Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 05:38:47 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: 21 năm viện trợ Mỹ ở Việt Nam  (Đọc 19919 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #20 vào lúc: 27 Tháng Năm, 2017, 08:18:36 pm »

         
        Nếu đem so sánh với khả năng sản xuất của bản thân miền NamViệt Nam, càng thấy số lượng “viện trợ” đó là lớn.
         
        Thu nhập quốc dân của Nam Việt Nam hầu như chưa bao giờ vượt quá 2 tỷ đô la hàng năm (Có một vài năm sau này, theo số liệu của Chính quyền Sài Gòn, thu nhập quốc dân của miền Nam đạt trên 2 tỷđô la. Chẳng hạn năm 1972 là 2,2 tỷ, năm 1973 là 2,35 tỷ… Sự “tăng trưởng” đó thực ra do 2 nguyên nhân chính: Một số lớn giá trị nguyên liệu nhập cảng đã tính trùng vào giá trị của sản phẩm xã hội. Giá trị tổng sản phẩm tính bằng tiền Sài Gòn được quy ra đô la theo tỷ giá hối chính thức, thấp hơn tỷ giá thực tế). Viện trợ Mỹ, tính bình quân mỗi năm tới hơn 1 tỷ. Trong 5 năm cuối cùng, viện trợ Mỹ hàng năm trên 2 tỷ, tức là lớn hơn tổng số của cải do bản thân miền Nam làm ra. Nếu tính riêng viện trợ kinh tế, mỗi năm cũng tới gần 1 tỷ, tức là bằng nửa số thu nhập quốc dân của miền Nam. Chúng ta biết, một quốc gia muốn tăng gấp rưỡi thu nhập quốc dân thường phải mất từ 5 đến 10 năm thắt lưng buộc bụng và ra sức phát triển sản xuất, với tốc độ tăng từ 5 đến 10% hàng năm. Chính quyền Sài Gòn thì không làm như vậy mà mỗi năm có thêm một số của cải bằng tổng số của cải tự làm ra!
         
        Thứ hai, nếu theo dõi mức tăng giảm của viện trợ qua các năm và liên hệ với các giai đoạn phát triển của chiến tranh, có thể thấy ngay một mối quan hệ: số lượng viện trợ thay đổi theo cường độ chiến tranh xâm lược. Mối liên hệ này phản ánh rõ thực chất của viện trợ Mỹ thời đó.
         
        Điểm qua các giai đoạn cụ thể, thấy như sau:
         
        Thời kỳ 1954-1960, viện trợ Mỹ còn ở mức thấp - trên hai trăm triệu đô la mỗi năm. Đây là lúc Mỹ mới “mua” lại thuộc địa từ tay Pháp. Một phần giá mua đó đã được ứng trước từ năm 1954 (1,7 tỷ đô la). Mỹ hy vọng sớm tạo ra một tình trạng ổn định, để đi vào khai thác. Vì vậy, viện trợ có khuynh hướng giảm dần. Viện trợ cho vay bắt đầu được áp dụng một phần. Trong lịch sử xâm lược Việt Nam của Mỹ, đây là giai đoạn duy nhất chớm xuất hiện hiện tượng kể trên. Tuy vậy, nó cũng là một dịp để ta kiểm nghiệm một tính quy luật: nếu Mỹ đã hoàn thành giai đoạn bình định, thì số của cải đưa vào sẽ ít đi và số của cải đưa ra sẽ lớn lên.
         
        Trong thời kỳ “chiến tranh đặc biệt”, viện trợ Mỹ tăng lên rõ rệt, từ 4 đến 5 trăm triệu đô la mỗi năm. Viện trợ cho vay hầu như không có nữa. Viện trợ quân sự tăng mạnh nhất. Ngoài ra, số chi phí trực tiếp của Mỹ cũng đã tới vài trăm triệu đô la mỗi năm. Với tổng số chi hơn 1 tỷ 1 năm, Mỹ vẫn không “mua” được thắng lợi cho quân đội Sài Gòn.
         
        Trong thời kỳ “chiến tranh cục bộ”, viện trợ tăng vọt từ trên 1 tỷ năm 1964 lên khoảng 2 tỷ năm 1966. Nhưng con số này chưa phải là con số quan trọng nhất. Mỹ đã đưa hơn nửa triệu quân vào trực tiếp tham chiến, với số phí tổn hàng năm hơn 20 tỷ đô la, gấp 10 lần tổng số viện trợ cho Thiệu. Như vậy, Mỹ đã xẻ tới 1/3 ngân sách quốc phòng Mỹ để đổ vào chiến tranh xâm lược Việt Nam. Là kẻ giàu nhất thế giới tư bản, trong lịch sử Mỹ, chưa bao giờ Mỹ tỏ ra thiếu khả năng tài chính khi giải quyết một vấn đề quốc tế nào đó. Nhưng với cuộc chiến tranhViệt Nam, mức chi phí hơn hai mươi tỷ hàng năm là mức không thể chịu đựng nổi trong một thời gian dài. Vả lại, nó đã vượt quá xa những dự kiến ban đầu của Mỹ. Những cái đầu tỉnh táo trong Quốc hội và trong Chính phủ Mỹ buộc phải tính đến một giải pháp khác.
                   
        Trong thời kỳ “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969-1975), số lượng viện trợ Mỹ cho Thiệu tăng lên tới mức cao nhất. Có năm lên tới gần 4 tỷ đô la. Trong đó, viện trợ quân sự chiếm phần tuyệt đối lớn. Nhưng nhờ “Việt Nam hóa”, số chi phí trực tiếp của Mỹ (khoản nặng nhất trước đó) lại giảm bớt, từ 18 tỷ năm 1970 xuống khoảng dưới 2 tỷ từ năm1973. Nếu cộng các khoản, ta thấy mức hao phí của Mỹ giảm đi nhiều. Viện trợ trực tiếp nhiều hơn, nhưng lại trả giá rẻ hơn cho cuộc chiến.
         
        Từ năm 1973, số viện trợ cho chính quyền Thiệu cũng giảm dần. Nguyên nhân của sự giảm viện trợ lúc này hoàn toàn khác với giai đoạn1959-1960. Thời kỳ 1959-1960, Mỹ giảm viện trợ vì nghĩ rằng giai đoạn bình định sắp kết thúc. Còn thời kỳ 73-75, Mỹ giảm viện trợ vì không còn hy vọng thắng được các lực lượng giải phóng nữa. Trước đây, Mỹ không dại gì tiếp tục trả giá cao cho một thành quả mà Mỹ tin là gần nắm chắc. Bây giờ, Mỹ không dại gì tiếp tục trả giá cao cho một thành quả không hy vọng gì nó nữa.
         
        Thứ ba, phần lớn của viện trợ là viện trợ quân sự. Tỷ lệ đó càng ngày càng tăng lên. Đó cũng là một đặc điểm của việntrợ Mỹ.
         
        Thứ tư, tỷ lệ rất cao của viện trợ cho không tại Nam Việt Nam là một hiện tượng không phổ biến.
         
        Ở đặc điểm thứ nhất, khi so sánh số lượng viện trợ Mỹ tại một số nước, ta thấy viện trợ cho Nam Việt Nam lớn hơn so với bất cứ nước nào trên thế giới. Đến đặc điểm thứ tư này, càng thấy hết sự “ưu ái” đó: Không những số lượng viện trợ rất lớn, mà phần tuyệt đối lớn củaviện trợ đó lại là viện trợ không hoàn lại.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #21 vào lúc: 28 Tháng Năm, 2017, 09:42:18 pm »

        
Chương IV

CƠ CHẾ VÀ CÁC HÌNH THỨC VIỆN TRỢ MỸ
       
        I. VIỆN TRỢ QUÂN SỰ TRỰC TIẾP
        
        Như đã nói, đây là phần lớn nhất của viện trợ Mỹ. Tuy nhiên các con số thống kê chính thức chưa phản ánh đúng khối lượng thực tế của viện trợ quân sự. Đối với loại viện trợ này, Chính phủ Mỹ không muốn đưa ra con số thực. Nếu con số này lớn quá thì Quốc hội Mỹ khó thông qua.
        
        Bộ Quốc phòng Mỹ có nhiều thủ thuật để hạ thấp con số danh nghĩa của viện trợ quân sự.
        
        Một là, chỉ liệt vũ khí, quân trang, dụng cụ quân sự… vào viện trợ quân sự. Còn phần trả lương và phụ cấp cho quân đội thì không nằm trong viện trợ quân sự. Cho đến năm 1964, thì khoản này thường lớn hơn cả phần viện trợ vũ khí và đồ quân dụng (Theo số liệu của UPI ngày 27-5-1964 thì số chi cho hai khoản này như sau (triệu đô la)
          
19611962      1963      1964
Vũ khí và đồ quân dụng      101176200160
Lương quân ngụy136208216295

        Mặc dầu khoản viện trợ này cũng do Mỹ trả, song nó lại bị gạt sang mục viện trợ kinh tế. Bằng cách đó, con số viện trợ quân sự bị thu nhỏ bớt đi, và con số “viện trợ kinh tế” lại phình lên tương ứng.
        
        Hai là, khi tính toán viện trợ quân sự, giá vũ khí và đồ quân dụng đã được hạ thấp giả tạo. Theo Hiếp pháp Mỹ, Bộ Quốc phòng có một sự độc lập nhất định đối với Quốc hội. Viện trợ quân sự do Bộ Quốc phòng nắm. Bộ này chỉ trình trước Quốc hội con số viện trợ tính bằng tiền.Trong thực tế, Bộ Quốc phòng có thể chi một số hiện vật có giá trị lớn hơn số tiền đó, bằng cách báo cáo giá thấp hơn giá thực tế. Khi trả tiền cho các công ty sản xuất vũ khí, Bộ Quốc phòng có nhiều thủ thuật để trang trải bằng những quỹ riêng mà nó được phép sử dụng độc lập (điều này đã nhiều lần bị báo chí Mỹ tố giác).
        
        Ba là, có một số vũ khí, quân dụng, vật liệu xây dựng quốc phòng đã dược “tuồn’ cho quân đội bản địa bằng nhiều con đường khác, ngoài con đường viện trợ quân sự trực tiếp: Bán rất rẻ hoặc cho không quân ngụy một số lớn trang bị thừa của quân Mỹ ở Việt Nam và ở các căn cứ khác, liệt những thứ đó vào mục vũ khí phế thải của quân đội Mỹ. Trao lại cho ngụy quân những vũ khí và dụng cụ chiến tranh theo những yêu cầu đột xuất, tính vào khoản chi đặc biệt cho công tác “phòng thủ đối ngoại” của Bộ Quốc phòng Mỹ. Theo tin UPI ngày 6-3-1973, thì từ tháng 11-1972 đến tháng 1 năm 1973, trước khi ký Hiệp định Paris, Mỹ đã tranh thủ đưa tới 6 tỷ đô la vũ khí vào Nam Việt Nam, trong đó, một phần đáng kể là thuộc loại “viện trợ này”.
        
        Ở đây không đi sâu vào những cách tính toán và những thủ thuật đó. Điều cần nói là: do những thủ thuật trên, số lượng viện trợ quân sự thực tế lớn hơn nhiều so với con số 13 tỷ trong thống kê chính thức củaMỹ.
        
        Bây giờ ta xem xét số viện trợ khổng lồ đó đã tham gia vào đời sốngkinh tế như thế nào.
        
        Với khối lượng viện trợ khổng lồ về vũ khí, đồ quân trang, quân dụng, xây dựng các căn cứ và các phương tiện cho cả triệu quân lính, cộng thêm những món tiền lớn để trả lương cho hơn 1 triệu quân này (khoản này sẽ nói ở mục sau), viện trợ quân sự Mỹ đã tạo ra ở NamViệt Nam một đội quân đánh thuê hơn 1 triệu người.
        
        Xét về mặt kinh tế, điều đó có nghĩa thế nào?
        
        Nó có nghĩa là có hơn 1 triệu người có “công ăn việc làm”, có “thu nhập”, mà không sản xuất, không sáng tạo ra của cải gì cả. Khoảng 4-5 triệu vợ, con, cha, mẹ của hơn 1 triệu quân lính này cũng được hưởng một phần thu nhập đó. Trong một phần đất nước chưa đầy 20 triệu dân, mà nền sản xuất còn chưa đủ thức ăn và đồ dùng tối thiểu cho số dân đó, lại có thể tách ra được hơn 1 triệu người lao động chính cùng 4-5 triệu người trong gia đình họ chỉ sống nhờ vào nghề cầm súng, một nghề phi sản xuất nhất trong những nghề phi sản xuất. Đó là mức “kỷ lục” trên thế giới. Ngay cả những nước giàu có nhất và những nước vũ trang cao nhất, cũng chưa bao giờ đạt tới được mức đó. Chính là nhờ viện trợ Mỹ, Nam Việt Nam đã được “kỷ lục” này (Theo tính toán của các nhà quân sự, thì trong hoàn cảnh thế giới hiện nay, mức quân số của mỗi nước thường chỉ vào khoảng 1-2% dân số. Đó là mức thích hợpvới khả năng kinh tế, với trình độ tiêu dùng do khả năng đó quy định và với cả trình độ trang bị kỹ thuật hiện đại).
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #22 vào lúc: 28 Tháng Năm, 2017, 09:45:19 pm »

         
        Nhưng vấn đề không chỉ có như vậy. Hơn một triệu con người, khi được nuôi theo cách đó, và được vũ trang, thì đã làm gì “cho kinh tế”? Tàn phá thôi! Ai mà tính hết được cái tác dụng này là bao nhiêu tỷ đô la. Nhưng đây lại chính là cái ý nghĩa cơ bản, cái tác dụng chủ yếu của viện trợ quân sự.
         
        Ngoài hai sự “đóng góp” hết sức trái ngược nhau kể trên, trong viện trợ quân sự trực tiếp, cũng có một phần của cải lọt sang khu vực kinh tế, dưới hình thức vật chất. Con số này không ai tính hết được. Nhưng chắc chắn là có những con đường chuyển dịch đó:
         
        - Hàng năm có một khối lượng rất lớn đồ phế thải chiến tranh được đem bán cho các nhà thầu và nhà buôn. Trong đó, phần lớn là kim loại. Ở một đất nước hẹp, mà trong hơn 20 năm qua, chiến tranh đã đổ vào tới hàng trăm triệu tấn bom, hàng tỷ viên đạn các loại, hàng chục vạn xe quân sự, hàng ngàn tàu chiến và máy bay, mà kẻ dùng những thứ đó lại bị thua liên tiếp và liên tiếp được trang bị lại, thì khoản này là một khối lượng đáng kể. Ta biết, miền Nam chưa khai thác được một gam quặng sắt nào, nhưng cũng có 3 nhà máy cán sắt khá lớn. Nó có một kho nguyên liệu rất rẻ, và gần như “vô tận”, đó là những xe tăng, ô tô, đại bác và súng bị hư hỏng. Người ta ước tính số sắt thép phế thải này tới vài triệu tấn. Mỗi năm, nhờ thứ nguyên liệu này, miền Nam nấu lại được từ 5 đến 6 vạn tấn thép. Những đống vỏ đạn các loại, sau khi bắn, cũng được các tướng tá bán ngầm ra ngoài. Ta biết, trong cuộc chiến tranh ở miền Nam, đạn dược đã được tiêu thụ nhiều hơn ở bất cứ nơi nào. Theo Gabriel Kolko, Sài Gòn tiêu thụ đạn nhiều gấp 20 lần Việt Cộng (Báo Pháp Thế giới ngoại giao, tháng 7-1973). Với mức tiêu thụ đó, ngành chế biến đồng ở miền Nam cũng có cả một kho nguyên liệu dồi dào, mỗi năm “sản xuất” được vài ngàn tấm dây đồng và đồng lá.Hơn hai chục vạn tấn dây thép gai cũng là một kho tài nguyên phongphú, mà ở nơi nào cũng có. Chẳng hạn, riêng Gia Định, trong 1 năm 1963, được viện trợ 5.600 tấn dây thép gai và 16 vạn cọc sắt. Số sản lượng trên 3 ngàn tấn đinh các loại của miền Nam là dựa trên cái cơ sở nguyên liệu này. Có những năm số sắt thép và đồng phế thải của chiến tranh quá nhiều, ngụy quyền còn đem “xuất cảng” để lấy tiền. Năm1972, đã xuất cảng tới 18.144 tấn gang, sắt, thép nát và 3.877 tấn đồng nát. Riêng tiền xuất cảng sắt thép vụn đã chiếm 11% tổng số thu về xuất khẩu năm 1972 và 13,5% tổng số thu về xuất khẩu năm 1973! Luật pháp Mỹ quy định rằng đạn do Mỹ viện trợ là để bắn, vỏ đồng còn lại vẫn là tài sản của Nhà nước Mỹ, cấm đem cho hay đem bán. Nhưng chẳng có một chiếc cát tút nào được trả về cho Mỹ cả (Từ 1973, sau Hiệp định Paris, Mỹ ký với Thiệu 1 bản thỏa hiệp cho ngụy quyền được bán vỏ đạn lấy tiền bỏ vào một chương trình đặc biệt, ngoài ngân sách.Tổng số đồng đem bán là 20.000 tấn, giá mỗi tấn 1.000 đô la). NhSmith nhận xét: “vỏ đạn ở Việt Nam đã sản sinh và nuôi dưỡng cả một ngành công nghiệp, đồng thời cũng là một mảnh đất màu mỡ cho nạn tham nhũng” (Smith đã dẫn). Nhiều sỹ quan ngụy thú nhận rằng có khi chỉ vì cần tiêu một món tiền nào đó, chẳng hạn tậu một chiêc xe hơi kiểu mới, mà hắn hạ lệnh báo động và cho bắn như mưa vào vùng giải phóng. Sau đó, người ta thấy có những xe tải đến “dọn dẹp” đi mấychục vạn vỏ đạn “phế thải”. Kết quả là: cấp chỉ huy thì có tiền tậu xe hơi, các nhà buôn có lời lớn, nhà luyện đồng thì có nguyên liệu. Còn mấy vạn cái đầu đạn đó đã bay đến đấu, đó là việc của “thế giới bên kia”.
         
        Trong viện trợ quân sự, ngoài vũ khí và dụng cụ quân sự, còn có nhiều thứ vật dụng thông thường, không chỉ dùng cho chiến tranh, mà có thể dùng trong đời sống hàng ngày: xăng, dầu, xe cộ và phụ tùng, săm lốp, vải bạt, dù, quần áo, giầy dép, ba lô, các thiết bị dùng trong các doanh trại như tủ lạnh, quạt điện, máy điều hòa nhiệt độ, các loại vật liệu xây dựng, nhất là tôn và xi măng, vô số thứ đồ ăn, vật dùng cá nhân và thuốc men của quân đội… Những thứ này được Mỹ cung cấp khá rộng rãi, thường là vượt xa mức tiêu dùng thực tế của ngụy quân (Lấy ví dụ về quần áo. Năm 1966, Thiệu có hơn 60 vạn quân. Nhưng riêng trong năm đó Mỹ đã đặt Nam Triều Tiên sản xuất 84 vạn bộ quần áo cho lính ngụy. Con số này cộng với số đã phát, số còn lại trong kho và số do các nguồn cung cấp khác, đã vượt rất xa khả năng tiêu dùng của quân ngụy. Số “Sản phẩm thặng dư” đó là cơ sở vật chất để cho các chợ trời và các sạp hàng đồ cũ ở miền Nam bán đầy quần áo lính, với giá một chiếc chỉ bằng 1 bao thuốc lá, hoặc 1 bát phở): Do bản chất của kẻ xâm lược, Mỹ chỉ có thể dựa vào một sức mạnh là vũ khí và tiền của. Do đó, Mỹ thực khó có thể keo kiệt. Quân ngụy, là kẻ đánh thuê, chẳng bao giờ phải xót xa cho túi tiền của Mỹ, chẳng có lý do gì mà phải tiết kiệm, chỉ “xài” như phá. Chính các nhà báo Mỹ đã nhận xét rằng ít thấy ở đâu quân lính xài phí phạm tới mức điên loạn như ở miền Nam. Một chiếc ô tô vỡ kính, bẹp vỏ, có khi chỉ thủng lốp, là có thể thải ngay. Cần gì sửa chữa, khi trong kho đã có sẵn những cái mới!
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #23 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2017, 08:00:14 pm »

         
        Những đống rác quanh các trại lính là một nguồn sống của nhiều người và là nguyên liệu của nhiều ngành kinh tế.
         
        Ngoài sự phung phí ra, như một dân biểu Sài Gòn nhận xét: “Ở miền Nam này, mỗi người lính cũng là một nhà kinh tế hay một nhà kinh doanh” (Chấn hưng kinh tế 3-1969). Họ không chỉ tiêu phá của viện trợ, mà còn tuồn ra thị trường bằng vô số cách khác nhau: Ăn cắp, bán rẻ cho các nhà thầu, nhượng lại cho gia đình quân nhân, đem bán cho các cửa hàng đồ cũ…
         
        Đối với một quân đội đang sống trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt, lại luôn luôn bị đánh thua, thì không khó gì để khai những thứ đã bị ăn cắp và đem bán là “đã bị hủy hoại bởi Việt Cộng”, liệt những thứ còn tốt nguyên thành những đồ phế thải… Việc những đoàn xe quân nhu lẳng lặng dừng lại trước một ngôi nhà nào đó, trút lại hàng tấn xi măng, tôn lá, dây đồng, hàng trăm hòm binh phục, hàng ngàn thước vải bạt… là chuyện thường thấy trên mọi nẻo đường.
         
        Trên các con sông ở Nam bộ, các đoàn tàu chở nhiên liệu quân sự, theo sự hẹn trước, thường bán sạch hoặc một vài xà lan xăng dầu cho con buôn, có khi bán cho cả các cơ quan tiếp liệu của quân giải phóng,với giá rất rẻ và với thái độ rất “niềm nở”. Đối với bọn này, bắn hàng vạn quả đạn vào vùng giải phóng để có vỏ đồng đem bán, hay bán cho quân giải phóng cả đoàn tàu chở xăng dầu để lấy tiền, thì cũng như nhau. Xe “Jeep” quân dụng không có trong danh mục các hàng nhập cảng. Nhưng miền Nam có tới 3-4 vạn xe “Jeep” của tư nhân (Niêmgiám thống kê 1 1973, Sài Gòn, tập IV, t.72). Nó còn ở đâu ra, nếu không phải là từ quân đội, từ viện trợ quân sự? Còn vật liệu xây dựng, người ta ước tính, cứ trong 10 ngôi nhà mới xây cất, có ít nhất là 2 ngôi nhà được xây dựng bằng những thứ lấy cắp hay mua rẻ trong quân đội. Còn phần lớn các ngôi nhà khác thì cũng dính dáng ít nhiều: hoặc xi măng, hoặc cốt thép, hoặc tôn lá, hoặc gạch men, hoặc ống nước, hoặc nhờ xe quân sự chuyên chở, hoặc do tướng tá lấy tiền ăn cắp và tham nhũng để xây… (Điện tín 2-6-1973).
         
        Đó là đối với những tài sản lớn. Còn đối với những đồ dùng lặt vặt thì bọn chúng thường đem bán rẻ cho bất cứ sạp hàng nào bên đường để lấy tiền “nhậu nhẹt”. Ai đã đến miền Nam đều thấy rõ những đồ dùng của quân lính tràn ngập thị trường đến mức nào. Trên những chợ trời mênh mông, trên những sạp hàng nhan nhản ở khắp mọi phố, mọi đường, bao giờ cùng thấy tràn đầy những đồ dùng quân đội: giầy lính, áo mưa dã chiến, ba lô, dù và dây dù, vải bạt các cỡ, quần áo rằn ri, màn lính, đèn pin Mỹ, dao quân dụng Mỹ, bi đông Mỹ, ống nhòm, địa bàn… Có nhiều thứ không có ký hiệu gì là của riêng quân đội, nhưng những người tiêu dùng ở miền Nam thì biết rất rõ là nó chỉ có trong trại lính thôi: Quạt trần Mỹ, quạt bàn Mỹ, máy vô tuyến truyền hình Mỹ, bàn ghế và giường Mỹ… Có một số mặt hàng ghi rõ là chỉ dùng cho quân đội, cấm bán ra ngoài, như thuốc lá, đèn pin, xà phòng quân nhu… nhưng vẫn thấy bán đầy đường, mà chẳng có ai bị bắt, bị cấm về chuyện đó cả.
         
        Rút cuộc, đội quân đông hơn một triệu người đó không chỉ là một lựclượng tiêu dùng và phá hoại, mà còn là một đội quân đông đảo cung cấp hàng hóa dồi dào và thường xuyên cho xã hội.
         
        - Ngoài các đồ phế thải và đồ ăn cắp, quân đội còn tung ra xã hội một lượng hàng hóa đáng kể một cách công khai, được coi như hợp pháp: những nhu yếu phẩm bán cho binh lính và gia đình binh lính theo giá ưu tiên, rẻ bằng 1/3 giá thị trường, gọi là hàng “quân tiếp vụ”. “Quân tiếp vụ” là một hệ thống tổ chức trong quân đội, chuyên lo phân phối các nhu yếu phẩm cho binh lính và gia đình binh lính. Hàng “quân tiếp vụ” do Bộ Quốc phòng ngụy mua bằng ngân sách riêng, mà ngân sách này cũng nhờ viện trợ Mỹ mà có. Đây là một “món lời” thực sự của quân ngụy và gia đình ngụy, mà viện trợ Mỹ đem lại, như một trong những thủ đoạn vật chất để mộ lính đánh thuê và ràng buộc họ. Đã là lính đánh thuê, thì không dại gì mà chịu gian khổ, thiếu thốn. Nếu đói, nếu thiếu ăn, thiếu hút, thiếu đồ dùng, thì đào ngũ, binh biến, lãn công… Mỹ đã ngăn chặn nguy cơ đó bằng những hàng rào hàng hóa đầy ắp. Binh lính mua để dùng một phần, còn đem bán lại phần lớn để kiếm lời. Chiến tranh càng ác liệt, yêu cầu động viên càng lớn, mức tan rã càng cao, thì hàng “quân tiếp vụ” càng phải nhiều hơn, bán càng rộng rãi hơn. Đến năm 1972 Mỹ-ngụy mở rất rộng diện cấp thẻ mua hàng “quân tiếp vụ”. Số thẻ cấp thêm như sau: 250.000 thẻ cho cựu binh, 108.540 thẻ cho phế binh, 734.736 thẻ cho cô nhi, 184.930 thẻ cho vợ góa của lính, tổng cộng là: 1.278.000 (Tài liệu của Cục Địch vận, Bộ Quốc phòng). Nếu cộng với số thẻ mua hàng của hơn 1 triệulính tại ngũ, thì có tất cả hơn 2 triệu cuốn sổ mua hàng “quân tiếp vụ”. Ngày xưa, các vua chúa trả công cho quan lại và tướng sĩ bằng ruộng đất. Với ruộng đất đó, họ thu tô hay canh tác để sống. Các tấm thẻ mua hàng kia cũng gần giống những mảnh “lộc điền”, cũng là một thứ bổng lộc. Rút cuộc, 2 triệu tấm thẻ mua hàng này đã tạo ra một nguồn sống bổ sung cho vài triệu con người phi sản xuất, đồng thời, cũng tạo ra cho thị trường miền Nam hơn 2 triệu người cung cấp hàng hóa.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #24 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2017, 08:40:32 pm »

         
        II. VIỆN TRỢ THƯƠNG MẠI HÓA
         
        Loại viện trợ này thường được gọi là “chương trình nhập cảng thương mại” (CIP-Commercial Import Program) hoặc “viện trợ hỗ trợ quốc phòng” (DS-Defense Support).
         
        Đây là khoản quan trọng nhất trong các khoản viện trợ kinh tế. Số lượng hàng năm của khoản viện trợ này hầu như bao giờ cũng lớn hơn các khoản viện trợ kinh tế khác.
         
        Khoản viện trợ này còn có một đặc điểm: Nó tương đối ổn định, ít lên xuống thất thường như các khoản viện trợ khác.
         
        Với các đặc điểm trên, viện trợ thương mại hóa chính là cái phễu lớn nhất, trút đều đặn nhất phần lớn hàng hóa vào miền Nam Việt Nam (chỉ có hai năm ít nhất vào khoảng một trăm triệu đô la, còn phần lớn các năm đều trên hai trăm triệu đô la, có năm lên tới gần 400 triệu đô la).
         
        Tại sao lại gọi viện trợ là “viện trợ thương mại hóa”, hay “chươngtrình nhập cảng thương mại”, “hỗ trợ quốc phòng”?
         
        Xét cơ chế của nó sẽ hiểu ra.
         
        Nếu trình bày vắn tắt, thì cơ chế của nó như sau:
         
        Hàng năm, Chính phủ Mỹ định trước một số tiền, tính bằng đô la, dành cho các khoản viện trợ này. Mỹ không cấp thẳng số đô la đó cho chính quyền ngụy, mà chỉ thông báo cho ngụy biết là được viện trợ số tiền kể trên để nhập cảng các thứ hàng hóa “cần thiết”. Căn cứ vào số tiền kể trên được thông báo đó, chính quyền ngụy thông báo lại cho các nhà nhập cảng, để lập chương trình nhập cảng.
         
        Các nhà nhập cảng (cá nhân hoặc công ty) căn cứ vào tình hình thị trường, lời lãi, và cũng căn cứ vào những khả năng chạy chọt với các cơ quan có thẩm quyền, làm đơn xin phép nhập cảng. Trong đơn phải nói rõ nhập những mặt hàng gì, bao nhiêu, của nước nào, chở bằng tàu nước nào, đổ hàng tại đâu, bán ở đâu, giá bán và thời hạn tiêu thụ hết…
             
        Nơi xét duyệt nhập cảng các đơn này không phải là Chính phủ ngụy, mà là phái bộ viện trợ Mỹ (USAID). Căn cứ trên những sự tính toán lợi và hại theo quan điểm của Mỹ, cơ quan này hoặc bác bỏ, hoặc chấp nhận, hoặc sửa đổi, hoặc thêm bớt một số điểm cụ thể trong các đơn, rồi cấp những giấy phép nhập cảng.
         
        Người được cấp giấy phép nhập cảng đến nộp tiền cho ủy ban nhập cảng, thuộc Ngân hàng quốc gia. Tiền nộp vào là tiền Sài Gòn, tính tổng số đô la phí tổn nhập cảng đã quy định trong mỗi giấy phép nhập cảng (giá hàng nhập + chi phí vận tải). Tỷ giá hối đoái trong viện trợ thương mại hóa là tỷ giá do Mỹ quy định, thường thấp bằng ½ hoặc 2/3tỷ giá hối đoái thực tế trên thị trường.
         
        Chỉ đến lúc này Chính phủ Mỹ mới dùng đến những đồng đô la trong ngân khoản viện trợ để trả thẳng cho những người bán hàng và những người chuyên chở, theo số tiền đã quy định, cho những công ty haynhững nước đã định trong các giấy phép nhập cảng.
         
        Hàng lên đường tới Việt Nam, để tại nơi đã định. Các nhà nhập cảng tới nhận hàng dưới sự kiểm soát của nhân viên phái bộ viện trợ Mỹ. Khi số lượng các mặt hàng đúng như trong giấy phép thì nhà nhập cảng nộp thuế nhập cảng, đưa hàng về, bán ra thị trường.
         
        Tất cả số bạc Sài Gòn mà các nhà nhập cảng đã nộp tại ủy ban nhập cảng để trả cho hàng nhập được bỏ vào một quỹ đặc biệt, gọi là quỹ đổi giá (Counter part Fund). Quỹ này chính là một cái đài nước của ngân sách ngụy quyền (Nguồn thu của quỹ này, ngoài khoản trên còn có tiền bán hàng viện trợ nông phẩm thừa (sẽ nói ở mục sau). Phần chi của quỹ này, ngoài số lớn nhất bỏ vào ngân sách, còn có một khoản trích ra cho các cơ quan viện trợ Mỹ và đại sứ Mỹ chi dùng).
         
        Quỹ đổi giá do phái bộ viện trợ Mỹ quản lý và cấp cho ngân sách ngụy theo từng quý, chủ yếu để đài thọ phần trả lương binh sĩ ngụy trong ngấn sách quốc phòng.
         
        Như vậy, đã có thể hiểu vì sao gọi loại viện trợ này là “thương mại hóa”, là “chương trình nhập cảng thương mại”, là “hỗ trợc quốc phòng”.
         
        Bây giờ, ta xem xét, vì sao khoản viện trợ này không thể thực hiện theo một cách nào khác hơn, mà bắt buộc phải thực hiện theo một cơ chế rắc rối và có nhiều khâu như vậy? Tại sao Mỹ không cấp thẳng đô la cho ngụy, hoặc cấp thẳng hàng hóa cho ngụy? Tại sao lại đặt ra tỷ giá hối đoái quá thấp như vậy? Tại sao phải lập ra cái gọi là quỹ đổi giá cùng những quy chế sử dụng phức tạp đối với quỹ đó?
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #25 vào lúc: 30 Tháng Năm, 2017, 06:47:17 pm »

         
        Như đã nói, cái tất yếu khách quan đối với Mỹ là phải viện trợ, để nuôi sống chính quyền bản địa và để chính quyền này nuôi sống những công cụ của nó, chủ yếu là quân đội. Đó là cái giá Mỹ phải trả. Khó khăn càng lớn, chính quyền tay sai càng thiếu sức sống, nhiệm vụ mà Mỹ bắt nó đảm đương càng lớn, thì phải trả giá càng cao.
         
        Vấn đề chỉ còn là trả giá theo cách nào để có lợi nhất, xét về các mặt quân sự, chính trị, kinh tế và tinh thần.
         
        Mỹ có thể trả giá bằng cách trực tiếp trả lương cho ngụy quân, ngụy quyền và chi các khoản đó cho bộ máy này được không? Như thế chẳng đơn giản hay sao? Đó chính là biện phá mà Pháp trước đây đã làm. Sự đơn giản về hình thức lại kèm theo nhiều sự phức tạp hơn nhiều về tổ chức và quản lý. Hơn nữa, như thế thì không còn cái danh nghĩa chính quyền bản xứ “độc lập”. Để cho chính quyền này “tự quản” lấy bộ máy của nó, Mỹ chỉ có thể bơm tiền cho bộ máy này và giám sát sự hoạt động của nó. Đó chính là cách làm “hợp tình” hơn.
         
        Nhưng bơm tiền bằng cách nào?
         
        Mỹ có thể trao thẳng đô la cho ngụy không? Theo phương thức này thì ngụy sẽ lấy số tiền đô la đó mua hàng hóa, bán lấy tiền, và làm cơ sở để phát hành tiền, bỏ vào ngân sách. Làm như vậy thì Mỹ mất đô la thực sự. Đồng đô la viện trợ chạy qua tay ngụy quyền ra các nước ngoài, nạn “chảy máu vàng” thêm nghiêm trọng. Hơn nữa, thị trường tiêu thụ ở miền Nam, cái mà Mỹ phải đổ của cải và máu để chiếm lấy, lại không còn là nơi độc chiếm của hàng hóa Mỹ nữa. Không thể mất không đô la cho ngụy để ngụy bán thị trường cho các đối thủ của Mỹ.
         
        Cái cơ chế viện trợ thương mại hóa giúp Mỹ gỡ được thế bí này.
         
        Như vậy thì Mỹ vẫn thực hiện được cái mục đích viện là trợ cấp cho ngụy quyền. Nhưng đô la Mỹ không lọt ra khỏi nước Mỹ. Hàng hóa của các công ty Mỹ có thêm một cơ hội để tiêu thụ. Theo con đường viện trợ, nó lọt thẳng vào thị trường miền Nam một cách trơn tru, dễ dàng, không bị hàng rào thuế quan ngăn cản, có thể tính giá rất cao mà không bị hàng hóa các nước khác cạnh tranh… Nói chung, hàng của Mỹ đưa vào miền Nam thường đắt gấp rưỡi hoặc gấp đôi (tùy loại) hàng của các nước khác. Tàu Mỹ tính cước đắt gấp từ 2 đến 4 lần. Rút cuộc, trong thực tế, cứ một trăm đô la viện trợ, thì Mỹ đã dùng cái kéo giá độc quyền để cắt lại vài chục đô la. Nếu ngụy không chịu mua hàng Mỹ và thuê tàu Mỹ chở, thì phái bộ viện trợ Mỹ không duyệt!
         
        Trả giá cho sự xâm lược tất nhiên phải tốn kém. Nhưng phải tìm cách trả giá nào ít tốn kém nhất, có lợi nhất - đó là vấn đề cơ bản đặt ra cho viện trợ Mỹ, mà viện trợ thương mại hóa là một giải pháp.
         
        Sau chuyện mua hàng, là chuyện tỷ giá hối đoái. Như đã nói, tỷ giá hối đoái trong viện trợ thương mại hóa thường chỉ thấp bằng ½ hay 2/3 tỷ giá tự do. Tại sao như vậy? Đây là một ân huệ chăng? Mỹ bị thiệt thòi chăng? Ai được lợi trong việc này?
         
        Trước hết, xét về phía Mỹ. Có không ít người đã hiểu lầm rằng hối suất thấp là một sự chiếu cố của Mỹ đối với ngụy quyền. Thực ra, hốisuất thấp ở đây không thiệt hại gì cho Mỹ cả. Mỹ không đổi đô la lấy bạc Sài Gòn. Mỹ cũng không bán hàng cho ngụy bằng bạc Sài Gòn. Số lượng viện trợ hàng năm do Mỹ định trước, và tính bằng đô la. Số đô la đó được dùng để mua hàng cho Nam Việt Nam, giá hàng tính bằng đô la. Hối suất cao hay thấp thì Mỹ cùng chỉ mất bấy nhiêu đô la và mua (cũng là bán) được bấy nhiêu hàng hóa.
         
        Vậy, hối suất trong trường hợp này chỉ là việc nội bộ của Nam Việt Nam. Nói đúng hơn, nó chỉ liên quan đến ngân sách ngụy quyền và nhà nhập cảng. Ta lấy một ví dụ cụ thể: Năm 1967, hối suất quy định lúc đó là 1 đô la ăn 80,8 đồng bạc Sài Gòn. Hối suất tự do lúc đó là 1 đô la ăn164 đồng bạc Sài Gòn. Vậy, cứ mỗi đô la hàng viện trợ, các nhà nhập cảng chỉ nộp cho Nhà nước ngụy 80,8 đồng bạc Sài Gòn. Nếu họ đổi chợ đen để mua 1 đô la hàng hóa đó, họ phải bỏ ra một số tiền gấp đôi:164 đồng. Vậy, ở đây, coi như các nhà nhập cảng được mua hàng ngoại hóa với giá rẻ bằng nửa giá thực tế trên thị trường quốc tế. Đó là cái ân huệ mà hối suất thấp đem lại cho họ. Nhưng đó chỉ là khâu đầu thôi.Còn bao nhiêu khâu tiếp theo nữa.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #26 vào lúc: 30 Tháng Năm, 2017, 06:47:47 pm »

         
        Số tiền mà các nhà nhập cảng bớt ra được tại ủy ban nhập cảng, nhờ hối suất thấp, thì họ lại phải nộp tại Nha quan thuế khi nhận hàng hóa về bán. Số nộp đó bằng, hoặc gần bằng, hoặc hơn cả số lợi mà họ đã có nhờ hối suất thấp. Nha quan thuế chẳng qua cũng là một cái cửa khác của ngân sách. Số tiền thu của nó, cũng giống như tiền trong két của ủy ban nhập cảng, đều chảy về ngân sách. Như vậy, cái mà chính quyền nhả ra cho các nhà nhập cảng ở cái ghi-sê của ủy ban nhập cảng,thì nó lại ngồi sau cái ghi-sê của Nha quan thuế để lấy lại.
         
        Rút cuộc, việc hạ thấp hối suất chỉ là trò “đánh bùn sang ao”.
         
        Nhưng vì sao lại phải bày ra cái chuyện phiền toái đó? Đằng nào thì cũng thu cả về cho ngân sách, sao không định giá nhập theo hối suất thực tế, để thu một lần cho gọn?
         
        Ta sẽ hiểu lý do của cái trò phiền toái này, nếu lưu ý đến hai yếu tố sau đây:
         
        - Thuế đánh trên hàng nhập cảng có rất nhiều mức khác nhau.
         
        - Số tiền mà ủy ban nhập cảng thu theo chương trình nhập cảng thương mại được coi là tiền ngoại viện, còn tiền thu thuế đánh trên hàng nhập cảng thì được coi là “tài nguyên quốc gia”.
         
        Hạ thấp hối suất có hai điều lợi:
         
        Thứ nhất, có thể thông qua các sắc thuế mà vận dụng mềm dẻo và linh hoạt các chính sách phân biệt đối xử đối với mỗi loại hàng nhập cảng, đối với mỗi quốc gia bán hàng cũng như đối với mỗi nhà nhập cảng.
         
        Ta biết, hối suất là một tỷ lệ thống nhất (ít ra là trong khuôn khổ viện trợ thương mại hóa). Do tính cứng nhắc đó, nó không thể dùng làm công cụ để thực hiện chính sách nâng đỡ, khuyến khích hay hạn chế đối với mỗi loại hàng nhập cảng và mỗi nhà nhập cảng.
         
        Nếu nâng hối suất lên ngang hối suất thực tế thì ngân sách sẽ thu về đầy đủ tổng giá trị hàng viện trợ. Nhưng như vậy thì nhà nhập cảng nào cũng phải nộp đủ số tiền hàng nhập cho ngân sách và loại hàng nào cũng có giá nhập cảng ngang giá trên thị trường quốc tế.
                   
        Cũng không thể thực hiện phân biệt đối xử bằng cách áp dụng quá nhiều hối suất khác nhau. Việc đó sẽ vô cùng khó khăn, phức tạp và nạn buôn bạc sẽ làm cho sự phân biệt đối xử mất hết tác dụng. Vả lại, thực khó mà kiểm soát được xem kẻ được hưởng hối suất thấp có nhập đúng loại hàng “đáng khuyến khích”, hay hắn lại đánh tráo ngân khoản đó cho kẻ khác. Bằng đút lót và giả mạo giấy tờ, hắn cũng có thể dùng ngân khoản đó để nhập thứ hàng mà hắn thấy có lợi cho hắn nhiều hơn…
         
        Các chuyên gia kinh tế Mỹ đã bàn tính nhiều về vấn đề này. Họ thấy cách tốt nhất là hạ thấp hối suất xuống rồi thu hồi bằng một hệ thống thuế nhập khẩu, là cái có thể vận dụng cơ động hơn rất nhiều.
         
        Thuế nhập càng được chia ra thành ba loại khác nhau, như ba tấm lưới hớt lấy phần giá trị còn lại của hàng viện trợ: Thuế quan, thuế kiệm ước, thuế phân suất quân bình. Mỗi loại thuế này chia ra nhiều mức, chênh lệch rất lớn. Thuế quan từ 15% đến 210% giá nhập (giáhối suất chính thức). Thuế kiệm ước đánh vào 1.500 mặt hàng nhập - bịliệt vào loại xa xỉ - từ 80% đến 500% giá nhập. Thuế phân suất quân bình đánh vào hàng hóa nhập của nước nào hay công ty ngoại quốc nào bán rẻ hơn giá “bình thường” (so với giá hàng của Mỹ), cứ mỗi đô la hàng nhập phải nộp thêm từ 5 đến 210 đồng bạc Sài Gòn. Ngoài cácloại thuế đánh thẳng vào hành nhập cảng, còn có các loại thuế sản xuất, thuế nội địa… Về căn bản, những thứ thuế này cũng là những cái lưới chặn ở các chặng đường tiếp theo, nhằm cắt xén thêm một phần nữa giá bán hàng nhập cảng (đánh vào những nhà sản xuất sử dụng nguyên, nhiên liệu và máy móc nhập cảng, đánh vào những hàng “nội hóa” sản xuất bằng nguyên liệu nhập cảng).
         
        Rút cuộc, bằng hệ thống chằng chịt các loại thuế, chính quyền bản địa đã thu hồi được giá bán hàng viện trợ, không những bằng mà nhiều khi còn lớn hơn so với giá mua tính theo hối suất thực tế.
         
        Điều quan trọng hơn nữa là: màng lưới thuế rất cơ động và uyển chuyển đó đã trở thành một hệ thống các đòn seo để điều chỉnh cơ cấu nhập cảng, điều chỉnh giá cả thị trường, làm sao có lợi nhất cho việc thi hành các chính sách kinh tế, chính trị và xã hội. Có hàng trăm mức thuế khác nhau, thì cũng có hàng trăm sự phân biệt đối xử khác nhau.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #27 vào lúc: 30 Tháng Năm, 2017, 06:48:13 pm »

         
        Nhìn vào các biểu thuế, các con số đã nói lên thái độ đối với các loại hàng nhập cảng, các nước bán hàng và các nhà nhập cảng, trên cơ sở mấy nguyên tắc cơ bản sau đây:
         
        - Ưu tiên nhập hàng tiêu dùng để người dân có thể mua về dùng ngay, không cần qua các khâu sản xuất, chế biến. Như thế không bị đọng vốn, ngân sách có tiền ngay để chi tiêu.
         
        - Mở rộng các cửa hàng tiêu dùng xa xỉ để có thể bán đắt và lại mau chóng tạo ra một nếp sống trưởng giả trong một vài giai tầng xã hội.Chính sách này kết hợp với chính sách trả lương đã tạo ra một cơ sở xã hội cho chính quyền.
         
        - Thông qua thuế mà điều chỉnh giá hàng. Nhờ hối suất thấp nên có một cái “lề an toàn” rất rộng để có thể vẫn đảm bảo doanh lợi cho nhà nhập cảng, mà nếu cần, vẫn có thể hạ rất thấp giá bán nội địa, có khi chỉ bằng 2/3 hoặc ½ giá thị trường quốc tế. Chẳng hạn: Bột ngô bán rẻ, nhằm tạo điều kiện cho những nông dân đã bị dồn làng có thể bỏ nghề trồng trọt để sống bằng nghề chăn nuôi trong các “khu trù mật”. Nâng giá bán máy thu thanh bán dẫn là thứ có thể lọt ra vùng “Việt Cộng”. Hạ thấp giá bán các loại máy vô tuyến truyền hình, là cái chỉ tiếp xúc với bộ máy tuyên truyền của chính phủ được thôi…
         
        - Nâng đỡ và bảo vệ những ngành, những công ty, những thế lực và những nhà kinh doanh có ích cho Mỹ ngụy, chèn ép những thế lực đối địch. Cũng là săm lốp, nhưng săm lốp Michelin thì đánh thuế cao hơn săm lốp Nito, để cho những ai đã chót mua xe Pháp sớm cảm thấy thiệt thòi và mọi người dùng xe tự rút lấy bài học thiết thực. Có khi cùng một loại hàng như nhau, nhưng nhà nhập cảng nào, công ty nào ăn cánh, sẽ chạy chọt được hưởng suất thuế thấp, và trái lại. Có không ít nhà nhập cảng đã được miễn thuế hoặc giảm thuế dưới danh nghĩa phục vụ kế hoạch an cư, giúp dân “tị nạn chiến cuộc”, xây cất các cơ sở tiếp nhận quân đội “đồng minh”…
         
        - Bảo vệ cho hàng Mỹ, dù bán giá cao hơn nhiều so với hàng các nước khác, vẫn chiếm địa vị độc tôn trên thị trường miền Nam (đặc biệt là đối với những loại hàng mà Mỹ đang thừa và đang cần tiêu thụ gấp).Ta biết, có nhiều nước bán hàng rẻ hơn hàng Mỹ. Tất nhiên, các nhà nhập cảng muốn nhập cảng hàng của các nước đó để kiếm được nhiều lời hơn. Nhưng thuế phân suất bình quân đã tước mất của họ số chênh lệch này. Đó là cách mềm dẻo và cũng chắc chắn để làm cho họ trung thành với hàng hóa Mỹ và làm cho những lời chào hàng của các địch thủ của Mỹ giảm hiệu quả.
         
        - Sau khi đã giành ưu thế cho hàng Mỹ, đối với hàng của các nước khác, cũng thực hiện một sự phân biệt đối xử. Những nước có quan hệ tốt với Mỹ, hoặc Mỹ đang muốn mua chuộc, hoặc đã chịu nhận những điều kiện kinh tế hay chính trị của Mỹ, thì Mỹ có thể “trả công” bằng cách cho bán một số hàng nhiều hoặc ít vào thị trường miền Nam, và được hưởng một thuế suất tương đối thấp. Nhật là một ví dụ. Để trả giá cho việc chiếm đóng Okinawa, cho việc tư bản Mỹ đầu tư vào các công ty Nhật (thời đó)…, Mỹ cho Nhật bán khá nhiều hàng vào Nam Việt Nam và hưởng thuế suất tương đối thấp. Do đó, trên thị trường miềnNam hàng Nhật khá nhiều và tương đối rẻ, nhất là dụng cụ quang học, các loại đồ điện, đồ bán dẫn, xe máy… là những thứ mà Mỹ không có nhu cầu xuất cảng bức bách như đối với bông, bột mỳ, sữa, máy móc…Những nước chư hầu của Mỹ, nhất là những nước gửi quân tham chiến ở miền Nam, cũng được hưởng một sự ưu đãi nhất định… Chẳng hạn, Đài Loan được bán sợi cho Nam Việt Nam theo chương trình viện trợ thương mại, thuế nhập cảng tương đối thấp, vì Đài Loan đã nhập bông của Mỹ để kéo ra sợi đó.
         
        Thực ra, những ý đồ, nhưng thủ thuật, những phép tắc trong hệ thống thuế của Mỹ ngụy còn phức tạp, đa dạng và tinh vi hơn nhiều so với những điều đã trình bày ở trên. Nhưng qua những điều đã nêu ra đó, ít nhất cũng thấy được rằng ở đây những đòn seo của chế độ thu tỏ ra cơ động hơn nhiều so với đòn seo hối đoái. Trước ủy ban nhập cảng, mọi nhà nhập cảng đều bình đẳng, hay nói đúng hơn, những đồng tiền trong túi họ đều bình đẳng. Trước các cơ sở thuế thì chúng bị phân hóa theo vô số thứ bậc khác nhau. Trên cái mảnh đất chung của giá hàng viện trợ, là cái trước sau cũng đi vào ngân sách, ủy ban nhập cảng đã thu hẹp hẳn địa bàn của nó lại, để chừa thật rộng đất cho bộ máy thuế khóa vận dụng những đòn seo của nó nhằm đạt được những hiệu quả cao hơn và đa dạng hơn.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #28 vào lúc: 31 Tháng Năm, 2017, 07:02:26 am »

        
        Thứ hai, việc hạ thấp hối suất còn có một ý nghĩa nữa về mặt chính trị và tinh thần: Nó che giấu bớt sự lệ thuộc hoàn toàn của chế độ bản địa vào viện trợ Mỹ. Như đã nói, về nguyên tắc, số tiền mà các nhà nhập cảng nộp tại ủy ban nhập cảng theo chương trình nhập cảng thương mại hóa được coi là tiền ngoại viện. Còn tiền thu thuế đánh vào hàng nhập cảng thì được coi là “tài nguyên quốc gia”, với lý do nó là loại thu nhập nhờ “chủ quyền quốc gia” mà có được. Như vậy hối suất càng thấp thì càng hạ thấp một cách giả tạo phần gọi là “ngoại viện”, và càng thổi phồng một cách giả tạo phần gọi là “tự lực” trong ngân sách.
        
        Ở trên có nói rằng quỹ đối giá chính là một cái đài bơm tiền đều đặn cho ngân sách ngụy. Nhưng xem trên các biểu thống kê của ngụy, ta thấy quỹ này chỉ chiếm 1/3 tổng số thu của ngân sách thôi, mặc dầu trên thực tế khoảng ¾ ngân sách là dựa vào ngoại viện (thuế và lạm phát-cả hai thứ này đều lấy hàng viện trợ làm chỗ dựa). Vậy, để nói cho đúng hơn, chính viện trợ Mỹ là cái đài nước bơm tiền cho ngân sách, mà quỹ đối giá chỉ là phần xuất hiện ra của cái đài nước đó. Còn một phần lớn không kém thì đã bị che khuất dưới danh nghĩa “tàinguyên quốc gia”.
        
        Sau vấn đề hối suất, cũng nên nói qua một chút về địa vị của hàng hóa Mỹ trong viện trợ Mỹ. Điều này, nhìn trên bộ mặt thị trường miền Nam, nhiều khi người ta không nhìn thấy. Cái đập vào mắt ta nhiều nhất là những nhãn hiệu Sony, Sanyo, National, Honda, Seiko, Hitachi…Thực ra, hàng Mỹ vẫn chiếm phần tuyệt đối lớn trong tổng số hàng nhập vào miền Nam. Dưới đây là con số cụ thể một số năm (triệu đồng Sài Gòn).
        
Năm     Mỹ          Nhật          Đài Loan          Pháp          Ý          Tây Đức
19633.7469661.3111.099225250
19644.4201.1241.340637296293
19655.6671.4511.646420251284
196611.6814.3204.0899361.207732
196713.93611.8966.4391.4261.8461.233
196810.89011.1863.6701.6251.195932
196920.66613.4854.2032.7161.8881.462
197020.5497.0483.4282.7727761.057
197128.41212.5006.6675.3941.7133.873
197296.00045.54117.08316.1774.1694.258
1973128.57739.48314.31822.6764.5315.107
       
        Như vậy là chỉ có năm 1968, vào thời kỳ “chiến tranh cục bộ”, hàng Mỹ nhập ít hơn hàng Nhật. Còn trong tất cả các năm, hàng Mỹ vẫn chiếm phần tuyệt đối lớn. Nhưng phần lớn nhất của hàng Mỹ lại là những thứ khó phân biệt nguồn gốc, và ta ít thấy nhãn hiệu Mỹ khi tiêu dùng: Bông, bột ngô, bột mỳ, bột sữa, dầu thảo mộc, hóa chất các loại, chất dẻo, sắt thép và gang, thuốc lá sợi, động cơ các loại… chiếm khoảng 16 tỷ đồng. Nhưng số hàng hóa khổng lồ này lại lẩn vào trong các hộp sữa “Ông Thọ” và “Foremost”, trong bánh kẹo và mì gói của các xưởng thực phẩm Chợ Lớn, trong các bao thức ăn gia súc ở Lái Thiêu…Thuốc lá sợi chiếm 8 tỷ, tức gần 1/10 tổng số hàng nhập từ Mỹ, bằng tổng số hàng nhập từ Ý và Tây Đức cùng năm. Nhưng số hàng này lại nằm trong các bao thuốc của hãng thuốc lá MIC và Básto. Gang, sắt,thép chiếm độ 13 tỷ. Bông và sợi nhân tạo chiếm khoảng 7 tỷ. Sản phẩm dầu lửa, gồm xăng, dầu, các chất dẻo và một số loại hóa chất, chiếm khoảng 20 tỷ, tức là bằng nửa tổng số hàng Nhật cùng năm. Nhưng ngoài mấy chữ Shell, Caltex, Esso trên các trạm xăng, người ta dường như chẳng thấy cái gì là “Mỹ” cả. Nó cũng lẩn gần hết vào các hàng gọi là “nội hóa” rồi. Hàng Mỹ đã lan tràn khắp thị trường một cách thầm kín và thấm vào hầu hết tất cả mọi thứ của cải của xã hội miền Nam. Cũng chính nó đã gây ra nhiều sự đảo lộn nhất. Nó đã bóp chết hẳn nghề trồng bông và trồng dâu nuôi tằm, đã bóp gần chết nghề làm đường mía, nghề đan lát và nhiều nghề thủ công khác. Nó đẻ ra một loạt nhà máy chế biến với hàng loạt tư sản. Nó đã tạo ra những sạp hàng đầy ắp ở các phố và chợ… Nhưng người ta dường như không thấy nó, hay chỉ thấy lác đác thôi. Lính Mỹ trong các đội quân bình định đã mặc quần áo bà ba đen, đội nón lá, hát bài chòi và cải lương, để xâm nhập nông thôn như thế nào, thì hàng hóa Mỹ sau khi chui qua cửa khẩu, đã thay hình đổi dạng như thế ấy để xuất hiện trên thị trường.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #29 vào lúc: 01 Tháng Sáu, 2017, 09:55:08 pm »

         
        Tuy nhiên, đối với một số mặt hàng viện trợ “nhân đạo” và “hữu nghị”, như những bao bột mỳ cứu trợ, thuốc men và dụng cụ y tế, đồ dùng cho học sinh, những phương tiện phục vụ công ích như xe rác, các bình thuốc xịt muỗi… thì thường thấy dán một chiếc huy hiệu in cờ Mỹ, có hai bàn tay hữu nghị Mỹ-Việt xiết chặt.
         
        Hàng của các nước mà Mỹ cho phép nhập vào miền Nam thì khác. Ta lấy Nhật làm ví dụ. Năm 1972 là năm hàng Nhật chiếm tới 45 tỷ đồng, sau Mỹ. Phần lớn nhất của số hàng này là những thành phẩm, mà là những thứ mà khi bán hay khi dùng, cái tên hiệu của nó trưng ra trước toàn xã hội. Trong 45 tỷ đô la đó, đứng hàng đầu là hàng dệt bằng sợi nhân tạo, gồm vải, lụa, tissu, và hàng dệt kim (13 tỷ). Thứ hai là các máy móc nhỏ như máy đuôi tôm, máy bơm, máy điều hòa nhiệt độ, tủ lạnh, quạt điện, máy giặt… chiếm khoảng gần 5 tỷ. Thứ ba là máy vô tuyến truyền hình - 2,5 tỷ. Thứ tư là các loại máy, dụng cụ về âm thanh - 1,1 tỷ. Riêng khoản đồng hồ đã chiếm tới ½ tỷ, gần bằng tổng số hàng nhập của Pháp năm 1965 (Niêm giám thống kê Việt Nam, 1972, Sài Gòn, t.167-169. Trong các năm 1968-1969, thì mục đứng hàng đầu của hàng Nhật là xe máy các loại).
         
        Vậy là đã có một số hàng hóa của một số nước đi theo viện trợ Mỹ để vào thị trường miền Nam.
         
        Việc đó thực hiện như thế nào?
         
        Ta xét đến chế độ thanh toán đa phương. Đó là một phương pháp để đưa hàng hóa của một số nước vào miền Nam Việt Nam trong khuôn khổ viện trợ thương mại hóa, mà vẫn không vi phạm những nguyên tắc của hình thức viện trợ này.
         
        Chế độ này thường được áp dụng trong những trường hợp như sau:
         
        - Đối với những hàng hóa mà Nam Việt Nam cần, nhưng Mỹ không có, hoặc chưa có, hoặc có nhưng không cần bán, thì Mỹ cho phép nhập hàng của một nước thứ ba, do Mỹ chỉ định. Trong trường hợp này phổ biến nhất trong thời kỳ chiến tranh cục bộ, lúc Mỹ phải dồn quá nhiều của cải chu cấp cho quân đội viễn chinh, đành chia một phần thị trường cho các nước khác.
         
        - Đối với những nước mà Mỹ muốn trả công, hoặc muốn mua chuộc,thì Mỹ dành cho một thị trường “tương ứng”.
         
        - Đối với những nước mắc nợ Mỹ hoặc muốn mua hàng Mỹ, nhưng không có ngoại tệ để trả, mà chỉ có hàng hóa thôi, nhưng Mỹ lại không cần thứ hàng đó, thì Mỹ cho đổ thứ hàng đó vào miền Nam Việt Nam để trừ nợ.
         
        Phần lớn những nước bán nhiều hàng sang Nam Việt Nam như Nhật, Đài Loan, Nam Triều Tiên, Pháp, Ý, Tây Đức thì thuộc cả ba trường hợp trên.
         
        Ta có thể nêu vài ví dụ.
         
        Đối với Nhật ngoài vấn đề Okinawa và những lý do chính trị khác,Mỹ còn tính đến mở một lối thoát cho tư bản Nhật sang thị trường Nam Việt Nam để ngăn chặn nó ở các thị trường lớn hơn tại châu Á và thế giới, tính đến việc cải thiện sự thiếu hụt trong cán cân thương mại. Cho hàng Nhật chấp nhận những sự nhượng bộ khác và giảm bớt sự thiếu hụt trong cán cân thanh toán của Mỹ với Nhật, để Nhật có thể nhập của Mỹ nhiều hàng hóa hơn.
         
        Đối với Pháp thì “mối tình” đó ngắn ngủi hơn và cũng không có gì đằm thắm. Từ năm 1955 đến năm 1958, Mỹ đã bán cho Pháp khá nhiều lúa mỳ, nhân lúc Pháp gặp khó khăn về lương thực cùng những hậu quả nặng nề của cuộc chiến tranh Đông Dương. Muốn Pháp mua nổi gần 2 triệu tấn lúa mì, Mỹ không bắt Pháp trả bằng đô la. Giá hàng được tính ra đồng Franc, và Mỹ đã gán số Franc này vào khoản viện trợ cho Ngô Đình Diệm. Diệm đã nhận được viện trợ Mỹ theo đồng Franc, bằng hàng Pháp. Những chiếc xe Citroen 15, Puogeot 403, 404, xe Mobylette AV85 mà hiện nay còn chạy lác đác ở miền Nam chính là di sản của thời kỳ gọi là “đồng quan tam giác” đó (Nhưng chẳng được bao lâu thì những mâu thuẫn với chính phủ De Gaulle làm cho mối quan hệ này suy giảm. Hàng Pháp vào miền Nam ngày một ít, đến nỗi người Sài Gòn không còn có được ý niệm đầy đủ thức thời về hàng hóa Pháp nữa).
         
        Trong những năm 60 do có nhiều mâu thuẫn với Pháp, Mỹ đã thựchiện quan hệ này với một số nước Tây Âu khác: Tây Đức, Ý… Trong việc này, ngoài những lý do đã kể trên, Mỹ cũng muốn giải quyết một số vấn đề trong quan hệ với khối thị trường chung.
         
        Đối với những nước như Đài Loan, Nam Triều Tiên, Thái Lan… là những nước mà những năm này cũng còn nghèo nàn về kinh tế và lạc hậu về kỹ thuật, Mỹ cũng cho xuất một lượng hàng hóa đáng kể sang Nam Việt Nam, để khuyến khích việc tham chiến và ràng buộc họ với Mỹ. Khi để các nước này bán hàng cho Nam Việt Nam, Mỹ cũng không trả cho họ đô la, mà buộc họ phải mua hàng Mỹ để trừ nợ, chủ yếu là nông phẩm và các sản phẩm dầu lửa.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM