Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 17 Tháng Tư, 2024, 02:19:08 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Khu di tích lịch sử Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đá Chông  (Đọc 9731 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #20 vào lúc: 04 Tháng Năm, 2017, 04:04:43 am »


        3. Bài học kinh nghiệm

        Quá trình trực tiếp quản lý, bảo vệ, giữ gìn, tôn tạo và tổ chức đón tiếp, tuyên truyền về Khu di tích từ năm 1975 và nhất là giai đoạn 1995 đến nay, có thể rút ra một số kinh nghiệm sau đây:

        Một là, thường xuyên bám sát sự chỉ đạo của Trung ương Đảng và Chính phủ; trực tiếp là Đảng ủy Quân sự Trung ương và Bộ Quốc phòng đối với nhiệm vụ bảo tồn, tôn tạo và phát huy tác dụng Khu di tích lịch sử Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đá Chông.

        Sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng và Chính phủ trong việc giữ gìn, quản lý, bảo vệ Khu di tích là sợi chỉ đỏ xuyên suốt đối với nhiệm vụ chính trị của đơn vị. Tuỳ từng điều kiện, thòi gian cụ thể, Trung ương Đảng, Chính phủ có sự chỉ đạo triển khai các hoạt động tại Khu di tích cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ cách mạng.

        Khi toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta thực hiện công cuộc đổi mối thắng lợi; nhu cầu tình cảm, giáo dục truyền thống được quan tâm, đồng chí Đỗ Mười, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khoá VIII đã trực tiếp chỉ đạo đơn vị tổ chức đón tiếp cán bộ và nhân dân vào thăm quan Khu di tích. Đơn vị đã báo cáo Đảng ủy Quân sự Trung ương, Bộ Quốc phòng và Tổng cục Chính trị. Sau khi có ý kiến chỉ đạo thống nhất từ trên xuống, Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng đã ban hành các quy định, quy chế tổ chức phục vụ nhân dân đến tham quan, tưởng niệm Bác tại Khu di tích một cách an toàn, thuận tiện.

        Quá trình tố chức cho các đoàn đến tham quan, tưởng niệm Bác và tổ chức các sinh hoạt chính trị tại Khu di tích đã xuất hiện tư tưởng của một bộ phận cán bộ các ban, ngành và địa phương muốn đưa Khu di tích trở thành một địa điểm du lịch, kinh doanh đơn thuần như các danh lam, thắng cảnh khác. Nắm bắt được tư tưởng trên đây, đơn vị đã báo cáo Đảng ủy Quân sự Trung ương và Bộ Quốc phòng, và một lần nữa, Trung ương Đảng và Chính phủ, trực tiếp là Thủ tướng Phan Văn Khải đã chỉ đạo Bộ Quốc phòng tiếp tục giao nhiệm vụ cho Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng quản lý, giữ gìn, bảo vệ Khu di tích Đá Chông.

        Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, bài học bám sát sự chỉ đạo của Đảng, trực tiếp là Đảng ủy Quân sự Trung ương và Bộ Quốc phòng luôn luôn có giá trị đối vối các thế hệ cán bộ, công nhân viên và chiến sĩ trong đơn vị.

        Hai là, nhạy bén phát hiện tình hình, chủ động tham mưu, đề xuất kịp thời với Đảng, Chính phủ, Đảng ủy Quân sự Trung ương và Bộ Quốc phòng trong việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy tác dụng của Khu di tích.

        Phát huy tác dụng của Khu di tích với nhiệm vụ quản lý, duy tu, bảo dưỡng hệ thống thiết bị, công trình phục vụ là nhiệm vụ chính trị thường xuyên của Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng, trực tiếp là Đoàn 285. Tổ chức đón tiếp các đoàn cán bộ và nhân dân tới

        tham quan, tưởng niệm Bác và sinh hoạt chính trị, giáo dục truyền thống bảo đảm chu đáo, thuận tiện. Song công tác bảo vệ an ninh phải tuyệt đối an toàn. Không được gây phiền hà cho nhân dân.

        Bằng những quy định, hướng dẫn cụ thể của đơn vị và nhất là thái độ tận tình, chu đáo của cán bộ, nhân viên và chiến sĩ đối với nhân dân đã để lại ấn tượng tốt đẹp cho mọi người khi về thăm Khu di tích. Hình ảnh bộ đội Cụ Hồ nói chung và hình ảnh người cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ tại Lăng Bác và Khu di tích của Người tiếp tục được toả sáng, tạo được niềm tin và sự yêu mến, kính trọng của nhân dân.

        Để bảo đảm bí mật và tuyệt đối an toàn cho công trình Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng đã tham mưu, đề xuất với trên về quy trình tổ chức cho nhân dân vào tham quan Khu di tích.

        Mặt khác, quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ, để phát huy thế mạnh về vị trí của Khu di tích, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng đã báo cáo Nhà nước và Bộ Quốc phòng quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phục vụ yêu cầu nhiệm vụ chính trị. Những công trình, thiết bị kỹ thuật dự phòng; doanh trại, công trình phục vụ nhiệm vụ huấn luyện chiến sĩ mới, đón tiếp khách và đặc biệt là hệ thống cứu hoả, phòng chống cháy rừng đã được quan tâm và đầu tư xây dựng cơ bản, hiệu quả cao.
         
        Để phát huy thế mạnh vể đất đai, đơn vị đã chủ động lập kế hoạch triển khai tăng gia, chăn nuôi, trồng trọt. Những khu rừng mới trồng, vườn cây, vườn rau xanh tốt; đàn bò, đàn lợn và hồ cá... vừa tôn thêm cảnh quan, môi trường quanh Khu di tích, vừa là những sản phẩm trực tiếp đưa vào phục vụ nâng cao đời sống cán bộ, công nhân viên, chiến sĩ Đoàn 285 và Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng.

        Với ý nghĩa sâu sắc đó, bài học chủ động tham mưu, đề xuất với trên để thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao, luôn luôn là kinh nghiệm thực tiễn bổ ích cho toàn đơn vị.

        Ba là, đoàn kết chặt chẽ với Đảng hộ, chính quyền, nhân dân địa phương và các cơ quan, đơn vị đứng chân trên địa hàn. Tranh thủ sự phối hợp, giúp đỡ của các bộ, ban, ngành ở Trung ương và địa phương trong việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy tác dụng của Khu di tích.

        Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây, trực tiếp là các xã Minh Quang, Ba Trại, Thuần Mỹ huyện Ba Vì và xã Đồng Luận, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ và các cơ quan, đơn vị đứng chân trong địa bàn đã có công lao to lớn cùng với đơn vị bảo vệ, giữ gìn tuyệt đối an toàn Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đá Chông. Vì vậy, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng luôn luôn đặt lên hàng đầu việc xây dựng và duy trì bền vững sự đoàn kết chặt chẽ giữa đơn vị và Đảng bộ, chính quyền, nhân dân địa phương.

        Từ năm 1992, huyện Ba Vì và Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng đã ban hành Quy định phối hợp bảo vệ tuyệt đối an toàn Khu di tích. Hàng năm, nhân dịp kỷ niệm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam -  Ngày Hội Quốc phòng toàn dân, Bộ Tư lệnh và huyện ủy, ủy ban nhân dân huyện Ba Vì, các xã liền kể thường xuyên tổ chức hội nghị đoàn kết quân dân nhằm củng cô, duy trì mối quan hệ gắn bó giữa đơn vị và địa phương nơi đóng quân.

        Đối với các bộ, ban, ngành ở Trung ương, ngoài sự chỉ đạo thường xuyên của Đảng ủy Quân sự Trung ương và Bộ Quốc phòng, đơn vị luôn nhận được sự quan tâm về vật chất và tinh thần để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Doanh trại, nơi ở, cơ sở hạ tầng và phương tiện làm việc của đơn vị được cải thiện hơn so với trước. Nhiều tỉnh, thành trong cả nước đã tổ chức các đoàn đến tham quan, trồng cây và tặng vật kỷ niệm phục vụ cho công tác đón tiếp, tuyên truyền tại Khu di tích. Những tình cảm của nhân dân cả nước thực sự là nguồn động viên to lớn đối vói cán bộ, công nhân viên, chiến sĩ trong đơn vị.

        Đây cũng là bài học trong công tác phối hợp, hiệp đồng có giá trị thực tiễn đối vối lãnh đạo, chỉ huy các cấp của đơn vị.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #21 vào lúc: 05 Tháng Năm, 2017, 08:25:18 am »

        
Phẩn thứ ba

GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM BẢO TỒN, TÔN TẠO VÀ PHÁT HUY TÁC DỤNG KHU DI TÍCH LỊCH SỬ CHỦ TỊCH HỒ CHỈ MINH TẠI ĐÁ CHÔNG

        I. TÌNH HÌNH VÀ TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN CỦA KHU DI TÍCH

        1. Những thuận lợi cơ bản trong quá trình bảo tồn, tôn tạo và phát huy tác dụng của Khu di tích


        "Chủ tịch Hồ Chí Minh đã công hiến trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta và nhân dân thế giới. Người đã trải qua một cuộc đời oanh liệt, đầy gian khô hy sinh, vô cùng cao thượng và phong phú, vô cùng trong sáng và đẹp đẽ" . Việc bảo tồn, tôn tạo các di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh để giáo dục truyền thống cho các thê hệ luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm và bầu bạn quốc tê ủng hộ.

        - Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn quan tâm giữ gìn, bảo quản các Khu di tích về Chủ tịch Hồ Chí Minh để giáo dục truyền thống cách mạng cho các tầng lớp nhân dân

        Di tích được đánh giá như là tài sản văn hoá của quốc gia, tồn tại mãi mãi theo quá trình phát triển của dân tộc. Vì vậy bảo tồn di tích là một nhu cầu tất yếu. "Một nước mất hết di tích thì không còn có ý nghĩa" ; "Giữ di tích để sử dụng chúng trong việc giáo dục tư tương, động viên quần chúng thi đua yêu nước, nghiên cứu khoa học, xây dựng nền văn hoá mói"   "Phải coi các di tích lịch sử... là tài sản quý của quốc gia. Có những chủ trương và biện pháp có hiệu lực bảo tồn lâu dài các di tích lịch sử và giá trị văn hoá để giáo dục nhân dân về lòng yêu nước và tự hào dân tộc, về truyền thống lịch sử - văn hoá, tạo điều kiện cho nhiều thế hệ có thế thưởng thức tiếp thu, nghiên cứu các giá trị văn hoá cổ truyền, tiếp tục sáng tạo ra những giá trị văn hoá mới thể hiện tầm cao của thời đại và chiều sâu của truyền thống vừa dân tộc, vừa hiện đại"

        Sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, với tấm lòng thành kính và biết ơn vô hạn, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã tôn tạo, xây dựng nhiều công trình về Người, như: Lăng Bác, các Bảo tàng, Khu di tích và phòng trưng bày Hồ Chí Minh. Theo thông kê của Bảo tàng Hồ Chí Minh, hiện nay có 663 khu di tích và địa điểm di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh thuộc nhiều tỉnh thành, từ Pắc Bó - Cao Bằng, Sơn Dương - Tuyên Quang, Định Hoá - Thái Nguyên, Hà Nội, Kim Liên - Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Dục Thanh - Phan Thiết, Bến Nhà Hồng - Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra còn có hàng ngàn công trình của nhân dân trong cả nước và kiều bào ta ở nước ngoài đã và đang được xây dựng để tưởng niệm Bác. Những bảo tàng, khu di tích, công trình tưởng niệm Bác sẽ là nơi để tổ chức giáo dục truyền thống: "Làm cho toàn Đảng, toàn dân nhận thức sâu sắc về những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng đạo đức và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ vể ý thức tu dưỡng, rèn luyện và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh sâu rộng trong toàn xã hội, đặc biệt trong cán bộ, đảng viên, công chức, đoàn viên, thanh niên, học sinh... nâng cao đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và các tệ nạn xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội X của Đảng" , góp phần xây dựng nền tảng tư tưởng, đạo đức cách mạng, tạo động lực phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước trong giai đoạn mới.

        Thực tế tại Lăng Bác, Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, Bảo tàng Hồ Chí Minh và Khu di tích Đá Chông cho thấy số lượng nhân dân trong nước và khách quốc tế đến viếng Người và tổ chức sinh hoạt chính trị, văn hoá ngày càng tăng cao. Thống kê số lượng nhân dân và khách quốc tế đến viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và tham quan khu vực những năm gần đây, năm sau cao hơn năm trước (năm 2000 số lượng hơn 1,8 triệu lượt người, năm 2006 gần 2 triệu lượt người). Sau hơn 32 năm tổ chức lễ viếng, đã có hơn 34 triệu lượt người vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Vào dịp kỷ niệm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19- 5) và ngày mất của Người (2- 9) hàng năm, số lượng khách đến viếng Bác mỗi buổi rất đông, có buổi lên tới hơn 3,1 vạn người vào Lăng viếng Bác.

        - Chủ tịch Hồ Chí Minh là danh nhân văn hoá thế giới, do đó được bầu bạn quốc tế quan tâm và tạo mọi điều kiện cho việc sưu tầm, giữ gìn các hiện vật gắn bó với quá trình hoạt động cách mạng của Người trên toàn thế giới

        Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hoá Liên hợp quốc (UNESCO) đã ra Nghị quyết: "Ghi nhận rằng năm 1990 sẽ được đánh dấu bằng lễ kỷ niệm lần thứ 100 ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị Anh hùng giải phóng dân tộc của Việt Xam và là một nhà vãn hoá lớn"  .
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #22 vào lúc: 06 Tháng Năm, 2017, 10:01:31 am »


        Những nước trước đây Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sống, làm việc và hoạt động đã công bô những tư liệu rất có giá trị để nghiên cứu, sưu tầm về cuộc đời hoạt động của Người. Tại Pháp. Chính phủ đã đặt tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Quảng trường của thành phô Môngtơri. Tại Trung Quốc đặt tượng bia lưu niệm những nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến thăm và vẫn tôn trọng giữ gìn khu lưu niệm nơi ra đời Tổ chức Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội (Quảng Châu - Trung quốc). Ở Nga, Cu Ba và rất nhiều nước trên thế giới dã đặt tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh nơi trung tâm thủ đô. Đặc biệt tại Thái Lan: "Với mong muốn phát triển quan hệ hai nước, ngưỡng mộ Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chính phủ Thái Lan đã phê duyệt Dự án làng hữu nghị Việt - Thái tại Bản Mạy, nơi Người từng sống và khơi dậy lòng yêu nước của cộng đồng người Thái gốc Việt năm xưa"”.

        Với những đóng góp to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh cho phong trào cách mạng thế giới, ngày càng có nhiều tố chức, cá nhân nghiên cứu, tìm hiểu về Người: "Dáng dấp của con người đang ngồi trước mặt tôi đây, Nguyễn Ái Quốc cũng đang toả ra một cái gì vừa lịch thiệp và tế nhị... Từ Nguyễn Ái Quốc đã toả ra một thứ văn hoá, không phải văn hoá Âu châu mà có lẽ là một nền văn hoá tương lai" . Tư tưởng, sự nghiệp và đạo đức Hồ Chí Minh luôn là đề tài nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trên thế giới và là nhu cầu tìm hiểu của khách quốc tế khi đến Việt Nam tham quan du lịch. Thống kê tại Lăng Bác, Khu di tích Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch và Bảo tàng Hồ Chí Minh cho thấy lượng khách nước ngoài đến viếng, tham quan ngày một tăng cao. Kể từ ngày mở cửa đón khách, đã có hơn 4 triệu lượt khách quốc tế của hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới vào Lăng viếng Bác. Đặc biệt nguyên thủ của các nước trên thế giới, đảng cánh tả ỏ các nước châu Mỹ La Tinh... sang thăm Việt Nam hầu hết đều đến viếng Bác. Đó là cơ sơ, là nguồn cổ vũ động viên chúng ta xâv dựng và phát huy ý nghĩa các Khu di tích về Chủ tịch Hồ Chí Minh.

        - Đảng bộ, chính quyền, nhân dân huyện Ba Vì, Hà Tây luôn quan tâm đầu tư phát triển các di tích gắn với các khu du lịch ở địa phương

        Những năm gần đây, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương quan tâm nhiều đến việc đầu tư xây dựng các khu di tích lịch sử. Trong Nghị quyết số 16- NQ/TV ngày 23 tháng 10 năm 2006 của Tỉnh ủy Hà Tây về lãnh đạo đẩy mạnh công tác văn hoá -  thể thao của tỉnh đến năm 2010 và những năm tiếp theo khẳng định: "Rà soát, bổ sung hoàn chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển văn hoá thể thao đến năm 2020. Trước mắt, tập trung hoàn chỉnh quy hoạch các di tích trọng điểm của tỉnh gắn với phát triển kinh tế du lịch; quy hoạch hệ thống dịch vụ văn hoá trên địa bàn toàn tỉnh, triển khai thực hiện dự án bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị các di tích của Hà Tây đến năm 2020". Trên cơ sở đó, Kế hoạch phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội nhiệm kỳ 2006- 2010 của Úy ban nhân dân tỉnh Hà Tây đã xác định nhiệm vụ phát triển kinh tế, vùng trọng điểm Ba Vì, Sơn Tây và chú trọng phát triển du lịch gắn liền với tăng trưởng kinh tế và giũ vững tình hình an ninh chính trị, xã hội của địa phương.

        Đặc biệt, đối với Khu di tích Đá Chông, Tỉnh ủy, Úy ban nhân dân tỉnh Hà Tây, Huyện ủy, ủy ban nhân dân huyện Ba Vì, các xã, các thôn liền kề và đồng bào các dân tộc quanh Khu di tích luôn xác định việc phối hợp với đơn vị để giữ gìn, bảo vệ tuyệt đối an toàn Khu di tích là tình cảm, trách nhiệm của địa phương; xây dựng và thực hiện nghiêm quy chế bảo vệ, quy định phòng chống cháy rừng, xây dựng hàng rào bảo vệ bao quanh khu vực Đá Chông.

        - Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định giữ gìn, bảo vệ, phát huy ý nghĩa chính trị, lích sử  văn hóa và lịch sử Khu di tích Đá Chông là nhiệm vụ chính trị luôn được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #23 vào lúc: 07 Tháng Năm, 2017, 04:27:52 am »


        Thường vụ Đảng ủy Đoàn 969 và Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ, toàn diện các mặt công tác bảo vệ an ninh, phòng chống cháy rừng, tăng gia sản xuất và đón tiếp, tuyên truyền tại Khu di tích Đá Chông. Trên cơ sở Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Đoàn 969 lần thứ VII đã xác định: "Tiếp tục hoàn thiện quy định đón tiếp khách, quy trình tham quan, tưởng niệm Bác, nội dung giới thiệu Khu di tích và những tư liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh tại K84. Cải tạo phòng trưng bày những hiện vật quý về cuộc đời hoạt động của Bác và hiện vật liên quan đến nhiệm vụ giữ gìn lâu dài và bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Bác trong giai đoạn chiến tranh (1969- 1975)" . Đơn vị sẽ tập trung đầu tư bảo tồn, tôn tạo, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ công tác đón tiếp, tuyên truyền; xây dựng các công trình phục vụ huấn luyện, rèn luyện bộ đội, phòng chống cháy rừng và tăng gia sản xuất.

        - Quá trình bảo tồn, tôn tạo và phát huy tác dụng của Khu di tích luôn nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước; nhất là cơ quan chuyên ngành và các cán bộ, chiến sĩ đã có thời gian gắn bó với Khu di tích

        Các cơ quan, đơn vị: Bảo tàng Hồ Chí Minh; Khu di tích Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch; Bệnh viện Trung ương Quân đội 108... đã quan tâm, giúp đỡ . đơn vị sưu tầm, cung cấp tư liệu, hình ảnh, xây dựng Hồ sơ khoa học vê Khu di tích; phối hợp với đơn vị tổ chức hội thảo thống nhất các sự kiện, hiện vật liên quan đến Khu di tích; hướng dẫn đơn vị bố trí, sắp xếp, trưng bày các hiện vật trong Khu di tích khoa học, thuận lợi cho công tác bảo quản, khai thác.

        Các cơ quan của tỉnh Hà Tây, huyện Ba Vì, các đơn vị đứng chân trên địa bàn và nhiều tổ chức, cá nhân sẽ đóng góp về tinh thần, vật chất phục vụ quá trình tôn tạo, bảo quản, phát triển Khu di tích.

        Đặc biệt, những cán bộ, chiến sĩ tham gia xây dựng, bảo vệ Khu di tích từ những ngày đầu luôn lưu giữ những hình ảnh đẹp nhất về Khu di tích; nhiệt tình, trách nhiệm cung cấp, giúp đỡ đơn vị sưu tầm, làm rõ các sự kiện, hiện vật gắn liền với Khu di tích trong các thời kỳ Bác sống và làm việc, cũng như sau này giữ gìn thi hài Bác trong những nãm chiến tranh, việc tiếp khách tại đây chưa được làm rõ, gặp khó khán rất lớn cho việc lập Hồ sơ khoa học về Khu di tích.

        Từ năm 1975 trở về trước, đây là khu căn cứ tuyệt mật. Chỉ một số ít người của các cơ quan trực tiếp: Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn Tây và Đoàn Tân Trào - Công an nhân dân vũ trang được biết. Còn lại, ngay cả chính quyền và nhân dân địa phương cũng không được rõ về nhiệm vụ của Khu di tích nên mọi công việc, sự kiện diễn ra ở khu vực này không được tuyên truyền, việc lưu giữ, ghi chép rất hạn chế, chủ yếu do kể chuyện lại.

        Hiện vật ở đây phần lớn chưa xác định rõ xuất xứ, một số tài liệu lưu giữ ở Văn phòng Trung ương, Ban Tài chính Quản trị Trung ương, Phủ Chủ tịch... nhưng cũng chưa thật chính xác về số lượng, chủng loại, thời gian, hồ sơ lưu trữ không có. Các công trình: Nhà 2 tầng, nhà kính, nhà phục vụ... bản thiết kế ban đầu, hồ sơ hoàn công chưa sưu tầm được.

        - Công tác bảo vệ tuyệt đối an toàn, chống sự xâm hại đến Khu di tích trong điều kiện thực tế có những khó khăn phức tạp

        Khu di tích Đá Chông diện tích rộng, địa hình phức tạp, có núi, hồ, rừng, giáp sông, đường giao thông, bến sông nằm trong khu vực bảo vệ, gây trở ngại trong việc quản lý, bảo vệ tuyệt đối an toàn Khu di tích. Vào mùa mưa có thể xảy ra lũ hoặc ngập do nước sông Đà dâng cao; mùa khô hanh, việc phòng chống cháy rừng gặp rất nhiều khó khăn.

        Nhận thức về vị trí, ý nghĩa của di tích và ý thức trách nhiệm bảo vệ của một bộ phận nhân dân trong khu vực còn hạn chế. Phong trào quần chúng đấu tranh, ngăn chặn các trường hợp vi phạm quy chế bảo vệ Khu di tích chưa sâu rộng. Một số trường hợp xâm hại: phá hàng rào, chăn thả gia súc, săn bắn chim..., làm ảnh hưởng đến yêu cầu bảo vệ tuyệt đối an toàn Khu di tích.

        - Tổ chức lực lượng và cơ sở vật chất phục vụ nhiệm vụ tại Khu di tích còn gặp những khó khăn

        Khu di tích ỏ xa trung tâm Bộ Tư lệnh, một số cán bộ, công nhân viên do điều kiện khó khăn về hậu phương gia đình, bản thân chưa thật sự yên tâm, tâm huyết với nhiệm vụ được giao.

        Đơn vị chưa có lực lượng chuyên trách, chưa có kinh nghiệm trong công tác bảo tồn, tôn tạo các hiện vật của Khu di tích. Tổ chức lực lượng, trình độ, năng lực của cán bộ, công nhân viên, chiến sĩ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ, đón tiếp tuyên truyền có mặt còn hạn chế cả về kiến thức chuyên ngành và kinh nghiệm truyền đạt, giới thiệu, tuyên truyền phục vụ khách tham quan.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #24 vào lúc: 07 Tháng Năm, 2017, 04:28:49 am »


        Trang thiết bị phục vụ công tác bảo vệ, phòng chống cháy rừng, đón tiếp, tuyên truyền phục vụ sinh hoạt chính trị, bảo quản hiện vật, chăm sóc cây trồng, rừng cây đang trong quá trình bổ sung, hoàn thiện, chưa đồng bộ.

        Yêu cầu công tác đón tiếp, tuyên truyền phải sâu rộng, toàn diện, để nhân dân cả nước, trực tiếp là nhân dân địa phương nhận thức sâu sắc về ý nghĩa lịch sử - văn hoá của Khu di tích.

        - Sự chống phá của kẻ thù và các hiện tượng lợi dụng mê tín dị đoan tác động, ảnh hưởng đến quá trình bảo tồn, tôn tạo Khu di tích Đá Chông

        Các thế lực thù địch đang tăng cường các hoạt động chống phá tư tưởng Hồ Chí Minh: phủ nhận, xuyên tạc, bôi nhọ, hạ thấp tư tưởng, sự nghiệp - đạo đức Hồ Chí Minh; tách tư tưởng Hồ Chí Minh với đường lối, chính sách của Đảng. Ra sức tuyên truyền xuyên tạc việc giữ gìn thi hài Bác, bảo quản, tôn tạo các công trình của Người là việc làm tốn kém, không thực hiện Di chúc của Người, thực chất là hạ bệ lãnh tụ Hồ Chí Minh; làm phai nhạt niềm tin của nhân dân ta đối với Đảng, với Bác Hồ kính yêu.

        Trước đây, khu Đá Chông đã được nhân dân địa phương tuyên truyền là nơi linh thiêng, sau này là nơi yên nghỉ của Bác trong những năm chiến tranh, nên dễ bị một số đối tượng lợi dụng mê tín dị đoan, thần thánh hoá, tuyên truyền xuyên tạc giá trị lịch sử - vãn hoá của Khu di tích. 

        Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị, đơn vị sẽ xây dựng các công trình phục vụ, huấn luyện, rèn luyện bộ đội; như xây dựng khu nhà ở, hội trường, sân bãi, thao trường phục vụ huấn luyện, rèn luyện bộ đội; phục vụ nhiệm vụ phòng chống cháy rừng: Như hệ thống phòng chống cháy, bể chứa nước, trạm quan sát, phát hiện cháy rừng; phục vụ nhiệm vụ trồng, chăm sóc rừng và tăng gia sản xuất: Cây, trồng, khu vực chăn nuôi, hồ thả cá.

        Đặc biệt, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Bộ Quốc phòng, địa phương lên thăm Khu di tích sẽ trồng cây lưu niệm. Nhiều tổ chức, cá nhân có nguyện vọng đóng góp các hiện vật, cây quý tôn tạo cảnh quan, môi trường Khu di tích thêm phong phú.

        Một số đơn vị như Bộ Tư lệnh Công binh, Cục Bưu điện Trung ương... trước đây tham gia thiết kế, thi công công trình phục vụ Bác Hồ, phục vụ Trung ương sẽ tôn tạo, xây dựng các công trình trước đây để giáo dục truyền thông.

        - Nhiệm vụ của Khu di tích ngày càng phát triển với yêu cầu cao

        Trong những năm tới, nhiệm vụ của Khu di tích sẽ tiếp tục phát triển với yêu cầu ngày càng cao: Bảo đảm tuyệt đối an toàn Khu di tích; bảo quản, giữ gìn, tôn tạo các hiện vật tại Khu di tích; đón tiếp, tuyên truyền, phát huy ý nghĩa chính trị, lịch sử - văn hoá của Khu di tích; phục vụ nhiệm vụ huấn luyện, rèn luyện bộ đội, tăng gia sản xuất cho đơn vị.

        Đê góp phần thực hiện thắng lợi Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", Thường vụ Đảng ủy Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định: "Chủ động tham mưu, đề xuất vối các cơ quan của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Bộ Quốc phòng tổ chức các hoạt động đón tiếp, tuyên truyền, phát huy cao nhất ý nghĩa chính trị, văn hoá của công trình Lăng Bác và Khu di tích Đá Chông, góp phần cùng với toàn Đảng, toàn dân và toàn quân thực hiện thắng lợi Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" .

        - Hình thức đón tiếp, tuyên truyền được mở rộng và số lượng cán bộ, nhân dân đến tham quan Khu di tích ngày càng đông

        Thời gian qua, các đoàn cán bộ, nhân dân đến tham quan Khu di tích đã có một số hoạt động như: Tưởng niệm Bác, tham quan Khu di tích, trồng cây lưu niệm, đó là những hình thức phổ biến. Tiến tới do nhu cầu sinh hoạt chính trị văn hóa, các hình thức kết nạp Đảng, kết nạp Đoàn, Lễ báo công, tuyên dương công trạng, kết hợp với các nhà nghiên cứu, sưu tầm về Bác, về Đá Chông, về nơi địa linh nhân kiệt sẽ đến tìm hiểu.

        Theo khảo sát, hiện nay số lượng khách chủ yếu là nhân dân địa phương và một số cơ quan, đơn vị ở khu vực Hà Nội. sắp tới phải tăng cường công tác tuyên truyền để nhân dân, các cơ quan, đơn vị... trong cả nước sẽ đến tham quan Khu di tích ngày càng nhiều. Có thể mỗi buổi tới hàng ngàn người, hàng năm lên tới hàng chục vạn người. Đặt ra yêu cầu tổ chức lực lượng đón tiếp tuyên truyền và cơ sở hạ tầng phục vụ khách phải phát triển nhanh.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #25 vào lúc: 08 Tháng Năm, 2017, 07:41:26 am »


        II. YỀU CẨU CÔNG TÁC BẢO TỒN, TÔN TẠO VÀ PHÁT HUY TÁC DỤNG KHU DI TÍCH

        Yêu cầu về công tác giữ gìn, bảo quản, tôn tạo và phát huy tác dụng Khu di tích gồm một số nội dung sau đây: (Nghị quyết 05 của Bộ Chính trị 12- 1987 - Theo Tiến sĩ Chu Đức Tính. Giám đốc Bào tàng hổ Chí Minh cung cấp)

        1. Công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy tác dụng Khu di tích đảm bảo tính chân thực, khách quan và khoa học

        Tiếp tục tiến hành xác minh, làm rõ các sự kiện gắn với quá trình Bác, Trung ương Đảng lựa chọn, làm việc, tiếp khách quốc tế... và sau này Bộ Chính trị, Đảng ủy Quản sự Trung ương chọn làm nơi giữ gìn thỉ hài Bác trong những năm chiến tranh. Những sự kiện này phải được tổ chức hội thảo và xác minh rõ tính chân thực, chính xác.

        Sưu tầm hồ sơ gốc, những hiện vật khi bắt đầu xây dựng, những đồ dùng lúc Bác đang sống hay phục vụ quá trình giữ gìn thi hài Bác phải được sưu tầm đầy đủ và giữ gìn nguyên vẹn, lâu dài.

        Quá trình tôn tạo, bảo quản, giữ gìn và phát huy tác dụng Khu di tích phải bảo đảm khách quan, chính xác từng hiện vật, sự kiện; tuyệt đối không được áp đặt tính chủ quan.

        2. Công tác bảo tồn, tôn tạo hiện vật đảm bảo tuyệt đối an toàn, không để hư hỏng, mất mát

        Hiện vật tại Khu di tích được gắn liền vói cuộc đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh và sự nghiệp giữ gìn lâu dài và bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Bác. Đây là những hiện vật gốc, có giá trị lịch sử. Vì vậy, phải được bảo quản, giữ gìn, bảo vệ tuyệt đối an toàn. Những hiện vật dễ hỏng, dễ vỡ (đồ gỗ, đồ sứ, thủy tinh...) cần có kê hoạch bảo vệ và có phương án trưng bày an toàn, tránh hư hỏng, thất lạc. Một số hiện vật quý nên phục chế, không trưng bày hiện vật gốc.

        3. Công tác bảo tồn, tôn tạo hiện vật Khu di tích phải gắn chặt với nhiệm vụ chính trị của đơn vị

        Đảng, Nhà nước, trực tiếp là Đảng ủy Quân sự Trung ương và Bộ Quốc phòng giao nhiệm vụ cho Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh quản lý, giữ gìn K84. Vì vậy, các hoạt động của Khu di tích phải tuân thủ những quy định về Khu di tích lịch sử. Những vấn đế đề xuất bảo quản, tôn tạo, phát huy ý nghĩa, giá trị của Khu di tích tuyệt đối không ảnh hưởng đến nhiệm vụ chính trị. Ngược lại, những công trình phục vụ cho yêu cầu nhiệm vụ không được phá vỡ cảnh quan, môi trường và ranh giới của Khu di tích.

        III. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YỂU NHẰM BẢO TỒN,
TỒN TẠO VÀ PHÁT HUY TÁC DỤNG KHU DI TÍCH

         Thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác bảo tồn, tôn tạo và đón tiếp, tuyên truyền

        -  Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của lãnh đạo, chỉ huy các cấp, của cán bộ, công nhân viên, chiến sĩ với nhiệm vụ bảo tồn, tôn tạo và phát huy tác dụng Khu di tích

        Hiện nay, việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy tác dụng Khu di tích Đá Chông là nhiệm vụ quan trọng thường xuyên của Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch

        Hồ Chí Minh, là một trong những nhiệm vụ chính trị của Đoàn 285. Do vậy, Thường vụ, Đảng ủy và Bộ Tư lệnh luôn luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện toàn diện các nhiệm vụ của Đoàn 285. Đồng thời chỉ đạo các cơ quan thường xuyên hướng dẫn, tạo điều kiện giúp đỡ Đoàn 285 hoàn thành tốt công tác bảo tồn, tôn tạo các hiện vật và thực hiện tốt công tác đón tiếp, tuyên truyền nhân dân đến tưởng niệm Bác và tham quan Khu di tích. Bộ Tư lệnh đã giao nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan, đơn vị như sau:

        +  Phòng Tham mưu chỉ đạo việc xây dựng tổ chức lực lượng hợp lý; huấn luyện, rèn luyện bộ đội về quân sự, nghi lễ, công tác bảo vệ an ninh địa bàn.

        +  Phòng Chính trị chỉ đạo công tác bồi dưỡng, giáo dục nâng cao bản lĩnh chính trị, bảo vệ chính trị nội bộ trong sạch, xây dựng mối đoàn kết quân dân gắn bó; sưu tầm, làm rõ các tài liệu, sự kiện về Khu di tích.

        +  Phòng Hậu cần chỉ đạo việc trồng, chăm sóc, bảo vệ, phòng chống cháy rừng, tăng gia sản xuất, lựa chọn cây trồng, vật nuôi phù hợp, hiệu quả; quan tâm nơi ăn ở, sinh hoạt và bảo đảm chê độ, chính sách cho cán bộ, công nhân viên, chiến sĩ.

        +  Phòng Kỹ thuật chỉ đạo về công tác bảo quản, tu sửa các hiện vật, sử dụng, vận hành các thiết bị kỹ thuật, xây dựng các công trình liên quan.
+  Cơ quan Văn Phòng tố chức hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác đón tiếp, tuyên truyền; tiếp nhận và thông báo, trao đổi với Đoàn 285 về các lực lượng đến Khu di tích.

        +  Đoàn 275 và các cơ quan, đơn vị có lực lượng tham gia huấn luyện, thi công công trình ở khu vực phải tăng cường giáo dục cán bộ, công nhân viên, chiến sĩ vê ý thức, trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn Khu di tích.

        +  Ban Quản lý Quảng trường Ba Đình, Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ và môi trường phối hợp với Đoàn 285 trồng, chăm sóc cây, đầu tư các dự án về tăng gia sản xuất, bảo vệ rừng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #26 vào lúc: 08 Tháng Năm, 2017, 07:42:02 am »


        Đối với Đảng ủy, chỉ huy Đoàn 285 luôn quán triệt sâu sắc nhiệm vụ được giao, vừa chủ động tham mưu, đề xuất các giải pháp, vừa tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức đơn vị làm tốt công tác bảo vệ, giữ gìn tuyệt đối an toàn Khu di tích và thực hiện tận tình, chu đáo nhiệm vụ đón tiếp, tuyên truyền nhân dân đến tưởng niệm Bác, sinh hoạt chính trị và tham quan khu vực.

        Thường xuyên bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của Thường vụ Đảng ủy Đoàn 969, Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng và công tác chỉ đạo, hướng dẫn giúp đỡ của các cơ quan, đơn vị trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Trong quá trình thực hiện, mỗi nội dung công việc luôn có sự biến động và các yếu tố phức tạp nảy sinh (bảo đảm an ninh, phòng chống cháy rừng, xử lý các tình huống...), do vậy lãnh đạo, chỉ huy Đoàn 285 phải thường xuyên quán triệt sâu sắc nhiệm vụ, tích cực chủ động triển khai hoàn thành toàn diện các nội dung công việc theo kế hoạch. Những nội dung đột xuất, phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phải chấp hành chế độ báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo trước khi tiến hành. Riêng những nhiệm vụ, tình huống khẩn trương, yêu cầu nhanh chóng xử lý, sau đó tổng hợp báo cáo kết quả để tiếp tục xin ý kiến chỉ đạo của Thường vụ, Bộ Tư lệnh.

        Trước hết phải coi trọng công tác giáo dục chính trị tư tưởng, làm cho cán bộ, công nhân viên, chiến sĩ trong đơn vị nhận thức sâu sắc về niềm vinh dự tự hào gắn với trách nhiệm được Đảng, Nhà nước, Quân đội tin tưởng giao thực hiện nhiệm vụ chính trị đặc biệt. Hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ, giữ gìn Khu di tích là góp phần quan trọng vào việc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giữ gìn lâu dài và bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Bác. Làm tốt công tác đón tiếp, tuyên truyền là góp phần quan trọng vào việc phát huy ý nghĩa chính trị, lịch sử -  văn hoá của Khu di tích Đá Chông.

        Giáo dục để cán bộ, công nhân viên, chiến sĩ nhận thức đầy đủ mục đích, yêu cầu, nội dung công việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy ý nghĩa lịch sử -  văn hoá của Khu di tích. Muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ,
phải phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ giữa các lực lượng trong đơn vị, giữa đơn vị với địa phương và các cơ quan, đơn vị có liên quan.

        Tổ chức phân công, giao nhiệm vụ cụ thể, hợp lý cho các ban, đội, các lực lượng trong Đoàn tham gia thực hiện công tác giữ gìn, bảo quản hiện vật và công tác đón tiếp tuyên truyền. Thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn, triển khai thực hiện các nội dung công việc. Quan tâm bảo đảm đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, công nhân viên chiến sĩ; chăm lo chính sách hậu phương quân đội, ổn định nơi ăn, ở của các đồng chí gắn bó lâu dài với đơn vị.

        Trong từng bộ phận, nhất là bộ phận trực tiếp đón tiếp, tuyên truyền phải xác định rõ đây là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục, lâu dài, đòi hỏi sự công phu, tỷ mỷ, thận trọng, chu đáo trong sưu tầm, xác minh làm rõ các sự kiện quan trọng, trong giữ gìn, bảo quản các hiện vật quý giá và tận tình, chu đáo trong công tác đón tiếp, tuyên truyền. Mỗi cán bộ, công nhân viên, chiến sĩ trực tiếp làm công tác bảo quản, giữ gìn hiện vật di tích phải luôn yên tâm với nhiệm vụ, yêu nghề, say mê tìm hiểu, học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn.

        Định kỳ, hàng năm tổ chức sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm công tác bảo quản, giữ gìn các hiện vật và đón tiếp, tuyên truyền tại Khu di tích. Kịp thời biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ. Gắn kết quả công tác bảo quản hiện vật, đón tiếp, tuyên truyền với việc đánh giá hoàn thành nhiệm vụ hàng năm của cán bộ, đảng viên, công nhân viên, chiến sĩ.

        Đồng thời với quá trình giáo dục về tình cảm, trách nhiệm của mỗi bộ phận, mỗi cán bộ, công nhân viên, chiến sĩ với công việc, cần đấu tranh chống các tư tưởng lệch lạc, đơn giản, chủ quan, cho rằng: Nhiệm vụ bảo tồn, tôn tạo Khu di tích là nhiệm vụ của những nhà chuyên môn khoa học, đơn vị không có chức năng, nhiệm vụ trong công việc này; hay tư tưởng đơn giản, chủ quan trong công tác đón tiếp, tuyên truyền...

        -  Nghiên cứu đề xuất báo cáo kiện toàn tổ chức lực lượng tại Khu di tích hợp lý

        Đoàn 285 là đơn vị cơ sở thuộc Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh có nhiệm vụ bảo đảm tuyệt đối an toàn Khu di tích; tổ chức tăng gia sản xuất tập trung của đơn vị; trồng, chăm sóc, phòng chống cháy rừng và đón tiếp tuyên truyền phục vụ nhân dân đến tưởng niệm Bác Hồ và tham quan Khu di tích.

        Để bảo đảm hoàn thành toàn diện các nhiệm vụ, Đoàn 285 được tổ chức biên chế và phân công nhiệm vụ như hiện nay là phù hợp, cân đối. Tuy nhiên, do yêu cầu công tác bảo tồn, tôn tạo các hiện vật và mở rộng công tác đón tiếp, tuyên truyền, cần điểu chỉnh, tăng cường lực lượng và bố trí nơi ăn, ở cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #27 vào lúc: 08 Tháng Năm, 2017, 06:42:25 pm »


        -  Thường xuyên bồi dưỡng năng cao phẩm chất, năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công nhân viên, chiến sĩ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

        Những cán bộ, công nhân viên, chiến sĩ làm công tác bảo tồn, tôn tạo, giữ gìn các hiện vật và tổ chức đón tiếp, tuyên truyền có vai trò rất quan trọng, trực tiếp tuyên truyền giới thiệu các sự kiện, hiện vật nhằm phát huy ý nghĩa của Khu di tích.

        Thời gian qua, cán bộ, nhân viên, chiến sĩ của Đoàn 285 đã hoàn thành tốt nhiệm vụ giữ gìn, bảo quản các hiện vật. Tổ chức tốt công tác đón tiếp, tuyên truyền, giới thiệu để nhân dân hiểu rõ ý nghĩa chính trị, lịch sử -  văn hoá của Khu di tích Đá Chông. Song, thời gian tới phát triển thêm nhiệm vụ bảo tồn, tôn tạo Khu di tích và yêu cầu nhiệm vụ công tác đón tiếp, tuyên truyền ngày càng cao; một số cán bộ có kinh nghiệm chuyển công tác, hoặc nghỉ hưu. Chính vì vậy đơn vị cần quan tâm bồi dưỡng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức. lối sống và trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công nhân viên, chiến sĩ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

        +  Nội dung bồi dưỡng phải toàn diện, nhưng tập trung bồi dưỡng nghiệp vụ công tác bảo quản, giữ gìn hiện vật và công tác đón tiếp, tuyên truyền.

        Công tác bảo quản, giữ gìn các hiện vật yêu cầu rất cụ thể, tỷ mỉ. Do vậy cần bồi dưỡng cán bộ, công nhân viên, chiến sĩ nắm vững những kiên thức về quản lý, giữ gìn, lưu giữ các hiện vật, bảo đảm: Hiện vật phải được quản lý đầy đủ chặt chẽ, khoa học, giữ gìn nguyên vẹn, lâu dài, tránh xuống cấp, đổ vỡ, sai lệch...; phương pháp bảo quản, lau chùi, kiểm kê, điểm nghiệm các hiện vật và cách thức trưng bày, tuyên truyền, giới thiệu các hiện vật truyền thống.

        Cán bộ, công nhân viên, chiến sĩ trực tiếp làm công tác đón tiếp, tuyên truyền đòi hỏi phải có bản lĩnh vững vàng, kiến thức toàn diện và phương pháp, nghệ thuật tuyên truyền hấp dẫn, cuốn hút người nghe, muốn vậy phải tập trung bồi dưỡng các nội dung sau:

        Tồ chức nghiên cứu, học tập về thân thế, cuộc đời, sự nghiệp cách mạng, tư tưởng và tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Mọi người phải nhận thức sâu sắc ràng: Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác -  Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại . Đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương trọn đòi phấn đấu, hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người và nhân loại; luôn có ý chí và nghị lực tinh thần to lớn, vượt qua mọi thử thách, khó khăn để đạt mục đích cách mạng; tuyệt đối tin tưởng vào sức mạnh của nhân dân, kính trọng nhân dân, hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân; nhân ái, vị tha, khoan dung, nhân hậu, hết mực vì con người; là tấm gương cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, đòi riêng trong sáng, nếp sống giản dị và đức khiêm tốn phi thường. Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa là nhà chính trị kiệt xuất, nhà văn hoá lớn và là nhà quân sự thiên tài.

        Tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, công nhân viên, chiến sĩ nhận thức sâu sắc về sự nghiệp giữ gìn lâu dài và bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Bác, nhất là những năm chiến tranh chống Mỹ vô cùng ác liệt, khó khăn, gian khổ, nhưng cán bộ, chiến sĩ Đoàn 69 đã kề vai, sát cánh với chuyên gia y tế Liên Xô để vượt qua. Đây là nhiệm vụ thiêng liêng, thề hiện truyền thông "Uống nước nhớ nguồn", tôn vinh và biết ơn công lao trời biển của Hồ Chủ tịch đối với nước với dân. Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giữ gìn lâu dài an toàn thi hài Bác, để các thế hệ người Việt Nam và bạn bè quốc tế đến viếng Người, thể hiện quyết tâm mãi mãi đi theo con đường độc lập dân tộc, gắn liền vối chủ nghĩa xã hội mà Người đã lựa chọn. Thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh mà Người đã hằng mong đợi.

        Bồi dưỡng kiến thức toàn diện về truyền thống lịch sử, văn hoá của dân tộc, của quân đội, trực tiếp là truyền thống của địa phương. Khu vực Sơn Tây, Ba Vì, Hà Tây là nơi "Địa linh nhân kiệt" (Đất thiêng sinh người tài), người làm công tác đón tiếp tuyên truyền cần tìm hiểu sâu lịch sử truyền thống dân tộc; truyền thống quân đội, truyền thống của địa phương. Hiểu rõ quá trình hình thành, phát triển Khu di tích Đá Chông. Sưu tầm những tư liệu, tài liệu của địa phương, trong nhân dân truyền miệng về Khu di tích này. Nắm vững các lực lượng quân đội, địa phương đã tham gia xây dựng, bảo vệ Khu di tích. Hiểu được vị trí chiến lược về quân sự, thuận lợi về giao thông đường không, đường thủy, đường bộ của Khu di tích.

        Nắm vững mối liên hệ mật thiết giữa di tích Đá Chông với các khu di tích, các khu du lịch trong khu vực... và phong tục, tập quán văn hóa của địa phương.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #28 vào lúc: 08 Tháng Năm, 2017, 06:42:46 pm »


        Học tập nghiệp vụ lễ tân, đón tiếp khách văn minh, lịch sử, tận tình chu đáo, để lại ấn tượng sâu sắc cho nhân dân mỗi khi đến tham quan, tưởng niệm và tổ chức các hoạt động tại Khu di tích. Hiện nay, đội ngũ cán bộ, nhân viên, chiến sĩ của Đoàn 285 cũng như bộ phận trực tiếp làm công tác đón tiếp tuyên truyền phần lớn còn trẻ, chưa được đào tạo cơ bản, kinh nghiệm còn hạn chế. Do vậy để công tác đón tiếp tuyên truyền mang lại hiệu quả thiết thực cần tập trung bồi dưỡng về nghiệp vụ lễ tân.

        Mỗi người dân thuộc mọi lứa tuổi, mọi thành phần, mọi địa phương đến với Khu di tích đều xuất phát từ tình cảm kính yêu Bác Hồ, muốn tìm hiểu, học tập cuộc đời thanh tao, giản dị của Bác. Do vậy người làm công tác đón tiếp, tuyên truyền phải thật sự gần gũi, tôn trọng, kính trọng khách, phải tạo mọi điều kiện thuận lợi cho nhân dân thực sự có những phút giây thoải mái, linh thiêng khi đến với Khu di tích của Người.

        Bồi dưỡng, giáo dục về tinh thần cảnh giác cách mạng, nhận rõ âm mưu thủ đoạn của kẻ thù, kịp thời phát hiện và làm thất bại mọi ý đồ đen tối của các thế lực thù địch đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh; làm tôt công tác bảo đảm tuyệt đối an toàn cho nhân dân khi đến tham quan, tưởng niệm tại Khu di tích. Chiến lược "diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch không từ thủ đoạn nào hòng vô hiệu hóa vai trò lãnh đạo của Đảng, bôi nhọ hình ảnh lãnh tụ Hồ Chí Minh trong lòng nhân dân, chia rẽ Đảng vói dân, chia rẽ quân đội với nhân dân... Trong tình hình đó, người làm công tác đón tiếp, tuyên truyền cũng phải hết sức cảnh giác, phát hiện và ngăn chặn kịp thời.

        Trước tình hình tiêu cực hiện nay và các tệ nạn xã hội xảy ra ỏ mọi địa điểm. Những khu di tích, nơi du lịch tập trung đông người là mảnh đất màu mỡ cho bọn trộm cắp cờ bạc, hành nghề mê tín dị đoan hòng lừa bịp khách. Do vậy, đơn vị và những người làm công tác đón tiếp, tuyên truyền phải nắm vững an ninh địa bàn, cảnh giác phát hiện các thủ đoạn lừa bịp khách đến tham quan; chủ động phối hợp với các lực lượng bảo đảm an ninh ở địa phương để xử lý các trường hợp vi phạm.

        +  Phương pháp bồi dưỡng là kết hợp chặt chẽ giữa đơn vị tổ chức và từng cán bộ, công nhân viên, chiến sĩ tự giác nghiên cứu, học tập, tích luỹ kinh nghiệm trong quá trình công tác.

        Đơn vị phải có kế hoạch tổ chức bồi dưỡng chặt chẽ, khoa học. Thực hiện phương châm: Lấy bồi dưỡng tại đơn vị là chính, thông qua thực tiễn, thông qua công việc hàng ngày để tự bồi dưỡng lẫn nhau, cấp trên bồi dưỡng cấp dưới, cán bộ bồi dưỡng nhân viên, chiến sĩ; động viên những người đi trước truyền thụ kinh nghiệm để dìu dắt các thê hệ tiếp theo. Tổ chức mời các chuyên gia, các nhà nghiên cứu về bảo tàng, di tích, các báo cáo viên về tư tưởng Hồ Chí Minh đến giúp đỡ, nói chuyện với cán bộ, công nhân viên, chiến sĩ. Tổ chức tham quan, học tập các di tích lịch sử, văn hoá trong khu vực. Lựa chọn cán bộ, nhân viên, chiến sĩ có phẩm chất, có triển vọng đi đào tạo chuyên ngành, hoặc bổ túc tại các trường về công tác bảo tồn, tôn tạo các hiện vật và đón tiếp, tuyên truyền. Hàng năm tổ chức hội thi về công tác bảo tồn, tôn tạo và đón tiếp, tuyên truyền để động viên khích lệ kịp thời.

        Khuyến khích, động viên mỗi cán bộ, công nhân viên, chiến sĩ tích cực, chủ động tự học tập, rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức, lối sống, nâng cao trình độ nghiệp vụ công tác bảo tồn, tôn tạo, giữ gìn các hiện vật cũng như công tác đón tiếp, tuyên truyền tại Khu di tích. Tích cực giúp đỡ, ủng hộ, tạo điều kiện về thời gian, bố trí lực lượng hợp lý để mọi người có điều kiện được học tập. Quan tâm động viên khen thưởng những bộ phận, cá nhân có kết quả học tập tốt. Đồng thời kiểm tra, nhắc nhở, phê bình những trường hợp bảo thủ, chậm tiến, lười học tập, rèn luyện.

        -  Quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ nhiệm vụ bảo tồn, tôn tạo các hiện vật và tổ chức đón tiếp, tuyên truyền tại Khu di tích

        Nhiệm vụ bảo tồn, tôn tạo, sưu tầm các hiện vật gốc tại Khu di tích qua nửa thế kỷ rất công phu, tỷ mỷ, trong điều kiện môi trường gặp nhiều khó khăn, phức tạp và công tác đón tiếp, tuyên truyền phải thường xuyên cải tiến, đổi mới nên cần có sự quan đầu tư về cơ sở vật chất và ứng dụng khoa học kỹ thuật trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

        Trước hết, đơn vị cần quan tâm đầu tư về cơ sở hạ tầng phục vụ đón tiếp nhân dân. Hiện nay hệ thống đường giao thông, đường đi lại trong Khu di tích, khu nhà chờ, bãi đỗ xe, nơi nhân dân nghỉ khi mưa nắng đã tương đối đầy đủ. Tuy nhiên cần quan tâm đầu tư về các trang thiết bị: Bản đồ, sơ đồ; biển báo chỉ dẫn đường đi để mọi người đi tham quan được thuận lợi.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #29 vào lúc: 09 Tháng Năm, 2017, 01:06:01 am »


        Để phục vụ quá trình giới thiệu các hiện vật, cần gắn các biển tên đồ vật, cây trồng cho thống nhất. Những đồ vật mới bổ sung, hoặc mới tu sửa, tôn tạo như: Bàn thờ Bác, cầu thang sắt, thềm lên hiên ngôi nhà 2 tầng, máy điều hoà ở phòng Bác nghỉ... cần chú thích rõ thời gian, nguồn gốc để dễ phân biệt với hiện vật gốc.

        Do yêu cầu công tác giữ gìn, bảo quản các hiện vật, nên đầu tư các phương tiện, hoá chất nhằm bảo quản, giữ gìn các hiện vật làm bằng vật liệu: gỗ, sắt, thủy tinh, sứ, vải, len dạ... chống xuống cấp.

         Vườn cây Bác trồng, các vị khách quốc tế (Bà Đặng Dĩnh Siêu, Anh hùng vũ trụ G.M Ti- tôp trồng) và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã trồng cần đầu tư chăm sóc để phát triển xanh tốt.

        Đồng thời, từng bước nghiên cứu, đầu tư về các trang thiết bị, ứng dụng công nghệ hiện đại phục vụ công tác tuyên truyền. Ớ những nơi chủ yếu như: Bãi đỗ xe, nhà chờ có hệ thống loa để hướng dẫn khách tham quan và cùng với các khu vực nhà 2 tầng, nhà kính bố trí hệ thống camera quan sát các hoạt động của nhân dân, vừa phục vụ công tác đón tiếp, tuyên truyền, vừa đảm bảo an ninh khu vực.

        Tiếp tục sưu tầm, bổ sung, hoàn thiện hồ sơ khoa học về Khu di tích để có cơ sở bảo tồn, tôn tạo và tổ chức tốt các hoạt động tuyên truyền, giáo dục
   
        Khu di tích Đá Chông là nơi đã diễn ra nhiều sự kiện lịch sử, có ý nghĩa quan trọng đối với dân tộc, quốc tế và sự nghiệp giữ gìn lâu dài và bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Bác. Do vậy phải lập hồ sơ khoa học để phục vụ công tác nghiên cứu, sưu tầm, tìm hiểu cũng như bảo quản Khu di tích lâu dài.

           -  Trước hết phải sưu tầm, tập hợp các tài liệu có liên quan tới di tích

         Đây là việc làm lâu dài, thường xuyên, song giai đoạn đầu cần sưu tầm tất cả các tài liệu gắn vói quá trình hình thành và phát triển của Khu di tích qua các thời kỳ trước năm 1945, từ năm 1945- 1957, từ năm 1957- 1969, từ năm 1969- 1975 và từ năm 1975- 2007. Mỗi thời kỳ phải làm rõ được tập thể, cá nhân, cơ quan, đơn vị quản lý; những sự kiện nổi bật diễn ra trong từng thời kỳ và ý nghĩa lịch sử, văn hóa; mối quan hệ với địa phương như thế nào?

        Những tư liệu, tài liệu về các thời kỳ của Khu di tích hiện nay lưu giữ chủ yếu ỏ Bảo tàng Hồ Chí Minh và một số cơ quan lưu trữ của Trung ương, Hà Tây và quân đội. Giai đoạn sau 1975 đã có một số phương tiện thông tin đại chúng: Thông tấn xã Việt Nam, Báo Quân đội, Báo Tiền phong, Đài Truyền hình Hà Nội, Hà Tây... đưa tin, bài về các hoạt động tại Khu di tích. Những tư liệu, tài liệu này cần được sưu tầm, tập hợp, thông kê khoa học, giữ gìn cẩn thận để phục vụ công tác nghiên cứu, tra cứu cũng như tiếp tục sưu tầm bổ sung sau này.

        Tên của khu di tích cũng cần được thống nhất, bởi vì qua các thời kỳ tên gọi của khu di tích có sự khác nhau. Thời kỳ Pháp thuộc (trước năm 1945) là đồn điền Satupô; trong kháng chiến chống Pháp (1946- 1954) là khu căn cứ kháng chiến "Ba Vì" của tỉnh Sơn Tây; thời gian xây dựng (1959- 1960) được mang mật danh công trường V; thời kỳ Bác và Trung ương làm việc ở đây (1960- 1969) được gọi là "Khu căn cứ K9"; từ những năm giữ gìn thi hài Bác (1969) đến nay mang mật danh K84. Do vậy, cần thống nhất tên đầy đủ là "Khu di tích lịch sử Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đá Chông, Ba Vì, Hà Tây"; có thể gọi tắt là "Khu di tích Đá Chông".

        Trong lý lịch di tích cần xác định rõ điểm phân bố của Khu di tích, xác định rõ những lần Bác Hồ đến Đá Chông và những sự kiện diễn ra tại đây.

        Ngoài ra cần làm rõ nội dung lịch sử, loại di tích, khảo tả di tích, các hiện vật trong di tích, giá trị lịch sử, tình trạng bảo quản, phương án bảo vệ, sử dụng di tích.

        -  Chụp ảnh các hiện vật, nhân chứng và ghi chép lời kể của nhân chứng từng thời kỳ

        Do yêu cầu công tác bảo đảm bí mật nên việc ghi chép, lưu giữ các tài liệu liên quan đến các sự kiện, hiện vật tại Khu di tích rất hạn chế. Hiện nay, những hồi ức, kỷ niệm của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ trực tiếp gắn bó với Khu di tích có ý nghĩa, giá trị thực tiễn. Do vậy phải thống kê, lập danh sách các nhân chứng qua 2 thời kỳ Bác Hồ, Trung ương làm việc tại Đá Chông (1957- 1969) và thời kỳ giữ gìn thi hài Bác trong những năm chiến tranh (1969- 1975) để tiến hành chụp ảnh nhân chứng; ghi lời kể của nhân chứng và xin chữ ký, dấu xác nhận của chính quyền địa phương hoặc thủ trưởng cơ quan, đơn vị.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM