Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 01:07:00 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cuộc chiến tranh Đông Dương  (Đọc 84900 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #480 vào lúc: 18 Tháng Chín, 2021, 10:51:26 am »


Tất cả lên nền thượng. Bernand giải thích cảnh vật chỉ cho ông toàn cảnh cuộc chiến, đúng lúc bóng tối trùm lên những chỗ trũng, chỉ còn một ánh sáng mờ trên địa hình, đội viễn chinh đang bị chặn lại và quân Việt ào lên. De Lattre từ đầu đã quyết định nổ, có ngay cơ hội để hét lên:

- Sao không thấy máy bay tiêm kích?

Thực vậy, chỉ còn bốn chiếc tất cả, trong bầu trời thấp và tối tăm.

- Tôi muốn có ngay tất cả máy bay của Bắc Kỳ. Không phải ông muốn quở trách con người tầm thường Bernard. Ngay từ đầu ông này chỉ được chọn làm ngòi nổ cơn giận dữ chĩa vào "những ông lớn". Càng như sét đánh khi từ trên máy bay, phi công đề nghị qua điện đài: "Không thấy quân Việt đâu cả. Hãy chỉ mục tiêu cho chúng tôi."

De Lattre nổ ra với Redon:

- Tôi đã tin tưởng ở anh. Nhưng thậm chí anh không biết sử dụng những chiếc máy bay tiêm kích.

- Thưa đại tướng, tôi là nhạc trưởng, một mình chỉ huy mười hai tiểu đoàn. Nhưng tôi chỉ có chiếc bút. Tôi không có thì giờ nói trực tiếp với phi công.

- Thế ai nói với họ?

Người ta chỉ cho ông một sĩ quan không quân trẻ đang cúi xuống xem bản đồ. Nhưng rõ ràng anh ta không thông thạo.

De Lattre hỏi, giả vờ nhẹ nhàng:

- Anh đến Vĩnh Yên bao lâu rồi?

- Thưa đại tướng, một tuần lễ.

- Và chỉ một mình anh hướng dẫn máy bay tiêm kích. Hơn nữa, anh chỉ là một kẻ đần độn. Những kẻ đần độn nào đã chọn và cử anh đến đây?

Không chờ trả lời, de Lattre quay tới Salan, nạn nhân ông muốn quở mắng hơn cả:

- Salan, anh không cử đến đây được ba sĩ quan tham mưu tốt trong lúc tôi đã cho đưa đến sáu tiểu đoàn?

"Người Trung Hoa" như cột thu lôi tiếp nhận sét, có vẻ điều ấy không có tác dụng gì đối với mình:

- Thưa đại tướng, từ hôm qua tôi gửi điện bảo cử đến nhiều chuyên gia liên lạc giữa mặt đất và không trung.

- Đưa tôi xem bức điện.

- Đây là bản gốc.

- Anh không được chấp hành. Và anh tha thứ các văn phòng ở Hà Nội đầy những kẻ vứt đi chẳng làm được gì?

Lại cuộc đánh dồn dập khắp nơi. Những chiếc Morane nhỏ bay là mặt đất cố nhìn trong lúc trời sắp tối. Trên cao trong bầu trời đen người ta thấy ánh đèn của những máy bay Kingcobra lóe sáng để xạ thủ không bắn nhầm khi chúng chúc xuống. Redon tự mình tính toán tọa độ chuyển đi. Nhưng cũng như lúc nãy, ông cho bắn quá gần, vào chỗ quân Pháp nhiều hơn chỗ quân Việt. Có những phản ứng. De Lattre lắng nghe, chẳng nói gì. Bernard đưa cho ông chiếc ống nhòm nhìn xa, thấy được quân Việt lội suối tiến lên một khoảng đất bằng.

De Lattre hét lên, tiếng kêu của người đi săn trước con mồi đang thoát thân:

- Bernard, xe tăng đâu, cho đến dè nát cả lũ?

- Ở Vĩnh Yên không có.

- Sao? Không có tăng, không tưởng được...

- Chúng tôi đã đề nghị đại tá Levée đến gấp, đoàn quân của ông phần lớn là xe bọc thép. Nhưng ông ở lại trên đê sông Hồng. Ông nhất quyết từ chối đến đây, cho là quá nguy hiểm.

- Tên vô lại, đồ bất lực. Sẽ có tin của tôi.

De Lattre hét. Nhưng vấn đề cơ bản là xe tăng của Levée cũng rất ngang ngược. Đối với mọi lời khiển trách, ông trả lời: "Quân Việt đã thấy tôi tới. Họ sẽ dùng ba-dô-ka tấn công. Tốt hơn là tôi cứ ở xa bốn mươi cây số, không làm gì.” Hình như de Lattre cũng không cố ép. Ông cũng sợ cho những chiếc tăng, ô-tô đại liên, xe bánh xích không thay thế được, sẽ rất quý trong vài ba ngày tới nếu quân Việt đánh vỗ mặt vào Hà Nội.

Sáu giờ. De Lattre sắp trở về với chiếc Morane. Cử chỉ cuối cùng: thay vì lên thẳng máy bay, ông dựa vào chiếc gậy, thong thả đi trên đường băng đến chỗ một khẩu đại liên bố trí đối mặt với những chỏm núi quân Việt. Vị tướng bảo với xạ thủ: "Anh nhường chỗ cho tôi". Ngồi vào trước khẩu súng, hỏi mục tiêu và sau khi nhắm kỹ, ông nhấn đôi tay mang găng vào cò súng. Loạt đạn dội xuống những ngọn đồi. Trời tối hẳn. De Lattre trở lại chiếc Morane. "Chào Redon, chào Vanuxem". cũng như lần trước. Máy bay cất cánh.

Trên máy bay, de Lattre tự hỏi: Làm gì đây? Cuộc chiến còn khốc liệt, ông vẫn có nỗi lo lắng không nói ra. Nhưng đâu là bổn phận của người chỉ huy, của con người lớn lao? Ông phải ở lại chỉ huy tại chỗ hay ngày mai đi Huế? Ở đấy trước các đoàn ngoại giao và những ông lớn của vương quốc, Bảo Đại phải long trọng làm lễ cúng gia tiên. Quyết định chóng vánh. Ông sẽ đến dự lễ và ăn trưa cùng hoàng đế và bà hoàng hậu già, để chứng tỏ ông là người mạnh hơn, không sợ gì cho Hà Nội, mà vận mệnh là một yếu tố của "trò chơi lớn". Tiệc tùng vui vẻ, thanh thản nếm những món ăn rất ngon, trong những chiếc bát sứ mỏng như tờ giấy, cũng góp phần vào thành công như làm chết người với ca-nông và na-pan và rồi, có thể đưa Bảo Đại về cùng mình chăng?
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #481 vào lúc: 18 Tháng Chín, 2021, 10:52:15 am »



Trong lúc đó ở Vĩnh Yên, Redon tự biết đã xấu với de Lattre, lo sợ cho đêm tối, mấy tiểu đoàn quân Pháp bám trụ trên những chỏm núi có thể bị vô số quân Việt nhấn chìm. Bỗng nhiên ông nói: "Tôi muốn có một sĩ quan". Ông gọi thiếu tá Bernard đến thảo di chúc một tài liệu chính trị và những nguyện vọng riêng cuối cùng. Vanuxem cười gằn bảo Bernard: "Anh đừng làm. Ông ấy điên rồi". Cũng là sự bất hòa. Redon muốn ra lệnh cho Vanuxem nhưng ông này không nghe. Thực ra chính Vanuxem và ban tham mưu của ông ta nắm hoàn toàn tình hình, để cho Redon vùng vẫy trống không. Thế nhưng Redon cũng không sai lầm; ông cũng tập hợp các đội quân quanh những chỏm núi như bao nhiêu nút chai nổi trên làn sóng đêm. Thực vậy chính trong đêm tối này ông Giáp tung ra sự nỗ lực cuối cùng, nỗ lực thần kỳ. Đây là lần thứ ba ông tiến gần đến thắng lợi, sau khi bỏ dở Vĩnh Yên, sau con đường số 2 bị na-pan thiêu cháy là việc tràn lên ban đêm trên những ngọn đồi quân Pháp chiếm giữ. Họ chỉ còn là những nắm người đơn độc trong đêm tối, là những con mồi dâng hiến. Những chỏm núi quân Pháp sẽ bị tấn công như những đồn bốt - do vô số quân chính quy không thấy được, bao vây bí mật và chỉ lộ ra để đánh đòn quyết định vào những cốt 101, 157 và 210. Họ đã gần thành công. Và nếu thành công hoàn toàn, Vĩnh Yên, con đường số 2 lại thuộc về họ, sông Hồng lại trong tầm tay họ và Hà Nội lại bị đe dọa. Nhưng cái "gần" ấy là sự thất bại. Những trận đánh nhau ghê gớm kéo dài suốt đêm, vào lúc bình mình vẫn còn quân Pháp ở những điểm cao và làn triều Việt rút lui.

Hai mươi bốn giờ sau cuộc phản công Việt, không còn quân chính quy, nhân công, kho tàng, không còn gì của bộ máy chiến tranh của ông Giáp. Không chỉ là cuộc rút lui mà cả toàn quân đội Việt Minh biến mất. Như có phép lạ. Quân tuần tra Pháp đi sâu mãi vào rừng trống rỗng. Tấm màn phòng vệ Việt vậy là đã tránh xa những phân đội quân Pháp, cuối cùng dừng lại, phân vân trước sự vắng lặng tất cả. Những sư đoàn chính quy đang sắp tới các trại trong rừng sâu, bên Trung Quốỉc, ngoài tầm với. Quy trình muôn thuở lại bắt đầu: làm lại, tìm hiểu lại.

Mặc dù quân Việt "bốc hơi", người ta tự hỏi: "Có đúng là cuộc chiến kết thúc?" Vẫn không biết. Vì bộ phận lớn các sư đoàn ông Giáp vẫn nguyên vẹn và Hồ Chí Minh tuyên bố trên đài sẽ vào Hà Nội trong mấy ngày gần đây, vào dịp lễ Tết. Tình thế của quân Pháp thật lạ lùng; họ chưa biết có phải mình là những người chiến thắng hoặc đơn giản chỉ là thời gian tạm hoãn.

Không quan trọng! De Lattre đã có một cử chỉ đẹp nhất. Trong lúc tất cả còn lập lờ, khi cuộc chiến đang khốc liệt, ông đi Huế mang theo bà đại tướng và Cogny, chánh văn phòng của ông. Ở đây, dọc theo sông Hương, xa sự kinh hoàng anh dũng của những trận đánh, của cuộc chiến tranh nhân dân! Đấy là toàn vẻ huy hoàng Châu Á từ những tục tệ, những biểu tượng của văn hóa, những phong cách tế nhị. Cuộc trình diễn khuôn phép mà Bảo Đại, kẻ không tin - nhưng làm ra vẻ tin - bận chiếc áo dài màu vàng linh thiêng để tưởng niệm tổ tiên. Người ta tưởng mình lùi lại nhiều thế kỷ với những quan lại, sư sãi, lính cầm giáo, lâu đài, bàn thờ, những khối tượng. Vị tướng có vẻ rất hân hoan, vui vẻ trong buổi lễ dài theo phong tục Phật giáo, cũng nghiêm chỉnh và kiểu cách như ở buổi lễ ở nhà thờ Thiên Chúa giáo. Sau đó có bữa tiệc long trọng hơn một trăm món ăn vô cùng kiểu cách. Monette biết dùng đũa do con trai Bernard đã dạy cho: De Lattre không biết. Bà hoàng hậu mẹ vua, cho đưa lại một chiếc nĩa và con dao.

De Lattre trở lại Bắc Kỳ. Vì ông chỉ đến với những trò lễ phép quá đáng, những lễ lạt, với nền văn hóa truyền thống có thể làm thích thú Heath, đại sứ Mỹ và những nhà ngoại giao khác đủ mặt ở đấy. Ông, vua Jean dứt mình ra khỏi cuộc chiến tranh, khỏi cuộc chiến ông đặt tất cả vào đó vì một việc không đâu... Thật buồn cười. Vì ông đến với chiến thắng, ít nhất cũng sẽ có đưa tặng Bảo Đại và ông này không muốn. Ông đã nói với Hoàng đế: "Tôi đã thắng. Ông không làm gì để giúp tôi. Chẳng cần, tôi vẫn tặng ông những cành nguyệt quế của tôi. Lần này, ông hãy về Hà Nội và đến Vĩnh Yên với tôi. Tôi sẽ tổ chức những cuộc diễu binh thật đẹp. Có thể bảo đảm với ông dân chúng sẽ hoan nghênh. Hãy đi với tôi: hãy là ông vua của chiến thắng". Và ngược lại với mọi dự kiến của vua Jean, Bảo Đại tiếp tục nói không như Vĩnh Yên không là gì đối với ông ta: chỉ là một chuyện vặt của người Pháp.

Để che đậy cuộc rút lui, de Lattre để bà đại tướng ở lại Huế đại diện cho. Người ta đối xử với bà rất trân trọng.

Bà đại tướng hài lòng. Ông tuyệt đối không. Trên máy bay từ Huế ra Hà Nội ông không ngớt càu nhàu, gầm lên như một con lợn rừng:

- Đồ súc vật. Tay Bảo Đại bịp bợm. Và tay Hữu quá lễ phép không thể trung thực được. Tất cả những tên ăn hối lộ. Những câu chuyện giữa bọn chúng, những mưu mẹo "Trung Hoa" ấy có thể vứt đi hết. Nhưng chúng nghĩ thế nào? Tưởng mình là ai vậy? Chúng chỉ tồn tại do ta. Bọn hèn. Có lẽ chúng có những tính toán khác... Có lẽ chúng không tin ta đủ chiến thắng. Vả lại thế giới cũng đã bắt đầu nghi ngờ. Rất đơn giản, ta sẽ cho mình là người thế nào, sẽ trưng bày chiến thắng, làm rầm rộ lên...

Đúng là tiếng sét. Sự khiêm tốn của de Lattre lúc đang đánh nhau, trong những ngày đêm bi thảm đã chấm hết. Bỗng nhiên ông tuyên bố chiến thắng, thông báo với thế giới: "Tôi đã cứu Đông Dương, cứu Châu Á." Trong văn phòng ông tập hợp kíp lớn của mình, đưa ra đề án những bài viết. “Hãy nói rõ tôi đã đập tan quân Việt như thế nào nhưng không dìm hết họ. Phải giữ lại cho những thành quả đợt sau - kể cả mặt trái nếu có. Lẽ tự nhiên phải nói về tính chất anh hùng của Đội viễn chinh, nêu lên những gương điển hình chọn lọc kỹ. Cũng cần nhấn mạnh sự kiên cường của các sư đoàn ông Giáp, tinh thần quyết liệt của họ. Vì cuối cùng người ta có giá trị hơn khi đánh bại một kẻ thù mạnh, và có thể đề cao chiến thắng của mình hơn". Những chủ chốt trong đám thân cận chúi đầu vào việc trên những tập giấy trắng. Trước hết phải thảo bản thông cáo chính thức. Nội dung không bao giờ được đầy đủ, phải viết lại mười lần. Sau khi đánh máy đi đánh máy lại, Vĩnh Yên trở thành gần như trận thắng lớn Verdun trước đây ở Pháp.

Bản thân de Lattre là nhân viên quảng cáo tốt nhất. Trong lĩnh vực này ông không thẹn thùng vô ích. Việc mặc cả với các phóng viên về số người chết trận một cách thân mật nhất đời, gần như trong gia đình, tin tưởng lẫn nhau. Việc tính toán này dựa trên hai nguyên tắc - xác chết quân Pháp ít nhất và xác quân Việt nhiều nhất.

Nói đúng ra de Lattre không đưa ra con số người chết của Đội quân viễn chinh. Hình như là cấm kỵ. Nhưng ông luôn luôn chỉ tỷ lệ, xác định những thiệt hại của Pháp bằng một phần mười, một phần hai mươi những thiệt hại của quân Việt.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #482 vào lúc: 18 Tháng Chín, 2021, 10:53:22 am »


Báo chí rất thông cảm, không tranh cãi về sự so sánh của ông có lợi cho mình. De Lattre chơi trò khó khăn. Ông bị tước quyền thiết yếu của một vị tướng là làm chết nhiều quân lính. Ông phải giữ gìn xương máu của quân lính vì không thể đủ người thay thế và sợ có bê bối ở Pháp. De Lattre phân tích: ông phải tiến hành cuộc chiến "liên tục" nên phải rất thận trọng trong lời nói và trên thực tế. Ông báo trước với các chỉ huy đơn vị mình không muốn có người chết; những ai để quân lính chết nhiều quá sẽ bị phạt. Vậy, đúng là de Lattre có tương đối ít xác chết Pháp, dù rất nhiều so với số lượng ông làm cho người ta lầm tưởng.

Để bù lại là những xác chết Việt Minh.

- Nào, nào, ông có vẻ bao dung hỏi Boussary, trưởng Phòng Nhì, tìm thấy bao nhiêu thi thể?

- Một nghìn trên trận địa, thưa đại tướng. Phải đưa ngay vôi ra đấy.

- Một nghìn. Thế thôi ư?

- Thưa đại tướng, thiếu tướng Goussault, người quản lý mắt xanh can thiệp theo thói quen - tôi nghĩ có thể áp dụng quy luật hai phần ba, được chấp nhận trong tất cả các quân đội. Ở Đông Dương càng hợp lý vì Việt Minh quyết tâm ghê gớm trong việc mang những người bị giết đi. Dân làng cho biết nhân công chở đi người chết và bị thương nhiều vô kể.

- Quy luật hai phần ba ấy như thế nào?

- Các chuyên gia cho rằng cứ mỗi xác chết tìm thấy phải có ba quân địch bị chết. Như vậy một nghìn của Boussary phải tính là ba nghìn.

- Các ông đồng ý chứ? Đại tướng hỏi các phóng viên để tránh việc ngờ vực, ân hận.

- Thêm vào đó, Boussary nói tiếp, phải tính cả những gì do máy bay và trọng pháo tiêu diệt. Phi công nhấn chìm cả một đoàn quân. Trọng pháo thanh toán nhiều chỗ tập trung. Vậy có thể tính thêm hai nghìn người chết nữa.

- Thế thì, đại tướng vui vẻ nói, con số là năm nghìn người.

- Cũng có thể chắc chắn, con người Phòng Nhì lại nói, nhiều xác chết bốc hơi do bom na-pan, cụ thể là đã biến thành tro.

- Thưa đại tướng, một đại tá khác lưu ý, đội tuần tra báo cáo trong rừng có rất nhiều vệt máu. Người ta biết trong một trạm xá quân Việt hơn một nửa người bị thương chết vì thiếu thuốc. Theo tôi ước tính, phải có sáu nghìn người chết và ít nhất mười nghìn bị thương.

- Sáu nghìn, de Lattre nói và nhìn xem có ai đề nghị hơn nữa không.

Nhưng mọi người im lặng. Việc đấu giá xong.

- Sáu nghìn, đại tướng nhắc lại. Đây là một con số trung thực. Các ông thấy đấy, thưa các nhà báo, chúng ta chỉ làm những phép cộng kỳ lạ. Chúng ta không có máy tính điện tử để làm những phép tính cầu kỳ. Chỉ đơn giản tính theo lối Pháp, rõ ràng, theo lương tri, như những nông dân của chúng ta đi chợ về. Sáu nghìn, thưa các ông, các ông đồng ý chứ?

Dĩ nhiên các phóng viên hài lòng. Họ bị chìm ngập dưới hàng nhiều nghìn xác chết và sẵn sàng chấp nhận nhiều hơn. Vì tất cả đều đã thông báo chiến thắng lớn, và một chiến thắng có nghĩa gì nếu không nhiều người bị giết? Vậy là họ trung thành điện đi con số tổng kết được xây dựng trước con mắt họ: những hàng tít lớn được in trên các tờ báo của toàn thế giới. Vĩnh Yên được nêu lên trong toàn cầu, khắp các nước những người đi đường đều nói đến. Vậy là với sự quảng cáo rầm rộ, de Lattre đưa cuộc chiến tranh Đông Dương lên bình diện quốc tế và ông thắng - ít nhất cũng có vẻ thắng. Tất cả những điều đó với trí thông minh của con người buôn bán - buôn bán những trận đánh - ông biết có thể gây tiếng vang cho một thắng lợi quân sự.

Những bức điện chúc mừng từ khắp thế giới đến, hàng ki-lô. Từ nước Pháp, những bộ trưởng, chính trị gia, các nhà quân sự, tất cả những người thờ ơ hoặc thù địch, nhào đến phủ cho ông đầy hoa. Nhất là Washington ca tụng hết lời. Bộ trưởng Ngoại giao, Lầu năm góc, tổng thống Mỹ gửi "điện chúc mừng" với lời lẽ thật nồng nhiệt. Tất cả các thủ đô ca ngợi ông. Giáo hoàng cũng vậy. Ngay ở Việt Nam, biết bao nhiêu người "chao đảo". Hữu rất hân hoan. Riêng Bảo Đại tỏ ra thận trọng hơn. Và ông ta vẫn không đến. Nhưng bằng cách này hay cách khác người ta "sẽ nắm được" ông.

De Lattre vô liêm sỉ lợi dụng tình hình. Ông tự nhủ "Tình thế có lợi. Mình không chỉ còn bị gắn chặt vào những chiến trường khốn khổ. Từ nay phần việc của mình là có thể chơi trên ba bình diện chính trị - quân sự: Việt Nam, Pháp và Mỹ. Hiện tại mình được tô điểm nhưng phải đập sắt khi còn nóng, giành lấy những lợi ích rất cụ thể. Nếu không dù sao rồi cũng mất hết..."

Bề ngoài, ông thành công về mọi mặt. Ở Việt Nam dân quê đã biết ông - gọi ông là "Ông Thần lửa". Ông gợi lên được tình cảm quần chúng của nước Pháp rất xa và rất ít quan tâm. Ông làm cho giới thực dụng Mỹ nghĩ rằng ông và Đội quân viễn chinh là những "giá trị" đủ chơi. Mọi việc tốt đẹp, nếu không chỉ vì tay Bảo Đại nữa. Mọi việc còn có thể đi xa hơn. Sau chiến thắng de Lattre vùng vẫy nhiều hơn, hết cường độ. Những ngày đêm hoạt động những việc lớn và những việc nhỏ nhất, tầm thường nhất cũng được tính toán cho có lợi! Đám thân cận biết vua Jean càng thỏa mãn càng ghê tởm, càng tăng cường những màn kịch chi tiết, vả lại ông không bao giờ thỏa mãn.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #483 vào lúc: 18 Tháng Chín, 2021, 10:54:06 am »


De Lattre cũng lao vào một thuật luyện kim về khen thưởng và cả trừng phạt. Sau Vĩnh Yên ổng tổng kết lại, nghiền ngẫm: bên cạnh những người "được" có những người ông nung nấu những hận thù phức tạp, là dịp để ông cách chức, chuyển đi hoặc cho về nước.

Trong Hà Nội của de Lattre, tất cả là hoan hỉ và thịnh vượng. Lớp dân chúng trung thành, trước đây tách xa những người Pháp có vẻ sẽ thất bại - chạy đến hỗ trợ chiến thắng của họ. Chưa bao giờ đông người đến thế, chưa bao giờ phụ nữ Annam duyên đáng đến thế trong tà áo dài bên Hồ Gươm, chưa bao giờ hàng hóa bày bán nhiều như vậy.

Nhưng ở thành phố đang ca tụng ông, de Lattre muốn dùng sắt thép làm cho người ta càng cảm thấy ông là người chiến thắng. Những chiếc xe tăng dùng làm đỉnh cao của lễ mừng ở Vĩnh Yên - biểu tượng nổi bật của chiến thắng. De Lattre có một ý tưởng lớn và cứng rắn áp dụng vào đêm mồng 6 sáng mồng 7 tháng hai, ngày Tết, năm mới Annam. Trong năm mới, năm Mão, Hồ Chí Minh đã hứa sẽ đưa quân vào Hà Nội. Nhưng đúng trước nửa đêm nhân dân bị kéo ra khỏi giấc ngủ và vui chơi vì những tiếng ồn và ánh sáng lạ. Qua các đường phố, một đoàn khổng lồ bộ bốn xe tăng đèn pha rực sáng, nòng súng vươn cao đi, lại như những vị thần ngày Tết. Những khẩu đội hoàn chỉnh các loại khí tài đi kèm. Việc di chuyển chính xác, các đoàn xe bọc thép tập hợp rồi phân tán, tập hợp lại trong nhiều giờ. Tiếng ken két bánh xích vang khắp thành phố. Việc làm đó như do một đạo diễn thiên tài: đại tướng de Lattre. Ông đứng đó, ở thềm "Ngôi nhà Pháp", ngắm nhìn.

Một quang cảnh đầy ấn tượng khi những người lính tăng đầu đội mũ Mỹ ló ra khỏi tháp xe; những bộ binh cánh tay trần nắm vững lan can những chiếc xe cơ động GMC chào ông. Họ đẹp và dũng cảm như các đấu sĩ. Ông như tượng đá. Về nguyên tắc là một cuộc tập dượt báo động nhưng thực ra cuộc diễu binh ban đêm được tưởng tượng, công nhận để chứng tỏ cho Hà Nội vốn tin vào chiến thắng của Hồ Chí Minh biết rõ ông là người mạnh nhất. Ông muốn ghi dấu ấn trong thành phố và nghĩ đã khắc hình ảnh của mình vĩnh viễn ở đây.

Ông không chỉ đánh vào dân chúng mà cả Bảo Đại. Đây là sự trả thù, nhất định rồi nhưng còn hơn thế, là chiếc roi và đinh thúc ngựa buộc con vật khó bảo tiến lên. Dù thế nào cũng là một màn kịch được tính toán rất kỹ.

Lăng nhục qua người trung gian. Vì ngay tối hôm Tết, đại tướng trịnh trọng mời tiệc thủ hiến Bắc Kỳ. Trí, lần này không viện khó khăn gì, chấp nhận và đến dự. Nhưng trong bữa ăn, sự im lặng kéo dài, vị tướng khó chịu chỉ ăn nhấm nháp. Trí khuôn mặt hào hoa tái xanh, kiên trì chịu đựng một sự vô lễ đã được chuẩn bị. Bỗng nhiên de Lattre nổ bùng lên tuôn ra với Bảo Đại những lời đáng sợ, rác rưởi: "Nhà vua của ông là đồ thối ruỗng, vô lại. Ông ta tiếp tục ôm ấp bọn gái điếm thay vì ra Bắc Kỳ với quân lính của tôi ở Vĩnh Yên. Nhưng tôi không cần ông ấy, sẽ vứt vào không trung..."

Khách mời bỗng nghe xa xa tiếng va chạm kim khí. Trí giật mình, không biết tiếng ghê rợn ấy càng tăng, đang lại gần là gì. De Lattre đứng dậy, kéo ông đi theo, nói: "Ông đến đây xem". Đứng trên hè phố, vị tướng chỉ đoàn xe bọc thép đang đến gần, đi qua ghê gớm, mạnh mẽ, rất đẹp trong kính cẩn và phục tùng của đoàn quân chào hàng loạt. De Lattre quay lại phía người Việt Nam đang sửng sốt, nói lớn: "Ông xem những con người tuyệt vời ấy. Và ông những muốn tôi làm họ vỡ họng vì khuôn mặt đẹp đẽ của nhà vua?" Cuối cùng vị thủ hiến khóc, điều rất hiếm có đối với một người Châu Á.

Rồi bỗng nhiên de Lattre không ứ máu nữa. Khách mời đi rồi, ông phân vân trở về văn phòng, hỏi những người của mình:

- Tôi có làm một trò dại dột không?

Vì ông không tự tin lắm. Phải chăng ông đã nhầm? Cuộc đả kích, sự trừng phạt ấy thay vì làm Bảo Đại mềm dẻo hơn, có làm cho ông ta trơ lì đi, đẩy ông ta hoàn toàn vào đối kháng?

Trong lúc này không còn vấn đề cố làm cho Bảo Đại ra Bắc Kỳ bên cạnh những đội quân Pháp chiến thắng nữa. Thế là hỏng. Nhưng làm sao đây? Đưa lại chế độ nào cho Việt Nam? Hữu, tay bợm Nam Kỳ trước đây làm ra vẻ thiết tha nền độc lập, khôn khéo đảm bảo: "Những xu hướng quốc gia của chúng tôi đã được thỏa mãn". Ông ta trước đây luôn từ chối lên án Việt Minh, bỗng xem họ là kẻ thù, là nổi loạn. Trò chơi của tay này đã rõ, nhưng có tốt không, de Lattre tự nhủ. Hơn nữa thái độ của Bảo Đại thật kỳ cục. Ông ta không phản ứng gì sau vụ nổ của đại tướng tối hôm Tết, làm như không biết gì. Không cả một lời theo lối Bảo Đại - đùa cợt bằng tiếng lóng mà Hoàng đế rất giỏi. Im lặng. Và hình như nhà vua không tuyệt đối chống lại điều de Lattre muốn: một chính phủ mạnh, một văn phòng chiến tranh, cuộc thập tự chinh chống cộng sản, một sự huy động khối óc, lòng người, vũ khí và xây dựng một quân đội quốc gia hùng mạnh liên minh với Đội quân viễn chinh. Ông ta không hứa hẹn gì, cũng không nói không. Trong lúc chờ đợi, biết bao thì giờ mất đi!

Bi kịch lớn của de Lattre là Paris thư giãn quá lâu. Thủ đô Pháp chúc mừng nhưng không cho gì cả. De Lattre phải sang đấy để hái quả chiến thắng của mình. Nhưng lỗi lầm của ông, điều ông tự trách mình nhiều là đã ở lại Đông Dương lâu, không về Pháp ngay sau sự kiện Vĩnh Yên.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #484 vào lúc: 18 Tháng Chín, 2021, 09:15:42 pm »


Chương IV
NHỮNG BỐI RỐI CHIẾN THẮNG



Trong sự thần thánh hóa mình vị tướng băn khoăn cực độ. Ông lo lắng sâu sắc không biết nên quyết định ra sao, và điều chưa giải quyết gặm nhấm ông như một a-xít. Ông đứng trước yêu cầu không làm được, tiến thoái lưỡng nan: phải đi Paris, cũng phải có mặt ở Hà Nội. Lần đầu tiên ông không biết chọn lựa thế nào. Phản xạ trước hết, ngay buổi tối ở Vĩnh Yên, là lên nhanh máy bay "đi Pháp" để buộc phải trả công. Muốn thế ông phải có mặt sớm nhất ở chính quốc. Bản thân ông không ngớt lặp đi lặp lại: "Một chiến thắng phải đưa lại nóng sốt, càng nóng sốt càng hay. Chiến thắng của mình để nguội đi, mỗi lúc chỉ còn hơi ấm sẽ mất hết giá trị. Mỗi ngày không ở đấy sẽ mất tiền, vũ khí và người, những gì mình cần có ở Đông Dương để giữ vững, để thắng." Ông đã chuẩn bị những phép tính: số phrăng gấp đôi vì cuộc chiến của ông đắt gấp hai lần của Carpentier; hai mươi nghìn người bổ sung và nhất là khí cụ hặng nặng vì chỉ riêng lưới lửa mạnh mới tiêu diệt được khối người Châu Á luôn luôn nhiều, luôn luôn đổi mới. Để có những cái ấy ông phải xoay xở tại chỗ - không có ai thủ đoạn hơn de Lattre khi danh dự ông cho phép, khi thuộc về những việc cao cả. Ông muốn có mặt ở Paris để "móc ngoặc", làm "hành lang" cho Đông Dương. Trong tâm trí ông, việc móc ngoặc cần thiết tuyệt đối vì ông biết rõ những người cầm quyền không chấp nhận những gì không ép buộc họ: những báo cáo, điện tín hầu như chẳng có tác dụng gì. Điều ông tin chắc là chỉ có ông - sự hiện diện chói sáng - có thể "buộc" một sự cố gắng thực sự của tất cả Paris của Chính phủ, đường lối chính trị và xã hội.

Tất cả đã được chuẩn bị. De Lattre đã có danh sách những nhân vật đàng hoàng, phải thúc đẩy bằng "làm phim" với những bắt tay, nhậu nhẹt và những báo cáo kiểu Napoléon. Những người trung lập và thờ ơ, căn bản căm ghét như những đảng viên xã hội và có khuynh hướng xã hội do ông Jules Moch cầm đầu: những người này phải buộc họ chấp nhận bằng to tiếng, giận dữ, bằng đối mặt, đột nhiên rắn như thép. Ông hoàn toàn sáng suốt, tự nhủ: "Mình sẽ là người quấy rầy tao nhã, kẻ làm phiền mà người ta không thể vứt vào sọt như điện tín và báo cáo mình gửi sang".

Về những mặc cả đã dự kiến, de Lattre yêu cầu quá lên một ít để có thể nhận một mức độ giảm bớt nhưng về những thiết yếu ông quyết định không nhượng bộ. Ông biết sau sự kiện Vĩnh Yên, Chính phủ, dù buộc lòng, không thể từ chối những đề nghị của ông.

Vậy là đại tướng nóng lòng ra đi. Thế nhưng ông ở lại. Ông phải có mặt ở Paris càng sớm càng tốt. Nhưng sự thật hiển nhiên ấy, ông bổ sung thêm phần phụ huênh hoang này: "Nếu đập tan một ít quân Việt nữa, mình sẽ là người chiến thắng lớn hơn và có thể tăng thêm đòi hỏi. Điều ấy đáng để kiên trì thêm mấy giờ, mấy ngày..." Vì ngay từ đầu de Lattre đã hình thành một ý tưởng về cuộc chiến - một quan niệm của người không biết rõ Châu Á, không biết rõ "cuộc chiến tranh nhân dân". Đối với ông phải có cái gì hơn thế, cuộc phản công của ông Giáp phải theo đúng thể thức, luật lệ: nó chưa thể kết thúc được.

Rất lạ là quân Việt ở khắp nơi biến mất, như đã không tồn tại, thậm chí quân tuần tra cũng không gặp. De Lattre không thể chấp nhận mình nhầm. Đấy có lẽ chỉ là một đợt "tạm nghỉ" ngắn. Trận đánh "kết thúc" không thành, quân Việt phải làm lại một ngày nào đó. Và vì thế de Lattre phải có mặt.

Nhưng xe bọc thép tập trung thật vô ích. Nhiều chục xe tăng, ô tô đại liên, xe hướng đạo ở tư thế cảnh giác, sẵn sàng chống trả sấm sét. Chẳng có gì xảy ra. Một tuần lễ trôi qua rồi một tuần khác. De Lattre thác loạn tinh thần, kiệt sức vì khó chịu và giận dữ. Ông nhắc lại chán chê như một đứa trẻ chưa có đồ chơi: "Quân Việt nhanh lên chứ! Họ không biết tôi đang chờ, đã sẵn sàng với cuộc phản công của họ sao?" Những quân Việt vô giáo dục ấy không hề vội vã; ngược lại họ biến mất hơn bao giờ hết. Càng ngày de Lattre càng quát tháo: "Tôi mất thì giờ; mất thì giờ nhiều quá. Đáng lẽ tôi đã ở Paris..." Tuy vậy ông vẫn ở lại Đông Dương như bị giữ lại vì việc phải xảy đến mà không đến. Nhưng trong tâm trạng như thế nào!

Hết tháng giêng; Đám thân cận kinh hoàng. Vua Jean nói với từng người, bắt tất cả những người trung thành "thú tội" với lối bao dung giả dối mà ai cũng sợ hơn tất cả. Ông không ngớt nêu câu hỏi nguy hiểm, như con vật rình mồi: "Còn anh, anh nghĩ thế nào?" Những câu hỏi lạ lùng mà những người kia chỉ phản xạ bằng cử chỉ, cảm thán và chính ông diễn giải toàn bộ.

Đám thân cận buộc phải có quan điểm, chia làm hai phía. Một số dám nói quân Việt không ra mặt sớm thế đâu, họ phải rất can đảm để bảo vệ luận điểm ấy vốn không làm hài lòng. Nhưng phần đông cũng có ý kiến ông Giáp sẽ làm lại rất gần đây thôi. Đầu tàu là đại tá Beaufre tạo cảm giác ông ta không bao giờ sai lầm. Chính ông là trí não tìm ra những giả thuyết hay nhất, hơn nữa ông có nét lạnh lùng quyến rũ và kiêu kỳ, là thị thần khá nhất trong văn phòng đại tướng và nhà kỹ thuật có ấn tượng trên chiến trường. Một lần nữa ông lại thuyết phục de Lattre. "Quân Việt sẽ đến chứ? - đại tướng hỏi. - Chậm nhất là hai, ba ngày nữa", Beaufre trả lời. De Lattre bình luận: "Tay Beaufre này sắc sảo lắm". Ông để cho Beaufre chuẩn bị chung cuộc, sự kết thúc chiến thắng của trận Vĩnh Yên. Và "đại tá chiến trường" hoàn thành việc bố trí bộ máy bắn giết. Các tiểu đoàn, các đội cơ động, những đơn vị ít nhiều phân tán, ông tập hợp lại thành ba khối - ba chuỳ. Chuẩn bị trò chơi cuối cùng, ngoài đoàn xe bọc thép gần Hà Nội, có một sư đoàn ở Vĩnh Yên dưới chân núi Tam Đảo và một sư đoàn ở Bảy Chùa gần chân núi Đông Triều. Tất cả là một hàm răng - ba răng hàm - để nghiền nát quân Việt khi họ trở lại.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #485 vào lúc: 18 Tháng Chín, 2021, 09:16:30 pm »

Vẫn không có gì. Và mỗi ngày không có gì, sự tin tưởng ở Beaufre giảm sút. Hàng ngày de Lattre hỏi: "Thế nào, họ đến chứ, Beaufre?" Chẳng bao lâu có những dấu hiệu đầu tiên cho thấy Beaufre không được tín nhiệm nữa. Trước hết là những lời bình luận rồi bắt đầu việc hành hạ đối với Beaufre. Ông vẫn ở đấy, đóng vai trò của mình nhưng nét mặt của de Lattre là một lời trách mắng nặng nề. Nhiều giờ liền vị tướng mỉa mai, "trêu trọc". Beaufre còn cố tìm những lý lẽ đảm bảo quân Việt sẽ phản công nhưng bị khinh khi bác bỏ. Khuôn mặt Beaufre trùng xuống, chỉ còn đau khổ.

Trong những ngày lập lờ này vua Jean lại bắt đầu đi quanh Đông Dương như một con vật trong chuồng. Ông xuất hiện khắp nơi, Lào, Căm-bôt, nhất là Đà Lạt,

Beaufre chỉ còn là cái bóng. Trước khi tìm những ý tưởng mới về Đông Dương, de Lattre trở lại những bận bịu cũ. Ông duyệt binh khắp nơi. Khi đến Sài Gòn, mỗi lần là một cuộc đón tiếp huy hoàng với các đội quân, tất cả các quan chức dân sự và quân sự mặc lễ phục. Ông tạo một chiến thắng nhỏ ở Nam Kỳ do Chanson chỉ huy. Ngoài việc săn đuổi quân Việt là việc truy tìm những kẻ yếu kém trong các ban tham mưu. Nạn nhân là những "chân trắng", các sĩ quan không bao giờ đặt chân xuống bùn đen đồng ruộng nhưng sống trong những biệt thự đẹp, có sĩ quan hầu cận và nhiều quyền hạn. Họ đi trên những chiếc xe đẹp, lái xe mặc đồng phục, giết thì giờ với những đống giấy tờ trong văn phòng, rượu cô nhắc sô-đa trong nhà ăn chung; có lon và có bụng. Sau việc cắt bỏ trong quân đội, ông truy lùng gái đĩ da trắng, các cô gái do ma cô người Corse đưa sang và làm giàu với người Trung Hoa.

De Lattre ít tán thành sự ham mê vô độ mua bằng tiền thấp kém và giữa các nòi giống ấy. Ông bảo: "Việc ấy làm mất danh dự nước Pháp". Các cô gái đĩ được đưa trở về cùng với các đại tá bị thanh lọc. Ông cũng truy lùng chính những kẻ buôn lậu người Corse. Ông ghét đồng bạc bẩn thỉu, nghĩ đến một hành động mạnh, ví dụ đuổi tay Franchini vốn luôn luôn tốt với những người biết suy nghĩ và tất cả những người chức quyền. Nhưng ông này là người không đụng tới được. Mọi người bảo vệ ông ta; các phái viên và nghị sĩ gửi thư kháng nghị đến de Lattre như mưa.

Trong hoạt động ông luôn có bên mình bố già Sarraut. Ông đặc biệt mời ông này từ Pháp sang vì từ đầu thế kỷ Sarraut là toàn quyền Đông Dương. De Lattre giới thiệu ông rất cảm động và kỳ cục, không biết rằng ông ta chẳng còn đại diện cho gì cả, hoàn toàn lỗi thời rồi. Dù thế nào thì cũng là cuộc đón tiếp huy hoàng. Đại tướng uy nghi và nhà chính trị cổ xưa cùng đi kinh lý! Một đôi kỳ lạ. Đám thân cận ngày càng mệt mỏi nhưng vua Jean không mệt mỏi và ông bạn, dù da nhăn nheo, mí mắt xếp nếp, vẫn trẻ, tươi sáng như con mắt. Sarraut ở đấy để chứng minh sự lớn lao của de Lattre. Mỗi ngày ông làm nhiệm vụ này qua một diễn văn hai tiếng đồng hồ, ít nhất khoảng bốn mươi lần, để giương lá cờ. Sarraut luôn ve vẩy, đại tướng vô cùng kính trọng ông. Buổi tối chuyện trò tâm sự, Sarraut nói với đại tướng về cây gậy thống chế: "Tại sao một ngày nào đó ông không là tổng thống nước Cộng hòa Pháp được nhỉ?" Thực vậy, vì sao không? Cả hai tuy thức nhưng vẫn mơ. Thâm tâm de Lattre luôn luôn tin vào điều mình mơ. Việc ấy một ngày nào đó sẽ thành hiện thực vì phải chăng ông là người của vận mệnh - điều ông chú ý không nói ra, trừ vấn đề Đông Dương không ai muốn mà người ta gắn vào tay ông...

Thế nhưng vua Jean không thể ở luôn bên cạnh bố Sarraut... Ông phải đi làm công việc của mình. Ông quay trở lại với Beaufre với câu hỏi muôn thuở: "Còn quân Việt, quân Việt của anh đâu rồi?"

Về sau de Lattre còn có một vị khách cổ lỗ hơn - một ông già ngọt ngào, hào hoa, cổ tay áo thêu ren, một cổ vật sống. Đấy là ông Prévost de Launay, trước kia là Chủ tịch Hội đồng thành phố Paris của những gia đình trưởng giả. Một "ông bạn" cũ, người ta nói đã giúp đỡ về tài chính lúc ông còn trẻ. Chính ông này đã cho ý kiến quyết định để vua Jean đảm nhận cuộc phiêu lưu Đông Dương. Lời khuyên có lẽ không hoàn toàn vô tư vì ông này có quyền lợi trong "Nhà máy dệt" Nam Định, nhà máy khổng lồ rất bản xứ và rất thực dân, chạy theo thời trang và tổ chức quy củ, sản xuất vải bóng cho hàng triệu dân quê Bắc Kỳ. Đây là một công việc lớn - và ở Đông Dương có nó quyền lực ghê gớm trong đất nước từ nhiều thập kỷ nay. Và ông de Launay rỉ tai de Lattre: "Ông phải tiếp xúc với những quyền lợi lớn của nước Pháp ở Đông Dương.”

De Lattre phản đối: với ông, vũ khí là cao cả, không phải tiền. Trong đám thân cận của ông có một khổng lồ về sức mạnh và thể chất, đại tá hải quân Pontchardier, trước kia chỉ huy một đội biệt kích nổi tiếng khát máu. Ông là bạn thân nhất của vua sắt thép Sài Gòn, thực hiện mọi việc buôn bán ở Châu Á. Ông thủy thủ thì thầm với de Lattre: "Ông hãy quan hệ tốt với các xí nghiệp lớn như Descours et Cabaud, Denis Frères... Họ rất có ảnh hưởng ở Paris, sẽ nâng đỡ ông tốt hơn Sarraut nhiều."

Đại tướng bèn hỏi ý kiến của một nhân vật không thực sự trong đám thân cận. Vì ông là người cung cấp giỏi nhất những chuyện ngồi lê đôi mách lớn nhỏ, kín đáo và những bí mật quốc tế. Đấy là đại tá Belleux, trưởng phòng tình báo của Hội đồng quốc gia. Một phi công không bao giờ mặc quân phục. Mưu sĩ này không phải một người ẩn náu, hồng hào, đôi mắt hơi to, khuôn mặt tròn, có một ngôi nhà đẹp với hầm rượu, khu vườn ngoại lai, nhiều chó và đầy tớ, có một bà rất tốt gần cưới nhau. Ở nhà ông là cả đoàn nhân viên, giúp việc và khách ăn không phân biệt lắm. Luôn luôn một cốc rượu hoặc một hồ sơ trên tay, vô tư, nhân vật này thẳng thắn và vui vẻ tuy có vẻ bí mật. Kỹ thuật của ông là không thẩm vấn mà tâm sự ở một góc trong nhà và nhiều lắm là ông hỏi thêm: "Anh nghĩ thế nào?" Ông gọi như vậy là “đi xưng tội". Thường thường trước người nghe đang ngơ ngác ông đưa ra những giả thuyết lớn làm đảo lộn cả Châu Á, với một nụ cười đồng tình; lần khác ông khẽ nói: "Anh hãy đề phòng tay ấy". Chẳng ai biết ông tốt hay xấu, là một kẻ phản bội hoặc không phải.

Thực tế không ai hiểu được đại tá Belleux - dối trá và sự thực lẫn lộn. Cả những người quan trọng nhất cũng e ngại ông ta vì không biết ông ta góp phần như thế nào trong những gì có thể xảy ra với họ. Những tổng chỉ huy, cao uỷ bị thất sủng ra đi; ông vẫn ở đấy, ra vào dễ dàng văn phòng những nhân vật lớn ở Đông Dương.

Đại tá Belleux không bị buộc thường trực quanh de Lattre nhưng vị tướng triệu tập ông luôn. Ông chỉ ở lại mấy phút, thời gian nói những phát hiện của mình và để cho vua Jean nghiền ngẫm. Trái với thói quen de Lattre bắt chờ đợi hàng giờ, hàng ngày ở cửa kể với cả những nhân vật nổi tiếng nhất, ông được đặc ân tự do vào ra văn phòng "ông chủ". Đôi khi ở tiền sảnh người ta bảo: "Ông đừng gặp, đại tướng đang khó chịu". Ông vẫn vào. Đại tướng tròn mắt: "Anh có gì đấy?- Giấy tờ. - Ở lại vậy... Anh có gì thú vị?"

Ít lâu sau đại tá hỏi quân Pontchardier, người vận động tiếp cận với giới "doanh nghiệp lớn" biến khỏi đám thân cận vì thất sủng.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #486 vào lúc: 18 Tháng Chín, 2021, 09:18:15 pm »


De Lattre không muốn giao kết với những người nhiều tiền. Ông cũng không thể luôn tự mình đi khai thác tại chỗ Chính phủ Pháp, Ngân khố và bộ Chiến tranh. Thế là trong thời gian chết mà ông chỉ có vinh quang, không có quân Việt để đánh và không có lợi ích gì, ông bị cuốn hút vào một ý nghĩ: Hoa Kỳ. Ông đã biết nước Pháp quá nhỏ, quá yếu và mềm, một mình không cho phép ông giữ vững, chơi đến cùng cuộc phiêu lưu Châu Á để trở thành người chiến thắng thực sự của vũ trụ da vàng. Vận may duy nhất, khả năng thực tế của ông là vì đại tướng Pháp của người Mỹ - người mà họ nhắm tất cả vào mà không buộc phụ thuộc vào họ. Chỉ riêng ông đạt được điều đó: sự tin tưởng vào những ngôi sao không phụ thuộc. Ngay từ khi đến, de Lattre đã chăm sóc những "người Mỹ" tại chỗ. Các phóng viên Mỹ, đại sứ Heath đều thuộc về ông sau cuộc đấu tranh cao tay. Nhất là sau sự kiện Vĩnh Yên bắt đầu tan băng giá. Thay vì sự căm ghét cũ, sâu sắc và cay đắng chống Đông Dương thực dân, bỗng là tình bạn thán phục, những thể hiện nhiệt tình khác thường. Gulion, mưu sĩ rất căm ghét sự sa sút của nước Pháp và rất tự hào về sức mạnh của nước mình, biến mất như ảo thuật. Tất cả những "người Mỹ trầm lặng" đều được đề nghị loại trừ ông và bí mật triển khai những hoạt động lạ lùng của CIA. Nhưng việc kiểm soát của những người ấy ở Sài Gòn không đủ. Phải ở Washington, gõ cửa Lầu năm góc và Bộ Ngoại giao, ở Nhà trắng. Chính tại đó phải làm cho người ta tin rằng de Lattre là "hàng rào cản" chủ nghĩa cộng sản.

Ông sẽ tung lên tên tuổi, quá khứ, những vòng nguyệt quế đã qua và mới đây, mọi tiềm lực về cái đẹp, lớn lao của mình. Ông sẽ làm tất cả và sẽ chinh phục Hoa Kỳ.

Điều bực bội là cũng chẳng hơn gì về Paris, ông không thể đi Washington. Nhưng ông sẽ cử sang đó - thay mặt chính ông - con người tốt nhất của ông. Ai là người được cử đi? Mọi người trong đám thân cận thì thầm và bí mật. Ai cũng mong muốn, khát khao - lẽ tự nhiên không phải trong số "tướng tá” chỉ biết hành động chiến thắng - sẽ được tăng tiến gắn liền với kết quả trong nhiệm vụ, ít nhất cũng là khả năng tiềm tàng.

Beaufre chắc chắn mình có quyền đó. Sau những ngày cay đắng phải chăng ông đã được ân sủng trở lại? Một hôm đại tướng hỏi ông: "Mặt trận ở đâu?" Và ông có thể trả lời: "Không có. Cuộc chiến ở Đông Dương là những cú sốc đột ngột, những "bất ngờ". Luôn luôn là ở những chỗ không thấy một ai mà bỗng nhiên nhiều nghìn người xông tới. - Tốt tốt, de Lattre trả lời không tức tối gì. Không có trận chiến vì hiện tại quân Việt không tới, chúng ta cùng nhau làm chính trị. Và Beaufre nắm lấy lời nói ấy như lời hứa cử đi Hoa Kỳ; vì cuối cùng phải chăng ông là người thông minh, quyến rũ nhất trong số người của Vua Jean, người duy nhất có thể thay thế de Lattre trong cuộc hành quân lớn chinh phục những người Mỹ?

Vì vậy ông thất vọng sợ hãi khi Allard được chỉ định! Beaufre càng thầm lặng hơn là tỏ ra đau khổ! Vì dĩ nhiên vua Jean đã chuẩn bị cú ấy, với hiểu biết, hoàn toàn có ý thức. Ngược lại với điều ông để cho người ta lầm tưởng, ông không muốn để ngôi sao phụ thay thế ngôi sao chính là ông mà chỉ là một người thừa hành triệt để mệnh lệnh của ông. Muốn thế tốt hơn là dùng Allard, không có những tưởng tượng, những ý tưởng riêng, không có ý thức cá tính sâu sắc, tôn trọng kỷ luật hoàn hảo!

Điều ấy là bình thường. Nhưng cái khác thường là ngày 21 tháng giêng vua Jean không ngớt dồn Allard, cả triều thần lạnh người trước những sự kiện lớn: "Này anh, sẽ đi Washington, có sáu giờ để chuẩn bị. - Vâng, thưa đại tướng. - Anh lên bản danh sách đầy đủ về những gì tôi đòi hỏi Lầu Năm góc.- Nhưng thưa đại tướng... - Sao?- Tôi cần nhiều thì giờ hơn. Ở ban Tham mưu tôi chỉ tìm thấy những hồ sơ rời rạc hoàn toàn lộn xộn. Phải làm lại hết. - Allard, anh chẳng kể gì tôi cả. Hãy lo những gì tôi muốn có chứ không phải Carpentier và đồng sự. Để giúp anh giải quyết tôi cho anh Cogny và Goussault. Tôi cũng cho anh Beaufre viết rất nhanh và tốt. Beaufre, viết đi..."

Cả nhóm miệt mài vào công việc. Allard vắt óc ra những con số về những gì cần thiết cho một cuộc "chiến tranh lớn", những khối lượng khí cụ, đạn dược để giết hàng loạt người da vàng - không chỉ Việt Minh mà nhất là người Trung Hoa. Lúc đầu trình bày như một cuốn danh bạ với những đánh giá chi tiết giả thuyết, lệnh ưu tiên cho những điều cần thiết trước mắt và những cần thiết về sau. Trên cơ sở ấy với ngòi bút của mình Beaufre biến ra thành sách giáo lý gần như thánh kinh với những từ linh thiêng của cuộc chiến tranh Đông Dương. Ông chuyển cho những vị tướng của Lầu Năm góc những vấn đề lớn của de Lattre qua lời văn đẹp về quân sự và những đoạn dũng cảm. Dù suy sụp, não lòng, ông tập hợp không dứt những lời lẽ chính xác, thuyết phục và chói sáng.

Cogny giám sát. Một xác chết đẹp, sống động, bí mật và khôn ngoan như một nông dân xứ Normandie. Người ta không biết ông kiêu căng đến mức nào - ông không lộ ra. Một cái bóng khổng lồ của de Lattre biết phục vụ đủ để không thành nô lệ. Thâm tâm, ông học hỏi. Hiện tại ông rất ít khi làm liên lụy đến mình, luôn luôn có mặt, chứng kiến tất cả, nhanh nhẩu đúng mức, hầu như không bao giờ nói gì, nhất là về ý nghĩ của mình. De Lattre nghi ngờ ông làm việc cho chính Cogny, không phải cho mình, de Lattre. Nhưng vua Jean cần ông này. Lẽ tự nhiên Cogny không tham gia bi kịch Beaufre - Allard. Ông chỉ hạn chế trong những gợi ý vô hại nhưng có thể có ích cho tiếng tăm tương lai của ông, tương lai xa, có hoặc không có de Lattre; "Hay chúng ta cũng đề nghị những máy bay ném bom hạng nặng?" - trong lúc vẫn biết rõ trong lúc này thì không thể được. Vì dù người Mỹ chấp nhận, người Pháp không có phi công, thợ máy, sân bay, chẳng có gì cho những loại ấy. Nhưng sau này ông có thể nói: "Chính tôi là người đầu tiên đã nêu vấn đề này". Đối với ông, háo hức nhìn vua Jean thán phục và chịu đựng ông ta, bài học đầu tiên ông rút ra là kỹ thuật của "cú đánh" người ta bố trí đôi khi từ nhiều năm về trước và ở đó tất cả đều quan trọng.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #487 vào lúc: 18 Tháng Chín, 2021, 09:19:09 pm »


Ba mươi sáu giờ sau, công việc hoàn thành. Allard cầm tập hồ sơ đầy đủ, tỉ mỉ đến gặp de Lattre để xin những ý kiến chỉ đạo cuối cùng. Đại tướng để ông chờ mãi ở cửa, cuối cùng cho vào, nóng nảy hỏi:

- Anh muốn gì?

- Ngày mai tôi đi Washington. Tôi đã chuẩn bị đầy đủ đến xem ông có chỉ thị gì đặc biệt cho tôi không.

- Nhưng anh biết rõ phải làm gì rồi. Chào anh bạn. Allard được đuổi đi như một người đầy tớ. Và nếu cử Allard nhẹ nhàng thì những bức điện nhận được lại vô cùng nghiêm trọng. Đầu tiên là từ Paris đến - đợt thứ nhất. Những bức điện xác nhận điều de Lattre sợ nhất: sự hoan hỉ suông. Chỉ những lời nói, không có gì khác. Một chính phủ chán ngán. Những kẻ thù không dám có hành động thù địch nhưng dựa vào sự trơ lỳ thụ động của những chính trị gia và các tướng. Ở bộ Chiến tranh, tổng tham mưu trưởng, tướng Leblanc rên rỉ: "Chúng tôi đang ở trên đe dưới búa, biết ông đang cần quân số nhưng không có cách nào cho ông được".

De Lattre chẳng lấy làm lạ. Ông chỉ nói với Beaufre: "Anh thấy đấy. Không có anh tôi đã ở Paris và tất cả đã khác đi".

Không phải chỉ có thế. Người ta không để cho người của De Lattre sang Mỹ một mình, đóng khung anh ta lại bằng Juin và Pléven - người kình địch và ông bộ trưởng rắc rối. Juin không muốn sang Đông Dương, để cho vua Jean bê bết ở đấy, nhận sang Hoa Kỳ để giúp ông - nhưng phải chăng để phá hoại? Dù sao trong máy bay đưa phái đoàn đi, ông đoan trang nói với Allard: "Hãy nói với chủ anh tôi thán phục ông ấy. Vì tôi đã không dám". Xem ra ông không mất lòng vì de Lattre không mất nhuệ khí như ông. Trong những lời nói phức tạp vô cùng giữa các tướng xuất sắc có sự thành thật nào không? Còn Pléven, rõ ràng có thiện chí. Nhưng sự kém hiểu biết, thiếu kinh nghiệm của ông là một hố sâu chỉ nổi lên một số ý định tốt đã lỗi thời của một người nhà nước muốn tỏ ra kiên quyết, khôn ngoan, có kinh nghiệm. Tất cả những gì ông mong mỏi là nước Mỹ làm nhiều nhất và Pháp làm ít nhất. Đối với ông mọi việc đều khó khăn. Là nhà chính trị ông ở giữa hai điều không hợp lòng người - chống lại sự từ chối đối với de Lattre xuất sắc hoặc dùng người và tiền của đất nước để tiếp tục cuộc Chiến tranh Đông Dương. Tấm ván cứu vớt đối với ông cũng là Washington.

Công bằng mà nói, tại thủ đô Hoa Kỳ, các nhân vật lớn ấy, Juin và Pléven, để tất cả công việc cho ông tướng bình thường của vua Jean. Như ông này đã dự kiến, Allard có một ấn tượng tốt của giới quân sự Lầu Năm góc. Sau khi đã là "những người không chuyên”, các loại dân sự bắn giết và thắng nhờ vào bộ máy khổng lồ về kinh tế và công nghiệp của đất nước, họ trở thành những người chuyên nghiệp mới về chiến tranh, những tín đồ mới về đạo đức và vẻ đẹp của nó. Từ đấy để mang lại chiến tranh có một quân đội với tất cả những gì cần phải có; mới và chặt chẽ về nguyên tắc, đấy là sự nghiêm chỉnh tuyệt đối, hoàn toàn cứng rắn, triết lý sơ đẳng cộng với kỹ thuật tiên tiến. Và cũng có một sự khinh khi nào đó đối với những quân đội cũ của Châu Âu, bắt đầu từ quân đội Pháp, thường bị đánh bại, suy đồi vì ảo tưởng.

Vậy là Allard, người vừa đề nghị một công việc, phải trải qua một cuộc sát hạch. Một buổi sáng vào lúc mười một giờ, một mình với giấy tờ và tài liệu, ông đối mặt với một hội đồng hai mươi bảy chuyên gia. Trong không gian này, tất cả đều gân guốc, cuồn cuộn với những chiếc đầu chơi bóng chày, tóc cắt ngắn. Thẩm vấn gắt gao, chính xác, không dứt. Allard trả lời tốt, rất tốt với số câu hỏi, biết rõ tài liệu và con số. Ông không làm ra vẻ hùng hồn, không gây tác động, không bào chữa, vô cùng điềm đạm. Người thẩm vấn chính thì thầm "Đúng là một quân nhân thực sự". Nhưng ông nói thêm: "Với cuộc chiến tranh Triều Tiên ngốn đi tất cả, tuyệt đối tất cả, chúng tôi không cung cấp được cho ông nhiều, chỉ những gì cần thiết nhất mà ông đã xếp ưu tiên số một, một số đạn dược, các bộ phận thay thế, một số máy bay... - Nhưng thế là kết tội Đội quân viễn chinh của tướng de Lattre vốn đặt hết tin tưởng vào nước Mỹ. - Một năm nữa ông quay lại, chúng tôi sẽ cung cấp tất cả những gì các ông muốn. Vì việc sản xuất cho chiến tranh mới bắt đầu lại, sẽ đầy đủ sau này. - Ông hiểu cho, chúng tôi không thể đánh nhau tay không... - Cố giữ thời gian cần thiết. Từ nay đến đấy hãy mua thêm ở những hàng sắt cũ của chúng tôi. Ông biết đấy, ở nước chúng tôi, Philippines, Nhật Bản, hầu khắp các nơi những người buôn bán đồ cũ còn có những kho lớn khí cụ người ta bỏ đi sau Thế chiến hai. Chưa tiêu thụ hết; các ông có thể tìm được những gì có ích trong mớ táp nham ấy. - Nhưng muốn thế phải có đô-la mà chúng tôi không có. - Ông đề nghị bên Bộ Ngoại giao..."

Allard cụp tai về Sài Gòn, bảy giờ sáng đến sân bay Tân Sơn Nhất. Đến chín giờ người ta bảo:

- Chưa xong đâu. Máy bay chở ông ra ngay Hà Nội, đại tướng de Lattre đang chờ.

Allard chỉ đủ thì giờ cạo râu, thay quần áo, chuẩn bị thành một tướng tươi tỉnh và hoàn hảo. Đến trưa ông có mặt ở chỗ vua Jean. Đại tướng chỉ để ông nói mấy câu, vỗ vai ông:

- Tốt đấy, Allard của tôi. Tôi sẽ khen thưởng anh. Anh đưa về không đáng kể nhưng tôi không giận anh. Những gì anh thu được với tập hồ sơ là triển vọng những cuộc hội thảo không dứt với quân đội của những chuyên gia Mỹ, các tướng, các nhà ngoại giao, tình báo, tài chính, nghị sĩ kỹ thuật viên đủ loại. Tất cả sẽ khảo sát tỉ mỉ, nghiên cứu, viết nhiều giấy tờ báo cáo với tổng thống Truman, Bộ Ngoại giao, Lầu Năm góc. Bây giờ thì chẳng có gì. Tôi phải đánh mạnh vào những cặn bã Pháp và những đồ bỏ đi Mỹ. Lúc ấy Hoa Kỳ quan tâm đến tôi nhưng không giúp gì được cho tôi vì Triều Tiên ư? Anh đã cố gắng hết sức mình, anh bạn, nhưng anh chỉ là anh. Tôi, sau khi la to lên ở Paris tôi sẽ đi Washington. Và tôi không còn là de Lattre nữa nếu tôi không buộc được họ cung cấp trang bị, tiền và mọi thứ cho cuộc chiến tranh Đông Dương theo cùng bình diện với cuộc chiến tranh Triều Tiên.

Anh phải hiểu, công việc trung thực của anh với những bản danh sách đề nghị, lời nói thân thiện và những giải đáp về kỹ thuật không đủ. Trái với điều người ta tưởng, với nước Mỹ phải đánh vào lòng, tác động vào cảm tính. Chỉ một mình tôi chơi được trò chơi lớn ấy..."
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #488 vào lúc: 18 Tháng Chín, 2021, 09:19:41 pm »


Thời kỳ ấy nước Mỹ là "cá cược" lớn của de Lattre; ông chắc chắn sẽ thắng. Thế nhưng mặc dù có sự hài hòa mới từ khi ông ở đây và sau khi ông thắng ở Vĩnh Yên, ông biết người Mỹ vẫn là người Mỹ - những người đáng ngờ, ít nhất là về các chi tiết. Vì dù đường lối chính trị về đại thể là dứt khoát ủng hộ Pháp, họ vẫn có những vấn đề nhỏ song song đi đến những trò gian ngoan. Dĩ nhiên không còn như thời Carpentier và Pignon. Đối với ông, những tông đồ Mỹ, tất cả những "người Mỹ trầm lặng", bề ngoài vô sự hơn bao giờ hết, cẩn thận giấu mình, để chuẩn bị gây rắc rối. De Lattre đoán được mánh khóe ấy và quét sạch họ theo cách của mình, đi từ nguyên tắc muốn được người Mỹ kính trọng, không bao giờ được để họ xem mình không ra gì. Một lần, đã xảy ra một giông tố nhỏ mấy tuần lễ sau đó.

Vua Jean còn nằm trên giường, nói chuyện với Petcho-Bacquet như mỗi buổi sáng. Một trong những nhiệm vụ của bác sĩ là đưa báo chí cho ông.

- Có gì thế?

- Cũng không lớn lắm.

Ông cầm lấy tờ báo Sài Gòn, vô tư nhất trên thế giới, khôn ngoan trung thành với mọi chủ nghĩa bảo thủ thuộc địa. Quân đội, đồng bạc, tướng de Lattre, nhà băng, thủ tướng Hữu, hoàng đế Bảo Đại, lẫn lộn tất cả, và để không làm phiền ai, tránh sự rối rắm, phức tạp của Đông Dương, là phương pháp trống rỗng. Đại tướng lướt qua các trang, để ý đến một bài báo ngắn bốn dòng, khuất giữa cột báo. Người ta chỉ nói ông Blum, trưởng phái đoàn viện trợ kinh tế Mỹ (USOM) ngày hôm nay lên máy bay ở Tân Sơn Nhất đi Hoa Kỳ. Không có gì bình thường hơn nhưng vua Jean vẫn còn nằm, hét lên điên cuồng: "Phải cấm ông ta đi, giữ lại bằng mọi giá". Ông chẳng biết gì, không có "nguồn tin" nào nhưng trong một giây tưởng tượng, ông cảm thấy "điểm yếu", một cái bẫy. Thực vậy ông Blum có trong tay một hiệp ước thương mại giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, trao đổi trực tiếp không qua nước Pháp. Một kế hoạch âm ỉ dưới dấu hiệu của đồng đô la vua.

Khối mưng mủ đã chín; một trong những khối mưng mủ de Lattre muốn có vỡ ra. Ông mặc quần áo, lấy tư thế, con mắt đỏ ngầu. Đến đại sứ Heath, nóng nảy ông hét lên: "Ông mang chiếc thẻ giả, là một đồng minh giả. Ông bảo sẽ làm tất cả để giúp đỡ tôi nhưng chỉ nghĩ cách tước đi Đông Dương của tôi. Ông đừng lặp lại như thế nữa". Heath thanh minh không biết gì. "Có lẽ ông cũng bị lừa chăng? Tôi biết xung quanh ông còn những người không tốt. Ông báo trước với Washington chừng nào tôi còn ở đây, tôi không bao giờ chấp nhận người ta làm giảm giá trị nước Pháp, vô hiệu hóa, cố gắng thay thế nước Pháp..."

Với Heath, vua Jean là người Pháp yêu nước buồn sâu sắc, người bạn thất vọng cay đắng của Hoa Kỳ, người tổng chỉ huy đau lòng vì máu quân lính ông được trả giá thật vô ơn. Với những người Việt Minh của Sài Gòn, những tư sản lớn da vàng vì đồng tiền ấy, ông không chịu đựng được nữa. Vì họ không hơn gì Bảo Đại, còn kém xa nữa. Ông vua ít nhất không nịnh hót trơ trẽn. Ông ta nói "Không" và không còn gì làm để kéo ông ta ra khỏi sự bất động. Dĩ nhiên thật tệ hại... Nhưng cũng phải thú nhận, có lẽ ông ta có lý. Ông phải đã biết de Lattre đặt chân vào Đông Dương đã trù tính bằng cách này hay cách khác "trừng phạt" ông. Còn con người vô sỉ Hữu...

Tất nhiên bố Letourneau đã cảnh báo de Lattre: "Hãy chơi trò Bảo Đại. Với tất cả những bất lương vốn có ông ta còn là người trung thực hơn cả. Vì dù sao cũng là kẻ phản bội ít nhất." De Lattre rất khôn ngoan cả với những nhà chính trị tầm thường của nền Đệ tứ Cộng hòa. Người ta càng nói xấu về Hữu, vua Jean càng làm ra vẻ nhắm vào ông này. Hơn nữa, ông ta hứa hẹn những gì người ta muốn... Thật thất vọng! Kẻ phản bội thực sự chính là ông ta. Thâm tâm de Lattre cảm thấy bị Hữu "lừa". Tay đại tư sản Nam Kỳ này chỉ là một kẻ giàu có thô thiển, không vững vàng vì quá gian ngoan, mưu mẹo, dối trá vì những mối lợi lớn nhỏ, dưới dạng tay bợm đĩnh đạc và trung thực. Làm thế nào làm những việc lớn, nêu lên chủ nghĩa anh hùng với nhân vật ấy được? Thậm chí đơn giản làm thế nào cho ông ta đi thẳng được - vì rất kiêu cảng mặc dù mọi sự quỵ lụy, ông ta nghĩ mình đứng trên tất cả, kể cả vua Jean. Ông ta tin chắc mình là kẻ láu lỉnh nhất.

De Lattre biết: ông phải một mình làm tất cả, tuyệt đối. Nước Pháp, quân đội, ông sẽ khuấy động. Trước mắt ông phải tự xoay xở lấy ở Việt Nam. Bản thân ông không đủ. Đội quân viễn chinh không đủ. Đối mặt với Tổng bộ của Hồ Chí Minh ông phải có một Chính phủ của Việt Nam tập hợp "tất cả các lực lượng". Nhưng ông thấy rõ, biết phải nghi ngại Hữu không lay chuyển được Bảo Đại. Vậy là không có giải pháp rõ rệt đối với đường lối chính trị ở Việt Nam.

Vị tướng cũng tiếp xúc với những nhà tinh tế Châu Á. Mọi biện pháp của ông, người của nhà nước cũng như theo lối "chạy chọt” rất có kết quả với người da trắng, đều được sử dụng với người da vàng. Nhưng ông luôn luôn thất bại không hiểu được: càng cố gắng càng lầm lạc. Tất cả rối rắm, tất cả đều là rút kinh nghiệm. Ông hết sức vùng vẫy nhưng tối tăm và mâu thuẫn, lần lượt hoặc liên tiếp áp dụng những giải pháp ngược nhau. Mỗi ngày qua đi không biết mình đi đâu, làm gì, cứ mười lăm phút lại thay đổi ý kiến.

De Lattre khốn khổ, cố gắng quyến rũ những người Phương Đông! Nhưng với họ không phải như với Đội quân viễn chinh. Ông ở trong một thế giới lạ, hoàn toàn không hiểu biết họ.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #489 vào lúc: 18 Tháng Chín, 2021, 09:20:50 pm »


Đà Lạt không trả lời. Sài Gòn trả lời không rõ ràng. Thế vì sao không thử ở Hà Nội đường lối chính trị cũng như đường lối chiến tranh của mình? Ít nhất cũng đặt nền móng chế độ Việt Nam của mình bắt đầu từ thành phố đã là cá cược của cuộc chiến.

Vì thế trong những ngày ở Hà Nội, vua Jean bắt đầu khảo sát có hệ thống. Ông nhìn khắp các phía, tự nhủ có thể tìm ra đâu đó một khả năng, một lối mở. Ông thảo luận với các tu sĩ, nhà sư, các nhà trí thức, cả một lớp người nảy nở ít nhiều bí mật bên cạnh hoặc bên dưới bộ máy nhà nước. Bản thân ông thực hiện từng phần và nhất là sử dụng những người thân cận nhất.

De Lattre muốn xem Nhà thờ có thể đưa lại gì. Ông thử làm quen với người Việt, dĩ nhiên với mọi thận trọng cần thiết. Để làm việc ấy, ông có lý do rất chính đáng - trao đổi tù binh.

Beaufre là nhân vật thích đáng vì làm chủ được ngôn ngữ Pháp, ông có thể cân nhắc chính xác từng chữ, từng ý, từng câu. Và vì cần thiết, ông lại được ân sủng. Vua Jean nói với ông: "Này, vì không thành công lắm trong cuộc chiến anh đi làm chính trị. Anh không đánh thắng quân Việt thì đi điều đình với họ cho tôi. Vấn đề là làm cho họ trả lại những người hấp hối, bị thương nặng của Đội viễn chinh đang trong tay họ. Bằng cách ấy chúng ta sẽ biết những người cộng sản ấy như thế nào. Nhưng tất cả trên tinh thần nhân đạo. Tôi không muốn có điều kiện. Đừng dùng một từ nào cho phép họ nói tôi đã công nhận họ. Không có gì mập mờ, không có gì để họ có thể xuyên tạc và tuyên truyền có lợi cho họ..."

Công việc tế nhị. Vị "đại tá chiến trường" chuyển và nhận nhiều thông báo qua đài. Bên đầu dây kia là ban tham mưu của ông Giáp. Nhưng Beaufre rất xuất sắc. Mọi việc tiến triển theo dự kiến. Quân Việt sử dụng tất cả: phép biện chứng kinh điển Mác-xít, danh nghĩa nhân dân. Đôi khi là chiến thuật huỷ bỏ: im lặng trong nhiều ngày để tưởng là họ cắt đứt. Thực ra họ biết mua chuộc không có kết quả đối với vua Jean. Bẫy của họ là ngôn từ. Họ gửi những bức điện dài, lời nói khó hiểu, đầy mâu thuẫn, những mâu thuẫn được tính toán kỹ, khôn khéo muốn hiểu thế nào cũng được. Mục đích những bài ấy là những bãi mìn, người Pháp "nhảy" lên dẫn đến chỗ "thất bại" một cách vô ý thức. Nhưng Beaufre trả lời không nản, với những từ ngữ chính xác được cân nhắc đi cân nhắc lại, từ đó quân ông Giáp không thể rút ra để tuyên bố thắng lợi về chính trị hay quân sự. Cuộc đấu tay đôi về điện tín tiếp tục như thế, không có kết quả trong nhiều ngày. Không thắng không bại. Cuộc nói chuyện bằng ký hiệu điện báo tiếp tục. De Lattre không bất bình và Beaufre lại bắt đầu hy vọng có những ngôi sao.

Thực tế trong suốt thời gian ấy, dù đề cao vinh quang là người chiến thắng ở Vĩnh Yên, là quán quân trong cuộc chiến tranh Đông Dương, vua Jean vẫn tự nhủ có thể tranh thủ cánh tả. Ví dụ tại sao không sử dụng Huard? Dĩ nhiên đây là một nhân vật kỳ lạ, một quái vật tự kiêu đơn độc, bí mật và âm thầm. Ông ta tự tin một cách tàn bạo. Đã có một cuộc sống có ích là thầy thuốc trong quân đội, nhà phẫu thuật ở Bắc Kỳ, ông đã cứu được bao nhiêu người, đã đào tạo được bao nhiêu học trò! Những kết quả công việc ấy không đáng kể gì với tham vọng của ông! Ông thích những chế độ quyền lực và dã man lao vào cuộc đấu. Ở Đông Dương vào thời kỳ trước, ông đã triệt để ủng hộ Pétain - căm ghét những người trung lập, những kẻ chống đối, phái de Gaulle. Vì luôn luôn nghĩ mình là người của định mệnh, căm ghét ghê gớm những gì trái ngược với ông. Từ nay cũng với sự giận dữ nội tâm ấy, vẻ ngoài băng giá và hăng say ấy ông bảo vệ Việt Minh. Chẳng ai biết ông có liên quan hay vì lý tưởng. Dù thế nào, ông rất giỏi về thủ đoạn, mưu mô. Không có gì làm ông chán nản, rất có thể là sự thách thức nhân cách hóa cũng như là một tông đồ tốt hơi lo ngại nhưng đạo đức giả.

Người ta nói về ông với de Lattre. Đại tướng đọc hồ sơ, thấy là một "người đáng quan tâm". Và vì thế, ông, người của chiến tranh mời người ẩn dật đến nhà ăn uống. Thái độ tự hào của con người này, cách tự giới thiệu, lối nam tính nồng nhiệt, vì ông ta có thể "thân mật" khi muốn, làm vua Jean thích. Hình dáng cũng thế: đôi mắt sắc lạnh, đầu như một làn sóng tô điểm công phu, thân thể khô như một cành nho. De Lattre tấn công, ông làm thế khi có cảm tình: "Ông bị các cơ quan Pháp rất nghi ngờ. Họ xem ông như một nhân viên của quân địch". Huard chối. Ông có tài khéo léo trả lời:

- Thưa đại tướng, bi kịch của những năm gần đây là người ta bỏ Hồ Chí Minh, ông Giáp và những người yêu nước thực sự về phía Mao Trạch Đông. Nhưng xin ông đừng bao giờ quên trong những đêm dài người Trung Hoa là kẻ thù truyền kiếp của nhân dân Việt Nam. Và tôi nghĩ ông có thể thỏa thuận với tất cả những người thiện chí, tách họ ra khỏi sự trung thành với người Trung Hoa.

Việc "thoát ra" khỏi Trung Hoa đỏ ấy làm de Lattre rất thích, nó nằm trong khung ý tưởng của ông. Ông cử ngay bà đại tướng đi viếng đền thờ Hai Bà Trưng - những nữ anh hùng vận động dân chúng nổi dậy chống sự chiếm đóng của người "nhà trời" vào thời Trung cổ, ở đây một vị sư đã nói: "Nước Pháp có một Jeanne d'Arc; chúng tôi có những hai."

Một thời gian Huard được ân sủng. Ông biết rõ đất nước và dân chúng ở đây. Nên chăng giao cho ông tổ chức những lớp đào tạo về Đông Dương cho sĩ quan và quân lính Đội quân viễn chinh? Đây là một ông giáo giỏi, truyền đạt cho họ màu sắc tục lệ, tôn giáo và tiếng Việt. Như vậy họ sẽ không như rơi vào mây mù giữa những người da vàng đông đảo, sẽ nhận biết rõ hơn, chiến đấu tốt hơn. Và ông, de Lattre, lúc muốn, khi đã đủ chiến thắng có thể dùng Huard làm người tiếp xúc "vì hòa bình”, "hòa bình" của ông với người Việt, sau khi đã khẳng định với họ, người Pháp đáng chuộng hơn người Trung Hoa.

Một "quả bóng thử" kỳ cục khác, một bữa ăn tối, mời Trevor Wilson, viên lãnh sự Anh và là một nhân viên tình báo Anh. Lần này bữa ăn đặt ở khách sạn Metropole. Người mật thám già lý tưởng và nghiện rượu có khuôn mặt ngây thơ của trẻ con. Một người có sức sống, nhân viên tốt đầy hài hước và không giấu diếm chống thực dân. Ông ta tiếp xúc hàng ngày với người Việt, lẫn lộn các nhà báo và các vị khách khác. Vua Jean tự hỏi nhân vật này thật thà đến mức nào hoặc chỉ là một công việc kỹ thuật ma quái, được cấp trên chấp nhận để làm hao mòn sự hiện diện của Pháp, sử dụng lối "chơi đẹp" để làm những công việc thiết thực? Vì cuối cùng trong nghề này một "nhân viên không chính thức" phải chăng có thể thực sự là một nhà tư tưởng? Dù sao, hiện tại de Lattre nghĩ cũng tốt, khi có ở Hà Nội một kẻ như vậy cho những dịp đột xuất nào đó.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM