Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 11:04:53 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chuyến bay giành tự do  (Đọc 18914 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #10 vào lúc: 24 Tháng Năm, 2017, 09:46:32 am »

 
        Các phi công nằm ôm lấy nhau, hồi hộp đợi chờ buổi sáng. Khi trời hửng, Đê-va-ta-ép đã có thể nhìn rõ mặt những người bạn mới của mình. Xéc-gây Van-đư-sép tầm vóc không cao, mặt đen sạm, có bộ râu mép cứng như bàn chải. Trên chiếc áo quân phục nhạt mầu và vấy máu của anh còn hẳn lại dấu vết những chỗ đính các huân chương và huy chương. Mi-khai nghĩ: "Thoáng nhìn cũng biết là một tay phi công đã chiến đấu. Mà anh ta lại có tấm lòng vị tha nữa".

        Khi Mi-khai đưa mắt nhìn tới đồng chí trung sĩ suốt đêm qua chỉ đòi uống nước thi anh bỗng giật mình kinh hãi. Tất cả bộ mặt cùa đồng chí này đều bị méo mó đi vì nhiều vết sưng bầm tím, đôi môi sưng vều, máu đã đông lại!

        Buổi sáng đã bắt đầu, một buổi sáng tháng Bảy chan hòa ánh nắng. Nhưng tâm tư những người trong hố vẫn âu sầu. Tất cả đều im lặng. Mỗi người đều bận rộn với những ý nghĩ riêng của mình.

        Mi-khai hình dung rất rõ những người thân thích và các bạn đồng ngũ cùa anh sẽ xúc động như thế nào khi họ biết rằng anh đã bị mất tích. Chắc hẳn là trung đoàn đã biết tin này rồi. Cả sư đoàn trưởng A-lếch-xan-đơ-rơ Pô-cơ-rứt-skin cũng biết rồi, anh nhớ đến Mô-lô-cốp, cán bộ kỹ thuật của tổ máy bay hôm qua vừa mới tiễn anh đi làm nhiệm vụ chiến đấu, Mô-lô-cốp đã tươi cười bảo anh rằng: " Mi-khai anh sẽ chiến thẳng trở về để tôi được vẽ thêm trên chiếc máy bay cùa anh một ngôi sao nhỏ nữa". Máy bay của anh đã có chín ngôi sao rồi.

        Không, Mô-lô-cốp đã không được vẽ thêm ngôi sao mới, nữa trên thân máy bay của anh. Không phải anh, Mi-khai Đê- va-ta-ép, đã hạ được kẻ địch mà là máy bay của anh đã bị bọn phát-xít bẳn cháy. Cho mãi đến bây giờ, hình như mùi khét vẫn còn sặc sụa trong mũi anh.

        Nét mặt răn reo của bà mẹ vụt hiện lên trong trí nhớ của Mi-khai. " Không bièt bà già liệu có chịu đựng được mối lo phiền này nữa không " ?

        Hiền nhiên, trong lúc đó cả Xéc-gây Van-đư-sép cũng nghĩ đến những người thân thuộc của mình. Anh hỏi Mi-khai:

         - Cậu có vợ rồi chứ?

         - Vâng. Tôi mới lấy vợ... Tôi đã bảo cô ta: "Phao-di-a này, chúng ta hãy chờ đến hết chiến tranh rồi hãy làm lễ cưới Nhưng cô ta trả lời rắn rỏi rằng: " Không. Em tin rằng anh sẽ trở vể ". Rồi tôi được điều động đến trung đoàn dự bị. Cả Phao-di-a cũng đến đó. Lúc chia tay, cô ta bảo tôi rằng chúng tôi sẽ có con trai và cô đã chọn được tên đề đặt cho con rồi.

         - Tôi cũng vừa mới lấy vợ. Chúng tôi chơi với nhau từ thuở bé. Chúng tôi cùng đi học một trường, cùng chuẩn bi đi học thêm nữa, Rồi tôi vào phục vụ trong ngành hàng không, còn Ki-ra thì vào trường đại học sư phạm. Hiện nay cô ta đang dạy lũ trẻ.

        Tiếng gọi của tên lính Đức đã làm gián đoạn những hồi ức của các phi công:

         - Snel! Snell

        Tiếng ra lệnh vang lên. Nhưng vì không hiểu nên chẳng ai quan tâm đến. Tên lính có tuồi, người gầy đét, bèn chỉ vào Đê-va-ta-ép và nhắc lại mệnh lệnh. Mi-khai cẩn thận ngọ nguậy cái chân đau, rồi được Va-đư-sép giúp sức, đã leo ra khỏi hồ vôi. Anh khó nhọc kéo lê chân, bước lại gần bọn Hít-le.

         - Snel! Snel!

        Tên lính áp giải nhắc đi nhắc lại câu đó, như là nó không còn biết một câu nào khác nữa.

        Bọn lính đầy Mi-khai vào gian hầm của bộ tham mưu địch. Một tên sĩ quan, mang quân hàm trung tá, ngồi sau chiếc bàn bằng gỗ ghép. Đó là tên tham mưu trưởng. Nó đã quyết định đích thân hỏi cung người phi công tù binh để mau chóng thu được những tin tức bổ ích.   

        Để bố trí cho người tù mới đến có thể chuyện trò cởi  mở, tên trung tá đã cho phép Mi-khai được ngồi. Trong lúc ; chờ đợi tên phiên dịch đến, viên sĩ quan bắt đầu xem kỹ các tài liệu giầy tờ mà hôm qua chúng đã tích thu được ở các túi quần áo của Đê-va-ta-ép. Rồi tên Hít-le đưa mắt nhìn con mồi của chúng. Khuôn mặt của người phi công đã bi quấn kín băng chỉ còn hở cổ đôi gò má rộng và cặp lông mày cháy sém. Một lát sau, tên phiên dịch bước vào gian nhà hẩm. Đó là một sĩ quan vóc người tầm thước, đeo kính có bộ tóc đen chải mượt.

          -  Anh là người Nga?

        Đó là câu hỏi đầu tiên.

         - Không, tôi là người Mô-rơ-đa-vi -Đê-va-ta-ép trả lời.

         - Tôi không biết có một dân tộc nào như thế cả - tên phiên dịch nhắc lại lời tên tham mưu trưởng.

         - Ông thật là ít biết về đất nước Xô-viết chúng tôi quá!

        Câu trả lời vừa được dịch xong, nét mặt tên trung tá đã biến sắc. Bàn tay hẳn lẩy bẩy lật giở các giấy chứng minh của Đê-va-ta-ép, rổi cầm lấy tấm ảnh giơ cho Mi-khai xem

         - Người đàn bà này là ai?

         - Vợ.

         - Nó ở đâu?

         - Ở tỉnh Ca-dan.

         - Chưa chắc mày còn được nhìn thấy nó nữa. Tuy thế, mọi sự đều tùy mày cả. Nếu mày không giấu diếm, điều gì, chịu giúp đỡ chúng tao thì sẽ được trở về Ca-dan của mày. Chúng tao cần có những tin tức để biết những trung đoàn không quân nào đang hoạt động ở khu vực mặt trận của chúng tao. Tao chỉ cảnh cáo trước rằng mày cần phải nói thật, nếu không sẽ nguy đến tính mạng. Tự mày chọn lấy. Tao mong rằng mày sẽ suy nghĩ thận trọng. Mày đã bay đi chiến đấu bao nhiêu chuyến rồi?

         - Một trăm!

         - Thế đã hạ được bao nhiêu chiếc máy bay ? Lẽ tất nhiên là không hạ được chiếc nào, hả ? Có thể, mày sẽ không phải chịu tội trước quân đội của đức quốc trưởng...

         - Trong năm bốn mươi mốt và bốn mươi hai tôi đã hạ được chín máy bay. Trong số đó, ba máy bay ném bom.

         - Tinh thần trong đơn vị thế nào?

         - Tốt. Tất cả đểu tin tường ở thẳng lợi của chúng tôi.

        Tên phát-xít đã phải ngạc nhiên một cách khó chịu: tên phi công tù binh xuýt bi chết cháy này đã không xin ân xá mà còn bình thản tuyên bố rằng "tất cả đều tin tưởng ở thắng lợi của chúng tôi". Nó rút ở trong cặp ra một mẩu giấy cắt từ một tờ báo xô-viết xuất bản ngoài mặt trận. Đó là ảnh sư đoàn trường A-lếch-xan-đơ-rơ Pô-cơ-rứt-skin.

        Lẽ nào Mi-khai lại có thể không biết được người chỉ huy của mình và người phi công quang vinh đó. Nhưng anh đã quyết định không trả lời hoặc chỉ trả lời sai lạc.

         - Tôi không biết người sĩ quan này. Chỉ huy của chúng tôi là người khác cơ.

        Tên Hit-le tức đỏ mặt lên:

        - Mày không biết thế nào được ? Chỉ có các phi công của Pô-cơ-rứt-skin mới bay trên những máy bay cùng loại với chiếc của mày, bị bắn rơi ngày hôm qua thôi.

        -  Tôi phục vụ ở đơn vị khác.

        Đê-va-ta-ép đã trả lời như vậy vì anh dự tính rằng lý lẽ đó rất minh bạch. Bởi vì trong giấy chứng minh của anh chỉ ghi số hiệu của đơn vị cũ mà anh đã phục vụ từ trước. Các giấy tờ chưa kịp điều thêm rằng anh đã được phụ trách chỉ huy một tổ máy bay thuộc đơn vị mới hiện nay.
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Năm, 2017, 12:53:34 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #11 vào lúc: 26 Tháng Năm, 2017, 12:54:05 am »


         - Qua các lời khai cùa mày, có nghĩa là bọn Nga đã tung vào khu vực mặt trận của chúng tao một đơn vị không quân mới. Chúng tao sẽ điều tra xem. Nếu mày khai láo, lúc đó mày sẽ phải chịu trách nhiệm... Chuyến bay cuối cùng của mày nhằm mục đích gì?

         - Chúng tôi đi yểm hộ cho máy bay cường kích làm nhiệm vụ ném bom xuống các bộ đội tập trung ở phía tây bắc Bơ-rô-đa.

         - Điều đó thì không có mày chúng tao cũng biết. Thế, nhiệm vụ của trung đoàn mày trong tháng này là gì?

         - Tôi là cán bộ sơ cấp, tôi không được biết nhiệm vụ của toàn trung đoàn.

        Tên sĩ quan lại dò hỏi đến họ tên các cán bộ chỉ huy trung đoàn, các dấu hiệu liên lạc bằng vô tuyến điện và các tin tức khác. Nhưng, Đê-va-ta-ép đã không trả lời đúng bất cứ một câu hỏi nào.

        Tên Hít-le rất cáu. Nó dọa sẽ bắn anh.

        Cuối cùng, nó đành phải đình chỉ cuộc hỏi cung và hạ lệnh cho bọn quân báo phụ trách khai thác người tù binh này.

        Biên bản cuộc hỏi cung ngày 17 tháng Bảy năm 1944 đã chứng minh rằng phi công Đê-va-ta-ép vẫn trung thành với lời thề và tỏ ra dũng cảm. Biên bản này đã được tìm thấy khi chiến tranh kết thúc, trong đống tài liệu chiến lợi phẩm do các đơn vị quân đội xô-viết đoạt được. Biên bản này đã viết vể Đê-va-ta-ép như sau:

        "... Không thể tin được rằng tên tù binh là thượng úy lại biết quá ít ỏí về tình hình đơn vị của nó như thế. Nhưng không thể kiếm tra được để xem những lời khai của nó đúng đến mức nào ".

        Đê-va-ta-ép cũng chi cần có thế: tức là làm cho tên sĩ quan phát-xít hoang mang và không cho kẻ địch có thể sử dụng được một tin tức nào.

        Còn việc kiểm tra lại các khẩu cung thì thực tế là bọn Hít-le không có khả năng thực hiện. Cuộc tấn công mới của các đơn vị quân đội xô-viết đã nổ ra rất nhanh chóng làm cho bọn phát-xít chỉ kịp rút sang bên kia sông, đèo thêm những thiệt hại nặng.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #12 vào lúc: 27 Tháng Năm, 2017, 08:56:02 pm »

  
TĂNG THÊM BÈ BẠN

                           Mẹ hiền Tổ quốc Nga ơi,
                           Con còn quay trở lại nơi mẹ hiền
                           Đề nhìn sông nước xanh êm
                           Để nghe rừng núi vang lên điệp trùng
                           Để đi theo vềt cha ông
1!

        Ngay trong ngày hôm đó tức là 14 tháng Bảy năm 1944, bọn Hít-le đã chuyển Đê-va-ta-ép, Van-đư-sép và Cơ-ráp-xốp lên chiếc máy bay vận tải đưa về hậu phương của chúng. Lúc máy bay đỗ, Đê-va-ta-ép bi cùm xích nên phải khó nhọc lắm mới leo được cầu thang. Đầu gối bên chân đau cứ khuỵu xuống. Anh đã vấp ngã. Van-đư-sép vừa kịp đỡ Mi-khai đậy thì bị ngay tên lính áp giải dùng báng súng tiểu liên đánh mạnh vào lưng. Những tên lính bảo vệ khác cũng chạy lại, lôi tuột Đê-va-ta-ép lên máy bay.

        Máy bay rời khỏi mặt đất, bay về phía tây. Chuyến bay không lâu lắm. Các tù binh bị giải đến Vác-xô-vi. Cơ quan tình báo của Đức đặt ở đây. Lại bắt đẩu những cuộc hỏi cung, tra tấn. Bọn phát-xít đã dùng mọi mưu kế hòng thu được những tin tức mà bọn chỉ huy Đức đang rầt muốn biết. Đê-va-ta-ép đã bền gan chiu đựng các cuộc tra tấn, nhục mạ, mà không hề làm mầt thanh danh người chiến sĩ, người đảng viên cộng sản.

        Mi-khai đặc biệt nhớ mãi cuộc đấu khẩu với một tên sĩ quan Đức. Thằng này nói tiếng Nga rầt sõi. Nó rất muốn biết đến kỹ thuật chiến đấu của không quân xô-viết.

        Mới bắt đầu vào cuộc hỏi cung nó đã hứa hẹn sẽ trả lại cho Đê-va-ta-ép bộ quân phục và các huân chương, nếu Đê-va-ta-ép tỏ ra biết điều và trả lời cởi mở tất cả các câu hỏi của nó.

        - Mày nghĩ mà xem, chiến tranh với mày thế là hết rồi. Mày có thề đến nghỉ ở chỗ chúng tao, trên bờ Địa-trung- hải. Chúng ta nói chuyện tay đôi với nhau. Tao để nghị mày nên chuồn sang phía chúng tao. Trước hết chỉ cần một điều là mày ký vào cái giấy này.

        Tên gián điệp chìa ra một bản tuyên bố chống Liên-xô.

         - Không, ông đừng chờ đợi tôi làm điều này !

        Đê-va-ta-ép rắn rỏi tuyên bố và từ chối không chịu trả lời các câu hỏi.

        Tên sĩ quan Hít-le liền đổi chiền thuật. Nó mời anh uống rượu vang, hứa hẹn "hàng núi vàng", nhưng thấy chiến thuật đó vẫn không đi đến đâu cả, hắn đã phải ngạc nhiên và dọa sẽ bắn anh:

        - Mày đang ở trong tay chúng tao. Nếu mày muốn sống thì hãy trả lời. Tao buộc mày phải nói. Mày khăng khăng một mực không chịu cũng vô ích, thế nào chúng tao cũng thắng thôi.

        - Các anh thắng thế quái nào được nếu cứ bị quân đội chúng tôi đánh lui hoài ?

        - Chúng tao tạm thời lui quân để thu hẹp phòng tuyến rồi sẽ nhanh chóng phản công. Chúng tao có loại vũ khí mới đã sẵn sàng rồi. Bộ đội xô-viết không đứng vững nổi trước loại vũ khí này đâu!

        - Không vũ khí nào có thề giúp các anh ngăn chặn được quân đội chúng tôi.

        Tên sĩ quan Đức vội quát mắng rồi tát vào hai má anh, đôi má sau khi bị bỏng đã phải băng bó.

         Biên bản cuộc hỏi cung số 211 ngày 27 tháng Bẩy năm 1944 cũng đã được tìm thấy trong đống giầy tờ chiến lợi phẩm. Biên bản đó đã ghi lại tỉ mỉ những câu trả lời của Đê-va-ta-ép, do tên sĩ quan phát-xít ghi lại như sau:

        "Tất cả đểu tin tường ở thắng lợi. Liên-xô sau ba năm chiến tranh đã vượt Đức nhiều về số lượng sản xuất các vũ khí hiện đại (trước hết là máy bay và xe tăng), về mặt này, Liên-xô còn tiếp tục chế tạo nhiều đến mức Đức sẽ bị đánh bại vì bị đè bẹp bời ưu thế vũ khí của Liên-xô".

        Mi-khai Đê-va-ta-ép cùng với các bạn đã phải trải qua những ngày gian khổ trong thời gian ở tù. Họ càng cực khổ hơn khi nghĩ rằng giữa lúc Tổ quốc đang sôi nổi như thế này họ lại phải xa rời Tổ quốc. Các phi công đã tận dụng mọi khả năng khi được ở cùng với nhau đề dự thảo kế hoạch vượt ngục, đồng thời cũng thận trọng coi chừng bọn khiêu khích do tụi Ghét-ta-pô gài vào. Tất cả mọi người đều nẩy nở, quyết tâm, trong bất cứ hoàn cảnh nào dù cực khổ đến mấy cũng vẫn tiếp tục đấu tranh với bọn Hít-le, không chịu khuất phục kẻ thù.

-----------------
        1. Đoạn thơ này. cũng như các đoạn thơ khác ở một số trang khác là do tác giả trích từ một quyển vở của một liệt sĩ vô danh tìm thấy ở trại tập trung Giác-xen-hao-den.
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Năm, 2017, 10:16:02 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #13 vào lúc: 28 Tháng Năm, 2017, 10:17:16 pm »


        Thỉnh thoảng Van-đư-sép và Đê-va-ta-ép lại nhớ đến vùng quê Pơ-vôn-gì-ê, đến các đồng chí của họ. Hai người thường kể cho nhau nghe cuộc sống của mình hồi trước chiến tranh và hồi tưởng lại những chuyến bay chiến đấu. Mi-khai đươc Van-đư-sép kể cho nghe rằng Van-đư-sép đã xuất trận lần đầu tiên trong trận tiến công vào các pháo đài của đích ưên bờ sông Von-ga. Hồi đó anh đã bay trên chiếc máy bay cường kích IL-2, đã bay tất cả 153 chuyến, tiêu diệt nhiều máy móc dụng cụ và bộ binh địch. Sáu lần máy bay của anh bị cao xạ địch bẳn trúng nhưng anh vẫn cứ lái được chiếc máy bay bị hỏng của mình về đến tận trường bay. Có một lần, cả động cơ cũng bị hỏng và thiết bị hạ cánh bị vỡ nhưng Van-đư-sép vẫn biết cách đưa máy bay về tận trận địa quân mình và vẫn hạ cánh được. Đến hồi đầu tháng Bảy vừa rồi anh đã bay cùng với phi đội để phá hùy kho đạn dược của địch. Khi vừa tấn công xong, máy bay của Van-đư-sép đã bị hạ luôn. Anh đã phải hạ cánh bắt buộc xuống vùng địch chiếm đóng và bị bắt làm tù binh. Anh nói:

        - Mình đã từng ước mơ được theo đuổi cuộc chiến đấu đến tận Béc-lanh. và bây giờ thì rõ ràng là tụi phát-xít sẽ kéo mình đền tận chỗ chúng nó, nếu nó không bắn minh sớm.

        Tình bạn của họ đã được củng cố. Mọi ngươi đều tôn trọng lẫn nhau. Đê-va-ta-ép được biết rằng Xéc-gây Van-đư- sép cũng là đảng viên cộng sản. Anh bèn nói với bạn:

        -  Tôi cũng đã được gia nhập Đảng. Tôi được kết nạp trước chuyến bay cuối cùng một hôm. Cuộc họp của các đảng viên cộng sản đã tiến hành trong lúc tạm nghỉ giữa hai đợt chiến đấu. Toàn phi đội của chúng tôi trong ngày hôm đó đã bay đi đánh địch, cho nên tôi không kịp nhận thẻ đảng viên. Tôi đã được công nhận là đảng viên dự bị. Nhưng hiện nay thì anh cứ coi tôi là đoàn viên thanh niên cộng sản cũng được...

        - Không, mình sẽ công nhận cậu là đảng viên cộng sản. Nếu cậu không khuất phục bọn phát-xít, cậu tỏ ra cứng rắn thì có nghĩa là cậu đã hết thời hạn dự bị... Chỉ có một điều là, không biết rằng thời hạn dự bị của cậu sẽ kéo dài bao lâu - nửa năm, một năm, hay có lẽ ngày hôm nay sẽ kết thúc- bởi vì bất cứ lúc nào chúng mình vẫn có thể bị tụi nó tiêu diệt được.

        Mi-khai nói:

        - Dù tôi bị đe dọa thế nào đi nữa, tôi cũng sẽ không hiến mình cho bọn chúng. Xéc-gây này, anh còn nhớ câu nói của nữ đồng chí Đô-lô-rét I-ba-ru-ri chứ: "Thà chết đứng còn hơn sống quỳ!". Hồi đó, tôi vẫn chăm chú theo dõi tình hình Tây-ban-nha. Chính tôi cũng muốn được sang bên đó làm chí nguyện quân, đề tham gia chiến đấu. Mà lúc đó, còn trẻ, tôi đã biết bay trên máy bay đâu...

        Từ trong nhà tù của bọn phát-xít, họ đã tìm mọi cách trở về hàng ngũ những người đang bảo vệ Tổ quốc. Ngay tại trại giam này Van-đư-sép và Cơ-ráp-xốp đã từng thử vượt ngục chuyến đầu tiên. Van-đư-sép đã thuyết phục các bạn:

        - Chung quanh đểu là cây cối cả mà trại giam hình như lại không có rào chung quanh đâu. Có lẽ chúng ta cứ vượt ra là thoát được tới chỗ quân mình.

        Nhưng Mi-khai không thế tính chuyện vượt ngục được: chân anh còn đau lắm, anh đi lại rất khó nhọc, phải chống gậy.

        Khi vừa mới đêm, Van-đư-sép và Cơ-ráp-xốp đã lẻn ra khỏi gian nhà ngủ. Bất ngờ họ vấp phải một hàng rào dây thép gai. Ở gần đâu đây có tiếng chó giữ nhà sủa cắn, tiếng súng của lính canh bắn. Những người vượt ngục vội bò quay trở lại.

        Cách đó ít lâu, Đê-va-ta-ép và Van-đư-sép cùng với các tù binh khác phải chuyển về trại giam Lốt-gin-xkỹ đành riêng cho các tù binh phi công. Hơn năm chục người tù bị dồn vào một nửa toa xe lửa có chăng dây thép gai, còn nửa toa bên kia là một số lính áp giải có vũ trang. Xe lửa dừng lại ở ngay khu vực trại giam. Từ trên toa xe nhìn xuống sân trại thấy có những người mặt mũi hốc hác, quần áo rách rưới. Một người tù trên toa xe liền hỏi:   

        - Phải chăng đầy là các phi công của chúng tôi ?

        Tên phiên dịch trả lời độc ác:

        - Trước kia chúng nó là phi công đấy, nhưng bây giờ thì còn xa mới bay được. Rồi chẳng bao lâu nữa chúng mày cũng sẽ như thế.

        Trại giam ở ngoại ô thành phố và đặt tên là " Lúp-phơ- tơ Váp-phe", tiếng Đức, có nghĩa là "Các lực lượng không quân". Trên cổng trại có một lá quân kỳ của không quân Đức bay phất phơ trước gió.

        Các góc trại giam đều có đặt chòi canh. Trên các chòi canh đều có lính gác mang súng máy túc trực suốt ngày đêm. Những khu vực cấm đều có biền đề: nếu ai đi qua gần đó sẽ bị bắn ngay không cần cảnh cáo.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #14 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2017, 08:51:02 pm »


        Những người tù mới đến phải tập hợp thành đội ngũ. "Một tên sĩ quan trong ban quản trị trại giam hướng về phía họ mà nói rằng: trại giam này tự coi là trại giam kiểu mẫu; kỷ luật ở đây là kỷ luật sắt. Bất cứ mọi vi phạm nhỏ nhặt nào của tù binh cũng sẽ bị trừng phạt nặng, âm mưu vượt ngục sẽ bị xử bắn. Tất cả các tù binh đều phải giao cho đại biểu hội đồng quân quản trại giam các tài liệu giấy tờ, tiền bạc, các vật nhọn và những thứ khác. Hắn nói đến đâu tên phiên dịch dịch luôn đến đấy. Sau đó, những người tù mới đến đều bị lục soát quần áo rất kỹ và bị chờ tói các nhà gỗ chung quanh có rào dây thép gai.

        Đê-va-ta-ép bị tách khỏi các bạn. Anh được đưa đến bệnh xá. Khi Mi-khai theo lính áp giải bước vào gian nhà gỗ và ngồi trên giường ván thì chợt nhận thấy có một người đàn ông cứ nhìn dán mắt vào anh. Người đó không cao, có bộ râu màu hung, hình cánh quạt. Khi người đó cất tiếng nói, Mi. khai nhớ ra ngay đó là phi công, I-van Pa-xu-la mà anh vẫn thường gặp hồi cùng ở phương diện quân U-cơ-ren thứ hai. Mặc dầu họ thuộc hai trung đoàn khác nhưng cùng đóng trên một trường bay.

         Trong khi bay thám thính trên khu vực Co-rơ-xun Sép- tren-cốp-xcơ máy bay của Pa-xu-la đã bị pháo cao xạ địch bắn rơi. Anh bị thương, bị bắt làm tù binh rồi bi giải đến trại giam này. I-van Mê-phô-đê-ê-vích Pa-xu-la cũng đã kể lại cho Mi-khai nghe về những cuộc vượt ngục không thành công của mình.

        Gần sát trại giam là trường bay Đức. Các phi công rầt khổ tâm khi nhìn thấy những máy bay địch cất cánh và càng phải chịu đựng cuộc đời nô lệ của mình cực nhục hơn.

        - Hành động! Phải hành động! - I-van Pa-xu-ia nói vậy. Mi-khai đã cùng với I-van thảo luận nhiều kế hoạch vượt ngục khác nhau.   

        Ít lâu sau, Mi-khai Đê-va-ta-ép và các bạn anh lại được đưa đến trại giam Lớt-gin-xky. Một lần, như có báo động, tất cả các tù binh đều bị lùa vào trong các toa xe lửa đi về phía tây. Hành động cuống quít đó của bọn Đức đã chửng minh rằng bộ đội xô-viết đã tác chiến trên lãnh thổ Ba-lan. Đó là một tin vui đối với các tù binh xô-viết.

        Đoàn tàu đi rất chậm, thỉnh thoảng lại dừng lại để tránh đường cho các đoàn tàu khác đi ra mặt trận. Mãi ba ngày, ba đêm đoàn tù binh mới đến Kơ-lanh-kê-ních-xơ-béc. Trại giam số "2D" đặt ở ngoài thành phố. Đến đây lại thấy những nhà gỗ thấp, có chòi gác, lính canh cẩn mật. Mỗi gian nhà gỗ đểu được nhét thêm vào một số tù mới, khoảng chừng hai trăm người, sống lẫn lộn với số tù cũ. Các phi công bị bắt đều phải mặc quần áo tù có vạch kẻ sòng sọc, chân đeo cùm gỗ. Từ nay, mỗi người tù đểu chỉ được gọi bằng số thứ tự mà họ phải nhớ và thưa lên khi điểm danh. Những tên lính canh đã căn dặn họ: "Chúng mày phải quên tên họ đi. Từ nay trở đi chúng mày là bọn hẻp-tơ-linh (bị cầm tù) rồi!". Các tù binh được ăn mỗi ngày một bữa, mỗi bữa hai trăm gơ- ram bánh mì chế biến, một nửa đã mục, một nửa khác là mạt cưa. Kèm với bánh mì là một lít canh cải bắp hoặc cải củ. Trong trại giam này cũng như ở mọi nơi khác, tù binh đều bị tàn sát, bị đem ra làm trò cười cho bọn Đức. Tù binh phải thi hành thật đúng mọi mệnh lệnh hô bằng tỉếng Đức. Ai không kịp thời thi hành đều phải chịu sự trừng phạt.

        Mỗi gian phòng nhỏ kê hai dãy giường gỗ ván cho những hai mươi tám tù binh. Tất cả đều là phi công. Đê-va- ta-ép vui mừng vì anh không bị tách rời các bạn, vẫn được sống với Van-đư-sép và Pa-xu-la. Ít lâu sau, Mi-khai lại tìm thêm được những người bạn mới là hai phi công: A-lếch-xây Phê-đia-rơ-cơ, người Bi-ê-lô-rút-xi và A-lếch-xây Va-rôn-trúc,i người U-cơ-ren. Phê-đia-rơ-cơ người tầm thước, gầy gò linh hoạt. Va-rôn-trúc tầm vóc to lớn, vai rộng, trầm tĩnh.

        Một lần, Mi-khai đã ngồi sán lại gần A-lếch-xây Phê-đia-rơ-cơ và hỏi:

        - Anh có cái gì mà cứ nhìn trộm vào đấy luôn thế ?

        Phê-đia-rơ-cơ không trả lời vội mà đưa cho bạn xem 1 một quyển sồ tay nhỏ bé bằng cái bao diêm. Trong lần bìa quyển sổ có tấm hình một phụ nữ.

        - Đây là Gi-nai-đa, vợ tôi. Chúng tôi lấy nhau trước hôm xảy ra chiến tranh một ngày. Cô ấy là thầy thuốc và cũng đã ra mặt trận.

        Rồi Phê-đia-rơ-cơ kể lại cho bạn biết mình đã làm thế nào để giữ được tầm ảnh. Anh nói tiếp:

        - Đấy là vật quý nhất mà tôi còn lại được.

        Đê-va-ta-ép đáp:

        - Còn tôi thì đã bị chúng tước hết ngay hôm đầu tiên bị bắt.

        Chợt nhìn thấy những bài thơ chép trong quyền sổ tay, Đê-va-ta ép vội hỏi:

        - Anh làm thơ đấy à ?

        - Không, tôi chép mấy bài này ờ báo quân đội ra đấy chứ.

        Và Phê-đia-rơ-cơ đưa cho Mi-khai đọc. Bài thơ tả cảnh một phi công chiến đấu sau trận đánh đã chia sẻ với bạn một dúm thuốc lá rời loại ba. Đoạn kết như sau:

                                    Tốt thay, người bạn thân tình
                                    Đã yểm hộ mình trận đánh trên mây
                                    Thân này ví sẻ làm hai
                                    Cũng chia sẻ cả cho người bạn thân!


        A-lếch-xây Va-rôn-trúc chen vào câu chuyện:

        - Tôi cứ phải nhắc lại đoạn thơ này luôn.

        Trong khi kết bạn với nhau, hai phi công khu trục này đã kể cho Mi-khai nghe lịch sử tình bạn của họ.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #15 vào lúc: 30 Tháng Năm, 2017, 09:46:47 pm »


        A-lếch-xây Phê-đia-rơ-cơ và A-lếch-xây Va-rôn-trúc cùng phục vụ ở một trung đoàn. Trước hôm xảy ra chiến tranh họ đều là học viên trường hàng không. Từ hồi đó, họ đã rất thân với nhau, Thật ra thì sau khi tốt nghiệp hai người đã nhận được hai chức vụ khác nhau: A-lếch-xây Va-rôn-trúc được cử đi Viễn-đông và A-lếch-xây Phê-đia-rơ-cơ đi U-cơ- ren. Đến năm 1944 do công tác điều động, họ lại được cùng phục vụ một nơi. Va-rôn-trúc là tổ trường một tổ máy bay, còn Phê-đia-rơ-cơ là phi công thường.

        Ngày 26 tháng Sáu năm 1944, A-lếch-xây Va-rôn-trúc là phi công chính1, A-lếch-xây Phê-đia-rơ-cơ là phi công đi kèm, trong khi thực hiện nhiệm vụ chiến đấu đã bay qua một nhà ga lớn có nhiều tàu địch đang đỗ. Họ quyết đinh tấn công. Các máy bay đã bất ngờ hạ thấp sát nhà ga. Hai người nhìn rất rõ bọn lính địch chạy trốn giữa các toa xe.

        Va-rôn-trúc nói trong máy vô tuyến điện thoại:

        - Yểm hộ, bạn thân yêu nhél Tôi đánh bọn phát- xít đâyl

        Quên cả nguy hiểm, các phi công đã bắn phá nhà ga dữ dội. Đạn cao xạ pháo nổ chung quanh họ. Phía chân trời, máy bay địch xuất hiện. Một viên đạn pháo văng vào máy bay của Va-rôn-trúc.

        - Máy bay của tôi bị trúng đạn rồi. Tôi sẽ bắn đến viên đạn cuối cùng rồi về trường bay.

        Phê-đia-rơ-cơ nghe xong trả lời ngay:   v ị

        - Cứ giữ vững, tôi yểm hộ!   !

        Va-rôn-trúc nghiêng cánh bay từ phía này sang phía khác để dập tắt ngọn lửa nhưng không được. Không kịp quay về trận địa nhà nữa, anh bắt buộc phải hạ cánh giữa phòng tuyến thứ hai và thứ ba của địch. Suốt thời gian đó Phê-đia-rơ-cơ vẫn che chở cho bạn từ trên không và khi thấy bạn gặp nạn, anh đã vội vã cứu giúp bạn. Thấy Va-rôn-trúc đã chạy ra khỏi chiếc máy bay đang bốc cháy, Phê-đia-rơ-cơ cũng lập tức hạ cánh xuống bên cạnh. Anh gọi to:

        - Nhanh lên! Nhanh lên!   

        Va-rôn-trúc mặt đầy khói, thổ hổn hển, chạy lại phía máy bay của bạn. Phê-đia-rơ-cơ đỡ Va-rôn-trúc leo lên. Hai người vứt bỏ dù nhảy đi cho đủ chỗ và Va-rôn-trúc đã khó nhọc chui được vào buồng lái. Phê-đia-rơ-cơ bắt đầu cất cánh. Mỗi giây đồng hồ đều rất quý. Bọn Hít-le đã từ khắp các phía chạy đến, hàng loạt đạn súng máy nồ vang. Máy bay lăn bánh khoảng chừng ba bốn trăm thước rồi rời khỏi mặt đất. Các phi công dường như đã thoát nạn rồi. Nhưng, máy bay bỗng bị vấp nhẹ một cái và hai người bị đập mạnh vào cái bảng gắn các máy đo ở trong máy bay. Từ cái đà đổ, máy bay vấp phải một cái cột mốc đo đạc, vấp mạnh đến nỗi rách cả cánh bên trái.

        A-lèch-xây Phê-đia-rơ-cơ buồn rầu kết thúc câu chuyện:

        - Thế là chúng tôi bị bắt làm tù binh. Còn sự việc về sau ra sao, chính anh cũng biết rồi. Chúng tôi bị giải đến bộ tham mưu của quân Đức: "Các ngài sĩ quan, các ngài chớ lo ngại. Các ngài phải vui sướng mới được vì đối với các ngài thế là chiến tranh đã kết thúc rồi. Chúng tôi sẽ đưa các ngài về đại hậu phương - về nhà nghỉ". Ở bộ tham mưu, tụi nó đã tuyên bố với chúng tôi như vậy. Và chúng tôi đã được "nghỉ" thế này đây.

        Hai người bạn còn báo cho Mi-khai biết bọn Hít-le đã yêu cầu họ phục vụ trong ngành hàng không của Đức và khi họ từ chối thì chúng đã nhốt họ vào xà-lim cá nhân. Chúng bảo A-lếch-xây Phê-đia-rơ-cơ rằng Va-rôn-trúc đã đồng ý phục vụ đức quốc trường, rồi lại bảo Va-rôn-trúc những điều chúng đã nói với Phê-đia-rơ-cơ. Hai người bèn tuyên bố tuyệt thực.

        Sau khi đã giam giữ hai phi công vài ngày nữa trong buồng giam riêng mà thấy vẫn không đi đến đâu cả, bọn Ghét-ta-pô đã phải từ bỏ ý định vớ vẩn của chúng. Hai anh A-lếch-xây đã bị giải đi từ trại giam này đến trại giam khác rồi cuối cùng rơi vào Kơ-lanh-kê-ních-xơ-béc.

        Câu chuyện hai người bạn giúp nhau đến mức không tiếc cả tính mệnh minh đã làm Mi-khai Đê-va-ta-ép xúc động mạnh. Anh vui mừng vì đã tìm được những người bạn mới, đáng tin cậy. Anh nghĩ rằng: "Những con người như thế này thì không ngại gì cả, có thể tin cậy ở họ được".

        Thế là mỗi ngày xung quanh Mi-khai lại tăng thêm số bè bạn tin cẩn. Cũng như anh, họ đều sẵn sàng mọi việc để vượt ngọc, giành tự do.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #16 vào lúc: 31 Tháng Năm, 2017, 07:27:57 am »

       
NGAY TẠI CHIẾN HẰO MŨI NHỌN ẤY

Mãi cho đền phút cuối cùng
Tấm lòng yêu nước vẫn bừng trong con
1

        Trong tác phẩm bất hủ cùa mình nhan để là "Viết dưới giả treo cổ", Giu-li-út Phu-xích đã gọi các buồng giam các phạm nhân trước khi hỏi cung mang sồ "400" là một chiến hào nhô ra phía trước tiền duyên. Theo cách thể hiện của tác giả thì mọi phía chiến hào đều bị địch vây bọc, tập trung hỏa lực bẳn phá nhưng không một chiến sĩ nào nghĩ đến quy hàng, dù chỉ trong giây lát.

        Những người xô-viết bị bọn phát-xít cầm tù cũng vậy. Không một phút nào họ nghĩ đến đầu hàng. BỊ rơi vào phòng tra tấn cùa bọn Ghét-ta-pô, họ đã không cúi mình trước kẻ địch. Từng ngày, từng giờ, trong cả trại giam có rào dây thép gai bao quanh vẫn nổ ra cuộc đấu tranh căng thẳng chống bọn đao phủ Hít-le, cuộc đấu tranh không phải "Vì vinh quang mà vì cuộc sống trên trái đất1". Đây cũng là mặt trận, nhưng có tính chất độc đáo, vô hình.

        Hiện nay, vẫn còn nhiều anh hùng trong cuộc đấu tranh bất tử và chênh lệch này mà chúng ta chưa được biết đến. Các tù binh bị đưa đến Kơ-lanh-kê-ních-xơ-béc trước Mi-khai Đê-va-ta-ép đã kể cho anh nghe chuyện một trong những người anh hùng đó, một con người cực kỳ anh dũng và quả cảm. Câu chuyện như sau:   

        ...Hổi đẩu tháng Sáu năm 1944, những người bị giam ở đây cũng rất ngạc nhiên. Phải, không ngạc nhiên sao được ? Bởi vì thường thường họ vẫn bị đánh đập, sỉ nhục, nhạo báng, nhưng bỗng nhiên một hôm bọn phát-xít lại tuyên bố với họ rằng: "Các ngài sĩ quan, chúng tôi mời các ngài đến họp. Trong cuộc họp này các ngài có thể tự do bộc lộ tư tương và những ý nghĩ về số phận tương lai của mình".

        Các phi công đã xét đoán: "Không phải vô cớ mà bọn phát-xít lại quan tâm đến số phận của chúng mình. Có một cái gì mờ ám ở đây...". Nhưng rồi họ đã được rõ. Một lần, vào buổi trưa, bọn quản tri trại giam đã ra lệnh cho các tù binh phi công tập họp ở sân trại. Chung quanh sân có tụi lính bảo vệ cầm súng máy... Một lát sau, bọn Ghét-ta-pô kéo đến, có lũ ngụy quân xun xoe bên cạnh. Các phi công hiểu ngay rằng chúng triệu tập họ đến đây để tuyền mộ họ vào đội quân của Hít-le.

        Phường kèn cử quốc thiều phát-xít. Rồi có một tên SS nào đó bắt đầu nói. Nó đề nghị các phi công thành lập những phi đội máy bay để chiến đấu ở mặt trận phía tây chống lại Anh và Mỹ. Nếu làm được như vậy họ sẽ được chúng cấp cho nhà cửa, ruộng đất...

        Tên Hít-le này tự xưng danh là cục trưởng cục phản gián. Nó tuyên bố là các phi công có thể mạnh dạn tham gia cuộc họp và tự do phát biểu mọi ý kiến. Sẽ không một ai vì thế mà bị trừng phạt...

        Nhưng các phi công vẫn đứng im không nhúc nhích, chờ đợi mọi diễn biến. Thế rồi, sau đó có một thằng cha khỏe mạnh tiến ra, tự xưng là tù binh. Nó đã phát biểu những lời lẽ rập khuôn theo bọn phát-xít rồi ghi tên trước tiên làm "chí nguyện quân"! Tên cục trưởng cục phản gián gật đầu hoan nghênh nó. Các phi công không ngờ lại có một tên phản bội, nhưng không một ai có ý định tiến lên diễn đàn công khai phản đối "nhà hùng biện" đó. Vì làm như vậy có nghĩa là tự mua lấy cái chết chắc chắn.

        Sự im lặng thảm khốc kéo dài. Mặc cho tên quản trị trưởng trại giam kêu gọi, vẫn không có ai muốn lên phát biểu. Tên cục trưởng cục phản gián liền ra hiệu chỉ định. Giữa hàng tù binh có một người tiến về phía chiếc bàn. Tất cả đều nhìn vào người đó. Đó là một người tầm thước, tóc đen, đã điềm hoa râm ở hai phía thái dương. Các phi công nhận ra ngay đó là thượng tá A-lếch-xan-đơ-rơ I-xu-pốp. việc ông ta xuất hiện trên diễn đàn thật bất ngừ... "Phải chăng ông đã không chịu được đòn tra tấn, đã phản bội ?". Họ biết rằng trong thời gian qua thượng tá thường bị dẫn lên hội đồng quân quản trại giam để lấy cung.

        Tên cục trưởng cục phản gián nở một nụ cười đắc ý và tuyên bố:

        - Các ngài sĩ quan, bây giờ thượng tá I-xu-pốp, nguyên tư lệnh trưởng sư đoàn máy bay cường kích Nga sẽ nói chuyện.

        Khi thượng tá mới bắt đầu nói, các tù binh đã biết ngay rằng đứng trước mặt họ là một người xô-viết dũng cảm, không chịu thất bại trước sự tra tấn và nhục hình. I-xu-pốp đã nói:

        - Tôi gửi lời tới các bạn, những người bạn chiến đấu, những người bạn đồng ngũ bất hạnh của tôi. Các bạn đừng mắc vào tròng khiêu khích mà bọn Hít-le dựng lên ngày hôm nay. Trước mặt các bạn có một tên phản bội vừa mới phát biểu đấy...

        Thoạt đầu, nét mặt của I-xu-pốp tái nhợt nhưng chẳng bao lâu đôi má ông đã ửng hổng. Cặp mẳt ông sáng lên, còn cặp lông mày rậm của ông thi nhíu hẳn lại. Ông căm thù nhìn về phía bọn SS và bọn lính ngụy đang ngồi sau bàn và nói tiếp:

        - Chúng tao, những phi công xô-viết, sẽ không phản lại Tổ quốc! Không! Đừng trông chờ ở chúng tao điều đó! Chúng tao sẽ không đánh lại các bạn đồng minh của minh...

-------------------
        1. Câu này tác giả trích trong bài thơ nổi tiếng của A. Tơ-va-rơ-đốp-xki, nhan đề là "Va-xi-li Te-rơ-kin".
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #17 vào lúc: 01 Tháng Sáu, 2017, 10:18:25 pm »


        Trong hàng ngũ các tù binh nồi lên tiếng ổn ào tán thường. I-xu-pốp càng vững tâm, tiếp tục phát biểu. Ông biết rằng bọn chúng không để cho ông nói hết. Do đó, ông đã phát biểu một cách ngắn gọn, rõ ràng và tha thiết.

        Các tù binh chăm chú nghe I-xu-pốp, khâm phục tinh thần dũng cảm của con người đã dám công khai trêu ngươi kẻ địch. Những lời lẽ phẫn nộ, sôi nổi của ông đã thể hiện rõ lòng tin tưởng sâu sắc của người quân nhân vào chính nghĩa của những tư tưởng vĩ đại của Đảng Cộng sản. Chính vì những tư tưởng đó mà ông đã chiến đấu ngoài mặt trận và bây giờ lại hiến thân mình cho những tư tưởng đó. Ông biết rằng bọn Ghét-ta-pô sẽ không tha tội cho ông vì bài nói chuyện này. Ông lại hướng về phía tù binh, nói tiếp:

        - Các bạn, hãy tin tưởng. Ngày sụp đổ của nước Đức Hít-le không còn xa nữa. Không phải Liên-xô mà là nhà nước phát-xít sẽ bị đánh bại. Trước mặt các bạn đây không phải là những kẻ chiến thắng mà là bọn chiến bại, đã bị kết tội chết...

        - Im! - Tên cục trưởng cục phản gián quát lên. Nó đứng dậy và bắt đầu nói, gọi I-xu-pốp là tên "tuyên truyền bôn-sê-vích" nhưng các tù binh không nghe nó. Cuộc hội họp bị vỡ...

        Câu chuyện về thượng tá I-xu-pốp mà Mi-khai Đê-va- ta-ép và các bạn anh được nghe kể lại, đã xúc động họ rất mạnh. Mi-khai nói:

        - Thật là một anh hùng chân chính! Đây chính là con người mà ta phải noi gương. Thế bây giờ thượng tá ở đâu rồi ?

        Một phi công ưả lời:

        - Đổng chí ấy đã bị giải đến trại tập trung giết người. Cách đây ít lâu, vào hồi trung tuần tháng Bảy. Hôm đó, bọn chúng lại tập họp tất cả chúng tôi ở sân. Tôi đã nhìn thấy I-xu-pốp. Ông đứng gần chỗ tôi. Mặt ông đầy những vết bầm tím. Tên sĩ quan trại giam bắt đầu gọi thượng tá I-xu-pốp ra khỏi hàng rồi đến trung tá Trúp-tren-cốp, một pháo thủ kiêm vô tuyến điện viên trên máy bay, một bác sĩ và hai phi công nữa. Tất cả những người đó đều bị đẩy vào một cái xe phù kín và chở đi mất. I-xu-pốp đã kịp hô to: "Vĩnh biệt các đồng chí! Tổ quốc ta muôn năm!".

        I-xu-pốp và Trúp-tren-cốp bị giam vào khu tử hình số 20 của trại tập trung Mao-tơ-hao-den. Tới đây, những người yêu nước này vẫn tiếp tục cuộc đấu tranh chênh lệch chống kẻ thù. Chính họ đã cùng với trung tá Nhi-cô-lai Vơ-lát-xốp, anh hùng Liên-xô, tổ chức cuộc vượt ngục cho hơn bảy trăm tù binh ở khu vực trại giam đó trong đêm mồng 3 tháng Hai năm 1945. Riêng chỉ có ba người cầm đầu cuộc vượt ngục là không may: trước hôm vượt ngục một ngày bọn Ghét-ta-pô đã bắt và giết họ trong phòng hơi ngạt.

        Kỳ công của I-xu-pốp đã khích động các tù binh. Họ càng thêm căm thù kẻ địch, càng thêm bền bỉ, kiên trì, cùng cố ý chí đấu tranh.

        Hàng ngày các tù binh vẫn bị đưa đi làm những công việc nặng nhọc. Họ phải bốc dỡ xi-măng trên các sân ga xe lửa, phải xây dựng một trại giam mới. Kíp lao công gồm có các phi công đã phải khai thác than bùn ở bãi soi trên con sông nhỏ, chảy qua khu vực phía bắc trại giam mới. Họ phải lội bùn đến tận đầu gối để làm việc. Làm việc xong, các phi công đã trở về các gian nhà bằng gỗ, thất thểu vì mệt nhọc, lạnh cóng và ướt đẫm. Trong trại giam người ta đã đặt cho họ cái tên là "lính đầm lầy".

        Những buổi chiều mùa thu dài đằng đẵng, đi theo bọn lính áp giải về ngủ trong gian nhà gỗ, những người bạn lại thảo luận các kế hoạch vượt ngục khác nhau. Họ đã chọn được một cách, tức là đào đường hầm từ nhà ngủ đến cơ quan hội đồng quân quản trại giam rồi bất ngờ đánh úp tụi lính bảo vệ, cướp lấy vũ khí, dùng những vũ khí đó không phải chỉ để tự giải thoát mà còn giải phóng cho cả các bạn khác bị giam.

        Kế hoạch dự định vượt ngục này rất khó khăn và mạo hiểm nhưng lại hứa hẹn được tự do nhanh chóng.

         Giu-li-út Phu-xích đã viết: "Hai người cộng sản ở chung trong tù chỉ năm phút sau là nảy nở tinh thần tập thể". Trong phòng giam ở gian nhà gỗ này có tới hai mươi tám phi công, đa số là đảng viên cộng sản, đã trải qua trường học gian khổ của cuộc chiến tranh, đã được tôi luyện trong chiến đấu. Khi các phi công được Đê-va-ta-ép, Van-đư-sép, Pa-xu- la cho biết kế hoạch đào đường hẩm thì tất cả mọi người đều tán thành. Hơn ba mươi người sống trong gian nhà gỗ này đã phân chia ra thành từng nhóm năm người một, có chỉ huy cẩn thận. Tất cả công việc chuẩn bị cho cuộc vượt ngục đều được tiến hành hết sức bí mật.

        Một lần vào buổi tối, Mi-khai Đê-va-ta-ép, I-van Pa-xu- la và Mi-khai Si-lốp đã nậy ván lát nhà ra và chui xuống sàn. Họ ngạc nhiên khi thấy sàn nhà cao hơn mặt đất những một thước. Các phi công suy tính: "Thế nghĩa là đã có chỗ để đổ đất rồi" Nhưng đào bằng gì ? Họ không có được một dụng cụ nào cả. Những người tù chỉ có độc một loại là cà-mèn, bát sắt và thìa. Đấy là những thứ họ đã dùng để bắt đầu đào đất. Họ đã kiếm được một mảnh sắt tây và làm thành một cái chảo. Hạ đã đổ đất vào cái chảo này rồi tãi nó ra dưới sàn nhà.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #18 vào lúc: 02 Tháng Sáu, 2017, 05:17:32 am »


        Các phi công đào đất vào ban đêm, sau giờ điểm danh buổi tối. Trước khi bắt tay vào việc họ đã phải cởi quần áo ra, bởi vì nếu để quần áo bẩn và ướt, trước khi trời sáng vẫn chưa khô thì có thể sẽ làm cho tên cai nhà giam hoặc một tên Ghét-ta-pô nào đó nghi ngờ. Họ làm việc luân phiên. Một người phải đứng canh để kịp báo trưóc cho các đồng chí của mình trong trường hợp lính bảo vệ xuất hiện bất ngờ trong nhà gỗ.

        Đường hầm càng đào càng khó. Vì nó hẹp nên người đào đã bị mất cả lối thông hơi. Làm việc trong những điều kiện đó, người đào hầm thường bị ngất đi, anh em phải lấy dây thừng buộc vào chân mới lôi ra được.

        Thìa, bát sắt và cà mèn dùng đề đào hẩm rằt chóng gãy và có thể làm cho bọn Ghét-ta-pô nghi ngờ. Loại "dụng cụ" đó không dùng được nữa, đòi hỏi phải kiếm một cái khác, dù chỉ là mỗi một cái xẻng.

        Đào đâu ra xẻng được? Đê-va-ta-ép và các bạn đã nghĩ nhiều đến vấn đề này. Họ quyết đinh đánh cắp xẻng ở công trường xây dựng trại giam mới. A-lếch-xây Phê-đia-rơ-cơ và A-lếch-xây Va-rôn-trúc được cử làm việc này. Hai người biết rằng công việc này không dễ. Bời vì, theo quy tắc, tất cả các tù binh sau khi làm xong việc đều bị khám xét hai lần. Mà cái xẻng không phải là cái kim, không thể dấu nó vào trong gấu quần áo được. Nếu bọn Ghét-ta-pô phát hiện được, chúng nó sẽ xử bẳn ngay.

        A-lếch-xây Va-rôn-trúc làm trong kíp đổ nền gạch để xây các nhà làm việc trong trại giam. A-lếch-xây Phê-đia-rơ-cơ có thể được cử vào kíp làm hàng rào chướng ngại bằng dây thép gai. Tất cả dụng cụ đều thuộc công ty bao thẳu xây dựng trại giam. Mỗi buổi tối, sau khi làm xong công việc, bọn đốc công lại thu thập dụng cụ của các tù binh lại, kiểm điểm rồi báo cáo với tên đội trưởng đội áp giải.

        A-lếch-xây Phê-đia-rơ-cơ phải dùng đến mưu mẹo. Anh tận lực làm việc để hoàn thành nhiệm vụ trước thời hạn. Tất nhiên hành động của anh đã bị các tù binh chề riễu cay độc. Họ nói:

        -  A-lếch-xây ơi, mày cố gắng cũng vô ích thôi. Không có mày thi bọn Hít-le cũng "rào dây thép gai" được toàn châu Âu, vẫn xây dựng được xong trại giam. Thế mà mày lại giúp đỡ chúng, rõ ràng là mày muốn xu nịnh chúng !

        Sau khi đã xong phần việc của mình, A-lếch-xây Phê-đia- rơ-cơ vội báo cáo ngay cho tên đốc công biết. Rồi anh lại đề nghị nó cho anh đi đào hố đề trồng cột. Tên đốc công sẵn sàng hoan nghênh con người "nhiệt tình" và cử luôn anh đi theo tên lính áp giải sang kíp đào móng để mượn xẻng. Việc đó đã liên tục xẩy ra từ ngày này qua ngày khác. Bọn đốc công đã quen với việc nhin thấy một cái xẻng "đi du mục" từ kíp này sang kíp khác. Nếu có lần chúng không thấy xẻng thì  kíp này lại tưởng kíp kia đã thu xẻng rồi.

        Lợi dụng điều đó, A-lếch-xây Va-rôn-trúc đã tháo lưỡi xẻng ra khỏi cán và giấu nó vào trong áo như một kho tàng quý giá. Đến lúc khám xét, anh đã bí mật chuyền lưỡi xẻng cho A-lếch-xây Phê-đia-rơ-cơ. Thế là hai phi công, với tất cả những khó khăn to lớn, đã mang được chiếc xẻng về tới nhà ngủ. Có dụng cụ này, việc đào đường hầm đã được dễ dàng và nhanh chóng hơn nhiều.

         Chẳng bao lâu các phi công lại được tin bọn Ghét-ta- pô đang dự đinh chuyển tất cả tù binh từ trại này sang trại mới làm xong ở bên cạnh. Mi-khai bảo các đồng chí:

        - Phải đào nhanh hơn mới được.

        Nhưng, họ lại gặp phải một cản trở mới trên bước đường chuẳn bị vượt ngục. Một hôm, trong lúc đang đào hầm, các phi công đã đào phải một cái hố phân cũ. Những tấm gỗ mục đã bị bật tung và chằt lỏng này đã trào ra.

        - Cái mùi lạ lùng này ở đâu xông ra ầy nhỉ?

        Bọn lính gác hỏi thế, nhưng chúng vẫn không đoán được rằng ở dưới mặt đất đang sôi nổi một công cuộc lao động căng thẳng.

        Một số người đào hầm đã ngừng công việc lại. Họ thất vọng, nói:

        - Thật là phí công !

        Chỉ còn Đê-va-ta~ép, Si-lốp, Van-đư-sép, Pa-xu-la, Phê- đia-rơ-cơ, Va-rôn-trúc và vài người nữa là vẫn tích cực xuống hầm mỗi khi tối đến. Họ đã đào được một cái rãnh ờ bên cạnh để thoát nước tràn ra và đã tháo được hết nước ở trong hố.

        Đê-va-ta-ép lấy cái que đo đường hầm rồi đưa cho các bạn xem và nói:

        - Các cậu xem này, đường hầm đã đào được xa thế này rồi. Cố gắng một chút nữa là chúng mình được tự do...

        Lời nói đó đã cổ vũ những phi công đang bỏ việc. Họ lại bắt đầu đào con đường bí mật. Công việc trở nên gian nan hơn. Hầu như không khí mát mẻ không còn lùa được vào trong đường hầm nữa. Nước rỏ giọt từ vách hầm xuống, mùi ẩm ướt nồng nặc. Họ phải lấy cọc nhỏ chọc những lỗ hổng lên trên mặt đất để thông hơi.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #19 vào lúc: 03 Tháng Sáu, 2017, 07:41:33 am »


        Trong khi phải đi vét bùn ngoài sông, đôi bàn tay cùa Đê-va-ta-ép trước kia đã bị hỏng nay lại bị thương. Thầy thuốc trong trại giam - cũng là một tù binh - thấy vậy đã lắc đầu thương xót bảo anh:

        - Anh phải giữ gìn đôi bàn tay, phải cẩn thận...

        Ông thầy thuốc này đã băng bó cho Đê-va-ta-ép và đã xin cho anh được miễn công tác xây dựng trại giam. ít lâu sau ông cũng trò thành "kẻ tòng phạm" với các phi công, đã hoạt động mọi việc cho họ. Ông đã mạo hiểm đưa vào trong nhà ngủ, cung cấp cho họ tấm bản đồ nước Đức vẽ trên chiếc khăn quàng lụa, một số dao và địa bàn.

        Nhưng rồi bọn Ghét-ta-pô cũng biết rằng các tù binh đã bí mật đào đường hầm và chuẩn bị vượt ngục.

        Một lần, sau khi đi làm về, những người tù chợt thấy có hai tên ss lầy sà beng nện thăm dò trên mảnh đất ở gần trại. Bỗng một tên trong bọn chọc thủng mặt đầt và phát hiện được ra đường hầm. Trại giam được lệnh báo động. Một tên sĩ quan trại giam là thiếu tá Gôn-smít đã cùng với tên ss làm phiên dịch tiến hành điểm danh. Chúng đã giữ những người bị giam đứng trong hàng suốt hai tiếng đồng hổ. Trong khi đó, bọn ss lục soát tỉ mỉ tầt cả gian nhà gỗ nhưng không có kết quả. Chúng không tài nào hiểu rằng những người Nga đã đào được tới mười lăm thước đường hầm bằng cách nào? xẻng, dao, địa bàn, bản đồ... tất cả đều đã giấu kỹ trong lớp đất sét dưới sàn nhà. Chỉ có người nào rất gầy mới có thể chui lọt vào chỗ đó được.

        Sau cuộc lục soát trong nhà gỗ, tên Gôn-smít đã giận dữ "hạ lệnh:

        - Những đứa tổ chức ra việc đào hầm, tiến lên năm bước !

        Nó lại nhắc lại lệnh đó hai lần nữa, nhưng tất cả mọi người vẫn đứng nguyên tại chỗ. Nó đã dọa sẽ trừng phạt rất ác, là đưa những người tù vào trại giam tử hình. Bốn con chó lài chạy đến chân nó, hít hít. Thái độ bình tĩnh của các tù binh đã làm cho bọn Ghét-ta-pô phát cáu. Nó lại ra lệnh:

        - Xếp thành một hàng!

        Các tù binh hiểu rầng bọn phát-xít thường quen dùng cách này để chọn lấy năm người một hoặc mười người một đem đi bắn. Khi tất cả mọi người đã dàn thành hàng xong, chúng lại bắt đầu lục soát. Bọn Ghét-ta-pô đã lôi từng người một ra khỏi hàng, bắt họ phải cởi hết quần áo. Bọn lính bảo vệ đã lộn trái các túi quần áo, tháo cả các mụn vá và các vải lót ra, nhưng vẫn không tìm thấy vật gì phạm pháp.

        Đặc biệt, hai mươi tám phi công sống ở gian phòng có đường hầm đi qua đã bị tra tấn hành hạ rất nhiều. Ngay tối hôm đó họ đã bị giam vào xà lim riêng. Đến khi được sống ở buồng giam chung, tất cả mọi người đều thề một lần nữa rằng không một ai tiết lộ những người tổ chức ra việc đào hầm và kế hoạch vượt ngục. Chẳng bao lâu, những cuộc tra hỏi đã bắt đầu. Thoạt tiên, chúng gọi đến Mi-khai Đê-va-ta-ép, I-van Pa-xu-la, Mi-khai Si-lốp, A-rô-ca-di-a Xô-un. Hơn một tiếng đồng hồ trôi qua. Sau đó, bọn lính bảo vệ đã đày Mi-khai Si- lốp bị tra tấn thừa sống thiếu chết vào ngục tối. Những người còn lại bị giam vào xà lim riêng. Cuộc thảm vấn các phi công đã kéo dài suốt đêm. Họ bị tra tấn, đánh đập, nhưng không ai phản bội đồng chí của mình.

        Ngày thứ ba, tên ss phiên địch tuyên bố rằng, theo quyết nghị của hội đồng quân quản trại giam, các tù binh sẽ bị giam ba tuần lễ trong ngục tối vì tham gia vào vụ đào dường hầm.

        Những người bị giam đã hết sức kiệt quệ. Thế mà thức , ăn - nêu có thể gọi nước và bánh mì chế biến là thức ăn -  lại chỉ ba ngày mới được phát một lần. Nhiều người bị ốm nặng và không thể cử động được.

        Mi-khai Đê-va-ta-ép bị giam vào một gian ngục tối rộng không quá hai thước vuông, trong đó có lò gang đốt than. Trong cái hộp đá ngạt thở đó không thề nào trở mình được. Đói khát hành hạ anh, khắp thân thể anh bị đòn đau nhừ.

        Tên quan tư trại giam chỉ huy cuộc điều tra thường gọi Đê-va-ta-ép lên lấy cung vào ban đêm. Trong phòng của nó có đặt một cái bàn, trên bàn bày các chén rượu vang và các món ăn nhẹ. Tên chúa ngục đã buộc tội Mi-khai tổ chức ra việc đào hầm và vượt ngục rồi hạ lệnh cho anh phải ký vào bản tuyên bố chống Liên-xô. Nó nói:

        - Chỉ có như vậy mày mới có thể còn sống mà trở về nhà được. Hãy làm theo lời tao bảo đi rồi ngồi vào bàn mà uống rượu mừng sức khỏe của mày.

        Đê-va-ta-ép đã dứt khoát từ chối không ký vào tờ giấy. Tên ss liền cầm lấy cái gậy cao-su đánh anh luôn. Khi Đê- va-ta-ép ngất đi, chúng lại giội nước lã cho anh tỉnh lại và lại tiếp tục tra tấn.

        Mi-khai đã anh dũng chiu đựng những cuộc tra tấn và đói khát. Nhiều lần chúng đã đưa Đê-va-ta-ép ra đối chất với Van-đư-sép và các phi công khác nhưng thấy đều vô ích.

        Một lần, có một người lính Hung-ga-ri trong đội bảo vệ bước vào ngục tối giam Đê-va-ta-ép. Anh ta đưa cho người tù một miếng bánh và nói:

        - Đây là quà của tôi và các đồng chí của tôi.

        Mi-khai cũng được các phi công ủng hộ. Họ đã dè sẻn khẩu phần ít ỏi để bí mật chuyền tới cho anh những mẩu bánh mì chế biến.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM