Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 11:48:25 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Béc-lin tháng năm 1945  (Đọc 23929 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #90 vào lúc: 28 Tháng Chín, 2017, 08:24:58 pm »


        Rõ ràng là Rát-ten-hu-be cảm thấy thích điều này. Đối với một viên chức cảnh sát thường nay bỗng nhiên được đưa lên tới chức thiếu tướng ss và chỉ huy đội ss đặc biệt của quốc trưởng thì quả là một phần thưởng lớn đối với lòng trung thành của một kẻ như Rát-ten-hu-be. Đây quả là "một chức vụ đầy danh vọng đến chóng mặt" đúng như chính Rát-ten-hu-be đã thú nhận về những bước đầu trên con đường đi lên của y.

        Trong lời khai đầu tiên về cái chết của Hít-le, Rát-ten- hu-be đã viết:

        "Là người chứng kiến tận mắt cái chết của Hít-le, tôi thấy mình có trách nhiệm phải nói rõ hon về những ngày cuối cùng và những sự kiện, hoàn cảnh về cái chết của ông ta...

        Tôi thấy cần phải tuyền bố rằng, sau khi Hít-le chết và đế chế Đức sụp đồ, tôi không còn bị ràng buộc bởi những lời thề danh dự vì trách nhiệm trước đây và tôi sẽ nói rõ ở đây tất cả những sự kiện mà tôi được biết, mặc dù tôi là kẻ trung thành tuyệt đối với Hít-le và những người đồng sự của ông ta".

        Trong bản khai thứ hai về sau này, khi trở lại những sự kiện trong năm 1933, y viết: Những sự kiện dồn dập diễn ra lúc bấy giờ ở Đức đối với nhiều người thì cho là mù quáng, không thể tin và không thể hiểu nổi nhưng đối với nhiều kẻ khác thì lại cho là điều cần thiết và đương nhiên. Vốn quen nhìn sự kiện bằng con mắt của một sĩ quan chuyên nghiệp, tôi là người nằm trong số những kẻ thứ hai vì tôi đã nhìn thấy trong quốc trưởng là cả một "bạo lực".

        Rát-ten thú nhận rằng, do nhiều năm được sống và làm việc bên cạnh Hít-le và đã cùng hắn ta chứng kiến cảnh suy tàn sụp đổ của đế chế thứ ba của nhà nước Đức đã cho phép y phân đinh được, nhìn thẳng được vào kẻ đã cố vẽ nên những nét giả tạo trong hình ảnh quốc trưởng của y: -  "đó là một con người mà đối với ông ta, nhân dân Đức chỉ là một thứ công cụ để ông ta lợi dụng thực hiện những mưu đồ đầy tính hiếu thắng và tàn bạo của ông ta mà thôi".

        Rát-ten-hu-be viết về Hít-le năm 1933-như sau: "người ta không nhận ra ông ta nữa. Trước đây thường ít nói chuyện và khi bắt đầu nói thường hay cầm một cốc bia lớn và bấy giờ thì chỉ uống nước suối, cà-phê và nước chè. Ông ta tuyên bố mình là người ăn chay, ông ta khoác bộ mặt cùa một kẻ ẩn sĩ, bó mình trong những giới hạn hẹp và tuyên bố chỉ dành thì giờ cho sự nghiệp đất nước.

        Dù thế này hay thế khác, trước sau hắn vẫn chỉ là một kẻ phô trương.

        Trước hết, khi Hít-le được công nhận là thủ lĩnh của bọn quốc xã hắn đã cố tỏ ra y là con người xuất thân từ nhân dân mà ra, một con người mang tư tưởng phục thù của người lính chiến sẵn sàng không hề tiếc thân mình và cũng không ngần ngại thương tiếc gì những kẻ định cản trở y thực hiện tư tưởng phục thù đó. Giờ đây y tự tô vẽ cho mình là một con người thể hiện cho những lớp người "thượng đẳng, một con người hoàn toàn hiến dâng cuộc đời mình cho sự nghiệp nhân dân và không hề có một tham vọng nào khác do chính quyền dành cho y".

        Đã có một thời bộ máy tuyên truyền quốc xã cho loan truyền đi huyền thoại về quốc trưởng - một người khổ hạnh và ẩn sĩ sống biệt lập tại "ngôi lều riêng" của mình để chuyên tâm suy nghĩ cho lợi ích của những người Đức chân chính, "ngôi nhà lều" không bao giờ khóa đó lại cách không xa lắm những tòa biệt thự sang trọng của Gơ-rinh, của Boóc-man và của những têu trùm đế chế khác đã dần dần biến thành "khu dinh lộng lẫy của tên độc tài" - ở Béc-xtê-ga-đen. Khu dinh đó nổi bật giữa khu dân cư địa phương.

        Thế nhưng chính tên quốc trưởng này, theo quan sát của kẻ bảo vệ hắn là Rát-ten-hu-be thì, sở dĩ cần tìm nơi yên tĩnh, vắng vẻ chính vì lúc nào hắn cũng lo sợ bị mưu sát. Hắn luôn luôn cảm thấy lo lắng ngay cả với những người mà hắn đã "biết rõ từ thời còn ở dưới đáy xã hội cho đến khi lên đỉnh cao nhất của quyền lực, vốn những kẻ phiêu lưu chung quanh hẳn, những kẻ đại diện cho cái "chủng tộc thượng đẳng" của hắn.

        Hít-le "một mặt vẫn cố phô trương cuộc sống giản dị của y nhưng lại làm ngơ trước những thói tham nhũng và đồi trụy của những kẻ cận thần. - Rát-ten-hu-be kết luận về nhận định của y đối với Hít-le như vậy. Như tôi đã nói ở trên, y không những là người cận vệ riêng của Hít-le mà đồng thời còn là người cầm đầu cả cơ quan an ninh nữa. Sự kiêm nhiệm này cho phép y lúc nào cũng gần gũi với tên bạo chúa của đế chế ba.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #91 vào lúc: 28 Tháng Chín, 2017, 08:25:54 pm »


        "Hít-le cần những người thật trung thành, - Rát-ten- hu-be viết tiếp. - Ồng ta biết rằng, ông ta lên cầm quyền được là nhờ sư ủng hộ của những kẻ đầy tham vong, khao khát thỏa mãn những khát vọng ích kỷ và háo danh của mình. Trong giới cận thần, Hít-lc thường tuyên bố: "Cần phải có nhưng con người khi lên nắm quyền có thể để lại được cái gì đó cho mình".

        Hít-le thỉch ban ơn cho nhưng kẻ khác để buộc chặt kẻ đó, bắt nó phụ thuộc vào mình nhiều hơn. Ở đây y cũng thiết lập cho mình một sự phụ thuộc tuyệt đối.

       Nhưng đồng thời y lại biết cách lừa dối mọi tầng lớp nhân dân. Đối với nông dân, hắn nói: Các bạn là cơ sở của dân tộc". Đi với công nhân hắn bốc lên: "Các bạn là tầng lớp quý tộc của đế chế thứ ba: Đối với bọn trùm tư bản tài chính và chủ công nghiệp khi nhóm họp bí mật trong những căn phòng đóng kín cửa thì hắn lại nói: "Các bạn hay chứng minh rõ dòng máu dân tộc thượng đẳng của chúng ta, các bạn có đầy đủ quyền hành trở thành lãnh tụ của chúng".

        Nhưng hắn cũng cảm thấy rằng hắn càng tập trung nhiều quyền hành trong tay thì càng thấy rõ nỗi lo sợ bị ám sát.

        Tên bạo chúa ngày càng bị ám ảnh bởi thói bạo hành đối với ngay chính mình.

        "Lúc bắt đầu hoạt động chính trị ở Muy-ních, mỗi khi xuất hiện trước công chúng Hít-le luôn cầm trong tay mình một cây roi sắt rất nặng, - Rát-tén-hu-be tiết lộ - Nó vừa là vật tượng trưng vừa là thứ vũ khí phòng thần và đồng thời là vũ khí tiến công. Giờ đầy cầm cây roi như vậy không tiện nữa. Nhưng trong xe của y lúc nào cũng có một cây roi sắt như vậy gắn ở thành ghế, ngoài chúng tôi ra không ai biết được. Thay thế cho cây roi sắt trước đây, y luôn đeo bên mình khẩu súng "Van-te" nạp đầy đạn".

        Quá nghi ngờ và kinh sợ nên y đã trở nên tàn nhẫn.

        "Càng ngày tôi càng được chứng kiến những hành động dã man, tàn bạo không còn tính người của quốc trưởng chúng tôi, - Rát-ten-hu-be viết - thói bạo tàn đó kết hợp với thói tự mãn tự đắc của y đã gây nên những chuyện thật kinh tởm". 

        Càng kinh hoàng khi càng phải tàn bạo, càng tàn bạo lại càng kinh hoàng hơn.

        "Càng ngày quốc trưởng chúng, tôi càng thận trọng và tàn bạo hơn". Mọi người và mọi thứ gửi đến ông ta đều phải qua máy kiểm tra tia rơn-ghen. Những người chiếu tia X quang này đều mặc loại quần áo đặc biệt bằng chì. Cả những bức thư, quà cáp gửi tới Hít-le đều phải kiểm tra qua tia rơn-ghen. Những ngày mừng sinh nhật dù là thư chúc mừng của ai, của các tổ chức quốc xã địa phương hay những cận thần của y, dù là của chủ các hãng buôn hay xí nghiệp lớn, dù là của đứa bé hay người già - tất cả đều phải kiểm tra qua tia rơn-ghen này. Cả những ngân phiếu chúc mừng hay quyên góp cũng đều phải qua tia rơn-ghen... Ngay cả danh sách những người đã góp tiền cũng vậy.

        Hắn, Hít-le, tên bạo chúa đã sống tàn bạo nhưng cũng đã từng run sợ trước nỗi kinh hoàng bi ám hại, đã hành động như vậy.

        Tôi cứ tiếp tục với những tư liệu về Hít-le như trên cho đến trước ngày rời Sten-đan. Chiều chiều tôi thường dành một ít thời gian đi dạo trên các đường phố vắng vẻ đã trở nên thanh bình.

        Trên đường phố rợp bóng cây thỉnh thoảng lại thấp thoáng bóng một đôi trai gái, tôi tránh đi và đường phố lại trở nên vắng vẻ. Ven đường có một con suối nhỏ với chiếc cầu gỗ xinh xinh bắc ngang. Dòng nước như quánh lại vì những đám rong rêu, những cành lá liễu vàng. Những hòn đá phủ rêu cũng vương đầy lá liễu. Bên bờ là thảm cỏ dài, đung đưa trước gió.

        Tôi thường đứng lặng ở đây, ngắm nhìn khung cảnh thanh bình và vắng lặng này, lòng bâng khuâng nghĩ tới những ngày chiến tranh vừa qua.

        Tôi cứ đứng như vậy một mình trên mảnh đất của một thành phố - thị trấn xa lạ, thành phố - thị trấn Sten-đan và cho đến nay, đối với tôi, đã trở thành một kỷ niệm khó quên.

        Đúng vào giờ ấy các đoàn tù binh cũng vừa đi làm lao động về. Những người dân dù bận việc trong vườn hay làm gì cũng dừng lại nhìn theo bóng những con người đồng hương của họ đang vừa đi vừa nghêu ngao hát. Những bà cụ già ngồi ngay trên trước ghế dài trước cửa nhà, lặng lẽ nhìn theo, kín đáo đưa tay làm dấu thánh giá. Từ một nhà hát gần đây mới hoạt động lại vọng tới một bài hát cũ từ thời vua Vin-hem: "Shade, mein Shatz, daBdie Zeit so schnell ging vorbei... "Ôi, em yêu sao thời gian trôi nhanh vậy... "1.

-----------------------
        1. Tiếng Đức trong nguyên bản

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #92 vào lúc: 28 Tháng Chín, 2017, 08:27:07 pm »

     
        Thế nhưng tôi cũng biết rằng, sau cái vẻ ngoài của cuộc sống thanh bình có phần quá phẳng lặng này là cả một mùa đông đói khồ đang dần dần đến với những căn nhà không lò sưởi, thiếu bánh mì,

        Mùa thu năm 1945 tôi giải ngũ về nhà. Không còn nữa những chiếc xe nhà bếp tỏa khói trên các đường phố Béc- lin. Và cũng trên các đường phố này, bên cạnh các chiến sĩ gái điều hành giao thông giờ đây có thêm những chàng trai cảnh sát Đức với chiếc áo choàng màu trắng.

        Lá cờ Xô-viết đỏ thắm lỗ chỗ vết đạn đã trải qua những chặng đường chiến đấu từ lâu nay vẫn phấp phới bay trên nóc tòa nhà quốc hội Đức nay được thay bằng lá cờ mới, còn lá cờ cũ được coi là một báu vật vô cùng quý giá đã được chuyển về Mát-xcơ-va.   •

        Nắng vàng chiếu sáng trên các đống đổ nát.. Và nếu lắng nghe, ta có cảm giác như những viên gạch ngói vỡ kia cũng đang khẽ nở ra, kêu tí tách. Những cảnh điêu tàn...

        Người dân Béc-lin đang dần dần dọn sạch các đường phố. Trên các đống đổ nát điêu tàn ấy, xuất hiện các khẩu hiệu giống nhau mà khi đọc lên ta thấy như một tiếng thở dài nhẹ nhõm: "Hít-le đã chết"

         Hít-le đã chết. Hít-le không còn nữa. Nước Đức không thể chấp nhận cuộc sống cũ nữa. Cần phải tìm một con đường mới cho đất nước này. Nhưng khó khăn nhất vẫn là tầng lớp thanh niên Đức. Dưới thời Hít-le, thế hệ thanh niên này đã biết những gì? Chúng chỉ biết: "Hai-lơ quốc trưởng!" hoặc học thuộc lòng nhưng bài thơ sặc mùi quốc xã được in vào sách giáo khoa: "Này ơi nước Pháp, ta gửi mi lời chào khinh bỉ! Mi phải chết để cho ta sống mãi;" Rồi những cuốn tiểu sử, những bài kinh về Hít-le và những kẻ đẻ ra nó! Rồi kinh thánh "Đời tôi" - tặng phẩm dành cho những cặp vợ chồng mới cưới. Rồi những chiếc mũ sắt trên đầu. Và bài hát chính thức của đoàn thanh niên quốc xã với những câu kêu to: "tiêu diệt thế giới này. "Hôm nay chúng ta nắm toàn nước Đức, ngày mai chúng ta làm chủ toàn thế giới! Hãy làm cho toàn thế giới này biến thành cảnh điêu tàn...".

        Giờ đây cái thế hệ thanh niên đó đang phải nhớ lại; suy nghĩ lại, run sợ và làm lại cuộc sống mới cho chính mình.

        Dân chúng đã đi lại nhiều hơn ngoài đường phố. Đây đó đã có những nhà hát mở cửa và dân chúng sẵn sàng lại đi xem kịch dù hay dù dở cũng được, miễn là không có hình ảnh Hít-le, không nói đến chiến tranh. Khi xem xong trên đường về nhà, họ cũng khe khẽ nhẩm hát với nhau những đoạn hát hay trong vở ca kịch nào đó mà họ ưa thích.

        Những bài hát mới, những vở kịch mới, những buổi trình diễn mới đang hình thành và dần dần xuất hiện. Bên cạnh những cái bình thường: "Menin Friseurist und blei- totto Bauer" - "Hiệu cắt tóc của tôi đã và vẫn là hiệu Ôl-tô Bau-ơ", người ta thấy xuất hiện thêm một biểu ngữ mới: "Wer...schlanđ liebt, muB den Fashismus hassen" - "Ai yêu nước Đức, phải căm thù chủ nghĩa phát xít".

        Từ giã Béc-lin vào mùa thu năm ấy, mãi hai mươi năm sau tôi mới có dịp trở lại và khi viết cuốn sách này nhân kỷ niệm hai mươi năm chiến thắng phát xít Đức tôi mói có dịp lục lại đống hồ sơ tư liệu về Hít le, về cái chế độ phát xít tàn bạo do hắn dựng nên, mà chúng tôi đã đoạt được vào tháng năm năm ấy, có dịp đọc kỹ hơn những tư liệu về hắn, về những tên đồng bọn, với hắn một cách kỹ càng hơn. Trong đây chứa đựng những tư liệu từ trước tới nay chưa được công bố và có lẽ cũng chưa ai đụng tới vì còn bao công việc khác quau trọng hơn phải làm.

        Tôi đã có dịp trở lại nước Đức, một nước khỏe khoắn đang vững bước đi lên vì  dân tộc Đức cũng như các dân tộc khác đều có khát vọng sống trong hòa bình và dựng xây đất nước. Cái nước Đức cũ do Hin-den-bua chuyển giao cho Hít-le ngày 30 tháng giêng năm 1933 với tư cách thủ tướng. Ngày 30 tháng giêng cũng được coi là ngày của chế độ quốc xã "lên ngôi”. Và ngày 9 tháng 5 năm 1945 được coi là vĩnh viễn kết liễụ cái chế độ tàn bạo và đầy nhục nhã này.

        Kinh nghiệm bi thảm của cái nước Đức cũ ấy không thể nào được lăng quên. Tất cả các dân tộc dù trong giờ phút vinh quang nhất của lịch sử mình, dù trong những giờ phút bất hạnh nhất của dân tộc cũng phải luôn tĩnh táo không được để cho cái tư tường "cường quyền, bả chủ thế giới" cám dỗ.

        Cái tư tưởng đó có thể dẫn cả một dân tộc tới thảm họa và nhất là trong thời đại văn minh của chúng ta ngày nay nó càng có khả năng phá hoại to lớn hơn, kinh khủng hơn. Bởi vì cái lý tưởng "dựa vào sức mạnh" vũ khí, sự "tuyệt vời của súng đạn" sự "kỳ diệu của vũ khí" mà Hít-le đã cổ vũ dân tộc Đức cho đến giờ tận số của hắn nếu hắn không thất bại thì có lẽ hắn đã dùng để tiêu diệt toàn thể loài người chúng ta và ngày nay cái học thuyết này lại càng nguy hiểm hơn.

Hà Nội, dịch xong 19-8-1984       
ĐỨC THUẦN                   

HẾT

       

Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM