Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 17 Tháng Tư, 2024, 05:19:35 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cuộc chiến tranh Đông Dương  (Đọc 85219 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #510 vào lúc: 25 Tháng Chín, 2021, 10:12:24 pm »


Tôi chắc chắn ông ta sẽ trở lại. Đúng thế. Sau bốn mươi tám tiếng đồng hồ, ông xin tiếp kiến. Nhưng không vì hối hận, còn lâu. Với tư cách nổi dậy, ông lại gần tôi, rất cứng rắn, nói với tôi:

“Tôi đề nghị Hoàng đế rút lại quyết định của mình. Vì nếu ngài vẫn giữ ý kiến ấy tôi sẽ không chịu trách nhiệm về việc gì sẽ xảy ra.”

Tôi đỏ mặt, nhảy dậy kêu lên:

“Ông muốn nói nếu không làm thủ hiến Bắc Kỳ nữa, ông sẽ nổi dậy chống tôi ở ngoài đó ư? Ông cút đi! Sẽ không có một loại xáo trộn nào. Dù với Đại Việt ông cũng chẳng làm gì được.”

Tôi bèn triệu tập Tâm, bộ trưởng An ninh. Ông biết Tâm "con hổ Cai Lậy", tay cảnh sát của mọi cuộc đàn áp, rất thích thú khi ra lệnh tra tấn hoặc tự mình tra tấn. Chỉ trong mấy tuần lễ với những phương pháp đặc biệt, cùng mật thám và chỉ điểm của mình, ông đã thắng trong cuộc chiến ở Sài Gòn. Bao nhiêu xác chết và lời cảnh cáo... Ông Tâm ấy là người Nam Kỳ, đúng là "người của thực dân", kẻ thù kiểu mẫu của tất cả những người cách mạng, cả những người quốc gia các loại. Bản thân tôi cũng không thật êm đẹp với ông ta. Nhưng tôi cho gọi ông đến, nói ngay;

“Tôi chỉ định ông làm thủ hiến Bắc Kỳ.”

Ông Tâm thậm chí không chau mày. Chỉ một nụ cười lành hiền, ngây thơ, trả lời:

“Vâng, thưa ngài. Theo lệnh ngài, thưa Hoàng đế.”

Thế là xong. Người ta tưởng người Pháp áp đặt Tâm cho tôi! Ở Paris, Letourneau như trên mây rơi xuống, kêu lên: "Thật điên rồ!" Tướng de Lattre rất ngạc nhiên. Theo như ông biết về Châu Á, theo các chuyên gia nói với ông, không thể nào một người Nam Kỳ, một người "cộng tác", đàn áp, tra tấn có thể lãnh đạo xứ Bắc Kỳ bài ngoại và yêu nước, Bắc Kỳ của dân chúng đỏ và những tinh hoa quan lại. Vua Jean thậm chí hỏi tôi:

“Tại sao có một biện pháp như vậy?”

“Với ông ta, hậu phương Đội quân viễn chinh của ông sẽ chắc chắn. Ông biết sự tận tụy và khả năng của ông ta rồi đấy.”

Với điều ấy de Lattre hài lòng. Nó an ủi một phần về sự phá sản chính phủ của ông. Thậm chí chúng tôi trở thành "bầu bạn" hơn. Thực ra không phải vì để làm ông ta hài lòng mà tôi cử Tâm. Chỉ để trả thù. Tôi không bao giờ tha thứ sự lăng mạ.

Dùng "con hổ Cai Lậy" trước hết là sự thách thức đưa ra với Trí và nhóm Đại Việt đã dám đe dọa tôi. Trong việc lựa chọn này, tôi cho họ thấy đối với tôi họ chẳng là cái gì cả.

Thực tế mọi việc trôi chảy, đúng như tôi dự kiến. Trí đã chọn từng người lính một trong đội bảo vệ riêng, bắt thề trung thành với ông ta và Đại Việt, rất trịnh trọng trước bàn thờ tổ tiên. Khi bị thất sủng trở về Hà Nội, ông ta muốn duyệt lại đội quân, để "hâm nóng", kích thích họ chống lại uy quyền của tôi. Không một người nào bồng súng chào. Ngược lại tất cả khúm núm chào ông Tâm rất đúng nghi thức, đối với họ là người "lạ", ít nhất là một người "bán mình" cho nước ngoài. Nhưng tôi đã chỉ định ông ta, mà tôi là nhà vua. Như vậy cũng đủ.

Bảo Đại cười gằn thỏa mãn. Ông có niềm say mê trả thù, phá huỷ, niềm say mê duy nhất làm ông sống trên đời:

- Tôi cũng có một món nợ cũ cần thanh toán với Trí. Trước đây ông ta chơi con bài người Nhật đưa ông già Cường Để về lên ngai vàng thay thế tôi. Đấy là một kẻ hèn yếu họ dự trữ ở Tokyo đã năm mươi năm, giữ không cho làm gì, còn làm sa đọa ông bằng gái và thuốc phiện. Năm 1940 khi quân Nhật chiếm đóng Đông Dương, nhân viên Kempeitai "tổ chức" Đảng Đại Việt để quấy rối bố Decoux. Để quấy rối tôi nữa, cho nói với tôi: "Ông hãy phục tùng, nếu không sẽ là Cường Để..." Chính Trí đã nói với tôi như vậy, hoàn toàn trong đường dây với "mật thám" Nhật...

Tôi rất xúc động về cuộc đảo chính Pháp ngày 19 tháng ba năm 1945. Tôi đang đi săn, trở về Huế thấy lâu đài mình bị hàng nghìn lính Nhật bao vây, tất cả lùn và xấu, trang phục chiến tranh, trong tư thế chiến đấu, cứng rắn và vững chắc. Tất cả án ngữ các cửa thành trì tổ tiên tôi xây dựng theo kiểu thành Bắc Kinh cũ. Tôi sững sờ tự nhủ: "Những đội quân này làm gì ở đây? Mình đi đứt rồi". Nhưng một viên tướng, kiếm dọc theo chân, cúi người trước mặt tôi: "Ngài đừng lo. Trong một tiếng đồng hồ, mọi việc xong và ngài có thể về cung"... Tình hình xảy ra đúng thế. Sau tám ngày một đại sứ đến trình diện. Tôi nói trước khi ông ta mở miệng: "Các ông đã có một ứng cử viên. Chắc ông đến đòi ấn tín nhà vua chuyển cho Cường Để..." Ông kia cười: "Không đâu. Ông ấy là kẻ vô lại mạt hạng. Chúng tôi đã quyết định giữ ông lại mặc dù có ý kiến không đồng tình của một số người Việt Nam. - Trí ư?" Ông ta không trả lời nhưng tôi không bao giờ quên sự im lặng xác nhận ấy...

Quân Nhật chơi với tôi lá bài hoàn hảo. Họ có kỷ luật, tôn ti khác thường. Mỗi buổi tối quân lính cúi mình theo hướng Tokyo để tôn vinh Nhật Hoàng. Những đội quân ở Đông Dương trước khi kính cẩn cúi xuống như thế, quay về phía cung điện và tôi thể hiện một cử chỉ tôn trọng. Dù sao điều đó cũng đưa lại chút kiêu hãnh. Mặc dù thế tôi cũng bị phiền phức. Người Nhật sẽ thất bại, đó là điều chắc chắn. Được họ giữ lại có lẽ cũng chẳng tốt lành lắm. Nhưng trong lúc chờ đợi, còn cái đầu của tôi. Bổn phận đầu tiên là phải giữ nó đã. Tôi tự nhủ: "Nếu họ trừ khử mình như lời Trí khuyên!" Ông bạn tốt Trí.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #511 vào lúc: 25 Tháng Chín, 2021, 10:13:01 pm »


Và rồi biết bao sự kiện... Trước hết là Hiroshima. Và tôi, con Trời, trở thành công dân Vĩnh Thụy, "cố vấn tối cao" của Hồ Chí Minh! Buồn cười thật! Người ta đưa tôi ra Hà Nội, ở trong lâu đài các toàn quyền. Trong một gian phòng một người gầy gò mặc soóc, một loại thư ký già tận tụy. Người ta bảo tôi "Đấy là lãnh tụ Hồ Chí Minh". Sao! Ông là con người phúc hậu đang cười với tôi? Không một dấu vết lễ nghi xung quanh ông. Mọi người như bạn bè. Ngồi vào bàn ăn, tôi ở bên phải ông. Vừa và cơm, ông chỉ tôi và nói: "Phải có lòng tin đối với ông ấy..." Ông đối xử với tôi tốt, như tình cha con, hỏi ý kiến tôi về các vấn đề. Tôi cũng như những người khác, cũng là một người bạn. Tôi rất yêu mến ông. Đấy là một người quốc gia hơn một người cộng sản nhưng ở trong một guồng máy chung.

Bạn của tôi là ông Giáp. Con người "cứng rắn". Ông tổ chức một quân đội, làm tất cả.

Nhưng tại sao tôi kể lại với ông tất cả những điều ấy? Vì Trí. Chúng ta trở lại vấn đề ấy.

Vâng, người Việt đối xử khéo léo với tôi. Về phần tôi, tôi đã học được cách thán phục họ. Nhưng tôi, họ, chúng tôi có nhiệm vụ riêng. Vai trò của tôi là xoa dịu những ông chúa chiến tranh Trung Hoa chiếm đóng Bắc Kỳ, căm ghét người Việt, cộng sản và đỏ các loại. Tôi để thì giờ nói với Lư Hán "con Báo đen" ghê gớm của Vân Nam: "Ông đừng làm thế đối với Hồ Chí Minh..." Ông ta bảo tôi: "Ông chỉ nói một tiếng và tôi sẽ đưa lại ông lên ngài vàng.” Với tiếng nói ấy, bản thân ông Giáp cũng sẽ chặt tôi thành khúc. Vậy là tôi phải thận trọng. Một ông vua, dù bị hạ bệ, trước hết cũng phải giữ cái đầu của mình.

Ám ảnh của ông Hồ và ông Giáp là Quốc Dân đảng Trung Hoa, những ông chúa chiến tranh, Lư Hán và đội quân ông ta, được nhồi nhét cho nhưng vẫn luôn đe dọa. Người ta đã thanh toán xong Việt Nam Quốc Dân đảng dựa vào quân Lư Hán quấy rối nhưng có những ngày tình hình không ổn. Một hôm ông Hồ bảo tôi: "Ông đi Nam Kinh nói chuyện với Tưởng Giới Thạch. Sẽ có cơ may cho chúng ta..." Tôi đi ngay. Vị "nguyên soái tổng tư lệnh" tiếp tôi rất tốt. Ông hỏi: "Những kẻ đi với ông là ai vậy?... - Phái đoàn Việt Minh mà tôi là trưởng đoàn. - Họ phải đi ngay không thì tôi sẽ bỏ tù họ". - Để khỏi ân hận tôi đề nghị cho họ một cuộc tiếp kiến. Và rồi công việc xong tôi xét mình trở về Hà Nội với các "bạn" đỏ cũng chẳng ích lợi gì. Dù sao cũng là môi trường khó khăn cho tôi. Tôi ở lại Hồng Kông.

Bảo Đại lại cười, tự thỏa mãn. Không vì đã giữ được đầu mình mà bởi chiến công: một kỳ quan kỹ thuật về sự bịp bợm và thành thật, lẫn lộn, hỗn hợp trong cuộc sống sót kéo dài, giả vờ tin tưởng tất cả vừa không thực sự tin.

- Những việc ấy đều là chuyện cũ nhưng là những điểm chốt trong quan hệ của tôi với Trí. Khi tôi trở về Việt Nam nhân danh quốc trưởng theo thỏa thuận của Pignon, tôi nhận thấy ông ta vẫn còn sống. Gần như duy nhất trong số các nhân vật thuộc tầng lớp quan lại lớn. Những người khác bị giết hại hoặc phục vụ Việt Minh. Trí rất nghèo, gầy gò, khổ sở nhưng vẫn đĩnh đạc. Ông ta đề nghị tôi bố trí công việc, xin tha thứ và hứa trung thành hết sức. Tôi cử ông làm thủ hiến Bắc Kỳ. Vì Hà Nội do Đội quân viễn chinh chiếm lại là trống không, buồn tẻ, mặt đất bị đốt cháy. Không ai đến nguyện phục vụ tôi ngoài ông ta và những Đại Việt của ông, một nhóm người, hạt nhân... Bao giờ cũng thế. Thực sự tôi nghĩ "nắm" ông ta bằng tiền bạc như tôi đã làm với giáo chủ Cao Đài; các tướng Hoà Hảo, các giám mục Thiên Chúa giáo, với mọi người. Căn bản đường lối chính trị của tôi là kết dính bằng đồng bạc, mua những người ấy. Tất cả là biết cho như thế nào, không cho ra sao, một nghệ thuật...

Đáng lẽ tôi phải hiểu Trí là một anh cuồng tín. Như Việt Minh. Ông ta căm ghét họ hơn tôi nghìn lần. Họ tha chết cho nhưng ông ta lại muốn giết tất cả bọn họ. Cả tôi và người Pháp nữa. Thật bí hiểm. Tôi bèn hành động: đưa con tốt Tâm ra.

Nên nhớ tôi không muốn giết người Việt hoặc Đại Việt. Cử Tâm ra Hà Nội tôi đã dặn phải nhẹ nhàng:

"Đừng cố giết người. Ở Bắc Kỳ, với bạo lực ông chẳng đi đến đâu cả, sẽ bị gãy răng đấy. Ông không làm gì được Việt Minh, hãy để cho người Pháp, ông chỉ làm việc thanh lọc Đại Việt, loại chúng ra khỏi chính quyền. Nhất là phải đẩy Trí đi Hồng Kông, không để hắn ở đấy nữa...”

Tâm thất bại ở Hà Nội. Chẳng sao cả. Tôi có thì giờ làm việc với đồng tiền của tôi. Tôi không mua được Trí nhưng tôi đã gây hủy hoại người của ông ta, những quan lại trẻ, già trong "chính thể nhiều người lãnh đạo" của Đại Việt. Không có ông ta, tôi mua chuộc từng người. Bên cạnh nhóm Đại Việt quý tộc, tôi cho xuất hiện những nhóm Đại Việt giả danh. Đại Việt thật, đủ màu sắc với chiêu bài dân chủ, nhân dân, các kiểu. Chỉ cần mấy tuần lễ với tiền, tôi làm nổ tung vĩnh viễn tổ chức cũ của Trí. Không còn nguy hiểm gì đối với tôi nữa, đến mức hai năm sau đó tôi đã có thể cử lại ông ta làm thủ hiến...

Bảo Đại khoan khoái với những kỷ niệm ấy, thái độ khoan khoái của một "ông vua" con Trời.

- Việc ấy chưa phải quan trọng nhất. Với Tâm tôi cũng đã chia rẽ những người Nam Kỳ. Tôi đạt được điều ấy lúc tên vô lại cũ là Hữu muốn cướp lấy chiến thắng của tôi, xúi dục vua Jean chống lại tôi: “Nếu chính phủ của tôi đổ là do lỗi của Bảo Đại. Ông sẽ chẳng làm xong công việc gì nếu không thanh toán ông ta". Và lại ca lên bài hát cũ bầu cử, các hội đồng, một chế độ nghị viện, một nước cộng hòa... Nhưng Tâm chỉ nhăn mặt phá hủy tất cả với một câu đầu lưỡi: "Thưa đại tướng như thế sẽ là một nhà chứa, không chỉ với những cô gái, chẳng là gì, mà với các nghị sĩ..."
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #512 vào lúc: 25 Tháng Chín, 2021, 10:14:53 pm »


Thực ra với Tâm Bảo Đại còn mua được một kẻ quan trọng hơn Tâm nhiều, con trai của "Con hổ Cai Lậy". Không có đứa con nào ít giống bố đến thế. Thay người Châu Á thực sự, vui vẻ tàn bạo, tính toán, tỉ mỉ, với luân lý Khổng Mạnh, theo trật tự thực dân, gọt dũa con người thành những khu vườn Trung Hoa lổn nhổn đá sỏi và cây cối cong queo, anh này ngược lại là một kẻ rất vô tư lự hoàn toàn Phương Tây hóa khó khăn lắm mới nhớ đến Đông Dương nơi mình sinh ra và trở lại đấy.

Nói cho đúng đối với Hinh (tên anh ta) không phải là sự trở về. Đây là một khám phá. Đất đai của tổ tiên đối với anh là sự thám hiểm. Bố Tâm là một loại người bản xứ mà anh tò mò ngắm nghía. Anh là một "da vàng trắng" hoặc một “da trắng vàng”, như thế nào tùy người ta gọi, là một hiện tượng rất hiếm của người Phương Đông hoàn toàn "lạc nòi giống Phương Đông". Không còn khái niệm gì về màu da. Đầu óc cũng không còn hoạt động theo một cỗ máy độc ác chính xác, một trật tự luân lý, lý trí quái đản về logic, biện chứng, luân lý, điên cuồng, mà tất cả là trò chơi và đặt cược. Tổ máy của anh là một "máy bay kiểu cổ". Vì anh là người hùng của "quán bar phi đội", nơi người ta bất cần tất cả, trừ sống, chết thoải mái. Và "đùa cợt". Là một chàng trai chỉ làm theo ý mình, bốc đồng kỳ lạ, bất ngờ, khác thường nhất.

Hinh là "sự vô lo", sự phóng túng tối cao. Người bốc cháy: phụ nũ, bài pô-khơ, rượu, nợ nần, như sắp lại "nướng" sau đó mấy giờ. Anh là đại uý Không quân đã nhào lộn chống phát xít và máy bay huy hiệu chữ thập ngoặc với một chiếc máy bay tồi từ những năm 1939, 1940; Rồi mọi cuộc phiêu lưu vui vẻ ở Bắc Phi, Châu Phi da đen, Pháp, Đức. Qua đó, cũng khó tin được là người tốt, cởi mở, chàng trai tốt nhất thế giới, một tay pha trò đập vỡ tất cả, luôn luôn cười thật thoải mái, đùa nghịch thoải mái, kỳ cục, luôn luôn vui vẻ, mạnh khỏe vui sống. Anh rất khác những người da vàng anh gặp lại, đầu óc quá kiểu cách, giả tạo, lệ thuộc tập tục, suy tư mà mỗi "lời" là một sự xúc phạm; đến mức họ chẳng nói gì trừ cuối cuộc chơi như bùng nổ những lời nói đã âm ỉ, chín muồi thực tế là những kết tội, đùa cợt cao độ đưa vào tội chết.

Đối với người Châu Á, Hinh to lớn không bình thường, cân đối và đẹp. Thật như một "trò đùa" khi anh đứng trước mặt bố, cao hơn ông bố chặt đầu người một, hai cái đầu. Tuy vậy Tâm là một cao thủ Phương Đông, cũng có khiếu vui chơi chế giễu, dĩ nhiên sự chế giễu của một đao phủ. Đấy là một chuyên gia hào hiệp độc ác, tinh vi, đáng sợ nhất. Ông ta vui thích về điều đó. Nụ cười, đôi tay dài, khuôn mặt khỉ thông minh, cách hành hạ tra tấn người. Đối mặt với ông, Hinh đúng là một kẻ ngây thơ.

Hinh đến Đông Dương "của bố” như một sĩ quan Pháp đơn thuần, đơn giản vì ở Paris người ta thấy trong phòng tổ chức Không quân một hồ sơ, biết anh sinh ra ở đấy, là nòi giống của đất nước này. Người ta đề nghị anh sang Đông Dương và anh chấp nhận để "xem sao". Vậy là hai bố con, cả hai vui vẻ thân mật, một theo cách Phương Đông, một theo cách Phương Tây, tụ họp với nhau sau bao năm xa cách hầu như không nhận ra nhau nữa. Hai người xa lạ nhau, từ hai thế giới đối nghịch nhau. Nhưng mọi việc êm đẹp. Vì Tâm, kẻ giết dân quê có ý nghĩ không tốt, khi cần vẫn có đầu óc phóng khoáng. Ông rất tế nhị và thân mật để đào tạo lại con trai, để không chấp nhận anh là một người Pháp như thế. Ở Sài Gòn, mặc dù có lòng khoan dung của ông "bố ngọt ngào" viên đại uý vẫn cảm thấy lẻ loi. Rất thoải mái với người Pháp, đối với người da vàng anh cảm thấy gò bó. Trong gia đình tốt đẹp nhưng với những người Việt Nam khác thì kém hơn; họ kinh hãi thì thầm về "bà Hinh".

Đấy là một bà vợ Pháp, người đàn bà khó tưởng tượng nổi. Mái tóc không vàng hơn được nữa, bộ ngực đồ sộ, thân hình là những đường cong khác thường bên dưới bên trên, khắp nơi. Kèm theo đó là một sức sống mãnh liệt, một khối thịt trẻ, rắn chắc, tràn đầy, những hình dạng nhô lên cả người như những tiểu đoàn đẹp. Để làm tăng giá trị của những cái đó là một lớp da như vỏ quả bóng, thật sạch sẽ và co dãn, đôi mắt xanh mênh mông nhìn thẳng, cởi mở nhắm vào đàn ông. Người đàn bà biết rõ mọi điều, không xấu hổ, không giấu diếm, thích như vậy... Tóm lại là một phụ nữ hợm hĩnh ngon nhất thế giới, một chiếc bánh ngọt. Không tồi mà phóng túng, mặn mà, sống động không ngờ. Tất cả chẳng khách sáo, theo lối trẻ trung, như con gà mái đẹp, khiêu khích trung thực và thậm chí trung thực vì sự khiêu khích. Đông Dương bàng hoàng trước người phụ nữ ấy.

Bà Hinh mới ngoài hai mươi tuổi, thể hiện mọi cách thức tự nhiên, tinh tế. Không có gì làm bà phiền lòng, ngỡ ngàng, rụt rè, đó là bà chúa nhục dục, phóng túng, nhưng chăm sóc tỉ mỉ và đùa cợt. Thêm vào đó rất lãng mạn, chỉ yêu ông Hinh của bà.

Dĩ nhiên bà không phải loại của tướng de Lattre, còn kém hơn ông chồng chuyên biểu diễn những trò chơi nguy hiểm. Đại tướng hỏi Phòng Nhì: "Bà này ở đâu tới vậy?" Tìm tòi vô ích vì bà là người đầu tiên kể chuyện Hinh đã phát hiện ra bà như thế nào ở Bắc Phi.

- Tình yêu điên rồ. Tôi biết Hinh như vậy đấy. Bố mẹ tôi là "chân đen", ly dỵ nhau. Tôi sống với mẹ. Là tiếp viên ở quán rượu. Khi Hinh xin cưới tôi, bố tôi, một người về hưu, trả lời không. Chúng tôi cùng nhau bỏ trốn và cưới nhau. Hinh được bố nhiệm ở Sénégal. Chúng tôi là những kẻ điên rồ, bị niềm say mê thúc đẩy, không có việc gì không làm được! Tôi bảo: "Anh có thể làm tất cả vì em không? - Có - Thế thì anh cầm quả dừa này để trên đầu em và dùng súng ngắm bắn vào nó." Anh ngập ngừng. Tôi dựa vào một cây to với quả dừa trên đầu. Tôi mắng "Anh không phải một người đàn ông". Anh nhắm bắn và phát súng làm vỡ quả dừa, nước chảy xuống mái tóc tôi. Chúng tôi ôm chầm lấy nhau và ôm hôn nhau, mãi mãi trong cuộc sống và cái chết.

Những câu chuyện ấy không có hiệu quả gì đối với de Lattre. Ông tuyên bố:

- Tay Hinh là một sĩ quan tồi. Vợ anh ta không thể chấp nhận được. Phải trả đôi này về Pháp.

Nhưng Bảo Đại "đã câu" Tâm trong bể cá Pháp, cũng câu cả Hinh và bà Hinh. Hoàng đế nói với ông già Tâm:

- Tôi không biết rõ con trai ông. Anh ấy là người Pháp, làm phi công Pháp từ lâu lắm rồi! Nhưng tôi sẽ lấy anh vào văn phòng tôi; nếu tôi thấy hài lòng, tôi sẽ cử anh làm tham mưu trưởng. Vợ anh có vẻ cũng đẹp đấy.

Hoàng đế quá tế nhị để nghĩ về một việc "tác động" bình thường đến bà Hinh. Mọi việc đi với nhau; trước hết ông cần Hinh:

- Anh là người Việt Nam duy nhất có thể xây dựng được một quân đội. Vui chơi không mệt mỏi nhưng càng cố gắng hơn trong công việc. Như tôi cũng thế. Người Pháp đã cho anh ý nghĩa về kỷ luật, danh dự và sự trung thành. Tôi sẽ bộc lộ Châu Á với anh. Chúng ta sẽ cùng nhau làm những việc lớn và vui chơi thỏa thích.

Và nhỏ giọng, ôngbảo:

- Anh là người Pháp nhưng cũng là người Việt Nam, dù anh đã quên. Tôi xem anh như thuộc về tôi, là người của tôi. Chúng ta nói rõ với nhau. Quân đội tôi giao cho anh, trước hết là quân đội của tôi, không phải của de Lattre. Tôi không đề nghị anh một loại phản bội nào. Ngược lại. Vì đây là lợi ích mọi người đã hiểu rõ, dù bản thân vua Jean chưa hiểu hết.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #513 vào lúc: 25 Tháng Chín, 2021, 10:15:41 pm »


Vậy là Hinh, con người da trắng bị "vàng hóa" lại theo cách đại tướng không hài lòng lắm. Việc vàng hóa theo kiểu Bảo Đại, không theo kiểu de Lattre. Vua Jean không hiểu Hinh nhưng hoàng đế ngay từ cái nhìn đầu tiên, đã hiểu. Ông thấy dưới vẻ khoác lác là người thích vui đùa, trẻ con, anh ta đến Đông Dương không quá tình cờ mà để làm "việc lớn" dựa vào những chủ bài của mình - trước hết là bố Tâm, được cao uỷ đánh giá rất tốt. Anh tin vào những lá bài của mình: vừa là người hùng, một sĩ quan được đào tạo, dày dạn trong việc nhà binh và là người Pháp chắc chắn, có bề ngoài cần thiết để những người Pháp cho rằng: "Phải thử xem tay đại uý này. Nếu ở Châu Á người ta cho anh cấp bậc chỉ huy, một vị trí cao, những trách nhiệm lớn. Thử thẳng thắn sử dụng anh, biết đâu anh kéo chúng ta ra khỏi bê bối?..."

Tất cả những việc đó thất bại hoàn toàn. Nhưng Bảo Đại "bám sát", trong một thời gian ngắn phải "nắm vững" Hinh, nhào nặn anh ta theo ý mình. Ông dùng mọi cách biến đổi hàng loạt, tính tốt và tính xấu, làm anh ta ngây ngất. Vậy là "ngôi sao" nhỏ của quán bar tiểu phi đội thường xuyên đi tuần hành với các đội đồn trú, các sân bay với trang phục, khoản lương nghèo nàn, với nước da lạ lùng, bà vợ khác thường, đột nhiên lên đến tầng mây. Hoàng đế gợi ý: "Anh sẽ xây dựng cho tôi quân đội đầu tiên ở góc trời này. Tôi sẽ thống trị nó, không cần Đội quân viễn chinh. Về kỹ thuật người Pháp đã đào tạo tốt nhất cho anh, rất đầy đủ. Nhưng còn lại thì họ chẳng hiểu gì, tài chính, người, khí cụ đầy đủ. Tôi sẽ xoay xở cho anh mọi thứ ấy. Anh sẽ tạo cho tôi những đội quân đẹp, nhiều, lộng lẫy. Anh sẽ chiến thắng trong chiến tranh, nếu nghe lời tôi không nghe người Pháp. Chúng ta sẽ chơi đủ các mặt, quân sự, chính trị, quốc tế..." Hinh choáng ngợp, thâm tâm muốn là việc nghiêm chỉnh, đến mức muốn làm quá gấp, với lòng khao khát, đầy đủ. Là một sĩ quan bình thường, anh mơ sẽ trở thành Carnot, Napoléon. Dù sao anh cũng sẽ là chủ của hàng trăm nghìn người, hàng đống trung đoàn với khí cụ ghê gớm, những triệu đô-la và những gì anh có thể tưởng tượng về các ban tham mưu và cơ quan phục vụ. Anh điên rồ đòi mọi thứ, không chỉ vũ khí mà cả những xưởng sản xuất vũ khí. Và anh càng ngày càng chịu ách nặng nề của người Pháp, luôn lặp đi lặp lại. "Nếu họ hiểu tôi, nếu họ để cho tôi làm". Bề ngoài thật lỗng lẫy, khắp nơi bồng súng chào. Và những cái đó dẫn đến rối ren lớn. Nhưng chưa đến lúc đó...

Hơn nữa Hinh lệ thuộc vào Bảo Đại. Hoàn toàn. Vì nếu nhà vua thấy khía cạnh khai thác được của Hinh mặt "cuồng tín" quân sự, thì ông cũng phát hiện ra chỗ hở, sự yếu kém sâu sắc của anh. Anh không nguy hiểm, bản tính không thực sự dữ tợn: chỉ trong những "đòn cứng rắn" mà không phải hàng ngày. Và từ đó mọi việc rất dễ dàng...

Hinh là "đồng bọn" của Bảo Đại, bị thống trị, chinh phục với sự trung thành hầu như đam mê. Ở Đà Lạt thật thiếu đường! Những khoái cảm về quyền lực, sức mạnh, tình bạn giữa đồng bọn. Và cả sự "bất lương" giữa những kẻ hào hoa với mọi khả năng, đỉnh cao của sự huy hoàng và tế nhị, sự tinh tế trong thô lỗ. Tất cả lẫn lộn làm Hinh say sưa. Với sự thật thà sâu sắc, hăng hái, chăm chú xây dựng một quân đội. Tuy nhiên việc đó làm hỏng anh ta và sẽ làm hỏng công trình của anh. Sau này anh sẽ là đại tướng, vừa là một "ông chủ" vừa là một đứa trẻ hư, người đàn ông trẻ con. Đấy là điều Bảo Đại muốn vì đối với ông có phần nhu nhược là một đường lối chính trị. Hinh là người, với lương tâm và tình cảm, không bao giờ nhận thấy, tuy được thăng cấp như chớp, tuy đạt được những kết quả, sẽ phần nào bị xuống cấp. Không bao giờ nữa anh ta là con người độc lập, người chỉ huy thực sự như Bảo Đại rất sợ. Ông ta rất khôn khéo, tạo dựng Hinh có chừng mực. Và Hinh "xây dựng" cho ông một quân đội đúng như ông mong muốn. Tuy vậy Hoàng đế lừa bịp Hinh với mọi ân sủng và dễ dàng, cũng sẽ lừa bịp chính mình. Quân đội hình thành từ mọi ám muội rối ren, trông thì đẹp nhưng ngay từ đầu đã có mầm mống thối ruỗng, mục nát. Nó là nỗi thất vọng của mọi người, những người Pháp rồi những người Mỹ; sẽ gây ra sự mất mát của Bảo Đại, không kể của cả Diệm sau này khi "hạ bệ" ông ta. Người Mỹ cố cải tổ lại để sử dụng làm công cụ cũng vô ích. Tất cả những gì dựa vào quân đội bị sụp đổ. Sẽ là một sự hẩm hiu. Người Pháp bị đuổi về, Bảo Đại sống lưu vong, Diệm bị ám sát, chỉ còn lại bọn kèn trống, các chúa tể chiến tranh, những quân lính đánh thuê không tương xứng với đô-la. Và Washington phải quyết định "leo thang", dội bom hàng loạt, cử sang hai trăm nghìn, bốn trăm nghìn lính Mỹ. Trong thời gian đó, Hinh trở lại da trắng, trở lại là người Pháp, đã hiểu đầy đủ, chín muồi, đã dày dạn kinh nghiệm, ngay trong chính quốc sẽ là một nhân vật quân sự.

Những việc trên còn lâu. Trước mắt cần nói về bà Hinh. Hoàng đế quá khôn để nhận thấy trong gia đình chính bà là người quyết định; không chỉ là người bạn đời, bà còn là người quản lý, chỉ đạo Hinh. Vì vậy, để nắm được Hinh một trăm phần trăm, trước hết phải có bà trong tay áo. Chính bà thúc đẩy Hinh về tham vọng, vinh dự, sự nghiệp lớn.

Bảo Đại ngỏ lời đường mật đề nghị de Lattre một việc tầm phào, chuyển bà Hinh sang quân sự. Bà này sắm bộ quân phục phù hợp với vóc dáng. Nhà vua cho bà cấp bậc "tướng": ông chồng chỉ huy các đội quân đàn ông và bà vợ chỉ huy các đội nữ binh của Hoàng đế. Vậy là hai con người mạnh mẽ, tóc vàng, hai khung thịt đồ sộ gặp nhau, cả hai đều "chân đen", khác nhau ở tuổi tác và sự giáo dục. Nhưng hai cá tính như nhau! Một là Lilia, tức bà de Vendeuvre, "bà chủ" những nữ y tá không quân Pháp, dũng cảm, nói chung thuộc tầng lớp cao quý. Bà trao một lá cờ cho bà Hinh, sẽ là người chủ lớn của đoàn nữ cứu thương Việt Nam tình cờ được xây dựng.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #514 vào lúc: 25 Tháng Chín, 2021, 10:17:00 pm »


Ở Sài Gòn thời tiết nóng khủng khiếp. Mọi người không chịu nổi. De Lattre cũng thế: đôi mắt đỏ, trán đổ mồ hôi, gò má nhô lên, chiếc mũi to như một bọt biển. Trong lâu đài Norodom, quạt máy khuấy động không khí nhầy nhụa, ẩm, hơi nước bám dính. Vua Jean, con người sắt luôn vươn tới, dựng người khác đứng dậy chịu đựng tất cả, có nỗi nhớ quê. Sự buồn chán không bình thường ấy làm bác sĩ lo lắng; ít lâu nay Petcho-Bacquet không yên tâm về ông. Nhưng ông biết rõ de Lattre gần như con mình, cảm thấy sức khỏe ông này không ổn. Một vua Jean bề ngoài lúc nào cũng đàng hoàng, bệnh tật, cái chết, mệt mỏi là những biểu hiện yếu đuối đáng khinh, bị lên án. Ông không tha thứ cho những người khác về điều đó. Và đối với ông thì không thành vấn đề.

Sau trận Vĩnh Yên, đại tướng sốt cao một cách bí hiểm: 40° trong mấy giờ. Petcho - Bacquet cố can đảm hỏi:

- Ông có hồ sơ bệnh án chứ?

- Tôi chẳng biết, để tôi yên, tôi cảm thấy rất khỏe. Trước kia có một bác sĩ B... nào đó chữa cho tôi bệnh lặt vặt, làm phiền tôi về cả những phân tích xét nghiệm...

"Người thầy thuốc" bèn viết thư hỏi ông B... ấy, ông này gửi đến những kết quả xét nghiệm, cả một tập giấy trong đó người ta nhận thấy đại tướng có tỷ lệ nước tiểu 0,87.

Tiếp đó thư từ đi lại tuyệt mật giữa hai thầy thuốc. Petcho trao đổi cảm giác của mình với đồng nghiệp: "Nhất định có cái gì đó không bình thường..." ông kia trả lời: "Điều ấy không làm tôi ngạc nhiên".

Petcho khốn khổ vì chẩn đoán! Sẽ bị thất sủng khi nói với vua Jean hạ cố biết cho một số phiền toái về sức khỏe. Hơn nữa Monette không thể chấp nhận người hùng của bà có thể như một con người bình thường bị bệnh tật đe dọa. Bà sẽ đuổi bác sĩ đi.

Bỗng ngày 5 tháng ba, tình trạng phức tạp thêm. Vua Jean nằm trên giường, hoàn toàn kiệt sức, mặt bạc trắng, không biết bị bệnh gì. Trong lâu đài triệt để im lặng... Petcho ngồi bên giường, lo lắng, trông nom ngày đêm nhưng không nói lên ý nghĩ của mình. Monette và Lilia ở phía sau, theo dõi ông với đôi mắt mở to, nghi ngại. Đại tướng sốt cao, ho khan:

- Cuối cùng, tôi bị bệnh gì vậy? Ông hỏi bác sĩ.

- Di chứng của bệnh tả, chắc là dị tật. Không có gì nghiêm trọng.

- Dĩ nhiên. Nhưng chữa mau khỏi cho tôi.

Petcho vồn vã an ủi người bệnh của mình. Trên "giường bệnh" vua Jean lại thể hiện mình hơn bao giờ hết, là đầu não, người chỉ huy lớn. Mặc áo dài trong phòng, ông chồm dậy, từ chỗ nằm, một cánh tay làm chỗ dựa, đưa khuôn mặt hốc hác ra phía trước đưa mệnh lệnh. Cơn sốt trong người kéo theo những ý nghĩ sôi sục. Mọi công việc hiện ra trong đầu óc ông và những tên người ông phải triệu tập, người này tiếp người khác: "De Royer, gọi cho tôi anh này, anh này..."

Đầu giường là một vòng tròn lớn. Mỗi người vào nhón chân như gần một kẻ hấp hối để bị chộp lấy mấy giây. Và ai cũng tự nhủ có lẽ cơn khủng hoảng, việc nằm chữa trị đầu tiên này không làm đại tướng bình tâm lại mà ngược lại, đã kích thích ông.

Thực ra, việc phục hồi sức lực của ông do Paris. Trong khi ông suy sụp, nằm dài, tin tức chờ đợi từ một tháng nay đã đến. Một chính phủ Queuille được hình thành. Sự phục hưng. Và có ngay một nỗi lo lắng khác, ngược lại với trước đây: cơ bản là nghị lực, hành động. Nỗi lo về hồ sơ sẽ dùng trong mấy ngày, mấy giờ nữa để xin Paris tiền, quân lính, tất cả. Đã mất bao công sức về việc đó! Nhưng bỗng chốc ông cảm thấy không tốt, không bao giờ hoàn hảo. Từng lúc ông cho gọi những "trụ cột", Cogny, Allard, những người "vững vàng", nhắc đi nhắc lại mãi với họ:

- Ở Pháp, những cái này làm sao quấy rối được những người rất bình lặng ngồi trong ghế phô-tơi khi tôi từ chiến tranh tới đề nghị họ bao nhiêu việc! Phải làm họ thật bực bội, khó chịu. Để làm cho họ ngốn thuốc đắng phải thật chặt chẽ. Làm lại cho tôi tất cả mọi kế hoạch, dự án, thật tỉ mỉ; phải làm thành tài liệu dễ trông, không phải những bản nháp như hiện có...

Cả ban tham mưu lại bắt tay vào việc, suy tính, làm lại những con số, thống kê, chứng minh, viết lại tất cả. Mọi người run lên khi người ta mang đến công việc cho mình, hàng tập trang giấy đã làm đi làm lại mười, hai mươi, một trăm lần. Và vua Jean đọc trong đó một đoạn, bất cứ đoạn nào, đọc to lên thong thả, nhấn vào chữ không nên, giận dữ như những ngày còn khỏe mạnh.

Mặc dù vậy ông vẫn căng thẳng, nóng lòng. Có một mối lo khác, thực sự nghiêm trọng. Boussary, con chuột nhắt tham mưu ở Phòng Nhì mỗi ngày bốn, năm lần lặng lẽ đến bên giường ông và khi đại tướng bình phục, đến tận văn phòng. Ông ta đưa ra những mẩu điện tín quân sự mật, tuyệt mật, những tờ giấy còn bí mật hơn, những phân tích, bản đồ, tham vấn tù binh, báo cáo do thám.

- Thế nào, Boussary...

Đúng những gì cần thiết để phát huy đầy đủ tài năng tìm những giải pháp vinh quang, biến thất bại thành chiến thắng. Trong lúc này vua Jean điều hành cuộc chiến tranh trên những bảng biểu, muốn làm chậm ông Giáp lại, ông Giáp mà những tuần lễ trước ông kịch liệt kết tội là chậm chạp, khôn ngoan, hèn nhát. Bây giờ ông muốn ông Giáp phải để thì giờ cho ông đi Paris và trở về đã.

- Thế nào, Boussary, có đúng là sắp tới không?

- Thưa đại tướng, tôi tin thế... Tất cả xác định như vậy.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #515 vào lúc: 25 Tháng Chín, 2021, 10:17:47 pm »


Tất cả tốt đẹp giữa de Lattre và một ai đó, khi giữa họ có một "cuộc chơi" bố trí tốt, xác định rõ với những luật lệ, màu sắc của nó. Ưu ái thực sự khi đại tướng và người kia làm đúng vai trò của mình. Đấy là trường hợp của Boussary. Ông ta tự tin về mọi thông tin, phân tích, lập luận của mình. Nhưng với một sự nhún nhường vui thích, lạc quan, tự hào tuyên bố: "Với những mưu mẹo của họ, mình sẽ nắm được họ vì mình tinh ranh hơn". Những kế hoạch của quân Việt, mọi mưu kế gian ngoan của họ, ông ta bày ra hết như để nói: "Tất cả những âm mưu của họ, tôi trình bày hết với ông, thưa đại tướng. Xin ông lựa chọn và ra tay..." Sự tin tưởng ấy làm de Lattre rất hài lòng. Đối mặt với Boussary người đánh nhịp, ông đàng hoàng hiện thân là con người lớn lao tiến hành cuộc chiến tranh trước mọi tình cờ, trước cạm bẫy vô hình mà biệt tài không cần tính toán nhưng vào thời điểm cần thiết có bản năng tia chớp, hiểu được tình hình và hướng thoát hiểm...

Một hôm cuộc trao đổi với Boussary đặc biệt trịnh trọng. Vua Jean có cái gì đó rất căng thẳng, tập trung, nêu câu hỏi cẩn mật:

- Boussary, anh thấy tôi có được mười lăm ngày để giải quyết công việc ở Pháp không?

- Hơ, thưa đại tướng... Suốt mặt trận Bắc Kỳ từ Việt Trì đến Hải Phòng, quân địch đều đang tiếp cận. Tất cả các sư đoàn ông Giáp đã triển khai. Quân tuần tra của chúng ta trong vòng một trăm hoặc hai trăm mét đều bị bám sát. Việc bố trí lặng lẽ và vô hình biết bao nhiêu quân lính, dân công, đạn dược, kho vũ khí, tất cả đưa đến từ lâu, từ từ, không lay chuyển như bằng máy móc tuy chỉ vác bộ, trên lưng người, đã gần như hoàn thành. Hiện nay tất cả lúc nhúc dưới nguỵ trang của rừng, hoàn toàn bí mật, đang hoạt động triệt để. Khi đã vững chắc, dĩ nhiên sẽ là đợt khởi động. Những động tác giả, trò gây rối rồi cuộc tấn công thực sự, tấn công hàng loạt ở đâu đó. Mục tiêu: Hà Nội.

- Tóm lại trở lại đúng tình hình khi tôi tới Đông Dương cách đây ba tháng như tôi đã chẳng làm gì, như tôi thắng trận Vĩnh Yên là cái đinh...

- Ông đã đưa lại tinh thần cho Đội quân viễn chinh. Rất lớn đấy nhưng chỉ có điều ấy khác trước, ngoài ra không có một tiểu đoàn bổ sung, không một vũ khí mới trừ vài thứ vặt vãnh người Mỹ bố thí cho ta trong lúc họ chất đống ở Triều Tiên một lượng khí tài kinh khủng. Ta vẫn luôn thiếu đạn dược. Ông nghĩ xem nếu vài chiếc Mig xuất hiện thì sẽ xảy ra điều gì... Thưa đại tướng chẳng có gì hơn trước đây. Ngược lại, quân Việt được tăng cường ghê gớm. Vì sau trận Vĩnh Yên, Hồ Chí Minh đã sang Trung Quốc và trở về hai tay đầy...

- Boussary, quyết định rồi. Tôi sẽ làm Hồ Chí Minh, không làm ông Giáp. Đi Paris, chiến trường số một. Nhưng dù sao cũng bực mình khi bỏ đi trong lúc như thế này.

De Lattre im lặng, đắm mình trong suy nghĩ một lúc, cau có, không vui. Điều ông muốn là Boussary nói dù sao cũng có thì giờ, ông có thể bước qua ngõ cụt. Bỗng ông tìm ra lập luận tổng quát để làm lung lay Phòng Nhì:

- Nhưng Boussary, anh là Thánh chăng? Anh kể những chuẩn bị của quân Việt rất bí mật, ẩn náu, không nhìn ra được. Vậy tại sao anh có thể khẳng định việc bố trí chiến trường đã hoàn thành và sẽ khơi động tấn công? Còn bao lâu nữa sẽ có cuộc tấn công ấy? Một giờ, một ngày, một tuần lễ hay một tháng? Trả lời đi. Anh cũng chẳng biết gì, đúng không?

Boussary có một nụ cười bướng bỉnh, vui thích và hơi thách thức:

- Thưa đại tướng, tôi biết rõ nghề nghiệp của mình. Phải phóng tay để "lột da" quân Việt, để biết. Cuộc chiến chống bí mật. Tất cả dùng vào việc đó, tiền và thông tín viên, cảnh sát và Phòng Nhì, tôi nắm chặt mọi công việc đầu tiên của Đội viễn chinh là săn lùng tin tức. Những cuộc hành quân trước hết là những tập kích thám báo theo đề nghị của tôi, tiến hành một cách khoa học do những người "cứng rắn", biệt kích, lính dù. Những nhóm người luồn vào trận địa quân địch để bắt một số người mang sống về. Tôi có những mẩu sự thật, chắp nối lại và sẽ hình dung ra việc bố trí của quân Việt: những chỗ tập trung lớn, những bố trí lớn và cả những ý đồ, chiến lược của ông Giáp. Có hai khối Việt Minh chủ yếu. Một ở Tam Đảo đối diện Vĩnh Yên như tháng giêng năm trước. Ở đây họ khuấy động dữ lắm, như một miếng mồi. Mục đích là kéo ông vào một góc trong lúc quân chính quy tràn vào chỗ khác mà ông không làm gì được...

Thưa đại tướng, khối thứ hai hầu như toàn thể quân đội, các sư đoàn xung kích 308, 312, 316 tập trung ở miền bắc Đông Triều. Ở đây họ sẵn sàng tiến vào Lục Nam, phủ Lạng Thương và con đường số 13, mà năm ngoái quân bại trận của chúng ta từ đường số 4 và Lạng Sơn tới. Đuổi theo họ quân Việt đã dừng lại nửa chừng, ở vùng ven châu thổ. Bây giờ họ muốn đi đường số 13 đến Hà Nội. Chính tại đây sẽ là cuộc chiến thực sự, cuộc tấn công thực sự. Để tràn xuống đồng bằng, trước hết quân chính quy phải mở đường, bất ngờ lao vào chúng ta như một nguồn thác đột nhiên đập tan quân ta. Họ bố trí đề phòng không tưởng tượng được để khỏi bị phát hiện; chỉ có thể thành công nếu không ai thấy, không ai biết. Nhưng họ không nghĩ đã bị nghe thấy, bị lắng nghe từng giờ.

Boussary khoan khoái. Vì ông ta cũng có vũ khí bí mật của mình, sự giải mã. Đấy là vũ khí thiết yếu của Phòng Nhì Pháp, cho phép biết tất cả, là cuốn sách mở.

- Thưa đại tướng, chúng tôi đã tìm lại được mật mã mới của quân Việt. Vì vậy chúng tôi biết được những điện tín của ông Giáp, biết được toàn bộ cạm bẫy Đông Triều.

- Nhưng anh có chắc chắn người Việt không cho anh ra rìa với mật mã lắt léo của họ?

Boussary gãi tai, dấu hiệu lo ngại. Ông ta biết tướng tá của vua Jean không ngần ngại chế nhạo việc giải mã của ông. Họ không tin, trừ việc xem như một "cái bẫy chờ" cho Boussary và đồng bọn. Những việc về giải mã và những gì liên quan, Boussary là người hách dịch, nóng nảy, nghiêm trang và rất hùng hồn. Đây là vấn đề lòng tin, không được động chạm đến:

- Thưa đại tướng, nhờ việc giải mã người ta như nối dây với ông Giáp, dần dần sẽ biết tất cả. Trước hết biết tầm quan trọng về việc giúp đỡ của Trung Quốc: ba mươi ca-nông Mỹ, ba trăm đại liên Tiệp, nhiều đại liên và súng phòng không đủ loại. Người ta biết ông Giáp tự phê bình rút kinh nghiệm để làm lại một lý luận quân sự "đúng đắn", một "đường lối đúng". Không tấn công Đội quân viễn chinh lộ liễu ở đồng bằng nữa mà dựa vào đồi núi như tấm chắn. Phải từ vùng rộng lớn rậm rạp, rất hỗn độn, ghê gớm tiến xa ra vùng châu thổ. Đây là trường hợp Đông Triều. Người ta biết chính ông Giáp lựa chọn, biết cụ thể cả chiến thuật của ông: cho các đội quân từ núi xuống, ra khỏi rừng tấn công những đồn bốt Pháp, những đường giao thông vòng quanh đồi núi. Nhấn chìm những mục tiêu ấy nhưng giả vờ lộn xộn với những đi lại nhanh gọn, dữ dội và gây ngỡ ngàng. Nếu chỉ huy Pháp nghĩa là ông, thưa đại tướng, ngập ngừng, hiểu sai, lúng túng và liên tục gửi quân tăng cường, sẽ bị thanh toán nối tiếp nhau. Chỉ sau khi tiêu diệt nhiều đội cơ động trong trò chơi trốn tìm xung quanh Đông Triều, toàn quân đội ông Giáp mới xuất hiện dứt khoát, lao xuống đồng bằng theo đường về Hà Nội.

Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #516 vào lúc: 25 Tháng Chín, 2021, 10:18:28 pm »


Cũng biết được điều gì sẽ xảy ra, thưa đại tướng. Trước hết là một sự lộn xộn chung và đe dọa. Khắp Đông Dương, cả Trung và Nam Kỳ cũng khuấy động. Rồi toàn mặt trận Bắc Kỳ sẽ chuyển động; đã chuyển động ở Vĩnh Yên rồi. Như vậy để ông rải khắp lực lượng mình. Sau đó ông Giáp hy vọng với bộ máy chiến tranh ở Đông Triều, sẽ diệt gọn Đội quân viễn chinh trong bốn, năm đợt, dần dần qua những lần ông đưa các đơn vị mạnh tới...

- Anh có lý, Boussary. Đúng sẽ có cuộc chiến ở Đông Triều. Ông Giáp tưởng sẽ nắm được tôi, gặm nhấm tôi... Trong lúc ăn, ông ta sẽ gặm phải xương. Tôi đưa toàn lực vào đấy, tập hợp súng đạn vào đấy. Nhưng chính xác phải bố trí ở đâu? Đưa bản đồ cho tôi.

Vua Jean biết Đông Triều. Ở đây lần đầu tiên ông thấy núi rừng, có một cảm nhận u tối trong những ngày đầu ở Đông Dương đầy vinh quang và cũng đầy những điều không biết. Lúc ấy ông chỉ có lòng quyết tâm, chẳng biết gì. Cùng với các nhà báo "của mình" ông bay trên chiếc Morane chỗ này chỗ kia trên rừng núi để xuất hiện như Chúa Trời trong một thị trấn thảm hại trên bờ biển, trong Tiên Yên bị đe dọa trống rỗng, gần như bị bỏ ngỏ. Ông bố trí Beaufre ở đây, bắt đầu cuộc chiến của mình. Và chỉ riêng việc có mặt, việc quyết định và mệnh lệnh của ông, quân Việt đã không chiếm Tiên Yên. Nhưng ông cũng không đánh bại họ, giết họ. Họ biến mất trong núi rừng, ở chính Đông Triều này. Việc ấy xảy ra cách đây không đầy ba tháng...

Đông Triều, với màu xanh u tối phủ lên tất cả, trừ những chỏm đá vôi. Hang ổ của quân Việt, vì ở đó có thể có hàng chục nghìn chiến sĩ và dân công mà người ta không thấy một người. Người ta biết họ ở đấy để tấn công nhưng không biết họ sẽ ra từ chỗ nào! De Lattre sẽ bố trí súng đạn, các đội cơ động ở đâu để giết con thú rừng khi ra khỏi hang ổ?

Vua Jean phân tích hàng nhiều giờ. Một, hai, ba lần, mỗi lần hay hơn, tin chắc hơn; nhưng với những người biết rõ ông thì như trước hết ông tự thuyết phục mình, để hoàn toàn yên tâm.

- Ông Giáp sẽ không ra bờ biển, không ra thẳng đồng bằng. Vậy là ông ta từ sườn phía đông Đông Triều, chỗ núi tiếp giáp với đồng bằng. Điểm chốt là Lục Nam. Phải cử các đội cơ động tới đây. Mình quyết định trận đánh sẽ ở đây. Hoặc đẩy lùi quân Việt hoặc lùng sục vào cứ điểm của họ nếu họ xuất hiện quá chậm. Hoặc giữ họ tại chỗ và đưa một phần các đội quân đến Lạng Sơn cách đấy chỉ tám mươi cây số. Chiếm lại Lạng Sơn thì thật đẹp... nhưng chúng ta tấn công ở đâu thì mình phải ở đấy...

Sau những buổi họp, những ngày ròng suy tính, vào ba, bốn giờ sáng de Lattre bỗng như già đi. Nét già nua nhanh như chớp nhưng quá căng thẳng, nóng nảy. Petcho-Bacquet tiếp tục lo lắng. Đối với ông ta, vua Jean đã là một người bệnh.

Bi kịch trong lễ nghi và tình cảm. Trước ngày định mệnh còn là cảnh huy hoàng dù de Lattre đau ghê gớm, quá mệt mỏi, sa lầy, có hoặc không có ý thức trong sự dối trá. Không may sự kết thúc lớn lao không đến từ thân hình bị hủy hoại của de Lattre mà từ một thân xác trẻ, đẹp, thật cảm động. Đấy là Bernard, vào cuối tháng năm, trúng đạn nằm dài trên núi đá vôi Ninh Bình phía trên sông Đáy.

Rồi sẽ là khối ung thư của ông: căn bệnh âm ỉ Petcho- Bacquet chẩn đoán đã phát triển dần. De Lattre anh hùng. Trong nỗi đau ghê gớm, gần như điên dại, ông vẫn vùng vẫy vì công trình của mình, vì chiến tranh. Bernard của ông chết, ông sử dụng việc đó, ông sẽ cống hiến thi hài đứa con cho nước Pháp, cho thế giới. Việc đạo diễn một cảnh khác thường có tính toán: bản thân ông bố đưa đứa con tử trận trên một chiếc máy bay về chôn ở quê hương. Đấy là phương pháp cuối cùng để thức tỉnh dư luận, để tác động dư luận nhờ vào khối xương thịt vinh quang và hy sinh. Đấy sẽ là một hành động chính trị có lợi cho Đông Dương xa xôi, bị quên lãng, bị thờ ơ.

Tuy nhiên vì đau đớn, có lẽ vì hối hận, bản thân de Lattre cũng trên đường tự huỷ hoại. Dần dần thể xác và linh hồn ông bị gặm nhấm, dù vẫn đấu tranh để vớt vát vẻ ngoài nhưng không được nữa.

Sự suy sụp của vua Jean không tránh khỏi được nữa. Một ông già ngồi bên cạnh bà vợ, cầm tay bà, ẩn mình trong cuộc sống vợ chồng. Với mệnh lệnh của bà: không chau mày nữa, đi lại giường khi bà nói: "Đến giờ rồi. Ông đi nằm đi". Ông hơi cưỡng lại một ít rồi vâng lời...

Vua Jean hoàn toàn suy yếu. Đôi khi rất mệt mỏi, quá già và đau đớn. Lải nhải những diễn giải yếu mềm, vô tận, luôn luôn cũng những lời nói ấy. Được Monette khuyến khích, vẫn bí hiểm tin vào sự thành công của vũ khí mình: trận đánh lớn, sự liều mạng. Với việc cầu Chúa, ông dúng tay vào cuộc phiêu lưu trong rừng, cuộc phiêu lưu mà trước đây ông tuyệt đối không muốn. Ông khôn ngoan như thế, cho thập tự chinh chỉ là một phương pháp, bỗng chuyển sang như một người sùng đạo tin vào thánh chiến, thực sự tin vào sự bảo vệ của thánh thần, vào Chúa Trời sẽ rũ bỏ cho ông những "kẻ dữ" Việt Minh. Việc tấn công của lực tàn. Đến nỗi ngay lúc ông hấp hối, quân lính của ông bị bao vây, đánh bại, bị giết chết trong những trận đánh nhau ở địa ngục xanh ở Hòa Bình và sông Đà. Trong lúc thở hơi cuối cùng những ảo tưởng của ông bị quét sạch; cả công trình của ông xây dựng vừa trên vinh quang vừa dối trá như bị tiêu hủy. Sau khi chôn cất ông, may mà Đội quân viễn chinh của ông thoát khỏi bị tiêu diệt.

Nhưng trong tháng ba này, có ai nghi ngờ gì về tương lai thảm hại ấy? Trong gia đình, de Lattre hoàn toàn chiến thắng. Bernard còn sống, là niềm tự hào của ông. Monette sẽ ra đi không gây chuyện gì, để lại cho chiến tranh và Đông Dương đứa con và ông chồng. Nhìn bề ngoài, sẽ bớt đi một mặt trận. Nhưng cuộc chiến kia, cuộc chiến thực sự chống quân Việt, làm ông đau đầu. Tin tức đưa về không tốt. Cuộc "thăm dò”, hầu như khắp nơi bắt đầu có đụng độ, không rõ ràng, lộn xộn không mục đích, những rối rắm hơn là trận chiến. Người ta chẳng hiểu biết được gì nhiều. Vua Jean vẫn luôn căng thẳng, khuôn mặt hốc hác, đôi mắt sốt cao, nước da chì. Và cũng rất lo lắng: sự lộn xộn khéo sắp đặt ấy của quân Việt che giấu bất ngờ gì? Kế hoạch, "mưu mẹo" của họ, ông nghĩ đã đoán được cả, dựa tất cả vào đó nhưng phải chăng ông đã lầm? Và ông sẽ không có mặt tại chỗ! Ông không ngớt kêu lên:

- Tôi chắc chắn ông Giáp đang chờ đợi tôi ra đi. Tôi vừa lên máy bay là ông ta sẽ tung các Sư đoàn ra, sẽ tấn công triệt để với những khối người của mình.

Tuy vậy người ta vẫn đi. Hối hả, chuẩn bị vội vã trong lâu đài Norodom. Tính tình ghê tởm của đại tướng. Và trong cơn thịnh nộ ấy, cả một sự náo nhiệt của triều thần. Phải làm tất cả để được lựa chọn. Để được ra đi. Đúng là mưu mô - nhưng vài mưu mô tế nhị như không có gì: một lời nói, một cử chỉ... Và vua Jean thích thú vì tính khí thất thường của mình, bắt phải chờ đợi.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #517 vào lúc: 27 Tháng Chín, 2021, 05:20:49 pm »


   
Chương VII
CHIẾN THẮNG ĐÔNG TRIỀU




Kết thúc ảo vọng. Kết thúc sự "chờ đợi lâu dài". Vì Paris ở kia trong tầm tay, hai ngày đi máy bay. Bức điện mong mỏi từ nhiều tuần lễ nay vừa đến. Điện tín ra đi: cuối cùng nước Pháp có một chính phủ.

Ngay trong giờ nhận điện, người ta ào tới Tân Sơn Nhất, ra máy bay giữa buổi chiều nắng gắt. Đấy là ngày 14 tháng ba, lúc mười sáu giờ. Trong cuộc chạy đua về Pháp ấy, có đại tướng de Lattre và bà de Lattre. Và rồi cả toán lớn: Cogny, Allard, Petcho-Bacquet, Boussary, Dannaud, Goussault, de Royer, Risterrucci (một quan chức dân sự tìm được tại chỗ, thân cận hơn các chuyên gia đại tướng mang theo: Gauthier và Aurillac), tướng Harteman và cô con gái đã có chồng, thi hài vợ ông này đưa về trong máy bay thường kỳ hôm trước.

De Lattre thỏa mãn. Ông có một chuyến "đặc biệt" vì đi vào ngày duy nhất không có máy bay đi Paris. Đây là một điểm làm ông băn khoăn, ông tung hứng hàng tỷ, hàng trăm tỷ và sẽ đi xin nữa. Cuộc chiến tranh ông làm theo lối chúa tể, không quan tâm đến quỹ, tính toán, ngân sách, tiền. Allard "làm việc này" tốt. Letourneau rất độ lượng chuyển cho ông không cau có, khá tinh ranh để hiểu một vua Jean phải đắt giá để đưa lại lợi ích. Vậy là không tiết kiệm được trừ một việc không ra gì, một chi tiết nhỏ nhưng khéo lựa chọn để làm phiền de Lattre và nhắc nhở ông này tính hơn hẳn của quyền lực dân sự đối với quân sự. Điều này nhằm nói với vua Jean: "Tôi, một thành viên chính phủ, khi đi Paris - Sài Gòn hoặc Sài Gòn - Paris, tôi lên máy bay thường chở hành khách. Hãy đăng ký số chỗ cần thiết..." Đã có cả một câu chuyện, một hài kịch về việc đó khi de Lattre sang Đông Dương cùng Letourneau ba tháng trước đây. Vua Jean được thỏa mãn nhưng qua lần ấy hai người bắt đầu chiến tranh lạnh với nhau.

Lần này đúng vào ngày không có "Hàng không Pháp", không "bắt bẻ" gì được về chuyến bay đặc biệt. Cuộc hành trình năm mươi lăm giờ. Vua Jean nằm ngủ ngay. Hoàn toàn thư giãn, như bỗng ra khỏi môi trường kiệt sức vì vinh quang và cái chết, những chuỗi vô tận những tính toán, lo âu, cố sức. Như đã quên hết, kể cả Giáp và cuộc phản công của ông ấy. Ngủ. Và trong lúc này Sa Đéc bùng cháy, ngọn lửa lớn thiêu trụi những ngôi nhà tranh trong đó nhiều gia đình "cháy sém" toàn bộ.

Sa Đéc, một thị xã trù phú ngoại lai cách Sài Gòn một trăm cây số tiếp giáp Đồng Tháp Mười. Đã nhiều tháng nay tất cả ở đây là đẹp đẽ, đồng bạc và yên bình. Người ta nghĩ không còn Việt Minh, quân chính quy, ở xứ Nam Kỳ này de Lattre đã rút hầu hết các đội quân. Thế mà nhiều nghìn người bận đồ đen ra khỏi căn cứ luồn vào bóng tối những rặng dừa bao quanh đô thị. Bỗng chốc mọi việc bắt đầu lại như xưa kia. Súng cối và ba-dô-ka dội liên tục, những làn sóng người, giáp lá cà. Suốt đêm những cuộc tấn công kéo dài trong tiếng kèn tiếng trống. Những người tấn công có cả V1: loại bom bay được tung ra, rơi xuống cách hai, ba trăm mét nổ bùng lên.

Sa Đéc đổ nát, xác chết, nỗi kinh hoàng của chiến trường. Sau đêm lo sợ mà quân chính quy với những làn sóng người chiếm được phần nửa thị xã, phải một trăm giờ đánh nhau khốc liệt cả ngày và đêm mới đẩy lùi quân Việt ra khỏi những rặng dừa. Họ chạy ra đồng ruộng và đầm lầy để biến mất như thường lệ trong thiên nhiên. Lần này họ không thể vì những con vật to lớn, xe lội nước của Pháp đã lao xuống bùn hôi. Bị lộ liễu, ít nhất là những cái đầu ló ra trên đầm lầy, họ làm mồi cho máy bay B26 và Hellcat dội na-pan thiêu cháy họ.

De Lattre ngủ. Nhưng ở miền trung Trung Kỳ cũng là cuộc chiến. Lại một cuộc phản công của ông Giáp. Không tấn công vào một thị xã như ở Nam Kỳ mà là một con đường, đường số 1. Con đường quốc lộ xa xưa, chạy dài 1.500 cây số dọc theo biển là sợi dây nối, xương sống của vương quốc Annam phình hai đầu châu thổ bị hẹp dần ở giữa: bờ biển vô tận giữa núi và nước lân tinh. Đường số 1 bị cắt khúc bởi người Việt và Pháp. Nhưng gần Huế, thủ đô vương quốc cũ, thành phố linh thiêng với những lâu đài và mồ mả bên bờ sông Hương, con đường thuộc Pháp, thậm chí là con đường huyết mạch, sống chết, cần thiết đối với Đội quân viễn chinh.

Trận đánh lớn. Ông Giáp tung ra ở đây hai đến ba trung đoàn. Trái ngược với Sa Đéc và những đợt ào ạt xông tới, đây là phương pháp khác, cũng rất bài bản: chiếm một bốt, phục kích đoàn quân đến giải cứu, sự hỗn độn không gỡ nổi.

Cuộc chiến kéo dài nhiều ngày đêm, trên nhiều cây số của con đường số 1. Quân Việt tiến lên từng đoàn quân như những con sâu xanh to lớn ngốn lấy tất cả: đường bị cắt, các đơn vị Pháp bị bao vây, đánh bật đi. Cuối cùng ca-nông, máy bay, xe tăng với na-pan và đạn cối lân tinh kìm hãm những dòng quân Việt, biến thành những dòng sông lửa. Chiến thắng và điêu tàn.

De Lattre ngủ. Thực ra vua Jean hài lòng. Tất cả cho đến lúc ấy đã xảy ra như dự kiến. Quân địch bắt đầu tấn công ở Nam Kỳ và Trung Kỳ hầu như rất thiếu những đội quân Pháp: phần lớn được bố trí ở Bắc Kỳ, trên "mặt trận" chờ cuộc phản công lớn của quân Việt, năm sư đoàn mạnh trong rừng. Vua Jean đã triệu tập các tướng của Sài Gòn và Huế: "Các ông hãy trụ vững với những gì các ông có. Tôi sẽ không gửi đến cho một người nào. Vì ông Giáp muốn rút bớt quân lính ở Bắc Kỳ, nơi quyết định số phận cuộc chiến tranh một lần nữa." Và điều đó được giữ vững nên chắc ông Giáp lại để mấy ngày kiểm điểm, làm lại kế hoạch. Như vậy de Lattre có đủ thì giờ trở về với "cú đánh" thực sự.

Vua Jean ngủ trong "chuyến bay đặc biệt" để trở lại thành "một người khác" ở Paris, thật đàng hoàng. Nhưng trước khi ngủ ông bắt những người của ông, cũng đã quá mệt mỏi, làm việc. Và công việc ra sao, tai quái, chán nản nhất! Như họ không có quyền nghỉ ngơi. Cuộc hành trình này là ngày dài nhất đối với họ.

- Làm việc đi. Phải viết lại cho tôi bản trình bày trước Hội đồng quốc phòng.

Đấy là bản diễn giải đã hành hạ nhóm thân cận trong nhiều tuần lễ, sửa chữa viết lại hàng trăm lần, từng chữ được vua Jean cân nhắc không mệt mỏi. Và tất cả chẳng là gì, bây giờ bắt đầu viết lại ngay trong máy bay.

Nhóm thân cận chán nản. Cogny can đảm lẩm bẩm: "Thế bản kia..." Mọi người suy sụp. Cũng lo ngại nhận thấy de Lattre thay vì giám sát đã ngủ thiếp đi.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #518 vào lúc: 27 Tháng Chín, 2021, 05:22:04 pm »


Vừa lên máy bay, đại tướng nằm dài lên giường ngủ. Người ta cố gắng xin ông chỉ thị, hướng dẫn. Vô ích. Họ đánh thức ông dậy, không có cách gì làm ông cho ý kiến. Ông vừa ngáp vừa chỉ nói:

- Đến nhà 4B đại lộ Invalides sẽ xem sao. Các anh cứ làm cho thật tốt.

De Lattre ngủ. Người của ông mặt hốc hác, cố nén chịu; họ dính kết với nhau quanh một chiếc bàn giấy hai mặt. Mười giờ, hai mươi giờ, ba mươi giờ trôi qua như vậy. De Lattre vẫn ngủ và nhóm thân cận "cạo giấy" im lặng để khỏi làm phiền ông. Năm mươi trang được viết ra theo cách ấy, trang này rồi trang khác. Allard không ngừng đọc những tập con số. Goussault viết đen trang giấy. Cogny và Boussary trao đổi về những việc phải làm. Công việc vất vả. Họ hành hạ đôi mắt mở to. Cuối cùng viết xong; Vua Jean bắt đầu thức giấc trước lúc đến Paris một ít. Gần đến nước Pháp, đại tướng mở to mắt, hồng hào, nhanh nhẹn. Allard, và cả bọn nghĩ đã đến lúc đưa ra tác phẩm của mình, dày như một cuốn sách. "Sau hãng, sau hẵng", vua Jean lầm bầm nói. Ông đang bận tâm về việc đón tiếp ở sân bay Orly: thờ ơ hoặc tôn vinh? Tương lai phụ thuộc vào điều đó. Những giây phút đầu tiên sẽ cho ông biết rõ. Đặt chân xuống đất ông sẽ thấy ngay những chiến thắng của ông đúng hay không đúng, huyền thoại tự ông dựng lên ngày này tiếp ngày khác có được việc không, có "tác động" đến nước nhà hay không? Vì có dân chúng tình cảm và sự cảm thông của quần chúng trong công trình lớn lao của mình cuối cùng quan trọng hơn giành giật lực lượng tăng cường. Tóm lại chỉ dư luận mới buộc được các bộ trưởng và ban tham mưu, Chính phủ và Bộ Quốc phòng giải quyết những yêu cầu ông mang tới.

Ở Orly mọi việc tốt đẹp. Khá đông người. Những máy quay phim, chụp ảnh, loa phóng thanh, các nhà báo với sổ ghi chép. Và một số lượng đầy đủ các nhân vật mà ông bắt tay: bộ phận cấp cao của nền Đệ tứ Cộng hòa, những nhân vật Bắc đẩu bội tinh, bố Letourneau, những nhà chính trị bụng to, những lối "chào" quân sự đơn sơ, các tướng đồng nghiệp. Và những người bạn, những kẻ ve vẩy, tò mò. Khá nhộn nhịp, khá long trọng để những người đi máy bay không biết, hỏi: "Ai vậy? - Đại tướng de Lattre từ Đông Dương đến. "A... " Những tràng vỗ tay nhưng cũng có những tiếng hoan nghênh yếu ớt. Tất cả thật hoàn hảo - nhưng không rầm rộ. Vẫn có sự lạnh nhạt. Phải hâm nóng lên nhiều.

Đã là buổi chiều, cả đoàn lên xe đi không đến số 4B đại lộ Invalides mà số 2 quảng trường Rio-de-Janeiro, về nhà Jean và Monette, một căn nhà to, trang trọng thể hiện tư cách của bà vợ hơn sức sống của vua Jean. Dĩ nhiên ông không hoàn toàn sống ở đây. Hôm ấy, nhà Monette đầy người. Tất cả những người thân có thể tập trung được những người hiểu biết tường tận về nghề nghiệp, các mưu sĩ là những người chào hàng có giá trị, những "ông vua" bặt thiệp. Tất cả đều những người tốt, vua Jean không tiếp những kẻ bất lương những người vô ích cũng không. Tất cả, ông biết từng người, tên họ và những công việc họ có thể đưa tới, có đi có lại. Đây là một triều thần, không phải triều thần trại lính như đám thân cận mà triều thần tài chính gắn với vinh quang của ông. Tất cả những cái đó ẩn nấp dưới những dào dạt thán phục. De Lattre rất bận rộn với thế giới quan trọng này, phân biệt, đối xử theo sự xứng đáng của họ. Một de Lattre rạng rỡ với nghìn bàn tay, nghìn câu nói, nghìn ý tưởng.

Allard dụt rè hỏi:

- Chúng tôi muốn trình bày bài diễn giải của ông. Hội đồng quốc phòng họp vào chín giờ sáng ngày mai...

- Chốc nữa ở đây, sau bữa ăn tối.

Mọi người ra về, còn lại đám thân cận. Ăn xong đại tướng quay lại bảo họ:

- Bây giờ tôi thuộc về các anh đây.

Và ông lấy phong thái thoải mái, cảm giác như không biết đọc. Nhưng rồi ông kêu lên nhiều, lựa chọn từ ngữ. Sau trang đầu:

- Ngu ngốc. Thô lỗ. Đần độn. Tôi cho là thế đấy...

Một ông đầu lạnh, cứng rắn, quý phái, nét mặt đều đặn và mắt xa xăm, cả một khối đá khéo cắt gọt, ghi chép vào một cuốn sổ. Cần mẫn, im lặng; người ta không thấy, không nghe ông lên tiếng nhưng ông vững chãi ngồi đấy. Đây là một nhân vật không sang Đông Dương với de Lattre nhưng đảm bảo hậu phương của ông ở Paris. Đấy là Francois Valentin.

De Lattre tiếp tục nhận xét, theo cách ấy, trang hai, ba, bốn. Được nửa bản báo cáo, ông nói không khách sáo:

- Chỉ là rác rưởi.

Và vứt tập giấy xuống sàn nhà. Nhưng bình tĩnh, không giận dữ, chỉ giải thích cho nhóm người xung quanh:

- Các anh là một lũ ngu dốt, những người lính. Valentin, anh viết lại cho tôi. Anh là một người chính trị, biết rõ các nhà chính trị...

Mọi người đi hết. Valentin ra về. Ở nhà, lúc mười một giờ đêm ông ta bắt đầu "đẻ trứng". Không sợ hãi, không ngớt ngần ngừ, không mệt mỏi. Chiếc máy chữ làm "lợi ích quan trọng", viết bản báo cáo theo yêu cầu, tính toán hoàn hảo cho vua Jean và những cái ông cần.

Suốt đêm, Valentin một mình viết văn bản, viết lại sạch sẽ từng chương. Năm giờ xong; bảy giờ mười lăm phút ông đến số 2 Quảng trường Rio-de-Janeiro. Cả đám thân cận đã có mặt ở đấy, lặng lẽ chờ trong phòng khách. Vua Jean xuất hiện, vừa ngủ dậy. "Đưa bản tường trình cho tôi", ông nói với Valentin tươi tỉnh, vững vàng và sạch sẽ như một đồng xu mới. Đại tướng chưa cạo râu, mặc áo dài trong phòng, lơ đãng cầm lấy tập giấy, vừa uống cà phê vừa đọc nhanh: "Hoàn hảo, tốt lắm. Anh hiểu tôi..." Valentin chỉ làm công việc bình thường thôi. Nhún nhường càng tỏ rõ sự có mặt mình là quan trọng. Ông hơi mỉm cười, cả đám thân cận lặng thinh.

"Ông chủ" đi cạo râu. Ra khỏi phòng vệ sinh, ông hồng hào, đôi mắt ánh lên, sung mãn, thông minh, đẹp đẽ. Còn người chỉ huy. Làm sao ngờ được có bao giờ ông mệt mỏi, lo lắng? Cả người ông bốc lửa và tin chắc. Ông đi đấu tranh với những phương tiện tối đa. Chín giờ kém mười lăm phút ông cùng với người của mình đến Hội đồng quốc phòng.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #519 vào lúc: 27 Tháng Chín, 2021, 05:23:39 pm »


Một cuộc họp lớn. Tất cả những "ông lớn" của thời đại: Queuille, Pléven, Letourneau, Juin, Jules Moch... De Lattre biến đi với họ vào cuộc bàn luận quyết định. Đám thân cận chờ ở tiền sảnh. Khi "ông chủ" trở ra, ông có vẻ hài lòng, một cử chỉ nhỏ báo trước với những người trung thành: "Thắng rồi".

Nhưng có thực sự thắng không? Để thuyết phục những người đối thoại cứng đầu, vua Jean đã đánh một đòn lớn. Ông làm cho "họ sợ" bằng mối họa da vàng mới: việc "đỏ hóa" những người da vàng bằng quân đội Mao sẵn sàng nhảy vào Đông Dương. Ông kể lại tướng Lâm Bưu "Napoléon đỏ" sẽ tiến xuống biên giới Bắc Kỳ với hai trăm năm mươi nghìn quân lính. Tất cả xảy ra như Trung Hoa đã quyết liệt đưa quân vào Triều Tiên, đang có ý đồ mở một mặt trận thứ hai.

Qua lời nói của de Lattre là sợ hãi, hoảng hốt. Mánh khóe gây "sợ hãi" có kết quả. Thậm chí quá đáng. Vì Trung Quốc, sự đe dọa Trung Hoa là con dao hai lưỡi. Đây là điều đáng lo. Những nhân vật lớn trong Hội đồng quốc phòng lần đầu tiên thấy trước mặt mình bóng của Mao, con ma đáng sợ. Cho đến lúc đó họ không nghĩ đến điều ấy, không tin như vậy: ít nhất là họ, vì đối với người Mỹ, như ông Hồ chưa đủ. Bác Hồ có từ lâu nhưng họ mới phát hiện ra chỉ mới mấy tháng, hoàn toàn sửng sốt với con đường tử địa số 4.

Vua Jean đánh hơi thấy. Trước những gương mặt lo âu, ông để số lùi, chỉ vừa phải. Ông cảm thấy nếu làm những ông này sợ quá, họ sẽ bỏ ông, không bảo vệ ông và cuộc chiến tranh của ông nữa. Và chính ông, do bịp bợm, mánh khóe quá, sẽ gây "xẹp hẳn tinh thần". Thật buồn cười! Thế là de Lattre bắt đầu làm cho họ yên lòng, tô hồng tất cả, tỏ ra mọi việc sẽ "thu xếp tốt", ông sẽ mang về cho nền Đệ tứ Cộng hòa một chiến thắng quyết định với điều kiện người ta cấp cho ông mười lăm nghìn người: sĩ quan và chuyên gia, những tiểu đoàn xung kích và rồi vũ khí, tiền bạc.

Đây cũng chính là yêu cầu của Carpentier khốn khổ bị de Lattre hạ nhục và khinh khi một năm trước đấy ngay trước những đợt rút quân của ông này. Dĩ nhiên qua miệng của de Lattre điều đó vang lên tuyệt diệu, đẹp hơn nhiều. Kết luận, ông đề nghị "bỏ phiếu tín nhiệm"; người ta phải tin ở ông. Và cuối cùng những ông có quyền hành ở Hội đồng bị thuyết phục, yếu thôi. Để hoàn toàn "nắm được" họ, đại tướng càng hứa nhiều. Phép lạ là người kình địch, suốt đời, quyết liệt, người duy nhất ông sợ trong số "chỉ huy lớn", ông Juin mà ông có những tình cảm phức tạp, nhập nhằng, một tình bạn đầy ác tâm, một nỗi giận kìm nén bao gồm cả kính trọng, lại nâng đỡ ông tận tình. Như đối mặt với đám dân sự không dứt khoát, sợ sệt, không biết làm thế nào đành chấp nhận, các "thiên tài" chiến tranh tìm lại sự liên kết.

Chỉ một nhân vật không mềm lòng. Một người cao lớn dáng đi õng ẹo, đen và xương xẩu, tốt nghiệp Bách khoa mải mê công việc dân sự. Đấy là Junles Moch. Vừa là thủ lĩnh một cộng đồng Do Thái, mục sư, người thông thái, ông là người làm nền Cộng hoà mất vui. Tài năng, trung thực, rất bướng bỉnh, thông minh, vô cùng tin tưởng vào những lập luận thông thái rởm thường có lý, nhà tư sản lớn này với niềm tin chắc, phấn đấu cho một xã hội trên cơ sở kỹ thuật chi phối, triết lý, nguyên tắc. Dĩ nhiên ông không thích những viên tướng "bốc đồng", sôi sục dù họ đã ngũ tuần. Ông không thích de Lattre. Không may, ông lại là một bộ trưởng quan trọng.

Lẽ tự nhiên ông không tin vào tính chất quá đáng, việc dàn dựng của vua Jean. Ông hỏi:

- Ông có chắc chắn giữ được những cam kết của mình nếu người ta chấp nhận tăng cường cho ông? Tôi không bị thuyết phục tí nào. Tốt hơn nên đàm phán.

Dù sao de Lattre cũng thắng lợi. Ông bảo Allard, con người của "tổ chức" và của những nguồn hậu cần:

- Anh đến các văn phòng nắm lấy cho tôi mươi lăm nghìn người và đưa nhanh sang Đông Dương. Nếu không tôi còn phải chờ lâu đấy...

Các ban phòng, các tướng tá, sĩ quan làm việc với nét mặt đặc biệt của lính văn phòng và tiền sảnh. Hầu hết thiếu một phong thái mà nền Cộng hoà có thể yên tâm thêm vào một lối bao dung lén lút. Họ không nói thẳng thừng mà giơ tay lên trời kêu: "Nhưng... Chỉ là những "nhưng". Đối với họ, tất cả đều khó khăn, không thể. Vì tìm đâu ra những phương tiện đã hứa ở chỗ không có gì đó? Tóm lại, ý muốn là một việc, thực hiện là một việc khác.

Bốn mươi tám giờ sau chẳng có gì tiến triển. Thực tế, ban tham mưu nói "không". Tuần lễ mắc mớ! De Lattre mặc cả khắp nơi! Cãi cọ với tướng Blanc, tổng tham mưu trưởng với lý lẽ chống cuộc phiêu lưu: "Không có cách nào cung cấp những đòi hỏi của ông mà không vứt bỏ tất cả. Quân đội xây dựng lại ở Pháp là để bảo vệ đất nước. Mười sư đoàn hứa với Eisenhower nhằm chống giữ Phương Tây. Ông muốn sao, bản thân đất nước, Châu Âu phải vượt qua trước những công việc nguy hiểm ở Châu Á..." De Lattre nằn nì. Lập luận dài dòng vô ích. Ngõ cụt...
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM