Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 04:31:14 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân-1968‎  (Đọc 31137 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #80 vào lúc: 11 Tháng Ba, 2017, 04:58:37 am »

       
       2. Tạo nên một bước ngoặt quyết định cuộc kháng chiến chống Mỹ.

        Hàng chục năm nay, biết bao sách báo của nước Mỹ thua trận đã viết rất nhiều về việc đánh giá cuộc tiến công Tết của ta. Các tổ chức khoa học và nghiên cứu chiến lược Mỹ cũng đã tiến hành nhiều cuộc hội thảo (có những cuộc định kỳ) để “giải phẫu” và truy cứu nguyên nhân thất bại của Mỹ.  Có một điều khác lạ là riêng giới cầm quyền chính thức các triều đại từ thi Tổng thống Giôn-xơn lại thường tỏ thái độ cố tình lẩn tránh sự kiện Tết Mậu Thân (?). Ngày 23-l-1982, hãng truyền hình Mỹ CBS đã công bố một tài liệu dài 90 phút buộc tội tướng Uy-li-am Oét-mo-len đã có dụng ý che giấu sự thật về cuộc chiến tranh Việt Nam, hạ thấp số quân thâm nhập từ miền Bắc vào trong năm 1967 và thổi phồng quá mức chiến tích “tìm diệt” và đếm xách hòng phác họa bức tranh thắng lợi quân sự của Mỹ trong dịp Tết đánh lừa các nhà lãnh đạo cấp cao của ông ta tới cấp tổng thống. Oét mo-len đã kiện hãng CBS về tội vu khống và đòi bồi thường danh dự 120 triệu đô la. Sau 3 năm, ngày 19-2-1985, Oét-mo-len rút đơn kiện CBS. Vụ kiện đã được dàn xếp và giảng hòa. Dư luận Mỹ gọi đây là một “cuộc xét xử phỉ báng lớn nhất thế kỷ”1..

        Còn ở nước ta, bên thắng trận, lại cũng có những người đã ngộ nhận cho rằng cuộc tiến công Tết là một thất bại quân sự của ta. Một số người khác thì cho là “được không bằng mất” do sự tổn thất của ta quá nặng. Trong cuộc hội thảo khoa học của Bộ Quốc phòng tổ chức tháng 3 năm 1986 tổng kết thắng lợi của cuộc Tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân, đã có ý kiến cho rằng “Tết Mậu Thân đã đánh dấu một bước ngoặt đi xuống của cuộc chiến tranh”(!).

        Nghị quyết Đại hội lần thứ IV của Đảng đã có sự tổng kết và đánh giá rất cô đúc và chính xác về cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân. Ở đây chỉ góp thêm một số luận chứng. Trận quyết chiến chiến lược Tết Mậu Thân đã trực tiếp đánh thắng chiến lược “chiến tranh cục bộ”, một chiến lược quan trọng và then chốt trong ba chiến lược chiến tranh của chiến lược toàn cầu quân sự “phản ứng linh hoạt của đế quốc Mỹ”. Từ phản công chiến lược bằng biện pháp ‘tìm diệt và bình định”, Mỹ phải chuyển vào phòng ngự chiến lược, thực hành biện pháp “giật và giữ”, từ leo thang trong thế thua, chúng buộc phải xuống thang chiến tranh, từ Mỹ hóa cao độ cuộc chiến tranh buộc phải chuyển sang “phi Mỹ hóa” rồi Việt Nam hóa chiến tranh”. Đế quốc Mỹ phải ngừng ném bom từ vĩ tuyến 20 trở ra đã chấm dứt cuộc chiến tranh không quân đánh phá miền Bắc, ngồi vào bàn đàm phán với ta ở Hội nghị Pa-ri. Đối với Mỹ thất bại : chiến lược nặng nề đó đã làm đảo lộn thế chiến lược của Mỹ. Tại chiến trường, đảo lộn toàn bộ quan điểm của Mỹ về lực lượng so sánh, đảo lộn những nhận thức chủ quan của Mỹ trong đánh giá.phong trào giải phóng dân tộc, đảo lộn cả quan điểm chiến lược, chiến thuật trong một cuộc “chiến tranh hạn chế” kiểu thực dân mới trong khuôn khổ của chiến lược phản ứng linh hoạt. Trong cuồn sách “Giải phẫu một cuộc chiến tranh”, nhà sử học Mỹ Ga-bơ-ri-en Côn-cô đã dành cả một chương phân tích cuộc tiến công Tết và đánh giá: “Tết Mậu Thân là sự kiện quan trọng nhất của cuộc chiến tranh... Đối phương đã đạt được các mục tiêu chiến lược mà họ để ra”.

        H.Kit-xing-giơ khi đó còn ở trường đại học Ha-uốc viết cuốn sánh “Thương Lượng về Việt Nam” đã đánh giá “trong Tết Mậu Thân, Oét-mo-len đã điều 94% lực lượng tinh nhuệ nhất của Mỹ lên những nơi chỉ chiếm 4% dân số Việt Nam ở vùng rừng núi, trong đó có chiến trường đường số 9 - Khe Sanh”. ông ta cho rằng Hà Nội đã chơi trò người đấu bò lừa được “con bò tót” Mỹ ra vòng ngoài rồi dùng lực lượng quân sự, chính trì của họ, bất thần đánh ập vào các đô thị phía trong là nơi Mỹ sơ hở làm cho bộ chỉ huy Mỹ không kịp trở tay ? Cuối cùng ông ta kết luận: “như vậy chiến tranh quy ước của Mỹ không thắng tức là đã thua, còn chiến tranh du kích đối phương thì không thua, tức họ đã thắng”. Cuộc thăm dò dư luận nước Mỹ vào ngày 25-3-1968 đã kết luận rừng 80% người Mỹ coi cuộc tiến công Tết là một đòn làm thất bại những mục tiêu của Mỹ ở Việt Nam... còn tướng Oét-mo-len sau này phải xác nhận “đây là khúc ngoặt cửa cuộc chiến tranh. Lẽ ra là khúc ngoặt đi lên, nhưng đây lại là khúc ngoặt đi đến thất bại” của Mỹ.

        Với ta, tuy diễn biến thực tế đã không có khởi nghĩa ở thành thị, không có tổng khởi nghĩa như dự kiến nhưng ta thực sự đã giành được một thắng lợi quyết định. Tầm cao thắng lợi chiến lược không chỉ ở chỗ tiêu hao, tiêu diệt một số lực lượng quân Mỹ, làm cho ngụy quân, ngụy quyền suy yếu đến mức nhiều năm sau không hồi phục được mà còn ở chỗ đã làm lung lay tận gốc ý chí xâm lược của Mỹ, loại bỏ được đối tượng tác chiến chủ yếu là quân viễn chinh Mỹ, trên chiến trường miền Nam, đánh bại cuộc chiến tranh của không quân Mỹ ở miền Bậc. Việc đánh thắng chiến lược chiến tranh cục bộ “đánh cho Mỹ cút”, mở ra một thời kỳ mới - mở đầu bước tiến lên đánh thắng chiến lược chiến tranh cuối cùng của đế quốc Mỹ.

        Về phía đối phương, chưa có sự đánh giá nào sâu sắc hơn về mức độ thất bại của Mỹ ở Việt Nam như A-Tư Slê sing-giơ, trước đó là cố vấn đặc biệt của tổng thống Ken-nơ-đi, rằng: “Ngày 31-3-1968, khi Tổng thống Giôn-xơn nói trước quốc hội về vấn đề Việt Nam, ông ta không chỉ tuyên bố ngừng leo thang quân sự, đẩy mạnh tìm kiếm thương lượng và thôi không ra tranh cử tổng thống... mà ông   ta còn nói sự sụp đổ của một chính sách mà thậm chí cũng  là sự chấm dứt của một thời đại”, (ý muốn nói đến sự chấm  dứt cửa thời đại đế quốc Mỹ tự coi là một cường quốc siêu  đằng, nói đến sự sụp đổ trong vai trò của Mỹ trên thế giới).

        Mức đánh giá ban đầu của chúng ta những ngày sau chiến tranh còn có sự dè dặt, nói thắng lợi của cuộc Tổng  tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân “là một bước ngoặt lớn’ hoặc “bước ngoặt chiến lược đầu tiên”. Đến 26 năm sau, ngày 23-4-1994, khi thông qua và kết luận tài liệu “Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước”, Bộ Chính trị - Ban Bí thư Trung ương Đảng ta (Khóa VII) đã đánh giá rằng: tết Mậu Thân thắng rất lớn, mà lớn nhất là đánh bại được ý chí xâm lược của Mỹ, tạo nên bước ngoặt quyết định của cuộc chiến tranh’...

-----------------------
       1. Phi-líp B.Da-vit-Sưn - Những bí mới cua cuộc chiến tranh Việt Nam, Sách dịch, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 1995, tí.48-157 (Oét-mo-len kiện CBS).
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #81 vào lúc: 12 Tháng Ba, 2017, 05:32:05 am »


        3. Giới hạn cuộc Tổng tiến công và nổi dậy:

        Theo ý định chiến lược trước đó của ta và sự chỉ đạo của cấp cao nhất, sau cuộc Tổng tiến công và nổi dậy ngày Tết và đến ngày Mỹ thay đổi chiến lược, các chiến trường vẫn tiếp tục phấn đấu đưa chiến tranh cách mạng vào thành thị. Tuy sự bố trì lực lượng của chúng ta là đại bộ phận quân chủ lực vẫn đứng ở vòng ngoài nhưng tư tưởng chỉ đạo vẫn bám thành thị đến cùng đã tạo thành thế bỏ trống nông thôn. Chiến trường Nam Bộ, trước hết là Sài Gòn và Khu V có tiến hành tiếp hai đợt đánh vào thành thị tháng 5 và tháng 8 năm 1968. Riêng mặt trận Sài Gòn trong đợt tháng 5, ta còn giành được một số thắng lợi nhất định.

        Có một số ý kiến khi đánh giá về cuộc tiến công và nổi dậy Tết thường gộp cả hoạt động của ta cho đến hết năm 1968, do vậy đẻ thêm nhiều vướng mắc về cách nhìn nhận và đánh giá sự kiện Tết.

        Cuộc hội thảo dài ngày ở thành phố Hồ Chí Minh tháng 3 năm 1986 về cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân đã đi đến những kết luận đúng đắn, tuy vậy cũng đã ghi nhận kết thúc sự kiện này sau đợt đánh thứ hai là tháng 5 năm 1968.

        Năm 1973, Hội nghị Trung lương lần thứ 21 trong đánh giá về cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân, sau khi nêu rõ tầm cao của thắng lợi đã đánh giá thêm một số khuyết điểm: chủ quan trong việc đánh giá tình hình nên đã đề ra yêu cầu chưa thật sát với tình hình thực tế lúc đó chưa thấy những cố gắng mới lúc đó của địch, những khó khăn của ta, cho nên ta gặp khó khăn trong một thời gian. Chúng tôi nghĩ rằng sự nhận định đánh giá trên đây là nghiêm túc, thẳng thắn và đúng mức. Như vậy mới có thể phân biệt được đúng, sai, phải, trái; phân biệt thắng lợi, thành tích và sai lầm, khuyết điểm, để không dồn tất cả vào một cục trong nhìn nhận, xem xét và đánh giá một sự kiện lịch sử. Lịch sử không bao giờ lặp lại nguyên xi. Nhưng trong tổng kết và đánh giá các sự kiện lịch sử, ta cần có phương pháp xem xét và xử lý thích đáng để tiếp cận chân lý, rút ra bài học cần thiết và bổ ích.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #82 vào lúc: 12 Tháng Ba, 2017, 05:36:51 am »


MỘT PHÁT KIẾN LỚN VỀ CHIẾN LƯỢC CỦA ĐẢNG TA

Đại tá NGUYỄN VĂN MINH       

        Sau hai mùa khô đọ sức quyết liệt với quân Mỹ, ta giành lược những thắng lợi to lớn, thế và lực của cách mạng mạnh lên, có bước phát triển mới. Dù vậy, trên thực tế ta chưa tiêu diệt được những đơn vị lớn quân Mỹ cũng như quân ngụy. Quân Mỹ bị thất bại trong kế hoạch chiến lược “tìm và diệt”, thương vong lên cao, ý chí giảm sút, đang bị động, lúng túng về chiến lược, chiến thuật, tiến lui đều khó, trong khi cuộc bầu cử tổng thống ở Mỹ đang đến gần. Tình hình đó tạo cho ta những điều kiện và thời cơ thuận lợi để đẩy mạnh cuộc kháng chiến. Tháng 6 năm 1967, Hội nghì Bộ Chính trị chủ trương nhân cơ hội này động viên lực lượng chuẩn bị đánh một đòn quyết định, tạo chuyển biến nhảy vọt cho cách mạng miền nam.

        Theo tinh thần đó, Bộ Tổng tham mưu soạn thảo kế hoạch tác chiến nâng dần mức đánh tiêu diệt chiến thuật sang tiêu diệt chiến dịch và chiến lược. Nghiên cứu kế hoạch tác chiến của Bộ Tổng tham mưu, Bộ Chính trị nhận thấy kế hoạch tác chiến làm theo kiểu “xuân thu nhị kỳ”, nâng dần mức đánh tiêu diệt năm sau cao hơn năm trước thì khó “xơi được thằng Mỹ”, khó có thể giành thắng lợi quyết đình theo ý đồ của Trung ương.

        Trong hai năm đánh Mỹ, ta diệt binh lực địch thì nhiều, nhưng chưa đánh tiêu diệt gọn được tiểu đoàn Mỹ nào, bắt được ít tù binh, thu chưa được nhiều vũ khí vì quân Mỹ mạnh, phương tiện hiện đại, cơ động nhanh, phi pháo nhiều. Do đó, nâng mức đánh tiêu diệt từ tiểu đoàn lên lữ đoàn, trung đoàn, Sư đoàn quân Mỹ khó có  thể làm được. Trong thơ gửi Khu ủy Sài Gòn - Gia Đình tháng 1 năm 1967, đồng chí Lê Duẩn đã chỉ ra rằng: “Trong một giai đoạn nhất định, cuộc chiến tranh cách mạng vừa quân sự vừa chính trị của ta sẽ phát triển đến tổng công kích, tổng khởi nghĩa nhằm đánh bại về cơ bản lực lượng quân sự chính trị của địch ở tất cả các vùng do chúng kiểm soát mà hướng chính là thành thị, giành trọn vẹn chính quyền về tay nhân dân”. Đồng chí còn nói thêm: “Trong quá trình chiến tranh cứu nước ở miền Nam, nếu ở giai đoạn đầu đấu tranh chính trị và quân sự ở nông thôn đã có tác dụng  quyết định giành thắng lợi từng bước và làm thay đổi lực lượng so sánh ngày càng có lợi cho cách mạng, thì ở giai đoạn cuối, những đòn tiến công mãnh liệt về quân sự và chính trị ở thành thị, đánh vào một trong những chỗ dựa của địch, cũng là những đoàn quyết định đánh bại hoàn toàn chính sách xâm lược của đế quốc Mỹ”.

        Tháng 4 năm 1967, đồng chí Nguyễn Chí Thanh ra Bắc báo cáo về tình hình miền Nam, có đề xuất với đồng chí Lê Duẩn là ta phải tổ chức những cuộc tiến công đánh thẳng vào hang ổ địch trong các thành phố, thị xã thì sẽ có chuyển biến lớn. Đồng chí Lê Duẩn tán thành ý kiến của đồng chí Nguyễn Chí Thanh. Đây là vấn đề mà đồng chí Lê Duẩn đang trăn trở, ý đồ chiến lược càng sáng tỏ thêm.

        Xuất phát từ những suy nghĩ trên, khi trao đổi với đồng chí Văn Tiến Dũng về kế hoạch tác chiến của Bộ Tổng tham mưu, đồng chí Lê Duẩn nảy ra ý định phải có cách đánh mới, phải khởi nghĩa và tiến công địch ở đô thị nhất là Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng thì mới có chuyển biến. Đồng chí Văn Tiến Dũng nhất trí với ý kiến của đồng chí Lê Duẩn, nhưng cách đánh mới như thế nào thì chưa hình dung được cụ thể. Song theo các đồng chí thì phải khởi nghĩa và đánh vào đầu não địch ở các trung tâm thành phố - nơi địch cho là an toàn, ổn định nhất. Có làm được như vậy mới đánh bại địch về chiến lược. Vì đánh được vào các thành phố, nhất là Sài Gòn mới làm thối động hậu phương địch, làm rung động nhức Mỹ, tạo nên làn sóng đấu tranh chính trị của nhân dân các đô thị miền Nam, nhân dân Mỹ, đồng thời cũng để tỏ rõ thế và lực của ta mạnh chứ không tàn lụi như Mỹ, ngụy tuyên truyền.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #83 vào lúc: 12 Tháng Ba, 2017, 05:37:12 am »


        Tháng 10 năm 1967, đồng chí Trường Chinh chủ trì cuộc họp Bộ Chính trị thảo luận về tình hình miền Nam, đánh giá so sánh lực lượng địch, ta và chủ trương chuyển cách đánh theo gợi ý của đồng chí Lê Duẩn. Vấn đề đặt ra là bộ đội ta có đánh được thành phố không? Có nổi dậy được không? Bộ Chính trị, mời một số đồng chí lãnh đạo, chỉ huy các chiến trường ra hỏi ý kiến.

        Ở Nam Bộ, các đồng chí cho biết là đánh được, nhưng có trụ được, nổi dậy được hay không thì chưa rõ. Các đồng chí Khu V thì bảo đảm ta đánh vào là có nổi dậy và thắng lợi... Bộ Chính trị tranh luận rất sôi nổi về khả năng đánh vào các thành phố và khả năng khởi nghĩa. Đòn quân sự đã rõ, nhưng gay cấn nhất là vấn đề khởi nghĩa ở đô thị trong khi lực lượng quân Mỹ, ngụy còn hơn một triệu tên, trang bị hiện đại, chính quyền Sài Gòn còn đang kìm kẹp khống chế quần chúng gắt gao. Kết thúc Hội nghị Bộ Chính trị, đồng chí Trường Chinh kết luận: Về quân sự, đánh vào thành phố là có khả năng, Bộ Tổng tham mưu làm kế hoạch tác chiến theo hướng Bộ Chính trị đã quyết; vấn đề khởi nghĩa thì phải nghiên cứu thêm và chờ ý kiến của một số đồng chí nữa sẽ quyết định.

        Giữa lúc Bộ Chính trị đang nghiên cứu, phân tích tình hình, tính toán các phương án chiến lược để có quyết định chính thức, thì quân và dân ta ở miền Nam, sau khi đánh bại cuộc hành quân Gian-xơn Xi-ti ở chiến khu Dương Minh Châu, tiếp tục tiến công địch trên đường số 4, đánh địch ở thị xã Phước Long, Lộc Ninh, tập kích sân bay Trà Nóc, Sở chỉ huy Sư đoàn dù 101 Mỹ, v.v... giành những thắng lợi lớn.  ở Tây Nguyên, ta mở chiến dịch Đắc Tô đánh thiệt hại nặng hai lữ đoàn Mỹ. Các đòn tiến công này buộc Oét-mo-len phải hủy bỏ cuộc phản công chiến lược lần thứ ba, co lực lượng về giữ Sài Gòn - Gia Định và Trị - Thiên. Rõ ràng địch có bước suy yếu mới. Trong khi đó, sáu tháng cuối năm chi viện của miền Bác cho chiến trường miền Nam tăng hơn các năm trước, làm cho lực lượng cách mạng và lực lường ví trang giải phóng phát triển nhanh về số lượng và chất lượng, thế trận chiến tranh nhân dân được củng cố vững chắc và có bộc phát triển mới.

        Trên cơ sở tình hình đặt ra, đầu tháng 12 năm 1967, Bộ Chính trị họp nhận định: “Chúng ta đang đứng trước những triển vọng và thời cơ chiến lược lớn. Đế quốc Mỹ đang ở trong tình thế tiến thoái lưỡng nan về chiến lược”. Do thất bại có tính chất chiến lược trong năm 1967, xu thế phát triển cuộc chiến tranh trong cả nước năm 1968 là : “Địch sẽ ngày càng chuyển vào phòng ngự một cách bị động hơn trước".

        Từ những nhận định trên, Bộ Chính trị chủ trương:

        “Chuyển cuộc chiến tranh cách mạng của nhân dân ta ở miền Nam sang một thời kỳ mới - thời kỳ giành thắng lợi quyết định”. Đây là nhiệm vụ trọng đại và cấp bách. Bộ Chính trì quyết định: Động viên những nỗ lực lớn nhất của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ở cả hai miền, đưa cuộc chiến tranh của ta lên bước phát triển cao nhất, dùng phương pháp tổng công kích, tổng khởi nghĩa để giành thắng lợi quyết định”.

        Ta tiến hành tổng công kích, tổng khởi nghĩa trong điều kiện địch còn hơn một triệu quân và có tiềm lực chiến tranh lớn cho nên đòn tiến công quân sự trên các chiến trường chính phải kết hợp chặt chẽ với nổi dậy của nhân dân ở các đô thị lớn để hỗ trợ lẫn nhau, thúc đẩy, toàn cuộc Tổng tiến công và nổi dậy khắp cả 3 vùng đô thị, nông thôn đồng bằng, miền núi. Bộ Chính trị dự kiến cuộc Tổng tiến công và nổi dậy có thể phát triển theo ba khả năng:

        Một là ta giành thắng lợi to lớn ở các chiến trường quan trọng, công kích và khởi nghĩa thành công ở các đô thị lớn, ý chí xâm lược của địch bị đè bẹp, địch phải chịu thương lượng đi đến kết thúc chiến tranh theo mục tiêu, yêu cầu của ta.

        Hai là, tuy ta giành thắng lợi quan trọng ở nhiều nơi nhưng địch vẫn còn lực lượng dựa vào những căn cứ lớn và tăng thêm lực lượng từ ngoài vào phản công giành lại những vị trí quan trọng và các đô thị lớn - nhất là Sài Gòn để tiếp tục chiến đấu với ta.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #84 vào lúc: 12 Tháng Ba, 2017, 05:37:31 am »


        Ba là, Mỹ tăng cường nhiều lực lượng, mở rộng chiến tranh ra miền Bắc, sang Lào và Cam-pu-chia hòng xoay chuyển cục diện chiến tranh, gỡ thế đang thua của chúng.

        Bộ Chính trị chỉ rõ ta phải nỗ lực phi thường giành thắng lợi cao nhất theo khả năng một, nhưng phải chuẩn bị sẵn sàng chủ động đối phó với khả năng hội, khả năng ba, tuy ít.

        Tháng 1 năm 1968, để giữ bí mật ý đồ chiến lược, Ban Chấp hành Trung ương lên họp ở Kim Bôi, Hòa Bình để thông qua Nghị quyết Bộ Chính trị tháng12 năm 1967. Hội nghị Trung ương phân tích sâu sắc toàn diện các vấn đề Bộ Chính trị nêu ra, tính kỹ các phương án, cuối cùng Trung ương nhất trí với Bộ Chính trị và lấy đó làm Nghị quyết Trung ương (lần thứ 14).  ..

        Phát biểu trong Hội nghị, đồng chí Trường Chinh cho đây là một sáng tạo lớn của Đảng ta. Lịch sử các cuộc chiến tranh trên thế giới, vấn đề đánh tiêu diệt chiến dịch và chiến lược để kết thúc chiến tranh đã trở thành quy luật, trong chiến tranh thế giới thứ hai, chỉ sau khi Hồng quân Liên Xô đánh tiêu diệt Tập đoàn quân 6 và Tập đoàn quân xe tăng 4 của Đức ở Xta-lin-gtat thì cuộc chiến trận vệ quốc của nhân dân Liên Xô mới đi vào bước ngoặt thắng lợi, tạo điều kiện cho Hồng quân Liên Xô phát triển cuộc tiến công đánh tiêu diệt chiến lược quân Đức ở Béc-lin; tiếp sau tiêu diệt đội quân Quan Đông của Nhật ở Mãn Châu, Nội Mông, Triều Tiên, Xa-kha-lin... cùng với thắng trận quân các nước đồng minh đòi buộc Đức quốc xã và Nhật Hoàng đầu hàng Đồng Minh không điều kiện, chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của ta cũng diễn ra bằng các đòn đánh tiêu diệt chiến thuật, chiến dịch rồi tiến lên đánh tiêu diệt chiến lược ở Điện Biên Phủ, kết thúc chiến tranh. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, kẻ địch là một siêu cường, chúng tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược “tăng cường Tư bản” nhờ vào những thành tựu khoa học - kỹ thuật phá triển với những phương tiện hiện đại, tinh xảo và vũ khí công nghệ cao, sức cơ động lớn. Khi tiến hành kế hoạch “tìm và diệt” Bộ Quốc phòng Mỹ tin tưởng sẽ “đưa cuộc chiến tranh đến tận xứ sở của địch, làm cho kẻ địch không thể tự do đi lại ở bất cứ nơi nào trên đất nước... và giáng cho kẻ địch những đòn thật nặng nề”. Qua hơn hai năm đọ sức với ta, quân Mỹ bị thất bại liên tiếp, không đưa được “chiến tranh đến tận xứ sởi’ của đối phương như chúng muốn. Còn ta tuy giành được những thắng lợi lớn, đã tạo được những thời cơ cách mạng thuận lợi, nhưng so sánh lực lượng trên chiến trường ta không hơn địch, trang bị vũ khí thua kém đối phương, cơ động tác chiến chủ yếu bằng sức người, đôi chân, nên không đánh được những đòn tiêu diệt chiến dịch, chiến lược đối với quân Mỹ cũng như quân ngụy, để giành thắng lợi quyết định. Từ thực tiễn đó, Đảng ta đã đề ra cách đánh thẳng vào nơi đầu não địch ở trung tâm các đô thị, đưa cuộc chiến tranh vào tận hang ổ, hậu phương địch bằng phương pháp tổng công kích, tổng khởi nghĩa, làm cho ý chí xâm lược của Mỹ lung lay, buộc chúng phải ngừng bắn, chịu rút quân và đàm phán với ta.

        Kết quả cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân chứng tỏ Đảng ta không máy móc, mà luôn luôn có những phát kiến chiến lược lớn, luôn luôn sáng tạo trong chủ trương cũng như chỉ đạo toàn dân, toàn quân hành động.

        So sánh với các cuộc chiến tranh trên thế giới và sau 30 năm nhìn lại, suy nghĩ về chủ trương của Đảng trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân (1968), ta càng thấy rõ tầm nhìn chiến lược sắc sảo, tư duy độc lập, tự chủ và đầy sáng tạo của Đảng đứng đầu là Chủ tịch. Hồ Chí Minh mà tập trung là Bộ Chính trị và Quân ủy trung ương, trong đó đồng chí Lê Duẩn đã có những phát kiến chiến lược sáng tạo
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #85 vào lúc: 12 Tháng Ba, 2017, 05:45:15 am »


GIAI CẤP CÔNG NHÂN VÀ NHÂN DÂN LAO ĐỘNG SÀI GÒN CHUẨN BỊ CHO CUỘC TỔNG TIẾN CÔNG TẾT MẬU THÂN

VŨ TANG BỒNG       

        Đến cuối năm 1967, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của quân và dân ta ở miền Nam đã giành được những thắng lợi to lớn. Trên cơ sở nhận định đúng đắn tình hình và phân tích thời cơ một cách khoa học, Đảng ta quyết định mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy vào dịp Tết Mậu Thân nhằm giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh có lợi cho ta. Sài Gòn - Gia Định được chọn làm trọng điểm của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy.

        Tuy chưa đạt được yêu cầu theo khả năng thứ nhất - một trong ba khả năng mà Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 14 đã dự kiến, nhưng thắng lợi của cuộc Tổng tiến công Mậu Than đã làm rung chuyển cả nước Mỹ. Ta đã làm thay đổi hẳn thế trận, đưa chiến tranh vào tận sào huyệt địch, làm phá sản chiến lược “chiến tranh cục bộ” của chúng, buộc chúng phải xuống thang chiến tranh, ngồi vào bàn đàm phán với ta tại hội nghị Nhân kỷ niệm lần thứ 30 ngày nổ ra cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân, dựa vào các Báo cáo tổng kết của Bộ chỉ huy quân sự Thành phố ồ Chí Minh, của Bộ Tư lệnh Quân khu 7, kết hợp với khảo sát thực tế, khai thác nguồn Tư liệu kể từ các nhân chứng, chúng tôi xin đề cập tới vai trò to lớn của công nhân và nhân dân lao động Sài Gòn trong quá trình chuẩn bị cho cuộc Tổng tiến công ở địa bàn trọng điểm này.

        1. Tham gia xây dựng thế trận, tạo chỗ đứng chân, bảo đảm vật chất cho các hoạt động chiến đấu trong nội đô.

        Sài Gòn - Gia Định dưới thời Mỹ-ngụy là thành phố lớn nhất miền Nam có hơn 3 triệu dân, với 12 quận và 6 huyện ngoại thành. Đây không chỉ là nơi tập trung các cơ quan đầu não mà còn là căn cứ quân sự khổng lồ, có quân cảng và căn cứ không quân vào loại lớn nhất của Mỹ ở Đông Nam Á, vì vậy chúng bảo vệ rất chu đáo, cẩn mật.  Địch lập ra 3 vành đai phòng thủ, nhằm ngăn chặn từ xa các đòn tiến công của ta:

        •   Bộ binh cơ giới và trực thăng vũ trang của Mỹ án ngữ vành ngoài.

        •   Lực lượng chủ lực ngụy bảo vệ khu trung tuyến.

        •   Vùng ven đô và trong nội thành là mạng lưới cảnh sát do thám, phòng vệ dân sự gồm hàng chục vạn tên.  Hệ thống tổ chức khủng bố của địch cực kỳ tàn bạo nhưng lại rất tinh vi, được đúc rút từ kinh nghiệm chống nổi dậy của bọn phản động nhiều nơi trên thế giới.

        Trong tình hình kể trên, việc tổ chức và duy trì thường xuyên các hoạt động chiến đấu, đặc biệt là chuẩn bị cho cuộc Tổng tiến công là công việc cực kỳ phức tạp và khó khăn. Trên cơ sở đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng, kế thừa và vận dụng những kinh nghiệm xây dựng căn cứ trong khởi nghĩa vũ trang, dựa vào giai cấp công nhân và nhân dân lao động, thanh niên, học sinh thành phố, khu ủy và Bộ Tư lệnh Quân khu Sài Gòn - Gia Định đã dày công xây dựng lực lượng, tạo chỗ đứng chân, bảo đảm vật chất cho các hoạt động chiến đấu trong nội đô. Đó là cả một quá trình chuẩn bị trong nhiều năm.

        Sau Hiệp nghị Giơ-ne-vơ năm 1954, một số cán bộ đảng viên trung kiên, có kinh nghiệm hoạt động hợp pháp như Phạm Văn Hai, Lê Tấn Quốc, Ngô Thành Vân (Ba Đen), Đỗ Văn Trực (Ba Phong), Trần Thị Bi (Ba Bi), Nguyên Văn Trí (Hai Tro Đỗ Văn Căn (Ba Mủ)... được Thành ủy Sài Gòn - Gia Định phân công ở lại xây dựng cơ sở trong công nhân và trong các nghiệp đoàn, xóm thợ. Thông qua quan hệ gia đình, quan h họ hàng, quan hệ đồng hương, đồng nghiệp... ngay từ trước năm 1960 các đồng chí đã xây dựng được hàng trăm cơ sở trong các nghiệp đoàn thợ máy, tắc-xi, cao su, thợ bạc, xếp dỡ...

        Từ năm 1960 trở đi, các cơ sở được nhân mối phát triển thêm. Theo sự chỉ đạo của Khu ủy các cơ sở trung kiên nhất được xây dựng thành các “lõm” chính trị, các khu căn cứ ngay trong lòng địch, tạo nên chỗ đứng chân, nguồn bảo đảm vật chất và bổ sung lực lượng cho các đơn vị biệt động, bộ đội chủ lực và bộ đội đia phương. Các cơ sở đều có vỏ bọc hợp pháp, đa dạng và được phân chia theo yêu cầu nhiệm vụ trước mất hoặc lâu dài. Có cơ sở cả gia đình đều là những người trụ bám và cất giấu phương tiện hoạt động, vừa là những chiến sĩ biệt động trực tiếp chiến đấu như gia đình các đồng chí Lê Tấn Quốc, Nguyễn Thanh Xuân (Bảy Bê)...
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #86 vào lúc: 12 Tháng Ba, 2017, 08:21:18 pm »

         
        Có cơ sở vừa là nơi trú ém, vừa là nơi bảo đảm kinh tài cho cách mạng, bảo đảm các yêu cầu vật chất phục vụ trực tiếp cho chiến đấu (quần áo, đồng hồ, xe đạp, xe gắn máy, Ô tô. ) như cơ sở kinh tài Nam Long do đồng chí Phạm Đình Quảng phụ trách. Vốn là một thợ sửa chữa Ô tô nổi tiếng ở Sài Gòn, khi nhận nhiệm vụ ở lại xây dựng cơ sở, đồng chí Phạm Đình Quảng đã tập hợp các bạn thợ cùng nghiệp đoàn thợ máy trước đây lập ra tổ hợp sửa chữa Ô tô, xe máy, sản xuất xe đạp, sau đó phát triển thành hãng Nam Long. Nhiều công nhân của hãng cùng đồng chí Quảng là những chiến sĩ biệt động ưu tú. Ngoài việc nuôi dưỡng, trực tiếp phục vụ các yêu cầu chiến đấu của biệt động, suốt từ năm 1956 đến 1975, hãng Nam Long đều đặn gửi ra căn cứ tháng ít nhất cũng 50.000 đồng, tháng cao nhất là 5 triệu đồng (số tiền khá lớn khi đó có thể nuôi 1 đại đội hàng tháng trời). Chỉ một ngày sau khi thành phố được giải phóng (30-4-1975) hãng Nam Long xuất một lúc 3.000 xe đạp tặng các cán bộ chiến sĩ làm nhiệm vụ quân quản. Đây cũng là cơ sở đầu tiên của Sài Gòn và miền Nam được chuyển thành xí nghiệp Quốc doanh - Đó là xí nghiệp sản xuất xe đạp và phụ tùng xe máy Cửu Long.

        Ngoài hãng Nam Long còn có hãng Sơn Bạch Tuyết và nhiều tổ hợp sản xuất khác cũng là cơ sở, chỗ đứng chân, nguồn cung cấp cho các hoạt động chiến đấu trong nội thành. Đặc biệt, hầu hết các cơ sở cao su ven Sài Gòn từ chủ sở, lái xe, thợ cạo mủ, thợ cán mủ, thợ chế biến gỗ...  đều là các chiến sĩ biệt động hoặc cơ sở cách mạng trung kiên.

        Cho đến trước ngày nổ ra cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân, riêng trong nội thành đã có 11 đội biệt động cấp thành, 50 đội biệt động cấp quận và các đoàn thể: Công vận, phụ vận, Hoa vận, Thành đoàn... Ngoài ra còn có nhiều tổ tự vệ, du kích mật. Do điều kiện chiến đấu khó khăn phức tạp trong nội đô, nên ngay từ khi thành lập (trong kháng chiến chống Pháp) cho đến kháng chiến chống Mỹ, tuyệt dại bộ phần cán bộ chiến sĩ biệt động đều là công nhân hoàn cảnh xuất thân từ những gia đình công nhân giàu truyền thống yêu nước và cách mạng. Các “lõm chính trị”, “lõm” căn cứ cũng được xây dựng chủ yếu trong các xóm phố lao động. Theo báo cáo tổng kết của Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh tại Hội nghị tổng kết công tác hậu cần B2 (năm 1980) thì đến trước cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân, riêng Ban bảo đảm thuộc biệt động thành đã xây dựng được 19l “lõm” chính trì, “lõm” căn cứ gồm 325 gia dình công nhân và lao động trung kiên. Đó là chưa kể đến hàng ngàn gia đình ơ sở mà các đội biệt động cấp thành, cấp quận và của các đoàn thể xây dựng nên Các gia đình cơ sở là những người ‘vừa làm công tác bảo vệ vừa lo ăn mặn, cung cấp phương tiện, tiền bạc cho các chiến sĩ biệt động và các đơn vị mũi nhọn trong cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân cũng như trong các hoạt động chiến đấu thường xuyên. Có thể nói, nếu không dựa vào giai cấp công nhân và những người dân yêu nước thầm lặng hy sinh cho cách mạng, chúng ta không thể tổ chức được cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân ở Sài Gòn, cũng không thể xây dựng được lực lượng chiến đấu tại chỗ, không thể tổ chức được bất kỳ trận đánh nào trong nội đô.

        Nhờ dựa được vào dân, chủ yếu là giai cấp công nhân và những người dân lao động, thanh niên, học sinh của  thành phố, nên trong cuộc Tổng tiến công Mậu Thân, Khu ủy Bộ Tư lệnh Mặt trận Sài Gòn - Gia Định hầu như không phải lo ăn mặc, sinh hoạt cho các lực lượng biệt động mà chỉ tập trung vào việc vận chuyển, cất giấu vũ khí, cấp cứu, nuôi dưỡng, bảo vệ thương binh. Ngay cả ở hai khâu then chốt này cũng phải dựa vào các cơ sở quần chúng.

        2. Xây dựng hệ thống kho hầm chứa vũ khí và vận chuyển vũ khí từ căn cứ vào ém sẵn trong nội thành, phục vụ các yêu cầu tác chiến.

        Theo phương án tác chiến, cuộc Tổng tiến công và nổidậy sẽ đồng loạt diễn ra trên phạm vi toàn thành phố và toàn miền Nam. Việc đánh chiếm bước đầu 25 mục tiêu ở Sài Gòn như dinh Độc Lập, Sứ quán Mỹ, Bộ Tổng tham mưu ngụy, Đài phát thanh... được giao cho biệt động cấp thành, biệt động cấp quận và các đoàn thể, các tổ tự vệ mật cũng được giao mục tiêu của cấp mình. Các lực lượng biệt động có nhiệm vụ bất ngờ tập kích chiếm giữ  bàn đạp sau đó sẽ có các tiểu đoàn chủ lực mủi nhọn và lực lượng nổi dậy của quần chúng tới hỗ trợ dứt điểm, chiếm lĩnh hoàn toàn mục tiêu. Thực tế cho thấy, trong  chiến tranh nếu không có đòn tiến công quân sự dứt điểm của bộ đội chủ lực thì quần chúng không thể nổi dậy giành quyền làm chủ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #87 vào lúc: 12 Tháng Ba, 2017, 08:21:39 pm »


        So với các hoạt động chiến đấu trước đây, nhiệm vụ của biệt động Sài Gòn trong cuộc Tổng tiến công càng nặng nề, khó khăn phức tạp hơn. Lực lượng chiến đấu tăng nhanh, phương thức tác chiến cũng thay đổi. Nhu cầu vũ khí ngoài mìn, lựu đạn còn là hàng tấn thuốc nổ các loại, tiểu liên AK, súng cối, B40... Đặc biệt, ngoài việc bảo đảm cho các trận chiến đấu thường xuyên, còn phải có dự trữ để phục vụ các đơn vị biệt động bất ngờ tấn công dứt điểm các mục tiêu đầu não.

        Tuy nhiên công tác chuẩn bị cho tổng tiến công lại có thuận lợi rất lớn là được thừa hưởng những thành quả xây dựng của nhiều năm trước đó. Ngay từ những năm 1964-1965, thực hiện phương án đón thời cơ chiến lược. (Theo dự kiến, thời cơ chiến lược sẽ xuất hiện vào cuối năm 1965, song do Mỹ đưa quân vào rất nhanh nên thời cơ chiến lược lúc này chưa xuất hiện). Khu ủy và Bộ Tư lệnh Mặt trận Sài Gòn - Gia Định đã thành lập Ban bảo đảm gồm hai đội A20 và A30 chuyên làm nhiệm vụ xây hầm và tổ chức vận chuyển cất giấu vũ khí. (A20 chuyên lo tổ chức vận chuyển vũ khí từ căn cứ vào thành phố do đồng chí Đỗ Tấn Phong làm đội trưởng, đồng chí Dương Long Sang làm chính trị viên; A30 chuyên xây dựng hầm cất giấu vũ khí trong thành phố do đồng  chí Ngô Thành Vân (Ba Đen) làm đội trưởng, đồng chí Nguyễn Văn Trí thai Tri) làm chính trị viên).

        Việc lựa chọn người đưa vào các đội A20 và A30 được tiến hành theo những tiêu chuẩn rất nghiêm ngặt. Những người được chọn đều phải là những cán bộ đảng viên và quần chúng trung kiên đã từng được thử thách trong lao tù đã từng chịu đựng và vượt qua mọi thủ đoạn tra tấn của kẻ thù. Tất cả đều phải có nghề nghiệp ổn định, đã tạo được “vỏ bọc” vững chắc. Đây là hai tiêu chuẩn bắt buộc và cũng là hai tiêu chuẩn quan trọng nhất. Cũng vì vậy tuyệt đại bộ phận những đồng chí này đều đang là những công nhân hoặc thợ thủ công lâu năm. Khi được chọn vào A20 và A30, các đồng chí tạm rút khỏi các hoạt động chiến đấu trực tiếp.

        Nhờ công tác tổ chức được tiến hành khẩn trương, chu đáo cẩn mật, với trình độ có thể nói đạt đến mức nghệ thuật; nhờ tinh thần tận tụy, sẵn sàng hy sinh của các cán bộ chiến sĩ, của những người công nhân và nhân dân lao động thành phố, nên đến trước cuộc Tổng tiến công, hai đội A20 và A30 đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đã xây dựng được hàng trăm kho hầm chứa hàng trăm tấn vũ khí sát các vị trí chiến lược của địch. Mỗi mục tiêu đều được “dành sẵn” từ 1 đến 3 hầm vũ khí, số lượng vũ khí mỗi hầm khoảng một tấn.

        Việc xây dựng các căn hầm cùng với quá trình tiếp nhận, cất giấu, bảo quản khối lượng vũ khí nói trên diễn  ra trước mắt địch là một chuỗi công việc cực kỳ khó khăn và nguy hiểm. Nó đòi hỏi người thực hiện nhiệm vụ ngoài  kinh nghiệm hoạt động bí mật, ngoài trí thông minh phải chấp nhận những hy sinh thầm lặng không thể tính được. Các đồng chí đó phải tự mình lo mua vật liệu và xây cất.  Phải giữ bí mật tuyệt đối cả với những người thân trong gia đình. Ngay bản thân các đồng chí đó khi xây dựng xong hầm mới được biết sẽ dùng hầm để cất giấu vũ khí, còn dùng để đánh mục tiêu nào và khi nào sử dụng thì không được phổ biến. Có thể nói mỗi căn hầm vũ khí được xây dựng trong nội đô là cả một kỳ công.

        Đồng chí Đỗ Văn Căn (tức Ba Căn, tức Ba Mủ) công nhân hãng dầu Khánh Hội, năm 1954 được gài lại hoạt động đơn tuyến trong nghiệp đoàn thợ bạc. Khi được giao nhiệm vụ đã cùng vợ là đồng chí Nguyễn Thị Cúc và 5 con nhỏ bán nhà ở Tân Định, đến căn nhà 183/4 đường Trần Quốc Toán (Quận 10) ngay sát hông “Biệt khu Thủ đô” của nguỵ. Cũng theo lệnh trên, đồng chí bỏ nghề thợ bạc chuyển sang học nghề cạo mủ cao su, nhằm tạo nên cái “vỏ’, hợp pháp đe gần một năm sau đó, vận chuyển hơn một tấn vũ khí được giấu trong các bành mủ cao su, về cất giữ ở căn hầm do đồng chí xây dựng ngay cửa ra vào, nơi hàng ngày gia đình dùng làm chỗ ăn ngủ, tiếp khách. Quá trình đào hầm vợ con không hề hay biết. Sau đó Ba Căn lại cùng với ông Phạm Văn Đây, công nhân chế biến cao su xây dựng căn hầm vũ khí thứ hai tại nơi sản xuất ở 232 đường Dương Bá Trạc (cạnh cầu chữ Y). Còn chị Cúc cũng bí mật xây dựng một căn hầm vũ khí khác dưới đáy bể cá cảnh ở căn nhà thứ hai do chị đứng tên.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #88 vào lúc: 12 Tháng Ba, 2017, 08:21:58 pm »


        Còn biết bao tấm gương chiến đấu và hy sinh thầm lặng không thể kể hết như vợ chồng anh hùng liệt sĩ Trần Phú Cương (Năm Mộc) xây dựng kho vũ khí dùng để đánh Đài phát thanh ngụy. Bản thân đồng chí Cương cũng là một chiến sĩ tham gia đánh chiếm Đài phát thanh và đã hy sinh anh dũng, được truy tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”. Đồng chí Năm Thuận vừa là chủ căn hầm vũ khí, vừa là lái xe cùng đồng đội đánh vào sứ quán Mỹ. Và biết bao công nhân, và nhân dân lao động Sài Gòr - gia Định đã sắn sàng hy sinh tất cả để chuẩn bị cho cuộc Tổng tiến công. Chính những con người như thế đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, thực hiện đúng ý đồ của cấp trên, góp phần làm nên những chiến công vang dội của quân dân Sài Gòn - Gia Định trong cuộc Tổng tiến công Mậu Thân năm 1968.

        Trong điều kiện địch khủng bố ‘ngăn chặn rất khốc liệt thì vận chuyển hàng trăm tấn vũ khí vào thành phố là một nhiệm vụ then chốt trong công tác chuẩn bị cho Tổng tiến công. Khâu này đòi hỏi không những chỉ dựa vào lòng dũng cảm, trí thông minh của mỗi cán bộ, chiến sĩ và các cơ sở quần chúng, vào chất lượng mọi mặt của hệ thống hành lang đã xây dựng từ vùng giải phóng Củ Chi, Bến Cát vào nội thành mà còn đòi hỏi cơ quan lãnh đạo, chỉ huy phải biết phát huy sức mạnh của các yếu tố khách quan, chủ quan để tổ chức vận chuyển an toàn, hạn chế những tổn thất do địch ngăn chặn, đánh phá.

        Để đưa được vũ khí vào thành phố, công tác nghi trang, ngụy trang đóng vai trò quyết định. Công tác này đòi hỏi vũ khí kể cả súng và đạn B40, ĐKZ phải được ngụy trang trong các lọại hàng hóa phù hợp với sản xuất ở khu vực, phù hợp với nghề nghiệp của người giữ kho vũ khí trong nội thành. Chẳng hạn, ngụy trang bằng bành mủ cao su (vũ khí được giấu trong ruột bành mủ) thì phải xuất phát từ những khu vực đồn điền cao su. Bành mủ chứa vũ khí phải có hình thức, trọng lượng y hệt bành mủ thường, khi vận chuyển không bị xộc xệch, đề phòng địch phát hiện và vũ khí bị kích nổ. Người nhận phải là người làm nghề cán mủ hoặc sản xuất các đồ hàng cao su, có giấy tờ chuyên chở mua bán cao su. Từ đó lại đặt ra yêu cầu là phải có những đồn điền cao su do ta quản lý, phải có người của ta sắm vai chủ sở để giao thiệp ký hợp đồng sản xuất, mua bán, xuất khẩu mặt hàng này.

        Tạo được cách ngụy trang, nghi trang cao là bảo đảm chắc chắn nhất cho sự thành công của công tác vận chuyển, giúp người vận chuyển thêm bình tĩnh khi phải đối phó trực diện với kẻ thù. Nó đòi hỏi những người chuyên làm nhiệm vụ ngụy trang, nghi trang phải có óc sáng tạo, có tay nghề cao. Các kỹ xảo ngụy trang, những công nhân làm công tác ngụy trang, nghi trang được Bộ Tư lệnh Quân khu giữ gìn, bảo vệ bằng các biện pháp bảo mật cao nhất.

        Sau khi hoàn thành việc ngụy trang, nghi trang, vũ khí được vận chuyển vào thành phổ theo 3 chặng cơ bản:    

        •   Chặng thứ nhất: từ căn cứ giải phóng đến căn cứ bàn đạp (vùng giáp ranh).

        •   Chặng thứ hai: từ căn cứ bàn đạp lên trục lộ giao thông (do địch kiểm soát).

        •   Chặng thứ ba: tuyến di chuyển trên đường giao thông vào nội thành.

        Ở cả ba chặng trên, tuyệt đại bộ phận lực lượng vận chuyển đều không biết mình chuyên chở thứ hàng gì . Ở khâu cuối cùng người nhận vũ khí và người chở vũ khí cũng không được phép giáp mặt nhau, không biết giao cho ai, nhận của ai. Để đảm bảo vận chuyển đến đích và an toàn, đòi hỏi phải có sự hiệp đồng chặt chẽ, chính xác bằng ký, tín hiệu giữa các tuyến, giữa người nhận và người vận chuyển. Hệ thống ký, tín hiệu này do người chỉ huy cao nhất quy định. Với cách tổ chức trên, trước Tết Mậu Thân, hàng trăm tấn vũ khí đã được vận chuyển vào thành phố ém sẵn cạnh các mục tiêu hoàn toàn bất ngờ với địch.

        Người góp nhiều công sức vào nhiệm vụ nặng nề này là đồng chí Nguyễn Văn Chiều (Năm Chiếu) thơ ký công đoàn cao su giải phóng miền Nam, đồng thời là một chiến sĩ biệt động ưu tú Chính đồng chí là người đứng ra môi giới, thuê lại hàng chục đồn điền cao su ở Củ Chi, Bến Cát và bố trí cho đồng đội như: Sáu An, Sáu Mỉa, Tư Gia, Bảy Huệ... đứng ra quản lý, tổ chức sản xuất, chế biến và vận chuyển. Các đồng chí Ba Bảo, Nam Phùng (lái xe Ô tô), Dương Văn Ten, Mười Tùng (chở xe bò), nhín Khổ (lái đò)... là những người lập được nhiều thành tích trong nhiệm vụ vận chuyển vũ khí.  

        Ngoài cách tổ chức trên, các lực lượng biệt động vẫn dùng giao liên hoặc bản thân chiến đấu viên vận chuyển vũ khí bằng đường bộ hoặc đường sông. Cách thức vận chuyển chủ yếu là ngụy trang theo phương tiện, đồ nghề. Cách này chủ yếu chỉ chuyển các vũ khí nhẹ và gọn như: lựu đạn, súng ngắn và thuốc nổ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #89 vào lúc: 13 Tháng Ba, 2017, 08:44:39 pm »


        3. Góp phần cứu chữa, bảo vệ thương binh :

        Đây là vấn để rất nan giải đặt ra cho công tác bảo đảm chiến đấu, nhất là ở các trận đánh theo phương thức tập kích vào các mục tiêu đấu não của địch. Các trường hợp bị trọng thương, việc cứu chữa, bảo vệ lại càng phức tạp, do thương binh không còn tự chủ được để trèo lên xe, ôm lưng người lái xe gắn máy để nhanh chóng thoát khỏi khu vực nguy hiểm.

        Nhằm giải quyết khó khăn này, Bộ Tư lệnh Mặt trận Sài Gòn - Gia Định và chỉ huy các cấp của các lực lượng chiến đấu đã chú trọng giáo dục, xây dựng lòng dũng cảm, bảo đảm yêu cầu hiệp đồng chiến đấu, rèn luyện kỹ chiến thuật điêu luyện cho ác chiến sĩ để có thể nhanh chóng trấn áp các ổ đề kháng, các ổ phục kích của địch, hạn chế thương vong. Ngoài ra mỗi chiến sĩ còn được huấn luyện thành thục các kỹ thuật sư cứu để có thể cứu chữa sơ bộ cho mình, cho đồng đội.

        Mặt khác, ngay từ những năm trước đó Ban chỉ đạo đấu tranh đô thị đã đặc biệt chú trọng đến việc tổ chức móc nối với một số y bác sĩ trọng nội thành (có phòng điều trị, phòng khám riêng) làm nơi cứu chữa và điều trị thương binh khi cần thiết. Nhiều cơ sở quần chúng và các chiến sĩ biệt động được giao nhiệm vụ mở hiệu bán tân dược và chích thuốc dạo (tiêm thuê) dự trữ những thuốc chiến thương cần thiết. Một số gia đình cơ sở được lệnh xây dựng hầm dành riêng cho thương binh. Trong nhưng ngày tổng tiến công, nhiều cơ sở được tổ chức thành lực lượng đón thương binh bằng các loại phương tiện (chủ yếu là Ô tô, xe gắn máy) ở các điểm hẹn trước. Nếu có thương binh sẽ nhanh chóng tổ chức cấp cứu nuôi dưỡng, rồi đưa thương binh ra vùng căn cứ ở ngoại thành. Do yêu cầu bí mật, nên những người này không được biết ý định chiến đấu và mục tiêu tiến công, khi được giao nhiệm vụ đến điểm hẹn cũng không được phổ biến rõ là đón thương binh. Song do được hướng dẫn từ trước nên khi có tình huống, quần chúng sẽ chủ động xử lý theo khả năng của mình.

        Về phần chiến đấu viên, trước trận đánh, anh em đều được thông suốt địa điểm khi lên sơ đồ, phương án tác chiến. Mỗi người đều được chuẩn bị sẵn một số giấy tờ hợp pháp để đề phòng trường hợp bị thương phải nằm lại nội thành.

        Bằng tất cả các biện pháp kể trên, mỗi trận đánh và trong suốt cuộc Tổng tiến công đã hình thành nên một mạng lưới cứu chữa, nuôi giấu thương binh trong thành phố mà nòng cốt là công nhân và nhân dân lao động được giác ngộ. Dựa vào dân, các lực lượng biệt động và chủ lực đã giải quyết được công tác phức tạp và khó khăn này.

        Thực tế của cuộc Tổng tiến công Mậu Thân ở Sài Gòn -Gia Định đã khẳng định đó là cách giải quyết tối ưu.

        Qua một số mặt công tác chuẩn bị cho cuộc Tổng tiến công Mậu Thân, có thể thấy trong quá trình chỉ đạo đấu tranh nội đô, Khu ủy và Bộ Tư lệnh Mặt trận Sài Gòn - Gia Định luôn biết phát huy ưu thế tuyệt đối vế chính trị của ta ở nội thành, biết dựa vào dân mà nòng cốt là công thân và nhân dân lao động thành phố để tổ chức đánh địch, đưa chiến tranh vào tận hang ổ của chúng. Chính thờ dựa vào dân, biết phát huy truyền thống yêu nước, kinh thần cách mạng triệt để của giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân lao động, nên chúng ta không những tổ chức được các trận chiến đấu thường xuyên mà còn mở cuộc Tổng tiến công, đánh vào tất cả các cơ quan đầu não của địch.

        Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân, gắn liền với sự đóng góp to lớn của giai cấp công nhân và nhân lân lao động Sài Gòn - Gia Định. Đây cũng là những bài học kinh nghiệm lớn trong công tác xây dựng hậu phương, căn cứ địa ngay tại hang ổ của địch của chiến tranh nhân dân Việt Nam do Đảng lãnh đạo.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM