Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 06:07:30 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cuộc chiến tranh Đông Dương  (Đọc 84875 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #460 vào lúc: 18 Tháng Năm, 2020, 04:49:15 pm »


Nguyên tắc của de Lattre: không để trật một cơ hội nào. Mục tiêu là nắm lấy nước Anh. Vậy là ông bắt đầu tưởng tượng, đã thấy nước Anh chấp nhận việc chỉ huy duy nhất của ông ở Châu Á.

De Lattre thăm dò Harding. Ông này lắng nghe và giữ ý. Vì phải chăng còn có một Đội quân viễn chinh đứng trước cuộc chiến tất yếu ở Bắc Kỳ. Dĩ nhiên vua Jean đoán được những ẩn ý của người Anh. Ông tự nhủ: "Phải gây niềm tin cho ông ta. Phải chỉ rõ mình sẽ là người chiến thắng". Và ông đưa Harding tham gia vào một cuộc kiểm tra lớn.

Những ngày này, cả một tuần lễ, là những ngày duy nhất ở Đông Dương vua Jean thực sự sung sướng, tuyệt đối lạc quan. Trạng thái vui vẻ đưa sở thích đi đây đó của ông lên mức tối đa. Ông đưa vinh dự lại cho Harding đi khắp đất nước hôm trước ngày hành động, trước ngày chiến thắng. Cuộc đi dạo tuyệt vời. Ở Nam Kỳ, qua vẻ đẹp nhiệt đới de Lattre chỉ rõ cảnh thanh bình Pháp: cả lớp dân chúng nhà quê triệt để phục tùng, hưởng thụ, no đủ, mặc dù ở những khu đồn trú Pháp rút đi. Rồi ông mang theo Harding ra Bắc Kỳ để trông thấy cuộc chiến Pháp. Ở Hà Nội chỉ là những mệnh lệnh, huỷ lệnh, hội nghị về chiến thắng cho đến bình minh, những buổi họp đáng ghi nhớ, triệu tập sĩ quan, các đại tá đứng đầy văn phòng de Lattre. Những hội thảo lớn, tranh luận thân mật và gay gắt với số thân tín thực sự - Boussary, Allard, de Castries, Beaufré, Salan. Đấy là trạng thái vui vẻ sôi nổi của quân nhân. Có tất cả ở de Lattre, cả ở những kẻ thô lỗ và tập tành thô lỗ. Tuy thế trong tâm trạng sảng khoái ở ông cũng có con người tỉ mỉ, băn khoăn đã quên việc gì đó và nghi ngờ về tất cả. Ông ra lệnh: "Hâm nóng người Anh cho tôi". Người ta đi đến chỗ thổ lộ với ông này cả điều bí mật lớn về chiến dịch "Hình thang". Không có gì ngọt ngào hơn đối với một nhân vật quân sự được tin cẩn - nhất là đối với một vị tướng Anh lai tay áo thêu màu đỏ và Carpentier đề phòng như dịch bệnh. De Lattre chơi đòn tin cậy không chối cãi được và với biết bao nghệ thuật! Có thể nói đối với ông, chinh phục Harding cũng quan trọng như chinh phục người Việt.

Những việc chuẩn bị thích hợp. Không quá chói chang, đơn giản và lớn lao vừa phải. Màn diễn vào ngày thứ năm 11 tháng giêng trong một sở chỉ huy tiền đồn trước Thái Nguyên, thủ đô của Hồ Chí Minh. De Lattre im lặng và nặng nề, không can thiệp vào việc trình bày, tránh điều người Anh có thể nói: "Ông ấy cố tranh thủ ảnh hưởng của mình". Chính Beaufré nói, hoàn hảo như bao giờ cũng thế, một kỳ quan sáng suốt, lôgíc, chính xác, không bao giờ rộn ràng, không gây tác động: giọng nói đều đều, đơn điệu, không ngắt quãng, thoát ra rất dễ dàng từ đôi môi mỏng và chiếc đầu của người chuyên suy nghĩ, đủ nắm bắt và thuyết phục. Tay Beaufré này gây biết bao trọng lượng! Trong lúc ông ta trình bày người ta đưa dần các bản đồ đầy ký hiệu mà ông quán triệt một cách chủ động. Cuối cùng ông ngừng lời. Tất cả thật hiển nhiên, được chứng minh rõ ràng.

De Lattre vui sướng phô trương "kỳ quan" Beaufré, thiên tài nhỏ của thiên tài lớn de Lattre. Từ Tiên Yên, ông ta đến Hà Nội ngày 9 tháng giêng lúc vua Jean và thân tín đã đi rồi. Nhưng ông đã vất vả biết bao! Tất cả tác phẩm của ông, những kế hoạch, chiến lược mà bây giờ ông trình bày trước "ông chủ" sửng sốt và người khách Anh.

Công trình lớn lao! Ngày 9 tháng giêng ông chưa có gì. Chỉ Beaufre xuất hiện, hoàn toàn tin chắc và trí não. Thời kỳ ấy ông nổi lên đến nỗi không muốn có chức vụ xác định, không cả vị trí. Trưởng ban tham mưu được giao cho Allard. Ông ở trên mọi cấp bậc, là tất cả, chỉ dưới de Lattre. Đại tướng chỉ đành nói với ông: "Beaufre, anh nắm lấy quyền chỉ đạo các cuộc hành quân..." Beaufre nhăn mặt lẩm bẩm: "Chậm quá rồi, rất khó. Tôi mạo hiểm vào việc ấy cả cuộc đời và tiếng tăm của tôi. Ông cũng thế..." Và rồi ông ta bắt tay vào việc với thần kinh bình lặng rất giống sự bảo đảm tuyệt đối và có lẽ thế.

Dù sao, ông đảm trách tất cả, tự nguyện chọn một ngôi nhà nhỏ và số lượng cộng tác viên tối thiểu. Thánh địa chiến lược được đặt trong sở chỉ huy sư đoàn, ông tự giấu mình và giấu "bộ não tin cậy" của mình. "Đại tá chiến trường" và những trí óc lớn vào chỗ ngồi tốt. Tuy vậy sự tấp nập ở chỗ kín đáo này có cảm giác trong lòng Hà Nội.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #461 vào lúc: 18 Tháng Năm, 2020, 04:50:22 pm »


Sự bất tiện của chỗ này là quá chật hẹp. Chỉ riêng Beaufre được quyền có một phòng. Những phó của ông: thiếu tá Grosjean của đội trọng pháo thuộc địa, đại uý Blanc, đại uý Metz được xếp ở hiên. "Nghệ thuật quân sự" lớn. Suy nghĩ ngày đêm. Beaufre, đôi mắt không đam mê, chính xác như kính lúp, nhìn thẳng vào bản đồ. Hàng trăm bản đồ vùng cao Bắc Kỳ. Ông bất động ngắm hàng giờ, cuối cùng chỉ ngón tay vào một vệt nâu lớn, nói: "Chỗ này đây". Dãy núi Bắc Sơn, khối đá ngổn ngang khống chế hai con đường lớn của người Việt từ biên giới Trung Quốc đến vùng châu thổ. Đấy là những con đường huyết mạch từ nước Trung Hoa của Mao Trạch Đông cung cấp cho cuộc chiến của Giáp ở đường số 4, và những căn cứ đỏ trong rừng. Đánh nhau lớn và giành lại được năm tháng trước đây, những con đường này dùng vào vận chuyển đạn dược, vũ khí, quân lính, nhân công, những khối lượng vật và người sẽ được đưa ra hàng loạt chống Đội viễn chinh đã lùi về đồng bằng.

Tia chớp của Beaufre, ý tưởng là triệt hạ hậu cần quân Việt bằng một đòn quyết định. Chiếm lấy ngọn núi này, rất gần, là căn cứ hậu cần của các sư đoàn ông Giáp. Quân địch bị cắt đường tiếp tế buộc phải rút lui, ít nhất cũng như những luật lệ của chiến lược cổ điển, khoa học chính xác mà Beaufre là chuyên gia nổi tiếng.

Cuộc hành quân thật nguy hiểm. Vì Bắc Sơn kết thúc dốc đứng, khép chặt dải đồng bằng nhô tới như một loại vịnh đất liền của vùng châu thổ kéo dài. Nó dựng lên như một công sự phía trên Thái Nguyên, nơi Tổng bộ Việt Minh đóng, nghĩa là Chính phủ Việt. Thủ đô này của Hồ Chí Minh cách Hà Nội không đầy năm mươi cây số. Cả vùng sẽ chinh phục này là nút núi rừng, đồng ruộng, đường đi, sống còn của người Việt. Họ có nhiều sư đoàn ở đấy, sẵn sàng khép lại trên những chỗ người Pháp tấn công. Phải đánh mạnh và mau chóng, bố trí phương tiện tấn công như một động tác đồng hồ. Phải nghĩ tới từng chi tiết. Beaufre vốn "thông thạo" việc ấy. Vì thế ông nói:

- Chúng ta sẽ khởi đầu hành quân vào ngày chủ nhật 14 tháng giêng. Kinh nghiệm cho quân Việt thấy Đội viễn chinh không xúc tiến việc gì vào ngày của Chúa. Chúng ta thay đổi điều ấy, sẽ làm họ bất ngờ.

Ý kiến khác. Bất ngờ khác, Beaufre tìm cách dồn dập những bất ngờ cho quân Việt. Không thả quân dù từng nhóm nhỏ như trước đây. Lần này thả số lượng lớn xuống Bắc Sơn, những tiểu đoàn hoàn chỉnh. Lính dù nhảy xuống đông tấn công quân Việt bất ngờ, tiêu diệt hết nếu họ ở đấy. Nếu quân Việt không ở đấy, thiêu huỷ hết kho tàng, dự trữ của họ. Kết cục, thiếu lương thực và đạn dược, các sư đoàn đỏ buộc phải rút khỏi những vị trí đối mặt với Hà Nội, ra xa hơn, vào núi rừng Trung Quốc hoặc đường 4. Cách nào thì cũng thành công.

- Nhưng nếu quân Việt đánh tan quân dù của tôi trong lúc họ dần dần chạm đất?

De Lattre nêu câu hỏi. Nhiệm vụ lớn nhất của Beaufre là thuyết phục de Lattre. Dù bị thuyết phục ông ta cũng không hoàn toàn. Dù đại tướng ở Hà Nội hay Sài Gòn, Beaufre cũng phải vất vả: trao đổi, điện thoại, điện tín, tất cả phải chuyển đi dù vào những giờ bất thường nhất. Beaufre tiếp tục giải thích: "Nhưng tôi có ba đội cơ động lao đi cứu lính dù, đã sẵn sàng lên đường, tập trung gần Bắc Sơn. Tôi hứa với ông họ sẽ bước qua những lực lượng quân Việt muốn ngăn chặn. Họ sẽ đến kịp thời.”

- Tốt rồi, tốt. De Lattre càu nhàu. Mấy giờ sau bất cứ ngày đêm, bất cứ chỗ nào, vẫn có vài lo ngại. Ông đích thân xuất hiện hoặc một tùy tùng triệu tập Beaufre hoặc có mệnh lệnh chuyển đến. Beaufre đã có hàng ki-lô báo cáo, lập luận, cố đi trước vấn đề, có khi phải thanh minh. Đấy là lúc đột ngột có một ý nghĩ xảy ra trong đầu de Lattre về vấn đề bất ngờ, khó thấy nhất, một chi tiết không rõ hoặc một phản bác. Beaufre bao giờ cũng luồn lách được.

Về tổng thể, "đại tá chiến trường" nắm trận đánh. De Lattre nói: "Tay Beaufre này lỗi lạc thật". Cứ thế Beaufre tập hợp quân lính và khí cụ đợt lớn nhất chưa từng có ở Đông Dương. Tất cả khối lượng tấn công của quân Pháp ở giữa trung tâm mặt trận, trong mấy chục cây số vuông, không xa Thái Nguyên và Bắc Sơn. Chỉ một đội cơ động để lại vị trí phòng vệ ở đầu vùng châu thổ, ở Vĩnh Yên, nơi còn một số quân Việt hoạt động.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #462 vào lúc: 18 Tháng Năm, 2020, 05:54:13 pm »


De Lattre hài lòng Beaufre về phương diện chiến lược chiến thuật. Nhưng ông hân hoan về những "tướng tá". Vì vậy ông giới thiệu một loạt, gây ngạc nhiên cho tướng Anh Harding.

Thực vậy, thú vui của de Lattre là chọn người, có trong tay một tập hợp những lính đánh thuê tốt, ăn nhậu và mặt bự, những chỉ huy chiến tranh giỏi. Thu thập "binh lính", ông có đủ loại - từ lớp tiện dân da sần sùi cho đến một số duyên dáng đáng ngờ và quý phái. Nhưng với Erulin, Edon và de Castries ông sử dụng vào việc phản công.

Erulin, ông thích tính giản dị của ông này. Là một đại tá mặt đen, rạch mặt khá ấn tượng, thậm chí đáng sợ. Đánh nhau, chỉ huy là nghề nghiệp của ông, ông làm tốt, có ý thức, với một loại ý thức buồn. Quân đội tôn thờ, thậm chí người ta nói ông tốt, một điều hiếm có trong Đội viễn chinh, ông không hề kiêu ngạo, chỉ một thân hình nông dân cao lớn và một tâm hồn trung thực. Ông rất trầm tư, khó làm cho ông nói, không có gì để nói hoặc vì ông không biết hoặc không muốn. De Lattre có khả năng chấp nhận tất cả, kể cả sự ngây ngô, luôn gọi ông là "Erulin của tôi".

De Castries là người ngược lại. De Lattre thích hơn nhiều vì những tật xấu cũng như những đức tính. Ông rất thoải mái, đủ mọi ngạo mạn và ích kỷ, bất cần đời có giáo dục. Người kỵ binh gầy gò này của thế kỷ XVIII chơi trò lãnh chúa chỉ biết vui thú, đến mức chẳng trung thành gì, chỉ là những liên kết vì quyền lợi. Ông phục vụ nước Pháp không vì bổn phận mà vì muốn thế, vì ông là ông và chẳng nợ nần gì ai. Đây là người lính đánh thuê không tích cực lắm, vô lại bẩm sinh ở chiến trường, bàn pô-khơ, nơi kín đáo và xã hội đen. Khuôn mặt đáng ngại, đường nét táo bạo, mũi to kéo dài, môi mỏng, da hồng, đôi mắt xanh băng giá. Ông có một quá khứ đáng ngờ về những chuyện đàn bà, cờ bạc, đánh nhau, hơi phóng túng trong việc giết người, chuyện tiền bạc. Cưới một bà vợ tỷ phú, đã chia tay, không một xu và không bận tâm. Không phải trí thức nhưng nói dớt, một sự thông minh tà tâm, mê muội trong thái độ phong cách. Với tính chất như vậy ông đánh nhau gần khắp nơi. Coi thường nguy hiểm đến mức không bao giờ mang vũ khí, chỉ gậy và mũ ca-lô là đủ. Ông không tán thành sự cố gắng và tổ chức. Đối với ông là sự bất ngờ. Khi muốn hoạt động cứng rắn, ông "cảm thấy". Chỉ huy bao giờ cũng một cách ấy: nụ cười nhạo báng, đôi mắt ngắm mơ hồ cảnh vật, một số lời lơi lỏng là những mệnh lệnh cụ thể. Nói chung ông quan tâm về chiến tranh ít hơn sở thích của mình - thì giờ dành cho ban tham mưu ít hơn nhiều cho các sĩ quan hậu cần và bồi của mình. Ra chiến đấu ông xử sự và ăn mặc theo cách một người xuất sắc trong câu lạc bộ, cẩu thả một cách chi li, mũ ca-lô bẩn với quần áo sạch, bao giờ cũng với giọng làm ra vẻ chế giễu về cái nghiêm túc và nghiêm túc về những gì vặt vãnh. Luôn luôn có khả năng thăng hoa khi cần, trong những lúc quan trọng.

Bạn bè, những "tướng tá" khác đề phòng đối với de Castries, tự nhủ: "Đấy là ông vua cà-vạt". Nhưng vua Jean hoàn toàn tin tưởng ở ông và tài nghệ của ông, thường kêu lên: "Tôi cần một người toé lửa, đấy là công việc của De Castries". Ông này thường không để người khác chỉ huy mình, rất độc lập, chỉ làm theo ý mình. Nhưng với de Lattre, ông là cậu bé ngoan, "hăng hái", tinh tế trong thiên tài chòng ghẹo, độc miệng, những lời nói sắc sảo để làm "ông chủ" vui thích. Ông tiến hành những trận xung kích xem ra có vẻ điên cuồng nhưng rất khéo léo, khôn ngoan, làm rất tốt cuộc chiến. Không sử dụng quá nhiều bản đồ, mũi tên, chỉ bằng cảm nhận về quân địch, thiên nhiên và những ý đồ của de Lattre.

Thời kỳ ấy de Castries được ân sủng. Nếu vị tướng sử dụng Beaufre là "khối óc" thì ông có de Castries là “lưỡi gươm” khi Beaufre rời khỏi Tiên Yên, ông nóng lòng chờ de Castries đang hoàn thành một số công việc ở vùng ven biển. Cuối cùng ông này có mặt, đến với "đại tá chiến trường" trước Bắc Sơn cùng quân ta-bo, để thực thi trên thực địa những gì Beaufre đã đẻ ra trên giấy.

Một vai trò lớn khác: Edon. Trước tiên không có gì nhiều để nói về ông này: không phải thuộc môi trường de Lattre. Đây là một người xa lạ có sở thích khác, những ủng hộ và thói quen khác. Tướng de Latour lấy ông từ Bắc Phi đến, đã bàn giao lại cho de Lattre vốn cằn nhằn: "Anh này là anh nào?" người ta giải thích là một chuyên gia về người Ả-rập. Vị tướng không thích A-rập lắm, lạnh giá trước những nghìn lẻ một đêm về quân sự.

Vậy là de Lattre nghi ngại Edon. Ông nghi ngại tất cả những người ở các hội khác. Vua Jean đến Đông Dương là địa bàn của những cạnh tranh khác nhau. Của phái thuộc địa trước hết, với Valluy và đồng đội - Salan vì thế là một sự tái hiện cần theo dõi. Sau đó và nhất là đội quân Châu Phi vốn rất mạnh với Carpentier, de Latour và vô số sĩ quan. Kết thúc rồi. Từ nay là thời đại những người Pháp của nước Pháp với de Lattre và đám thân tín.

Nhưng vẫn còn rất đông những quân lính Maroc, Algeria và những người Hồi giáo khác trong Đội viễn chinh. Chính họ là bộ phận xung kích lớn. Tất nhiên đã có de Castries chỉ huy quân ta-bo nhưng ông này không lãng mạn, không thích da màu nâu cũng như vàng. Thực ra vì ích kỷ ông chỉ có thể chỉ huy kỵ binh, những người cùng bọn hoặc "những nô lệ" kiểu ta-bo, những kẻ thô bạo thích cảm thấy bàn tay người chủ cũng táo tợn như họ. Edon là người chúa thực sự của dân Ả-rập. Phải có một ai loại đó để cầm đầu đội cơ động Bắc Phi, đội chủ công của các đội cơ động, quan trọng nhất trong các tiểu đoàn về người và khí cụ.

Vậy là chấp nhận một Edon, người biết việc đang có trong tay, qua thời gian ông ta có thể chuyển theo de Lattre không? Một chiến sĩ tốt, lực lưỡng, hơi quang vinh, hơi cổ điển, có tiếng tăm, nhiều điểm tốt. Ông giống một điền chủ hơn một tướng tá, hơi "trưởng giả", của sa mạc đưa vào rừng. Không hoàn toàn thuộc loại thân cận vì thiếu vẻ nghệ sĩ; vậy là phải tỉ mỉ với ông ta hoặc loại bỏ ông.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #463 vào lúc: 18 Tháng Năm, 2020, 05:55:07 pm »


Thử thách. Trong lúc này cứ sử dụng ông như vốn thế, cao lớn, đen, răng trắng lóa, khỏe và gân guốc, chồng của một bà vợ nghệ sĩ không có ở đây, bố bốn đứa con, rất thích rượu và đàn bà, tinh thần thẳng thắn, dũng cảm, đánh nhau tốt. Tuy vậy ông có kiểu cách và tế nhị để gánh xiếc lớn de Lattre và thân cận chấp nhận?

Với "đội quân lớn" tấn công Bắc Sơn chỉ còn thiếu người được cưng chiều: Vanuxem. Ông không nằm trong số ở đây, cảnh phô trương Đội viễn chinh để làm lóa mắt Harding. Vai trò của ông là đánh vào hành lang rất xa đấy, chỗ bắt đầu vùng châu thổ ở chân dãy núi Tam Đảo, nơi Phòng Nhì cho là không còn quân Việt nhiều. Vậy là Vanuxem làm nhiệm vụ đánh lạc hướng. Nhưng rồi Vanuxem không được chờ đợi, dấn thân đến trước de Lattre đang ở Hà Nội với cả đoàn người và xe cộ đồ sộ của ông. Vanuxem kêu lên: "Thưa đại tướng, tôi lo ngại về góc của tôi. Phải chăng đúng hơn là quân Việt ở Tam Đảo chứ không phải ở Bắc Sơn?"

Đấy là một sai lầm vì Vanuxem không làm việc của mình. Người mà de Lattre đã đặc biệt chọn lựa cách đây mười lăm ngày. Nhưng đấy là cả một câu chuyện.

Nhớ lại trận thất bại thảm hại của đội cơ động GM số 3 thời kỳ de Latour trong cuộc hành quân "Bécassine", vua Jean quyết định triệu tập ngay Vanuxem. Thật hài hước! De Rover lên máy bay đi tìm ông này ở một góc Nam Kỳ. Đấy là ngày 30 tháng chạp. Rover đưa đến trước mặt ông Vanuxem quần áo mỏng miền nhiệt đới, quần soóc, đi dép, không để cho ông ta tắm rửa, thay quần áo. Đại tướng đang ăn với Bảo Đại ở Buôn Ma Thuột giữa những con voi. "Ông chủ" không cáu trước phong cách thiếu lịch sự ấy, cười bảo: "Tôi ra Hà Nôi. Anh lên máy bay cùng đi. Anh sẽ làm gì? Tôi chưa biết. Ra đấy anh sẽ biết". Vừa xuống thủ đô Bắc Kỳ, ông to tiếng: "Anh nắm lấy GM3 - Nó là cái gì? - Tôi không biết. - Nó ở đâu? - Chẳng rõ". Vanuxem không có một lúc để mặc đủ quần áo rét của mùa đông Bắc Kỳ. Lúc ấy vào buổi hoàng hôn ngày 31 tháng chạp. De Lattre ra lệnh cuối cùng: "Anh phải đi ngay. Đội GM3 đang ở Phúc Yên, vừa mất một tiểu đoàn. - Bây giờ? Đi trong đêm? - Đi trong đêm. Anh có sợ không?" Vanuxem chào. "Hượm đã ở đấy có vẻ núng thế nhưng không nghiêm trọng đâu. Boussary nói chỉ là quân du kích thôi. Anh hãy hoạt động, gây ồn ào, làm như sẽ tấn công. Tôi muốn anh lôi kéo đến đấy một, hai sư đoàn - để rảnh rang cho chỗ khác".

Vậy là Vanuxem lái xe jeep, không tùy tùng, đi ngay đêm đầu năm mới. Ở Phúc Yên, ban tham mưu đội cơ động GM3 vừa bị thiệt hại ở cuộc hành quân "Bécassine", cố vui vẻ một cách tuyệt vọng. Họ cảm thấy đã ở trong vòng vây xiết chặt của quân Việt: họ uống champagne. Không ai được báo trước về việc chỉ định Vanuxem. Lúc một giờ sáng xuất hiện ông rậm râu nửa trần truồng trong quần áo mùa hè. Ông cười gằn, vênh váo, kéo vào một góc đại tá Muller vẫn tưởng mình còn là chỉ huy GM: "Tôi thay anh, nắm quyền chỉ huy. Lệnh của de Lattre". Bối rối chung nhưng ông không bối rối, nói trống không: "Các anh có vẻ suy sụp. Tôi bực mình với quân Việt. Tôi sẽ lột da họ", cử tọa trao đổi ồn ào. Một giọng nói cất lên: "Ở đây ông không gặp người Việt như ở Nam Kỳ. Câu chuyện hoàn toàn khác đấy". Vanuxem tiếp tục: "Người Việt ở đây tôi biết rõ hơn các anh. Trước khi đi dạo lông bông ở Đồng Tháp Mười và tất cả các vùng bẩn thỉu Mékong tôi đã lăn lộn nhiều năm ở Hòa Bình, cách đây bốn mươi cây số. Tôi bảo các anh khắp Đông Dương cũng là những người Việt ấy cả. Những kẻ khốn khổ mà tôi sẽ quét đi hết."

Trong những ngày đầu tháng giêng de Lattre hai lần đến xem con người thân tín của mình. Vanuxem vẫn là một kẻ phiêu lưu tuyệt vời. Đã nhiều năm ông cho ra đời bộ râu hung, huyền thoại "bố của những người Mường", những tiếng nói dùi đục, những tiếng cười ồ ồ. Vấn đề của ông bây giờ là cải tiến phong cách mình, nâng cao với những chi tiết mới. Vanuxem cũng có nét ngộ nghĩnh làm đại tướng vui thích. "Kẻ ăn thịt đồng loại", như người ta mệnh danh cho ông, tham gia vào những cú đánh thốc hàm bằng miệng của ông một mớ rao giảng tồi về những thần thánh chung, cả một triết lý thông thái rởm về đạo đức chiến tranh, về nét đẹp của bạo lực.

Vanuxem có cá tính. De Castries chỉ tuyên bố: "Tôi là kỵ binh, giòng dõi các lãnh chúa Pháp" vừa làm như không nghĩ ngợi, bất cần tất cả. Vanuxem ngược lại, đầu óc luôn làm việc, nghiền ngẫm mưu kế "nắm bắt" quân Việt. Khi không phải quân Việt thì là một ai đó. Ông không thể để người ta yên, luôn hoạt động, khoe khoang, đùa cợt hoặc quấy rầy người khác. Các sĩ quan GM3 nhanh chóng chấp nhận ông làm "ông chủ". Đến GM ông quá "bốc đồng" theo những người ở đấy. Những người này suy sụp, nghĩ rằng có hoặc không Vanuxem cũng thất bại. Thậm chí họ sợ Vanuxem quá hăng hái, tự đề cao mình, dễ dàng rơi vào một "trường hợp xấu" hơn người khác. Nhưng de Lattre trước sự phô trương tính năng động, hài lòng về Vanuxem của ông. Mọi việc êm đẹp.

Cũng không êm đẹp lắm. Vanuxem sau khi bốc lên để nắm quyển chỉ huy, đến lượt hơi xẹp xuống. Ông nhận thấy không có mệnh lệnh cụ thể và mình chẳng biết gì. Nếu thay vì chiến thắng mình là người chiến bại thì sao? Ông bèn nghiêm túc bắt đầu nhìn quanh mình. Không phấn khởi. Các đơn vị kém cỏi, tinh thần xuống đến số không. Sĩ quan và binh lính đội GM ám ảnh bị bao vây. Họ chắc chắn quân Việt ở rất gần, chuẩn bị ào ạt xông vào họ.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #464 vào lúc: 18 Tháng Năm, 2020, 05:56:07 pm »


Vanuxem lúng túng. Làm sao báo trước cho de Lattre càng ngày càng chịu ảnh hưởng của Boussary? Giáo chủ Phòng Nhì của vua Jean phán quyết hoàn toàn ngược lại: các sư đoàn ông Giáp sử dụng Bắc Sơn làm căn cứ hậu phương và Đông Triều làm căn cứ tiền phương. Bắc Sơn là nguồn cung cấp cho Đông Triều, vùng núi nhô ra châu thổ ngay trên con đường Hà Nội - Hải Phòng, huyết mạch của quân Pháp. Từ đây quân Việt ra khỏi núi rừng, cắt con đường bất khả xâm phạm, tiến vào Hải Phòng, hải cảng lớn đưa đến mọi thứ cho Đội quân viễn chinh, nơi họ có thể lại lên tàu về nước. Kết luận tuyệt đối lôgic của Boussary ít nhất là theo các định đề của ông. Không để cho quân Việt làm. Phải đi trước họ, lật ngửa họ lại nhờ vào chiến dịch "Hình thang".

Không có dự kiến gì cho Phúc Yên, Vĩnh Yên. Boussary nhún vai bảo: "Vùng ấy quá xa đối với ông Giáp và các đội quân chính quy". Vì thế de Lattre lại ra lệnh cho Vanuxem: "Làm đòn gió, lạy Chúa, làm đòn gió; kéo người ta đến!" Nhiệm vụ của Vanuxem là đầu độc, lừa quân Việt. Vanuxem càng bối rối. Phải chăng chính quân Việt đang lừa de Lattre, Boussary và Beaufre? Trong trò đầu độc phải chăng họ mạnh hơn? Và nếu, thay vì rơi vào bẫy, họ giăng bẫy?

Những dấu hiệu không lành tăng lên xung quanh Vĩnh Yên. Đội tuần tra bắt được một tù binh, tìm thấy một bản đồ như thế nào! Một mũi tên lớn chĩa vào Vĩnh Yên, quá xuống Sơn Tây, sông Đà và sông Hồng, xuống đến Hà Nội theo đường đê. Điều này giống như đường một cuộc phản công lớn với mục tiêu chiếm lấy thủ đô theo một đường vòng đầu vùng châu thổ. Các sư đoàn Việt chọc thủng đầu mặt trận chỉ có đội cơ động GM3, đánh thẳng xuống Hà Nội qua vùng châu thổ không có quân đội Pháp, vòng qua bộ phận lớn Đội viễn chinh. Cuộc tập hợp lớn người, và khí cụ được Beaufre tiếp nhận đối mặt với những con đường trực tiếp tấn công ở phía bắc Hà Nội.

Tài liệu kinh khủng. Nhưng thực hay giả? Đấy là sự thật hay một mưu kế? Những tù binh Việt được thẩm vấn tinh tế cho đến khi họ nói, các chỉ điểm được kể là hoạt động tốt, những "đường dây" do khai thác và tiền phù hợp. Điều ấy có vẻ đúng. Vanuxem tự nhủ: "Chính mình nhận đủ".

Cũng có điều lạ đáng lo ngại. Những biệt kích Việt luồn vào sâu không tấn công, như chỉ đi thu thập tin tức. Quân chính quy đột nhập vào một trạm xe cộ lẻ, phòng vệ kém, ngay phía sau Vĩnh Yên. Không một chiếc xe nào bị lấy đi hoặc phá huỷ, như quân địch tránh làm hỏng phương tiện họ chắc chắn sẽ chiếm làm chiến lợi phẩm trong mấy ngày tới. Trong vùng không một chiếc cầu nào bị phá huỷ. Ngược lại chính một xe tăng Pháp trượt, lật nhào, làm hỏng một cầu. Tất cả những việc đó đáng ngờ, rất đáng ngờ.

Trong Sở chỉ huy, Vanuxem không nao núng. Nhưng nhiều ý kiến làm ông suy nghĩ. Ông quyết định đến nói hết với de Lattre. Nhiệm vụ tế nhị! Ông sẽ ra sao nếu vị tướng cho rằng ông sợ vì một việc không đâu! Đại tướng tiếp nửa chua nửa ngọt: "Anh cũng như mọi người, anh muốn làm tôi run vì anh là kẻ run sợ, ít nhất nếu anh không chỉ muốn lưu ý tôi về những điều ấy. Nên nhớ tôi chọn anh để làm công việc hầu như không có gì. Tôi nghĩ anh là một chỉ huy khá lớn về việc ấy đấy. - Những thưa đại tướng..." Cuối cùng de Lattre nghiêng về tin ông. Tuy vậy Boussary vẫn không lay chuyển. Các Phòng Nhì vẫn luôn luôn không lay chuyển về những xác tín của họ. Vanuxem đành rên rỉ: "Tôi không có cả trọng pháo". Những gì ông nhận được trong chuyến đi này là mấy khấu ca-nông kiểu Anh và số đạn cối phù hợp còn ở trong hòm. Loại xấu bỏ đi và đang ở Nam Kỳ ông phải bảo đưa tới.

Mặc dù có báo động nhỏ ấy, mọi việc tốt đẹp. De Lattre trở lại Sài Gòn, đưa Harding cùng đi. Đấy là ngày 12 tháng giêng. Đại sứ quán Anh chiêu đãi. Bề ngoài thỏa thuận thân mật. De Lattre được bố trí một tuỳ tùng người Anh, là người hào hoa mặc quân phục. Là người đi với ông đến Fontainebleau. Ông đưa anh ta sang Đông Dương. Tên đẹp: Hughes Ducan.

Harding về nước. Ducan ở lại, không lâu. Một buổi tối người ta thấy anh ăn mặc tồi tàn trong một chiếc xích lô bị lật đổ. Anh đi đâu, làm gì? Bí mật. Anh biến khỏi sân khấu de Lattre. Điềm xấu với những hy vọng đối với người Anh của de Lattre. Nhưng không phải dễ nản chí, mấy tuần lễ sau ông lại bố trí giới thiệu toàn bộ, có uy thế hơn, với Malcom MacDonald, cao uỷ Anh ở Malaysia, khoảng bốn mươi tuổi, hoạt bát, có vẻ tay chơi một ít, chính khách, mật thám, là con trai một đảng viên Công đảng tôn trọng nguyên tắc. Nhưng đấy là sau này, qua các sự kiện.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #465 vào lúc: 18 Tháng Năm, 2020, 06:12:50 pm »


Chờ đợi "Hình thang". De Lattre có đặc điểm: khi ông có một điều gì đó tin chắc, trừ phi tin chắc hoàn toàn và tuyệt đối, ông không tin hẳn hoàn toàn. Có cái gì đó luôn gặm nhấm ông. Cần thiết nắm vững được sự thật, tất cả, khi không "cảm thấy" hoàn toàn tình hình. Đấy là điều đang xảy ra. Ông bị Beaufre, một "thiên tài" thuyết phục. Nhưng là một thiên tài không có lương tri, phải chăng là một tai biến? Ông vẫn giữ một kỷ niệm không sáng rõ, nhưng có tác động về sau: phải chăng chính Beaufre trước đây đã tổ chức cầu kỳ vụ đường số 4 và sau này bị thất bại? Bây giờ theo lệnh ông, Beaufre ấy bắt đầu lại một bộ máy lớn. Suy nghĩ về điều ấy de Lattre lo lắng, nhất là việc thả dù dự kiến nhiều trăm người trên Bắc Sơn: nếu không tìm lại được họ?

Vừa căn bản ủng hộ Beaufre, vậy là de Lattre cử người bám sát ông này, làm phó, đối lập, kẻ thù tự nhiên của "đại tá chiến trường". Đấy là đại tá Redon, một người thuộc địa cũ vững chắc, những nét nhăn rõ rệt, đôi mắt tươi cười. Ông có kinh nghiệm đặc biệt về việc đánh nhau trong rừng cũng như về công việc văn phòng và các ban tham mưu. Ông biết rõ vua Jean. Với thái độ rất khoan dung, ông gợi lên cho vị tướng và những đầu óc lớn cận thần rằng ông, đại tá tầm thường, biết tất cả về cuộc chiến tranh Đông Dương mà họ không biết. Không lý luận mà là người thực hành và vững chắc.

Vừa sang Đông Dương de Lattre cho gọi Redon: "Anh có thể có ích cho tôi. Anh đến với tôi". Lúc đầu ông làm người dẫn đường cho vua Jean trong những cuộc "đi dạo" khắp Bắc Kỳ. Rồi vị tướng có ý nghĩ đưa ông theo dõi Beaufre đang làm kế hoạch như một khổ sai. Một trong những đôi mà de Lattre yêu thích. Trước hết là Beaufre, người ta mơn trớn, khuyến khích và tự hỏi: "Anh ta có quá trí thức, lôgíc, lý thuyết không?" Và người ta đặt đối trọng là ông Redon này, sắc sảo trong vẻ hiền từ, đòi hỏi lương tri và những thực tế vững chắc.

Gần đến ngày N quyết định cho chiến dịch "Hình thang". Ở Sài Gòn, de Lattre không ngồi yên trong lâu đài Norodom. Trên chiếc Dakota ông đi lại thường xuyên giữa Sài Gòn - Hà Nội. Ông luôn nhảy xuống thủ đô vài giờ để "xem sao”. Vì thế ông gặp Redon của ông tha thẩn ở một góc hành lang. Rõ ràng ông ta không đồng tình với việc đang chuẩn bị. De Lattre hài lòng - ông sẽ biết mọi việc.

Tối hôm ấy, lúc mười giờ rưỡi, lệnh cho Redon đến gặp ông ngay tại "ngôi nhà Pháp". Ông ngồi ở một góc phòng khách, vẻ càu nhàu. Nhưng ông thanh thản khi Redon chào ông với cử chỉ khô khan của một người câu cá đang mắc mớ.

- Vào trong văn phòng tôi nói chuyện thoải mái hơn. Anh có vẻ không sốt sắng lắm với "Hình thang".

- Thưa đại tướng, ông thẳng thắn, tôi cũng xin nói thẳng. Cuộc hành quân này là một điều điên rồ, thuần túy theo lý thuyết. Chúng ta sắp tung vào Bắc Sơn cả đoàn quân chiến đấu, lính dù, các đội cơ động, tất cả mọi chuyển động. Nhưng nếu quân Việt không có ở đó? Và nếu họ lao vào châu thổ, chỗ không còn ai để ngăn chặn, ở hai đầu mặt trận, một phía về Lục Nam, một về Vĩnh Yên? Họ sẽ có đủ thời gian đến Hà Nội trống trải trong lúc chúng ta cố sức vô vọng đưa quân trở về. Ông nhớ Carpentier đã cử Đội quân viễn chinh đến Thái Nguyên, không sử dụng làm việc gì trong lúc các đoàn quân Charton và Lepage bị tiêu diệt trên biên giới. Thưa đại tướng, sau mấy tháng đưa lực lượng cũng trở lại vùng ấy, ông có nguy cơ gặp một câu chuyện xấu loại như thế. Còn nghiêm trọng hơn. Vì không phải ông mất đường số 4 mà chính Hà Nội.

De Lattre bị kẹt hoặc giả vờ thế. Dù sao ông thân mật vỗ vai Redon, thể hiện gia ân. Cũng chứng tỏ việc không tán thành Beaufre:

- Redon, anh nói đúng, Beaufre đưa lại cho tôi những rắc rối với cách nhìn lý thuyết không có tính thực hành những bài bản về tham mưu. Anh dũng cảm nói với tôi rằng anh không tin. Nhưng thực tình, Redon, giữa những người đàn ông với nhau, anh thấy chiến dịch "Hình thang" ấy là nguy hiểm?

- Có thể là chết người.

Tối hôm ấy sở chỉ huy công việc sôi sục. Người ta hoàn thành những kế hoạch hành quân: mọi kế hoạch phải xong kịp tám giờ sáng hôm sau. Beaufre không ngủ nữa, không còn sống từ một tuần lễ nay, quyết định tự đến gặp đại tướng báo cáo việc bố trí cuối cùng. Tùy tùng bảo đại tướng đang bận, đang nói chuyện với Redon. Nhiều giờ trôi qua, "đại tá chiến trường" chờ đợi ở tiền sảnh, kiên trì, nóng lòng, quá sốt ruột. Đại tướng vẫn bận. Cuối cùng Beaufre không được tiếp.

Sáng hôm sau Beaufre mặt ủ ê, Redon rạng rỡ. Ông thông báo với Grosjean, người trung thành của Beaufre vẫn còn xoay xở trên bản đồ ở sở chỉ huy:

- Anh có thể đi ngủ. "Hình thang" đã chết ngay khi sinh. Đích thân de Lattre đã nói với tôi ông sẽ hủy bỏ toàn bộ việc này. Chốc nữa ông sẽ có mệnh lệnh cho các anh.

Ngủ dậy de Lattre không nói gì. Không thổ lộ một lời. Người ta chỉ nhận thấy ông thực sự thoải mái, thư giãn, sung sướng như đã tìm được một giải pháp tốt. Nhưng giải pháp nào? Bí mật. Bỗng nhiên ông cho nói với Beaufre: "Tôi đưa anh cùng đi Sài Gòn." Việc này có ý nghĩa như thế nào? Đối với Beaufre cuộc hành quân vẫn giữ, đối với Redon là huỷ bỏ.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #466 vào lúc: 18 Tháng Năm, 2020, 06:14:07 pm »


Việc di chuyển hàng loạt, phô trương, vào Sài Gòn, chưa bao giờ có. Vua Jean mang theo mình toàn bộ thân cận những con người đủ loại. Ở Hà Nội, chẳng còn ai trừ Monette vẫn bị cảm và de Royen vẫn chịu trách nhiệm trông nom bà.

De Lattre im lặng. Tất cả cận thần suy nghĩ về sự im lặng ấy. Điều ấy báo trước việc gì? Những việc làm của Beaufre dựa vào lý luận khiến cả lớp người này tự nhủ: "Nếu "Hình thang" bị huỷ bỏ thì tại sao de Lattre trở lại Nam Kỳ một lần nữa? Và nếu ông mang theo "đại tá chiến trường" là để lừa quân Việt, tất cả được giữ lại, sẽ khởi sự. "Ông chủ" có vẻ mặt trọng đại."

Thực vậy, de Lattre rất hài lòng. Nhất là ông đã làm bùng lên một sự bất hòa trong những người của mình. Trong việc tranh cãi giữa Beaufre và Redon ông đã tìm ra con đường đúng. Beaufre muốn vinh quang, Redon muốn lẽ phải. Ông chọn dung hòa cả hai. Không có vấn đề từ bỏ "Hình thang" nhưng tại sao không giảm nhẹ nó đi, làm nó không nguy hiểm vừa làm những việc lớn? Không tùy tiện, không thả dù trên núi rừng. Nhưng tại sao không sử dụng các đội cơ động đánh vào mặt trước vùng châu thổ giữa Bắc Sơn và Đông Triều? Ở đây đồng bằng đi sâu vào như một ngón tay giữa hai dòng núi trong vùng Bắc Ninh, phủ Lạng Thương, Lục Nam. Boussary nói rằng chỗ này những Sư đoàn lớn quân Việt trú ngụ ven vùng núi và đoạn cuối châu thổ. Chiến thuật, chiến lược mới: cử hai đội cơ động của Erulin và de Castries chọc tức quân địch, lôi kéo họ ra khỏi căn cứ nhử mồi và tấn công họ bằng bộ phận lớn của Đội viễn chinh tập trung phía sau: những đội cơ động khác, những đoàn xe bọc thép đã tập hợp, những đội trọng pháo, những máy bay tiêm kích chờ đợi ở sân bay Bạch Mai, cuối cùng là bom na-pan, vũ khí bí mật hình như quân đội họ không biết. Một chương trình đẹp.

Còn gì thú vị hơn giao cho Redon chỉ huy tấn công về phía Chu, "Hình thang" rút ngắn. Ông này không thù ghét nữa mà nhận ngay. Dù có Beaufre như trí óc bề trên trong sở chỉ huy chiến lược.

Tất cả được chuẩn bị sẵn. Không ai còn lo lắng gì đến Vĩnh Yên, nơi Vanuxem đã nhận những khẩu ca-nông Anh nhưng chưa nhận được đạn cối Anh. Từ đấy Vĩnh Yên bị gạt ra ngoài mọi bận rộn.

Công việc đã sẵn sàng, bố trí từng chi tiết ở Sài Gòn để vua Jean xuất hiện ở mặt trận Bắc Kỳ đúng vào lúc cần trong bộ máy đồ sộ nhất để phản công và hái những vòng nguyệt quế.

Việc chuẩn bị tâm lý cũng khoa học. Ông để Chính phủ Paris cảm nhận chiến thắng sắp tới của ông. Những ki-lô điện tín cho tổng thống Cộng hòa, các bộ. Đám thân cận kiệt sức vì viết quá nhiều. Công việc lớn nhất là một báo cáo gửi cho Letourneau, điều không thể lơ là. Mọi người đều được nói đến trong đó. Thế là xong, người ta đóng dấu xi trên chiếc phong bì lớn với sự tỉ mỉ khác thường.

Ngược lại đối với các nhà báo, đại tướng hoàn toàn cho "ra rìa". Phải chuẩn bị âm ỉ. Những người thân cận, thay vì khoe khoang, hít thở mùi vị chiến thắng, nét mặt rất buồn. Họ từ chối trả lời như nhằm giấu những tin tức xấu. Tiếng đồn thổi tai họa lan truyền. Bỗng nhiên trong Sài Gòn câm lặng này người ta được biết de Lattre biến mất. Ông cấp tốc ra Hà Nội, nơi quân Việt phản công cực lớn.

Thực tế tất cả ngón khôn khép nhằm tạo ra dư luận như một bánh phồng. Bằng hai đợt, thứ nhất: lan truyền nỗi lo lắng trong các phóng viên và toàn thành phố, điều dễ làm với một số nhân viên đắc lực; thứ hai: Dồn cho những người suy sụp đòn lớn thành công, chiến thắng của chiến dịch "Hình thang" san bằng quân Việt. Lúc ấy, sự bất ngờ, hạnh phúc tràn đầy sẽ trở thành những vụ nổ lớn. Khuynh hướng bi quan giả vờ. Điều kỳ lạ là sự bi quan giả tạo ấy thành sự thật rất đúng. Vì thay vì lao tới với "Hình thang", các đội quân Pháp phải rút lui, hoàn toàn bất ngờ vì quân Việt. Chính họ phản công lớn đầu tiên, đi trước Đội viễn chinh hai mươi bốn tiếng đồng hồ, bất ngờ tấn công quân Pháp, ở chỗ tuyệt đối không hề chờ đợi.

Sài Gòn hoàn toàn bối rối. De Lattre như không biết, tiếp tục kịch bản "Hình thang". Ông ẩn mình trong lâu đài Norodom làm người ta tưởng ông đi rồi. Ông chỉ ra đi mờ sáng ngày 14 tháng giêng vẫn tin tưởng mặc dù có vài báo cáo mơ hồ về những "mánh khoé" của quân Việt. Ông hạ cánh xuống sân bay Hà Nội vào buổi trưa. Tiếp đón de Lattre và đoàn tùy tùng chỉ là những "lời nói ngược lại", những người rụng rời. Cuối cùng người ta dám nói sự thật với de Lattre. Trong đêm 12 sáng 13 cuộc phản công của ông Giáp tràn ra trên một trăm cây số - mặt trận bị vỡ. Vua Jean được tin ấy chậm mất hai mươi bốn tiếng. Chậm chạp không ngờ, đã là dấu hiệu bại trận, nhức nhối, sợ hãi. De Lattre bình tĩnh. Vị tướng duyệt một phần đội dù tôn vinh ông. Rồi ông về "Ngôi nhà Pháp" của ông.

Không giận dữ, ích lợi gì? De Lattre tỏ ra tươi tỉnh giữa những khuôn mặt buồn và những tin tức xấu; đúng ra là ông thỏa mãn. Điều này có lẽ sẽ là giờ hành động của ông. Chỉ có ông mới biết đẩy mạnh số phận. Dù "đứa con chưa được như dự kiến", ông cũng sẽ sản sinh thắng lợi.

Lúc đầu vua Jean chưa thực sự biết hết tai họa: ông không thể ngờ. Thế những ngay buổi chiều ông phải chấp nhận điều hiển nhiên: Ông đang đứng trên bờ vực. Thất bại theo sát ông. Cuối cùng ông thắng nhưng biết bao khó nhọc hy sinh, cố gắng khiến ông luôn luôn có một e dè nào đó với người Việt.

Vĩnh Yên. Những giờ đẹp nhất của de Lattre ở Đông Dương. Chiến thắng với một nỗ lực lớn và không ai biết cố giành giật như ông. Chiến thắng lớn của de Lattre, chiến thắng lớn duy nhất của người Pháp ở Đông Dương. Tuy vậy sau đó de Lattre có linh cảm: cuộc chiến sẽ gay go hơn nhiều mà ông không bao giờ hình dung tới, con ong bò vẽ không xê dịch được mà tướng Juin khôn ngoan đã không muốn dính vào.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #467 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2021, 05:52:11 pm »


Chương III
CUỘC CHIẾN Ở VĨNH YÊN



Ngày 14 tháng giêng ra Hà Nội, ông còn ảo tưởng, nghĩ sẽ bay đến "Hình thang", tới điểm hẹn vào ngày chủ nhật. Trước khi lên Dakota, ông ra lệnh dứt khoát: "Làm sao tất cả các nhà báo của tôi, không thiếu người nào, đi theo tôi. Đưa họ lên một chiếc máy bay khác, có mặt ở Bắc Kỳ sau tôi ba, bốn giờ, trước hết cần tìm họ trong Sài Gòn. Nắm cho được họ ngay, tôi muốn có họ".

Trong hai tiếng đồng hồ các phóng viên được phát hiện ra hết, ngay trong những tiệm hút và những ngôi nhà đáng ngờ để đưa lên một chiếc máy bay. Chẳng có giải thích gì. Về nguyên tắc việc chở những nhà báo đi là để tổ chức lễ mừng, chiến thắng của đại tướng. Về nguyên tắc... Vì chính thức ai nấy còn im miệng. Như vậy những phái viên đặc biệt đi từ một tin tức mơ hồ sang một sự lo lắng thực sự.

Trên đường bay tất cả trở nên rối loạn và không hiểu được. Có thể nói máy bay được một ngọn gió thất bại chuyển đi. Những tiếng đồn về thảm họa nghe được ở Sài Gòn đã hầu như chắc chắn. Một số sĩ quan chặt chẽ, nghiêm túc thêm vào trong số phóng viên tâm sự với nhau. Một người thì thầm: "Mặt trận vỡ rồi. Trong hai mươi bốn tiếng đồng hồ cuộc phản công của ông Giáp tràn ra trên một trăm cây số”.

Xảy ra ngay trò hài hước. Các nhà báo Mỹ đánh hơi thấy một tin lớn. Không hiểu rõ tiếng Pháp họ không biết là tin gì. Họ nổi khùng. Đỏ tía mặt, họ chửi rủa, sẵn sàng đánh nhau, hét lên những câu hai loại ngôn ngữ "bập bõm" về sự thiên vị thông tin, bất công, khiếu nại v.v... Các đồng nghiệp Pháp phóng ra cho họ mấy câu. Những người Mỹ đặt ngay máy chữ lên đùi, đánh những trang dài điện tín về sự thất bại của Đội quân viễn chinh.

Một số sĩ quan Pháp buộc phải im lặng, thậm chí phải khen vị tướng những năm vừa qua, có một niềm vui âm ỉ, như được trả thù. Một người dã man nói về vua Jean:

- De Lattre bị thác loạn. Cuộc chiến của ông ta đã vô vọng rồi. Thay vì cứu lấy những đổ vỡ, ông đang ném vào sự thất bại những tiểu đoàn cuối cùng, nhấn chìm những người cuối cùng của chúng tôi. Kiêu căng, ông ta sẽ gây nên thảm họa toàn bộ, tuyệt đối, không tránh khỏi. Vì chẳng bao giờ nên đặt tất cả trứng vào một giỏ.

Tôi chẳng biết ra sao trừ khi thấy de Lattre đang ở vào cực điểm. Tôi nghĩ thế ngay khi hạ cánh xuống Hà Nội. Những chiếc xe jeep cắm cờ hiệu chờ ở sân bay, cấp tốc đưa chúng tôi về "Ngôi nhà Pháp". Vị tướng mới tới đây chưa tới một giờ, đã tự biết chỉ một mình chống lại sự tan vỡ. Phải làm tất cả - có hàng nghìn mệnh lệnh đưa ra. Đầu tiên là: "Tổ chức cuộc họp báo. Đưa những nhà báo của tôi tới đây. Nếu họ kể là chúng ta thất bại, chúng ta sẽ hỏng hết. Điều cần thiết là phải nói mạnh. Còn lại là cuộc chiến, quân lính, có thể chờ một tiếng đồng hồ. Trước khi thắng trên thực tế, phải thắng trong ảo tưởng." Và ông nôn nóng chuẩn bị đạo diễn.

Toán thô thiển chúng tôi mang máy chữ và máy ảnh được de Royer tiếp, đưa vào phòng khách lớn: de Lattre một mình ở đấy.

- Thưa các ông, ông trịnh trọng thông báo, tôi sẽ nói hết với các ông, toàn bộ sự thật. Tôi vừa đến trong một tình hình rất khủng hoảng. Tôi đã bố trí những biện pháp cần thiết. Người của tôi chiến đấu rất đáng khen.

Bồi mang nước giải khát vào. De Lattre bắt tay từng phóng viên. Sau vài phút chuyện trò, ông khoát rộng tay: "Các ông vào đi". Tùy tùng mở một cánh cửa. Đấy là phòng làm việc của đại tướng với mọi trang trí nhanh như trở bàn tay, chuẩn bị đón chúng tôi - chiến trường của các nhà báo đi trước chiến trường của quân lính. Trên tường là tấm thảm khổng lồ những bản đồ các trận đánh; ở chân tường, các tướng, tá của ban tham mưu, những quân nhân thân cận, cấp bậc chỉ huy cao, những viên chức tin cậy, tất cả đứng nghiêm. De Lattre ngồi ở bàn giấy giữa phòng, ghế phô-tơi xếp xung quanh theo hình vòng cung. De Lattre nói với các nhà báo: "Mời các ông, ngồi." Các tướng tá vẫn đứng ở chân tường. Với đôi mắt đè nặng mọi người, ông nhìn xem tất cả đã như ý mình chưa rồi dõng dạc. "Boussary, bắt đầu đi". Boussary vẫn là trưởng các Phòng Nhì, hơn bao giờ hết là người đa tài nói giỏi, lập luận rõ ràng. Ông trình bày kỹ tình hình trên bản đồ. De Lattre đôi mắt nhắm dở, nghe mấy phút rồi bỗng bùng nổ thường thấy như mỗi lần đối với người được cử trình bày trong những hoàn cảnh ấy.

- Ông im đi. Bất lực quá. Tôi sẽ tự nói.

Từ khi chúng tôi đến cho đến lúc ấy de Lattre là một khối đá bình tĩnh - không một nét động đậy trên mặt, không một nhấp nháy mắt. Đột nhiên ông lại là người hùng biện nói lớn và có hiệu quả. Chỉ cần mấy câu và lớp báo chí quốc tế "của ông" đã đắm mình vào tình hình gấp gáp - không phải tình hình xấu hổ, nặng nề mà là chủ nghĩa anh hùng say mê buộc đi tới thắng lợi. Và chính tình hình ấy, được trình bày như thế, sẽ thành những bản tin vô tận, đăng trên mọi báo chí thế giới.

- Thưa các ông, đấy là cuộc tổng phản công vào Hà Nội. Quân địch dốc hết những gì mình có vào trận đánh. Lần đầu tiên chỉ huy đối phương đưa hết lực lượng ra, năm sư đoàn. Trên trận chiến này quân lính của tôi quá ít, chỉ là mấy nhóm người trước những khối người Việt, quân số ít nhất gấp ba lần chúng tôi. Lần đầu tiên ông Giáp đánh dàn trận - ban ngày và thành chiến trường. Không chỉ còn là những đợt xông lên ban đêm vào các bốt những cuộc phục kích dựa vào rừng. Có những cái đó nhưng cũng có cuộc chiến, cuộc chiến có bố trí, hoạt động phản công và chống phản công, tiến lùi trên một mặt trận thực sự, như ở Châu Âu - cuộc đấu cơ mà. Đấy là vì chiến lược mà ông ấy quyết định đánh chúng tôi: đối đầu giữa ông và tôi cũng như quân của ông và quân của tôi. Nhưng tôi đã đoán biết kế hoạch của ông ta: ba đợt, ba trận, ông ta sẽ đánh ba lần theo chiều hướng tăng dần.

Có đúng thế không? Tôi không biết cũng như cả cử tọa không. Đây đã là một "câu chuyện" rất hay với những từ quyết định mà de Lattre tuôn ra rất tự chủ. Giới báo chí, không suy nghĩ, không nghi ngờ, ngồi đấy miệng há ra, ghi chép vào sổ tay với cơn đói tin khác thường, trong quá trình de Lattre nói:

- Điều ấy lúc đầu là sự giả vờ, giả vờ chiến thuật và chiến lược; xảy ra ở cuối bên phải trận địa của chúng tôi, trong vùng... trong vùng...

De Lattre quên mất tên. Ông ấp úng cho đến lúc một sĩ quan nhắc: "Lục Nam”. Cuộc chiến kéo dài suốt đêm 12 và ngày 13 - vừa kết thúc. Quân Việt cố sử dụng một bốt chúng tôi như một lưỡi câu, tấn công ban đêm như vẫn thường làm. Có khác là thay vì rút đi ban ngày, họ làm như rút nhưng dàn quân trên đồng ruộng, dĩ nhiên ngụy trang, chuẩn bị một bẫy chết người, một lưới lửa đại liên và ca-nông, bắn vào đội quân giải cứu, gây bất ngờ và tiêu diệt. Toàn bộ một lữ đoàn Việt quyết tâm tiêu diệt đội cơ động của Erulin đến cứu bốt. Những Erulin thật tuyệt vời. Thay vì bị làn thác đổ cuốn đi, ông trụ vững, đẩy lùi quân địch. Người ta bảo quân Việt tổ chức hò hét, bắn giết điên cuồng gây nỗi sợ hãi, tháo chạy để dễ dàng tiêu diệt. Erulin người khổng lồ vững vàng rất bình tĩnh trong Sở chỉ huy, nói điều cần nói, làm điều cần làm, truyền sự bình tĩnh của ông cho các đội quân. Cách ông mấy mét các sĩ quan trong ban tham mưu bắn vào quân chính quy xuất hiện để "hạ" ông. Ông không nhận thấy. Nhìn vào đám đông quân địch, nhìn vào bản đồ thu thập được từng mẩu, ông đang bận nói và cho truyền lệnh: "Tiểu đoàn này tiến lên vị trí này; đại đội kia chiếm lấy chỗ kia." Nếu không có trả lời, ông cử sĩ quan tham mưu tới, ông đích thân tới đó. Những động tác điều phối được chấp hành, đội cơ động đã hoạt động. Quân lính lúc đầu rụt lại, hình thành khối thất vọng người ta gọi là ô vuông, tất cả thành nhóm xung quanh ca-nông, chuyển động nhóm này rồi nhóm khác. Họ len lỏi gần như vừa ngồi vừa bò sau những bờ đê nhỏ. Rồi dán mình sau những mô đất ấy xếp thành hàng chỉ ngẩng đầu nhìn và ngón tay trên cò súng, họ ào xuống những làn sóng chính quy Việt. Sau đợt tàn sát ấy, đội cơ động GM lại tiến lên, đến bốt bị tấn công vốn đang trụ vững.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #468 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2021, 05:53:16 pm »


"Thưa các ông, đây là đại tá Erulin. Ông đến Hà Nội để báo cáo. Tôi hân hạnh giới thiệu ông ấy với các ông. Tôi đã ra lệnh cho ông ấy trả lời các câu hỏi của các ông".

Erulin đúng là bức tượng, một bức tượng đáng sợ nhưng tê liệt, câm lặng vì hãi hùng. Trong văn phòng de Lattre ông đứng ở chân tường, không dám bước lên trước một bước. De Lattre đùa vui: "Nào, tới đây Erulin của tôi. Đừng sợ. Đã không sợ quân Việt, một đại tá như ông không được run trước các nhà báo: họ rất dễ mến, là bạn của tôi vậy cũng là bạn của ông". Erulin bước ra giữa phòng nhưng không nói được một lời dù de Lattre khuyến khích: "Nào, nói đi Erulin nói đi ông bạn". Erulin khốn khổ! Mấy tuần sau đó ông trúng mìn chết. Sau này người ta lấy tên ông đặt cho một công sự trong vùng Lục Nam, ngay sau thảm bại ở Điện Biên Phủ, một trong những chỗ cuối cùng đánh nhau ở Đông Dương.

Tuy thế de Lattre như để che đậy việc rút lui của Erulin trở lại chân tường, nói to lên:

- Thưa các ông, tôi tự hào được chỉ huy những người như Erulin và quân lính của ông: tất cả là những người anh hùng. Chốc nữa tôi sẽ đến bệnh viện tặng thưởng trung uý Loregnard, trưởng đồn Cam Lý bị tấn công. Trung uý bị thương nặng từ đầu cuộc tấn công, tiếp tục qua điện đài chỉ dẫn trọng pháo Lục Nam. Máu ra nhiều không được băng bó, ông bảo: "Khép chặt lại. Khép chặt làn đạn bảo vệ xung quanh bốt tôi. Gần hơn, năm mươi mét, mười mét, gần hơn..." Và khi quân Việt vào bên trong, đánh nhau giáp lá cà, trung uý chỉ huy các pháo thủ: "Bây giờ bắn hẳn vào trong bốt, nhiều vào".

Mọi việc tiến triển tốt. Một phóng viên Mỹ hỏi tên của Erulin và Loregnard. Đại tướng ngoảnh lại đám thân cận mà người nào cũng lắc đầu không biết. De Lattre sửng sốt về sự lơ là như vậy: "Tôi lấy làm lạ, ông nổi cáu nói, các anh không biết? Thật không chấp nhận được." Cogny cũng nặng nề đưa tay lên đầu. Redon láu lỉnh tự nguyện đi tìm hiểu, rời gian phòng với nhiệm vụ chủ yếu ấy.

- Thưa các ông, vào giờ tôi đang nói với các ông đây, là phần hoạt động chủ yếu. Ngay từ đầu tôi đã cảm thấy cuộc tấn công vào Lục Nam, không phải cuộc tấn công "thật". Giáp muốn chúng tôi đưa tới đó phần lớn lực lượng trước khi lộ mặt, đánh mạnh vào chỗ khác. Nhưng Erulin tự mình đã xoay xở được. Ông còn bắt được vũ khí, đại liên. Thưa các ông nếu Erulin núng thế và tôi non kém giữ quân tăng cường thì tình thế chúng tôi sẽ thất vọng. Vì sáng nay, trời chưa sáng, nhiều sư đoàn ông Giáp đã tung ra một cuộc phản công điên cuồng lực lượng lớn ở đầu kia trận địa chúng tôi, về bên trái, vào Vĩnh Yên. Trong lúc này chưa có gì chắc chắn. Chúng tôi chỉ có những tin tức mơ hồ, đáng lo ngại. Chỉ biết cuộc chiến rất quyết liệt. Bốt Bảo Phúc bị mất. Tình hình nghiêm trọng vì đội cơ động của Vanuxem đi từ bình minh, bị một biển người quân Việt ào tới. Ông ta còn trụ vững. Tôi cử Edon và de Castries đi cứu viện. Hiện tại tôi chưa thể nói gì hơn với các ông, vả lại tôi cũng chẳng biết hơn. Nhưng những gì có thể tôi sẽ làm - các ông biết tôi tập trung ở Bắc Kỳ những đội quân cuối cùng, tất cả những gì còn có để tăng cường. Thưa các ông, một trận đánh lớn và nguy hiểm, các ông hãy đến xem. Ngay ngày mai các ông sẽ tham dự, ở hàng đầu. Vì dù sao, tôi tin tưởng.

De Lattre ngừng lại như ngập ngừng, cân nhắc. Sau mấy phút tập trung cao độ, ông nói thêm:

- Tôi sẽ nói với các ông vì sao tôi tin tưởng. Bộc lộ với các ông một bí mật. Chỉ riêng giữa chúng ta, giữa những người đàn ông trọng danh dự. Tôi biết ông Giáp còn hai Sư đoàn chưa đưa ra; tôi biết ông ấy sẽ tung vào giữa mặt trận của tôi, vỗ mặt Hà Nội, đánh đòn cuối cùng. Nhưng tôi đã đề phòng, đang tập hợp xe bọc thép ở cầu trước mặt thành phố, cách mấy cây số - Beaufre chỉ huy. Đấy là đòn chống bất ngờ của tôi chống hàng loạt bất ngờ của ông Giáp, những phục kích và những cuộc phản công từng đợt theo thời gian và không gian. Bằng cách ấy tôi sẽ đập tan thành mảnh các sư đoàn của ông ta khi ào vào Hà Nội, vào "ngôi nhà Pháp" vào tôi và vợ tôi.

Thưa các ông, tôi nghĩ các ông đã hiểu kế hoạch của ông Giáp. Đã có một cú tốc ở bên phải. Bây giờ là các "tốc - tốc" lớn bên trái. Cuối cùng sẽ là cú "bum" đồ sộ vào giữa.

Và De Lattre nhăn nhó, làm điệu bộ. Vừa tròn miệng nói "tốc" đầu tiên, ông giơ nắm đấm phải về phía trước. Nói "tốc-tốc", ông vung nắm đấm trái hai lần. Nói "bum" ông lần lượt giơ hai nắm đấm, đánh võ với không khí, với những gì ông có, đôi tay, đôi chân, cả người. De Lattre như một kẻ múa rối tuy vậy vẫn cao thượng. Màn kịch có độ lớn. Các tướng tá, thân cận đứng xung quanh "ông chủ", như những bức tượng kiêu ngạo sẵn sàng vâng lời và kính trọng. Cuối cùng vị tướng bình tĩnh lại để kết luận:

- Và bây giờ, thưa các ông, các ông viết điện tín ngay tại đây đi.

Có lẽ đây là một trong những lúc kỳ lạ nhất của cuộc chiến Vĩnh Yên, trong lúc de Lattre nhận được những tin mỗi lúc càng thất vọng. Trong hơn một tiếng đồng hồ ông ở lại trong văn phòng giữa những tiếng lách tách máy chữ của các nhà báo - ông không quan tâm đến những tiếng nổ của đại liên dữ dội bên ngoài gian phòng, bên ngoài thành phố, không xa, người ta không thấy, không nghe nhưng người ta hình dung rất nhiều! De Lattre ở đây theo dõi công việc của các "phóng viên", làm người giám thị thiên tài của báo chí. Ông không có dấu vết kiêu căng nào trong một hoàn cảnh như thế, trông thấy sự cuồng loạn hơi đáng khinh của các nhà báo, cuộc chạy đua khác thường của họ về tốc độ và cảm giác. Họ như trần trụi, tất cả thần kinh căng thẳng, gõ như những người điếc xuống bàn phím nhưng vẫn cãi cọ to tiếng. De Lattre rất khoan dung, làm trọng tài, khuyên bảo mơn trớn. Đám thân cận cũng ở đấy, bỗng nhiên tỉnh táo rất vội vã. Người kiểm duyệt, người trình bày lên đại tướng những trường hợp khó, một người khác đóng dấu bản thảo đã được chấp nhận, người khác nữa ghi số thứ tự gửi đi. Ngoài cửa, những người đi mô-tô ào đến bưu điện với những tập điện tín. Như một xưởng máy vậy.

De Lattre mỗi lúc càng thoả mãn. Phải thấy ông mặc cả một chữ, một câu với nhà báo nào đó - một cách trữ tình, đạo đức giả, cay độc, thậm chí đôi khi có bóng đe dọa, luôn luôn là lãnh chúa. Mỗi lần có được điều mình muốn, ông ra khỏi văn phòng khi có "bản viết tốt". Trong cao điểm tình hình này, ông vẫn có đủ thì giờ cho báo chí. Với cách này cả thế giới sẽ biết được từ một cuộc chiến hầu như thất bại, de Lattre quyết tâm làm một cuộc chiến thắng lợi và có lẽ ông sẽ thành công vì "thiên tài" của mình. Theo lối ông trình bày, ông sẽ có những vòng nguyệt quế cho chiến thắng và những thanh minh dũng cảm về sự thất bại. Những tôi, tôi vẩn nghĩ thâm tâm bỗng qua trực giác, ông vừa linh cảm mình là người thắng cuộc.

Thế nhưng trong niềm tin nội tâm từng giờ từng phút ấy, một tin tức mới của Vĩnh Yên mang tới, một bản án. Các nhà báo vẫn ở đấy, sáng tác những "câu chuyện" dưới con mắt khoan dung của đại tướng. Lúc ấy Redon trở về với tên họ hai người ông đi tìm. Ông cũng đưa về một bức điện người ta đưa cho khi ông ra ngoài. Đấy là thông báo đội quân Vanuxem bị tiêu diệt hai phần ba chỉ còn lại một số tàn quân lùi về Vĩnh Yên cô độc bị bao vây, hầu như mất hết, chỉ còn như một nhà xác, một bệnh viện. Redon đọc xong rón chân bước nhanh vào phòng nét mặt vẫn vui vẻ. Ông ý tứ không muốn quấy rầy de Lattre đang tẩy não các nhà báo - nhất là ông bạn hiểu không ai trong số phóng viên được chuẩn bị cẩn thận nghi ngờ gì về "cú đánh" này, về thảm họa và mức độ của nó. Một hài kịch câm ngắn. Có vẻ như không có vấn đề gì, ông kéo tay Salan và Mariourt, chỉ huy "lùng sục" ở Bắc Kỳ, ra một góc đưa cho xem bức điện của Vĩnh Yên. Salan với phong cách cứng rắn dè dặt, xa xôi và kiêu ngạo thường ngày, lại gần de Lattre đưa tờ giấy cho ông đọc.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #469 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2021, 05:54:28 pm »


Mười giây sau các nhà báo được ào ạt đẩy ra ngoài một cách rất lễ phép. Họ không biết gì, không nhận thấy gì. De Lattre cầm tờ tin trong tay rất tự nhiên, đọc xong không thay đổi nét mặt nghiêm trang và dễ mến. Ông chỉ tuyên bố với các phóng viên với tư cách người chỉ huy dễ tính nhưng nhớ đến nhiều nhiệm vụ khác:

- Thưa các ông, tôi đã nói tất cả. Các ông đã viết tất cả. Bây giờ tạm biệt, hẹn gặp nhau ngày mai.

Lễ phép quá độ. Một người Mỹ nói: "Chúc đại tướng thành công". Tôi lại gần Redon đang diễu cợt nhìn toán báo chí đi ra.

- Thưa đại tá, ông không bao giờ muốn cho tôi biết tin tức. Nhưng đại tướng đã tự mình làm việc ấy, không giấu diếm điều gì...

Redon nhăn mặt vui vẻ, đôi mắt ánh lên, trả lời:

- Tôi sợ sắp tới các ông sẽ đính chính những gì các ông vừa gửi đi.

Thực vậy, de Lattre có vẻ nói lên sự thật. Thực tế ông đã không nói dối với tất cả xảy ra ngược lại những gì ông tưởng tượng. Ông không bao giờ nghĩ quân Việt tấn công sớm thế, mạnh thế, không bao giờ ông nghĩ họ phản công Vĩnh Yên. Ông chắc chắn biết tất cả nhưng đã không biết gì, hoàn toàn bị bất ngờ khi tưởng mình làm cho người ta bất ngờ. Những sư đoàn hoàn chỉnh xuất hiện ở chỗ ông không chờ đợi, nơi ông đã chứng minh không thể có được. Trong trò chơi ú tim trước cuộc đụng độ, người ta "mất bóng" các sư đoàn ông Giáp để rồi lại thấy họ trước Vĩnh Yên vốn chẳng có gì - hay ít nhất chẳng có bao nhiêu - để giáp mặt nhau.

Trời tối dần, có lẽ là đêm định mệnh. Trong cuối buổi chiều tàn binh Vanuxem tiếp tục dồn về thành trì Vĩnh Yên vốn chẳng còn đạn dược. Edon và de Castries ở xa, thậm chí chưa khởi động. Phía trước Vĩnh Yên là quân Việt đã tiêu diệt, đuổi đánh các tiểu đoàn Vanuxem. Nếu đêm tới họ tấn công thành trì sẽ vỡ: theo lôgic họ phải tấn công. Và sự thất bại ấy sẽ là chìa khóa vào Hà Nội.

Đêm kịch tính nhưng là đêm rất quan trọng của de Lattre. Đêm ông sẽ tổ chức lại cuộc chiến giống như đã mô tả với giới báo chí. Đêm trắng. Vũ khí là cú sốc về tính cách của ông. Chỉ có mấy giờ để thay đổi dòng chảy các sự kiện, làm cho không người nào nhận thấy ông đã làm, đang làm.

Sự lầm lẫn thật lớn! Bà de Lattre cho đưa cà-phê và bánh bọc thịt vào văn phòng chồng mình đang ngồi cùng những thuộc hạ trung thành - Beaufre, Boussary, Allard, Cogny, Salan. Đại tướng rất thờ ơ, nấn ná với vinh quang ở Sài Gòn nhưng chính bà, Monette khốn khổ, là người đầu tiên biết việc quân Việt khởi sự phản công, chính bà cảnh báo điều ấy với chồng. Không có người nào khác để làm việc ấy.

Điều ấy xảy ra hôm trước, trong lúc ở Hà Nội chỉ có bà và "Hươu cái", bà Salan. Thế nhưng đấy là ngày hạnh phúc của cuộc đời bà. Cùng với người vững vàng và trung thành de Royer, bà đi thăm Bernard tại bốt, giữa lòng vùng châu thổ, gần Hưng Yên. Thật sảng khoái. Bernard rất dễ thương, niềm nở, tự hào giới thiệu đội quân của mình với mẹ. Monette thăm khắp nơi, cho đến cả phòng ngủ trống trải con bà nằm trên chiếc giường sắt. Bernard giới thiệu anh bạn thân, Durand-Ruel. Vừa cười anh vừa nói với Monette trong gian phòng trang trí của nhà ăn chung: "Bây giờ thưa mẹ, mẹ phải mở chai champagne", và anh đưa cho mẹ thanh kiếm danh dự. Dũng cảm Monette chém một phát gãy cổ chai rồi rót rượu cho người của Bernard. Bỗng nhiên giữa cuộc vui bà cảm thấy một nỗi lo mơ hồ. Điện thoại reo, Bernard trả lời rồi nói ngay với bà mẹ: "Chào mẹ, con đi đây. Đại tá gọi con. - Thế nào, ông ấy không biết có mẹ ở đây sao? - Con nghĩ nghiêm trọng đấy. Toàn đội của con phải lên ngay cầu, phải rất nhanh." Từ buổi sáng hai mẹ con vẫn nghe tiếng ca-nông xa xa, không bận tâm vì đang vui mừng gặp lại nhau. Bây giờ những tiếng súng ấy có nghĩa cuộc chiến, là Bernard sẽ đi đánh nhau và có thể sẽ bị chết. Anh không tỏ ra xúc động. Anh vui vẻ. Sau khi ôm hôn bà de Lattre, vẫy tay chào, anh vội vã, như một trung uý nhanh nhẹn với quân lính và khí cụ của mình - những ô-tô đại liên cũ mà anh kiểm tra lại máy và súng. Bà đại tướng lên chiếc xe li-mu-din trở về lo lắng, dĩ nhiên cho Bernard và cho cả ông chồng già tuyệt vời đang ở xa, có lẽ không biết gì hết, có lẽ sẽ về đúng vào lúc thất trận. Ở Hà Nội, trong các ban tham mưu, trong các văn phòng người ta chẳng biết gì, nhưng không khí thật ảm đạm. Monette tìm được "Hươu cái" và cả hai tìm cách báo với các ông tướng chồng họ. Hình như chẳng có gì hoạt động. De Royer cuối cùng bắt được làn sóng Sài Gòn, nhưng nghe không rõ. Tiếng kêu báo động không biết rơi vào đâu đó. Tối ngày 13, bà de Lattre khép mình trong Ngôi nhà Pháp hoang vắng như bị bỏ rơi, không có cả lính gác. Lúc sắp đi nằm de Rover bảo bà: "Nếu bà nghe có tiếng bước chân cứ gọi tôi; tôi có súng ngắn".

Nhưng đến tối ngày 14, Monette đã vững tâm. Dù có những tai họa có thể xảy ra cũng chẳng quan trọng vì vị tướng ở đấy với những người của mình, trong văn phòng, trắng đêm cho đến bình minh. Trong phòng tuyệt đối không phải thất vọng mà sự hưng phấn cao độ, niềm vui hành động. Các nhà báo vừa biến đi, de Lattre xoa tay nói với những người của mình:

- Quân Việt không nắm được chúng ta nhưng tôi sẽ không để họ thoát.

De Lattre đang ở trong văn phòng với đám tùy tùng như một lãnh chúa, nghe lời khuyên, tuôn ra những quyết định. Đôi khi ông ngồi vào bàn, im lặng - và mọi người chờ đợi, câm lặng. Đôi khi ông quay cuồng như một con hổ trong gian phòng treo đầy bản đồ với những mũi tên đồ sộ Boussary cập nhật hàng ngày. Khắp phòng là hồ sơ và người. Cả đám cận thần được lệnh báo động ngay trên ghế, bàn, phô tơi, thậm chí trên cả chiếc dương cầm. Vị tướng đi lại, bỗng nhìn vào một đại tá hoặc vài giấy tờ. Đột ngột ông nắm lấy ai đó: "Còn anh, anh nghĩ sao?" Thỉnh thoảng nói chuyện với một hoặc mấy người trung thực. Cũng có tiếng gọi: "Tìm cho tôi cái này; Làm cái kia..." Dần dần các nhân vật bị cuốn vào guồng máy, trong hoạt động điên rồ. Toàn thể, trong các tư thế, được huy động suy nghĩ, phát biểu, im lặng, dự thảo, viết, đánh máy, gửi điện tín, lục tìm giấy tờ. Tất cả những cái đó chậm lại hoặc nhanh lên khác thường, con người là những máy tự động, vùng vẫy hoặc bình lặng tuỳ theo nhịp độ của "ông chủ". Sau những thăm dò tỉ mỉ, cân nhắc trong đầu óc nảy ra ý tưởng và ông ra lệnh, nhiều mệnh lệnh - sôi sục.

Không còn dàn cảnh nữa. Người ta biết rõ nhau. Không khí thân mật. De Lattre cũng giản dị, gần như cởi mở, với những lo lắng, những tiếng lòng, tin cậy:

- Chuẩn bị máy bay. Tôi đi Vĩnh Yên.

- Cần có ông ở đây, thưa đại tướng...

- Vậy thì thả quân dù; nhưng có thể như thế được không?... Hartman (tướng chỉ huy không quân) đưa tất cả đội tiêm kích ra trận, phải bắn, phải dội bom. Thả na-pan, hàng loạt na-pan; tôi muốn nướng quân Việt.

Cái may của de Lattre, ông vẫn nói "Tôi có vận may" là không có mưa phùn cản trở máy bay. Đang là mùa đông nhưng chiều hôm ấy trời quang, những chiếc Kingcobra dội những vòng lửa xung quanh Vĩnh Yên. Khi trời tối quá, chúng phải về sân bay và thị xã bị bao vây bị bỏ mặc trong tàn phá.

- Allard, đêm nay có đạn cối cho chỗ ấy không?

- Sắp có, sẽ thả cho họ loại "25 pao" phù hợp với ca-nông Sài Gòn đến vừa cập bến Hải Phòng, sẽ chuyển lên Dakota đưa tới.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM