Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 01:16:01 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Sáu mươi ngày ở Sài gòn  (Đọc 30263 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #30 vào lúc: 08 Tháng Năm, 2017, 07:17:37 pm »


        Thứ năm 15-3-1973

        Sáng nay hồi 11 giờ, bộ chỉ huy U-xác (USARV: quân đội Mỹ ở Việt Nam) làm lễ cuốn cờ. Trước đóng ở Long Bình. Dời về Tân Sơn Nhất từ đầu 1972. Chỉ huy trực tiếp toàn bộ quân đội Mỹ đóng trên lãnh thổ Việt Nam. Đã từng chỉ huy 9 sư đoàn và 5 lữ đoàn Mỹ ở thời điểm cao nhất. Oét-mo-len, A-bram và nay là Uây-en, tư lệnh bộ chỉ huy yểm trợ quân sự Mỹ ở Việt Nam (MACVI) đều kiêm chức tư lệnh U-xác.

        Báo Bưu điện Sài Gòn tả : phó tư lệnh U-xác là viên thiếu tướng Rỏ-dơ-bô-rốt gập cờ bọc vào mãnh ni lông. Đoàn quân nhạc Mỹ đã rút về Mỹ; đội quân nhạc không quân Sài Gòn lèo tèo hơn một chục người thổi một bài kèn bi ai; một tuyên úy Mỹ làm lễ, nói: " Cầu chúa tha thứ cho những sai lầm mà chủng ta (Mỹ) đã mắc phải trong cuộc chiến tranh này..: " Lễ chỉ có vài chục người dự. Diễn ra trong 20 phút. Tẻ nhạt, âu sầu.

        16 giờ chiều, bộ chỉ huy MÁC-VI làm lễ cuốn cờ, cũng tẻ nhạt không kém buổi sáng. Cờ có hình lưỡi Kiếm và bức thành.

        Đây là Lầu năm góc phương Đông, bộ tư lệnh tối cao của toàn bộ các lực lượng quân sự tham gia chiến tranh xâm lược Việt Nam. Trực tiếp chỉ huy lực lượng quân Mỹ trong U-xác, tập đoàn không quân số 7 Mỹ, toàn bộ lực lượng quân ngụy Sài Gòn (cả chủ lực, bảo an, dân vệ, cảnh sát), và các lực lượng quân sự Nam Triều Tiên, Thái Lan, Phi-líp-pin, Úc và Tân Tây-lan chư hầu của Mỹ (có lúc lên đến trên 6 vạn tên. Thế là kết thúc một bộ máy chỉ huy đồ sộ có dưới trướng hơn một triệu quân và đủ loại vũ khí chiến thuật và chiến lược hiện đại nhất Báo Sao và Vạch của quân đội Mỹ ờ Thái Bình Dương số ra sáng nay nhận xét: " Mỹ vừa kết thúc một trong ba cuộc chiến tranh lớn nhất trong thế kỷ này. Đây là cuộc chiến tranh lớn nhát về tổng số bom đạn sử dụng, lớn nhất về sự tàn phá và cũng lớn nhất về khoa học kỹ thuật sử dụng trong chiến tranh ". Một thảm bại lịch sử của Hoa Kỳ.

        Hôm nay bộ trưởng ngoại giao Ca-na-đa Sác-pơ đến Sài Gòn. Sẽ ra Hà Nội nữa. Sác-pơ đi nắm tình hình công việc của đoàn Ca-na-đa trong ủy ban quốc tế.

        Tối, đại sứ Gô-vin tỏ chức chiêu đãi lớn. Có mời các đoàn ta. Tại trụ sở đoàn Ca-na-đa, Xi-tê Hui-bon-hoa, số 1, Lý Thái Tổ. Tiệc đứng. Có một sổ bàn ghế ngoài sân. Các Đoàn ta đến; đông đảo khách khứa chăm chú đổ xô ra đón, nhìn, xem các vị tướng, tá của cách mạng. Gô-vin giới thiệu Sác-pơ rồi mời vào phía trong, nơi khách quan trọng nhất. Bân-cơ đứng phía trong cùng, cố ý lánh mặt các trưởng đoàn ta, mặc quàn áo xanh xám. Trần Văn Lắm ngoại trưởng Sài Gòn, đầu hói, mang kính trắng đứng cùng một số tổng trưởng Sài Gòn ở phía phải, gần hành lang ra vào ; 6, 7 bà "phu nhân" áo dài màu nhiều họa, kéo nhau lại đứng nhìn các vị tướng của ta, hết nhìn phía trước lại kéo nhau đứng trố mắt "ngắm" phía sau... Các nhà báo, vô tuyến truyền hình, quay phim, chụp ảnh xúm tất cả lại quanh đoàn ta, trong suốt hơn 1 giờ dự chiêu đãi.

        Anh Trà tươi cười trả lời các câu phỏng vấn. Chỉ nhìn nét mặt các nhà báo gật gật đầu, mỉm cười, chăm chú ghi vào sổ tay, chú ý bấm băng ghi âm... có thể thấy họ khoải chí và hài lòng.

        Anh Hòa cao lớn, một bên là Các-lơ Ro-bin-xơn của AP một bên là Mi-ken Pha-dơ của Roi-tơ; phía sau là Pi-tơ Co-lin của đài phát thanh Hoa Kỳ. Phóng viên ABC Anh chen qua vai Co-lin, đưa ống phóng thanh ra phía trước.

        Ra về, đường phố Sài Gòn vắng tanh vắng ngắt. "Phần lớn nhà cửa đóng kín. Mới 21 giờ 15. 22 giờ: giới nghiêm: Nhiều đèn xanh đỏ, những chữ quảng cáo

        lớn bằng đèn nê-ông trên khối nhà cao tầng: National, Honda bên cạnh những chữ lớn — Esso, Socony. Hàng Nhật đang tràn vào đây.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #31 vào lúc: 09 Tháng Năm, 2017, 01:56:48 am »


        Thứ sáu 16-3-1973

        10 giờ 10. Đến phòng họp. Viên thiếu tá X-mít dưa ngay tờ báo "Sao và Vạch" của quân đội Mỹ ở Thái Bình Dương cho ta. Chỉ trang 1, tin có tít lớn: "Bộ chỉ huy Mỹ Mác-vi làm lễ hạ cờ. Kết thúc mọi hoạt động của lính chiến đấu Mỹ và đồng minh". Rồi chỉ trang 3, dòng tít lớn: "Hai ông tướng đỏ : hai ngôi sao trên bầu trời Sài Gòn", tả lại tỉ mỉ cuộc "ra mắt" đêm qua.

        14 giờ 20, Mi-khen Pha-dơ của hãng tin ảnh Roi-tư gọi điện thoại đến: " Ông biết rồi chứ, chiều qua Mác-vi làm lễ cuốn cờ, kết thúc hoạt động của bộ chỉ huy Mỹ ở đây... Cám ơn ông những tin tức rất bổ ích ông vừa cho biết... Ông biết chuyên lý thú tối qua ở nhà ông Gô-vin rồi chứ? Sau khi Út-uốt chào tướng Trà, tôi bám ngay ông ta và hỏi: Ông cho biết ý kiến ông về công việc của ban Liên hợp?. Ông ta trợn mắt hỏi tôi là ai. Tôi đưa danh thiếp, tự giới thiệu: Mi-khen Pha-dư của hăng Roi tơ vừa ở Luân-đôn sang. Ông ta trả lại danh thiếp, bĩu dài môi, nói như là với bộ hạ ông ta: tối nay tôi không cỏ điều gì cần nói với nhà báo các ông !" Rồi đi mất ! Lý thú quá. Một bên 2 vị tướng của các ông cỏ thể tiếp chuyện cùng một lúc hàng mấy chục nhà báo, trả lời vui vẻ mọi câu hỏi. Một bên là họ tiết kiệm đến chỉ một câu trả lời. Tôi hiểu, ai sợ dư luận, lý lẽ thuộc về bên nào... ". Pha-dơ còn nói thêm: "Đêm qua, trái với bình thường, Bân-cơ đứng riêng, không có người nói chuyện! Không có ký giả nào đến hỏi ông ta. Cho đến nhân vật chính của cuộc chiêu đãi là ông Sảc-pơ cũng chỉ có hai ký giả phỏng vấn; các ông thu hút hết, toàn bộ cánh phỏng viên chúng tôi!".

        Đủng một ngày sau khi lá cờ của MAGVI hạ xuống từ đỉnh cột cao 12 mét ỏ- phía đông bắc căn cứ Tân Sơn Nhất, đoàn ta vào đại bản doanh MACVI dự buổi chiêu đãi do thiếu tướng trưởng đoàn Hoa Kỳ mời. Một trung tá sĩ quan liên lạc Mỹ đến trại Đa-vít đón. Đoàn xe ta qua sân bóng rỗ, sàn bóng ruy-bi phóng thẳng vào giữa khu nhà khách. Hon 20 quân cảnh Mỹ đứng nghiêm hai bên đường giơ tay chào.

        Phòng khách rộng nhưng rất thấp, trần gỗ chỉ cao chừng 2 mét 2, nhiều mành trúc, che gió cũng bằng trúc, đan cáo chữ Hán: phúc, lộc, thọ.

        Út-uốt đón chào, giới thiệu các tướng, tá thuộc hạ. Một lát sau Du Quốc Đổng, Phan Hòa Hiệp cùng 5 sĩ quan Sài Gòn đến.

        Nói chuyện xoay quanh các vấn đề món ăn, rượu, thuốc lá, cuộc sống ở Pa-ri, phong cảnh miền Bắc, hoa quả miền Nam... Út-uốt đề nghị trước: xin miễn nói chinh trị hôm nay, một cuộc gặp gỡ xã giao.

        20 giờ 20. Ra về. vẫn hai dẫy M.P. (quân cảnh Mỹ) với nhân viên an ninh của hãng thầu « Pi-ê-i" (PAE) còn gọi là hãng Pa-xi-phíc chuyên xây dựng căn cứ cho Mỹ đứng nghiêm giơ tay chào đến tận cổng.

        Qua sân bóng rổ, người lái xe chỉ khu bên phải: kia, rốc-két dộng vào đây hồi nọ, trúng mấy dẫy kho hàng đó, gần khít nhà ở MACVI...

        23 giò-, AFPgọi điện thoại đến hỏi thăm Đoàn ta. Xin lỗi làm phiền ban đêm. Nghe tin Đoàn ta vào MACVI dự tiệc. Phóng viên AFP nói: "Hồi trước Quân giải phóng vào sân bay Tân Sơn Nhất, chiếm một

         
góc, đánh vào gần MACVI. Rung động lắm. Và nay các ngài vô, do Mỹ mời và đón tiếp. Càng lý thủ vì cờ MACVI mới hạ hôm qua thì hôm nay các ngài "đột nhập". Chúng tôi sẽ đưa tin này ngay đêm nay
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #32 vào lúc: 09 Tháng Năm, 2017, 10:22:18 pm »


        Thứ bảy 17-3-1973

        Họp báo.

        8 giờ 45. 47 nhà báo quốc tế đến trụ sở ta.

        15 nhà báo Mỹ trong đó cỏ Phốc Bơ-tơ-phin của Niu Y-oóc thời báo, Các Rô-bin-xơn (AP), Bác-ni Xe-bớt (UPI), No-man Loi (Tuần tin tức Mỹ), Pi-tơCo-lin (Tiếng nói Hoa Kỳ), Lò-ra Pan-mư (ABC)...

        14 nhà báo Nhật của Ki-ô-đô, Tỏ-ki-ô Xiin-bun, A-sa-hi Xim-hun : các hãng vô tuyến truyền hình NTV, NET. .. ; 3 nhà báo Anh, 5 Tây Đửc, 3 Nam Triều Tiên, 2 Thụy Điển...

        Cuối cùng Phè-lích Bò-lô AFP của Pháp mới đến được.

         Chúng ta đón tất cả vào, cổng rộng mở:

        - Chào các bạn ! Rất vui mừng tiếp các bạn trên mảnh đất tự do giữa Sài Gòn này của chúng tôi !

        — Cuối cùng lại gặp nhau, sau mấy tuần chỉ nghe tiếng nhau trên điện thoại. Cuối cùng, những kẻ chống lại tự do bảo chí đã phải lùi bước ! — Một số đáp lại.

        Mời tất cả vào hội trướng lớn, 7 máy quay phim, 24 mảy ghi âm làm việc. Các đoàn ta mời khách : thuốc lá Thăng Long, bia Hà nội, nước cam... Vui vẻ, lịch sự...

        Đoàn đại biểu quân sự Chính phủ CMLT mở cuộc họp báo. Trung tướng Trần Văn Trà giới thiệu tình hình:

        một tháng rưỡi vừa qua, nêu cao lập trường thiện chí của Chính phủ CMLT và nhân dân miền Nam, sau đó phê phán chính sách phá hoại hiệp định của Hoa kỳ và Sài Gòn.

        14 câu hỏi được các báo đặt ra xoay quanh : Vụ cửa Việt, tình hình vùng giải phóng, vấn đề tù chính trị, công việc hoạt động của Đoàn đại biều Chính phủ CMLT, thành phần thứ ba, Chính phủ liên hiệp, cho đến việc muốn vào thăm vùng giải phỏng, triển vọng tình hình, các ngài lạc quan hay bi quan ?...

        Anh Trà trả lời đầy đủ.

        Nghỉ giải khát. Các nhà báo lại xúm quanh các sĩ quan VNDCCH. Hỏi đủ chuyện : Hà Nội hạ B.52, sinh hoạt trong trại Đa-vít, đợt trao trả cuối cùng sắp đến, tiểu sử các đồng chí trưỏng và phó đoàn ta... Ta dẫn đi xem phòng ngủ :thiếu giường phải kê nệm xuống đất; nơi làm việc quá chật, phòng vệ sinh không có cánh cửa, anh em ta phải lắp ván làm lấy. Phóng viênnói với ta : cứ nghe họ nói, chúng tôi tưởng các ngài có đủ tiện nghi: mắt thấy mới biết đây là một sự đối xử dưới mức có thể gọi là có văn hóa !

         Nữ phóng viên Phran-xi Xpảc-nơ của Tạp chí Kinh tế

        viễn đông mới ở Hồng Kông sang nói chuyện lâu với 3 đồng chí nữ giải phỏng quàn. Rồi rủ Lo-ra Pan-mơ của hăng vô tuyến truyền hình ABC đến chụp ảnh vói các cô gái giải phóng. Cười rát vui "Các cô dễ thương quá ! Chúng tôi coi sáng nay là một buổi sáng khó quên trong cuộc đời ký giả. Các cô giải phóng xinh tươi, thông minh, vui vẻ và nhất là tâm hồn rất đáng yêu". Pan-mơ đội mũ giải phóng để chụp ảnh. Rồi thổ lộ : "Trước đây tôi có nghe một người bạn đi thăm vùng giải phóng về nói: Cứ cho người dân Việt Nam ở Sài Gòn tiếp xúc với Quân giải phỏng là họ theo Chinh phủ cách mạng hết cả! Bây giờ tôi mỏi hiểu đó là một câu nói rất có cơ sở... ".
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #33 vào lúc: 10 Tháng Năm, 2017, 04:40:23 am »


        Chủ nhật 18-3-1973

        Chỉ còn 10 ngày nữa là hết hạn 60 ngày.

        Tại tiểu ban thủ tục, 'Sài Gòn nêu vấn đề chi tiêu của Ban liên hợp và ủy bạn quốc tế. Đòi ta phải trả ngay 20 triệu đô-la.

        Một trung tá Mỹ nói riêng với ta khi nghỉ uống cà phê: "Bây là một ván cờ đánh tương đối lớn!". Hèn gì báo Sài Gòn hai hôm nay đều nêu vấn đề thanh toán chi tiêu. Vào họp, một đồng chí phía VNDCCH chất vấn luôn : "Tiền nong phải sòng phẳng. Số tiền các ỏng nêu lên lớn quá. Vậy cỏ tính tiền xe tăng các ông đến trước trụ sở để "bảo vệ" ngày tết cho chủng tôi không? có tính tiền quân cảnh, cảnh sát "bảo vệ" chủng tôi một cách quá mức cần thiết không? Các ông tính chi phí công nhân phục vụ, vậy trong đỏ có tính cả những công nhân là cảnh sát trả hình vào đặt mảy nghe trộm như hôm 14-1 ở trại Đa-vít nữa à ? ".

        Chiều : đấu bóng rổ giữa 2 đoàn ta. Công việc khẩn trương, nhưng sinh hoạt vẫn vui tươi, lành mạnh. Bác sĩ Hải làm trọng tải thổi còi. Trận đấu nhiều pha sôi nỗi. Đoàn Chính phủ cách mạng thắng 36—32. Sân bỏng ở sát trại gia binh của lính không quân. Những khung nhà sắt, cỏ mọc cao. Vợ con lính Sài Gòn đứng xem. Một số người thốt lẻn: "Chao, các ông khỏe quá hè!"; "người nào cũng mập, khỏe, dữ!" ; "các ông tập ở đâu mà chơi hay vậy kìa... ". 



        Thứ hai 19 - 3 - 1973

        10 giờ họp trưởng đoàn.

        Mở đầu, Út-uốt báo tin: "Chúng tôi được phép báo cho quỹ vị, chi tiêu về chuyên chở bằng mảy bay Hoa Kỳ xin coi như là đã thanh toán". Ta hỏi rõ: "Như vậy là thế nào?". Út-uốt: "Tôi xin giải thích thêm, điều đó có nghĩa là các ngài không phải trả số tiền 42 vạn 8 nghìn đô-la chi phí về vận chuyền. Chúng tôi coi đó là sự đóng góp của Hoa Kỳ cho việc thi hành hiệp định".

        Cùng lúc đó ở tiểu ban thủ tục, Bôn-dơ, đại tá lính thủy đánh bộ Mỹ (lính cổ da), tổ trường Hoa Kỳ trong tiêu ban cũng tuyên bố: "Xin kết thúc thảo luận về chi phí kéo dài trong 3 buổi họp vừa qua ". Đồng chí ta nói riêng với Bòn-dơ: "Tôi nghĩ như thế các ông vẫn lãi chán ra rồi. Vì chỉ phải chi có mấy triệu đô la trong hơn 1 tháng ; hồi cuối tháng 12 có ngày các ông đã mất đến gằn 30 triệu đô-la cháy vèo trong có một buổi sáng vì 3 chiếc B.52 bị hạ ở Hà Nội!". Bôn-dơ gượng cười, lắc đầu : "Quả thật có những con số đô-la khổng lồ đã bị mất hẳn trong cuộc chiến tranh này

        14 giờ đúng. Các trưởng đoàn thông qua xong 11 điểm ưu đãi và miễn trừ.

        Chúng ta lại ghi một bàn thắng quan trọng. Thảo luân chật vật từng điểm một mới đạt được, sau 7 phiên họp. Tuy chậm, nhưng tạo điều kiện hoạt động cho Ban Liên hợp quân sự 2 bên sắp tới.

        Chiều : Đón đồng chí Trằn Hớn Ngọ bị hành hung ở Đức Phổ ngày 15-3 về Sài Gòn. Ngọ bị chấn thương ở đầu. Bọn côn đồ do chính quyền Sài Gòn ở Quảng Ngãi thuê đã giáng gậy sắt lên đầu Ngọ giữa lúc tổ điều tra của Ban Liên hợp đang làm việc.

        Ở bệnh xá, Ngọ kề lại tỉ mỉ mọi việc xảy ra : Chúng nó bố trí sẵn, một nhóm hơn một chục tên áo ca-rô đậm, quần ống tuýp, mặt đỏ gay; bọn côn đồ chuyên nghiệp. Các đồng chí Hung-ga-ri và Ba-lan quây quanh bảo vệ các đồng chí ta. 4 sĩ quan Hoa Kỳ và 3 sĩ quan Sài Gòn đứng nhìn. Mũ cứng, nên Ngọ chỉ bị choáng, đầu rởm máu.

        Do đấu tranh của ta, Mỹ phải đưa đồng chỉ Ngọ đến bệnh viện Tây Đức ở giữa thành phố Đà Nẵng. Những ngày nằm bệnh viện. Quen dần với bác sĩ nước ngoài và một số nhân viên người ta. Cả bệnh viện chăm chú, rồi đến gần như cả thành phố xôn xao, bàn tán về sĩ quan ta: rất bình tĩnh dũng cảm ; thái độ nhã nhặn đàng hoàng ; văn hóa cao, cả bốn sĩ quan đến bệnh viện đều nói thạo tiếng Anh, tiếng Pháp; quân phục chính quy đẹp... Cộng sản mà vậy sao ! Khác hẳn những điều mà đài và báo Sài Gòn nói. Từ những phút đầu, ta cảm hóa ngay những bác sĩ và y tá. Họ chăm sóc chu đáo. Họ đưa xem cả bệnh lịch. Họ trình bày mọi phiếu khảm nghiệm, phim ảnh chụp X quang. Từ rụt rè, họ đã gần gũi nói chuyện vui.

        Chỉ 3 ngày mà nhiều người hiểu thiện chí của ta, hiểu rõ thêm thắng lợi của nhân dân ta, tỏ cảm tình bằng mọi hình thức với các sĩ quan ta.

        Đọc bảo Dân chủ mới, Đại dân tộc và Trắng đen số ra hôm nay; đăng tin tỉ mỉ vụ đại úy không quân Xô Pô-tra dùng máy bay T.28 ném bom dinh Lon Non sảng 17-3-1973. Tít lớn đầu trang chạy suốt. Lon Non hút chết. Dinh Lon Non là điện Cham-ca-mon bị hư hỏng nặng. Bảo Tin sáng cho biết thêm Lon Non đã trị ngay viên đại úy thày bói Man Pro-mò-ni, vốn là người tin cẩn của hắn, vì đã không "bảo trước" được vụ nay!

        Viên đại úy P. sĩ quan liên lạc Sài Gòn, đến trụ sở ta đưa công hàm, vui miệng bình luận thêm : "Ỏng Thiệu cũng hay tin số mệnh dữ lắm. Ổng hay nhờ thày chiêm tinh đoán tình hình. Ngày giờ ông xuất hiện trước công chúng cũng do thày chiêm tinh định!". Một thiếu tá Sài Gòn thổ lộ: "Ở Nông Pênh, quân của thống chế Lon Non yếu quá xá! Chúng tôi biết, sớm muộn thế nào ông Hoàng Xi-ha-núc cũng trở về Nông Pênh thôi. Ông Xi-ha-núc với Chánh phủ cách mạng thì biết bao nhiêu tình nghĩa!" Nhiều lần trước đây, phía Sài Gòn cũng tỏ ra rất lo, lo đến phát hoảng trước thế mạnh, thế phát triền, thế áp đảo của cách mạng 3 nước Đông Dương đoàn kết chống Mỹ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #34 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2017, 08:23:11 pm »


        Thứ ba 20-3-1973

        10 giờ: Đi công tác, đến khu vực 6 (Mỹ Tho) và khu vực 7 (Cần Thơ). Máy bay bay thấp. Dọc đường số 4. Qua Củ Chi. Bay trên vùng Cai Lậy: đồng chí cán bộ Quân giải phỏng chỉ nơi ta đang giáng trả bọn lấn chiếm mấy hôm nay.

        11 giờ 10: Đến căn cứ Đồng Tâm. Sát trụ sở ta ở phía nam là doanh trại một tiểu đoàn pháo Sài Gòn. Phía bắc là nhà thờ mới xây dựng những năm gần đây. Căn cứ Đồng Tâm rộng chừng 3 ki-lô-mét, dài 2 ki-lô- mét — nguyên của sư 9 Mỹ. Nay sư 7 Sài Gòn đóng. Nhưng hiện chỉ có trung đoàn 12 ở đây. Các trung đoàn khác đi đâu cả. Nhìn quanh, lính Sài Gòn nhốn nháo, vừa đi hành quân về, quần áo bê bết bùn đất. Nét mặt buồn thiu: gia đình lẻn thăm hỏi cũng có vẻ rầu rĩ.

        Các đồng chỉ cản bộ Quân giải phỏng cho biết vùng giải phóng chỉ cách đây hơn 3 ki-lô-mét. Có lần các đồng chí đi cùng sĩ quan Sài Gòn trên đường 4. Xe ô tô hỏng. Tất cả xuống đường đứng nghỉ. Các đồng chí ta chỉ và nói cho sĩ quan Sài Gòn biết tỉ mỉ địa hình, dân tình vùng này. Họ trố mắt: Các ông am hiểu quá, nắm tình hình cụ thể hơn bọn tôi nhiều !

        Mời tổ lái ăn cơm. Có bia Hà Nội. Rượu Lúa mới... Nói chuyện vui. Họ hỏi thăm về không quan ta; không giấu vẻ thản phục về chiến thẳng B.52 của Phạm Tuân. Hai người lái Sài Gòn kể chuyện có chú đi tập kết, có chị họ và bạn đi Quân giải phóng...

        14 giờ 10. Đi Cần Thơ. Máy bay bay thấp, chỉ chừng 600 mét. Phong cảnh đẹp quá! Những khu vườn quả. mương máng bọc quanh. Cây cỏ lên thật mãnh liệt. Vết bom đạn cũ chỉ còn thưa thớt. Bến Tre, Mỏ Cày, Quê hương đồng khởi đây! Xa xa Vĩnh Long. Và kia Cần Thơ, Tây đô của Nam Bộ, soi bóng bên dòng sông Hậu Giang xanh mát. Máy bay đỗ sát trụ sở ta. Liền bên trụ sở là triền lãm về "nông nghiệp, người cày cố ruộng" (!) của chính quyền Sài Gòn. Các đồng chí cán bộ Quân giải phỏng cho biết: Ở Nam Bộ, đồng bào nông dân đều hiểu cách mạng mang lại ruộng đất cho bà con ta từ hồi 9 năm (kháng chiến chống Pháp, Thiệu giở trò cấp giấy, chực đoạt công lao của cách mạng. Nhưng bà con không mắc lừa... Vùng ta ở ngay bên kia sông. Phóng Hon-đa chỉ 20 phút là gặp được cơ sở... Vùng này cách mạng mạnh. Sau kỳ Hiệp-định, nó lấn dữ, nhưng bị đánh lùi hầu hết các nơi...

        15 giờ: Đi lên thị xã. Xe đi dọc phố ; thái độ đồng bào có những biểu hiện rõ hơn các nơi. Thiếu niên nhìn, cười, vẫy. Các bác xích-lô nhìn các đoàn ta, nét mặt tươi tỉnh hẳn. Đứng trước trụ sở, người qua lại

        16 giờ 35: Lên máy bay, lại trở về theo đường 4. Những vườn cây, vườn rau xanh tốt bên những hố bom, hố đạn pháo. Phía tây, những làng giải phóng. Nhiều làn khỏi tỏa lên từ những mái nhà tranh xinh xắn. Bà con, cô bác vùng Cửu Long thân yêu! Chúng tôi xin gửi lời chào ruột thịt của những đứa con miền Bắc xa xôi mà xiết bao gần gụi.

        Một ngày không thể quên trên vùng Cửu Long dậy sóng.



        Thứ tư 21-3-1973   

        Bảo Bưu Điện Sài Gòn (tiếng Pháp) và Công Luận  đưa tin vịt: các bên đã thỏa thuận "triển hạn" nghĩa là kéo dài thời gian hoạt động của Ban Liên hợp quân sự 4 bên. Ở tiểu ban thủ tục. Bôn-dơ cũng phao tin: các bên đang cứu xét vấn đề này ở cấp chính phủ.

        Âm mưu gì ? Rõ ràng là nhằm kéo dài sự có mặt công khai của Mỹ.

        Họ đưa ra việc họ đảm nhận các chi phí vừa rồi cũng nhằm âm mưu này đây.

        Đoàn Mỹ muốn ở lại, giữ đoàn Việt Nam dân chủ cộng hòa cùng ở lại, tính rằng như vậy có thể sớm cỏ một giải pháp cho Cam-pu-chia? Để giải quyết thêm vấn đề tìm kiếm số hơn 1.300 quân nhân Mỹ mất tích ở Đông Dương? Còn để hạ thấp vai trò Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ?

        Các báo tới tấp gọi điện thoại đến hỏi ta.
Trả lời: những tin tức đó không căn cứ. Đúng 60 ngày Ban liên hợp 4 bên kết thúc. Ban liên hợp 2 bên làm nhiệm vụ. Chỉ còn có tổ liên hợp 4 bên về mồ mả và người mất tích của các bên.

        10 giờ 20: Họp cấp trưởng đoàn. Bàn thêm về vấn đề trao trả nhân viên bị bắt. Đống gọi viên đại tá Đắc vào báo cáo tình hình. Đắc nguyên là giám đốc nhà tù Phú Lợi, nay là trưởng tiểu ban trao trả của phía Sài Gòn. Một tên cai ngục khét tiếng.

        Anh Trà mỉm cười nhìn vào Đắc, nói: "Ông Đắc đó à ! Chà ! Lâu nay nghe tiếng từ vụ Phú Lợi, nay mới gặp mặt. Tôi chúc ông nhiều điều may mắn, và để lại nhiều phúc đức cho con cháu!". Đắc luống cuống, tái mặt. Đống sững Sờ ngượng ngập, rồi xẵng giọng : "Sao trung tướng lại nhục mạ sĩ quan thuộc quyền tôi vậy!". Anh Trà vẫn cười: "Sao lại nói nhục mạ ! Đó là lời chúc của tôi cho ông Bắc, tôi mong ông ta để được nhiều phúc đức cho con cháu, đó là điều tốt lành chớ!".

        Út-uốt thấy lấn cấn, nói luôn: "Thôi ! Việc trao trả đã có báo cáo rõ rồi. Đại tá Đắc không cần báo cáo ở đây!". Đắc quay, lủi thủi ra cửa.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #35 vào lúc: 12 Tháng Năm, 2017, 03:32:10 am »


        Thứ năm 22-3 1973

        Chiều qua 17 giờ, ta gửi công hàm cho phía Mỹ báo tin ta sẵn sàng trao trả đợt 4 trước thời hạn với điều kiện Mỹ cũng rút hết quân trong cùng thời hạn đó.

        22giờ, ta nhận ngay công hàm trả lời. Chính Út-uốt ký tên. Báo tin thỏa thuận hoàn toàn. Trao trả và rút quân cùng hoàn thành trong ngày 25.

10    giờ sáng nay, phó đoàn Mỹ Uých-khàm cho sĩ quan liên lạc mang bị vong lực khẩn đến tuyên bố hủy bỏ công hàm tối qua, đồng thời đề ra yêu sách vô lý : đòi trao trả quân nhân Mỹ bị bắt ở Lào (!).

        Ta bác bỏ ngay.

        Từ 12 đến 14 giờ, bảy nhà bảo gọi điện thoại đến hỏi về "cuộc khủng hoảng bắt ngờ này". Ta trả lời rõ ràng về diễn biến. Phỏng viên Pha-dơ của hãng Roi-tơ nhận xét: "Chúng tôi hiểu người Mỹ là như thế" Phô-lícb Bô-lô của AFP: "Thật là một chuyện không thể tường tượng được, nhất là đối với một nước tự cho mình là lớn. Nền ngoại giao lớn Hoa Kỳ có những hành động thật nhỏ nhặt !". Các Rô-bin-xơn của AP gọi đến báo tin: "Tôi đã tìm cách lấy được cả hai văn kiện của phía Mỹ. Toàn văn. Đièu lý thú là tôi có bị vong lục của Uých-khâm đề sáng nay trước, và ngay sau đó là bức công hàm của Út-uốt chiều qua. Hai cái phủ định nhau. Thật là kỳ lạ!".



        Thứ sáu 23-3-1973

        Hiệp khẩn khoản xin anh Trà cho phép di tản thương binh ở đồn Tống Lê Chân ở phía tây Bắc thị xã An Lộc. Anh Trà cho phép. Hai máy bay lên thẳng được đến. Không được lợi dụng chở thêm đạn. Phải truyền cho viên chỉ huy Tổng Lê Chân lời cảnh cáo của Quân giải phóng: Còn bắn pháo ra, gây tội ác đối với nhân dân vùng giải phỏng thì sẽ bị trừng trị nặng hơn !

        Đoàn đại biểu Chính phủ cách mạng còn cho phép viên đại tá Vĩnh bị bắt ở Lộc Ninh trước đây được trao trả trước thời hạn, vì bị sốt rét ác tính vừa mới khỏi.



        Thứ hảy 24 3-1973

        Họp các phó đoàn. Ta bác bỏ đòi hỏi vô lý của Mỹ gắn liền việc rút quân Mỹ với vấn đề tù binh Mỹ ở Lào.

        Úych-khàm tức tối. Mặt đỏ gay, Nói không có lý. Chỉ đưa ra yêu sách "theo lệnh của chính phủ chúng tôi".

        Cuộc họp bế tắc. Không đạt được yêu cầu, Uých- khâm chí còn trút sự bực bội lên tờ giấy trắng trước mặt, hai lần xé đôi tờ giấy, rồi ngồi như phỗng, mặt hầm hầm.

        9giờ: Đoàn ta họp báo. Các nhà báo đến đông hơn tuần trước: 51 người. Ta tố cáo thái độ phá hoại hiệp định của Mỹ và Sài Gòn. Đặc biệt lên án sự lật lọng vừa rồi của Mỹ trong vấn đề trao trả và rút quân.

        Chỉ còn một tuần nữa là kết thúc công việc của Ban liên hợp 4 bên. Các nhà báo dồn dập hỏi: Triền vọng tình hình? Giải pháp chính trị? Công việc vớt mìn của Mỹ đến đâu? Mỹ tham gia xây dựng lại Việt Nam?... Phần lớn hoài nghi về thiện chí của Mỹ về Sài Gòn. Nghỉ giải khát. Một phóng viên Nam Triều Tiên mang kính đen, hỏi riêng một sĩ quan ta, có tính chất khiêu khích : "Các ông có dám nhận công khai rằng có quân Bắc Việt ở miền Nam không ?". Ta trả lời ngay: ở đâu trên đất nước Việt Nam bị xâm lược thi người Việt Nam có quyền đến đó chiến đấu chống xâm lược. Chí có sự có mặt của quân đội nước ngoài, của Mỹ, và tôi muốn nhấn mạnh của quân đội Nam Triều Tiên mới là phi pháp, là tội ác, bị cả loài người tiến bộ lên án. Nhiều nhà báo nước ngoài nhận xét rất xác đáng rằng chính quyền Xê-un bán xác lính Nam Triều Tiên lấy đô-la". Phóng viên nọ câm tịt, lủi ra sau và khi về, không dám giơ tay ra bắt tay ta nữa.

        Ta nói chuyện khá lâu với Pa-ranh-gô của AFP. Pa-ranh-gô kể lại đã gặp 5 trí thức bị tù ở chuồng cọp.

        Thu được một số tài liệu sổng về chế độ dã man của hệ thống nhà tù Sài Gòn. Anh ta nói: " Tôi mới viết hai bài ngắn đã bị tổng cục thông tin (Sài Gòn) cảnh cáo. Họ ghi tên tôi vào sổ đen. Hoàng Đức Nhã cho người bắn tin dọa trục xuất tôi. Có thể đây là buổi gặp cuối cùng...". Rồi Pa-ranh-gô nói thêm: " Dù sao tôi cũng sẽ nói lên sự thật. Tòi hiểu, vấn đề tù chính trị đã được Đôn Lu-xơ đưa ra trước dư luận với những chuồng cọp nổi tiếng của chế độ này. Đày là gót chân A-si-lơ (tức là điểm yếu, nguy hiểm đến tính mạng) của Nguyễn Văn Thiệu. Cho nên ông ta rất nhạy cảm khi một số phóng viên chúng tôi đưa chuyện này ra ánh sáng của dư luận...".

        Tối nay liên hoan lớn giữa hai đoàn. Các đồng chí thông tin Đoàn Chính phủ cách mạng kết những dày đèn đủ màu sắc: xanh, trắng, đỏ, vàng. Các đồng chí hậu cần đặt mua về và chuẩn bị những món. ăn đặc sản miền Nam : nem Thủ Đức, bảnh tráng, hột vịt lộn, bánh phồng tôm. Không khí dạt dào tình Nam Bắc. Chụp ảnh kỷ niệm, sắp chia tay. Cùng hứa hẹn nỗ lực trong tình hình mới. Nghe nhiều bài nhạc hay của miền Nam. Vui đến khuya: lưu luyến, buổi liên hoan kéo dài trong niềm hân hoan...
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #36 vào lúc: 13 Tháng Năm, 2017, 05:04:37 am »


        Chủ nhật 25-3-1973

        Họp Đoàn. Chuẩn bị cho tuần lễ cuối cùng.

        Chụp ảnh kỷ niệm. Nhớ quá những buổi họp chung của Đoàn với các đồng chí phụ trách các bộ phận. Hàng ngày, đúng 7 giờ sáng, nghe báo cáo tình hình - Nhận định âm mưu của đối phương - Nội dung và biện pháp đấu tranh của ta... Không khí ấm cúng đoàn kết thân yêu nhau ; tinh thần nghiêm chỉnh chấp hành chỉ thị cấp trên; ý chí tiến công địch...

        Chiều: các đồng chí lãnh đạo của 2 Đoàn gặp mặt thân mật tất cả các đồng chí làm công việc tiếp xúc với dư luận, làm tin, chụp ảnh, quay phim.

        Tối: Đoàn Chính phủ CMLTCHMNVN tổ chức chiêu đãi xă giao các đoàn trong Ban liên hợp ở khách sạn lớn nhất trong khu vực Tân Sơn Nhất, cách trụ sở ta hai ki-lô mét.

        Út-uốt, vắng mặt 3 hôm nay (vì ngượng trong vụ lật lọng chăng?) đến sớm 15 phút. Nói riêng với các Đoàn ta dụng ý tâng bốc : "Tôi biết, các Đoàn Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ cách mạng các vị đều có thẩm quyền giải quyết các vấn đề. Đoàn Hoa Kỳ cũng vậy, chúng tôi được ủy nhiệm giải quyết với các vị. Còn riêng đoàn Việt Nam cộng hòa (Sài Gòn), các vị thấy không, họ chẳng có quyền quyết định gì cả! Những chi tiết nhỏ nhất, họ cũng phải xin ỷ kiến của cấp trên của họ!...".

        Đống, Hiệp và các sĩ quan Sài Gòn đến. Anh Trà nâng cốc chúc cho hòa binh của dân tộc Việt Nam được thực hiện vững chắc. Chúc cho nước Việt Nam yêu quý của chúng ta hòa bình, thống nhất, toàn vẹn như Hiệp định Pa-ri đã long trọng xác nhận. Chúc cho sự hòa giải và hòa hợp sớm được thực hiện...

        Những người phục vụ lắng nghe, cảm động.

        Ta mở những bài nhạc hay của ta: Bài ca hy vọng,

        Ru con, Xuán về... Trên xe về trụ sở, bác lái xe cảm kích nói: "Bữa chiêu đãi này thiệt là to. Chỉnh phủ cách mạng tốt quá. Mời tất cả cánh lái xe, người phục vụ, người giữ trật tự vô dự ngang như các ông lớn, ở Sài Gòn xưa nay đâu cỏ chuyện này ! ".
Tuần cuối, đoàn VNDGCH đến lượt điều khiển. Đoàn ta nêu những vấn đề lớn còn lại:

        -Mỹ phải rút hết quân

        -Lập tổ 4 bên về mồ mả và người mất tích

        -Kế hoạch trở về của Đoàn đại biểu Việt Nam dân chủ cộng hòa và Hoa Kỳ sau khi hết hạn.

        -Phiên họp bế mạc ngày 28-3.

        Nghỉ. Ta báo tin về tù binh Mỹ ở Lào do Pa-thét Lào quyết định. Vấn đề này không có quan hệ gì đến Hiệp đinh Pa-ri và công việc của Ban liên hợp ở đây. Ta chỉ giúp Mỹ vì thiện chí, do Mỹ không có quan hệ ngoại giao với Pa-thét Lào. Đang chờ trả lời. Khi có trả lời sẽ báo.

        Út-uốt cám ơn.

        20 giờ. Ta triệu tập những người cầm đầu đoàn Mỹ đến. Sau 20 phút, Út-uốt đã có mặt. Vào phòng khách. Tiếp theo là cả phó đoàn Mỹ Uých- khâm.. Rồi cả một số đại tá, trong đó có Rớt-xơn, phụ trách về trao trả.

        Kế hoạch ta đề ra: Trao trả hết số còn lại trong 3 ngày 27, 28 và 29.

        Quản Mỹ phải rút hết trong 3 ngày đó với sự kiểm soát của Ban liên hợp và ủy ban quốc tế.

        Út-uốt tiếp nhận hết và thỏa thuận hoàn toàn: Ngày mai 27, quân Mỹ tiếp tục rút với tốc độ nhanh 816 binh sĩ trong 10 chuyến máy bay. Ngày 28 sẽ về tiếp 1.966. Ngày cuối cùng, 29-3: về Mỹ 2.501, hoàn thành việc rút quân.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #37 vào lúc: 14 Tháng Năm, 2017, 09:07:48 pm »


        Thứ ba 27-3-1973

        Đoàn ta đến gặp đại sứ Gô vin, trưởng đoàn Ca-na- đa ở đường Trần Quốc Toản. Lần thứ mười hai đi vào trung tâm Sài Gòn. Phố xá vơi rõ lính Mỹ rồi. Lác đác một số mặc thường phục. Cố vấn quàn sự mới thay quân phục chăng ?

        Gô-vin cố giữ vẻ "trung lập"! nhưng khi tiễn, nhắc đến:" Tôi đã được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đó là một nhà lãnh đạo rất đáng kính trọng. Tỏi sẽ không hao giờ quên buổi gặp gỡ ấy!".

        Ở trụ sở Ủy ban quốc tế, Le-xli nói với ta về lá cờ đảng Dân chủ của Thiệu mới ra đời: " Họ chọn cờ vàng, sao đỏ là có thâm ý. Vì in lên báo, lên vô tuyến truyền hình, không khác lá cờ đỏ sao vàng. Mánh khóc tuyên truyền đế thu hút nông dân ! ".

        Trước khi lên xe, Đoàn ta còn gặp và trả lời phỏng vấn của 2 nhà báo Ca-na-đa : Guy Trăm-lây và Giắc Moi- xan từ Kê-béc mới sang. Trăm-lây kẽ: "Phần lớn Việt kiều sống ở Ca-na-đa ủng hộ Chính phủ cách mạng".

        Báo Tiền tuyến hôm nay đăng tin: Bộ nội vụ Sài Gòn công bố sắc lệnh chỉ cho 3 đảng được tồn tại và được hoạt động từ ngày hôm nay 27-3. Đó là: đảng Dàn chủ của Thiệu; đảng Tự do của cánh cực hữu trong công giáo gồm những lực lượng cách mạng cực đoan: lực lượng đại đoàn kết, đảng Nhân xã; và Liên minh dân chủ xã hội (gồm Quốc dân đảng, đảng Công nông...).

        Đấy, Thiệu đang thực thi điều khoản tự do dân chủ của Hiệp định.

        16 giờ, Mỹ gửi công hàm đến báo tin tỷ mỷ về ngày rút quân cuối cùng 29-3. Tân Sơn Nhất: 13 chuyến máy bay chở 1.924 người. Đà Nẵng : 6 chuyến chở 577 người. Tất cả 2.501.

        Ngày 29-3 đang đi vào lịch sử. Kết thúc sự có mặt của quân chiến đấu Mỹ và chư hầu.

        22 giờ ta gọi điện cho AP và AFP báo tin: Chiều ngày kia khoảng 3 giờ sẽ có sự kiện quan trọng ở sân bay

        Tân Sơn Nhất: Ban liên hợp đến giám sát cuộc rút quân cuối cùng của quân Mỹ. Nếu các bạn có mặt được thì chúng tôi rất hoan nghênh.

        Trả lời: Cảm ơn. Chắc chắn chúng tôi sẽ cố vượt qua khó khăn để có mặt. Đây là một sự kiện rất lý thú, không thể bỏ qua...



        Thứ tư 28-3-1973

        Phiên họp cuối. 9 giờ 50 Đoàn ta đến. Chụp ảnh các đoàn trước trụ sở. Cái bảng : "Liên ủy ban quân sự 4 phe trung ương". Văn kiều Sài Gòn !

        Vào phòng họp 4 bốn chụp ảnh, quay phim 10 phút. Các đoàn đông đủ.

        Út-uốt cố tỏ vẻ lịch thiệp : về cá nhân vói nhau, tôi rất thích quen biết các ngài, xin chúc các vị trường thọ, đất nước thanh hình, tái thiết quý quốc...

        Thỏa thuận về tổ liên hợp 4 bên về mồ mả và những người mất tích. Mỗi bên chừng 30 người. Bắt đầu công việc ngay.

        Thỏa thuận Đoàn đại biểu quân sự Việt Nam dân chủ cộng hòa và Hoa Kỳ rút trong 2 ngày 30 và 31.

        Sau khi bế mạc, Út-uốt gặp riêng anh Hòa: có tình hình đặc biệt cần trình bày. Tôi và vợ tôi xin ở lại đây thêm một đèm, sáng 1-4 sang Băng-cốc trên 1 chiếc U21, vì cả ngày 31-3 phải thu xếp cho những người Mỹ cuối cùng trở về Hoa Kỳ cho xong. Làm ra vẻ sòng phẳng, thẳng thắn.

        Ta trả lời : "Tối nay sẽ báo cáo việc này ra Chính phủ chúng tôi ở Hà Nội. Chúng tôi cho rằng đây là việc

        có thể được. Ông ở lại một đêm, chúng tôi sẽ không cho là vi phạm. Nhưng chỉ ở lại một đêm thôi nhé!".

        Tin AFP hôm nay: " Chế độ Sài Gòn ngày càng thấy tình trạng gay go nghiêm trọng đến khi hàng chục vạn quân Mỹ tiêu tiền như nước sắp rút đi hết. Cái vòi đô la sắp thít chặt. Nền kinh tế Sài Gòn sắp làm nguy ! Tình trạng khủng hoảng chính trị có thể đến ".

        Đài Sài Gòn báo tin : Thiệu đi với Bân-cơ và Uây-en đến gần căn cứ Tân Sơn Nhất. Giở trò đặt viên gạch đầu tiên xây tượng lính Mỹ và đồng minh. Hắn đang "tri án" một lần nữa ông chủ của hắn. Một số nhân vật chính trị đối lập Thiệu ở Sài Gòn vẫn gọi Thiệu là tên Lê Chiêu Thống mới, với cái tội tày đinh : cõng rắn cắn gà nhà.

        22 giờ, Bri-xtôn trung úy phiên dịch của đoàn Mỹ, 23 tuổi, quê bang Ổ-hai-ô-đen đưa công hàm. Ngồi nán lại lâu ở phòng thường trực. Kể chuyện gia đình, què hương. Những suy nghĩ về cuộc chiến tranh. Thổ lộ: "Trở về Mỹ, việc đầu tiên là ra khỏi quân đội, từ bỏ bộ quân phục này..." ;... "các ông là những người yêu nước, sống có mục đích rất đáng kính trọng". Vẻ mặt chân thành. Đã ra Hà Nội 7 lần. Nói tiếng Việt khá thạo. Rất trân trọng đổi với những cuốn lịch sử và tiểu thuyết xuất bản ở Hà Nội đã được đọc...
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #38 vào lúc: 15 Tháng Năm, 2017, 05:28:24 am »


        Thứ năm 29-3-1973

        10 giờ. Đoàn Mỹ báo tin: hôm nay hệ thống điện thoại quân sự Mỹ (bắt đầu bằng ba con số 924) chấm dứt hoạt động. Tháo dỡ ngay chiều nay: gồm hơn 7 000 máy ở khu vực Sài Gòn - Biên Hòa.

        Hệ thống phát vô tuyến truyền hình của quân đội Mỹ ở Việt Nam (băng số 7) chấm dứt phát từ nửa đêm qua.

        Thông báo rút quân Mỹ buổi cuối cùng do đoàn Mỹ gửi ta có đoạn ghi rõ: " Phi-đrích Uây-en, đại tướng, tổng chỉ huy MACVI,cũng khỏi Nam Việt Nam ngày cuối cùng, cùngvới 5 sĩ quan tham cao cấp tùy tùng của ông ta". Một văn kiện "lịch sử" của Hoa Kỳ.

        Công hàm của đoàn Mỹ còn ghi thêm: quân nhân Hoa Kỳ ở lại miền Nam Việt Nam sau ngày 29-3 chí còn 209 người gồm: 50 sĩ quan làm việc ở cơ quan DAO (phòng tùy viên quốc phòng) thuộc sứ quán Mỹ và (59 binh sĩ hải quân lục chiến làm nhiệm vụ canh gác sứ quán Mỹ. Có vẻ sòng phẳng(l). Nhưng để xem, họ cỏ làm đúng như thế không.

        Chiều: Kiểm tra rút quân cuối cùng. Trời nắng. Gió nhẹ. Rất đẹp.

        Đúng 12 giờ, các tổ kiểm soát của ta ra sân bay Tân Sơn Nhất. Bùi Duy Ly chụp ảnh. Nguyên Kha quay phim.

        Bến bãi đậu DV3. Bèn phải 2 chiếc C130. Phía trước một Bô-inh 747 loại lớn nhất của Mỹ; thêm 2 chiếc DC9 của không quân Mỹ ở phía trái,

        14 giờ 20, từ cổng chính, một đoàn hơn 50 người chạy đến phía các đoàn ta. Đội quân ký giả. Lỉnh kỉnh máy quay phim, máy ảnh, máy ghi âm. Một số phụ nữ.

        Đến gần. Nhận ra một số đã quen. Phê-lích Bô-lô (AFP), U-lích (AP), Loi No-man của Tuần tin tức Mỹ... Hơn một chục phóng viên Nhật. Rồi cả Ô-li-vi-ê Tốt và cô Săng-tan Các-păng-chi-ê mới từ Pa-ri đến, của báo Người quan sát mới.Một số nhà báo Ca-na-đa, Thụy Điển, Ý, Phi-líp-pin. "Chào các ông ! Chúng tôi vào được sân bay, thế là lại ngay cả đây"

        Bô-lô kể : được tin sự kiện này, Hiệp hội ký giả nước ngoài chúng tôi phải bàn kế, nghĩ ra "mẹo du kích", xin bộ ngoại giao Sài Gòn nói là vào dự lễ tiễn chân tướng Uây-en kia (chỉ ra phía công, nhiều cờ quạt), họ làm lễ, nhưng nhìn thấy băng đeo tay của các ông (chỉ băng da cam của ta) thế là chúng tôi chạy hết lại đây".

        Nói chuyện lâu. Họ chen nhau phỏng vấn. Chụp ảnh. Ta giới thiệu ý nghĩa lịch sử của việc quân Mỹ phải rút.

        15 giờ 25. Tốp lính Mỹ cuối cùng: kiểm tra kỹ tên từng người một: đại tá Nơ-đoóc, trung úy Xmít, rồi hạ sĩ É-lê-a-no. Rồi đến Mắc Bi-en-ki, thượng sĩ, lên chiếc DC9 thuộc bộ chỉ huy vận tải quản sự Mỹ mang số hiệu 40.619. Tên đại tá Ô-đen gày, mặt nhăn nheo, mũi quặp, lên máy bay từ trước lại nhảy xuống, mở chai rượu vang tu từng hớp rồi chìa cho viên đại tá cảnh sát Sài Gòn tên là Ngưu tu tiếp, mừng cho sổ phận của hắn: được về Mỹ an toàn.

        Máy bay đóng cửa, từ từ lăn ra bãi. Rồi cất cánh. Thẳng hưởng đông. Đủng 16 giờ 25 phút - giờ Hà Nội.

        Chứng kiến sự kiện độc đảo này có các đại diện Ủy ban quốc tế: trung tả Ẻt-man, đại ủy Chi-ghi của Ba Lan : thiếu tá Đê-ri, trung úy Sơớc-cơ của Hung-ga-ri: thiếu tả Be-vit, đại úv Ru-lơ của Ca-na-đa và trung tá Si-a-co của In-đô-nê-xỉ-a.

        Thiều tá Hung-ga-ri Đê-ri ôm hôn sĩ quan ta, cảm kích : "Xin chúc mừng các đồng chí giữa giây phút lịch sử này. Các đồng chỉ có 8 người, phía họ mấy nghìn, nhưng ai cũng tập trung chủ ý đến các đồng chí, đến công việc của các đồng chí. Chủng tôi ghi nhở mãi quang cảnh và sự kiện hôm nay ".

        Các nhà bảo lại xúm quanh 8 đồng chí hai Đoàn ta. Một số bắt tay chúc mừng.

        "Hơn một thế kỷ, từ nay đất nước Việt Nam lại hết bóng quân chiến đấu nước ngoài, hết bóng quân xàm lược!"..

        Một nhà báo hỏi:

        -Các ông nghĩ đến điều gì lúc này?

        -Nghĩ đến đồng bào và đồng đội chủng tôi ở cả hai miền Nam Bắc, đã chiến đấu anh dũng để có sự kiện này.

        Giữa giờ phút lịch sử, gặp một nhà báo tiến bộ Mỹ Gim Goóc-đơn, 42 tuồi. Râu quai nón. Nét mặt đôn hậu, quê ở Pen-xin-va-ni-a. Tự giói thiệu:

        -Tôi là kỹ sư làm cầu cống, xây dựng căn cứ cho quân Mỹ. Thấy máy bay Mỹ ném bom giết chết trẻ con. Tòi bỏ nghề. Viết báo. Giải thích về chiến tranh Việt Nam. Tôi đọc nhiều sách của ông Hồ Chí Minh. Nguyễn Ái Quốc là cái tên rất đẹp. Cả thế giới biết tiếng tăm Nguyễn Ái Quốc trong 50, 60 năm nay !

        Goóc-đơn nhận chiếc huy hiệu Bác Hồ gài trên ngực,, mắt chớp chớp cảm động, rồi nói bằng tiếng Việt khá rõ :

        -Việt Nam không phải là của người Nhật Bản, không phải là của người Pháp, không phải là của người Mỹ, Nước Việt Nam phải là của người Việt Nam!

        18 giờ. Về trụ sở. Hai Đoàn ta đang họp ở hội trường mừng thắng lợi quân chiến đấu Mỹ phải rút hết. Chạm cốc rượu cam. Mở máy ghi âm nghe lại tiếng người Mỹ tiến bộ ca ngợi Bác Hồ. Nhớ Bác Hồ. Nhớ đồng bào đồng chí ta ở cả hai miền Nam Bắc đánh giặc suốt mấy chục năm ròng. Biết bao hy sinh, biết bao gian khố khó khăn. Tất cả xúc động !
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #39 vào lúc: 16 Tháng Năm, 2017, 05:01:26 am »


        Thứ sáu 30-3-1973

        Bận rộn đến khuya.

        Các tiểu ban làm báo cáo, tổng kết.
Hai đoàn quyến luyến. Các cò giải phóng tiu tít đến thăm "các anh sắp ra Bắc". Chụp ảnh. Những chiếc khăn thêu gửi ra Bắc: " Nam Bắc sẽ đoàn tụ".

        Trưa: Tiễn anh Trà ra thăm miền Bắc. Sân bay nhộn nhịp.

        Chiều, đấu bóng rổ giữa 2 đoàn trước khi chia tay.



        Thứ bảy 31-3-1973

        8 giờ: các báo nước ngoài đến. Từ biệt. Anh Hòa bắt tay suốt lượt. Rô-bin-xơn (AP) biếu đoàn 12 bức ảnh chụp lúc kiểm tra rút quân Mỹ cuối cùng.

10   giờ ra sân bay. Đông quá! Đoàn Ba Lan và đoàn Hung-ga-ri đi gần hết. Đoàn Ca-na-đa đi hơn một nửa. Đoàn In-đô-nê-xi-a ra cũng đông, Út-uốt mang cả vợ mặc áo trắng ra tiễn đoàn ta.

        Anh Hòa ôm hôn thân thiết anh Hoàng Anh Tuấn.

        12 giờ 10. Cất cánh.

        15 giờ 20. Đến Hà Nội.

        Hoa dơn Ngọc Hà hồng thắm. Gia Lâm đây, Hà Nội thân yêu đây rồi !

        Các đồng chí lãnh đạo trong Quân ủy bắt tay suốt lượt anh em trong Đoàn hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ trở về. Các tùy viên quân sự các nước anh em cũng có mặt ở sân bay vui chung với chúng ta niềm vui chiến thắng.

        Tại nhà khách Bộ Quốc phòng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp nghe Đoàn báo cáo. Đồng chí rất vui; thắng lợi của nhân dân ta có tầm vóc lịch sử, có ý nghĩa thời đại. Nhưng còn phải nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ cách
mạng trong thời kỳ mới, đập tan những âm mưu mới của kẻ địch ngoan cố. Bộ Quốc phòng - Tổng tư lệnh và Quân ủy rất hài lòng về công việc của Đoàn ta. Quân đội ta được Đảng giáo dục, anh dũng mưu trí trong chiến đấu, kiên cường trong đấu tranh trực diện với đối phương, một lòng son sắt với đồng bào cả nước.



        Chủ nhật 1-4-1973

        Đoàn ta đến Phủ Chủ tịch báo cáo công việc 60 ngày qua ở Sài Gòn và miền Nam... Thủ tướng Phạm Văn Đồng ra đón, ôm hôn hai bên má, hôn rất lâu từng đồng chí một. Những cái hôn nòng thắm. Anh em hiểu, đây là những cái hôn yêu quý gửi chung cho các Đoàn ta, cho quân đội ta ; gửi miền Nam, gửi đồng bào Sài Gòn yêu quỷ.

        Cuộc chiến dấu còn gay go, phức tạp. Nhưng chủng ta đã giành thắng lợi vĩ đại. Cách mạng Việt Nam chuyển bước. Với ỷ chí tiến công, chúng ta nhất định vượt qua mọi khó khăn, thực hiện ý muốn của Bác Hồ kính yêu là: Nước ta nhất định độc lập. Nhàn dân cả nước ta nhất định được tự do. Tổ quốc ta nhất định thống nhát; Nam Bắc sum họp một nhà, góp phần xứng đảng vào sự nghiệp cách mạng của nhân dân thế giới.

        Từ trên thềm cao phía sau Phủ Chủ tịch nhìn về phía nhà Bác Hồ. Ánh nắng mùa xuân tỏa rộng. Ở đó cày vú sữa miền Nam của Bác vẫn lớn, như vẫn được Bác chăm sóc hàng ngày vậy.

HẾT
     
Logged

Trang: « 1 2 3 4   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM