Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 09:33:37 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân-1968‎  (Đọc 31126 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #70 vào lúc: 10 Tháng Ba, 2017, 09:25:20 am »


HOẢ LỰC PHÁO BINH TRONG TẾT MẬU THÂN 1968

Đại tá, PTS TỐNG NGỌC TRĂNG       
Tư lệnh Binh chủng Pháo binh           

        Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước hào hùng của dân tộc ta có rất nhiều ‘ sự kiện to lớn được lịch sử ghi nhận như những mốc son chói lọi, mà dư âm của nó vẫn còn vang vọng mãi trong lòng mỗi người chúng ta hôm nay và các thế hệ mai sau. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 là một sự kiện như thế.

        Trải qua 30 năm, đến nay ý nghĩa, vị trí, vai trò và tầm vóc lịch sử của sự kiện Tết Mậu Thân 1968 vẫn còn nguyên giá trị. Kỷ niệm 30 năm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy lịch sử này, chúng ta cùng nhau nhớ lại, hồi tưởng và suy ngẫm để không chỉ tự hào về đất nước ta, dân tộc ta mà thêm một lần nữa cùng nhau khẳng định tài nghệ của Đảng và Bác Hồ trong việc lãnh đạo đất nước tiến hành đấu tranh vũ trang chống chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mỹ; đồng thời cũng tìm ra những kinh nghiệm thực tiễn quý báu cho sự nghiệp xây dựng nền quốc phòng toàn dân, cũng như cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa hiện nay.

        Khi xác định ý nghĩa của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, chúng ta có thể khẳng định: đây là một đòn chiến lược quyết định đánh thắng chiến lược “chiến tranh cục bộ”, một cố gắng quân sự lớn nhất của Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Bằng đòn chiến lược tổng tiến công và nổi dậy trên cả 3 vùng: đô thị, nông thôn đồng bằng và rừng núi, ta đã đưa chiến tranh vào sâu trong thành phố, tiêu diệt và phá hủy nhiều binh lực và phương tiện chiến tranh của Mỹ - ngụy, làm tan rã chính quyền phản động ở nhiều nơi, giữ vững và phát triển thế chủ động của ta, mở rộng vùng giải phóng.

        Thắng lợi mà cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đã giành được vào thời điểm của miền Nam có tới 486.000 lính Mỹ, 57.800 quân chư hầu, 650.000 quân ngụy với nhiều phương tiện chiến tranh hiện đại như máy bay, xe tăng, pháo binh, riêng pháo binh chúng có tới  111 tiểu đoàn với 1.936 khẩu pháo các loại) ... là một thắng lợi mang tầm vóc chiến lược vượt ra ngoài dự đoán của quân xâm lược. Chiến thắng đó đã làm thay đổi lục diện chiến tranh theo hướng có lợi cho ta, chứ không như Phó đại sứ Mỹ ở Sài Gòn đã tuyên bố đầy lạc quan là: “Chúng ta sẽ nghiền nát kẻ thù bằng sức mạnh tuyệt đối của lực lượng vũ trang Mỹ và đồng minh”.

        Là hỏa lực chủ yếu của lục quân và hỏa lực mặt đất chủ yếu của quân đội hỏa lực pháo binh đã giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong cuộc Tổng tiến công chiến dịch này, chi viện đặc biệt cho các lực lượng vũ trang chiến đấu, hỗ trợ đồng bào nổi dậy, góp phần làm nên thắng lợi vang dội của quân - dân miền Nam trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968. Đòn hỏa lực mà bộ đội pháo binh giáng lên đầu quân xâm lược và bè lũ tay sai bán nước là đòn hỏa lực mạnh, mang tính chiến lược nằm trong ý định thống nhất của cuộc Tổng tiến công.

        Thực hiện nghị quyết Bộ Chính trị tháng 12 năm 1967 và lời kêu gọi của Bác Hồ: “tiến lên toàn thắng ắt về ta”, trong khỉ thế cả nước nhộn nhịp chuẩn bị cho một cuộc tổng công kích lớn, từ tháng 10 năm 1967 Binh chủng Pháo binh đã tích cực, khẩn trương, chuẩn bị trước về mọi mặt để tham gia đòn tiến công chiến lược lịch sử, nhất là khẩn trương chuẩn bị lực lượng pháo binh trên các chiến trường.

        A-  CHUẨN BỊ LỰC LƯỢNG:

        Song song với việc củng cố, ổn định biên chế pháo binh trong các trung đoàn bộ binh, Sư đoàn bộ binh trong lực lượng vũ trang 3 thứ quân, điều chỉnh lực lượng pháo binh giữa các mặt trận, quân khu, Bộ Tư lệnh Miền, Binh chủng đã khẩn trương đưa nhiều đơn vị pháo phản lực, pháo xe kéo từ miền Bắe vào ác chiến trường miền Nam, đưa lực lượng pháo binh tham gia cuộc Tổng tiến công và nổi dậy tăng lên đáng kể . Cụ thể :

        Khẩn trương xây dựng các đơn vị pháo hỏa tiễn H12 cho Nam Bộ, điều 2 trung đoàn 40 và 208 pháo mang vác cho chiến trường B2 và B3, điều chỉnh các tiểu đoàn ĐKB lẻ giữa B5 và B4.

        Đưa hai Trung đoàn 675 và 16 pháo xe kéo từ miền Bắc vào chiến trường, đưa tiểu đoàn ĐKB, Trung đoàn 208 hành quân bằng cơ giới từ Hà Tĩnh vào B3... kịp thời gian, sẵn sàng tham gia chiến đấu.

        Ở miền Đông Nam Bộ: có Đoàn 69 - pháo binh Miền gồm 3 trung đoàn pháo mang vác trang bị ĐKB và cối 120.  Đó là Trung đoàn pháo 724, 208 và Trung đoàn pháo 96 (mới hành quân từ Tây Nguyên vào) và 10 tiểu đoàn cối, ĐKZ, súng máy cao xạ ở các đơn vị trực thuộc khác.

        Các quân khu 6, 7, 8 có các tiểu đoàn cối, ĐKZ. Quân khu 9 có Trung đoàn pháo 6. Bộ Tư lệnh Quân khu 5 có 3 trung đoàn pháo. Trung đoàn 575 (có Tiểu đoàn 9 trang bị súng cối và 2 tiểu đoàn KB từ miền Bác vào tháng 5 năm 1967). Trung đoàn 57 nguyên là Trung đoàn pháo 68 và Trung đoàn pháo  thuộc Sư đoàn bộ binh 2.

        Mặt trận đường 9 - Khe Sanh có 5 trung đoàn pháo: 3 trung đoàn pháo xe kéo là Trung đoàn pháo 164, 204 và Trung đoàn pháo 675 (mới vào đầu 1968), 2 trung đoàn pháo phản lực ĐKB 84 và 45; một tiểu đoàn BM 14 (thuộc Trung đoàn pháo 16).
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #71 vào lúc: 10 Tháng Ba, 2017, 09:29:07 am »


        B-  CHUẨN BỊ CHIẾN TRƯỜNG.

        Cùng với nhân dân và lực lượng vũ trang trên toàn miền, bộ đội pháo binh đã tiến hành nhiều mặt công tác chuẩn bị cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy như trinh sát nắm địch, tổ chức thông tin liên lạc, vận chuyển đạn, chuẩn bị đường, đo đạc địa hình chiến đấu... mọi công việc diễn ra hết sức bí mật, khẩn trương.

        Binh chủng Pháo binh đã gửi vào các chiến trường hàng trăm tấn khí tài, dụng cụ, phụ tùng thay thế cho xe pháo, hàng chục tấn thuốc men, nhu yếu phẩm nên đã giảm được khó khăn, tạo ra những điều kiện thuận lợi cho các đơn vị pháo binh bước vào chiến đấu, nhất là với các đơn vị mới được thành lập cũng như mới đưa từ miền Bc vào. Với kết quả của công tác chuẩn bị trên, pháo binh đã tạo được thế trận rộng khắp, phát huy được khả năng chiến đấu của đơn vị có trong lực lượng pháo binh 3 thứ quân; kết hợp được hỏa lực pháo xe kéo với pháo mang vác, pháo cơ động với pháo tại chỗ... trên khắp chiến trường miền Nam.

        C-  ĐÒN TẬP KÍCH HỎA LỰC MANG TÍNH CHIẾN LƯỢC CỦA PHÁO BINH.

        Đợt 1 (từ ngày 30 đến ngày 31 tháng 1):


        Trong đợt 1 của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy, ngay đêm giao thừa Tết Mậu Thân (đêm 30 rạng ngày 31-l-1968) vào lúc 0 giờ 30 phút với lực lượng 56 tiểu đoàn pháo trên miền Nam (không kể các loại pháo cối nhỏ), bao gồm: 30 tiểu đoàn ĐKB, 20 tiểu đoàn pháo rãnh xoắn cỡ từ 85 đến 130mm, 1 tiểu đoàn A12, 1 tiểu đoàn H12, 1 tiểu đoàn BM14 và 3 tiểu đoàn cối 120, pháo binh ta đã nổ súng mở màn cho cuộc tổng tiến công, đồng loạt bắn vào 42 sân bay, 65 sở chỉ huy, 24 căn cứ lớn nhỏ và nhiều mục tiêu quan trọng khác của địch nằm rộng khắp toàn miền Nam, chi viện đắc lực cho các lực lượng vũ trang nhãn dân ta tiến công, hỗ trợ nhân dân nổi dậy ở 4 thành phố, 3 thị xã, và hàng trăm căn cứ lớn mà trọng điểm là Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng.

        Tại chiến trường B1 (Đà Nẵng): đêm giao thừa (30-l-1968), Trung đoàn pháo 575 và Trung đoàn pháo 577 pháo kích dữ dội vào sân bay Đà Nàng và một số căn cứ quân sự địch ở Tuần Dưỡng, Cám Rơi ... phá hủy 50 máy bay, thiêu cháy 3 bể dầu lớn, phá hỏng trên chục khẩu pháo, diệt hàng trăm tên địch.

        Tại chiến trường B2 (Nam Bộ): vào lúc 2 giờ ngày 31 tháng 1 (sau giao thừa hai giờ) các đơn vị thuộc Đoàn 69 - pháo binh Miền tập kích hỏa lực mãnh liệt vào các mục tiêu quan trọng của địch như: sân bay, các căn cứ quân sự, các trận địa pháo, kho tàng... gây cho địch nhiều tổn thất nặng nề. Trung đoàn pháo binh 96 dùng pháo ĐKB tập kích vào Lai Khê, Dầu Tiếng, Phú Lợi - căn cứ Lữ đoàn 3 thuộc Sư đoàn 1 - “Anh cả đỏ” của Mỹ, không cho chúng đưa quân về Sài Gòn ứng cứu. Bằng 270 viên đạn ĐKB, pháo binh ta đã tiêu diệt nhiều sinh lực, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh của chúng, buộc lữ đoàn này từ thế sẵn sàng lên đường cứu nguy cho Sài Gòn và các khu khác phải xin viện cứu nguy cho chính mình. Trung đoàn pháo binh 724 (pháo ĐKB) phối thuộc Sư đoàn bộ binh 5 tập kích sân bay Biên Hòa. Đây là một căn cứ không quân lớn của Mỹ - ngụy ở vùng 3 chiến thuật. Bằng 42 khẩu ĐKB của trung đoàn cùng với các loại pháo cối của Sư đoàn 5, pháo binh ta đã trút bão lửa xuống sân bay Biên Hòa, gây nên những đám cháy lớn và tiếng nổ liên tục kéo dài đến hai ngày sau, làm cho sân bay bị hư hỏng nặng, buộc phải ngừng hoạt động nhiều ngày để khắc phục. Cũng vào lúc 3 giờ sáng ngày 31-1-1968, Tiểu đoàn pháo 2, Trung đoàn 28 đã phóng 100 viên đạn ĐKB vào căn cứ Đồng Dù; Trung đoàn 724 đã bắn gần 200 viên ĐKB vào căn cứ Phước Vĩnh, Bình Long tiêu diệt nhiều sinh lực, hỏa khí của địch.

        Tại chiến trường B3 (Tây Nguyên): Vào lúc 0 giờ 55 phút, ngày 31-1-1968 Trung đoàn pháo 40 cùng các đơn vị pháo binh khác đã đồng loạt nổ súng vào quân Mỹ - ngụy ở thị xã Plây Cu, Kông Tum, các sân bay A Ria, Đắc Tô và Sở chỉ huy Sư đoàn 23... làm sập 25 nhà lính, phá hủy 13 trực thăng, 6 máy bay vận tải, bắn cháy 1 kho xăng, phá hủy 2 pháo và diệt hàng trăm tên địch.

        Trên chiến trường B4: Pháo binh ta có ba tiểu đoàn 32, 33, 34 pháo ĐKB cùng các đơn vị súng cối, ĐKZ của các trung đoàn bộ binh. Đúng 2 giờ 30 phút ngày 30-1-1968, pháo binh đồng loạt bắn mãnh liệt vào sân bay Phú Bài, khu đóng quân của trung đoàn thiết giáp ngụy, trung đoàn ky binh bay Mỹ, các căn cứ: La Vang, Ái Tử, Đông Hà...
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #72 vào lúc: 10 Tháng Ba, 2017, 09:30:57 am »


        Tại chiến trường B5: Pháo binh đường 9 - Khe Sanh đã bắn giòn giã, chi viện tích cực cho bộ binh giữ các chốt Bạch Cầu, Đại Độ, đánh địch hành quân dã ngoại ở Mai Xá Chánh, vây ép địch ở căn cứ Tà Cơn...

        Bị giáng đòn hỏa lực mạnh, bất ngờ vào đúng đêm giao thừa - thời điểm mà quân Mỹ - ngụy chủ quan, sơ hở nhất, nên chúng đã bị động, lúng túng đối phó và bị tổn thất nặng nề. Trên khắp miền Nam, đặc biệt là ở các thành phố, thị trấn, thị xã, pháo binh ta đã trút bão lửa xuống đầu thù, bắn vào nhiều mục tiêu quan trọng, cơ quan đầu não của địch như: Dinh Độc Lập, Bộ Tổng tham mưu ngụy, các bộ Tư lệnh quân đoàn, Sư đoàn, lữ đoàn Mỹ - ngụy, căn cứ quân sự, nhiều sân bay, trận địa pháo địch...

        Trong lúc địch đang choáng váng trước đòn đánh hiểm, bất ngờ của pháo binh ta trên toàn miền thì tiếp ngay sau đó, kể từ ngày mồng một Tết, pháo binh ta tiến công liên tục, thực hiện “đánh bồi”, “đánh nhồi” làm cho địch càng choáng váng, lúng túng, bị động đối phó để tiêu diệt nhiều hơn, tan rã nhanh hơn. Điển hình như: trận tập kích hỏa lực mãnh liệt vào sân bay Biên Hòa (ngày 31 tháng 1), Tân Sơn Nhất (ngày 18 tháng 2) của pháo binh miền Đông Nam Bộ, Hòa Bình ngày 31 tháng 1 của pháo binh Tây Nguyên; các trận tập kích vào trung tâm huấn luyện Đống Đa, sở chỉ huy của Sư đoàn bộ binh 1 ngụy, Sư đoàn bộ binh 3 Mỹ, các căn cứ La Vang, Ái Tử ngày 1 đến 2 tháng 2 năm 1968 của pháo binh Trị Thiên - Huế; các trận hiệp đồng với bộ binh đánh vào thị xã Kông Tum, Buôn Ma Thuột, Plây Cu. Pháo binh chi viện cho bộ binh, xe tăng tiến công cứ điểm Làng Vây ngày 6-2-1968, tham gia vây ép cứ điểm Tà Cơn của pháo binh mặt trận Đường 9 - Khe Sanh; các trận tập kích căn cứ Lai Khê, Đồng Dù, Phú Lợi trong các ngày 17 đến 22 tháng 2 và 1-3-1968 của pháo binh chiến trường B2... Những trận pháo kích của ta diễn ra không thành quy luật, gây cho địch lúng túng tìm ra cách đối phó hiệu quả.

        Như vậy, trong vòng 60 ngày đêm của đợt 1 cuộc Tổng tiến công kể từ đêm 30 tháng 1 đêm giao thừa) đến 31-3-1968, pháo binh miền Nam đã đánh 652 trận độc lập và hiệp đồng lớn, tính trung bình mỗi ngày đánh 11 trận.

        Kết quả pháo binh ta đã diệt hàng ngàn tên Mỹ - ngụy, phá hủy hàng trăm máy bay các loại ở 42 sân bay trên toàn miền Nam, trong đó sân bay Tân Sơn Nhất bị đánh tới 12 lần, có tuần bị đánh 9 lần, riêng 2 sân bay Cam Ranh và Phù Cát từ trước chưa bị đánh lần nào thì nay cũng bị đánh nhiều lần; bị pháo binh ta bắn cháy 242 kho hậu cần, trong đó có kho chứa hàng vạn lít xăng. Pháo binh còn bắn chìm 47 tàu chiến và vận tải, phá hủy 159 khẩu pháo của địch gồm các loại tử 105 đến 155mm. Đặc biệt đợt này pháo binh đã chi viện tích cực, bảo đảm cho bộ binh chiến đấu trong nội thành, làm chủ thành phố Huế trong 25 ngày đêm.

        Có thể nói, sau hơn 2 tháng tiến công và nổi dậy, ta đã thu được thắng lợi vô cùng to lớn, tạo nên một bước ngoặt quan trọng để tiến lên giành thắng lợi quyết định cho cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam.

        Đợt 2 (tháng 3 đến tháng 6 năm 1968):

        Thực hiện nghị quyết Bộ Chính trị  (tháng 4 năm 1968) đợt 2 tổng tiến công và nổi dậy bắt đầu từ ngày 4 tháng 5 năm 1968. Mặc dù địch đã có chuẩn bị trước, tập trung 2/3 lực lượng Mỹ và toàn bộ lực lượng tổng trù bị của quân ngụy để cố thủ các thành phố lớn, nhất là vùng xung quanh Sài Gòn, nhưng ta đã thừa thắng xốc tới, đồng loạt đánh vào 30 thành phố, thị xã, 70 thị trấn, quận ly, chi khu quân sự, 27 bộ Tư lệnh quân đoàn, Sư đoàn, lữ đoàn Mỹ - ngụy, 40 sân bay và các kho tàng quan trọng khác...

        Để chi viện cho các lực lượng tổng tiến công đợt 2, đêm rạng ngày 5-5-1968, pháo binh trên khắp các chiến trường miền Nam lại đồng loạt nổ súng đánh vào 32 thành phố, thị xã, thị trấn, các quận ly, các sở chỉ huy, chi khu quân sự địch.

        Tại chiến trường B1: Pháo binh đã đánh vào 5 sân bay:

        Đà Nẵng, Nước Mặn, Chu Lai, Xuân Thiều... quận ly Thiếu Nhơn, cụm cứ điểm Hà Tân, chi viện cho quần chúng nổi dậy

        Ở chiến trường B2: Để hoàn thành nhiệm vụ trên giao, pháo binh đã kiên quyết luồn sâu, phối hợp cùng bộ binh, đặc công, biệt động đánh phá liên tục vào các cơ quan đầu não và căn cứ quan trọng nhất của Mỹ - ngụy ở trung tâm Sài Gòn và vùng lân cận như: Dinh tổng thống, Bộ Tổng tham mưu, Sứ quán Mỹ, Bộ Tư lệnh biệt khu, các căn cứ Phú Lợi, Đồng Dù, Lai Khê, Dầu Tiếng, Bình Long... Phục vụ đắc lực cho các mũi đấu tranh chính trị và các hoạt động vũ trang.

        Ở chiến trường B3: Pháo binh Tây Nguyên đã đánh 201 trận, diệt hàng trăm tên địch, phá hủy 276 máy bay, 20 xe cơ giới 74 pháo, 16 kho xăng, 1 kho đạn... nằm trên các khu vực Plây Cần, Plây Cu, Buôn Mê Thuột...
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #73 vào lúc: 10 Tháng Ba, 2017, 09:35:48 am »


        Trên chiến trường B4: Ngày 5-5-1968 pháo binh đồng loạt bắn vào các căn cứ La Vang, Ái Tử, Mai Lĩnh, thị xã Quảng Trì, quận lỵ Hải Lăng, sân bay Tây Lộc... Đáng chú ý trong đợt này pháo binh đã đánh nhiều trận để phối hợp chiến trường, tập kích hỏa lực vào trung tâm xe tăng số 6, trung đoàn kỵ binh bay của Mỹ và nhiều căn cứ quân sự quan trọng khác; trong đó có trận ngày 29-5-1968 bằng 12 viên đạn ĐKB ta đã bắn trúng khu đỗ máy bay các loại kho tàng của địch, gây cháy nổ dây chuyền nhiều máy bay, xe cơ giới cháy suốt đêm, kéo dài sang ngày hôm sau.

        Tại chiến trường B5: Pháo binh đã chi viện cho bộ binh vây ép cứ điểm Tà Cơn và đánh địch rút chạy, độc lập tập kích hỏa lực vào các căn cứ quan trọng như: điểm cao 88, Hồ Khê (ngày 14 tháng 5), Cảng Cửa Việt (ngày 28 tháng 5), Đông Hà (ngày 20 tháng 6). Điển hình là ngày 26 tháng 6 ta dùng  khẩu pháo 130mm bắn trúng vào kho xăng, kho đạn địch, gây nổ lớn, phá hủy 100 xe quân sự, 6 máy bay, 6 pháo 105 và 155, chế áp sở chỉ huy của Sư đoàn thủy quân lục chiến, làm tê liệt sân bay suốt 28 giờ.

        Tóm lại, trong 2 đợt tiến công và nổi dậy, pháo binh đã tham gia chiến đấu 2.030 trận, bao gồm 426 trận hiệp đồng và 1614 trận độc lập, tiêu diệt hàng nghìn địch, phá hủy 385 pháo cối, 2.149 máy bay, 2.06 xe cơ giới, 508 kho tàng các loại.

        Với kết quả chiến đấu trên, trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đầu Xuân 1968 pháo binh Quân đội nhân dân Việt Nam đã trưởng thành nhanh chóng, chiến đấu đạt hiệu quả cao, lập thành tích to lớn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trên giao.

        MỘT SỐ  KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ THỰC TIỄN:

        Qua thực tế các trận đánh của pháo binh trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 có thể rút ra một số kinh nghiệm thực tiễn sau:

        1- Để hoàn thành nhiệm vụ hỏa lực của đòn tập kích mang tính chiến lược, pháo binh phải được sử dụng rộng rãi trong các nhiệm vụ, tập trung lực lượng hợp lý trên các chiến trường, sử dụng kết hợp nhiều chủng loại pháo, bố trí thế trận hợp lý, đánh đồng loạt, chiến đấu liên tục trong từng đợt, không thành quy luật gây cho địch lúng túng, bị động đối phó .

        Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy được chia ra làm nhiều đợt, trong từng đợt các lực lượng ta tiến công đồng loạt vào các thành phố, thị xã, thị trấn, những nơi có địch chiếm đóng. Để hỗ trợ cho lực lượng vũ trang nhân dân ta tiến công, đồng bào nổi dậy, pháo binh được giao bắn phá các mục tiêu quan trọng như: đầu não chỉ huy, các căn cứ quân sự, sân bay, bến cảng, kho tàng của địch ở cả 3 vùng chiến lược đô thị, nông thôn đồng bằng và rừng núi. Từ Bắc Quảng Trị đến đồng bằng Nam Bộ, pháo binh đã sử dụng 1 lượng chiến đấu với quy mô lớn chưa từng có so với chiến tranh chống Pháp trước đây cũng như kể từ 1965 khi Mỹ ồ ạt đưa quân vào Nam Việt Nam.

        Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy này ta đã sử dụng cả pháo xe kéo, mang vác, tổng cộng 56 tiểu đoàn pháo các loại, trong đó có tới 30 tiểu đoàn ĐKB, 6 tiểu đoàn pháo xe kéo (122 - 130mm), 1 tiểu đoàn BMI4. Ngoài các đơn vị pháo binh trực thuộc Bộ chỉ huy Miền và các quân khu, còn huy động cả pháo trong biên chế các đơn vị chủ lực, pháo bộ đội địa phương và dân quân tự vệ.

        Có thể nói, bằng lực lượng có trong biên chế 3 thứ quân, pháo binh ta đã tạo ra được một thế trận liên hoàn, hiểm hóc và rộng khắp, bảo đảm chi viện kịp thời cho các hoạt động tiến công và nổi dạy trên toàn miền ở cả 3 vùng chiến lược: đô thị, nông thôn đồng bằng và rừng núi.

        Tuy các đơn vị pháo binh hoạt động tác chiến theo kế hoạch của từng chiến trường, nhưng phải theo một ý định thống nhất trên toàn miền; do vậy việc phân công mục tiêu và hợp đồng chiến đấu phải rất chặt chẽ, nổ súng đồng loạt, đánh rộng khắp, sau đó đánh không thành quy luật gây cho địch lúng túng không thể đối phó và ứng cứu cho nhau.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #74 vào lúc: 10 Tháng Ba, 2017, 09:36:11 am »


        2. Vận dụng lỉnh hoạt, sáng tạo 2 cánh đánh: đánh độc lập và hiệp đồng.   

        - Về đánh hiệp đồng:

        Trong 2 đợt tổng tiến công và nổi dậy, các trận đánh hiệp đồng binh chủng lớn chưa nhiều, song ở nhiều hướng, nhiều chiến trường pháo binh đã tham gia đánh hiệp đồng binh chủng, chi viện cho bộ binh đánh ngoài công sự, vừa chi viện đánh trong công sự. Do chủ động hiệp đồng và tích cực làm tốt công tác chuẩn bị nên đã có nhiều trận đánh đạt kết quả cao như: hiệp đồng với bộ binh - xe tăng đánh cứ điểm Làng Vây ngày 6-2-1968, đánh địch ứng cứu giải tỏa xung quanh Sài Gòn, các trận đánh chiếm và giữ thành phố Huế trong suốt 25 ngày đêm tháng 2 năm 1968... Đặc biệt, ở Mặt trận đường 9 đã sử dụng pháo xe kéo chi viện bộ binh giữ chốt, đánh địch phản kích, chi viện đánh lấn, vây ép địch ở Tà Cơn.

        - Về đánh độc lập:

        Với yêu cầu nhiệm vụ tiêu diệt nhiều sinh lực, phá hủy  nhiều phương tiện chiến tranh của địch, trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy, pháo binh đã vận dụng sáng tạo lối đánh độc lập với nhiều hình thức phong phú. Pháo binh đãkết hợp cả hình thức bôn tập đánh vào căn cứ rồi rút nhanh với luồn sâu trụ lại đánh dài ngày. Đáng chú ý là đã có nhiều đơn vị pháo binh mang vác được trang bị pháo hỏa tiễn ĐKB, H12, cối, A12  luồn sâu đánh hiểm, khống chế các sân bay trong thời gian dài như: sân bay Tà Cơn, Phú Bài, Đà Nằng, Tân Sưn Nhất, làm mất tác dụng lực lượng hỏa lực quan trọng của địch. Trong đánh độc lập pháo binh đã dùng rộng rãi các phương pháp bắn, phổ biến là tập kích hỏa lực vào những nơi bộ binh không có khả năng tiếp cận, nơi đầu não, trung tâm sào huyệt của địch - nơi chúng coi là an toàn nhất. Điển hình là các trận đánh vào mục tiêu đầu não, quan trọng ở Cam Ranh, Vũng Tàu, Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng... Đáng chú ý trong các trận đánh độc lập pháo binh đã không những đánh vào các căn cứ, mục tiêu quan trọng trên mặt đất mà còn đánh cả các mục tiêu vận động trên mặt nước khi địch cơ động trên sông, đi tăng viện ứng, ưu tú như các trận đánh trên sông Ba Các, Bến Tre.

        Xuất phát từ Tư tưởng chỉ đạo pháo binh đánh độc lập, “kiên quyết, táo bạo, luồn sâu, sẵn sàng trụ lại, dựa vào địa phương, mưu trí, linh hoạt sử dụng lực lượng, tận dụng và kết hợp các loại hỏa lực có trong tay...”, pháo binh đã kết hợp đánh nhỏ, đánh vừa, đánh lớn bảo đảm đánh liên tục, đánh trúng mục tiêu quan trọng đạt hiệu suất cao.

        Thực tiễn đã chứng minh, trên các chiến trường trong cả 2 đợt tổng tiến công, pháo binh đã vận dụng rất linh hoạt và sáng tạo cả hai cách đánh, bảo đảm đạt hiệu quả cao trên cơ sở sử dụng lực lượng, đạn dược hợp lý. Do vậy pháo binh ta đã tập trung được hỏa lực, biến yếu thành mạnh, biến tầm gần thành tầm xa, luồn sâu, ém sẵn, đánh vào chỗ hiểm, chọn đúng mục tiêu có tác dụng dây chuyền để sát thương sinh lực, phá hủy phương tiện chiến tranh, nhanh chóng làm tan rã thế, lực của địch.

        Một bài học thực tế rút ra là: dù là đánh độc lập hay hiệp đồng để đạt hiệu quả cao trong chiến đấu thì yếu tố cuối cùng vẫn là phải bán trúng, đúng thời cơ. Ví dụ ngày 29-5-1968, với 12 viên đạn ĐKB bắn vào Đồng Lâm, pháo binh đã làm cháy 1 kho xăng, nổ nhiều kho đạn, bắn cháy và phá hủy nhiều máy bay, diệt 200 tên địch. Đây là trận điển hình về chọn thời cơ đúng, nhằm vào lúc địch đã tập trung máy bay, bom đạn chuẩn bị đi càn.

        3-Vừa chiến đấu vừa học tập nâng cao trình độ:

        Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ hỏa lực trong cuộc Tổng tiến công, nhiều đơn vị pháo binh đã được điều chỉnh, bổ sung vũ khí trang bị; nhiều đơn vì vừa được thành lập, xây dựng ở hậu phương đã nhanh chóng lên đường làm nhiệm vụ, quá trình hành quân vào chiến trường đã tranh thủ học tập nâng cao trình độ đến nơi là chiến đấu được ngay, bảo đảm đánh thắng ngay từ trận đầu. Các đơn vị đang tác chiến tại chỗ ở chiến trường cũng tranh thủ thời gian “đệm” giữa các trận, đợt tiến công để bồi dưỡng cán bộ và nhân viên chuyên môn kỹ thuật, thường xuyên sơ kết rút kinh nghiệm để nâng cao trình độ tác chiến, trình độ kỹ chiến thuật, cũng như khả năng tổ chức chỉ huy bộ đội. Các đơn vị pháo xe kéo lần đầu tiên vào chiến trường miền Nam đã chiến đấu tốt và luôn quan tâm phát triển lực lượng. Điển hình như:

        Trung đoàn 675 trong quá trình chiến đấu đã phát triển thành 2 trung đoàn. Tuy mới được hình thành nhưng Trung đoàn 67(5B đã được tăng cường cho chiến trường Trị Thiên, chiến đấu giành nhiều thành tích trong các trận đánh ở A Sầu, A Lưới...

        Việc sử dụng kiêm nhiệm nhiều loại cũng đã trở thành yêu cầu chiến đấu phổ biến trên các chiến trường. Điển hình ở chiến trường Tây Nguyên, Nam Bộ đã có đơn vị sử dụng tới 5 loại pháo, bao gồm ĐKB, cối 120, cối 82, ĐKZ và cả Sơn pháo 75.

        Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968 đến nay đã tròn 30 năm, Chiến thắng mà quân dân miền Nam đã giành được là hết sức to lớn. Những bài học kinh nghiệm về chọn thời cơ tiến hành  một cuộc Tổng tiến công chiến lược cũng như những vấn đề về nghệ thuật sử dụng pháo binh chi viện cho các hoạt động tổng tiến công và nổi dậy thực sự đã trở thành di sản vô cùng quý báu trong kho tàng nghệ thuật quân sự Việt Nam. Chiến thắng ấy ngày nay đang gợi mở cho chúng ta nhiều điều phải suy ngẫm, tổng kết để phát triển, hoàn thiện lý luận cũng như thực tiễn nhằm không ngừng nâng cao khả năng chiến đấu của lực lượng vũ trang nhân dân ta, đáp ứng yêu cầu cao củanhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ mới.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #75 vào lúc: 10 Tháng Ba, 2017, 09:40:10 am »

       
BỘ ĐỘI ĐẶC CÔNG BIỆT ĐỘNG TRONG TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY

Đại tá TRẦN THANH PHƯƠNG        
Tư lệnh Binh chủng Đặc công        

        Cách đây 30 năm, quân và dân cả nước ta mà trực tiếp là quân dân miền Nam đã ghi một mốc son trong lịch sử chống đế quốc Mỹ xâm lược. Tháng 12 năm 1967, Bộ Chính trị họp quyết định mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt ở miền Nam. Thời cơ phát động cuộn tiến công là nhân ngày Tết Mậu Thân năm 1968 nhằm lúc địch sơ hở, dùng lực lượng tinh nhuệ, trong đó có Bộ đội đặc công, tập kích vào thành phố, phát động quần chúng nổi dậy, giáng một đòn quyết định vào ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ ...

        Thay mặt cán bộ chiến sĩ Binh chủng Đặc công, trong cuộc hội thảo khoa học này tôi xin tham luận một số vấn đề xoay quanh việc sử dụng đặc công trong “Tết Mậu Thân” 1968.

        Binh chủng Đặc công thành lập ngày 19 tháng 3 năm 1967. Bác Hồ, Trung ương Đảng và Quân ủy trung ương quyết định thành lập Binh chủng thời điểm này với ý định trước mắt là sử dụng đặc công như một lực lượng xung kích trong tổng tiến công. Nắm vững quyết tâm của Bộ Chính trị và Quân ủy trung ương, Binh chủng Đặc công đã khẩn trương xúc tiến mọi công tác chuẩn bị để tham gia cuộc Tổng tiến công.

        1. Công tác chuẩn bị lực lượng trước tiến công.

        Ở miền Bắc, năm 1967 Binh chủng Đặc công đã tuyển được 3.835 cán bộ chiến sĩ trong đó có 457 cán bộ từ trung đội trưởng đến tiểu đoàn trưởng, tập trung huấn luyện sát với yêu cầu của tổng tiến công như đánh các căn cứ, hậu cứ, kho tàng, sân bay, đánh thành phố, đánh độc lập và hiệp đồng... đã tăng cường cho chiến trường 2.563 cán bộ chiến sĩ tổ chức thành một tiểu đoàn, 40 đội, 7 khung cán bộ tiểu đoàn, 30 khung cán bộ đại đội.

        Ở các chiến trường miền Nam, đến cuối năm 1967 lực lượng đặc công biệt động đã có hàng vạn chiến sĩ gồm 1 trung đoàn, 2 đoàn (Tương đương trung đoàn), 21 tiểu đoàn, 58 đội và hàng trăm trung đội, tiểu đội. Lực lượng đặc công đã tổ chức thành hệ thống, có lãnh đạo chỉ đạo từ trên xuống dưới để làm tham mưu cho chỉ huy các mặt trận và các đơn vị trong xây dựng và tác chiến.

        Bộ Tư lệnh Đặc công cùng các mặt trận đã tham mưu cho Bộ điều chỉnh lực lượng để bố trí trên các địa bàn chiến lược. Đến cuối năm 1967, tại vùng ven Sài Gòn, các phân khu 1, 2, 3, 4, 5 có từ một đến hai tiểu đoàn bộ binh mũi nhọn trang bị nhẹ và mạnh, được huấn luyện chiến thuật đặc công.

        Trong nội thành Sài Gòn ( Phân khu 6) có 11 đội biệt động, các đơn vị tự vệ mật, công an và các đội công tác vũ trang. Đặc công và biệt động Sài Gòn đã xây dựng được hệ thống hành lang, bàn đạp, cơ sở nhân dân trong nội thành, vùng ven và quanh các mục tiêu quan trọng gồm 19 cơ sở chính trì, 22 gia đình cơ sở, 400 điểm giấu ém quân, vũ khí và lương thực...

        Tại Huế, trong nội thành và vùng ven có 3 tiểu đoàn đặc công và 10 đội biệt động. Nhân dân các khu vực Viễn Chinh, Đức Thái, Mực Tra, Dương Mông... đã chuẩn bị sẵn sàng lương thực và hàng trăm hầm bí mật để giấu ém bộ đội đặc công sát mục tiêu tiến công.

        Ở các thành thị khác trên toàn miền Nam, các đơn vị đặc công của Miền, các quân khu, Sư đoàn, trung đoàn chủ lực và đặc công các tỉnh, huyện đều được luồn ém sẵn ở những khu vực trọng điểm, những mục tiêu quan trọng.

        Giáp Tết Mậu Thân, các đơn vị đặc công và biệt động đã được lệnh phân tán thành nhiều tổ, bằng nhiều đường khác nhau hòa nhập vào dòng người đi sắm Tết, bí mật ém quân, vũ khí, đạn dược vào các gia đình cơ sở hoặc các vị trí tập kết cuối cùng, đồng thời trinh sát lại mục tiêu lần cuối.  Hàng vạn cán bộ chiến sĩ đặc công, hàng trăm tấn vũ khí đặc chủng đã được bố trí cất giấu ngay trong lòng địch. Bộ đội đặc công như những mút dao nhọn sẵn sàng đâm thẳng vào yết hầu của địch khi có lệnh tiến công.
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Ba, 2017, 04:45:56 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #76 vào lúc: 11 Tháng Ba, 2017, 04:47:15 am »


        2. Bộ đội đặc công biệt động là mũi nhọn xung kích trong tổng tiến công.

        Đêm 30 rạng ngày 31 tháng 1 năm 1968, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của quân dân ta nổ ra mạnh mẽ, quyết liệt, đồng loạt ở Sài Gòn, Huế và nhiều thành phố, thị xã, thị trấn miền Nam.

        Tại Sài Gòn, lúc 2 giờ sáng ngày 31 tháng 1, Đội biệt động số 11 gồm 17 chiến sĩ do đồng chí Ngô Thành Vân chỉ huy đã tiến công Đại sứ quán Mỹ và chiếm được lầu hai của Sứ quán. Đến 9 giờ cùng ngày, quân cảnh Mỹ dùng trực thăng đổ xuống sân thượng, phản kích quyết liệt. Do không có lực lượng tiếp ứng nên 16/17 chiến sĩ đã  dũng hy sinh; ta không giữ được mục tiêu.

        01 giờ sáng 31 tháng 1, Đội biệt động số 3 do đồng chí Bá Thanh chỉ huy gồm 15 chiến sĩ (có một nữ) đã tiến công Dinh Độc Lập địch chống trả quyết liệt. Đến 5 giờ sáng, tám chiến sĩ hy sinh, bốn bị thương, còn ba chiến sĩ vẫn bám trụ kiên cường đến sáng nhưng vì không có lực lượng tiếp ứng nên ta phải rút quân. Đồng chí Nguyễn Thị Chín bị địch bát và tra tấn dã man nhưng chị vẫn giữ vững khí tiết người chiến sĩ cách mạng.

        Cùng đêm 30 rạng ngày 31 tháng 1, đồng chí Đỗ Tấn Phong chỉ huy các đội biệt động 6, 7, 9 (27 người) tiến công Bộ Tổng tham mưu quân đội Sài Gòn. Sau 15 phút ta làm chủ cổng số 5 và một phần mục tiêu, đến 9 giờ sáng, địch phản kích quyết liệt, ta bị thương vong nhiều nên phải rút lui. Cùng đêm 30 rạng ngày 31 tháng 1, đồng chí Nguyễn Văn Tăng chỉ huy Đội biệt động số 4 (11 người), sau ít phút tiến công đã chiếm giữ được Đài phát thanh 3 giờ. Ngay sau đó địch phản kích. Ta bị thương vong 10 đồng chí nên phải rút lui sau khi đã phá hủy Đài phát thanh.

        Ở vòng ngoài Sài Gòn, đặc công và biệt động cùng bộ binh đánh phá Tổng kho Hạnh Thông Tây, căn cứ Bộ Tư lệnh Pháo binh Cổ Loa, Bộ Tư lệnh Thiết giáp Phù Đổng, sân bay Tân Sưn Nhất, quận Nhà Bè, Bộ Tư lệnh Hải quân, kho xăng dầu Nhà Bè, Thành Tuy Hạ...

        Tại Huế, lực lượng đặc công có 3 tiểu đoàn, 6 đội biệt động tham gia. Trước Tết các đơn vị hành quân theo nhiều hướng, vượt qua nhiều sông ngòi, đồn bốt địch đến ví trí tập kết an toàn, đúng thời gian quy định. Trên hướng Bắc, đặc công biệt động được giao nhiệm vụ cùng bộ binh đánh Sở chi huy Sư đoàn bộ binh 1 của địch’ở Mang Cá, sân bay và khu kho ở Tây Lộc, khu Đại Nội. Hướng Nam, đặc công cùng bộ binh đánh căn cứ trung đoàn thiết giáp ngụy ở Tam Thai và tiểu đoàn bộ binh Mỹ ở Nam Giao.

        Lực lượng đặc công, biệt động ở Huế không lớn, nhưng đã cùng 8 tiểu đoàn bộ binh đánh chiếm và làm chủ được 39 mục tiêu quan trọng trong thành phố. Lực lượng đặc công đã làm nòng cốt cho đánh chiếm các mục tiêu trên, phá hàng trăm xe tăng, xe quân sự, máy bay, tiêu diệt và bắt giữ gần một ngàn tên địch, cùng lực lượng vũ trang tại chỗ phát động quần chúng nổi dậy mạnh mẽ, rộng khắp, làm chủ nhiều khu vực dài ngày, có khu vực tới 25 ngày đêm, trong đó có khu Đại Nội. Từ 5 giờ sáng ngày 31 tháng 1, lá cờ của Mặt trận Dân tộc giải phóng đã phấp phới bay trên đỉnh cột cờ trước Ngọ Môn.

        Tuy ở Huế sự hiệp đồng giữa đặc công và các tiểu đoàn bộ binh có khá hơn, nhưng sự hiệp đồng đó vẫn chưa được chặt chẽ, chưa được tiếp sức kịp thời nên chưa phát huy được chiến quả bước đầu mà đặc công đã đánh chiếm như:

        Sở chỉ huy Sư đoàn bộ binh 1 của địch, ta không đánh được mà chỉ bao vây suốt quá trình đánh Huế, sân bay và khu kho Tây Lộc cũng chỉ giữ được có 1 ngày...

        Tại các thành phố, thị xã, thị trấn khác trên toàn miền Nam, đặc công được giao nhiệm vụ nòng cốt đánh chiếm các mục tiêu hiểm yếu, quan trọng nhất như các tiểu khu, chi khu, biệt khu, tỉnh đường, quận ly, tòa hành chính, ty công an, cảnh sát, biệt kích, biệt động quân, các sở chỉ huy các cấp của Mỹ, ngụy, khu cố vấn, nhà lao... Các loại mục tiêu trên, đặc công đã đánh chiếm, làm chủ toàn bộ hoặc một phần mục tiêu tạo điều kiện thuận lợi cho quần chúng nổi dậy diệt đầu sỏ, ác ôn, làm tan rã bộ máy ngụy quyền, giành quyền làm chủ trong một thời gian nhất định.

        Ngoài nhiệm vụ làm mũi nhọn đánh trong thành thị, đặc công còn được sử dụng đánh các sân bay: Tân Sơn Nhất, Biên Hòa (ngày 31-l); Xuân Thiều, Bà Rịa (ngày 5-2); Cù Hanh (ngày 7-2) ; Đông Tác (ngày 20-2) ... phá hủy hàng trăm máy bay, tiêu diệt hàng trăm giặc lái của địch, làm hạn chế sức cơ động trong tác chiến của chúng. Đặc công còn đánh hàng loạt kho tàng lớn của địch như: Hạnh Thông Tây, Nhà Bè, Long Bình (ngày 31-4), An Khê (ngày 17-2), Đèo Son (ngày 24-2) đốt cháy hàng trăm triệu tấn xăng dầu, bom đạn của địch, làm cho chúng lâm vào tình trạng khó khăn về hậu cần trong tác chiến. Riêng trận đánh Tổng kho Long Bình đã làm cho các trận địa pháo vùng chiến thuật 3 của địch bắn rất thưa thớt vì thiếu đạn. Đặc công còn đánh nhiều căn cứ xe tăng, thiết giáp, trận địa pháo binh, các cầu giao thông quan trọng. Đặc biệt, Đoàn đặc công nước 126 đã ngăn chặn vận chuyển đường thủy của địch trên sông Cửa Việt từ mấy tháng cuối năm 1967 đến đầu 1968, vây hãm cảng Cửa Việt, phá hủy 14 tàu địch, làm tắc nghẽn soạn sông từ Thanh Xuân đi Cửa Việt.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #77 vào lúc: 11 Tháng Ba, 2017, 04:49:20 am »


        3. Về việc sử dụng đặc công biệt động trong tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968.

        Từ giữa năm 1966 về trước, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn theo dõi từng bước trưởng thành của lực lượng đặc công.

        Đến giữa năm 1966, Người và Quân ủy trung ương đã đề cập tới việc thành lập Binh chủng Đặc công. Cuối năm 1966, đồng chí Cao Pha - Phó cục trương Cục Nghiên cứu (Cục II) đã được phép trực tiếp báo cáo với Chủ tịch Hồ Chí Minh về tình hình xây dựng lực lượng và tác chiến của đặc công trên chiến trường. Tháng 1 năm 1967, đồng chí Cao Pha lại được phép trình bày về tác chiến đặc công trong Hội nghị Ban Chấp hành trung ương lần thứ 13. Đến tháng 2 năm 1967, Quân ủy trung ương quyết định thành lập Binh chủng Đặc công và chính thức công bố vào ngày 19 tháng 3 năm 1967. Từ tháng 7 năm 1967, Bộ Chính trị đã có ý định rõ rệt sử dụng đặc công làm mũi nhọn (xung kích) đánh vào các thành thị miền Nam, mở đầu trong tổng tiến công. Điều ấy có thể khẳng định: Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bộ Chính trị, Trung ương Đảng và Quân ủy trung ương - Bộ Quốc phòng đã suy nghĩ nhiều, đi đến quyết định xây dựng đặc công thành binh chủng để sử dụng ngay vào Tổng tiến công, khẳng định sự tin Tưởng của Đảng và quân đội với lực lượng đặc công. Đó là những chủ trương đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với thực tiễn Việt Nam.

        Trên thế giới, chưa có .một cuộc tiến công chiến lược nào đồng loạt nổ ra trong cùng thời điểm, trên toàn chiến trường mà hướng chính là các thành thị - đầu não các cấp trong chiến tranh của đối phương như kiểu Việt Nam. Hơn thế nữa, họ có thể tập kích chiến lược nhưng phải bằng máy bay, tên lửa, pháo binh tầm xa, rồi giải quyết chiến trường bằng sức mạnh của binh chủng hợp thành. Nhưng ở Việt Nam vào thời điểm năm 1968, chúng ta chưa đủ khả năng tiến công địch dựa trên sức mạnh hỏa lực, trong khi thời cơ chiến lược và nhiệm vụ quân sự buộcchúng ta phải tiến hành cuộc tiến công và nổi dậy ở quy mô chiến lược để đánh bại chiến lược “chiến tranh cục bộ” của địch, thì việc sử dụng đặc công và các đơn vị bộ binh mũi nhọn làm nòng cốt trong Tổng tiến công là chủ trương đúng đắn, táo bạo có cơ sở khoa học. Vì chúng ta có chiến tranh nhân dân, có lực lượng đặc công trong ba thứ quân được nhân dân che chở, có nghệ thuật quân sự độc đáo, lấy ít đánh nhiều, đánh gần đánh nhanh, đánh bất ngờ, đánh liên tục gây cho địch thiệt nại nặng nề lại không tốn kém về vũ khí trang bị...

        Riêng về lực lượng đặc công, tuy còn non trẻ nhưng đã tham gia tổng tiến công với lực lượng tới hàng vạn người trên một không gian rộng hàng chục vạn ki-lô-mét vuông, đồng loạt tiến công trong cùng thời điểm vào những mục tiêu quan trọng thì đó là một điều kỳ diệu của nghệ thuật tác chiến độc đáo. Thượng nghị sĩ Mỹ Rô-bớt Ken-nơ-đi ngày 10 tháng 2 năm 1968 phải kinh ngạc kêu lên: “Tại sao nửa triệu lính Mỹ và 70 vạn lính ngụy Việt Nam cộng tác, có ưu thế hoàn toàn trên không và ngoài biển, được cung cấp quá đầy đủ và được trang bị những vũ khí hiện đại nhất, lại không có khả năng bảo vệ được một thành phố khỏi bị đối phương tiến công”. (Theo Gơ-bơ-ri-en Bôn-nê trong sách “Chiến lược quân sự”).

        Sở dĩ lực lượng đặc công biệt động hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao trong tổng tiến công Tết Mậu Thân 1968, là bởi có sự quan tâm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung ương Đảng, Quân ủy trung ương, Bộ Quốc phòng; sự che chở giúp đỡ tận tình của nhân dân cả nước, nhất là các địa bàn đặc công tác chiến; sự quán triệt sâu sắc nhiệm vụ của các cấp ủy Đảng và chỉ huy các cấp của các lực lượng đặc công và các mặt trên nên đã tiến hành công tác chuẩn bị toàn diện, công phu, đưa một lực lượng lớn, khối lượng vũ khí trang bị lớn vào ngay trong hậu phương đối phương, bí mật, an toàn, đúng thời gian quy định mà đối phương không hay biết gì. Khi thực hành tác chiến thì lực lượng đặc công có quyết tâm rất cao, rất dũng cảm, ngoan cường, kỹ thuật, chiến thuật giỏi và tinh nhuệ, khắc phục mọi khó khăn, bằng mọi cách để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Nhiều trận đánh chỉ còn một, hai người vẫn kiên quyết giữ mục tiêu khi chưa có lệnh rút lui...

        Việc hiệp đồng và bảo đảm cho tác chiến của bộ đội đặc công biệt động trên không gian rộng lớn với nhiều trận đánh, nhiều lực lượng và phương tiện vật chất trong điều kiện bí mật cũng là điều kỳ diệu. Điều đó chứng tỏ vai trò chỉ đạo của Bộ, của Bộ Tư lệnh Đặc công, Bộ Tư lệnh các mặt trận rất tỉ mỉ, chặt chẽ và đặc biệt vai trò các cấp ủy Đảng, các cơ sở và nhân dân các khu vực tác chiến rất quan trọng.  Không có chiến tranh nhân dân, không có thế trận trên cả ba vùng chiến lược, không có nhân dân yêu nước của cả 2  miền Nam Bắc... thì không thể làm được điều đó, không thể có một “Tết Mậu Thân” chấn động địa cầu.

        Đã 30 năm qua, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 vẫn là một sự kiện nổi bật, một mốc son sáng chói trong lịch sử chống đế quốc Mỹ xâm lược, đáng để cho chúng ta và con cháu chúng ta tự hào, học tập, bạn bè thế giới khâm phục. Chúng ta cũng biết đến những người đã trực tiếp tham gia, nhất là những người đã hy sinh anh dũng trong Tổng tiến công để góp phần rút ngắn con đường đi đến giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc, để ngày hôm nay chúng ta được hưởng hạnh phúc trong hòa bình, xây dựng đất nước từng bước đi lên chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #78 vào lúc: 11 Tháng Ba, 2017, 04:53:04 am »


CÁCH ĐÁNH SÁNG TẠO

HOÀNG DŨNG                       
Trưởng ban Tổng kết chiến lược – BQP       

        Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân (năm 1968) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ là một trong những sự kiện lớn, có tầm vóc lịch sử và thời đại. Song, vẫn còn dồn đọng những ý kiến khác nhau, thậm chí đối lập nhau, trong cách nhìn nhận đánh giá sự kiện này không chỉ ở nước Mỹ mà cả trong nước ta.

        Những năm tháng gần đây, đã có thêm nhiều cứ liệu mới từ cả hai phía, ta và đối phương được công bố. Độ lùi thời gian và sự lắng đọng của dòng chảy lịch sử cho phép ta tiếp cận sâu hơn, xác thực hơn, trước tiên là nhằm đánh giá đúng sự kiện. Đương nhiên cần phải có cái nhìn toàn diện và tổng thể cả về chính trị, chiến lược và chính sách... Trên ý nghĩa đó, tôi xin phép cung cấp thêm một vài nét thông tin về trận quyết chiến lịch sử này.

        1. Tư duy sáng tạo về cách đánh của trận quyết chiến.

        Kháng chiến chống Mỹ là một trong cuộc chiến tranh cách mạng. Phương thức tiến hành chiến tranh nhân dân và  nghệ thuật quân sự toàn dân đánh giặc của ta là sự thể hiện phương pháp cách mạng. Nó phải tuân theo quy luật của phương pháp cách mạng nên nói đến cách đánh, không thể chỉ nói đơn thuần về mặt quân sự mà nhất thiết phải bao gồm cả quân sự, chính trị, chiến tranh và khởi nghĩa, tiến công và nổi dậy, đánh địch trên cả ba mặt trận quân sự, chính trị, binh địch vận, trên cả ba vùng chiến lược. Trong quá trình 21 năm chống Mỹ, cứu nước, dưới ngọn cờ lãnh đạo chiến tranh cách mạng của Đảng, nhân dân ta đã trải qua hai đỉnh cao thắng lợi, đồng thời có thể gọi là hai trận quyết chiến chiến lược.

        Một là, đỉnh cao thắng lợi trực tiếp đánh bại đội quân viễn chinh Mỹ cùng chiến lược “chiến tranh cục bộ” của chúng ở thời điểm đế quốc Mỹ đã dốc cố gắng chiến tranh cao nhất, quyết định đánh cho “Mỹ cút” bằng cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân (1968).

        Hai là, trận quyết chiến chiến lược đánh thắng chiến lược chiến tranh cuối cùng của Mỹ, kết thúc toàn thắng cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vĩ đại vào mùa Xuân 1975 đại thắng, thu giang sơn về một mối.

        Điểm đặc sắc và cũng là nét nổi bật nhất trong nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh và nghệ thuật quân sự của ta trong Tết Mậu Thân là đã tìm ra và thực hiện thành công xuất sắc một cách đánh mới vượt ra ngoài dự lường và mọi sự tính toán trước đó của Nhà trắng - Lầu năm góc và bộ Tư lệnh MACV ở Sài Gòn.

        Đến mùa Thu năm 1967, quân và dân ta đã thắng liên tiếp hai cuộc phản công chiến lược 1965-1966 và 1966-1967 của Mỹ ở miền Nam, đánh thằng cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của chúng ở miền Bắc, làm thất bại một bước đang ở thế thắng, thế chủ động và thuận lợi, địch đang ở thế thua, thế bị động.

        Đánh giá tình hình chiến lược lúc đó, ta cho rằng lực lượng quân sự của địch còn rất đông, tiềm lực chiến tranh của chúng còn lớn, nhưng trước những thất bại liên tiếp của cuộc chiến tranh trên bộ ở miền Nam và hiệu lực hạn chế của cuộc chiến tranh không quân đánh phá miền Bắc và trên đường hành lang vận chuyển chiến lược Bắc - Nam, giới cầm quyền nước Mỹ bị phân hóa thành nhiều phe phái đối lập giữa hòa và chiến. Tuy chính phủ Mỹ vẫn ngoan cổ chủ trương tiếp tục cuộc chiến tranh, sang chỉ tăng giới hạn cuối cùng việc đưa quân Mỹ sang Việt Nam tới con số tột đỉnh 530.000 vào cuối năm 1968. Đế quốc Mỹ đang bị kẹt trong thế ngập ngừng về chiến lược, tiến lui đều khó.

        Như vậy, cố gắng chiến tranh của Mỹ lúc này đã đến ỉnh cao. Tư duy chiến lược của ta trải qua một quá trình phân tích, chọn lựa để tìm ra một cách đánh thích hợp nhất bao gồm cả mục tiêu, hướng tiến công, phương thức đánh và thời điểm nổ súng. Nếu đánh theo kiểu như các hoạt động đông - xuân hai năm trước thì vẫn có thể tiêu hao, tiêu diệt thêm một số lực lượng dịch, mở được đất, giành thêm dân, nhưng sẽ không tạo được chuyển biến chiến lược gì đáng kể. Ta cũng đã đề ra mục tiêu cao hơn là phấn đấu “tiêu diệt lữ đoàn Mỹ”, “đánh gục một số Sư đoàn ngụy”, nhưng sức ta lại chưa cho phép giành thắng lợi chắc chắn. Và làm như vậy thì cuộc chiến tranh vẫn nhùng nhằng kéo dài.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #79 vào lúc: 11 Tháng Ba, 2017, 04:53:35 am »


        Tình hình chiến lược đã cho phép ta có thể chuyển cuộc chiến tranh cách mạng sang một thời kỳ mới - thời kỳ giành thắng lợi quyết định. Đây là thời cơ chiến lược lớn để tiến hành một cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt (lúc bấy giờ ta gọi là tổng công kích - tổng khởi nghĩa), tuy rằng trên chiến trường quân địch còn nguyên vẹn trên một triệu quân, trong đó có nửa triệu quân Mỹ làm nòng cốt.

        Cần giáng cho quân đích những đòn tiến công sấm sét làm thay đổi cục diện chiến tranh, đặc biệt là làm lung lay ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ, buộc không phải xuống thang chiến tranh. Phải mạnh dạn, táo bạo, không ngần ngại .

        Điều trước hết là vấn đề tạo thế, tạo lực, chọn hướng tiến công cho đúng, có cách đánh hay, cả quân sự và chính trị, cả tiến công quân sự và nổi dậy của quần chúng, cả chiến tranh bằng các binh đoàn chủ lực và chiến tranh nhân dân địa phương; phải chọn đúng thời cơ tiến công để tạo được bất ngờ lớn nhất.

        Chủ trương của ta là căng địch trên khắp các chiến trường, kéo quân chủ lực, nhất là quân Mỹ ra các chiến trường lựa chọn (rừng núi, giáp ranh), tiêu diệt bộ phận và giam chân các binh đoàn quân Mỹ. Đó là một đòn đánh chính, một hướng tiến công của bộ đội chủ lực; không phải là đơn thuần nghi binh mà là một hướng phối hợp quan trọng.

        Một đòn chính nữa là đưa chiến tranh vào thành thị. Đây là hướng rất hiểm, đồng thời là hướng chủ yếu của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy nhằm đánh ập vào các thành thị, hệ thống trung tâm đầu não chỉ huy, là “tim và óc” của kẻ thù, các kho tàng, hậu cứ, các sân bay bằng lực lượng quân sự tinh nhuệ là chính, cùng với lực lượng chính trị của quần chúng cách mạng, kết hợp tiến công quân sự, chính trị và binh địch vận.

        Từ ngày 12 đến 27-1-1968, Liên quân Lào - Việt mở chiến dịch Nậm Bạc. Ngày 20 tháng 1 năm 1968 ta mở màn chiến dịch Khe Sanh. Những quả đạn pháo tầm xa bắn vào Tà Cơn (Khe Sanh) như “rơi ngay vào Oa-sinh-tơn”. (Lực lượng ta tham gia chiến dịch Khe Sanh gồm 3 Sư đoàn (304, 320, 325) và 3 trung đoàn bộ binh cùng các trung đoàn pháo binh, pháo cao xạ, công binh, xe tăng hình thành một chiến dịch tiến công hợp đồng binh chủng).

        Khe Sanh trở thành trận đánh được bàn cãi nhiều nhất trong cuộc chiến tranh này... Tổng thống Giôn-xơn bắt các tham mưu trưởng liên quân lập văn kiện, “được ký tên bằng máu  cam kết rằng Khe Sanh sẽ không sụp đổ ( Mai-cơn Mác-li-a - Cuộc chiến tranh 10 ngàn ngày, Sách dịch, Nxb Sự thật, Hà Nội 1990, tí. 148). Oét-mo-len đã phải điều đến 3 Sư đoàn, lệnh cho máy bay B.52 đánh phá. Mặt trận Khe Sanh, đã thu hút và giam chân được một bộ phận lớn các Sư đoàn quân địch (17/33 lữ đoàn), phối hợp rất tích cực với cuộc tiến công và nổi dậy toàn miền.

        Đúng vào đêm giao thừa Tết Mậu Thân (30 và 31-1-1968), quân và dân miền Nam đồng loạt tiến công và nổi dậy, đánh vào 4 thành phố, 37 thị xã và hàng trăm thị trấn, 4 bộ Tư lệnh quân đoàn, hầu hết các bộ Tư lệnh Sư đoàn, 30 sân bay và gần 100 cơ sở hậu cần.  Tại Sài Gòn, đặc công và biệt động đánh thắng vào tòa Đại sứ Mỹ. Ta làm chủ thành phố Huế 25 ngày đêm. Nhân dân nông thôn Nam Bộ và miền Trung Trung Bộ tiến công và nổi dậy dồn dập, phá rã hàng mảng lớn bộ máy kìm kẹp, bức hàng, bứe rút hàng trăm đồn bốt. Quân ngụy tan rã từng mảng lớn, trong mấy ngày Tết. ‘chiến tranh Việt Nam có quá nhiều bất ngờ, nhưng không có bất ngờ nào làm người ta phải sửng sốt nhiều hơn trận tiến công Tết. Đặc biệt nó lại diễn ra ngay trong Sứ quán Mỹ ở Sài Gòn, nơi từng nhiều lần tuyên bố rằng “tình hình tồi tệ đã qua rồi”. Tờ Thời báo Mỹ số ra ngày 9-2-1968 gọi đây “chắc chắn là một hành động bất ngờ thần thánh, một lực lượng địch tản mát và không ai thấy được, bị săn đuổi khắp nơi, không lúc nào ngừng, bỗng dưng xuất hiện và đồng loạt tiến công ở hàng trăm trận địa trên khắp nước”. Giới quân sự Mỹ cho rằng vũ khí mạnh nhất của cuộc tiến công Tết là sự bất ngờ.

        Tại chiến trường, nửa triệu quân Mỹ “như con cá voi mắc cạn”. Cả nước Mỹ bị rung chuyển. Báo chí phương Tây hồi đó mô tả cuộc tiến công Tết là một tiếng sét nện đúng đỉnh Nhà Trắng. Với ta cho đến thời điểm này, đây là cuộc động binh lớn chưa từng có trong lịch sử chiến tranh chống ngoại xâm của dân tộc.

        Thật là một quyết tâm chiến lược kiên quyết, táo bạo, biểu thị tập trung một Tư duy quân sự lỗi lạc và cực kỳ sáng tạo .Để lấy nhỏ thắng lớn, ít địch nhiều, đây cũng là sự kế thừa binh thư của Trần Quốc Tuấn “dĩ đoản chế trường”, “đánh vào chỗ không có thành, công vào chỗ không có lũy, chiến vào chỗ không có trận”.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM