Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 06:39:16 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: 21 năm viện trợ Mỹ ở Việt Nam  (Đọc 20006 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #60 vào lúc: 22 Tháng Sáu, 2017, 08:45:12 am »

         
        Với cái ưu thế là được mua hàng PX, lính Mỹ và chư hầu có một thuận lợi để làm quen và thâm nhập vào các gia đình người Việt Nam. Người ta có thể căm ghét Mỹ, không muốn dính líu gì với Mỹ. Nhưng khi có thể lợi dụng được Mỹ, thì cái phản ứng kia có thể dịu đi. Trong thực tế, có không ít người làm quen và đi lại với lính Mỹ chỉ để nhờ mua hàng PX. Mua về để dùng cũng có. Mua về để bán lại cũng có. Ở các đô thị, lính Mỹ thường có thể lân la vào mọi gia đình, nhất là những gia đình có con gái đẹp và khá giả. Nhiều người cho Mỹ thuê phòng, vừa lấy tiền thuê cao, vừa nhờ mua được hàng rẻ. Các gia đình có con lấy Mỹ thì sự nhờ vả hầu như không còn hạn chế nào nữa. Những người vợ lính này thường trở thành những người buôn PX thực sự và cung cấp cho thị trường một số hàng hóa rất lớn
        (Số phụ nữ lấy Mỹ ở Sài Gòn chiếm tỷ lệ khá cao. Theo thống kê sổ hôn thú chính thức, chắc kém xa số cuộc hôn nhân bán chính thức, mỗi năm Sài Gòn có khoảng dưới 3 ngàn cuộc hôn thú: trong đó, có tới trên 4 trăm là hôn thú Việt-Mỹ. Niên giám thống kê Việt Nam 1972. Đã dẫn, tr 382).
         
        Bằng những con đường kể trên, PX làm cho thị trường miền Nam đã náo nhiệt lại càng thêm náo nhiệt. Trước các cửa hàng PX, đã hình thành những chợ trời đặc biệt: chợ mua bán hàng PX. Các con buôn tụ tập trước cửa hàng. Lính Mỹ bước ra đều tay xách, nách mang. Người ta xúm lại, mua tranh, bán cướp, mua đi, bán lại. Hàng từ chợ trời này lại được bán về các chợ trời khác và lọt vào mọi ngóc ngách của xã hội.
         
        Cùng với chợ trời hàng PX, còn có chợ tiền. Lính Mỹ bán hàng PX lấy bạc Sài Gòn, lại đổi số bạc đó lấy đô la. Những người muốn nhờ Mỹ mua hàng cũng cần có đô la để gửi mua. Những người buôn bán đô la hòa nhập với những người buôn bán hàng làm cho chợ trời thêm hoàn chỉnh.
         
        Cửa hàng PX và hàng PX đã đem lại kết quả thế nào?
         
        Đối với binh lính Mỹ, và cả gia đình họ, thì hàng PX là một món lợi đáng kể, bổ sung thêm vào tiền lương và phụ cấp. Lương lính Mỹ vốn đã cao hơn lương lính ngụy. Lương tháng một binh nhất là 90 đô la. Từ tháng 10-1967 họ được tăng lên 95 đô la, tức là xấp xỉ bằng thu nhập bình quân đầu người của nhân dân miền Nam trong 1 năm. Tuy nhiên, số hơn 90 đô la không đủ. Các cửa hàng PX không những giúp họ mua rất rẻ để dùng, mà còn nhân lên gấp bội số lương tháng. Chính phủ Mỹ muốn bằng cách đó làm cho binh lính cảm thấy cuộc sống viễn chinh đỡ đáng chán và đáng ghét.
         
        Đối với xã hội Việt Nam, các cửa hàng PX là một nguồn cung cấp hàng hóa rẻ, tốt và nhiều. Ở miền Nam người ta thấy giá hàng ngoại hóa rất rẻ. Không phải chỉ những hàng cũ, mà cả những hàng còn mới nguyên, người ta vẫn bán rẻ, có khi rẻ hơn cả giá bán ở nước sản xuất ra thứ hàng đó.
         
        Có mấy nguyên nhân chính sau đây:
         
        - Hàng PX
         
        - Hàng ăn cắp của Mỹ
         
        Đó là những hàng mà người bán không phải mua theo giá nhập. Khi số hàng này chiếm một tỷ lệ nào đấy, thì nó làm cho giá thị trường cũng hạ theo.
         
        Những hàng mà các hãng buôn nhập cảng về bán thì nói chung là đắt hơn giá trên thị trường quốc tế. Nhưng cũng có nhiều thứ hàng nhập cảng bán tại các cửa hiệu vẫn rẻ hơn giá thị trường quốc tế. Hiện tượng đó có những nguyên nhân sau đây:
           
        - Một số nước sản xuất có chế độ khuyến khích xuất khẩu, do đó có những biện pháp đảm bảo giá xuất rẻ hơn giá nội địa. Chẳng hạn Chính phủ Nhật có chính sách không những miễn thuế, mà còn cấp phát tài chính đối với một số hàng xuất khẩu. Ở Mỹ, đạo luật 1971 cho phép miễn thuếu lợi nhuận 50% cho các Công ty xuất khẩu. Những công ty nào mà 95% vốn dùng để sản xuất cho xuất khẩu hoặc có 95% thu nhập là nhờ xuất khẩu, thì được coi là Công ty quốc tế (InternationalCorporation) và được hưởng quy chế đó. Đến 1972, Mỹ có tới hơn 2 ngàn công ty thuộc loại này. Như vậy, giá bán của các công ty này thường thấp hơn giá nội địa, mà các công ty vẫn có lãi.
         
        - Một số hàng nhập khẩu thương mại hóa được miễn thuế hoặc chỉ chịu thuế nhẹ. Trong mục viện trợ thương mại hóa, đã thấy các nhà nhập cảng được hưởng hối suất thấp hơn nhiều so với hối suất tự do.Nói chung là Nhà nước đánh thuế cao để lấy lại số dư đó. Nhưng cũng có một số mặt hàng, vì lý do nào đó, chính quyền đánh thuế thấp.Trong trường hợp đó thì tổng giá vốn của nhà nhập cảng (giá nhập cảng + thuế) vẫn còn thấp hơn nhiều so với giá thị trường quốc tế. Cũng có nhiều trường hợp, phái bộ viện trợ Mỹ đòi đánh thuế nhập thấp, nhưng buộc nhà nhập cảng phải bán giá rẻ. Do đó, nhà nhập cảng có muốn bán giá cao cũng không được phép.
         
        - Một số hàng nhập cảng mà khi bán ra thì đồng bạc đã sụt giá rất nhiều so với lúc nhập (ta biết, đồng bạc Sài Gòn sụt giá rất nhanh, không phải từng năm mà từng tháng). Trong trường hợp đó, giá bán có thể không tăng nhanh bằng mức tăng chỉ số giá cả nói chung. Giá bán này, nếu tính theo hối suất mới của đồng bạc đã sụt giá, thì thấp hơn giá thị trường quốc tế. Nhưng nếu tính theo hối suất cũ của tháng nhập hàng, thì vẫn cao hơn, và nhà nhập cảng vẫn có lãi. Bản thân nhà nhập cảng cũng muốn bán nhanh để thu hồi vốn. Hơn nữa, theo quy định của phái bộ viện trợ Mỹ, hàng hóa nhập về buộc phải tiêu thụ trong 90 ngày. Quá hạ sẽ bị phạt. Do đó có lãi một chút là phải bán ngay. Nếu không sẽ bị phạt và không được cấp giấy phép nhập cảng nữa.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #61 vào lúc: 22 Tháng Sáu, 2017, 08:45:54 am »

        
THAY KẾT LUẬN
       
        Giai đoạn 21 năm mà ta vừa nghiên cứu ở trên có thể coi là giai đoạn “cổ điển” của viện trợ Mỹ. Nó gắn liền, là sản phẩm, cũng vừa là sự trả giá cho chính sách chiến tranh lạnh và cả chiến tranh nóng.
        
        Trường hợp Việt Nam không nằm ở ngoại lệ, mà cũng nằm trong khung cảnh quốc tế của viện trợ Mỹ thời kỳ đó (vả chăng chiến tranh nóng để xâm lược Việt Nam cũng là một sản phẩm đặc thù của thế trận chiến tranh lạnh trên trường quốc tế).
        
        Chính khung cảnh đó đã quy định cả mục đích, cả tính chất, cả phương thức lẫn kết quả của viện trợ. Nhưng, như đã nói ngay trongnhững trang đầu, mục đích chính của sự nghiên cứu này không phải chỉ là lên án viện trợ Mỹ. Vả chăng những chính khách, các nhà bình luận Mỹ cùng những “người trong cuộc” cũng đã tự đánh giá rồi. Nếu cần phải có những kết luận về mặt này, thì trích dẫn có thể thay cho kết luận:
        
        M.Donald, Giám đốc phái bộ viện trợ Mỹ ở Việt Nam: “Vấn đề ở NamViệt Nam không phải là vấn đề hoàn toàn có tính chất quân sự. Tình hình đòi hỏi một quy mô hoạt động toàn diện cả về kinh tế, chính trị, tâm lý cũng như quân sự. Đây là cuộc đấu tranh chưa từng có và theo tôi, tính chất và phạm vi cố gắng nhiều nhất của chúng ta để đối phó với cuộc đấu tranh đó cũng chưa từng có. Vấn đề Việt Nam đòi hỏi mộ tsố viện trợ lớn không hề có tính chất quân sự, để duy trì hệ thống hậu cần gồm đường sá, bến tàu và hải cảng mà chiến tranh cần phải có, để giúp cho một nền kinh tế nhỏ yếu gánh vác một ngân sách quốc phòng lớn (Báo cáo đọc trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ về tình hình kinh tế và viện trợ kinh tế cho Nam Việt Nam, USIS Washington 17-3-1970).
        
        E.Kennedy, thượng nghị sỹ Mỹ: “Tiền bạc đáng lý có thể dùng để tưới nước cho một châu thổ hoặc xây cất một bệnh viện, thì lại được chi tiêu để buộc người ta phải chấp nhận một viên tướng hoặc một chế độ thối nát mất lòng dân. Viện trợ kinh tế của chúng ta không hướng vào những nơi có nhu cầu và khả năng phát triển nhất, mà lại hướng vào những nơi có mối đe dọa cộng sản mạnh nhất. Ngân sách viện trợ của chúng ta cho Việt Nam lớn hơn là tất cả châu Mỹ Latinh gộp lại. Ở châu Phi, viện trợ của chúng ta đã ngừng một phần, vì mối đe dọa cộng sản ở đó có vẻ không nghiêm trọng nữa (Edward M.Kennedy. DemainL’Amérque. Decisión pour une decennie. Ed Albin Michel. Paris 1968).
        
        N.Rockefeler: “Nếu không có kinh tế, thì các khối quân sự chỉ là xây cất trên cát. Nhưng nếu có các biện pháp kinh tế, thì đó lại là cát được trộn với xi măng” (Thư gửi riêng Tổng thống Mỹ Eisenhower).
        
        R.Nixon: “Chi cho các mục tiêu hòa bình tuy lớn, nhưng nếu thay nó bằng các biện pháp quân sự thì còn tốn nhiều hơn (Phát biểu tại quốc hội Mỹ về vấn đề viện trợ Mỹ cho Việt Nam. UPI. Washington 2-3-1973).
        
        E.Kennedy: “Nói chung, viện trợ cho nước ngoài được coi là đúng đắn với lập luận rằng nhờ dùng tiền bạc, chúng ta có thể chặn đứng một sự bành trướng cộng sản có thể xảy ra và chúng ta có thể tránh bớt việc dùng đến quân đội để ngăn chặn sự bàn trướng đó” (E.Kennedy.  Đã dẫn,  tr.4).
        
        William Buckey, ký giả tờ Internationa Herald Tribune: “Những người nào tán thành viện trợ cho Việt Nam phải nắm vững những quan điểm là chúng ta đang đầu tư thông qua viện trợ vào một sự ổn định mà nếu không có sự đầu tư đó thì rất khó đạt được. Đây là điều mà Mỹ cần phải thành thật một chút mà nói thẳng ra” (Số ra ngày 10 và 11-3-1975).
        
        Cố Tổng thống Ai Cập Nasser: “Về thực chất, đây không phải là việntrợ và cũng chẳng phải là lòng tự thiện mà chỉ là sự kinh doanh thôi” (Châu Á và châu Phi ngày nay. Số tháng 10-1974).
        
        Tuy nhiên, nếu nhìn lại suốt 21 năm dính líu với Việt Nam, ta thấy những mục đích cơ bản của viện trợ Mỹ đã không đạt được. Nhưng khi không đạt được kết quả, khi thua thiệt, thì bộ máy thiết kế của viện trợ Mỹ đã nhanh chóng tự sửa chữa, tự thay đổi về phương pháp, về cơ chế… Về phương diện này, những nhà làm luật của Mỹ tỏ ra có tài và nhạy bén.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #62 vào lúc: 23 Tháng Sáu, 2017, 09:55:04 am »

         
        Trong hơn một thập kể trở lại đây, quả là viện trợ Mỹ cũng đã có nhiều thay đổi-thay đổi về định hướng, thay đổi về quy chế, thay đổi vềcơ cấu, thay đổi về các điều kiện viện trợ. Cuộc chiến tranh Việt Nam làmột trong những nguyên nhân quan tọng dẫn đến những thay đổi đó.
         
        Từ sau Việt Nam, nước Mỹ rất ngại dính líu trực tiếp vào các xung đột chính trị ở các khu vực trên thế giới. Vì:
         
        - Chiến tranh Việt Nam để lại cho Mỹ những vết thương nặng nề và những sự nhức nhối lâu dài, mà nền kinh tế Mỹ cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc của những vết thương đó. Quyền uy kinh tế của Mỹ yếu đi-xéttheo sức thao túng của nó trên trường quốc tế. Lạm phát, thâm thủng ngân sách, thâm thủng ngoại thương… là những di chứng của các vết thương không còn có thể “vung tay quá trán”. Viện trợ Mỹ được tính toán sít sao hơn, và ít phiêu lưu hơn.
         
        - Viện trợ Mỹ chuyển sang những con đường an toàn hơn: Cho vay có mục đích và có điều kiện. Đầu tư song phương, đa phương và gián tiếp.Thu hồi vốn và lãi thông qua cách kéo giá cả. Thay những áp lực quân sự bằng nhiều loại áp lực kinh tế. Thay áp lực trực tiếp bằng áp lực gián tiếp thông qua các tổ chức quốc tế (trong đó phải kể đến sự tác động của Mỹ qua Quỹ tiền tệ quốc tế, qua Ngân hàng thế giới, qua chế độ cấm vận và bao vây kinh tế, qua quy chế tối huệ quốc. Đối với Việt Nam, thái độ này của Mỹ cũng thể hiện rất rõ: từ chỗ dùng viện trợ tối đa và ào ạt, để khuất phục đất nước này, tới chỗ bao vây mọi loại viện trợ, cũng để khuất phục và trả thù đất nước này.
         
        Từ kế hoạch Marshall đến kế hoạch Brady (công bố tháng 3-1989),đã có hơn 40 năm trôi qua. Xem qua quy chế, các lời tuyên bố, các điềukhoản và phương hướng mà hai vị Bộ trưởng này đưa ra, thấy đã có khá nhiều điều khác nhau. Làm sao không khác nhau được, vì nước Mỹ hôm nay và nước Mỹ trước đây 40 năm cũng đã khác nhau. Sự phát triển của thế giới, những cuộc đụng độ với phong trào cách mạng thế giới, trong đó Việt Nam là cuộc đụng độ lớn nhất và ảnh hưởng mạnh nhất, đã đưa tới sự thay đổi đó.
         
        Người ta thấy dường như kế hoạch Brady khiêm tốn hơn, nhún nhường hơn, có chiếu cố đến các quốc gia nợ nần và nghèo khổ hơn…
         
        Nhưng cái gì đưa đến cảnh nợ nần và nghèo khổ đó? Và tại sao những nước được viện trợ lại càng mắc nợ nhiều hơn? Tại sao các nước đi “giúp đỡ” lại càng có nhiều của cải để “giúp đỡ” hơn, và thông qua “giúp đỡ” lại càng kiếm được nhiều của cải hơn nữa?
         
        Tưởng cũng không cần làm nhiều chứng lý, chỉ cần đi vào những consố. Báo cáo gần đây nhất của Ngân hàng thế giới về diễn biến số công nợ của các nước trên thế giới như sau (triệu USD) (Rapport sur ledéveloppement dân le monde. Banque Mondiale Washington D.C. p230-231):
         
       
        Những nước đi vay thì như vậy. Còn các nước cho vay thì càng cho vay, càng viện trợ nhiều lại càng giàu hơn lên. Ở đây chỉ nói riêng trường hợp nước Mỹ. Cũng theo báo cáo kể trên của Ngân hàng thế giới, từ năm 1965 đến năm 1988, số tiền viện trợ của Chính phủ Mỹ đã tăng lên gấp 3 lần, nhưng tỷ lệ của nó trong tổng sản phẩm quốc dân lại giảm đi hơn 50%.
         
       
        Đến hôm nay, chuyện cũ đã lùi xa hơn một thập kỷ. Lịch sử đã sangtrang. Quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ cũng đã và đang đổi khác. Trước đây, chúng ta phải chống trả quyết liệt. Đó là điều chúng ta không muốn nhưng đã buộc phải làm.
       
        Ngày nay, điều ta muốn đã bắt đầu có thể làm được-hòa bình xâydựng, bình thường hóa quan hệ với các quốc gia, trong đó có Mỹ.
         
        Đối với viện trợ Mỹ, thì đây không chỉ đơn giản là sự bình thường hóa, mà còn là trách nhiệm đối với những hậu quả mà Mỹ đã để lại cho Việt Nam. Sự viện trợ đó, tất nhiên phải khác trước ở một điều kiện cơ bản: không phải để thực hiện chiến tranh và bình định, mà chính là để khôi phục và hàn gắn những vết thương lâu dài của chiến tranh.
         
        “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”.

         Trước đây, khi tiến hànhchiến tranh, ta đã học và có được 2 cái “biết” đó. Và ta đã thắng.
         
        Ngày nay, cả 2 cái biết đó vẫn đều rất cần. Chính những cái thất bạicủa Mỹ trước đây cũng đã cho Mỹ một bài học. Không biết người và không chịu biết người.
         
        Hiểu Mỹ, hiểu viện trợ Mỹ sẽ giúp chúng ta giáp mặt với nó chủ động hơn, vững vàng hơn…
         
Tháng 12-1990       

HẾT
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM