Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 04:29:53 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân-1968‎  (Đọc 31249 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #90 vào lúc: 13 Tháng Ba, 2017, 08:46:17 pm »


PHỤ NỮ TRONG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG THAM GIA TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY XUÂN MẬU THÂN 1968

PTS ĐINH THU XUÂN         

        Phụ nữ trong lực lượng vũ trang, đặc biệt là ở Sài Gòn - Gia Định đã có những đóng góp quan trọng trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân (1968).

        Theo số liệu chưa đầy đủ, trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968, có trên hai triệu lượt phụ nữ miền Nam tham gia nổi dậy vũ trang bằng lợi thế phát huy lối đánh ba mũi sở trường. phụ nữ lực lượng vũ trang đã giữ một vai trò quan trọng trong chiến tranh nhân dân, vừa là lực lượng xung kích trong phong trào đấu tranh chính trị, binh vận, vừa là lực lượng bảo đảm hùng hậu, đồng thời là  lực lượng chiến đấu có hiệu quả.

        Kết hợp chặt chẽ, nhuần nhuyễn đấu tranh ba mũi, phong trào phụ nữ đã phát triển nhanh, xuất hiện nhiều nhân tố mới với hàng trăm đơn vị nữ thuộc các binh chủng: bộ binh, đặc công, biệt động, pháo binh, công binh... Đặc biệt các đơn vị biệt động, sử dụng hình thức cải trang đã tỏ ra rất thích hợp với khả năng và sở trường của phụ nữ.

        Ở miền Tây Nam Bộ, đội nữ đặc công Tây Đô (thành phố Cần Thơ) đã ba lần đánh sập cầu Phụng Hiệp. Mở đầu Xuân 1968 các nữ chiến sĩ đặc công đã đánh sập cầu lần thứ Tư, cắt đứt giao thông của địch trên tuyến Cần Thơ đi đất mũi Cà Mau suốt nửa tháng trời.

        Chỉ tính riêng đợt một cuộc Tổng tiến công và nổi dậy trên chiến trường Nam Bộ đã xuất hiện 50 đội nữ du kích tập trung, hoạt động với nhiều hình thức linh hoạt như: vừa đánh xong là cải trang hợp pháp, đến tận hiện trường điều tra kết quả trận đánh, nắm tình hình hoặc cùng đồng bào đấu tranh chính trị, tuyên truyền, phát huy chiến thắng, kết hợp vận động binh sĩ địch.

        Trung đội nữ vũ trang Bến Tre đánh gần 250 trận, loại khỏi vòng chiến 300 lính ác ôn. Trong đợt một và đợt hai Mậu Thân, riêng bốn trong tổng số 50 đội nữ vũ trang Nam Bộ đã loại khỏi vòng chiến 500 tên địch, phá hủy hàng chục khẩu pháo cùng nhiều phương tiện chiến tranh khác.

        Khi cần tìm hiểu về các đơn vị nữ vũ trang không thể không nhắc đến Đội nữ pháo binh Long An. Được thành lập từ tháng 11 năm 1967, Đội nữ pháo binh này được Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Long An trang bị cối 82 ly và súng máy cao xạ 12,7 ly, có nhiệm vụ: phối hợp với lực lượng vũ trang địa phương, bộ đội chủ lực Miền vừa tác chiến tiêu diệt sinh lực vừa khống chế các cụm pháo của địch và vận chuyển vũ khí phục vụ chiến trường.

        Tuy mới được thành lập nhưng Đội nữ pháo binh Long An đã liên tục đánh nhiều trận lớn, nhỏ, đủ các hình thức đánh độc lập, đánh phối hợp, đánh đồn bốt, đánh phục kích  hoặc tập kích các cụm pháo binh địch ở Hiệp Hòa, Quéo Ba, Hậu Nghĩa, Kinh Xàng..., pháo kích sân bay, kho tàng địch.

        Mới hai tuổi quân, Đội nữ pháo binh Long An đã tác chiến phối hợp và đánh độc lập khoảng 220 trận, làm địch tổn thất 18 máy bay, 8 xe tăng, một kho vũ khí, một kho xăng, 24 khẩu pháo, loại khỏi vòng chiến 1.200 tên địch.

        Nhiều trận Đội nữ pháo binh ông An đã gieo nỗi khiếp đảm cho kẻ thù bằng pháo kích như trận tiến công chi khu Hiệp Hòa (tháng Giêng năm 1968), hai khẩu đội nữ phối hợp với tiểu đoàn 2676 đã làm chủ căn cứ cấp huyện này hơn một tuần.

        Tháng 4 năm 1968, trong thế đánh phối hợp với các chiến trường Hậu Nghĩa, Hiệp Hòa, Rạch Kiến, Hiệp Thanh... Đội nữ pháo binh Long An đánh hai trận đẹp mất. Trận thứ nhất, đơn vị tập kích vào chốt Mỹ (thuộc Sư đoàn 25 tia chớp nhiệt đới) ở ấp Voi xã My Thạnh Đông, diệt cả một đại đội cối 82 ly, pháo kích vào cụm quân Mỹ ở Đức Lập, khi chúng chuẩn bị đi càn quét làm hỏng một số xe quân sự, loại khỏi vòng chiến 40 lính Mỹ buộc địch phải bỏ cuộc càn.

        Tháng 8 năm 1968, dưới sự chỉ huy của Bùi Thị Lan, suốt hai giờ, tám nữ pháo thủ đã nã đạn vào Chốt Mỹ ở Giồng Lớn (xã My Hạnh, huyện Đức Hòa), loại khỏi vòng chiến 30 lính Mỹ...

        Cùng với lực lượng vũ trang tỉnh, Đội nữ pháo binh Long An đã góp phần xứng đáng lập nên truyền thống “Long An trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc”.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #91 vào lúc: 13 Tháng Ba, 2017, 08:46:47 pm »


        Các đơn vị vũ trang nữ còn là đội quân hậu cần xuất sắc. Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968, bộ đội chủ lực phải vận động đườrg xa, qua sông, qua rạch, qua bưng lầy nên nhu cầu về tiếp tế đạn dược rất lớn; lương thực phải dự trữ sẵn và thương binh cần được đưa về hậu phương kịp thời... Yêu cầu phục vụ chiến trường, yêu cầu bảo đảm hậu cần đặt ra rất nặng nề và phần lớn nhiệm vụ này do các đơn vị nữ đảm nhiệm theo phương thức kết hợp giữa hậu cần khu vực với hậu cần tại chỗ.

        Trong Mậu Thân 1968, riêng tỉnh Trà Vinh đã có trên 7.000 lượt phụ nữ là dân quân du kích, thanh niên xung phong, bộ đội địa phương... đêm ngày xay giã hàng ngàn giạ gạo, cung cấp đủ lương thực cho các đơn vị bộ đội.

        Tại xã Mỹ Cẩm, trong một đêm bộ đội cần 700 đòn bánh tét mang theo trong lúc hành quân cấp tốc và yêu cầu đó đã được đáp ứng ngay. Ngoài ra, dọc theo quốc lộ số 4 (nay là quốc lộ I) trên các tuyến đường có bộ đội hành quân qua, phụ nữ đã chuẩn bị hàng vạn đòn bánh tét, heo, gà, trâu,  bò, cá, mâm, trứng, đường, sữa, trái cây, thuốc men và bằng  đủ các phương tiện, từ xe đạp, xe gắn máy, xuồng đuôi tôm ùn ùn chở ra mặt trận. Trung bình mỗi xã chị em vận động được năm đến mười xuồng ghe, tàu, thuyền chở hàng tiếp tế đến các địa điểm dự trữ hậu cần của tỉnh, huyện.

        Nếu quy số vật chất do phụ nữ tiếp tế cho bộ đội thành tiền thì riêng các tỉnh miền Tây quyên góp được 14 triệu đồng. Bến Tre quyên được hai triệu đồng, Mỹ tho, Kiến  Phong, Bà Rịa, Long Khánh, Bình Dương... mỗi tỉnh quyên được trên một triệu đồng.

        Khi chiến sự diễn ra ác liệt, các trạm quân y quân giải phóng không đủ sức thu dung thương binh thì lập tức hàng ngàn các mẹ, các chị đã nhận cả ngàn thương binh về nuôi ở nhà mình. Một lần ở Bến Tre có 60 thương binh mới được chuyển đến, trạm xá trưởng đang bối rối tìm cách bảo vệ  thương binh thì các mẹ, các chị ào đến trạm xá,  nhanh chóng phân tán thương binh đến từng nhà và nhanh chóng xóa dấu vết. Đêm đến, địch cụm lại đóng quân, chính các má, các chị lại đưa thương binh rút khỏi phạm vì địch càn quét chuyển về hậu cứ an toàn.  Ở hầu hết các trạm y tế, các trạm phẫu, bệnh viện dã chiến luôn có mặt các má, các chị, lo từng miếng cơm, chén cháo hoặc canh giấc ngủ cho các thương binh.

        Tại vùng ven Sài Gòn và các thành phố, thị xã, chị em phụ nữ phân công nhau đón hàng trăm thương binh về xóm ấp chăm sóc hàng tuần lễ mới đưa về căn cứ. Riêng các tử sĩ đều được đưa về làng chôn cất chu đáo. Có những trận ác liệt như trận kinh 14, Đội biệt động Tây Đô của Quân khu 9 bị tổn thất lớn: 40 chiến sĩ hy sinh. Khi lấy được xác thì các thi thể tử sĩ đã bốc mùi, nhưng các mẹ, các chị không hề quản ngại, lội xuống sình lầy, ôm từng tử sĩ về nhà tắm rửa sạch sẽ mới đem chôn cất. Các chị Cẩm Bê, Năm Nhứt, Năm Được, Trần Thị Chung, Nguyễn Thị Sánh, Trần Thị Tú ... ở huyện Giồng Riềng, tỉnh Rạch Giá (nay thuộc Kiên Giang) đã nêu gương sáng trong công tác tìm kiếm tử sĩ đem về chôn cất.  Ở Sài Gòn - Gia Định, được Trung ương Cục chi viện 300 cán bộ, Khu ủy Sài Gòn tăng cường chỉ đạo các phân khu đẩy mạnh xây dựng lực lượng cốt cán trong các ngành, các giới, đặc biệt là trong giới nữ. Không khí đặc biệt khẩn trương sau khi lời kêu gọi của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam, Thơ chúc Tết của Hồ Chủ tịch được phát đi bằng nhiều phương tiện. Phụ nữ vùng giải phóng T4 (Sài Gòn - Gia Định), vùng đất thép Củ Chi đã gấp rút thu mua, quyên góp lương thực, thực phẩm, thuốc men... chuyên chở ra cá kho hậu cần khu vực.  Phụ nữ trong các ấp chiến lược sẵn sàng đóng góp, vận chuyển vật chất ra căn cứ, bất chấp mạng lưới canh phòng dày đặc của địch. Tấm gương tiêu biểu trong công tác bảo đảm hậu cần của du kích Củ Chi là má Nguyễn Thị Rành (Tám Rành). Má nhận nhiệm vụ đi gom gạo của Hội mẹ chiến sĩ ở hai ấp Phước Hòa, Phước Hiệp khi đã bước qua tuổi 69. Chuẩn bị cho Mậu Thân 1968, trong vòng nửa tháng, riêng tổ Hội mẹ do má phụ trách đã quyên góp sẵn gạo, thuốc men, quần áo, thực phẩm đúng yêu cầu về số lượng, chất lượng, đủ chở một đoàn xe bò 10 chiếc, do má Tám đích thân chỉ huy.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #92 vào lúc: 13 Tháng Ba, 2017, 08:47:57 pm »


        Trên đường vận chuyển, đoàn xe của má đã phải vượt qua cuộc oanh kích của máy bay Mỹ. Có những loạt bom bi nổ chỉ cách đầu xe của má khoảng 15 đến 20 mét. Nhờ lòng dũng cảm, khéo léo của má Tám, đoàn xe vận chuyển hậu cần nhân dân của má đã tới đích an toàn.

        Chị Tư Xí (ở Lộe Thạnh - Củ Chi) nhờ tranh thủ dược trưởng ấp Nhỏ, sử dụng xe riêng của ông ta suốt cả tháng trời chở gạo tiếp tế cho Trung đoàn Quyết Thắng đủ nuôi quân huấn luyện, chuẩn bị cho Tổng tiến công và nổi dậy ở Sài Gòn.  Ở thị trấn Hóc Môn có chị Tư Đại đã vận động chị em tiểu thương may quần áo cho bộ đội cùng hàng trăm lá cờ của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam.

        Má Trần Thị Trong (mẹ của Anh hùng liệt sĩ Bành Văn Trân) đã gửi cả năm người con thân yêu của mình cho cách mạng và bốn trong số năm người con của má đã hy sinh vì độc lập, tự do của đất nước. Nhà má nằm sát hàng rào của sân bay Tân Sưn Nhất đã trở thành địa điểm tập kết của đơn vị biệt động F100. Đơn vị này được giao nhiệm vụ tiến công mục tiêu sân bay Tân Sưn Nhất. Nhiều chiến sĩ cảm tử đã lấy nhà má làm điểm xuất phát cho những trận tập kích vào sân bay và đã lập nên biết bao chiến công hiển hách. Ở vùng ngoại thành chằng chịt sông rạch như Quận 8, địch liên tiếp mở các cuộc hành quân càn quét lùng sục các cơ sở cách mạng, bắt lính và triệt phá cá kho tàng, bến bãi hậu cần của lực lượng vũ trang thành phố. Nhiều gia đình nghèo như chị Chín Rớt (ở phường Chánh Hưng), bà Chai Vườn (ở Vàm Nước Lên) vẫn dành những nơi kín đáo nhất trong căn nhà lá đơn sơ của mình để nuôi giấu cán bộ. Chị Chín Rớt đã bị địch bất, tra tấn dã man đến sẩy thai vẫn không một lời khai báo. Noi gương chị Chín, chỉ trong vòng ba ngày Tết, phụ nữ Quận 8 đã quyên góp được 1.600.000 đồng để lo vật chất cho bộ đội. Bà Huỳnh Thị Như một phụ nữ nghèo, gia tài chỉ có một bầy vịt 200 con, nhưng bà đã hiến cả đàn vịt cho cách mạng khai quân. Tổ phụ nữ của bà Hai Cọp đã quyên góp, thu mua lương thực, thực phẩm đủ nuôi cả một trung đoàn trong vòng 10 ngày, v.v...

        Khâu quan trọng nhất trong công tác chuẩn bị cho tổng tiến công và nổi dậy là vận chuyển, tàng trữ, bảo quản vũ khí ngay trong lòng địch với khối lượng lên, nhiều chủng loại Phụ nữ đã đóng vai trò quan trọng trong công tác hậu cần đặc biệt này. Nổi lên trên trận tuyến thầm lặng nhưng rất hiểm nguy này là nữ đồng chí Nguyễn Thị Chánh (tức Tám Chánh) - Một trong những người phụ trách đường dây giao liên từ chiến khu vào nội thành Sài Gòn. Chị Tám Chánh phụ trách đường dây liên lạc từ căn cứ khu ủy về các quận 3, 5, 6 vùng ba và công đoàn thành phố. Đường dây của chị gồm 21 người chuyên trách (mà đa phần là phụ nữ).  Chuẩn bị cho Mậu Thân 1968, chị Tám được giao nhiệm vụ chuyển một lượng vũ khí lớn đến địa điểm quy định trước Tết. Đơn vị chị đã sử dụng hai chiếc ghe lớn ngụy trang dưới hình thức ghe chở thơm (dứa) cho chủ vựa để đưa vũ khí đến điểm hẹn. Ngoài ra, đơn vị chị Tám còn phải chuyển giao các văn kiện mật của Đảng, toàn bộ kế hoạch chiến dịch... 14 nữ chiến sĩ giao liên do chị Tám chỉ huy đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ: Chiều 28 Tết, chuyển giao tuyệt đối an toàn đến các cơ sở đầu mối.

        Chị Nguyễn Thị Hảo - đồng đội gọi theo cách thân mật là chị “Sáu Rau Muống”. Chị đã bàn bạc cùng chồng là anh Bảy Quốc cất nhà ở vùng ven đô vừa trồng rau muống để sinh sống, vừa che mắt địch để cất giấu vũ khí.

        Trong căn nhà của chị ở tại hẻm 436 đường Lê Văn Duyệt (nay là đường Cách mạng tháng Tám), tự tay chị Sáu đã bới từng thùng đất san đổ nền nhà, đào được căn hầm dài 2 mét 20, rộng 1 mét 20; sâu một mét, láng xi măng cẩn thận. Từ năm 1965, chị Hảo đã cất giấu tại căn nhà hầm này một lượng vũ khí, thuốc nổ khá lớn. Từ năm 1965 đến 1968, suốt ba năm ròng, vợ chồng chị Sáu Hảo đã giữ gìn kho vũ khí quý giá này cho Mậu Thân 1968.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #93 vào lúc: 14 Tháng Ba, 2017, 11:35:54 am »


        Nói đến lực lượng biệt động không thể không nhân đến chị Nguyễn Thị Út (tức chị Năm Mộc) là người bạn đời và là trợ thủ đắc lực của chiến sĩ biệt động Trần Phú Cường (tự Năm Mộc). Chị út vốn có một tiệm may đã được anh Năm Mộc sửa lại cho phù hợp với yêu cầu của một kho chứa vũ khí. Nhằm tiếp cận gần hơn nữa các mục tiêu quan trọng, gia đình anh Năm Mộc rời nhà về số 65 Nguyễn Bỉnh Khiêm và kho giấu vũ khí cũng được chuyển về địa điểm mới với bảng hiệu “Tiệm may Quế Anh”. Từ căn hầm bí mật này, anh Năm Mộc cùng đồng đội đã tề tựu, khui vũ khí lên để tiến công Đài phát thanh Sài Gòn và anh đã anh dũng hy sinh trong đêm giao thừa rền vang tiếng pháo xen lẫn tiếng súng tổng tiến công và nổi dậy.

        Bên cạnh những kho vũ khí quy mô như chị “Sáu Rau Muống”, chị Năm Mộc còn biết bao kho vũ khí phân tán khắp quận nội, ngoại thành bảo đảm cho cuộc tiến công đồng loạt. Đó là chưa kể các chị em hoạt động hợp pháp, được cài vào các bộ phận của guồng máy chính quyền Sài Gòn hoặc các cư xá Mỹ đã khéo léo sử dụng vỏ bọc và vị trí của mình để nuôi giấu cán bộ, cất vũ khí, tài liệu mật cho đến làm nhiệm vụ tiếp tế, liên lạc cho các cánh quân trong nội thành Sài Gòn.

        Trong Mậu Thân 1968, Ban Phụ vận Thành ủy Sài Gòn đã đóng vai trò quan trọng trong bố trí lực lượng, xây dựng cơ sở chinh trị giữa lòng thành phố. Những nữ cán bộ từng hoạt động lâu năm trong nội thành, từng vào tù ra khám được Thành ủy bố trí vào lực lượng cốt cán cho phong trào như các chị Phạm Thị Sứ (tự Năm Bắc), chị Đỗ Hữu Bích (Ba Bích).

        Nhiều chị được đưa thẳng từ căn cứ vào như Lê Thị Huệ (Chín Trang) về Quận 6; Đỗ Thị Vịnh (Hai Thảo) về Quận 1; chị Bảy Nghĩa về Quận 5; Nguyễn Thị Minh (Ba Hà) phụ trách khu Bà Chiều... Chỉ trong vòng một thời gian ngắn, lực lượng phụ nữ được bố trí tại các địa bàn đã gây dựng hàng loạt cơ sở, đào tạo nòng cốt, xây dựng căn cứ “nhân tâm”, hình thành những “lõm chính trị” từ 10 đến 20 gia đình, chuẩn bị các đia điểm trú, ém, đóng quân cho lực lượng tại chỗ, vừa bảo đảm “hành lang” cho các đơn vị thọc sâu vào nội đô, chuẩn bị lương thực, thực phẩm, thuốc men,... vừa tiếp nhận, phân phối và cất giấu đạn dược, vũ khi, đồng thời chuẩn bị các phương tiện phục vụ cho nổi dậy đồng loạt như may cờ, cất dán khẩu hiệu, biểu ngữ, loa phóng thanh, in truyền đơn tuyên truyền chính sách của Mặt trận...

        Các chị, các mẹ, các em đã xây dựng được thế căn cứ “nhân tâm” vững chắc, rộng lớn với hàng trăm “lõm chính trị” tại các khu lao động như: Chợ Thuế (Quận 2); Lò Gạch, Lò Gốm, Lò Siêu, Cây Da Xà (Quận 6); Bàn Cờ, Vườn Chuối, Hòa Hưng, Chợ Đũi (Quận 3); Hàng Xanh, Đồng Ông Cộ, cầu Băng Ky (Bà Chiểu - Gia Định); Ngã Bảy, Vườn Lài (Quận 10 ) ; xóm Chùa (Quận 1 ) ... Những tên xóm làng, khu phố ấy đã đi vào Lịch sử bằng những địa danh cư dân nghèo khó, nhưng giàu truyền thống cách mạng.

        Phối hợp với các đoàn thể, Ban Phụ vận Sài Gòn - Gia ‘ Định đã mở một đợt tuyên truyền xung phong đột xuất trong vòng nửa tháng, kết thúc vào đêm 29 Tết với lượng truyền đơn phân phát lên tới ba vạn, cùng 3.500 thơ chúc Tết của Hồ Chủ tịch. Thiếp chúc mừng năm mới của Hồ Chủ tịch với bốn vần thơ như lời tiên đoán, như hiệu lệnh tiến công đã được đưa tới tận tay bà con ở các khu vực từ Cầu Cống, Kho 4, xóm Chiếu tới cầu ông Lãnh, Cầu Muối, Chợ Hòa Bình, Thái Bình, Xóm Củi...

        Tại Bến Thành, giữa làn sóng người nườm nượp của đêm chợ Tết cuối năm, nữ đồng chí Hồng Quân, chỉ huy đơn vị nữ tự vệ mật của thành phố đã bất ngờ xuất hiện thăm hỏi bà con, đọc lời kêu gọi của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam và Thơ chúc Tết của Hồ Chủ tịch. Đội nữ tự vệ đã được bà con che chở, rút lui an toàn sau khi hoàn thành nhiệm vụ ngay trước lười bủa vây dày đặc của cảnh sát ngụy.

        2 giờ sáng ngày 31 tháng 1 năm 1968, các đội biệt động Sài Gòn - Gia Định được trang bị gọn nhẹ đồng loạt tiến công các mục tiêu quy định: dinh Độc Lập, Bộ Tổng tham mưu, Bộ Tư lệnh Hải quân ngụy, sân bay Tân Sơn Nhất; Đài phát thanh; Tòa đại sứ Mỹ... Khắp các quận nội đô, phụ nữ sôi nổi tham gia cuộc Tổng tiến công và nổi dậy với vai trò to lớn.

        Ở Quận 6, lực lượng vũ trang nữ tiến công vào các mục tiêu quy định như: Ty cảnh sát, tòa hành chính quận. Nữ tự vệ Bình Tiên - Minh Phụng phối hợp với chủ lực diệt một xe tăng địch. Khi chiến sự diễn ra ở khu vực hãng rượu Bình Tây, nữ công nhân cùng với nam công nhân nhào ra lộ phục vụ chiến đấu và tiếp tế. Trong lúc đó, đội vũ trang tuyên truyền cánh Hoa Vận có các chị Quách Lan Anh, Quách Vân Anh, Khổng Quế Kình, Lương Dung đã phối hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang trên địa bàn Quận 6, cùng các đơn vị bạn tiến công bót Bà Hòa - Nơi Mỹ - ngụy giam cầm nhiều cán bộ ta. Sau khi đã giải thoát cho anh chị em tù chính trị, đội rút về xóm Lò Gốm tổ chức mít tinh, kêu gọi quần chúng nổi dậy. Được sự ủng hộ của  đông đảo bà con, đội đã làm chủ hoàn toàn xóm Lò Gốm tới mồng Tám Tết, địch mới tổ chức phản công được.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #94 vào lúc: 14 Tháng Ba, 2017, 11:36:27 am »


        Quận 2 với các địa danh Phú Thọ, Trường Đua, Chợ Thiếc là cửa ngõ Tây Nam, qua đó ba cánh quân từ Phân khu 2 tiến vào thành phố. Má Thái Thị Sen (nữ đảng viên chi bộ chợ Thiếc) xung phong dẫn đường cho một đơn vị chủ lực bị mất liên lạc. Trong lúc ba nữ đồng chí Giang Lê Hữu, Đinh Nữ, Trần Thị Trinh chỉ huy ba đội nữ tự vệ chiến đấu rất dũng cảm ở khu vực Trường đua Phú Thọ.  Đặc biệt ở khu Vườn Lài - Minh Phụng ngay giữa nội đô Sài Gòn, dưới sự Chỉ huy của hai nữ đồng chí Phạm Thị Sứ (Năm Bắc), Bảy Lợi, lực lượng xung kích của ta đã tiến về Ngã Bảy kéo cờ Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam lên giữa quảng trường, thấp sáng hàng trăm ngọn đuốc cả vùng Ngã Bảy.

        Tòa đại sứ Mỹ là một trong những mục tiêu tiến công quan trọng của quân ta. Đội 5 Biệt động từng nổi tiếng với những trận tiến công khách sạn dành cho sĩ quan Mỹ như Caravelle, Brink, Metropole, tòa Đại sứ Mỹ, nay được giao nhiệm vụ tiến công vào thành Palôma. Nữ thượng sĩ trinh sát của Đội 5 trong trận đánh thành Palôma lần này là một cô gái mặc áo lam, đầu cạo. Đó là ni cô Liệu Thông (tên thật là phạm Thị Bạch Liên. Trước đó ni cô tu ở chùa Bốn Nguyện, sau chuyển đến chùa Tam Bảo ở góc đường Trần Quốc Toản - Lò Siêu). Ni cô Diệu Thông đã khéo léo bảo đảm cho Đội 5 tìm được đường tiến công bất ngờ và đường rút lui với sự hỗ trợ của nữ đồng đội như Tâm A, Tuyết, Thanh, Lưu, Mận...

        Mậu Thân 1968, trong lực lượng vũ trang thành phố Sài Gòn - Gia Định đã xuất hiện một tiểu đoàn mũi nhọn nữ, mang tên vị nữ Phó chủ tịch Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam - Phó Hội trưởng liên hiệp phụ nữ giải phóng miền Nam Việt Nam. Đó là Tiểu đoàn Lê Thị Riêng.  Tiểu đoàn mũi nhọn này được thành lập sau đợt một cuộc tổng tiến công, trên cơ sở của Đội nữ Biệt động thành phố và tuyển thêm nữ chiến sĩ từ các tỉnh lên. Quân số ban đầu của tiểu đoàn là 150 người, do nữ đồng chí Lê Thị Bạch Các (tức Ba Xuân) làm tiểu đoàn trưởng, Đào Thị Huyền Nga (tức Hồng Quân) làm tiểu đoàn phó.

        Địa bàn hoạt động của Tiểu đoàn mũi nhọn Lê Thị Riêng là quận 2, 3, 4 và một phần Quận 1, với nhiệm vụ chính là trừ gian, đánh địch tại các khu phố, phát động nhân dân nổi dậy từ khu vực chợ cầu ông Lãnh tới Tổng nha cảnh sát.  Bốn giờ sáng ngày 5 tháng 5 năm 1968, tiểu đoàn nổ súng tiến công và phát loa kêu gọi đồng bào nổi dậy hỗ trợ lực lượng vũ trang đào công sự, dựng chiến lũy. Đồng bào từ chợ Cầu ông Lãnh, đường Cô Giang, Cô Bắc lên ga xe lửa, chợ Thái Bình, đường Nguyên Cư Trinh đã nhất tề nổi dậy.  Địch đối phó bằng cách tập trung lực lượng đông và sử dụng máy bay phản kích. Trước lực lượng địch đông hơn gấp bội, để bảo tồn lực lượng, tiểu đoàn phải phân tán đội hình sau 51 ngày đêm bám trụ ở đồng Ông Cô. Cả tiểu đoàn trưởng và tiểu đoàn phó đều trụ lại để thu hút hỏa lực địch, tạo điều kiện cho đơn vị rút ra ngoài an toàn. Trong lúc chặn giặe, tiểu đoàn trưởng Ba Xuân đã anh dũng hy sinh, tiểu đoàn phó Hồng Quận tiếp tục chặn địch cho đến khi hết đạn và chị đã phá tan khẩu súng để khỏi lọt vào tay giặc.

        Như bao đội vũ trang tuyên truyền khác, lực lượng vũ trang nữ Sài Gòn - Gia Định đã xuất hiện tại vùng thợ Thiếc, đường vòng Cao Đạt, bắc cầu Chữ Y, đánh chiếm tòa thị chính, tiến công Ty cảnh sát Quận 5. Tại các mặt trận cầu ông Lãnh, cầu Kho, chợ Năng Xy, nam đường Trần Hưng Đạo (Quận 1 ) khu Bàn Cờ (Quận 3), xóm Chiếu lực lượng vũ trang tuyên truyền đã phải đương đầu với sự phản ứng quyết liệt của địch. Các đội vũ trang đã đánh trả rất ngoan cường, nhưng do lực lượng có hạn nên phần lớn đã bị địch bắt hoặc hy sinh. Xúc động nhất là sự hy sinh cùng lúc của 32 nữ chiến sĩ tải thương tại mặt trận hai xã Vĩnh Lộc, Tân Kiên.

        Bằng nỗ lực phi thường và sự hy sinh lớn lao trong “Mậu Thân 1968”, quân dân ta đã làm lung lay ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ, làm điểm tựa cho quyết tâm “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”, mở đường chiến thắng tới Xuân 1975.

        Để tạo nên bước ngoặt - điểm tựa Xuân 1968, phụ nữ trong lực lượng vũ trang ở miền Nam Việt Nam và đặc biệt là Sài Gòn - Gia Định - Thành phố Hồ Chí Minh đã cống hiến xứng đáng, tô đẹp truyền thống vẻ vang của phụ nữ Nam Bộ Thành Đồng: “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #95 vào lúc: 14 Tháng Ba, 2017, 11:38:17 am »


THANH NIÊN, SINH VIÊN SÀI GÒN VỚI TẾT MẬU THÂN 1968

CHU VĂN TÙNG       

        Cuộc Chiến tranh xâm lược của Mỹ nhằm áp đặt ách thống trị thực dân mới ở miền Nam Việt Nam là cuộc chiến tranh hết sức tàn bạo, thâm độc, ác liệt, đỉnh cao là những năm 1965-1968. Trong khoảng thời gian này, theo chân những đạo quân ồ ạt vào miền Nam là đô la, lối sống, văn hóa xấu độc kiểu Mỹ... Chưa bao giờ, vận mệnh dân tộc, nền văn hóa dân tộc... đứng trước thử thách khốc liệt như thời kỳ này. Bom đạn, lối sống Mỹ hàng ngày, hàng giờ hủy hoại văn hóa truyền thống, gây ra bao đau thương đối với mọi gia đình Việt Nam ở miền Nam nói chung, ở các đô thị miền Nam nói riêng, đặc biệt là Sài Gòn - trung tâm đầu não của Mỹ-ngụy...

        Khi chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới trở nên khốc liệt và đứng trước sự mất còn của dân tộc, của quê hương, của giống nòi, của mọi gia đình... trong trí thức, thanh niên, sinh viên, học sinh, tinh thần yêu nước, tự tôn dân tộc, căm thù ách nô dịch của ngoại xâm, căm thù bọn tay sai cam tâm ôm chân đế quốc, càng trở nên mãnh liệt, sâu sắc.

        Đi sâu vào các khóm, phường, các xí nghiệp, trường học để phát động quần chúng đứng lên giành quyền làm chủ, thành lập các đội vũ trang trừng trị bọn phản động ác ôn, phá ách kìm kẹp của địch, bảo vệ thành quả của cách mạng.

        Phong trào đấu tranh chống Mỹ, ngụy của thanh niên, sinh viên, học sinh từ trước Tết Mậu Thân đã phát triển, ngày càng lan rộng, dưới nhiều hình thức... Chẳng hạn, phong trào đấu tranh chống Mỹ-Thiệu-Kỳ bùng nổ ở Huế, Đà Nẵng và nhanh chóng lan ra các đô thị tạm bị chiếm khác trong nửa đầu năm 1966.

        Đầu năm 1967, phong trào đòi “tự trị đại học” được dấy lên mạnh mẽ bắt đầu từ đại học Y khoa rồi lan ra các trường Sư phạm, Khoa học, Dược, Kỹ thuật Phú Thọ, Nông Lâm Súc, các phân khoa đại học... ở Sài Gòn. Chỉ một thời gian ngắn phong trào thu hút được làng ngàn sinh viên và nhiều giáo viên, nhà báo, nhà văn ham gia, tranh thủ được sự ủng hộ của nhiều giới chức, toàn thể tiến bộ khác ở Sài Gòn, Cần Thơ...

        Những tháng cuối năm 1967, cuộc đấu tranh của thanh liên, sinh viên, học sinh chống Mỹ- Thiệu-Kỳ lan rộng ra thiều đô thị trên toàn miền Nam. Trong tháng 9-1967, hàng nghìn sinh viên Đại học Y khoa, Dược khoa, Văn khoa, Sư Phạm, Khoa học đã bãi khóa để phản đối Thiệu - Kỳ độc tài, phát xít; lên án sự có mặt của Mỹ ở miền Nam. Trong khi đó sinh viên các Viện đại học Sài Gòn, Vạn Hạnh và Cần Thơ, Đà Lạt tiến hành đại hội. Đại hội đã công bố lập trường của mình là: Mỹ phải rút ra khỏi miền Nam, phải chấm dứt ném bom miền Bắc. Đại hội còn gửi kiến nghị đến Tổng thư ký Liên hợp quốc, tổ chức tuần hành tới trụ sở quốc hội ngụy để đưa kháng thư; dừng lại chợ Bến Thành để tổ chức mít tinh. Trong cuộc tuần hành, mít tinh đó, thanh niên, sinh viên các trường đại học đã giương cao biểu ngữ: “Mỹ có thể đưa một triệu quân sang Nam Việt Nam nhưng sẽ không bao giờ đạt được mục tiêu của họ”; “Chỉ có người Việt Nam mới giải quyết được các vấn đề Việt Nam”; “chấm dứt ném bom miền Bắc”; “Mỹ rút quân về nước”. Hãng tin AP ngày đô đã nhận xét: “Đây là những hoạt động chống chính phủ nghiêm trọng nhất từ một năm nay”. Trong hai ngày 24 và 25-9, hàng ngàn phật tử phản đối chính quyền, phản đối Hiến chương phật giáo vừa ban bố (một bản hiến chương do những phần tử thân chính quyền Sài Gòn khởi thảo). Báo Pháp Pa-ri ban ngày (ngày 5-10-1967) viết: “Tại Sài Gòn, đang diễn ra một luồng tâm lý mạnh mẽ đòi Mỹ rút quân”.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #96 vào lúc: 14 Tháng Ba, 2017, 11:38:41 am »


        Trước sự phát tiền của phong trào, Thiệu đã ra lệnh giới nghiêm trong toàn thành phố Sài Gòn. Đầu tháng 10-1967, Hội đồng sinh viên liên Viện đại học họp báo về các cuộc đấu tranh vừa qua. Cảnh sát Sài Gòn bao vây, bắt một số người trong chủ tịch đoàn và một số sinh viên. Thế nhưng, sự khủng bố của chế độ Thiệu - Kỳ không làm cho phong trào lắng xuống. Ngược lại, phong trào vẫn tiếp tục phát triển về cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Tháng 12-1967, kỷ niệm lần thứ 7 ngày ra đời của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, cơ sở đoàn và các tổ chức sinh viên ở một loạt các trường đại học, trung học đã treo cờ Mặt trận, viết khẩu hiệu, rải truyền đơn phản kháng chế độ Sài Gòn, đòi Mỹ rút hết quân ra khỏi miền Nam...

        Lúc này, nhiều sinh viên đã trốn khỏi quân trường. Chủ tịch Tổng hội sinh viên Sài Gòn ra vùng giải phóng làm Tổng thư ký Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình khu vực Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định.

        Thực hiện chủ trương của Hội nghị Đô thị của Khu ủy Sài Gòn - Gia Định, để chuẩn bị cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân, cuối năm 1967 và những tuần đầu củanăm 1968 Khu Đoàn thanh niên gấp rút tổ chức lực lượng thành 3 bộ phận: lực lượng vũ trang, lực lượng bán vũ trang, lực lượng chính trị...Nhằm tập hợp lực lượng, tập dượt quần chúng nổi dậy, ngày 22-1-1968, bất chấp lệnh giới nghiêm, Liên hiệp giáo chức và phụ huynh học sinh đã tổ chức “Cây mùa Xuân Mậu Thân” tại trường tiểu học Hùng Vương. Hơn 7.000 người đã đưa con, em mình tới dự. Trong buổi lễ, một bản đồ khổ to nước Việt Nam được trang trọng treo lên, biểu thị khát vọng hòa bình, thống nhất của những người tham dự. Cần lưu ý rằng, lúc bấy giờ, ngụy quyền Sài Gòn cấm treo bản đồ Việt Nam thống nhất, chỉ cho phép treo bản đồ nửa nước Việt Nam, từ vĩ tuyến 17 trở vào  Sau cuộc tập hợp lực lượng này, Ban thường vụ Thành đoàn Sài Gòn phối hợp với Hội đồng đại diện sinh viên và Tổng hội sinh viên tổ chức đêm văn nghệ “Mừng Tết Quang Trung” 26-1-1968 với sự tham gia của học sinh, sinh viên 21 phân khoa đại học, 53 trường trung học... tại sân trường Quốc gia hành chính. Hơn 12.000 người đổ về dự. Bài ca “Lên đàng” của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước vang lên biểu thị khí thế sục sôi của tuổi trẻ học đường trước ngày Tết Mậu Thân khởi phát...

        Các hoạt động vũ trang tuyên truyền của thanh niên, sinh viên những ngày cuối năm 1967 cũng được đẩy mạnh.  Học sinh, sinh viên nhiều trường phối hợp với lực lượng vũ trang Thành đoàn tổ chức một số hoạt động diệt trừ bọn phản động ở nội thành và vùng ngoại Ô thành phố. Ngoài ra, nhiều nhóm sinh viên còn chủ động tuyên truyền vận động thanh niên không đi lính, tổ chức cắm cờ Mặt trận ở trường đại học Dược khoa, đột nhập trường Huỳnh Khang Ninh cảnh cáo một số giáo viên phản động, rải truyền đơn Mặt trận ở một số trường trung học nội thành... Được đoàn thể cách mạng phân công, thanh niên, sinh viên, giáo viên một số trường công lập phối hợp với các chiến sĩ đặc công, biệt động thành, quân báo... điều tra tình hình ở nhiều địa điểm ta dự định tiến công, vẽ sơ đồ một số cứ điểm địch ở các quận nội thành, tham gia chuẩn bị địa điểm ém giấu quân và các nơi cất giấu vũ khí, tài liệu, truyền đơn...

        Khi cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân nổ ra, nhiều thanh niên, sinh viên, học binh đã cầm vũ khí sát cánh chiến đấu cùng các chiến sĩ Quân giải phóng. Nhiều toán vũ trang của các đoàn thể cách mạng, trong đó có cả lực lượng của Thành đoàn hoạt động ở các khu xóm Bàn Cờ, Vườn Chuối, Nguyễn Thông, Lê Văn Duyệt, khu vực chùa Ấn Quang, đường Minh Mạng... Nhiều người tham gia chỉ đường, tiếp đạn, tải lương, cứu chữa và nuôi dưỡng thương binh. Nhiều tổ, đội thanh niên, học sinh, sinh viên tỏa xuống các xóm lao động, phát loa vận động quần chúng nhân dân ủng hộ cách mạng, kêu gọi binh lính và cảnh sát ngụy bỏ súng về với gia dình, với nhân dân. Hãng thông tấn AP ngày 6-2-1968 thuật lại lời của Giám đốc công ty rượu Đông Dương: “Hàng trăm thanh niên sống ở vùng nhà máy rượu Chợ Lớn đã đi theo Việt Cộng và được phát băng đỏ đeo cánh tay và phát súng” . Không thể có thống kê cụ thể về con số thanh niên, sinh viên, học sinh tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào Tết Mậu Thân nhưng chắc chắn rằng, sự tham gia đó là đông đảo, bằng nhiều hình thức và với những mức độ khác nhau...
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #97 vào lúc: 15 Tháng Ba, 2017, 05:10:36 am »


        Sau những tuần đầu của Tết Mậu Thân, Tổng hội sinh viên và Hội sinh viên Sài Gòn đã thành lập ủy ban thanh niên, sinh viên, học sinh cứu trợ đồng bào bị nạn. Uy ban này tập hợp được 500 người, có sự tham gia, hỗ trợ của các giáo chức và các cơ sở nội thành khác. Các trung tâm cứu trợ được đặt ở các trường Phan Đình Phùng, Viện Ung thư Gia Định, trường nữ sinh Lê Văn Duyệt... Tại các trường trung học, một số văn phòng liên lạc học sinh cũng được nhanh chóng thành lập. Nhiều đoàn công tác lưu động của sinh viên, học sinh tình nguyện đi tới các vùng xảy ra chiến sự để giúp đỡ đồng bào xây cất, sửa chữa lại nơi ăn, chốn ở bị hư hại. Điều cần nói ở đây là, thông qua các hoạt động này, ta đã khéo léo tập hợp lực lượng, giác ngộ quần chúng, chuẩn bị bước vào cuộc đấu tranh mới. Mặt khác, một số trung tâm cứu trợ, một số văn phòng liên lạc lại cũng chính là nơi móc nối liên lạc, nơi ẩn giấu của cán bộ, chiến sĩ từ ngoài vào nội thành điều tra, nắm tình hình...

        Từ sau Tết Mậu Thân, chính quyền Sài Gòn tăng cường bắt lính, đôn quân bằng nhiều biện pháp, kể cả “quân sự hóa trường học”. Chúng lập ra “Sư đoàn sinh viên bảo vệ Thủ đô”. Đồng thời, chúng tìm mọi cách lung lạc tinh thần đấu tranh của quần chúng nhân dân, của thanh niên, sinh viên, học sinh, lôi kéo họ vào con đường chống lại nhân dân mình.  Phong trào đấu tranh của thanh niên, sinh viên, học sinh chống “quân sự hóa trường học” đã nổ ra nhiều nơi, dưới nhiều hình thức... ngay như ở “Sư đoàn sinh viên bảo vệ Thủ đô” sinh viên đã tổ chức bỏ tập luyện quân sự, bỏ gác, phá hoại quân trang, vũ khí...

        Bước vào đợt 2 tăng tiến công và nổi dậy, lực lượng thanh niên, sinh viên, học sinh đã tích cực, chủ động tham gia các mũi đột kích, phối hợp với các đội vũ trang của ủy ban, ngành, đoàn thể cách mạng đẩy mạnh hoạt động diệt ác rải truyền đơn, treo cờ Mặt trận ở đỉnh tháp nước trên đường Yên Đỗ, đường Phan Thanh Giản và ở nhiều khu phố khác. Tại các xóm lao động ở Bàn Cờ, Vườn Chuối, Nguyễn Thông... , tổ vũ trang của Thành đoàn đã đánh vào xe cảnh sát ngụy. Một số sinh viên tổ chức phá trạm biến thế điện ở đường Trần Quốc Toàn, Lý Thái Tổ, nhà Bưu điện Sài Gòn, phối hợp cùng quân giải phóng diệt hàng trăm địch...  Trong những cuộc chiến đấu đó, một số chiến sĩ Thành đoàn đã chiến đấu đến viên đạn cuối cùng, và anh dũng hy sinh.  Nhiều người thoát ly gia đình tham gia Quân giải phóng, thực hiện ước vọng của người thanh niên trí thức là chiến đấu để giải phóng thành phố, giải phóng quê hương.

        Sau đợt 1, đợt 2 Mậu Thân, tháng 8 năm 1968, Đại hội sinh viên Sài Gòn - Gia Định đã quyết định bố trí lại lực lượng. Nhiều cán bộ học sinh, sinh viên chuyển về hoạt động ở các xóm lao động. Cũng như nhiều đoàn thể và cơ sở cách mạng khác ở nội-ngoại thành, phong trào thanh niên, sinh viên, học sinh sau Tết Mậu Thân, đặc biệt từ giữa năm 1968, lắng xuống do sự đàn áp, khủng bố quyết liệt của kẻ thù.  Tháng 10 năm 1968 Thiệu ban hành “luật 10/68”, cấm tất cả các cuộc biểu tình, đình công... Đối phó với phong trào thanh niên, sinh viên, học sinh, ngày 6-10-1968, chúng đưa ra tòa xử anh Nguyễn Trường Côn - chủ bút báo “Sinh viên” và anh Nguyễn Thành Công - Tổng thư ký Hội đồng đại diện sinh viên Sài Gòn... Ngày 28-10-1968, các anh Nguyễn Thanh Tòng, Nguyễn Tuấn Thiển bị chúng xử tử vì đã tổ chức họp báo chống luật “Tổng động viên” của Thiệu... Dù vậy, đêm Nô-en 212-1968, thanh niên sinh viên, học sinh Sài Gòn - Gia Định lại tổ chức cuộc liên hoan văn nghệ trên đường Hùng Vương, thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tham gia. Cuộc liên hoan văn nghệ biến thành cuộc biểu tình tuần hành rầm rộ qua nhiều đường phố. Những người tuần hành hô vang khẩu hiệu đòi hòa bình... Cảnh sát ngụy đã đàn áp tàn bạo, bắt đi một số sinh viên. Thế nhưng, cuộc tuần hành đã có tiếng vang rộng lớn, báo hiệu một thời kỳ phát triển mới của phong trào thanh mền, sinh viên, học sinh Sài Gòn- Gia Đình...

        30 năm đã trôi qua kể từ những ngày tháng hào hùng của mùa Xuân rực lửa 1968, trong không khí kỷ niệm chiến thắng của cuộc Tổng tiến công Mậu Thân của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta, các thế hệ thanh mền, sinh viên,học sinh Việt Nam nói chung, của Sài Gòn - Gia Định hôm qua và thành phố Hồ Chí Minh hôm nay, có quyền tự hào về truyền thống đấu tranh kiên cường, bất khuất của mình mà Mậu Thân 1968 là một dấu son trong sổ vàng truyền thống đó. Và chắc chắn, khí thế của Mậu Thân 30 năm về trước sẽ là một phần của hành trang của thế hệ trẻ hôm nay đang tiếp bước cha anh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #98 vào lúc: 15 Tháng Ba, 2017, 05:13:13 am »


CÔNG TÁC CHUẨN BỊ CHO CHIẾN THẮNG MẬU THÂN  1968 Ở HUẾ

TRẦN TIẾN HOẠT       

        Như chúng ta đã biết, giữa năm 1967, sau khi cuộc “phản công chiến lược” mùa khô lần thứ hai của Mỹ - ngụy bị thất bại hoàn toàn, cả hai gọng kìm “tìm diệt” và “bình định” bị bẻ gãy, 175 nghìn quân địch (trong đó có hàng nghìn quân Mỹ và chư hầu), đã loại khỏi vòng chiến đấu, hàng triệu tấn phương tiện chiến tranh bị phá hủy, nhiều người trong chính giới Mỹ và một số nhà nghiên cứu chiến lược phương Tây đã nhận ra: “Muốn tiến hành một cuộc chiến tranh “tốc chiến tốc thắng” ở Việt Nam là điều không thể thực hiện được’. Càng tăng thêm quân viễn chinh, mở hàng loạt cuộc hành quân lớn nhỏ, Mỹ - ngụy càng bị sa lầy, khốn quẫn. So với cuộc “phản công chiến  lược” mùa khô lần thứ nhất (1965-1966) thì thất bại của mùa khô lần thứ hai (1966-1967) nặng nề hơn nhiều. Mục đích chiến lược của Mỹ chẳng những không đạt được mà ngược lại, những “cố gắng phi thường” của Lầu năm góc chỉ đẩy Mỹ chui sâu hơn vào con đường hầm không lối thoát.

        Để phát huy thắng lợi đã giành được, đầu tháng 12 năm 1967, Hội nghị Bộ Chính trị nhận định: “chúng ta đang đứng trước những triển vọng và thời cơ thuận lợi lớn. Đế quốc Mỹ đang đứng trong tình thế tiến thoái lưỡng nan về chiến lược”. Nhiệm vụ trọng đại và cấp bách của ta là: Động viên những nỗ lực lớn nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ở cả hai miền, đưa cuộc chiến tranh của ta lên một bước phát triển cao nhất, dùng phương pháp tổng công kích, tổng khởi nghĩa để giành thắng lợi quyết định”.

        Đối với chiến trường Trị Thiên - Huế, Bộ Chính trị xác định: “Huế là một trong hai chiến trường trọng điểm của toàn Miền (Sài Gòn, Huế). Nhiệm vụ cửa quân và dân Trị Thiên là thực  hành tổng tiến công và nổ dậy đồng loạt đánh chiếm thành phố Huế và các thị xã, thị trấn, đánh tiêu diệt và làm tan rã ngụy quân, ngụy quyền, giải phóng nông thôn, thiết lập chính quyền cách mạng, tiêu diệt và tiêu hao nhiều quân Mỹ, làm cho chúng không ứng cứu được quân ngụy, sẵn sàng đánh địch phản kích, đánh cho chúng bị tổn thất nặng, giữ vững chính quyền cách mạng, tạo điều kiện tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn”.

        Quán triệt nhiệm vụ của Bộ Chính trí giao cho, giữa tháng 12 năm 1967, Thường vụ khu ủy Trị Thiên - Huế do đồng chí Trần Văn Quang, Bí thư Khu uỷ kiêm Tư lệnh - Quân khu đã chỉ đạo Thành ủy Huế họp bàn triển khai nhiệm vụ. Là chiến trường “chứa đựng nhiệm vụ cách mạng về quân sự chính trị rất lớn”, Bộ chỉ huy Mặt trận Huế mới được trên chỉ định bao gồm. Tư lệnh Lê Minh, Chính ủy Lê Chưởng, Phó Tư lệnh Nam Long, Tham mưu trưởng Đặng Kinh, sau khi hạ quyết tâm “động viên nhân dân và lực lượng vũ trang thành phố phấn đấu vượt qua mọi khó khăn gian khổ hoàn thành nghĩa vụ của mình”, đã vạch kế hoạch tổng tiến công và nổi dậy trong thành phố Huế Tết Mậu Thân.

        Đối với một thành phố đất không rộng, người không đông lại có trên 20 nghìn tên địch (chưa kể lực lượng chính quy Mỹ, ngụy đóng ở ngoại thành) chốt giữ căn cứ, đồn bốt kiên cố được bao bọc bởi tường cao, hào sâu như Mang Cá, Phan Sào Nam (tiểu khu Thừa Thiên) khách sạn Thuận Hóa, Hương Giang... cùng hàng chục đoàn “bình định”, mật vụ tình báo, quốc dân đảng, đại việt nhân xã, ác ôn ở Tây Lộc, Cồn Hến, Gia Hội, Kim Long, An Cựu... đã đặt ra cho Bộ Tư lệnh Quân khu Trị Thiên và Bộ Tư lệnh Mặt trận Huế phải nghiên cứu xây đựng kế hoạch “Tổng tiến công và nổi dậy” thật cụ thể, chặt chẽ. Với phương châm “coi trọng tiến công quân sự, tập trung đánh ngã quân địch”; đồng thời “coi trọng đẩy mạnh quần chúng khởi nghĩa”, lực lượng vũ trang và các tầng lớp nhân dân phải quán triệt tư tưởng tiến công, tiến công liên tục, truy kích đến cùng thực hiện tất phương thức tác chiến “ngoài đánh vào, trong đánh ra; tích cực binh địch vận; triệt để đánh phá giao thông, cắt đứt đường tiếp tế của địch”... Từ phương châm hoạt động trên, Bộ Tư lệnh Mặt trận Huế đã đặt nhiệm vụ chuẩn bị mọi mặt cho kế hoạch “tổng tiến công và nổi dậy” lên hàng đầu. Ngay sau cuộc họp, các đồng chí trong Bộ Tư lệnh Quân khu và Bộ  Tư lệnh Mặt trận đã thay nhau xuống từng hướng, từng mũi đôn đốc kiểm tra mọi công việc chuẩn bị cho chiến đấu. Các  đồng chí Thân Trọng Một - chỉ huy trưởng, Nguyễn Vạn -  chính ủy cánh Bắc; Nguyễn Thu - chỉ huy trưởng, Trần Anh Liên - Chính ủy cánh Nam, thành Huế đã triệu tập một số cán bộ chỉ huy Thành đội và cán bộ dân chính đảng có bề dày hoạt động ở nội đô trao đổi những vấn đề cụ thể trên cả ba mặt quân sự, chính trị, hậu cần để chỉ đạo nhiệm vụ chuẩn bị.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #99 vào lúc: 15 Tháng Ba, 2017, 05:13:47 am »


        Dựa trên cơ sở tình hình ta nắm được, Bộ Tư lệnh Mặt trận quyết định tăng cường đội ngũ cán bộ quân sự xuống chỉ đạo các đơn vị huấn luyện bổ sung cách đánh các mục tiêu địch trong thành phố, thị xã. Các cấp chỉ huy chiến dịch, chiến thuật cũng cử nhiều cán bộ chính trị, các tổ chức vũ trang công tác đi nghiên cứu thực địa, xây dựng và huấn luyện dân quân du kích ở một số địa bàn trọng điểm thuộc các huyện Hương Trà, Hương Thủy, Phú Vang (ngoại thành), Đông Ba, Đập Đá, An Hòa, ga Huế... (nội thành) hiểu biết những phương pháp phối hợp cơ bản giữa tiến công quân sự và nổi dậy của quần chúng. Vì vậy trong những ngày cuối tháng 12 năm 1967, hầu hết các đơn vị chủ lực đứng chân ở Khe Trai, Động Chuối, trên thượng nguồn sông Bồ, sông Hữu Trạch xây dựng các bài tập có mục tiêu mô phỏng theo các căn cứ, đồn bốt, công sở Mỹ - ngụy ở thành phố và huyện thị để luyện tập cho bộ đội. Trên thao trường, các phân đội tập trèo tường vào thành, tiến công đồn bốt có công sự vững chắc, tập hành quân qua các địa bàn phức tạp có nhiều sông rộng, hào sâu, Tường rào ngăn cách. Mặc dù đã được tập luyện nhiều lần các bài học chiến thuật ấy, nhưng không vì thế mà cán bộ, chiến sĩ tập tành chiếu lệ “được chăng hay chớ”. Hàng ngày quân số tham gia tập luyện chiến thuật, kỹ thuật bình quân đạt 90% đến 95% .

        Cùng với việc tập luyện của bộ đội ở phía sau, các bộ phận trinh sát chuẩn bị chiến trường ở phía trước, được các tổ vũ trang công tác và dân quân du kích huyện, quận, phường, xóm giúp đỡ đã vượt qua các “ngạnh cây”, “đuôi cá!”, “mắt thần” ác ôn tề điệp của địch trinh sát các mục tiêu được giao, Cán bộ trinh sát các cấp, trên từng cương vị phụ trách, tìm hiểu kỹ từng đường hướng bộ đội hành quân tiếp cận, đo đếm, tính toán thời gian cụ thể từng cung, chặng, dự kiến nhiều tình huống phải xử lý khi phi pháo địch đánh vào đội hình. Trên các địa hình sông suối phức tạp như Kẻ Vạn, An Hòa, Lơi Nông, các tổ trinh sát đã lội nhiều lần tìm ra những đoạn nông sâu, rộng hẹp để tính toán tốc độ hành quân tiếp cận sao cho phù hợp với thời gian nổ - súng. Một số tổ trinh sát, đặc công nội thành không quản ngại mùi hôi thối nồng nặc của nước thải thành phố đã mò mẫm tìm ra hàng chục đường cống ngầm thông thoát từ nội thành chảy ra, tìm các nút lên xuống, họa sơ đồ đánh dấu để khi cần có thể dùng trong cơ động chiến đấu. Các tổ trinh sát luồn sâu vào các căn cứ, đồn bốt, công sở sào huyệt địch ở An Hòa, Mang Cá (nơi Bộ Tư lệnh Sư đoàn 1 đóng), sân bay Tây Lộc, khu vực Đại Nội (do đại đội Hắc Báo chiếm giữ)... nằm giấu mình dưới các bụi cây, bờ cỏ nắm bắt quy luật bọn lính tuần tra canh gác, quan sát từng mục tiêu, sờ đếm từng lớp rào, dự đoán các vị trí dùng mìn tăng, bộc phá, ống phá rào mở cửa; quyết định hướng tiến công chủ yếu, thứ yếu. Đặc biệt, mũi trinh sát do đồng chí Tu phụ trách đã dầm mình nhiều đêm dưới nước lần tìm bến vượt qua sông Đào - con sông mà muốn vào thành Huế không thể không vượt qua. Được sự giúp đỡ của cán bộ cơ sở, các anh đã tìm được một đội đá (đoạn giữa cầu An Hòa và cầu Bao Vinh) bộ đội mang vác vũ khí trang bị nặng có thể vượt qua được.

        Vừa chỉ đạo bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương khẩn trương học tập quân sự, chính trị, trinh sát chuẩn bị chiến trường, Bộ Tư lệnh Mặt trận đã tích cực chỉ đạo lực lượng an ninh khu, tỉnh xuống phối hợp với dân quân du kích địa phương mở rộng lực lượng, phát động phong trào xây dựng an ninh nhân dân từ huyện, xã đến quận, phường. Từ chỗ lực lượng an ninh còn mỏng, hoạt động rời rạc đến đầu tháng 1 năm 1968, Bộ Tư lệnh Mặt trận đã xây dựng mở rộng được một tiểu đoàn hơn 300 người, 7 đội trinh sát an ninh vũ trang - 110 người cắm chốt trên các hướng trọng điểm từ nam sông Hương tới bắc sông Bồ. (Trước tháng 11 năm 1967, toàn tinh Thừa Thiên - Huế chỉ có đội trinh sát vũ trang, hoạt động phân tán trên 4. hướng với lực lượng gần 40 người).   Các lực lượng an ninh mật ở nội đô có tác dụng rất lớn trong việc vận động gây dựng cơ sở cách mạng trong lòng địch. Lực lượng này không những theo dõi nắm chắc tình hình địch (số liệu, phiên hiệu, mạnh yếu của từng đơn vị) để cung cấp cho trên, mà còn vận động nhân dân biết “cải huấn”, cô lập bọn tề điệp ác ôn, mở rộng phong trào quần chúng yêu nước đấu tranh chống chế độ Mỹ - Thiệu, bảo vệ hành lang và địa bàn đứng chân, tạo điều kiện thuận lợi cho bộ đội tiến công địch.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM