Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 26 Tháng Tư, 2024, 12:36:08 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chuyến bay giành tự do  (Đọc 18955 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« vào lúc: 14 Tháng Năm, 2017, 10:49:50 pm »

       
        - Tên sách: Chuyến bay giành tự do
        - Tác giả: G. Ép-xtích.nhê-ép; Lê Kim dịch
        - Nhà xuất bản: Quân đội nhân dân
        - Năm xuất bản: 1963
        - Số hóa: Giangtvx



LỜI GIỚI THIỆU CỦA NHÀ XUẰT BẢN VĂN HỌC
CHÍNH TRỊ QUỒC GIA LIÊN-XÔ

        Một ngày tháng Hai năm 1945 chan hòa ánh nắng, có một chiếc máy bay kiểu "Hanh-ken III" của phát-xít Đức đã hạ cánh xuống đám ruộng cày gần một làng nhỏ vừa mới được bộ đội xô-viết giải phóng.

        Mười người kiệt sức, mặc quần áo kè dọc của tù nhân trong trại tập trung của bọn Hít-le, đã khó nhọc trèo ra khỏi máy bay và khi nhìn thấy các chiền sĩ xô-viết chạy đến, họ đã mừng rỡ nhảy bổ ra đón.

        Trong số những người đã trở về được quê hương đất nước, có đồng chí Mi-khai Pê-tơ-rô-vích Đê-va-ta-ép, phi công lái máy bay khu trục, hỉện nay là anh hùng Liên bang xô-viết, là người đã tổ chức ra cuộc vượt ngục này.

        Cuốn sách của nhà báo G. Ép-xtích-nhê-ép, nhan đề là: "Chuyến bay giành tự do" kể lại kỳ công phi thường của Mi-khai Đê-va-ta-ép và các bạn của anh, về những con người xô- viết mến yêu Tổ quốc vô bờ bền, đã đấu tranh trong điều kiện bị bọn phát-xít đọa đầy.

        Cuốn sách phát hành trong dịp tái bản lần thứ hai này đã được bổ sung và sửa chữa. Tác giả đã thêm vào cuốn sách những tài liệu mới về các đồng chí của M.P. Đê-va-ta-ép trong các trại tập trung của bọn Hít-le, về tính tương trợ và hữu nghị quốc tế, về cuộc sống cùa một số người trong chuyến bay này sau khi đã giành được tự do.

Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #1 vào lúc: 15 Tháng Năm, 2017, 05:47:13 am »

     
BIỂN CỐ PHI THƯỜNG Ở TRƯỜNG BAY PÊ-Ê-NÊ-MUN-ĐÊ

        - "Muốn vượt khỏi Xơ-vi-nê-mun-đê thì phải biến thành chim !".

        Đó là lời tên trưởng trại tập trung giết người của bọn phát-xít Đức đặt ở vùng này. Hẳn hay thích nhắc lại câu nói đó.

        Và bọn Hít-le đã đinh ninh rằng không một ai trong số tù binh của chúng có thể thoát về với tự do được. Thật vậy, làm thế nào tẩu thoát được, một khi trại tập trung lại đặt trên một hòn đảo ở biển Ban-tích. Chung quanh lớp nhà gỗ thấp giam người là những hàng rào dây thép gai có truyền điện cao thế.

        Cả đến thiên nhiên hình như cũng thông đồng với bọn phát-xít. Gió bầc lạnh buốt, hầu như thổi thường xuyên từ biển Ban-tích nổi sóng vào đảo. Suốt đêm ngày, những làn sóng lạnh lẽo đập mạnh vào bờ. Những người bị giam phải làm việc khổ sai, phải chịu đói khát, rét buốt. Nhưng ngay cả trong những hoàn cảnh cùng cực đó họ vẫn nuôi hy vọng sẽ được tự do và họ đã tranh đấu để được tự do.

        ... Ngày 8 tháng Hai năm 1945, vào lúc giữa trưa, một tốp tù binh xô-viết đi dọn tuyết trên trường bay Pê-ê-nê-mun-dê gần trại giam đã chiếm lấy chiếc máy bay ném bom "Hanh-ken III".

        Thoạt đầu, máy bay đã bay trên biển Ban-tích, về phía Xcan-đi-na-vơ1  nhưng sau đó đã chuyển hướng về phía đông, về Liên bang xô-viết. Một chiếc máy bay khu trục "Phổc-kê Vun-phơ" đuổi theo nó nhưng không có kết quả. Chiếc " Hanh- hen 111" đã nhanh chóng lẩn vào những đám mây đen trên mặt biển.   

        Thật là một biến cố phi thường đối với bọn cai quản trại giam. Tụi Ghét-ta-pô2  không thể nào tin được rằng những người tù đã kiệt sức, ngay gió thổi cũng xiêu vẹo, thế mà lại lái được máy bay, mà là máy bay ném bom tối tân mà tên thủ trưởng doanh trại vẫn thường đi chứ chẳng phải chiếc nào khác. Chúng hối hả tập hợp tất cả lại để điểm danh. Chúng đã đọc đi đọc lại bản danh sách nhiều lần, nhưng vẫn thiếu đứt đi một đội lao công gồm mười người tù. Trong lúc điểm danh, bọn ss3 giải thích rằng chiếc máy bay ném bom đã bị chiếc khu trục "Phốc-kê Vun-pho" bắn rơi và tất cả những người vượt ngục đã bị chìm xuống biển. Nhưng dường như không một ai trong số tù lại tin điều đó. Trên những bộ mặt hốc hác vàng ệnh của những người tù thoáng một nụ cười và mắt họ bừng lên ánh lửa hy vọng sẽ được giải phóng. Những người tù sau buồi điểm danh về đã quyèt định rằng: Cần phải chiến đấu để giành lấy tự do như mười dũng sĩ xô-viết đã chiến đấu để vượt khỏi trại tập trung giết người. Cả đến dáng điệu cùa họ cũng có vẻ rắn rỏi hơn, tin tưởng hơn. Tư tưởng họ hướng về phía đông, nơi những người vượt ngục đã bay đi trên chiếc "Hanh-ken III"

        Mười người dũng cảm đã chiến thắng cái chết, đã thể hiện tinh yêu nồng nhiệt đối với Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, đối với tự do, trong kỳ công bất diệt này, là những ai đó?

------------------------
       1. Bán đảo Bắc Âu, gồm ba nước: Phần-lan, Na-uy, Thụy-điền.

        2. Cơ quan mật vụ của phát-xít Đức

        3. Đội quân xung kích của Hít-le
« Sửa lần cuối: 15 Tháng Năm, 2017, 05:53:01 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #2 vào lúc: 16 Tháng Năm, 2017, 05:12:13 am »


"CON TRAI CỤ ĐẴ MẮT TÍCH"

                           Vui sao chiến thắng trở về
                           Tay con mừng rỡ ôm ghì mẹ yêu
                           Ước mơ đẹp biết bao nhiêu
                           Nhưng, đang chinh chiến, còn nhiều gian nan
.1
MU-XA DA-LI-LƠ.       

        Mùa hè năm 1944, trận tuyến càng ngày càng bị đẩy lui về phía Tây, tới gần biên giới nước Đức phát-xít. Nhưng, tại làng Tơ-rơ-bê-rê-vô xa xôi thuộc nước Cộng hòa tự trị Mô-rơ- đa-vi cũng như tại khắp mọi nơi trên đất nước chúng ta, tiếng súng trận của cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại vẫn vang tới như một dư âm. Mọi tình hình mặt trận đều được các báo chí và đài phát thanh truyền đi, các thương binh về nhà kể lại và cuối cùng, còn được những người đang tham gia chiến đấu. chống bọn phát-xít chiếm đóng viết thư về trong mấy dòng hà tiện. Mỗi một tin tức, dù vui hay buồn, đểu nhanh chóng trở thành vật sở hữu chung cùa cả làng.

        Có lẽ, ở làng Tơ-rơ-bê-ê-vô này không có gia đình nào là không có những người thân thích ruột thịt đi đánh giặc.

        Những người mẹ, người cha, người vợ, anh em, chị em.., tất cả đều nóng lòng đón đợi những tin tức ngoài mặt trận. Và có lẽ, trong làng Tơ-rơ-bê-ê-vô chỉ có bà cụ A-cu-li-na Đi-mi-tơ-rép-na Đê-va-ta-ê-va đã bảy mươi tuổi, người gầy gò mảnh khảnh, là nhận được thư thường xuyên hơn tất cả mọi người.

        Cụ đã nuôi nấng được sáu con trai tất cả. Người con cả, Nhi-ki-phô-rơ, là lính bộ binh, Va-xi-li là lính xe tăng, Pi-ô- tơ-rơ chỉ huy một phân đội bộ binh, A-lếch-xan-đơ-rơ lái xe hơi, A-lếch-xi là lính pháo binh và Mi-khai là phi công. Bà mẹ hiểu rằng tất cả những đứa con mình đều lớn khôn, đều yêu lao động như cha chúng là Pi-ô-tơ-rơ Đê-va-ta-ép vẫn thường mong muốn, người cha đã tử trận từ năm 1919 trong cuộc chiến đấu gần Xa-ma-ra để bảo vệ nước Cộng hòa xô - viết trẻ tuổi. Gia đình đông đúc này vẫn nhớ đến ông cụ. Lúc vui mừng vì con cái, bà cụ A-cu-li-na Đi-mi-tơ-rép-na vẫn thường nói: "Nếu bây giờ bố chúng nó nhìn thấy chúng nó nhỉ... ".

        Thật vậy, không phấn chấn làm sao được! Tất cả con cái của bà cụ đều đã bước trên đường đời rộng lớn. Chỉ cầu mong sao sống được hạnh phúc. Nhưng mây đen của chiến tranh đã kéo đến uy hiếp. Bà cụ đã khóc hết nước mắt hồi mùa hè năm ngoái khi được tin đứa con trai A-lếch-xi vừa mới hy sinh trong cuộc chiến đấu gần Ô - ren! Rồi đến mùa đông, lại một tin buồn nữa gieo vào lòng bà cụ: đứa con trai thứ nhì là A-lếch-xan-đơ-rơ đã ngã xuống trong một trận chiến đấu ác liệt với quân địch. Bây giờ, cứ mỗi lần bóc một lá thư, bà cụ lại thấp thỏm.

        Một lần, giữa buổi trưa tháng Bẩy oi bức, bà cụ đã nhận được một phong thư có đóng dấu hình tam giác. Thư nào thế ? Vui hay buồn ? Đứa cháu gái của cụ bóc phong bì ra. Một mảnh giấy nhỏ rơi xuống sàn nhà. Đó là thư của các phi công, bạn đồng ngũ với Mi-khai. Họ đau đớn báo tin rằng Mi-khai Pê-tơ-rõ.vích Đê-va-ta-ép, con trai của cụ và là người bạn của họ, ngày 13 tháng Bẩy năm 1944 đã bị mất tích...

        Các bạn của Mi-khai đã an ủi cụ, khuyên cụ đừng mất hy vọng rằng con trai cụ sẽ trở về. Song, những dòng nước mắt, những dòng nước mắt cay đắng, như tấm màn sương đã che phù tất cả mọi vật chung quanh, cụ không còn nhìn thấy gì nữa...

        ... Gia đình cụ trước kia nghèo đói và Mi-khai là đứa con thứ mười ba. Nhưng nó đã sinh ra vào cuối năm 1917, giữa thời buổi hạnh phúc: công nông đã nắm được chính quyền trong tay mình. Hồi đó, cụ ông là Pi-ô-tơ-rơ đã nói: "Bây giờ chúng ta đang bắt đầu một cuộc sống mới, không phải còng lưng làm thuê cho bọn nhà giầu nữa".

        Nếu còn chính quyền cũ, có lẽ các con cụ đã phải đi làm thuê rồi. Nhưng điều đó không xẩy ra nữa. Chính quyền xô- viết đã đem hạnh phúc đến xóm làng Mô-rơ-đa-vi xa xôi hẻo lánh. Cùng với tất cả đất nước, bộ mặt cùa các làng bản này đã thay đổi. Nhân dân Mô-rơ-đa-vi dưới thời Sa hoàng bị khổ cực và lạc hậu nay đã vươn lên trong cuộc sống mới hạnh phúc. Bà cụ Ar-cu-li-na Đi-mi-tơ-rép-na Đê-va-ta-ê-va là một trong những người đầu tiên ở làng Tơ-rơ-bê-ê-vô đã vào nông trang tập thể. Gia đình tử sĩ này đã thở phào, nhẹ nhõm. Hầu hết những đứa con trai con gái lớn tuổi tập họp lại cũng gần thành một đội sản xuất. Đến mùa thu, họ thường chở đến mấy chuyên xe ngựa chất đầy những bao lúa mì về nhà, đỏ là phần trả công lao động. Cuộc sống mỗi năm một cải thiện. Không, các con cái của bà cụ đã chẳng phải trở thành cố nông nữa!...

        Trong mấy đứa con cùa cụ thi chú bé Mi-khai là đứa hiếu động nhất, đã làm bà cụ bận bịu không phải ít. Chính chú vẫn thường hay lôi cuốn một lũ nhóc, chơi đánh trận, làm Tra-pa-ép... Mà chú bé mới bền gan và quyết tâm làm sao.

----------------
        1.Nguyên văn: mọi sự đều có thể xảy ra.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #3 vào lúc: 17 Tháng Năm, 2017, 02:39:00 am »


        Bà quên sao được lần tiễn Mi-khai đi học ở Ca-dan. Hồi đó, chú mới vừa mười lăm tuổi. Bà đã bảo con:

        — Mi-sa1 con định đi đâu ? Cuộc sống trong gia đình ta và trong nông trang tập thể đã khá giả. Bây giờ đâu phải là thời Sa hoàng, khi chúng ta còn phải làm việc cho tui con buôn nữa?

        . Nhưng Mi-sa vẫn ra tỉnh vì muốn trở thành phi công. Bà mẹ đành chỉ còn biết oán trách thằng con cả Nhi-ki-phô-rơ vì mỗi khi nó từ đơn vị nghỉ phép về thăm nhà thì nó lại kể cho thằng bé Mi-sa nghe rất nhiều chuyện về bộ đội, về máy bay.

        ... Những năm ba mươi không thể nào quên được, Đó là những năm thực hiện các kế hoạch 5 năm đầu tiên. Khắp đất nước rộng lớn đều xây dựng những thành phố mới, những xí nghiệp, công xưởng, nhà máy điện, đường xe lửa. Đó là thời kỳ xây dựng những tòa nhà của xí nghiệp to lớn sản xuất máy kéo đầu tiên, thời kỳ xây dựng thành phố Com-xô-môn trong khu rừng rậm hoang vắng bên bờ sông A-mua, xây các lò cao đầu tiên ở Na-gơ-nhít-ca, xây dựng Tuốc-cơ-xíp. Trong những ngày lao động gian khổ, khó khăn nhưng tươi đẹp đó, đã đạt được những cơ sở hùng mạnh của đất nước xã hội chủ nghĩa, khắc phục được tình trạng lạc hậu hàng bao thế kỷ của nước Nga cũ. Hàng nghìn hàng vạn con người đã được ngồi vào bàn học, được vào các trường đại học đề trở thành kỹ sư, bác sĩ, giáo viên, vì đất nước đang cần nhiều cán bộ. Mi-khai Đê-va-ta-ép đã đi theo con đường bình thường đó của thế hệ mình...

        Đến Ca-dan, Mi-khai đã không được nhận vào trường hàng không. Nhưng,anh không trở về làng Tơ-rơ-bê-ê-vô. Anh đã ở lại Ca-dan, làm việc tại nhà ăn công cộng của trường chuyên nghiệp trung cấp vận tải đường sông rồi học luôn ở trường này. Ở đây anh đã được kết nạp vào Đoàn thanh niên cộng sản mang tên Lê-nin. Trong khi học tập lái tầu trên sông Vôn-ga, Mi-khai vẫn không rời bỏ ước mơ sẽ lái máy bay. Cứ rỗi rãi thời gian là anh lại đến câu lạc bộ hàng không. Trong: bức thư gửi về nhà, anh rất phần khởi báo tin để mẹ biết rằng mình đã được cùng với huấn luyện viên bay chuyến máy bay đầu tiên và sau đó đã tự cầm lái một mình được. Tim bà A- cu-li-na Đê-mi-tơ-rép-na đã đập mạnh khi biết tin đó. Bà không biết nên như thế nào: nên vui hay nên buồn. Trong thư, bà chỉ khuyên con trai mình mỗi một điều: "Bay thâm thầp và chầm chậm thôi !".

        Mặc đầu Mi-khai đã nhận được bằng thuyền trưởng tầu  chạy sông rồi, nhưng anh vẫn trung thành với chí hướng của mình.

        . ...Ước mơ lái máy bay của anh đã được thực hiện từ những năm khi mà toàn thế giới đều biết đến tên các phi công xô-viết nổi tiếng như: Va-le-ri Sca-lốp, Mi-khai Gơ-rô-mốp, Vơ-la-đi-mia Cốc-ki-na-ki, Giê-oóc-gi Bai - du - cốp, Mi - khai Vô-đô-pi-a-nốp. Các thanh niên nam nữ xô-viết mong muốn được là người anh dũng và quả cảm, đều khao khát được trở thành những người anh hùng về mọi mặt. Theo tiếng gọi của Đảng, thanh niên đã bước vào ngành hàng không. Đoàn thanh niên cộng sản Lê-nin đã đỡ đầu không quân. "Đoàn viên Côm-xô-môn, hãy lên máy bay!" đó là khẩu hiệu chiến đấu của đất nước...

        Được Đoàn thanh niên cộng sản Lê-nin cấp giấy giới thiệu,. Mi-khai Đê-va-ta-ép đã vào học trường hàng không. Anh đã vào học ở đấy không những chỉ vì mơ ước từ lâu mà còn vì đất nước đang cần có những phi công.

        Bây giờ, mỗi khi viết thư về làng Tơ-rơ-bê-ê-vô, anh không phải gửi từ Ca-dan nữa mà là từ Ô-ren-buốc, nơi anh đang theo học ngành hàng không. Cùng học với anh có cả các: bạn Va-li-u-lin và Ma-cu-sép mà anh đã quen hồi ở câu lạc bộ bàng không Ca-dan. Anh đã chụp chung với các bạn cùng lớp một tấm ảnh rồi gửi về nhà. Bà mẹ nhìn ảnh và vui mừng: dù ở chỗ nào, từ trường tiểu học đến trường chuyên nghiệp trung cấp, câu lạc bộ hàng không, trường không quân... con bà vẫn có những người đồng chí tốt.

        Bà A-cu-li-na Đi-mi-tơ-rép-na còn nhớ: năm 1940, sau khi tốt nghiệp trường không quân, Mi-khai đã trở về Tơ-rơ- bê-ê-vô trong bộ quần áo phi công quân sự, rắn ròi, vạm vỡ, Bà mẹ rất hãnh diện vì đông đảo dân làng đã kéo đến gian nhà gỗ của bà, tất cả mọi người đều muốn ngắm nhìn con bà. Hồi đó khắp cả làng Tơ-rơ-bê-ê-vô chỉ có Mi-khai và Va-xi- li Gơ-ra-sép, bạn cũ cùng học với anh ở trường làng, là vào phi công.

        Sau khi tốt nghiệp, Mi-khai đã phục vụ ở một đơn vị không quân. Nhưng chưa đầy một năm thì những chuyến bay tập ở đấy đã chuyển thành những chuyến bay chiến đấu. Ngay từ hôm đầu tiên, khi bọn phát-xít tràn vào lãnh thổ chúng ta, Đê-va-ta-ép đã tham dự những trận không chiến. Bà mẹ rất lo lắng khi được tin con trai bị thương, phải nằm bệnh viện. Sau khi bình phục, Mi-khai lại trở về đơn vị. Và đây, các bạn anh đã gửi đến lá thư này...

        Xảy ra chuyện gi với anh rồi ? Còn sống không ? Số phận của đứa con trai út bà ra sao?

        Phi công Mi-khai Đê-va-ta-ép vẫn còn sống. Nhưng bà mẹ không thể nhận được một chút tin tức gì của anh, bởi vì anh đã bị rơi vào tay bọn phát-xít và đang bị đẩy đọa trong cảnh nô lệ. Đầu đuôi câu chuyện ra sao?

------------------------
        1. Tức Mi-khai, gọi một cách thân yêu trìu mến.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #4 vào lúc: 18 Tháng Năm, 2017, 03:41:31 am »

       
CÓ CHIẾN ĐẤU MỚI BIẾT NGƯỜI DŨNG CẢM

Không gì thiêng liêng hơn tình đồng chí        
N. GÔ-GÔN                        

        Phi đội cùa Gia-kha-rơ Va-xi-li-ê-vích Pơ-lốt-nhi-cốp đã niềm nở chào đón thiếu úy Đê-va-ta-ép được cừ đến phục vụ sau khi tốt nghiệp.

        Mi-khai được cử làm phi công-phụ1. Anh tự hào nói: "Dù là phi công phụ nhưng lại là phi công lái máy bay khu trục. Anh vui mừng được bay trên chiếc I-16 là một loại máy bay có đôi cánh bé nhỏ, thân ngắn, nhưng nhanh như một viên đạn.

        Ngay từ hồi còn ở Ô-ren-buốc, Mi-khai đã rầt thích thú cuộc đời hoạt động của anh hùng Va-lê-ri Sca-lốp là người đã tốt nghiệp trường không quân trước anh khá lâu. Và ở đây, tại phi đội này, dù phải tập luyện nhiều và khẩn trương, nhưng anh vẫn thường nhớ đến những lời cùa người phi công nổi tiếng đó trong bức thư gửi cho các học viên trường không quân Ô-ren-buốc: "Nếu chỉ học bay một cách đơn giản thôi thì vẫn chưa đủ. Cần phải học bay để bất cứ lúc nào cũng sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc ở trên không"

        Cuộc "chiến đấu"2 trên không rất ngắn, từng tích tắc đều có giá trị quyết định. Không phải lúc nào Đe-va-ta-ép cũng thực hiện được đúng các động tác kỹ thuật lái máy bay cấp cao, nhưng anh đã kiên tâm tập luyện thật thành thạo các động tác đó.   ị

        Đê-va-ta-ẻp đã nhanh chóng bước vào gia đình chiến , đấu của các phi công. Anh được các bạn đồng ngũ mới rất yêu quý. Họ thích lối sống vui tươi, cởi mở cùa Mi-khai. Anh là một người đồng chí tốt.

        Nhân dịp lễ kỷ niệm Cách mạng tháng Mười vĩ đại lần thứ hai mươi ba, Mi-khai đã được thủ trưởng đơn vị biểu dương về những tiến bộ đã đạt được trong học tập quân sự và chính trị. Tại cuộc hội nghị thanh niên, đồng chí bí thư đoàn Côm-xô-môn của trung đoàn đã nêu tên Đê-va-ta-ép một cách tự hào và nói về lòng yêu nghề của anh.

        Trong thời kỳ đó tình hình thế giới không được yên ổn. Ngọn lửa chiến tranh thế giới lần thứ hai càng ngày càng đến gần biên giới Liên-xô.

        Đúng trước ngày nổ ra cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại một hôm, Đê-va-ta-ép đã được cử chỉ huy một tổ máy bay3 và ngay trong ngày 22 tháng Sáu năm 19414 anh đã cùng với các bạn đổng đội trong trung đoàn bay đi làm nhiệm vụ chiến đấu.

        Quân đội phát-xít đã tràn vào lãnh thổ Liên-xô. Những tháng đầu tiên của cuộc chiến tranh thật là gian khổ. Kẻ thù chiếm được ưu thế về xe tăng và máy bay lại tận dụng được yếu tố bất ngờ khi tấn công đã ào lên phía trước. Trong những ngày đầu chiến tranh, trung đoàn của Đê-va-ta-ép~đóng ở Mô- ghi-lê-vô. Các máy bay khu trục được lệnh bảo vệ thành phố chống lại những cuộc tấn công bằng đường không của bọn Hít-le. Trong những ngày khủng khiếp đó, Mi-khai cũng như tất cả mọi người xô-viẽt đã sống với một nguyện vọng duy nhất: chặn địch lại.

        Trong bản hồi ức của mình, Đê-va-ta-ép đã viết:

        — "Người ta thường gọi tôi với các bạn cùng sinh một năm với tôi là những người cùng tuổi với Cách mạng tháng Mười. Nhưng, ngay từ hồi nhỏ, tôi cùng với các bạn học đã từng tiếc rẻ rằng mình ra đời "muộn quá ". Chúng tôi cho rằng: nếu được sinh ra sớm, từ đầu thế kỷ này, thì tốt hơn. Bởi vì có thể chúng tôi mới kịp thời được tham gia chiến đấu bảo vệ chính quyền xô-viết, để có thể tác chiến như Tra-pa-ép trên các mặt trận của cuộc nội chiến. Còn bây giờ, trong những ngày hòa bình, thì như người ta vẫn thường nói, tìm đâu ra đất dụng võ đề làm một việc gì có ý nghĩa... Nhưng rồi thời cơ đã đến. Chúng tôi, những con người cùng tuổi với Cách mạng tháng Mười vĩ đại, lớn lên trong những năm của chính quyền xô-viết, đã đứng dậy để bảo vệ Tố quốc, giữ vững những thành quả mà các bậc cha anh đã giành được hồi tháng Mười năm 1917".

        Đê-va-ta-ép nhớ mãi suốt đời chuyến bay chiến đấu đầu tiên. Ngày hôm đó, những con "chim ưng" xô-viết bay trên thành phố đang bị làm mồi cho lửa đạn, chiến đấu chồng lại các máy bay "Gioong-ke" của kẻ địch, có đến hàng mấy chục cái. Pơ-lốt-nhi-cốp đã dũng cảm bay lọt vào giữa đội ngũ máy bay ném bom của đích và hạ được một chiếc. Các phi công khác đã theo gương anh. Do đánh địch quyết liệt, mọi người đã buộc chúng phải quay đầu chạy. Phi đội của Pơ-lốt-nhi-cốp đã an toàn trở về căn cứ, không bị thiệt hại một máy bay nào. Mỗi ngày, các phi công xô-viết đã bay đi làm nhiệm vụ chiến đấu tới năm sáu lần.

---------------------
       1. Phi công phụ, còn gọi là phi công đi kèm có nhiệm vụ bám sát để yểm hộ cho chiếc máy bay chính trong một tổ chiến đấu ở trên không.

        2. Ý nói những cuộc diễn tập.

        3. Gồm có hai hoặc ba chiếc máy bay.

        4. Là ngày phát-xít Đức bội ước tấn công Liên-xô.

Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #5 vào lúc: 19 Tháng Năm, 2017, 05:30:56 am »


        Chẳng bao lâu Mi-khai đã có dịp chọi tay đôi với một tên phi công Hít-le trong trận không chiến. Đê-va-ta-ép đã biết bí mật bay vòng từ phía mặt trời lại và lia băng đạn. Chiếc máy bay phát-xít phụt khói ra và chúi mũi rơi xuống. Trung đoàn của Đê-va-ta-ép đã tỏ ra xuất sắc ngay trong tháng đầu tiên của cuộc chiến tranh. Các phi công thuộc trung đoàn đã hoàn thành một trăm năm mươi chuyến bay chiến đầu, tiêu diệt nhiều binh khí kỹ thuật và sinh lực địch. Trong số những người xuất sắc nhất có Đê-va-ta-ép, anh đã được tạng thưởng huân chương "Cờ đỏ".

        Lễ gắn huân chương tổ chức ở Mạc-tư-khoa. Sau đó các phi công được cử đi tiếp nhận các máy bay mới. Vài ngày sau họ đã bay trên những máy bay mới, chặn đánh bọn phát-xít đền ném bom Mạc-tư-khoa.

        Đê-va-ta-ép đã chiến đấu với địch nhiều lẩn. Một bận, Mi-khai có Y-a-si Snây-e-rơ đi kèm đã chiến đấu với một đội máy bay ném bom phát-xít. Đôi "chim ưng" xô-viết này đã xông vào tấn công nhiều đợt. Những đường lửa đạn phụt về phía địch. Các phi công xô-viềt đã biết làm rối loạn đội ngũ máy bay phát-xít và đã hạ được một chiếc, nhưng trong đợt giáp chiến tay đôi, Đê-va-ta-ép đã bị thương. Máy bay của anh bị hạ. Mi-khai vội rời khỏi buồng lái. Các chiến sĩ bộ binh của chúng ta nhìn thấy chiếc dù mở ra trên đầu người phi công và đã vội chạy ngay đến chỗ anh vừa nhảy xuống. Sau đó Đê-va-ta-ép đã được đưa vào bệnh viện.

        Đê-va-ta-ép bị thương nặng. Các bác sĩ đã không hứa hẹn sẽ để cho anh mau chóng trở về đội ngũ. Mặc dù người phi công báo cáo rằng mình đã cảm thầy dễ chịu và sẵn sàng ra mặt trận được nhưng người ta vẫn không cho anh ra viện. Mi-khai đành cứ mặc quần áo bệnh viện và đi dép, chạy trốn về trung đoàn. Thủ trưởng và chính ủy đã khiển trách Mi- khai nhưng vẫn cho phép anh ở lại đơn VỊ. Các đổng chí ấy nói rằng:

        - Từ chối làm sao được con người như thế này! Đê-va-ta-ép được biên chế vào phi đội do Vơ-la-đi-mia Bô-bơ-rốp chỉ huy, Mi-khai đã nghe nói nhiều đến người phi công này. Ngay từ năm 1936, khi Đê-va-ta-ép mới chỉ mơ ước phục vụ trong ngành hàng không, thì người cộng sản Bô-bơ-rốp đã từng đánh tơi bời bọn phát-xít trên vòm trời Tây-ban-nha rồi. Hồi đó Đê-va-ta-ép đã hồi hộp theo dõi cuộc chiến đấu của nhân dân Tây-ban-nha anh hùng. Nhiều người tình nguyện từ các nước khác nhau trên thế giới đã tới giúp nước Cộng hòa Tây-ban-nha. Những người xô-viết yêu nước cũng đi tới đó. Trong số đó có Vơ-la-đi-mia Bô-bơ-rốp. Hồi đó, anh đã hạ được mười ba chiếc máy bay địch trên chiến trường Tây-ban-nha. Và bây giờ Mi-khai lại được phục vụ dưới quyền chỉ huy của người phi công có kinh nghiệm này.

        Cũng như Gia-kha-rơ Pơ-lốt-nhi-cốp, Va-la-đi-mia Bô- bơ-rốp đã dạy Đê-va-ta-ép phải luôn luôn đi tìm địch mà đánh, dũng cảm buộc kẻ đích phải tham chiến.

        Bô-bơ-rốp nói:

        - Cậu phải nhớ rằng: kẻ nào đầu tiên nhìn thấy địch và giành được chủ động trong chiến đấu thì đã thắng địch một nửa rồi. Phải tìm địch ở khắp mọi nơi: thẳng trước mặt mình, sau lưng mình, bên trái, bên phải, trong các đám mây và sau các đám mây. Hãy tìm nó đến cùng, chừng nào mình chưa rời khỏi buồng lái...

         Mi-khai đã rút được nhiều bài học quý giá ở người chỉ huy của mình. Anh đã nắm vững được chiến thuật của Bô- bơ-rốp, mặc dầu anh chưa phục vụ ở phi đội này lâu. Tuy nhiên, vấn đề không phải tùy thuộc ở thời gian: những cánh bay trường thành trong chiến đấu, lòng dũng cảm nảy nở trong đấu tranh.

        Ít lâu sau, Mi-khai đã phải chia tay với các bạn đồng ngũ trong cùng một trung đoàn, tuy họ rất buồn. Tháng Chín năm 1941, khi trung đoàn đang đóng quân ở khu Ba-khơ-ma-sơ, Mi-khai Đê-va-ta-ép đã được cử đi tìm các chiến sĩ bộ binh của chúng ta đang hành quân vượt vòng vây của địch và ném xuống cho họ một gói hàng. Bô-bơ-rốp đã bình thản nói với anh :

        - Hãy bay đi, Mi-sa! Mình hy vọng rằng cậu sẽ quay trở về kịp trước đêm nay.

        Chiếc " Yak -1" của Đê-va-ta-ép nhanh chóng vút lên cao.

        Vài tiếng đồng hồ đã trôi qua. Trời mỗi lúc một tổi. Bô-bơ-rốp thỉnh thoảng lại nhìn vào đồng hồ và nói .

        - Đã đến lúc, đã đến lúc phải trở về từ lâu rồi. Hẳn là đã có chuyện gì xẩy ra rồi. Nhưng tôi rất yên tâm ở Đê-va- ta-ểp. Nếu anh ta còn sống thì thế nào cũng sẽ bay về...

        Một thời gian ngắn nữa trôi qua... Chợt có tiếng động cơ ầm ầm vang lên rồi một chiếc máy bay vụt xuất hiện. Các phi công chạy ùa ra khỏi các nhà hầm:

        - Về rồi! Đê-va-ta-ép bay về rồi!

        Nhưng, tất cả mọi người đều nhận thấy chiếc máy bay khu trục đã mở thiết bị hạ cánh rất chậm. Nghĩa là, có một cái gì không được bình, thường đã xảy ra rồi. Đúng vậy. Máy bay vừa mới chạm đất Bô-bơ-rốp đã nhận thấy chiếc đèn pha ở buồng lái bị vỡ. Anh vội chạy lại phía máy bay và nhìn thầy bộ mặt xanh nhợt của Đê-va-ta-ép. Chỉ có sức mạnh của ý chí và tinh thần dũng cảm to lớn mới giúp Mi-khai đưa được máy bay trở về căn cứ và hạ cánh được. Anh đã bị thương nặng vì một mảnh đạn cao xạ pháo của địch và đã gần như bất tỉnh. Bác sĩ của trung đoàn cho biết cần phải cấp tốc truyền máu mới cứu sống được Mi-khai. Thủ trưởng phi đội hiến anh bốn trăm năm mươi gơ-ram máu.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #6 vào lúc: 20 Tháng Năm, 2017, 05:23:50 am »


        Khi tỉnh lại, Đê-va-ta-ép đã nhìn thấy Bô-bơ-rốp ờ bên giường mình. Anh liền báo cáo:   

        - Thưa thủ trưởng, nhiệm vụ đã hoàn thành. Cái gói đã được ném xuống. Tôi đã nhìn thấy họ nhặt cái gói đó lên như thế nào rồi
Vừa nói, Mi-khai vừa giơ ngón tay yếu ớt còn run lẩy bẩy ra chỉ vào tấm bản đổ con đường giữa cánh đổng cỏ U-cơ- ren mà đoàn bộ đội xô-viết đang hành tiến. Từ sáng sớm, các máy bay của chúng ta đã bay đi yểm hộ cho họ.

        Vài ngày sau, Mi-khai kể lại cho thủ trưởng của mình biết rằng trong chuyền bay trinh sát đó anh đã bị sáu chiếc khu trục của địch tiến công, và anh đã giao chiến với chúng ở trên không...

        Vết thương rầt nặng, do đó phải điều trị lâu. Mãi đến tháng Hai năm 1942 Mi-khai mới ra viện được. Nhưng quyết nghị của hội đồng quân y đã có hại cho anh: các bác sĩ không cho Đê-va-ta-ép phục vụ ở đội máy bay khu trục nữa mà chỉ cho phép anh bay trên chiếc "PO-2" là loại máy bay hạng nhẹ, bay êm. Nhưng Mi-khai nghĩ rằng anh phải có mặt ở nơi chiến đấu gay go với kẻ thù. Anh đã chứng minh rằng: "Vì tôi là phi công khu trục". Nhưng chẳng còn lý lẽ nào giúp anh được nữa. Các bác sĩ đã tỏ ra rất nghiêm khắc, và theo quyết nghị của họ, Đê - va - ta - ép đã phải chuyền về trường không quân để tập bay trên những máy bay loại khác.

        Thế là Mi-khai lại trở về Ca-dan là nơi anh còn nhớ biết bao kỷ niệm. Anh đã ở đây những năm đang tuổi thanh niên. Tại thành phố này anh đã được chắp cánh, đã tự lực hoàn thành chuyến bay đầu tiên. Từ thành phố này có người thiếu nữ đã gửi những lá thư ra trường bay ngoài mặt trận cho anh, người con gái mà anh quý nhất trên đời...

        Mặc dầu những buổi học rất căng thẳng, nhưng Mi-khai vẫn có thì giờ đề tìm gặp người con gái có cặp mắt đen tên là Phao-di-a. Và anh đã lập gia đình với người đó. Đó là một ngày không bao giờ quên được trong cuộc đời người thanh niên. Những dẫy núi U-xlan phủ tuyết, con sông Von-ga đóng băng, tất cả đầy vẻ yên tĩnh, đến nỗi người ta không thể tin được rằng, ở một khoảng nào đó về phía tây vẫn diễn ra trận đánh quyết liệt vì hạnh phúc và hòa bình trên trái đất.

        Mới được vài ngày, người phi công đã báo cáo với ban chỉ huy, đề nghị cho ra mặt trận. Sau khi đã bay tập nhiều lần, Đê-va-ta-ép được đi chiến đấu thực sự. Anh đã tác chiến ở khu vực mặt trận Rô-dép-xcơ rồi ở gần vô-rô-ne-giơ. Ban đêm, anh đã đi lùng bộ tham mưu địch và giội bom đạn vào chúng.

        Đê-va-ta-ép vẫn nhớ đến những chuyến bay trên chiếc khu trục vì vẫn mơ ước được chiến đấu trên không. Anh muốn trở về trung đoàn cũ, về phi đội của Vơ-la-đi-mia Bô-bơ-rốp...

        Nhưng người ta đã chuyền anh sang đơn vị máy bay cứu thương. Anh phải duy trì liên lạc với các đội ngũ du kích, chuyển thương binh về vùng tự do 1. Trong những buổi mưa thu trời xấu, trong những tiết đông ngày ngắn đêm dài, anh đã hướng theo các đống lửa của du kích để làm chuẩn, khéo léo hạ cánh xuống những mảnh đất nhỏ không thể nào gọi là trường bay được. Đê-va-ta-ép đã được tặng thưởng huân chương "Chiến tranh giữ nước" hạng hai về thành tích lao động vất vả và dũng cảm. Mi-khai đã tìm được nhiều bạn thân trong số những anh em đồng đội mới. Anh hiểu rằng, ở đây, công tác tầm thường và buồn tẻ của anh rất cần cho Tổ quốc, cho nhân dân. Nhưng, vẫn như trước kia, tư tưởng muốn quay trở về trung đoàn máy bay khu trục vẫn không rời bỏ anh. Tuy nhiên anh đã không thực hiện được ngay ý muốn đó,

        ... Một lần, vào buổi sớm mùa thu năm 1944, Đê-va-ta- ép theo lệnh của đồng chí chỉ huy đã bay đến Ben-xơ. Anh hạ cánh xuống trường bay, là căn cứ của một đơn vị không quân nào đó. Mi-khai đã nhìn thấy những con "chim ưng" đậu ở sân bay và trái tim của người phi công khu trục đã thắt lại vì buồn. Anh ngồi gần trụ sở của Bộ tư lệnh, quay mặt về phía các tia nắng dịu dàng của mặt trời tháng Tư, bắt đầu nhìn ngẳm những chuyến bay. Mi-khai chợt nhớ đến "bài ca của những người lái máy bay khu trục" mà anh vẫn thường cùng hát với các bạn vào buổi chiều tối. Thông thường lúc đó có một người bạn bước lại phía anh và nói rẳng: "Nào, Mi-khai, chúng ta cùng hát bài ca ưa thích...". Thế là gian nhà hầm lại. vang lên khúc hát:

                                   Trên phi trường
                                   Máy bay cất cánh
                                   Tiếng vang như sấm.
                                   Từ sau đám mây
                                   Người đồng chí của ta
                                   Gứi đến chúng ta
                                   Lời chào chiến đấu
                                   Tốt đẹp nhất...


        Nhìn thấy các máy bay khu trục làm xong nhiệm vụ chiến đấu trở về đang hạ cánh, Mi-khai bèn hát lên điệp khúc:

        Các cậu chim ưng vững mạnh thật. Bất cử cậu nào cũng thắng nổi tụi "Mét-xéc-smít"2.

        Đê-va-ta-ép chưa kịp nhắc lại điệp khúc đó thì có một bàn tay ai đã đặt lên vai anh. Người phi công quay đầu lại. Anh không tin ở mắt mình nữa: trước mặt Mi-khai là Vơ-la- đi-mia Bô-bơ-rốp, người chỉ huy cũ của anh:

        - Đồng chí phi công khu trục, cừ lắm!

        Đê-va-ta-ép đứng phắt dậy và thắm thièt ôm hôn Bô-bơ-rốp. Đúng là đã hơn hai năm nay anh không được gặp bạn, mà lại là hai năm chiến tranh ở ngoài mặt trận...

--------------------
        1. Nguyên văn : về "đất lớn".

        2. Một loại máy bay khu trục của phát-xít Đức.
   
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #7 vào lúc: 21 Tháng Năm, 2017, 08:57:51 pm »


        Bô-bơ-rốp hỏi dồn:

        - Kể đi, cuộc sống thế nào, công tác ra sao ?

        - Tôi biết kể gì được! Bây giờ tôi không phải là phi công khu trục nữa mà là "cấp cứu". Tôi đang công tác ở ngành hàng không cứu thương.

        Mi-khai trà lời một cách chua chát rồi kể lại cho Bô-bơ-rốp nghe tất cả những dự định thất bại của mình trong việc xin trở về đội máy bay khu trục. Anh nói tiếp:

        - Tất cá các thầy thuốc đều từ chối lời đề nghị của tôi. Mặc dầu họ có đặt ống nghe lên ngực tôi nhưng tai họ vẫn điếc trước lời kêu gọi của trái tim tôi...

        - Đừng buồn nữa, Mi-khai ạ. Mình sẽ cố giúp cậu. Chúng ta cùng đến Bộ tư lệnh gặp đồng chí A-lếch-xan-đơ-rơ Pô-cơ-rứt-skin. Đồng chí đó biết thuyết phục các bác sĩ...

        Đầu tháng Năm, bộ tư lệnh đơn vị không quân X. nhận được một công lệnh điều động Đê-va-ta-ép. Mi-khai vội chuẩn bị lên đường. Các bạn anh cũng là những phi công khu trục cũ, đã nhìn anh, đầy vẻ thèm muốn.

        Đê-va-ta-ép nhận được giầy điều động đến trung đoàn không quân thuộc sư đoàn do A-lếch-xan-đơ-rơ Pô-cơ-rứt-skin chỉ huy. Sư đoàn này là mối đe dọa khủng khiếp đối với kẻ địch. Không phải vô cớ mà mỗi khi nhìn thấy bất cứ chiếc máy bay khu trục nào thuộc sư đoàn này trên trời, bọn phát- xít cũng phải báo động bằng vô tuyến điện cho các phi công của chúng: "Chú ý ! Chú ý! Trên trời có Pô-cơ-rứt-skin! ".

        ... Mùa xuân năm 1944, mùa xuân tiến công thẳng lợi của quân đội xô-viết. Những cái mốc lịch sử đã lùi lại phía sau: các trận đánh lớn trên bờ sông Von-ga vĩ đại của nước Nga, ở gần Ô-ren, Cuốc-xcơ, Ben-gô-rớt. Sau khi đã vững chắc chiếm được thế chủ động trong tay, quân đội Xô-viết đã đặt bộ máy chiến tranh của Hít-le trước thảm họa.

        Để hoàn toàn đuổi hết bọn chiếm đóng ra khỏi quê hương đất nước và giải phóng nhân dân châu Âu khỏi ách chuyên chế của Hít-le, đòi hỏi phải có nhiều nỗ lực anh hùng mới, nhiều kỳ công mới. Những người xô-viết đã hoàn thành những đòi hỏi đó, dù ở tiền tuyến hay hậu phương. Mỗi ngày những đòn giáng vào kẻ địch lại càng thêm mạnh. Thượng tuần tháng Năm năm 1944, tại thủ đô Mạc-tư-khoa của Tổ quốc chúng ta đã bắn những loạt đại bác chào mừng các đơn vị tiến công vừa mới quét sạch bọn phát-xít ra khỏi bán đảo Cơ-ri-mê. Bộ đội của chúng ta đã tiến vào những miền ở chân rặng núi Các-pát và chuyển sang chiến đấu trên lãnh thổ nước Ru-ma-ni. Đơn vị không quân mà Mi-khai Đê-va-ta-tép được cử đến phục vụ đã chuyển sang đây từ tháng Năm năm 1944.

        Mi-khai đã tìm đơn vị rất vất vả. Anh đã phải căn cứ vào những lời chỉ dẫn, tìm đèn các cột mốc lộ tiêu hoặc các thân cây có đề chữ "Đồn điền Pồ-cơ-rứt-skin". Trường bay đây rồi! Anh đã nhìn thấy những chiếc máy bay có ngụy trang đỗ dọc hai bên đường băng cất cánh và hạ cánh.

        Các bạn đồng ngũ mới đã đón tiếp Đê-va-ta-ép nồng nhiệt, thẳm thiết. Đặc biệt Vơ-la-đi-mia Bô-bơ-rốp đã rất vui mừng. Mi-khai không phải chỉ là cấp dưới của Bô-bơ-rốp mà còn là người mà Bô-bơ-rốp đã tiếp máu cho hổi mùa thu năm 1941. Không để cho người phi công báo cáo hết, Bô-bơ-rốp đã ôm lấy anh. Hai người bạn chiến đấu cùng nhớ lại những ngày gian khổ của mùa hè chiến tranh đầu tiên.

        Mi-khai cảm thấy anh đã bị lạc hậu so với các phi công xuất sắc. Anh đã luyện tập nhiều để nắm thật vững chiến thuật chiến đấu trên không. Và một lần nữa, anh lại nhận được sự giúp đỡ của người chỉ huy này. Đối với Mi-khai, người đảng viên cộng sản Vơ-la-đi-mia Bô-bơ-rốp là một tấm gương về tinh thần dũng cảm, về lòng trung thành vô hạn đối với Tổ quốc, lòng trung thành với nghĩa vụ của mình. Đê-va-ta-ép đã nỗ lực noi gương Bô-bơ-rốp về mọi mạt.

        Đê-va-ta-ép nhớ mãi suốt đời ngày anh được kết nạp vào Đảng, mặc dầu ngày hôm đó hình như không có gì đặc biệt lắm so với những ngày khác ở ngoài mặt trận. Thật vậy, từ buổi sáng mọi người đã bay đi làm nhiệm vụ chiến đấu và đến buổi trưa mới họp hội nghi các đảng viên cộng sản trong phi đội. Các phi công, kỹ sư, kỹ thuật viên, thợ chữa máy, thợ máy nồ ngồi ngay gần các máy bay trên bãi cỏ úa vàng vì hơi dầu máy nhiều hơn là vì các tia nắng.

        Đồng chí tổ trưởng tiểu tổ Đảng đọc đơn xin gia nhập Đảng của Mi-khai, Đê-va-ta-ép bước lại phía chiếc bàn làm bằng các hòm gỗ ghép lại, Anh hồi hộp, phát biểu ấp úng, Anh đã chuẩn bị cho ngày hôm nay từ lâu nhưng vẫn cảm thấy chưa chuẩn bị chu đáo, Anh muốn hoàn thành một cái gi to lón, có ý nghĩa,

        Mi-khai kể lại tiểu sử của mình, Cũng như tất cả mọi lứa tuổi với mình, anh đã đi học, vào trường chuyên nghiệp, trở thành đoàn viên thanh niên cộng sản mang tên Lê-nin,

        Nhưng sau những lời ít ỏi đó có giấu một ý nghĩa sâu sắc, một đặc điểm của thời đại. Biết tìm thấy ở đất nước nào khác con đường chân chính đã dẫn chàng trai từ một làng Mô-rơ-đa-vi xa xôi đi thực hiện ước mơ của mình? Chỉ có thể tìm thấy con đường đó ở đất nước xã hội chủ nghĩa, nơi đã mở đường tới hạnh phúc, tới việc phát triển những tài năng của nhân dân và khả năng của hàng triệu con người như anh.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #8 vào lúc: 22 Tháng Năm, 2017, 06:03:19 pm »


        Hội nghị Đảng đã nhất trí công nhận Đê-va-ta-ép là đảng viên dự bị, Ngay trong ngày hôm đó, các phi công thuộc phi đội cùa Bô-bơ-rốp lại tác chiến, Mi-khai rất tự hào vì lần này anh đã thực hiện nhiệm vụ của người chỉ huy với tư cách là một đảng viên cộng sản.

        ...Đầu tháng Bảy năm 1944, quân đội của chúng ta chuẩn bị một trận tấn công lớn nữa vào khu vực Li-vốp. Sư đoàn không quân do A-lếch-xan-đơ-rơ Pô-cơ-rứt-skin chỉ huy đã được điểu động đến đây. Các máy bay khu trục được lệnh yểm hộ cho các đơn vị dưới đất.

        Trận tấn công chọc thủng tuyến phòng ngự kiên cố của địch bắt đầu từ ngày 13 tháng Bẩy. Trong ngày hôm đó, các phi công do A-lếch-xan-đơ-rơ Pô-cơ-rứt-skin dẫn đầu đã hoàn thành hơn một trăm chuyến bay chiến đấu, hạ được hai chục máy bay địch. Riêng tư lệnh trưởng sư đoàn hạ được bốn chiếc, Đê-va-ta-ép bay trong phi đội cùa Bô-bơ-rốp. Anh là phi công đi kèm, có nhiệm vụ yểm hộ cho người chl huy. Hai người liên lạc với nhau bẳng vô tuyến điện. Bô-bơ-rổp lấy bí danh là "Von-ga", còn Đê-va-ta-ép là "Mô-rơ-đơ-vin "

        Các phi công vừa‘mới bay qua trận tuyến thì đội máy bay khu trục của địch đã từ sau những đám mây xông vào phi đội của Bô-bơ-rốp. Các máy bay quần nhau trên trời như một tổ ong. Mi-khai nhìn thấy những chièc máy bay "Mét-xéc- smít" và "Phốc-kê Vun-phơ" mũi nhọn, cả ở bên phải, cả ở bên trái.

        - Tôi là "Von-ga", tôi tấn công đây. Yểm hộ!

        Đê-va-ta-ép nghe thấy tiếng nói của người chỉ huy. Anh

        tập trung tất cả thị giác và thính giác vào mục tiêu, bám thật sát theo sau Bô-bơ-rốp, thực hiện rất đúng sự chỉ huy của đồng chí. Chẳng bao lâu anh đã nhìn thấy một chiếc "Phốc-kê Vun-phơ" phụt khói và tách ra một bên. " Lại một thẳng phát- xít nữa bị loại rồi! ". Anh nghĩ như vậy và tiếp tục yểm hộ cho chiếc máy bay cùa người chỉ huy. Mi - khai không nhận thấy có một chiếc khu trục khác của địch đã bắn súng máy vào thân chiếc máy bay của anh. Người phi công cảm thấy vai trái rát như phải bỏng. Máu nhuộm đỏ cả chiếc cần lái. Buồng máy đầy khói cay sè, máy bay đã bốc cháy.

        - "Von-ga" đây! "Von-ga" đây! - Đê-va-ta-ép vẫn nghe thấy tiếng nói cùa người chỉ huy. Bô-bơ-rốp hạ lệnh cho anh nhảy dù xuống. Nhưng dưới cánh máy bay là các vị trí của địch, bọn phát-xít chạy đi chạy lại lăng xăng. Mi-khai quyết định cố bay về tới phòng tuyến cùa mình. Anh kêu lên:

        - "Mô-rơ-đơ-vin" đây! "Mô-rơ-đơ-vin" đây! Tôi bị mất phương hướng rồi. Dẫn tôi về phía đông...

        Nhưng làm gì bây giờ cũng muộn mất rồi. Ngọn lửa như những cái lưỡi đã lọt vào buồng lái, gần chạm tới các thùng dầu máy làm cho nó có thể nổ bùng lên lúc nào không biết.

        Nhìn thấy bạn không còn lối thoát nào khác, Bô-bơ-rốp quên cả mật hiệu đã kêu to lên:

        - Mi-sa, nhảy xuống!

        Đê-va-ta-ép rời khỏi chiếc máy bay bốc cháy và mất hút trong đám mây trắng. Chỉ có các quan sát viên dưới mặt đất là nhìn thấy chièc dù của người phi công bị gió đưa vào sâu trong vùng bị bọn Hít-le chiếm lĩnh.

        Ngày hôm đó, thượng úy Mi-khai Đê-va-ta-ép đi làm. nhiệm vụ đã không trở về...
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #9 vào lúc: 23 Tháng Năm, 2017, 11:46:59 pm »

        
TIN TƯỞNG Ở THẲNG LỢI

        
Nếu con người đã trở thành cộng sản
        Nếu tim mình đã trao tặng nhân dân
        Thì anh hãy kiên cường và cứng rắn
        Như đã từng tôi luyện tựa thép gang.

G. LU-SO-NHIN       

        "Thế là hết bay! Bị tù rồi! Làm nô lệ phát-xít!". Ý nghĩ đó đã sói vào trong nhận thức cùa Mi-khai Đê-va-ta-ép. Từ lúc nghe thấy tiếng Đức, người phi công đã hiểu rằng mình ờ trong tay bọn Hít-le. Một tên mặc áo khoác trắng vấy máu đã băng bó chân anh. Anh nhìn thấy chiếc cổ cồn của bộ quân phục Đức ló ra dưới lớp áo khoác.

        Toàn thân anh đau nhừ, mạch máu ở hai thái dương đập mạnh. Nước mắt Mi-khai đã trào ra vì anh biết rằng sẽ không có ai tới cứu giúp, anh sẽ bị nhục mạ cay đắng, bị làm tù binh địch. Anh không đủ sức để chùi nước mắt nữa.

        Người phi công cố nhớ lại xem sự việc đã xẩy ra như thế nào. Trong trí nhớ của anh hiện ra những phút chiến đấu trên không, nhưng rồi cái dù đã mở ra như thế nào, và cuối cùng anh đã lọt vào gian hầm này ra sao thì anh không tài nào nhớ lại được, và bây giờ, trước mắt anh là đám mây máu. Anh nghĩ: "Thế nghĩa là máy bay cùa mình đã bốc cháy. Cần phải chạy trốn, thể nào cũng phải chạy trốn! Nhưng chạy thế nào được nếu mình cứ nằm như khúc gỗ thế này?..

        Một lát sau, Đê-va-ta-ép nhìn thấy trong gian phòng, ngoài tên thầy thuốc ra còn có một tên sĩ quan nữa người thấp lùn, béo phị, có bộ tóc sáng bóng chải mượt,

        - "Snel! Snel!" - Tên sĩ quan nhắc lại câu đó.

        Đê-va-ta-ép không hiểu nó nói gì nên cứ nằm im. Nó nổi giận, bèn tát Mi-khai một cái vào bên má đã bị bỏng. Anh nảy người lên vì đau, phải dựa vào cái giá. Tên sĩ quan bước lại gần và tiếp tục gào thét những gì nữa không hiểu. Đê-va- ta-ép hiểu rẳng chúng bắt anh mau đứng dậy. Anh nghĩ "hẳn là đề nó hỏi cung...".

        - "Snel! Snel!" - Tên sĩ quan lại kêu lên. Nhưng Đê- va-ta-ép vẫn làm ra vẻ không nghe thấy. Tên phát-xít liền cúi thấp xuống gần anh hơn. Mi-khai vội nhỏm ngay dậy, cố đập đầu vào cằm nó nhưng không trúng. Tên phát-xít giơ tay lên đánh Đê-va-ta-ép thẳng cánh làm anh lại ngất đi. Bọn lính Đức chạy đến lôi phi công ra khỏi nhà hầm và vứt anh xuống một cái hố sâu, trước kia đựng vôi.

        Mi-khai khó nhọc mò. mắt ra. Tít trên cao là một mảng trời đêm, có các vì sao rải rác. Anh lại nghe thấy tiếng nói lạ tai và khó hiểu. Thỉnh thoảng ổ trên bờ miệng hố lại thấp thoáng những đầu con chó. Lũ chó "béc-giê" canh tù đang chạy đi chạy lại.

        Trong hố tối đen, mùi ầm ướt nồng nặc. Mi-khai bỗng ngạc nhiên vì chợt nghe thấy cổ người nói tiếng Nga ở góc hố trước mặt:   

        - Còn sống chứ, người anh em? Thế mà chúng minh tưởng rằng cậu không tỉnh lại...

        Mi-khai tưởng chừng như đã nghe tất cả những câu đó trong cơn mộng. Nhưng không! Không phải là giầc mơ ! Bên cạnh anh là người mình, người Nga, những người xô-viếí, cũng như anh.

        Đê-va-ta-ép hồi:

        - Anh là ai ?

        Có tiếng trả lời:

        - Thiếu tá Van-đư-sép. Lái máy bay cường kích, chi huy phi đội.

        Một người nữa ở trong hố cũng xưng là phi công. Nhưng Mi-khai không nghe rõ tên đồng chí đó là gì. Anh cũng không thể nhìn rõ mặt hai người, chỉ thấy những bóng mình lờ mờ in trên nền tường hố cổ chất vôi, mầu xám.

        Mi-khai chua chát nói:

        - Thế là bọn mình rơi vào đâu rồi. Vào tù!

        Van-đư-xép sán lại gần anh hơn và khẽ nói:

        - Ở trên trời, trong các máy bay kiều "Y-a-cốp-lép" và "La-vốt-skin" thì tất cả chúng ta đều là những anh hùng. Còn ở đây, cậu cũng phải biết trở thành anh hùng.

        Đê-va-ta-ép chưa biết nói gì thì thiếu tá đã tiếp tục:

        - Nếu đã cùng nhau lâm nạn thì hãy cùng nhau thoát nạn.-

        - Tôi cựa quậy chả nổi thì còn làm gì được ?

        - Cậu làm sao ?

        - Chân tôi bị đau. Chân trái ấy. Hẳn là nó đã bị đau khi nhảy xuống đất. Tên thầy thuốc đã băng lại nhưng nó vẫn đau như cũ.

        - Mình không phải là bác sĩ nhưng có thể thử làm xem, có lẽ mình sẽ chữa được...

        Van-đư-sép nói rồi trườn lại gần Đê-va-ta-ép, Khi những ngón tay của Van-đư-sép vừa mới chạm vào các xương bánh chè ở đầu gối Đê-va-ta-ép, anh đã kêu lên vì đau.

        - Gớm, anh làm như tôi không còn là một cái thân người còn sống nữa ấy!

        - Mình muốn chữa cho cậu mà. Cậu bị sai khớp đấy.

        - Nếu thế thì anh hãy kéo thật mạnh, tôi sẽ cố chịu đựng...

        Van-đư-sép bảo Đa-va-ta-ép chống khuỷu tay xuống đất còn anh thì ôm lấy bàn chân Đê-va-ta-ép mà kéo. Khớp xương kêu răng rắc.

        - Cố chịu đựng nhé, sau rồi sẽ dễ chịu hơn.

Van-đư-sép nói rồi lấy tay sờ soạng trên mặt đất. Kiếm được một thanh ván nhỏ, anh liền áp nó vào cái chân đau và buộc chặt lại. Đê-va-ta-ép hỏi:

        - Quê anh ở đâu ?

        - Ở Ru-gia-ép-ki.   

        - Hay lẳm! Vậy ra chúng minh là đổng hưomg. Tôi cũng là người Mô-rơ-đa-vi, ở làng Tơ-rơ-bê-ê-vô. Tôi nghe nói rằng hình như ở đó đã có ga xe lửa.

        - Còn nghe gì nữa. Mình từng qua gần đấy luôn.

        Tim Mi-khai như ấm lại. Từng người trao đổi kế hoạch của mình và tất cả cùng thống nhất là phải vượt ngục. Chỉ có vượt ngục thôi !
Logged

Trang: 1 2 3 4 5 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM