Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 03:59:44 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: 21 năm viện trợ Mỹ ở Việt Nam  (Đọc 20000 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #50 vào lúc: 14 Tháng Sáu, 2017, 11:09:19 pm »

         
        Có những việc, tưởng là nhỏ mọn, nhưng thực ra, cũng là một món lợi lớn. Chẳng hạn, việc bao thầu giặt thuê quần áo cho quân đội Mỹ. Thông thường, Mỹ cứ đưa 5 bánh xà phòng thì nhà thầu chỉ giặt hết 3 thôi. Vậy là ngoài tiền công, còn bớt được 2 bánh nữa. Một ngày, trại lính chở ra hàng mấy xe quần áo bẩn và cấp hàng tấn xà phòng cho nhà thầu. Tướng Mai Hữu Xuân là nhà thầu lớn nhất ở Sài Gòn về ngành này. Người ta nói rằng chỉ riêng việc ăn bớt xà phòng và ăn số tiền lính Mỹ để sót trong túi những bộ quần áo đem giặt cũng đem lại số lời bạc triệu.
         
        Con đường thứ tư để đưa của cải từ tay Mỹ sang ngụy là việc bàn giao những động sản và bất động sản của các căn cứ Mỹ, khi quân Mỹ rút lui. Mỹ thường gọi số của cải này là “của để lại” (inherit). Như trên đã nói, khi bàn giao, Mỹ cũng tháo gỡ đi một số thứ và phá hủy một số thứ không đem đi dược. Song những thứ còn để lại cũng là một “gia tài” khá lớn. Có thể lấy căn cứ không quân Phan Rang làm ví dụ. Mỹ trị giá các thiết bị của căn cứ này là 60 triệu đô la. Khi rút, Mỹ gỡ đi một đường băng bằng đuyara, phá 50 nhà và công sự. Nhưng số còn lại giao cho ngụy cũng trị giá tới 46 triệu đô la (Tin PA Manila 28-3-1972). Theo thống kê của Cục quản lý vật tư Mỹ (Propertydisposal Agency) thì tính đến tháng 5 năm 1972, Mỹ đã giao lại cho ngụy 2,5 triệu tấn vật tư và trang thiết bị của các căn cứ Mỹ, trị giá 6,25 tỷ đô la (Saigon’sWarning Clientele FEER 13-5-1972).
         
        Những khoản trên đã lọt ra thị trường một phần đáng kể. Cũng giống như hàng quân nhu Mỹ đi từ bến cảng về kho, những “của để lại” từ quyền sở hữu của Mỹ chuyển sang quyền sở hữu của ngụy cũng bị hao hụt, cũng rơi vào túi bọn ăn cắp, rồi lại lọt ra thị trường. Kẻ ăn cắp ở đây không phải ai khác ngoài các tướng tá đầu sỏ, đại diện cho ngụy quyền tiếp thu các căn cứ đó. Khi được cử ra thay mặt chính phủ tiếp nhận các căn cứ, các tướng thường cho tay chân đến tháo gỡ gần như tất cả những gì có thể tháo gỡ và có thể đem bán. Rút cuộc, trong số kiểm kê tài sản bàn giao thường chỉ còn những thứ không đem đi được hoặc không thể dùng cho dân sự được. Chính tướng Abrams đã có lần nói với Thiệu rằng cái mà quân lực Việt Nam Cộng hòa được hưởng chỉ là “của để lại” của “của để lại” thôi (inherit of inherit).
         
        Lấy một thí du: Năm 1971, Mỹ bàn giao cho ngụy các căn cứ ĐắcTô, Lệ Thanh, Plây Mrông, An Khê. Kế hoạch giao nhận định thực hiện trong 2 tuần. Nhưng chỉ mới 2 ngày đã thấy biến sạch cả. Tướng Ngô Du, tư lệnh vùng đã cho quân đến tháo gỡ và vơ vét tất cả những gì có thể bán được, tẩu tán ngay về những kho bí mật, rồi gọi người đến bán đấu giá, chia nhau ăn. Đến lúc kiểm kê và đăng ký tài sản quân đôi, thì bấy nhiêu căn cứ chỉ còn là những bức tường! Mái tôn, xà nhà, và cả các khung cửa cũng đã bị gỡ gần hết (ta biết ở miền Trung, cây cối đã trụi, nhà cháy rất nhiều, thì những vật liệu xây dựng này bán rất được giá). Vì vậy, nếu các chuyên gia Mỹ có nhận xét rằng quân ngụy là một “đội quân tham nhũng và phá phách một cách quá đáng” (Brian Gilen), rằng “tướng tá ngụy rất ít tài đánh trận, nhưng lại rất nhiều tài buôn lậu, ăn cắp, hôi của và ăn cướp” (AFP Sài Gòn 10-2-1971), thì quả là không oan (và cũng phải nói thêm rằng cái bệnh ăn cắp, đục khoét này đã lấy viện trợ làm một môi trường phát triển thuận lợi, để trở thành một căn bệnh mãn tính kéo dài tới cả các thời kỳ sau giải phóng).
         
        Nhìn lại những con đường đưa của cải từ các kho của Mỹ ra thị trường miền Nam, ta có những nhận xét gì?
         
        Những đống rác, những đồ ăn cắp, ăn bớt, những đồ tẩu tán từ các căn cứ Mỹ trở thành một nguồn cung cấp hàng hóa rất lớn nữa cho thị trường miền Nam. Nếu tính ra tiền, thì số lượng hàng hóa này cũng chẳng kém gì số lượng hàng hóa trong các khoản viện trợ khác, như viện trợ thương mại hóa, viện trợ theo dự án hay viện trợ nông phẩm.
         
        Trong chương nói về các hình thức viện trợ kinh tế, chúng ta đã thấy một điều kỳ quái: các nhà nhập cảng thay thế vai trò các nhà sản xuất. Đến đây, ta thấy một điều kỳ quái hơn nữa: bọn ăn cắp thay thế vài trò của cả những nhà sản xuất lẫn những nhà nhập cảng.
         
        Cũng do đó, loại hàng hóa này có hàng loạt đặc điểm.
         
        Ở đây, chẳng có tiền viện trợ, chẳng có đề án hay giấp phép nhập cảng, chẳng có vận chuyển phí qua đại dương, chẳng có hối suất cao hay thấp, chẳng qua có thuế quan và thuế nội địa, chẳng có “Quỹ đối giá”. Vốn rất ít, nhiều khi chẳng mất vốn. Do đó, hàng rẻ hơn rất nhiều so với hàng nhập cảng.
         
        Ở đây, Nhà nước ngụy coi như chẳng được gì. Nhưng cũng không hẳn là như thế. Tướng tá và các viên chức ngụy được hưởng. Ngoài ra,thì thị trường, những người tiêu dùng cũng được hưởng những “của phù vân” đó.
         
        Nhưng như thế có phải Việt Nam được ăn không số của cải nàykhông?
         
        Để có các đống rác Mỹ, để có thể ăn cắp, ăn bớt và hôi của từ các căn cứ Mỹ, thì trước hết phải có các căn cứ Mỹ, có quân Mỹ. Vậy thì số của cải mà bọn ăn cắp và cai thầu tưởng như “ăn không” của Mỹ, thực ra, vẫn phải trả giá. Nếu đem so với giá mua sòng phẳng, thì cái giá “ăn không” này đắt hơn.
         
        Nhưng ở đây, vẫn lại thấy một điều cố hữu: sự cách ly giữa những người hưởng thụ và những người trả giá.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #51 vào lúc: 15 Tháng Sáu, 2017, 08:20:41 am »

       
        III. ĐỔI ĐÔ LA ĐỎ LẤY BẠC SÀI GÒN
         
        Ngoài vũ khí, vật tư và hàng hóa mang sang để sử dụng, Mỹ còn phải chi tiêu nhiều khoản bằng tiền mặt tại miền Nam Việt Nam. Có những khoản đáng kể sau đây:
         
        - Thuê nhân công phục vụ
         
        - Mua thực phẩm và một số vật dụng tại chỗ
         
        - Trả tiền cho các nhà thầu về các loại công việc khác nhau
         
        - Trả một phần lương cho nhân viên và binh lính Mỹ bằng bạc Sài Gòn để chi tiêu ngoài phố.
         
        Khi xem xét viện trợ thương mại hóa và viện trợ nông phẩm thừa, ta thấy Mỹ có lấy ra một phần trong số tiền bán các loại hàng viện trợ này để chi dùng (thông qua “Quỹ đối giá”).
         
        Tuy nhiên có nhiều năm số bạc Sài Gòn lấy từ “Quỹ đối giá” không đủ chi tiêu.
         
        Mỹ giải quyết sự thiếu hụt đó bằng cách đổi thêm một số đô la nữa cho ngụy quyền để lấy bạc Sài Gòn. Đặc biệt là trong thời kỳ chiến tranh cục bộ, chi tiêu tại chỗ của các cơ quan Mỹ và binh lính Mỹ rất lớn, do đó, đổi đô la trở thành nguồn chủ yếu nhất cung cấp bạc Sài Gòn cho Mỹ chi dùng.
         
        Có thể lấy năm 1968, “năm tốn kém nhất”, làm ví dụ. Theo điều tra của Quỹ tiền tệ quốc tế, thì trong năm này cơ cấu chi tiêu bằng bạc Sài Gòn của Mỹ ở Nam Việt Nam như sau (Điều tra của Quỹ tiền tệ quốc tế.Tháng 5-1968. Lưu trữ Viện Thống kê quốc gia Sài Gòn):
         
        - Lấy từ “Quỹ đối giá” viện trợ thương mại hóa: 7 tỷ
         
        - Lấy từ tiền bán nông phẩm viện trợ (mục I): 4 tỷ
         
        - Phát hành đô la đổi lấy bạc Sài Gòn: 39,5 tỷ
         
        Tổng cộng: 50,5 tỷ
         
        Nhìn vào cơ cấu đó, ta thấy việc đổi đô la có vai trò lớn trong tổng số chi tiêu của Mỹ ở Nam Việt Nam. Đồng thời, khoản đó cũng có ý nghĩa lớn đối với số lượng “ngoại tệ sở hữu” của ngụy quyền và đối với thị trường miền Nam Việt Nam.
         
        Tổng số đô la Mỹ đã đổi cho ngụy qua các năm là trên 3 tỷ đô la.
         
        Trong thời kỳ “chiến tranh đặc biệt”, và cả một số năm sau đó, mỗi năm Mỹ đổi cho ngụy trên 3 trăm triệu đô la. Có năm như năm 1971,Mỹ đổi cho ngụy tới trên bốn trăm triệu đô la. Trong những năm này, đổi đô la là một nguồn tài trợ lớn bằng, thậm chí lớn hơn cả viện trợ thương mại hóa. Từ 1973 thì nguồn lợi này của ngụy quyền cũng theo chânquân đội Mỹ và vợi dần đi. Hàng năm Mỹ chỉ còn đổi cho ngụy vài chụctriệu đô la thôi. Ngụy quyền coi đó là một trong những thiệt thòi lớn nhất. Và quả là sự giảm sút đó cũng đẩy ngụy quyền vào những khó khăn kinh tế to lớn.
         
        Một số tài liệu của Mỹ-Ngụy không muốn gọi số đô la đổi được của Mỹ và viện trợ, coi đó chỉ là sự đổi tiền thôi. Thực ra, trong sự trao đổi này, ngụy quyền coi như được thêm ngoại tệ mà chẳng mất gì. Trong một chừng mực rất lớn, có thể coi đây như là đổi giấy và mực in (những cái này cũng của Mỹ) để lấy đô la Mỹ. Về thực chất, việc này cũng có ý nghĩa như một nguồn tài trợ.
         
        Cũng có những kinh tế gia nói rằng tuy bạc Sài Gòn không có giá trị,nhưng dù sao thì Mỹ cũng dùng số bạc đó để chi tiêu trên đất Việt Nam, mua hàng, thuê mướn và trả tiền phục vụ. Vì thế họ coi như NamViệt Nam đã bán hàng cho Mỹ lấy đô la, giống như một thứ xuất khẩu (xuất khẩu nội biên). Điều khác chỉ là: hàng xuất khẩu không đưa ra khỏi đất nước, mà được khách ngoại quốc tiêu dùng tại chỗ (Cooper Cố vấn kinh tế thuộc Đại sứ quán Mỹ ở Sài Gòn viết: “Một loại hoạt động khác mà theo nghĩa rộng cũng có thể gọi là viện trợ, đó là việc các cơ sở quân sự của Hoa Kỳ đổi Mỹ kim lấy bạc Việt Nam để chi dùng vào các việc công hay tư. Sự đổi lấy bạc này làm gia tăng nguồn ngoại tệ của chính phủ Việt Nam. Nhưng đó không phải là viện trợ thuần túy, vì Hoa Kỳ dùng số bạc Việt Nam đổi được để mua các hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam).
         
        Bây giờ thử xem cơ chế của việc đổi tiền này và những kết quả kinh tế của nó:
       
        Hàng năm, Tòa Đại sứ Mỹ dự tính số nhu cầu về bạc Sài Gòn: mua hàng hóa bao nhiêu, thuê mướn hết bao nhiêu, đổi cho lính Mỹ và nhân viên hết bao nhiêu…
         
        Sau đó, Mỹ thông báo cho ngụy quyền biết số đô la được đổi và số bạc Sài Gòn cần có.
         
        Hối suất trong việc đổi tiền này không phải là hối suất trong viện trợ thương mại hóa, nhưng cũng không phải là hối suất tự do trên thị trường hay trong viện trợ nông phẩm. Ở đây có một hối suất riêng, ở mức giữa hai loại hối suất kể trên, cao hơn hối suất viện trợ thương mại hóa, nhưng thấp hơn hối suất tự do.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #52 vào lúc: 16 Tháng Sáu, 2017, 07:30:24 am »

        
        Thử so sánh ba loại hối suất trong một năm cụ thể để thấy rõ tính chất dung hòa trong hối suất đô la đỏ:
        
        Giá một đô la tính ra bạc Sài Gòn (Niên giám thống kê Việt Nam1972. Đã dẫn, trang 246-247. Việt Nam Economic Data. OctoberDecember 1973, P.9)
        
196719681969
Hối suất chính thức80.880,8285
Hối suất tự do (Đây là gía tự do vào tháng 12 mọi năm của loại đô la xanh 10)167360414
Hối suất đổi đô la đỏ121165368
       
        
        Dựa trên số đô la được đổi và trên hối suất quy định, ngụy quyền phát hành thêm một số bạc Sài Gòn tương ứng và chuyển giao cho Mỹ, theo số lượng và kỳ hạn đã quy định. Mỹ phân phát số bạc đó cho các cơ quan và các đơn vị của Mỹ.
        
        Ngụy quyền được Mỹ cho sở hữu một số đô la tương ứng, gọi là “ngoại tệ sở hữu”. Nhưng biểu hiện cụ thể của quyền sở hữu đó không phải là những đồng đô la Mỹ thực sự. Mỹ phát hành một loại đô la đặc biệt trao cho ngụy quyền. Loại đô la này có kích thước, có hình ảnh, có các đơn vị như đồng đô la, nhưng không phải màu xanh, mà lại màu đỏ.Vì thế mà có tên gọi là “đô la đỏ”. Đồng đô la đỏ không được coi là tiền. Nó chỉ có giá trị như những giấy chứng nhận quyền sở hữu một số tiền tương ứng. Cũng vì vậy, Mỹ gọi “đô la đỏ” là “đô la chứng chỉ chi phí quân sự” (Military payment Certificate-MPC).
        
        Tuy nhiên, với số “ngoại tệ sở hữu” này, ngụy quyền cũng có thể nhập cảng hàng hóa mà không phải thông qua sự xét duyệt của phái bộ viện trợ Mỹ. Hàng gì, của nước nào, mua bao nhiêu, giá bao nhiêu-nói chung là tùy ý giữa kẻ mua và người bán.
        
        Ở đây, chỉ có một sự hạn chế: vì đô la đỏ chi là “chứng chỉ chi phí”, cho nên chỉ có thể dùng để mua hàng của nước nào có thể thanh toán được những “chứng chỉ” đó với các ngân hàng Mỹ. Đó phải là những nước đã vay nợ, hoặc sẽ mua hàng Mỹ.
        
        Thường thì phần lớn số “ngoại tệ sở hữu” này được dùng để mua hàng của Nhật. Một phần là vì hàng Nhật rẻ hơn hàng của các nước khác, giá cước vận chuyển cũng ít hơn. Một phần cũng vì trong những năm này Nhật đang cần thanh toán với Mỹ những khoản tiền lớn. Do đó, Nhật sẵn sàng đổi hàng lấy thứ tiền này với khối lượng nhiều và những điều kiện dễ dàng.
        
        Khi đã nhập được hàng về, ngụy quyền đem bán ra thị trường, hoặc bán cho các nhà nhập cảng để họ đưa ra thị trường. Bằng cách đó,ngụy quyền lại thu hồi về số bạc Sài Gòn mà nó đã giao cho Mỹ và Mỹ đã tung ra thị trường miền Nam (thực ra số bạc mà nó có được thường còn lớn hơn số bạc mà nó đã đổi cho Mỹ. Một phần là vì nó đã nhân cơ hội này mà lạm phát thêm. Phân khác nữa là vì giá bán hàng nhập cảng là giá tính theo hối suất tự do, cao hơn hối suất đổi tiền).
        
        Như vậy là cái vòng vận hành được khép kín.
        
        Đô la đỏ do Mỹ phát hành, lại được Mỹ thu hồi khi thanh toán với những nước đã bán hàng cho Nam Việt Nam.
        
        Số bạc Sài Gòn do ngụy quyền phát hành và đổi cho Mỹ, được Mỹ tung ra thị trường. Ngụy quyền nhập được hàng hóa về, cũng tung ra thị trường. Sự gặp gỡ giữa tiền do Mỹ tung ra và số hàng do ngụy nhập về làm cho thị trường càng thêm náo nhiệt. Cảnh “phồn vinh” đạt tới cao điểm của nó chính là vào những năm có sự gặp gỡ này. Biểu hiện kinh tế của cuộc gặp gỡ đó là: người tiêu dùng có tiền để mua hàng và có hàng để mua. Ngụy quyền lại thu về được số tiền rất lớn do chính phủ nó phát hành, mà đỡ gặp những trở ngại to lớn của lạm phát. Cái ngân sách lẽ ra đã bẹp rúm, lại được bơm thêm lên.
        
        Nếu gạt bỏ bớt những quá trình kèm theo rất phức tạp, như sự thanh toán giữa Mỹ và các nước bán hàng, sự thanh toán giữa ngụy quyền với các nhà nhập cảng, và nếu giả định rằng xã hội có ba đại diện: Mỹ, ngụy quyền và những người được Mỹ trả tiền đồng thời là những người mua hàng nhập cảng của ngụy, thì ta có thể diễn đạt sự vận hành của cơ chế “đổi đô la đỏ” như sau:

       
        
        Như vậy là ta lại gặp một cơ chế nữa, không kém phức tạp. Ở đây,cần phân tích thêm hai vấn đề: vấn đề hối suất và vấn đề màu sắc của đồng đô la.
        
        Về vấn đề hối suất, vì Mỹ có đổi lấy bạc Sài Gòn để chi tiêu, nên Mỹ không thể đổi theo hối suất thấp như trong viện trợ thương mại hóa.
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Sáu, 2017, 08:13:57 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #53 vào lúc: 17 Tháng Sáu, 2017, 08:10:01 am »

         
        Nhưng Mỹ cũng không thể đổi cho ngụy theo hối suất của thị trường tự do. Đây chỉ đơn thuần là việc đổi tiền giữa hai người cần mua và bán. Trong việc đổi tiền, cả Mỹ lẫn chính quyền Sài Gòn đều muốn giải quyết nhiều vấn đề khác nữa. Mỹ không chỉ cần có bạc Sài Gòn để chi tiêu, mà Mỹ còn muốn nhân việc này bơm thêm đô la cho chính quyền Sài Gòn, không muốn cho số ngoại tệ của Mỹ lọt ra khu vực tư nhân. Chính quyền Sài Gòn muốn có thêm ngoại tệ để nhập cảng, làm cơ sở để phát hành tiền, và thông qua bán hàng mà thu tiền về. Nếu nó phải đổi theo hối suất tự do, thì chẳng thà ngụy quyền đổi thẳng ỏ chợ đen cho lính Mỹ? Như thế lại có thể lấy được đô la xanh, đô la thực sự do lính Mỹ mang sang. Mỹ thì không muốn điều đó (Năm 1969, báo chí Mỹ đã tỏ ra lo lắng về hiện tượng binh lính và nhân viên Mỹ ở Sài Gòn tung đô la xanh ra đổi ở chợ đen, lấy bạc Sài Gòn. Một số tư nhân Việt Nam thu góp số đô la xanh đó gửi ở các ngân hàng Thụy Sĩ và một số nướcTây Âu. Số đô la xanh tích tụ trong các ngân hàng này là một điều bất lợi lớn cho Mỹ. USIS Washington, 19-2-1969). Vì như thế thì không những đô la tuột khỏi tay người Mỹ, mà Sài Gòn cũng tuột một phần khỏi tay Mỹ. Muốn gỡ sự trao đổi này trong khuôn khổ hai Nhà nước, muốn khỏi mất đô la thực sự, muốn “giúp” Sài Gòn và cũng là nắm chắc Sài Gòn, Mỹ buộc phải hạ hối suất xuống thấp một chút, để có một sự khuyến khích cần thiết. Còn hối suất nửa vời ở đây chính là kết quả của sự giằng co này.
         
        Nhưng cái thiệt trong hối suất lại được đền bù bằng nhiều cái lợi khác.
         
        Thứ nhất, Mỹ đã có được đủ số bạc Sài Gòn cần thiết để chi tiêu. Nói cách khác, Mỹ đã trả lương cho lính Mỹ và nhân viên Mỹ không phải bằng đô la mà bằng một thứ tiền khác. Việc đó cho phép tiết kiệm hàng trăm triệu đô la mỗi năm. Việc phát hành đô la đó không hẳn là phát hành tiền tệ, do đó, ít chịu sự khống chế của các nguyên tắc phát hành.Việc phát hành này không gây ra những hậu quả của lạm phát đô la, không làm mất giá đồng đô la, không làm giá cả tăng vọt, vì số tiền này không đi vào thị trường của đồng đô la, mà đi vào thị trường của đồng bạc Sài Gòn. Về thực chất, Mỹ phát hành đô la đỏ chính là tạo cơ sở để phát hành bạc Sài Gòn, thậm chí cũng có thể coi như Mỹ đã phát hành giấy bạc Sài Gòn để chi tiêu. Một nước lại được phát hành một thứ tiền của nước khác chứ không phát hành thứ tiền của nước mình, mà vẫn dùng để trả lương cho người của nước mình được và những người đó vẫn chi tiêu được. Đó là ý nghĩa cơ bản của đồng đô la đỏ.
         
        Thứ hai, trao đô la đỏ cho chính quyền Sài Gòn thì số tiền đó vẫn chẳng chạy ra ngoài các ngân hàng Mỹ, Mỹ vẫn chưa mất đô la. Kẻ sở hữu đô la vẫn chỉ được thực hiện quyền sở hữu đó trong khuôn khổ sự khống chế của Mỹ, chỉ được sử dụng theo cách nào để Mỹ không mất số đô la đó.
         
        Thứ ba, sự ràng buộc này còn có một ẩn ý sâu xa hơn nữa: Mỹ đổi đô la đỏ lấy bạc Sài Gòn là để cho lính Mỹ và các cơ quan Mỹ chi tiêu. Như thế có nghĩa là hai thứ này phải gắn liền với nhau. Muốn đổi được ngoại tệ, thì bất kể các lợi ích chính trị và quân sự là thuận hay nghịch,thì người Mỹ phải có mặt đông đảo ở Việt Nam. Và quả là khi quân Mỹ rút, thì ngụy quyền lấy làm lo lắng, tiếc rẻ (Sự hiện diện đông đảo quân đồng minh làm cho dụng cụ chi phó được dồi dào, hay nói trắng ra là, chính phủ có nhiều đô la đỏ, có nhiều ngoại tệ để dùng, đồng công việcsinh hoạt trong nước được trù phú” Chấn hưng kinh tế, 29-1-1974).
         
        Thứ tư, nhờ có đồng “đô la đỏ”, Mỹ buộc những nước bán hàng cho Nam Việt Nam phải dùng số đô la đỏ thu được đó để mua hàng của Mỹ,vì nó không thể mua ở đâu khác được bằng thứ tiền này. Nếu nước đó đang là chủ nợ của Mỹ, thì nhân dịp này Mỹ có thể xuất một số hàng Mỹ sang nước đó, khắc phục phần nào sự căng thẳng trong cán cân thanh toán. Số mấy trăm triệu đô la hàng năm lẽ ra phải dùng để trả lương, thì nay được sử dụng để phụ giúp cho việc cân bằng ngân sách trong nước và cân bằng ngoại thương.
         
        Đối với những nước là con nợ của Mỹ thì hoặc Mỹ có thể thông qua đồng đô la đỏ mà trừ nợ, hoặc thông qua đô la đỏ mà làm cho những nước đang nợ nần này vẫn có thể nhập cảng thêm hàng hóa của Mỹ.Trong bất cứ trường hợp nào, thì rút cuộc, những đồng “đô la đỏ” sau một cuộc hành trình vạn dặm, từ Mỹ, tới Sài Gòn, và bay nhảy tại những nước xa xôi nào đó, lại trở về cái kho bạc của Mỹ. Nó không phải là đô la xanh, nó không thể bay bổng tự do được, nó chỉ là cái bóng của đồng đô la thôi. Dù bay nhảy tận đâu, nó cũng phải trở về đúng đường và đúng chỗ, cũng y như cái boomerang của người châu Úc vậy.
         
        Ta thấy sự thiệt thòi do hối suất thấp chút ít đã được đền bù bằng những lợi ích như thế nào. Đó là lý do của việc bày đặt thêm ra cái cơ chế kỳ cục này.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #54 vào lúc: 18 Tháng Sáu, 2017, 07:37:43 pm »

         
        IV.CHI TIÊU BẰNG TIỀN MẶT CỦA MỸ Ở NAM VIỆT NAM
         
        Số bạc khổng lồ đổi từ hơn 3 tỷ đô la đỏ được Mỹ tung vào xã hội, gây những ảnh hưởng rất lớn đối tới thị trường, tới đời sống kinh tế và đời sống xã hội nói chung.
         
        Có những năm, số bạc so Mỹ chi tiêu và tung ra xã hội đã chiếm tới ngót một nửa tổng số bạc mà ngụy quyền phát hành. Ta lại lấy thí dụ năm 1968. Như đã nói, năm đó Mỹ chi tiêu tới 50 tỷ đồng tiền mặt (bạc Sài Gòn). Tổng số bạc do ngụy quyền phát hành cho đến cuối năm đó là 116 tỷ.
         
        Trong xã hội miền Nam, người ta vẫn hay nghe nói đến “sở Mỹ” và những người “đi làm sở Mỹ”. Đó là một nghề thực sự, rất thịnh hành.Trong những năm Mỹ chiếm đóng, toàn miền Nam có trên dưới 140 ngàn người đi làm thuê cho các cơ sở của Mỹ. Đó là chỉ kể số người làm thuê, ăn lương chính thức của Mỹ. Số người này lớn gấp chục lần số người Mỹ trong các sở đó. Nếu so với viên chức ngụy quyền (không kể cảnh sát) thì số người Việt Nam làm sở Mỹ còn đông hơn cả tổng số nhân viên làm trong các bộ của ngụy quyền.
         
1967196819691970
Số người Việt Nam làm thuê của sở Mỹ41.506140.004144.763126.457
Số nqười Mỹ trong các sở Mỹ11.97013.25711.9309.997
Tổng sõ nhân viên các bộ ngụy quyền (khônq kể cảnh sát)116.900138.20 0135.200147.200
       
        Riêng phái bộ viện trợ Mỹ đã thuê tới hơn 9 ngàn người Việt Nam, trong đó riêng lái xe đã tới 600 người. Phái bộ quân sự Mỹ (DefenceAttache Office) cũng thuê tới 1 ngàn nhân viên Việt Nam… Mỹ thuê đủ loại người: có cả giáo sư, luật sư, nhà kinh tế, quản trị viên, nhà báo, kỹ sư, bác sũ, tình báo viên, chuyên viên kỹ thuật các loại, thư ký, đánh máy, phiên dịch, văn thư, lao động, lái xe, phục vụ, đầu bếp v.v…
         
        Nói chung, Mỹ trả lương rất “hậu” cho những người làm thuê. Nếuchưa kể các khoản khác, chỉ xét tiền lương, thì cùng một loại công việc, người “làm sở Mỹ” ăn lương cao hơn người làm cho ngụy hay cho tư nhân rất nhiều (thường là gấp rưỡi, gấp đôi, có khi gấp 5, 6 lần). Năm1966, mức lương tối thiểu của công nhân vùng Sài Gòn - Gia Định là1.250 đồng đối với nam giới và 1.100 đồng đối với nữ giới. Cũng nămđó, mức lương thấp nhất ở “sở Mỹ” là 2.500 đồng. Lái xe lương khoảng 3.500 đồng tương đương 2 tạ gạo “nàng hương”, tính theo giá năm đó. Một số người có chuyên môn đặc biệt thì được trả lương cao gấp bội. Chẳng hạn, những nhân viên kỹ thuật thành thạo trong ngành đông lạnh, được Mỹ thuê làm trong các phòng ướp xác lính Mỹ, hưởng lương hàng tháng năm 1966 là 27 ngàn đồng, tương đương 300 kg thịt.
         
        Mức lương cao gấp bội đó có tác dụng thu hút rất nhiều và rất nhanh những công nhân lành nghề và cán bộ kỹ thuật giỏi rời bỏ các xí nghiệp tư nhân và các công sở ngụy quyền để vào làm “sở Mỹ”. Ngay năm1965, năm Mỹ bắt đầu đưa quân vào, Mỹ đã hút mất gần 50 ngàn công nhân và cán bộ kỹ thuật của Nam Việt Nam (L’Information du Viet Naméconomique et financière 18-5-1967).
         
        Cùng vì thế, từ khi Mỹ vào, tuy có nhiều xí nghiệp và hãng buôn mọc lên để phục vụ Mỹ, nhưng cũng có không ít xí nghiệp và công ty phải thu hẹp sản xuất, vì thiếu công nhân, thiếu cán bộ kỹ thuật. Đó là những doanh nghiệp không gắn bó nhiều lắm với việc phục vụ Mỹ, do đó, không kiếm được nhiều lãi trong cơ hội mới này và không đủ khả năng tăng lương cho công nhân. Đó là nhân tố chủ yếu làm cho chỉ số tiền lương ở miền Nam năm 1966 bỗng nhiên tăng vọt một cách bất thường. Nếu lấy chỉ số tiền lương năm1964 là 200, thì tháng 12 năm 1965 lên 697, đến tháng 6 năm 1966 đã lên 866, và đến tháng 12 năm 1966 lên 1.139 (Niêm giám thống kê Việt Nam 1972, Sài Gòn. Đã dẫn t.227).
         
        Như vậy, việc thuê người của các “Sở Mỹ” đã dẫn đến hai kết quả trực tiếp:
         
        - Hàng chục vạn người lấy việc phục vụ cho bộ máy xâm lược của Mỹ làm nghề nghiệp. Từ đó, họ được hưởng những khoản thu nhập to lớn.Theo tính toán của Mỹ thì số 140 ngàn người làm thuê này, cộng với gia đình họ, là khoảng 750 ngàn người, được sống sung túc bằng lương do Mỹ trả (AP ngày 10-7-1970).
         
        - Nền sản xuất nội địa bị tước mất một số lớn lao động lành nghề.Tăng lương là biện pháp tự vệ. Nhưng nó kéo theo hiện tượng tăng giá sản phẩm một cách giả tạo, vì bản thân việc tăng lương cũng có tính chất giả tạo, không dựa trên năng suất lao động tăng lên, mà chỉ do tác động của luật cung cầu nhân công, do Mỹ gây ra một sự thiếu hụt giả tạo.
       
        Tất nhiên, đối với những người ăn lương cao của Mỹ thì thu nhập củahọ không có tính chất giả tạo. Đó là nguồn lợi thực sự. Đến lượt họ, họ lại trở thành những người tiêu dùng rất mạnh mẽ trong xã hội, rồi họ lại nuôi sống nhiều người khác bằng sự tiêu dùng đó.
         
        Đó là khoản thứ nhất trong cái goi là “xuất khẩu nội biên” của Nam Việt Nam.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #55 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2017, 08:23:08 pm »

         
        Khoản thứ hai là bao thầu các công trình và các yêu cầu dịch vụ của các “Sở Mỹ”. Như đã nói ở trên, từ kế hoạch vào Nam Việt Nam, Mỹ cho bao thầu rất nhiều loại công việc khác nhau: xây cất, sửa chữa, chế biến, gia công, dịch vụ… Vô số tư sản đã làm giàu to nhờ những số tiền nhận thầu. Đây cũng là một trong những con đường làm giàu nhanh nhất và nhiều nhất. Ta có thể lấy một ví dụ cụ thể: Ngô Càn Tê. Trước khi Mỹ vào Đà Nẵng (Đà Nẵng cũng là nơi Mỹ đưa quân đầu tiên vào Việt Nam), y mở ngay một quán ăn, đặt tên là quán “New York”, nhằm thu hút khách Mỹ. Với quán ăn này, người ta thấy y xin được bao thầu hàng loạt thứ: đóng thùng gỗ cho quân đội Mỹ đựng vũ khí và đồ quân nhu, thầu làm cơm sấy, muối cá nhân, đuờng cá nhân… cho quân đội, hùn vốn mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất… Nhờ số tiền kiếm được, chỉ vài năm sau, y trở thành một đại tư sản. Để đi xa hơn nữa, y mua đất và xây khách sạn “Đông Phương”, khách sạn lớn nhất nhì ở Đà Nẵng. Có biết bao nhiêu tư sản nữa ở miền Nam đã đi theo con đường tương tự như thế để làm giàu!
         
        Khoản “xuất khẩu nội biên” thứ ba là những khoản của nhân viên và binh lính Mỹ trả cho những người làm nghề tự do, ngoài số người làm thuê ăn lương như đã nói ở trên. Theo tính toán của ngụy quyền thì số người phục vụ Mỹ này đông gấp hàng chục lần so với người làm ở “sở Mỹ”. Có thể tới cả triệu người. Thành phần của họ cũng đa dạng và phức tạp hơn: nhân viên khách sạn và bán hàng ăn uống, nhân viên các phòng tắm hơi, các chiêu đãi viên, gái bàn “bar”, gái nhảy, gái đĩ, thợ may, thợ giặt, thợ đánh giầy, thợ cắt tóc, người cho thuê nhà, người lái xe tắc xi, xe “ôm” và đạp xích lô, người môi giới về đủ mọi mặt, và cả những ca sĩ, nhạc công, những luật sư…
         
        Thu nhập của những nghề phục vụ tự do này không được ổn định, nhưng nói chung là cao không kém, thậm chí, còn cao hơn nhiều so với những người làm thuê ăn lương của Mỹ. Vì thế, nhiều cô nhân viên các cơ quan ngụy quyền, và nhất là nữ sinh, đã bỏ nghề, bỏ học để đi bán “bar”. Ở Đà Nẵng, có gần một ngàn ngư dân đã bỏ thuyền, sắm xích lô để kiếm được nhiều tiền hơn.
         
        Cũng chính vì vậy, mà nhìn vào các biểu thống kê giá cả ở miền Nam, ta thấy từ năm 1965 đến năm 1966, giá cả một loạt khoản dịch vụ bỗng tăng lên đột ngột (tính bằng đồng bạc Sài Gòn) (Niên giámthống kê Việt Nam 1972. Đã dẫn, trang 349):
         
19651966
Hớt tóc1733
Công may áo dài nữ98,1180,2
Côna may áo sơ mi79.3135
       
        Rút cuộc, xã hội đã tách ra triệu người chỉ sống bằng nghề phục vụ quân đội viễn chinh, nhờ đó có đời sống phong lưu, có thu nhập rất cao. Chính quyền coi đó cũng là một bộ phận “thu nhập quốc dân” hết sức quan trọng.
         
        Trong thời kỳ Mỹ chiếm đóng, người ta nói đến 6 nghề phát triển nhất, làm giầu mau lẹ nhất (lục nghệ đế vương). Đó là: thực (ăn), y(mặc), hành (đi lại), cư (ở), khang (giải trí), lạc (chơi bời). Thật chẳng hay ho gì một xã hội mà cái nhân vật trung tâm của nó không phải là các nhà kinh doanh công nghiệp, tài chính, thương mại, du lịch hay nông nghiệp, mà lại là các người mở quán ăn, chủ tiệm may, chủ khách sạn, chủ xe khách, chủ tiệm nhảy và đặc biệt là những người kinh doanh nghề mãi dâm.
         
        Một dân biểu Sài Gòn đã từng biện bạch: “Mỹ cần gái. Ta cần đô la. Sao không đổi? Đó là nguồn đô la cho quốc gia không bao giờ cạn”.
         
        Chính vì cái khoản “xuất khẩu nội biên” đó cho nên, như chính tổng trưởng xã hội ngụy Trần Ngọc Liễn cũng đã nhận xét: “Nghề gái điếm ở nước này đã phát triển đến mức trở thành một trong những nghề có tổ chức tốt nhất”.
         
        Theo một tờ báo Mỹ, thì năm 1970, chỉ tính riêng số tiền mà nhân viên dân sự và quân đội Mỹ ở Nam Việt Nam chi cho ba khoản: mua kỷ niệm, taxi và trả cho gái đĩ cũng đã tốn mất từ 50 đến 70 triệu đô la (Sài Gòn trước cuộc khủng hoảng kinh tế. Bài đăng báo Newsweek ngày 15-6-1970).
         
        Chính vì thế mà ở miền Nam đã xuất hiện những câu tục ngữ như “nhất Mỹ, nhì đĩ” hay “nhất đĩ, nhì lô (xích lô), tam cô (ma cô), tứ tướng”…
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #56 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2017, 08:24:08 pm »

         
        Trong các báo cáo trước Thượng nghị viện Mỹ, G.Mac Donald, giám đốc phái bộ viện trợ Mỹ ở Sài Gòn, có nói rằng các khó khăn kinh tế ở miền Nam đã được giải quyết, “Giá cả tuy tăng lên, nhưng thu nhập của các gia đình cũng tăng lên, nhờ số người có việc làm nhiều hơn bao giờ hết (G.Mac Donald. Báo cáo trước Ủy ban Đối ngoại Thượng nghị viện Mỹ về tình hình kinh tế Nam Việt Nam, ngày 17-2-1970. USISWashington 17-3-1970).
         
        Khoản thu thập thứ tư là thu nhập về bán các thứ hàng hóa cho Mỹ: thịt, cá, rau, hoa, quả, các đồ mỹ nghệ, đồ uống… Đây cũng là một khoản thu nhập lớn. Những người có vườn cây ăn, những người nuôi heo, nuôi gà, những người đánh tôm cá, những người trồng hoa, trồng rau, những người buôn các thứ đó, những người chuyên chở các thứ đó… đều đã tìm thấy ở hơn nửa triệu cái ví của Mỹ một nguồn thu nhập. Mỹ xài rất nhiều trả rất cao, thường không mà cả. Người ta thường muốn nói thách bao nhiêu cũng được. Chính vì sức mua tăng vọt cho nên cũng từ năm 1966, ta thấy chỉ số giá cả bỗng tăng vọt. Trong đó, tăng mạnh nhất không phải là giá công nghệ phẩm, hàng nhập khẩu,mà chính là các thứ hàng kể trên.
         
        Nếu lấy chỉ số giá cả năm 1959 là 100, thì từ năm 1965 sang năm1966, chỉ số giá cả các loại hàng hóa như sau (Niên giám thống kê ViệtNam 1972. Đã dẫn, 338/339 và 343):

19651966
Sản phẩm trồng trọt135,4222,9
Sản phấm chăn nuôi173,2323,4
Sản phẩm nhân cảna145173.4
       
        Qua biểu trên ta thấy rõ: Cho đến năm 1965, mức tăng chỉ số giá cả hàng nhập cảng còn cao hơn mức tăng chỉ số giá sản phẩm trồng trọt, và chỉ kém mức tăng chỉ số sản phẩm chăn nuôi chút ít. Đến năm 1966 chỉ số giá sản phẩm trồng trọt bỗng tăng vọt, hơn hẳn giá hàng nhập cảng. Sự chênh lệch này chủ yếu do luật cung cầu. Lúc này, số hàng nhập cảng vào Nam Việt Nam tăng lên rất nhiều. Nhưng nông sản nội địa chẳng tăng được bao nhiêu, mà sức mua bỗng tăng vọt. Do đó, chỉ trong một năm mà giá cả nông sản và những hàng nội địa phục vụ quân đội Mỹ tăng gần gấp đôi, trong khi các hàng khác tăng tương đối ít.
         
        Dưới đây là giá một số hàng tăng nhanh nhất từ 1965 đến 1966 (tính bằng đồng bạc Sài Gòn) (Như trên, t.340, 341, 346, 347,348,349).
         
19651966
Cá tươi (kg)45,694,2
Cá lóc (kg)60,8125,9
Tôm tươi (kp)49! 7105,2
Gà (kg)80,9147,9
Trúng (quả)3,66,4
Thịt bờ ngon (kp)89,2177,2
Bẳp cái (kg)16,4146,8
Dưa chuột (kq)6,614,6
Chuỗi (nải)9! 413,2
Bia (chai)% 816,9
Xi măng (bao 50 kp)115202
Gạch (1.000 viên)10881742
Vôi (60 kp)170337
       
       
        Trong khi đó, có nhiều thứ sản phẩm nội hóa chỉ tăng giá rất ít, có thứ không tăng, có thứ còn giảm giá. Đó là những thứ mà Mỹ và đám người giàu có gắn với Mỹ không dùng đến, hoặc là những thứ đã có hàng nhập cảng tốt hơn thay thế. Ta hãy thử xem giá cả một vài mặt hàng sau đây (đồng bạc Sài Gòn) (Niên giám thống kê Việt Nam 1972. Đã dẫn, trang 340-341):
         
19651966
Vải thô nội hóa (tãm 40 vuông)651689
Vải trắng nội hóa (m)25,436,6
Xà phòng nội hóa (kg)66,644,7
Đường cát (tạ)27452580,6
       
        Đối với những thợ thủ công, công nhân, tiểu chủ và cả những tư sản kinh doanh các nghề đó, thì tất nhiên là thu nhập giảm sút hoặc không tăng kịp tình thế. Trong khi đó, giá sinh hoạt lại tăng vọt. Tình cảnh của họ chỉ ngày càng xấu hơn đi, nếu như họ không bỏ nghề.
         
        Ngoài chi phí để mua hàng hóa thông thường, các cơ quan Mỹ còn chi tiền để mua thứ hàng hóa đặc biệt nữa: mua chuộc và trả công các viên chức cao cấp ngụy quyền. Đây cũng là một khoản lớn. Trong ngân sách Bộ Ngoại giao Mỹ, mỗi năm có khoảng 300 triệu đô la dành cho việc hối lộ và mua chuộc các chính khách nước ngoài. Ở Nam Việt Nam, Mỹ sử dụng món tiền này khá rộng tay. Có những khoản Mỹ chi bằng bạc Sài Gòn. Có một số khoản đặc biệt, để trả cho những thành tích đặc biệt, Mỹ chi bằng đô la xanh.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #57 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2017, 07:47:46 am »

         
        Vào giữa năm 1966, Thiệu cùng Nguyễn Hữu Có (Tổng trưởng quốc phòng) ra chiếc hàng không mẫu hạm Mỹ Independece. Cả hai cùng ký tên vào 1 quả bom 2 tạ rưỡi để cho máy bay Mỹ mang thả xuống miền Bắc. Khi ra về, Thiệu và Có đều được biếu những ngân phiếu đô la xanh “cỡ 5 con số”.
         
        Nguyễn Cao Kỳ, khi chịu ngừng tranh cử với Thiệu cũng được Mỹ tặng một phần thưởng tương tự để làm vốn trong con đường lập nghiệp khác. Đến ngày 29-12-1965, chính Kỳ đã tự tố giác với báo chí là Mỹ đã cho Kỳ 100 triệu đồng để Kỳ chịu đi làm đại sứ nước ngoài và để cho Thiệu được yên vị (Reuter 29-12-1965).
         
        Trần Văn Hương, khi chịu nhận làm Thủ tướng cho Thiệu được tặng một biệt thự lớn ở đường Phan Thanh Giản cùng 2 triệu đồng để mua sắm các động sản trong nhà. Sau đó, khi Hương chịu đứng liên danh ứng cử với Thiệu, để Thiệu khỏi bị trơ trọi, thì Hương được biếu ngay một ngân phiếu 200 ngàn đô la xanh.
         
        Nghị viện của Thiệu, khi bầu bán, khi biểu quyết các dự luật đều được chuẩn bị sẵn những khoản chi cần thiết cho các dân biểu để bịtmồm những kẻ hay phản đối, để thúc đẩy những kẻ ủng hộ… Theo tính toán của Nguyễn Cao Thăng, phụ tá chính trị của Thiệu, thì khi thông qua đạo luật 10-1970, đã tốn mất 15 triệu đồng để làm những việc đó. Số tiền này do Thiệu đứng ra chi, nhưng Mỹ là kẻ bơm tiền đó cho Thiệu. Vì thế, trong chính giới ngụy quyền, từ lâu đã hình thành một câu tục ngữ: “Đã bầu là có bán”.
         
        Đối với một số dân biểu, tổng trưởng, tướng tá, nếu hợp tác với sứ quán Mỹ, với tổ chức CIA, với các phái bộ Mỹ… trong những việc như cung cấp tin tức, thu xếp để ký kết các hiệp nghị, cãi trắng án hoặc xử nhẹ những người Mỹ phạm tội… đều được biếu hoặc một ngân phiếu, hoặc một chiếc xe hơi, hoặc những món bổng lộc khác tương xứng với công lao.
       
        Đó cũng là một khoản nữa trong cái gọi là “xuất khẩu nội biên”.
         
        Rút cuộc, số tiền mặt hàng trăm tỷ đồng mà Mỹ chi tiêu trên đất miền Nam Việt Nam đã làm cho hàng loạt ngành nghề bỗng nhiên phát đạt chưa từng thấy. Một loạt nghề rất mới xuất hiện. Đó đều là nhữngnghề gắn với sự tiêu xài của hơn một nửa triệu người Mỹ.
         
        Từ đám người này, và thông qua những ngành nghề này, hàng trăm và hàng trăm tỷ đồng đã chui vào hàng triệu cái túi tiền của những người làm thuê, phục vụ, bán hàng và làm việc cho Mỹ, từ Tổng thống đến tên macô. Trong trận mưa bạc trút xuống mấy năm đó, kẻ tai to mặt lớn thì có túi lớn, kẻ thấp hèn thì có túi bé. Tất cả những cái túi đó đều đầy ắp. Xã hội bỗng nhiên xuất hiện hàng chục vạn người giầu có, phong lưu. Và đến lượt họ, họ lại trở thành một sức tiêu thụ, một sức mua mạnh mẽ. Sức tiêu thụ của lính Mỹ tạo ra sức tiêu thụ của họ rồi họ lại là nguồn làm giàu cho những người khác nữa. Vì có lính Mỹ nên các chiêu đãi viên cần và có thể may sắm cả chục bộ quần áo đẹp đẽ,đi uốn đủ mọi kiểu tóc, hàng tuần đến làm “mỹ viện”… Các tiệm may, các mỹ viện, các hiệu đóng giày, các hiệu kim hoàn… bỗng rất đắt và tăng giá hàng lên. Đến lượt các chủ tiệm này lại trở thành đám khách “sộp” của các hàng ăn, các hàng rau, hoa, quả. Những phản ứng dây chuyền đó làm cho cả thành phố trở nên sầm uất cực độ. Người ta làmgiàu như chơi, và chơi như phá. Giàu sang theo cách đó, tự nó đã là một sự điên loạn, phi tự nhiên. Nhưng nó còn sản sinh ra vô vàn thứ điên loạn và phi nhân tính khác nữa.
         
        Nhưng vấn đề không phải chỉ có như thế. Không thể có mưa bạc củaMỹ mà không có mưa bom của Mỹ được! Chỉ có điều là: nó diễn ra ở những nơi khác, dành cho hai loại người Việt Nam khác nhau.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #58 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2017, 08:07:56 am »

         
        V. HÀNG PX
         
        PX là ký hiệu để chỉ các căng tin của quân đội Mỹ, gọi là Post Exchange. Ở tất cả những nước nào trên thế giới mà có quân đội Mỹ, phái bộ Mỹ hoạt động đều có các PX để phục vụ riêng cho người Mỹ tạiđó. Đây là một loại hình thương nghiệp đặc biệt, tuy mục đích trực tiếplà phục vụ cho các công dân Mỹ trú đóng ở nước ngoài, song thường lại có ảnh hưởng đáng kể đến thị trường của nước sở tại.
         
        Ở miền Nam Việt Nam thời Mỹ-ngụy, PX rất phát triển và có vai trò rất quan trọng trong kinh tế lúc đó.
         
        Các cửa hàng PX được đặt ở những nơi có cơ quan Mỹ, các căn cứ của quân Mỹ và quân chư hầu, từ Đắc Tô, Plâyme, đến Cam Ranh, VũngTàu… Ở các thành phố, cửa hàng PX được đặt tai các trung tâm quan trọng. Ở Đà Nẵng, cửa hàng PX lớn nhất là cửa hàng trước cửa sân bay Đà Nẵng. Ở Sài Gòn-Chợ Lớn, cửa hàng PX lớn nhất là cửa hàng ở đường Nguyễn Tri Phương. Ngoài ra, còn có hàng loạt các cửa hàng lớn ở đường Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Trần Hưng Đạo, Đồng Khánh…
         
        Cửa hàng PX bán gần như đủ tất cả mọi thứ hàng hóa: Các loại rượu ngon, Champagne và Cognac của Pháp, Mao Đài và Mai Quế Lộ của Đài Loan, rượu sâm của Đại Hàn, rượu Whisky của Mỹ, các loại thuốc lá, các loại bia, các đồ hộp quý như nấm của Ý, thịt hộp của Đan Mạch, kẹo Hà Lan, táo Hà Lan, cam Israel… Đương nhiên, thứ quan trọng nhất của cửa hàng này là những hàng công nghiệp cao cấp: quần áo, len dạ, tơ lụa, đồng hồ, máy ảnh, các loại máy ghi âm, máy vô tuyến truyền hình, các dụng cụ gia đình, tủ lạnh, quạt máy, xe máy.. Trong PX, có nhiều loại hàng mà miền Nam không nhập cảng được, hoặc vì đó là loại hàng cao cấp, giá nhập quá cao, hoặc vì đó là hàng của những nước mà Nam Việt Nam không thể đặt quan hệ thương mại được.
         
        Đặc điểm của các cửa hàng PX là: nó không chỉ có hàng của Mỹ mà còn có nhiều hàng của các nước khác. ”Đặc sản” của thế giới được tập hợp về đây. Vì thế, nó không chỉ có sức hấp dẫn đối với người ViệtNam, mà còn hấp dẫn cả lính Mỹ nữa.
         
        Nhưng đặc điểm quan trọng, có sức hấp dẫn nhất của các cửa hàng PX: giá bán chỉ bằng ½ hay 2/3 giá thị trường. Cũng như hàng “quân tiếp vụ”, hàng PX là hàng cung cấp, không thuộc phạm vi thương mại. Bộ Quốc phòng Mỹ có một ngân khoản lớn để bù lỗ. Thực ra, đây là một thứ trợ cấp cho binh lính. Cửa hàng chỉ thu lại một phần giá hàng, để điều chỉnh sức mua mà thôi.
         
        Nhưng các cửa hàng PX chỉ bán cho các nhân viên Mỹ, binh lính Mỹ và về sau có bán cho cả binh lính các nước chư hầu. Người Việt Nam không được mua.
         
        Cửa hàng PX chỉ bán bằng đô la, không bán bằng bất cứ thứ tiền nào khác. Quy chế trả lương cho lính Mỹ ở Việt Nam như sau: Phần lương và phụ cấp dành cho gia đình được trả bằng đô lanh xanh tại Mỹ. Số lương dành để chi tiêu trên đất Nam Việt Nam thì gồm có hai phần: Phần dùng để chi tiêu ngoài phố thì đổi ra bạc Sài Gòn. Số còn lại là đô la đỏ dùng để mua hàng PX. Ai không tiêu hết, muốn gửi về Mỹ, thì ngân hàng ở Mỹ sẽ chuyển ra đô la xanh tại Mỹ. Ngược lại, ai được gia đình gửi tiền từ Mỹ sang cho, thì số đô la xanh đó sẽ nộp tại ngân hàng Mỹ, và lính Mỹ ở Việt Nam lĩnh bằng đô la đỏ. Quy chế này giúp cho Chính phủ Mỹ vừa không để lọt đô la xanh ra ngoài nước và vào tay người ngoại quốc, lại vẫn đảm bảo cho lính viễn chinh được tiêu xài số tiền đã có, lại vừa ngăn chặn không cho người Việt Nam trực tiếp mua hàng PX được. Chính những quy chế này đã làm cho lính Mỹ càng có thêm ưu thế.
         
        Vậy hàng PX vẫn tràn ra và đi vào mọi ngóc ngách của xã hội. Ở đâu người ta cũng nói đến hàng PX. Ở đâu cũng thấy bán hàng PX. Ở đâu cũng thấy dùng hàng PX. Trong thực tế hàng PX đã trở thành một trong những bộ phận quan trọng nhất của thế giới hàng hóa ở miền Nam. Không những nó cung cấp thêm hàng hóa cho thị trường, mà còn làm cho giá hàng nói chung hạ thấp xuống.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #59 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2017, 08:08:34 am »

         
        Tại sao như vậy?
         
        Ngoài số hàng mua để dùng, quân đội Mỹ còn mua để đem bán ra lấy lãi. Vì giá mua rất rẻ, cho nên bán lại cũng rẻ, mà vẫn lãi nhiều. Chẳng hạn, 1 chiếc Honda, giá thị trường năm 1967 là 27 ngàn đồng. Giá trong PX chỉ có 75 đô la, tính ra chỉ có 9 ngàn đồng, đã lãi gần gấp đôi, mà người mua vẫn thấy rẻ được phần nửa. Một chiếc tivi 9 inches giá trên thị trường là 15 ngàn, giá trong PX là 60 đô la, tính ra chỉ hơn 7 ngàn đồng, xách ra khỏi cửa đã có người mua ngay với giá 10 ngàn, lãi 3 ngàn, mà người mua vẫn thấy rẻ được 5 ngàn. Một chiếc máy ảnh Canon loại tốt chỉ có 25 đô la, tức là 3 ngàn đồng, ra ngoài chợ trời bán rẻ nhất cũng được 5 ngàn, trong khi đó giá bán tại các cửa hiệu phải tới 60 ngàn đồng.
         
        Như vậy, PX không chỉ là cái căng tin mà trong chừng mực rất lớn,đã trở thành nơi để lính Mỹ “cất” hàng đem bán ra thị trường. Hơn nửa triệu quân nhân cũng là hơn nửa tỉệu thương nhân. PX trở thành nguồn làm giàu. Buôn hàng PX là một nghề nghiệp.
         
        Việc buôn bán này đã dần dần được tổ chức có quy mô to, có tổ chức kinh doanh thực sự. Có những đơn vị quân đội tổ chức buôn tập thể, cho hẳn vài chiếc xe tải đến mua hàng, chất lên rồi trở đi, chia nhau bán. Nhiều đơn vị lính viễn chinh thường cử “trinh sát” dùng xe “Jeep” trực sẵn ở cửa hàng, có gắn máy bộ đàm quân sự, nếu thấy có món hàng mới thì điện ngay về đơn vị cho lực lượng đến mua vét. Đã có nhiều lần xảy ra bắn nhau ở các cửa hàng PX là vì tranh giành giữa các đơn vị.
         
        Quân đội Mỹ còn có một cách kiếm lời khác nữa: mùa hàng PX gửi về Mỹ. Mỹ là nước có chính sách bảo vệ hàng nội địa và có những chế độ khắt khe trong việc đưa hàng hóa từ ngoài vào. Nhưng riêng lính Mỹ được hưởng một đặc quyền: mỗi binh sĩ Mỹ đóng tại Việt Nam mỗi năm được gửi 300 kg quà về nước. Đây chỉ là sự hạn chế về tải trọng, chứ không phải là hạn chế về giá trị hàng hóa. Đặc quyền đó mở cho lính Mỹ và gia đình một nguồn lợi lớn. Nếu 300 kg mà lại là đồng hồ, máy ảnh, máy ghi âm, len dạ… thì cũng là cả một chuyến hàng rất lớn.Nhiều lĩnh Mỹ còn được gia đình gửi thêm tiền sang để mua “quà” gửi về. Trong chính sách này, Chính phủ Mỹ gửi gắm nhiều ý đồ:
         
        - Bằng nguồn lợi này, tăng thêm sức hút thanh niên Mỹ đi lính sang Việt Nam, làm dịu bớt phong trào phản chiến và chống quân dịch
         
        - Làm cho cả gia đình lính Mỹ cũng được an ủi phần nào trong việc chồng con phải sang Việt Nam
         
        - Số quà quí giá gửi về cho các gia đình binh lính còn tạo ra trong dư luận xã hội Mỹ cái cảm giác rằng đi lính sang Việt Nam cũng không đến nỗi là hoàn toàn bất hạnh.
         
        Tất nhiên, Chính phủ Mỹ có bị thiệt thòi, vì phải bù lỗ, vì có một số hàng ngoại lọt vào nội địa, song lại góp phần hạn chế bớt sức bùng nổ của phong trào phản chiến, là cái cớ có thể gây những thiệt hại to lớn hơn.
         
        Ngoài số hàng mua để dùng, để buôn bán, quân đội Mỹ và chư hầu còn mua rất nhiều thứ để làm quà tặng cho các chiêu đãi viên, gái nhẩy, nhân viên phục vụ… Những người này lại đem bán những “cadeau” đó ra thị trường. Với hơn nửa triệu lính, thì tổng số “cadeau” này cũng là một lượng hàng hóa đáng kể. Ở Đà Nẵng, cứ vào những ngày mà sân bay có nhiều máy bay cất cánh, nhả khói mù trời, thì người ta biết là có nhiều phi công Mỹ đi oanh tạc miền Bắc. Dường như đã thành quy luật, cứ đến buổi chiều những hôm đó, cửa hàng PX tungra bán hàng loạt mặt hàng mới, lính vào mua ào ào. Cũng theo quy luật, những người buôn hàng PX đã chờ sẵn ở các trại lính Mỹ và các khách sạn. Thị trường lại có thêm những đồng hồ, những máy ảnh, những máy cassette xinh xinh…
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM