Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 05:04:31 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: 21 năm viện trợ Mỹ ở Việt Nam  (Đọc 19918 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #40 vào lúc: 09 Tháng Sáu, 2017, 07:05:02 am »

         
        Như vậy, khác với viện trợ thương mại hóa, viện trợ nông phẩm (mục I) được thu hồi đầy đủ giá trị một lần, ngay tại ủy ban nhập cảng.
         
        Theo các hiệp định đã ký giữa Mỹ và ngụy, số tiền thu do bán nông phẩm trong mục 44-11 thuộc “Quỹ đối giá”, tuy thuộc sở hữu của Mỹ,nhưng Mỹ chỉ sử dụng 20%, số còn lại cấp cho ngụy để ngụy trang trải các chi phí quân sự. So với các nơi khác, thì tỷ lệ 20% là tỷ lệ thấp nhất. Ở Ấn Độ, Mỹ lấy lại 72% giá bán nông phẩm viện trợ, ở châu Mỹ Latinh trên 30%, ở Ai Cập 41%, ở Pakistan 62%. Ở các nước kể trên,Mỹ thường dùng số tiền địa phương này để đầu tư vào các xí nghiệp công nghiệp, nông nghiệp tại chỗ. Hoặc Chính phủ Mỹ đầu tư trực tiếp, hoặc tư bản tư nhân vay để đầu tư (Theo một điều luật của Mỹ, gọi là luật Cooby, thì ngân sách xuất nhập khẩu Mỹ (Eximbank) có quyền lấy thêm 25% nữa trong số tiền bán nông phẩm theo luật PL.480, dùng để tài trợ cho các công ty Mỹ hoạt động tại nước nhận viện trợ nông phẩm). Có một phần nhất định số tiền được đem cho chính phủ hoặc các tư nhân người bản xứ vay để kinh doanh theo các chương trình mà phái bộ viện trợ ủng hộ.
         
        Đến đấy, đã có thể hiểu được vì sao phải thanh toán hàng viện trợ nông phẩm theo hối suất tự do. Trong viện trợ thương mại hóa, toàn bộ số tiền bán hàng được giao cho chính phủ địa phương, bằng cách này hay cách khác. Ở đó, hối suất cao hay thấp không có quan hệ gì tới quyền lợi của Mỹ. Trong viện trợ nông phẩm thì khác. Mỹ có lấy lại một phần tiền bán hàng, mà lại là tiền địa phương. Trong trường hợp này, hối suất ảnh hưởng trực tiếp đến số tiền mà Mỹ thu về. Nếu hạ thấp hối suất xuống ½, thì số tiền dành cho Mỹ sẽ hụt đi ½. Như trường hợp ở Việt Nam, nếp áp dụng hối suất trong viện trợ thương mại hóa, thì số 20% tiền bán nông phẩm dành cho Mỹ, thực ra, chỉ là 10%. Ở các nước khác, nơi tỷ lệ giành cho Mỹ còn cao hơn nhiều, thì sự thiệt thòi của Mỹ càng lớn. Ở đây không thể tính đến chuyện thu hồi khoản thiệt hại đó trong thuế nhập cảng. Thuế đó là thu nhập của Nhà nước địa phương.
         
        Đối với các nhà nhập cảng, để bù lại sự thiệt thòi của họ trong việc thanh toán theo hối suất tự do, Mỹ khuyến nghị trong các hiệp định ký với các Nhà nước địa phương: Miễn thuế hoặc hạ rất thấp mức thuế nhập khẩu nông phẩm. Biện pháp này có tác dụng cào bằng hoặc gần bằng suất lợi nhuận giữa nhập cảng nông phẩm và nhập cảng hàng viện trợ thương mại hóa. Đó là cách kích thích, làm cho các nhà nhập cảng không đổ xô vào chương trình nhập cảng thương mại hóa, mà vẫn sẵn sàng bỏ tiền ra nhập nông phẩm dù phải chịu hối suất cao hơn, để nuốt trôi một số lớn nông phẩm Mỹ vào thị trường của một quốc gia nông nghiệp.
         
        Đối với chính quyền bản xứ, mà phần lớn là những nước sống bằng nông nghiệp, thì nhập nông phẩm là điều bất ưng. Xét theo lợi ích quốc gia, các nước này thường có khuynh hướng cố gắng tự túc lương thực,và chỉ nhập hàng công nghiệp, nhất là nhập tư liệu sản xuất. Đã thế,nhập nông phẩm lại phải chịu hối suất cao và hầu như không thu được thuế nhập khẩu; tức là thiệt thòi đủ mọi bề. Nhưng Mỹ có cách không cưỡng ép mà chính phủ các quốc gia nông nghiệp vẫn ra sức nhập nông phẩm Mỹ. Như đã nói, Mỹ chỉ lấy một phần số tiền bán nông phẩm thôi. Phần còn lại, Mỹ cho các chính phủ đó vay, hoặc cho không. Về bản chất, khoản này có tác dụng như món tiền hoa hồng mà vì nó, cả chính phủ địa phương cũng ra sức nhập nông phẩm Mỹ. Bất kể nó ảnh hưởng thế nào đến lợi ích cơ bản và lâu dài của quốc gia, nhưng trước mắt là có thêm tiền cho ngân sách và có thêm thức ăn cho một số dân đang thiếu đói.
         
        Ở Việt Nam, mức hoa hồng còn lớn hơn nhiều. Do những khó khăn rất lớn của ngụy quyền, Mỹ dành cho ngân sách bản xứ tới 80% tiền bán nông phẩm viện trợ. Số 20% Mỹ lấy lại chủ yếu là để cho các cơ quan của Mỹ tại Việt Nam chi tiêu và trả lương cho các nhân viên (người Mỹ, người một số quốc gia khác và một số khá lớn người ViệtNam) (Trong 10 năm, từ 1958 đến 1967, tổng số 555 triệu đô la viện trợ nông phẩm thuộc mục I, có 415 triệu cấp cho ngân sách quân sự của ngụy quyền, 129,7 triệu để Mỹ sử dụng, 5,7 triệu cho tư bản Mỹ và một số tư sản Việt Nam vay để kinh doanh công nghiệp và xuất nhập khẩu).
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #41 vào lúc: 09 Tháng Sáu, 2017, 07:05:33 am »

         
        Từ năm 1973, Mỹ ký tiếp với ngụy quyền 2 bản hiệp nghị nữa, quy định cho ngụy quyền hưởng 100% giá bán nông phẩm viện trợ. Giải pháp này có 3 lý do chính:
         
        - Sau khi quân Mỹ rút, khả năng nhập khẩu giảm sút hẳn, ngân sách ngụy quyền rất khó khăn. Mỹ coi đây là một trong những biện pháp tích để vực ngụy quyền đứng vững.
         
        - Từ năm 1973, chi tiêu của Mỹ ở Việt Nam giảm đi rất nhiều, nhu cầu của Mỹ về bạc Sài Gòn giảm sút hẳn so với các năm trước.
         
        - Các ngân hàng còn ứ đọng một số lớn bạc Sài Gòn thuộc sở hữu của Chính phủ Mỹ, do quân đội và nhân viên quân sự Mỹ trước khi về nước đổi số tiền còn lại của họ, theo như “Luật ngoại hối” cua Chính phủ Mỹ cho phép. Số “kết dư” này đủ cho Mỹ chi dùng ở Việt Nam không cần trích thêm trong giá bán nông phẩm viện trợ nữa.
         
        Nhưng đến năm 1974 thì mục I của viện trợ nông phẩm ở Nam ViệtNam chấm dứt thời kỳ “trăng mật” của nó. Như đã nói ở chương II, thất vọng và tốn kém đã làm cho Quốc hội cứng tay hơn trong việc siết chặt túi tiền lại. Một đạo luật đã được thông quan, quy định cấm không được dùng viện trợ nông phẩm của Mỹ để đài thọ cho các chi phí chiến tranh. Những khoản tiền bán nông phẩm đã cấp không, buộc phải quyết toán xong vào ngày 30-6-1974. Kể từ ngày 1-7-1974, tiền bán nông phẩm viện trợ được cấp theo chế độ cho vay. Đến lúc này, vì đã chống cái nạng “viện trợ Mỹ” đi quá xa rồi, Thiệu vẫn phải ký hiệp nghị vay nông phẩm Mỹ. Tính cho đến ngày 30-4-1975, số nông phẩm đã vay trong 9 tháng (kể từ 1-7-1974) là 38,9 triệu đô la. Tất nhiên, cho đến lúc đó, chính quyền Thiệu vẫn chưa trả một đồng nào.
         
        Mục II của chương trình viện trợ nông phẩm được gọi là “chươngtrình cứu trợ khẩn cấp”. Phần này được trao cho chính phủ bản địa,nhưng không phải để đem bán lấy tiền, mà để trợ cấp trực tiếp trong những trường hợp đặc biệt. Trong những năm đầu sau hiệp định Geneve, số tiền viện trợ khẩn cấp này chủ yếu được sử dụng cho số dân miền Bắc di cư vào Nam và ổn định đời sống của họ. Trong các thời kỳ sau, viện trợ khẩn cấp chủ yếu dành để trợ cấp cho nhân dân những vùng bị chiến tranh tàn phá, bị dồn về các ấp chiến lược hoặc ra thành thị. Ngoài ra, Mỹ cung cấp cho ngụy quyền một số lượng thực tế để cứu trợ cho những vùng bị lụt, bị đói… Tính cho đến năm 1975, số “viện trợ khẩn cấp” này vào khoảng hơn một trăm triệu đô la.
         
        Mục II của viện trợ nông phẩm thừa, gọi là “viện trợ nhân đạo”, đượccấp thẳng cho các cơ quan và các tổ chức “từ thiện”, không thuộc bộ máy Nhà nước. Phần lớn đó là các tổ chức tôn giáo. Ngoài ra, cũng có một số tổ chức văn hóa, y tế và các “đoàn thể quần chúng” như Hội những người bạn của Mỹ”, “Tổ chức đỡ đầu trẻ mồ côi”, “ủy ban cứu trợ gia đình tử sĩ”…
         
        Trong 20 năm, số viện trợ nhân đạo cho Việt Nam cũng vào khoảng trên một trăm triệu đô la. Phần lớn nhất trong số này được cấp cho các tổ chức công giáo, đặc biệt là “Cơ quan cứu trợ của những người công giáo” (CRS). Trong một số tổ chức “từ thiện”, Mỹ đã cử người của CIA vào để hoạt động. Như chính Richrad Bissel, nguyên quyền Giám đốc CIA đã nói:
         
         “Nếu muốn cho CIA hữu hiệu thì nó phải sử dụng các cơ quan tư nhân” (Steve Weissman, The Trojan Horse (Con ngựa thành Troa). SanFrancisco, Rampart Press 1974).
         
        Ta có thể lấy “cơ quan cứu trợ của người công giáo” làm một ví dụ.Người đỡ đầu cơ quan này là Spellman, Tổng giám mục New York. Spellman cũng chính là người cha đỡ đầu của Ngô Đình Diệm, từ khi còn lưu vong ở Mỹ, và đã tích cực góp phần chuẩn bị đưa Diệm trở về.Trong thời kỳ 1954, 1955, Spellman ra sức vận động Chính phủ Mỹ và CIA tổ chức cho hàng chục vạn giáp dân di cư vào Nam. Trong nhiều cuộc gặp gỡ với E.Landsdale (cầm đầu tổ chức CIA ở Việt Nam),Spellman đã bàn bạc về việc phối hợp giữa các tổ chức tình báo Mỹ vớicác cơ quan cứu trợ “để chuyển làn sóng công giáo tị nạn cộng sản thành một cơ sở quần chúng cho Ngô Đình Diệm”. Spellman đã tạo cho Diệm một cơ sở chính trị khá rộng trong giáo dân và thu hút hàng vạn thanh niên công giáo vào quân đội Diệm. Trong thời kỳ 1955-1960, số thanh niên công giáo miền Bắc di cứ chiếm 50% quân số của Diệm.Cho đến 1963, tỷ lệ đó vẫn còn tới 33%.
         
        Sau khi Diệm chết, Chính phủ Mỹ vẫn còn tìm thấy ở Spellman và tổ chức của ông ta một sự cộng tác đắc lực. Năm 1967, ngân sách quốc phòng ngụy quyền thiếu hụt, không đủ trả lương cho lính ngụy. Nếu chờ tăng viện cho ngân sách thì phải qua nhiều thủ tục kéo dài (hàng năm Quốc hội Mỹ chỉ phê chuẩn một lần). Tướng Westmoreland đã nhờ đến tổ chức từ thiện CRS của Spellman. Tổ chức này được phép sử dụng 8.000 tấn nông phẩm để chi cho các chương trình từ thiện. Như nhà thần học Michael Novak cho biết, 7.000 tấn trong số đó được chuyển cho quỹ lương của quân ngụy.
         
        Những khoản viện trợ từ thiện của các tổ chức khác như “tổ chức cứu trợ mọi nơi của Mỹ” (CARE), “ủy ban quốc tế cứu nguy” (IRC), các”Hội những người bạn Mỹ”… phần lớn cũng được sử dụng theo nhữngphương pháp và nhằm mục đích tương tự như trường hợp vừa kể trên.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #42 vào lúc: 10 Tháng Sáu, 2017, 04:06:02 am »

         
        Bây giờ, thử bàn đôi chút về ý nghĩa của viện trợ nông phẩm.
         
        Tại sao Mỹ đặt nông phẩm vào một loại viện trợ riêng biệt, có những quy chế riêng của nó? Tại sao lại đưa nông phẩm vào chính các nước nông nghiệp? Kết quả của việc đó ra sao?
         
        Trước hết, xét về phía Mỹ. Do những yếu tố tự nhiên và kinh tế, nền nông nghiệp Mỹ đã đạt tới năng suất rất cao. Ngay từ đầu thế kỷ XX,nông phẩm thừa do chính nền sản xuất đó tạo ra trở thành một trở ngại của bản thân nền sản xuất đó. Nói “thừa” tức là thừa theo những điều kiện thực hiện của tái sản xuất. Dân chúng vẫn thiếu đói. Những nông phẩm vẫn thừa ứ. Nếu đem bán rẻ hoặc cho không, thì nạn thừa ứ và nạn thiếu đói cùng bị thủ tiêu. Đối với nhà kinh doanh thì như vậy không những mất lợi nhuận, mà còn mất luôn cả thị trường, vì nhu cầu lương thực đã được giải quyết. Trong thời kỳ đầu, tư bản giải quyết mâu thuẫn này bằng cách thiêu hủy hàng thừa ế và phá hủy bớt năng lực sản xuất. Đã có thời kỳ Mỹ đổ nông phẩm xuống biển, đốt trụi những cánh đồng lúa mì đã chín. Thà như thế còn hơn bán rẻ hoặc cho không. Ta thường nói: Cơm không ăn thì gạo còn đó. Trong trường hợp này thì: Cơm không ăn, những kẻ vẫn còn đó. Đổ đi thì mất của.Nhưng còn nhu cầu của thị trường. Bán rẻ hay cho không thì mất cả hai.
         
        Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ đã tìm được một “Đại dương” khác để tiêu thụ những nông phẩm: Đó là những nước đang phát triển. Ở đấy, Mỹ giải quyết được vấn đề theo cách khác.
         Trong việc này, phải kể đến nhân tố kết hợp quan trọng. Với vai trò cảnh sát quốc tế, Mỹ phải giăng ra khắp thế giới một màng lưới các công cụ quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa… để thực hiện chiến lược toàn cầu. Mỹ buộc phải chi phí để nuôi dưỡng hệ thống các công cụ này.
         
        Trong sự cần thiết phải chi phí này, viện trợ Mỹ tìm thấy ở mấy chục triệu tấn nông phẩm một phương tiện thuận lợi.
         
        Và mấy chục triệu tấn nông phẩm này cũng tìm thấy ở viện trợ Mỹ một lối thoát thênh thang.
         
        Sự gặp gỡ này đã sản sinh ra cái gọi là “viện trợ nông phẩm” hay “lương thực vì hòa bình”, hay đạo luật PL.408 đã nói trên. Cho đến nay,vẫn nhiều người chưa hiểu tại sao chính phủ Mỹ lại mua đắt của các chủ trại rồi đem bán rẻ ra nước ngoài, tại sao lại có chuyện trợ giá cho người sản xuất hay trợ giá cho xuất khẩu 30-40 tỷ đô la/năm. Quả là nếu tách riêng viện trợ nông phẩm ra, người ta dễ có cảm giác rằng đó hoặc là điều vô lý và quái gở, tiêu thụ nông phẩm thừa ế để kiếm lời, ít nhất là đối với phần giá trị được cấp không cho dân chúng hay cho chính phủ bản xứ.
         
        Nhưng nếu đặt viện trợ nông phẩm trong cái tất yếu phải chi tiêu,phải trả giá cho việc bảo vệ lợi ích của Mỹ trên thế giới thì bản chất của nó bộc lộ ra rõ ràng hơn. Đằng nào cũng phải phí tổn, phải trả giá. Vậy thì nông phẩm đang là một trong những thứ có thể dùng để trả giá tốt nhất, rẻ nhất. Còn việc mua đắt, bán rẻ, tốn kém vài chục tỷ đô la, thì suy cho cùng, ngân sách phải trả. Ngân sách này dựa trên một sức mạnh hùng hậu của công nghiệp. Có thể nói công nghiệp Mỹ đã tài trợ cho nông nghiệp để nông nghiệp nắm lấy dạ dày của thế giới. Nhưng nắm được dạ dày của thế giới lại là cách tốt nhất và rẻ nhất để chiếm lĩnh thị trường cho công nghiệp. Vậy thì việc công nghiệp tài trợ cho nông nghiệp thực ra cũng là chi phí cho công nghiệp.
         
        Như vậy, đối với Mỹ, viện trợ nông phẩm thừa đem lại những kết quả về nhiều mặt. Số nông phẩm thừa hàng chục triệu tấn hàng năm không phải đổ đi và mất không, cũng không phải tích trữ lại và do đó đỡ được khoảng 400 triệu đô la hàng năm về chi phí bảo quản và hao hụt. Mỹ vừa tiêu thụ được số nông phẩm đó, vừa có tiền để chi tiêu và kinh doanh tại các nước khác, vừa trả giá được cho các nước đó về việc bảo vệ lợi ích toàn cầu của Mỹ, vừa bảo đảm được thu nhập của nông dân Mỹ không bị tụt xuống quá mức do giá nông sản trong nước giảm mạnh và góp phần trói buộc các quốc gia trong vòng kiềm tỏa của Mỹ, do đó mở thị trường cho công nghiệp Mỹ…
         
        Những nhà thiết kế của bộ máy viện trợ Mỹ đã nghĩ ra cho hình thức viện trợ này một cơ chế riêng của nó, nhằm làm sao phí tổn ít nhất mà lại đạt hiệu quả cao nhất.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #43 vào lúc: 10 Tháng Sáu, 2017, 04:06:52 am »

         
        Khi xem xét viện trợ thương mại hóa, viện trợ theo dự án, ta thấy chúng đều có những cơ chế riêng. Viện trợ nông phẩm cũng vậy.
         
        Đối với nước nhận viện trợ, phải xem xét kết quả của viện trợ ở hai phía.
         
        Đối với nhân dân nước được viện trợ nông phẩm, thì “lợi bất cập hại”. Ta biết, số nông phẩm cấp không (mục II và III) chỉ chiếm một phần nhỏ, lại bị bớt lại gần hết. Số lọt tới tay dân chúng, những nạn nhân của chế độ, không sao bù nổi tổn thất mà họ phải chịu đựng - tan cửa, nát nhà, bỏ làng, bỏ xóm, chồng con chết ngoài mặt trận. Phần lớn nhất của viện trợ nông phẩm (mục I), dù có là viện trợ cấp không,hoặc phần lớn được cấp không, như ở Nam Việt Nam, thì cũng là cấp cho chính phủ. Chính phủ này lại đem bán trên thị trường như một người bán hàng. Dân chúng phải bỏ tiền ra để “tiếp nhận” như mọi người mua hàng.
         
        Vậy đối với nhân dân, mà đa số là nông dân, thì tự sản xuất ra nông phẩm rõ ràng là có lợi hơn nhận viện trợ nông phẩm. Tự sản xuất thì nông phẩm là của nông dân. Nhận viện trợ thì nông phẩm là của Nhà nước mà người dân phải bỏ tiền ra mua. Trong khi đó, nông nghiệp bị Nhà nước bỏ mặc trong cảnh sa sút. Số dân cư thoát ly nông nghiệp ngày càng nhiều. Viện trợ nông phẩm tạo thêm cơ sở cho đô thị hóa giả tạo. Phần lớn số dân thoát ly sản xuất nông nghiệp là thoát ly sản xuất nói chung, chứ không phải chuyển sang sản xuất công nghiệp… Vậy thìsố dân phi sản xuất và thiếu ăn này lấy đâu ra tiền để mua nông phẩm? Nếu không có thu nhập trong sản xuất, thì họ chỉ còn mấy cách sau đây: buôn bán, làm các nghề phục vụ, đi làm thuê hay đi lính cho chính phủ. Trong trường hợp này, Mỹ đã dùng nông phẩm thừa để đổi lấy nhân viên phục vụ và lính đánh thuê.
         
        Đối với chính phủ bản địa, viện trợ nông phẩm là một món lợi, đúng hơn, là một khoản tiền thuế rất hời. Nhận viện trợ nông phẩm để bán trong nội địa, dù phải trả lại cho Mỹ một phần thì ngân sách vẫn được hưởng không một số tiền. Nếu khắc phục nạn thiếu đói bằng cách tự lực phát triển sản xuất nông nghiệp, thì Nhà nước phải đầu tư vào thủy lợi, vào cải tạo đất, vào kỹ thuật canh tác…, mà cũng phải hàng chục năm mới giải quyết được vấn đề. Vả lại, nếu giải quyết nhu cầu nông phẩm bằng phát triển nông nghiệp, thì người trước hết làm chủ số nông phẩm sản xuất ra là những người sản xuất, dù đó là địa chủ, hay tư bản nông nghiệp, hay nông dân. Ngân sách Nhà nước chỉ được hưởng một phần trong số đó, thông qua thuế. Phần này tất nhiên không thể chiếm một tỷ lệ quá cao. Thu cho ngân sách từ nguồn này không những không được nhiều, mà còn khó khăn chật vật, và Nhà nước buộc phải đụng chạm tới những người sản xuất. Như vậy, bất kể việc phát triển nông nghiệp là phương án có lợi như thế nào cho dân tộc và cho nền kinh tế quốc dân, thì đối với Nhà nước ngụy, nó vẫn không phải là phương án tốt nhất. Đối với nó, nhận viện trợ nông phẩm của Mỹ là phương án tốt hơn. Phương án này vừa giúp nó giải quyết nạn thiếu đói (cái mà đối với nó là một vấn đề có ý nghĩa chính trị), vừa có ngay một món tiền cho ngân sách, lại ít bị ràng buộc của dân chúng trong việc sử dụng số tiền đó. Có thể nói viện trợ nông phẩm là một cục nam châm cuốn hút nhiều Nhà nước từ bỏ lợi ích dân tộc và sẵn sàng bán rẻ lợi ích của nền kinh tế quốc dân cho quyền lợi ích kỷ của giai cấp thống trị.
         
        Có thể lấy năm 1973 làm ví dụ: Theo tính toán của nhiều nhà kinh tế ngụy quyền, thì năm đó thực ra miền Nam có thể tự túc được lương thực. Thậm chí nếu được quan tâm chút ít về thủy lợi và các tư liệu sản xuất như xăng dầu, phân… thì có thể xuất khẩu độ 10 vạn tấn. Đã có một số chuyên gia đề đạt với Thiệu vấn đề này. Nhưng Thiệu kiên quyết gạt đi. Thiệu thấy rằng nếu Nam Việt Nam sản xuất đủ lương thực, hơn nữa, lại xuất cảng, thì số lợi đó phần lớn nằm ở tay tư nhân.Chính phủ cùng lắm cũng nhờ đó mà thu thêm được khoảng 10 tỷ đồng (bạc Sài Gòn) tiền thuế các loại. Nhưng như vậy thì Mỹ sẽ cắt viện trợ nông phẩm. Riêng về số gạo viện trợ, sẽ mất đi 26 vạn tấn, tức là “thất thu” mất hơn 30 tỷ đồng (Tính theo tỷ giá trung bình của năm đó là 120đồng/kg). Ấy là chưa kể một số nông phẩm viện trợ khác trị giá hơn 20 tỷ nữa cũng sẽ bị cắt luôn. “Lợi” và “hại” đã thấy rõ. Mặc cho hơn 50 vạn ha bỏ hoang, mặc cho hàng triệu nông dân lam lũ trong lối sản xuất lạc hậu, thiếu thốn, không có một công trình thủy lợi nào. Các kênh rạch hàng chục năm không được nạo vét. Giá xăng vẫn tăng vọt. Giá máy cày, phụ tùng ngày càng cao. Máy móc chỉ đảm bảo canh tác dưới 20% đất trồng. Nông dân phải nai lưng ra cày cuốc số 80% diện tích ruộng đất, mà gần 50% phải cuốc bằng tay. Trâu bò quá khan hiếm, chỉ đủ sức kéo cho hơn 30% diện tích. Đối với chính quyền ngụy thì không sao cả. Đã có viện trợ Mỹ. Chính phủ vẫn có tiền. Hạn chế nhập nông phẩm làm gì? Tự lực làm gì? Tốt nhất là cứ thiếu đói và cứ tiếp tục chiến tranh để Mỹ cứ viện trợ. Thậm chí, như một ký giả đã nhận xét, có lúc Thiệu muốn “Việt cộng” mở cuộc tấn công và thổi phồng sự đe dọa đó, để Mỹ phải viện trợ nhiều hơn (J.Claude Pomonti.Sự cuồng nhiệt muốn làm người Việt Nam. Đã dẫn). Kết quả là: trongnăm 1973 sản xuất nông nghiệp giảm sút 21%. Nhưng viện trợ nông phẩm lại tăng 50%. Riêng mục I thì tăng từ 108,4 lên 160,8 triệu đô la. Mà như ở trên đã nói, đến năm này, Mỹ cho Thiệu được hưởng 100% tiền bán số nông phẩm đó.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #44 vào lúc: 11 Tháng Sáu, 2017, 03:43:45 am »

         
        Cuối cùng, cái điều mà một số báo chí Sài Gòn đã cảnh cáo Thiệu từ nhiều năm trước, đã xảy đến: “Người Việt Nam sẽ sa vào một tấm thảm kịch, đó là thảm kịch không tự nuôi sống mình được. Chỉ trông vào hàng hóa, lúa gạo nhập cảng, thì sợ có ngày vi cái ăn, cái mặc mà phải sa vào cảnh tự sát của một quốc gia” (Báo Công luận, Sài Gòn, 1-9-1968).
         
        Cái bản chất này của viện trợ nông phẩm không phải là trường hợp đặc biệt của Nam Việt Nam. Ở Nam Việt Nam, nó thể hiện rõ nét nhất. Nhưng ở nước khác, nó cũng có hậu quả phổ biến là: khi một nước chẳng may sa vào sự “cứu vớt” của nó, thì sức tự nuôi sống càng yếu thêm, đã thiếu càng thiếu thêm và càng phải bấu víu vào nó nhiều hơn.Đông Nam Á, như ta biết, cho đến trước đại chiến thứ II, không hề phải nhập lương thực. Trái lại, là một trong những vùng xuất cảng nông phẩm quan trọng của thế giới. Nhưng từ sau đại chiến II, nhất là từ khi có viện trợ nông phẩm của Mỹ, thì Đông Nam Á lại trở thành vùng nhập lương thực ngày càng nhiều. Đặc biệt trong thập kỷ 60 và 70, Đông Nam Á là một trong những vùng nhập lương thực nhiều nhất trên thế giới - ít nhất 15 triệu tấn mỗi năm, mà phần lớn là nhập của Mỹ, Ấn Độ phải nhập 18% ngũ cốc, trong đó 13% là nhập của Mỹ. Năm được mùa nhất như năm 1969, Ấn Độ cũng phải nhập của Mỹ tới 4 triệu tấn bột mì. Pakistan nhập tới 26% lương thực, trong đó 20% là nhập của Mỹ.
         
        Rút cuộc người ta chứng kiến một điều thật trớ trêu: các nước chuyên về sản xuất nông nghiệp và đã có truyền thống nông nghiệp từ ngàn xưa, lại phải sống nhờ vào lương thực của các nước đế quốc công nghiệp!
         
        Điều bất hạnh là ở chỗ: những nước này có đất đai, có thừa lao động, nhưng lại có viện trợ nông phẩm. Chính cái “chất lạ” này đã làm tê liệt mọi sức kích thích đối với việc cải tạo và phát triển sản xuất nông nghiệp, về kỹ thuật cũng như về quan hệ sản xuất. (Một vài tácgiả Mỹ đã vạch rõ nạn thiếu đói tại các quốc gia đang phát triển chủ yếu là do quan hệ sản xuất cũ, với chế độ sở hữu lạc hậu của địa chủ.Viện trợ nông phẩm là cách giải quyết thay cho cải cách ruộng đất, nhằm ngăn chặn sự bùng nổ một cuộc cách mạng to lớn ở nông thôn. Steve Weisman. Đã dẫn, trang 78). Cũng chính nó đã góp phần đô thị hóa giả tạo và rút bớt một cách vô lý nhân khẩu nông nghiệp…
         
        Điều bất hạnh hơn nữa là; khi đã cắn vào mẩu bánh mì của Mỹ, thì chủ quyền cũng bị sứt mẻ. Dọa cắt viện trợ là thủ đoạn của Mỹ thường dùng đến khi thấy viện trợ đã bắt đầu trở thành món ăn không thể thiếu. Ta lấy một ví dụ về Ấn Độ. Năm 1970, chính phủ Ấn Độ quyết định đóng cửa các trung tâm văn hóa của Mỹ trên đất Ân Độ, nhằm ngăn chặn sự xâm nhập của văn hóa phương tây. Mỹ chỉ cần cho vài tờ báo loan tin rằng Mỹ sẽ cắt 1/3 số lúa mì viện trợ. Hai tháng sau các trung tâm văn hóa lại mở cửa như thường lệ.
         
        Trong cuốn “Sự bành trướng của Mỹ ở Đông Nam Á” M.Selden đã cómột đoạn nhận xét khá đông đặc về viện trợ nông phẩm thừa của Mỹ: “Đáng lẽ viện trợ phải giúp người ta tự nuôi sống mình tốt hơn, từ thiếu đến đủ và ngày càng no ấm, thì nó lại giúp người ta từ thiếu đến thiếu hơn, tự nuôi mình khó khăn hơn. Nó đã nhử người ta chỗ còn làm ra mà ăn, đến chỗ bỏ cả cơ nghiệp, và rút cuộc nó đã giúp người ta thành kẻ ăn vay, rồi ăn xin và do đó thành một thứ nô lệ” (M.Selden Die USExpansion in Sud-Ost Asian Berlin 1973).
         
        Sang cuối thập kỷ 70, nhất là từ thập kỷ 80, hàng loạt nước châu Á đã thoát ra khỏi cái vòng oan nghiệt này và đã có sự phục hồi đáng khâm phục trong nông nghiệp. Không thể đồng ý với một số kinh tế gia rằng chính viện trợ Mỹ trong các thập kỷ trước đã giúp cho nông nghiệp bản địa trưởng thành và tự lập. Ngược lại thì đúng hơn: nhờ đã thức tỉnh và vùng vẫy ra khỏi viện trợ nông phẩm Mỹ nên nông nghiệp của các nước này mới phục hồi được, tuy phải trải qua những cơn vật vã và khủng hoảng gay gắt nhiều năm. Kết luận này hầu như đã được mọi chính khách nổi tiếng của các nước đó như I.Gandi, Suharto, Mahathyr… xác nhận.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #45 vào lúc: 12 Tháng Sáu, 2017, 03:15:12 am »

       
        V. VIỆN TRỢ CHO VAY
         
         “Người Mỹ muốn làm thật nhiều, nhưng lại muốn tốn thật ít” (Phát biểu của Trần Văn Chương, Đại sứ ngụy quyền tại Washington, trước sinh viên Việt Nam học tại Mỹ ngày 13-11-1963. Tin UPI, 14-11-1963).
         
        Đối với viện trợ cũng vậy. Trước cùng một nhu cầu chi viện, thì càng hạn chế phần cho không và càng thay bằng cho vay bao nhiêu, càng tốt bấy nhiêu.
         
        Ở Nam Việt Nam, Mỹ cũng có khuynh hướng đó, Mỹ đã thử thực hiện phần nào. Nhưng hoàn cảnh chưa cho phép. Ngụy quyền quá ọp ẹp, lại phải cáng đáng những “trách vụ” thật nặng nề quá sức. Thực tế là ngụy quyền không đủ sức trả nổi tiền viện trợ. Nếu bắt phải chịu chế độ tín dụng như ở các nơi khác, Nam Việt Nam không thể chịu đựng nổi.
         
        Tuy nhiên, Mỹ vẫn luôn luôn tìm cách chuyển dần viện trợ cho không thành viện trợ cho vay. Trong mấy thập kỷ 60 và 70, tại nhiều khu vực trên thế giới viện trợ cho vay đã đem lại cho Mỹ những món lợi tức khổng lồ. Bản thân vốn cho vay cũng trở thành sợi dây ràng buộc nước mắc nợ phải chấp thuận nhiều yêu sách thô bạo của Mỹ (Theo thông báo của cơ quan viện trợ Mỹ thì đến năm 1975, tổng số tiền mà các nước đang phát triển còn mắc nợ của Mỹ là 90 tỷ đô la. Kể từ tài khóa1975-1976, số phải trả hàng năm khoảng 7 tỷ, tức là đã bằng số tiền viện trợ cho vay hàng năm mà các nước này nhận được theo các kỳ hạn tín dụng đã quy định. Kể từ đây, viện trợ với tính cách một nguồn tài chính đã hết, và bắt đầu mang tính chất món nợ truyền kiếp. Riêng Ấn Độ, ngay từ năm 1967-1969, hàng năm số trả nợ đã bằng số thu nhập nhờ viện trợ. Một số nước như Indonesia, không trả nổi đúng kỳ hạn, buộc phải đề nghị hoãn. Năm 1972, đề nghị này đã được chấp nhận với những điều kiện sau đây: thu hẹp khu vực Nhà nước để chuyển thêm quyền hạn cho tư bản tư nhân, kể cả tư bản ngoại quốc, bồi thường một số xí nghiệp đã quốc hữu hóa, thủ tiêu mọi di sản của chế độ Sukarno, bỏ thái độ trung lập thân cộng sản, cụ thể là phải đặt quan hệ ngoại giao với Đài Loan, Nam Triều Tiên, Philippin… Trong nhữngnăm 70, tiền trả nợ hàng năm của Indonesia chiếm 20-30% tổng giá trị xuất khẩu. Thái Lan, năm 1968, được viện trợ cho vay 120 triệu đô la, với điều kiện phải góp quân đội cho chiến tranh xâm lược Việt Nam…).
         
        Chỉ từ sau khi thất bại trong chiến tranh Việt Nam, và cũng do các nước thế giới thứ ba phản ứng gay gắt với những thủ đoạn can thiệp thô bạo, Mỹ thấy có nguy cơ bị đẩy ra khỏi nhiều khu vực, thì viện trợ Mỹ và những điều kiện của viện trợ Mỹ mới được sửa đổi dần.
         
        Ở Nam Việt Nam, Mỹ chưa khai thác được cái khả năng này. Viện trợ cho vay còn rất hạn chế, với số lượng nhỏ và chớm xuất hiện trong một số năm thôi. Đó là thời kỳ 1957-1960, khi Diệm hy vọng sắp “chặt đầu cách mạng”. Đó là thời kỳ 1966-1967, khi Mỹ đưa quân ồ ạt vào, Johnson hy vọng sớm dứt điểm chiến tranh và chỉ một vài năm nữa, với kế hoạch “phát triển kinh tế hậu chiến” của Lilienthal, giai đoạn khai thác có thể bắt đầu.
         
        Tổng số viện trợ cho vay mà Mỹ cấp cho Nam Việt Nam vào khoảng 140 triệu đô la. Năm cao nhất cũng chưa tới 30 triệu đô la.
         
        Viện trợ cho vay được cấp theo hai con đường:
         
        - Phái bộ viện trợ Mỹ thay mặt Chính phủ Mỹ, đứng ra cho ngụy quyền vay. Số tiền này lấy ra trong ngân sách viện trợ của Chính phủ Mỹ.
         
        - Các tổ chức tín dụng quốc tế của Mỹ như “Quỹ tín dụng phát triển”, “Ngân hàng phát triển”, ”Ngân hàng xuất nhập cảng”… đứng ra cho chính quyền hoặc tư nhân ở Nam Việt Nam vay, theo những thủ tục tín dụng thông thường, không nằm trong khuôn khổ viện trợ Nhà nước.
         
        Phần lớn viện trợ cho vay được cấp dưới hình thức hiện vật tức là hàng hóa.
         
        Đối với các khoản mục cho vay để xây dựng các công trình, thì Mỹ trực tiếp cấp trang thiết bị, tính ra đô la. Ngụy quyền sẽ trả bằng đô la hoặc bằng bạc Sài Gòn.
         
        Đối với các nhu cầu chi bằng tiền mặt, Mỹ thường cũng cho vay bằng hàng hóa, ngụy quyền bán ra thị trường lấy tiền chi dùng. Khoản vay này cũng tính bằng đô la, trả bằng đô la hoặc bằng bạc Sài Gòn, tính theo hối suất thực tế.
         
        Một phần tương đối nhỏ của viện trợ cho vay được cấp trực tiếp bằng tiền mặt. Thông thường, Mỹ chỉ cấp bằng bạc Sài Gòn, lấy trong “Quỹ đối giá” do viện trợ thương mại hóa và mục I của viện trợ nông phẩm cung cấp.
         
        Có một vào khoản đặc biệt, không nhiều, Mỹ cho vay trực tiếp bằng đô la. Đó là những khoản mà ngụy quyền nhất thiết phải dùng đô la để chi tiêu, chẳng hạn các món tiền đóng góp để gia nhập các tổ chức quốc tế, một số phí tổn đối ngoại, v.v… Có một số khoản, nhất là các khoản cho vay trực tiếp bằng đô la, Mỹ buộc ngụy quyền phải thanh toán bằng bạc Sài Gòn, nhưng tính theo hối suất tự do.
         
        Trong các hiệp định cho vay ký với ngụy quyền, đều có những điều quy định rõ ràng về kỳ hạn thanh toán, hình thức thanh toán và chế độ phạt khi vi phạm hiệp định.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #46 vào lúc: 12 Tháng Sáu, 2017, 03:15:48 am »

         
        Xin kể qua một số khoản cho vay cụ thể:
         
        - Năm 1956, phái bộ viện trợ Mỹ cho Ngô Đình Diệm vay 21 triệu đô la để sung vào ngân sách quốc phòng. Cùng năm đó, “Ngân hàng xuất nhập khẩu Hoa Thịnh Đốn” cho chính phủ Diệm vay 4 triệu đô la để đóng tiền gia nhập tổ chức “Quỹ tiền tệ quốc tế”. Thời hạn thanh toán hết là 40 năm. Lợi tức là 3% một năm nếu trả bằng đô la, 4% nếu trả bằng đô la miền Nam (se nói tới mục sau), 6% nếu trả bằng bạc Sài Gòn.
         
        - Năm 1958 phái bộ viện trợ Mỹ cho chính phủ Diệm vay 25 triệu đô la để nhập cảng hàng hóa và dịch vụ. Chế độ thanh toán cũng giống như đã kể trên.
         
        - Năm 1958, “Quỹ tín dụng phát triển” - DLF (Development LoanFund) cho Diệm vay 3,5 triệu đô la dưới hình thức hiện vật, gồm các thiết bị cần thiết để đổi mới hệ thống viễn thông. Thời gian thanh toán hết là 20 năm. Lợi tức là 3,5% trả bằng bạc Sài Gòn, theo hối suất tự do của năm thanh toán.
         
        - Năm 1960, “Cơ quan phát triển quốc tế” - IDA (InternationalDevelopment Agency) cho ngụy quyền vay 9,7 triệu đô la để mua đầu máy, toa xe cùng các thiết bị hỏa xa, thời hạn thanh toán hết là 5 năm,lợi tức 3,5%, cũng trả bằng bạc Sài Gòn theo hối suất tự do của năm thanh toán.
       
        Cũng trong năm 1960, “Quỹ tín dụng phát triển” cho ngụy quyền vay 12,7 triệu đô la để xây dựng một nhà máy nhiệt điện ở Thủ Đức,cung cấp điện cho Sài Gòn, máy móc thiết bị do Mỹ trực tiếp cung cấp.
         
        - Năm 1970, “Quỹ tín dụng phát triển” cho ngụy vay 5 triệu đô la, nhưng cấp bằng bạc Sài Gòn, lấy trong “Quỹ đối giá”, để góp phần vào kế hoạch “người cày có ruộng”. Ngoài số phí tổn lớn để trả tiền chuộc cho địa chủ, như đã nói trong phần viện trợ theo dự án, thì số tiền viện trợ cho vay này dùng để cấp tín dụng cho các tá điền đã được chia ruộng.
         
        Nhìn vào các khoản cho vay, các đối tượng và các quy chế khác nhau của các khoản đó, ta có mấy nhận xét như sau đây:
         
        - Phần lớn các khoản viện trợ cho vay đều do các tổ chức tín dụng đứng ra cấp. Số do phái bộ viện trợ Mỹ thay mặt chính phủ cho vay chỉ chiếm một phần nhỏ. Nguyên tắc của viện trợ cho vay là: có vay, có trả, và có lãi. Nếu đặt nguyên tắc đó trong quan hệ giữa hai Nhà nước thì có nhiều điều bất lợi, nhất là đối với Nam Việt Nam là nơi chưa có gì ổn định. Nếu kẻ đứng ra cho vay là các tổ chức chuyên môn, “đứng ngoài chính trị”, thì việc vận dụng nguyên tắc “sòng phẳng” được thuận tiện hơn.
         
        - Hầu hết các khoản cho vay do các tổ chức tín dụng của Mỹ cấp đều nhằm vào những đối tượng mà xem ra có thể đảm bảo có doanh thu và nhờ đó có thể bảo đảm được những quy định về thanh toán: hỏa xa, viễn thông, cung cấp điện, nước, tín dụng nông thôn…
         
        - Phần lớn các khoản viện trợ cho vay được cấp dưới hình thức hàng hóa. Nếu ngụy quyền cần tiền, thì phải bán hàng hóa đó đi mới có tiền.
         
        - Trong các hiệp định cho vay, Mỹ cũng vận dụng suất lợi tức như đối với các nước khác, để phân biệt đối xử giữa các chế độ thanh toán.
         
        - Nếu so sánh với các điều kiện cho vay của một số nước tư bản khác, viện trợ cho vay của Mỹ có phần “rộng rãi”: Kỳ hạn thanh toánđược kéo dài hơn, lợi tức thấp hơn. Kỳ hạn phổ biến trong viện trợ cho vay của Mỹ là từ 20 đến 40 năm. Trong khi đó, các nước Tây Âu quyđịnh kỳ hạn thanh toán tối đa chỉ tới 16 năm. Nhật còn cho vay theo kỳ hạn ngắn hơn: tối đa là 9 năm. Lợi tức trong viện trợ tín dụng của Mỹ, tính trung bình là 3%, có một số nơi, chỉ có 2,5%. Trong khi đó, lợi tức trung bình của các nước Tây Âu là 4,3%, của Nhật là 5,9% (thập kỷ 50và 60). Về sự “rộng rãi” này, một số nhà kinh tế giải thích như sau:

                + Mỹ có một lượng tiền và hàng dư thừa lớn. Nhờ trường vốn hơn, Mỹ có thể hạ thấp yêu cầu để chiếm lĩnh thị trường tín dụng, gạt bớt các đối thủ trong lĩnh vực này. Trong thời kỳ này, các nước khác vẫn ở trong tình trạng thiếu vốn đầu tư, không thể kéo dài kỳ hạn thanh toán.

                + Một số nước như Nhật, Tây Đức và cả Pháp lúc đó đang có điều kiện phát triển nhanh hơn Mỹ, và có tỷ xuất lợi nhuận cao hơn ở Mỹ. Chính nhân tố này tạo ra nạn “đói” vốn đầu tư. Điều đó không những ảnh hưởng đến khối lượng tư bản cho vay, kỳ hạn cho vay, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến suất lợi tức.

                + Trong việc cho vay, Mỹ không chỉ quan tâm đến lợi ích trực tiếp về kinh tế. Với chiến lược toàn cầu, Mỹcòn gửi gắm trong chính sách viện trợ cho vay nhiều ý đồ về chính trị, quân sự. Để nắm lấy những Nhà nước tay sai, để mua chuộc những Nhà nước trung lập, Mỹ sẵn sàng thu hẹp một phần nào những lợi ích kinh tế trước mắt không lớn lắm, để giành lấy những lợi ích chính trị, quân sự, ngoại giao. Mà những lợi ích này, suy cho cùng, cũng là những điều kiện để thực hiện những lợi ích kinh tế lớn hơn của Mỹ trên thế giới, xét về lâu dài.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #47 vào lúc: 13 Tháng Sáu, 2017, 06:52:43 am »

         
Chương V

CHI PHÍ TRỰC TIẾP CỦA MỸ
         
        Nếu chỉ tính những chi phí trực tiếp của Mỹ trên đất Việt Nam, thì trong hơn 20 năm, Mỹ đã tốn mất khoảng 140 tỷ đô la.

        (Nếu tính toàn bộ phí tổn của Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam thì còn phải kể đến thêm nhiều khoản khác nữa:
         
        - Những chi phí của Mỹ ở trên đất Mỹ (một phần tiền lương, phụ cấp, hưu bổng… của lính Mỹ, tiền trả cho các bộ máy phục vụ chiến tranhViệt Nam nhưng đóng tại Mỹ…)
         
        - Những chi phí cho các căn cứ quân sự của Mỹ đóng tại Đông Nam Á và Thái Bình Dương để phục vụ cho chiến tranh Việt Nam
         
        - Phí tổn trả cho chính phủ chư hầu góp quân với Mỹ ở Việt Nam và cho Mỹ đặt căn cứ quân sự, đặt cho các chỗ nghỉ ngơi, an dưỡng và luyện tập của lính Mỹ… Riêng khoản tiền để lính Mỹ về nghỉ ngơi, an dưỡng tại một nước Đông Nam Á sau mỗi đợt hành quân ở Nam Việt Nam cũng tạo cho các nước đó một nguồn ngoại tệ lớn. Thái Lan năm 1969 thu được 19 triệu đô la về khoản này. Singapore năm 1969 được 16 triệu đô la…
         
        Ở đây, chỉ xét phần do Mỹ chi tiêu trực tiếp trên đất Việt Nam thôi).

         
        Ta thấy, khoản này lớn gấp 5 lần tổng số các khoản Mỹ viện trợ trực tiếp cho ngụy.
         
        Mỹ ngụy không tính khoản này trong khuôn khổ viện trợ. Thực ra, khoản này cũng không khác gì viện trợ đều là tiền và của đổ vào đất nước này, đều dùng để nuôi dưỡng bộ máy chiến tranh xâm lược.
         
        Vì lý do đó, dù có kể vào viện trợ hay không, cũng không thể không nói đến tác dụng của số của cải khổng lồ này.
         
        140 tỷ đô la tức là bằng 70 lần thu nhập quốc dân của miền NamViệt Nam hồi đó,
         
        Nhưng Mỹ đổ vào 140 tỷ vào Nam Việt Nam tập trung trong vòng 7-8 năm (chủ yếu là từ 1965 đến 1972).
       
        1. CHÍ PHÍ TRỰC TIẾP CHO CHIẾN TRANH
         
        Xét về nội dụng số 140 tỷ đô la này, thì phải nói rằng về cơ bản nó là những thứ dùng để phá hoại, để giết người. Một nghị sĩ Mỹ nói: “Suy cho cùng, mọi phí tổn đều là để giết Việt cộng”. Cái giá để giết mỗi “Việt cộng” được trả cao hơn ở bất cứ nơi nào. Thượng nghị sĩ Vance Harthe nói rằng để giết mỗi “Việt cộng”, Mỹ đã tốn 5 vạn đô la (Sunday Teiegraph, 16-4-1967). Michel Bosquet thì tính rằng Mỹ trả giá 52,500đô la để giết mỗi “Việt cộng” (Nouvel Observateur, 28-2-1967).
         
        Đi vào phân tích cơ cấu của những chi phí này, ta thấy phần lớn nhất của nó là vũ khí và các phương tiện chiến tranh. Phần còn lại, không trực tiếp phá hoại, nhưng cũng có tác dụng phụ giúp để các công cụ phá hoại phát huy tác dụng của nó.
         
        Ta xét một số năm cụ thể.
         
        Năm 1967, tổng phí tổn của Mỹ là 26 tỷ đô la, trong đó chi phí trực tiếp cho chiến tranh là 21,6 tỷ. Số này phân phối như sau (đơn vị: tỷđô la):
         
Nuôi quân đội và nhân viên quân sự:5,1
Phí tốn hành quân (xăng dầu, xe cộ, thông tin liên lạc, phục vụ...)6,3
Bom đạn4,8
Máy bay1,7
Chiến cụ3,1
Xây dựng căn cứ0,8
Tổng cộng21,8
       
        (Số liệu do ủy viên thanh tra Robert N.Anthony báo cáo trước ủy ban chuẩn chi của Hạ nghị viện Mỹ, Tin AFP Washington 3-5-1967)
         
        Năm 1969, năm phí tổn lớn nhất, tổng chi phí của Mỹ là 29,119 tỷđô la. Phần chi trực tiếp cho chiến tranh là 28,5 tỷ đô la. Số này phân phối như sau:
         
Nuôi quân lính và nhân viên quân sự6,6
Phí tổn hành quân (xăng dầu, xe cộ, thông tin liên lạc, phục vụ...)8,8
Mua bom đạn, trang bị phụ tùng12,1
Xây dựng căn cứ0,37
Nghiên cứu thực hiện0,37
Tổng cộng28^5
         
         
        Nếu tính chi phí trung bình một ngày của Mỹ trong thời kỳ cao điểm của chiến tranh, tháng 6, tháng 7 năm 1968 là 77 triệu đô la, trong đó:
         
 
Nuôi quân18
Hành quân24
Bom đạn18
Thay thế máy bay8
Xây dựng căn cứ1
Thực hiện vũ khí mới1
Tổng cộng77
       
        (Tài liệu thống kê của Bộ Quốc phòng Cộng hòa CHXH Việt Nam)
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #48 vào lúc: 14 Tháng Sáu, 2017, 10:54:11 pm »

         
        Nếu đem so sánh với các khoản chi dân sự, thấy nhiều điều thật mỉa mai. Toàn bộ số viện trợ kinh tế Mỹ cho ngụy trong 21 năm cũng chỉ bằng số chi phí về bom đạn và dụng cụ chiến tranh mà Mỹ dùng trên đất nước này trong một năm. Tiền nuôi quân Mỹ và chư hầu trong 1 năm bằng thu nhập quốc dân của cả miền Nam trong 3 năm. Toàn bộ số chi cho việc xây dựng hệ thống lọc nước và dẫn nước cho Sài Gòn-Chợ Lớn (17,5 triệu) chưa bằng một ngày ăn của quân Mỹ (18 triệu). Phí tổn hành quân trong một ngày của Mỹ (24 triệu) gần đủ để xây cho hai nhà máy điện cỡ lớn như nhà máy điện Thủ Đức (13 triệu) là cái màMỹ chỉ cho Thiệu vay, trả lãi, chứ không chịu cho không. Riêng số đạnMỹ bắn trong một ngày (16 triệu đô la) đủ để xây dựng 8 bệnh viện cỡ lớn như bệnh viện “Vì dân” (2 triệu đô la). Riêng tiền sửa chữa và thay thế máy bay trong một ngày (5 triệu), tốn gấp 2 lần tổng số phí tổn xây cất “Dinh Độc lập” của Nguyễn Văn Thiệu (2,7 triệu). Số phí tổn thực nghiệm vũ khí mới, tính trung bình trong một ngày (1 triệu) bằnggần 3 lần phí tổn xây dựng và trang bị cho “Trung tâm nghiên cứu nguyên tử” Đà Lạt (360 ngàn đô la). Tổng số sữa bột mà viện trợ “nhân đạo” của Mỹ đưa và Nam Việt Nam trong 10 năm, từ 1958 đến 1967,chỉ bằng giá tiền 1 chiếc máy bay F101 (5 triệu đô la). Tổng số xuất cảng các loại của Nam Việt Nam năm 1968 (23 triệu đô la) chưa bằng giá 3 chiếc máy bay B52 (8 triệu đô la 1 chiếc)…
         
        Xét về phương diện kinh tế, thì các khoản chi phí chiến tranh của Mỹ thể hiện ở hai mặt:
         
        Chi 140 tỷ cho chiến tranh xâm lược tự nó là sự lãng phí (Số 140 tỷchia cho đầu người dân Mỹ, là khoảng trên 650 đô la. Thu nhập bình quân theo đầu người ở Mỹ các năm 67, 68, 69 vào khoảng 5 ngàn đô la.Tạp chí Liên Xô “Kinh tế thế giới và quan hệ quốc tế”. Số 8-1974), nhưng nó còn kéo theo biết bao sự mất mát nữa! Ném một quả bomnapalm, tức là vứt đi 275 đô la. Nhưng quả bom đó đốt cháy bao nhiêu nóc nhà, thiêu sống bao nhiêu người! Một quả bom phá 750 pounds chỉ giá 350 đô la. Nhưng khi “chi phí” những quả bom đó, thì có bao nhiêu cầu sập, bao nhiêu nhà đổ, bao nhiêu người chết! Theo thống kê của Bộ Quốc phòng Mỹ, thì trong 20 năm, Mỹ đã ném xuống Việt Nam 15 triệu tấn bom, bằng ba lần lượng bom trong Đại chiến II.
         
        Năm 1969, Thiệu ra lệnh cấm một số bài hát của Trịnh Công Sơn. Trong một bài hát có những câu như sau:
         
                                  “Hàng vạn tấn bom trút xuống ruộng đồng,
                                  Hàng vạn tấn bom trú xuống đầu làng.
                                  Ruộng đồng khô rang. Nhà cháy từng hàng
                                  Từng vùng thịt xương có mẹ, có em…
                                  Gia tài của mẹ, một rừng xương khô.
                                  Gia tài của mẹ, một núi đầy mồ…”

         
        Đó là kết quả chủ yếu của viện trợ Mỹ và toàn bộ sự có mặt của Mỹ.
         
        Ngoài cái tác dụng cơ bản là trực tiếp phá hoại, số chi phí to lớn cũng rơi vãi một phần nào vào đời sống kinh tế xã hội, với tính chất như của cải:
         
        - Những đồ phế thải của quân đội Mỹ.
         
        - Số đô la đổi lấy bạc Sài Gòn.
         
        - Số tiền tiêu xài trên thị trường.
         
        - Hàng căng tin Mỹ…
       
        Cái đuôi của một con voi cũng là một khẩu phần không đến nỗi nhỏ bé. Cái vỏ đạn từ một khẩu đại bác 250 mm văng ra cũng nặng gần 4kg đồng. Số của cải rơi vãi từ số chi phí 140 tỷ đô la cũng là một lượng đáng lể đối với đời sống kinh tế, nhất là đối với các đô thị.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #49 vào lúc: 14 Tháng Sáu, 2017, 11:08:59 pm »

         
          II. ĐỒ PHẾ THẢI CỦA QUÂN ĐỘI MỸ
         
        Ngoài những đồ phế thải chiến tranh như sắt vụn, đồng nát, như đã nói ở phần viện trợ quân sự, thì những đồ tiêu dùng phế thải của cáccăn cứ quân sự Mỹ cũng là nguồn làm giàu của một số người.
         
        Ở miền Nam, người ta hay nói đến “đống rác Mỹ”.
         
        Có những đống rác thực sự, do quân đội Mỹ thải ra, xung quanh các căn cứ quân sự. Trong các đống rác này, có rất nhiều thứ còn dùng được, hoặc có thể sửa chữa lại để dùng, hoặc tái sinh làm nguyên liệu sản xuất: những quần áo rách hoặc cũ, giày dép, chăn màn, vải bạt,vải dù, những máy móc và xe cộ bị hỏng, đồ hộp và thức ăn quá hạn.Những đồ dùng cũ thì có thể đem bán rẻ chợ trời. Máy móc và xe cộ hỏng thì đem sửa chữa lại rồi bán. Kim loại và đồ nhựa nát thì đem nấu lại. Thức ăn cũ thì nuôi lợn…
         
        Những đống rác này là một nguồn lợi lớn nên cũng đã có một thứ độc quyền. Thường là tư sản có thế lực và tướng tá ngụy đứng ra bao thầu các đống rác. Tướng Đồng Văn Khuyên độc quyền thầu đống rác khổng lồ của các căn cứ Mỹ vùng Sài Gòn-Chợ Lớn. Tướng Hoàng XuânLãm thầu các đống rác Mỹ ở khu vực Quảng Nam-Đà Nẵng. Khách sạnThanh Bình, một trong những khách sạn lớn nhất ở Quy Nhơn, là của một tư sản phất lên do thầu các đống rác Mỹ. Nhân dân miền Nam cònnhớ rõ tên tuổi những nhân vật tai to mặt lớn trong xã hội ngụy quyềnđã làm giàu từ những đống rác này.
         
        Ngoài những đồ phế thải thực sự, các đống rác Mỹ còn chứa đựng cảnhững thứ còn nguyên vẹn, tốt lành. Các sỹ quan Mỹ thường thông đồng với các “nhà thầu” để lấy hàng quân nhu tuồn ra những thùng rác. Binh lính thì ăn cắp và ăn bớt. Sỹ quan thì đường hoàng ra lệnh thải bỏ hàng loạt thứ trong kho, với lý do đã quá hạn hoặc dọn chỗ đểtiếp nhận hàng mới… Theo những sự hẹn trước, các xe rác đến chở rác đi, những thứ tốt lành thì giấu xuống dưới, những thứ rách nát thì phủ lên trên, và nó chạy thẳng về các kho hàng chứ không chạy ra các bãi rác. Chỉ sau vài giờ, những của cải đó đã xuất hiện trên các cửa hiệu,các sạp hàng: vải vóc, máy ghi âm, vô tuyến truyền hình, máy quay phim, máy ảnh, quạt điện, tủ lạnh, bàn ghế, gường, tủ, và có khi là cả mô tô nữa. Trong thời kỳ chiếm đóng, những đống rác trá hình này đã thành một thứ hoa lợi lớn và thường xuyên. Trong đó, kẻ vứt nó ra đống rác được hưởng một phần. Các nhà thầu hưởng một phần. Các nhà buôn hưởng một phần. Cuối cùng là người mua, cũng được lợi, mua được đồ tốt với giá rẻ.
         
        Con đường thứ ba để tuồn hàng quân nhu Mỹ ra thị trường là ăn cắp. Đây là một nghề rất thịnh hành. Có vô số thủ đoạn ăn cắp, mà hàng quân nhu Mỹ là một trong những đối tượng quan trọng nhất. Một phần vì quân nhu Mỹ là nơi lắm của cải nhất. Một phần cũng vì đó là những thứ của cải hớ hênh hơn cả. Trong cảnh “đất khách quê người”,Mỹ không sao quản lý chặt chẽ được. Vả lại, chính sỹ quan và binh lính Mỹ lại tham gia hoặc thông đồng với những vụ ăn cắp. Tướng tá thì ăn cắp trên quy mô lớn. Binh lính thì ăn cắp vặt. Số lái xe, thông ngôn và những người làm thuê cho các “Sở Mỹ” có khi trực tiếp ăn cắp, có khi làm trung gian trong việc ăn cắp và tổ chức tẩu tán hàng ăn cắp… Việc ăn cắp xảy ra ở mọi khâu, từ sân bay, bến cảng, đến kho tàng, ở các căn cứ quân sự, trên đường vận chuyển, lúc phân phối… Ở Đà Nẵng,người ta nói cứ 10 xe chở hàng từ bến cảng về Sài Gòn thì có 2 xe vào kho riêng của tướng Hoàng Xuân Lãm. Ở bãi kho Mỹ Khê, có những lính Mỹ gác kho lại gác cho bọn ăn cắp xé rào vào vác hàng ra, cứ mỗi hòm thì trả cho hắn 3 ngàn bạc Sài Gòn. Lính chở hàng quân nhu Mỹ cũng thông đồng với bọn ăn cắp. Khi những đoàn “con voi” đi tới những đoạn đường vắng, lái xe giảm tốc độ, bọn ăn cắp nhảy lên, lăn những kiện hàng xuống. Ở dưới đường đã có người nhặt và giấu đi ngay. Giá cả đã hình thành tự phát theo tập tục: 10 ngàn một kiện lớn, 6 ngàn một kiện nhỏ, bất kể là kiện hàng gì. Nếu là phim ảnh, thuốc Tây, máy ảnh… thì bọn ăn cắp vớ bở. Nếu là mũ phi công, mặt nạ phòng hơi độc,thì lỗ vốn. Nhưng bọn chúng thích cái trò chơi vừa có tính tính trộm cướp, vừa có tính chất cờ bạc, vừa có tính chất mê tín này. Cũng có nhiều trường hợp, chẳng cần thỏa thuận trước với quân nhu Mỹ, bọn ăn cắp đèo nhau phóng hàng đoàn honda sau những xe hàng, nhảy lên,lăn những hòm đồ xuống. Còn vô số những trò ăn cắp nữa, mà ở đây không sao kể hết được.
         
        Cùng với bọn ăn cắp, thì đám nhận thầu của “Sở Mỹ” ăn bớt mà cũng tuồn ra thị trường một khối lượng khá lớn các loại vật tư, nhất là sắt thép, dây đồng, tôn lá, xi măng, vải, chất dẻo… Nhiều tư sản đã lớn lên từ cái nghề này. Nguyễn Văn Minh tư sản mại bản giàu nhất nhì ở Đà Nẵng, ban đầu chỉ là một tài xế nghèo, với chiếc xe cũ nát chạy đường Hội An. Nhờ làm mật thám cho ngụy, xin được thầu xây cất hàng loạt công trình, bằng cách ăn bớt mỗi bao xi măng một chút, đã có một số vốn lớn. Chẳng bao lâu, y có cổ phần trong hãng xi măng Thống Nhất (Sài Gòn), được độc quyền bán xi măng toàn miền Trung. Khách sạn Đồng Khánh được xây bằng những của cải đó. Những cai thầu xây dựng các sân bay, các trại lính, thầu sản xuất dây thép gai, đóng đồ gỗ, làm giày và áo mưa lính, may đồ quân nhu, đúc bi đông nhựa cho lính,mắc dây điện cho các doanh trại… đều ăn bớt và ăn cắp được vô khối vật tư của Mỹ. Các thủ đoạn này thực cũng không sao kể hết được.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM