Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 03:25:19 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Khu di tích lịch sử Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đá Chông  (Đọc 9687 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« vào lúc: 24 Tháng Tư, 2017, 02:40:07 am »

      
        - Tên sách: Khu di tích lịch sử Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đá Chông
        - Nhà xuất bản: Quân đội Nhân dân
        - Năm xuất bản: 2008
        - Số hoá: Giangtvx

        * Chỉ đạo nội dung: THƯỜNG VỤ ĐẢNG ỦY ĐOÀN 969

        * Những người thực hiện:   

        - Đại tá, Tiến sĩ ĐẶNG NAM ĐIỂN
        - Đại tá TRẦN VŨ TRANG
        - Đại tá LÊ HỒNG ĐƯỜNG
        - Thượng tá NGUYỄN HỮU MẠNH
        - Thượng tá TRẦN XUÂN ĐẶNG
        - Thượng tá QUANG TUẤN NGHĨA
        - Trung tá NGUYỄN THANH HƯƠNG
        - Thượng úy TRẦN ĐỨC HẠNH

LỜI NÓI ĐẦU

        Chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ thiên tài, người thầy vĩ đại của Đảng và dân tộc ta, Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới; Người tượng trưng cho tinh hoa của dân tộc Việt Nam; là tấm gương sáng ngời về phẩm chất đạo đức của người cách mạng. Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Người gắn liền với những sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XX.

        Những nơi Người đã từng sống và làm việc nay trở thành địa danh lịch sử - văn hoá để giáo dục truyền thống cho các thế hệ. Khu Di tích Đá Chông (K9, K84) là địa danh lịch sử - văn hoá như vậy. Nơi đây, Bác đã sống và làm việc. Người cùng với các đồng chí trong Bộ Chính trị và Trung ương Đảng đã bàn và quyết định những vấn đề hệ trọng của đất nước trong giai đoạn quyết định của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Người đã dành nơi này để tiếp những người bạn, người đồng chí từ Trung Quốc và Liên Xô đến thăm. Sau này khi Người qua đời, nơi đây trở thành địa điểm chủ yếu gìn giữ tuyệt đối an toàn thi hài của Bác trong những năm chiến tranh ác liệt (1969- 1975).

        Sau đại thắng mùa Xuân năm 1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, củng là thời điểm Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được khánh thành. Thi hài Bác được đưa từ K84 về ngôi nhà vĩnh hằng của Người tại Ba Đình lịch sử, Khu di tích Đá Chông trở thành nơi cán bộ, nhân dân đến tham quan, học tập và sinh hoạt, giáo dục truyền thông lịch sử.

        Xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ chính trị của đơn vị, nhằm nghiên cứu một cách hệ thống quá trình hình thành và phát triển của Khu di tích; năm 2006 và 2007, Ban Quản lý Lăng đã triển khai nghiên cứu đề tài cấp hộ "Nghiên cứu bảo tồn, tôn tạo phát huy tác dụng Khu di tích lịch sử của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đá Chông". Đề tài được nghiệm thu đạt loạt xuất sắc đã góp phần đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, tham quan học tập về các Di tích lịch sử của Chủ tịch Hồ Chí Minh của cán hộ, đảng viên và mọi tầng lớp nhân dân trong cả nước.

        Nhân dịp kỷ niệm 118 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thiết thực triển khai thực hiện cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hổ Chí Minh", Ban quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh giới thiệu với hạn đọc cuốn sách- Khu di tích lịch sử Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đá Chông.

        Xin trân trọng cám ơn các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước; các cán hộ lão thành cách mạng; cán bộ, công nhân viên và chiến sĩ đã từng công tác tại Khu di tích qua các thời kỳ. Cám ơn Ban Tuyên giáo tỉnh ủy Hà Tây, Bảo tàng Hồ Chí Minh và các cơ quan, đơn vị có liên quan đã cung cấp, xác minh tư liệu quý về Khu di tích lịch sử Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đá Chông.

BAN QUẢN LÝ LẢNG CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH        
« Sửa lần cuối: 25 Tháng Tư, 2017, 05:26:44 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #1 vào lúc: 25 Tháng Tư, 2017, 05:23:33 am »


Phẩn thứ nhất

NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH
GIÁ TRỊ LỊCH SỬ - VĂN HÓA KHU DI TÍCH
CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH TẠI ĐÁ CHÔNG

        I - SỰ HÌNH THÀNH KHU DI TÍCH CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH TẠI ĐÁ CHÔNG

        1. Một vài nét về Hà Tây và những di tích danh lam thắng cảnh tiêu biểu

        Hà Tây nằm ở phía Tây Thủ đô Hà Nội, Bắc giáp Phú Thọ, được bao bọc bởi dãy núi Tam Đảo; Nam giáp Hòa Bình, thuộc hữu ngạn sông Hồng Hà (sông Hồng), đoạn cuối khúc sông chảy qua gọi là sông Đà và một nhánh sông Tích như dải lụa thanh thiên, núi Ba Vì sừng sững, mờ xa, bờ bãi ven sông nối tiếp những cánh đồng màu mỡ lúa, khoai, ngô, mía, cây thuốc lá, mùa nào thức nấy.

        Nói đến Hà Tây, không thể không nhắc tới những danh lam nổi tiếng xứ Đoài, vùng đất"Địa linh nhân kiệt" như:

        Đường Lâm là một trong những làng cổ đặc sắc Việt Nam, vốn là mảnh đất lịch sử rất nổi tiếng; là đất có hai vua: Phùng Hưng (766- 799) và Ngô Quyền  (938- 945).

        Chùa Mía (thuộc xã Đường Lâm) có hiệu là Sùng Nghiêm Tự, một cảnh quan đẹp, trang nghiêm mà cổ kính, theo quan niệm của Phật giáo khi đến đây con người như bắt gặp cõi yên lạc, để xua đi những tạp niệm trong cõi vô thường. Tượng Phật chùa Mía có thể coi là những bông hoa điêu khắc rực rỡ, có giá trị độc đáo, hiếm thấy ở các ngôi chùa khác.

        Hương Sơn, đệ nhất kỳ quan có từ đời Lê Chính Hòa cách đây 1.000 năm có lẻ, có động người xưa và con đường khổ ải để tới cõi niết bàn, lại là một vẻ đẹp hướng về cõi thiện, kết hợp hài hòa với con người, không biết được đâu là mơ, là thực.

        Chùa Tây Phương (thế kỷ III) với 62 pho tượng, 18 vị La Hán "đến bây giờ mặt vẫn chau" (Huy Cận) xa lánh cõi nhân gian tục lụy tìm cách siêu thoát ở cõi Phật.

        Chùa Thầy thờ Từ Đạo Hạnh, bậc chân tu, ông tổ của nghề múa rối nước, tương truyền đã hóa thân thành Vua Lý Thần Tông.

        Chùa Đậu là một nơi đặc sắc nữa với xá lị của hai nhà sư Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường.

        Không chỉ nổi tiếng vối những danh lam thắng cảnh, Hà Tây là mảnh đất đã sinh ra những hiền tài vào bậc nhất qua nhiều thời đại, xứng đáng là danh nhân đất Việt, như:

        Nguyễn Trãi, linh hồn của cuộc kháng chiến chống giặc Minh, nhà vãn hóa lớn nhất thời cổ, tác giả của Bình Ngô Sách, Bình Ngô Đại cáo (bản Tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của dân tộc ta), Ức Trai thi tập...

        Ngô Thì Nhậm, là tướng giỏi của Tây Sơn Nguyễn Huệ, người đã bày kế sách "nước cờ Tam Điệp", giúp Quang Trung bảo toàn lực lượng dồn sức quét sạch quân Thanh, tác giả của Hoàng Lê nhất thống chí.

        Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan (xã cần Kiệm, huyện Thạch Thất) là một tài năng xuất chúng, một sứ thần sắc sảo, uyên bác.

        Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, đê quốc Mỹ xâm lược và chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ, Hà Tây là "lá chắn thép" bảo vệ Thủ đô Hà Nội và Trung ương Đảng. Hà Tây thật xứng danh là tỉnh Anh hùng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #2 vào lúc: 25 Tháng Tư, 2017, 05:24:10 am »


        2. Khu vực Đá Chông và sự hình thành Khu di tích

        Từ thành phố Sơn Tây đi về phía Tây theo quốc lộ 87 chừng 20km gặp một khu rừng thông xanh thẫm phủ kín những ngọn đồi đất sỏi, cao thấp nhấp nhô ở độ cao 40 - 50m, có đồi cao hơn 100m so với mặt nước biển. Những "mũi chông đá" nhiều hình, nhiều vẻ nhô lên khỏi mặt đất, những vỉa đá lô xô vươn về phía dòng sông Đà. Đó là khu vực Đá Chông. Theo trí tưởng tượng dân gian, khu vực này mang dáng dấp một con rồng, đầu đang cúi xuống uống nước sông Đà. U Rồng là đỉnh cao nhất của khu đồi.

        Dòng sông Đà đến đây bỗng đổi hướng, ngược về Phú Thọ, rồi uốn lượn xuôi về miền hạ lưu Sơn Tây, nhập vào sông Hồng chảy về xuôi. Nép mình dưới cánh rừng nguyên sinh là vài ba ngôi nhà với kiểu dáng kiến trúc đơn giản nhưng khá đẹp.

        Theo ông Vũ Kỳ - nguyên là Thư ký riêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và lời truyền miệng của nhân dân: trong thời kỳ Pháp thuộc, nơi đây là đồn điển Satuptô của một kỹ sư canh nông người Pháp, đã trồng thông và khai thác quặng. Bây giờ khu vực này còn giữ được nhiều cây thông có độ tuổi khoảng 100 năm, xen kẽ với những cây mới trồng như chò, lim, long não, pơ mu...

        Nhân dân vùng này gồm chủ yếu là người Kinh, có một số dân tộc Mường, Dao. Đất canh tác hạn hẹp, trồng 1 vụ lúa, 1 vụ ngô, khoai, sắn. Đời sống người nông dân không mấy thuận lợi. Đảng bộ và nhân dân địa phương có truyền thống cách mạng. Trong kháng chiến chống Pháp là vùng an toàn, nơi đi về của cán bộ, bộ đội; trong kháng chiến chống Mỹ là nơi đóng góp nhiều sức người, sức của cho chiến trường đánh giặc. Các xã Minh Quang, Ba Trại và Thuần Mỹ liền kề Khu di tích đểu đã được Đảng, Nhà nước tuyên dương Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

        Vùng đất này đã có một sự kiện đặc biệt để rồi sau đó nó trở thành một địa danh lịch sử. Đó là vào một ngày của tháng 5 năm 1957, Bác đến thăm Sư đoàn 308 diễn tập bên sông Đà. Cũng như khi Người đi công tác các tỉnh thường không ăn cơm ở đó mà mang theo cơm nắm, thức ăn và Bác cháu cùng dùng bữa cơm dọc đường, sau đó Người nằm nghỉ một lát ngay dưới gốc cây.

        Theo ông Vũ Kỳ kể lại: Hồ Chủ tịch đã đứng ở vị trí Đá Chông, nhìn ra sông Đà trước mặt thấy đây là nơi sơn thủy hữu tình, dòng sông uốn khúc, cảnh vật tươi đẹp, gần dân mà xa đường quốc lộ. Với tầm nhìn của nhà chiến lược thiên tài, Người đã ngỏ ý với các đồng chí cùng đi xây dựng ở đây một nhà làm việc của Bác và Trung ương. Bác đã ngồi ăn cơm nắm bên "ba ngọn núi" Đá Chông, chỗ đó có nhiều phiến đá bằng phang, có một cây phượng vĩ, trước có một ngôi miếu nhỏ.

        Nhóm nghiên cứu đề tài được ông Vũ Kỳ trao cho bức ảnh chụp Bác Hồ và các đồng chí cùng đi đang ngồi tại Đá Chông vào ngày 23 tháng 2 năm 1958.

        Năm 2006, được sự giúp đỡ của Ban Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh và các chuyên viên, nhóm nghiên cứu đề tài tiếp tục nhận được một bộ ảnh quý chưa công bố về Bác Hồ với Đá Chông. Đây là những tư liệu lịch sử xác thực về Khu di tích Đá Chông. Nhóm nghiên cứu đề tài cũng được sự giúp đỡ xác minh tư liệu của Ban Tuyên giáo, Tỉnh ủy Hà Tây trong những lần Bác về thăm và làm việc với Hà Tây.

        Đây là những tư liệu lịch sử xác thực về Khu di tích Đá Chông.

        Một câu hỏi đặt ra là: Tại sao Bác lại chọn Đá Chông là nơi căn cứ làm việc của Bác và Trung ương? Qua thu thập tài liệu và lời kể của các nhân chứng có thể lý giải như sau:

        Thứ nhất: Do tình thế cách mạng nước ta lúc đó, miền Bắc sau 2 năm hòa bình, miền Nam đang nằm trong vùng kiểm soát của địch, Mỹ - Diệm đang ra sức hô hào lấp sông Bến Hải, Bắc tiến, những diễn biến đó khiến Bác và Trung ương nghĩ đến cuộc đọ sức quyết liệt với kẻ thù, phải tính đến việc lập những căn cứ dự phòng khi cần thiết có thể đưa Bộ chỉ huy tối cao đến làm việc bảo đảm an toàn. Địa bàn Sơn Tây nói chung cũng như khu vực Đá Chông có thể coi như mảnh đất bàn đạp nằm tiếp giáp với chiến khu và vùng đồng bằng, thành phố. Người đã chọn căn cứ này trong một chuyến đi thăm và kiểm tra diễn tập thực binh của Sư đoàn chủ lực 308. Điều này, gợi nhớ lại khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Bác và Trung ương từ Tân Trào về Hà Nội, Người đã để lại một lực lượng giữ gìn xây dựng chiến khu với lý do: Biết đâu sau này Bác cháu ta lại có thể phải trở lại đây. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đã diễn ra gian khổ, ác liệt, Bác và Trung ương phải quay trở lại chiến khu chỉ đạo cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp thắng lợi.

        Thứ hai: Từ phong cách sống của Bác. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh là một người rất giản dị, sống gần gũi với thiên nhiên. Người đã từng nói đại ý, Người không ham danh lợi, nếu không phải vì việc nước mà phục vụ thì Người chỉ ưa thích sớm tối trồng rau, hái củi, trò chuyện với những người bạn thân thiết. Người ưa sống gần gũi với thiên nhiên như ỏ Pắc Bó, Tân Trào và cả ở Phủ Chủ tịch cũng đều như vậy. Đó là một ngôi nhà nhỏ, cạnh sông suối, có đất trồng rau, có cây xanh tươi tốt. Những cảnh vật có ỏ Đá Chông đều phù hợp với phong cách sống của Bác và Bác đã chọn nơi này để sống và làm việc.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #3 vào lúc: 26 Tháng Tư, 2017, 12:38:11 am »


        II - NHỮNG SỰ KIỆN LỊCH SỬ DIỄN RA Ở KHU DI TÍCH CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH TẠI ĐÁ CHÔNG

        Những tư liệu và tài liệu thu thập được từ các cuộc gặp gỡ các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, những cán bộ đã từng giúp việc và phục vụ Bác tại căn cứ K9 và đặc biệt từ cuộc toạ đàm "Cán bộ, nhân viên đã từng phục vụ Bác tại Đá Chông" do Bảo tàng Hồ Chí Minh tổ chức vào tháng 4 năm 2006; Hội thảo khoa học "Những sự kiện Bác Hồ với Đá Chông", ngày 1 tháng 7 năm 2006 và Hội thảo "Chủ tịch Hồ Chí Minh với Khu di tích Đá Chông", ngày 28 tháng 5 năm 2007 do Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức đã có những căn cứ đáng tin cậy.

        Trên cơ sở đó, có thể đưa ra những phác thảo chính về những sự kiện lịch sử diễn ra ở Khu di tích Đá Chông như sau:

        1. Thời kỳ Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước làm việc tại Đá Chông (từ năm 1957- 1969)

        Năm 1957

        Cuối năm 1956, đầu năm 1957, Đá Chông được các đồng chí ở Ty Công an Sơn Tây khảo sát, báo cáo với tỉnh trong việc giúp Trung ương tìm chọn một nơi xây nhà nghỉ của Trung ương. Nơi đây hội đủ các yếu tố: có rừng cây, có núi, có sông, thuận tiện về giao thông thủy bộ.

        Tháng 5 năm 1957, trong dịp theo dõi Sư đoàn 308 tập mẫu chiến thuật "Trung đoàn bộ binh tăng cường tiến công quân địch phòng ngự có chuẩn bị", Bác đã dừng chân nghỉ, ăn cơm trưa trên đồi, nơi có 3 mỏm đá nhọn như hình mũi chông, ngọn mác xếp liền kề nhau. Thấy địa thế nơi đây hiểm trở, phong cảnh đẹp, khí hậu mát mẻ, Bác đã trao đổi với các đồng chí cùng đi, ngỏ ý chọn vị trí này làm nơi nghỉ ngơi và làm việc của Bác và Trung ương.

        Năm 1958

        Sáng ngày 23 tháng 2 năm 1958, Bác Hồ lên thăm và xem xét lại địa bàn khu vực Đá Chông. Cùng đi với Bác có đồng chí Nguyễn Lương Bằng - ủy viên Trung ương Đảng và một số đồng chí khác của Chủ tịch phủ và lãnh đạo tỉnh Sơn Tây.

        Sau chuyến đi của Bác, Tổng cục Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam được lệnh xây dựng một số ngôi nhà cấp bốn trong khu vực Đá Chông.

        Bưóc sang năm 1959, trước nguy cơ của một cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân ra miền Bắc của đế quốc Mỹ đã rõ ràng, Cục Doanh trại, Tổng cục Hậu cần được lệnh tiếp tục lên xây dựng Khu căn cứ của Trung ương, Bộ đội Công binh xây dựng một hệ thống công sự kiên cố. Quá trình xây dựng, khu vực này được gọi là Công trường 5.

        Đặc biệt, Bác đã cắm cọc, nhắm hướng cho dựng một ngôi nhà chính làm nơi hội họp, nghỉ ngơi của Bác và Trung ương. Nhóm kiến trúc sư tài giỏi do đồng chí Hoàng Linh, Cục trưởng Cục Doanh trại phụ trách được giao vẽ thiết kê" ngôi nhà trình lên Bác duyệt .

        Năm 1960

        Sáng ngày 28 tháng 1 năm 1960 (tức ngày mồng một Tết Canh Tý), Bác Hồ lên Đá Chông thăm và chúc Tết cán bộ, chiến sĩ bảo vệ và công nhân làm việc trên công trường. Biết một số anh em công nhân là người miền Nam rất nhớ nhà, Bác căn dặn: "Các cô, các chú nhớ miền Nam thì phải làm việc bằng hai để xây dựng miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc" .

        Ngày 15 tháng 3 năm 1960 ngôi nhà được hoàn thành, Bác đã đi máy bay trực thăng lên dự buổi khánh thành.

        Sau khi xây dựng xong, toàn bộ khu vực được giao cho Văn phòng Chủ tịch phủ quản lý và lực lượng bảo vệ là cán bộ, chiến sĩ Đoàn Tân Trào (Công an nhân dân vũ trang). Công trường 5 được đổi tên là K9.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #4 vào lúc: 26 Tháng Tư, 2017, 12:39:14 am »


        Năm 1961

        Đầu tháng 3 năm 1961, Bác Hồ cùng đồng chí Hà Vĩ, Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam lên thăm Đá Chông, đồng thời chuẩn bị đón Đoàn đại biểu Phụ nữ Trung Quốc sang thăm và dự Đại hội Phụ nữ Việt Nam lần thứ III.

        Ngày 13 tháng 3 năm 1961, Bác Hồ cùng Đoàn đại biểu Phụ nữ Trung Quốc do bà Đặng Dĩnh Siêu dẫn đầu lên thăm khu vực Đá Chông. Cùng đi có đồng chí Hà Vĩ, đồng chí Lương Phong (phiên dịch) và một nữ thư ký . Tại đây, bà Đặng Dĩnh Siêu đã trồng hai cây quýt mang từ Trung Quốc sang. Bác và bà Đặng Dĩnh Siêu trồng cây ngọc lan trong khu vườn. Trưa hôm đó, Bác Hồ mời Đoàn đại biểu Phụ nữ Trung Quốc dùng cơm tại nhà khách ở Đá Chông và chụp ảnh lưu niệm với đoàn.

        Năm 1962

        Nhận lời mời của Trung ương Đảng và Nhà nước ta, Đoàn cán bộ Quân đội Liên Xô do Anh hùng phi công vũ trụ G.M Ti- tốp dẫn đầu sang thăm Việt Nam. Đoàn đã được đón tiếp nồng nhiệt. Bác đã cùng đồng chí G.M Ti- tốp đi thăm nhiều nơi, ở đâu Người cũng phát biểu thể hiện những tình cảm thắm thiết. Đây có lẽ là một vị khách rất đặc biệt, được đón tiếp như một "nguyên thủ quốc gia", một người đồng chí anh em, niềm tự hào của thành tựu khoa học xã hội chủ nghĩa.

        Ngày 24 tháng 1 năm 1962, Bác Hồ và Đoàn cán bộ quân đội Liên Xô đã đi trực thăng lên Đá Chông. Anh hùng vũ trụ G.M Ti- tốp đã trồng cây vàng anh trước ngôi nhà 2 tầng. Bác Hồ và đoàn cán bộ quân đội Liên Xô không nghỉ lại mà đi thăm khu vực này rồi trở về Hà Nội.

        Ngày 19 tháng 5, Bác lên làm việc tại Đá Chông. Trước đó, ngày 18 tháng 5 các đồng chí Lê Duẩn, Trường Chinh đã lên Đá Chông, buổi tối nghỉ lại để hôm sau lên chúc thọ Bác.

        Năm 1963

        Ngày 19 tháng 5, Bác lên làm việc tại Đá Chông. Anh em trong tổ bảo vệ và phục vụ tại đây đang   chuẩn bị lên nhà 2 tầng chúc mừng ngày sinh lần thứ 73 của Bác, thì ngay từ sáng sớm đã thấy Bác xuống thăm nơi ở của anh em tại khu vực dành cho lực lượng bảo vệ và phục vụ.

        Các đồng chí Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng lên chúc thọ Bác. Bác cùng đồng chí Lê Duẩn và đồng chí Phạm Văn Đồng ăn ơm trưa, trao đổi công việc. Sau đó, Bác và các đồng chí trong Bộ Chính trị đã đi thăm một số xã và gia đình ở trong khu vực, cụ thể:

        - Bác đã tới xóm Đồi thăm gia đình cụ Cẩm.

        - Đồng chí Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng đến thăm xóm Sung và thăm xã Đồng Luận, huyện Thanh Thuỷ, Phu Thọ.

        - Đồng chí Võ Nguyên Giáp lên làm việc ở K9 và ra thăm xóm Đồi, xã Thuần Mỹ.

        Buổi chiều hôm đó, Bác và các đồng chí trong Bộ Chính trị trở về Hà Nội.

        Năm 1964

        Ngày 20 tháng 9 năm 1964, Bác Hồ lên Đá Chông. Cùng đi có các đồng chí Phạm Văn Đồng và một số đồng chí ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị. Bác và các đồng chí cùng đi đã trao đổi về tình hình quốc tế và trong nước từ sau sự kiện Vịnh Bắc Bộ (ngày 5 tháng 8 năm 1964) và một số vấn đề về công tác phòng không nhân dân.

        Bác đã trao đổi vói các đồng chí Võ Nguyên Giáp, Văn Tiến Dũng, Song Hào, Trần Bá Đặng, cùng một số cán bộ Binh chủng Công binh và quyết định việc đào hầm trú ẩn tại K9. Trước đó Bộ đội Công binh đã đào hầm phía gần nhà bảo vệ và bể nước (ngay phía sau ngôi nhà 2 tầng), khi Bác lên quan sát địa thế, Bác đã yêu cầu chuyển xuống vị trí gần gốc đa, khu vực nhà kính bây giờ. Theo Bác, phía đó có sự che chắn của đỉnh U Rồng, địch khó có thể đánh phá bằng không quân được.

        Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta đã bước vào giai đoạn quyết liệt nhất. Sau sự kiện Vịnh Bắc Bộ, giặc Mỹ điên cuồng tiến hành chiến tranh phá hoại bằng không quân ra miền Bắc. Những năm tháng này, Trung ương đã đề nghị Bác chuyển tối một nơi an toàn hơn để để phòng địch đánh vào Hà Nội. Nhưng Người đã từ chối. Người vẫn ở lại Thủ đô Hà Nội cùng Bộ Chỉ huy tối cao lãnh đạo toàn dân đánh giặc. Ở vào những thời điểm cam go ấy, hình ảnh vị lãnh tụ tối cao vẫn ung dung làm việc tại ngôi nhà sàn trong Phủ Chủ tịch là một nguồn sức mạnh lớn lao động viên toàn quân, toàn dân ta quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #5 vào lúc: 26 Tháng Tư, 2017, 12:40:23 am »


        2. Thời kỳ giữ gìn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh trong những năm chiến tranh (9- 1969 • 7- 1975)

        Năm 1969

        9 giờ 47 phút ngày 2 tháng 9, Hồ Chủ tịch qua đời. Thể theo nguyện vọng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã quyết định giữ gìn lâu dài thi hài Bác. Từ cuối năm 1969, cuộc kháng chiến của nhân dân ta bước vào giai đoạn quyết định. Đề phòng chiến tranh có thể xảy ra trên phạm vi cả nước, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương quyết định tìm một vị trí thật yên tĩnh, bí mật, xa Hà Nội, thuận tiện cho di chuyến thi hài Bác khi chiến tranh lan rộng. K9 đã được quyết định chọn là nơi giữ gìn thi hài Bác.

        Ngày 10 tháng 9, một số cán bộ của Bộ Tư lệnh Công binh và Tiểu đoàn 144 có mặt tại K9 để khảo sát thiết kế, cải tạo lại công trình và nhận bàn giao lại toàn bộ khu vực do các đơn vị Công an vũ trang và Văn phòng Chủ tịch phủ giao lại. Ban đầu, Ban Chỉ đạo giữ gìn thi hài Bác định sử dụng ngôi nhà kính đã có sẵn để lắp đặt thiết bị máy móc phục vụ nhiệm vụ gìn giữ thi hài Bác ở ngay trên mặt đất. Nhưng về sau, Quân ủy Trung ương quyết định phải cải tạo cả hệ thống hầm ngầm để đưa thi hài Bác xuống khi chiến tranh có thể lan rộng tới khu vực này.

        Trong điều kiện thi công khó khản, phải bảo đảm bí mật, thòi gian gấp, nhưng lực lượng Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 259, Bộ Tư lệnh Công binh đã hoàn thành tốt nhiệm vụ. Ngày 15 tháng 12 năm 1969, công trình phục vụ nhiệm vụ giữ gìn thi hài Bác hoàn thành. K9 được đổi thành K84. Đoàn 69 (đơn vị tiền thân của Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng) đã vinh dự được giao nhiệm vụ giữ gìn tuyệt đối và an toàn thi hài Bác tại K84.

        Sáng 24 tháng 12 thi hài Bác được chuyển từ công trình 75A ở Thủ đô Hà Nội lên K84. Từ đó, K84 trở thành nơi giữ gìn thi hài Bác chủ yếu trong nhưng năm tháng chiến tranh ác liệt.

        Năm 1970

        Ngày 23 tháng 5, đoàn chuyên gia của Viện thi hài Lênin sang Hà Nội. Hội đồng khám nghiệm thi hài Bác gồm các chuyên gia y tế Liên Xô và Việt Nam đã kết luận: Thi hài Bác vẫn được bảo vệ giữ gìn rất tốt trong điều kiện ở một nước khí hậu nhiệt đới và phải di chuyển xa.

        Ngày 23 tháng 8, các đồng chí Trung ương Đảng và Quân ủy Trung ương do đồng chí Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất Trung ương Đảng dẫn đầu lên K84 viếng Bác. Sau đó đồng chí Lê Duẩn đã gặp mặt thăm hỏi, động viên các đồng chí chuyên gia y tế Liên Xô và cán bộ, chiến sĩ Đoàn 69 đang làm nhiệm vụ tại K84.

        22 giờ đêm ngày 3 tháng 12, sau cuộc tập kích của không quân Mỹ vào Sơn Tây (ngày 21 tháng 11 năm 1970) thất bại, để đảm bảo an toàn thi hài Bác được di chuyển trở về công trình 75A.

        Năm 1971

        Tháng 8 lũ lụt lớn xảy ra ở miền Bắc, Thủ đô Hà Nội bị đe doạ nghiêm trọng. 11 giờ trưa ngày 19 tháng 8, Đoàn 69 được lệnh hành quân di chuyển đưa thi hài Bác từ công trình 75A trở lại K84.

        Cũng trong năm 1971, gia đình Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng và gia đình Thủ tướng Phạm Văn Đồng lên nghỉ ở K84.

        Năm 1972

        Đế quốc Mỹ sử dụng máy bay B52 đánh phá miền Bắc ác liệt. Ngày 11 tháng 7 thi hài Bác được di chuyển từ K84 đến H21 bằng đường sông trên chiếc xe PAP.

        Năm 1973

        Ngày 8 tháng 2 thi hài Bác đước di chuyển từ H21 trở lại K84. Đây là lần thứ 5 di chuyển thi hài Bác.

        Trong thòi gian thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh giữ gìn tại K84, nhiều đồng chí Trung ương Cục miền Nam ra miền Bắc công tác như: Nguyễn Văn Linh, Võ Văn Kiệt... đã lên K84 viếng Người, quyết tâm thực hiện "Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào" theo lời Người căn dặn.

        Năm 1975

        Sau Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử (4- 1975), miền Nam hoàn toàn được giải phóng, Tổ quốc thống nhất, toàn Đảng, toàn dân ta mong đợi được đón Bác về Lăng. Đúng 16 giờ ngày 18 tháng 7 đoàn xe đặc biệt chở thi hài Bác được lệnh xuất phát rời K84 về Thủ đô Hà Nội. 

        Đầu năm 1995, thực hiện ý kiến chỉ đạo của đồng chí Đỗ Mười, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII); sau khi báo cáo Bộ Quốc phòng và Tổng cục Chính trị, Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh chính thức tổ chức đón tiếp các cơ quan, đơn vị, đoàn thể địa phương và cả nước đến tham quan Khu di tích Đá Chông. Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước khi lên thăm Khu di tích đã trồng cây lưu niệm.

        - Ngày 16 tháng 8 năm 1992, đồng chí Võ Văn Kiệt - nguyên Chủ tịch Hội đồng Bộ Trưởng (Thủ tướng Chính phủ) lên thăm và trồng cậy lưu niệm tại Khu di tích.

        - Ngày 01 tháng 10 năm 1993, đồng chí Vũ Kỳ -  nguyên Thư ký của Bác Hồ lên thăm và nói chuyện tại Khu di tích.

        - Từ ngày 2 đến ngày 4 tháng 9 năm 1994, Chủ tịch nước Lê Đức Anh thăm và trồng cây lưu niệm tại Khu di tích.

        - Ngày 2 tháng 7 năm 1995, Tổng Bí thư Đỗ Mười thăm Khu di tích và trồng cây lưu niệm.

        - Thủ tướng Phan Văn Khải đã nhiều lần lên thăm Khu di tích và trồng cây lưu niệm.

        - Ngày 07 tháng 01 năm 1998, Đại tướng Võ Nguyên Giáp lên thăm Khu di tích, trồng cây và ghi sổ lưu niệm.

        - Ngày 21 tháng 6 năm 1998, Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu lên thăm và trồng cây lưu niệm tại Khu di tích.

        - Ngày 02 tháng 9 năm 1999, Chủ tịch nước Trần Đức Lương lên thăm và trồng cây lưu niệm tại Khu di tích...

        - Đặc biệt, ngày 16 tháng 5 năm 2001, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã trồng cây lưu niệm và dự lễ đặt tấm biển đồng kỷ niệm nơi giữ gìn thi hài Bác trong 6 năm chiến tranh chống Mỹ: "NƠI ĐÂY ĐÃ GIỮ GÌN THI HÀI CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH TỪ NĂM 1969 ĐẾN NĂM 1975”.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #6 vào lúc: 27 Tháng Tư, 2017, 10:30:53 pm »


        III - XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ LỊCH SỬ - VĂN HOÁ CỦA KHU DI TÍCH CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH TẠI ĐÁ CHÔNG

        1. Giá trị lịch sử của Khu di tích


        Chủ tịch Hồ Chí Minh suốt đời tận tuỵ hy sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, cho tự do, hạnh phúc của nhân dân, cho lý tưởng cộng sản chủ nghĩa. Phẩm chất và đạo đức đó mãi mãi là tấm gương sáng ngời cho cán bộ và nhân dân ta soi chung . Người cũng đã từng nói với Mác- ta Rô- bát (phóng viên báo Gramma - Cu Ba): "Tôi hiến cả đời tôi cho dân tộc tôi”

        Khi Hồ Chủ tịch qua đời, đồng bào và chiến sĩ ta vô cùng thương tiếc Người, bạn bè quốc tế cũng chia sẻ với chúng ta niềm đau thương vô hạn.

        Đảng và nhân dân ta đã quyết định giữ gìn lâu dài thi hài Bác và xây dựng Lăng của Người tại Ba Đình. Với đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" và thể hiện tình cảm kính yêu của nhân dân ta đôi với con người vĩ đại đã sáng lập, rèn luyện Đảng ta, xây dựng Nhà nước ta, mang lại quyền làm người cho bao kiếp đời nô lệ lầm than. Trên khắp mọi miền đất nước, nhân dân đã bảo tồn, xây dựng các di tích, công trình tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh.

        Khu di tích Đá Chông - K84 là một Khu di tích đặc biệt trong hàng ngàn khu lưu niệm và công trình tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh.

        Giá trị lịch sử của Khu di tích Đá Chông được thể hiện:

        Một là, khu căn cứ K9 là nơi Bác Hồ và các đồng chí trong Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã sống và làm việc.

        Vào những năm đầu của thập kỷ 60 của thế kỷ XX, cách mạng nước ta đã bước vào một thời kỳ lịch sử vĩ đại. Miền Bắc sau những năm hàn gắn vết thương chiến tranh, bước vào thực hiện kê hoạch 5 năm lần thứ nhất với khí thế dời non lấp biển của "Sóng Duyên hải", "Gió Đại phong", "Cờ Ba nhất".

        Trong khi đó ở miền Nam, đồng bào ta đang rên xiết dưới ách thống trị của Mỹ - Diệm. Với đạo luật phát- xít 10- 59, bọn giặc đã gây ra những vụ tàn sát đẫm máu, hung hăng hô hào lấp sông Bến Hải, "Bắc tiến" tìm diệt cộng sản. Sau Hội nghị Trung ương 15 (tháng 1 năm 1959) do Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì, xác định 2 nhiệm vụ chiến lược và vạch rõ con đường cách mạng của miền Nam. Phong trào cách mạng miền Nam đã chuyển biến với những bước thần kỳ. Miền Nam hướng về Trung ương Đảng và Bác Hồ với niềm tin son sắt, vững tin vào người chèo lái con thuyền cách mạng đang vượt qua ghềnh thác.

        Theo ông Vũ Kỳ, K9 là một trong 2 khu căn cứ được gọi là Nhà khách Trung ương. Đây là nơi dành cho các Hội nghị của Bộ Chính trị. Khu nhà khách Trung ương ở Tam Đảo là nơi dành cho Hội nghị của Quân ủy Trung ương. K9 là nơi Bác và các đồng chí trong Bộ Chính trị, những người hạn chiến đấu gần gũi nhất, những người học trò xuất sắc nhất đã đến làm việc và nghỉ ngơi. Trong những buổi làm việc đó nhiều vấn để trọng đại của đất nước đã được bàn và quyết định ở đây.

        Tại tầng 1 của ngôi nhà sàn đã từng diễn ra Hội nghị Bộ Chính trị. Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong một lần tới thăm Khu di tích vào năm 1998 đã bồi hồi xúc động chỉ cho mọi người biết chiếc ghế Bác đã từng ngồi chủ trì Hội nghị Bộ Chính trị. Chiếc ghế lớn kê ở đầu bàn là nơi Bác ngồi. Phía tay phải Bác ngồi là đồng chí Trường Chinh, Phạm Văn Đồng và các đồng chí khác. Phía tay trái Bác là đồng chí Lê Duẩn, Võ Nguyên Giáp. Đại tướng đã ngồi vào chỗ ngồi trước đây và trầm ngâm nhớ tới Bác.

        Hai là, Khu di tích Đá Chông, nơi thể hiện tình cảm cao cả của Chủ tịch Hồ Chí Minh với bầu bạn quốc tế.

        Ngôi nhà sàn là nơi Bác đã tiếp hai người bạn quý: Bà Đặng Dĩnh Siêu và Anh hùng phi công vũ trụ Liên Xô G.M Ti- tốp.

        Người khách nước ngoài thứ nhất Bác Hồ đã tiếp tại K9 đó là Bà Đặng Dĩnh Siêu, phu nhân Thủ tướng Chu Ân Lai (Trung Quốc).

        Trong những năm tháng hoạt động ở Quảng Đông, bà Đặng Dĩnh Siêu là người đã hoạt động cùng với Bác. Sau này bà Đặng Dĩnh Siêu giữ chức vụ Phó Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Với Bác, Thủ tướng Chu Ân Lai có mối quan hệ huynh đệ đặc biệt thân tình từ khi hai người cùng hoạt động trong Quốc tế cộng sản. Chu Ân Lai thường gọi Nguyễn Ái Quốc là anh và xưng là em. Khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, Thủ tướng Chu Ân Lai đã được Đảng, Nhà nước và nhân dân Trung Quốc cử làm Trưởng đoàn sang Việt Nam chia buồn và dự lễ tang Chủ tịch Hồ Chí Minh.

        Người khách thứ hai được Bác tiếp tại K9 là Anh hùng phi công vũ trụ Liên Xô G.M Ti- tôp. Đây là người đã lái con tàu vũ trụ Phương Đông 2 bay 17 vòng quanh trái đất, làm nên một điều kỳ diệu nhất trong lịch sử loài người. Đồng chí G.M Ti- tốp sang thăm mang theo tình đoàn kết của nhân dân Liên Xô, đồng thời cũng mang theo kinh nghiệm thi đua hoàn thành kế hoạch Nhà nước do Đảng, Chính phủ Liên Xô đề ra .

        Bác và Trung ương đã đón đồng chí G.M Ti- tốp với nghi thức trọng thể, nồng nhiệt và thắm tình hữu nghị anh em. Thay mặt Đảng và Nhà nước ta, Hồ Chủ tịch đã trao tặng G.M Ti- tốp danh hiệu Anh hùng lao động. Người đã phát động phong trào thi đua hoàn thành vượt mức kế hoạch và đề ra phần thưởng: Đơn vị nào, xí nghiệp nào, hợp tác xã nào vượt mức kế hoạch tốt nhất thì được lấy tên Anh hùng G.M Ti- tốp.

        Sau này đồng chí G.M Ti- tốp là Chủ tịch Hội hữu nghị Việt - Nga và là người có nhiều đóng góp tích cực xây đắp tình đoàn kết hữu nghị giữa nhân dân 2 nước Việt Nam và Liên Xô.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #7 vào lúc: 27 Tháng Tư, 2017, 10:32:00 pm »


        Sự kiện Bác Hồ tiếp hai đoàn khách quốc tế ở K9, ngoài nghi lễ ngoại giao, đây là một cử chỉ thể hiện tình cảm quốc tế cao cả và sự thân tình của Bác đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân hai nước Liên Xô. Trung Quốc. Điều này có ý nghĩa đặc biệt vào thời điểm mối quan hệ Liên Xô, Trung Quôc đang có sự bất hoà.

        Ba là, Đá Chông là một địa danh lịch sử thiêng liêng, nơi đã bảo vệ, giữ gìn tuyệt đối an toàn thi hài Ẹác trong những năm chiến tranh ác liệt.

        Sau những ngày tang lễ, thi hài Bác được giữ gìn ở 75A. Năm 1969, cuộc chiến tranh chống Mỹ, cứu nước bước vào giai đoạn đánh gãy xương sống Chiến lược "Chiến tranh cục bộ" của đế quốc Mỹ. Tổng thống Mỹ Ních- xơn đã tăng cường viện trợ cho quân ngụy và tuyên bố sẵn sàng ném bom trở lại miền Bắc Việt Nam.

        Trước tình hình đó, để đảm bảo an toàn tuyệt đối thi hài Bác, Bộ Chính trị đã quyết định xây dựng một công trình khác cũng như 75A nhưng ở xa Hà Nội, bí mật, yên tĩnh, đi lại thuận tiện để khi cần sẽ di chuyển thi hài Bác tới đó giữ gìn bảo đảm an toàn. Sau nhiều lần đi khảo sát địa hình, cân nhắc tính toán các mặt, K9 đã được chọn làm nơi giữ gìn thi hài Bác. Bộ đội Công binh đã được giao nhiệm vụ cải tạo và thi công hệ thống công trình phục vụ cho nhiệm vụ giữ gìn lâu dài thi hài Bác.

        Những năm chiến tranh ác liệt, để giữ gìn tuyệt đối an toàn thi hài Bác, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, trực tiếp là Quân ủy Trung ương, sự giúp đỡ của chuyên gia y tế Liên Xô, Đoàn 69 đã tổ chức 5 cuộc hành quân di chuyển thi hài Bác. Trong những cuộc hành quân đó có 3 lần thi hài Người được chuyển về K84 và thòi gian Bác yên nghỉ ở K84 là lâu nhất (4 năm rưỡi trên tổng số 6 năm chiến tranh) trước khi đón Bác về Lăng, nơi yên nghỉ vĩnh hằng của Người.

        Ngày nay, nơi Bác yên nghỉ trong những năm chiến tranh gian khổ đã trở thành một địa danh lịch sử thiêng liêng, in dấu những năm tháng không bao giờ quên của cán bộ, chiến sĩ Đoàn 69 và tinh thần quốc tế trong sáng của các chuyên gia y tế Liên Xô.

        Bốn là, Khu di tích lịch sử - văn hóa Đá Chông, nơi thể hiện tình cảm của nhân dân ta đối với Bác Hồ kính yêu.

        Những Khu di tích về Chủ tịch Hồ Chí Minh, nơi Bác đã sống và hoạt động cách mạng được trân trọng giữ gìn ỏ nhiều địa phương trên đất nước ta và cả ở nước ngoài. Đó chính là thể hiện tình cảm kính yêu đời đời biết ơn và sự ngưỡng mộ, thành kính của đồng bào ta và bạn bè quốc tế đối với Bác Hồ. Tại những khu di tích đó, khi được trực tiếp tiếp xúc với những bằng chứng sát thực nhất thông qua cảnh quan môi trường và những hiện vật lịch sử, mọi người càng hiểu biết đầy đủ hơn về cuộc đời và sự nghiệp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

        Thật cảm động khi chúng ta biết được vào những năm tháng Bác yên nghỉ ở Khu di tích Đá Chông, các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước, những người học trò xuất sắc của Người và cả những người con ưu tú của miền Nam đang chiến đấu đã đến đây kính cẩn viếng Người, nguyện thực hiện lời thề trước lúc vĩnh biệt Người.

        Sau khi đón Bác về Lăng, cùng với việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, đơn vị tiếp tục làm nhiệm vụ bảo vệ, giữ gìn Khu căn cứ K84. Cũng trong thời gian này, đáp ứng nguyện vọng của các đoàn cán bộ và nhân dân, được phép của cấp trên, đơn vị đã tổ chức đón tiếp một số đoàn đến thăm quan, nghiên cứu tại Khu căn cứ K84.

        Khu di tích Đá Chông là một di tích lịch sử còn ở dạng nguyên khai. Những hiện vật ỏ đây đều là hiện vật gốc, được giữ gìn hầu như nguyên vẹn như khi Bác Hồ còn sống và làm việc tại đây. Cụm từ "Khu di tích lịch sử Đá Chông" mới chỉ được gọi gần đây. Vì vậy, chức năng tổ chức thăm quan tại Khu di tích một cách nền nếp cũng mới chỉ được thực hiện trong những năm gần đây.

        Năm là, Khu di tích Đá Chông còn là một căn cứ dự phòng của công trình Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

        Những công trình tuyệt mật của quốc gia luôn đặt ra yêu cầu dự phòng cao vê an ninh, kỹ thuật và phải có những địa điểm sơ tán để sẵn sàng di chuyển khi có tình huống đặt ra.

        Trước đây, trong những năm chiến tranh, Bộ Chính trị đã giao Quân ủy Trung ương tìm một vị trí bí mật, xa Hà Nội và thuận tiện cho việc di chuyển thi hài Bác khi chiến tranh lan rộng. Các nhà chiến lược quân sự đã chọn K9 là nơi xây dựng một công trình cho việc bảo vệ và giữ gìn thi hài Bác. Theo Thiếu tướng Trần Kinh Chi, sỏ dĩ K9 được chọn vì những lý do sau:

        Thứ nhất, K9 nằm trong dải rừng nối liền với núi Ba Vì. Từ trên cao nhìn xuống, các công trình của K9 nằm trong một vệt rừng và cũng không có những đặc điểm địa hình khác biệt, dễ bị chú ý, nên có nhiều thuận lợi trong việc giữ bí mật.

        Thứ hai, K9 không quá xa Thủ đô Hà Nội, di chuyển thi hài Bác tương đối thuận lợi, lại nối liền với các khu vực có địa hình rừng núi an toàn, có thể cơ động trong những tình huống đặc biệt.

        Thứ ba, có một điều không được nói lên thành lời, nhưng trong tâm thức ai cũng biết: Nơi đây lúc sinh thời, Bác Hồ rất yêu thích.

        Mặc dù nơi đây điểu kiện còn nhiều khó khăn, cơ sở vật chất thiếu thốn, nhưng vẫn là nơi giữ gìn thi hài Bác Hồ chủ yếu trong những năm chiến tranh ác liệt.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #8 vào lúc: 28 Tháng Tư, 2017, 05:25:37 am »


        2. Giá trị văn hóa của Khu di tích

        Một là, Khu di tích Đá Chông - nơi tiếp nối mạch nguồn lịch sử - văn hóa của thời đại Hồ Chí Minh.

        Địa danh Đá Chông nằm ở nơi bắt nguồn, nơi tiếp nối của mạch nguồn lịch sử - văn hóa, bắt đầu từ thời đại Hùng Vương. Đứng trên núi tổ Ba Vì ta có thể thấy Đền Thượng, Đền Trung, Đền Hạ, phóng xa tầm mắt về phía Bắc là miền trung du đất tổ Vua Hùng, phía sau là đồng bằng Bắc Bộ, Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến. Trên vùng đất địa linh nhân kiệt này có biết bao huyền thoại, tồn tại rất nhiều di chỉ khảo cổ, di tích lịch sử - văn hóa. Chắc chắn vùng đất này chứa đựng những trầm tích lịch sử - văn hóa đặc biệt, mà một linh cảm đặc biệt đã phát hiện ra và để lại dấu ấn của mình.

        Đây là một vùng đất cổ xưa gắn với những huyền thoại Sơn Tinh, Thủy Tinh của thời đại Hùng Vương. Các nghiên cứu khoa học đã khẳng định rằng thời đại Hùng Vương là thời đại có thật trong lịch sử Việt Nam, danh xưng này khỏi đầu từ truyền thuyết và ghi chép có phần hoài nghi trong các bộ sử biên niên của nước ta thời trung đại. Nhưng, gần đây giới sử học Việt Nam đã làm sáng tỏ thòi đại có thật bị huyền thoại hóa này bằng hàng trăm di chỉ khảo cổ học thuộc Bắc Bộ và Trung Bộ. Khỏi đầu thời đại Hùng Vương theo ghi chép trong sách Việt Sử lược là khoảng vào năm 696- 682 trước công nguyên, tương ứng vói văn hóa khảo cổ học Gò Mun. Tiếp nối di chỉ khảo cổ học Phùng Nguyên có niên đại vào khoảng đầu thiên niên kỷ II trước công nguyên, với đỉnh cao của nghề gốm nguyên thủy nước ta, các hoa văn trên gôm đạt đến trình độ tuyệt diệu, phức tạp, đối xứng sinh động. Đặc biệt được phân bổ rộng khắp từ Phú Thọ, Vĩnh Phúc đến Hà Tây, Hà Nội, Bắc Ninh.

        Một vài địa danh văn hóa quen thuộc tỉnh Hà Tây chúng tôi dẫn ra đây có thể chứng minh cho nhận định rằng Hà Tây là vùng đất huyền thoại, nơi cư trú của người Việt cổ.

        Núi Tản sông Đà, rừng quốc gia Ba Vì, nơi có đến thờ Thánh Tản Viên, một trong bốn vị bất tử của nước ta. Núi Tản được gọi là "Núi Tổ của nước ta đó" (theo Dư địa chí). Năm 1999 đã xây dựng đền thờ Bác Hồ trên đỉnh Vua (ỏ điểm cao 1.296m).

        Ao Vua, thuộc xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây là một danh thắng, từng lưu giữ nhiều dấu vết Sơn Tinh. Những hiện vật được phát hiện cho thấy các dấu vết của quặng đồng, có thể ở đây có mỏ đồng hoặc nơi luyện đồng từ thời cổ.

        Ấp Chông, thuộc xã Khánh Thượng, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây cũng phát hiện dụng cụ bằng đồng và hợp kim vào thiên niên kỷ I trước công nguyên.

        Đồng Mô, thuộc xã Trầm Lộng, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây là danh thắng, một điểm du lịch, ở đây cũng phát hiện một thùng bằng đồng có hoa văn, hai quai hổ phù ngậm vòng.

        Trống đồng, phát hiện ở Sơn Tây được lưu giữ ở Bảo tàng lịch sử, thuộc loại trống nhóm A. Tại đây, năm 1400 nhà Hồ đã chọn Sơn Tây xây chiến lũy thành cổ để chống giặc Minh.

        Hai là, dấu ấn của một con người có đạo đức, phong cách sống cao đẹp, giản dị

        Nói đến phong cách sống của Bác, Giáo sư Phan Ngọc đã có cách lý giải rất xác đáng . Giáo sư cho rằng phong cách sống là một kiểu lựa chọn cách sống. Một triết nhân phương Đông, kiểu lựa chọn này thể hiện đầu tiên ở phong cách sống cho chính mình. Sự nghiệp và cuộc đời một người gắn bó làm một, không có sự phân chia thành hai phần. Ở phương Tây, nhiều khi người ta xem xét thành hai phần, phần thứ nhất là những công việc họ làm, phần thứ hai là cuộc đời của chính họ. Một con người phương Đông muốn xây dựng một lý thuyết, trước hết chọn một cách sống và cố gắng chung thủy với sự lựa chọn ấy trong mọi hoàn cảnh.

        Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà văn hóa thế giới và trước tiên Người là nhà văn hóa phương Đông. Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh là ở tầm cao, chiều sâu của một thiên tài nhiều mặt, đồng thời được thể hiện nhuần nhuyễn, mẫu mực trong phong cách đạo đức sống của Người.

        "Hồ Chủ tịch không có cái gì riêng, cái gì của nước, của dân là của Người. Quyền lợi tối cao của nước, lợi ích hàng ngày của dân, là sự lo lắng hàng ngày của Người" (Phạm Văn Đồng).
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #9 vào lúc: 28 Tháng Tư, 2017, 05:25:55 am »


        Chúng ta đã biết, sau hòa bình lập lại, khi chuyển đến Phủ Chủ tịch, Bác chọn một căn phòng của một người thợ điện (ngày trước gọi là phu phen trong Phủ toàn quyền). Bác đã ở căn phòng đó 4 năm từ năm 1954 đến năm 1958. Bây giờ căn phòng của người thợ điện ấy là một hiện vật quý trong Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch. Năm 1958, Bác đi thăm một số nước gần 2 tháng, nhân đấy mọi người mới làm một cái nhà sàn. Lúc về, Bác nhận cái nhà sàn gỗ ấy mới không ở căn buồng người thợ điện (theo đồng chí Việt Phương, Thư ký Thủ tướng Phạm Văn Đồng).

        Vậy khi Bác nhắm hướng, duyệt thiết kế và cho xây dựng ngôi nhà 2 tầng ở Đá Chông là Bác quyết định xây nhà cho Trung ương hội họp và nghỉ ngơi. Khi ta gọi một cách thân thuộc là nhà của Bác thì đã hiểu đó là nhà dành cho Trung ương Đảng.

        Ngôi nhà hai tầng mái ngói đỏ có hàng cột tròn chạy xung quanh trông gần giống như ngôi nhà sàn trong Phủ Chủ tịch.

        Con người Bác, cuộc sống của Bác thật giản dị, luôn chăm lo cho mọi người, Bác sống một cuộc sống của người bình thường giản dị, không bị chi phối bởi tiện nghi cầu kỳ. Việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp, cho nên bên cạnh Bác, người giúp việc và phục vụ có thể đếm trên đầu ngón tay. Thủ tướng Phạm Văn Đồng từng chỉ rõ: Điều rất quan trọng cần phải làm nổi bật là sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị long trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn của Hồ Chủ tịch.

        Ba là, hiện thân của nhà văn hóa Hồ Chí Minh với tư tưởng "con người sống hòa hợp với thiên nhiên"

        Bác Hồ đến khu vực Đá Chông, từ tâm thức Người đã có ý nguyện riêng tạo ra một nơi sống và làm việc cho mọi người và bản thân mình, nơi cảnh quan đẹp hài hoà, hữu ích. Nơi này đã trở thành một nơi mang dấu ấn văn hóa của Người đã tạo ra nó. Hay nói như cách định nghĩa của M. Goóc- ki: Văn hóa là "thiên nhiên thứ hai".

        Trước tiên, phải nói về ngôi nhà 2 tầng (nhà sàn). Gọi là "nhà sàn" nhưng nó mang dáng dấp của những ngôi nhà sàn nhỏ của Bác ở chiến khu Việt Bắc. Phần lớn các ngôi nhà sàn dựng lên bằng cọc trên những dòng suối để phòng tránh thú dữ, rắn rết. Những hàng cột xung quanh đã nâng đỡ ngôi nhà, tạo ra không gian thoáng rộng cho tầng dưới và dáng vẻ vững chắc của những hàng cột lại gợi cho ta liên tưởng đến những hàng cột trong các ngôi đền thờ cổ La Mã.

        Qua sân nhà là con đường đi xuống bờ sông, từng bậc thang được trải đầy sỏi cuội. Thủ tướng Phạm Văn Đồng kể lại: "Người thích đi bộ, tắm sông, hút thuốc lá và thỉnh thoáng uống một ly rượu thuốc trong bữa ăn, tránh ăn no, không ngủ trưa và hoạt động thân thể, buổi sáng thể dục, buổi chiều làm vườn, lúc cần đi vác củi cho đồng bào" . Khi thi công con đường này, anh em muốn lát gạch hoặc láng bê tông cho phẳng, nhưng Bác đã yêu cầu đổ sỏi cuội cho mát và để khi đi bộ bàn chân sẽ tiếp xúc vói sỏi cuội cho "chân cứng đá mềm", sức thêm bền bỉ.

        Một nét đặc sắc nữa của Khu vực Đá Chông là cảnh quan môi trường cho thấy Người đã ứng xử với thiên nhiên, tôn trọng thiên nhiên như thế nào?

        Khi xây dựng các ngôi nhà, làm đường sá Người đã yêu cầu giữ lại tất cả các cây trồng lấy gỗ. Các ngôi nhà, đường sá đều được làm trên những khoảng trống không có cây trồng. Bác còn tạo những mảnh vườn nhỏ để trồng các loại cây nhãn, quế, vải, bưởi, trồng rau xanh và trồng hoa. Hai loại cây được trồng ỏ những nơi thường xuyên Người có thể nhìn thấy được đó là cây vú sữa của miền Nam thân yêu và cây hoa râm bụt của quê hương. Cây vú sữa được trồng ngay trước cửa sổ bàn làm việc; cây hoa râm bụt trồng ở con đường bậc thang ngày ngày Bác vẫn đi dạo rèn luyện sức khỏe.

        Có thể nói, với tư cách là chủ thể, Bác đã không chỉ giữ gìn vẻ đẹp tự nhiên nguyên sơ mà còn cải tạo, điểm tô cho thiên nhiên, mang thiên nhiên trở lại phục vụ con người, biến thiên nhiên trở thành đối tượng của cái đẹp dành cho con người thưởng thức, hưởng thụ.
Logged

Trang: 1 2 3 4 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM