Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 08:59:45 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân-1968‎  (Đọc 31149 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #60 vào lúc: 08 Tháng Ba, 2017, 08:01:14 am »

     
ĐỌC THƯ CHÚC MỪNG  NĂM MỚI 1968 CỦA BÁC HỒ

QUỐC HÙNG        



        Đã từ nhiều năm, mỗi khi xuân sang, Tết đến, đồng bào và chiến sĩ cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài lại hân hoan chờ đón thơ chúc Tết của Bác.

        Giao thừa Tết Mậu Thán, qua làn sóng Đài tiếng nói Việt Nam, đồng bào và chiến sĩ trên khắp mọi miền của đất nước sung sướng đón nghe tiếng nói ấm áp, chứa chan tình thương yêu của Bác. Những năm trước, Bác thường điểm lại thành tích trong một năm vừa qua. Năm nay, Bác tổng kết súc tích tình hình và thành tích chiến đấu của quân và dân hai miền trong 3 năm. Thơ Bác có đoạn:

        “Từ năm 1965, đế quốc Mỹ đưa hàng chục vạn quân trực tiếp xâm lược miền Nam nước ta và gây chiến tranh phá hoại miền Bác nước ta, nhân dân ta đoàn kết một lòng, kiên quyết đánh Mỹ, cứu nước, đã giành được nhiều thắng lợi vẻ vang.  Đến cuối năm 1967, quân và dân miền Nam Anh hùng đã diệt, làm bị thương và làm tan rã hàng chục vạn quân Mỹ, quân ngụy và quân chư  hầu. Quân và dân miền Bác anh hùng đã bắn tan xác 2.680 máy bay giặc Mỹ”.

        Chúng ta đều biết, tháng 5 năm 1967, sau thắng lợi trong mùa khô 1966-1967, đánh bại cuộc phản công chiến lược lần thứ hai của 400.000 quân viễn chinh Mỹ ở chiến trường miền Nam và đánh bại các bước leo thang chiến tranh mới bằng không quân và hải quân của Mỹ trên miền Bắc, Bác đã chủ trì cuộc họp Bộ Chính trị để phân tích tình hình, phát hiện sự lúng túng về chiến lược của Mỹ, đề ra chủ trương chiến lược đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ phát triển lên một bước mới. Tiếp đó, Bác chủ trì nhiều cuộc họp khác của Bộ Chính trị, đặc biệt là Hội nghị tháng 12 năm 1967 và Hội nghị Trung ương lần thứ 14 (tháng l-1968) thông qua quyết tâm và kế hoạch mở cuộc Tổng công kích - Tổng khởi nghĩa ở miền Nam trong dịp Tết Mậu Thân.

        Tinh thần của nhận định và chủ trương đó đã được Bác viết trong Thơ chúc mừng năm mới 1968: “Sang năm nay, bọn Mỹ xâm lược càng bị động, càng lúng túng, quân và dân ta thừa thắng xông lên, nhất đinh giành được nhiều thắng lợi to lớn hơn nữa”.

        Sau khi gửi lời chúc mừng đến các nước xã hồi chủ nghĩa anh em, các nước bầu bạn và nhân dân toàn thế giới, kể cả nhân đần tiến bộ Mỹ đã nhiệt liệt ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân ta; gửi lời chúc kiều bào ta ở nước ngoài, Bác có 4 câu thơ chúc đồng bào và chiến sĩ cả nước:

                                    “Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua,
                                    Thắng trận tin vui khắp nước nhà
                                    Nam Bắc thi đua dành giặc Mỹ.
                                    Tiến lên!
                                                     Toàn thắng ắt về ta!”


        Câu thơ đầu thoảng nghe như một lời tiên đoán, nhưng thực ra là một khẳng định, một niềm tin chắc chắn vào sự hơn hẳn, chiến thắng lớn hơn hẳn của Xuân này so với mấy Xuân qua. Câu thứ hai nhẹ nhàng, thanh thoát lời loan tin thắng trận, niềm vui chiến thắng bay xa, lan tỏa khắp nước nhà. Câu thứ ba là lời giao ước thi đua đánh giỏi hơn nữa, đánh mạnh hơn nữa giữa đồng bào và chiến sĩ hai miền Nam Bắc. Và câu thơ cuối, vang lên như một lời hịch, giục giã xông lên, tiến vào một giai đoạn mới với niềm tin sát đá “Toàn thắng ắt về ta”.

        Mỗi câu thơ và cả bài thơ tứ tuyệt của Bác đều có nhạc, có họa và có “thép”, có sức truyền cảm mạnh mẽ. Nó ôm gọn cả không gian và thời gian, tràn trề khí thế, niềm tin và niềm vui của mùa xuân mở đầu năm mới 1968. Nó thể hiện sinh động quyết tâm mới, nỗ lực mới hơn hẳn những năm trước của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân. Nó hiệu triệu, cổ vũ đồng bào và chiến sĩ cả nước đúng thời điểm nổ súng mở màn cuộc tiến công mới đêm giao thừa Tết Mậu Thân và giục giã vươn lên vượt qua mọi khó khăn thử thách trong những ngày tháng tiếp sau đó. Nó mở ra một ngày mai sáng lạn và chắc chắn, ngày toàn thắng ắt sẽ đến của cuộc kháng chiến.

        Khi tìm hiểu về sự bất ngờ của Mỹ trước cuộc Tổng tiến công và nổi dậy rộng khắp ở các đô thị miền Nam của quân và dân ta trong mùa xuân 1968, có một nhà báo Mỹ đã nhận ra rằng Mỹ đã bị bất ngờ, đã không chú ý đến bài thơ chúc Tết Mậu Thân của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong đó Người đã khéo léo thể hiện một chủ trương lớn của Đảng, đã động viên đồng bào của Người tiến vào một năm mới, một giai đoạn mới, một mùa xuân kháng chiến với những chiến công mới hơn hẳn những mùa xuân trước.

        Còn với chúng ta, với “thế hệ Tết Mậu Thân”, cho dù thời gian đã 30 năm, mỗi khi nhớ lại mùa xuân rạo rực khí thế Tổng tiến công và nổi dậy năm Mậu Thân, không ai không nhớ bài thơ chúc Tết của Bác. Và mỗi khi đọc lại bài thơ chúc Tết của Bác, mỗi chúng ta không ai không nhớ một mùa xuân tràn đầy lạc quan cách mạng, một Tết Mậu Thân được mở đầu bằng bài thơ chúc Tết của Bác kính yêu.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #61 vào lúc: 08 Tháng Ba, 2017, 08:04:42 am »


ĐÔI ĐIỀU SUY NGHĨ VỀ SỰ KIỆN TẾT MẬU THÂN -1968

NGUYỄN ĐỨC HÙNG (TƯ CHU)       

        Ba mươi năm đã trôi qua, cuộc tiến công Tết Mậu Thân đã đi vào lịch sử nhưng việc đánh giá về thắng lợi và tổn thất của ta vẫn còn những ý kiến chưa được hoàn toàn nhất trí. Mong rằng ở cuộc hội thảo lần này, những vấn đề tồn tại đó sẽ được làm sáng tỏ khi mà nhiều nhân chứng lịch sử những người làm nên chiến công vẫn còn.

        Những diễn biến thực tế, ngay cả về phía địch, đều chứng tỏ cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân đã giành thắng lợi to lớn và vang dội, là đòn quyết định buộc địch phải thay đổi chiến lược, xuống thang chiến tranh ngồi vào bàn hội nghị đàm phán với ta ở Pa-ri, v.v... Đặc biệt, chiến thắng Xuân Mậu Thân đã làm rung chuyển cả nước Mỹ, góp phần làm lung lay ý chí xâm lược của giới cầm quyền Mỹ. Chính trên đã thắng lợi Mậu Thân mà quân - dân ta tiếp tục cuộc chiến đấu “đánh cho Mỹ cút” năm 1973, rồi “đánh cho ngụy nhào” trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975.

        Đối với thành phố Sài Gòn - Gia Định, ngoài thắng lợi chung, có thêm một thắng lợi - theo tôi - rất cơ bản: Mậu Thân 1968 thật sự là một cuộc phát động cách mạng trong quần chúng với quy mô lớn nhất, ngay ở sào huyệt quan trọng nhất của Mỹ - ngụy. Trong những ngày này, người dân thành phố Sài Gòn - Gia Định từ ngoại Ô đến nội thành, lòng hướng về cách mạng, sục sôi ý chí tiến công, sấn sàng và hăng hái tham gia vào cuộc chiến đấu bằng nhiều hình thức. Hình ảnh cao đẹp của các chiến sĩ giải phóng quân với mũ tai bèo và khẩu súng AK, đôi dép râu và đặc biệt là phong cách của người chiến sĩ cách mạng đã để lại ấn tượng mạnh mẽ trong người dân thành phố. Hiệu qua của sự phát động cách mạng này, ngày càng ngấm sâu trong suy nghĩ, tình cảm và đời sống chiến đấu của quân dân đô thị - tiền đề cho những thắng lợi kế tiếp về sau.

        Thắng lợi Mậu Thân gắn liền với tinh thần cách mạng tuyệt vời sự nỗ lực phi thường của nhân dân và các lực lượng vũ trang nhân dân ta mà trước hết là nhờ có sự chỉ đạo nhạy bén và sáng tạo của Đảng đã đề ra chủ trương đúng đắn: Tổng tiến công và nổi dậy; kết hợp giữa cao trào chính trị của quần chúng với một kế hoạch quân sự tiến công vào kẻ địch trên toàn bộ miền Nam. Đây là trường hợp “độc nhất vô nhị mà trên thế giới chưa có tiền lệ. Và nhiều vấn đề quan trọng khác cũng được xác định thông minh, sáng tạo như: thời cơ tiến công, khu trọng điểm và thời điểm đột phá, nhằm chỗ sơ hở đánh vào sào huyệt - cơ quan đầu não của Mỹ - ngụy…

        Từ chủ trương đúng đắn đó, ta đã tranh thủ thời gian khẩn trương chuẩn bị về mọi mặt, tổ chức các lực lượng chiến đấu.

        Ở khu trọng điểm Sài Gòn - Gia Định, ta có chủ trương xây dựng một đơn vị vũ trang tinh nhuệ nhằm bảo đảm sự đột kích đồng loạt vào các mục tiêu trọng yếu nhất của địch. Đoàn Biệt động Sài Gòn mang phiên hiệu F100 ra đời, bắt tay ngay vào chuẩn bị các điều kiện cần thiết, tập dượt sát yêu cầu chiến đấu ở đô thị, nên khi có lệnh đã lên đường làm nhiệm vụ được ngay.

        Lực lượng này, đã góp phần xứng đáng trong thắng lợi Mậu Thân 1968, ghi đậm chiến tích oai hùng của mình trong lịch sử 300 năm của Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh ngày nay.

        Trong Mậu Thân 1968, có hai vấn đề mà tôi nhận thức sâu sắc nhất về sự lãnh đạo tài tình của Đảng và tôi coi là thần kỳ: “Một là: Ta giữ được bí mật tốt nhất, địch bị bất ngờ cao nhất. Ta đã huy động hàng chục vạn cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang, tập kết một khối lượng vật chất, kỹ thuật rất lớn để mở các cuộc tiến công vào các thành phố, thị xã, trong đó có “thủ đô” của ngụy quyền Sài Gòn và hàng chục căn cứ của Mỹ - ngụy mà địch không hay biết. Hai là: Khí thế của bộ đội và đặc biệt là khí thế của quan chúng cách mạng ở thành phố, thị xã, thị trấn rất cao.  Ai ai cũng muốn cầm vũ khí, cũng muốn được đảm nhận bất cứ một công việc gì - không quản việc nặng nhọc, khó khán hay nguy hiểm, miễn sao đóng góp được công sức của mình vào việc đánh đổ Mỹ - ngụy, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc”.

        Thắng lợi của ta rất lớn và oanh liệt, tạo ra bước ngoặt quyết định của chiến tranh. Sự tổn thất của ta về sinh lực trong cuộc tiến công Mậu Thân 1968 rất lớn. Và chính sự tổn thết lớn này là mối ưu tư, day dứt cho nhiều đồng chí trực tiếp lãnh đạo và chỉ huy chiến đấu trong Mậu Thân. Điều đó cũng là một lý do chủ yếu đưa tới những ý kiến danh giá khác nhau, tranh luận với nhau gần 30 năm nay.  Khoảng cách về đánh giá Mậu Thân trong đội ngũ cán bộ còn gay gắt. Ta thắng hay thua, tổn thất và hiệu quả...?  Có lẽ vấn đề cốt lõi là cần tổng kết kinh nghiệm chiến tranh, qua đó để tìm ra bài học nghiêm túc, bổ ích cho các cấp về việc vạch kế hoạch và chỉ đạo hoạt động quân sự qua sự kiện Mậu Thân 1968. Tất nhiên, thắng lợi nào cũng có hy sinh, tổn thất, phải trả giá, nhưng ngoài sự hy sinh, tổn thất cần thiết - tôi nghĩ rằng cũng có những sự hy sinh, tổn thất - lẽ ra có thể tránh được hoặc giảm bớt. Về chỉ đạo tác chiến trong thành phố. Theo kế hoạch chiến đấu trong đợt 1 Tết Mậu Thân thì các đơn vị Biệt động có nhiệm vụ xung kích đánh chiếm đầu cầu, cố giữ được 1 giờ, sẽ có các tiểu đoàn bộ binh mũi nhọn của các phân khu tiến vào tiếp ứng để đánh chiếm toàn bộ mục tiêu, tiêu diệt cơ quan đầu não của Mỹ - ngụy, đồng thời có binh biến của một số đơn vị ngụy quân, có nổi dậy của hàng vạn thanh niên và quần chúng ở các quận nội đô để giành quyền làm chủ các địa bàn, mục tiêu ta chiếm được. Trên thực tế thì bộ đội chủ lực có nơi không vào kịp, hoặc không vào được, chỉ có các đơn vị biệt động đánh vào 5 mục tiêu một cách đơn độc, để rồi từ tiến công phải chuyển sang phòng ngự, có đơn vị phải chiến đấu đến người cuối cùng.

        Cấp lãnh đạo chỉ huy không nắm chắc tình hình, không thấy hết những khó khăn và thiếu sự am hiểu chiến trường nội đô, dự kiến không sát các tình huống khi đưa đội hình chiến đấu lớn thọc sâu vào đô thị với một hệ thống bố phòng dày đặc của địch. Ngay việc tính toán cự ly từ nơi ém quân gần nhất của tiểu đoàn đến mục tiêu, nếu địch không ngăn cản thì đi bộ trong một giờ theo quy định cũng không đến kịp .

        Sự hiệp đồng của các phân khu với lực lượng Biệt động phối thuộc để đánh vào các mục tiêu như: Tổng nha -Cách sát, biệt khu Thủ đô ngụy, khám Chí Hòa, v.v... cũng không chặt chẽ .

        Mấy suy nghĩ nêu trên, chủ yếu về đợt 1 Tết Mậu Thân trên địa bàn Sài Gòn - Gia Định. Việc đánh giá tổng quát về cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân đã có tài liệu Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước: thắng lợi và bài học” của Ban chỉ đạo Tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị đề cập.

        Cuối cùng, với truyền thống và đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, tôi mong rằng các cơ quan trung ương và thành phố có sự quan tâm thúc đẩy việc giải quyết quyền lợi, chính sách cho những cán bộ, chiến sĩ, đã hy sinh cho sự nghiệp lớn của dân tộc và những người có công đóng góp cho thắng lợi vang dội này mà nhiều năm qua ta còn bỏ ngỏ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #62 vào lúc: 08 Tháng Ba, 2017, 08:11:53 am »


MỘT ĐƠN VỊ CHỦ LỰC TIẾN CÔNG VÀO SÀI GÒN

TẠ MINH KHÂM       

        Suốt hai mùa khô (1965-1968 và 1966-1967), Mỹ - ngụy đều liên tiếp bị thất bại. Đặc biệt, mùa khô 1966-1967, địch đã sử dụng tới 45.000 quân, cùng nhiều phương tiện chiến tranh hiện đại, mở cuộc “hành quân Gian-xơn Xi-ti” nhằm đánh vào cơ quan đầu não của cách mạng miền Nam là Trung ương Cục và “tìm diệt” chủ lực quân giải phóng.  Nhưng chỉ sau bốn ngày địch mở cuộc hành quân, hãng AFP đã đưa tin: “Cuộc hành quân Gian-xơn Xi-ti là hy vọng lớn của Mỹ trong giai đoạn trước mắt, hành quân có nhiều tham vọng nhất trong chiến tranh, nhưng kết quả thật đáng buồn, trong bốn ngày qua không thấy dấu vết của nhà lãnh đạo Mặt trận giải phóng nào cả, đài phát thanh vẫn tiếp tục phát thanh, không gặp một tên du kích nào, nhưng đi đến đâu cũng bị đánh”. Mỹ - ngụy buộc phải kết thúc cuộc hành quân sớm hơn một tháng theo dự kiến.

        Sau thất bại nặng nề của cuộc “hành quân Gian-xơn  Xi-ti” trong mùa khô 1967, Nhà trắng  và Lầu năm góc đã “phân vân” về “chiến thắng quân sự” của Mỹ ở chiến trường miền Nam Việt Nam.

        Từ thực tế trên chiến trường, kết hợp với tình hình trong nước và quốc tế trong năm 1967, Bộ Chính trị Trung ơng Đảng khẳng định: ta đang ở thế thắng, thế chủ động; địch đang ở thế thua, thế bị động. Ta có thể chuyển cuộc chiến tranh cách mạng của nhân dân ta ở miền Nam sang thời kỳ mới, thời kỳ tiến công và nổi dậy giành thắng lợi quyết định.

        Sự kiện Tết Mậu Thân đã cách đây 30 năm, trong quãng thời gian đó có những ý kiến đánh giá và bình luận khác nhau về tiến công và nổi dậy ‘ chủ lực với địa phương, thắng lợi của đợt 1, đợt 2, v.v...

        Là một cán bộ từng chỉ huy đơn vị tham gia cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân, tôi xin được góp một số ý kiến trong cuộc hội thảo này.

        Việc đưa các đơn vị chủ lực vào thành phố tác chiến dài ngày đã góp phần thắng lợi to Lớn của Tết Mậu Thân. Sau chiến thắng Đồng Xoài (2-9-1965) trên chiến trường Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ, ta lần lượt thành lập các sư đoàn chủ lực, đó là các sư đoàn 9, 5, 7 (trong tác chiến có lúc còn gọi là công trường). Các đơn vị chủ lực ta lần đầu tiên đánh vào thành phố, tuy khó khăn gấp bội so với tác chiến ở vùng rừng núi, nhưng đây là thời cơ lớn để phát huy sức mạnh tổng hợp tiến công địch.

        Trong một cuộc họp phổ biến kế hoạch tiến công của chủ lực đồng chí Phạm Hùng, lúc đó là Bí thư Trung ương Cục nhấn mạnh là kế hoạch phải có nhiều tình huống. Tình huống nào thuộc phạm vi chiến lược, tình huống nào thuộc phạm vi chiến dịch, tình huống nào thuộc phạm vi chiến thuật... để cán bộ các cấp suy nghĩ có cách xử trí sáng tạo trong quá trình tác chiến.

        Bước vào đợt hai của cuộc Tổng tiến công, Sư đoàn 9 được phân công đánh vào nội thành, Sư đoàn 5 đánh vào sân bay Biên Hòa, Sư đoàn 7 đánh vào Phú Lợi, Lái Thiêu. Quân ta tiến công vào các mục tiêu ở Củ Chi - Quang Trung - Hoóc Môn, sau đó chuyển sang đánh vào trường đua Phú Thọ, sân bay Tân Sơn Nhất (cổng Phi Long) và Phú Lâm Trên hướng tiến công của Sư đoàn 9, ta bí mật đưa được hơn 10.000 quân vào các mục tiêu trong nội thành một cách an toàn đế là một thắng lợi to lớn. Có được thắng lợi bước đầu này phải kể đến sự hiệp đồng chặt chẽ của các lực lượng thuộc Mặt trận sài Gòn - Gia Định.

        Sư đoàn 9 trước khi nhận nhiệm vụ tham gia cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân đang đứng chân ở Ba Thu (Cam-pu-chia), trên đường hành quân thâm nhập vào nội thành phải liên tục tác chiến với lực lượng địa phương quân, biệt động, lính dù. Trang bị của Sư đoàn chỉ có súng B40, B41 và  vũ khí nặng phải để lại ở hậu cứ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #63 vào lúc: 08 Tháng Ba, 2017, 10:19:23 pm »


        Tiến quân qua khỏi vùng ven, bước vào khu vực dân cư vùng đô thị, các đơn vị trong Sư đoàn tác chiến theo phân đội nhỏ, chủ yếu đảm bảo các khu vực được phân công, không cho địch chia cắt, bao vây. Nhiệm vụ dò và dẫn đường cho các hướng, các mũi trong thành phố vô cùng quan trọng, phải có trinh sát công khai để nắm chân tình hình địch trong từng mục tiêu mà Sư đoàn đảm nhiệm. Nếu không có nhân dân và các lực lượng vũ trang tại chỗ giúp đỡ, hiệp đồng thì không thể hoàn thành nhiệm vụ.

        Cùng với việc nắm địch, dẫn đường, bà con còn cung cấp lương thực, thực phẩm, thuốc men cho bộ đội. Khi chiến sự ác liệt diễn ra, bà con phải đi sơ tán, trong nhà còn gạo, bánh, thịt kho của ngày Tết... có kèm theo một mảnh giấy ghi dòng chữ vội vàng: “Các anh cứ ăn để chiến đấu...”.  Trong những ngày chiến đấu, thương binh, tử sĩ của các đơn vị bộ đội đều được nhân dân giúp đỡ, chuyển hết về phía sau. Các nhiệm vụ canh gác, cáng thương, bảo đảm lương thực, thuốc men đều lo nhân dân lo giúp. Anh em mình hỏi: làm sao huy động được dân ?” Họ trả lời: “Đến những nơi không có chiến sự để lấy người, họ không bao giờ từ chối đâu”. Có ý kiến cho rằng: Tết Mậu Thân không có quần chúng nổi dậy. Tôi nghĩ, nổi dậy thời kỳ “chiến tranh cục bộ” khác với thời kỳ “chiến tranh đặc biệt’. Trong “chiến tranh đặc biệt” đội quân tóc dài biểu tình ngăn chặn ngụy quân, nguỵ quyền, trong đoàn biểu tình đó có cả cha mẹ, vợ con, anh em của họ, nên quân ngụy không thể bắn vào những người biểu tình. Còn lúc này khi quân đội Mỹ đã vào tham chiến thực sự thì hình thức nổi dậy của nhân dân cũng phải khác trước, phải dùng nhiều hình thức linh hoạt khác để nhân dân tham gia đánh địch.

        Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân nếu không có sự giúp đỡ của đồng bào từ khi chuẩn bị đến khi chiến đấu thì cán bộ chiến sĩ Sư đoàn 9 không thể hoàn thành nhiệm vụ khi đánh vào nội thành.

        Đợt một của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy, ta bất ngờ tiến công vào các cơ quan đầu não ở Sài Gôn gây kinh hoàng cho địch, tiếp tục đánh vào thành phố đợt hai càng làm cho dơ luận thế giới thấy rõ khả năng quân Mỹ cũng không đảm bảo cho quân ngụy “giữ nhà” được.

        Trong đợt hai của cuộc Tổng tiến công, các đơn vị chủ lực của ta như Sư đoàn 5, Sư đoàn 7 đã tiêu diệt được nhiều sinh lực địch nhất là quân Mỹ. Tại Đức Hòa trong một trận tập kích, Sư đoàn 9 đã tiêu diệt 79 xe các loại của địch. Lực lượng chủ lực của ta đã liên tiếp tiến công vào các đơn vị lính Mỹ như: Sư đoàn 1 - “Anh cả đỏ”, Sư đoàn 25 - Tia chớp nhiệt đới”, Trung đoàn 11 thiết giáp...  Có ý kiến cho rằng: trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân, chỉ có đợt một đã đủ, không cần có đợt hai. Đợt hai gây cho ta nhiều thương vong.

        Thực tế trong đợt hai của cuộc Tổng tiến công, ta đã tạo thêm một đòn đánh mạnh của quân chủ lực vào nội đô Sài Gòn, làm rung chuyển cả Nhà trắng và Lầu năm góc. Rõ ràng, ta tiếp tục tiến công đợt hai là cần thiết, và cùng với đợt một, mới tạo ra được bước ngoặt quyết định của cuộc chiến tranh. Đành rằng quá trình tác chiến diễn ra từ đợt hai về sau ta cũng gặp nhiều khó khăn và tổn thất. Nói về những thất bại của Mỹ trong Mậu Thân 1968, Tổng thống Mỹ Giôn-xơn đã viết trong hồi ký như sau:

        “Kết thúc năm 1968, sau nhiều năm tiến hành cuộc chiến tranh gay cấn nhất ở Việt Nam, tôi thật sự không tin mình có thể sống sót nếu ở lại Nhà trắng một nhiệm kỳ nữa vì tình hình đen tối của chúng ta (tức là Mỹ) ở Việt Nam đã làm tôi căng thẳng suốt 1.886 ngày đêm, ít khi được ngủ trước 2 giờ sáng”.

        Tháng 4 năm 1997, khi Mác Na-ma-ra, nguyên Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ qua Hà Nội có làm việc với Đại tướng Võ Nguyên Giáp, trong đoàn có tiến sĩ A.J Langgath - Giáo Sư trường báo chí Mỹ, trong chiến tranh ở Việt Nam, ông ta làm phóng viên. Gặp chúng tôi ở thành phố Hồ Chí Minh, ông ta có đề cập đến câu thơ chúc Tết năm 1969 của Bác Hồ: “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”. ông ta nói: Câu thơ của Bác Hồ cho thấy rõ các ông không đủ sức diệt nửa triệu quân Mỹ ở chiến trường, nhưng các ông đủ sức diệt ý chí của quân Mỹ và làm thức tỉnh người Mỹ”.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #64 vào lúc: 08 Tháng Ba, 2017, 10:33:33 pm »


CÔNG TÁC ĐẢM BẢO TÁC CHIẾN CỦA BIỆT ĐỘNG SÀI GÒN

TRẦN PHẤN CHẤN - NGUYỄN VĂN TRÍ       

        Tháng 4 năm 1965, tại căn cứ Suối Dây tỉnh Tây Ninh, Khu ủy Sài Gòn - Gia Định họp quán triệt Nghị quyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 11 và triển khai nhiệm vụ theo yêu cầu “Kế hoạch X” đã được đặt ra từ trước mùa khô 1964-1965 với phương án chuẩn bị tích cực kiềm chế và thắng địch trong cuộc “chiến tranh đặc biệt” ở mức cao nhất ở miền Nam, ra sức tranh thủ thời cơ, tập trung lực lượng eủa cả nước giành thắng lợi quyết định ở miền Nam trong thời gian tương đối ngắn; đồng thời sấn sàng đánh Mỹ trong trường hợp chúng đưa quân chiến đấu vào chiến trường, thực hiện chiến lược “chiến tranh cục bộ”.

        Từ đó, một trong những nhiệm vụ trên giao cho Quân khu Sài Gòn - Gia Định về mặt vũ trang là tiến hành xây dựng một lực lượng biệt động, chuẩn bị các điều kiện bảo đảm để lực lượng này có thể cùng một lúc bất ngờ tập kích chiếm lĩnh các cơ quan đầu não cấp trung ương của ngụy tại Sài Gòn - Chợ Lớn và vùng ngoại ô khi có thời cơ chiến lược .

        Thực hiện nhiệm vụ trên, Quân khu ủy và Bộ chỉ huy Quân khu Sài Gòn - Gia Định thành lập Đoàn biệt động, mật danh là F100.

        Về công tác bảo đảm, nhiệm vụ cụ thể của F100 là trực tiếp và bí mật tiến hành chuẩn bị các điều kiện bảo đảm cho F100 và cả các lực lượng biệt động được bố trí sẵn trong thành phố thực hiện nhiệm vụ như đã xác định. Có 25 mục tiêu tại Thủ đô địch lúc bấy giờ được xếp vào “loại A1 bao gồm các cơ quan đầu não của ngụy về quân sự, chính trị, kinh tế, các khu vực xung yếu về quân sự, các đầu mối giao thông thủy bộ... Nội dung bảo đảm tại chỗ gồm: Lực lượng xung kích, các hầm vũ khí, chỗ tập kết quân, phương tiện vận chuyển và chiến đấu, lực lượng công khai, cơ cấu chỉ huy tại chỗ của lực lượng biệt động và sở chỉ huy của cấp trên trong nội thành...

        Khác với trước, ở Sài Gòn, việc bảo đảm được chuẩn bị cho từng trận, từng tổ, đánh xong trận này thì chuẩn bị cho trận khác; nay phải đồng thời chuẩn bị một loạt mục tiêu, nhiều vũ khí phương tiện chiến đấu, phải có sẵn ở khu vực tác chiến, nhiều tổ chức và nhiều cơ sở. Công tác bảo đảm mọi mặt phải tiến hành ngay trong lòng địch, nên nhiệm vụ này được xác định là ‘phần chìm”, phần hạn chế tối đa người biết, ngay những người trực tiếp làm cũng chỉ biết được phần việc của mình.

        Hai bộ phận bảo đảm đầu tiên được thành lập là:

        - Bộ phận vận chuyển từ căn cứ ngoài vào thang nội thành lấy mật danh là A20, chỉ huy trưởng là Đỗ Tấn 1 chỉ huy trưởng: Nguyễn Đức Hùng (Tơ Chu), Chinh ủy: Võ Thành Phong (Ba Phong), chính trị viên -  bí thư chi bộ là Dương Long Sang (Hai Sang)

        -Bộ phận xây dựng nội thành, mật danh là A30, chỉ huy trưởng là Ngô Thành Vân (Ba Đen), chính trị viên - bí thơ chi bộ là Võ Văn Thành (Sáu Thành), sau đó, năm 1966 là Nguyễn Văn Trị (bí thơ chi bộ) . Đồng chí Ngô Văn Thành phụ trách chung, chủ yếu là bộ phận căn cứ; đồng chí Nguyễn Văn Trị phụ trách công tác Đảng và nội thành. 

        Đầu năm 1967, Đảng ủy, Bộ chỉ huy quân khu SàI Gòn - Gia Định chỉ thị hai đơn vị tập trung vào nội thành. A20 đổi thành J8, A30 đổi thành J9 (gọi là cụm), hai đảng ủy cụm được thành lập.

        Đảng ủy J8 gồm: bí thơ Dương Long Sang, các đảng ủy viên: Võ Văn Thành, Sáu Ven.

        Đảng ủy J9 gồm: bí thơ Ngô Thành Vân (kiêm chỉ huy trưởng); các ủy viên: Nguyễn Văn Trí (kiêm chính trị viên), Nguyễn Lập Hòa (chỉ huy phó). Đảng ủy J9 gồm 3 chi bộ (hai ở bên trong, một ở bàn đạp).

        Tháng 5 năm 1965, một đơn vị chiến đấu Mỹ đầu tiên đã vào chiến trường Đông Nam Bộ (Lữ đoàn dù 173), báo trước sự chuyển chiến lược của Mỹ từ “chiến tranh đặe biệt sang chiến tranh cục bộ”. Mặc dù phương án kết thúc chiến tranh giải phóng miền Nam trong “chiến tranh đặc biệt”, cùng “kế hoạch X” không thực hiện được nhưng đã tạo được cho ta thêm điều kiện sẵn sàng đánh Mỹ trong suốt hai năm 1966-1967, đồng thời sẵn sàng chớp thời cơ thực hiện tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968. 
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #65 vào lúc: 08 Tháng Ba, 2017, 10:34:10 pm »


        Ngay từ trước năm 1965, cùng với quá trình xây dựng cơ sở, ta đã xây dựng được các lõm chính trị ở các xóm lao động, từ đó xây dựng được các hầm bí mật, cơ sở tạm trú, các cơ sở giao liên hợp pháp ... Các cơ sở nội thành đã chuyển về trên nhiều phương tiện phục vụ chiến đấu như đồng hồ (để tạo mìn hẹn giờ), xe đạp, radio, máy ảnh, Ô tô, bản đồ hệ thống cống trong thành phố... Từ sau khi thành lập F100, ta đã xây dựng, phát triển mạnh mẽ hệ thống bảo đảm, trước hết là vũ khí phục vụ tác chiến nội thành.  Nói đến việc xây dựng hệ thống cơ sở ém vũ khí ở nội thành phải nói đến việc xây dựng cả hệ thống bàn đạp, hành lang vận chuyển trên bộ, dưới sông, các hầm bí mật chứa vũ khí. Bên trong, địch đánh phá cơ sở, lục soát, hàng đêm, bắt chụp ảnh từng nhà để truy tìm ‘Việt Cộng”. Bên ngoài chúng đánh phá hành lang, bàn đạp, hòng đẩy ta ra xa Sài Gòn hàng trăm cây số, cùng với các chốt ngăn chặn, hành quân cảnh sát, hành quân “bình định” và hành quân “tìm diệt” (như các cuộc hành quân Grimp, Cédarfalls...).  Đảng ủy, Bộ chỉ huy quân khu nêu khẩu hiệu và phương châm hành động cho các cánh, các đơn vị đột nhập: “Khẩn trương, táo bạo, vững chân”, “thọc sâu - trụ bám - bung ra”. “Dựa vào dân”, quán triệt phương châm trên, lực lượng bảo đảm quyết tâm xây dựng vùng “tam giác sắt” (Tên do quân Mỹ đặt để chi một vùng đất ở phía bắc Sài Gòn, hình tam giác với ba đinh là thị trấn Bến Cát, ngã ba sông Sài Gòn và sông Thị Tính, Thi Lơ, Bến Súc, về sau hiểu rộng là ca một vùng giáp giới các tuyến Bến Cát - Củ Chi - Tráng Bàng: (Thanh An - Cỏ Trách, Bến Dược, Bến Súc, Tranh Tuyền...), lưng dựa Hố Bò, Phú Mỹ Hơng (Củ Chi), xuống Củ Chi (Thái Mỹ - Truông Viết - Phước Trạch), Tràng Bàng (An Tịnh - Gia Lộc - thị trấn).) làm nơi đứng chân gồm từ căn cứ Bến Cát .

        Ta có xí nghiệp cao su ở Rạch Bắp (Bến Cát) làm cao su các thiết bị cao su, chuyển vũ khí bằng đường bộ, đường sông xuống Sài Gòn. Những người đảm đương chủ yếu cho việc này là gia đình ông Võ Văn Nhân (Chín Khổ) vận chuyển đường sông, các anh Năm Phùng, Sáu Mỉa vận chuyển đường bộ.

        A30 xây dựng được một đội ngũ giao liên chuyên nghiệp và giao liên hợp pháp. Các gia đình ông Dương Văn Ten (Chín Ten); ông Tư Dậu ven quốc lộ 1 và chung quanh là cả một khu vực hầm bí mật chứa vũ khí, kể cả tủ thờ trong nhà. Có những gia đình là điểm trung chuyển vũ khí.  Hệ thống cơ sở này giúp các đơn vị bảo đảm bảo vệ vững chắc các hầm vũ khí, đồng thời tạo được cơ sở tài chính để tự nuôi sống đơn vị.

        Việc xây dựng các điểm ém vũ khí nội thành là công việc hết sức phức tạp, trong đó phải đạt các yêu cầu: đúng chỉ đạo của trên về khu vực, đất phải cao ráo (sâu 2m không có nước), địa điểm thông suốt đường xe vận tải nhẹ, và đặc biệt để đạt yêu cầu an toàn thì việc chọn người là tối quan trọng. Khi đã có vũ khí, có người cách mạng trong nhà thì cả gia đình trên ‘ngàn núi lửa’, cho nên không chỉ cần có “tinh thần quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh mà còn phải có bản lĩnh, mưu trí.

        Cuối năm 1967, sau khi đánh bại cuộc phản công chiến lược mùa khô của Mỹ, quân dân ta bước vào thời điểm chuẩn bị gấp rút nắm bắt thời cơ “một ngày bằng hai mươi năm” .

        Đến lúc này lực lượng bảo đảm đã nắm được một hệ thống 15 lõm chính trị trên toàn nội thành với trên 200 gia đình, trên 300 người tham gia và đã xây dựng được 15 cơ sở ém vũ khí, ém người, đặt cơ quan chỉ huy (mỗi cơ sở có thể có nhiều hầm) .

        Những cơ sở ém vũ khí quan trọng trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân gồm nhà số 65 đường Nguyễn Bỉnh Khiêm (Quận I) tức hiệu may Quốc Anh của gia đình đồng chí Trần Phú Cương và vợ là Trần Thị út (cũng là chiến sĩ biệt động).

        Kho nhà 436/58 Lê Văn Duyệt (nay là đường Cách mạng Tháng Cool do đồng chí Lê Tấn Quốc (Bảy Rau Muống) phụ trách. Kho này kết hợp với kho đồng chí Trần Văn Lai phục vụ tiến công dinh Độc Lập.  Hầm nhà số 287/70 Trần Quí Cáp (nay là đường Võ Văn Tần - Quận 3) của đồng chí Trần Văn Lai (Tự Mai Hồng Quế, năm USOM) phục vụ tấn công dinh Độc Lập. Các khu vực: ấp Đông Ba, Phú Nhuận (nay là phường 7, quận Phú Nhuận); Vo Di Nguy (nay là Phan Đình Phùng) - Tự Đức - Sơ Nguyễn Minh Chiếu (Phú Nhuận); Lê Quang Định, Cây Quéo (Bình Thạnh, Lê Văn Duyệt (nay là Đinh Tiên Hoàng - Bình Thạnh) - Bùi Hữu Nghị - chợ Bà Chiếu, Bàn Cờ; đường Vạn Kiếp, đường Trần Tể Xương, bót Hàng Keo (Gia Định); Trần Quang Diệu (Quận S); đường Trần Quốc Toàn (nay là 312), đường Lý Thái Tổ (lúc đó thuộc Quận 3, nay Quận 10) Hàng Xanh - Bạch Đằng - Hồng Thập Tự (nay là XÔ Viết Nghệ Tĩnh, Bình Thạnh); Cầu Kho, xóm lao động và cầu Công Lý (nay là Nam Kỳ khởi nghĩa và Nguyễn Văn Trỗi); các đường Lê Thánh Tôn, Gia Long (nay là Lý Tự Trọng), Nguyễn Trung Trực; Hòa Hơng; Tân Định - xóm Chùa; Thuận Kiều - Triệu Đà (nay là Ngô Quyền, Quận 10).

        Hầm nhà số 248/27 Nguyễn Huỳnh Đức (nay là Huỳnh Văn Bánh, Phú Nhuận) do bà Bùi Thị Lý xây dựng, kết hợp hai hầm và kho khác phục vụ tiến công Bộ tổng tham ngưu ngụy; hầm kho nhà số 281/26/29 Trương Minh Ký - Phú Nhuận (nay là Lê Văn Sỹ - Tân Bình) cua đồng chí Phan Văn Bảy, sau giao lại cho con gái là Phan Thị Thúy; hầm nhà số 438/38B ấp Bác ái, xã Bình Hòa (nay là đường phan Văn Trị, phường 11, quận Bình Thạnh) của đồng chí Trần Văn Miệng (mất trước Mậu Thân, giao lại cho vợ là Võ Thị Sang) .
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #66 vào lúc: 08 Tháng Ba, 2017, 10:34:31 pm »


        Hầm nhà 59 Phan Thanh Giản, Đa Kho, Quận 1 (nay là đường Điện Biên Phủ) của chị Nguyễn Thị Huệ (Hai Phê) phục vụ tiến công tòa Đại sứ Mỹ.

        Hầm nhà 93/22 Cường Để (nay là Ngô Đức Kế, quận Bình Thạnh) phục vụ tiến công Bộ tơ lệnh Hải quân ngụy.  Nhà số 171 đường Bạch Đằng, Hàng Xanh, quận Bình Thạnh của gia đình đồng chí Vũ Bá Tài, nơi trú đóng của 8 cán bộ, chiến sĩ cơ yếu trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân.

        Đặc biệt, tiệm Phở Bình số 7 Yên Đổ (nay là Lý Chính Thằng, Quận 3) của gia đình ông Ngô Toại là Chỉ huy sở tiền phương của Phân khu 6 (ngay trước giờ xuất quân và trong đợt 1 có mặt các đồng chí Võ Văn Thạnh - chính ủy Phân khu và Nguyễn Đức Hùng, tham mưu trưởng - nguyên chi huy trưởng F100).

        Bên cạnh các cơ sở trên, còn các cơ sở quan trọng khác đã phục vụ những trận đánh nổi tiếng trước 1968 hoặc trong phương án phục vụ tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân nhưng do những điều kiện, tình huống cụ thể không phục vụ được. Đặc biệt một kho hầm đã xây dựng, chứa vũ khí suốt 10 năm (kể cả sau 1968) là kho hầm số 18a/4 đường Trần Que Toán Quận 3 nay là đường 3-2) của đồng chí Đỗ Văn Căn (Ba Mủ) nằm trong phương án phục vụ tiến công, tổng nha cảnh sát ngụy, nhưng do tình huống cụ thể không phục vụ được.

        Vũ khí được ém trong các hầm kho chủ yếu là thuốc nổ, súng AK, lựu đạn, mìn, kíp nổ, súng ngắn, một số hầm có súng cối, B40... Thuốc nổ thường mỗi hầm trên dưới 100kg (cá biệt 400kg, phục vụ đánh cầu Bình Lợi), AK trên dưới 10 khẩu.

        Bên cạnh vấn đề vũ khí, việc bảo đảm phương tiện phục vụ chiến đấu như xe Ô tô, xe gắn máy... cũng là công tác phức tạp, đặc biệt như đảm bảo xe du lịch chuyên chở thuốc nổ, phục vụ chiến đấu viên hành quân xuất kích.

        Ví dụ: Kho hầm số 8/4 đường Vườn Chuối Quận 3 do chị Lân Thị ẩn (Chín Lộc) phụ trách, đã chứa khẩu cối 82 ly và đã pháo kích dinh tướng Oét-mo-len .

        Một hầm ở đường Tôn Thất Đạm, Quận 1, do đồng chí Ba Tường phụ trách, có khẩu cối 61, tháng 12 năm 1967 đế pháo kích lễ đài nhậm chức tổng thống của Nguyễn Văn Thiệu.

        Hầm ở nhà tang lễ nghĩa địa Triều Châu Phú Thọ do Trần Thị Bi xây dựng, có khẩu cối 82 li, phục vụ pháo kích sân bay Tân Sơn Nhất.

        Hầm nhà 47 Nguyễn Đinh Chiếu do ông Hà Văn Xơng xây dựng để phục vụ tiến công Tết Mậu Thân.

        Qua hơn hai năm chuẩn bị công phu, phức tạp, lực lượng bảo đảm tác chiến biệt động Sài Gòn đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ xây dựng những cơ sở đứng chân, cất giấu vũ khí cho các cuộc tiến công ở nội đô. Dựa vào những cơ sở đã có trong tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 ta đã phát triển các cơ sở và ém vũ khí sắn tại nội đô thuận lợi phục vụ đắc lực các mũi tiến công các mục tiêu chiến lược giữa “Thủ đô” địch như dinh Độc Lập, tòa Đại sứ Mỹ, Bộ Tổng tham mưu ngụy, Đài phát thanh Sài Gòn, Bộ t ư lệnh Hải quân ngụy...

        Lực lượng bảo đảm tác chiến biệt động đã góp phần tạo bí mật, bất ngờ các khu hầm chứa từ lúc đưa vào đến lúc xuất phát tiến công đều an toàn, không một người bị bắt, không một điểm nào bị lộ.

        Đó là kết quả của quá trình “thọc sâu - bám trụ - bung ra” đầy gian khổ hy sinh, dựa vào dân, kết hợp tinh thần “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” với mưu trí, kỷ luật nghiêm minh của cán bó, chiến sĩ lực lượng bảo đảm, các đảng viên, lực lượng quần chúng cơ sở và cả những “người tự nhiên mà nhập cuộc”.

        Không thể nói hết sự chịu đựng hy sinh của những người rừng cuộc, như trường hợp chị Ba Trầu (xã An Tịnh - Tràng Bàng) trong nhà có hầm ém người cách mạng, bị địch bắt treo ngược đầu tra tấn đến chết đi sống lại vẫn không khai; như chị giao liên Hạnh bị chúng bất lột hết quần áo để tra khảo vẫn giữ tròn khí tiết... Đặc biệt, gia đình tiệm Phở Bình, nơi đặt sở chỉ huy tiền phương Phân khu 6, sáng mồng Ba Tết bị địch bao vây, cả cha mẹ, con gái, con rể đều bị bắt. Người cha - bác Ngô Toại bị đưa về Tổng nha Cảnh sát, bị lột hết quần áo, trói chặt chân vào ghế rồi đánh, đổ nước vào miệng, xịt dầu lên tóc rồi đánh...  chết đi sống lại, bác vẫn không khai điều gì . Địch đày ra Côn Đảo và tiếp tục tra tấn nhưng không khai thác được gì hơn.

        Cán bộ lực lượng bảo đảm đồng thời là cán bộ tác chiến biệt động đã được Nhà nước phong tặng Anh hùng lực lượng vũ trang có đồng chí Đỗ Tấn Phong (Ba Phong, chính trị viên A20, chỉ huy trưởng lực lượng biệt động tiến công Bộ Tổng tham mưu nguỵ); liệt sĩ Trần Phú Cương (Năm Mộc, chủ kho hầm 65 đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, chỉ huy phó Đội 4 biệt động tiến công Đài phát thanh Sài Gòn); liệt sĩ Lê Tấn Quốc (Bảy Rau Muống, phụ trách kho nhà số 436/58 Lê Văn Duyệt, chỉ huy phó Đội biệt động 11 tiến công tòa Đại sứ Mỹ).

        Tháng 12 năm 1989, Bộ Văn hóa Thông tin đã công nhận ba di tích Văn hóa lịch sử cấp quốc gia: Nhà số 7 đường Lý Chính Thắng (Quận 10) - tiệm Phở Bình, do ông Ngô Văn Toại làm chủ, nơi đặt Sở chỉ huy tiền phương Phân khu 6 trong đợt 1 Tết Mậu Thân; hầm vũ khí phục vụ tiến công dinh Dốc Lập, do ông Trần Văn Lai làm chủ, nhà số 2S7/70 đường Nguyễn Đình Chiếu, phường 5, Quận 3; hầm vũ khí (tồn tại 10 năm, vũ khí được bảo quản tốt) do ông Đỗ Văn Căn làm chủ, nhà số 183/4 đường 3- 2, Quận 10.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #67 vào lúc: 09 Tháng Ba, 2017, 08:34:04 am »


ĐÒN GIÁNG PHỦ ĐẦU CỦA LỰC LƯỢNG BIỆT ĐỘNG VÀO CÁC MỤC TIÊU ĐẦU NÃO CỦA MỸ, NGỤY TẠI SÀI GÒN

Thượng tá HỒ SĨ THÀNH                   
Bộ Chỉ huy quân Sự Thành phố Hồ Chí Minh       

        Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 đã đi qua vừa đúng 30 năm. Giờ đáy khi nghiên cứu về Mậu Thân, ta không thể không nói tới Biệt động Sài Gòn, một lực lượng mang tính đặc chủng, số lượng không đông, trang bị vũ khí nhẹ nhưng đã gây nên bao nỗi kinh hoàng cho quân giặt ở tận hang ổ cuối cùng của chúng. Và trên bình diện chung của cuộc tiến công và nổi dậy, những chiến công xuất sắc của Biệt động Sài Gòn có một giá trị không nhỏ khi đánh thẳng vào các mục tiêu đầu não bộ máy chiến tranh khổng lồ của Mỹ-ngụy ngay tại Sài Gòn, làm rung chuyển toàn bộ quân địch trên chiến trường và tác động cả nước Mỹ.

        Trong lịch sử xây dựng và chiến đấu của các lực lượng vũ trang nhân dân ta, lực lượng Biệt động ra đời như một sự tất yếu nhằm đánh địch ngay trong lòng địch, nhất là đối với một thành phố lớn như Sài Gòn, luôn được bố phòng chặt chẽ, nghiêm ngặt Trong thập niên 60, nhất là từ khi Mỹ ồ ạt đưa quân xâm lược Việt Nam, biệt động trở thành lực lượng tác chiến tinh nhuệ, có nghệ thuật chiến đấu phát triển đa dạng phong phú, thực sự trở thành mối nguy hiểm thường trực đối với Mỹ, ngụy. Với lối đánh hết sức táo bạo, bất ngờ và đầy sáng tạo, linh hoạt, biến hóa, lực lượng Biệt động đã liên tiếp gây cho địch những tổn thất nặng nề về sinh lực cao cấp và phương tiện chiến tranh. Hàng loạt trận đánh vang dội vào các mục tiêu sân bay Tân Sơn Nhất, cơ quan viện trợ Mỹ MAAG, tàu chở máy bay US Card, nhà hàng nổi Mỹ Cảnh, cơ xá Brínk, khách sạn Caravelle, Metropol, Victoria... từng gây chấn động trong nước và thế giới.

        Để bảo đảm cho nhiệm vụ tác chiến nội thành, lực lượng biệt động đã xây dựng được một hệ thống cơ sở từ nội thành tới ngoại thành hết sức công phu, tạo những hành lang và bàn đạp vững chắc, liên lạc, vận chuyển hàng chục tấn vũ khí vào thành phố. Đây là một đội quân hoạt động thầm lặng nhưng rất dũng cảm, thông minh, bền bỉ, đóng một vai trò quan trọng vào thành công của các trận đánh ở nội đô, nhất là trong những thời điểm mang tính quyết định.

        Để chuẩn bị cho thời cơ chiến lược lớn, từ năm 1965, Khu ủy và Bộ tư lệnh Quân khu Sài Gòn - Gia Định đã chỉ đạo lực lượng Biệt động xây dựng các hầm chứa vũ khí và ém quân trong nội thành. Tính đến cuối năm 1967, ta đã thiết lập được 19 “lõm” chính trì ngay sát những mục tiêu trọng yếu của địch, bao gồm 325 gia đình, tạo nên 400 điểm ém quân và 12 kho vũ khí. Điển hình là các “lõm” chính trị ở khu Cầu Bông (Gia Định), khu xóm Chùa, Tân Định (Quận 1), khu lao động Bàn Cờ (Quận 3)... Lực lượng bảo đảm cũng đã xây dựng được các cơ sở đặt sở chỉ huy, trong đó có tiệm phở Bình - số 7 Yên Đỗ (nay là Lý Chính Thắng) là Sở chỉ huy Biệt động trong Tết Mậu Thân.  Với kỹ thuật ngụy trang tài tình, khôn khéo và mưu trí, các đơn vị bảo đảm đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chuyển vào nội thành một khối lượng lớn vũ khí phục vụ các đơn vị chiến đấu gồm 450 kg thuốc nổ TNT, 100 súng K54, 50 súng AK, 500 lựu đạn, 3 khẩu cối, 1 khẩu ĐKZ và 90 quả đạn. Đột xuất trong đợt 2 Mậu Thân, đã vận chuyển 12 xe vũ khí vào khu vực Phú Thọ Hòa.

        Thực hiện Nghị quyết của Trung ương về tháng tiến công và nổi dậy, Mặt trận Sài Gòn - Gia Định đã bố trí lại thế trận và lực lượng gồm 5 phân khu ngoại thành trên 5 hướng và một phân khu nội thành là Phân khu 6.

        Phân khu 6 phụ trách lực lượng võ trang nội thành, drới sự chỉ huy trực tiếp của các đồng chí Trần Hải Phụng, Võ Văn Thạnh, Nguyễn Đức Hùng (tức Tư Chu) gồm các lực lượng Biệt động Thành, Thành đoàn, Công vận, Hoa vận, Phụ vận, An ninh... Riêng lực lượng Thành đoàn có cả võ trang biệt động, võ trang tuyên truyền và lực lượng công khai tổ chức quần chúng khởi nghĩa giành chính quyền.  Trong hai nhiệm vụ trọng yếu mà Trung ương Cục và Bộ Tư lệnh Miền giao cho Sài Gòn - Gia Định thì trọng trách hàng đầu, đánh vào các cơ quan đầu não của Mỹ, ngụy, do lực lượng Biệt động đảm trách. Dự kiến lúc đầu 24 mục tiêu, sau rút lại còn 9 mục tiêu trong nội thành. Đây là một nhiệm vụ hết sức nặng nề, phức tạp nhưng cũng rất vinh quang đối với lực lượng Biệt động, được cấp trên tin tưởng giao phó. Và ở thời điểm này, khả năng hoàn thành nhiệm vụ của lực lượng Biệt động rất cao, khí thế và lực lương đã có bước phát triển vững chắc ở toàn Miền nói chung và Sài Gòn - Gia Định nói riêng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #68 vào lúc: 09 Tháng Ba, 2017, 08:34:53 am »


        Để đảm bảo tác chiến thành công các mục tiêu chiến lược tại nội thành Sài Gòn, đánh đòn bất ngờ, hiểm hóc vào cơ quan trọng yếu cua địch, thành phố thành lập các đội Biệt động mang số từ 1 đến 9 gồm trên 100 cán bộ và chiến đấu viền; được tổ chức thành 3 cụm để tấn công vào 9 mục tiêu.

        * Cụm (3-4-5) gồm các đội 3, 5 có nhiệm vụ tấn công dinh Độc Lập, Đài phát thanh Sài Gòn, Bộ tư lệnh Hải quân ngụy.

        * Cụm (6-7-9) gồm các đội 6, 7, 9 có nhiệm vụ tấn công Bộ Tổng- tham mưu ngụy.

        * Cụm (1-2-8) gồm các đội 1, 2, 8 có nhiệm vụ tấn công cổng Phi Long (sân bay Tân Sơn Nhất), Biệt khu Thủ đô, khám Chí Hòa.

        Vào giờ chót, Tiền phương 2 do đồng chí Võ Văn Kiệt phụ trách, quyết định Phân khu 6 đảm nhiệm thêm mục tiêu tòa Đại sứ Mỹ. Tình thế rất bức xúc, chỉ trong 2 ngày Đội biệt động 11 được cấp tốc thành lập từ các cơ quan, đơn vị bảo đảm, vũ khí phải lên Củ Chi tổ chức chở vào nội thành cất giấu để kịp tác chiến cùng’lúc với các mục tiêu khác. Cả một khối lượng lớn công việc đầy nguy hiểm được thực hiện nhanh chóng suôn sẻ trong vòng mấy chục giờ đồng hồ là một nỗ lực kỳ diệu của các đồng chí phụ trách công tác báo đảm và các gia đình cơ sở biệt động.

        Vào thời điểm này; lực lượng phòng thủ bảo vệ Sài Gòn cả Mỹ lẫn ngụy có tới 8 sư đoàn và 8 tiểu đoàn thủy quân lục chiến ở vòng trong, vòng ngoài, chưa kể trên 20 vạn các sắc lính địa phương và các đơn vị cơ giới, binh chủng.  Nhìn vào tương quan so sánh lực lượng ở mặt trận Sài Gòn - Gia Định, địch chiếm ưu thế hoàn toàn về binh, hỏa lực và phương tiện. Nhưng chúng có một điểm yếu để ta khai thác. Đó là sự sơ hở trong ngày Tết, xuất phát từ ý thức chủ quan, coi thường khả năng đối phương. Mặt khác, đối với lực lượng đặc công, biệt động, địch có một điểm yếu cố hữu có tính quy luật là “vỏ cứng ruột mềm”, nên khi ta lọt được vào đánh từ trong ra dễ gây rối loạn, biến động lớn.  Bằng lực lượng tại chỗ, bằng con đường hợp pháp; các chiến sĩ biệt động đã đột nhập an toàn vào thành phố từ nhiều hướng và móc nối gặp nhau tại các điểm hẹn nhận nhiệm vụ và chuẩn bị phương án, vũ khí... Đến 30 Tết, các đơn vị đã hoàn tất công tác chuẩn bị, quán triệt nhiệm vụ, các phương án tác chiến từng mục tiêu và kế hoạch hợp đồng bảo đảm...

        Đây là bước rất quan trọng, các đơn vị đều giữ được yếu tố bí mật cho đến giờ G nổ súng, bảo đảm thành công một phần của trận đánh.

        Mặc dù còn rất nhiều khó khăn, nhưng giờ phút mong đợi từ lâu đã đến, tất cả cán bộ, chiến sĩ biệt động đều trong trạng thái phấn khởi, tin tưởng và quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ. Trong kế hoạch hợp đồng, khi biệt động chiếm giữ mục tiêu được một giờ, sẽ có các tiểu đoàn mũi nhọn, lực lượng thanh niên xung kích đến tiếp ứng.

        Do chuẩn bị tốt về vật chất và tinh thần, lại có yếu tố “nhân hòa địa lợi”, lực lượng biệt động bước vào cuộc tiến công và nổi dậy với một quyết tâm cao độ. Ngay từ những phút đầu của giờ G đêm 80 rạng 31-1-1968, các cụm biệt động đã đánh vào các mục tiêu đầu não của địch.  Tại Bộ tổng tham mưu ngụy, cụm biệt động (6-7-9) gồm 27 tay súng tấn công vào cổng số 5 trước bãi xe Tân Bình).  Địch với số quân đông gấp bội bao vây và phản kích ác liệt.  Trận đánh kéo dài (trên đoạn đường Hoàng Văn Thụ và Trương Quốc Dung) cho đến ngày 3 Tết mới chấm dứt. Địch chết và bị thương gần 100 tên, 2 xe thiết giáp và 1 đại liên bị phá hủy. Ta hy sinh 2, còn lại hầu hết bị thương, phải rút do hết đạn.

        Tại Đài phát thanh Sài Gòn, đội  biệt động gồm 11 đồng chí tấn công, sau 5 phút đã chiếm được đài phát sóng. Địch dùng cả xe tăng, bộ binh, máy bay đánh giải tỏa liên tục. Các chiến sĩ chiến đấu vô cùng quả cảm, giữ trận địa đến 6 giờ ngày 31-1, do không có lực lượng tiếp ứng đành phá hủy đài. Ta tiêu hao nặng một đại đội lính dù và 1 trung đội bảo an, diệt 38 tên, bắn cháy 2 xe bọc thép và 1 xe GMC, 10/11 chiến sĩ hy sinh.

        Tại Dinh Độc Lập, đội 5 gồm 15 đồng chí, trong đó có 1 nữ chiến sĩ , tấn công vào cổng hông đường Nguyễn Du. Một số lọt vào trong khuôn viền dinh Độc Lập, bị hy sinh, số còn lại 7 đồng chí hầu hết bị thương, trụ lại chiến đấu trên đường Nguyễn Du và Thủ Khoa Huân đến mùng Hai Tết.  Địch bị diệt 50 tên, 2 xe Jép bị bắn cháy.

        Tại Bộ tư lệnh Hải quân, Đội 3 gồm 14 đồng chí tấn công chiếm giữ mục tiêu được 3 giờ. Bị địch bao vây và phản kích quyết liệt 12 đồng chí hy sinh, 2 đồng chí bị bắt.

        Tại Đại sứ quán Mỹ, Đội 11 gồm 17 đồng chí đánh chiếm được đến tầng 2, phá hủy một số phòng tài liệu. Đến 8 giờ sáng mùng 2 Tết địch mới đổ quân được xuống sân thượng và dùng chất độc hóa học đánh từ trên xuống, mới chiếm lại được Địch đưa tin: 5 binh sĩ Mỹ tử thương, 22 bị trọng thương chết tại bệnh viện. Số bị thương lên tới 124 người...”.  ta hy sinh tại chỗ 16, còn lại 1 đồng chí bị địch bắt.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #69 vào lúc: 09 Tháng Ba, 2017, 08:35:28 am »


        Cụm biệt động (l-2-8) không thực hiện được kế hoạch đánh vào Biệt khu Thủ đô và Tổng nha Cảnh sát, do hành quân chậm.

        Đội Biệt động 90C không hoàn thành nhiệm vụ đánh nhà lao Chí Hòa, giải thoát tù nhân, do giữa đường đụng địch phải nổ súng chiến đấu và rút lui.

        Như vậy, trong ngày đầu mở màn chiến dịch Xuân Mậu Thân, lực lượng biệt động xung kích đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đánh chiếm 5 trong 9 mục tiêu quy định. Tuy số lượng diệt địch không nhiều nhưng đều đánh trúng cơ quan đầu não trọng yếu của Mỹ - ngụy tại nơi sào huyệt của chúng. Các trận đánh, đặc biệt là trận tấn công vào Đại sứ quán Mỹ, đều gây tiếng vang lớn, gây chấn động mạnh, thôi thúc khí thế chiến đấu của quân và dân eả nước, đồng thời làm chấn thương tinh thần rất nặng đối với giới lãnh đạo Nhà trắng và Lầu năm góc Mỹ.

        Trong cuốn sách dày 380 trang với tựa đề khô gọn độc một chữ “tết” của tác giả Đon O-bơ-đo-phơ gồm 8 chương nói về Tết Mậu Thân, đã dành hẳn một chương mô tả trận đánh sứ quán Mỹ và ảnh hưởng của nó .

        “Tuy là một trận đánh nhỏ về số người tham gia” nhưng đã kích động mạnh công chúng nước Mỹ về chính trị và tâm lý Sứ quán Mỹ là nơi ngọn cờ sao và vạch chính thúc cắm trên lãnh thổ Nam Việt Nam, là điểm tượng trưng cho mọi cố gắng và quyền lực của Mỹ ? Làm cho người ta nghĩ rằng các lực lượng cộng sản mạnh hơn nhiều so với mức mà Chính phủ Mỹ mô tả... và như vậy chiến tranh còn lâu mới kết thúc...”.

        Tờ Tin hàng ngày Oa-sinh-tơn (Dai ly News Washington) đăng xã luận với tựa đề hoang mang:

        “Chúng ta trước đây ở đâu? Chúng ta hiện nay đang ở đâu? kèm theo là bức phiếm họa vẽ Oét-mo-len đụng đầu với một chiến sĩ giải phóng ở góc một ngôi nhà có đề chữ “Sứ quán Mỹ - Sài Gòn những ngôi sao cấp tướng bật khỏi cầu vai áo, súng của Oét-mo-len rơi xuống đất, còn súng của người chiến sĩ giải phóng thì cắm vào bụng Oét-mo-len, với dòng chữ phụ đề “Chúng ta đi qua chỗ ngoặt... tướng Oét mo-len ạ!”

        Trong đợt 2 tiến công và nổi dậy, từ 4 - 5 đến 18-6-1968, do bị tổn thất nặng trong đợt 1, các đơn vị biệt động xung kích không tham gia, chỉ có một đơn vị nhỏ dùng chất nổ đánh thiệt hại nặng Đài truyền hình Sài Gòn. Tuy nhiên, các lực lượng biệt động, đoàn thể vẫn phát huy vai trò của mình trong việc phối hợp với các đơn vị mũi nhọn thọc sâu và cùng quần chúng nhân dân, đánh chiếm, làm chủ nhiều khu vực trong nội thành ở quận 1, 2, 5, 6, 7, 8, 10..., gây cho địch những tổn thất đáng kể. Nổi bật là tiểu đoàn biệt động Lê Thị Giảng đã chiếm lĩnh hẻm 83 Đề Thám (Quận 1), vận động nhân dân làm công sự, tổ chức chiến đấu đánh lui nhiều đợt tấn công của địch. Lực lượng biệt động Hoa vận đánh chiếm được tòa hành chính Quận 5, tấn công Ty cảnh sát Quận 5, bót Bà Hòa, cùng đồng bào làm chủ một số khu vực ở Quận 8, diệt nhiều ác ôn trong bộ máy hạ tầng cơ sở của địch.

        Là lực ]ương chiến đấu tinh nhuệ, Biệt động Sài Gòn đã khẳng định được vị trí vai trò xung kích của mình trong thời cơ lịch sử, với nghệ thuật chiến đấu phát triển đến đỉnh cao.

        Bằng những chiến công xuất sắc đánh vào trung tâm đầu não chiến tranh của Mỹ, ngụy, lực lượng biệt động đã góp phần quan trọng vào thắng lợi của cuộc tiến công và nổi dậy ở Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định và cả miền Nam, tạo một bước ngoặt mới làm thay đổi cục diện chiến tranh, đưa cuộc kháng chiến tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn trong mùa Xuân 1975, quét sạch quân xâm lược ra khỏi Tổ quốc, thực hiện thống nhất nước nhà.

        Đánh giá về thắng lợi Xuân Mậu Thân 1968, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 21 nêu rõ: “Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt Tết Mậu Thân là thắng lợi có ý nghĩa chiến lược cực kỳ quan trọng, tạo ra một bước ngoặt của cuộc chiến tranh, đánh dấu sự thất bại chiến lược “chiến tranh cục bộ của đế quốc Mỹ, buộc địch phải chuyển sang chiến lược phòng ngự trên toàn chiến trường, phải ngồi vào bàn đàm phán với ta tại Hội nghị Pa-ri, chấm dứt ném bom không điều kiện, chủ trương phi Mỹ hóa chiến tranh, màn đầu thời kỳ xuống thang...”

        Đối với lực lượng Biệt động, bài học rút ra từ cuộc Tổng tiến công và nổi dậy tại Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định là:

        Một, nắm quyền chủ động, chuẩn bị thế bí mật bất ngờ, dựa chắc vào dân. Khi nổ súng thì tấn công liên tục, đánh trúng đầu lão địch; phát huy nghệ thuật sở trường; lấy ít đánh nhiều, đánh đúng thời cơ, đúng mục tiêu chiến lược

        Hai, quán triệt yêu cầu then chốt: hoạt động trong thành phố do địch chiếm đóng, phải có tinh thần độc lập tác chiến rất cao, biết tổ chức giỏi, bí mật cao, kỷ luật tốt, nên đã hoàn thành trọng trách trong thời điểm lịch sử.

        Ba, thừa hưởng bài học ‘biết địch biết ta”, nắm vững quan điểm bạo lực cách mạng tiến công, nên đế thắng địch trên cả hai phương diện ý chí, trí tuệ và tài mưu lược trên chiến trường. 
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM