Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 02:14:08 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những năm tháng tham gia giữ gìn lâu dài và bảo vệ thi hài Chủ tịch HCM  (Đọc 11882 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #10 vào lúc: 28 Tháng Tư, 2017, 05:38:17 am »


        Khi Bác đã yên vị trên xe, tôi quan sát nhanh tôi ra lệnh: “Lên đường!”. Chiếc xe nhẹ nhàng lăn bánh ra cổng Phủ Chủ tịch. Lúc đó, tất cả các xe đều giữ đúng vị trí, giữ đúng cự ly. Đoàn xe hộ tống Bác qua các phố Phan Đình Phùng, Trần Nhật Duật, Trần Quang Khải, Lê Thánh Tông về 75A… Trên xe chỉ huy, tôi quan sát thấy phố phường Hà Nội vẫn bình yên, cuộc sống vẫn ồn ào, sôi động với bầu không khí ngày Quốc khánh. Mọi người đâu biết một mất mát lớn lao, một nỗi đau khôn cùng đang đến với họ. Ở những ngã ba đường, tôi thoáng nhìn thấy các chiến sĩ cảnh vệ đang làm nhiệm vụ. Họ đứng nghiêm khi đoàn xe đi qua. Nhìn ánh mắt những người lính, tôi hiểu rằng họ đang gửi lời chào vĩnh biệt Bác kính yêu. Là những người biết một cuộc chia ly lớn nhất trong lịch sử dân tộc đã tới, nhưng họ vẫn phải yên lặng, tỉnh táo. Họ là những chiến sĩ cảnh vệ đang bảo vệ cho một chuyến đi của lãnh tụ. Họ không được rời vị trí, không được để lệ rơi.

        Khi xe dừng lại trước công trình 75A, mọi người ùa ra đón. Tôi chỉ kịp nhảy xuống xe báo cáo với các đồng chí Nguyễn Lương Bằng, Lê Quang Đạo, Phùng Thế Tài: “Thưa các anh! Bác đã tới!”

        Sau này, mỗi khi ngoài trời đổ mưa là tôi lại có cảm giác ớn lạnh, rùng mình. Cuộc đời tôi tuy đã trải qua không ít những ngày gian khổ, hiểm nguy, trải qua không ít những đau thương, mất mát, nhưng chưa bao giờ tôi phải sống một ngày nặng nề, đau đớn đến vậy. Vào những ngày Bác mất, Hà Nội lúc nào cũng như bị đè nặng dưới một bầu trời u ám, sũng nước. Tin về nỗi đau lớn của dân tộc chưa được phép loan đi nhưng dường như dần dần mọi người Hà Nội và cả cỏ cây thiên nhiên Hà Nội đều cảm được nỗi mất mát lớn lao đó. Trong đời tôi đã nhiều lần được bảo vệ tiếp cận Bác, trong những chuyến đi công tác, nhưng chưa bao giờ có chuyến đi nào buồn đến như vậy.

        Suốt chặng đường từ Phủ Chủ tịch đến 75A, tôi luôn cắn răng tự nhủ với mình “Không được khóc! Không được rơi nước mắt”. Nhưng lúc này, sau khi làm biên bản khám nghiệm xong, các chuyên gia y tế của Liên Xô và của tổ y tế đặc biệt bắt đầu đưa thi hài Bác vào buồng đặc biệt thì tôi không sao kìm nén được nữa.

        Trong buồng đặc biệt lúc đó có đoàn chuyên gia y tế Liên Xô, các đồng chí trong tổ y tế đặc biệt, anh Phùng Thế Tài và tôi lui tới ra vào theo dõi tiến trình công việc để báo cáo kịp thời với các đồng chí lãnh đạo đồng thời cũng làm nhiệm vụ săn sóc các chuyên gia Liên Xô và Việt Nam.

        Nội dung và yêu cầu chung của khoa học giữ gìn lâu dài thi hài là:

        - Phải bảo đảm cho thi hài không rữa nát (dù là bộ phận), không teo quắt, không nấm mốc, không đen sạm. Là thi hài “thực” chứ không phải giả tạo.

        - Phải giữ được những nét đặc trưng của thi hài như khi còn sống, đặc biệt là các bộ phận mặt, mắt, miệng, mũi, tai, râu, tóc và hai bàn tay.

        - Phải giữ thi hài được lâu dài.

        - Phải đảm bảo được yêu cầu có thể để đông đảo người tới viếng thăm trong điều kiện môi trường bình thường.

        Theo chúng tôi được biết, khoa học giữ gìn thi hài với nội dung và yêu cầu như trên thì trên thế giới cho đến lúc đó chỉ mới có Liên Xô làm chứ không thấy nước nào khác.

        Các đồng chí trong tổ y tế đặc biệt của Việt Nam đã từng là những nhà chuyên môn giỏi, đã được học tập, thực hành công tác giữ gìn thi hài trong hai năm có thể đảm đương nhiệm vụ đối với Bác, nhưng xuất phát từ tinh thần trách nhiệm cao, từ tấm lòng yêu kính Bác nên giáo sư viện sĩ La-phu-khin và giáo sư Mi-khai-lốp đã trực tiếp làm công tác y tế với thi hài Bác cùng với sự phụ giúp của hai bác sĩ là Nguyễn Gia Quyền và Lê Điều - thành viên của tổ y tế đặc biệt Việt Nam. Trong phòng im phăng phắc. Tôi như nghe được nhịp đập của trái tim mỗi người, hai đồng chí chuyên gia cũng rất xúc động. Sau khi mọi động tác chuẩn bị đã hoàn tất, đồng chí La-phu-khin và đồng chí Mi-khai-lốp đứng lặng trước Bác vài giây rồi mới ngẩng lên ra lệnh “bắt đầu”.

        Có một điều đặc biệt là tuy tuổi cao, sức yếu nhưng hệ thống mạch máu của Người về cơ bản vẫn thông suốt đến các hệ thống mao mạch. Điều đó chứng tỏ sinh thời Người rất chăm chỉ rèn luyện thân thể. Đây cũng là một thuận lợi rất cơ bản cho công tác giữ gìn thi hài Bác. Bởi vì, để giữ gìn lâu dài, thi hài Bác phải được trau chuốt đến từng mao mạch. Đó là công việc hết sức tỉ mỉ. Các chuyên gia y tế Liên Xô đã làm công việc đó với một tấm lòng yêu thương, trân trọng lãnh tụ và với tinh thần khoa học rất cao và một tài năng tuyệt vời.

        Nhưng đó là công việc của các nhà khoa học. Riêng với tôi, ngày 2 tháng 9 năm 1969 là một ngày không thể nào phai mờ trong ký ức. Cũng từ ngày hôm đó tôi hiểu ra rằng, nhiệm vụ bảo vệ Bác Hồ, nhất là bảo vệ những di sản tinh thần của Người vẫn là một nhiệm vụ trọng đại của những người lính thuộc thế hệ chúng tôi và rồi chúng tôi sẽ phải giao lại nhiệm vụ thiêng liêng ấy cho các thế hệ mai sau. Nhiệm vụ của người bảo vệ vì thế, không chỉ dừng lại ở một không gian, thời gian nhất định. Bác đã ra đi, nhưng những người lính cận vệ của Người luôn ở bên Người, luôn sẵn sàng hành động để bảo vệ những giá trị thiêng liêng mà Người để lại cho dân tộc, cho Đảng và cho cả nhân loại. Đó là điều quan trọng mà tôi đã nhận thức sâu sắc được trong ngày bi tráng ấy.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #11 vào lúc: 28 Tháng Tư, 2017, 05:44:01 am »


        III. “ĐỜI TUÔN NƯỚC MẮT, TRỜI TUÔN MƯA”

        Ngày 3 tháng 9 năm 1969 tin về bệnh tật trầm trọng của Bác được loan tới mỗi người dân Việt Nam. Trong những ngày ấy, cả nước hướng về Thủ đô Hà Nội, sống trong lo âu, khắc khoải. Ai cũng mong đợi có một sự kỳ diệu nào đó khiến Bác qua khỏi cơn hiểm nghèo để tiếp tục lãnh đạo Đảng ta, nhân dân ta đưa sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước tới ngày toàn thắng. Trong những ngày ấy, những người lính bảo vệ chúng tôi cùng với các anh trong Ban chỉ đạo tổ y tế đặc biệt và đoàn chuyên gia vẫn ngày đêm ăn ngủ tại 75A để hoàn tất mọi công việc. Chúng tôi vẫn phải kìm nén để giữ bí mật. Sáu giờ sáng ngày 4 tháng 9 năm 1969, Đài tiếng nói Việt Nam đưa tin: “Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từ trần”. Đến lúc này khi tin dữ đã loan đi cả nước, khi tiếng nhạc Chiêu hồn tử sĩ đã âm vang cả non sông đất nước, nỗi đau trong mỗi chúng tôi mới có cái cớ để vỡ ùa ra. Nhiều đồng chí đã khóc nức nở, khóc để bù lại nỗi đau kìm nén trong lòng mấy ngày qua, vì thương nhớ Bác kính yêu. Vị cha già dân tộc - người đã mang lại ánh sáng niềm tin cho nhân dân Việt Nam thoát khỏi kiếp sống lầm than - nô lệ, nay không còn nữa.

        Nhưng chúng tôi không được quá bi lụy. Hàng nghìn công việc đang chờ chúng tôi hoàn tất để chuẩn bị cho lễ truy điệu và những ngày quốc tang sắp tới. Ban lễ tang Nhà nước thông báo chương trình lễ tang và kế hoạch lễ viếng Bác tại Hội trường Ba Đình.

        Là người thường trực của Ban chỉ đạo việc giữ gìn và bảo quản lâu dài thi hài Bác, tôi phải thường xuyên bám trụ tại 75A để xử trí những công việc cuối cùng, chuẩn bị để đưa Bác về Ba Đình. Nhưng với cương vị là Cục trưởng Cục Bảo vệ, tôi cũng vô cùng lo lắng về nhiệm vụ bảo vệ an toàn cho những ngày quốc lễ trọng đại sắp tới. Mặc dù trước đó Ban lễ tang Nhà nước đã được thành lập; chúng tôi đã cùng với Bộ Công an và Bộ Tổng tham mưu bàn bạc rất kỹ phương án bảo vệ an toàn cho lễ tang, nhưng đến lúc này, khi vào công việc cụ thể mới thấy vô cùng lo lắng. Đúng là “tang gia bối rối”. Nhưng phải nói rằng bộ máy của Cục Bảo vệ hoạt động rất nhịp nhàng, các đồng chí phụ trách các bộ phận đều hiểu rất rõ nhiệm vụ của  mình nên chúng tôi đã nhanh chóng triển khai được đội hình để làm nhiệm vụ. Vì vậy, tôi vẫn có nhiều thời gian để dành cho việc bảo vệ Bác ở 75A và cùng với các đồng chí trong Ban chỉ đạo chuẩn bị đưa Bác về Hội trường Ba Đình.

        Ngày 5 tháng 9 năm 1969, chúng tôi kiểm tra lại một lượt các công việc ở 75B (Hội trường Ba Đình) trong đó có việc vận hành thử máy móc, bố trí đội hình bảo vệ, phối hợp hiệp đồng với các bộ phận của Ban tang lễ Nhà nước. 20 giờ ngày 5 tháng 9 năm 1969, được lệnh của Ban tang lễ Nhà nước và Ban chỉ đạo bảo vệ giữ gìn lâu dài thi hài Bác, tôi đã trực tiếp chỉ huy đoàn xe đưa thi hài Bác Hồ từ 75A tới Hội trường Ba Đình. Ngoài năm xe hộ tống còn có xe chở các đồng chí Nguyễn Lương Bằng, Trần Quốc Hoàn và các đồng chí trong Ban chỉ đạo gồm: Lê Quang Đạo, Phạm Ngọc Mậu, Phùng Thế Tài, Vũ Văn Cẩn, các chuyên gia y tế Liên Xô và tổ y tế đặc biệt. Đoàn xe đi theo lộ trình đã được bảo vệ qua các đường Lê Thánh Tông, Nguyễn Hữu Huân, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật rẽ về đường Hàng Đậu, Phan Đình Phùng rồi tiến vào Hội trường Ba Đình. Đúng 21 giờ, hệ thống đèn chiếu sáng khu vực đường Bắc Sơn, Quảng trường Ba Đình vừa tắt; các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân đội đã có mặt đầy đủ để đón Bác vào Hội trường Ba Đình. Các hệ thống kỹ thuật của công trình 75B đã hoạt động. Thi hài Bác được đặt trên giường gỗ trải nệm trắng trong chiếc quan tài kính trong suốt đặt giữa bục lễ đài. Phía sau là bàn thờ Bác. Hương trầm đã được đốt lên. Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta từ phút này thay nhau túc trực bên linh cữu của Người.

        Trời vẫn mưa không ngớt. Mưa lúc khoan, lúc nhặt, lúc nhỏ, lúc to. Trời đất cũng ngậm ngùi tuôn lệ. Đêm ấy người Hà Nội không ngủ, nhiều ô cửa vẫn sáng đèn. Trên những con đường Bắc Sơn, Hoàng Diệu, Phan Đình Phùng, Hoàng Văn Thụ, các chiến sĩ bảo vệ, cảnh sát âm thầm đi lại làm nhiệm vụ, nhiều đoàn đại biểu quốc tế cũng đã lên đường tới Hà Nội, chờ tới giờ phút được tới viếng Bác.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #12 vào lúc: 29 Tháng Tư, 2017, 04:22:47 pm »


        Ba giờ sáng ngày 6 tháng 9 năm 1969 Ban tổ chức lễ tang, Ban chỉ đạo công tác giữ gìn thi hài Bác, cùng các chuyên gia y tế Việt Nam - Liên Xô đã tiến hành tổng kiểm tra về kỹ thuật và các mặt chuẩn bị cho ngày viếng đầu tiên. Khi đặt các thiết bị đo kiểm tra, thấy mọi yếu tố về nhiệt độ, độ ẩm, độ vô trùng đều đạt tiêu chuẩn tốt, đồng chí S.Đê-bốp, trưởng đoàn chuyên gia Liên Xô không nén nổi xúc động ôm chầm lấy đồng chí Nguyễn Gia Quyền - tổ y tế đặc biệt của Việt Nam và đồng chí Trần Bá Đặng - Phó tư lệnh Công binh, người trực tiếp chỉ huy bộ đội công binh xây dựng công trình 75B và khen “Tốt, rất tốt”. Các đồng chí trong Ban lễ tang Nhà nước và Ban chỉ đạo cũng thật sự yên lòng, khi thấy mọi công việc cho tới giờ phút này đã hoàn toàn trôi chảy, thuận lợi.

        Tôi cũng trút được một nỗi lo lớn. Kiểm tra kỹ thuật ở Hội trường Ba Đình xong, tôi đi một vòng kiểm tra công tác bảo vệ. Bởi vì chỉ còn một hai giờ nữa lễ viếng sẽ bắt đầu. Lúc đó các đoàn đại biểu sẽ tới, nhân dân cũng sẽ ùa tới. Người đến sẽ rất đông. Công tác bảo vệ sẽ vô cùng phức tạp.

        Chúng tôi chọn Câu lạc bộ Ba Đình trên đường Hoàng Văn Thụ làm địa điểm tập kết của các đoàn đến viếng. Trước khi tiếp cận với khu vực quàn linh cữu của Bác, mọi người cần có một quãng thời gian để chấn chỉnh lại đội hình, để tĩnh tâm. Những chiến sĩ bảo vệ cũng cần có một khoảng không gian nhất định để quan sát bảo đảm không để lọt bất kỳ một hiện tượng nghi ngờ, một hành vi thiếu nghiêm túc nào. Tuy còn một vài giờ nữa mới tới lễ viếng, nhưng các cán bộ được phân công cũng đã có mặt ở vị trí của mình, các chiến sĩ cảnh vệ cũng đã sẵn sàng trong tư thế làm nhiệm vụ. Cùng với chúng tôi, các chiến sĩ cảnh sát trật tự, cảnh sát bảo vệ cũng đã có mặt ở vị trí của mình.

        Đúng 6 giờ sáng ngày 6 tháng 9 năm 1969 lễ viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh bắt đầu cử hành tại Hội trường Ba Đình. Đoàn đầu tiên là các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta. Tiếng nhạc Chiêu hồn tử sĩ vang lên, hương trầm nghi ngút. Trước khi cử hành lễ viếng, đồng chí Phạm Văn Đồng mắt đẫm lệ, bắt tay cảm ơn các chuyên gia Liên Xô, các đồng chí trong tổ y tế đặc biệt và bộ đội công binh, bộ đội bảo vệ của quân đội ta trong những ngày qua đã làm việc hết mình để ngày hôm nay nhân dân cả nước sẽ được nhìn thấy thi hài Bác và từ ngày hôm nay sẽ bắt đầu một sự nghiệp lâu dài, gìn giữ và bảo vệ thi hài Bác cho các thế hệ mai sau viếng thăm. Thủ tướng hỏi “Anh em có yêu cầu gì không?”. Đồng chí Trần Bá Đặng đề nghị cho phép anh em trong tổ y tế đặc biệt, anh em công binh và bảo vệ được chụp ảnh trước linh cữu của Bác. Thủ tướng đồng ý và những hình ảnh đó đến hôm nay còn được lưu giữ tại phòng truyền thống của Bộ Tư lệnh Công binh, Bộ Tư lệnh Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhiều nơi khác.

        Sau lễ viếng của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta, bắt đầu tới các đoàn đại biểu các cơ quan Đảng, Nhà nước, Quốc hội, các đoàn đại biểu quốc tế các đoàn đại biểu của các địa phương… lần lượt tới viếng Bác.

        Ban tổ chức lễ tang Nhà nước và Ban chỉ đạo đã tính tới khả năng số người đến viếng Bác sẽ rất đông; những người đến viếng Bác sẽ quá đau thương xúc động nên có thể sẽ có nhiều trường hợp phải cấp cứu. Một tổ y tế được tăng cường cho tổ y tế đặc biệt để làm nhiệm vụ chung quanh khu lễ đài. Bộ Y tế cũng tăng cường các tổ cấp cứu của các bệnh viện ở Hà Nội tới túc trực ở khu vực xung quanh Ba Đình làm nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân ta tới viếng Bác. Sự phòng ngừa ấy đã không thừa. Rất nhiều cụ già, các cháu nhỏ khóc nhiều và quá xúc động đã ngất đi, phải cần tới sự trợ giúp của cán bộ, nhân viên y tế. Ngay cả các đoàn ngoại giao nước ngoài tới viếng Bác, nhiều người cũng đã không cầm được nước mắt.

        Trời vẫn mưa không ngừng. Dòng người xếp hàng chờ viếng Bác kéo dài suốt đường Hoàng Văn Thụ kéo dài cả sang đường Hoàng Diệu.

        Các chiến sĩ cảnh vệ ướt đẫm dưới trời mưa, nhưng không một ai rời vị trí. Nhiều đồng chí bị nhiễm nước mưa đã cảm lạnh.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #13 vào lúc: 29 Tháng Tư, 2017, 04:23:05 pm »

     
        Tôi còn nhớ một hình ảnh vô cùng xúc động. Vào cuối ngày viếng thứ hai, mà dòng người tới xếp hàng vẫn đông nghịt. Một tốp ba bốn em nhỏ vừa khóc vừa dắt díu nhau đi dọc theo dòng người. Vừa lúc chúng tôi đi kiểm tra qua, thấy vậy tôi gọi các cháu đến hỏi và biết các cháu tận trên Hà Bắc về từ hôm qua để tìm cơ hội vào viếng Bác. Vì các cháu đi tự do, không nằm trong đoàn nào nên không được xếp vào viếng. Đã gần hết ngày thứ hai, có vài đồng bạc các cháu mua bánh mì ăn hết rồi mà vẫn không được vào viếng Bác nên các cháu tủi thân mà khóc. Hiểu rõ tình cảm của các cháu với Bác Hồ, tôi liền thương lượng với một đoàn đại biểu địa phương cho các cháu đi kèm để được vào viếng Bác. Các cháu vô cùng xúc động, cảm ơn tôi rối rít. Tôi vội vã quay đi, thầm gạt nước mắt. Bởi tôi biết, dù sao các em vẫn là những đứa trẻ may mắn; có thể còn rất nhiều em bé từ khắp các nơi đổ về Hà Nội trong mấy ngày nay nhưng không dễ gì có được cơ hội vào viếng Bác.

        Dù dòng người chờ đợi vào viếng Bác vẫn ngày một kéo dài tưởng không bao giờ dứt, nhưng do yêu cầu của công tác bảo vệ giữ gìn lâu dài thi hài Bác nên không thể để Bác quá lâu ở Hội trường Ba Đình. Trung ương Đảng và Bộ Chính trị cũng cho rằng, không nên kéo dài không khí đau thương như vậy mà phải nhanh chóng ổn định tinh thần cho quân dân ta để còn sản xuất, chiến đấu. Vì vậy, Trung ương Đảng và Chính phủ cùng Ban tổ chức lễ tang đã quyết định ngừng lễ viếng từ đêm 8 tháng 9 để chuẩn bị cử hành lễ truy điệu Bác trọng thể, uy nghiêm tại Quảng trường Ba Đình vào ngày hôm sau.

        Ba ngày (từ ngày 6 đến 8 tháng 9), anh em chúng tôi rất mệt mỏi, căng thẳng. Hệ thần kinh và trái tim mỗi người đã được thử thách tối đa. Mỗi người đến viếng chỉ có vài phút, chứng kiến không khí đau thương trước linh của Bác Hồ. Còn anh em cảnh vệ, tiêu binh, các đồng chí trong Ban tang lễ, Ban chỉ đạo tổ y tế đặc biệt thì phải liên tục có mặt tại hội trường, đắm chìm trong không khí đau thương ấy, đến đá cũng cỏ thể tan ra, huống chi là lòng người. Vì thế, tôi vô cùng cảm phục anh em cảnh vệ, tiêu binh, bảo vệ làm nhiệm vụ liên tục trong ba ngày. Chúng  tôi những cán bộ đã dày dạn, dù sao cũng đã được thử thách rèn luyện, anh em còn rất trẻ mà đã vượt qua quãng thời gian nặng nề như vậy quả là một nỗ lực cố gắng lớn.

        Nhưng nhiệm vụ ngày mai còn nặng nề hơn. Bên cạnh nhiệm vụ bảo vệ Bác ở công trình 75B, chúng tôi còn phải lo phối hợp với Bộ Công an, Bộ Tổng tham mưu và các cơ quan khác triển khai làm nhiệm vụ bao vệ cho buổi lễ truy điệu trên Quảng trường Ba Đình với hàng chục vạn đồng bào tham gia. Các đồng chí trong Ban tang lễ Nhà nước đã quên ăn quên ngủ mấy ngày liền, tiếp đó lại phải chuẩn bị cho một nghi lễ quốc gia lớn như vậy thật không đơn giản. Nhưng vì lòng kính yêu Bác, vì lòng tự hào dân tộc, vì sự ủy thác thiêng liêng của đồng bào cả nước, nhất là đồng bào miền Nam, Ban tang lễ Nhà nước đã tổ chức thành công một nghi lễ Nhà nước với quy mô lớn, trang nghiêm, vô cùng cảm động.

        Trên lễ đài Quảng trường Ba Đình, nơi ngày xưa Bác Hồ kính yêu đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, đồng chí Bí Thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng - Lê Duẩn đã đọc bài điếu văn lịch sử, biểu thị lòng tiếc thương vô hạn của Đảng ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta trước sự mất mát vô cùng lớn lao này. Những lời thề trước anh linh của Bác đã được tuyên đọc trong tiếng đáp vang dội “Xin thề” của hàng vạn đồng bào.

        Tiếng nhạc trầm hùng cất lên hòa với tiếng mưa rơi, tiếng khóc nức nở của các cháu thiếu niên, nhi đồng, tiếng nấc nghẹn của hàng vạn con người, tạo nên một bản bi ca khúc sâu vào lòng nhân dân cả nước.

        Nhưng, khi cả Quảng trường rền vang lời thề trung thành với lý tưởng thiêng liêng của Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn, đoàn kết một lòng quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, thống nhất Tổ quốc thì trong sâu thẳm tâm hồn của mỗi người dân Việt Nam đều hiểu rằng: Bác Hồ sẽ sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta, sống mãi với non sông, đất nước Việt Nam ta…

        Tôi còn nhớ một hình ảnh vô cùng xúc động. Vào cuối ngày viếng thứ hai, mà dòng người tới xếp hàng vẫn đông nghịt. Một tốp ba bốn em nhỏ vừa khóc vừa dắt díu nhau đi dọc theo dòng người. Vừa lúc chúng tôi đi kiểm tra qua, thấy vậy tôi gọi các cháu đến hỏi và biết các cháu tận trên Hà Bắc về từ hôm qua để tìm cơ hội vào viếng Bác. Vì các cháu đi tự do, không nằm trong đoàn nào nên không được xếp vào viếng. Đã gần hết ngày thứ hai, có vài đồng bạc các cháu mua bánh mì ăn hết rồi mà vẫn không được vào viếng Bác nên các cháu tủi thân mà khóc. Hiểu rõ tình cảm của các cháu với Bác Hồ, tôi liền thương lượng với một đoàn đại biểu địa phương cho các cháu đi kèm để được vào viếng Bác. Các cháu vô cùng xúc động, cảm ơn tôi rối rít. Tôi vội vã quay đi, thầm gạt nước mắt. Bởi tôi biết, dù sao các em vẫn là những đứa trẻ may mắn; có thể còn rất nhiều em bé từ khắp các nơi đổ về Hà Nội trong mấy ngày nay nhưng không dễ gì có được cơ hội vào viếng Bác.

        Dù dòng người chờ đợi vào viếng Bác vẫn ngày một kéo dài tưởng không bao giờ dứt, nhưng do yêu cầu của công tác bảo vệ giữ gìn lâu dài thi hài Bác nên không thể để Bác quá lâu ở Hội trường Ba Đình. Trung ương Đảng và Bộ Chính trị cũng cho rằng, không nên kéo dài không khí đau thương như vậy mà phải nhanh chóng ổn định tinh thần cho quân dân ta để còn sản xuất, chiến đấu. Vì vậy, Trung ương Đảng và Chính phủ cùng Ban tổ chức lễ tang đã quyết định ngừng lễ viếng từ đêm 8 tháng 9 để chuẩn bị cử hành lễ truy điệu Bác trọng thể, uy nghiêm tại Quảng trường Ba Đình vào ngày hôm sau.

        Ba ngày (từ ngày 6 đến 8 tháng 9), anh em chúng tôi rất mệt mỏi, căng thẳng. Hệ thần kinh và trái tim mỗi người đã được thử thách tối đa. Mỗi người đến viếng chỉ có vài phút, chứng kiến không khí đau thương trước linh của Bác Hồ. Còn anh em cảnh vệ, tiêu binh, các đồng chí trong Ban tang lễ, Ban chỉ đạo tổ y tế đặc biệt thì phải liên tục có mặt tại hội trường, đắm chìm trong không khí đau thương ấy, đến đá cũng cỏ thể tan ra, huống chi là lòng người. Vì thế, tôi vô cùng cảm phục anh em cảnh vệ, tiêu binh, bảo vệ làm nhiệm vụ liên tục trong ba ngày. Chúng  tôi những cán bộ đã dày dạn, dù sao cũng đã được thử thách rèn luyện, anh em còn rất trẻ mà đã vượt qua quãng thời gian nặng nề như vậy quả là một nỗ lực cố gắng lớn.

        Nhưng nhiệm vụ ngày mai còn nặng nề hơn. Bên cạnh nhiệm vụ bảo vệ Bác ở công trình 75B, chúng tôi còn phải lo phối hợp với Bộ Công an, Bộ Tổng tham mưu và các cơ quan khác triển khai làm nhiệm vụ bao vệ cho buổi lễ truy điệu trên Quảng trường Ba Đình với hàng chục vạn đồng bào tham gia. Các đồng chí trong Ban tang lễ Nhà nước đã quên ăn quên ngủ mấy ngày liền, tiếp đó lại phải chuẩn bị cho một nghi lễ quốc gia lớn như vậy thật không đơn giản. Nhưng vì lòng kính yêu Bác, vì lòng tự hào dân tộc, vì sự ủy thác thiêng liêng của đồng bào cả nước, nhất là đồng bào miền Nam, Ban tang lễ Nhà nước đã tổ chức thành công một nghi lễ Nhà nước với quy mô lớn, trang nghiêm, vô cùng cảm động.

        Trên lễ đài Quảng trường Ba Đình, nơi ngày xưa Bác Hồ kính yêu đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, đồng chí Bí Thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng - Lê Duẩn đã đọc bài điếu văn lịch sử, biểu thị lòng tiếc thương vô hạn của Đảng ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta trước sự mất mát vô cùng lớn lao này. Những lời thề trước anh linh của Bác đã được tuyên đọc trong tiếng đáp vang dội “Xin thề” của hàng vạn đồng bào.

        Tiếng nhạc trầm hùng cất lên hòa với tiếng mưa rơi, tiếng khóc nức nở của các cháu thiếu niên, nhi đồng, tiếng nấc nghẹn của hàng vạn con người, tạo nên một bản bi ca khúc sâu vào lòng nhân dân cả nước.

        Nhưng, khi cả Quảng trường rền vang lời thề trung thành với lý tưởng thiêng liêng của Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn, đoàn kết một lòng quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, thống nhất Tổ quốc thì trong sâu thẳm tâm hồn của mỗi người dân Việt Nam đều hiểu rằng: Bác Hồ sẽ sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta, sống mãi với non sông, đất nước Việt Nam ta…

        Tôi còn nhớ một hình ảnh vô cùng xúc động. Vào cuối ngày viếng thứ hai, mà dòng người tới xếp hàng vẫn đông nghịt. Một tốp ba bốn em nhỏ vừa khóc vừa dắt díu nhau đi dọc theo dòng người. Vừa lúc chúng tôi đi kiểm tra qua, thấy vậy tôi gọi các cháu đến hỏi và biết các cháu tận trên Hà Bắc về từ hôm qua để tìm cơ hội vào viếng Bác. Vì các cháu đi tự do, không nằm trong đoàn nào nên không được xếp vào viếng. Đã gần hết ngày thứ hai, có vài đồng bạc các cháu mua bánh mì ăn hết rồi mà vẫn không được vào viếng Bác nên các cháu tủi thân mà khóc. Hiểu rõ tình cảm của các cháu với Bác Hồ, tôi liền thương lượng với một đoàn đại biểu địa phương cho các cháu đi kèm để được vào viếng Bác. Các cháu vô cùng xúc động, cảm ơn tôi rối rít. Tôi vội vã quay đi, thầm gạt nước mắt. Bởi tôi biết, dù sao các em vẫn là những đứa trẻ may mắn; có thể còn rất nhiều em bé từ khắp các nơi đổ về Hà Nội trong mấy ngày nay nhưng không dễ gì có được cơ hội vào viếng Bác.

        Dù dòng người chờ đợi vào viếng Bác vẫn ngày một kéo dài tưởng không bao giờ dứt, nhưng do yêu cầu của công tác bảo vệ giữ gìn lâu dài thi hài Bác nên không thể để Bác quá lâu ở Hội trường Ba Đình. Trung ương Đảng và Bộ Chính trị cũng cho rằng, không nên kéo dài không khí đau thương như vậy mà phải nhanh chóng ổn định tinh thần cho quân dân ta để còn sản xuất, chiến đấu. Vì vậy, Trung ương Đảng và Chính phủ cùng Ban tổ chức lễ tang đã quyết định ngừng lễ viếng từ đêm 8 tháng 9 để chuẩn bị cử hành lễ truy điệu Bác trọng thể, uy nghiêm tại Quảng trường Ba Đình vào ngày hôm sau.

        Ba ngày (từ ngày 6 đến 8 tháng 9), anh em chúng tôi rất mệt mỏi, căng thẳng. Hệ thần kinh và trái tim mỗi người đã được thử thách tối đa. Mỗi người đến viếng chỉ có vài phút, chứng kiến không khí đau thương trước linh của Bác Hồ. Còn anh em cảnh vệ, tiêu binh, các đồng chí trong Ban tang lễ, Ban chỉ đạo tổ y tế đặc biệt thì phải liên tục có mặt tại hội trường, đắm chìm trong không khí đau thương ấy, đến đá cũng cỏ thể tan ra, huống chi là lòng người. Vì thế, tôi vô cùng cảm phục anh em cảnh vệ, tiêu binh, bảo vệ làm nhiệm vụ liên tục trong ba ngày. Chúng  tôi những cán bộ đã dày dạn, dù sao cũng đã được thử thách rèn luyện, anh em còn rất trẻ mà đã vượt qua quãng thời gian nặng nề như vậy quả là một nỗ lực cố gắng lớn.

        Nhưng nhiệm vụ ngày mai còn nặng nề hơn. Bên cạnh nhiệm vụ bảo vệ Bác ở công trình 75B, chúng tôi còn phải lo phối hợp với Bộ Công an, Bộ Tổng tham mưu và các cơ quan khác triển khai làm nhiệm vụ bao vệ cho buổi lễ truy điệu trên Quảng trường Ba Đình với hàng chục vạn đồng bào tham gia. Các đồng chí trong Ban tang lễ Nhà nước đã quên ăn quên ngủ mấy ngày liền, tiếp đó lại phải chuẩn bị cho một nghi lễ quốc gia lớn như vậy thật không đơn giản. Nhưng vì lòng kính yêu Bác, vì lòng tự hào dân tộc, vì sự ủy thác thiêng liêng của đồng bào cả nước, nhất là đồng bào miền Nam, Ban tang lễ Nhà nước đã tổ chức thành công một nghi lễ Nhà nước với quy mô lớn, trang nghiêm, vô cùng cảm động.

        Trên lễ đài Quảng trường Ba Đình, nơi ngày xưa Bác Hồ kính yêu đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, đồng chí Bí Thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng - Lê Duẩn đã đọc bài điếu văn lịch sử, biểu thị lòng tiếc thương vô hạn của Đảng ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta trước sự mất mát vô cùng lớn lao này. Những lời thề trước anh linh của Bác đã được tuyên đọc trong tiếng đáp vang dội “Xin thề” của hàng vạn đồng bào.

        Tiếng nhạc trầm hùng cất lên hòa với tiếng mưa rơi, tiếng khóc nức nở của các cháu thiếu niên, nhi đồng, tiếng nấc nghẹn của hàng vạn con người, tạo nên một bản bi ca khúc sâu vào lòng nhân dân cả nước.

        Nhưng, khi cả Quảng trường rền vang lời thề trung thành với lý tưởng thiêng liêng của Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn, đoàn kết một lòng quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, thống nhất Tổ quốc thì trong sâu thẳm tâm hồn của mỗi người dân Việt Nam đều hiểu rằng: Bác Hồ sẽ sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta, sống mãi với non sông, đất nước Việt Nam ta…

*

*        *

        Trong Ban chỉ đạo giữ gìn lâu dài thi hài Bác, tôi được phân công là ủy viên thường trực, trực tiếp giải quyết mọi công việc, Nhưng trong tâm thức sâu xa, tôi vẫn tự hào với tư cách là một người lính cận vệ của Bác Hồ. Khi Bác còn sống, tôi đã nhiều lần được hành quân cùng Người; nay Bác đã qua đời, nhưng tôi vẫn được cùng đi với Bác nhiều chặng đường gian nan nữa. Tôi hiểu rằng, giờ đây việc bảo vệ an toàn cho Người vẫn là một trọng trách vô cùng lớn lao trước Đảng, trước nhân dân, trước quân đội.

        Lễ truy điệu đã kết thúc nhưng nhân dân vẫn không chịu ra về. Mưa vẫn rơi tầm tã trên Quảng trường. Những dòng người vẫn nối nhau đứng trên các ngả đường hướng về Hội trường Ba Đình. Tình cảm đó của nhân dân ta thật đáng trân trọng, nhưng đối với chúng tôi những người phải chuẩn bị cho một cuộc hành quân đưa Bác về công trình 75A thì thật khó xử.

        Để nhanh chóng rời khỏi tầm quan sát của đông đảo nhân dân còn nán lại trên Quảng trường (tình  huống này đã dự kiến trước), chúng tôi chọn một lộ trình đặc biệt. Sau khi rời Quảng trường, đoàn xe sẽ rẽ ngang vào cổng Tây, thành Hà Nội, nơi đặt trụ sở làm việc của các cơ quan Bộ Quốc phòng, sau đó theo  đường Nguyễn Tri Phương trong thành đi ra Cửa Nam rồi theo đường Tràng Thi, Tràng Tiền, Lê Thánh Tông về 75A. Đó là một lộ trình bất ngờ, sẽ đảm bảo giữ được bí mật.

        Đúng như chúng tôi dự kiến, đoàn xe hộ tống thi hài Bác phải rất vất vả mới rẽ qua được những đoàn người vẫn đang đội mưa đứng trên Quảng trường và trên đường Bắc Sơn. Khi đoàn xe vào được cổng thành phía Tây tôi mới tạm bớt lo lắng.

        Gần 22 giờ ngày 9 tháng 9 năm 1969, thi hài Bác đã về đến 75A an toàn. Các chuyên gia Liên Xô và tổ y tế đặc biệt lập tức tiến hành công tác kiểm tra kỹ thuật. Khi các thông số kỹ thuật chỉ rõ độ an toàn tuyệt đối của thi hài Bác, chúng tôi mới yên tâm. Ban chỉ đạo một lần nữa cảm ơn các đồng chí chuyên gia Liên Xô. Mấy ngày qua, các đồng chí đã cùng sát cánh với chúng tôi để vượt qua biết bao thử thách. Tôi hiểu rằng, rồi đây chúng tôi sẽ còn phải làm việc nhiều với nhau, còn phải trông đợi ở các bạn sự cảm thông sâu sắc nhất với nhân dân Việt Nam.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #14 vào lúc: 29 Tháng Tư, 2017, 04:30:36 pm »


        IV. MỘT QUYẾT ĐỊNH SÁNG SUỐT

        Trong khi tiến hành lễ tang Bác, đoàn chuyên gia Liên Xô đã nêu ra một vấn đề hệ trọng quan hệ tới việc giữ gìn lâu dài thi hài Bác. Đó là, theo yêu cầu của bạn, sau khi cử hành lễ tang xong, sẽ đưa thi hài của Bác sang Liên Xô để bảo quản và giữ gìn lâu dài. Các chuyên gia bạn nêu lý do: chỉ có ở Mát-xcơ-va mới có đủ điều kiện về môi trường và kỹ thuật để giữ gìn lâu dài thi hài Bác. Việt Nam đang có chiến tranh, không thể lường trước được những tình huống phức tạp có thể xảy ra. Đây là lần đầu tiên chuyên gia bạn chính thức nêu ra yêu cầu và cũng là một vấn đề mà ta phải lựa chọn, có quyết tâm và đối sách kịp thời, không thể trì hoãn.

        Ban chỉ đạo lập tức phân tích tình hình rồi xin ý kiến Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương.

        Sau khi phân tích, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương cho rằng: xét về mặt tình cảm nhân dân cả nước, chúng ta không thể đưa Bác đi xa. Điều này sẽ ảnh hưởng tới tâm tư tình cảm của nhân dân, sẽ không được nhân dân đồng tình ủng hộ. Nếu đưa Bác đi, chúng ta sẽ không có cơ hội làm chủ được kỹ  thuật. Mặt khác đường sang Liên Xô rất xa xôi và ai có thể lường trước được những vấn đề phức tạp khác xảy ra…

        Hiểu rõ quan điểm của Đảng, Nhà nước, Ban chỉ đạo đã chủ động bàn bạc và thống nhất: Tìm mọi cách thuyết phục chuyên gia bạn để bạn hiểu rằng nhân dân Việt Nam có tình cảm đặc biệt với Bác Hồ, người Việt Nam có những truyền thống đặc biệt, không thể trái ý nguyện của nhân dân nên không thể đưa thi hài Bác sang Liên Xô được. Từ đó, tranh thủ tối đa các chuyên gia để bạn có ý kiến với lãnh đạo Đảng, Nhà nước Liên Xô giúp ta bảo quản giữ gìn thi hài Bác ở Việt Nam. Để thực hiện quyết tâm đó, Ban chỉ đạo chúng tôi khẩn trương tiến hành một số công việc: Một mặt, chúng tôi tranh thủ đưa các chuyên gia đi thăm nhân dân ta viếng Bác tại Ba Đình và ở nhiều nơi trong những ngày này, để họ tận mắt chứng kiến tình cảm của nhân dân Việt Nam với Bác, từ đó tranh thủ ý kiến của bạn. Mặt khác, đồng chí Vũ Văn Cẩn, lúc đó vừa được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Y tế cùng với tôi tổ chức một cuộc họp rộng rãi với các nhà khoa học Việt Nam tại Hội trường Ba Đình.

        Vấn đề rất hệ trọng được đặt ra trước những nhà khoa học Việt Nam là phía Liên Xô yêu cầu đưa thi hài Bác sang Liên Xô để giữ gìn và bảo quản lâu dài. Như vậy liệu nhân dân ta có đồng tình không? Giới khoa học chúng ta suy nghĩ như thế nào? Liệu chúng ta có thể giữ gìn thi hài Bác trong điều kiện Việt Nam hay không? Chúng tôi đã không hề bất ngờ khi các nhà khoa học của chúng ta đã dứt khoát gạt ra một bên khả năng đưa thi hài Bác ra nước ngoài để gìn giữ lâu dài. Các nhà khoa học Việt Nam đã thảo luận nghiêm túc kỹ lưỡng và đều nhất trí: Tuy chưa có kinh nghiệm thực tế về lĩnh vực này, nhưng các nhà khoa học của chúng ta cũng đã nghiên cứu nhiều về mộ cổ, về các loại xác ướp về những phương pháp gìn giữ thi hài truyền thống. Tất cả các nhà khoa học có mặt đều tình nguyện đóng góp khả năng, trí tuệ của mình vào nhiệm vụ trọng đại này và đề nghị chúng tôi báo cáo Bộ Chính trị quyết tâm của các nhà khoa học Việt Nam.

        Những kiến nghị tâm huyết đó chúng tôi đã trân trọng chuyển tới các đồng chí trong Bộ Chính trị. Thêm một lần nữa các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta càng củng cố quyết tâm giữ gìn lâu dài thi hài Bác tại Việt Nam. Bộ Chính trị cũng đã xác định rằng: Nếu như phía bạn không đồng ý giúp chúng ta gìn giữ lâu dài thi hài Bác ngay tại Việt Nam thì chúng ta sẽ tiến hành hỏa táng thi hài của Người, như lời Người đã căn dặn khi còn sống.

        Ý kiến của Bộ Chính trị Đảng ta được đồng chí Lê Duẩn trực tiếp trao đổi với đồng chí A.Kô-sy-ghin, ủy viên Bộ Chính trị Đảng cộng sản Liên Xô, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô đang ở Hà Nội dự lễ tang Bác, các đồng chí Liên Xô cũng ngỡ ngàng trước quyết tâm của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam và đồng chí A.Kô-sy-ghin đã đề nghị để đồng chí tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế Liên Xô trước khi quyết định.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #15 vào lúc: 30 Tháng Tư, 2017, 08:56:20 am »


        Cuộc tham khảo ý kiến của đồng chí A.Kô-sy-ghin với đoàn chuyên gia y tế do đồng chí S.Đê-bốp dẫn đầu đã diễn ra ngay sau đó. Đồng chí S.Đê-bốp nói lại với Ban chỉ đạo rằng: Các chuyên gia y tế Liên Xô, sau những ngày làm việc tại Việt Nam đã hiểu rõ tình cảm của nhân dân ta đối với Bác Hồ, các đồng chí ấy cũng đã thấy rõ khả năng tiếp thu khoa học của các thành viên trong tổ y tế đặc biệt của ta nên đã có niềm tin. Vì vậy, đồng chí S.Đê-bốp đã báo cáo với đồng chí A.Kô-sy-ghin rằng việc đưa Bác Hồ sang Liên Xô là không phù hợp với nguyện vọng của nhân dân Việt Nam, nhưng việc giữ gìn thi hài Bác Hồ lâu dài tại Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn. Tuy vày, nếu có sự quyết tâm của hai Nhà nước, hai Đảng và sự nỗ lực của giới khoa học hai nước thì việc đó có khả năng thực hiện được. Đồng chí A.Kô-sy-ghin cũng hiểu điều này và hỏi thêm: “Nếu để thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Việt Nam thì việc bảo quản gìn giữ lâu dài sẽ phải giải quyết những vấn đề gì?”. Đồng chí S Đê-bốp trả lời vì không tính đến khả năng sẽ gìn giữ thi hài Bác Hồ lâu dài ở Việt Nam, nên khi sang chúng tôi không mang đầy đủ hóa chất dự trữ và một số thiết bị cần thiết. Những hóa chất, thiết bị này phải có tại Việt Nam chậm nhất là từ bốn đến năm ngày”.

        Đồng chí A.Kô-sy-ghin suy nghĩ một lát rồi nói: “Tôi thay mặt Bộ Chính trị Ban Chấp hành Đảng cộng sản Liên Xô và Nhà nước Liên Xô sang Việt Nam dự tang lễ Hồ Chủ tịch. Ở đây tôi đã hiểu rõ nguyện vọng chính đáng của Đảng, Nhà nước và nhân   dân Việt Nam. Vì vậy tôi quyết định chấp thuận đề  nghị của phía Việt Nam và tôi sẽ chịu trách nhiệm với quyết định đó. Đồng chí hãy thông báo cho các chuyên gia y tế của ta và Việt Nam về quyết định đó. Sau đó thu xếp về Liên Xô cùng với tôi để lấy hóa chất, thiết bị rồi quay lại Việt Nam ngay bằng chiếc chuyên cơ này”. Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương của ta cũng đã được thông báo ngay ý kiến quyết định đó của phía Liên Xô.

        Công tác giữ gìn thi hài là một khoa học đòi hỏi sự tham gia của nhiều chuyên ngành khác nhau. Ở Liên Xô có cả một Viện khoa học giữ gìn thi hài Lê-nin đã hoạt động từ khi Lê-nin qua đời tới thời điểm này. Kho tàng tri thức, kinh nghiệm của Viện là một chỗ dựa vững chắc cho chúng ta trong khi tiến hành nhiệm vụ giữ gìn lâu dài thi hài Bác. Vấn đề là làm thế nào để dần dần những tri thức khoa học, công nghệ đó được các nhà khoa học Việt Nam lĩnh hội để đến một lúc nào đó tự mình đảm nhiệm mọi việc giữ gìn và bảo quản lâu dài thi hài Bác. Trong lúc này, chúng ta chưa dám đặt ra vấn đề đó với bạn. Bởi vì, việc cung cấp những thông tin công nghệ còn rất bí mật này cho một quốc gia khác không phải là chuyện đơn giản. Trước mắt, chúng ta hãy hài lòng và tin tưởng vào sự giúp đỡ vô tư, tận tình của Đảng, Nhà nước và các chuyên gia Liên Xô.

        Công tác giữ gìn thi hài Bác tại Việt Nam chính thức bắt đầu từ khi đồng chí Viện trưởng S.Đê-bốp từ Mát-xcơ-va trở lại Hà Nội mang theo các trang thiết bị, máy móc, hóa chất cần thiết. Chuyến chuyên cơ đặc biệt đó tới Việt Nam chỉ sau hơn ba ngày kể từ ngày 9 tháng 9 năm 1969. Trước đó, tổ y tế đặc biệt của chúng ta đã tìm mọi cách để có được 320 lít nước mềm, đúng tiêu chuẩn theo yêu cầu của đoàn chuyên gia y tế Liên Xô. Biết chúng tôi sẽ phải đương đầu với nhiều khó khăn, Bộ Chính trị đã cho phép chúng tôi có thể yêu cầu trưng dụng bất cứ vật tư gì, ở bất kỳ cơ quan nào, mà trên đất nước Việt Nam có thể tìm được để phục vụ cho nhiệm vụ này. Bộ Chính trị cũng ra một chỉ thị đặc biệt về chăm sóc, bảo vệ các chuyên gia y tế Liên Xô như một sự biểu lộ lòng biết ơn của nhân dân Việt Nam đối với những người có công lao đặc biệt với nhân dân ta, đất nước ta.

        Cho đến ngày hôm nay, chúng tôi càng thấm thía hơn về phương châm ứng xử tình nghĩa, thủy chung trước sau như một ấy, mà trong những năm sau này, khi tình hình chính trị ở Liên Xô biến động dẫn đến Nhà nước Liên Xô tan rã, nhưng các chuyên gia y tế Liên Xô vẫn tận tình với nhiệm vụ giữ gìn thi hài Bác cho tới những ngày cuối cùng, khi chúng ta đã làm chủ được công nghệ, đủ điều kiện về khoa học, kỹ thuật và vật chất để tự đảm đương lấy công việc thiêng liêng này. Tinh thần độc lập, tự chủ của Đảng và nhân dân ta đã đưa chúng ta tới đích ngay cả trong lĩnh vực khoa học đầy mới mẻ này.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #16 vào lúc: 30 Tháng Tư, 2017, 08:58:22 am »


*

*       *

        Công trình 75A đã trở thành trung tâm của mọi hoạt động. Làm việc thường xuyên ở đây là tổ y tế đặc biệt, các chuyên gia y tế Liên Xô, tổ kỹ thuật, phân đội cảnh vệ và một số nhân viên phục vụ. Để tập trung đầu mối quản lý, Ban chỉ đạo đã tạm thời chỉ định trung tá Nguyễn Văn Hanh - Trưởng phòng Cục Bảo vệ quân đội làm chính ủy, đồng chí Nguyễn Gia Quyền làm đoàn trưởng đơn vị hỗn hợp này.

        Hàng ngày, các chuyên gia y tế Liên Xô đến làm việc tại 75A. Để bảo vệ bí mật, chúng tôi đã có phương án ngụy trang, đi lại rất chu đáo. Vì thế trong suốt thời gian hoạt động, chúng tôi vẫn hoàn toàn giữ được bí mật cho nhiệm vụ ở 75A.

        Giai đoạn kỹ thuật đầu tiên trong quy trình kỹ thuật giữ gìn lâu dài thi hài Bác là việc làm vệ sinh, tẩy rửa lại toàn bộ hệ thống mạch máu. Thông thường ở những người cao tuổi, các vi mạch thường bị  tắc nghẽn, nhất là các vi huyết quản ở mắt, mũi, môi, tai, các ngón chân, ngón tay. Bác Hồ là một hiện tượng đặc biệt. Các mạch máu của Bác hầu như không hề bị tắc nghẽn, vì thế Bác tỉnh táo tinh tường cho tới tận khi trút hơi thở cuối cùng. Tuy vậy, các vi mạch này vẫn phải được làm thông thoáng, bởi dù chỉ là sự tắc nghẽn tạm thời, cục bộ nhưng cũng sẽ gây đến sự đột biến trên da thịt.

        Yêu cầu của công tác chỉnh, định hình là phải bảo tồn nguyên vẹn thi thể, bảo tồn nguyên vẹn những nét đặc trưng của Người lúc sinh thời. Làm sao, để mọi người dân Việt Nam, dù chỉ được nhìn thấy ảnh Bác hay hình ảnh Người trên phim ảnh, khi tới viếng vẫn nhận ra những nét thân quen của Bác Hồ kính yêu.

        Để phục vụ cho nhiệm vụ chỉnh, định hình, chúng  tôi đã thu thập, sưu tầm hàng nghìn bức ảnh chụp Bác trong mọi hoàn cảnh.

        Năm 1995, khi Nhà nước Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô-viết tan rã, các chuyên gia bạn vẫn tiếp tục công tác giúp đỡ chúng ta một thời gian. Chúng ta đã tranh thủ tình cảm chân thành của các chuyên gia bạn để bạn giúp đỡ chúng ta nắm vững được kiến thức, công nghệ của lĩnh vực khoa học này. Bạn đã bàn giao việc giữ gìn thi hài Bác cho phía Việt Nam.

        Quyết định của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Nhà nước ta quyết tâm giữ gìn lâu dài thi hài Bác Hồ trên đất nước ta là một quyết định vô cùng sáng suốt. Quyết định đó xuất phát từ tình cảm đặc biệt sâu sắc của nhân dân ta, Đảng ta và quân đội ta với Bác Hồ. Quyết định đó cũng thể hiện tinh thần tự lực, tự cường mà khi sinh thời Bác luôn coi là phương châm hành động của mọi người cách mạng Việt Nam. Quyết định đó cũng là một quyết định hợp lòng dân, được nhân dân từ Bắc chí Nam ủng hộ. Đồng bào miền Nam, sau ngày đất nước thống nhất, đã có thể nhanh chóng về Hà Nội thăm Bác Hồ. Đó cũng là điều mà đồng bào hậu phương lớn miền Bắc đã làm trọn nghĩa vẹn tình với đồng bào miền Nam ruột thịt. Bác Hồ vẫn sống mãi, vẫn mãi mãi là biểu tượng cho tinh thần đoàn kết dân tộc, thống nhất Tổ quốc của nhân dân ta.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #17 vào lúc: 30 Tháng Tư, 2017, 09:03:46 am »


        V. DƯỚI CHÂN NÚI TẢN

        Tản Viên Sơn (còn gọi là núi Ba Vì) là một rặng núi thiêng, nằm trong vùng đất địa linh nhân kiệt phía tây Thủ đô Hà Nội. Tản Viên gắn liền với truyền thuyết về vị tối linh thượng đẳng thần Sơn Tinh. Đó là truyền thuyết về cuộc đấu tranh không mệt mỏi của nhân dân ta với thiên nhiên khắc nghiệt để xây dựng nên quê hương, đất nước. Vùng đất ở giáp hai con sông lớn: sông Đà và sông Hồng từ nghìn năm xưa được gọi là xứ Đoài, nơi phát tích của nhiều vị anh hùng dân tộc như Hai Bà Trưng, Phùng Hưng, Ngô Quyền…; đồng thời cũng là nơi sinh ra những nghệ sĩ có tiếng như Tản Đà - Nguyễn Khắc Hiếu, Phùng Khắc Khoan…

        Sinh thời Bác Hồ nhiều lần lên Ba Vì nghỉ ngơi và làm việc. Chính Bác đã chọn một cánh rừng gần Đá Chông, ven sông Đà, để xây dựng một nhà nghỉ cho Trung ương. Nhà nghỉ này được gọi là K9. Nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta, nhiều vị khách quốc tế đã lên đây nghỉ ngơi và làm việc với Bác. Tháng 2 năm 1969, tuy sức khỏe đã giảm sút, Bác vẫn quyết định lên Ba Vì, thăm bà con xã Vật Lại anh hùng và trồng cây đa trên đồi Vật Lại. Điều đó chứng tỏ tình cảm của Bác với vùng đất “địa linh nhân kiệt” này rất sâu nặng.

        Sau khi hoàn thành hai công trình 75A và 75B, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương yêu cầu Ban chỉ đạo chúng tôi phải nhanh chóng chuẩn bị một công trình ở bên ngoài Thủ đô để sẵn sàng đối phó với tình hình chiến tranh và những tình huống thiên tai bất ngờ. Theo ý kiến của Ban chỉ đạo, anh Phùng Thế Tài và tôi cùng nghiên cứu, chọn địa điểm. Cả hai chúng tôi đều dễ dàng gặp nhau khi đưa ra ý kiến chọn K9 là nơi xây dựng một công trình cho việc bảo vệ và gìn giữ lâu dài thi hài Bác.

        Để có tư liệu làm luận cứ chắc chắn cho phương án chọn K9, chúng tôi lần lượt lên kiểm tra lại K9 và cùng với đồng chí Trần Bá Đặng, Bộ Tư lệnh Công binh bắt tay vào việc xây dựng kế hoạch thi công công trình mới ở K9. Các đồng chí Nguyễn Lương Bằng, Trần Quốc Hoàn đã đồng ý với phương án của Ban chỉ đạo và báo cáo với Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương. Sau khi nghiên cứu, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương đã đồng ý với phương án chọn K9 làm căn cứ cho nhiệm vụ bảo vệ và giữ gìn lâu dài thi hài Bác.

        Sở dĩ K9 được chọn vì những lý do sau: Thứ nhất K9 nằm trong dải rừng nối liền với núi Ba Vì nên có nhiều thuận lợi trong việc giữ bí mật. Thứ hai K9 không quá xa Thủ đô, di chuyển tương đối thuận lợi, bố trí sinh hoạt đi lại làm việc cho chuyên gia cũng thuận lợi. K9 có sản một số công trình sẽ thuận hơn cho việc thi công. K9 xa dân, địa hình thuận lợi cho việc bảo vệ và cơ động trong những tình huống đặc biệt và cuối cùng, có một lý lẽ không được nêu lên thành lời nhưng ai cũng hiểu: nơi đây lúc sinh thời Bác Hồ rất yêu thích.

        Ngay sau lễ quốc tang, theo lệnh của Ban chỉ đạo, một đoàn cán bộ, chiến sĩ của Bộ Tư lệnh Công binh và Trung đoàn 144 cũng do đồng chí Nguyễn Văn Hanh phụ trách đã có mặt để khảo sát thiết kế cải tạo công trình và nhận bàn giao toàn bộ khu vực K9 do Văn phòng Trung ương Đảng và các đơn vị công an vũ trang trao lại. Đồng chí Nguyễn Văn Hanh là một trưởng phòng nghiệp vụ của Cục Bảo vệ, được giao nhiệm vụ này. Đồng chí Hanh hiểu rằng, ngoài các yếu tố kỹ thuật, công trình này phải hội đủ các yêu cầu về công tác an ninh, phòng thủ, bảo mật. Vì thế Ban chỉ đạo hoàn toàn yên tâm, tin cậy ở tổ công tác này.

        Theo kết cấu cũ, K9 là một cụm công trình gồm một nhà sàn dành cho Bác nghỉ ngơi, làm việc, hội họp, một nhà hai tầng dành cho cán bộ và khách tới làm việc với Bác, hai ngôi nhà dành cho đội cảnh vệ vũ trang và anh em phục vụ. Các công trình hầm ngầm gồm có một hầm tránh bom kiên cố kết cấu bê tông cốt thép và có thiết bị phòng hóa. Khu ngoại vi là rừng rậm, phía bắc giáp với sông Đà. Đường lên K9 còn rất khó đi, từ ngã ba thị xã Sơn Tây trở vào là đường đất đỏ nhiều ổ gà. Từ trên cao nhìn xuống, các công trình của K9 nằm trong một vệt rừng và cũng không có những đặc điểm đột xuất dễ bị chú ý.

        Phương châm chỉ đạo là tận dụng tối đa các công trình đã có, hạn chế xây dựng công trình mới lộ thiên, tránh gây ra những biến dạng đột xuất cho địa hình. Từ những công trình cũ, phương án cải tạo được đưa ra là: xây dựng thêm một buồng kính cạnh nhà hai tầng làm “buồng đặc biệt” nơi để dụng cụ y tế thuốc men và nơi làm thuốc. Cải tạo hầm ngầm để có thể đưa thi hài Bác xuống và khi cần có đủ điều kiện làm thuốc tại đó. Đây là một hạng mục công trình khó khăn, đòi hỏi nhiều sự sáng tạo và công sức của bộ đội.

        Một ban chỉ huy công trình được thành lập do đồng chí thượng tá Phó tư lệnh Công binh Trần Bá Đặng chỉ đạo trực tiếp, gồm các đồng chí: Lương Soạn, Nguyễn Trọng Quyền, Nguyễn Trung Thành, Cao Đàm, Lam Sinh, Bùi Danh Chiêu, Hoàng Quang Bá, Phạm Hoàng Vân… Lực lượng thi công chủ yếu vẫn là Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 259 công binh - đơn vị đã có kinh nghiệm thi công hai công trình 75A và 75B.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #18 vào lúc: 01 Tháng Năm, 2017, 03:41:10 pm »


        Thật khó tả hết tinh thần lao động quên mình và trí thông minh, sáng tạo tuyệt vời của những người lính công binh Việt Nam. Nếu như trong điều kiện thi công những công trình bình thường, không đòi hỏi tính chất bí mật cao đến thế thì việc huy động tiềm năng kỹ thuật khí tài để xây dựng những công trình này không phải là việc khó. Nhưng cái khó là không được tăng thêm lực lượng, không được sử dụng những khí tài gây ồn, gây nổ, những thiết bị chiếu sáng tỏa rộng và cao, không được mở rộng diện tham khảo ý kiến về phương pháp thi công. Tất cả phải âm thầm lặng lẽ mà làm và phải đạt độ chính xác cao, chất lượng tốt.

        Công việc khó khăn, nặng nhọc nhất là phải cải tạo hầm ngầm để có thể biến nơi đây thành một la-bô ngầm, đủ các tiêu chuẩn kỹ thuật như ở 75A và tăng cường thêm khả năng chống bom và tên lửa các loại. Với trí thông minh sáng tạo vốn có, các cán bộ, chiến sĩ công binh đã đưa ra những giải pháp thi công rất độc đáo: Để cải tạo hầm ngầm và đưa máy móc thiết bị xuống hầm phải đào một giếng rộng năm mét, sâu sáu mét ngay từ nóc bê tông của hầm ngầm. Phải sử dụng khoan tay để phá kết cấu bê tông, cứ năm xăng-ti-mét vuông phải khoan một mũi, tổng cộng phải khoan tới 1.800 mũi khoan mới tạo ra một cửa để đưa bốn tấn thiết bị, trong điều kiện không thể dùng cần cẩu mà phải dùng tời tay để đưa xuống hầm ngầm. Sau đó phải thi công một thiết bị để di chuyển thi hài Bác xuống hầm mà không dùng đến người khiêng để bảo đảm tuyệt đối an toàn. Thiết bị đó là một bộ giá đỡ có bánh xe trượt trên hai đường ray uốn cong theo độ dốc (tới 600). Hộp thi hài sẽ được đặt trên giá đỡ, luôn giữ được cân bằng dù di chuyển bằng tay, hoặc dùng tời bằng điện. Tác giả sáng kiến này là kỹ sư cơ khí Nguyễn Trung Thành và Vũ Quý Khôi - bộ đội công binh.

        Hệ thông cấp điện cho công trình cũng phải được lắp đặt và tính toán lại. Ngoài việc củng cố hệ thống điện lưới quốc gia, còn phải lắp đặt ba tổ máy đi-ê-zen. Bộ phận kỹ thuật điện do kỹ sư Nguyễn Trung Thành đã thiết kế lắp đặt ba cụm máy đi-ê-zen theo thế chân vạc. Để bảo đảm nguồn điện liên tục một hệ thống đóng, cắt nguồn điện dự phòng, tự động đã được lắp đặt hệ thống tự động này có thể đảm bảo đưa một trạm đi-ê-zen vào hoạt động ngay khi nguồn điện lưới quốc gia bị mất và còn có khả năng chọn trạm đi-ê-zen khác thay thế khi cần thiết. Ngoài ra còn lắp đặt hệ thống điều khiển từ xa đối với các máy điều hòa nhiệt độ trong công trình để tránh phải đi lại nhiều, ảnh hưởng tới nhiệt độ và độ ẩm trong phòng để thi hài.

        Về nước sạch, để công trình hoạt động được cũng phải thường xuyên có hàng trăm mét khối nước mỗi ngày, chưa kể nước sinh hoạt cho cán bộ, chiến sĩ.

        K9 nằm trên độ cao 250 mét so với mực nước biển, nguồn nước cũng rất khó khăn. Để khắc phục khó khăn này kỹ sư Hoàng Trung Bá đã thiết kế một hệ thống khai thác và sử dụng nước rất tiết kiệm, có hiệu quả.

        Tất cả những sáng kiến “tự động hóa” này phải đặt vào bối cảnh năm 1969, chúng ta mới thấy hết được những khó khăn và những ý nghĩa quan trọng của công tác thiết kế thi công. Các chiến sĩ công binh, những người trực tiếp lao động trên công trình đã trải qua những tháng ngày vô cùng gian khổ. Khả năng cung cấp có hạn do ở xa dân, xa chợ búa, lại phải hạn chế đi lại nên bữa ăn của anh em rất đạm bạc. Ngoài ra, anh em còn phải chấp hành nghiêm ngặt chế độ bảo mật, không đi lại, không tiếp xúc với  dân, không phơi phóng linh tinh, thậm chí không cả thư từ trong những ngày làm tiệc tại công trình, Nhưng, tuy thiếu thốn, gian khổ, lao động cường độ cao, anh em vẫn rất vui vẻ, tự hào khi được Đảng, Nhà nước, quân đội giao cho thi công một công trình đặc biệt nên họ đã thi đua nhau, đạt năng suất cao, đẩy nhanh tiến độ công trình.

        Đến ngày 15 tháng 12 năm 1969, công trình K9 hoàn thành những chi tiết cuối cùng, vượt mức thời gian quy định 10 ngày. Đơn vị thi công rút quân về, chỉ để lại 20 cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ vận hành công trình, do đồng chí Đinh Viết Phụng chỉ huy.

        Ban chỉ đạo chúng tôi lên kiểm tra công trình trước, sau đó mời đoàn chuyên gia Liên Xô lên kiểm tra chất lượng và những yêu cầu kỹ thuật đặc biệt của công trình. Sau khi xem xét, đoàn chuyên gia Liên Xô vô cùng ngạc nhiên trước trình độ thi công của công binh Việt Nam. Bạn hết sức hài lòng và những chỉ tiêu yêu cầu về kỹ thuật của một công trình phức tạp như vậy đều đạt tiêu chuẩn; ngoài ra nơi ăn chốn ở, nơi sinh hoạt của chuyên gia cũng khiến đoàn rất hài lòng. Khi được hỏi cảm nghĩ về công trình này, đồng chí trưởng đoàn chuyên gia nói ngay: “Không thể tốt hơn, Liên Xô chưa có tiền lệ, chưa có kinh nghiệm xây dựng những công trình kiểu này nên chúng tôi không hiểu bằng cách nào các đồng chí có thể hoàn thành công trình này nhanh đến như vậy. Tất cả các chỉ tiêu kỹ thuật đều tốt. Và phong cảnh ở nơi này thì thật tuyệt vời”.

        Khi tôi tiết lộ rằng, đây là nơi Bác Hồ đã chọn làm nơi nghỉ và làm việc của mình trong những điều kiện đặc biệt thì các chuyên gia bạn đều thốt lên “Bác Hồ quả là một hiền nhân”. Đúng vậy, chỉ có các bậc hiền nhân trong thiên hạ mới có sự đồng cảm với thiên nhiên đến vậy.

        Công trình K9 đã hoàn thành. Từ đây công trình được mang mật danh mới - K84
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #19 vào lúc: 01 Tháng Năm, 2017, 04:00:11 pm »


*

*       *

        Trong thời gian thi công công trình K84, Ban chỉ đạo chúng tôi còn phải tiến hành một lúc rất nhiều công việc khác nhau. Một mặt, vẫn phải theo dõi, duy trì đều đặn những công việc đang tiến hành ở 75A của đoàn chuyên gia y tế Liên Xô (giai đoạn làm thuốc cơ bản cho thi hài Bác vẫn đang tiến hành); một mặt theo dõi quá trình thi công ở K84 và chuẩn bị phương án để khi K84 hoàn thành, được lệnh của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương sẽ tiến hành đưa thi hài Bác lên trên đó.

        Yêu cầu của cuộc hành quân di chuyển được đặt ra là: tuyệt đối an toàn, tuyệt đối bí mật. Anh Phùng Thế Tài và tôi phải chuẩn bị cho cuộc hành quân di chuyển này thật chu đáo. Các chuyên gia Liên Xô chưa hề có kinh nghiệm gì về việc này. Họ cũng hiểu rằng, khả năng Mỹ tiếp tục mở rộng cuộc chiến tranh ra miền Bắc, thậm chí đánh phá Thủ đô Hà Nội là rất lớn, để thi hài Bác tại Thủ đô lúc này là nguy hiểm, nhưng di chuyển một chặng đường xa như vậy sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Các chuyên gia bạn chỉ nêu ra cho ta mấy yêu cầu nghiêm ngặt: trong khi di chuyển tuyệt đối không được để rung xóc. Bạn nêu một tiêu chuẩn: đặt một cốc nước đầy cách miệng ba xăng ti-mét trên hòm thi hài khi di chuyển nước không sánh ra là được và vẫn phải bảo đảm chế độ vô trùng, các số liệu kỹ thuật về nhiệt độ, độ ẩm không được mảy may thay đổi phải như ở “buồng đặc biệt” trong quá trình di chuyển và thời gian di chuyển không được kéo dài quá bốn giờ. Đây thật là một yêu cầu rất cao so với hoàn cảnh khoa học kỹ thuật lạc hậu, đường sá hư hỏng nhiều, lại trong hoàn cảnh chiến tranh lúc đó.

        Chúng tôi đã có một số cuộc họp để bàn chọn phương án hành quân. Từ Hà Nội lên K84 có thể đi bằng đường bộ, đường thủy và đường không. Sau khi phân tích, Ban chỉ đạo thấy rằng, đường không và đường thủy có một số ưu điểm, nhưng nguy cơ lớn hơn, khó khắc phục hơn. Vì vậy, đã nhất trí chọn phương án hành quân bằng đường bộ, phương án này tuy có nhiều khó khăn nhưng có thể chủ động khắc phục được cả về mặt bảo đảm kỹ thuật lẫn công tác bảo vệ bí mật, an toàn.

        Để thực hiện phương án hành quân theo đường bộ phải nghiên cứu, giải quyết một số mặt: giải pháp về y tế phương tiện di chuyển; đường sá, kỹ thuật di chuyển để chống rung xóc và công tác hiệp đồng bảo vệ bí mật, an toàn dọc đường hành quân.

        Về y tế chúng tôi đã tính toán đến việc thi hài Bác được đặt trong hòm gỗ xung quanh được chèn, kê kích chắc chắn. Hòm gỗ và thùng xe phải được tẩy rửa đảm bảo chế độ vô trừng nghiêm ngặt và sẽ dùng hai khối nước đá để bảo đảm nhiệt độ và độ ẩm trong thùng xe đặt thi hài.

        Về phương tiện, sau khi nghiên cứu thí nghiệm nhiều loại xe, chúng tôi thấy chỉ có loại xe vận tải Zin 157 là loại xe thích hợp. Vì Zin 157 có ba cầu, độ rung xóc ít và có thể cải tiến một số chi tiết để giảm độ rung xóc xuống thấp nhất. Zin 157 thùng xe rộng tuy vẫn chưa đủ diện tích để đặt máy điều hòa và máy phát điện đi kèm, nhưng có thể thực hiện chế độ bảo ôn bằng nước đá như đã làm khi di chuyển thi hài Bác từ 75A đến 75B.

        Xưởng X49, thuộc Bộ Tư lệnh Công trình được giao nhiệm vụ cải tạo một xe Zin 157 theo tiêu chuẩn kể trên. Sau ba tuần, một chiếc xe Zin 157 đặc biệt đã ra đời tuy nhìn vẻ ngoài không có gì đặc biệt khiến có thể gây chú ý, nhưng bên trong thùng xe đã được chia thành ba ngăn, hai bên là hai ngăn chứa nước đá, có hệ thống an toàn để không xô lệch, có thể thoát nước, ở giữa là nơi đặt hòm gỗ lớn đựng thi hài, dưới có lò xo và đệm cao su. Thùng xe có vách ngăn, có lỗ thông hơi, có cửa kính để quan sát trên ca bin, trong thùng xe có hai ghế tựa bọc vải giả da dùng cho nhân viên y tế đặc biệt.

        Bộ Tư lệnh Thông tin được lệnh đóng hai hòm gỗ lớn (kích thước 2,1m x 1,1m x 0,70m), một đựng hòm thi hài, một hòm đựng bể thủy tinh trung tính, một dụng cụ đặc biệt quý hiếm dùng để làm thuốc thi hài; ngay ở Liên Xô cũng chỉ có một chiếc duy nhất dùng cho việc bảo quản thi hài Lê-nin.

        Tất cả những công việc trên đây được tiến hành với tinh thần bảo mật rất cao. Các cán bộ bảo vệ của Cục Bảo vệ được phân công đã bám sát công việc, nắm chắc các đối tượng tiếp xúc với công việc và có những phương án bảo mật phòng gian thích hợp với từng đối tượng. Nếu nói một câu như vậy, có vẻ như công việc này thật đơn giản, nhưng trong thực tế nó rất phức tạp. Chỉ cần sơ suất ở một khâu nhỏ, khiến kẻ thù của chúng ta nắm được thông tin, thì có thể gây ra những hiểm họa khôn lường.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM