Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 24 Tháng Năm, 2024, 05:48:31 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chuyến bay giành tự do  (Đọc 19051 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #20 vào lúc: 04 Tháng Sáu, 2017, 07:10:03 pm »


        Mấy ngày sau, Mi-khai được chuyền vào xà lim công cộng. I-van Pa-xu-la cũng đã được đưa vào đây. Mặt anh đầy vết thương đẫm máu.

        I-van Pa-xu-la kể lại rằng trong lúc bị tra tấn anh đã nhổ vào mặt tên sĩ quan phát-xít. Bọn Ghét-ta-pô đã đánh anh một hồi lâu rồi chúng lôi anh ra sân, bắt anh phải chạy. Trong lúc chạy, lúc thì chúng hạ lệnh cho anh nằm xuống, lúc bắt đứng dậy. Thế mà chúng vẫn chưa tha, lại còn bắt anh đứng nghiêm suốt hai tiếng đồng hồ nữa.

        Hình phạt độc ác của bọn Ghét-ta-pô đối với những người tổ chức ra việc đào hầm đã không làm cho các phi công khiếp sợ. ít lâu sau, trong trại giam lại có một cuộc chuẩn bị vượt ngục nữa. Lãnh đạo việc này là một trong những người đã tham gia đào đường hầm: đại úy Vích-to Ca-lư-sốp. Đội phi công làm than bùn dự trữ đã tấn công vào tụi binh lính bảo vệ và tước vũ khí của chúng. Sau đó toàn kíp lao công này đã tháo xiểng ra và chạy về phía bờ sông. Họ đã bơi qua sông và lẩn trốn vào các bụi cây.

        Bọn lính bảo vệ đã nổi hiệu báo động. Tất cả công việc trên công trường xây dựng trại giam mới đều bi ngừng lại. Các tù binh ở đó bị giải về nhà gỗ. Một ngày trôi qua. Lại một ngày nữa. Tất cả mọi người đều vui mừng dù rằng chỉ có một tốp nhỏ đã vượt ngục được. Nhưng nỗi vui mừng của họ chẳng được bao lâu. Hôm thứ ba, các tù binh được lệnh tập hợp thành hàng ngũ ở sân trại. Một chiếc xe hơi phù kín tiến lại gần. Cửa xe mở toang ra và từ trên xe lẩn lượt bước xuống một số người đã vượt ngục thất bại. Sau đó, bọn Hít- le ném xuống hai xác chết. Các tù binh nhận ra xác Vích-to Ca-lư-sốp, người tổ chức vượt ngục.

        Những phi công còn sống vẫn giữ vững tinh thẩn dũng cảm. Tên sĩ quan trại giam tuyên bố qua lời tên phiên dịch:

        - Chúng tao đưa bọn bị bắt về đây để chúng mày nhìn thấy rõ rằng tù binh Nga không bao giờ chạy thoát khỏi nước Đức được.

        Sau khi đã xua các phi công vượt ngục bị bắt ra đứng trước hàng ngũ các tù binh, bọn Ghét-ta-pô lại đẩy họ lên, xe, mang đi bắn...

        Tháng Mười năm 1944, Đê-va-ta-ép, Pa-xu-la và Xô-un đã bị giải đến một trại giam khác. Trước khi lên đường, một tên Ghét-ta-pô đã nói độc ác rằng:

        - Chúng mày được giải đi Giác-xen-hao-den. Ở đó không có đứa nào còn sống mà trở về được đâu...
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #21 vào lúc: 05 Tháng Sáu, 2017, 03:58:38 am »

           
CÁC CHIẾN SĨ TRÊN MẶT TRẬN VÔ HÌNH

        ...Hàng nghìn đảng viên cộng sần đã ở đây. Nhưng chỉ còn lại một cái không thay đổi: đó là tinh thần tập thể, tinh thần tận tụy trong cuộc đấu tranh và lòng tin ở thắng lợi.

GIU-LI-ÚT PHU-XÍCH       

        Cách Béc-lanh ba mươi cây số về phía, bắc, ở ngoại ô Ô-ra-ni-en-buốc có một trại giam giết người khổng lồ tên là Giác-xen-hao-den. Đó là một thành phố địa ngục. Chỉ trong một khoảng thời gian đã có tới gần bốn triệu người bị đầy đọa ở đây. Những người này đã phải sống chen chúc trong sáu mươi bảy gian nhà gỗ thấp lè tè, giống như chuồng ngựa. Trại giam này đã được xây dựng theo lệnh của Hít-le từ những năm trước chiến tranh, dùng để giam hãm những người con ưu tú của nhân dân Đức là các đảng viên cộng sản.

        Từ năm 1936 đến 1945, ở Giác-xen-hao-den đã có hơn mười vạn người tù bị tiêu diệt. Ngày nào cũng có người bị bắn, bị chết trong phòng hơi ngạt và bị đốt cháy trong lò thiêu xác. Ở đây, không có một miếng đất nào là không tắm máu những người bị hy sinh vì bọn đao phủ phát-xít.

        Giác-xen-hao-den đã chiếm một địa vị chủ yếu trong số các trại tập trung của bọn Hít-le. Không phải nó chỉ dùng để tiêu diệt các tù nhân bị giam giữ ở ngay trong trại này mà còn dùng đề giết hại hàng loạt những người tù từ các phòng: tra tấn và nhà ngục của bọn Ghét-ta-pô và SD (cơ quan an ninh) ở Béc-lanh và miền tây-bắc nước Đức đưa tới nữa… Tại Giác-xen-hao-den có đặt cơ quan trung ương chỉ huy tất cả các trại tập trung châu Âu của phát-xít Đức. Bọn phát-xít đã lấy nhân công ở đây để đưa đi xây dựng các công binh xưởng, trường bay và làm việc tại các công trường làm đá. Đó là một loại cơ quan chuyển dịch nô lệ. Cũng tại nơi đây, đã phát minh ra những phương pháp giết người tối tân. Bọn phát-xít đã dùng cơ thể các tù nhân để thí nghiệm tác động của các chất độc, thuốc độc, do các tên dược sĩ của chúng làm ra. Chúng cũng đã xây dựng ở đây các phòng hơi ngạt và lò thiêu xác. Kinh nghiệm giết người ở Giác-xen-hao- den đã được bọn phát-xít truyền cho các trại giam khác. Điều này đã được tên ss An-tơn Canh-đơ-lơ, cựu quản trị trưởng trại tập trung Giác-xen-hao-den trơ trẽn nói lên trong phiên tòa xử các tội phạm chiến tranh, mở tại Béc-lanh năm 1947.

        Dưới đây là những lời thú nhận của tên sát nhân khát máu và cuồng bạo này. Chính hắn đã từng thản nhiên đưa người vào các phòng hơi ngạt và lò thiêu xác.

        ỦY VIÊN CÔNG TỐ: Anh đã dùng những hình thức tiêu diệt nào trong trại tập trung của anh ?

        CANH-ĐƠ-LƠ: Cho đến tận mùa thu 1943 thì việc tiêu diệt những người bị giam ở Giác-xen-hao-den chỉ tiến hành bằng cách xử bắn hoặc treo cổ. Để bắn hàng loạt các tù binh Nga, tôi đã sử dụng một ngôi nhà đặc biệt, ngụy trang là phòng thuốc trong đó có bố trí các thiết bị đề đo tầm vóc người và bảng kiểm tra thị giác.

        Tấm ván đo chiểu cao có một lỗ hổng. Bọn ss khoác áo choàng trắng đã cho tù binh dựa và tấm ván đó rồi trong lúc giả vờ đo chiều cao, chúng đã bất ngờ bắn một phát đạn qua lỗ hổng ở tấm ván vào gáy tù binh. Gian phòng bên cạnh có vặn kèn hát để cho tiếng âm nhạc át tiếng súng nổ.

        ỦY VIÊN CÔNG TỐ: Như vậy tức là trước khi anh bắt đầu làm quản trị trưởng trại tập trung thì ở đó đã nghiên cứu kỹ thuật giết người rồi ?

        CANH-ĐƠ-LƠ: Đúng vậy! Ngoải phòng thuốc ra còn có một nơi nữa để giết những người bi giam. Đó là những cái giá treo cổ cơ giới lưu động, có thể hành hình được ba bốn người cùng một lúc.

        ỦY VIÊN CÔNG TỐ: Anh có tiến hành những thay đồi gì trong kỹ thuật giết người đó hay không?

        CANH-ĐƠ-LƠ: Từ hồi trung tuần tháng Năm năm 1943 tôi đã sử dụng phòng hơi ngạt làm phương tiện tiêu diệt hàng loạt.

        ỦY VIÊN CÔNG TỐ: Theo sáng kiến của anh ?

        CANH- ĐƠ-LƠ: Một phần là của tôi. Bởi vì các phương tiện lúc đó không đủ để tiêu diệt một cách quy mô nên tôi đã mở một cuộc hội nghị trong đó có bác sĩ viện trưởng Bôm- két-te tham dự. Ông này đã bảo tôi rằng kết quả việc đầu độc bằng dung dịch a-xít xi-nhi-tỉch vào các phạm nhân bị giam trong các xà lim đặc biệt đã có thể làm cho họ chết ngay trong chốc lát. Tôi bèn quyết định xây dựng các phòng hơi ngạt để cho việc tiêu diệt hàng loạt người tù được hợp lý và cũng được nhân đạo hơn.

        ỦY VIÊN CÔNG TỐ: Ai phải chịu trách nhiệm về việc tiêu diệt hàng loạt người ?

        CANH-ĐƠ-LƠ: Cá nhân quản trị trưởng trại tập trung.

        ỦY VIÊN CÔNG TỐ: Tức là anh ?

        CANH-ĐƠ-LƠ : Đúng vậy !

        ỦY VIÊN CÔNG TỐ: Bao nhiêu người tù đã bị tiêu diệt ở Giác-xen-hao-den trong thời gian anh làm quản trị trưởng ở đó, tức là trong vòng hai năm tám tháng?

        CANH-ĐƠ-LƠ: Tôi chịu trách nhiệm tiêu diệt 42.000 ngươi, trong đó có 18.000 người trực tiếp ở trại này.

        ỦY VIÊN CÔNG TỐ: Còn bao nhiêu người đã bị chết đói trong thời gian anh ở đó ?

        CANH-ĐƠ-LƠ: Theo tôi tính thì có chừng 8.000 người đã bị chết đói trong thời gian đó...
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #22 vào lúc: 06 Tháng Sáu, 2017, 05:02:14 am »


        Tuy vậy, trong những hoàn cảnh khùng khiếp ở Giác-xen-hao-den, con người vẫn tin rằng sẽ tự giải thoát được và vẫn giữ được sức lực để đầu tranh. Dưới sự lãnh đạo của nhũng người cộng sản, trong trại tập trung này đã thành lập tổ chức kháng chiến bí mật chống phát-xít. Những người xô- viết đã đứng hàng đầu trong đội ngũ các chiền sĩ đấu tranh giành tự do. Bọn Hít-le đã tỏ ra bất lực, không đàn áp nổi ý chí và lòng yêu nước của những người xô-viết cũng như lòng trung thành của họ đối với tư tưởng của chủ nghĩa cộng sản. Tinh thần kiên cường, dũng cảm, tình đồng chí hiếm có -  đó là đặc điểm của những con người đất nước xã hội chủ nghĩa. Kỹ sư I. Pô-ta-pốp trước kia đã từng bị giam ở Giác- xen-hao-den đã viềt: "... Những ngươi xô-viết đã không quỳ gối trước kẻ thù, đã chiu đựng tình trạng nô lệ mà đầu vẫn ngẩng cao kiêu hãnh..., đã dũng cảm xông lên con đường đấu tranh chống chủ nghĩa phát-xít, con đường kháng chiến"

        Người hướng dẫn khách tham quan viện bảo tàng Giác- xen-hao-den hiện nay là ông Vơ-la-đi-xláp Miếc-xin-xky trước kia cũng bị giam ở trại tập trung này. Ông vẫn xúc động nhớ đến những người xô-viết quen biết từ hồi đó.

        Mièc-xin-xky nói: "Mỗi khi gặp một người xô-viết, tôi lại muốn ngả mũ chào. Trong cảnh lao tù, những người Nga vẫn xử sự một cách tự hào, tự chủ, mặc dầu bị hành hạ đến đâu cũng vậy. Thật là những con người dũng cảm, những anh hùng. Tôi còn nhớ chúng nó đã treo cổ một thanh niên người Nga như thế nào. Ba lần, cái nút thòng lọng đã bị đứt và mỗi lần như vậy là anh ta lại hô vang cả trại: "Tổ quốc xô-viết muôn năm! Tiêu diệt chủ nghĩa phát-xít" !"

        Ba phi công xô-viết là Mi-khai Đỗ-va-ta-ép, I-van Pa-xu-la, A-rơ-ca-đi Xô-un đã bị giải từ Cơ-lanh-kê-ních-xo,-béc đến trại tập trung giết người này. Ba tên lính áp giải đã đi kèm ba người tù hốc hác, đói khát, kiệt sức.

        ... Vùng ngoại ô Ô-ra-ni-en-buốc đã ở lại phía sau. Con đường đi qua khu rừng tùng. Chẳng bao lâu các phi công đã nhìn thấy những bức tường pháo đài, giống như tường nhà tu kín. Nơi đó là trại tập trung giết người Giác-xen-hao-den: ống khói của lò thiêu xác vươn khỏi bức tường như báo trước điềm hung dữ. Khói đen dày đặc từ đó tuôn ra. Cả đến những cơn gió mùa thu cũng không thể xua tan được luồng khói dày đặc đó.

        Thỉnh thoảng họ lại gặp những đoàn tù mặc quần áo kẻ dọc bị xua đi làm, có lính áp giải nghiêm ngặt. Mi-khai nghĩ: "Hẳn rồi chúng mình cũng như thế thôi!». Anh phải dìu A- rơ-ca-đi Xô-un vì Xô-un bị đói quá không nhấc nổi đôi chân phù thũng nữa.

        Bọn lính canh mở rộng cánh cổng. Ba phi công nhìn thấy những dãy nhà gỗ màu xám chung quanh có rào dây thép gai, sát tường đều có những vòng dây thép gai bùng nhùng và khoảng đất giữa các vòng dây thép gai đó đều bị xới lên. Bọn phát-xít đã làm như vậy để có thể phát hiện ngay dấu vết của những người vừa mới vượt ngục.

        Khi tên đội trưởng đội lính áp giải hạ lệnh cho các tù binh đứng quay mặt vào tường rối đi ra chỗ khác, Đê-va-ta- ép bèn nhìn trộm lên các chòi canh, có lính gác và súng máy túc trực.

        Một tên lính trong đội áp giải biết võ vẽ đôi chút tiếng Nga thấy thế liền bảo:

        -  Chúng mày nhìn sang bên cạnh cũng vô ích. Không chạy thoát được đâu. Ở trại này thì đến con ruồi cũng không bay lọt.

        Đê-va-ta-ép nghĩ: "Phải chăng cuộc đời của chúng ta đứt quãng ở nơi đây ?". Anh buồn bã nhìn I-van Pa-xu-la và A-rơ-ca-đi Xô-un. Cũng như anh, họ hãy còn trẻ, tất cả đều thèm khát được sống, được trở về Tổ quốc. Đê-va-ta-ép hướng dòng tư tưởng về làng quê Tơ-rơ-bê-ê-vô của mình, về ngôi nhà gỗ bình thường ở nông thôn là nơi anh đã sinh ra và lớn lên, là nơi mẹ già đang đợi anh. Anh đoán : "Hẳn là mẹ khóc hết nước mắt về mình...".   

        Từ sân trại vẳng lại những tiếng hát, tiếng hát của những người tù đã kiệt sức khó lòng nhấc nổi đôi chân. Những người này làm sao thế nhỉ, tại làm sao họ lại hát? Mãi sau này Đê-va-ta-ép mới hiểu rằng những người tù đó bị phạt. Bọn Ghét-ta-pô đã bắt họ phải đi vòng tròn, vừa đi vừa hát. Chúng muốn thí nghiệm xem những đôi giày do các công ty chè tạo của Đức làm có bền không !

        Thời gian kéo dài như hành tội. Trước luồng gió mùa thu lạnh buốt thấu xương, các phi công đã cóng hết chân tay, mặt cắt không còn giọt máu, chảy cả nước mắt. Họ nhìn nhau cùng nghĩ một điều: "Còn nhục hình nào đang đợi chúng ta nữa ?".

        Rét lạnh và chết chóc như tỏa khắp trại giam đáng nguyền rủa này. Nhìn vào chỗ nào cũng gợi đến lĩnh vực của thần chết: ngôi nhà xám xịt và đường hầm phía dưới giống như cải mõm con chó ngao khổng lồ, ống khói bằng gạch của lò thiêu xác đùn khói đen đặc xịt. Một bức tường cao ba thước bao bọc chung quanh trại tập trung. Phía ngoài tường là hàng rào có cắm cọc sắt và cột bê-tông tua tủa như những móng vuốt. Trên các bình sứ trắng cách điện đều có mắc dây thép gai dày. Những tấm biển treo cạnh đó ghi rõ: "Cường độ dòng điện: 550 von. Không được đền gần, Sẽ bắn không cần báo trước".
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #23 vào lúc: 07 Tháng Sáu, 2017, 05:45:41 am »


        Hai tên Ghét-ta-pô từ phía cửa ngách ngôi nhà màu xám là trụ sở của hội đồng quân quản trại giam bước ra. Một tên có hình thù quái gở đến nỗi ai cũng phải chú ý đến. Đôi chân nó dài quá đáng mà thân nó lại ngắn, vai nó lại so. Bộ mặt khô khốc lờ đờ của nó dài ra vì cái cằm nhọn. Dưới cái mũ nhọn lưỡi trai, đôi mắt đảo điên của nó ánh lên một cách độc ác. Đó là cặp mắt của con thú dữ đánh hơi thấy mùi máu. Ngực hắn đeo huân chương "chữ thập sắt", hông bên trái đeo một cái bao súng lục không cài cúc, thòi lòi ra ngoài cái báng khấu súng ngắn kiều "pa-ra-ben-lom", phía đuôi thắt lưng thòi ra một cái gậy chỉ huy.

        Sau khi đã kiểm tra xong bản danh sách tù binh, tên Ghét-ta-pô này liền hô:

        -  Mút-xen ắp!

        Nhưng các phi công không hiểu nó muốn gì cả. Cái giọng khô không khốc của nó lại vang lên một lần nữa.

        - Mút-xen ắp!

        Vẫn không có ai nhúc nhích. Các phi công cũng đã từng quen với một số khẩu lệnh tièng Đức, nhưng đến khẩu lệnh này thì họ mới chỉ nghe thấy lần đầu.

        - À, "khoông" hiểu hả!

        Tên đao phù hét ầm lên rồi vung gậy chỉ huy lên đánh. Nó đánh một hồi lâu. A-rơ-ca-đi Xô-un không kịp lấy tay che mặt, bị toạc cả môi trên. Máu chảy ra từng dòng trên bộ mặt râu ria bờm xờm của I-van Pa-xu-la.

        Tên "phen-phê-ben"1 còn dùng cái gậy chỉ huy một hồi lâu để "giới thiệu cho những người mới đền biết các trật tự của trại giam, dạy họ phải biết ngả mũ chào rồi đập ngay tay vào sườn, làm thế nào để cho hai động tác đó chỉ rắp một tiếng. Ở trại tập trung này, các tù nhân đã phải chào tụi ss theo kiểu đó.

        Sau khi đã trêu chọc thỏa thích những người tù mới đến, tên đao phù rít lên đe dọa qua kẽ răng:   

        - Ô, phe-rơ-phơ-lúc-te hun-de (Ồ, đồ chó đáng nguyền rủa), chúng mày sẽ còn biết tay tao

        Thật vậy, sau này các phi công mới biết rằng họ đã được tên "ráp-po-phu-re" (trường phòng nhân chính) tiếp nhận. Hắn ta tên là Gu-xơ-táp Gioóc-ghe. Nhưng ở trong trại giam, người ta còn gọi nó là "Gu-xơ-táp mặt sắt". Nó rất hãnh diện về cái biệt hiệu đó. Chức trách của nó là kiểm điểm các tù binh hiện có và mới chuyển đến. Nhưng Gioóc-ghe chỉ quan tâm đến mỗi một điều: làm thế nào chuyển được nhiều tù hơn nữa vào lò thiêu xác. Đó là nơi, theo ý nó, không thể để nghỉ việc được. "Người Nga còn lại càng ít đi, càng mau chóng thiết lập được "trật tự mới" trên mặt đất". Đó là điều dự tính của tên phát-xít "Xa-đi-xtơ"2 này.

        Một lát sau, ba phi công mới đến được sát nhập vào đoàn tù và bi lùa vào nhà tắm. Đây là nơi "chỉnh đốn lại" những người tù mới và phát cho họ thẻ tù có ghi số. Sau khi đã cởi quần áo ra, Mi - khai nhận thấy có một người tù làm công vụ ở nhà tắm cứ nhìn chằm chằm vào tấm thẻ mà anh phải đeo. Người ấy nói nhỏ với anh:

        - Tổ chức vượt ngục à ? Ở đây, phạm tội đó là chúng nó đem thiêu trong lò thiêu xác đấy. Nhưng, chúng mình có thể giúp cậu qua tai nạn được. Chỉ cần cậu làm theo lời tớ bảo.

        Sau đó, người tù này đi luôn sang gian nhà bên cạnh. Khi trở về anh ta giao cho Mi-khai một cái thẻ số 3.234 và nói thầm:

        - Quên họ tên cậu đi. Bây giờ cậu là Nhi-ki-ten-cô.

        Thế là một lần nữa Mi-khai lại càng vững tâm ở sức mạnh vĩ đại cũa tình hữu ái xô-viết.

        Sau đó, Mi-khai được biết rằng hai người Nga làm thợ cạo ở khu nhà tắm đều là hai chiến sĩ xe tăng xô-viết đã bị bọn Hít-le bắt làm tù binh khi bị thương nặng. Họ đã trải qua nhiều trại giam trước khi tới Giác-xen-hao-den. Nhưng, đến đây, những người xô-vièt yêu nước này vẫn tiềp tục đầu tranh và cứu giúp các đồng chí mình. Lần này, họ đã lấy trộm của bọn ss được cái thẻ của một người tù binh đã bị hành hạ đến chết và chuyển cho Mi-khai. Nhờ đó mà Mi-khai thoát nạn.

        Sau khi đã được "chỉnh đốn lại ba phi công này lại bị tách rời nhau và bị phân phối vào các nhà giam khác nhau. Dù họ rất buồn, nhưng vẫn phải chia tay nhau. Ai nấy đều đau khổ vì sự phân chia đó.

        Được vài ngày sau, Đê-va-ta-ép lại gặp những người bạn mới của mình là hai chiến sĩ xe tăng phục dịch ở nhà tắm. Họ khuyên anh đừng có lần nào để lọt vào mắt bọn SS: chúng sẽ dùng anh làm trò tiêu khiển. Chúng thường làm như thế này: lột mũ của những người tù mới đến, ném vào khu vực cấm rồi hạ lệnh: "Chạy đi nhặt mũ !". Khi người tù vừa mới vượt qua cái vạch cấm bất hạnh đó là chúng nổ súng luôn. Mỗi lần bắn được một kẻ "âm mưu vượt ngục" như vậy là bọn ss được thưởng ba ngày nghỉ phép.

------------------------
        1. Tên một hầu tước trong chuyện cổ thích giải trí tiêu khiển bằng cách hành hạ người khác. Nay trở thành danh từ chung đề chỉ những kẻ cuồng bạo

        2. Một cấp bậc trong quân đội phát-xít Đức, tương đương vói thượng sĩ và thưòng làm nhiệm vụ quản trị đại đội bộ.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #24 vào lúc: 08 Tháng Sáu, 2017, 06:36:53 am »

       
        Những lời khuyên của các bạn còn giúp Mi-khai thỉnh thoảng tránh. được những trận đòn như mưa của bọn lính bảo vệ.

        Đê-va-ta-ép đã rơi vào kíp lao công phải đi dỡ đất đen U-cơ-ren ở sân ga. Bọn phát-xít đã chở loại đất đen này từ Liên-xô về Đức để bón thêm cho những vùng đất sét khô mầu của chúng. Mi-khai đã bốc một nắm đất, cho vào cái túi nhỏ, mang theo bên mình như một biểu hiện của sự ràng buộc chặt chẽ giữa anh với Tổ quốc. Anh đã nhiều lần nhìn thấy bọn Đức xoa đám đằt đen mịn màng trong lòng bàn tay và thán phục: "Gie-rơ-gút! Gie-rơ-gút!"1.

        Một lần trong lúc vun đám đất đen thành từng đồng một, Mi-khai đã bắt được một mẩu thuốc lá hút dở. Anh vừa mới hút vụng để nén cơn đói cồn cào thì lập tức bị ngay một cái gậy cao su đánh vào đầu.

        -  Thằng đỏ khốn kiếp này!

        Tên SS thét mắng Mi-khai và dọa sẽ đưa anh lên báo cáo với Gu-xtáp Gioóc-ghe. Nhưng sau nó lại "tò lòng thương hại" và chỉ đưa Mi-khai vào đội trừng phạt mà thôi.

        Mi-khai đã được nếm cái "ân huệ" của tên phát-xít này như thế nào. Một hôm, trong giờ điểm danh buổi sáng, tên trưởng khối  đã gọi đến số tù của anh. Mi-khai theo lệnh đứng vào một hàng khác trong đó đã có chừng hai trăm người tù, đi giày "bốt-tin" mới toanh. Mỗi người phải đeo trên vai một cái túi ba-lô đựng đầy cát. Lũ cuồng bạo đã trang bị cho những người trong đội "cấp tốc hành quân" như vậy để gây cho họ cảm tường hoàn toàn là những người lính.

        Chúng đã dùng những người tù bị phạt để thí nghiệm loại giày quân sự kiểu mới. Từ năm giờ sáng đèn sáu giở tối họ phải đi hơn bốn mươi cây số theo đường vòng làm ở trên một khu vực có các chất đất khác nhau. Trên con đường vòng này, chỗ thì rải đá sỏi, chỗ thì phủ xỉ sẳt, chỗ lại đề nguyên đất sét dính nhơm nhớp, tượng trưng cho các con đường ngoài mặt trận.

        Mi-khai đã nhanh chóng làm quen được một chàng trai trong đội "cấp hành quân". Anh ta sinh ở vùng Xmô-len-xcơ, tên là Va-nhi-u-sa. Và ngay ở đây, tại nơi đáng nguyền rủa này anh thanh niên Nga đó vẫn còn giữ được tính hài hước. Anh ta đã nói đùa: "Tớ đã đi tới năm loại giày "bốt-tin" nhà binh này rồi, đi mãi trên đường vòng dài bằng con đường từ Béc-lanh đến Vơ-la-đi-vốt-xtốc và khứ hồi".

        Trong lúc hành quân, "những người chạy thi" phải hát một bài hát Đức, mỗi khúc hát lại tận cùng bằng một điệp khúc: "Ai-li Ai-lô! Ai-li Ai-lô!" Nếu tên giám thi thấy ai không hát, nó sẽ vung roi ngựa quất luôn và khi người tù đã quá kiệt sức thì nó bắn luôn. Không ngày nào trong đội tù bị phạt này không có vài người bị hy sinh. Mỗi buổi tối, khi quay trở về gian nhà gỗ, những người tù đã phải khiêng theo tử thi các đổng chí của mình. Và chỉ sau khi đã điểm đanh buổi tối xong xuôi, những cái xác chết đó mới được phép đưa vào lò thiêu xác.

        Cả đến những buổi tối, trong gian nhà gỗ lạnh lẽo và hôi hám này cũng không được yên thân. Tên Vi-li là trưởng nhà còn có một cái tên nhạo báng nữa là "Quạ đen". Nó rất thích làm nhục tù binh dù có lý do hay không có lý do. Một lần, Mi-khai gặp Vi-li không kịp ngả mũ, thế là anh bị luôn bốn cái đạp vào bụng bằng mũi ủng có đóng cá sắt. Rồi một tai họa mới nữa lại đè nặng xuống: Mi-khai bị cảm lạnh rất nặng. Bệnh cùa anh đã phát ra vào một buổi tối mùa thu lạnh lẽo, khi các tù binh đi làm về phải cởi trần truồng và bị lùa vào nhà tắm. Nhưng, trước khi được phép rửa ráy họ còn bị giữ lại hàng hai tiếng đổng hồ ngoài đường. Rồi lại còn phải đứng chực ở trước cửa nhà gỗ, cũng bằng ấy thời gian, vì trong nhà chưa tảy uế xong. Sau vụ "rèn luyện" đó đã có vài chục người bị chết vì nhiễm lạnh và sưng phổi, còn Mi-khai thì bị ốm nặng. Tuy nhiên anh vẫn phải cố gượng, nếu không làm thế sẽ bị đưa đi nhà thương mà từ nhà thương chi có một con đường là dẫn đến lò thiêu xác.

        Thế nhưng, Mi-khai đã thẳng được bệnh tật. Có lẽ, sự rèn luyện trong quân đội trước kia đã giúp anh có được sức khỏe lớn lao. Nhưng anh cũng đã bị yếu đi rất nhiều. Mặt anh trở nên đen sạm như màu đất, đôi mắt càng thâm trũng sâu xuống, thân hình chỉ còn xương với da. Mà lấy đâu được sức lực nếu mỗi ngày người tù chỉ nhận được một bát chiết yêu súp nấu bằng cải bắp đã mục một nửa hoặc cải củ, còn bánh mì chế biến thì chỉ được có 200 gơ-ram. Trước kia, hồi còn ở trung đoàn máy bay, anh cân nặng gần 90 ki-lô mà bây giờ thì 50 ki-lô cũng không được.

-------------------
         1. Tiếng Đức, có nghĩa là tốt lắm! tốt lắm !
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Sáu, 2017, 08:44:37 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #25 vào lúc: 09 Tháng Sáu, 2017, 07:24:34 am »


        Đến đêm, trong nhà gỗ lạnh đến nỗi nhiều người tù phải ngồi sát nhau thành vòng tròn, người nọ áp lấy người kia cho ấm. Thỉnh thoảng họ lại trao đổi vài lời với những người tù láng giềng ở nửa bên kia nhà gỗ, ngăn đôi bằng một vách gỗ mỏng. Bên đó là những tù binh xô-viết bị lao nặng. Những người này đã nói rõ cho các bạn tù mới đến nhiều bí mật về các công xưởng giết người ở Giác-xen-hao- den. Họ đã nói về cái nhà ngục Xen-len-bao ở trong lòng trại giam là nơi các tù binh bị xích chặt vào nền xi măng, về cái trại tiêu diệt người và về đội sát sinh. Tim Mi-khai sôi sục phẫn uất khi nghe thầy nói các tù binh xô-viết trong đội này đã bi bọn phát-xít bỏ vào người 50 con rận rồi dán "thuốc cao" lên. Suốt một tháng ròng họ đã bi ký sinh trùng hút máu và phải chịu đề cho nó cắn. Mẩn ngửa đã làm cho họ suốt đêm ngày không được yên thân. Có hai người không chiu nổi hình phạt này đã phát điên.

        Nghe kể lại câu chuyện này, có một người tù nào đó ngồi trong góc tối đã thì thào lên tiếng:

        - Bọn cuồng bạo ôn dịch ấy hành hạ chúng mình như thế để làm gì nhỉ, cứ đem bắn quách đi có nhanh hơn không ?

        Một giọng nói sôi nổi trả lời:

        - Cậu đừng vội đi sang cái thế giới đó, ở đấy không có khách sạn đâu. Tốt hơn hết là nên nghĩ cách làm thế nào thoát khỏi cái địa ngục này, trở về với cuộc sống, với đấu tranh.

        Các tù binh đã dự thảo mọi cách vượt ngục khác nhau. nhưng tất cả những cái đó đều hẩu như không thể thực hiện được. Bởi vì, cả cái sư đoàn "Đầu lâu" cùa bọn ss đã bảo vệ trại tập trung này. Tuy vậy, vẫn có những con người gan góc, dám làm những việc dường như không thể thực hiện được.

        Đê-va-ta-ép đã được nghe câu chuyện xúc động về một trong những con người đó. Người gan góc này là một chiến sĩ xô-viết. Các tù binh đã tả lại được hình dáng anh ta, xác định được tuổi anh ta là hai mươi, duy chỉ có tên anh ta là không ai nhớ. Anh phải đeo trên ngực hai cái "Phơ-lúc-ghơ pun-tơ" (tức là dấu hiệu để phân biệt những người đã can tội vượt ngục). Đối với những người này, bọn SS có quyền bắn luôn mà không cần cảnh cáo. Chính lòng khát khao trở về với tự do, với cuộc sống, đã thúc đầy anh vượt ngục lần thứ ba. Với kỹ thuật leo trèo không ai sánh kíp, anh đã đi chân không leo lên các bình sứ cách điện ở lớp hàng rào có truyền dòng điện cao thế và đã nhảy được qua lớp hàng rào đó. Mặc dầu cuộc vượt ngục này lại một lần nữa bị thất bại, nhưng tinh thần gan dạ cùa anh đã làm cho cả tên quản trị trường trại giam là An-tôn Canh-đơ-lơ phải sửng sốt. Tên đao phủ này đã cho anh được sống, không xử tội ngay nhưng lại bắt anh đeo trên ngực một cái dấu hiệu vượt ngục thứ ba nữa. Có thêm dấu hiệu này, tức là anh không được sống tới một tháng nữa.

        Đê-va-ta-ép hiểu rằng chỉ dựa vào tập thẻ mới có thề thoát chết được. Cho nên anh đã tìm cách tiếp xúc với những người tin cẩn đề cùng họ tiếp tục đấu tranh chống bọn phát- xít. Bây giờ, vấn đề đó là mục tiêu chù yếu cùa đời anh. Anh tâm sự với những người bạn mới, do các đồng chí tù binh xe tăng giới thiệu. Đó là thượng tá Nhi-cô-lai Xư-chê-pa-nô-vích Bu-sma-nốp và đại úy An-đơ-rây Đô-mi-tơ-ri-ê-vích Rư-ban- tren-cô cùng là đảng viên cộng sản. Nhi-cô-lai hồi mới bắt đầu chiến tranh là tham mưu trưởng sư đoàn bộ binh và An-đơ- rây là chính trị viên. Cả hai người đều có màu vải đỏ đính trên áo tù kẻ dọc. Mầu vải đó có nghĩa rằng họ là chính tri phạm và đã bị kết án tử hình1.

        Hồi 1942, trong lúc bị giam ở một trại giam gần Béc-lanh họ đã kêu gọi các tù binh chống lại bọn Hít-le, không chịu đi xây dựng các công binh xưởng, vì tội đó, Bu-sma-nốp và Rư-ban-tren-cô đã bị giải đến trại tập trung giết người ở Giác- xen-hao-den. Trong thời gian đầu, họ bị giam ở xà lim cá nhân dành cho những người bị án tử hình rồi sau lại bị giam vào một nơi gọi là phòng cách ly. Đó là hai cái nhà gỗ, bố trí trong lòng trại tập trung, có rào dây thép gai. Một cái để giam những người bị phạt và bị án tử hình. Một cái để giam những người bị bệnh truyền nhiễm. Trong gian nhà thứ hai, cứ vào khoảng ba tuần lễ một lại bị khuấy đảo lên vì có nhiều người tù mới bị đưa đến trại giam. Gian phòng chỉ đù chứa từ 120 đến 150 người nhưng chúng đã nhốt tới gần một nghìn người.

---------------------
        1. Ở trại tập trung này có rất nhiều người đã bị kết ản tử hình từ các nơi đưa đến. Mỗi ngày, bọn phát-xít lại gọi một số đưa vào phòng hơi ngạt, lò thiêu xác... mà vẫn chưa hết. Cỏ ngưòi đeo án tử hình hàng tháng.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #26 vào lúc: 10 Tháng Sáu, 2017, 04:37:04 am »

       
        Bu-sma-nốp được biết rằng những người bị kết án tử hình cổ thể tạt vào buồng cách ly được. Anh liền nảy ra một kế hoạch táo bạo và bàn với Rư-ban-tren-cô:

        -  An-đơ-rây ơi, cậu xem này. Đây có thể coi như một Vị trí xuất phát vậy. Tất cả những người tù đều qua đây. Chúng mình có thể chọn trong bọn họ những người tin cẩn để thành lập những đội hoạt động bí mật trong trại giam nào mà sau này họ được chuyền tới.

        Ít lâu sau, hai sĩ quan xô-viết này đã có thể đặt được liên lạc với cả các đảng viên cộng sản người Đức, Tiệp, Pháp, Đan-mạch. Đặc biệt tham gia tích cực nhất trong tổ chức bí mật ở Giác-xen-hao-den hồi đó có đồng chí Y-an Bô-đi-sca, sau chiến tranh là ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Tiệp-khắc và đồng chí Ô-xơ-ca véc-ne hiện nay là thanh tra công đoàn thợ nề Đan-mạch ở Cô-pen-ha-gơ.

        Như vậy là ở Giác-xen-hao-den đã có những tồ chức kháng chiền quốc tế hoạt động. Bu-sma-nốp và Rư-ban-tren-cô đã tích cực hoạt động trong đó và đã nhận được các thông báo về tình hình quốc tế và tình hình mặt trận. Tận dụng từng khả năng một, họ đã phân phối những tin tức đó cho các tù binh được biết.

        Các tổ chức bí mật đã nhiều lần dự định tiến hành khỏi nghĩa, nhưng sự khủng bố tàn bạo của bọn Ghét-ta-pô đã phá hoại không cho các âm mưu gan góc đó thực hiện được.

        Vụ đàn áp những người hoạt động bí mật ngày 11 tháng Mười năm 1944 thật là hết sức tàn bạo. Hồi đó, bọn đao phủ đã bẳn chết một số lớn những người tích cực chống phát-xít. Trong số những người bị hy sinh có một vị tướng Liên-xô là Xê-men Tơ-ca-tren-cô, hai nghị sĩ cộng sản Đức là E-rơ-ne- xtơ Snen-le và Mi-ti-a-xơ Tê-gian, một bí thư khu đảng bộ cộng sản Đức là Hu-xtơn Gian-tơ-ne và ba người Pháp là Rô-giê Rô-banh, Bê-noa Mo-rơ-cu và An-đơ-rê Béc-giê-rông.

        Trong số các chiến sĩ anh hùng ở Giác-xen-hao-den có Mác-xơ Rây-man, An-tô-nin Gia-pô-tô-xky và nhiều nhà hoạt động lỗi lạc khác trong phong trào chống phát-xít.

        Tinh thần cao cả và dũng cảm của những người con ưu tú của nhân dân Đức, tức là các đảng viên cộng sản, đã thể hiện rõ ở những dòng sôi nồi và xúc động trong bức thư cùa đồng chí E-rơ-ne-xtơ Lút-ke, một người tù ở trại giam Giác- xen-hao-den. Đồng chí đã viết thư này cho con trai trước khi chết:

        "... Được gọi là đảng viên cộng sản cũng không khó nếu chưa đến lúc phải cống hiến xương máu mình cho chủ nghĩa cộng sản. Chi trong già phút thừ thách mới rõ ai là ngươi cộng sàn chân chỉnh. Cha là đảng viên cộng sản ! Con thân yêu, con hãy biết rằng cha là một đảng viên cộng sản chân chính. Cha ưa thích chết cho Liên-xô, ngàn lần hơn là sống cho chủ nghĩa phát- xít. Con hãy nghe đây : chết dưới lưỡi rìu của tên đao phủ còn hơn sống nhục".

        Càng ngày người ta càng được biết thêm tên tuổi cùa các chiến sĩ trung kiên của mặt trận vô hỉnh to lớn mà trước kia không ai được biết. Mặt trận này đã thâm nhập tất cả hang hốc cùa bầy thú dữ phát-xít. Trung tướng công binh Đơ-mi-tơ-ri Ca-rơ-bư-sốp bị hành hạ trong trại tập trung Giác-xen-hao-den cho đến hơi thở cuối cùng vẫn trung thành với Tổ quốc. Phẩm chất dũng cảm trong hoàn cảnh tù đầy của đổng chí đã giúp những người tù khổ sai khác đứng thẳng lưng, cảm thấy tự hào, bất khuất. Những người tích cực hoạt động bí mật trong trại tập trung này còn có tướng A-lếch-xan-đơ-rơ Giô-tốp, thiếu tá gan dạ An-đơ-rây Pi-ra-gốp và nhiều người yêu nước khác.

        Các tồ chức bí mật trong trại giam đã giúp đỡ những người kiệt sức, gần chết đói. Trong số người được cứu giúp này có cả Mi-khai Đê-va-ta-ép. Một lần, anh đã nhận thấy rằng suất bánh mì chế biến mà các bạn đưa cho anh gồm toàn những mẩu nhỏ. Anh đã hỏi Rư-ban-tren-cô:

        - Gì thế này?

        - Hãy tẩm bổ cho khỏe, Mi-sa ạ, rồi mình sẽ nói cho cậu rõ.

        Rồi Đê-va-ta-ép đã được An-đơ-rây cho biết: những mầu bánh nhỏ vuông vuông đó là sự quyên góp độc đáo của Đảng. Các đảng viên cộng sản đã cắt khầu phần bẻ nhỏ thảm hại của mình ra thành từng mẩu đề cứu sống người đổng chí. Trong trại giam giết người này, hành động đó thật chằng khác gì sẻ cho nhau từng giọt máu.

        Mi-khai nghĩ: "Thế là ở đây, nơi hung dữ nhất, trong các phòng tra tấn của tụi Ghét-ta-pô, ngay dưới mũi kẻ thù, đã có tổ chức bí mật. Đây là nơi dường như bọn đao phù giết hại mọi sinh mệnh, nhưng cuộc đấu tranh vẫn tiến triển". Anh tự hào rằng mình được ở trong Đảng 1 của những người cộng sản, là đảng bao giờ và ở đâu cũng nêu cao ngọn cờ đấu tranh vi chân lý và hạnh phúc của con người.

        Trong khi quen bièt Mi-khai Đê-va-ta-ép, Bu-sma-nổp và Rư-ban-tren-cô đã khẳng định anh là một người dũng cảm, kiên cường, có thề đưa vào hoạt động trong tồ chức bí mật được. Những người hoạt động bí mật đã bảo nhau:

        - Nếu không giúp đỡ Mi-khai thì anh ta không chịu đựng lâu được.

-----------------
        1. Nguyên văn: mình thuộc về Đảng
 
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #27 vào lúc: 11 Tháng Sáu, 2017, 04:00:55 am »


        Được các đảng viên cộng sản người Đức làm việc ở bộ phận trang dụng giúp đỡ, họ đã kiếm được cho Mi – khai bộ quán áo đã cũ nhưng còn ấm và tẩm bổ cho anh bằng những mẩu bánh mì chế biến, đôi khi có cả khoai tây và củ cải đo các tù binh làm việc ở nhà bếp kiếm được. Thỉnh thoảng họ còn bí mật đưa được đến nhà gỗ các bưu kiện của hội Hồng thập tự. Thường thường tất cả các tù nhân đều được nhận quà của hội Hổng thập tự quốc tế, trừ các tù nhân người Liên-xô. Nhưng đồng chí Ô-xơ-ca Véc-ne, đảng viên Đảng cộng sản Đan-mạch vẫn nhiều lẩn chuyển cho An-đơ- rây Rư-ban-tren-cô từng hộp nhỏ đựng lương thực. Đồng chí đã nói:

        - Các bạn xô-viết thân mến, các bạn hãy nhận của những người cộng sản Đan-mạch và Na-uy chúng tôi món quà này. Chúng tôi sẽ luôn luôn giúp đỡ các bạn...

        Sự giúp đỡ đó đã cứu nhiều người bị giam khỏi chết đói.

        An-đơ-rây Rư-ban-tren-cô vừa mới được biết rẳng trước kia Mi-khai là thượng úy lái máy bay khu trục, đã bàn luôn với anh một chuyện. Câu chuyện đó sau này đã cỏ ý nghĩa to lớn đền cuộc sống của Đê-va-ta-ép.

        Rư-ban-tren-cô đã hỏi anh .

        - Thế cậu có biết lái máy bay Đức không ? Có thể bay trên đó được không?

        Đê-va-ta-ép trả lời:

        - Không, mình không biềt. Ừ, mà nếu mình có thể lái nó bay đi nhỉ? Nhưng thôi, bọn phát-xít khi nào lại cho mình đến chỗ máy bay, vậy thì có bàn chuyện đó cũng vô ích.

        Ít lâu sau trong buổi trò chuyện với thượng tá Bu-sma- nốp, Mi-khai cũng được nghe thượng tá nhắc lại câu chuyện như Rư-ban-tren-cô đã bàn với anh lần này, anh đã nín thở, nghe một cách nghiêm chỉnh. Bu-sma-nốp đã nói:

        - Cậu phải bay đi, Mi-khai ạ!

        - Liệu tôi có thể lái máy bay lạ được không ? vì chưa lần nào tôi bay trên đó cả.

        - Nếu cậu muốn thì làm được. Tẩt nhiên, cẩn phải có ý chí và tinh thẩn dũng cảm.

        Đê-va-ta-ép hồi hộp hỏi:

        - Nhưng cướp lấy máy bay ở đâu được ?

        Thượng tá trả lời:

         - Chỉ ở trường bay được thôi. Tiếc rằng bọn mình không được thả ra khỏi cái nhà ngục này - ông chỉ vào gian buồng cách ly dành riêng cho những người bị án tử hình -  để cùng vượt ngục với cậu. Bọn phát-xít hiện nay đang thiếu nhiều nhân công. Bây giờ chúng không kinh tởm tù nhân nữa, chúng đang chở nhiều đoàn tù đến các công xưởng không quân. Ở đó có trường bay. Chúng mình ở đây sẽ làm đủ mọi cách để cậu được nhanh chóng lọt vào đoàn xe vận tải đó.

        Ít lâu sau, An-đơ-rây Rư-ba-tren-cô đã liên lạc được với các đảng viên cộng sản Đức thuộc các tổ chức bí mật. Anh báo cho các đồng chí đó biết số tù của Đê-va-ta-ép. Những đồng chí này sẽ tìm đến các đảng viên làm việc tại phòng ghi phiếu tù ở trại giam đề ghi Đê-va-ta-ép vào danh sách tù binh được chở đi làm tại các trường bay.

        Ý nghĩ mới về việc vượt ngục không rời khỏi đầu óc Đê-va-ta-ép. Mỗi lần gặp An-đơ-rây Rư-ban-tren-cô, Mi-khai lại hồi hộp hỏi xem bao giờ thì anh được cử vào đội lao công đi làm khỏi trại giam này.

        Một lẩn, vào buổi sáng sớm, sau khi điểm danh ở nhà ngủ xong, các tù binh được lệnh xếp thành hàng ngũ. Một số người được gọi theo số hiệu ra khỏi hàng, trong đó có Đê-va- ta-ép. Bọn coi tù đã vung gậy cao su lên, chỉ cho anh biết phải đứng vào hàng nào.

        Sau khi chọn được một đoàn tù gồm 500 người, ngay ngày hôm đổ bọn Hít-le đã xua họ lên xe lửa. Chúng đưa tù đi đâu, các bạn Đê-va-ta-ép không một ai được biết. Bu- sma-nốp và Rư-ban-tren-cô đã nồng nhiệt tiễn đưa Mi-khai và cũng không mong rẳng đến khi nào sẽ lại được gặp nhau, bởi vì hai anh đã bị kết án tử hình.

        Đoàn tù lên đường vào ban đêm. Con tàu chở họ tiến lên phía bắc, phía bờ biển Ban-tích.

        "Cái gi đang đợi ta ở phía trước đây ? Kế hoạch dự định liệu có thành không? Cần phải làm đủ mọi cách để giành tự do mới được!" Những ý nghĩ đó đã không rời Mi-khai trên đường đi, khi anh buồn bã nhìn vòm trời phù nặng mây mùa thu.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #28 vào lúc: 12 Tháng Sáu, 2017, 04:02:39 am »

    
TRÊN NHỮNG CÁNH BAY DŨNG CẢM

                                    Tim sôi. Ta muốn tung bay
                                    Về nơi đó, lại tràn đầy ánh xuân.
                                    Nóng lòng, ta muốn về nhanh
                                    Ngắm nhìn đất nước mến thân của mình !


        Tại khu vực phía bắc hòn đảo U-giê-đôm đầy rừng rú và bãi lầy, bọn phát-xít đã xây dựng một trại giam giết người ở gần thành phố Xơ-vi-nê-mun-đê1

        Phần lớn các tù binh bị chuyển từ Giác-xen-hao-den đến Xơ-vi-nê-mun-đê, ngay ngày hôm sau đã phải đi làm việc luôn. Đê-va-ta-ép ở trong kíp lao công có nhiệm vụ dỡ các bao xi-măng từ các toa xe lửa xuống sân ga.

        Đã vào cuối thu. Thỉnh thoảng tuyết ấm lại rơi xuống. Vòm trời phía bắc mờ đục cùng với những lớp sóng biền Ban-tích xám Xịt đã hòa lẫn với nhau khiến cho không thể nào phân biệt được đường chân trời nữa. Và gió, gió bầc lạnh buốt đã lồng lộn lùa vào dưới lớp quần áo rách rưới của những người tù. Họ đã phải giấu diếm bọn Ghét-ta-pô, bí mật lót vào dưới áo những vỏ bao xi-măng bằng giấy đề cho ấm, nhưng cũng vẫn lạnh.

        Trong khi làm việc ở nhà ga, Đê-va-ta-ép đã nghe thấy tiếng động cơ quen thuộc. Thế nghĩa là ở gần đây có trường bay. Một lát sau, Mi-khai nhìn thấy những chiếc máy bay Đức vút lên cao, rồi bay hút đi xa. Tim anh đập dồn dập. Ý nghĩ vượt ngục bằng máy bay địch đã làm cho Đê-va-ta-ép suốt đêm ngày không yên "Cậu phải bay đi, Mi-khai ạ!". Những lời thượng tá nói, đã trở thành phương châm chiến đấu cùa anh.

        Đối với bọn Hít-le, Đê-va-ta-ép là một con người không tên không họ. Chúng chỉ cần nhớ đến số hiệu viết trên thẻ tù cùa anh mà thôi. Mi-khai đã phải đeo cái thẻ đó lên trên lớp áo tù dòng dọc như mọi người tù khác. Bọn phát-xít có thể bắn Mi-khai như bắn bất cứ người tù nào khác, chúng có thể tiêu diệt thể xác anh, nhưng không thể dùng sức mạnh cùm xích tư tưởng anh được. Và tư tưởng anh thì lúc nào cũng hướng vế Tổ quốc.

        Đê-va-ta-ép nghĩ: "Thật ra thì bọn Hít-le dường như đã làm đủ mọi cách đề bắt những người xô-viết phải quỳ gối. Nhưng dù sao chúng vẫn không thể làm tiêu tan được lòng tin cùa chúng ta vào sự nghiệp chân lý cùa mình, vào thắng lợi cùa mình".

        Mi-khai đã sống với một niềm mong muốn là nhanh chóng trở về đất nước xô-viết, về với tự do, để lại được đứng trong đội ngũ và chiến đấu với kẻ thù. Nhưng thực hiện làm sao được điểu mong muốn đó nếu chung quanh toàn là biển nồi sóng ! Có lẽ cũng có thể vượt qua được eo biền bằng tàu thủy. Mi- khai có thể lái được tàu thủy, anh đã học lái từ hồi còn nhò ở trường chuyên nghiệp trung cấp đường sông. Nhưng bờ biển bên kia vẫn là đất địch, cho nên, chỉ có thể vượt khỏi cái trại tập trung đáng nguyền rủa này bằng máy bay được thôi. Chỉ có những đôi cánh thép mới có thể cứu được anh! Mặc dầu bọn phát-xít đã hủy hoại sức khỏe cùa anh, làm kiệt sức anh, nhưng Đê-va-ta-ép vẫn cảm thấy minh có một nguồn nghị lực phi thường. Lòng tin vào thắng lợi của kế hoạch dự định đã đem lại cho anh nghi lực đó. Không phải ngẫu nhiên mà anh đã tự bảo rằng: đôi cánh của ý chí sẽ vượt được qua mọi hỏa lực... Từ đây, cần phải bay qua một eo biển rồi qua một vùng đất địch rồi mới tới được trận tuyến. Càng bay tới gần biên giới Đức càng chóng tới chỗ có người mình, những người xô-viết... Không nên bay một minh mà phải tim những người tin cẩn, dũng cảm, cùng chuẩn bị vượt ngục với các đồng chí đó.

        Nhưng, trong thời gian đầu, Mi-khai đã cảm thấy minh bị lẻ loi ở Xơ-vi-nê-mun-đê. Số phận đã lại một lần nữa phân lìa anh với các bạn tin yêu và đã vứt anh vào hòn đảo xa lạ. Song, nếu không tìm bạn thì chính mình sẽ trở thành kẻ thù của minh Đã không có bạn, lại ở đất người thì còn cực nhọc gấp đôi2

        Đê-va-ta-ép đã quan sát mọi người chung quanh anh, đánh giá những thái độ cử chỉ của họ. Và chẳng bao lâu anh đã hiểu rõ rằng ngay cả ở nơi đây vẫn có những con người xô-viết có tâm hồn cứng rắn, đấu tranh giành tự do, cứu giúp đồng chí mình.

        Một lần, Mi-khai nhìn thấy có một tù binh người Ba- lan đã kiệt sức, hai tay run lẩy bẩy bưng bát súp mì bị xầy chân và đánh rơi bát. Vơ-la-đi-mia Xô-cô-lốp là một người tù xô-viết đã đỡ người Ba-lan đứng dậy và sẻ cho người tù Ba- lan một phần súp bánh mì của mình. Trong hoàn cảnh ở một trại tập trung, cử chỉ này đã nói lên nhiều ý nghĩa. Mi-khai nghĩ thẩm: "Trái tim của anh chàng này vẫn chưa cằn cỗi, có thể tin cậy anh ta được...". Thật tình thì lúc đầu anh cũng ngại không dám bàn chuyện vượt ngục với Xô-cô-lốp vi anh ta là phó "Ca-pô"3có nhiệm vụ giám sát các tù binh trong kíp lao công, sở dĩ Xô-cô-lốp được làm nhiệm vụ này vì anh bièt chút ít tiềng Đức.

-------------------
        1. Nay đổi tên là thành phố Xư-vi-nô-út-xe thuộc Ba-lan.

        2.Một thành ngữ Nga, ý nói hành động mà không có bạn thì dễ thất bại,

        3.Tiếng Đức, có nghĩa là "cai tù” (viết tắt).
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Sáu, 2017, 04:19:30 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #29 vào lúc: 13 Tháng Sáu, 2017, 07:04:52 am »


        Nhưng ít lâu sau, Mi-khai đã được nghe thầy Xô-cô-lốp tỏ ý phẫn nộ vể việc có một tên phát-xít đã hành hạ người tù đến chết. Vơ-la-đi-mia đã căm hờn, nói: "Tên đao phù này sẽ phải trả bằng giá rất đắt món nợ máu của người Nga chúng ta". Sau một thời gian ngắn Đê-va-ta-ép đã quen thân với Vơda-đi-mia Xô-cô-lốp. Anh được biết rằng Xô-cô-lốp cũng đang chuẩn bị vượt ngục. Xô-cô-lốp dự định thực hiện kế hoạch đó khi máy bay xô-viết đến ném bom trường bay. Kế hoạch vượt ngục của Xô-cô-lốp không phải là ảo tưởng, nó có thể thực hiện được, bởi vì khi những máy bay ném bom có cờ hiệu sao đỏ bay đến thì bọn Hít-le vội lẩn trốn hết dưới hầm, các tù nhân có thể lợi dụng lúc đó để vượt qua hàng rào dây thép gai. Nhưng còn vượt qua eo biển thì làm thế nào?

        Thấy vậy, Đê-va-ta-ép đã nói với người bạn mới rằng: có lẽ tốt hơn cả là nên chiếm lấy máy bay Đức để ở trường bay mà vượt ngục. Trường bay ở ngay bên cạnh trại giam, và như người ta thường nói, chỉ với một cái là được. Xô-cô- lốp hỏi:

        - Nhưng ai lái máy bay ? Tìm phi công ở đâu ?

        - Mình có một người quen... là phi công. Chỉ phải cái anh ta rất yếu. Mà cậu cũng đừng nói chuyện này với ai cả. Nếu bọn Hít-le biết, anh ta sẽ bị nguy to.

        - Cậu cứ yên chí!

        Mi-khai rất muốn biết những người dũng cảm nào dám vượt eo biến giữa tiết thu này. Phải mau mau bắt liên lạc với họ mới được!

        Ít lâu sau, trong khi đi kiếm củi ở rừng, Đê-va-ta-ép bỗng thấy có năm ngươi tù đi lại phía mình, trong đó có cá Xô-cô-lốp. Một người bé nhỏ nhất trong bọn, râu tóc bù sù nhưng cặp mắt rất linh lợi, tên là I-van Cơ-rô-dô, đã nằn nì bảo Mi-khai:

        - Anh bảo cho tôi biết người phi công ấy ở đâu với. Tôi muốn nói chuyện với anh ta.

        - Ngày mai tôi lại thăm anh ta, rồi tôi sẽ bảo với anh sau.

        Đê-va-ta-ép không muốn nhận mình là phi công ngay. Anh định tâm phải tìm hiếu về I-van Cơ-rô-dô cặn kẽ hơn nữa. Đúng lúc đó thì bọn lính mang tiểu liên đi tới giải tán ngay những người tù đang nói chuyện.

        Ngay tối hôm đó Mi-khai hỏi Xô-cô-lốp:

        - Vơ-lô-đi-a này, I-van Cơ-rô-dô là người thế nào đấy ?

        Thì ra, Cơ-rô-dô chỉ là tên bịa. Còn tên thật của anh là Cơ-ri-vô-nô-gốp. Trước kia, Xô-cô-lốp đã cùng bị giam với Cơ-ri-vô-nô-gốp ở trại tập trung Nát-xư-vin-le, sau đó hai người mới bị giải đi cùng với đại bộ phận tù binh ở trại đó tới hòn đảo này. Hai người bạn đã sống ở đây được hai năm, cùng nâng đỡ nhau, chia cho nhau từng mầu bánh ít ỏi. I-van Cơ-ri-vơ-nô-gốp đã làm việc lâu trong đội lao công phá bom nổ chậm. Trong khi đào những quả bom chưa nổ lên, anh đã nhiều lần nhìn thấy cái chết ngay trước mắt. Đê-va-ta-ép càng biết nhiều về I-van Cơ-ri-vô-nô-gốp, anh càng tin chắc đó là một người gan dạ và kiên cường, trung thành đến cùng với Tổ quốc.

        Trước hôm xảy ra cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại, I-van Cơ-ri-vô-nô-gốp là trung úy chỉ huy một trung đội khu vực phòng thù Phê-rê-mư-slen-scơ. Trung đội này đóng tại pháo đài trên bờ sông Xen ở biên giới.

        Ngày 22 tháng Sáu năm 1941, khi bộ đội phát-xít tràn vào lãnh thổ xô-viết, trung đội của Tvan Cơ-ri-vô-nô-gốp đã nồ súng luôn vào kẻ địch. Chẳng bao lâu cái đồn ải bé nhỏ này đã bị nằm lại trong lòng địch nhưng vẫn tiếp tục chiến đấu quyết liệt. Đường liên lạc với các pháo đài khác đã bị gián đoạn. Tuy vậy, dúm người dũng cảm này vẫn đánh lui mọi cuộc tần công của địch. Thật vậy, những người xô-viết yêu nước nấy đã cẩm cự được cho tới ngày mồng 3 tháng Bảy. Cả đến sau khi pháo đàỉ đã bị pháo binh địch bẳn phá tan nát, bốn người còn sống sót trong số mười lăm chiến sĩ trong đồn vẫn tiếp tục chiến đấu. Họ đã bị bọn Hít-le bắt làm tù binh sau khi bị thương nặng, mất nhiều máu.

        Cơ-ri-vô-nô-gốp đã phải chịu nhiều đắng cay đau khổ trong tù. Cùng với một bộ phận tù binh có lính áp giải theo kèm, người sĩ quan xô-viết này đã đi hầu khắp nước Đức cho tới vùng An-dát Lo-ren. Ở chỗ nào anh cũng đấu tranh chống bọn Hít-le. Cơ-ri-vô-nô-gốp đã cùng với một đội tù binh, chuẩn bị vượt ngục. Nhưng có một tên khiêu khích đã báo cáo việc đó với bọn Ghét-ta-pô. Các tù binh đã trừng trị tên phản bội này. Vì tội đó, Cơ-ri-vô-nô-gốp đã bị kết án tử hình và bị giam vào khu vực dành riêng cho các tù nhân bị trừng phạt ở trong trại tập trung. Tên phiên dịch hỏi anh:

        - Mày là cộng sản ?

        - Phải.

        Cơ-ri~vô-nô-gốp đã rắn rỏi trả lời như vậy. Anh định tâm không thèm giấu diếm điều gì về đảng tịch của anh, đế tất cả những người tù ờ đây biết rằng người xô-viết không, khi nào sợ chết.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM