Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 12:55:29 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tinh cầu  (Đọc 13837 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« vào lúc: 14 Tháng Năm, 2017, 10:39:26 pm »

        
        - Tên sách: Tinh cầu
        - Tác giả: Kha-da-kê-vỉch; Trần Công dịch, Nguyễn Ninh sửa
        - Nhà xuất bản: Quân đội nhân dân
        - Năm xuất bản: 1955
               Giải thưởng Xtalin năm 1947
               Đã được chuyển thể thành bộ phim nổi tiếng cùng tên : TINH CẦU

        - Số hóa: Giangtvx


       Em-ma-nuy-en Ghen ri gô vích Kha-da kô-vích sinh năm 1913 tại Uy cơ-ren ở tỉnh Cơ-rê-men-súc, con một nhà giáo.

        Quyển sách thứ nhất của ông xuất bản năm 1932 sau đó tiếp tục ra luôn 2 cuốn : "Tới con đường Bỉ - ra - bít - găng" và cuốn "Đại thế giới" đều viết bằng tiếng Do Thái, năm 1939 ông viết kịch vui: "Sữa bò và mật ong" ; 1941 tập tiểu thuyết bằng thơ của ông ra đời.

        Tháng 7 năm 1941, ông tình nguyện ra mặt trận, rồi từ 1 đội viên trinh sát, ông lên đến đội trưởng trinh sát 1 sư đoàn và phó phòng trinh sát binh đoàn, 3 lần bị thương, đã từng tham dự cuộc chiến đấu bảo vệ Mốt-cu và giải phóng Vác-xô-vi, tan công vào Béc-lanh. Được cả thảy 8 lần huân chương.

        Quyển Tinh cầu năm 1947 được giải thưởng Sta-lin.

« Sửa lần cuối: 27 Tháng Ba, 2020, 01:14:08 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #1 vào lúc: 15 Tháng Năm, 2017, 05:37:22 am »

         
Chương 1

        Toàn sư đoàn vẫn lao mình tiến mãi vào những khu rừng sâu thẳm, huyền bí như muốn nuốt chửng lấy đoàn quân.

        Trước kia, phải chống với cả chiến xa Đức và không quân Đức lại vừa đi vừa phải đánh dẹp bọn giặc cướp dọc đường, nhưng sư đoàn vẫn thẳng đường ào ào tiến mạnh. Bây giờ đoàn quân đã phải chùn bước trước những khoảng rừng rậm âm u nối tiếp nhau trùng trùng điệp điệp ; đường xá trong rừng bị sụt lở vì chiến tranh, nay gặp mùa mưa xuân lại càng thêm lầy lội.

        Từng đoàn xe chở thức ăn, vật dụng nằm ngổn ngang ở các ngõ rừng xa xa. Một số xe hồng thập tự nằm im lặng trong các xóm hẻo lánh cuối rừng, và từng dẫy đại bác của trung đoàn pháo binh, vì thiếu xăng nên đã phải vất lỏng chỏng suốt dọc bờ các con sông không tên tuổi.

        Bởi giờ này qua giờ khác, và cự ly giữa các vật trên xa dần nhau một cách nguy ngập ; riêng chỉ còn bộ binh vẫn tiếp tục tiến một mình, mặc mọi trở ngại, vừa đi vừa ăn, vừa đếm từng viên đạn. Nhưng rồi nó cũng vợi dần sức tiến, mục tiêu đã trở nên mơ hồ và bọn Đức đã lợi dụng yếu điểm đó để rút lui về miền Tây.

        Quân địch đã mất hút.

        Mà bộ binh của ta thì vẫn tiếp tục làm cái nhiệm vụ thông thường của họ là dù không còn địch nhưng vẫn tới chiếm lấy đất. Nhưng chẳng có gì buồn hơn, chán hơn của người trinh sát mất hút vết chân địch. Cuộc sống như hết ý nghĩa, họ lẳng lặng ven đường đi như những bóng không hồn.

        Đại tá Séc-bi-sen-cô tư lệnh sư đoàn, vừa đuổi kịp một đội trinh sát của đơn vị. Ông chậm rải xuống xe đứng ngay giữa con đường lầy lội, buông thõng hai nắm tay, miệng cười chua chát.

        Thấy Tư lệnh của mình đến, đoàn trinh sát dừng lại. Séc-bi-sen-cô hỏi :

        - Thế nào các đồng chi mất địch rồi à ? chúng nó ở đâu, hiện làm gi ?

        Thấy trung ủy Tờ-ráp-kin, ông hất hàm hôi, vẻ trách mỏc :

        - Thế nào ! lại cả Tờ-ráp-kin nữa à ?

        Ròi ông tiếp, giọng chàm chọc :

        - Hừ! Có thể nói là đánh nhau cũng vui đấy chứ ! vào các nông trường uống sữa rồi lơn bọn thiếu nữ, cứ thế thì sang tận Đức cũng chẳng gặp được dịch.

        Nhưng, bỗng ông đỗi giọng tươi cười :

        - Dù sao thi cũng vui vẻ chán, phải không ?

        Nghe người Tư lệnh đùa một cách bất thường, trung tá Ga-ii-ép đang ngồi trong xe khẽ mỉm cười một cách mệt nhọc : cách đây mấy phút thôi, Séc-bi-sen-cò vừa cự ông ta về công việc và ông đã im lặng cúi đầu.

        Sở dĩ có sự biến đổi về tâm hồn này là cũng do một ý nghĩ vụt quay về quá khứ của người Tư lệnh lúc gặp đoàn trinh sát. Năm 1915, đại tá Séc-bi-sen-cô đã từng ở trong một đại đội trinh sát và lúc còn là một trinh sát viên đã được nhận lễ "lên hỏa tuyến" và được huân chương Thánh Gioóc (Saint Gecrges). Vì vậy nên những người trinh sát đã chiếm một chỗ vĩnh viễn trong tâm hồn người lính già này. Hễ ông trông thấy bộ quần áo nguy trang mầu xanh của họ, hay những khuôn mặt rạm nắng, dáng đi âm thầm là ông cảm thấy người rộn lên sung sướng, ông yêu hạng người ấy, yêu đoàn người thầm kín lầm lì nổi đuôi nhau trên các con đường hẻm, đường quan, lúc ẩn lúc hiện, lúc biến vào các khu rừng lặng lẽ, hoặc hòa mình vào các kẽ đất, với những hình bóng linh động run rẩy của hoàng hôn.

        Những lời khiển trách của người Tư lệnh cũng khá nặng nề. Để địch chạy thoát, hay như lối nói của Điều lệnh quân sự: "mất hút địch" là một việc khá quan trọng đối với người trinh sát, có thể nói là gần như mất danh dự.

        Và những lời của Séc-bi-sen-cò cũng đã để lộ rõ một nỗi lo âu ; ông sợ gặp địch bất thần vì hiện sư đoàn của ông đã bị yếu đi một phần, vả lại không có viện quân đằng sau. Nhưng một mặt thì ông vẫn thích tìm ra địch, muốn biết nó muốn làm gì, và có thế làm được những gì ? Kể ra thì đã đến lúc nên dừng lại, khi nhìn đến số người và dụng cụ. Vì không muốn thú nhận cái ước vọng ngược lại với đà tiến dữ dội trong toàn quốc nên ông chỉ mong cuộc tấn công có một giai đoạn ngừng. Đấy là cả những bí quyết của nhà nghề.

        Nhưng đoàn trinh sát vẫn đứng lặng im, không hứng thú lắm, chân tay uể oải.

        Giọng bực dọc, Séc-bi-sen-cô quay lại bảo người tham mưu trưởng :

        - Đấy tai mắt của anh thế đấy.

        Rồi lên xe Jeep đi thẳng.

        Đoàn trinh sát còn đứng lặng một lát nữa, rồi Tờ-ráp-kin uể oải cất bước và mọi người nặng nề bước theo.

        Vẫn như thường lệ, Tờ-ráp-kin vừa đi vừa chú ý nghe ngóng, vừa nghĩ tới số người của mình

        Cũng như Séc-bi-sen-cô, Tờ-ráp-kin vừa sợ vừa thích một cuộc gặp gỡ địch. Thích là vì bổn phận của mình nhưng cũng là vì những ngày rỗi nghề có một ảnh hưởng không hay đến người trinh sát, làm họ đâm ra lười biếng và vô tư, sợ vì trong số 18 người của buổi đầu tấn công, tới nay chỉ còn 11. Tuy trong số còn lại vẫn còn Sui-ca- nốp, tay trinh sát viên kền nhất của sư đoàn Ma-sen-cô, con người can trường bậc nhất, hay anh chàng liều lĩnh Ma-mô-kin và cả hai tay lao luyện Ba-ni-cốp và Bi-cốp, nhưng số người khác thì đa số là lính bộ binh mới lấy ở các đơn vị trong cuộc tấn công. Bây giờ thì kể làm trinh sát viên cũng thú vị, được đi linh linh hàng dọc, từng tổ nhỏ, tự do hơn trong một đơn vị bộ binh. Mọi người lại trọng vọng yêu mến, càng được tán tụng lại càng phồng to lồng ngực. Nhưng cái chính là còn đợi họ hành động mới biết được.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #2 vào lúc: 16 Tháng Năm, 2017, 05:09:11 am »


        Tờ-rốp-kin bỗng hiểu ngay vì vậy nên đã làm trì trệ công việc, và những lời trách móc của người Tư lệnh sư đoàn đã làm anh khổ tâm, tuy anh đã hiểu rõ nỗi lòng của Séc-bi-sen-cô đối vói các trinh sát viên. Đôi mắt xanh của người đại tá nhìn anh, sắc bén và nghịch ngợm : người trinh sát già của cuộc chiến tranh trước đây, thượng sĩ Séc-bi-sen-cô qua bao năm tháng như muốn xoi mói và nói :

        - Nào, thử xem bọn trẻ các anh làm nổi trò trống gì nào !

        Đơn vị tiến vào một làng của Tây U-cờ-ren, nhà cửa lác đác. Trên thập-tự-giá lớn cao gấp ba người, Giê-su cúi nhìn đoàn lính. Phố xá vắng tanh. Tiếng chó sủa ran lên trong các sân nhà, và sau các mảnh vải mỏng che cửa sổ rung rinh bóng những người dân đang tò mò nhìn đoàn quân dưới đường, vẻ lo âu lộ trên nét mặt vì sợ những bọn trộm cướp trong vùng.

        Tờ-ráp-kin cho quân dừng lại trước một ngôi nhà lẻ ở đầu làng. Một bà già ra mở cửa, tay xua con chó, mắt quắc lên dưới đôi lông mày rậm nhìn mọi người. Tờ-ráp-kin hỏi :

        - Chào cụ, chúng tôi đến xin nghỉ một lúc.

        Bà cụ dẫn họ vào một gian phòng sáng sủa, sàn sơn bóng treo đầy những ảnh Đức Bà và các ông Thánh, nhưng không giống như ở Nga-la-tư (đoàn lính đã để ý nhiều lần) không có khung vàng, với những ông Thảnh mặt đẹp như trên các hộp kẹo. Còn bà cụ già thì nếu không có đôi mắt sắc độc ác thì mọi người cũng chỉ cho là một ngưòi U-cờ-ren ở vùng Ki-ép hay Séc-ni-cốp với những lùm váy vải thô với hai cánh tay khô héo đầy đường gân.

        Thầm lặng và khô khan hầu như không có một tý thiệu cảm đối với khách, nhưng bà cụ cung lẩy bánh tươi, sữa đặc như kem, cà muối và một nồi khoai tây cho họ ăn. Nhưng trông cử chi cỏ vẻ miễn cưỡng quá, làm mọi người nuốt không trôi.

        Một anh trinh sát  càu nhàu

        - Mẹ quân ăn cướp !

        Anh ta chỉ mới đoán đúng một nửa thôi:

        Con hai bà ta là một tay ăn sương hiện luẩn quất trong rừng, nhưng người con cả lại là một anh du kích. Và lúc bà mẹ thằng ăn cướp lạnh nhạt thì bà mẹ anh du kích lại mở rộng cửa đón đoàn lính. Cho đến sau khi cho họ ăn mỡ rán và uống một nồi đất cô-vát (rượu cô-vát là một thứ rượu mạnh làm bằng cây "orge" ủ thành men thường dùng trong dân quê Nga) thì bà mẹ anh du kích lại nhường chỗ cho bà mẹ thằng ăn cướp lẳng lặng tới ngồi bên một cái máy dệt lớn chiếm mất non gần nửa gian nhà.

        Trung sĩ I-văng A-ni-kha-nốp, một thanh niên lạnh lùng với khuôn mặt to mà giản dị, đôi mắi bé mà sắc, nói :

        - Bà cụ ơi ! Cụ không nói bao giờ à? Người ta sẽ bảo là cụ câm đấy... Cụ phải ra ngồi với chúng tôi và kể chuyện gì cho chúng tôi nghe chứ !

        Trung sĩ Ma-mô-kin cao to, lưng hơi gù, khô khan và hay nóng, lẩm bẩm ;

        - A-ni-kha-nốp làm điệu đấy ! Hắn vẫn thíchthế đấy !   

        Tò-ráp-kin lẳng lặng bước ra ngoài, cả làng như ngủ say. Trên sườn đồi, một số ngựa lang thang. Vê trầm lặng bao trùm lên tất cả, và cũng chỉ có thể có trong một làng mà hai đoàn quân chống nhan vừa rầm rộ đi qua.

        A-ni-kha-nốp gật gù :

        Trung úy nhà ta chắc, đang khó chịu. Như đại tá Séc-bi-sen-cô vừa nói : Người ta vui thích trong chiến tranh, nào sữa, nào con gái...

        Ma-mô-kin gầm lên :

        - Đấy là việc của ông ta, can gì đến mày mà chõ vào ? Mày không muốn uống sữa chắc ? Mày muốn uống nước lã thì thiếu gì ? Mà cũng chẳng cần gì đến mày, đấy là việc của trung úy, ông ta phải trả lời chứ? Mày muốn làm "vú em" cho trung úy à ? Thằng gàn này, mày thử nhìn mày xem. Tao mà gặp mày trước kia ở Kéc thì tao đã lột trần mày ra vất xuống biển cho cá nó ăn rồi.

        A-ni-kha-nốp cười hồn nhiên :

        - Thật thế đấy. Để cởi quần áo và cởi giầy ra thì tùy mày thôi, và còn đe đớp nữa, đúng như lời đại tá vừa nói, phải không?

        Ma-mô-kin chồm lên :

        - Và sao nữa ?

        A-ni-kha-nốp vẫn phớt lạnh làm Ma-mô-kin phát khùng :

        - Có ai cấm ăn đâu. Là một anh trinh sát viên, dù chỉ làm ít cũng biết ăn sang hơn một ông tướng. Ăn sẽ làm con người can đảm và tài ba hơn. Mày hiểu chưa ?

        Cả bọn ngồi im lặng cười nghe cái giọng miền Nam nhanh nhanh của Ma-mô-kin và cái giọng đều đều trầm trầm của A-ni-kha-nốp : Bô- ra-ni-cốp má đỏ, tóc mịn, Bi-cốp mặt tròn như mặt giăng đay mụn đỏ, Gò-lúp 17 tuổi, Fê-ô-lốp, khỏe mạnh đẹp giai. Chỉ một mình Ma-sen-cô một chàng to lớn,hàm răng trắng hến trong khuôn mặt rám nắng, vẫn ngồi xem bà cụ già dệt vải, miệng tấm tắc đầy vẻ thán phục của một anh chàng suốt đời ở tỉnh :

        - Thật là cả một xưởng máy
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #3 vào lúc: 17 Tháng Năm, 2017, 02:39:40 am »


        Trong tất cả các cuộc bàn cãi gay go hay đùa nghịch giữa Ma-mô-kin và A-ni-kha-nốp - dù là việc cá thu ở Kéc tốt hơn giống ở lếc-cút, hay so sánh giữa các loại súng tiêu liên của Liên-Xô và Đức, hoặc Hít-le có phải là một thằng điên hay thằng ngốc, hay ngày mở mặt trận thứ hai - thì bao giờ Ma-mô-kin cũng tấn công và A-ni-kha-nốp cũng chống đỡ, nhíu đôi mắt ty hý đầy thông minh và giữ được một bình lĩnh làm đối phương phát ngán.

        Tính bình tĩnh, tính hồn hậu chất phác của A-ni-kha-nốp đã làm Ma-mô-kin khó chịu, nóng nấy bứt rứt như tất cả những người đau não hay như bọn người thích len vào chuyện của người khác. Ngoài sự khó chịu lại còn một đầu óc ghen tỵ ngầm: A-ni-kha-nốp đã dược huân chương, còn Ma-mô-kin chỉ mới có bằng khen thôi. Trung úy lại coi A-ni-kha-nốp như ngang hàng mà Ma-mô-kin thì chỉ như hay gàn như mọi người thôi. Thường hắn vẫn tự nhủ để tự an ủi, sở dĩ như vậy là vì A-ni-kha-nốp là đảng viên nhưng trong thâm tâm vẫn thầm phục đức tính can đảm trầm lặng của bạn. Ma-mô-kin thường hay tự ái mỗi khi người khác va chạm tới mình. Nhưng anh đã nổi danh là một trinh sát viên tài ba và đã từng dự vào nhiều chiến công rực rỡ, nhưng A-ni- kha-nốp bao giờ cũng vẫn là vai trò chính. Giữa thời gian nghỉ của hai nhiệm vụ, Ma-mô-kin thường cũng biết đóng vai trò của mình. Anh khuyến khích các bạn trẻ còn non nớt trong công việc, thắng bộ quần áo gôn, đôi bốt da vừng vào đế hở hàng cúc cổ, một mảng tóc ngang ngổ hất ra ngoài chiếc mũ "Cô-dắc" xanh. Và lúc ấy ở bên cạnh là một A-ni-kha-nốp vạm vỡ, cái đầu tròn, dáng đi chắc nịch.

        Dáng điệu và cách phục sức đã nói rõ quê quán và nghề nghiệp trước kia cùa từng người.

        A-ni-kha-nốp với cái sức khỏe lầm lì của người dân quê Xi-bê-ri Ma-sen-cô, anh chàng thợ thép có cái thông minh biểu lộ ra ngoài : Ma-mô-kin với cái vô tư ngạo nghễ của nhũng người đốc-ke (thợ khuân vác bến tầu).

        ...Nhưng cả những quá khứ ấy đối với họ tới nay sao thấy xa xôi quá rồi.

        Họ đã hoàn toàn lao mình vào chiến tranh, không cần biết nó còn kéo dài đến bao lâu nữa ! Chiến tranh đã thành cuộc sống của họ và đơn vị là gia đình. Thế thôi !

        Một gia đình kỳ lạ, mà mọi người trong đó không được cải may mắn gần gụi nhau lâu dài. Kẻ này bỏ đi quân y, người khác đi xa hơn, tới một miền xa xăm để không bao giờ trở về nữa ; một gia đình có lịch sử của nó, tuy chỉ ngắn ngủi nhưng rực rỡ mà người ta truyền tụng từ "đời" này qua "đời" khác.

        Một số người còn nhớ buổi đầu, lúc A-ni- kha-nốp mới đến. Anh ta đã phải nằm khàn rất lâu không được đi nhận một nhiệm vụ nào cả : những đồng chí cũ không dám mang anh đi. Kể ra thì A-ni-klia-nốp khỏe lắm, khỏe đến trình độ có thể kẹp chết ngạt hai người hai bên nách được, nhưng trông anh to và nặng nề quá, làm đồng bạn phải nghĩ ngợi. Giả nó bị thương hay chết đi thì làm thế nào ? Ai vác nổi cái xác ấy ? và A-ni-kha- nốp đã phải van xin họ, nếu anh có bị thương thì sẽ tự động mà giải quyết lấy, mà có chết thì cứ để mặc anh ta đấy : bọn Đức còn có thể làm gì được một cái xác đã chết ấy ?

        Nhưng không bao lâu thì tình hình biến đổi. Tờ-ráp-kin về thay trung úy Vóc-xốp bị thương và đã phải A-ni-kha-nốp đi công tác ngay. Con người trông nặng nề ấy đã xơi ngay một tên Fờ-rit (Đức) quá nhanh đến nỗi mọi người chưa kịp thốt ra nửa tiếng. Anh hành động nhanh và kín như một con mèo. Tờ-ráp-kin cũng không ngờ tới vừa mới mấy phút mà A-ni-kha-nốp đã kẹp ngay được vào nách cái mộng của toàn sư-đoàn trong một tháng trời nay.

        Một lần khác A-ni-kha-nốp và Ma-sen-cô bắt được một tên đại úy Đức, nhưng Ma-sen-cô lại bị thương vào chân và A-ni-kha-nốp đã phải mang về cả đôi, 2 người 2 nách nhưng cũng cẩn thận phân biệt "bạn và thù".

        Thành tích của các "lão đồng chí" là cái đề tài của những đêm chuyện trò dài dằng dặc mà thường làm bùng cháy trí tưởng tượng những "con người xanh", làm họ tự hào với tính chất đặc biệt về nhiệm vụ của họ. Nhưng giờ đây, xa địch lâu ngày không được hoạt động, trông họ có vẻ lười biếng tệ !

        Sau khi ăn uống no đủ, ngồi nhả từng hơi thuốc cuộn, Ma-mô-kin tuyên bố là để có thể vào làng ngủ ngay trên đống rạ được. Ma-sen-cô bảo :

        — Ối dà ! mà cũng chẳng có gì cấp bách nữa kia... Nói chung thì khó bắt kịp chúng nó lắm ! hừ ! kố chúng nó trốn cung đã nhanh.

        Cánh cửa mở, Tờ-rảp-kin vào. Anh đưa tay chỉ qua cửa sổ đàn ngựa buộc phía ngoài, hỏi bà cụ :

—           Bà cụ ơi, đàn ngựa kia của ai đấy ?

        Con ngựa cái có một đốm trắng ở trán là của bà ta còn tất cả là của hàng xóm. 20 phút sau, những người có ngựa đã tụ tập trước nhà. Tờ-ráp-kin giao cho mỗi ngưòi một tờ giấy biên nhận và nói :

        -Nếu đồng ý thì đồng bào có thể cho một người đi theo chúng tôi để mang ngựa về.

        Dân chúng rất bằng lòng. Họ đều hiểu sở dĩ bọn Đức đã không thể mang hết súc vật đi và không đốt làng được là vì Hồng quân đã tiến quá nhanh. Vì vậy họ chẳng mè nheo gì cả và cử ngay một chủ chăn ngựa đi theo. Chú bé mới trạc 16. vừa sướng, vừa lo về nhiệm vụ mọi người giao cho. Chú đem dàn ngựa ra giếng cho uống nước và mời mọi người chuẩn bi đi.

        Vài phút sau, một đoàn ky binh 12 người phóng như tên bay về phía Đông. A-ni-kha-nốp chạy tới gần Tờ-ráp-kin, liếc nhìn chú bé khẽ bảo :

        Trung úy Tờ-ráp-kin ạ, liệu chúng mình có bị cản trở gì về món hàng kia không ?

        Tờ-ráp-kin nghĩ ngợi :

        -Có thể lắm nhưng ít nhất là chúng mình cũng đuổi kịp bọn Đức. Và hai người nhìn nhau cưòi tỏ vẻ đồng ý. Vừa thúc ngựa phi, Tờ-ráp-kin phóng tầm mắt vào khu rừng sâu thẳm. Gió tạt như kim đâm vào mặt anh. Nhưng mọi người vẫn phóng như chim bay. Phương tây, mặt trời đang lặn, đỏ ửng cả một hầu trời, và hình như muốn đuổi kịp tà dương nên cả đoàn ky binh đang bay về hướng đó.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #4 vào lúc: 18 Tháng Năm, 2017, 03:36:06 am »


Chương II

        Bộ Tham-mưu sư đoàn đóng đêm trong rừng sâu, giữa giấc ngủ mệt nhọc của các trung đoàn vây quanh. Họ không đốt lửa vì tàu bay Đức luôn bay trên không do thám theo rõi.

        Chỉ trong nửa ngày, đội công binh đến trước đã dựng lên ở đây một khu phố nhỏ : những túp lều xinh xắn có mũi tên chỉ dẫn rõ ràng. Đã biết bao nhiêu thành phố tý hon phù du như thế từ ngày khởi chiến do bàn tay công binh kiến trúc nên.

        Trung úy chỉ huy đại đội công binh Bu- gô-cốp đang chờ gặp Tham mưu trưởng. Người trung tá Tham mưu trưởng vẫn dán mắt vào những chấm xanh đỏ trên bản đồ, say mê với bố trí, với điều động, quên cả thể xác đã bao nhiêu đêm không hề nhắm mắt. Tình hình sư đoàn vẫn lẻ loi mà các đơn vị thì có vẻ cô độc nguy hiểm trong mầu xanh của núi rừng thăm thẳm. Khu rừng hiện đóng quân trông giống như một cái dấu hỏi đang hất hàm hỏi trung tá Ga-li-ép : "Hừ ! Anh thay đổi nhiều thế ư ? Con người đã từng nằm nguyên si không động dậy suốt một nửa thời gian chiến tranh ở mặt trận Tây Bắc, nơi mà pháo binh quân Đức chỉ bắn có giờ ? Chẳng có gì lạ đâu ông trung tá ơi ! Chiến tranh bây giờ là chiến tranh vận động mà lị?"

        Ga-li-ép bứt rứt đứng dậy, khép mạnh 2 manh áo măng-tô vào ngực.

        Ngửng đầu, ông thấy Bu-gô-cốp :

        - Gì đấy ?

        Bu-gô-cốp đứng ngâm gian nhà cỏ vẻ thích chí:

        - Báo cáo đại tá, tôi muốn được biết địa điểm trú quân ngày mai, để cho đơn vị đi làm !

        Ý anh thì còn muốn sư đoàn nấn ná lại trong khu rừng này, dù chỉ trong một ngày nữa thôi để gắn một chút hồn vào cái phố bé xiu xinh xắn này ; và tới lúc ấy sẽ có kẻ khen ngợi anh chăng ? Nếu không thì đành bò mặc gió xuân đùa với gian nhà trống. Bu-gô-cốp vốn là con cháu của những người thợ mộc, thợ nề nối danh, vì vậy nên dễ đọc thấy ở anh lòng tự hào của một người thợ xây ; đồng chí Tham mưu trưởng bảo :

        - Đồng chí đưa bản đồ tôi xem.

        Và vẽ lên bản đồ của Bu-gô-cốp một ký hiệu vào một khu rừng cách chừng 40 cây số.

        Bu-gô-cốp thờ dài đi ra ; cùng lúc này ông trưởng phòng tình báo Ba-rát-kin vào. Ga-li-ép niềm nở :

        - Hôm nay chúng tôi vừa gặp đoàn của Tờ-ráp-kin. Đồng chi Tư lệnh không bằng lòng đội trinh sát. Trông chán chường lắm. Anh nghỉ gì thế ?

       Sau một lúc, ông tiếp :

        - Nhưng thôi, ông đại úy ơi! ông phải cho tôi biết hiện địch ở đâu chứ ?

        Bu-gô-cốp chui ra khỏi "tăng" chuẩn bị ra lệnh. Nhưng lúc đang đi anh chợt nghĩ : phải đi báo cho Tờ-ráp-kin hay mới được, phải bảo hắn "sứa gáy" cho lính đi nếu không thì ốm đòn!

        Bu-gô-cốp mến Tờ-ráp kia lắm. Cả hai vốn cùng người Von-ga. Anh đã tìm thấy lại ở trong người trinh sát tài ba này, cậu bé thầm lặng và giản dị của buổi gặp gỡ đầu. Sự thực thì vì công việc nên họ rất ít gặp nhau nhưng Bu-gô-cốp vẫn cảm thấy thích thích vì bên cạnh có một người bạn cùng quê, một anh chàng giản dị, chắc chắn, đứng đắn, thường đùa với cái chết gần hơn tất cả mọi người.

        Nhưng anh đã tìm không ra Tờ-ráp-kin. Anh bước vào nhà Ba-rát-kin hỏi, ông này sỗ sàng trả lời :

        - Ai biết được hắn ở đâu ! mặc kệ hắn đi đâu thì đi, tôi vừa bị quở vì hắn đấy.

        Đại úy Ba-rát-kin đã có tên tuổi trong sư đoàn về bệnh lười và cái giọng lưỡi tục tĩu. Biết rằng cấp trên không ưa gi mình và ngày nào cũng có thể bị trách, Ba-rát-kin đã đâm ra ì trong công việc. Trinh sát viên của ông hiện ở đâu ? Đang làm gì ? Ông cũng chẳng cần biết mấy, và từ ngày đầu cuộc phản công tới nay đều như vậy. Miễn là luôn luôn ngồi trên chiếc xe ham mưu, lượn quanh cô hiệu thính viên Ca-chi-a mới đến, một người đẹp có đôi mắt mơ màng, thế là đủ rồi.

        Bn-gô-cốp đi ven theo con đường giữa đám công trình xây dựng phù du của anh, trong đầu óc chợt nảy ý nghĩ muốn chiến tranh hết ngay đi để trở về nhà tiếp tục làm cái nghề xây dựng nhà cửa như trước. Anh như ngửi thấy mùi thơm của những tấm gỗ mới bào, như thấy mình đang đứng trên các mảnh rui mè cùng với toán thợ nghiên cứu cách kiến trúc.

        Chờ đến tảng sáng ngày hôm sau, thì Bu-gô- cốp đã cùng một toán công binh đeo xẻng cuốc lên đường.

        Chim rừng hót líu lo đón chào ngày mới, từng hàng cây cổ thụ uốn mình che rợp con đường. Những người lính gác đi lại, chiếc áo mưa vắt ngang vai.

        Ven đường và chung quanh chỗ đóng quân, trong các hầm hố, các tay súng máy đang chờ đợi, mắt lim dim bèn cạnh khẩu súng. Mọi người đang chen chúc nhau ngủ, Nhưng khí lạnh về sáng đã làm họ tỉnh giấc và chạy đi tìm củi khô về đốt sưởi.

        Bu-gô-cốp co rúm lại vì lạnh, nghĩ thầm :

        "Hừ ! chiến tranh ! thế đấy ! đói lạnh của hàng ức vạn kẻ không nhà.

        Đi được độ 10 cây số, đội công binh thấy từ phương tây phi lại ba con ngụa. Eu-gô-cốp dừng lại lo lắng : phía đẳng ấy làm gì ra lính Hồng quân - nhưng rồi lại vui vẻ ngay lúc thấy Tờ-ráp-kin và hai đồng chỉ trinh sát vừa tới.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #5 vào lúc: 19 Tháng Năm, 2017, 05:28:58 am »


        Tờ-ráp-kin vừa dừng ngựa nói ngay :

        - Bọn Đức ở cách đây không xa đâu. Có cả pháo và tăng nữa đấy. Rồi anh chỉ xuống bản đồ vị trí đóng quân của địch ngay ở đầu ngõ rừng mà Bu-gô-cốp đang định tới làm nhà trú quân. Tờ-ráp-kin tay chỉ miệng nói :

        - Ở đây có hai xe bọc sắt và một tăng đang phục kích. Anh xem, A-ni-kha-nốp vừa bị thương trong một cuộc bắn nhau với quân Đức đấy.

        Ngồi một cách mệt nhọc trên lưng ngựa, A-ni- kha-nốp cười ngượng ngịu như muốn xin lỗi bạn về việc đã để mình bị thương.

        Ru-gô-cốp nghĩ ngợi :

        - Còn tôi sẽ làm gì bây giờ ?

        Sau khi về báo cáo tình hình cho Tham-mưu- trưởng xong. Tờ-ráp-kin quay lại truyền đạt mệnh lệnh cho tốp công binh. Xong lại lên ngựa phóng đi.

        Giữa cái đô thị tý hon của Ru-gô-cốp, đại tá Séc-bi-sen-cô đang đứng bên cạnh chiếc xe Teep, vây quanh là các đại tá, trung tá, thiếu tá, các hạ sỹ quan hộ vệ, và ban bí-thư đứng xa hơn. Tờ-ráp-kin vừa phóng ngựa tới, miệng đã nói ngay :

        - Báo cáo Tư lệnh, đã tìm ra bọn Đức rồi, cũng gần đây thôi. Mọi người vây lấy Tờ-ráp-kin. Anh trình bày giản đơn về tình hình quân Đức : chúng hiện ở trên bờ con sông gần đây nhất, đang đào công sự, có ụ pháo và 6 xe tăng. Bộ binh nằm dưới giao thông hào. Hai xe bọc sắt và một tăng đang phục kích cách đây 20 cây số.

        Đại tá Séc-bi-sen-cô ghi lại những điểm do Tờ-ráp-kin báo cáo lên bản đồ. Ông khẽ hất cằm, các Tư lệnh trung đoàn,các sĩ quan tham mưu đều rút bản đồ của mình ra. Trung tá Ga-li-ép không thấy rét nữa. Ông đã để rơi chiếc măng-tô phớt xuống đất. Ông chủ nhiệm chính trị cũng đang loăng quăng đi triệu tập nhân viên của mình.

        Người đại tá gạch một vạch xanh lên bản đồ và hỏi :

        - Anh có cho là chúng nó phòng ngự cẩn mật không ?

        - Có.

        - Có thấy xe tăng không?

        - Có.

        - Không thêm gì đấy chứ? Séc-bi-sen-cô nhíu mày, đưa đôi mắt xanh nâu nhìn Tờ-ráp-kin.

        - Không.

        - Tôi không muốn nói xấu anh, nhưng tôi cần phải biết rõ. Séc-bi-sen-cô dịu giọng - Mà thường thì các bố trinh sát cũng hay cường điệu !

        - Tôi chỉ nói sự thực. Tờ-ráp-kin trả lời.

        Nơi xa đã có người ra lệnh báo động. Toàn khu rừng trở nên nhốn nháo : các đơn vị chuẩn bị

        Mắt vẫn không rời bức bản đồ, người đại tá ra lệnh :

        - Các trung đoàn hành tiến theo quy luật hành quân thường lệ, trung đoàn đi đầu phải ra đằng trước 1 tiểu đoàn trang bị thêm đầy đủ. Pháo binh trung đoàn theo sau bộ binh. Trinh sát và súng máy sẽ bọc 2 bên sườn. Tới mỏm 108, trung đoàn đi đầu sẽ triển khai thành đội hình chiến đấu. Ban chỉ huy trung đoàn ở mỏm 108. Tôi sẽ ở cửa phía tây của khu rừng này, cạnh nhà người gác rừng. Đồng chí Ga-li-ép sẽ chuẩn bị ngay mệnh lệnh chiến đấu và báo cáo lên quân đoàn.

        Rồi bỗng ông hạ giọng :

        - Các đồng chí phải chú ý, trung đoàn pháo binh hiện còn ở sau, đạn dược có hạn ; chúng ta đang ở trong một tình thế kém địch nhưng chúng ta nhất định làm tròn nhiệm vụ.

        Mọi người giải tán, bên cạnh ô-tô chỉ còn ngưòi đại tá, Ga-li-ép và Tờ-ráp-kin. Séc-bi-sen-cô nhìn Tờ-ráp-kin cạnh con ngựa đẫm mồ hôi, mỉm cười :

        - Đồng chí thật là một thanh niên dũng cảm;

        Tờ-ráp-kin lúng túng nói lảng :

        - Sui-kha-nốp bị thương rồi.

        Séc-bi-sen-cô không trả lời, ông dặn dò thêm Ga-li-ép rồi đi xuống các đơn vị.

        Một số sĩ quan tham mưu đang loay hoay xung quanh Ga-li-ép ; lúc này trông người tham mưu trưỏng đã trở nên linh lợi, hoạt bát như cậu bé nghịch ngợm ở Ba-cu 30 năm trước đây.

        Trong những phút này, người ta thường bảo nhau : "Ga-li-ẻp ngửi thấy mùi bọn Đức rồi đấy!" Ông gọi Tờ-ráp-kin :

        - Thôi về đi. Theo rõi thường xuyên chúng nó và báo cáo tình hình cho đều về nhé !

        Tờ-rảp-kin lên ngựa đi.

        Trong lúc này thì người trinh sát viên đem A-ni-kha-nốp tới trạm cứu thương đã quay trở lại, dắt theo con ngựa của A-ni-kha-nốp. Bu-gô-cốp vẫn đứng đợi tại chỗ cũ, mặt tỏ vẻ lo âu.

        Tờ-ráp-kin nhảy xuống đất, uống một hớp vốt-ka của bạn đưa cho, tay chỉ xuống bản đồ vị trí chỉ huy sư của sư đoàn.

        Bu-gô-cốp nhìn đôi mắt nghiêm nghị của Tờ-ráp-kin :

        Chiến tranh lại tiếp tục rồi ư ?...

        Nhưng đoàn trinh sát đã lên ngựa vụt biến vào xa xăm.

        Toán công binh lặng lẽ đi theo, phản đoán ngầm về tình hình : Các cuộc chiếu đấu lại tái diễn, Chẳng bao giờ hết ; chẳng ai biết nổi đoạn cuối của cuộc chiến tranh này...!
        Bu-gô-cốp nói :

        - Thôi, lần này không còn làm lều nữa mà phải xây những hầm trú ẩn thật chắc rồi.

        Tờ-ráp-kin tới một ngọn đồi có cây cối ở đầu một con sông không tên mà sau đó là giặc Đức. Các trinh sát viên của anh đều tụ tập lại đây cả. Từ trên cây đang quan sát, Ma-sen-cô tụt xuống báo cáo :

        - Bọn Đức có xe bọc sắt và tăng vừa ở đây cách 30 phút, vừa quay đằng sau qua sông đi gặp bọn khác. Sông không sâu, tôi đã xem rõ, chỉ ngập có nửa thân xe bọc sắt thôi.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #6 vào lúc: 20 Tháng Năm, 2017, 05:15:09 am »


        Mọi người bò ra bờ sông, nấp vào bụi Tờ-ráp- kin trả ngựa cho cậu bẻ mang về.

        - Theo đường này mà về nhé! Tôi còn giữ 2 con thêm một ngày nữa, mai tôi sẽ trả, hôm nay còn cần để đi báo cáo.

        Xong anh cũng bò tới chỗ mọi người nấp và quan sát trận địa phòng ngự của địch : giao thông nào đang đào dở và chỉ che đến ngang vai bọn Đức thôi. Phía trước là hai hàng giây thép gai.

        Tốp trinh sát chỉ cách bọn Đức cỏ một con sông hẹp và dãy lau sậy; trên bờ giao thông hào một thằng Đức đang cầm ống nhòm quan sát sang phía bên này.

        Ma-mô-kin thì thầm :

        - Để tôi hạ nó.

        Tờ-rảp-kin vội ngăn :

        - Đừng làm bừa, không được.

        Anh tiếp tục uớc lượng trận địa địch. Đám đất lờ mờ trước mặt là một dãy hào thứ hai. Bọn Đức cũng đă khéo chọn vị trí: bờ sông phía Tây cao hơn nhiều và rừng lại rậm. Cạnh một xóm có một mỏm cao bao quát cả vùng, trên bản đồ nó là mỏm 161,3.

        Rất nhiều địch trong giao thông hào. Đầu xóm phía Đông có một xe tăng của dịch,

        Bỗng hình ảnh của A-ni-kha-nốp vụt qua trong óc Tờ-rốp-kin, một hình ảnh lờ mờ và vụt biến đi rất nhanh như của một hành khách trồn tàu, sau mấy giờ ngồi với anh để rồi biến mãi vào một hướng xa xăm.
Ma-mô-kin bỗng nói :

        - Kìa! Trung ủy xem, bọn Phờ-rít (Đức) đi

        sưu sách.

        Chừng 30 thằng Đức ra khỏi rừng đang tiến về phía bờ sông. Tới bờ, chúng đi tản mác, quan sát kỹ bờ bên kia rồi lội xuống nước, Tờ-ráp-kin bảo thiện xa Ma-sen-cô :

        - Cho chúng nó một mẻ đi !

        Một tràng tiểu liên dài sôi sùng sục trên mặt nước. Bọn Đức quay chạy, nhớn nhác nhìn lại phía sau, bì bõm lội như vịt. Trong giao thông hào địch chạy nhốn nháo. Những tiếng lệnh lanh lảnh, tiếng đạn rít vèo vèo. Đầu xóm chiếc xe tăng nhúc nhích và nhả một lúc ba phát đạn. Một giày sau các cỡ pháo của địch thi nhau nhả đạn : ít nhất phải đến 10 khẩu. Trong độ 3, 4 phút nỏ khạc lẻn rất nhiều trên mỏm đồi, đất bụi vù lèn, xé tan bầu yên tĩnh của núi rừng.

        Tiểu đoàn mũi dùi của sư đoàn nghe tiếng đại bác nổ. Mọi người dừng lại. Đại úy tiểu đoàn trưởng Mu-ta-cốp và đại úy Gu-rê-vít chỉ huy liên đội pháo binh nhìn nhau, Mu-ta-cốp nói :

        - Đã hơn 1 tháng nay mới được nghe lại khúc nhạc này... Xa lạ quá rồi nhỉ.

        Tiếng nổ tiếp nhau từng đợt đều đều. Một phút sau tiểu đoàn lại tiếp tục tiến. Đến một chỗ rẽ, họ gặp cậu bé dắt đoàn ngựa đang rạp mình trên lưng ngựa, nghển cô nghe ngóng súng nổ.

        Ngưòi tiểu đoàn trưởng hỏi :

        - Chú làm gì ở đây ?

        Chú bé tỏ vẻ lo lắng :

        — Các đồng chi mau lên chứ ! Bên bờ sông rất nhiều địch mà các đồng chí trinh sát chi có 12 người thôi...
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #7 vào lúc: 21 Tháng Năm, 2017, 08:54:24 pm »


Chương III

        Cái trong danh từ quân sự người ta gọi là "chuyên sang thế thủ" thì đã xảy ra ở đây như sau :

        Các đơn vị triển khai và đang cố chọc thủng trận tuyến địch không ngừng. Nhưng mọi nguời đều đã mệt nhọc trong một cuộc tấn công không thấy hết; lại thiếu pháo, thiếu dụng cụ Cuộc tấn công thế là hỏng. Bộ binh như cắm đứng xuống đất bùn, chịu đạn giặc, gội tuyết, tắm mưa xuân vừa về.

        Các hiệu thính viên ghi lại những câu rủa, câu gào của các chỉ huy cao cấp : "thọc đi! tung bộ binh ra đi! quét sạch chúng nó đi!". Và cho đến đợt tấn công bất lợi lần thú hai thì cỏ lệnh phải "độn thổ". Rồi chiến biến đổi hình thức thành những cuộc đào đất đồ sộ. Công việc làm về đêm, dưới ánh lửa muôn màu của hỏa pháo địch và của nhà cửa, làng xóm đang bốc cháy bởi đạn đại bác Đức. Dưới đất đang phát triển một trận địa phức tạp của giao thông hào và hầm hố. Cảnh tượng đã đổi khác : trước mặt không còn là cái bờ C011 sông bé nhỏ mọc đầy lau sậy nữa mà là một "tiền duyên trận địa" bị đào, bị cầy nát nham nhở bởi mảnh đạn, mảnh bom thành từng vòng tròn như địa ngục của Đăng (Dante).

        Những người trinh sát đi sưn sách ban đêm trêu bờ sông (bấy giờ người ta gọi nó là phạm vi trung lập) đều nghe rõ tiếng búa bổ và tiếng gọi nhau của bọn công binh Đức cũng đang củng cố trận địa.

        Nhưng trong cuộc sống có khi rủi lại hóa may: dần dần những đơn vị ở sau đều tới đủ: đạn nhỏ, đạn to, bánh trái, rơm rạ, đồ hộp được tải đến trên từng tốp xe ngựa kêu cót két. Rồi các bộ phận quân y, vô tuyến điện, hậu cần, thú-y đều lần lượt tới đủ. rải rác phân tán trong các khu rừng lân cận.

        Và cuối cùng thì đại đoàn pháo binh cũng đến, được mọi người nhiệt liệt hoan hô. Các khẩu pháo dưới công sự cũng bắt đầu nghếch mũi lêu đảnh hơi rồi nã kịch liệt vào trận địa địch.

        Rồi từ đó, bắt đầu một cuộc đời yên tĩnh, chóng ngán, chỉ có mưa, bùn và đất. Nhưng dù sao thì cũng là một quãng đời ! Và sau một tháng của cuộc tấn công, khi liên lạc tới, bàn tay giá lạnh của người lính lại được cầm những bức thư nhà ! Ồ thật là cả một hạnh phúc may mắn.

        Trong hầm bèn bờ sông, Tờ-ráp-kin cũng đang đọc thư: một bức của mẹ hiện làm giáo học ở một tỉnh nhỏ ở vùng Von-ga, một của bà chị ở Mổt-cu. Cũng như tất cả những bức thư trước bà cụ bao giờ cung tỏ một ước vọng không dám biểu lộ rõ rệt ; một mong muốn nồng nàn và đau đớn: miễn là con yêu của tôi không bi giết.

        Bà chị Lê-na hiện học vi-ô-lông ở âm nhạc viện Mốt-cu. Cô viết cho em hay về những kết quả học tập của mình. Cô ta bàn về Bách và Tsai- kốp-ki với một giọng thân mật gia đình của tuổi trẻ: "Cái ông già Tsai-kốp-ki thế mà tương đối dễ hơn ý nghĩ của chị.

        ... Chà ! Còn cái ông già Đức Bách..." Và cứ thể...

        Tiếng hát líu lô của tuổi trẻ, cái mầu sáng êm dịu của trần nhà, mầu sơn xám của cây đàn vi-ô- lông, ồ ! sao mà giờ đã xa xôi quá đỗi ! Trong thâm tâm Tờ-ráp-kin thấy như thầm ghen với những kẻ hiện giờ còn đi xem hát, ngồi nghe âm nhạc, yêu đương nhau hay tiếp tục mài đũng quần trên ghế nhà trường, mà ở đây thì có những kẻ đang cúi đầu trước cái đe dọa của thần chết -  và oái oăm hơn - trước con mưa như tát vào mặt.

        Ma-sen-cô mắt vẫn dán vào ống nhòm, miệng hỏi :

        - Trung úy à ! họ viết những gì đẩy ?

        - Họ vẫn tiếp tục sống, sống êm lặng và hỏi là chủng mình đã gần xong chưa?

        Ma-sen-cô gật đần mỉm cười. Mắt vẫn quan sát. Anh nói :
-Bọn Phờ-rít có vẻ muốn động đậy.

        Tờ-ráp-kin cầm lấy ống nhòm. Bọn địch đang kéo một khẩu pháo ra khỏi rừng. Bỗng tự nhiên anh cười, mồm lẩm bẩm câu của bà chị viết: ...Còn cái ông già Đức B..Bách ! B-B-Bách !"

        Khẩu pháo của địch bắt đầu nhả đạn. Tờ-ráp- kin gọi giây nói cho Gu-rê-vít :

        - Anh xem ! chúng nó vừa kéo một khẩu pháo bắn thẳng tới ngay bên phải gian nhà đồ. Thấy không ? - Trong ống nghe vọng lại cái giọng khàn khàn của người pháo thủ vẫn tỉnh như sáo :

        - Cảm ơn Tờ-ráp-kin nhé! Tôi sẽ cúp ngay nó bây giờ.

        Ma-mô-kin bỗng lao tới, đầu nhô lên giữa đám sậy :

        - Trung úy có muốn ăn không?

        Và đưa lại cho Tờ-ráp-kin một con ngỗng bọc trong giấy báo đặt trên đĩa tử tế. Khi chia phân cho Ma-sen-cô, Tờ-ráp-kin mới sực nhớ ra là dạo này Ma-mô-kin thường đem về cho mình nhiều thức ăn ngon, quá ngon trong chiến tranh như thế này. Anh định hỏi nguyên do ở đâu, nhưng một câu nói của Ma-sen-cô về địch tình làm anh lại thôi.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #8 vào lúc: 22 Tháng Năm, 2017, 06:01:16 pm »


        Ma-mô-kin đã đâm ra giàu có một cách trông thấy, nhưng chẳng ai biết cái kho của tất cả các món trứng, bơ, gà, vịt, cà muối kia là ở đâu ra, mọi người có hỏi thì hắn chỉ cười xòa :

        - Ồ phải biết xoay xở ra chứ !

        Câu chuyện thì giản đơn thôi nhưng cũng khá xấu xa. Lúc được Tờ-rảp-kin ủy nhiệm đi trả nốt 2 con ngựa, mượn thêm một ngày để liên lạc với trên, dọc đưòng Ma-mô-kin đã đem nó cho một ông già xóm bên "mướn"; hắn không thiết lấy tiền nhưng ông già phải đồng ý cung cấp thực phẩm cho hắn. Đang vào lúc cần phải bừa và gieo mạ nên ông lão cũng chẳng chối từ gì cả.

        Bọn trinh sát viên trẻ đều tỏ vẻ thán phục anh chàng láu cá này. Lại có anh như Phê-ki-tốp thì lại thích đập đúng khuôn của Ma-mô-kin: hắn thích học từng cử chỉ mốt của anh này đến nỗi cũng cố để một tí ria cho đúng kiểu của bậc dàn anh! Chiều đến Ma-mô-kin ngồi kề lại cho "đoàn người xanh" hậu bối nghe chuyện của đội và không quên thỉnh thoảng lại đá một tý thành tích của mình vào. Hắn cũng có tán dương A-ni-kha-nốp một cách rất nhũn nhặn, nhưng dù sao thì hiện nay A-ni-kha-nốp đã thuộc vào phạm vi "lịch sử" rồi và không thể bóng gió gì được nữa.

        Nếu hắn thường mang thức ăn cho Tờ-ráp-kin thì cũng chẳng phải vì nịnh hót gì đâu. Hắn cũng hiểu rằng những hình thức đó chẳng có ảnh hưởng gì về lợi lộc hay tha thứ của những hạng người như Tờ-ráp-kin. Tờ-ráp-kin ăn ngỗng nhưng chẳng nghĩ gì đến thức mình ăn. Sở dĩ Ma-mô-kin thường "bao" Tờ-ráp-kin là vì hắn yêu người trung-úy trẻ tuổi này, hắn yêu Tờ-ráp-kin vì anh có những đức tính mà hắn không có, như tinh thần hy sinh bản thân và sự chịu đựng ; hắn lấy làm lạ lúc thấy Tờ-ráp-kin chia phần rượu rất đều và đến phần mình lại ít hơn. Hơn nữa, Tờ-rảp-kin rất ít ngủ. Cái này ở ngoài ý nghĩ của Ma-mô-kin. Hắn cảm thấy Tờ-ráp-kin có lý, làm như vậy là đúng, nhưng hắn cũng thấy là nếu ở địa vị hắn thì hắn vẫn làm khác.

        Sau khi đã mang tới cho Tờ-ráp-kin cái xuất "tiền cho thuê ngựa" hàng ngày, Ma-mô-kin đi về phòng ngủ. Tới nơi hắn chạm trán đại tá Séc-bi-sen-cô, người mà hắn vẫn thường phải lánh cẩn thận vì cái lối phục sức trái đời của hắn với cái mũ cô-dắc xanh và đôi bốt vàng. Ông này thường vẫn không tha thứ một kiểu ngoại lai nào trong đơn vị mình.

        Cạnh người đại tá cỏ một cô thiếu nữ đẹp, tóc hung cắt ngắn trong bộ quân phục trung sỹ Tuy Ma-mô-kin đã quen hết các đàn bà con gái trong sư đoàn, nhưng chưa từng thấy cô này bao giờ. Sẻc-bi-sen-cô đang nói chuyện với người thiếu nữ có vẻ vui vẻ lắm. Từ trước tới nay ông ta vẫn có tiếng là đối với phụ nữ rất thản mật và tốt. Thường ông vẫn nói là địa vị của họ không phải ở ngoài mặt trận. Trái với lối đời thường khinh bỉ đàn bà như nhiều người khác, đại tá Séc-bi-sen-cô đã thương họ với lòng thương của một người lính già đã hiểu rõ những thống khổ của chiến tranh. Ồng hỏi người thiếu nữ :

        - Cô có thích ở đây không ?

        Người thiếu nữ trả lời, thẹn thò :

        - Nhất định rồi... cũng như ở những nơi khác.

        - Như nơi khác thế nào được, cô bé ơi ! Cô đang ở trong một sư đoàn điển hình đã được huân chương "Cờ đỏ"... Tôi chắc rằng ở đây sẽ không ai làm mất lòng cô!

        - Không ! thưa đại tá, không đâu !

        - Nếu có ai làm phiền cô, ai thích ôm cô chặt quá cô sẽ lên nói với tôi, đừng sợ gì cả. Trong đơn vị tôi rất ít thiếu nữ và tôi không muốn ai làm khổ họ. Nhưng cô không hay lượn quanh bọn con giai đấy chứ ?

        Người thiếu nữ cười:

        - Không ! Thưa đại tá, không.

        - Cô đứng tìm cách nói dổi tôi nhé. Tôi biết hết : Người ta đã thấy cô đi chơi mẩy lần với đại úy Ba-ra-kin - bỗng giọng ông trở nên nghiêm nghị - cô phải để ý, bọn đàn ông giảo lắm đấy, chúng nó thường không chịu nói ra những cái chúng nó nghĩ đâu !

        Đại tá Séc-bi-sen-cô đi về phòng làm việc và người thiếu nữ vẫn đứng im dưới gốc cây. Ma-mô-kin tới :

        - Rất hân hạnh gặp cô.

        Người thiếu nữ ngạc nhiên nhìn Ma-mô-kin từ đầu xuống chân ; anh chàng này đập gót, trịnh trọng :

        - Trung sỹ trinh sát Ma-mô-kin.

        Người thỉếu nữ mỉm cườỉ. Ma-mô-kin vẫn bám sảt: - Tôi chưa từng được thấy cô ở đây bao giờ. Cô vừa ở đơn vị khác tới phải không ? hay cô từ trên trời rơi xuống ?

        Người thiểu nữ cười rộ lên : Cô ta vừa từ một sư đoàn khác tới.

        - Ở bên ấy cô có thân với các trinh sát viên không ?

        - Tôi làm việc ở hậu phương, trong một cơ quan tham mưu.

        Hai người đi cạnh nhau. Cô này vẫn hồn nhiên cười, còn anh chàng Ma-mô-kin vẫn tìm đủ mọi cách giương vây với điệu bộ của một anh thợ khuân vác bến tầu, vừa đi vừa nghĩ ngợi không biết đem cô ta đi đâu.

        - Cô Ca-chi-a ạ - hắn đã biết rõ tên nhà của cô này - tôi khuyên cô nêu gần các đồng chi trinh sát viên. Ai là người kỵ sỹ đẹp đẽ nhất ? Nhất định phải là người trinh sát rồi. Ai là người luôn đủ tiền chén với cái đồng hồ kiểu mới nhất ? Một lần nữa vẫn là người trinh sát. Cô đồng ý với tôi chứ ? Nhưng cũng có thể cô chưa quen một người trinh sát nào cả chứ ? - hắn càng nói càng hùng hồn - Thế đại úy Ba-ra-kin cô cũng chưa quen chứ ?
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #9 vào lúc: 23 Tháng Năm, 2017, 11:45:18 pm »


        Ngưòi thiếu nữ ngạc nhiên :

        - Sao anh biết ?

        - Những nguời trinh sát thì cái gì mà chả biết.

        Ngưòi thiếu nữ không đồng ý đi theo anh ta vào rừng, nhưng cũng hứa nếu cỏ dịp sẽ đến nhà thăm. Ma-mô-kin cũng hơi khó chịu nhưng lại giữ được tính tình vui vẻ ngay, và hai người đã chào nhau ra về bằng đôi bạn thân.

        Trong vựa thóc, người đi đi, lại lại, không khí lặng im và hơi căng thẳng như tất cả mọi thời gian chuẩn bị hành động. Ma-mô-kin mỏi sực nhớ ra là hôm nay Ma-sen-cô chuẩn bị đi công tác với 6 đồng chí nữa.

        Ma-sen-cô đang ngồi viết thư cạnh một cái máy quạt thóc hoen rĩ. Những người cùng đi với anh đều ngồi chung quanh đấy cả, họ mặc quần á0 màu xanh, lựu đạn lủng lẳng bên sườn. Sốt ruột và lo lắng, họ luôn ngửng đầu nhìn Ma-sen-cô: đã đến giờ xuất hành chưa nhỉ ?

        Ma-sen-cô viết thư cho vợ và bố mẹ già ở Kha-cốp. Anh cho nhà hay là anh vẫn lành lặn và thanh minh với vợ về chuyện nghĩ nhầm anh có bạn gái thân. Anh thường viết về nhà luôn. Nhưng thư thường tới chậm vì cuộc phản công. Cũng chỉ viết những chuyện thường như trước thôi, nhưng lần này anh viết nắn nót hơn, ý nghĩa từng câu rồi rào hơn. Viết xong anh đưa cho người trực nhật. Cảm động tỏ lộ trên nét mặt anh, anh khẽ gọi mọi người :

        - Thôi! đi thôi ! các cậu ! chuẩn bị xong rồi chứ? - 6 người đứng thành hàng ngang. Đưa mắt nhìn qua một lượt, Ma-sen-cô hỏi :

        - Công binh đâu ?

        - Đây ! chúng nó đây - một giọng tươi trẻ từ góc đống rạ trả lời, rồi 2 người công binh của Bu-gô-cốp phái tới tù đống rạ nhảy ra, quần áo dính đầy rạ. Cũng vẫn giọng ban nãy nói tiếp :

        - Tôi là phụ trách.

        Ma-sen-cô thiện cảm nhìn anh này, một người thấp béo chỉ trạc 20 tuổi.

        - Tên đồng chí là gi ?

        - Ma-xi-men-cô. Tôi cũng là dân Uy-cờ-ren như anh.

        Mọi người cười ồ. Ma-sen-cô nhăn hàm răng trắng buốt:

        - Ồ vùng nào ?

        - Cờ-rê-men-súe.

        - Ồ ! Thế thi chúng mình gần nhau lắm,.. Anh rõ nhiệm vụ rồi chứ ?

        Ma-xi-men-cô vẫn tươi tỉnh :

        - Rõ, gỡ mìn của địch, cắt dây thép gai, cho các anh đi qna rồi về cho kịp cuộc họp Thanh niên đoàn sáng mai. Tôi là tổ trưởng ! Nhiệm vụ của tôi đấy.

        Ma-sen-cô lại cười :

        - Tốt lắm, chủng minh đều giống nhau cả trên 2 điểm, vì tôi cũng là tổ trưởng Thanh niên đoàn. Nào ! chúng ta đi thôi !

        Rồi thành một hàng dọc trên con đường hẻm cạnh đường cái quan, họ đi lên tiền duyên, chỗ Tờ-ráp-kin đang đợi.
Logged

Trang: 1 2 3 4 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM