Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 08 Tháng Năm, 2024, 09:59:15 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chiến công của một xác chết  (Đọc 27069 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #10 vào lúc: 24 Tháng Năm, 2017, 09:42:12 am »

       
4

TÀI LIỆU CHÍNH YẾU

        Một việc rõ rệt như ban ngày : nếu mục đích chính của tài liệu là đánh lừa người Đức đến độ buộc họ đương nhiên hành động thể theo đúng như tin tức ta cung cấp cho họ ; tài liệu đó phải phát xuất ra từ những giới chức thật cao cấp. Những sơ hở hoặc tiết lộ do sĩ quan tầm thường đưa ra không đủ, ngay cả trường hợp khinh xuất của Tướng lãnh cấp dưới cỡ Thiếu tướng hoặc Đô Đốc gởi cho nhau cũng không đủ quan trọng cho Đức phải tin.

        Nếu muốn thuyết phục Bộ Tham Mưu Đức rằng mục tiêu sắp tới của chúng ta không phải là đảo Sicile, cần phải đưa cho họ một tài liệu được trao đổi giữa các sĩ quan có trách nhiệm về những kể hoạch thực sự, kế hoạch chủ yếu, và không phải là một kế hoạch phụ thuộc tức là kế hoạch ngự ; tạo đánh lừa đối phương hoặc bổ túc hay che đậy kế hoạch chính.

        Muốn chiến dịch đem lại kết quả mỹ mãn, tôi cần có một tài liệu do hai người nào đó viết cho nhau, cả hai đều được phe Đức biết tiếng tăm và biết có dự vào các việc cơ mật của Đồng minh.

        Tỏi bèn đề nghị với Tổng Tham Mưu Phó Hoàng Gia, Đại Tướng Sir Ar-chibald Nye viết cho Đại Tướng Alexander đang chỉ huy một lộ quân tại Tunisie dưới quyền Tướng Eisenhower ở Tổng Hành Dinh Thập bát lộ quân.

        Thư viết theo giọng văn của "bạn gỉà" gởi cho nhau, đại khái : "... nè bồ, tụi này cũng hiểu bồ gặp khó khăn, nhưng chúng tớ cũng vậy. Lão Tổng Tham Mưu Trưởng bó buộc phải bỏ rơi một vài yêu sách của bồ, mặc dầu bồ tha thiết nài nỉ. Có nhiều lý do quan trọng nên không thể làm vừa dòng bồ lúc này v. v..."Tóm lại, loại thư riêng, thân mật trao đổi tin tức và giải thích cho nhau một vấn đề, không thế viết trong một công văn chính thức.

        Chỉ có loại thư này mới làm người Đức tin tưởng mục tiêu sắp tỏi của chúng ta không phải là đảo Sicile, và mới do một sĩ quan mang theo, vì không thể gởi trong va li chứa đầy giấy tờ chính thức như thường lệ vẫn gởi từ Anh sang cho các đạo quân chúng ta đang tác chiến.

        Tôi cần nhắm vào các quan to, đoán trước các ngài sẽ thịnh nộ, và quả nhiên như vậy. Đúng thế, phần lớn nhũng ngườỉ dù khả năng phi thường, tài ba lỗi lạc cũng không nhận thức được rằng loại công tác này được bao quát nhiều nỗ lực khác thường, họ không thông cảm công tác phải được thực hiện với một tâm cơ trí trị đặc biệt và cùng một lúc vấn đề phải được nghiên cứu dưới nhiều khía cạnh khác nhau.

        Bạn 1à một sĩ quan tình báo Anh, bạn có một "đồng nghiệp" trong cơ sở Tình Báo đối phương ở Bá linh. Bên trên "đồng nghiệp" ấy còn có Bộ chỉ huy Đức.

        Nhưng điều mà người Anh, được đào luyện theo lối Anh, suy luận thế nào về một tài liệu, cải đó không quan trọng. Điều đáng kề là "đồng nghiệp" của Bạn ở bên đổi phương sẽ nghĩ ra sao với lối suy luận, với sự hiểu biết và theo lối đào tạo của họ khi nắm được tài liệu trong tay.

        Bởi vậy nếu bạn muốn họ nghĩ thế này hay thế nọ, Bạn phải đưa ra những dữ kiện đế buộc họ phải suy nghĩ theo như ý họ (chứ không phải theo như ý Bạn) !

        Nhưng họ có thể nghi ngờ và tìm kiếm bằng chứng. Ban phải tưởng tượng đoán xem họ điều tra thế nào (chứ không phải Bạn sẽ điều tra) rồi cung cấp những câu trả lời tương xứng cho họ hài lòng.

        Nói một cách khác nên nhớ một người Đức không suy luận và phản ứng như một người Anh, vậy Bạn cần phải đặt mình vào địa vị họ.

        Nhưng cùng đừng quên Bộ Tham mưu Hành quân Bức mà họ phải tường trình lên và thuyết phục nổi, thì kế hoạch của Bạn mới thành tựu.

        Bộ Tham Mưu Đức không biết hết nỗi khó khăn của Đồng Minh, thí dụ họ không rõ chúng ta đang thiếu dụng cụ đổ bộ nên tưởng ta đủ lực mờ một chiến địch nào đó trong khi chính Bộ Tham Mưu Đồng Minh không bao giờ dự trù đến.

        Tóm lại, phải nhớ rằng các kế hoạch đều nhằm đánh lừa kẻ thù chứ không phải đánh lừa Bộ Tham Mưu chúng ta. Thế nhưng có phải tất cả mọi người (nhất là mấy ông lớn) ai cũng biết nhớ điều ấy để hành động thích nghi cho đâu !

        Do đó chúng tôi bắt đầu gặp những khó khăn. Trước khi kề những nỗi gian nan vất vả, xin có vài lời về "mục tiêu phụ" và "kế hoạch phụ" tức là mục tiêu kế hoạch ngụy tạo để che lấp nơi mình sắp tấn công và để đánh lừa đối phưong.

        Nếu không muốn địch quân tập trung nỗ lực chống lại cuộc đổ bộ của ta lên một mục tiêu được dự trù, cần phải tìm cách nhử kẻ thù mang hết cố gắng phòng thủ đi chỗ khác, nếu có thể, phải làm cho kẻ thù tin rằng ta sắp tấn công một nơi khác, một nơi mà chúng tôi gọí là "mục tiêu lừa địch".
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Bảy, 2017, 04:33:51 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #11 vào lúc: 25 Tháng Năm, 2017, 02:36:53 am »


        Như tôi đã nói, khỉ một chiến dịch được tổ chức, gần như không thế tránh được những tiết lộ, sơ hở. Những biện pháp an ninh nhằm ngăn ngừa kẻ thù dùng tiết lộ sơ hở đó đe đoán biết mục tiêu thực sự, đôi khi có thề trờ thành phương tiện thích hợp với mục đích đánh lừa đối phương tin vào một mục tiêu giả tạo.

        Thí dụ : Nếu có sự tiết lộ về một cuộc đổ bộ lên đảo Lofoden (Na Uy, Bắc Âu Châu) và nếu ta phân phát cho binh sĩ nón cát che nắng, kẻ thù sẽ phải đoán mục tiêu chính ở về miền nhiệt đới. Nếu tầu bè chở quàn lính nhận được những bản đồ và dụng cụ chứng tỏ mục tiêu giả tạo của ta là hải cảng Dakar (Tây Phi Châu) cơ quan tình báo Đức khi nắm được một vài tiết lộ về việc đó sẽ suy luận đúng theo ý muốn của ta, tức là tưởng rằng Đồng Minh sắp đồ bộ lên Phi Châu chứ không phải lên đảo Lofoden.

        Mục tiêu giả tạo lý tường nhất là một nơi rất xa mục tiêu thật để đối phương rút hết cơ cấu phòng thủ hải lục không quân ra khỏi địa điềm ta định tấn công. Xin lấy một thí dụ vô lý quả đáng :

        Nếu ta định xâm lăng Bắc phi mà kiểm được cách làm cho người Đức tin rằng ta sẽ đánh lên Na Uy ! Họ sẽ dồn hết lực lượng lên Bắc Ầu và không thể can thiệp vào chiến dịch thật sự của ta nữa.

        Trên thực tế, mục tiêu giả tạo nhiều khi bắt buộc phải ở cùng một vùng với mục tiêu thật nên không thể nhử toàn thế đổi phương đi một nơi khác. Thi dụ như năm 1942, Đồng Minh đo bộ lên Alger, ta có thể lừa dịch mang hết phi cơ sang một mục tiêu giả ở phía Đông Bắc Phi, nhưng chắc chắn Hải quân Đức Ý sẽ tiến về phía Tây để tấn công các đoàn tầu đổ bộ vì quân Anh Mỹ chì cỏ thề tiến vào Địa Trung Hải bằng lối Gibraltar (phía Tây) mà thôi.

        Do đó người ta thường phải xử dụng phương pháp thực hư cốt để kẻ thù lầm lẫn tin tưởng.

        Áp dụng lý thuyết đó, chúng tôi có bổn phận cố gắng thuyết phục người Đức rằng Đồng minh sẽ không tấn công đảo Sicile để họ mang hết lực lượng tại nơi này đi tăng cường phòng thủ các địa điếm khác.

        Nhận xét tình hình theo quan điềm Đồng Minh, chúng tôi thấy có hai đạo quân kiểm soát toàn thể vùng Bắc Phi. Đạo thứ nhất dưới quyền tướng Eisenhower đóng ở Algéri, cực Tây Địa Trung Hải, đạo thứ nhì Thống Chế Wilson chỉ huy, căn cứ ở Ai cập, cực Đông Trung Hải. Chúng tôi được biết Đồng Minh cỏ ý định đùng cả hai đạo quân này vào một chiến dịch mà thôi.

        Tôi biết chắc như vậy vì nhiều lý do dài dòng không tiện kể ra đây, chỉ xin tóm tắt nói ; muốn tấn cỏng lên đảo Sicile rồi đổ bộ vào đất Ý, cần phải có tất cả lực lượng Đồng Minh họp lại.

        Ngoài vấn đề lục quân và không quân thực sự tham chiến, Đồng Minh thiếu rất nhiều dụng cụ đổ bộ và còn phải dự trữ tầu bè chuyền vận, áp tải... để tiếp tế đạn dược thực phẩm, nên không thể nào mở hai chỉến dịch một lúc.

        Nhưng theo quan điếm ugười Đức, vấn đề đặt ra lại khác hẳn. Theo họ, Đồng Minh có thể dùng đạo quân Eiscnhower ở phía Tây để tấn công miền Nam nước Pháp mặc dầu trước đó có lẽ phải xâm chiếm các đảo Sicile Sardaigne và Corse. Như thế rất nguy hiếm, vi nước Ý chưa bị xâm lăng, quân Đức sẽ dùng quốc gia này làm căn cứ phản công vào các đường tiếp tế Đồng Minh.

        Ngoài ra, vẫn đạo quân ấy, hoặc đạo quân đóng ở Ai Cập cũng có thể dùng để đánh lên đất Ý, tuy nhiên nếu là đạo quân Eisenhower thì gần như bắt buộc phải chiếm đảo Sicile trước tiên đã.

        Sau hểt rất có thế đạo quân phía Đông dùng vào việc xâm lăng Hy Lap và tấn công miền Ba-nhi-cán (Balkan).

        Không cỏ gì chửng tỏ người Đức đã biết chúng ta đang thiếu phương tiện đổ bộ, vậy dĩ nhiên họ dự trù chúng ta sắp mở hai cuộc tấn công : một ờ phía Tây với đạo quân Eisenliower, và một ở phía Đông với quân của Thống chế Wilson.

        Khi nghiên cứu lừa địch bằng chiến dịch "Thịt Ba-tê" lý luận của chúng tôi như sau : Vì phần lởn lực lượng Đồng Minh đóng trên đất Tunisie, đừng có hòng người Đức tin rằng chúng ta sẽ cho các đoàn tầu chạy qua eo biển ngay trước mặt các phi trường của họ trên đảo Sicile.

        Bởi vậy muốn lừa địch bằng một mục tiêu giả tạo mục tiêu này phải nắm về phía Tây nước Ý.

        Người ta đã chọn đảo Sardaignẹ làm mục liêu giả cốt ý cho Đức thấy Đồng Minh bỏ rơi Sicile để chiếm hai đảo Sardaigne và Corse làm bàn đạp tấn công vào các miền duyên hải Pháp và Ý.

        Chúng tôi không cỏ nhiều phương cách "trao tiết lộ" cho người Đức, hơn nữa biết phương cách nào đưa tới đích ? Chúng tôi chỉ có một tài liệu duy nhất, vậy thì tiện đây dùng nó làm "một công đôi ba việc".

        Theo ý tôi, người Đức phải tin rằng đạo quân Wil- son dưới quyền Tướng Montgomery sẽ xâm lăng Hy Lạp và tấn công Ba nhĩ cán thay vì tham dự chiến dịch của Tướng Eisenhower.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #12 vào lúc: 26 Tháng Năm, 2017, 12:46:58 am »


        Tại sao đối phương lại không tin rằng Đồng Minh mở hai cuộc tấn công ở cả hai phía Đỏng, Tày Địa Trung Hải nhỉ ? Chúng tôi phải cố gắng làm cho họ tin như vậy, để phân tán lực lượng tản mác nhiều nơi, hơn là dựa vào trò lừa địch ta chỉ có thể nhử họ đến mục tiêu giả tạo là hòn đảo Sarđaigne mà thôi.

        Tôi bèn đề nghị : lá thư gởi cho Tướng Alexanđer sẽ tiết lộ ra có hai chiến dịch ; một của Alexander dưới quyền Eisenhower đánh vào Sardaigne và có lẽ vào cả đảo Corse, thử nhì của Wilson đảnh vào Hy Lạp. Tôi còn gợi ý để bức thư nói : Đồng Minh đang cố gắng làm cho Đửc tin rằng chủng ta sắp xâm lăng Sicỉỉe.

        Theo ý tôi, cái khoái nhất trong vụ này là nếu chẳng may kế hoạch thực sự của ta bị tiết lộ, người Đức sẽ coi sự tiết lộ đó là một chiến dịch giả tạo như đã báo trong bức thư. Nếu họ "mắc bẫy cò ke" vì bức thư đó rồi, họ sẽ không thèm tin vào các tin mật thực sự nữa.

        Đề nghị của chúng tôi trình lên các quan to trong Bộ Tham mưu, và khó khăn rắc rối bắt đầu.

        Rất ít người biết đến kế hoạch của chúng tôi, nhất là bản dự thảo lá thư cho ngài Tồng Tham Mưu Phó ký tên. Chủng tôi đã tránh việc đệ trình theo hệ thống quản giai, vậy mà vẫn cỏ vài Ông lớn xem qua, tưởng mình thành thạo tâm lý Đức tặc lắm, nhún vai gạt phắt :

        — "Cao vọng quá, không được đâu ! Tốt hơn viết một bức thư thường rồi đề sai ngày giờ hành quân... Không đảnh lừa tụi Đức bằng vụ này được đâu, chỉ tổ làm chúng chú trọng đến Sicile. Mà không được dùng Sardaigne làm mục tiêu giả tạo, vì như vậy, khi lộ tảy, bọn Đức sẽ biết ngay là đảo Sicile..."

        Kỳ công của chiến dịch "Thịt Ba Tê" có lẽ là thuyết phục nổi các xếp tôi vững bụng vào cơ hội ngàn năm một thuở, vậy cần phải cao vọng mới cỏ kết quả. Thật là đánh lừa đổi phương không khó khăn bằng làm cho các xếp tin tưởng vào thành công.

        May thay, ít hôm sau, chính Đại Tướng Tổng tham mưu Phó Sir ArChibald Nye thấy hay hay, tự ý xông vào, dựa theo bản dự thảo của tôi, viết một bức thư mà ông tưởng "đúng điệu" lắm nhưng than ôi, mặc dầu ngài cổ gắng viết sát thực sự, bức thư của Ngài khó làm cho địch tin nổi, vì đó là một thứ công văn thường gởi lối chính thức chứ không ai lại đưa cho một sĩ quan bỏ túi mang đi.

        Bị phê bình, Tướng Archibald tức khí viết lại, và sẵn xuất ra một lá thư tuyệt hảo. Muốn cho xôm trò lừa dối và phòng xa trường hợp đối phương nghe thấy chữ Huskỵ (kỷ hiệu thực sự cho cuộc tấn công Sicile) ông dùng luôn biệt danh này để chỉ định trận đổ bộ lên Hy Lạp ở phía Đông và bịa ra tên Brimstonô đặt cho chiến dịch phía Tây lên đảo Sardaigne.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #13 vào lúc: 27 Tháng Năm, 2017, 08:37:34 pm »


        Đây là mẫu thư của ông :

        Bộ chiến tranh
        Whilehall, Luân Đôn Điện thoại Whitehall 9400

       
THƯ RlÊNG VÀ TỐI MẬT

ngày 23 tháng 4 năm 1943       

Tổng Tham Mưu Phó
Kg Đại Tưởng Harold Alexander
Tổng Hành Dinh Quân Đoàn 18

        Anh Alex thân mến,

        Nhân dịp có một sĩ quan của Mountbatten sang bên đó tôi giải thích cho anh rõ nguyên nhân các bức điện văn của chủng tôi liên quan đến chiến dịch ở Địa Trung Hải và các kế hoạch phụ thuộc.

        Có thể anh nhận thấy quyết định chúng tôi độc đoán, nhưng tôi đoán chắc với anh rằng ủy Ban Tham Mưu Trưởng đã cứu xét kỹ lưỡng các đề nghị của anh và của Jumbo (Jumbo là hiệt danh của Henry Wilson, Tồng Tư Lệnh Đồng Minh ở Trung Đông).

        Theo tin tức mới nhất, Quân Đức đã tăng cường phòng thủ ở Hy Lạp và đảo Grète. Lão Tồng Tham Mưu Trưởng Hoàng Gia cho rằng lực lượng chúng ta không đủ đề mở cuộc tấn công. Ủy Ban Tham Mưu đã quyết định tăng cường cho sư đoàn 5 một lữ đoàn nhằm đổ bộ lên phía Nam mũi Araxox, và cho sư đoàn 56 cùng một lữ đoàn nữa để tấn công Kalamatas. Chúng tôi đang tập trung quân lính và dụng cụ cần thiết.

        Jumbo cỏ đề nghị lựa Sicile làm mục tiêu giả tạo cho Husky, nhưng chúng tôi đã dùng nó cho chiến dịch Brim- stone rồi.

        Ủy Ban tham mưu đã nghiên cứu lại cặn kẽ vấn đề, vì đã có những sửa soạn ở Algérie, thao luyện hải quân ở bờ biển Tunisie và oanh tạc các phi trường Sicile, nên nhất định dùng Sicile làm mục tiêu lừa địch cho chiến dịch Brimstone.

        Thực vậy, cỏ nhiều hy vọng bọn Đức tưởng rằng ta sẽ tấn công Sicile, vì đối với chúng, đỏ là một mục tiêu dĩ nhiên, một căn cứ hiếm yếu. Ngoài ra rất khỏ lòng làm cho Đức tin rằng chủng ta sửa soạn gắt gao ở miền Đông Địa Trung Hải cũng để nhằm vào Sicile. Bởi thế nên đã nói với Wilson : cần phải có một kế hoạch lừa địch gần hơn, như quần đảo Dodẻcanèse chẳng hạn. Bang giao giữa ta với Thổ Nhĩ Kỳ được cải thiện rõ rệt, chắc bọn Ý phải lo lắng về vấn đề quần đảo này.

        Tôi nghĩ rằng anh cũng đồng ý như vậy. Tôi biết anh sắp bận lắm và ít cỏ dịp bàn luận với Eisenhower về các chiến dịch sắp tới, nhưng nếu anh muốn ủng hộ đề nghị của Wihson, xin anh báo trước cho chúng tôi càng sớm càng hay, vì thời gian thúc bách lắm rồi.

        Tôi rất tiếc ở đây không thỏa mãn anh về vấn đề bổ nhiệm vị chỉ huy Lữ đoàn vệ binh. Người của anh đang bị cúm có lẽ phải dưỡng bịnh hàng tuần. Chúng tôi thay thể bằng Porster mà anh cũng quen biết. Y đã từng Chỉ huy xuất sắc một lữ đoàn ở bên Anh và tôi tin Y rất xứng đáng.

        Chắc anh đang ngán quả về vụ huy chương "Purple Hearts", của Hoa kỳ. Tất cả chủng tôi đồng ý không nên làm phật lòng các bạn Mỹ, nhưng vấn đề thật rắc rối. Nếu một vài đơn vị chúng la được thưởng huy chương đó chỉ vì chiến đấu sát cánh với quân lính Hoa kỳ, việc này sẽ gây ra bất mãn cho các đơn vị hành quân ở nơi khác vất vả cực nhọc không kém, cỏ khi còn hơn.

        Theo ý tôi, nên từ chối đề nghị của người Mỹ và giải thích rằng sẽ gây ra thiên vị. Vấn đề này sẽ được đem ra mổ xẻ trong phiên họp Tham Mưu Trưởng sắp tới và quyết định ra sao anh sẽ được biết ngay.

        Chúc anh may mắn.


Thân gởi,       
Archie Nye       
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #14 vào lúc: 28 Tháng Năm, 2017, 10:13:37 pm »


        Không thể nào viết hay hơn ! Chỉ có một người thông thạo các chương trình hành quân mới trình bày rõ ràng như thế. Nhờ lối viết bóng bảy làm cho người Đức phải tin, bức thư này nói rõ sẽ có cuộc hành quân đổ bộ lên Hy Lạp ở phía Đông Địa Trung Hải. Thư còn chỉ ro ta muốn cho bọn Đức tưởng chiến dịch phía Tây nhằm đảo Sicile (tức là đảo này không thể nào thành mục tiêu thực sự). Tất cả đều viết lối bán chính thức bạn cũ gửi cho nhau trong đó có vài điều riêng tư nên không thể chuyển bằng lối công văn thường lệ.

        Có hai điềm làm cho tôi băn khoăn.

        Thử nhất, vi biết người Đức quá, tôi muốn chắc nịch họ phải đinh ninh trong đầu óc về một mục tiêu rõ rệt liên quan đến kế hoạch chúng ta ở phía Tây. Nhưng các quan to trong Bộ Tham Mưu phản đối không cho đả động đến tên đảo Sardaigne trong bức thư. Các quan bảo: Nếu mưu mô bại lộ thì lòi ngay ra tên đảo Sicile cho người Đức biết ngay.

        Tuy nhiên nhờ có Thủ Tướng đồng ỷ, tôi kiếm được cách nói xa xôi đến tên đảo này trong một bức thơ để Huân Tước Louis Mountbatten ký. Câu bóng gió ám chỉ này độc giả sẽ thấy trong chương sau, có lợi vô chừng cho chiến dịch "Thịt Ba-Tê".

        Thứ nhì, ít quan trọng hơn. Tôi muốn gài vào trong thư một chi tiết hợp với lối suy tưởng của người Đức khi họ đọc thấy.

        Theo tôi, bình thường người ta sẵn sàng để tin một tài liệu trong đỏ đã biết một phần rồi. Vậy thì tốt hơn hết bức thư nên có một đoạn khôi hài chế diễu tướng Montgomery, loại châm biếm thô kệch của người Đức! Tướng Arichibald cỏ thể hỏi Tưởng Alexander :

        "Monty cỏ điều gì trắc trở mà cả tuần nay không thấy ban nhật lệnh nữa ?"

        Nguyên do, hồi gần đây Đại tướng Montgomery (gọi tắt thân mật là Monty) ban ra một lô nhật lệnh để cổ vũ quân sĩ, và bị nhiều người đùa cợt chế nhạo.

        Thế nhưng, cho đến ngày nay tôi vẫn không hiểu vì sao các ông lớn trong Bộ Tham Mưu cương quyết gạt bỏ đề nghị của tôi. Tôi công nhận đề nghị này không phải là tuyệt hảo, và bị từ chối cũng chẳng thiệt hai gì, nhưng nếu gài được nỏ vào trong thư, chắc người Đức sẽ thưởng thức khoái trá lắm !

        Thư của Sỉ Arichibald gởi cho "Anh Alex thân mến" và do ông ký tên được đánh máy trên giấy viết thư riêng của ông rồi cho vảo hai phong bì đóng dấu xi theo thường lệ,

        Thế là tài liệu chính yếu đã sẵn sàng.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #15 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2017, 08:47:08 pm »

     
5

"THlẾU TÁ WILLIAM MARTIN THỦY QUÂN LỤC CHIẾN"

        Trong khi sửa soạn tài liệu chúng tôi gọi là "bức thư chính yếu", còn phải lo lắng về "người" mang lá thư ấy đi.

        Câu hỏi đầu tiên của đối thủ chúng tôi bên Bá Linh, hiển nhiên là : "Làm sao bửc thư lại tới Huelva được" ?

        Đồng ý, đúng là một lá thư giao cho một sĩ quan mang đi chứ không gởi theo lối chính thức, nhưng sĩ quan tình bảo Đức sẽ hỏi nữa : "Bức thư có thật do một sĩ quan mang đi ? người đó có giống như một sĩ quan không?

        Bởi vậy, trước hết chúng tôi phải làm thế nào cho xác chết đúng là thi hài một sĩ quan.

        Người chết không có bộ quân phục nào khả dĩ cho chúng tôi xử dụng, hơn nữa muốn đề phòng cẩn thận và giữ lòi hứa không tiết lộ lý lịch; chúng tôi cần phải kiếm cho ông ta một bộ đồ mới !
        
        Chúng tôi căn cứ vào nguyên tắc "xác chết, trong vai trò mới này, phải là của một sĩ quan lục quân" vì tôi dựa vào sự kiện ông ta mang bức thư của Tổng tham mưu phó gởi cho Tổng tư lệnh một đạo quân và cũng vì trong thời chiến Bộ binh có nhiều quân số, khó lòng mà dò xét ra được.

        Tuy nhiên sau đó tôi phải gạt bỏ ý định này vì lý do sau đây : Khỉ xác chết giạt vào bờ biển Tây Ban Nha, Tùy viên quân sự Anh ở Madrid sẽ trao đổi báo cáo, chỉ thị với các cơ quan tại Luân Đôn.

        Theo thường lệ, thư từ giấy má các nơi gởi về do Phòng Công văn cơ quan liên hệ nhận, rồi tùy theo công vụ, tự động phân phát ngay cho các sĩ quan hoặc Nha sở có trách nhiệm giải quyết. Văn thư được phân phối theo những bản danh sách đã định sẵn, nên tất cả điện văn báo tin khám phá ra một thi hài đều được gởi thẳng đến một Sở chuyên môn phụ trách việc đó và lập tức không đạt cho nhiều người. Những công điện, giấy tờ bổ túc cho tin tức này cung theo chu kỳ đó mà nhận rồi luân lưu đi!

        Ngược lại, theo quy tắc hiện hành ở Bộ Hải quân, tôi có thể đàn xếp với ông Chánh sớ Mật trong Bộ để tránh việc phân phối quả máy móc, và công văn giấy tờ liên quan tới chiến dịch Thịt Ba Tê sẽ giao thẳng cho một mình tôi. Việc dàn xếp này sẽ không gây ra bàn tán và cũng không cần giải thích lý do.

        Với tổ chức của Bộ Lục Quân, dễ gì người ta giao thẳng thư tín cho riêng tôi hoặc cho một đồng nghiệp của tôi trong Bộ đó.   

        Bởi thế, tôi quyết định xác chết thuộc về Hải quân chứ không ở Lục quân nữa, và lập tức một số vấn đề xảy ra. Vì việc chuyển vị xác đó không dễ dàng cho lắm.

        Một sĩ quan bộ bỉnh dùng phi cơ (như chúng tôi đã trù liệu) đi từ Luân Đôn đến Tổng hành dinh Bắc Phi, có thể mặc quần ảo "dã chiến", còn sĩ quan Hải quân phải bận đồng phục của binh chủng này.

        Nhưng nếu bộ đồ dã chiến không cần ăn khớp với tầm vóc người trái lại đồng phục của Hải quân phải may theo đúng kích thước. Chúng tôi rùng mình nghĩ đến cảnh tượng anh chàng thợ may Gives được mời đến đo cắt, may khâu rồi thử quần áo cho một xác chết! Không được! Đành phải bỏ ý kiến này.

        Chỉ còn mỗi một cách đặt ông "Sĩ quan" này dưới quyền kiểm soát Bộ Hải quân, tức là cho ông ta vào binh chủng Thủy Quân Lục Chiến ! Như thế giải quyết xong vấn đề đồng phục nhưng lại gây ra nhiều khó khăn khác.

        Trước đây chúng tôi đã nhắm vào việc bộ binh trong thời chiến, quân số nhiều, các sĩ quan không thể biết nhau hết cả, trái lại Thủy Quân Lục Chiến là một binh chủng nhỏ, sĩ quan nếu không quen thì cũng biết tiếng nhau.

        Trở ngại thứ nhì : kiếm ra một tấm ảnh. Vì nhiều lý do không thể có được một tấm hình người chết đề dán lên thẻ căn cước phù hợp với vai trò mới của ông ta.

        Các sĩ quan bộ binh khi xuất ngoại không đem theo căn cước quân sự có dán hình, ngược lại sĩ quan Hải quân bắt buộc phải có.

        Chúng tôi bàn cãi rất lâu về những vấn đề này. Sĩ quan Thủy Quân Lục Chiến không nhiều lắm, Nếu người Tày Ban Nha bắt được thi hài rồi gởi về Gibraltar mai táng dọc đường dễ bị lộ tẩy hơn là một xác chết của sĩ quan bộ binh, Đó là một mối lo nguy hại, nhưng không thể nào làm hơn được, chúng tôi đành chấp nhận, hy vọng vào quãng đường từ Huelva đến Gibraltar không xa lắm nên cứ liều cho "sĩ quan" ở trong Hải quân.

        Chúng tôi bèn cố vượt trở ngại để kiếm ra một tấm hình, nhưng không ngờ lại khỏ khăn quá sức.

        Thoạt tiên, đã tính giải quyết bằng cách chụp ngay xác chết: lấy tấm hình căn cước, nhưng kết quả hoàn toàn thất bại, Người ta thường nói, một tấm ảnh trông như hình người chết, Chẳng biết có đúng hay không, nhưng tôi dám thách bất cứ ai chụp được một người chết có vẻ người sống !
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Bảy, 2017, 04:34:29 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #16 vào lúc: 30 Tháng Năm, 2017, 09:38:46 pm »


        Chúng tôi đành chia nhau đi tìm kiếm xem có ai giống như đúc hoặc khá giống ông ta để xin một tấm ảnh dùng vào việc cần thiết. Một điều hoi ngạc nhiên : vẻ mặt ỏng ta không có điểm nào đặc biệt khác hẳn với mọi người trong đám đông, vậy mà trong đám đông chúng tôi không tài nào kiểm ra lấy một người hao hao giống ông ta ! Ngày nọ qua ngày kia, chúng tôi lêu đêu phố phường trố mắt nhìn khách bộ hành xem có ai mặt mũi phảng phất như người chết để rồi kiếm cớ xin chụp ảnh, nhưng vô hiệu.

        Cuối cùng tôi tìm một sĩ quan Hải quân trẻ tuổi, - chẳng nhớ bịa lý do nào, yêu cầu anh ta khoác áo ngoài rồi chụp ảnh. Kết quả không tốt đẹp lắm, nhưng nghĩ rằng nhiếp ảnh gìa của quân đội chụp cho binh sĩ, tấm hình bao giờ cũng thiểu não, nên nhất định cho là cũng tàm tạm được.

        '   Thế rồi, trong một buổi họp về một công tác khác, tình cờ tôi ngồi đối diện với một chàng giống in hệt người chết, mới coi tưởng anh em song thai ! Tôi yêu cầu chụp ảnh, anh ta vui lòng thế là thoát được khó khăn thứ nhì.

        Điểm sau cùng phải giải quyết là đặt cho "sĩ quan" của tôi một danh xưng và cấp bậc. Theo ý riêng, thật vô Ịý nếu ủy thác cho một sĩ quan cấp úy mang theo loại "thư tín chính yếu". Và cũng không thể cho ông ta còn trẻ quá làm sao ở địa vi lớn mà các bạn đồng đội không biết rõ tiếng tăm ?

        Tôi bèn cho ông làm Đại úy giữ nhiệm vụ Thiếu tá, rồi giở số danh bộ của Hải quân tra cứu tỉ mỉ tên tuổi các sĩ quan Thủy Quân Lục Chiến. Tới một trang gồm nhiều quân nhân cấp bậc sấp sỉ Úy, Tá và tất cả mang tên họ Martin (một họ rất thông thường ở bên Anh Pháp như những họ Nguyễn, Trần bên Việt nam), tôi mừng qua, thật là tuyệt : nếu trong những buổi mạn đàm ở Càu lạc bộ có nêu ra cái chết của "Thiếu tá Martin" hy vọng rằng các sĩ quan hiện diện không phải tất cả đều quen biết những ông Martin trong Thủy Quản Lục Chiến. Ngược lại, nếu có ai lờ mờ nhớ ra, còn có những chữ tên và đệm viết tắt, làm người ta nghi ngờ do dự chưa chắc đã gỏi thư chia buồn.

        (Nên nhớ : trái với người Việt Nam, người Âu châu viết tên rồi mới đến họ, thí dụ William Martin hay Jean Dupont. William và Jean là tên còn Martin và Dupont là họ. Trừ những trường hợp thân mật (vợ chồng, bạn thân...) người ta gọi nhau bằng họ chứ không bằng tên).

        Tôi cho thêm biệt danh William cũng rất thông thường, thế là vị sĩ quan của chúng tôi trở thành Đại úy kiêm nhiệm chức vụ Thiếu Tá William Martin trong Thủy quân Lục chiến, với sự chấp thuận của tướng chỉ huy trưởng T. Q. L. c cho gia nhập binh chủng này. Đoạn tôi làm các việc cần thiết đề phòng sau này có khi phải nhờ đến Sở quân lương của T. Q. L. G.

        Tôi kiếm một tấm thẻ căn cước mới nguyên, chưa điền tên và suốt ngày mài vào ống quần cho cũ và bỏng như đã đem xài từ lâu. Hi hục như vậy trong nhiều ngây, tấm thẻ coi tàm tạm được thì nay thêm ra ý nghĩ : Tại sao Thiếu tả Martin lại không đánh mất bản chính rồi có một phó bản ? Tôi bèn lấy một tấm khảc dán ảnh vào, điền lên họ ngày, nơi sanh vào chỗ trống rồi ký thay Thiếu tá Martin đoạn xin các chữ ký chính thức cần thiết và ghi rõ ngày cấp mồng hai tháng hai năm 1943 cùng với hàng chữ : "Bản sao thay thế cho bản chính số 09050 đã khai thất lạc".

        Những con số đó lấy trong tẩm căn cước của chính tôi nên tiện quá, tránh dược rắc rối nếu sau này có ai điều tra. Sau hết, tôi dán con niêm đóng dấu hẳn hoi và quyết định lấy "Tống hành Dinh Liên quân" làm "đơn vị gốc" cho Thiếu tá Martin, vì những lý do sẽ trình bày sau. Tòi đặt sanh quán cho ông ta ở Cardiff, và tiếp tục làm cho tấm thẻ già nua đúng tuổi bằng cách mài nó vào ống quần.

        Lý lịch nhân vật Martin xong rồi, bất cứ người nào thấy xác chết, coi thẻ căn cước sẽ biết ông là ai. Nhưng tôi chắc điệp viên Đức ở Huelva, Madrid và Bá Linh đều muốn hiểu tại sao Thiếu tá Martin lại đi Bắc Phi ? Nếu ta đưa thêm cho họ một yếu tố trả lòi câu hỏi này, ngưòi Đức sẽ tin tưởng "lá thư chính yếu" nói trên hơn nữa.

        Tại sao lại gởi một sĩ quan Thủy Quân Lục Chiến sang Bắc Phi bằng máy bay ? Và trong trường hợp nào ông Tổng Tham Mưu Phó lại biết vụ đó để nhân cơ hội, ủy thác mang một lá thư quan trọng ? Tại sao ?

        Suy nghĩ mãi, mới tỉm được một lý do tạm xuôi tai Một chiến dịch đang được tổ chức đề tấn công vào một bờ biển có đồn lũy phòng thủ kiên cố, cần phải biết cách xử dụng phương tiện đổ bộ. Rất có thể gặp khiếm khuyết, trở ngại trong lúc huấn luyện tập dượt nên bắt buộc phải kêu gọi đến kinh nghiệm của một chuyên viên rành nghề. Thiểu Tá Martin sẽ là chuyên viên đó, và chúng tôi nhất định cấp cho ông ta một tài liệu chứng minh rõ rệt tài nghệ của ông ta.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #17 vào lúc: 31 Tháng Năm, 2017, 07:16:22 am »


        Tôi bèn dự thảo một bức thư đề Huân Tước Louis Mountbatten, Chỉ huy các Chiến dịch Liên quân gởi cho Đô Đốc Andrew Cunningham Tỏng Tư Lệnh tại Địa Trung Hải.

        Nội dung bức thư như sau :

        Tổng Hành Dinh
        Các chỉến dịch liên quân.

        Ngày 21 tháng 4 năm 1943

        Kính gửi Đô Đốc A.B. Cunningham
        Tổng Tu Lệnh tại Địa Trung Hải.
        Tổng hành dinh Lực lượng Đồng Minh

        ALGER

        Đô Đốc thân hữu.

        Tôi đã hứa với ông Tổng Tham Mưu Phó rằng Thiếu Tá Martin sẽ thu xếp với Đô Đọc để chuyến giao cho Tướng Alexander một bức thư do Thiếu tá mang theo. Bức mật thư này thuộc loại tối khẩn có nhiều đoạn không để người khác trong bộ Chiến tranh coi được nên không thể gởi theo lối chính thức. Tôi trông cậy Đô đốc cho chuyển thư đó đi ngay bằng phương tiện nào chắc chắn nhất.

        Tôi tin Thiếu tá Martin là người được việc cho Đô Đốc. Mới thoạt trông, y có vẻ khiêm nhượng rụt rè, nhưng thực ra y rất lành nghề. Y có thị giác xét nghiệm còn đúng hơn vài người chúng ta về các biến chuyến trong trận đánh Dieppe, và y đã theo sát các cuộc thí nghiệm ở Ecosse với thuyền bè dụng cụ đổ bộ tân kỳ nhất.

        Xin Đô Đốc vui lòng cho y về với tôi ngay sau khi mở cuộc tấn công.

        Khi về, y có thể mang cho chúng tôi vài con cá mòi, ở đây muốn mua phải có thẻ tiếp tế !


Thân ái chào Đô Đốc       
Lonis Mount batten         

        Tôi khá thỏa mãn về lả thư này vì đã giải thích được lý do tại sao "bức thư chính yếu" lại nằm trong tay Thiếu Tả Martin tại sao không gởi lối chính thức, đồng thời tại sao Martin phải đi bằng phi cơ ?

        Và cũng vì Ngài Thủ tướng bảo rằng dù chiến dịch thất bại có làm tiết lộ đảo Sicile hay không cũng chẳng lấy gì làm quan trọng, tôi đã cỏ dịp nói bóng gió đến đảo Sardaigne, nhờ lối dùng lộng tự ám chỉ để lưu ý bọn Đức, Lối "chơi chữ" này tuy hơi ép gượng nhưng người Đức sẽ nhận ra và hiểu ngay. Và câu khôi hài chỉ định đảo Sardaigne sau này sẽ đóng một vai trò trong sự thành công của chúng tỏi.

        Ngoài ra, bức thư con chứa đựng một mưu thâm nữa. Tôi chắc chắn người Đức sẽ nắm được "thư chính yếu" hoặc ít ra một bản sao. Nhưng lỡ ra họ chỉ vớ được một bản tóm lược các tài liệu bổ túc thì làm thế nào ? Tôi muốn họ chiếm được toàn vẹn bức thư thứ nhì, muốn Bá linh biết đoạn khôi hài ám chỉ đảo Sardaigne và cả những lý do tại sao sĩ quan, trái hẳn với thường lệ, lại đi bằng phi cơ và mang theo "lá thư chính yếu".

        Bởi thế tôi mới cài thêm đoạn nói về cuộc đổ bộ lên Dieppe, tin tưởng không một điệp viên Đức nào lại quên thông báo lên cấp trên những điều mà họ cho là ông chỉ huy Chiến dịch liên quân thú nhận trận đánh lên Dieppe không được tốt đẹp như ta mong đợi.

        Dù sao đi nữa, sau khi chiến tranh kết liễu mớ hồ sơ của phe bại trận, chúng tôi chỉ thấy, ngoài "bức thư chính yếu", bản sao lá thư thứ nhì là tài liệu duy nhất của Martin mà thôi. Và được biết sở Phản gián Đức ỏ Bá linh đã nghiên cửu kỹ lưỡng tài liệu đó.

        Bức thư được đánh máy ngay trong Bộ tham mưu Chiến dịch liên quân, do Huân tước Louis Mountballen ký tên, có vào sổ lấy số đàng hoàng.

        Sau cùng chúng tôi cho Thiếu tá Martin một bức thư bổ túc nữa, cùng với các giấy tờ, thư tín riêng của ông ta. Tại sao phải bổ túc ? Vì có một điểm làm cho tôi băn khoăn : Một sĩ quan có thể bỏ hai phong bi cỡ thường vào túi áo hoặc va-li riêng của mình, dù rằng thư mật. Nếu Thiếu tá Martin làm như vậy, rất cỏ thể người Tây Ban Nha không tìm thấy trước khi trao trả xác chết. Chúng tôi không muốn rồi đây điệp viên Đức nguyền rủa bọn đàn em Tây Ban Nha sao không lục soát kỹ càng các túi Martin.

        Vậy phải làm thể nào tìm ra duyên cớ buộc Martin phải mang thư trong chiếc cặp.

        May thay, đúng thời gian đó có một cuốn sách nhỏ do Hilary Saunders viết về các toán quân xung kích, sắp xuất bản tại Anh quốc, một ấn bản Hoa kỳ cũng được phát hành đồng thời. Suy nghĩ kỹ xét ra rất có lý nếu Louis Mountbatten viết thư yêu cầu Tướng Eisenhower viết cho cuốn này một bài tựa. Vậy còn ngần ngai gì không thảo một lá thư nói về vụ đó, kèm theo các bản in thử với hình ảnh định đăng trong cuốn sách ? Lợi dụng dịp này, tôi đưa nhẹ vài đoạn chứng tỏ Thiếu tả Martin là một sĩ quan đáng tín nhiệm.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #18 vào lúc: 01 Tháng Sáu, 2017, 10:15:16 pm »


        Đây là nội dung lá thư bổ túc :

        Bộ Tham mưu các chiến dịch liên quân
        1A, Rỉchémond Terrace.
        Whitehall S.W.I

        Ngày 22 thảng 4 năm 1913

        Kỉnh gởi Đại Tướng Dwight Eisenhower Tổng Hành Dinh Lực lượng Đồng minh
        ALGER

        Đại tướng thân hữu.

        Tôi gởi theo đây hai ấn phẩm cuốn sách nói về hoạt dộng của những toán xung kích Anh Mỹ, đính kèm một tập ảnh sẽ in vào trong đó.

        Cuốn sách do Hillaìey StTeorgẹs Saunders vìết. Hilaray Saunders là người Anh tác giả cuốn "chiến trận Anh quốc" và những cuốn khác từng vang danh ở nước Anh cũng như bên quý quốc. Ấn bản sắp phát hành bên Hoa kỳ, trước khi in xong đã được mua trên 1.500.000 cuốn, và tôi biết nhà đương cuộc Mỹ sẽ cho phổ biến rộng rãi trong quân đội Hoa kỳ.

        Sở Thông tin Anh tại Hoa Thịnh Đốn cho hay đang muốn được Đại tướng viết cho một thông điệp để quảng cáo cuốn sách và hình như đã gởi lời thỉnh cầu Đại tướng việc đó qua trung gian chính quyền Mỹ.

        Tôi gởi đến Đại tướng những bản in thử do một sĩ quan tham mưu của tôi mang đi, Thiếu tá Martin, trong Thủy quân Lục chiến.

        Khỏi cần nói Đại tướng cũng hiểu chúng tôi rất cảm ơn ngài về lời tựa, tôi cũng biết lúc này Đại tướng bận rộn về những công việc quan trọng hơn, nhưng hy vọng Đại tướng bớt chút thì giờ để biểu thị tôn ý tán đồng cuốn nọ, cho sách được phổ biến rộng rãi đó cũng là một cách dự phần vào sự hợp tác chặt chẽ giữa hai Quốc gia chúng ta.

        Chúng tôi hân hoan khâm phục những thắng lợi vẻ vang của Đại tưởng và tất cả đều mong mỏi được góp sức với ngài.

        Đại tướng có thể phóng tâm thảo luận, khỏi cần dè dặt với Thiếu tá Martin về mọi vấn đề, vì Martin dược tôi hoàn toàn tin cậy.


Thân ái chào Đại tướng.       
Louis Mountbatten           

        Thư này cũng được huân tước Louis ký, cho vào phong bì lớn cùng với các ấn bản và hình ảnh liên hệ, thư đó chứng minh hoàn toàn lý do Martin xử dụng chiếc cặp để mang tất cả những tài liệu chính thức.

        Nội vụ vẫn chưa được giải quyết đầy đủ. Chúng tôi đã tìm được cách trình bày tài liệu chánh thức cho người Tây Ban Nha tin tưởng, và chắc chắn tài liệu sẽ bị khám phá, nhưng liệu chúng tôi có... tinh khôn láu lỉnh quá không ?

        Đang tự mãn khen ngợi lẫn nhau khéo léo thì sực nhớ ra một điều đảng lo : làm thế nào để chắc chắn xác chết và chiếc cặp sẽ cùng tới Huelva ?

        Dĩ nhiên có thể đặt quai cặp vào trong bàn tay Thiếu Tá Martin. Thế nhưng việc này quan trọng quá vả lại nhiều hậu quả bất ngờ, tôi không dám liều lĩnh, lỡ các ngón tay ruỗi ra, chiếc cặp rớt khỏi trôi đi xa hoặc chìm xuống biển thì sao ?

        Tôi đi dò hỏi cho biết tình trạng cứng rắn của một xác chết, nhưng một thi hài được ướp lạnh cứng rồi lại để tan giá có nhiều hậu quả không biết thế nào lường được.

        Chúng tỏi chỉ tìm ra được một phương pháp nhưng không hài lòng chút nào, và lại là điểm duy nhất nghe ra vẻ quá ngụy tạo.

        Chúng tôi độ chừng một sĩ quan mang giấy tờ tối mật và quan trọng có thể móc quai cặp vào loại giây "sên" bằng kim khí bọc da như những thâu ngân viên Ngân hàng vẫn dùng, luồn qua ống tay áo để bên ngoài thoạt trông không thấy được và để ngăn ngừa kẻ gian cướp giật.

        Thật ra thì vô lý, khó tin vì tôi biết sĩ quan Anh không có thói quen như vậy. Nhưng làm thế nào được, dành liều may rủi, hy vọng bọn Đức khờ khạo nhắm mắt bỏ qua điềm này.

        Rất có thể họ không biết : chẳng bao giờ một sĩ quan Anh lại dùng phương pháp đó để bảo vệ an ninh cho tài liệu mật.

        Vậy nhất định liều xử dụng sợi giây "sên". Như trên đã nói trong Huấn thị cho Đại úy Hải quân Je weil, Thiếu tả Martin ngồi trên phi cơ không ôm chiếc cặp da kè kè bên nách suốt quãng đường trường, chỉ móc nó vào đầu giây cho yên trí khỏi thất lạc hoặc bỏ quên, và chiếc giây luồn vào thắt lưng áo mưa cho thoải mái.

        Như thế có lý hơn, và thực ra không còn cách nào khác nữa. Có lẽ chúng tôi lo lắng tỉ mỉ quá. Nhưng biết đâu người Đức ở Bá Linh lại chẳng nghi ngờ nếu có ai vạch ra chi tiết ấy ? Tôi không dám tiên đoản ròi sẽ ra sao, nhưng chỉ biết một điều, tôi may mắn vô cùng vì chẳng cỏ ai nêu vấn đề ấy lên cả.

        Tuy nhiên, tôi vẫn muốn biết đánh liều như vậy có nguy hiềm quá không ? Nhưng vẫn nhất quyết làm vì tin rằng người Tây Ban Nha trong bản báo cáo cho quân Đức sẽ nỏi rõ về điểm này, và người Đức thấy các tài liệu trong cặp quý báu và thực quả sẽ không nghi ngờ về chiếc giây "sên" nữa, vì thích thú quá, tối mắt lên rồi.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #19 vào lúc: 02 Tháng Sáu, 2017, 05:10:35 am »


        Sau hết, vì Thiếu Tá Martin thuộc Bộ Tham mưu hành binh Liên Quân, cần phải cấp cho ông ta một giấy lưu thông kiểm soát đặc biệt.

        Đến dây chúng tôi có ý nghĩ không tiện để cho Thiếu tá Martin làm một cá nhân gương mẫu có đầy đủ các đức tính ông cần phải có vài nhược điểm của con người, thí dụ sơ xuất đánh mất giấy căn cước.

        Vì thế chúng tôi tạo ra (như sẽ trình bày ở chương sau) một nhân vật đôi chút lơ đễnh, chểnh mảng về chuyện riêng tư mặc dầu là một sĩ quan đầy khả năng. Ngoài ra còn phải tránh đề các đặc tính của ông ta khỏi khác biệt quá với những tính tốt trong binh nghiệp.

        Như sau sẽ thấy, trong đòi ông ta có một biến cố làm ông quên hẳn những việc nhỏ nhặt như đổi giấy lưu thông kiêm soát quá hạn. Bởi thế mới quyết định cho ông ta quen không xin giấy mới (cũng như chính chúng tôi đôi khi quên đi). Thẻ của ổng hết hạn ngày 31 tháng Ba 1943. Chắc chắn người Đức sẽ không ngạc nhiên (chúng tôi cũng vậy, nếu ở vào địa vị họ) khi thấy Thiếu tá Martin xài thẻ đó tới ngày lên đường tức là vào những tuần lễ cuối tháng Tư.

        Còn phải kiếm cho ông một bộ đồng phục: một người trong bọn chúng tôi dáng dấp sấp sỉ như Martin, anh ta bèn lựa một bộ đồ dã chiến tươm tất nhất, gắn thêm phù hiệu Xung kích Thủy quân lục chiến và một cấp hiệu Thiếu tả. Lại thêm một chiếc ảo mưa đã cũ, trên cầu vai cũng gắn phù hiệu và cấp hiệu. Còn phải lo liệu cả những giầy trận, ghệt vải, một sơ mi, áo thung như thường lệ. Áo lót, quần đùi được lột hết nhãn hiệu cũ rồi đưa cho thợ giặt để lấy cùng một loại dấu vết của tiệm ủi.

        Chúng tôi mua sơ mi ở tiệm Gieves và nhét hóa dơn vào túi áo mưa, vì cho rằng Bill Martin (Bill: tên gọi thân mặt của William Martin) phải làm như vậy. Đó là vụng về duy nhất của chúng tôi. Sĩ quan đi mua sơ mi không thuộc Hải quân nên trả tiền mặt, thật là vô lý. Nhung xét cho kỹ, Thiếu tá Martin, một người vô hình làm sao mua chịu ờ tiệm Gieves được mà chẳng phải trả bằng tiền mặt. Khi xác chết lên đường rồi chúng tôi chợt nhớ ra mới hối tiếc đã nhầm lẫn vì từ trước đến nay cỏ sĩ quan Hải quân nào mua hàng trả tiền mặt ở tiệm Gieves đâu ? Nhất là một sĩ quan từng bị Ngân hàng gởi giấy thúc nợ.

        Tòi đành tự an ủi rằng vốn dĩ chúng tôi muốn xí gạt người Đức. Họ không thể biết chắc sĩ quan động viên cỏ được nhà hàng nọ cho hưởng đặc ân như sĩ quan Hải quân hiện dịch hay không ? Dù sao đỏ cũng là một lỗi lầm vụng về.

        Như vậy, thi hài của "một người không bao giờ có ở trên đời trở thành thể xác của một sĩ quan : Thiếu tá Martin trong binh chủng Thủy quân lục chiến. Kẻ nào tìm thấy ông ta sẽ biết ngay là ai và vì sao lại tới đó, do những dấu hiệu vết tích trong và ngoài thân thể.

        Nhưng vẫn mới chỉ là một "sĩ quan". Chúng tôi cần phải kiếm thêm những vật tùy thân riêng tư và một "nhân chất cá biệt" để ai cũng phải thừa nhận Martin là một "thực thể" !
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM