Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 05:09:48 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Khu di tích lịch sử Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đá Chông  (Đọc 9688 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #30 vào lúc: 09 Tháng Năm, 2017, 09:53:39 pm »


        Kết hợp với ghi chép lời kể nhân chứng cần tiến hành ghi âm giọng nói nhân chứng để sau này so sánh chứng thực nội dung kể chuyện của nhân chứng. Do thời gian lâu, tuổi tác, trí nhớ, sức khỏe của nhân chứng bị giảm sút... nên đơn vị phải tổ chức tọa đàm, hội thảo để giám định lời kể của nhân chứng, tạo sự thống nhất về mỗi sự kiện, hiện vật tại Khu di tích Đá Chông.

        Những nội dung cần Hội thảo thống nhất một số sự kiện, hiện vật gắn với các thời kỳ. Cụ thể thời kỳ 1957- 1969 cần làm rõ: thời điểm đầu tiên Bác Hồ đến với Đá Chông và sau đó Bác đến mấy lần, thời gian, nội dung từng lần và có những ai đi cùng với Bác; xác định rõ các hiện vật ngôi nhà 2 tầng, nhà kính, nhà bếp; các hiện vật như bàn ghế, giường tủ... nguồn gốc, xuất xứ, lý lịch những hiện vật đó.

        Thời kỳ 1969- 1975 Hội thảo các nhân chứng làm rõ về quá trình xây dựng các công trình phục vụ nhiệm vụ y tế, bảo vệ, thời gian từng lần đón đưa, đón thi hài Bác, thời gian thi hài Bác ở đó diễn ra những sự kiện quan trọng nào, các đồng chí Trung ương Đảng, Trung ương Cục miền Nam lên viếng Bác mấy lần, có những ai...

        -  Vẽ ghi di tích theo đúng hiện trạng và lập bản đồ khoanh vùng bảo vệ di tích

        Những hiện vật của Khu di tích Đá Chông cơ bản được giữ gìn rất tốt. Song một số hiện vật: Nhà 2 tầng nơi Bác họp, tiếp khách và nghỉ ngơi; nhà kính nơi giữ gìn thi hài Bác trong những năm chiến tranh; nhà phục vụ đều không giữ được bản thiết kế ban đầu, theo thực tế đã quét vôi, ve lại các ngôi nhà và tu sửa một số nội dung. Do vậy cần tiến hành vẽ ghi những hiện vật chủ yếu như: Tổng thể Khu di tích, ngôi nhà sàn, nhà kính, nhà bếp bảo đảm đúng thực tế, tỷ mỷ, khoa học, theo yêu cầu của vẽ ghi di tích. Đó là những tài liệu, các bản vẽ để làm tài liệu căn cứ sau này tu sửa, phục chế khi có tình huống xảy ra. Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng có các lực lượng kiến trúc, xây dựng, nếu phát huy được thì sẽ rất thuận lợi trong quá trình tu sửa, bảo quản, sửa chữa sau này.

        Theo quy định của Pháp lệnh bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh của Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 14/LCT/HĐNN7 ban hành ngày 4 tháng 4 năm 1984; Nghị định 288/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ngày 31 tháng 12 năm 1985 và Thông tư hướng dẫn thi hành của Bộ Văn hóa -  Thông tin số 206/VHTT ngày 22 tháng 7 năm 1986 thì mỗi di tích lịch sử -  văn hóa nên có từ 2 đến 3 khu vực bảo vệ: Khu vực I là khu vực bất khả xâm phạm, giữ nguyên yếu tố gốc; Khu vực II là khu vực bao quanh trực tiếp và Khu vực III là khung cảnh thiên nhiên của di tích.

        Như vậy, đề nghị đơn vị báo cáo với Bộ Quốc phòng và trao đổi với huyện Ba Vì, với tỉnh Hà Tây về lập biên bản khoanh vùng bảo vệ di tích Đá Chông. Với hiện trạng toàn bộ khu vực Đá Chông đơn vị đang quản lý, nên phân chia thành 3 khu vực, bao gồm: Khu vực I (Di tích Đá Chông) có phạm vi không gian như sau: Bắc đến đường lên, đầu nhà kính số 2, Nam là ngoài vị trí thắp hương tại 3 hòn Đá Chông, Đông là đến đường dạo ven hồ Khu B, Tây là theo đường dạo mới làm quanh di tích, có 3 công trình trọng tâm: Nhà 2 tầng Bác Hồ ở, nhà kính giữ gìn thi hài Bác và nhà phục vụ số 1.

        Khu vực II: Là diện tích xung quanh Khu di tích, có phạm vi không gian như sau: Bắc đến hết sân bay, sân quần vợt, phía Nam giáp hàng rào bảo vệ dọc sông Đà, phía Tây..., phía Đông giáp khu vực tăng gia tập trung của đơn vị; trọng tâm của khu vực này có các công trình: Nhà 2 tầng trước đây các đồng chí Trung ương nghỉ; sân bay trực thăng; công trình huấn luyện, phòng chống cháy rừng.

        Khu vực III: Là toàn bộ diện tích còn lại 234ha do đơn vị đang quản lý.

        -  Lập sổ thông kê hiện vật và kiểm kê các hiện vật có trong di tích

        +  Giữ nguyên các yếu tố gốc là yêu cầu đầu tiên trong công tác bảo tồn, tôn tạo di tích. Từ thực trạng hiện nay, các nhân chứng sẽ có cơ sở để suy nghĩ, hồi tưởng lại những thay đổi so với thời gian trước, đề xuất giải pháp bảo tồn, phục chế các hiện vật gốc. Do vậy đơn vị cần quan tâm xây dựng kế hoạch bảo quản, tôn tạo Khu di tích. Trong kế hoạch cần xác định rõ những hiện vật nào cần giữ nguyên, hiện vật nào cần tôn tạo, hiện vật nào cần phục chế để có giải pháp tổng thể.

        Giữ nguyên toàn bộ môi trường, cảnh quan vốn có của Khu di tích như: sân, vườn, cây trồng, hàng rào.

        Giữ lại toàn bộ đồ dùng hiện có trong từng căn phòng, từng ngôi nhà của Khu di tích. Giữ nguyên vị trí của từng đồ dùng có trong các phòng, các nhà di tích.

        Tiến hành quay phim, chụp ảnh toàn cảnh, từng hiện vật trong từng ngôi nhà, từng căn buồng, nhằm lưu giữ các hiện vật, bố trí các hiện vật, khi tu sửa ngôi nhà, hoặc bàn giao các thế hệ, người trông coi có tài liệu để làm căn cứ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #31 vào lúc: 10 Tháng Năm, 2017, 03:54:46 am »


        Đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện, công nghệ để giữ nguyên hiện trạng các hiện vật. Hiện nay những hiện vật tại Khu di tích rất đa dạng: Gỗ, sắt, sứ, hiện vật đơn chiếc, đa chiếc, máy móc, phương tiện vận tải... cần đầu tư công nghệ bảo quản đồ gỗ, chống mối mọt, sơn chống gỉ, điều hòa bảo đảm không khí, môi trường vệ sinh xung quanh...

        Lập sổ thống kê hiện vật và ghi số kiểm kê tạm thời các hiện vật đang lưu giữ tại Khu di tích theo số liệu kiểm kê thường xuyên.

        Tổ chức ghi chép chặt chẽ, khoa học, chính xác, đúng các nội dung về hiện vật theo quy định; tiến hành lập phiếu ghi chép hiện vật theo mẫu của Bộ Văn hoá -  Thông tin.

        Đơn vị phối hợp mời chuyên gia về: khảo cổ, di tích, bảo tàng tổ chức kiểm tra, đánh giá thực trạng các hiện vật tại Khu di tích.

        Có kế hoạch sưu tầm nguồn gốc, xuất xứ các hiện vật có giá trị tại Khu di tích như: Nhà 2 tầng, nhà kính, bàn ghế, giường tủ Bác Hồ dùng và tiếp khách.

        Ghi sổ kiểm kê bước đầu theo mẫu.

        Ghi ký hiệu kiểm kê cho hiện vật.

        Trên cơ sở thống kê, phân loại, mời chuyên gia về hiện vật xác định, thẩm định thực trạng hiện vật thành các nhóm để quản lý:

        +  Hiện vật nguyên gốc, đủ số lượng, bảo đảm chất lượng;

        +  Hiện vật đã tu sửa, hoặc hư hỏng, xuống cấp để có kế hoạch tôn tạo, phục chế theo bản gốc;

        +  Hiện vật còn thiếu tiến hành sưu tầm, bổ sung đầy đủ.

        Theo thống kê, hiện nay đơn vị đang quản lý 176 hiện vật. Đề nghị nghiên cứu lập hồ sơ khoa học 100 hiện vật. Tập trung vào các khu vực như:

        +  Hiện vật gắn với thời kỳ Bác Hồ và Trung ương làm việc tại đây: Nhà 2 tầng, đồ dùng trong ngôi nhà, hầm trú ẩn, hòn non bộ, đường "Rèn luyện sức khoẻ";

        +  Cây trồng trong vườn: Đặc biệt là những cây quý được Bác và các vị khách trồng từ trước; cây vải trước ngôi nhà 2 tầng Bác đã nghỉ trưa dưới gốc cây; nơi 3 mỏm Đá Chông Bác đã nghỉ và ăn cơm trưa.

        +  Hiện vật sau này phục vụ nhiệm vụ giữ gìn thi hài Bác: Những chiếc xe làm nhiệm vụ di chuyển thi hài Bác, phòng để thi hài Bác tại Đá Chông; hòm kính và các dụng cụ y tế phục vụ nhiệm vụ này.

        -  Tổ chức bố trí, trưng bày các hiện vật bảo đảm khoa học, thuận lợi cho công tác đón tiếp, tuyên truyền.

        Hiện vật hiện nay ỏ Khu di tích chủ yếu được giữ nguyên như hiện trạng ban đầu, đều là những hiện vật gốc, có giá trị thực tiễn rất lớn trong công tác nghiên cứu, tìm hiểu. Có các hiện vật gắn liền với lúc Bác sống, lúc giữ gìn thi hài Bác và sau này các tổ chức, cá nhân trao tặng, cần tiến hành những công việc sau:

        +  Bố trí sắp xếp hiện vật ở: Nhà 2 tầng gồm những hiện vật sinh thời Bác Hồ đã sử dụng: Giường, tủ, bàn ghế... Những cây trồng giữ nguyên vị trí như ban đầu.

        Công việc bố trí sắp xếp các hiện vật tại nhà bếp cần phối hợp với Bảo tàng Hồ Chí Minh để bảo đảm tính khoa học, thẩm mỹ, dễ bảo quản, giới thiệu tuyên truyền.

        Những hiện vật, cây trồng sau này bổ sung, tôn tạo, trồng mới ghi biển chú thích nói rõ xuất xứ để khách tham quan dễ nhìn, dễ thấy.

        + Trưng bày những hiện vật mà trước đây đã dùng phục vụ Bác nghỉ, tiếp khách, các tập thể, cá nhân trao tặng Bác; những hiện vật phục vụ quá trình giữ gìn thi hài Bác: 3 chiếc xe ô tô, các dụng cụ y tế; hoặc những hiện vật các tập thể, cá nhân trao tặng đơn vị phục vụ nhiệm vụ giữ gìn Khu di tích tổ chức trưng bày tại ngôi nhà phục vụ số 1 để khách tham quan, theo dõi được thuận lợi.

        - Tiến hành bảo quản thường xuyên các hiện vật

        Hiện vật, cây trồng tại Khu di tích rất đa dạng, đơn vị cần phân loại các dạng hiện vật để có chế độ bảo quản thường xuyên hợp lý.

        + Đối với toàn bộ Khu di tích, hàng ngày đều phải tiến hành quét dọn trong nhà, cầu thang, ngoài sân, đường dạo cho sạch sẽ. Hàng tuần tiến hành tổng vệ sinh toàn bộ khu vực.

        + Những hiện vật trong khu vực nhà 2 tầng, nhà trưng bày, nhà xe, nhà kính hàng tuần lau chùi, vệ sinh sạch sẽ.

        Việc bảo quản các hiện vật nên giao cho người chuyên trách. Nhân viên bảo quản cũng cần được trang bị kiến thức bảo quản cần thiết để có thể sử dụng đúng phương tiện (từng chổi, giẻ lau, bàn chải cứng hay mềm...) hoặc hoá chất, đơn giản phục vụ cho việc bảo quản hàng ngày.

        + Những hiện vật thuộc thiết bị kỹ thuật, ô tô có chế độ vận hành định kỳ và bảo dưỡng hợp lý.

        + Cây trồng trong vườn có chế độ chăm sóc: tưới nước, bón phân, diệt trừ sâu bọ thường xuyên.

        + Hàng năm, tổ chức kiểm tra, đánh giá công tác bảo quản, tôn tạo hiện vật và hiệu quả công tác đón tiếp, tuyên truyền tại Khu di tích.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #32 vào lúc: 10 Tháng Năm, 2017, 03:55:43 am »


        Ghi nhật ký di tích hằng ngày để tiện theo dõi hoạt động, tổng hợp số lượng đoàn, số lượng khách và những nội dung công việc quan trọng. Phân công cán bộ (nhân viên) ghi nhật ký hàng ngày. Ghi tóm tắt công việc diễn ra trong ngày tại di tích. Ghi cụ thể các đoàn, thuộc cơ quan, đơn vị, địa phương nào, số lượng người, phương tiện đến, nội dung, chương trình hoạt động tại Khu di tích. Những Đoàn lãnh đạo Đảng, Nhà nước cần ghi cụ thể, chi tiết tên người đứng đầu, tổng số người trong đoàn, nội dung hoạt động, thời gian đoàn ở lại Khu di tích và cán bộ của đơn vị đón dẫn đoàn.

        Chú ý ghi chi tiết những công việc đột xuất xảy ra, hoặc việc di chuyển hiện vật hay tu sửa, thay thế vật liệu xây dựng trong ngôi nhà di tích. Nhật ký đóng thành quyển, ngoài bìa ghi tên di tích và thời gian bắt đầu ghi đến kết thúc.

        - Nghiên cứu, đề xuất giải pháp tôn tạo cảnh quan, môi trường Khu di tích và các khu vực xung quanh, vừa bảo đảm nguyên trạng vừa có bước phát triển

        Trên cơ sở quy hoạch tổng thể toàn bộ khu vực Đá Chông của đơn vị, để có giải pháp tu sửa, tôn tạo các khu vực cho phù hợp.

        + Quy hoạch Khu vực I (Khu di tích), với yêu cầu mọi yếu tô gốc còn lại trong di tích phải được bảo vệ nguyên trạng như hiện nay. Nghiêm cấm mọi sự di chuyển địa điểm thay đổi, bổ sung. Đề nghị trưng bày các hiện vật tại nhà phục vụ số 1. Trong khu vực này nên bô trí thêm ghế đá để phục vụ khách vừa tham quan, vừa nghỉ ngơi được thuận tiện; đồng thời quy hoạch các khu vực trồng, chăm sóc cây do lãnh đạo Đảng, Nhà nước trồng, tạo cảnh quan môi trường đẹp.

        + Quy hoạch Khu vực II, là khu vực điều chỉnh xây dựng để bảo vệ không làm ảnh hưởng đến giá trị, vẻ đẹp của di tích. Trong Khu vực II xây dựng các công trình phục vụ huấn luyện, rèn luyện bộ đội và phòng chống cháy rừng. Yêu cầu các công trình phải đảm bảo phù hợp với không gian tổng thể, nhằm mục đích tôn tạo khu vực di tích.

        + Quy hoạch Khu vực III, các khu vực khác trong phạm vi đơn vị quản lý cần xây dựng, bố trí hệ thống giao thông, điện, điện thoại tạo điều kiện thuận lợi cho khách tham quan. Đồng thời quy hoạch xây dựng các khu đồi cây, vườn cây, khu tăng gia sản xuất, chăn nuôi, hồ cá phù hợp để tôn vẻ đẹp và đảm bảo môi trường cho Khu di tích.

        + Hàng năm, Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác", tạo nên phong trào trồng cây, chăm sóc cây và bảo vệ rừng tại Khu di tích.

        Thường xuyên cải tiến, đối mới công tác đón tiếp, tuyên truyền nhằm phát huy tác dụng Khu di tích
   
        - Xây dựng quy chế đón tiếp khách, quy định bảo vệ Khu di tích, làm cơ sở cho việc triển khai thực hiện chặt chẽ, thống nhất

        Hiện nay, quy định tổ chức đón tiếp các đoàn đến tưởng niệm Bác và tham quan Khu di tích đã quy định rõ: Các đoàn muốn đến Khu di tích phải đăng ký trước. Trong đó, cơ quan Văn phòng tiếp nhận, đăng ký các đoàn của địa phương, các bộ, ban, ngành; Đoàn 285 tiếp nhận các đoàn của huyện Ba Vì, thị xã Sơn Tây và lãnh đạo tỉnh Hà Tây giới thiệu. Trường hợp có đoàn do không nắm vững quy định mà đã đến Khu di tích thì Chỉ huy Đoàn 285 nắm cụ thể và giải quyết. Về cơ bản, quy trình tiếp nhận các đoàn đã từng bước đi vào nền nếp.

        Tuy nhiên, để tạo điều kiện thuận lợi cho công việc đăng ký của các đoàn, để nghị tuyên truyền, phổ biến rộng rãi nội dung quy chế, quy định trong đơn vị, nhân dân địa phương để triển khai thực hiện.

        Trong quy chế cần quy định cụ thể thòi gian, phạm vi, đối tượng được đến tham quan Khu di tích. Quy định nội dung tưởng niệm Bác, sinh hoạt chính trị, trồng cây, đóng góp giúp đỡ vật chất, tinh thần cho Khu di tích.

        Riêng với quy chế bảo vệ khu vực xây dựng chưa đầy đủ, cần bổ sung, hoàn chỉnh để triển khai thực hiện thống nhất. Trong quy định bảo vệ khu vực cần quy định rõ chế độ khen thưởng, xử phạt các trường hợp vi phạm công tác bảo đảm an toàn cho Khu di tích.

        + Phối hợp các lực lượng, các phương tiện tuyên truyền rộng rãi quy chế, quy định, trước mắt là đối với các đoàn đến tham quan tại Khu di tích.

        Làm tốt công tác giáo dục nhân dân địa phương thấy rõ trách nhiệm bảo vệ tuyệt đối an toàn Khu di tích là trách nhiệm của địa phương, là góp phần bảo đảm trật tự an ninh xã hội của địa phương.

        Phối hợp với các lực lượng trong, ngoài đơn vị, cấp ủy, chính quyền địa phương và nhân dân tuyên truyền về quy chế bảo vệ, tham quan Khu di tích. Có kế hoạch thông qua các tổ chức Đảng, đoàn thể, trường học ở địa phương để phối hợp tuyên truyền, phổ biến rộng rãi các quy định bảo vệ Khu di tích.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #33 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2017, 07:52:06 pm »


        - Tổ chức đón tiếp chặt chẽ, khoa học các đoàn đến thăm Khu di tích

        + Tổ chức đón tiếp   

        Khu di tích Đá Chông cách Hà Nội khoảng 70km, đường giao thông đi lại chưa thật thuận lợi. Do vậy cần phối hợp với địa phương tổ chức các biển báo giới thiệu cho khách đến Khu di tích được thuận lợi. Phối hợp các lực lượng của địa phương bảo đảm an ninh, an toàn, thuận lợi cho các đoàn đến tham quan Khu di tích.

        Phối hợp các lực lượng: Cơ quan Văn phòng, huyện Ba Vì và thị xã Sơn Tây, tổ chức tiếp nhận, trả lời đề nghị của các đoàn đến tham quan Khu di tích.

        Phân công lực lượng đón tiếp, phục vụ các đoàn đến tham quan Khu di tích tận tình, chu đáo.

        + Do yêu cầu nhiệm vụ và phạm vi phục vụ, hiện nay các đoàn lên tham quan và tổ chức các hoạt động tại Khu di tích rất đa dạng. Để thuận lợi cho công tác đón tiếp, tuyên truyền, đề nghị: Các đoàn lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các bộ, ban, ngành của Trung ương, lãnh đạo các địa phương do Thủ trưởng Bộ Tư lệnh dẫn và giới thiệu. Một số đoàn thuộc các cơ quan của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Bộ Quốc phòng, được Thủ trưởng Bộ Tư lệnh ủy quyền do thủ trưởng các cơ quan dẫn. Các đoàn còn lại do Thủ trưởng Đoàn 285 mà thường xuyên, trực tiếp là cán bộ, nhân viên làm nhiệm vụ hướng dẫn viên giới thiệu.

        - Chủ động nghiên cứu, xây dựng nội dung tuyên truyền phù hợp về Khu di tích

        Khu di tích Đá Chông mới đi vào hoạt động, hiện nay có nhiều lực lượng tham gia tuyên truyền, giới thiệu cho các đoàn: Thủ trưởng Bộ Tư lệnh; cán bộ, nhân viên, chiến sĩ của Đoàn 285 và một số cán bộ của các cơ quan trong Bộ Tư lệnh. Do vậy cần biên soạn nội dung đề cương giới thiệu để bảo đảm tính chính xác, chân thực, thông nhất, đầy đủ, toàn diện.

        Đề cương tuyên truyền, giới thiệu nên kết hợp giữa ngôn ngữ nói với bản đồ, sa bàn và các hiện vật thực tế trong Khu di tích.

        Đề cương tuyên truyền nên bố cục theo quy trình các đoàn đến tưởng niệm Bác, tham quan toàn bộ Khu di tích. Nội dung tuyên truyền nên khái quát toàn bộ quá trình hình thành, phát triển của Khu di tích qua các thời kỳ. Khẳng định rõ vị trí chiến lược của Khu di tích mà Bác Hồ và Trung ương đã chọn làm căn cứ; giới thiệu được cơ bản những lần Bác Hồ lên làm việc, tiếp khách tại Khu di tích và thời gian giữ gìn thi hài Bác trong những năm chiến tranh tại đây; giới thiệu làm nổi bật những sự kiện, hiện vật gắn liền vói Bác Hồ khi Người còn sống và giữ gìn thi hài sau khi Người qua đời.

        Ngoài đề cương tuyên truyền chung, nên mở rộng các nội dung: Như sưu tầm những chuyện kể về sự quan tâm của Bác Hồ và những lần Bác lên thăm Khu di tích; những tình cảm của nhân dân địa phương tham gia xây dựng, bảo vệ, giữ gìn Khu di tích; những câu chuyện vượt khó khăn vất vả của cán bộ, chiến sĩ Đoàn 69 trong những năm tháng chiến tranh; tình cảm của chuyên gia Liên Xô với Việt Nam, vói Bác Hồ và với cán bộ, nhân viên y tế Việt Nam.

        Tại Khu di tích sẽ diễn ra rất nhiều hoạt động. Do vậy cần xây dựng thêm những nội dung tuyên truyền chuyên đề cho các hoạt động: tham quan; lễ báo công, phát động thi đua; trồng cây lưu niệm.

        Xây dựng nội dung tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng: Lão thành cách mạng, bộ đội, nhân dân, các cháu học sinh...

        Đơn vị đầu tư xây dựng phim tài liệu, ấn phẩm văn hoá giới thiệu, tuyên truyền về các hoạt động của Khu di tích cho khách đến tham quan.

        Thông qua trang tin điện tử trên hệ thống Internet của Ban Quản lý Lăng, tổ chức tuyên truyền, giới thiệu cho nhân dân cả nước về ý nghĩa lịch sử - văn hoá của Khu di tích; hướng dẫn các đoàn đến các địa điểm đăng ký tham quan và tổ chức các hoạt động tại Khu di tích Đá Chông. Đồng thới bố trí lực lượng, phương tiện trả lời, giải đáp những ý kiến muốn tìm hiểu về Khu di tích Đá Chông.

        - Tích cực cải tiến, đổi mới các nội dung, hình thức đón tiếp, tuyên truyền sinh động, phong phú, phát huy ý nghĩa chính trị, văn hoá tại Khu di tích

        Tổ chức đón tiếp, tuyên truyền giới thiệu cho nhân dân nhận thức sâu sắc ý nghĩa chính trị, lịch sử, văn hoá là mục đích, là kết quả của cả quá trình bảo tồn, tôn tạo Khu di tích Đá Chông. Để thực hiện được mục tiêu này đơn vị phải tích cực cải tiến, đổi mới hình thức, phương pháp tuyên truyền sinh động, tạo sự hấp dẫn, cuốn hút nhân dân đến tham quan Khu di tích.

        Trước hết, phải cải tiến, đổi mới hình thức tuyên truyền. Kết hợp chặt chẽ giữa tuyên truyền bằng thuyết minh như hiện nay là chủ yếu với tuyên truyền bằng trực quan sinh động. Thông qua những hiện vật, cây trồng, cảnh quan, môi trường của Khu di tích, cán bộ, nhân viên đón tiếp, tuyên truyền giới thiệu cụ thể về ý nghĩa lịch sử, tầm quan trọng chiến lược của Khu di tích mà Bác Hồ đã chọn, tái hiện lại những công việc, sinh hoạt của Bác Hồ, các đồng chí Trung ương Đảng; giói thiệu cho mọi người thấy sự khó khăn, vất vả của cán bộ, chiến sĩ Đoàn 69 cùng chuyên gia y tế Liên Xô trong thực hiện nhiệm vụ giữ gìn tuyệt đôi an toàn thi hài Bác ở nơi này.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #34 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2017, 07:52:37 pm »


        Tại khu đón tiếp ban đầu (bãi đỗ xe), nên có hệ thông bản đồ, sơ đồ giới thiệu khái quát về toàn cảnh cũng như quá trình hình thành, phát triển của Khu di tích, ở đây và dọc đường dạo quanh hồ Khu B nên bố trí có hệ thống: pa nô, khẩu hiệu, tranh ảnh giới thiệu về nhiệm vụ, cảnh quan, môi trường của Khu di tích. Trong khu vực nhà 2 tầng nên có bảng ảnh phản ánh những hoạt động sinh hoạt chính trị, văn hoá của các đoàn tại Khu di tích.

        Đồng thời phải nắm vững nhu cầu, nguyện vọng của các đoàn đến với Khu di tích để lựa chọn nội dung, hình thức tuyên truyền cho phù hợp.

        + Đối với các đoàn nhân dân đến tưởng niệm Bác và tham quan Khu di tích, tổ chức hướng dẫn, tuyên truyền, giới thiệu theo quy trình. Từ bãi đỗ xe, quanh đường dạo hồ Khu B, lên nhà 2 tầng, dâng hương tưởng niệm Bác, tham quan ngôi nhà, vườn cây, hòn non bộ, khu vực 3 hòn Đá Chông - theo đường dạo đến nơi 3 chiếc xe - nhà trưng bày, nhà kính nơi giữ gìn thi hài Bác - xuống đường dạo quanh hồ, về khu vực ban đầu. Thòi gian khoảng 1 giờ đến 1 giờ 30 phút. Riêng đoàn có các cụ già, thương binh, người khuyết tật ưu tiên cho xe của khách đưa, đón tại vọng gác số 2.

        Đối với các đoàn là khách của Bộ Tư lệnh tổ chức đón tiếp tại phòng khách thuộc nhà kính số 2 để giới thiệu khái quát về toàn cảnh của Khu di tích và nhiệm vụ đơn vị. Sau đó lên dâng hương, tưởng niệm Bác và thực hiện quy trình tham quan bình thường.

        + Đối với các đoàn đến sinh hoạt chính trị: Tổ chức lễ báo công, trao phần thưởng, kết nạp Đảng, kết nạp Đoàn, kết nạp Đội... phải hiệp đồng trước về nội dung, thời gian tiến hành, số người tham dự. Đơn vị giúp đỡ về âm thanh, chụp ảnh lưu niệm, hướng dẫn về nghi lễ bảo đảm trang trọng và tổ chức tại sân sỏi cuội, trước ngôi nhà 2 tầng. Sau đó dâng hương tưởng niệm Bác và tiến hành quy trình tham quan bình thường.

        + Đối với các đoàn có nhu cầu tham quan chuyên để; tố chức giới thiệu thêm về khu vực đặt tổng đài điện thoại; sân bay trực thăng, công trình huấn luyện, phòng chống cháy rừng tại Khu di tích.

        + Đối với các tập thể, cá nhân có nguyện vọng đến trồng cây, đóng góp hiện vật phục vụ công việc sưu tầm hiện vật, bảo quản, giữ gìn và tôn tạo Khu di tích, chỉ huy đơn vị bố trí thời gian đón tiếp, tiếp nhận trang trọng, chu đáo.

        Quá trình tổ chức đón tiếp, tuyên truyền, cán bộ, công nhân viên, chiến sĩ phải luôn lắng nghe, giải thích, đáp ứng nguyện vọng của khách nhằm tìm hiểu các sự kiện, hiện vật, cây trồng tại Khu di tích. Đồng thòi phải thực sự cầu thị, vui vẻ tiếp thu sự đóng góp xây dựng của mọi người để cải tiến, đổi mới nội dung, hình thức nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đón tiếp, tuyên truyền tại Khu di tích.

4.           Phối hợp với các cấp, các ngành, các lực lượng và địa phương trong công tác bảo tổn, tôn tạo, tuyên truyền, quảng bá và phát huy tác dụng Khu di tích
       - Thường xuyên bám sát sự chỉ đạo của các cơ quan Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Bộ Quốc phòng về mọi mặt hoạt động của Khu di tích

Trên cơ sở kế hoạch dài hạn và ngắn hạn, hàng năm, đơn vị chủ động đề nghị các cơ quan Trung ương và Quân đội quan tâm đầu tư xây dựng các công trình phục vụ các nhiệm vụ tại Khu di tích.

        Mọi công việc tôn tạo, đón tiếp, tuyên truyền, của Khu di tích Đá Chông phải xin ý kiến chỉ đạo, hướng dẫn của các cơ quan Trung ương và Bộ Quốc phòng.

        Quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ, những vấn để mới phát sinh liên quan đến yêu cầu nhiệm vụ chính trị cần kịp thời báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của trên để triển khai thống nhất.

        - Phối hợp với cấp ủy, chính quyền, nhân dân địa phương và các cơ quan, đơn vị ở địa bàn trong bảo vệ an ninh phục vụ công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy tác dụng Khu di tích

        Cấp ủy, chính quyền và nhân dân trong khu vực luôn xác định việc phối hợp với Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng, với Đoàn 285 trong công tác giữ gìn, bảo vệ tuyệt đối an toàn Khu di tích Đá Chông là tình cảm, là trách nhiệm của địa phương. Do vậy, trên cơ sở Quy chế về phối hợp bảo vệ Khu di tích và Quy định phòng chống cháy rừng đã được ký kết giữa Huyện ủy, ủy ban nhân dân huyện Ba Vì với Thường vụ, Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng, cần tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả để có cơ sở bổ sung hoàn thiện cho phù hợp với thực tiễn. Đồng thời nghiên cứu, đề xuất việc xây dựng một số quy định, phương án phối hợp bảo vệ an ninh địa bàn... Có quy định về biểu dương, khen thưởng tập thể cá nhân thực hiện tốt và xử lý kỷ luật những trường hợp vi phạm.

        Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm về công tác bảo vệ, giữ gìn Khu di tích, cần tổ chức tốt các hoạt động tuyên truyền, giáo dục trong các tầng lớp nhân dân. Thông qua hệ thống tổ chức đảng, chính quyền thôn, xã, huyện, các tổ chức Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, thông qua các trường học đối vói các cháu thanh thiếu niên. Đặc biệt là các xã liền kề (Minh Quang, Ba Trại, Thuần Mỹ của huyện Ba Vì, Hà Tây và xã Đồng Luận của huyện Thanh Thủy, Phú Thọ) và các cơ quan, đơn vị đứng chân trong địa bàn.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #35 vào lúc: 12 Tháng Năm, 2017, 02:56:26 am »


        Trong quá trình triển khai thực hiện các quy chế, quy định về phối hợp, phải coi trọng việc tổ chức xây dựng lực lượng (đơn vị, địa phương và các cơ quan, trường học trong địa bàn), phương án phối hợp, hiệp đồng xử lý các trường hợp vi phạm quy định bảo vệ Khu di tích và vi phạm quy định bảo đảm an ninh - xã hội trong địa bàn, phòng chống cháy rừng. Duy trì nền nếp chế độ giao ban, thông tin, thông báo tình hình khu vực giữa đơn vị, địa phương và các cơ quan trong địa bàn.

        Nhân dân đến tưởng niệm Bác và tham quan Khu di tích còn có nhu cầu tìm hiểu phong tục, tập quán, nét văn hoá của địa phương. Do vậy, cần vận động nhân dân và các cơ quan, đơn vị trong địa bàn chủ động tham gia làm tốt công tác tuyên truyền cho nhân dân đến với Khu di tích. Động viên nhân dân địa phương tham gia công tác tuyên truyền từ việc tiếp nhận, giải thích, liên hệ các đoàn đến với Khu di tích. Xây dựng thái độ văn minh, lịch sự phục vụ khách đến với Khu di tích cũng như khách đến với quê hương Ba Vì, Hà Tây giàu truyền thống văn hoá, hiếu khách.

        Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan Lâm sinh, Lâm trường, Công an, Kiểm lâm trong địa bàn để tích cực bảo vệ, chăm sóc rừng cây, tôn vẻ đẹp và môi trường trong lành cho Khu di tích.

        - Phối hợp với các cơ quan, đơn vị, các lực lượng và các cá nhân liên quan trong công tác bảo tồn, tôn tạo, tuyên truyền, quảng bá và phát huy tác dụng Khu di từh

        Khu di tích Đá Chông đang trong quá trình hoàn thiện, đơn vị chưa có nhiều kinh nghiệm, do vậy cần phối hợp chặt chẽ vối các cơ quan, đơn vị chuyên ngành của Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hà Tây để triển khai các nội dung: Xây dựng Hồ sơ khoa học sưu tầm, làm rõ nguồn gốc, xuất xứ các sự kiện, hiện vật, tổ chức trưng bày hiện vật... làm phong phú các hoạt động đón tiếp, tuyên truyền tại Khu di tích.

        Để thực hiện tốt nội dung này, cần chủ động liên hệ, trao đổi, gặp gỡ, đề nghị các nhân chứng kể lại, chép lại những hồi ức, kỷ niệm của bản thân, của đơn vị mình đã phục vụ Bác Hồ, phục vụ Trung ương Đảng trong giai đoạn 1957-1969 và tham gia nhiệm vụ giữ gìn thi hài Bác trong những năm chiến tranh từ năm 1969 đến năm 1975.

        Định kỳ tổ chức gặp mặt cán bộ, công nhân viên, chiến sĩ trực tiếp gắn bó với Khu di tích để ôn lại truyền thống, cung cấp thêm tư liệu và trao đổi các biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác bảo tồn, tôn tạo, đón tiếp, tuyên truyền tại Khu di tích.

        Với vị trí quan trọng và ý nghĩa đặc biệt của Khu di tích, sẽ có nhiều tập thể, cá nhân có nguyện vọng đóng góp vật chất, tinh thần (trao tặng hiện vật, tặng giống cây quý, góp ý kiến...) phục vụ công việc bảo tồn, tôn tạo các hiện vật tại Khu di tích, cũng như các hoạt động giáo dục, tuyên truyền, phát huy tác dụng Khu di tích. Do vậy, đơn vị cần có kế hoạch tổ chức tiếp nhận sự đóng góp thật trang trọng, ý nghĩa.

        Thường xuyên phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thông tấn, báo chí ở Trung ương và địa phương trong việc tuyên truyền, quảng bá về Khu di tích và các hoạt động diễn ra tại Khu di tích.

        Tổ chức tuyên truyền sâu rộng cho cán bộ và nhân dân cả nước, trọng tâm là các cơ quan, đơn vị, trường học trong địa bàn nắm vững những quy định đến tham quan và tổ chức các hoạt động tại Khu di tích. Thông tin đầy đủ, kịp thời, cụ thể những nội dung được làm và những nội dung không được làm tại Khu di tích. Có biện pháp ngăn chặn kịp thời việc lợi dụng tổ chức tham quan để tiến hành các hoạt động mê tín, dị đoan trong Khu di tích. Quá trình tuyên truyền, thông tin rộng rãi, thuận lợi, tránh phiền hà cho nhân dân trong việc liên hệ và tổ chức tham quan Khu di tích.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #36 vào lúc: 13 Tháng Năm, 2017, 04:13:47 am »

       
KẾT LUẬN

        1. Khu di tích lịch sử Đá Chông đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh lựa chọn làm căn cứ của Người và Trung ương. Trong những năm 1957-1969, Bác Hồ và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã nhiều lần lên thăm, làm việc họp bàn, quyết định những vấn đề hệ trọng của đất nước và tiếp khách quý. Sau này Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương đã chọn làm nơi giữ gìn thi hài Bác trong những năm chiến tranh. Cán bộ, chiến sĩ Đoàn 09 (đơn vị tiền thân của Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh) đã kề vai, sát cánh cùng với chuyên gia y tế Liên Xô vượt qua mọi khó khản thử thách, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thiêng liêng, tạo tiền đề cơ bản cho sự nghiệp giữ gìn lâu dài và bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh.

        2. Trong những năm qua, được sự giúp đỡ của các ngành, các cấp ở Trung ương và quân đội; các cơ quan, đơn vị chuyên ngành; trực tiếp là Đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương, đơn vị đã giữ gìn, bảo vệ tuyệt đối an toàn Khu di tích, từng bước mỏ rộng đón tiếp, tuyên truyền, phục vụ chu đáo các đoàn khách trong nước đến tưởng niệm Bác và tham quan Khu di tích; đầu tư xây dựng các công trình phục vụ các nhiệm vụ của đơn vị và góp phần bảo vệ, tôn tạo cảnh quan, môi trường Khu di tích.

        Trên cơ sở đánh giá khách quan, khoa học, có thể khẳng định: Khu di tích Đá Chông có giá trị lịch sử, văn hoá đặc biệt; góp phần tuyên truyền, giáo dục, nghiên cứu, tìm hiểu về tư tưởng, cuộc đời, thân thế, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh; tìm hiểu về sự nghiệp giữ gìn lâu dài và bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Bác.

        3. Từ đánh giá thực trạng công tác giữ gìn, bảo quản hiện vật và hoạt động đón tiếp, tuyên truyền tại Khu di tích; để dự báo được triển vọng của Khu di tích trong những năm sắp tói. Đồng thời cũng đề ra những yêu cầu và giải pháp nhằm bảo tồn, tôn tạo, phát huy tác dụng Khu di tích. Những giải pháp được đề xuất trong là những nội dung cơ bản, mang tính định hướng cho lãnh đạo, chỉ huy trong việc quản lý, tổ chức các hoạt động của đơn vị và Khu di tích.

        4. Hoạt động của Khu di tích phải gắn liền vói yêu cầu nhiệm vụ chính trị của đơn vị. Di tích lịch sử phải được bảo vệ, giữ gìn nguyên hiện trạng ban đầu. Những khu vực lân cận được sử dụng phục vụ yêu cầu nhiệm vụ chính trị của đơn vị phải được bố trí hài hòa, tuyệt đối không được phá vỡ cảnh quan, môi trường Khu di tích.

        5. Cuốn sách ra đời được sự giúp đỡ tận tình của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, cán bộ, công nhân viên, chiến sĩ qua các thời kỳ đã có vinh dự được làm nhiệm vụ tại Khu di tích Đá Chông và đặc biệt là bộ phận lưu trữ hồ sơ, tài liệu của Bảo tàng Hồ Chí Minh; Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hà Tây. Sự cung cấp tư liệu, hồ sơ của các tập thể, cá nhân là cơ sở khách quan, khoa học để công trình "Khu di tích lịch sử Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đá Chông" hoàn chỉnh và xuất bản.

        Tuy vậy, trong tình hình thực tiễn, vói những khó khăn khách quan, chủ quan, cuốn sách chưa đáp ứng được đầy đủ những vấn đề đặt ra của lãnh đạo, chỉ huy và nguyện vọng của cán bộ, công nhân viên, chiến sĩ trong đơn vị. Hy vọng ở những công trình nghiên cứu sau này sẽ có đầy đủ những tư liệu, số liệu về Khu di tích lịch sử đặc biệt - K9 - K84 - Đá Chông.



TÀI LIỆU THAM KHẢO

        1. Giáo sư Trần Văn Giàu, Giá trị tinh thần truyền thống dân tộc Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, H. 1980.

        2. Bộ Chính trị, Nghị quyết 05 của tháng 12-1987.

        3. Nhiều tác giả, Chiến sĩ cách mạng lỗi lạc, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1990.

        4. Nghị quyết của Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) về kỷ niệm lần thứ 100 ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, năm 1990.

        5. Bộ Văn hóa Thông tin - Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Bảo tồn tôn tạo di tích lịch sử văn hóa, năm 1993.

        6. Bảo tàng Hồ Chí Minh, "Một số vấn đề cơ bản về công tác Bảo tàng và bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa", năm 1997.

        7. Phan Ngọc, Một cách tiếp cận văn hóa, Nxb Thanh niên, H. 1999.

        8. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị quốc gia, H. 2000.   

        9. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị quốíc gia, H. 2000.

        10. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, H. 2000.

        11. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, H. 2001.

        12. Viện Khoa học Công nghệ xây dựng, Khoa học công nghệ bảo tồn, trùng tu di tích kiến trúc, năm 2003.

        13. Tài liệu học tập tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, H. 2003.

        14. Các hiến chương Quốc tế về bảo tồn và trùng tu, Nxb Xây dựng, H. 2004.

        15. Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Đoàn 969 lần thứ VII, nhiệm kỳ 2005-2010.

        16. Lê Thanh, Văn hóa và giáo dục, Nxb Thành phô Hồ Chí Minh, năm 2005,

        17. Nguyền Đảng Duy, Một số vấn đề văn hóa Việt Nam truyền thông và hiện đại, Nxb Lao động, năm 2005.

        18. Hoàng Vinh, Những vấn đề vần hóa trong đời sông xã hội Việt Nam hiện nay, Nxb Văn hóa thông tin và Viện Văn hóa, năm 2006.

        19. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, H. 2006.

        20. Bác Hồ với Hà Tây, Nxb Hà Tây, năm 2006. 

        21. Luật Di sản văn hóa và văn bản hướng dẫn thi hành, Nxb Chính trị quốc gia, năm 2006.

        22. Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X, Chỉ thị 06/CT-TW ngày 07-11-2006 về triển khai Cuộc vận động học tập tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

        23. Thường vụ Đảng ủy Đoàn 969, Kê hoạch sô": 174/KH-ĐƯ ngày 30-01-2007 về triển khai thực hiện Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

HẾT
Logged

Trang: « 1 2 3 4   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM