Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 02:29:03 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Trung đoàn 96 - Trận tiêu diệt binh đoàn cơ động 100 của Pháp  (Đọc 19333 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #70 vào lúc: 22 Tháng Năm, 2017, 03:04:30 pm »


Quyết định xóa sổ GM ở Việt Nam không phải ở Triều Tiên.

Ngày 1 tháng 9 năm 1954 bộ chỉ huy tối cao Pháp ở Đông Duơng ra lệnh giải thể binh đoàn cơ động 100.

Như vậy đã mất đi một đơn vị, có nguồn gốc, có thể là một trong số đơn vị chiến đấu xuất sắc ở Đông Dương, gồm một phần ba quân lính còn sống sót hai năm ở Triều Tiên vẫn còn hăng hái, vì đa số là quân tình nguyện, được lựa chọn kỹ lưỡng và là những quân nhân nhà nghề. Rất đáng tin cậy trong binh đoàn GM 100 có tiểu đoàn ưu tú hỗn hợp là tiểu đoàn dã chiến của TĐBB - TĐ43 không làm phương hại tinh thần chung mà còn ngưọc lại nữa, chắc là việc bổ sung những thành phần bộ binh Nam Kỳ trong lúc bộ chỉ huy tách đôi tiểu đoàn I Triều Tiên gợi lên vài lo sợ, nhưng bị lãng quên ngay ở các chiến dịch tiếp theo. Trong thời kỳ sụp đổ to lớn của GM 100 và những đơn vị phối thuộc đã kéo theo sự rạn nứt tinh thần từ quân Việt Nam (ngụy) ở đồng bằng hoàn thành nhiệm vụ lừng lẫy tiếng tăm.

Nhắc lại rằng vùng cao nguyên là một vùng xa lạ thù địch đối với quân Nam Kỳ và bị ngăn cách lâu dài. Sáu tháng xa gia đình để bị phơi bày trước những cuộc tiến công của quân Việt Minh, tất nhiên sẽ đóng góp vào việc mất tinh thần của họ. Nhưng sự bỏ ngũ của quân lính Nam Kỳ với số lượng khá lớn, chỉ nảy sinh sau đình chiến, khi những người lính bắt đầu đau khổ vì nỗi bất hạnh của xứ sở và những trận đánh ở cao nguyên không còn nghĩa lý gì nữa dưới mắt họ.

Một điều bất lợi khác về tâm lý không thể xem nhẹ: quân lính đã quen nếp ở Triều Tiên, trên phương diện rộng, trong cuộc chiến tranh được đáp ứng những phương tiện hậu cần một cách đầy đủ và xa hoa, mà những người chiến đấu ở Đông Dương chưa hề biết đến.

Trên chiến trường của GM 100 tham gia, có một việc trở nên khôi hài: một tiểu đoàn Triều Tiên có 20 thương binh yêu cầu trực thăng di tản, viên chỉ huy quân khu đến tận mi-crô và gầm lên:

- Trời ơi! Không phải chúng ta đang ở Triều Tiên. Các anh không thể cáng thương binh của mình như mọi người ư?

Đến tháng 4 năm 1954 số máy bay trực thăng dùng ở Đông Dương thường là dưới 10 chiếc, còn ở Triều Tiên trực thăng tha hồ dùng như dùng xe Jeep năm 1942 -1945.

Sự chi viện của không quân, pháo binh cũng thế, rất dồi dào ở Triều Tiên, còn ở Đông Dương thì ít khi đủ và thường chậm. Hơn nữa, trừ giai đoạn ngắn của chiến dịch từ Ichơn đến Yalu, chiến tranh Triều Tiên thuộc loại cổ điển, có chiến tuyến giới hạn giữa hai biên trường, được tổ chức có chiều sâu.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #71 vào lúc: 22 Tháng Năm, 2017, 03:05:32 pm »


Phải nói thêm rằng chiến tuyến ở Triều Tiên chỉ có 280 ki-lô-mét chiều dài và mỗi đơn vị phụ trách một đoạn ngắn có ranh giới rõ ràng, còn binh đoàn GM 100 thường phải di chuyển từ 20 - 30 ki-lô-mét hàng ngày trong sáu tháng của quá trình chiến dịch, GM 100 lòng vòng trên 3.000 ki-lô-mét và thường chạm trán với địch.

Cuối cùng vì cơ giới hóa nên GM 100 buộc phải đi đường cái hiện có và không thể nào đi ngoài trục này được, tạo cho địch lợi thế lớn lao để kiểm soát hậu phương.

Còn Trung đoàn 803 sau tấn công quyết liệt GM 100 ngày 14 tháng 3 trên quốc lộ 19 đã bám trụ lại sáu ngày sau đó ở Plây Ring với chiến công lừng lẫy.

Trong sáu ngày đi bộ hơn 80 ki-lô-mét xuyên qua rừng núi quân địch đã đánh bại một cách dễ dàng tốc độ của binh đoàn cơ động vượt qua 150 ki-lô-mét phải đi mất bảy ngày.

Thiên nhiên của rừng núi vùng nam Đông Dương là thế, nên việc tăng cường những phương tiện khí cụ hiện đại như máy bay lên thẳng với chiến thuật "Bao vây thẳng đứng" chống những đơn vị du kích đã không làm thay đổi chút nào tình thế chung. Vì ít có trảng bằng đủ điều kiện để nhiều trực thăng lớn cùng một lúc hạ cánh. Việc hạ cánh từng chiếc hoặc tốp nhỏ chỉ dẫn đến sự mất mát chiếc này đến chiếc khác.

Hơn nữa bình diện vùng rừng núi lại cần xây dựng cơ sở hạ tầng với những sân bay trục thăng cùng với những đồn bót phòng thủ, có thể tạo nên những mục tiêu hấp dẫn thường xuyên đối với địch. Việc bất động của những lực lượng đó sẽ làm giảm bớt khá nhiều quân số cần dùng cho cuộc chiến tranh chống du kích.

... Một đại tá Anh đã nói vấn đề đó khi trung đoàn bị tiêu diệt ở Ma-lai-xi-a bởi quân Nhật:

"Chiến tranh rừng núi đòi hỏi sự khôn khéo hơn bất kỳ loại chiến tranh nào khác...

... Chiến tranh rừng núi là một cuộc chiến tranh chuyên viên, được huấn luyện đặc biệt cao hơn mà yếu tố con người và chiến thuật nhỏ của bộ binh là những yếu tố ưu thế".

... GM 100 không còn nữa nhưng tinh thần của nó tiếp tục sống trong lòng của tiểu đoàn Triều Tiên, giống như phuợng hoàng sống lại từ đám tro, được thành lập lại không có thành phần người Việt (ngụy) và trở thành một tiểu đoàn "cỡ bự" theo kiểu lê dương hải ngoại. Biểu tượng được gắn với đơn vị này là: tiểu đoàn vẫn là người bảo vệ truyền thống quân tình nguyện Pháp ở Triều Tiên.

Ngày 17 tháng 7 năm 1955 ngày giáp năm của trận đánh ở Chu Đrek, tiểu đoàn Triều Tiên rời Đông Dương tới An-giê-ri...

Một lần nữa những tên Đac To, Kon Brai, Công Tum và Đak Đoa đã được nêu lên trên báo chí Sài Gòn bên cạnh danh sách những người Việt Nam đã chết và còn chờ một ngày mà tên tuổi những người Anglo - Xắc Xông (ám chỉ Mỹ) sẽ được ghi nối tiếp...

... Ngày 2 tháng 7 năm 1964 một đoàn xe đạn dược của quân Việt Nam (ngụy) được một trực thăng trinh sát Mỹ hộ tống đi từ Quảng Ngãi qua An Khê, để đến Plây Cu lúc 11 giờ 15 phút đoàn xe tiến vào thung lũng nhỏ trước lúc đến đèo Mang Giang, xe đi đầu trúng mìn nhảy tung lên. Trong mươi phút những làn sóng của bộ binh Cộng sản tràn ngập đội hình xe ôtô. Chỉ có những máy bay lên thẳng chiến đấu đến nhanh mới cứu được những người sống sót cuối cùng của đoàn xe bị tiến công, nhưng một phần khá lớn các kiện hàng trong đoàn xe đã rơi vào tay địch...

ĐOÀN VĂN NGHỆ
TẠ XUÂN LINH dịch
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #72 vào lúc: 22 Tháng Năm, 2017, 03:06:21 pm »


LỜI BẠT CỦA NGƯỜI THAM GIA TRẬN ĐÁNH

Đối với người lính, nhất là người chiến thắng, rất thú vị được nhìn từ hai phía, trận đánh mà mình đã cùng đồng đội lập công lớn. Càng thú vị hơn nhiều khi một trận đánh diễn ra khá lâu, nay được thấy tái hiện trong một bài tường thuật khá tường tận với cái nhìn ít nhiều khách quan có thể giúp cho những nhà viết sử ghi chép lại một sự kiện rất có ý nghĩa vào thời điểm cuối cuộc chiến tranh của Pháp, đang bắt đầu cuộc chiến tranh của Mỹ. Một đơn vị thuộc loại sừng sỏ nhất của Pháp mà nòng cốt xây dựng đơn vị này đã từng chiến đấu ở Triều Tiên trong đội hình của một sư đoàn Mỹ, được trang bị và cơ giới hóa đến độ cao nhất so với các đơn vị bạn của nó, đã bị tiêu diệt và vĩnh viễn xóa sổ. Điều ấy có thể báo hiệu một cách có sức thuyết phục về số phận của cuộc chiến tranh tiếp theo trên bán đảo Đông Dương.

Điều hiển nhiên là cuộc chiến tranh do Nhà Trắng chỉ huy đã thất bại. Nhưng nguyên nhân thất bại thì không phải dễ dàng thống nhất. Lửa và máu trên chiến trường đã chấm dứt từ lâu. Nhưng về mặt nghiên cứu lịch sử, việc khai thác về sự thật không bao giờ chấm dứt. Đối với chúng ta việc phát huy truyền thống luôn luôn đòi hỏi sự nhớ lại và suy nghĩ để làm giàu thêm kho tàng chiến công với tất cả ý nghĩa và tầm vóc của nó, để lưu lại cho các thế hệ mai sau.

Là những người đã cầm súng chiến đấu trong những điều kiện khó khăn gian khổ hàng chục năm trường, chúng ta không bao giờ xem thường người lính nhà nghề của Pháp đã từng được đào tạo trong những trường chính quy. Nhưng chúng ta có sự phân biệt rõ những người lính ở tập đoàn quân thứ 5 của Tướng De Lat-tre Tassigny đã cùng quân Đồng Minh chiến thắng quân Đức phát xít, hay những đơn vị thiết giáp của tướng Leclerc đã đè bẹp những đơn vị chiến xa của tướng Rommel ở Bắc Phi. Đó là khi họ chiến đấu theo lời kêu gọi của nước Pháp. Nhưng họ đã bị đánh bại trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Ở đây hình ảnh của đại tá Barrou đã được dựng lên và tô vẽ một cách sai sự thật. Có thể ông ta đã được nhiều Bắc đẩu bội tinh ở Triều Tiên hay ở một nơi nào đó. Nhưng trong trận đánh trên đường 19, trong đoàn quân rút chạy bị phục kích, sở chỉ huy của ông bị trận mưa đạn pháo của Trung đoàn 96 dội xuống làm tê liệt. Người chỉ huy binh đoàn đã bị thương và bị bắt ngay từ ngày đầu. Làm gì có chuyện đại tá cùng những người trong đại đội chỉ huy của ông ta, cầm tiểu liên phản kích lại những người xung phong. Càng không có chuyện ông ta lết đi gắn huân chương cho đồng đội đã chết hay bị thương, hủy hoại hết giấy tơ quan trọng, ông ta đã bị thẩm vấn ngay tại địa đoạn phục kích.

Bài tường thuật khá hay có nhiều hình ảnh của B. Fall vẫn còn sót lại "Những hạt sạn" của một cách nhìn thiên kiến. Trong khi B. Fall nhiều lần ca ngợi tinh thần nhân đạo thượng võ của những người lính của Trung đoàn 108 và 803. Ông ta lại đả kích vào những ủy viên chính trị quân đội ta, vu khống họ có thái độ hẹp hòi thiển cận với tù binh bị thương. Đó chính là những người đã lãnh đạo và giáo dục chiến sĩ của mình thể hiện một trong những phẩm chất tốt đẹp của người quân nhân chiến đấu có lý tưởng, có mục đích chính trị. Tác giả đã tự mâu thuẫn với mình!
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #73 vào lúc: 22 Tháng Năm, 2017, 03:06:53 pm »


Tất nhiên mỗi một người có những nhận định khác nhau trước những sự kiện, trước thực tế khách quan. Người đứng bên này hay bên kia có những hạn chế nhất định trong tầm nhìn và cách nhìn. Nhưng như nhà chiến lược thiên tài của Trung Quốc cổ đại đã nói: "Biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng", B. Fall đã nói đúng, với những phuơng tiện tối tân, nhưng binh đoàn cơ động 100 không thể di chuyển nhanh hơn Trung đoàn 803 chỉ hành quân bằng đôi chân. Trong những cuộc hành quân tìm kiếm đối phương, quân Pháp thường chỉ phát hiện ra những lán trại bỏ không mà không biết họ ở đâu. Tuy thế khi quân Pháp dừng lại hay trú quân dã ngoại thì lập tức nó bị tiến công ngay như ở Plây Ring hay ở đèo Chư Đrek. Trong cuộc chiến tranh nhân dân, chiến tranh du kích, sự cơ động của lực lượng được tiến hành bằng những phương tiện thích hợp với mọi địa hình, địa vật. Sự cơ động đó phát huy được nhiều tác dụng khi chúng ta chủ động chọn ra trận địa tốt nhất, tạo ra yếu tố bất ngờ, tạo cả thế và lực để đánh địch vào thời điểm tốt nhất. Đến nỗi bộ chỉ huy Pháp thừa biết các đơn vị Việt Minh đang ở ven đường số 19, nhưng họ không biết rõ cự ly, dự đoán sai khả năng xuất phát của ta. Còn ta thì đã dự kiến cuộc rút lui tất yếu của họ, nắm được cả ngày giờ, đếm được từng khối hành quân, tùng chiếc xe cơ giới. Nên ta đã đánh rất trúng, tập trung vào đội hình của địch. Trước hết là làm vô hiệu sở chỉ huy của Barrou, đập nát mọi phương tiện liên lạc của nó với bộ chỉ huy ở Plây Cu, với các đơn vị đi sau và cả với máy bay. Dù đã có được những tài liệu mật quý giá, B. Fall cũng không thể phát hiện ra được đơn vị tiến công vào GM 100 là một Trung đoàn mới được thành lập ngay trên tuyến lửa đường 19, chứ không phải là Trung đoàn 803 đối thủ đáng sợ. Chắc cho đến lúc kết thúc chiến tranh Đông Dương, bộ chỉ huy Quân đội Pháp cũng không hiểu được rằng đơn vị tiêu diệt GM 100 chỉ có hai tiểu đoàn thiếu một đại đội và hai đại đội trợ chiến mà diệt sáu tiểu đoàn của họ! Làm sao Pháp thắng được một kẻ địch mà mình không thấy rõ, trong khi kẻ địch thấy rất rõ mình?

Ngay về phía quân Pháp, B. Fall cũng chỉ mới phát hiện nguyên nhân thất bại của họ là chưa có phương pháp và tổ chức thích họp, là vẫn dùng chiến tranh cổ điển chống lại chiến tranh du kích không có trận tuyến. Đứng trên quan điểm vũ khí luận đơn thuần, quân sự đơn thuần, nhà báo Pháp nổi tiếng cũng chỉ thấy được là những binh đoàn xe pháo nặng nề không thích hợp với cuộc chiến tranh ở vùng rùng núi nhiệt đới để chống lại quân du kích rất năng động. Vì vậy các lôgic của vấn đề là để chống lại cuộc chiến tranh đặc biệt phải có lực lượng đặc biệt. Pháp đã tổ chức những đơn vị Sơn chiến, những đơn vị Com- măng-đô. Pháp đã thua. Người Mỹ cũng tổ chức lực lượng đặc biệt để chống lại những người Việt cộng, Mỹ cũng vẫn thua. Cuối cùng phải đưa quân đội viễn chinh với những sư đoàn cồng kềnh vẫn không làm gì được phải cuốn gói, để cho quân ngụy tay sai ở lại bị đánh tơi bời chịu thất bại hoàn toàn.

Họ không thể không thừa nhận sự thất bại đã hiển nhiên, nhưng không hiểu được hay không thể hiểu được nguyên nhân của sự thất bại trước lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam. Đó là sức mạnh của chiến tranh nhân dân, sức mạnh của đất nước, của toàn dân được huy động với những chính sách đúng đắn. Đó là đường lối quân sự, chiến lược, chiến thuật của chiến tranh nhân dân phát triển từ thấp đến cao, từ nhỏ đến lớn kết hợp mọi hình thức... Tuy vượt xa hơn các bạn đồng nghiệp phương tây của mình, thấy rõ được tác dụng của chiến tranh du kích. Nhưng bao giờ thì B. Fall mới hiểu được cái yếu tố quyết định các yếu tố nói trên, bao trùm lên hết, đó là sự lãnh đạo của một Đảng chân chính: Đảng Cộng sản Việt Nam.

N.M.C

Hết
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM