Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 08:55:05 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Trung đoàn 96 - Trận tiêu diệt binh đoàn cơ động 100 của Pháp  (Đọc 19318 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #60 vào lúc: 21 Tháng Năm, 2017, 07:16:28 pm »


Dĩ đào vi thượng sách, nhưng...

Lúc 17 giờ 15, tổng hành dinh của khu chuyển cho Kbinmann lệnh bỏ xe và khí cụ về hợp điểm với bộ binh ở cây số 22 đem theo tất cả thương binh có thể chuyển được. Kbinmann báo đã được lệnh và trao đổi tình hình với Gui¬nar. Lúc đó tiểu đoàn Sơn chiến - tiểu đoàn bộ binh, trung đoàn 43 đã tự giải vây được và thoát ra khỏi cái lờ không có sự yểm trợ.

Đối với các thiếu tá tiểu đoàn I, II Triều Tiên thương binh là một vấn đề lớn, không thể bỏ họ lại, nhưng thật là điên rồ phải chuyên chở họ. Ở giũa rừng thẳm phải tính rằng tám người một cáng, hai toán hộ tống có vũ khí và còn phải lệ thuộc vào đường mòn của một vùng không dễ tồn tại, hoặc sẽ bị địch bắt, tất nhiên thương binh sẽ bị bỏ rơi người này đến người khác.

Hai thiếu tá nhất trí quyết định để lại thương binh ở đường cái, cấp cho họ những gì cần thiết của người sống và thuốc men. Những bác sĩ và y tá tình nguyện ở lại với họ để cùng chia sẻ số phận.

Dù sao Trung đoàn 803 lúc ấy, cũng đã tỏ rõ nhân đạo đối với những thương binh. Thiếu tá bác sĩ Varme Janville được gọi đến, đó là người vùng Bắc nước Pháp, người đầy máu me, kiệt sức, anh ta nhìn hai người đối thoại, và biết rõ tình thế hơn ai hết.

- Janville, chúng tôi vừa mới nhận được lệnh rời đường lúc 19 giờ 00.

- Còn những thương binh?

- Để họ lại ở đây. Các anh thừa biết chúng tôi không thể làm gì được đối với họ một khi chúng tôi quay lại rừng.

- Có thể chăng, chúng ta đề nghị tạm đình chiến để di tản thương binh? Quân Việt trên mảnh đất này rất nghĩa hiệp đối với thương binh trong những lần trước.

- Chúng tôi không có quyền, không có lệnh tạm đình chiến, ngay cả ở Điên Biên Phủ cũng chẳng có tạm đình chiến...

Bác sĩ thiếu tá Janville nhấp nháy mắt, nhìn đường cái la liệt những sườn xe đang bốc khói của thiết giáp và pháo. Anh ta nhìn ngắm họ, những con người không có một giọt nước để uống, đã chiến đấu sáu giờ liền dưới nắng hừng hực trên con đường có nhiều cao điểm khống chế tạo cho đối phương xạ trường tốt. Anh ta biết rằng sự chia tay lệ thuộc vào sự lui quân nhanh để cho rừng che chở khi việc đề nghị tạm đình chiến bị từ chối. Những thương binh chắc sẽ giao chiến trận cuối cùng, không còn cách nào khác, nhiệm vụ anh ta là quay về với thương binh.

- Thưa các ông, tôi nghĩ rằng tôi không thể làm gì có ích hơn. Có bác sĩ giỏi ở Plây Cu và thương binh cần tôi, tôi sẽ ở lại với họ.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #61 vào lúc: 21 Tháng Năm, 2017, 07:16:55 pm »


Không phải lúc của những diễn văn tình cảm, thiếu bác sĩ Jarme Janville bắt chặt tay hai người bạn, quay nửa vòng và đến với thương binh đang hấp hối ở đường cái, dưới các xe rỗng bụng, xe cứu thương bị đạn pháo lật nhào. Ông ta là nhà khoa học nhưng hành động như người lính và trên hết là con người có lương tâm.

Sự hy sinh của Varme Janville không đạt hiệu quả, chắc là quân Việt không tàn sát thương binh ở chiến trường. Họ đã dùng những xe ôtô còn chạy được chở thương binh về bệnh viện trống rỗng ở An Khê. Janville năn nỉ trại trưởng tù binh cho phép chữa người của mình và của cả đối phương...

... Varme Janville thoát chết trong cuộc phiêu lưu hãi hùng và được giải ngũ sau chiến tranh, kiệt quệ cả tinh thần lẫn thể xác.

Lúc 19 giờ 00 tàn quân của binh đoàn cơ động 100 được tổ chức lại thành một đơn vị gọn để đánh trận cuối cùng nhằm thoát khỏi cái bẫy ở cây số 15 mà qua sáu giờ đã nghiền nát dần dần GM 100.

Đêm tối đã bao trùm cách đây gần một giờ (ở vùng nhiệt đới mặc dầu tháng 6, đêm đến sớm) một loạt ánh chớp lóa mắt báo hiệu sự chuẩn bị, người ta nhét lựu đạn cháy vào nòng đại bác, tưới xăng lên khí cụ và châm lửa, người ta lôi ra những viên đạn cuối cùng của những đại bác không giật cuối cùng còn nguyên vẹn và đốt những băng đạn trọng liên sau khi đã đập nát súng và quăng bộ khóa nòng.

Chính tiểu đoàn I Triều Tiên mở đường hành quân, theo sau là tiểu đoàn II Triều Tiên và pháo thủ, còn nhúm lính thê thảm sống sót của 520e tiểu đoàn khinh quân thì lê thê đi sau cùng có đêm tối trợ giúp cho quân Pháp.

Mặc dầu bắn dữ dội, Việt Minh cũng không cản được sự đột phá của quân Pháp, lẽ ra phải chọn đột phá hướng tây là hướng cây số 22, thì đơn vị lại đi về hướng chính nam và dấn sâu vào rừng. Rời rừng thưa ở cây số 15, quân thoát nạn của GM 100 nhìn thấy những thương binh còn sức cầm súng đang chiến đấu một cách vô vọng dưới ánh sáng của đại bác đang cháy.

Sau đó tiếng súng thưa dần, Việt Minh đập tan dần những kháng cự cuối cùng và lo thu nhặt đoàn xe những gì có thể dùng được. Họ không cần ở lâu tại chiến trường để đợi bom dội, mặc dầu sự có mặt tù binh Pháp bảo đảm sự che chở chốc lát cho họ.

Hôm sau, tảng sáng, khu vực đánh nhau vắng teo, trên đường cái chỉ còn những đại bác và xe hỏng, những xác chết, một số thương binh Pháp để lại sắp chết. Đại tá Barrou cũng ở trong số các thương binh này. Trong hai ngày ông ta trốn trong bụi và nuôi hy vọng sẽ có đội tuần tra Pháp đến chiến trường. Mỗi đêm ông ta lê đến xe cứu thương Dodge đã bị lật nhào, cạnh đường trong đó có hai người Cam-pu-chia đang thoi thóp, để hóp ngụm nước sạch cho đỡ khát.

Ngày 26 tháng 6 ông ta thấy xuất hiện toán lính Pháp. Ông đã bị què và bị thương khi chạy thoát trong đợt truy quét đầu tiên của địch, lúc tìm cách chạy về Plây Cu, xa 70km. Họ cáng Barrou và lên đường. Ba giờ sau đó, khi vượt qua ba ki-lô-mét một cách mệt nhọc mất nhiều máu, thương binh đuối sức vì đã nhịn ăn ba ngày. Đạn lại đang vèo vèo trên đầu. Một bộ phận Việt Minh tổ chức "Nhét nút" giữa Mang Giang và An Khê đánh chặn. Họ quay về hướng đông và bị bao vây chặt bởi chủ lực Việt Minh. Đại tá Barrou và những người sống sót của GM 100 được trả tự do sáu tuần sau đó, sau hiệp định đình chiến được ký ở Giơ-ne-vơ.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #62 vào lúc: 21 Tháng Năm, 2017, 07:17:28 pm »


Bị truy kích sát gót.

Từ khi bị lún sâu trong rừng, đoàn quân dồn đống lại rất khó chỉ huy. Quân Việt nhanh chóng thấy rằng đây là một bộ phận chiến lại phẩm sống ngon lành đang trốn chạy và khống chế, đẩy họ về cây số 22, không cho họ liên lạc với binh đoàn của Sockel.

Lúc 19 giờ 30, hai thiếu tá quyết định phân chia đội ngũ thành những bộ phận nhỏ cỡ phân đội dưới sự chỉ huy của sĩ quan hoặc thượng sĩ.

Đối với hầu hết các đơn vị và ngay cả tiểu đoàn Sơn chiến - tiểu đoàn bộ binh, trung đoàn 43 khi tiến quân riêng lẻ, dù có tiến nhích hơn kẻ khác một ít thì đêm ấy quả thật là một cơn ác mộng thật sự. Họ đi thành từng toán nhỏ hoặc riêng lẻ, phá rừng bằng luỡi lê, rựa, để mở lối đi, bị gai cứa lòng bàn tay và cào rách nát quần áo. Đây đó sự mệt nhọc chôn vùi con người, họ ngã xuống chẳng có một lời, thỉnh thoảng người dân miền núi rình rập phát hiện và cắt cổ chẳng kịp kêu. Cuộc hành quân càng khó khăn hơn khi đến gần cây số 22 vì quân Việt thừa biết rằng không sớm thì muộn những người chạy trốn cũng phải ra đường cái nên bố trí "Nhét nút" chặn tất cả khu vục Mang Giang. Hằng trăm người mất mạng trong vài giờ lúc rạng đông. Tiểu đoàn I Triều Tiên dẫn dắt đội hình đang còn là một đơn vị có tổ chức. Từ 6 giờ 30 đến 8 giờ 30 ngày 25 tháng 6 cách khoảng 5 ki-lô-mét cây số 22, họ đã đẩy lùi ba đợt tấn công liên tục của địch. Lúc tám giờ đại đội bốn đi đầu rơi vào ổ phục kích, chiến đấu với tâm trạng thất vọng để mở đường cho tiểu đoàn và giết được 12 binh lính địch.

Lúc 11 giờ 30, một mảnh trời xanh xuất hiện trên các đỉnh cây tán dày và làn gió nhẹ lay động lá cây.

- Ai đi đó?

- Đừng bắn! Người Pháp đây!

Từ lùm cây cách đại đội bốn không xa lắm, ba bóng người quân phục rằn ri ló ra, ngón tay để ở cò súng tiểu liên: đó là quân nhảy dù của binh đoàn không vận tuần tra ở cây số 22. Quân của tiểu đoàn I Triều Tiên nhảy xô vào lính dù, ôm chặt họ và khóc vì kiệt sức, vì sợ hãi đã kìm chế, vì vui mừng được thoát nạn lành lặn và ra khỏi cuộc tàn sát. Hẳn là họ được sống sót từng người một song GM 100 thì đã chết trọn vẹn ở cây số 15 ngày 24 tháng 6 rồi.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #63 vào lúc: 21 Tháng Năm, 2017, 07:18:06 pm »


*
* *

Vị trí ở cây số 22 không thể giữ được và quân dù chỉ bám đó để làm chỗ đón tiếp GM 100. Các phân đội khác lần lượt kéo đến Mang Giang và đơn vị cuối cùng đến lúc 19 giờ, trải qua 40 giờ hành quân hoặc chiến đấu, quân lính không nghỉ ngơi, không ăn uống. Họ lại được đưa tiếp đến Mang Giang, tại đây đại tá Sockel và binh đoàn cơ động GM 42 đón họ, tập trung lại và chuyển ngay thương binh về Plây Cu bằng ôtô.

Bị liệt vào loại mất tích và tưởng như đã chết rồi, xốc xếch mặc vỏn vẹn chỉ có áo sơ mi, quần rách nát vì gai cào, sự xuất hiện của đại úy Léoujon đi đầu nhũng người sống sót của đại đội mình, gây nên sự kinh ngạc ở Mang Giang.

Về phía họ, Việt Minh tạm ngừng để thu dọn khí cụ bỏ lại của GM 100, chuyển thương binh của mình về An Khê và tiếp nhận lực lượng tăng viện khoảng một tiểu đoàn. Họ đã sẵn sàng chuyển qua giai đoạn hai đợt tấn công, nhằm tiêu diệt binh đoàn 42 và quân dù của binh đoàn không vận đang di chuyển chậm chạp do phương tiện chuyên chở và do tàn quân GM 100 làm nặng nề thêm.

Những đơn vị Pháp ra lại đường cái, lần này là để rút lui về căn cứ cố thủ Plây Cu nơi mà cách đây hai tháng GM 100 ra đi đầy tự tin. Tuy nhiên bài học cay đắng đã có rồi, rằng đội ngũ dân vệ miền núi, quân dù, những đơn vị của GM 100 tăng cường chiến xa của trung đoàn thiết giáp số 5 ("Hoàng gia Ba Lan") chỉ tiến quân được trong sự thận trọng lớn và sự yểm trợ thường xuyên của bộ binh ở hai bên.

Chiều ngày 26, GM 42 (chiếm Phú Yên) ở khoảng mươi ki-lô-mét Tây Mang Giang, những phân đội còn lại của đơn vị bắt đầu rút về vị trí mới này. Mục tiêu ngày mai là đến Tây Phú Yên 12 ki-lô-mét, chỗ cầu Đak Ya Ayun. Tiểu đoàn I Triều Tiên lại đi đầu đội hình bị rơi vào trận phục kích được chuẩn bị rất tốt của Việt Minh ở phía đông cầu. Nhưng đơn vị đã nhớ lại bài học ở cây số 15, trung đội chiến xa "Hoàng gia Ba Lan" đi trước bộ binh, kiên quyết xông vào đoạn chướng ngại vật của Việt Minh, trong khi đó quân dù, tiểu đoàn I Triều Tiên, tiểu đoàn 6 sơn cước bỏ đường cái, ráng chạy ngay thật xa vào rừng. Súng địch, như ở trận tấn công cây số 15, đã hiệu chỉnh sẵn vào đường cái, không thấy mục tiêu nên phải hiệu chỉnh lại. Bộ binh Việt tưởng rằng như chiến đấu với đội quân mất tinh thần đã chạm trán cách đây ba ngày. Họ bị đẩy lùi bởi sự phản kích của quân Pháp với tinh thần tấn công đã chứng minh.

Trong giây lát việc đụng độ rất quyết liệt. Đại đội chỉ huy và đại đội 1 tiểu đoàn I Triều Tiên bị tràn ngập bởi những đợt xung phong của Trung đoàn 803. Họ được cứu thoát nhờ sự phản kích của đại đội 2 Tiểu đoàn Triều Tiên ở cây số 15 được gọi về, cấp xe đi tiếp viện. Khi quân địch ngừng đánh lúc 11 giờ 15 và lui vào rừng thì quân Pháp làm chủ trận địa, nhưng thắng lợi phải trả giá hàng trăm sinh mạng. Trung đoàn I Triều Tiên với quân số 834 người vào tháng 12 năm 1953 chỉ con 452 vào tháng 5 năm 1954, riêng trận Đak Ya Ayun mất 59 người.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #64 vào lúc: 21 Tháng Năm, 2017, 07:18:47 pm »


Ngày 28 tháng 6 đoàn quân đổ ra đồng nội rộng dần, thấy dân làng đây đó, cả những cánh đồng trồng trọt. Quân Pháp có cảm giác là đã an toàn. Plây Cu chỉ cách 30 ki-lô-mét.

Lúc 11 giờ 00 tiền vệ gồm hai đại đội của BM/43cRIC, làm quân của trung đoàn I Triều Tiên, cụm bốn pháo binh Việt Nam (GAVN) và một trung đội của phân đội 3/5 Cuir đến được địa điểm cách ba ki-lô-mét giao lộ 19 và 19 bis. Qua những dấu hiệu khác nhau như: chim chóc im lặng, cảnh vật tự nhiên, những đống đá rải trên đường cái... chắc hẳn sự phục kích, một lần nữa đang đợi quân Pháp.

Lần này quân Việt tung ra đơn vị anh em với Trung đoàn 803 là Trung đoàn 108 vừa mới được bổ sung một đơn vị tinh nhuệ, tiểu đoàn 30 độc lập, vấn đề thắng bại cũng quan trọng như ngày 24 tháng 6 vì đánh tan hoàn toàn GM 42 thì quân Pháp không thể phòng thủ nổi vùng cao nguyên. Sự kiện ở Dak Ya Ayun đã nêu bài học. Ngay từ những tiếng súng đầu tiên quân của đoàn dã chiến và của trung đoàn I Triều Tiên đã triển khai vòng cung phòng ngự trên đường 19, trong khi đó thì những chiến xa bảo vệ đầu đoàn xe, còn các khẩu pháo của bốn GAVN thì bố trí ở giữa vòng cung. Đại tá Sockel cùng sở chỉ huy bố trí ở tung thâm "túi" và đại tá đích thân chỉ huy tác chiến.

Đoàn xe của GM 42 bị phá hủy bởi loạt bắn chết người khi xe còn ở bên ngoài trận địa phòng ngự. Trong tiếng ầm ầm kinh khủng của nhiều xe nhảy lên, một lần nữa, đã có bài học ở cây số 15, những lái xe Việt Nam chậm buông tay lái, mải miết theo đường cái nên hút vào những xe đang cháy tại chỗ vào lề đường và cán nát những người bị thương hoặc người chết. Lúc 12 giờ 08 đoàn xe ôtô đến được vùng an toàn, bỏ lại 10 xe cháy, 12 thương vong.

Lúc 12 giờ 15, bộ binh Việt xuất hiện từ các bụi rậm và tấn công. Lại một lần nữa những quân lính mệt lử của trung đoàn I Triều Tiên chịu đựng một quả đấm điếng người.

Mất tất cả trọng liên ngày 24 tháng 6, chứng kiến 20 đồng đội chết hoặc bị thương trong trận phục kích ở cầu Đak Ya Ayun và vừa mới bổ sung đạn dược của vũ khí cá nhân, 50 lính của đại đội 1 không con tý hy vọng gì thoát được. Tuy vậy họ thực hiện nhiệm vụ đến cùng để giúp cho đại tá Sockel trong giây lát tổ chức phòng ngự. Lúc 12 giờ 35 đại đội 1 của tiểu đoàn I Triều Tiên không còn nguyên vẹn nữa, bị nghiền nát bởi làn sóng xung phong của địch tiến sâu vào trận địa pháo Việt Nam. Pháo để thước ngắm số không, bắn các hướng để yểm trợ các đơn vị. Khi quân Cộng sản chiếm trận địa pháo, đại tá Sockel dùng ba trung đội của đại đội 2 trung đoàn I Triều Tiên lực lượng dự bị đang ở giữa "túi" đi cứu viện cho đồng đội. Lúc 13 giờ tiếng la ó "Triều Tiên" nổi lên từ đám cỏ cao; quân đại đội 2 chồm dậy và vượt qua đường 19 dưới hỏa lục để thọc sườn quân địch. Không giống cuộc tàn sát như ở cây số 15, lần này trong quân Pháp không có tân binh, không có đơn vị hậu cần ngờ nghệch, nên khỏi phí sức để chỉ huy. Còn pháo thủ Việt Nam (ngụy) thì có mặt tại khẩu đội và bắn trực tiếp loạt này đến loạt khác, hỏa lực tập trung, nên kiểm tra được hiệu quả bắn.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #65 vào lúc: 21 Tháng Năm, 2017, 07:19:12 pm »


Từ Nha Trang, những máy bay đáng tin cậy B.26 có một lần, phát hiện quân Việt ở khoảng đất trống rất xa rừng nên các loạt đại liên và bom Napal tìm mục tiêu dễ dàng và thêm một lần nữa đối phương rời bỏ trận đánh để lại những xác bị thiêu do bom Napal (Na-pan) ném trúng.

- Trong mùi xăng khét lẹt mọi nơi, một trong những người thoát nạn của đại đội 1 nhận xét rằng cảm thấy rõ mùi heo quay.

Những đơn vị khác nhau của đoàn xe tập trung chậm chạp dọc đường 19, quân lính nhìn nhau ngạc nhiên thấy mình còn sống.

Tiểu đoàn I Triều Tiên lại một lần nữa, bị chạm trán khốc liệt, khoảng 60 phút chiến đấu, tiểu đoàn đã mất 42 ngtrời, hầu hết của đại đội 1, bị chết khi đối đầu với bộ phận chủ yếu của địch. Trong năm ngày đánh nhau trên đường 19, tiểu đoàn I Triều Tiên có quân số bị chết bằng hai năm ở chiến tranh Triều Tiên và không thể tham gia trận cuối cùng được.

Tuy nhiên sự đau khổ dai dẳng của quân lính GM 100 sắp kết thúc. Sau một đêm vô sự ở dã ngoại, chỗ giao lộ 19 và 19 bis cạnh cứ điểm Đak Đoa bị phá hủy, họ đến được Plây Cu ngày 30 tháng 6. Đại tá Masse, người chỉ huy mới của đơn vị, chờ thêm một vài phân đội để làm hạt nhân cho bộ tham mưu binh đoàn thành lập lại. Đây là lần đầu tiên sau một tuần và cũng là lần đầu tiên kể từ tháng chạp năm 1953, quân lính GM 100 mới được rảnh rang nhìn nhau, cảnh tượng thật là khủng khiếp, râu ria xồm xoàm, áo quần rách nát, bị kiết lị nhiều tháng, ghẻ lở khắp người. Họ giống những người trốn trại tập trung hơn là binh lính của đơn vị chủ lực. Còn đơn vị thì cũng bị tổn thất kinh khủng: đại đội chỉ huy (CCS) chỉ còn lại 84 người/222, tiểu đoàn I và II Triều Tiên và tiểu đoàn dã chiến mỗi đơn vị có 834 người trước khi đánh nhau thì nay còn 452, 497 và 345. Cụm 2 của trung đoàn pháo binh thuộc địa bị diệt 215 người trong số 474, đơn vị này sau khi bị mất đại bác ở cây số 15 đã lập thành một đại đội bộ binh và chiến đấu tốt như những lính bộ binh trong ngày 26 và 28 tháng 6. Quân khí cũng thế, mất rất nhiều: 85% xe, bao gồm một trung đội thiết giáp phải bỏ lại tất cả pháo; phương tiện thông tin mất 68%; vũ khí tự động bộ binh, đại liên, bán tự động mất 50%. Ngược lại, những người chạy thoát đem theo vũ khí cá nhân, họ được chỉ bảo rằng đánh nhau ở rừng, khi bị lẻ loi, trong bụi bờ mà không có vũ khí là một người đã mất. Thỉnh thoảng trên đường cái thấy nhiều người mang hai vũ khí, của mình và của thương binh, để bắn trong trường hợp xấu xảy ra.

GM 100 đã trở nên vô dụng đối với một đơn vị cơ động, một mặt vì mất tất cả xe cộ, mặt khác vì quân lính kiệt quệ và mất tinh thần. Mặc dầu quân Pháp và Việt (ngụy) bị đe dọa tiêu diệt, nhưng họ vẫn đứng được đến bây giờ, và sự phản ứng đã nổ ra.

Trong khi đó tình hình chung đã suy sụp nhiều, bộ chỉ huy phải giao việc chỉ huy phòng thủ quân khu Plây Cu cho lực lượng còn lại của GM 100. Tiềm lực phòng thủ quân khu này vừa bị giảm đi bởi sự chuyển ra Bắc Kỳ binh đoàn không vận I và chuyển tiểu đoàn Sơn cước xuống duyên hải Trung Bộ.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #66 vào lúc: 22 Tháng Năm, 2017, 03:00:51 pm »


Làm sống lại một thây ma.

Lúc này Tổng hành dinh vùng (QG) tập trung một số quân cụ để tổ chức lại binh đoàn cơ động 100 với lực lượng trích từ các đơn vị khác, mượn ba xe Jeep của Plây Cu, ba ôtô của GM 42 và cụm pháo 10e RAC nhận ba đại bác 105 ly. Một phân đội nhỏ được tăng cường cho trung đoàn Triều Tiên. Quân lính của GM ngủ, và ăn làm công sai như những cái máy, nhưng ý chí của họ đã kiệt quệ. Đối với họ cuộc chiến tranh đã kết thúc. Xa xăm bên kia, ở Giơ-ne-vơ các chính khách đang đặt dấu chấm ở những dòng cuối cùng của hiệp định ngừng bắn. Pierre Mendes France, Thủ tướng nội các, ngày 20 tháng 6 cam kết ngừng bắn trong thời hạn 30 ngày, vì thiếu cái gì đó nên nội các từ chức và chiến tranh tiếp tục.

Tuy nhiên Bộ chỉ huy vùng cao nguyên tiến hành kết thúc chiến tranh bằng một chiến dịch tấn công cuối cùng đặt tên thơ mộng "Hoa Myosotis". Mục đích là tiêu diệt chủ lực Việt Minh thâm nhập vào phía nam và đang kiểm soát thật sự đường 14 giữa Plây Cu và Buôn Ma Thuột. Khu vực giữa hai thị trấn ở núi Chu Đrek, là một dãy núi nhỏ rừng bao phủ, quân Việt có thêm tiềm lực qua nguồn tin của bộ tộc Ê-đê ở cao nguyên Đắc Lắc. Các đoàn xe kế tiếp lên Buôn Ma Thuột đến các điểm tựa phía bắc đều phải có sự hộ tống của pháo binh, thiết giáp và không quân, mỗi lần mở đường đều là một cuộc chiến đấu thật sự.

Sớm hay muộn, cuộc càn quét ở Chu Drek sẽ không tránh khỏi, nhưng thật là không sáng suốt. Khi nên để nhiệm vụ đó về sau, thì lại thực hiện bằng những đơn vị vừa mới thoát khỏi nanh vuốt tử thần. Trung tá Soc Kel, chỉ huy GM Sơn cước số 42, là người phải chỉ huy chiến dịch, chống lại Tổng hành dinh vùng (QG) trên nhiều vấn đề và cuộc tranh cãi kéo dài đến rạng đông của ngày bắt đầu càn quét. Tổng hành dinh vùng không nhượng bộ. Những đơn vị còn lại của tiểu đoàn dã chiến, trung đoàn 43 đến với trung đoàn họ và tiểu đoàn II Triều Tiên được chỉ định đảm nhiệm phòng thủ Plây Cu, còn nhiệm vụ khai thông đường một lần nữa, lại giao cho tiểu đoàn I Triều Tiên dũng cảm, với quân số hiện có bằng hai đại đội rưỡi bộ binh. Sau 7 tháng chiến đấu với khí hậu khắc nghiệt chỉ huy và đứng đầu hầu hết các trung đội là các trung sĩ bình thường và một vài thượng sĩ. Người ta hoài nghi khĩ được biết tin là tiểu đoàn sẽ đột phá mở đường như thế đó.

- Mẹ kiếp! Họ muốn lột da chúng ta đến cùng! - Hạ sĩ Cadiergue thốt lên - con người được tuyên dương hai lần ở chiến trường Triều Tiên - Như thế chưa đủ sao?
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #67 vào lúc: 22 Tháng Năm, 2017, 03:01:39 pm »


Ngày 14 tháng 7, ngày Quốc khánh, ba tiểu đoàn sơn cước của GM 42, cụm bốn pháo binh Việt Nam (GAVN), Tiểu đoàn I Triều Tiên và một trung đội tăng cường, chí cốt của phân đội 3 trung đoàn 5 thiết giáp "Hoàng gia Ba Lan", lên đường về phía Nam dọc theo đường 14, mục tiêu đầu tiên của đoàn quân đến là đồn Ea Hléo, cách Plây Cu 85 ki-lô-mét, một điểm tựa sơ sài do đại đội sơn cước đóng, được tăng cường ba chục dân vệ địa phương. Từ đây đoàn quân phải đến núi Chu Đrek để cô lập và đánh tan địch với sự hỗ trợ của các đồn bốt địa phương và máy bay B.26. Chiều ngày 16 tháng 7 các đơn vị khác nhau đến Ea Hléo. Ngày "G" được quyết định là rạng đông ngày mai.

Lúc 14 gia 30 phút tiểu đoàn I binh đoàn 42 sơn cước rời đồn trại, sau đó nửa giờ là tiểu đoàn I Triều Tiên. Hai đơn vị này gồm cựu binh đã chiến đấu ở đường 19 với tất cả các biện pháp được áp dụng để khỏi rơi vào cuộc phục kích bất ngờ. Đoàn quân tiến từng đoạn một dưới sự yểm trợ của pháo binh của bốn GAVN đến tận vị trí phòng ngự mới, còn pháo binh thì được chiến xa bảo vệ cũng tiến từng khẩu đội như cách trên. Đoàn quân đến làng Ban Ea Ten, bắc đèo Chu Đrek hai ki-lô-mét vào lúc tám giờ. Tại đây chả có dấu vết gì của địch.

Giai đoạn tiến quân này, thứ tự hành quân được thay đổi: tiểu đoàn I Triều Tiên làm hậu vệ, dừng lại chốc lát với pháo binh cạnh làng Ban Ea Ten. Ba tiểu đoàn sơn cước bảo vệ đội hình trong quá trình tiến quân đoạn thứ hai, đoạn đường rất khó khăn qua đèo. Dần dần khung cảnh địa thế rộng ra, quanh đèo vách đứng cản trở tầm nhìn, vả lại có nhiều bụi bờ bên phải đường. Giữa Plây Cu và Buôn Ma Thuột, địch không thể chọn địa điểm nào tốt hơn để phục kích bất ngờ.

Trinh sát kỹ xung quanh, quân lính của tiểu đoàn I, 5 và 18 sơn cước đến gần đội hình, tay lăm lăm cò súng, mắt cố phát hiện dấu hiệu sự có mặt của địch nhưng chẳng có gì khả nghi. Những xe thiết giáp và Half-Track chạy loanh quanh như chó bẹc-giê chầu giữ đàn sức vật.

Lúc 10 giờ 15 phút những bộ phận đi đầu nối dọc với đội hình phía sau không có gì trở ngại.

Lúc 10 giờ 30 phút cơ quan tham mưu của GM-42 rời Ban Ea Ten và 11 giờ 15 phút đơn vị hậu vệ - tiểu đoàn I Triều Tiên cùng pháo binh được lệnh vận động. Năm phút sau có lệnh trái ngược, đồng thời có mật lệnh cho pháo binh bắt đầu bắn. Máy bay trinh sát báo có khả nghi ở phía nam và tây của đội hình. Lúc 11 giờ 15 phút, có lệnh ngừng bắn và pháo binh một lần nữa được lệnh móc pháo vào xe.

Giữa trưa, trung đội thiết giáp làm bốc một đám bụi lớn phía sau, nối được với pháo binh ở đoạn giữa Ban Ea Ten và chân đèo. Tiểu đoàn I Triều Tiên thận trọng theo sau, thứ tự tiếp theo là đại đội 4, đại đội chỉ huy và đại đội 1.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #68 vào lúc: 22 Tháng Năm, 2017, 03:02:42 pm »


Đòn tối hậu.

Trận phục kích của quân Việt đã diễn ra ác liệt và được chuẩn bị chu đáo. Lúc 12 giờ 15 phút khi những bộ phận chủ yếu ra khỏi đội hình thì cối 81 và 60 ly, SKZ bắn.

Ngụy trang tài tình, toàn thể quân địch tấn công chính nhằm vào các xe không thiết giáp của đoàn xe như: Xe chở đạn, xăng, xe Jeep. Phút chốc, cả tá xe bốc cháy như những ngọn đuốc, với những tiếng nổ đinh tai của các hòm đạn lẫn lộn với các thùng xăng lần lượt bị tung lên. Trong thế trống trải giữa đội hình, đại đội 4 của tiểu đoàn I Triều Tiên chỉ có chết mà thôi. Không có rãnh để núp, chẳng có cây con để ẩn. Súng tự động quân Việt bắn xuyên táo dọc đường, giống hoàn toàn như bắn bia ở trường bắn.

Việc tiêu diệt đại đội 4 giúp cho đại đội chỉ huy và đại đội 1 sự may mắn sống sót. Họ tạt vào bụi bờ bên phải đường chỗ chân đèo và tìm cách khai thông đường đến làng Ban Ea Ten, đem theo những thương binh, trong đó có Guinase, thiếu tá của tiểu đoàn và trung úy trẻ của đại đội 4.

Tiểu đoàn I Triều Tiên thấy giờ tận số đã đến. Những con người đã đánh bại quân Trung Quốc ở Triều Tiên tại Wonýu và Mont Chave, được sống sót trong con ác mộng An Khê và trong địa ngục ở cây số 15, đang ngã xuống, ba ngày trước khi kết thúc cuộc chiến tranh đã kéo dài tám năm.

Nhưng quân lính vẫn tiếp tục chiến đấu "theo điều lệnh". Đại đội chỉ huy chiếm lĩnh vị trí ở chân đèo, bắn súng tự động để bảo vệ đại đội 1 rút lui đem theo tất cả thương binh thu nhặt được và cách yểm trợ nào cũng được áp dụng để bảo vệ đại đội chỉ huy rút lui, cứ như thế lập đi lập lại quá trình hành quân. Mỗi bước luân chuyển lại có thêm những người bị thương hoặc chết.

Ở đoạn cuối của đội hình, những tiểu đoàn của GM 42 được vô sự mặc dù địch phá hủy được 47 xe. Một lần nữa, máy bay B.26 bay đến sau tiếng gọi đầu tiên, nhưng thắng lợi của sự chi viện, tiếng rít của bom và tiếng ồn của các loạt đạn chỉ cản trở GM 42 báo cáo về sự hấp hối của tiểu đoàn I Triều Tiên; vì không những nó chết mà chết đơn độc, tất cả các điện đài không hoạt động, không thể nghe được do rừng núi cản ngăn. Đến 13 giờ 35 chỉ huy trung đội thiết giáp, một trong những đồng minh trung thành của GM 100 mới báo cáo việc tiểu đoàn I không thoát ra được nơi mà pháo binh của GM 42 vừa vượt ra. Không do dự và không có bộ binh kèm theo, những xe thiết giáp và Half Track dũng cảm đã lao vào đội hình. Quân Việt không thèm bắn ba-dô-ka mà dùng bộ binh xung phong với hy vọng chiếm đại bác, nhất là điện đài quý giá. Trong vài phút bầy ong bộ binh mặc đồ đen nhảy xổ lên các xe thiết giáp và cuộc giáp chiến đẫm máu diễn ra, đặc biệt là ở thành xe Half Track mở trống.

Những kíp xe chiến đấu đến cùng, họ đẩy ra khỏi đường cái những xe do địch làm hỏng và làm câm họng vài khẩu đại liên địch - đang ghìm xuống đất tiểu đoàn I Triều Tiên, hành động này đã trả giá đắt, nhưng dù sao cũng cứu được những lực lượng còn lại của tiểu đoàn I Triều Tiên khỏi bị tiêu diệt. Lúc 14 giờ 00 những người lính mặc đồ đen đột ngột ngừng tấn công và biến mất vào rừng Chu Đrek.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #69 vào lúc: 22 Tháng Năm, 2017, 03:03:07 pm »


Chừng mực nào đó tiểu đoàn I Triều Tiên đơn vị giương cao ngọn cờ Pháp trong đoàn quân Liên hiệp quốc ở Triều Tiên và là mũi nhọn của GM 100 không còn tồn tại nữa. Vài ngày sau đó người ta điểm danh những người thoát nạn, trong đó có trung sĩ Luttringer và hạ sĩ Cadiergue, Levet đến ngày 25 tháng 7 mới trở về, quân số còn lại chính xác là 44 người khỏe mạnh trong 834 người đầu chiến dịch, tiểu đoàn I Triều Tiên và GM 100 đã làm tròn nhiệm vụ đến cùng.

Quân Việt Minh đã tỏ thái độ nghĩa hiệp đối với tiểu đoàn I Triều Tiên. Ngày 19 tháng 7, người chỉ huy Quân đội nhân dân vùng Chu Đrek thông báo cho viên chỉ huy đồn Ea Hléo cho phép dùng xe y tế không mang theo vũ khí đến thu nhặt những thương binh trên đường, cách đồn 10 ki-lô-mét tại đây có 37 thương binh trong trận phục kích ngày 17 tháng 7. Dưới sự hướng dẫn của trung úy bác sĩ Patrouilleau cùng cha Pere Currien biết tiếng địa phương, đoàn xe rời Plây Cu độ vài giờ thì qua Ea Hléo, và mất hút trong bốn ngày. Toán 17 thương binh đi bộ về Plây Cu ngày 23 tháng 7 báo lại rằng nhân viên y tế bị quân Việt giữ lại ở bót gác tiền tiêu để đợi lệnh cấp trên. Họ được trở về Plây Cu với những thương binh ngày 23 tháng 7.

Lúc đó quân cố thủ đồn nhỏ Ea Hléo, nơi có quân thoát nạn của tiểu đoàn I Triều Tiên ẩn náu, đến lượt mình, bị kẻ địch bao vây. Đêm 19 rạng 20, hai mươi dân vệ miền núi đào ngũ mang theo vũ khí. Quân đồn trú gồm bảy cảnh sát Pháp, hai mươi dân vệ miền núi ít nhiều đáng ngờ về sự trung thành, vài quân nhân thoát nạn của tiểu đoàn I rất dao động vì những trận đánh ngày 17 làm tăng thêm quân số của vị trí này. Đồn trưởng quyết định chiều 20 tháng 7, ngày ký đình chiến ở Giơ-ne-vơ sẽ đưa quân ra các cao điểm để băng rừng đến một địa điểm ở bắc Buôn Ma Thuột, thay vì rút về Plây Cu nơi mà quân Việt phục kích sẵn dọc đường 14.

Ngày 24 đoàn quân đến Buôn Ma Thuột kiệt sức, nhưng bình yên vô sự.

Đối với lực lượng Pháp ở miền Nam cao nguyên, tình hình quân sự trong tháng, sau tuyên bố ngừng bắn, thật là thất vọng. Nhân việc liên lạc giữa các đơn vị bấp bênh, thiếu đảm bảo (có phần nào đúng), quân Việt Minh tiếp tục tấn công và quân của các binh đoàn cơ động ở cao nguyên mặc dầu mệt mỏi và đình chiến đã ký vẫn phải tiếp tục chiến đấu. Lực lượng GM 100 phòng thủ Plây Cu bị tấn công ngày 27 tháng 7.

Ngừng bắn hoàn toàn kết thúc vào ngày 1 tháng 8 năm 1954 và 13 ngày sau lực lượng GM 100 còn lại: nửa tiểu đoàn II Triều Tiên, một ít quân sống sót của tiểu đoàn I Triều Tiên, khẩu đội cuối cùng của II/10 RAC và đại đội chỉ huy bắt đầu hành quân vào Sài Gòn và Vũng Tàu.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM