Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 10:43:08 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cuộc chiến tranh Đông Dương  (Đọc 84937 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #90 vào lúc: 24 Tháng Mười Hai, 2017, 02:00:51 pm »


Điều lạ nhất là nỗi lo lắng của ông không có lý do cụ thể. Carpentier thậm chí tin tưởng kỳ lạ ở chỗ ông có thể lo ngại. Ví dụ, ông không sợ Việt Minh. Ông phải chấp nhận họ biết tiến hành cuộc chiến tranh du kích, nhưng không bao giờ ở ông là một điều khẳng định - họ không bao giờ có khả năng tiến hành chiến tranh. Ông giải thích rất tiếc họ không đối đầu với Đội quân viễn chinh bằng dàn trận vì như vậy họ sẽ bị đập tan, kết thúc cuộc chiến. Ông càng không tin vào sự đe dọa của Trung Quốc, ngay cả lúc quân đội nhân dân của Mao Trạch Đông đang thanh toán những lực lượng to lớn của Quốc dân đảng ở Mãn Châu Lý. Thực ra đây là sự tin chắc những người da trắng bao giờ cũng trên người da vàng dù họ đông. Vì vậy ông chống đối kịch liệt việc xây dựng một Quân đội quốc gia Việt Nam bổ sung cho Đội quân viễn chinh.

Sự lo lắng của ông xuất phát từ một quan niệm trẻ con, vừa ngây thơ vừa thủ đoạn. Tất cả những thái độ mất tự chủ của ông đều do những sức mạnh bí mật và đáng sợ này: Chính phủ ở Paris, Nghị viện, những nhà chính trị Pháp và nhất là các vị tướng nửa chính trị gia ở đường phố Saint Dominique. Ông tin chắc tất cả thế giới dân sự và quân sự của Paris sẽ dội xuồng đầu ông nếu có một sáng kiến nhỏ nào.

Tuy vậy ông quyết giữ vị trí mình, thậm chí tàn bạo.

Thế là ông chẳng làm gì cả. Vả lại ông có gì để làm vì cuộc chiến tranh tự tiến triển? Carpentier trước hết là một chuyên gia, không phải về chiến lược mà về quy tắc, những việc của “môi trường” quân sự. Ông quan tâm đến những thù oán và thiên vị nhỏ của Đội quân viễn chinh, gọi việc đó là “bảo tồn tinh thần thực sự của quân đội”. Ông cảnh giác, nghiên cứu mỗi cô gái mặc đồng phục “ra ngoài” với những chàng bên dân sự. Ông phạt không thương xót một cô vì đã “lui tới” với một nhà báo: bị coi là nữ do thám nguy hiểm, cô bị hạ cấp theo điều lệnh trước đồng đội đứng nghiêm, vào tù và bị đuổi về Pháp một cách nhục nhã. Nhưng chủ yếu Carpentier để thời gian xem xét bảng thăng cấp, ghi từng sĩ quan một. Lúc ấy không ai gặp ông được.

Rất hiếm khi Carpentier rời văn phòng mình, càng hiếm khi ra khỏi Sài Gòn. Ông có một chiếc máy bay của Tổng chỉ huy nhưng hầu như không bao giờ dùng đến. Ông hoàn toàn không tò mò. Vả lại người chiến binh ấy - Carpentier từng là một anh hùng của những năm 1914-1918 - không biết nói với chiến binh. Ông chỉ tiếp xúc với các sĩ quan và quân đội qua giấy tờ. Chưa bao giờ có một người ít cảm xúc với quân đội như thế. Sau này người ta giải thích với tôi ông là một người thừa hành xuất sắc. Nhưng như thế tại sao người ta giao cho ông trách nhiệm đứng đầu một Đội quân viễn chinh?

Thực tế Carpentier được đặt dưới quyển một “ông chúa”, cao ủy Pignon. Ông bất bình về sự phụ thuộc ấy nhưng nín nhịn; thậm chí người ta nói ông hài lòng một cách không ý thức, như một cách trốn tránh trách nhiệm.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #91 vào lúc: 24 Tháng Mười Hai, 2017, 02:01:33 pm »


Bí mật của lâu đài Norodom là hai người chủ ở hai cánh đối diện nhau - Carpentier và Pignon rất ăn ý với nhau mặc dù những dáng vẻ bên ngoài. Carpentier sung sướng để Pignon có những quyết định lớn và ông này hoan nghênh sự ngu dốt của Carpentier.

Một sự hợp tác ngược đời vì Pignon là một người dân sự ngổ ngáo đến mức gần với đối kháng quân sự. Theo ông, viên tướng giỏi nhất là kẻ ngu ngốc nhất.

Người ta đang đứng trước tình hình này: toàn bộ Đông Dương nằm trong tay quân đội trừ một nửa lâu đài Norodom ở Sài Gòn và trong các thị xã là những ngôi nhà chính quyền. Điều đó cũng đủ để trong một đầu lâu đài, Pignon danh chính ngôn thuận thực hiện quyền lực tối cao của mình hầu như không đếm xỉa gì đến Đội quân viễn chinh.

Sự tin chắc trước tiên của Pignon là không có lối thoát cho chiến tranh, không có giải pháp bởi đánh nhau (hơn nữa không có đánh nhau thực sự, thậm chí không có chiến trường). Công cuộc bình định những nhà quân sự tung ra cũng không đi đến kết quả quyết định. Theo chủ thuyết Pignon nó không đầy đủ, là một điều tồi tệ. Vả lại nó được tiến hành rất không tốt. Thân cận của cao ủy tin sâu sắc đấy là sự ngốc nghếch quân sự. Để có một số kết quả Pignon đã gây cho một số quan chức trẻ của mình chống chiến tranh du kích, ganh đua với quân đội. Một trong những chàng trai ấy thậm chí đã nói với tôi:

- Thử hỏi Đội quân viễn chinh có gây thiệt hại nhiều hơn việc tốt không. Tuy vậy sự bất lực quân sự có lợi cho chúng tôi khi nó ở ngay tầm với Cao uỷ. Phải chăng chúng tôi sẽ rất phiền phức nếu tổng chỉ huy nghĩ mình thông minh? Thực sự ông ta muốn chỉ huy!

Thực tế Pignon để Carpentier và Đội quân viễn chinh lo việc của họ, lo những cuộc hành quân, không cản trở, làm phiền họ mà ngược lại. Mọi việc đó đối với ông tương đối thứ yếu. Vì ông để tất cả vào giải pháp “của ông” - ông đã theo đuổi từ lâu, trước khi Carpentier có mặt rất lâu, âm thầm, bí mật nhưng quyết tâm không tưởng được. Điều ông muốn là một công cuộc bình định theo cách Việt Nam, do người Việt Nam làm. Ông chống lại một quân đội da vàng xây dựng theo lối Pháp - sẽ là một bản sao, thêm những sai sót của Châu Á vào sai sót của Phương Tây. Mục đích của ông là dựng lên một trận tuyến chống Việt Minh đối phó với Việt Minh. Ý nghĩ xấu xa của ông là người Pháp, người da trắng sẽ luôn luôn bất lực trong việc giải quyết vấn đề Đông Dương: chống người Châu Á phải là người Châu Á; không có lính đánh thuê nhưng là những chiến binh thực thà và hung dữ lôi kéo một phần dân tộc chống chủ nghĩa cộng sản.

Mục tiêu của Pignon là cuộc chiến tranh nội bộ giữa những người Việt Nam. Từ nay ông tin có thể phát động với quy mô rộng vì cơn sốt dân tộc đang rơi xuống; những người sở hữu, những người thủ cựu, Khổng giáo, Phật giáo, quan lại và tư sản dần dần nhận thấy họ là kẻ thù tự nhiên của cách mạng mác-xít. Cuộc đấu tranh giai cấp cũng là một thực tế ở Viễn Đông. Điều phải làm là khêu gợi ý thức, đi đến chỗ “những người trung thực” có thể tuyên bố không hổ thẹn: “Chúng ta hãy đứng về phía người Pháp vì nguy hiểm chính không còn là chủ nghĩa thực dân suy yếu mà là chủ nghĩa cộng sản đã lộ mặt”.

Nhưng để được như vậy, người Pháp và Pignon có thể nhượng bộ rất nhiều trên bình diện chủ nghĩa quốc gia và nền độc lập. Họ có làm những điều ấy không? Pignon đã xác định tham vọng này có đi tới đích không? Chúng ta hãy xem Pignon là ai.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #92 vào lúc: 02 Tháng Giêng, 2018, 04:02:54 pm »


Những người trở lại

Một người hiểu mối nguy cơ trì trệ. Đấy là cao ủy Pignon. Ông đã nhiều lần nói với tôi: “Chúng ta cũng cần có một anh hùng. Chống Hồ Chí Minh chúng ta phải có một người đối kháng Hồ Chí Minh”. Vì thế ông đưa Bảo Đại trở lại.

Trước hết tôi muốn kể Pignon đi đến quyết định ấy ra sao, theo những giai đoạn nào. Một câu chuyện kỳ lạ.

Phải biết, “giải pháp Bảo Đại” - con bài Bảo Đại như người ta nói lúc đó - không phải của một mình Pignon. Đầu tiên là của Phái đoàn dân sự ở Đông Dương mà ông là thành viên.

Những người trong chính quyền xung quanh Pignon là những người trở lại. Họ là những thực dân hoàn toàn mà cánh “De Gaulle” xấu hổ đuổi đi năm 1945. Ba năm sau, họ trở lại nắm quyền lực ở Đông Dương. Nhưng họ đã tự kiểm điểm thay thế chủ nghĩa thực dân cộng hòa bằng chủ nghĩa thực dân ít công khai hơn - một nền độc lập có kiểm soát mà công cụ sẽ là Bảo Đại.

Những người chủ trì độc lập ấy vừa mới đây đấu tranh quyết liệt chống độc lập! Khi quân đội Nhật chiếm đóng Đông Dương họ đã đi đến chỗ “hợp tác” với Nhật có hy vọng khác thường giữ vững sự chi phối của người da trắng đối với người da vàng khác dưới sự thống trị da vàng! Theo Decoux, họ chơi trò nguy hiểm ấy qua những thử thách, những nhục nhã tệ hại, những khó khăn không tưởng tượng được. Họ nghĩ đã thành công một thời gian dài. Mặc dù sự hiện diện nặng nề của Nhật, trong bốn năm dân chúng vẫn trung thành với nước Pháp bại trận của thống chế Pétain.

Những quan chức chính quyền ấy hành động vì lòng yêu nước, cũng vì tự hào. Họ có cảm giác thuộc về tầng lớp siêu đẳng, rất tự hào về tác phẩm của mình! Chính họ làm cho Đông Dương thuộc Pháp thành thuộc địa hoàn hảo - quá hoàn hảo. Vì trong ý thích hoàn thiện, họ thực thà khẳng định chỉ những người Âu, nhất là người Pháp như họ có thể “khai hóa” một dân tộc Châu Á. Điều ấy dẫn họ thực hiện một chủ nghĩa hoàn toàn cha chú. Giả tạo và duy ý chí, họ biết rõ hết. Vì vậy họ đã làm nhiều, không chỉ để “khai thác” mà cũng vì điều tốt cho “dân bản xứ” mà họ thương mến theo cách của họ. Cơ chế của họ như một bộ máy đồng hồ. Những người thông minh này tin vào trật tự nhưng không hề tin vào chủ nghĩa dân tộc: đối với họ một nền an ninh tốt chỉ để giải quyết những “kẻ nóng đầu”. Thực tế trong các thành phố, một trong mười người là “kẻ báo tin”. Một số người Annam gắn trước nhà như biểu hiện vinh dự như sau: “Ông X... chỉ điểm của mật thám Pháp”. Những quan lại dễ bảo mà người ta trông những tha hóa, “nắm” dân quê trên đồng ruộng cho chính quyền. Đói rét, dịch bệnh trở nên hiếm xảy ra. Vì vậy dân số phát triển thật kỳ diệu.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #93 vào lúc: 02 Tháng Giêng, 2018, 04:05:05 pm »


Những nhà cai trị tuyệt đối tin chắc vào sự vững vàng gần như vĩnh viễn của Đông Dương. Họ không quan niệm đây là nhà tù của cả một dân tộc; không bao giờ họ tưởng tượng được bên dưới sự quy phục hình thành mầm mống nổi dậy. Tất cả bị đè nén. Vậy mà tất cả nổ ra trong bước đầu buông lơi, năm 1945. Người Nhật không muốn họ chỉ làm cho “dân bản xứ” hiểu Pháp yếu đến mức nào. Chỉ trong mấy giờ những ảo tưởng đổ nhào, kéo theo tất cả công trình kiên nhẫn và tỉ mỉ của những nhà cai trị ấy. Họ lại gửi Đội quân viễn chinh đi nhằm chinh phục lại - tiến hành cuộc chiến tranh Đông Dương để sau này kết thúc ở Điện Biên Phủ.

Trong ba năm họ hoàn toàn không gặp may. Những người nghĩ mình hy sinh vì nước Pháp cố thân thiện với người Nhật bị kết tội gần như phản bội. Đa số trong bọn họ bị thanh lọc, phán xét, kết tội. Có vẻ họ vĩnh viễn hết đời.

Điều cứu họ như có phép lạ, là những người kế tục họ - những người Pháp của nước Pháp như d’Argenlieu, Leclerc, Bollaert - chìm trong lẫn lộn và mâu thuẫn. Những người kháng chiến Pháp vừa giành lại Đông Dương trong tay những người kháng chiến Đông Dương, trong tay Việt Minh. Đồng thời họ bêu riếu những người của Decoux, nghĩa là những nhà cai trị dân sự, mọi người Pháp của thuộc địa và nói: "Chúng ta đã đuổi quân xâm lược Đức, chúng ta sẽ hiểu những nhà yêu nước Việt Minh". Những người mới đến chờ đợi tìm được những Việt Minh "tốt" - nhưng nếu Việt Minh không "tốt" thì họ giết. Thậm chí họ có một loại phấn khích như thần thánh hóa chiến tranh và cái chết. Vậy là họ thanh toán Việt Minh mà họ ve vãn cùng với những người Annam khác.

Thật không lôgíc. Người ta hy sinh những người Pháp thuộc địa bị lên án là thực dân, cho Việt Minh cho phép những người Pháp của nước Pháp thay chỗ. Lần lượt người ta săn đuổi Việt Minh rồi thương lượng với họ, tiến hành những cuộc tập kích đẫm máu trong lúc Hồ Chí Minh được đón tiếp ở Pháp với nghi lễ quốc gia, thảo luận không dứt với Việt Minh quanh những chiếc bàn xanh nhưng từ chối nền độc lập của họ. Đấy là ngây ngô hơn bịp bợm: thân thiện với những cuộc cách mạng tưởng rằng cách mạng tự đứng trong quỹ đạo Pháp. Dù nhận thấy Việt Minh chống Pháp người ta cũng tự thuyết phục mình họ mê nước Pháp, sẵn sàng để cho những người Pháp của nước Pháp, những người kháng chiến, thắng lợi, bám chắc vào ý tưởng cố định những người cộng sản Châu Á là những người nhân đạo.

Trong một buổi nói chuyện, một trong những người Pháp của nước Pháp ấy bảo tôi điều có thể đúng là Việt Minh nổi dậy, khai thác truyền thống tự do và khởi nghĩa của chúng ta. Tôi bèn hỏi: “Vậy tại sao các ông giết họ? Tại sao các ông muốn họ phụ thuộc vào các ông?"

Ở Paris bên cạnh Chính phủ và trong các bộ những người cai trị lấy lại can đảm. Quên những sai lầm, họ tố cáo sự bất tài của những người đã hất cẳng họ. Cả Phái đoàn dân sự xuất hiện tại ở các văn phòng, tiền sảnh, hành lang của nền Đệ tứ Cộng hòa nói trước rằng không bao giờ thỏa thuận được với Việt Minh: đấy là kẻ địch, những người cộng sản và chỉ có chiến tranh với họ. Và những việc làm hình như xác nhận đúng những kinh nghiệm của các cựu chiến binh bạc đầu với yên cương.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #94 vào lúc: 02 Tháng Giêng, 2018, 04:05:46 pm »


Thực vậy Việt Minh lại cầm vũ khí vào cuối mùa hè 1946, sự phân tích biện chứng chỉ cho họ thấy phải trả giá quá đắt cho hòa bình. Họ không lay chuyển, dựa vào những năm đánh nhau để làm nản lòng nước Pháp, chán Đông Dương. Paris đã vô vọng thử xích lại gần lần cuối cùng. Chính phủ đã chọn một người trung dung - không "kháng chiến", không "thực dân", một vị cấp cao, đại diện Chính phủ ở tỉnh vốn là đảng viên xã hội đã cắt đứt mọi liên hệ. Được bổ nhiệm cao ủy, ông Bollaert cố gắng chấm dứt mọi hận thù năm 1947: Ông đã thất bại.

Chủ yếu do chánh văn phòng của ông, Mesmer - vừa đẹp người, đảng viên xã hội, anh hùng của nước Pháp tự do và cựu chỉ huy đội quân lê dương - chỉ đạo việc tiếp xúc. Nhưng đến một hôm bản thân ông đã than thở: "Với những người ấy, những Việt Minh, không còn làm gì được nữa".

Ở Paris cũng vậy, tình hình căng thẳng. Những người cộng sản ra khỏi Chính phủ. Và người ta đi đến kết luận: "Đã là chiến tranh thì phải giao cho những người dự kiến chiến tranh không thể tránh khỏi, cho những người phụ trách dân sự".

Thế là phái đoàn bị bêu riếu này trả được thù! Sau khi rơi xuống vực, những người cai trị lại là chủ của Đông Dương, với chỉ huy trưởng Pignon, được bổ nhiệm cao ủy năm 1948 vì ông là người đầu tiên "tái sáng tạo" Bảo Đại.

Pignon không bị làm hại thanh danh vì hợp tác với người Nhật. Nhân vật này còn trẻ không ở Đông Dương thời kỳ Decoux mà thuộc về bên kia với nước Pháp tự do. Với chức vụ này ông đã là bạn đường với Sainteny, phó của ông này trong những ngày bi kịch ở Hà Nội vào mùa đông năm 1946. Ông đã thấy người chỉ huy chơi trò thống thiết với thực tâm của Hồ Chí Minh. Sau vụ tàn sát tháng chạp, Sainteny bị đưa trở về Pháp và Pignon được thăng chức. Ông được chỉ định làm cố vấn chính trị cho đô đốc d'Argenlieu ở Sài Gòn. Chính ở vị trí này, từ đầu năm 1947 ông đã xây dựng những giải pháp "chính trị" của cuộc chiến tranh Đông Dương nhờ vào công cuộc "bình định" do người Việt Nam làm và sự trở về của Bảo Đại. Nhưng trong hai năm, suốt thời kỳ Bollaert, Chính phủ Paris thoái thác, từ chối những đề nghị của ông. Và rồi Bollaert thất bại, quyết định để cho Pignon thực hiện kế hoạch của mình. Ông kêu gọi ngay tất cả những đồng nghiệp cai trị.

Ngày nay ai nhớ đến Pignon? Chỉ là một viên chức cao cấp từ hàng ngũ trước kia đứng ra, thực hiện một công trình khốn khổ sau thất bại đi vào quên lãng. Thế nhưng ông suýt thành công, đã tới gần đích hơn mọi chỉ huy Pháp nào ở Đông Dương. Nhưng việc đó giúp gì cho ông vì cả công trình của ông sụp đổ. Pignon khốn khổ! Tên tuổi ông trong chừng mực, người ta nhớ lại, gắn với bi kịch ấy, với một trách nhiệm nặng nề. Nhưng với tôi, ông ta là một người không gặp may. Ông vừa bắt đầu thử thì cách Đông Dương nhiều nghìn cây số, Mao Trạch Đông thắng lớn trên chiến trường Mãn Châu Lý. Mao đi quá nhanh, không để ông có đủ thì giờ.

Và rồi Pignon khổ sở với Bảo Đại. Về lôgíc "con bài Bảo Đại" là tốt. Nhưng người ta quên con người ấy đã như thế nào, họ muốn ảo tưởng về ông ta. Không có gì thảm hại bằng giải pháp Bảo Đại mà người ta phải kéo lê thê như một gánh nặng cho đến đầu cuộc chiến tranh Đông Dương.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #95 vào lúc: 02 Tháng Giêng, 2018, 04:06:22 pm »


Như vậy tất cả dần dần quay lại chống Pignon. Dĩ nhiên không phải chỉ do không may. Ông cũng đã lầm ở chỗ đã tin tưởng vào Bảo Đại. Nhưng nhất là ông vẫn quá "thực dân". Như tất cả những người cai trị dân sự, ông đã lầm một phần nhưng không đủ. Ông tán dương độc lập nhưng là một nền độc lập đầy phòng ngừa, với hàng ki-lô văn bản. Độc lập vẫn để cho người Việt Nam khao khát, không thể gây nên sự hoan hỉ.

Về căn bản kế hoạch của Pignon, với mọi khiếm khuyết, đã có thể thành công hai năm trước, lúc cuộc chiến tranh Đông Dương chỉ là một việc nội bộ giữa người Pháp và người Đông Dương. Nếu Bảo Đại trở lại sớm hơn, chắc có thế thẳng bước được. Nhưng quân đội Mao Trạch Đông tiến đến gần biên giới, không còn hy vọng cải tiến Hoàng đế: Bảo Đại không muốn dấn thân vào, chỉ làm giàu thôi, biết rằng làn sóng Trung Quốc tiến lên có nghĩa là báo trước sự sụp đổ của người Pháp.

Vậy Pignon không phải người có tội. Chính do Chính phủ Pháp bổ nhiệm ông quá chậm, khi tình hình sắp bị Trung Quốc khống chế. Pignon trung thực thực hiện kế hoạch của mình nhưng kế hoạch này đã lỗi thời ngay trước khi áp dụng. Ông không tính đến Mao Trạch Đông, đã sụp đổ dưới sức nặng của Mao.

Thời kỳ ấy Pignon chưa đến bốn mươi tuổi. Một người nặng nề, tóc vàng, hơi béo và nước da trắng. Tuy lực lưỡng ông bao giờ cũng cúi người, đầu nặng xuống như mệt mỏi, bề ngoài nhìn hơi mềm yếu. Ông ít nói và có một loại ý tưởng nội tâm, luôn nhắm mắt suy nghĩ. Pignon không có vẻ uy nghi của một người lãnh dạo. Ông trung thực, tính cách Pháp và Cơ đốc giáo, nói không hay, dùng những lập luận không rõ ràng và lối hùng biện cường điệu của một học sinh giỏi cũ. Ông không thích màu mè, những quyết định tàn bạo và sự huy hoàng, rất hạn chế nghi thức, không dùng tuỳ tùng và "thần hộ mệnh". Khi buộc phải mặc lễ phục ông có vẻ gò bó, vụng về. Trước hết ông vẫn sống như một viên chức tốt, vẻ tư sản. Vợ ông, gia đình ông chủ yếu từ miền quê Pháp, ở tỉnh lẻ.

Để gặp Pignon trong lâu đài, phải chờ ở tiền sảnh lát đá và bụi bặm với những tạp chí cũ rải rác trên bàn. Người ta đánh thức một người chạy giấy Annam đang quắt lại, vội vã ghi tên khách vào một cuốn sổ to. Một chiếc cửa hai cánh cuối cùng mở ra và trong một gian phòng lớn sơ sài, đồ đạc tồi, người ta thấy Pignon ngả người trên phô-tơi sau bàn. Ông có vẻ đang thiếp đi, mồ hôi chảy từng đám trên chiếc áo trắng. Tĩnh trí lại, ông đứng lên nói, cười. Không dễ mến đơn giản hơn thế được. Dù sao cũng là một cố gắng; suốt trong cuộc đối thoại dài ông phải tựa khuôn mặt với đôi mắt xanh, hơi dô và tròn, trên đôi cánh tay để trên bàn. Suốt thời gian ông vẫn bí hiểm, mẩu thuốc lá trên môi. Ông hút hết điếu này đến điếu khác, đầy cả đĩa gạt tàn trước khi khách đến, vừa viết các báo cáo nằm lẫn lộn trên bàn.

Có những ngày người ta thấy ông mặc sơ mi ngắn tay, vui vẻ, nói đùa có chút thô thiển. Lúc ấy ông đang hài lòng, công việc ông đưa ra tiến triển tốt.

Ông không lạm dụng. Kiệt sức hay không, Pignon vẫn rất đúng đắn, là một đao phủ trong công việc. Đôi khi tưởng như mụ người nhưng chỉ là một lúc trầm tư, đầu óc ông không dừng lại bao giờ. Không chỉ ông biết hết về người khách đang tiếp, nhã nhặn chơi trò mèo vờn chuột mà ý nghĩa đồng thời đang bận bịu về những toan tính khác.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #96 vào lúc: 02 Tháng Giêng, 2018, 04:35:56 pm »


Thực tế Pignon là một nhân vật rất phức tạp, không tàn bạo nhưng bướng bỉnh, hành động thành thạo. Đạo đức hoàn hảo của ông thường là vô đạo đức. Đây là một trong những tín đồ khẳng định loài người do cái xấu chi phối. Nhưng ông không thực sự bị sốc, điều đó làm ông thích thú và là phương pháp lãnh đạo: kỹ thuật của ông là rút ra từ những tội lỗi của người khác để làm điều tốt. Ông tôn thờ những biện pháp nhỏ gián tiếp. Tóm lại, sự bí hiểm của ông hoàn toàn thực tiễn.

Pignon có sự tò mò của một cô gái già. Ông không những biết hết, nhớ hết mà sở thích của ông là mỗi ngày biết thêm những bí mật mới của từng người. Ông nắm được tất cả những thói xấu, điểm yếu của mọi người ở Đông Dương. Thời gian tốt nhất trong ngày là buổi sáng, khi người ta mang tới một bản in roneo trong đó ghi lại những đoạn sỗ sàng nhất của những bức thư hôm trước được mở xem ở bưu điện.

Cần biết rõ tất cả, những thông tin của cảnh sát không đủ cho ông - thế mà ở Đông Dương có toàn bộ tập quán cũ về kiểm tra và trinh thám chính thức! Ông còn dùng những nhân viên riêng, những nhân vật khác thường, da trắng hoặc da vàng, phần nhiều là người lai. Đấy không phải những kẻ phiêu lưu thô lỗ mà những viên chức từ "xã hội hư ảo". Đối với Pignon, họ lấy ra những gì quan trọng, trở nên chính thức hơn. Người ta thấy họ lẻn vào phòng ông mang tới hoặc đem đi những tin tức kỳ lạ. Chính họ làm công việc thực sự là công việc.

Thường thường Pignon tiến hành dịu dàng, theo lối Phương Đông, tăng cường trao đổi, những đề nghị, phản bác. Ông thích những mê lộ ấy! Nhưng nếu cần - khi người ta phản bội; bịp hoặc dọa ông, trước hết là để giữ "thể diện" - ông đánh. Lúc ấy ông ra đòn như người ta thường làm ở Châu Á trong những trường hợp ấy, bí mật, không cảnh cáo, không giải thích, và theo cách nhanh gọn nhất. Những quả bom nổ, một số người nào đó bị ám sát - và đôi khi một số chỗ nào đó bị biến dạng đều có bàn tay của Pignon.

Pignon chỉ đòi hỏi đạo đức trong nội bộ tầng lớp các nhà cai trị. Ông chỉ nghiêm khắc ở hai điểm: khốn khổ cho ai trong bọn họ "nhận hối lộ", cũng khốn khổ cho người không tin vào Đông Dương, không hoàn toàn tận tụy vì sự nghiệp ấy. Ngoài ra con người Pignon tốt, dễ thương, rất độ lượng, hơi vô sỉ ngay đối với người của mình.

Pignon thương yêu những người cai trị của ông, ông sống với họ. Họ tập hợp thành một kíp hơi lạ - một lẫn lộn những "con cua già" bảo thủ và những trai trẻ rất ngổ ngáo, tất cả đều trong những Phái đoàn dân sự, đều là "bạn thân tín" của nhau. Bên cạnh những lão thành cổ cồn cà vạt và nghi lễ rườm rà, có những chức sắc trẻ chưa đầy ba mươi tuổi, quần áo tuềnh toàng ra vẻ lực lưỡng. Những sản phẩm cuối của Trường Thuộc địa là những người thuộc trường phái triết học Nietzsche muốn vượt lên trên mọi bi kịch, thích hợp với mọi thú vui. Mục đích của họ là sống hết mình.

Pignon tán thành không khí ấy, để nó lôi cuốn ông. Khi cả nhóm ở Hà Nội, buổi tối thỉnh thoảng họ điện thoại cho mẹ Jo để báo tin đã tới. Đây là tình nhân cũ hấp dẫn của các tướng cai trị trước kia, một sắc đẹp đã trở thành một bà già nhăn nheo, đã xuống dốc nhưng đầy kỷ niệm. Bà chủ trì một tiệm hút sang trọng, hơi nhà thổ, ở trên một đường phố nhỏ. Khách đến, sau khi gõ cửa theo quy định, trèo một cầu thang trôn ốc lên giữa vẻ đẹp tuyệt vời Phương Đông, những chiếc lọng, bình phong sơn, tượng Phật, nền tường gỗ mun chạm trổ, những chiếc gối da vàng, những ngọn đèn. Những cô gái bé nhỏ người Việt Nam đến chuẩn bị thuốc. Đương nhiên khi Cao ủy đến, cả ngôi nhà dành cho ông. Thực ra Pignon chỉ hút một điếu vì lịch sự. Ông thưởng thức trước hết là Châu Á mà ông thích dưới mọi dáng vẻ, hương vị sâu sắc, trong sự khôn ngoan và điên rồ của nó.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #97 vào lúc: 02 Tháng Giêng, 2018, 04:36:48 pm »


Viên chức Pignon chơi thoải mái trong trò chơi lớn của Châu Á. Bản thân ông cũng làm một người "đặc Châu Á" nhưng ông xác định Phương Đông bao giờ cũng tha hóa và tàn nhẫn và phải hành động trong khung cảnh mục ruỗng và độc ác ấy. Ông cố gắng đánh người da vàng theo cách của họ. Nhưng tuy khôn khéo, ông thấy những người Châu Á mạnh hơn mình. Ông tưởng "nắm" được Bảo Đại nhưng chính Bảo Đại nắm ông.

Nói đúng ra, phía "thẩm mỹ" của Pignon được sửa chữa bởi một nhân vật rất khác nhưng rất quan trọng, có mặt gần ông. Đấy là Bonfils, phụ trách chính trị. Không hẳn trong nhóm thân tín, không ở trong lâu đài Norodom nhưng ảnh hưởng của ông là cơ bản.

Bonfils, một nhà cai trị đã sẵn sàng phục vụ đô đốc Decoux, ít tín điều hơn Pignon nhiều, ít có vẻ "thông cảm" của một số linh mục nghe xưng tội: ông rất nguyên tắc và cương quyết. Khinh thường những sự việc đột xuất, ông đặt văn phòng trong một căn nhà gỗ lụp xụp, làm việc ở đó như một người khổ sai ít nhất mỗi ngày mười bốn tiếng đồng hồ. Người ấy, trên khuôn mặt dài, đôi môi mỏng, mắt sắc. Đây là uỷ viên chính trị chống đỏ, luôn sẵn sàng một cơn giận lạnh lùng. Say mê lôgíc, ông phát biểu dưới dạng định lý, đi đến những quyết định mệnh lệnh là những phán quyết. Khi ông đã có một quyết định từ giọng nói sắc cạnh, từ chữ ký cáu kỉnh thì không có gì ngăn cản ông được trừ khi đóng cửa văn phòng lúc tám giờ. Lúc ấy ông trở về nhà, bên cạnh bà vợ và các con ông, thay quần áo và ăn tối cùng những người buồn chán.

Bonfils là lý luận gia về sự trở lại của Bảo Đại. Ông luôn chứng minh sự cần thiết, lợi ích, mọi điều tốt bằng những lập luận không chối cãi được. Tuy vậy ngay trước khi vấn đề được kết luận, ông đã có những khủng hoảng, nghi ngờ và thất vọng. Vì hơn cả Pignon, ông dựa vào mặt đạo đức và ông nhận thấy rõ, theo các báo cáo, Hoàng đế người ta muốn đưa về rất có vẻ thiếu điều đó. Ông nói:

- Ông ta muốn chúng là “làm ma cô”.

Sử dụng một từ hình ảnh đến thế đối với Bonfils là một thể hiện rất giận dữ. Nhưng dùng những từ nào khác được nếu không muốn giữ gìn hơn trong những bài nói mà ông hăng say. Ông không muốn thể hiện nhiều.

Pignon, Bonfils và những nhà cai trị khác là những nhà kỹ thuật về Đông Dương. Họ nói lên rất rõ ràng điều phải làm. Họ chẩn đoán và nói:

- Trong tình hình hiện nay ở Đông Dương, phải biết nhường bước nhưng có ý thức. Chỉ riêng chúng ta có khả năng xác định khi nào phải nói "đồng ý" khi nào phải nói "không".

Mấy năm trước đây những chuyên gia ấy không muốn tin chắc có một thay đổi nào. Người ta biết rõ nỗi khổ tâm của họ. Từ khi những bộ phận dân sự được xóa tội, những người trở lại ấy sẵn sàng thử một kinh nghiệm lớn mới để cứu Đông Dương, đúng hơn là cứu những gì có thể cứu được. Từ giải pháp "chế độ thực dân" họ chuyển qua giải pháp độc lập cùng với niềm tin, lòng hăng hái ấy trong công việc. Nhưng là nền độc lập họ quan niệm, không như những người dân bản địa hiểu.

Chất liệu đầu tiên của những người cai trị vẫn là những người Annam bây giờ người ta gọi là người Việt Nam. Đáng buồn là những người này rất dè dặt khi thấy họ trở về nắm quyền. Họ nói:

- Đấy là những người trung thực, rất trung thực và rất có khả năng. Nhưng làm sao chúng ta có thể tin tưởng họ được? Bản chất sâu xa của họ không thể thay đổi.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #98 vào lúc: 03 Tháng Giêng, 2018, 05:45:02 pm »


Mua bán nền độc lập

Bảo Đại vốn đã mất hết, sống tha hương và khốn khổ, để xách tai trở về Đông Dương. Ông không chỉ muốn tiền và danh vọng, buộc người Pháp bước đầu công nhận sự thống nhất và nền độc lập của nước Việt Nam.

Thực tế lúc đầu người Pháp từ chối. Đó là vào thời kỳ Bollaert. Chính viên cao uỷ này - khi đường lối bắt tay Việt Minh bị phá sản - đã có những tiếp xúc đầu tiên với Hoàng đế. Đã có một cuộc trao đổi trịnh trọng trên một tuần dương hạm Pháp trong không gian kỳ lạ của vịnh Hạ Long. Nhưng Bollaert không thể nói lên những lời chủ yếu: Paris đã cấm ông.

Điều ấy được quy định tuyệt đối năm 1947. Thời kỳ ấy Bollaert phải tuyên bố ở Hà Đông - một thị xã cách Hà Nội mười lăm cây số - phương hướng mới của Pháp, nghĩa là cắt đứt hẳn với Việt Minh và tìm kiếm một thoả thuận với những người quốc gia không cộng sản. Ông muốn đưa lời kêu gọi của ông dưới dấu hiệu ma thuật của "nền độc lập". Những chỉ thị dứt khoát từ Paris tới ngăn cản ông.

Vì thế ông để lại cho Pignon và nhóm những người cai trị vận động những giải pháp ngược với truyền thống thực dân của Phái đoàn dân sự. Ông thuyết phục được Paris cần thiết phải "dựng lên" cuộc chiến tranh giữa những người Việt Nam với nhau. Phải đi xa hơn nữa - giành giật của Việt Minh sự độc quyền về chủ nghĩa dân tộc, chứng tỏ cho người Việt Nam thấy liên minh với người Pháp "mang lại" cho Việt Nam nhiều hơn đánh nhau với họ.

Từ năm 1948, Pignon trong văn phòng rộng bao la và kín đáo của ông, Bonfils trong phòng bé nhỏ của mình bắt tay vào sự nghiệp "Việt Nam hóa" cuộc tranh chấp.

Cho đến lúc đó hầu như không có gì được thực hiện theo hướng này. Chiến tranh là việc của người Pháp. Người Việt Nam tham gia với tính cách hợp tác hoặc đánh thuê. Vì hoàn cảnh người ta cũng có một vài nhượng bộ nhưng quá nghèo nàn và ngoài ý muốn! Và rồi những nhượng bộ ấy làm phức tạp thêm tình hình, được tính toán, không phải để "giải phóng" Việt Nam mà để gắng giữ trong trật tự cũ.

Năm 1946 đô đốc d’Argenlieu dựng lên một Chính phủ Nam Kỳ nhưng những bước đầu thật khổ sở! Nó được hình thành từ một nắm người làm thuê không có quyền lực, chen chúc trong một biệt thự đơn giản. Thủ lĩnh của họ, bác sĩ Thinh tự vẫn vì thất vọng, một dạng phản kháng của Châu Á, vì bị người Pháp coi thường và người Việt Nam bêu riếu.

"Chính phủ" này được tạo ra với một mục đích duy nhất: đối lập với sự thống nhất Việt Nam do Việt Minh và những người quốc gia đòi hỏi. Trong thời kỳ rối loạn ấy người ta muốn giữ lấy xứ Nam Kỳ màu mỡ như đất đai riêng biệt, tách rời với phần lớn của đất nước. Như vậy dù điều tệ hại xảy ra ở Hà Nội hay Huế, người ta vẫn luôn có Sài Gòn với tài sản ruộng đồng và đồn điền ở đồng bằng sông Mékong.

Thoạt nhìn thì không hoàn toàn phi lý. Gần một thế kỷ Nam Kỳ là một thuộc địa, một lãnh thổ hoàn toàn thuộc Pháp. Trong việc chinh phục người ta đã tách nó ra khỏi Vương quốc Annam vốn chỉ là một xứ bảo hộ. Việc "đồng hóa" ấy dẫn đến một Phương Tây hóa lớn hơn. Đạo đức Khổng Tử, việc tôn thờ hoàng đế đã chết: Các quan lại biến mất. Truyền thống hàng nghìn năm được thay thế bằng hiện đại hóa, cai trị trực tiếp và kinh tế phát triển rộng lớn.

Nam Kỳ vậy là có một bộ mặt riêng - ở đấy không có bị kịch ghê gớm của Châu Á, dân số quá đông. Đây là vùng đất mới của Việt Nam khi binh lính và thủy thủ thực dân đến đồng bằng sông Mékong và họ là những người chiến thắng của đội quân mở đường. Dù sao những người Pháp này làm cho những vùng đầm lầy hầu như chưa khai phá thành một vựa lúa. Trong vài chục năm Sài Gòn trở nên một trung tâm thương mại khổng lồ.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #99 vào lúc: 03 Tháng Giêng, 2018, 05:45:58 pm »


Trước hết, tiền, đồng bạc, sự đầu cơ ngự trị Nam Kỳ. Từ lâu đây là đất nước của những người mới giàu, da trắng cũng như da vàng. Nhưng nhân dân sung sướng. Ý thức được hạnh phúc của họ, những người dân Nam Kỳ dần dần sợ những người đồng hương của họ ở Bắc Kỳ khắc nghiệt và nghèo. Họ không muốn chia sẻ những gì họ có. Nỗi lo sợ ấy thể hiện trong câu ngạn ngũ: "Nếu một người miền Bắc đến nhà anh, người ấy sẽ ngốn hết gạo của anh trong mấy ngày và sau mấy tuần sẽ là người chủ trong nhà anh."

Vậy là có những người dân Nam Kỳ, nhất là những người giàu có, theo sự xúi giục của d'Argenlieu, nắm lấy khẩu hiệu "Trả lại xứ Nam Kỳ cho những người Nam Kỳ". Thậm chí họ muốn một Nam Kỳ thuộc Pháp. Nhưng những người Pháp sau khi khơi mào chỉ hỗ trợ nó một nửa. Ý muốn của họ thật trái ngược. Giữ Nam Kỳ là một lãnh thổ hoàn chỉnh cũng rất hấp dẫn. Nhưng khi Đội quân viễn chinh lấy lại Bắc và Trung Kỳ, họ tự nhủ: "Phải chăng sẽ thú vị hơn nếu có một đường lối lớn cho toàn bộ Việt Nam và thậm chí cho cả Đông Dương. Họ cho rằng sự nghiệp Nam Kỳ quá hạn chế.

Nhất là những người quốc gia các loại lên án các thành viên của chủ trương "Nam Kỳ cho người dân Nam Kỳ" với cái tên nhục nhã là "những kẻ chia cắt". Điều trở nên rõ ràng là tinh thần yêu nước tràn lên thuộc địa đã quét đi ở Việt Nam những ông già ích kỷ, những rào cản nhân tạo. Làn sóng quá mạnh: tốt hơn là thử phù hợp với nó.

Người Pháp không có cả sự chọn lựa. Vì những người họ tạo ra, ngay những bộ trưởng trong Chính phủ "chia cắt" Nam Kỳ bỗng đòi hỏi ghê gớm sự thống nhất, mấy chữ Nam Kỳ "thực dân địa" bị cấm chỉ. Chính phủ Sài Gòn bỗng được đặt tên là "Chính phủ miền Nam Việt Nam" với ý định có ngày trở thành chính phủ của cả nước Việt Nam, của Việt Nam độc lập.

Khi Pignon được cử làm cao ủy, những khái niệm về thống nhất, độc lập đã gắn chặt trong trí óc mọi người Việt Nam, vả lại thống nhất chỉ là bước đầu của nền độc lập.

Vậy là không còn vấn đề từ chối sự thống nhất. Tất cả vấn đề là nền độc lập: với ai và làm như thế nào? Nên chăng chấp nhận toàn bộ hay hạn chế, nên đi tới đó với những người "thủ cựu" hay "cấp tiến"?

Ngoài một số "ủng hộ thực dân" cuối cùng, người Việt Nam nhất loạt là những "người quốc gia", vả lại đấy là những người quốc gia chém giết lẫn nhau, thi nhau hành quyết; họ chia thành vô số phe phái, băng nhóm và tổ chức thù địch. Trong số đó có những Việt Minh cộng sản, Việt Minh không cộng sản ở lại với Kháng chiến, những Việt Minh không cộng sản chuyển sang "phía bên kia"; những người này, một số lẩn tránh trong các thành phố không làm gì, một số khác kinh doanh và buôn bán đồng bạc Đông Dương, một số phục vụ người Pháp thương lượng với ông ta; cuối cùng có Chính phủ Sài Gòn và cách đó hàng nghìn cây số, có Bảo Đại.

Thực tế trong sự lẫn lộn thần kỳ và đẫm máu ấy chỉ có duy nhất một lực lượng thực sự nhưng khổng lồ và ghê gớm. Đấy là lực lượng Việt Minh mà người ta phải đánh bại. Vì để tiêu diệt nó mà Pignon quay lại ý tưởng độc lập để chống nó, tạo ra một nền độc lập chống cộng sản.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM