Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Tư, 2024, 04:20:43 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chuyến bay giành tự do  (Đọc 18938 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #40 vào lúc: 25 Tháng Sáu, 2017, 01:14:59 pm »


        Trong thời gian đầu mọi người đã được biết rất ít tin tức về số phận các bạn chiến đấu của Mi-khai trong cuộc đấu tranh chung ở các ngục tù phát-xít và đã phải tìm kiếm tích cực mới phát hiện được.

        Ở Go-rơ-ki, người ta đã tìm được người bạn chiến đấu của Đê-va-ta-ép là I-van Pa-vơ-lô-vích Cơ-ri-vô-nô-gốp. Anh là chuyên viên kiểm nghiệm hàng hóa của ngành vận tải đường thủy trên sông Von-ga. Những trận tra tấn, những cảnh đói khát phải chịu đựng trong các ngục tù của bọn Ghét- ta-pô đã ảnh hưởng đến sức khỏe của anh. Nhưng, cũng như trước, cặp mắt anh vẫn rắn rỏi, gan góc, tính tình anh vẫn cương nghị, anh đã được tặng thưởng huân chương vì thành tích chiến đấu đũng cảm chống bọn phát-xít chiếm đóng. Năm 1960, nhà xuất bản Go-rơ-ki đã xuất bản tập hồi ký của I-van Cơ-ri-vô-nô-gồp nhan đề là "Tổ quốc kêu gọi". Trong cuốn sách này, tác giả đã xúc động và kể lại một cách đơn giản chuyện những người xô-viết bất khuất, ngay trong cảnh đọa đầy dưới ách phát-xít vẫn trung thành với nghĩa vụ quân sự.

        Tháng Tư năm 1957, khi tờ báo "Không quân xô-viết" bắt đầu đăng tập hồi ký của Mi-khai Đê-va-ta-ép thì tòa soạn bỗng nhận được một bức điện của đảng bộ khu Xi-nhép-xcơ thuộc vùng Xum-xcơ gửi tới. Bức điện đó báo tin rằng Mi-khai A-lếch-xê-ê-vích E-mét-xơ hiện đang làm đội trường đội trồng trọt ở nông trường. Năm 1958, tại hội nghị Đảng ở khu  anh đã được long trọng trao tặng huân chương "Chiến tranh giữ nước" hạng nhất vì thành tích chuẩn,bị tích cực cuộc vượt ngục.

        Còn Phê-đô Pê-tơ-rô-vích A-đa-mốp thì ở nông trường "Con đường I-lít-sơ" thuộc khu vực Be-lô Ca-lít-ven-xcơ, vùng Rốt-xtốp. Hiện nay anh vẫn lái xe như hồi trước chiến tranh. Năm 1958, anh cũng đã được tặng thưởng huân chương "Chiến tranh giữ nước" hạng nhất vì thành tích đấu tranh quên mình trong nhà tù phát-xít. Đến mùa hè 1961 các nông trường viên lại được dịp nhiệt liệt chúc mừng A-đa-mốp nhân ngày anh được chính phủ tặng thưởng huân chương "Sao đỏ" vì thành tích chiến đấu anh dũng quả cảm trong trận chọc thủng phòng tuyến sông Ô-đe hồi chiến tranh. Hồi đó Phê-đô A-đa-mốp đã bị thương nặng trong trận chiến đấu và phải đi bệnh viện. Sau khi binh phục, anh đã được biên chế vào đơn vị khác rồi phục viên. Do đó, mãi mười sáu năm sau phần thưởng mới tới được người anh hùng.

        Nhưng, không phải tất cả những người đã tham gia "đội phi hành" trên chiếc "Hanh-ken 111" đều được đón mừng chiến thắng. Trong những trận chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc, Pi-ô-tơ-rơ Cu-te-rơ-ghin, I-van ô-lây-nhích, VơTa-đi-mia Nem- tren-cô, Tơ-rơ-ghim Xe-rơ-đu-cốp, Vơ-la-đi-miá Xô-cô-lốp và Nhi-cô-lai Ư-bơ-ra-nô-vích đã bị hy sinh.

        Những ngươi thân thích ruột thịt của các anh hùng đã bị hy sinh, có kể lại nhiều mẩu chuyện xúc động về họ.

        Ở thành phố Xơ-la-vi-an-xcơ trên Cu-ban hiện nay còn một người con gái của I-van Va-xi-li-ê-vích Ô-lây-nhích, tên là Mi-la-nhi-a Ô-lây-nhích. Chị vẫn trân trọng giữ gìn một quyển sổ tay của cha để làm kỷ niệm. Quyển sổ này do một lão nông vùng Xmô-len-xcơ tìm được ở một cái lán du kích trong rừng và đã chuyền lại cho mẹ chị. Bị rơi vào vòng vây của địch, người cộng sản trẻ tuổi I-van Ô-lây-nhích đã thành lập ngay trong lòng địch một đội du kích. Anh đã nhiều lần chiến đấu với địch, đã phá hoại các kho tàng, tiêu diệt các xe cộ và máy móc, dụng cụ của địch. Trong một trận chiến đấu, anh đã bi thương nặng và bị bắt.

        Trong tiểu sử của Vơ-la-đi-mia Nem-tren-cô và Tơ-rô- phim Xe-pơ-đu-cốp có nhiều điềm giống nhau. Từ hồi còn trẻ, họ đều bị bẳt sang Đức vì tội không chịu làm việc cho bọn Đức và có liên quan với du kích.   

        Mi-khai Đê-va-ta-ép cũng nhận được nhiều bức thư nồng nhiệt và cảm động của các bạn tù cũ cùng bị giam với anh ở trại tập trung Xơ-vi-nê-mun-đê. Ví dụ, A-lếch-xan-đơ-rơ Vơ-rốt-nhi-cô" ở thành phố Cơ-ru-stim vùng Trê-li-a-bin-xcơ đã viết cho anh:

        "Tôi viết thư cho bạn mà trong lòng rất hồi hộp vì bất giác lại nhớ đến tất cả quá khứ mà tôi với bạn cùng với nhiều đồng chí khác đã trải qua trên đất Đức phát-xít, trong các trại tập trung, là nơi bè lũ SS đã giết hại hàng chục vạn con người vô tội,..

        Bạn thân mến của tôi! Tôi muốn gọi bạn là cứu tinh của chúng tôi. Chính bạn đã là con chim ưng đem cuộc sống đến cho tôi và tất cả các đồng chí khác. Sau khi các bạn đã bay đi rồi, chúng tôi vẫn còn bị giam ở trại ít lâu nữa. Những nàongười nào còn có thể ngọ nguậy được đều bị chất đầy vào một cái thuyền đẩy ra biển khơi. Chúng tôi rất hoảng, sợ bị dìm chết. Nhưng may mắn thay, điều đó đã không xảy ra. Chúng nó đã đưa chúng tôi lên bờ rồi xua vào một cái trại giam khác... Đến đây, bầy chúng tôi đã chạy thoát và chưa tới biên giới phía đông thi đã gặp ngay bộ đội mình. Thật là vui mừng không sao tả xiết...".


        Mi-khai Đê-va-ta-ép còn nhận được thư của An-đơ-rây Gia-rút-nưi hiện làm thợ máy ở Ki-ép. Trong thư có đoạn viết:

        "...  Đây là thư của một trong những người đã cùng bị giam với bạn ở trại tập trung Xơ-vi-nê-mun-đê. Một buổi tối, khi chúng tôi bị dồn vào nhà gỗ thì được tin có một kíp lao công của chúng ta đã bay đi bằng máy bay rồi. Tôi biềt rõ ai đã bay đi. Lúc điểm danh, bọn Đức nói rằng máy bay của các bạn đã bị đuổi kịp và bắn rơi. Nhưng các đồng chí đã nhìn thấy cuộc vượt ngục của các bạn thì kể lại rằng: thoạt đầu, máy bay của các bạn đã bị chòng chành nghiêng ngả rồi sau đã vứt lên cao, bay về phía đông và lẩn vào trong những đám mây. Còn bộ tư lệnh của bọn Đức đặt ở trường bay thì rất nhốn nháo. Tất cả lũ chỉ huy và bọn phi công đều không thể hình dung được sự việc đã xảy ra như thế nào".
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #41 vào lúc: 29 Tháng Sáu, 2017, 08:55:25 pm »


           Đây là một lá thư nữa của đồng chí Nhi-cô-lai Đe-rơ-ga-sốp làm thợ mộc ở Ma-kê-áp-ca, một người đã từng được mục kích chuyền bay vượt ngục:

        "Sau khi các bạn đã từ hòn đảo đó bay đi rồi, thì bạn không thể hình dung được những chuyện gì đã xảy ra ở trong trại giam. Buổi điểm danh tối hôm đó không một ai muốn đứng vào hàng mười, vì nghĩ rằng bọn Đức sẽ cứ mười người lấy một đem đi bắn. Trong trại giam rất lặng lẽ và xao xuyến. Cả trong các nhà ngủ cũng chỉ có tiếng thì thào. Nhưng tất cả đều không có ai bị bắn, chỉ không được ăn thôi. Chúng đã tra hỏi chúng tôi có biết ai là phi công không. Nhưng tất cả đều nín thinh. Sau đó bọn Đức liền phao tin rằng người Nga không tự bay đi được, đó là có một phi công người Đức đã đưa họ đi và máy bay đã bị hạ rồi. Nhưng chúng tôi không tin những luận điệu đó, vì có một số anh em tù đã chính mắt nhìn thấy các bạn bay đi như thế nào. Chúng tôi rất thèm muốn được như các bạn và tự hào về các bạn.

        Sau chiến tranh, tôi đã kể lại hành động anh hùng của bạn cho những người thân thích nghe. Tôi không dám nói với người ngoài, sợ họ không tin. Rồi bỗng đến năm 1957, em gái tôi đưa cho tôi một tờ báo và nói: "Anh Nhi-cô-lai này, đọc mà xem, bài báo này giống câu chuyện anh kể lắm...".


        Người thầy thuốc hồi ở Cơ-lanh-kê-ních-xơ-béc đã cứu chữa cho Mi-khai Đê-va-ta-ép, trước kia bặt không tin tức nay cũng đã cho anh bièt tin về mình. Chính đồng chí này hồi đó đã mang vào nhà gỗ cho Mi-khai địa bàn, dao, bản đồ nước Đức vẽ trên khăn quàng lụa. Mi-khai đã hồi hộp đọc thư:

        "Đây là bức thư của người bạn tù Vô-rô-bi-ép A-lếch- xây Phê-đô-tô-vích viết cho bạn. Tôi còn nhớ rõ buổi gặp bạn ờ trại giam, lúc đó tôi đã chữa cho bạn và nói rầng: "Anh phải giữ gìn đôi tay, phải cẩn thận"."

        Thế là người yêu nước "vô danh" đó đã được biết tiếng. Hiện nay, A-lếch-xây Phê-đô-tô-vích Vô-rô-bi-ép làm bác sĩ phẫu thuật ở bệnh viện của công nhân mỏ tại thành phố Kha- rơ-xư-xca, vùng Đô-nét-xơ.

        Đê-va-ta-ép còn nhận được thư của các bạn chiến đấu thuộc trung đoàn máy bay cũ, những người mà anh đã từng chia sẻ nỗi vui buồn ngoài mặt trận. Một trong những người đầu tiên đã hoan nghênh nhà anh hùng là đại tá Vơ-la-đi-mia Bô-bơ-rốp, thủ trưởng chiến đấu cũ của Mi-khai. Ông đã viết:

        "Mi-sa thân 'yêu! Cậu ngạc nhiên vì mình đã viết nhiều lời khen ngợi cậu trên báo à. Không, bạn thân mến ạ. Tất cả những điều đã đăng chỉ là một phần nhỏ của tinh yêu của cậu đối với Tổ quốc".

        Sĩ quan A. Mơ-la-cốp, kỹ thuật viên của tổ máy bay do Mi-khai Đê-va-ta-ép chỉ huy hồi mùa hè 1944 đã viết:

        "Tôi còn nhớ rõ hôm Mi-khai Đê-va-ta~ép đi làm nhiệm vụ chiến đấu rồi không trở về căn cứ. Sau khi cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại kết thúc, tôi vẫn tiếp tục phục vụ trong hàng ngũ quân đội xô-viết. Tôi vẫn nhớ đến nội dung bức thư của đồng chí Đê-va-ta-ép gửi tới đơn vị chúng tôi. Tại sao tôi vẫn còn nhớ rất rõ? Chính vì bức thư đó đã được chuyền qua tay từng chiến sĩ và sĩ quan trong đơn vị. Trong thư, đồng chí Đê-va-ta-ép đã báo tin mình trở về bằng máy bay địch... Hiện nay tôi đã phục vụ ở đơn vị khác và khi nào có dịp nói chuyện với các chiến sĩ về những anh hùng của cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại, tôi vẫn luôn luôn lấy chuyện đồng chí Đê-va-ta-ép, người bạn chiến đấu cũ thuộc cùng một trung đoàn với tôi để làm gương".

        Mi-khai Đê-va-ta-ép rất xúc động khi gặp lại các bạn tù cũ. Anh đã gặp I-van Mê-phô-đi-ê-vích Pa-xu-la ở Mạc-tư- khoa và đã được nghe bạn kể chuyện vượt ngục như thế nào.

        Hiện nay I-van Pa-xu-la là nhân viên phòng thí nghiệm của ngành dầu lửa thuộc viện Hàn lâm Khoa học Liên-xô.

        Trong những năm đầu tiên sau khi chiến tranh kết thúc Xéc-gây Van-đư-sép đã làm trung đoàn phó không quân. Hiện nay anh làm việc ở thành phố E-léc-tơ-rô-xta-lơ, thuộc vùng Mạc-tư-khoa. Mùa xuân 1957, được biết Mi-khai Đê-va-ta-ép ở Mạc-tư-khoa, anh đã cùng với vợ là Ki-ra A-lếch-xan-đơ- rốp-na và con trai tới thăm bạn cũ. Đến lúc đó, Đê-va-ta-ép mới được biết bạn mình đã vượt ngục như thế nào.

        Chúng ta còn nhớ, mùa thu năm 1944 Van-đư-sép đã bị giải đến trại tập trung Búc-khen-van ở phía nam Béc-lanh vì tội đã tham gia vào việc đào đường hầm. Tại các nhà ngục ở trại giam này, những người tù đã thành lập được một tổ chức bí mật, Van-đư-sép là một ủy viên lãnh đạo. Đêm 21 rạng ngày 22 tháng Tư, những người trong tổ chức bí mật đã lãnh đạo các tù nhân tấn công đội lính bảo vệ trại giam và giải thoát được chừng ba nghìn tù. Xéc-gây Van-đư-sép lại được trở về trung đoàn cũ, bắt đầu chỉ huy một phi đội và đã được thực hiện nhiều chuyến bay chiến đấu trong thời gian đánh chiếm Béc-lanh.

        Đê-va-ta-ép cũng được gặp các bạn tù cũ ở trại giam Cơ-lanh-kê-ních-xơ-béc là Phê-đia-rơ-cơ và Va-rôn-trúc. A- lếch-xây Phê-đia-rơ-cơ hiện ở thành phố U-man và A-lếch-xây Va-rôn-trúc ở Ki-ép.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #42 vào lúc: 30 Tháng Sáu, 2017, 10:17:39 pm »

     
        Đặc biệt, có cuộc gặp gỡ này thật đáng ghi nhớ: trong một cuộc họp mặt giữa những người tù cũ ở Giác-xen-hao- den do ủy ban cựu chiến sĩ xô-viết tổ chức, Mi-khai Đê-va- ta-ép chợt nhận ra một người giống như đồng chí cán bộ chính trị An-đơ-rây Rư-ban-tren-cô. Anh nghĩ: "Phải chăng là đồng chí đó ? Đồng chí đó đã chết từ lâu rồi cơ mà". Không, Mi - khai đã nhìn rõ và nhớ đúng. Đến giờ nghỉ, anh đã ôm chật lấy An-đơ-rây và được nghe câu chuyện hồi hộp đã khiến cho Bu-sma-nòp và Rư-ban-tren-cô còn được sống: có lẽ bọn Ghét-ta-pô trước khi thi hành án tử hình hai người này đã muốn dùng bọn phản động trà trộn trong số tù đề dò ra xem còn có ai tham gia vào cuộc đấu tranh bí mật nữa không. Nhưng không có kết quả. Những người anh hùng đã không tiết lộ một ai. Họ đã thắng thời gian và chờ đợi được tới khi giải phóng.

        "Kỉnh gửi anh hùng Liên bang xô-viết Mi-khai Đê-va-ta-ép thành phố Ca-dan". Mỗi ngày có tới hàng chục bức thư gửi tới địa chỉ này. Những người viết thư là các công nhân, nông trường viên, quân nhân, nhà khoa học, sinh viên, học sinh, học sinh nội trú... Tất cả những bức thư đổ đều nói đến tình yêu vô bờ bến của nhân dân xô-viết đối với Tổ quốc, với Đảng Cộng sản đã từng giáo dục những con người dũng cảm kiên cường này.

        Những dòng chữ cảm động dưới đây là của một nữ sinh viên ở thành phồ Ga-rơ-lốp-ca, tên là H. Sép-tren-cô. Chị đã viết: "Kỳ công của anh thật đẹp. Đẹp vì lẽ này: hỏi rằng người nào chỉ nghĩ đến cá nhânmình, đến quyền lợi riêng của mình, mà lại có thể đạt được kỳ công đó không ?".

        A-na-tô-li Cơ-ma-nhen-cô cũng đã đề cập đến vấn đề đó: "Trong giờ phút gian nguy, Mi-khai Đê-va-ta-ép vẫn nghĩ đến các đồng chí của mình. Tình yêu rộng lớn đối với con người, đối với Tổ quốc đã cho anh sức mạnh và nghị lực để cất cánh máy bay lên trời ngay trước mắt kẻ thù và đem về cho đất nước đàn con anh dũng!".

        Đại úy De-lu-đốp đã thay mặt các thanh niên đơn vị X viết thư gửi Đê-va-ta-ép:
"Mi-khai Pê-tơ-rô-víeh! Chúng tôi đã học tập được ở kỳ công của anh cũng như các kỳ công khác của những bậc anh hùng bảo vệ Tổ quốc: tinh thần can đảm, kiên cường và lòng tin tưởng ở nghĩa vụ".

        Bà mẹ liệt sĩ Gơ-ri-gô-nốp đã gửi đến người phi công anh hùng bức thư đầm ấm và thẳm thiết như sau:

        "Kỳ công của con đã đem đến cho mẹ niềm an ủi lớn. Con là một trong những người đã chiến đấu chống bọn chiếm đóng để rửa thù cho những giọt nước mắt của các bà mẹ, cho những người đã bị hy sinh vì đất nước. Mẹ ôm hôn con như con trai của mẹ".

        Và đây là bức thư của một nhà bác học ở Mạc-tư-khoa: "Tôi xin phép được chúc mừng anh như chúc một người xô-viết đã đạt tình cảm, nghĩa vụ đối với Tổ quốc, và nhân dân lên cao trên hết. Kỳ công của anh là kỳ công của nhân dân ta. Anh đã cùng các đồng chí của minh chứng minh rằng bất kỳ người xô-viết sống trong hoàn cảnh nào cũng vẫn luôn luôn là những con người xô-viết".

        Đất nước xô-viết đã sản sinh ra rất nhiều anh hùng. Loại kỳ công phi thường của Đê-va-ta-ép đã làm cho cả kẻ thù cũng phải kinh ngạc, không phải là duy nhất. Hiện nay người ta đã biết còn một số trường hợp nữa cũng vượt ngục phát-xít bằng máy bay địch như kỳ công của các đổng chí phi công A-ca-vi-a-gin, A. Ca-xtơ-rốp, I.U. La-bu-tin.

        Nhà thơ G. Lu-sơ-nhín đã từng trải qua những cảnh khủng khiếp trong các trại tập trung của Hít-le đã viết về những con người bất khuất và dũng cảm đó như sau:

                                       Anh còn đánh địch chưa kết thúc
                                       Thì trước kẻ địch không khuất phục1  
                                       Dù trong hoàn cảnh cực gian nan
                                       Vẫn chắp cánh bay mà vượt ngục

        Mi-khai Đê-va-ta-ép cũng như các bạn đồng ngũ cùng bị bắt với anh thuộc về thế hệ đã lớn lên trong những năm xây dựng chính quyền xô-viết.   

        Những thử thách gian khổ đã rơi vào số phận thế hệ này hồi chiến tranh giữ nước. Nhưng họ đã nêu cao danh dự, đương đầu với thử thách đó. Kỳ công của Mi-khai Đê-va-ta- ép và các đồng chí của anh là biểu hiện tinh thần kiên cường anh dũng của những người xô-viết, đúng như một trong những bức thư gửi cho người anh hùng đã viết:

        "Kỳ công của anh thật là đẹp. Nó làm cho chúng tôi càng thêm tự hào hơn nữa về nhân dân mình".

------------------
        1. Nguyên văn: thì người đó không nói "xin lỗi" kẻ địch.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #43 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2017, 02:45:18 pm »

         
CHÚNG TA PHẢI CẢNH GIÁC !

        ...Trại tập trung giết người Giác-xen-hao-den.

        Lần đầu tiên Mi-khai Đê-va-ta-ép nhìn thấy nó là vào hồi mùa thu 1944. Vì tội mưu vượt ngực, anh và các bạn tù khác đã bị vứt vào cái địa ngục phát-xít này. Hồi đó, một tên Ghét-ta-pô đã bảo anh:

        -  Đã bị giam vào Giác-xen-hao-den thì đừng có hòng sống mà trở về.

        Nhưng Mi-khai Đê-va-ta-ép đã trở về.

        Và rồi mười sáu năm rưỡi sau, anh lại đến Giác-xen- hao-đen. Lần này Đê-va-ta-ép đã tới đấy không phải như một người tù mà là một người xô-viết tự do, một đảng viên Đảng Cộng sản vĩ đại. Anh thuộc đoàn đại biểu ủy ban cựu chiến sĩ xô-viết tới đây dự lễ khánh thành đài kỷ niệm những người đã bị hy sinh bởi chủ nghĩa phát-xít. Qua thư từ của các bạn người Đức, anh được biết rằng tại địa điểm trại tập trung trước kia ở Giác-xen-hao-đen có khánh thành nhà bảo tàng và dựng đài kỷ niệm. Anh nóng lòng được nhìn thấy tận mắt.

        Cuộc hành trình của anh đã tiến hành trong những ngày tháng Tư năm 1961 đáng ghi nhớ, khi toàn thế giới đang khâm phục kỳ công mới đầy kinh ngạc của nhân dân xô-viết: Lần đầu tiên trong lịch sử đã hoàn thành chuyến bay của con tầu vũ trụ chung quanh trái đất, chuyến bay đó đo con người của chủ nghĩa xã hội, con người cộng sản lập nên!

        Đê-va-ta-ép đã đến Giác-xen-hao-đen trước lễ khánh thành đài kỷ niệm hai ngày. Anh cùng đi với cảc bạn tù cũ ở trại tập trung này là kỹ sư I. Pơ-ta-pốp ở nhà máy cơ khí Mạc-tư-khoa và thợ cả A. Xa-ráp-kin ở nhà máy nhôm U- ran, Cả ba người đã tới thăm khu vực trước kia là cơ xưởng giết người. Họ đã im lặng đứng nhìn nơi bọn đao phù hành hạ các tù nhân, nơi chúng xử tử hàng loạt người. Máu chảy nhiều quá đã thấm cả vào đất, Các công nhân trẻ tuổi xây dựng đài kỷ niệm những người bị hy sinh bởi chủ nghĩa phát- xít đã kể lại rằng: lúc đào móng tường, họ đã nghẹn ngào xúc động khi ấn lưỡi xẻng vào nền đất. Hình như lúc đó từ lớp đất mát mẻ này đã vọt lên dòng máu của hàng nghìn con người bị bọn Hít-le hành hạ đến chết.

        Ba người tù cũ đã vô cùng xúc động khi nhìn thấy những di tích của lò thiêu xác, trên cổng vào vẫn còn giữ lại được tầm biển trơ tráo viết rằng: "Ờ đây bao trùm sự sạch sẽ"!

        Gần trại tập trung cũ là nhà bảo tàng của cuộc đấu tranh quốc tế chống chủ nghĩa phát-xít. Mọi vật ở đây đã gợi nhớ lại công tác bí mật phối hợp giữa những người tù thuộc nhiều nước khác nhau. Một trong những gian phòng của nhà bảo tàng này đã nói đến kỳ công của những người xô-viết trong các phòng tra tấn của tụi Ghét-ta-pô. Đoàn đại biểu xô-viết đã đem tới đây một số vật trưng bày mới: bức tranh của một họa sĩ vùng U-ran nhan đề là "Vượt trại tập trung" và chân dung của thiếu tướng A.s, Giô-tốp, một trong những người đã tích cực tham gia vào phong trào kháng chiến ở Giác-xen-hao-den trước kia. Trong nhà bảo tàng còn giữ được một túi đựng thuốc lá rời, loại ba. Một tù binh xô-viết trên đường đi tới nhà ngục tử hình đã tung cái túi này từ trên xe vận tải xuống, như để chào đời lần cuối cùng... Còn giữ lại được cả một chiếc giầy trẻ em, có điểm hoa. Chiếc giầy này đã do một người tù lấy ruột bánh mì trìu mến nặn nên.

        Trong khi qua thăm gian phòng trưng bày mẫu giầy quân sự dưới lóp kính, Đê-va-ta-ép đã quay về phía những người cùng đi, nói rằng:

        - Đây chính là những chiếc giầy mà tôi đã phải xỏ chân khi bị chúng nó đưa vào đội "hành quân cấp tốc", đi trên đường vòng cùng với các bạn tù khác...

        Buổi nói chuyện với đồng chí hướng dẫn khách tham quan của nhà bảo tàng thật đáng ghi nhớ. Đồng chí này là một đảng viên cộng sản Đức, tên là Xta-ni-xláp Me-rơ-xin-xky. Mùa thu 1944 đồng chí làm việc ở xưởng làm bánh của trại tập trung. Theo chỉ thị của trung tâm tổ chức bí mật chống phát-xít, đồng chí đã bí mật giấu diếm bọn SS, tiếp tế thêm bánh mì cho các tù binh xô-viết. Có lẽ, cả Mi-khai Đê-va-ta- ép cũng đã được người bạn Đức này chuyền cho nhiều mẩu bánh mì.

        Một buổi khác, Mi-khai Đê-va-ta-ép đã đáp máy bay từ Béc-lanh đến đảo U-giê-đôm để thăm lại trại tập trung Xơ-vi- nê-mun-đê. Lần này, hòn đảo đã đón tiếp người tù cũ của mình một cách niềm nở và dịu hiền. Ngày nay, trên mảnh đất này, cuộc sống và công trình lao động đang sôi nổi. Nhân dân Ba-lan xây dựng chủ nghĩa xã hội đang đem sức lao động quên mình ra đề mau chóng cải tạo mảnh đất hoang tàn.

        - Phải chăng là mảnh đất này ?

        Đê-va-ta-ép đã phải thốt lên như vậy khi bước tới địa điềm trước kia là trại tập trung.

        Những người cùng đi đã trả lời anh:

        - Bây giờ là đất bạn rồi.

        Mi-khai Đê-va-ta-ép giơ tay lên ngang trán che ánh nắng mặt trời mùa xuân đề nhìn rõ những nơi đáng ghi nhớ. Người tù cũ này đã đi lang thang rất lâu trên mảnh đất đó. Anh đã khó nhọc hình dung lại khung cảnh quãng đời khổ sai trước kia, qua những dấu vết lẻ tẻ còn lại. Chợt anh nhìn chăm chú vào một ngọn đồi nhỏ và nói:

        - Tất cả bắt đầu từ chỗ này đây!

        Thật vậy, ở ngọn đồi kia hồi trước có cái hầm chứa vũ khí, là nơi ngày 8 tháng Hai năm 1945 người phi công đã cùng với các bạn tù trừng trị tên lính áp giải để chiếm lấy chiếc máy bay địch. Bây giờ ở địa điểm này chỉ còn lại một cái mốc bê-tông đề làm chuẩn. Những gian nhà gỗ trước kia các tù binh sống chen chúc nhau, nay cũng chỉ còn lại một ít dầu vết.

        Mi-khai chỉ vào con đường lát xi-măng cốt sắt đã bị thời gian hủy hoại, nói:

        - Và đây là đường băng lên xuống.

        Có người khuyên anh:

        - Anh cần lấy nắm đất này làm kỷ niệm.

        Người tù cũ trả lời:

        - Không! Tất cả mảnh đất này đối với tôi đều rất quý vì từ chỗ này tôi đã sung sướng thoát cảnh tù. Tôi đã tưới những giọt nước mắt vui mừng trên mảnh đất này...
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Bảy, 2017, 05:10:06 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #44 vào lúc: 02 Tháng Bảy, 2017, 05:12:00 am »


        ... Nhiều đoàn đại biểu đã từ các nước khác nhau ở châu Âu đến dự lễ khánh thành đài kỷ niệm những người đã bị hy sinh bởi chủ nghĩa phát-xít. Có những người Đức, Pháp, Ba- lan, Tiệp, Nam-tư, Lúc-xam-bua, Ý, Đan-mạch, Hà-lan, Hung. Hơn hai mươi vạn người đã đứng chật quảng trường, nơi trước kia bọn đao phủ phát-xít đã tàn nhẫn trừng trị những "vật hy sinh" của chúng, và ngày nay đã được đặt tên là quảng trường "Kỷ niệm", một cuộc mít-tinh đã tổ chức ở đây. Trong số dự lễ có nhiều người đã từng bị trăm cay ngàn đắng1trong các phòng tra tấn của bọn Hít-le, đã nhiều lần nhìn thấy cái chết trước mắt, đã mất các bạn hữu trong trận chiến đấu chênh lệch với kẻ thù. Mi-khai Đê-va-ta-ép đã được cử đứng

        trên lễ đài cùng với đại điện các đoàn đại biểu khác. Trên ngực anh, ngôi sao vàng "Anh hùng Liên bang xô-viết" lấp lánh dưới những tia nắng mặt trời tháng Tư. Đó là phần thưởng mà Tổ quốc đã ban cho anh vì tinh thần anh dũng quả cảm thể hiện trong nhà tù của địch.

        Những người dự mít-tinh đã buồn rầu đau đớn cúi đầu mặc niệm trước đài kỳ niệm cao bốn chục thước. Trên đỉnh đài có khắc những hình tam giác màu đỏ, tượng trưng cho dấu hiệu của các chính trị phạm. Có tất cả mười tám hình tam giác, tiêu biểu cho các tù nhân thuộc mười tám nước đã bị hành hạ trong các phòng tra tấn ở Giác-xen-hao-den. Phía chân đài kỷ niệm có tạc tượng một chiến sĩ xô-viết đang dẫn dắt một người tù già và một người tù trẻ trên con đường tự do. Đó không phải chỉ là tượng trưng mà còn phản ánh một sự kiện lịch sử: ngày 22 tháng Tư năm 1945, các chiến sĩ quân đội xô-viết bách chiến bách thắng đã mở toang cánh cổng bằng gang của trại tập trung Giác-xen-hao-den giải phóng cho hơn năm nghìn tù nhân đang kiệt sức phải khó nhọc lắm mới đứng vững được trên đôi chân. Chẳng bao lâu các đơn vị tiến công của chúng ta trên đường tiến về vùng biển lại giải phóng được ba vạn tù nhân nữa khỏi tay bọn đao phủ. Những người này đã bị bọn SS xua lên phía bắc để rối sẽ chất vào các thuyền và nhận chìm trong những lớp sóng xám xịt như chì ở biền Ban-tích. Với cuộc chiến đấu anh dũng của mình, nhân dân xô-viết đã dẫn dắt trên đường tự do hàng loạt các nước châu Âu đang sống dưới ách căm hờn của bọn Hít-le chiếm đóng.

        Những người lên phát biểu trong cuộc mít-tinh đã nhắc đến bầy thú dữ đao phù ở Giác-xen-hao-den. Họ đã kêu gọi nhân dân các nước phải đề cao cảnh giác, Bọn giết người hãy còn sống. Chúng vẫn còn được tự do đi nhởn nhơ và hiện đang chuẩn bị chiến tranh nguyên tử. Những tên đao phủ như Ô-bécTon-đe và Gơ-lốp-ke, những tên tội phạm chiến tranh thuộc Công-xoóc-xi-om "I,G. Pha-rơ-ben-in-đu-xtơ-ri", những tên tướng lĩnh của Hít-le, những tên ngoại giao thời Ríp-ben- tơ-rốp hiện đang chiếm giữ các địa vị chủ chốt trong chỉnh phủ Cộng hòa Liên bang Đức. Còn các chiến sĩ tích cực đấu tranh chống chủ nghĩa phát-xít và chiến đấu cho tự do và dân chủ, những đảng viên cộng sản Đức thì lại phải rút vào bí mật, lại bị theo dõi như thời kỳ chuyên chế của Hít-le.

        Trong khi nghe những người lên phát biểu ý kiến, Đê- va-ta-ép đã cùng với tất cả mọi người vô cùng căm phẫn bọn âm mưu nhóm lửa chiến tranh. Lòng căm phẫn của anh càng tăng thêm khi anh nghe nhắc đến tên đao phủ cuồng bạo Gu- xtáp Gioóc-ghe. Năm 1947, hắn đã bị truy tố trước tòa án xử bọn tội phạm ở Giác-xen-hao-den nhưng bây giờ lại được tự do đi lại nhởn nhơ. Theo lệnh của chính phủ A-đen-nao-ơ, hẳn đã được phóng thích trước kỳ hạn. Hơn nữa, hắn còn được bồi thường một món tiền là 6.000 đồng Mác để "đền bù" lại việc đã bị giam.

        Bài diễn văn của đổng chí Van-te Un-bơ-rích Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng nước Cộng hòa dân chủ Đức thật là rành rọt, sôi nổi. Đồng chí đã nói:

        - Những người Đức chúng tôi thật lấy làm nhục nhã khi nhận thấy rằng ở một phần đất phía tây Tồ quốc chúng tôi, ở nước Cộng hòa Liên bang Đức, những bọn đầu sỏ và bọn kế tục lũ tội phạm quốc xã và quân phiệt lại đang thắng thế, lại khoe khoang khoác lác về những tội ác của chúng và đang chuẩn bị những tội ác mới. Chúng tôi xin trịnh trọng thề trước hàng chục vạn người tù đã bị hy sinh ở Giác-xen- hao-den vì hòa bình và tự do, thề trước các bạn, những chiến sĩ còn sống trong cuộc kháng chiến chống chủ nghĩa phát-xít và bọn quân phiệt man rợ, những chiến sĩ bền bỉ chống chiến tranh và bảo vệ hòa bình, rằng sẽ không bao giờ chúng tôi giảm sức đấu tranh cho hòa bình'".

        Và, trong các bài diễn văn khác rừng rực như lửa cháy, các nhà hùng biện đã tuyên bố như tuyên thệ, rằng sẽ không để tái diễn những thảm cảnh như Giác-xen-hao-den, Mai-đa- nếch, Ô-xơ-ven-xim, Mao-thô-den... nữa. Những người dự mít-tinh đã thông qua một bản kêu gọi từ Giác-xen-hao-den nói rằng các chiến sĩ chống chủ nghĩa phát-xít, chủ nghĩa quân phiệt và chiến tranh xin thề sẽ đem hết sức mình đề đạt được một nền hòa bình bền vững cho tất cả các dân tộc.

        Sau khi mít-tinh xong, Mi-khai Đê-va-ta-ép đã cùng với một bạn tù cũ lại đi tới chân đài kỳ niệm có những bông hồng do các em thiếu nhi nước Cộng hòa Dân chú Đức trồng ở chung quanh. Họ đã ngả mũ đứng trầm ngầm tư lự rất lâu trước đài kỳ niệm.

        Những đóa hồng này, tượng trưng cho nước Đức mới, nước Đức hòa bình và xã hội chủ nghĩa, hãy nở mãi hết năm này qua năm khác. Và trong lúc hồi tưởng lại quãng đời ở Giác-xen-hao-den, những người bạn này đã nguyện rằng:

        - Không, điều đó không thể tái diễn được nữa ! Chúng ta phải cảnh giác!

-------------------------
        1. Nguyên văn: đã uống cạn chẻn đắng cay.

HẾT
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM