cứu ở phần sau. Nhưng dù sao qua đây chúng ta cũng có thể rút được bài học là: Muốn đạt mục đích của phản công, điều kiện tất yếu trước tiên và chủ yếu là phải tập trung binh lực, phải coi đó là một rong những quy luật căn bản của chiến tranh, từ cổ chí kim đều phải vận dụng.

Cuối cùng là vấn đề đánh tiêu diệt.

Nghiên cứu vấn đề rút lui chiến lược để bảo toàn lực lượng và phản công chiến lược giành ưu thế và chủ động của Trần quốc Tuấn, chúng ta thấy một điều rất lý thú, rất đáng tự hào về nghệ thuật quân sự của tổ tiên ta là quân Nguyên dù có ưu thế và chủ động lúc đầu, nhưng chưa bao giờ đạt được một rận đánh tiêu diệt, mà chỉ tiêu hao; trái lại quân Trần không những đã đánh nhiều trận tiêu hao mà còn đánh được nhiều trận tiêu diệt lớn và tiêu diệt gọn.

Quá trình chuyển hóa giữa lực lượng ta và địch chứng minh rằng ngay trong thời kỳ còn phải phòng ngự chiến lược, quân ta đã mở những trận chiến đấu tấn công tiêu diệt địch, tiêu diệt trong chiến đấu để thực hiện tiêu hao về chiến lược. Những trận tiêu diệt chiến đó đã làm cho địch mau chóng mất ưu thế, cho nên nói đến đánh trận phản công, cũng có nghĩa là đánh tiêu diệt.

Bài học chủ yếu mà chúng ta rút ra được trong các cuộc phản công của quân đội nhà Trần là bảo toàn lực lượng và phản công chiến lược là hai mặt của một vấn đề: bảo toàn mình, tiêu diệt địch. Và chỉ có phản công (tấn công) tiêu diệt địch mới là phương pháp có hiệu quả nhất để bảo toàn mình.

Nghiên cứu một vấn đề chủ yếu trong phản công chiến lược của quân đội nhà Trần, có thể rút ra một bài học chủ yếu, nhất là tác dụng của việc tránh quyết chiến, bảo toàn mình trong rút lui chiến lược là ở chỗ chuyển sang quyết chiến, tiêu diệt địch trong phản công chiến lược.

Yêu cầu căn bản nhất của chiến tranh là tiêu diệt địch, chỉ có tiêu diệt địch mới bảo toàn được mình. Cho nên, đứng về toàn bộ cuộc chiến tranh và đứng về toàn bộ chiến lược mà xét, thì then chốt không phải ở rút lui chiến lược, mà là ở các cuộc phản công tiếp sau đó.

Thắng lợi vĩ đại của quân đội nhà Trần trong ba cuộc kháng chiến chống quân Nguyên đã chứng minh hùng hồn nguyên lý đó.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM