Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 09:37:38 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân-1968‎  (Đọc 31127 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #50 vào lúc: 06 Tháng Ba, 2017, 09:46:39 am »


        01 giờ ngày 7 - 2, Tiểu đoàn 306 tập kích cụm quân Mỹ ở nam cầu Cá Trê, diệt 1 đại đội, loại khỏi vòng chiến đấu hàng trăm tên, mở đường đưa hết thương binh và toàn tiểu đoàn cơ động ra Phước Hậu, cách thị xã Vĩnh Long 5km về phía nam. Tử đây, Tiểu đoàn 306 bám trụ làm chủ vùng ven, bao vây uy hiếp thị xã Vĩnh Long, cắt đứt lộ 4 và lộ 7, thu hút địch, tạo điều kiện cho 2 tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh đẩy mạnh tiến công ba mũi quân sự, chính trị, binh vận), diệt đồn, giải phóng nông thôn.

        Qua 6 ngày đêm tiến công và làm chủ thị xã Vĩnh Long, ta diệt trên 2.000 tên địch, bắt hàng trăm tên, phá rã 1.200 cảnh sát, 1.000 phòng vệ dân sự và bộ máy ngụy quyền thị xã bắn cháy 25 xe M113, bắn chìm 10 tàu, phá hủy 8 pháo và hàng chục xe quân sự, bắn rơi và phá hủy 65 máy bay, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh; thu trên 500 súng các loại và nhiều máy VTĐ. Về ta, Tiểu đoàn 308 thương vong trên 300 đồng chí cán bộ, chiến sĩ. Cùng lúc với 2 trọng điểm của Khu 9, ở Khu 8 (miền Trung Nam Bộ), tại trọng điểm 1 - thành phố Mỹ Tho, ta đồng loạt nổ súng đánh vào các mục tiêu đã quy định. Quân khu 8 sử dụng 2 trung đoàn 1 và 2) Tiểu đoàn 514 tỉnh Mỹ Tho, 5 đội biệt động của thành phố. Do Trung đoàn 2 đến trễ (ngày N + 1 mới đến), kế hoạch tiến công thay đổi. Đến giờ quy định, Trung đoàn 1 (Tiểu đoàn 261A, 261B) và Đại đội 2 của thành phố Mỹ Tho nhanh chóng vượt sông Bảo Định, chia làm 3 mũi đánh vào trung tâm thành phố. Đến 7 giờ sáng ngày 1-2, ta chiếm được bến xe, lộ Vòng Nhỏ và tiến đến Giếng Nước. 9 giờ cùng ngày, 2 tiểu đoàn của Sư đoàn 7 ngụy từ căn cứ Hùng Vương ra giải tỏa, nhưng đến khu vực Giếng Nước và lộ Vòng Nhỏ bị ta chặn đánh thiệt hại nặng, buộc chúng phải lùi lại, bố trí ngăn chặn, ta không tiến vào được. Tiểu đoàn 514 đánh thiệt hại nặng Tiểu đoàn 32 biệt động quân ở ấp 1 xã Đạo Thạnh. Các đội biệt động thành phố diệt 3 lô cốt ở khám đường Mỹ Tho, nhằm giải thoát cho tù chính trị, nhưng không thành công. Sang ngày 3-2, Lữ đoàn 2 thuộc Sư đoàn 9 Mỹ và 3 tiểu đoàn bộ binh ngụy, 2 chi đoàn xe M.113 phản kích mạnh. Trung đoàn 1 chặn đánh quyết liệt, đánh thiệt hại nặng 1 tiểu đoàn Mỹ, 1 tiểu đoàn ngụy, diệt 20 xe M.113. Đến 16 giờ chiếu cùng ngày, địch dùng 48 khẩu pháo ở các trận địa xung quanh thị xã và pháo hạm trên tàu cùng không quân liên tục giội bom, pháo vào đội hình ta, Trung đoàn 1 bị thiệt hại nặng phải rút ra vùng ven bám trụ đánh địch phản kích. Trung đoàn 2 sau khi đánh thiệt hại nặng chi khu Trung Lương, diệt 15 đồn trên lộ 4, đánh thiệt hại một tiểu đoàn Mỹ, phá hủy 70 xe quân sự, bị đính phản kích cũng phải rút ra vùng ven.

        Cùng với tiến công quân sự, có trên 11.000 lượt quần chúng ở các vùng nông thôn kéo vào, cùng với 500 quần chúng tại thành phố nổi dậy, đấu tranh trực diện với tên tỉnh trưởng, Bộ tư lệnh Sư đoàn 7 ngụy, đòi chúng không được ném bom, bắn pháo bừa bãi, gây nhiều thiệt hạt cho người dân vô tội. Lực lượng 3 mũi giáp công bao vây 7 đồn, diệt 2 đồn, bức rút 3 đồn, bức hàng 1 đồn, truy lùng, diệt 120 tên tề, công an, do thám, giải phóng 2 xã Đạo Thạnh và Mỹ Phong. .

        Tại trọng điểm 2 của Khu 8 - thị xã Bến Tre, lực lượng tiến công vào thị xã gồm các tiểu đoàn bộ binh 516, 2, 3 và 4; các đại đội binh chủng được tập trung lại thành trung đoàn. Ngoài ra còn có khoảng 7 tiểu đoàn dân quân, du kích và lực lượng quần chúng khoảng 10.000 người.  01 giờ ngày 1-2, ta bắn pháo cối vào Sở chỉ huy Trung đoàn 10, Sư đoàn 7 ngụy. Tiểu đoàn 516 (đơn vị chủ công) vượt sông Bến Tre đánh vào dinh tỉnh trưởng, nhưng không chiếm được. Các mũi khác của Tiểu đoàn 2, 3 và 4 tiến công các mục tiêu trong thị xã như: Sở chỉ huy Trung đoàn 10, trận địa pháo, đài phát thanh và sân bay Tân Thành... Trong đêm ta đã chiếm và làm chủ hầu hết các khu vực trong thị xã và bao vây chặt dinh tỉnh trưởng. Đến chiều ngày 3 - 2, được tăng cường 1 tiểu đoàn Mỹ từ Đồng Tâm (Mỹ Tho), địch tập trung phản kích mạnh. Đêm 3 - 2, đại bộ phận các lực lượng ta rút ra ngoại ô, củng cố lại đội hình đánh địch phản kích, chỉ để lại một bộ phận bao vây dinh tỉnh trưởng.

        Các vùng nông thôn trong toàn tỉnh cũng đồng loạt tiến công và nổi dậy, làm tan rã phần lớn bộ máy kìm kẹp ở xả, ấp; bức hàng, bức rút 40 đồn bốt, giải phóng 4 xã, 25 ấp’ Đặc biệt ta đã tập trung mở rộng vùng giải phóng ở huyện Chợ Lách, hình thành thế vây ép thị xã.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #51 vào lúc: 06 Tháng Ba, 2017, 10:34:50 pm »


        Đồng loạt với tiếng súng tiến công ở các trọng điểm, hầu hết các thị xã trên khắp chiến trường đồng bằng sông Cửu Long cũng bước vào cuộc Tổng tiến công và nổi dậy.  Tại Trà Vinh, lực lượng tiến công thị xã có 2 tiểu đoàn của tỉnh, 1 đại đội địa phương huyện Càng Long, 1 đại đội huyện Châu Thành, 1 đại đội pháo binh, 1 đại đội đặc công phối hợp với lực lượng vũ trang và chính trị trong thị xã chia làm 3 cánh, đánh chiếm các mục tiêu trong thị xã. Đêm 31-1, rạng 1-2, các cánh quân đồng loạt nổ súng tiến công thị xã. Cánh 1 tiến công từ vàm Trà Vinh đánh thẳng đến dinh tỉnh trưởng, mở cửa khám, giải thoát mấy trăm cán bộ, chiến sĩ, chiếm 1 góc dinh tỉnh trưởng. Cánh 2 từ Đa Lộc, Tri Tân đánh chiếm khu vực rạp hát Thái Bình, cầu Long Bình, làm chủ khu vực này. Cánh 3 đánh sân bay, Sở chỉ huy Trung đoàn 14 (Sư đoàn 9) dùng pháo khống chế sân bay và trận địa pháo của địch.

        Sáng 1-2, quần chúng nội ô nổi đậy kéo vào đồn bốt, kêu gọi con em mình trở về với cách mạng. Đến 13 giờ, Tiểu đoàn 2 (Sư đoàn 9 ngụy) cùng 1 chi đoàn xe M113 từ Cầu Ngang kéo về phản kích, giải vây dinh tỉnh trưởng, làm ta thương vong 1 trung đội. Chiều cùng ngày, địch tập trung lực lượng phản kích liên tục, quyết liệt. Các đơn vị ta phải chuyển sang đánh địch phản kích. .

        Trước tình thế giằng co kéo dài không có lợi, ta không thể dứt điểm được thị xã, Tỉnh ủy chủ trưởng rút toàn bộ lực lượng ra khỏi thị xã, chỉ để lại một bộ phận bám chặt vùng ven, kiềm chân địch tại chỗ, phần lớn lực lượng được đưa về giúp các huyện tranh thủ thời cơ mở rộng vùng giải phóng, làm chủ nông thôn. Đến ngày 5-2, quân dân Trà Vinh đã tiêu diệt và làm tan rã khoảng 5.000 tên địch, bức hàng, bức rút 50 đồn bốt, giải phóng thêm 14 xã, 5 ấp với trên 100. 000 dân.

        Ở Sóc Trăng, đêm 1-2, 1 tiểu đoàn và 3 đại đội độc lập của tỉnh cùng 1 đại đội huyện đồng loạt nổ súng tiến công trung tâm thị xã, chiếm được toàn bộ khu hậu cần, khu gia binh, khu vực hồ Nước Ngọt, sân bay Sóc Trăng... sau đó, các đơn vị ta tiếp tục đứng lại trong thị xã đánh địch phản kích quyết liệt suốt 3 ngày, tiêu diệt trên 400 tên, nhưng bộ đội ta cũng bị thương vong nhiều. Ở vùng nông thôn, lực lượng địa phương nổi dậy gỡ được 30 đồn bốt, giải phóng 6 xã với 10.000 dân.

        Tại Bạc Liêu, lực lượng tiến công thị xã chia làm 2 mũi. Mũi chủ yếu có 1 tiểu đoàn của tỉnh, 1 trung đội biệt động.  Mũi này không vượt sông đúng thời gian quy định, do nước lớn. Mũi thứ yếu có 4 trung đội bộ binh, 1 đại đội hỏa lực và 1 đại đội dân quân tiến công từ Châu Thới qua Tân Tạo, tiến đến đầu sân bay, phá khám lớn. Sau đó phát triển đánh chiếm bệnh viện, cứ điểm pháo binh của Sư đoàn 21 đóng ở bót Hội Đồng Điều. Suốt ngày 1-2, ta tiếp tục tiến công địch.  Mũi chủ yếu dùng xuồng vượt kinh sang Bạc Liêu, đánh chiếm Phường 6, Phường 5, sau đó rút ra cầu Kim Cấu - Vĩnh Trạch. Quần chúng nổi dậy cùng lực lượng vũ trang truy quét bọn tề xã ấp, ác ôn.

        Đêm 3-2, mũi chủ yếu tiếp tục đánh vào Phường (5, 6, truy quét bọn ác ôn, đến sáng lại rút về Hương Hội. Đêm 5-1, đội biệt động đột phá khu thẩm vấn Mỹ, đánh thiệt hại 1 đại đội thám báo. Sang đêm 8 - 2, ta tiếp tục chiếm lại Khu 8 và 4, địch tập trung phản kích quyết hệt. Suốt đợt tiến công vào thị xã, đánh địch nhiều ngày, ta diệt và làm bị thương trên 300 tên, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh của địch, nhưng lực lượng ta cũng tổn thất lớn. Tại thị xã Cà Mau, đúng 0 giờ đêm giao thừa (1-2-1968), Tiểu đoàn U Minh 2 nổ súng tiến công đánh chiếm chùa Phật Tổ và đột nhập vào Phường 2, Phường 3 và Phường 4.  Đại đội 1 của thị xã đánh chiếm bót Thầy Giàu, đánh thiệt hại nặng 1 đại đội bảo an. Đại đội 2 đánh chiếm “làng chiêu hồi”, phát triển đến trường trung học Từ Cường. Đại đội 3 phát triển đến rạp hát Huỳnh Long, vượt Kinh 16, đánh ép chính diện trại Phạm Ngũ Lão, phá sập một góc trại. Lực lượng của thị xã làm chủ một khu vực khá rộng từ bót Thầy Giàu đến Giồng Kè.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #52 vào lúc: 06 Tháng Ba, 2017, 10:35:56 pm »


        Tiểu đoàn U Minh 3, tuy đến sau 1 giờ, nhưng vẫn nổ súng đánh chiếm những mục tiêu được giao; chiếm nhà thương mới, phát triển đánh vào tiểu khu và Tòa hành chính. Do thiếu chất nổ nên đơn vị không mở được cổng Tòa hành chính và dinh tỉnh trưởng. Đến sáng địch cho máy bay ném bom vào trận địa Tiểu đoàn U Minh 3 và đưa Tiểu đoàn 2 (Trung đoàn 32 ngụy) ở Tân Thành đổ theo đường Cái Nhứt, vòng phía sau Tiểu đoàn U Minh 3. Tiểu đoàn đánh địch quyết liệt ở khu vực này, diệt 1 đại đội.  Cùng lúc, ở phía nam Cà Mau hình thành 2 đại đội gồm du kích Cái Nước, Ngọc Hiển, du kích xã Lợi An, Lương Thế Trân, Thanh Điền tiến vào nội ô. Lực lượng này đột nhập vào phường 8, Phường 9, giải tán tề và phòng vệ dân sự, diệt ác ôn, làm chủ khu vực này suốt đêm. Phối hợp với tiến công thị xã Cà Mau, quân dân huyện Duyên Hải (Ngọc Hiển) bao vây chi khu Năm Căn. Hàng chục vạn lượt người tích cực đào hơn 1.000 mét chiến hào, đắp 132 công sự chiến đấu, xây dựng 4 hầm mìn, cắm hơn 20.000 chông, gài 700 trái nổ và góp hàng ngàn ngày công tiếp tế cho lực lượng bao vây. Trong suốt thời gian bao vây, lực lượng ta liên tục đánh địch phản kích, có ngày phải đánh 5 trận, đồng thời thường xuyên bắn tỉa, làm địch không dám ra khỏi công sự. Ngày 12-2, địch ở chi khu Năm Căn phải rút chạy về đồn Đồng Cùng. Quân ta san bằng dồn bốt, thu 20 súng, giải phóng hoàn toàn huyện Duyên Hải. Tại Rạch Giá, lúc 3 giờ ngày 1-2, Tiểu đoàn 207 tỉnh chia làm nhiều mũi nổ súng tiến công các mục tiêu trong thị xã.  Đại đội 616 pháo binh dùng ĐKZ 75 và cối 82 bắn vào cư xá  và trại biệt kích Mỹ. Qua 15 phút chiến đấu, ta chiếm được một góc trung tâm hành quân của tiểu khu, khu bưu điện, trại cảnh sát, ty ngân khố; phát triển đánh qua dinh tỉnh trưởng, khu khám lớn, đến cầu Ôi. Các mũi không phát triển tiếp được vì các chiến sĩ biệt động dẫn đường hy sinh và bị thương gần hết. Bộ đội không thạo địa hình, nên Đại đội 3 đứng trước khám lớn mà không biết giải thoát được tù chính trị. Cơ sở binh vận trong đại đội thiết giáp không dám hánh động.

        Sau 30 phút bị bất ngờ, rối loạn, địch bật đầu phản kích mạnh. Đại đội thiết giáp từ Tắc Ráng vào, cùng bộ binh đánh giằng co quyết liệt với ta tại khu Bưu Điện, khi xe địch chạy vào nội ô, trung đội công binh của ta phục kích tại  cổng Rạch Miễu không bắn, vì tưởng lầm xe của lực lượng binh vận khởi nghĩa. Các lực lượng ta chiến đấu dũng cảm song vẫn không chiếm được mục tiêu theo phương án, lại bị thương vong cao. 5 giờ sáng 1-2, lúc lượng ta rút ra Rạch Giồng chuẩn bị đánh địch phản kích. Nhiều đồng bào trong trội ô thị xã đã che giấu, nuôi chứa, điều trị thương binh một hai ngày rồi đưa ra vùng giải phóng.

        Phối hợp với tiến công vào thị xã, các huyện trong tỉnh Rạch Giá bằng 3 mũi giáp công nổi dậy bao vây chi khu, bức rứt nhiều đồn bốt, giải phóng nhiều vùng nông thôn. Ở thị xã Châu Đốc, trọng điểm tiến công của tỉnh An Giang lúc 2 giờ sáng ngày 1-2, bộ đội tỉnh, lực lượng chính trị, binh vận đồng loạt tiến công. Sau vài giờ chiến đấu, ta gần như làm chủ thị xã. Cánh thứ nhất chiếm được tiểu khu khu bệnh viện, loại Đại đội 801 hành chính tiếp vận cửa địch ra khỏi vòng chiến đấu và tiếp tục tiến công dinh tỉnh trưởng. Cánh thứ hai làm chủ hoàn toàn đường núi, diệt đồn quần cảnh trụ sở cảnh sát dã chiến, chia làm 2 mũi đánh vào khu vực nhà tên tỉnh phó và tiến ra bến đò. Cánh thứ 3 chiếm khu vực cầu sắt An Biên, bao vây địch ở trong nhà Phủ Vị, vũ trang tuyên truyền lên khu vực đất thành.  Đến 6 giờ sáng 1-2, địch chỉ còn 10 cụm, tử thủ ở dinh tỉnh trưởng nhà Phủ Vị. Chiều 1-2, địch dùng máy bay ném bom và bắn pháo phá hủy một số khu vực trong thị xã. Lực lượng Sư đoàn 21 ngụy đổ quần tăng cường 1 tiểu đoàn xuống sân bay, 1 đại đội xuống cánh đồng hướng kinh Lò Heo, kết hợp với địch tại chỗ phản kích mạnh vào nội ô thị xã.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #53 vào lúc: 06 Tháng Ba, 2017, 10:36:13 pm »


        Đêm 1-2 nhận thấy tình thế bất lợi nếu ta tiếp tục ở lại nội ô, toàn bộ lực lượng ta rút về căn cứ. Riêng cánh quân cầu 14-15 vẫn ở lại, bám trụ trong thị xế, đến sáng 2-2, địch phản kích, toàn bộ cánh quân này chiến đấu chặn địch và đã anh dũng hy sinh, chỉ còn 1 đồng chí. Ở thị xã Cao Lãnh, tỉnh Kiến Phong, lực lượng bảo đảm chưa chuyển đạn dược và thuốc nổ cho eác đơn vị, nên giờ nô súng phải hoãn lại 1 ngày. Do đó ta mất thời cơ nổ súng đồng loạt với các chiến trường, địch cảnh giác đề phòng, 1 giờ ngày 22, các lực lượng ta nổ súng tiến công. Quân địch trong thị xã đã có phòng bị, chúng chiếm các cao điểm và địa hình có lợi, phát huy các loại hỏa lực chặn đánh rất ác liệt. Tiểu đoàn 1 tỉnh không chiếm được mục tiêu trứớc mặt, cũng không phát triển sâu vào thị xã được. Hướng thứ yếu Tiểu đoàn 2 đánh chiếm cư xá Mỹ, phát triển tiến công bọn cảnh sát và Tiểu đoàn 2 (Trung đoàn 16 ngụy) gây cho chúng một số thiệt hại, nhưng bị địch dùng đạn hóa học ngăn chặn phải dừng lại.

        Ngày 3-2, Tiểu đoàn 1 và 2 bám giữ các địa bàn đã chiếm, hỗ trợ lực lượng mật và quần chúng truy lùng bọn ác ôn. Đêm 3-2, Tiểu đoàn 2 tiếp tục tiến công đánh chiếm khu phố Mỹ Ngãi, đồn Mỹ Ngãi, tua Kinh Cụt. Địch ở các nơi này rút chạy, ta truy kích vào tận nội ô. Quần chúng trong thị xá nổi dậy cùng bộ đội diệt ác ôn, san bằng đồn bốt, đánh hỏng cầu Kinh Cụt.

        Từ ngày 4 đến 8-2, hai tiểu đoàn của tỉnh và các đơn vị vẫn tiếp tục đánh địch ở các xã vùng ven và từng lức đánh vào nội Ô thị xã, gỡ nhiều đồn bốt, hỗ trợ quần chúng nổi dậy diệt ác ôn, phá thế kìm kẹp. Trong 7 ngày tiến công và nổi dậy, ta diệt 500 tên địch, đánh thiệt hại nặng Tiểu đoàn 41 biệt động quân và Tiểu đoàn 2 (Trung đoàn 16, Sư đoàn 9 ngụy), gỡ 20 đồn bốt, giải phóng 3 xã: òa An, Tân Thuận Ông, Tân Thuận Tây, 16 ấp với 50.000 dân.  ớ thị xã Mộc Hóa, tỉnh Kiến Tường, do phải hành quân xa và phải vượt qua sông Vàm Cỏ Tây nên đến ngày 1-2, các đơn vị ở hướng chủ yếu vẫn chưa tiếp cận được mục tiêu.  Đến 4 giờ sáng ngày 2-2, bộ đội tỉnh và bộ đội địa phương ở cánh đông mới nổ súng tiến công thị xã. Tuy đã cảnh giác nhưng địch vẫn không chống trả nổi, phải tháo chạy về hướng cầu Cá Rô, một số ra hàng. Ở cánh tây, lực lượng ta vẫn chưa đến kịp để phối hợp, nên khi địch phản kích mạnh lực lượng cánh đông bị đẩy lùi và thiệt hại nặng. Do đòn tiến công quân sự vào thị xã Mộc Hóa không thuận lợi, nên lực lượng chính trị và binh vận không phát huy được hiệu quả, cuối cùng lực lượng dân công phải quay về vị trí cũ, lực lượng chính trị rút về Bậc Chang.

        Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968, cùng với toàn miền Nam, quân dân đồng bầng sông Cửu Long đã nghiêm chỉnh chấp hành mệnh lệnh, tiến công đồng loạt vào hầu hết các thành phố, thị xã, chi khu, quận ly của địch, đưa chiến tranh vào tận hang ổ, vào các cơ quan đầu não của chúng. Ta đã đánh chiếm được một số mục tiêu quan trọng và đánh địch phản kích quyết liệt, nhất là ở các trọng điểm: Cần Thơ (đánh trong nội ô, sau đó chiến đấu quyết liệt 60 ngày đêm ở vùng ven lộ Vòng Cung); Vĩnh Long (ta đánh chiếm và làm chủ 6 ngày đêm), Mỹ Tho, Bến Tre, Trà Vinh, Châu Đốc... ở vùng nông thôn, bộ đội địa phương, dân quân du kích làm nòng cốt cho quần chúng nổi dậy tiến công địch bằng 3 mũi: quân sự, chính trị, binh vận; bao vây đồn bốt, giải phóng nông thôn. Thắng lợi to lớn ở đồng bằng sông Cửu Long trong Tết Mậu Thân 1968 góp phần cùng toàn miền, giáng cho Mỹ - ngụy đòn bất ngờ, làm đảo lộn toàn bộ chiến lược chiến tranh của Mỹ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #54 vào lúc: 06 Tháng Ba, 2017, 10:38:26 pm »

       
THANH NIÊN, SINH VIÊN, HỌC SINH HUẾ TRONG TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY TẾT MẬU THÂN 1968

PTS LÊ CUNG               
Đại học Sư phạm Huế        

        Trong phong trào đấu tranh cách mạng ở các đô thị miền Nam (1954-1975), Huế được xem như là một điểm nóng trong đó phong trào thanh niên, sinh viên, học sinh giữ một vị trí quan trọng. Trên cả hai mặt trận chính trị và quân sự, phong trào thanh niên, sinh viên, học sinh Huế như một mũi nhọn xung kích, mặt đối mặt với quân thù. Trong khuôn khổ của bài viết này, chúng tôi muốn góp phần tìm hiểu phong trào thanh niên, sinh viên, học sinh Huế trong chiến công Tết Mậu Thân 1968 - chiến công mãi mãi để lại như một dấu son của niềm tự hào dân tộc trong lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Sau “sự kiện bàn thờ xuống đường”(Trong phong trào đấu tranh chính trị “một trăm ngày” (2-1966 -6-1966) thanh niên, sinh viên, học sinh Huế đa thành lặp những đội quân bán vũ trang với tên gọi là Đoàn sinh viên quyết tử. Trong những ngày cuối cùng của phong trào, hàng ngàn bàn thờ Phật được đưa ra đường đê chống trả sự đàn áp quyết liệt của kẻ thù. Do vậy, một số nhà nghiên cứu đã gọi phong trào chính trị trên đây là Sự kiện bàn thờ xuống đường), rất đông thanh mến, sinh viên, học sinh Huế thoát ly lên chiến khu với một ước mơ sớm có ngày trở về giải phóng quê hương. Họ đã dự các lớp học chính trị, huấn luyện quân sự. Người đô thị gặp người chiến khu; tình bạn, tình quê hương, tình đồng chí, tình đồng đạo, tình cảm và lý trí, lý tưởng và ước mơ... tất cả gặp nhau, quyện vào nhau, biến thành ý chí, hành động và sức mạnh để bước vào những ngày lịch sử.

        Đã từng chứng kiến những nỗi đau chia cắt của đất nước, sự dã man của kẻ thù, tuổi trẻ Huế khát khao ngày dân tộc độc lập, đất nước thống nhất. Trước giờ ra quân, Nguyễn Đức Thuận, một sinh viên Đại học Sư phạm, ban Anh văn, đã tâm sự với bạn bè: “Giải phóng, mình sẽ đi xe đạp ra Hà Nội để được gặp Bác Hồ. Dọc đường sẽ ghé thăm cầu Hiền Lường, Đồng Hỡi, Vinh, cầu Hàm Rồng. Mỗi nơi sẽ dừng lại một ngày cho biết các thành phố miền Bắc ruột thịt, cho bõ những ngày đau xót vì đất nước chia cắt. Không cần đem tiền bạc làm chi. Đến đâu xin cơm ăn đến đó. Đồng bào miền Bắc sẽ nuôi mình chu đáo là điều chắc chắn. Chỉ cần mang theo một cặp lốp ruột xơ-cua để chủ động sửa xe. Tại thành phố, Mỹ và tay sai ra sức “bình định”, “dẹp loạn”, nhưng vẫn không tài nào ngăn cản được những hoạt động yêu nước và cách mạng của tuổi trẻ Huế. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, lực lượng thanh niên sinh viên học sinh Huế được phân công bám sát địa bàn, bí mật xây dựng cơ sở đón thời cơ để khôi phục phong trào. Ngày 15-7-1966, chỉ hơn một tháng sau khi phong trào thanh niên, sinh viên, học sinh Huế tạm thời lắng xuống, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Thành ủy, ủy ban sinh viên tranh thủ cách mạng cho ra đời tuần báo Sinh viên quật khởi. Nhân danh Ủy ban sinh viên tranh thủ cách mạng, báo Sinh viên quật khởi tuyên truyền đường lối của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, kêu gọi nhân dân Huế vững tin vào sự nghiệp đấu tranh chính nghĩa của mình; đồng thời vạch trần bản chất tay sai bán nước của chính quyền Sài Gòn: trên chính trường, liên tiếp là những chính phủ phản bội, phản cách mạng, (và lúc đó) là Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Cao Kỳ, một tập đoàn bán nước, tay sai đắc lực nhất cho chính sách thực dân mới của Mỹ”.

        Qua năm 1967, từng bước cơ sở đã được xây dựng trở lại. Từ giữa 1967 trở đi, lực lượng cơ sở nội thành phát triển đều khắp trong các tầng lớp xã hội, trên khắp địa bàn thành phố, nhất là trong thanh niên, sinh viên, học sinh. Ban đại diện sinh viên ở các phân khoa và Ban đại diện sinh viên liên khoa do cơ sở của ta nắm giữ. Trong tháng 9, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Thành ủy Huế, thanh niên, sinh viên, lọc sinh Huế đã tổ chức nhiều cuộc bãi khóa, mít tinh, tố cáo sự can thiệp của Mỹ vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #55 vào lúc: 07 Tháng Ba, 2017, 07:55:37 am »


        Khi Mỹ, Thiệu - Kỳ tổ chức cuộc bầu cử tổng thống (3-9) và hạ nghị viện (22-10), thanh niên, sinh viên, học sinh Huế đã tổ chức nhiều hình thức vận động kêu gọi đồng bào không đi bỏ phiếu. Tuần báo Cứu lấy quê hương ra tháng 10-1967 viết: “Chúng ta không lạ gì bộ mặt đểu giả của bọn chúng nữa. Nhất định chúng ta không hy sinh một ngày chủ nhật quý giá để phục vụ cho âm mưu đen tối của bọn chúng, bởi vì chúng ta biết rằng mỗi lá phiếu được bỏ - dù vô tình hay miễn cưỡng - cũng sẽ khuyến khích bọn chúng đi sâu vào con đường phát-xít, độc tài và chúng ta cũng biết rằng mọi “quốc hộì”, mọi “nghị viện” được hình thành trong đô-la và bom đạn Mỹ chỉ là nơi múa rối của một bọn người... Cương quyết tẩy chay trò hề ngày 22-10 sắp tới”.  Trong bài Bàn về chủ quyền quốc gia, sau khi phân tích những quan điểm sai trái của những người đang bị Mỹ và tay sai đánh lừa bằng những ngôn từ hoa mỹ như: “cộng hòa”, “dân chủ”, “tự do”, báo Cứu lấy quê hương khẳng định:

        “Cả dân tộc đang đứng dậy, những tiếng thét căm hờn từ đáy lòng của thanh niên, sinh viên, học sinh, đồng bào yêu nước, đang vang lên khắp các thành phố miền Nam: “Phải trả lại chứ quyền quốc gia cho người Việt Nam”... “Người Mỹ không được can thiệp vào nội bộ Việt Nam”. Vì vậy, trong hiện tại, đi với dân tộc có nghĩa là chống lại cái chính sách âm mưu đồng hóa, nô lệ của người Mỹ và nhất định phải tiến đến cuộc chiến đấu một mất một còn với ngoại bang để cứu lấy quê hương.”

        Trong tháng 10, lực lượng cách mạng trong sinh viên đã lớn mạnh. Ban cán sự sinh viên, học sinh được thành lập. Tháng 12-1967, dưới sự chỉ đạo của Ban cán sự, Ban đại diện sinh viên trường Đại học Sơ phạm, Đại học Văn khoa đãtổ chức nhiều buổi đọc thơ và hát những ca khúc có nội dung yêu nước và cách mạng.

        Song song với các hình thức đấu tranh công khai, việc chuẩn bị đánh chiếm Huế cũng được lãnh đạo gấp rút tiến hành trong thanh niên, sinh viên, học sinh. Trong tháng 12-1967, Thành ủy Huế chỉ đạo cho Ban cán sự trong sinh viên, học sinh, tuyên truyền và tổ chức 300 sinh viên, học sinh Huế, đưa lên chiến khu để huấn luyện, sẵn sàng tham gia chiến đấu. Trong lúc đó, những tấn vũ khí được bí mật đưa vào thành một cách an toàn bằng những đường dây khác nhau, trong đó có đường dây của Tuổi trẻ Huế. Khó khăn hơn cả là làm thế nào đưa đại quân vào thành mà vẫn giữ được bí mật cho đến trước giờ nổ súng tiến công, nhất là hướng Bắc Huế có sông đào bao quanh, tường thành Mang Cá cao, không có điểm bám khi quân ta muốn vào bên trong. Một số thanh niên, sinh viên Huế vừa ra “vùng bàn đạp” được bố trí trở lại Huế làm nhiệm vụ trinh sát. Kiên trì bám sát địa bàn và họ đã tìm ra lộ trình an toàn. Đường bộ thì đi qua một con đập nhỏ nằm kẹp giữa cầu An Hòa và cầu Bao Vinh; còn vào Mang Cá thì theo một cây dừa mọc bám vào tường. Trong lúc đó một số khác được sự giúp đỡ cửa nhân dân, đã cùng bộ đội đặc công vào áp sát cửa Chánh Tây, ém sẵn ở đấy trước giờ hành động, đợi khi có hiệu lệnh, họ sẽ tiêu diệt tiểu đội lính gác và nhanh chóng mở cửa để đón đại quân vào thành. 

        Trường hợp như Trần Điền, một đoàn viên thanh niên, bị bại liệt hai chân từ nhỏ, chuyên làm nghề câu cá kiếm sống. Khi được lãnh đạo giao nhiệm vụ đưa vũ khí vào thành bằng thuyền nan, Điền nhận lời và đưa ra phương án vận chuyển bằng cách bọc sổ vũ khí trong túi nhựa lớn, thả xuống dòng sông và có dây nối với thuyền. Cứ thế, Điền kéo đi cho đến cầu Gia Hội thì bàn giao cho chiếc thuyền đã được đánh dấu “X”. Nếu có gì bất trắc, Điền sẽ buông dây néo túi vũ khí cho nó lặn xuống đáy sông, thế là xong. Và Điền đã thực hành công việc đưa vũ khí vào thành bằng phương án này. Hoặc trường hợp như anh Tẩy, chị Gái, đã được ra vùng giải phóng 10 ngày trước Tết; Gái đã đưa vũ khí từ Xuân, Quảng Xuyên vào thành phố qua những chuyến đò chở nông sản từ nông thôn lên thành phố. Thủ pháo bỏ vào ghè, hủ đất nung, phía trên đổ đầy đậu, mè. Súng ngắn, tài liệu, mìn nổ chậm... bỏ vào ruột quả bí, quả bầu…

        Đúng 2 giờ 33 phút sáng ngày 1-2-1968 (tức mồng Hai Tết Mậu Thân), Thanh Toàn, một học sinh đã cùng với bộ đội đặc công dùng thuốc nổ tiêu diệt đại đội lính ngụy gác, mở cửa Chánh Tây, mở đường cho Quân giải phóng tiến vào chiếm lĩnh Thành nội.

        Từ cửa Chánh Tây, một cánh quân, do sinh viên Lê Hữu Dụng dẫn đường tiến công quân địch ở Cửa Hữu, từ đó phát triển đánh chiếm cột cờ thành phố, cửa Thượng Tứ, rạp Hưng Đạo rồi thẳng tiến chiếm bốt Đông Ba. Cùng lúc ấy, một thanh niên cơ sở của ta cũng vừa cắt xong dây thép gai ở cống Thủy Quan, mở đường cho bộ đội đặc công đánh chiến sân bay Tây Lộc.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #56 vào lúc: 07 Tháng Ba, 2017, 07:56:34 am »


        Tết Mậu Thân lịch sử của Huế thực sự đã được mở ra. Và suốt 25 ngày đêm sau đó, thanh niên, sinh viên, học sinh cùng với nhân dân Huế đã phát huy tính tích cực, năng động sát cánh cùng bộ đội đánh địch, làm chủ thành phố trên tất cả các mặt trận.

        Ở khu vực Thành nội, ngay sau khi Quân giải phóng vừa chiếm lĩnh thành phố, Mặt trận thanh niên Huế được thành lập bao gồm sinh viên, thanh niên công nhân, thanh niên phật tử. Trụ sở đặt ở Bưu điện Đông Ba, sát đường Mai Thúc Loan. công việc đầu tiên là tìm mọi cách thông báo cho nhân dân biết bộ đội đã chiếm thành phố và kêu gọi, vận động quần chúng nổi dậy, cùng bộ đội làm chủ thành phố; kêu gọi ngụy quân, ngụy quyền ra trình diện. Hồi ký của một chiến sĩ thân gia nổi dậy ở Huế viết: “Đến 9 giờ thì tiếng nói Cách mạng đãđược phát đi tử ngôi nhà Bưu điện, cửa Đông Ba, loan báo cho đồng bào nội thành rd Huế đãđược giải phóng và kêu gọi đồng bào bình tĩnh, đón tiếp bộ đội giải phóng, hưởng ứng các chủ trương của chính quyền cách mạng, xóa bỏ tất cả điều lệnh của ngụy quyền. Hàng trăm người đãtập trung ở xung quanh loa để nghe. Có một số bà mẹ đưa mật nhìn chúng tôi, trông mong được gặp mặt người thân quen nào đó. Giữa lúc ấy thì Ninh, sinh viên Y khoa lái một chiết xe Jeep quân sự đến, Thuận và Đội cầm loa pin nhảy lên, và thế là hình thành một tổ thông tin lưu động xung kích của thành phố. Nhiều thanh niên, sinh viên, học sinh theo các đội công tác đi dán các tài liệu tuyên truyền. Có người xung phong thu tin tức, đánh máy, in rô-nê-ô các tài liệu để đưa đi phân phát.

        Và cũng ngay từ buổi trưa đầu tiên này, một nhu cầu mới đặt ra - cơm nước cho bộ đội và các đội công tác. Đoan Trinh sinh viên Đại học Sài Gòn, ban Vạn vật về nghỉ Tết cũng lao ngay vào công việc. Người nữ sinh viên này đã nhanh chóng tập hợp các mẹ, các chị rồi phân công nhau lo việc cơm nước, kịp thời phục vụ bộ đội tiếp tục đánh địch.

        Khi được hỏi về sự khéo tay, nhanh nhẹn trong công tác hậu cần, Đoan Trinh nói: Thiệt ra, chính cách mạng làm cho tinh thần em bay bổng, nên tay chân hóa ra lanh, trí óc em hóa ra linh lợi, nghĩ ra được nhiều việc đó thôi”, Những ngày tiếp theo có thêm chị Lê Thị Mai về cùng phụ trách, làm cho bếp ăn có quy mô hơn, phục vụ tốt việc nuôi quân, kể cả những ngày chống địch phản kích ác liệt. Ở khu phố Phú Hòa ngoài thành, Hội thanh niên, sinh viên, học sinh ra đời, đi về từng đường phố, các xóm nhà tuyên truyền thắng lợi, mở Đài phát thanh Hà Nội, Đài phát thanh Giải phóng cho đồng bào nghe. Các đội tự vệ đường phố được thành lập, nhanh chóng phát triển, tập trung hàng trăm nam nữ thanh niên vào đội ngũ chiến đấu. Ở khu Gia Hội, Đội tuyên truyền khơi nghĩa tập hợp được hàng trăm thanh niên, sinh viên, học sinh. Họ dùng xe ô tô và xe gắn máy đi khắp các đường phố, các xóm lao động báo tin chiến thắng, giải thích chính sách của Mặt trận và chia nhau đi viết khẩu hiệu, căng áp-phích, gọi loa phóng thanh, vận động thanh niên tham gia kháng chiến. 5 trung đội tự vệ đãđược thành lập. Lễ trao cờ, trao súng, trao nhiệm vụ được tổ chức trọng thể tại Trường tiểu học Gia Hội. Ở phía nam thành phố, khi quân ta vượt qua được những vị trí tiền tiêu của địch, nhiều thanh niên tình nguyện tham gia dẫn đường hoặc đào hào, xây chiến lũy. Nhờ sự hợp lực của quần chúng, quân ta triển khai đánh phiếm những vị trí then chốt của địch, bắt được nhiều sĩ quan cố vấn và tình báo CIA Mỹ, nhiều quan chức cao cấp trong ngụy quyền Thừa Thiên. Đặc biệt ở nhà lao Thừa Phủ, có tới hơn 2.000 người bị giam giữ, đa số là các tù chính trị. Ta tấn công hai lần nhưng không thành. Lần thứ ba, quân ta đang bố trí kế hoạch giải phóng nhà lao thì một thanh niên đào binh mang súng ra hàng, cho biết bọn địch rất dao động và xin dẫn đường cho bộ đội. Quân ta bí mật tiến vào phối hợp với anh chị em trong nhà lao nổi dậy, đánh chiếm toàn bộ nhà lao, giải phóng những người bị giam giữ.

        Trong công tác binh vận, rút kinh nghiệm phong trào năm 1966, trong những ngày tháng nổi dậy Xuân Mậu Thân, thanh niên, sinh viên, học sinh Huế đã khá thành công trong việc kêu gọi sĩ quan binh lính và nhân viên ngụy quyền Sài Gòn trở về với nhân dân, giúp họ thành lập một số tổ chức như “Đoàn nghĩa binh cảnh sát”, “Hội binh sĩ yêu nước ly khai”. Các tổ chức này có mặt ở hầu hết các khu phố và ra tuyên bố kêu gọi binh sĩ ngụy bỏ hàng ngũ địch trở về với cách mạng; tiếp nhận sĩ quan, binh sĩ đến ghi tên, nộp vũ khí và làm giấy cam đoan không trở lại với địch. Nhờ dựa vào quần chúng và sự hợp lực của “Hội binh sĩ yêu nước ly khai”, lực lượng cách mạng đã bắt giữ được nhiều sĩ quan và tay sai đắc lực lẩn trốn. Họ còn giúp huấn luyện thanh niên sử dụng vũ khí Mỹ. Khi địch phản kích, nhiều sĩ quan và binh lính đã giác ngộ chiến đấu bên cạnh Quân giải phóng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #57 vào lúc: 07 Tháng Ba, 2017, 07:56:43 am »


        Tuổi trẻ Huế cũng có mặt trong bộ máy chính quyền cách mạng ở các khu.  Thiết là sinh viên Đại học Luật khoa, cơ sở cách mạng nội thành, đãnhiều lần lên chiến khu huấn luyện rồi lại trở lại thành phố hoạt động. Trước ngày tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân, Thiết đãlên chiến khu nhận nhiệm vụ và cửng đại quân tiến về Huế. Trong buổi lễ ra mắt đồng bào của Ủy ban khu phố Phú Hòa, Thiết được cử làm Chủ tịch.  Không khí phấn chấn và rạo rực của Huế trong những ngày nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 được phản ánh phần nào qua đoạn hồi ký ‘sau đây: “Giờ đây Huế đã thuộc về quân dân Huế. Tiếng đàn, tiếng hát, tiếng loa phóng thanh. Đoàn văn công Quân khu đang chuẩn bị biểu diễn chào mừng Huế giải phóng, các diễn viên đang ngồi trước gương hóa trang với những bộ áo xống trong các vai diễn của mình. Trên đường anh chị em thanh mền, sinh viên, học sinh súng khoác chéo vai, khăn đỏ đeo tay đang đi lại để làm nhiệm vụ bảo vệ.  Trên các xe thông tin chạy ngược xuôi, một giọng con gái Huế đang đọc đi đọc lại những chính sách của Mặt trận Dân tộc giải phóng, Liên minh của các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình. Các mẹ, các chị tiểu thương tíu tít với những làn xách, gồng gánh, với xe chở thực phẩm lương thực thuốc men... để lo bữa ăn, viên thuốc cho các lực lượng giải phóng. Cả thành phố đã.náo nức đứng dậy.

        Khi địch phản kích, thanh niên, sinh viên, học sinh Huế xung phong gia nhập các đơn vị vũ trang giải phóng ngày mỗi đông. Họ được trang bị bằng vũ khi lấy được của địch cùng bộ đội đánh trả sự phản công của địch trên tất cả các điểm chốt.

        Vượt lên trên bom đạn ác hệt của địch, tuổi trẻ Huế  trước sau vẫn kiên quyết đánh trả địch đến giây phút cuối cùng. Đặc biệt tiểu đội “11 cô gái sông Hương’ do tiểu đội trưởng Phan Thị Liên phụ trách, với khẩu hiệu: “Thà hy sinh, nhất định không rời trận địa!” đã phối hợp với bộ dội K10, đánh lui một tiểu đoàn lính Mỹ thiện chiến, gây cho chúng nhiều thương vong, xứng đáng với lời khen ngợi của Chủ tịch Hồ Chí Minh:

                                      “Dõng dạc tay cầm khẩu súng trường
                                      Khôn ngoan bày trận khắp trong phường  .
                                      Bác khen các cháu dân quân gái
                                      Đánh giặc Huê Kỳ phải nát xương”

        Trong công tác tải thương đã có rất đông thanh niên, sinh viên, học sinh Huế tham gia. “Họ đa  số là dân thành phố, chưa quen gian khổ và chưa hề nếm mùi khói lửa chiến tranh; thế nhưng họ vẫn tự nguyện đóng góp cho cách mạng một cách tích cực, nhiệt tình, có lẽ phần lớn là lòng khâm phục, kính trọng của họ trước sự hy sinh cao cả của bộ đội và một phần do người Huế vốn đôn hậu, giàu tình thương, ý thức được việc làm chính nghĩa. Thật là xúc động biết bao khi mà hình ảnh nhiều thiếu nữ Huế manh khảnh dìu anh em thương binh mù mắt, gãy chân băng qua lửa đạn để đi bộ suốt đêm về vùng hậu cứ Trường Sơn. Cuộc chiến tranh chính nghĩa này là một cuộc chiến tranh nhân đạo nhất. Chỉ có nhân đạo và chính nghĩa mới có sức thuyết phục lòng người mạnh me đến thế.

        Điều cần nói thêm là sau khi quấn ta rút khỏi thảnh phố, có trên 1.000 người dân nội thành theo quân giải phóng về chiến khu. Họ được sống trong sự chăm sóc chu đáo của Đảng và Nhà nước ta. Theo đề nghị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tháng 7-1968 có tới 700 người, hầu hết là sinh viên, học sinh, được ra Hà Nội tiếp tục ăn học. “Sinh viên thì vào tiếp tục học ở các trường đại học, học sinh nhỏ thì Thành ủy Hà Nội đến nhận và bố trí vào các trường ở Thủ đô. Số này ra ở tập trung thành một đơn vị của Huế, gọi là “K học sinh Bác Hồ”.

        Phát huy truyền thống đánh giặc, giữ nước của bao thế hệ cha anh, qua suốt 25 ngày đêm của Tết Mậu Thân lịch sử (1968), thanh niên, sinh viên, học sinh Huế đã sát cánh cùng với Quân giải phóng, cùng với nhân dân thành phố thân yêu của mình, đã có mặt trên khắp mọi chiến hào, trận địa với một quyết tâm cao nhất vì sự nghiệp Độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc. Những tên tuổi như Nguyễn Thiết, Lê Minh Trưởng, Nguyễn Đức Thuận, Nguyễn Phương Mai,  Nguyễn Thị Hoa, Hoàng Thị Sáu... đã hiến dâng tuổi trẻ của mình cho sự nghiệp cao cả của đất nước và của Huế nói riêng. Tất cả đã góp phần tô thắm truyền thống đấu tranh cách mạng của tuổi trẻ Huế và cả nước, làm cho Huế vốn nên thơ và cổ kính đậm tính chất anh hùng ca của thời đại, đúng như báo Gram-ma (Cu-ba) thời đó đã viết: “Có một cái tên đã thu hút sự chú ý của toàn thế giới. Đó là Huế, kinh đô của nước Việt Nam xưa. Huế đang đi vào lịch sử của những thành phố anh hùng”.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #58 vào lúc: 07 Tháng Ba, 2017, 08:00:18 am »

       
KHE SANH TRONG TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY XUÂN MẬU THÂN 1968

PTS NGUYỄN QUÝ          
Viện lịch sử Đảng          

        1. Đường 9 - Khe Sanh vừa là một hướng tiến công vừa là một đòn nghi binh chiến lược, tạo yếu tố bí mật, bất ngờ về ý đồ chiến lược của ta trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968:

        Trong lúc hơn một triệu quân Mỹ, ngụy và chư hầu co vào phòng ngự giữ chặt các thành phố, thị xã, nhất là Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng, làm thế nào đưa lực lượng ta vào tiến công các trung tâm đô thị được bí mật, bất ngờ là vấn đề cực kỳ khó khăn, phức tạp. Bộ Chính trị và Quân ủy trung ương đã dùng mưu kế đánh lừa địch làm cho chúng mắc sai lầm về chiến lược và chiến dịch, phải bị động đối phó với ta, tạo thời cơ cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân .

        Hội nghị Ban Chấp hành trung ương lần thứ 14 đã thông qua Nghị quyết của Bộ Chính trị (12-1967) đề ra yêu cầu của cuộc tiến công và nổi dậy là “phải tuyệt đối giữ cho được nhân tố bất ngờ”. Trung ương Đảng quyết định mở Chiến dịch đường 9 - Khe Sanh, một hướng tiến công chính của bộ đội chủ lực, buộc quân Mỹ phải tập trung đối phó ở đây, bỏ hở thành phố. Thời điểm tiến công Khe Sanh không sớm quá và cũng không muộn quá so với thời gian Tổng tiến công và nổi dậy ở các thành phố. Thực hiện chủ trương này đêm 20 tháng 1 năm 1968, trước cuộc Tổng tiến công và nổi dậy 10 ngày, các sư đoàn chủ lực của ta đã nổ súng tấn công Khe Sanh - một căn cứ quan trọng của Mỹ.

        Với diện tích mỗi bề gần 10km, thuộc miền núi phía Tây tỉnh Quảng Trị, căn cứ Khe Sanh là khu vực phòng thủ rất mạnh của định hòng ngăn chặn sự chi viện của hậu phương miền Bắc vào miền Nam qua giới tuyến quân sự tạm thời, là tấm bình phong che chở khu vực phòng thủ phía Đông đường 9, bảo vệ vùng ven biển thuộc tỉnh Quảng Trị. Bộ chỉ huy quân đội Mỹ ở miền Nam Việt Nam cho rằng Khe Sanh là “cái mỏ neo”, là bàn đạp cho các cuộc hành quân trên bộ, cắt đứt đường mòn Hồ Chí Minh. Do đó, ngày 20-1-1968, quân ta nổ súng đánh Khe Sanh, chiếm quận ly Hướng Hóa, vây hãm Làng Vây và Tà Cơn... thì Bộ chỉ huy Mỹ cho rằng đây có thể là một Điện Biển Phủ. Ngay lập tức, Tổng thống Mỹ Giôn-xơn chỉ thị cho tướng Tay-lo lập “Phòng tình hình dặc biệt tại Nhà trắng để theo dõi tình hình chiến sự ở Khe Sanh, đồng thời yêu cầu tướng Uy-lơ - Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân, nộp báo cáo về cách thức bảo vệ Khe Sanh và ra lệnh cho Hội đồng tham mưu trưởng và tướng Oét-mo-len phải cam kết giữ Khe Sanh bằng bất cứ giá nào. Đòn tấn công Khe Sanh đã thu hút tâm trí của những người cầm đầu ở Nhà trắng và Lầu năm góc, tạo nên yếu tố bí mật, bất ngờ về ý đồ chiến lược của ta. Giữa lúc Mỹ và Sài Gòn lo đối phó với ta ở Khe Sanh thì đêm 31 tháng 1 rạng ngày 1 tháng 2 (đêm giao thừa), quân dân ta đồng loạt tiến công vào các thành phố, thị xã, quận lỵ trên toàn miền Nam. Địch hoàn toàn bất ngờ trước cuộc tiến công rộng lớn, mãnh liệt của ta.

        Cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân đã làm cho Tổng thống Mỹ Giôn-xơn bị kinh ngạc”, ông ta cảm thấy không có sự lựa chọn nào trong vòng ít tháng sau ngoài việc phải lo đối phó với phong trào phản đối chiến tranh trong nước Mỹ đang dâng cao. Cuối cùng Giôn-xơn phải quyết đình xuống thang chiến tranh. Đó là sự thừa nhận thất bại đầu tiên của Mỹ ở Việt Nam của Giôn-xơn. Hai tác giả Xiêm và Líp-xơn trong “Sổ tay sự kiện chiến tranh Việt Nam” đã cho rằng vũ khí chủ yếu của cộng sản tiến công 41 thành phố và thị trấn ở miền Nạm là “sự bất ngờ” (...) cả về mục tiêu, thời điểm, về Lực lượng và cách đánh”. Các tác giả Mai-cơn Mác-li-a trong cuốn “Việt Nam cuộc chiến tranh mười nghìn ngày đã viết các trận đánh trong Tết Mậu Thân làm người ta có cảm tưởng rằng Khe Sanh có vẻ như là cuộc bao vây để đấy. Nếu vậy thì Bắc Việt Nam là bậc thầy trong việc nghi binh”. “Khe Sanh trở thành trận đánh được bàn cãi nhiều nhất trong cuộc chiến tranh này”
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #59 vào lúc: 08 Tháng Ba, 2017, 07:55:03 am »


        2. Cuộc chiến đấu ở Khe Sanh đã góp phần thực hiện chủ trương của Đảng về việc căng địch ra khắp nơi, thu hút giam chân lực lượng chiến dịch của địch. Căn cứ vào các nghị quyết của Bộ Chính trị, của Ban Chấp hành trung ương Đảng, Quân ủy trung ương xác định:

        Đường 9 - Khe Sanh sẽ là chiến trường chính của đòn tiến công do bộ đội chủ lực tiến hành “nhằm thu hút, giam chân lực lượng chiến dịch của địch”. Cơ quan chỉ huy Mặt trận B5 (đường 9) được thành lập với nhiệm vụ tổ chức chỉ huy bộ đội “tiêu diệt một bộ phận sinh lực quan trọng của địch, chủ yếu là quân Mỹ, khi có điều kiện thì phá vỡ tuyến phòng ngự của chúng ở đường 9 - Bắc Quảng Trị để phát triển vào Thừa Thiên - Huế, thu hút lực lượng Mỹ - ngụy từ các chiến trường khác, kìm chân và tiêu diệt chúng, hiệp đồng chặt chẽ các chiến trường toàn quốc, tạo điều kiện cho chiến trường Trị - Thiên - Huế khởi nghĩa giành thắng lợi ở thành phố, chủ yếu là Huế và giải phóng nông thôn đồng bằng”.

        Là mục tiêu chủ yếu trên chiến trường phía Tây của Mặt trận B5, Khe Sanh đã trở thành nơi thu hút, giam chân và là “tử địa” của quân địch. Ngoài các tiểu đoàn lính thủy đánh bộ Mỹ và biệt động quân Nam Việt Nam với đầy đủ vũ khí hiện đại được máy bay các loại yểm trợ, vào cuối tháng 12 năm 1967, khi phát hiện lực lượng của ta đánh Khe Sanh, Bộ chi huy quân Mỹ ở miền Nam đã lập tức điều thêm 12 tiểu đoàn thuộc Sư đoàn ky binh bay, Sư đoàn 101 không vận Mỹ, Sư đoàn thủy quân lục chiến ngụy ra khu vực đường số 9. Từ tháng 1 đến hết tháng 3 năm 1968, do các trận tiến công cứ điểm của ta chưa đủ mạnh và từ 31 tháng 1 năm 1968 cuộc Tổng tấn công và nổi dậy của quân và dân ta đã nổ ra, sau đó chúng lại bị thu hút vào việc giải tỏa thành phố Huế và các đô thị khác nên địch chưa tăng viện binh lớn cho Khe Sanh, song căn cứ này đã trở thành nơi thu hút một lực lượng quan trọng của không quân và pháo bính Mỹ. Từ ngày 10 tháng 2 đến 31 tháng 3, máy bay chiến thuật ném 35.000 tấn bom, máy bay B52 ném 75.000 tấn bom và pháo 175 ly bắn 100.000 quả đạn xuống khu vực này.  Từ ngày 1 tháng 4 năm 1968, Bộ chỉ huy Mỹ đã huy động tới 17 tiểu đoàn quân Mỹ gồm toàn bộ Sư đoàn kỵ binh không vận số 1 của Mỹ, 1 chiến đoàn dù ngụy và 1 tiểu đoàn biệt động quân, 130 khẩu pháo, 60 xe tăng mở cuộc hành quân , “Ngựa bay” và “Lam Sơn 207’ để giải tỏa Khe Sanh.

        Như vậy, bằng đòn tấn công của bộ đội chủ lực, ta đã thu hút và giam chân một lực lượng lớn quân địch ở Khe Sanh, lúc cao nhất lên tới 12 vạn tên gồm 32 tiểu đoàn, trong đó có 26 tiểu đoàn Mỹ, chiếm một phần tư số tiểu đoàn chiến đấu Mỹ ở miền Nam, cùng nhiều phương tiện chiến tranh, tạo điều kiện thuận lợi cho các chiến trường khác trên toàn miền tiến công và nổi dậy. Chính cuộc vây hãm quân địch ở căn cứ Khe Sanh trực tiếp góp phần quan trọng cho quân và dân ta ở thành phố Huế giành và giữ được cố đô suốt 25 ngày đêm, ghi nên một chiến công oai hùng của quân và dân thành phố. Không chỉ thu hút giam chân một bộ phận binh lực địch, trong suốt 170 ngày đêm tấn công và truy kích địch, ta đã loại khỏi vòng chiến đấu hàng ngàn tên địch và cuối cùng buộc quân Mỹ phải rút bỏ Khe Sanh làm chấn động toàn nước Mỹ, làm đau đầu những kẻ hiếu chiến trong chính giới Mỹ. Đánh giá thất bại của quân Mỹ trong Tết Mậu Thân, Kít-xính-giơ, cố vấn an ninh quốc gia của tổng thống Mỹ cho rằng quân Mỹ đã sai lầm khi đưa tới 9 lực lượng tinh nhuệ nhất của nước Mỹ lên những nơi chỉ chiếm 4% số dân miền Nam ở vùng rừng núi, trong đó có chiến trường đường 9; rằng Hà Nội đã chơi trò đấu bò tót, lừa con bò tót Mỹ ra vòng ngoài rồi dùng lực lượng quân sự bất thần đánh ập toàn bộ đô thị bên trong, làm cho Bộ chỉ huy Mỹ không kịp trở tay.

        3. Chiến thắng Khe Sanh hòa quyện cùng với chiến công vĩ đại tổng tiến công và nổi dậy trên toàn miền Nam, góp phần đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta sang một thời kỳ mới.

        Chiến thắng Khe Sanh đãđập vỡ một mảng trọng yếu trên tuyến phòng thủ đường 9 của địch, giải phóng hoàn toàn huyện Hướng Hóa tỉnh Quảng Trị. Thất bại của Mỹ ở Khe Sanh là thất bại rất nặng nề cả về quân sự và chính trị, làm phá sản chiến thuật phòng ngự cụm cứ điểm của quân Mỹ, chứng tỏ dù chúng có phương tiện vũ khí hiện đại cũng không thể trụ vững trước sức tiến công của ta. Chiến thằng Khe Sanh hòa cùng cuộc Tổng tiến công và nổi đậy Tết Mậu Thân đã làm phá sản chiến lược “chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ. Về mặt chính trị, chiến thắng Khe Sanh và cuộc Tổng tiến công Mậu Thân đã làm phơi bày cái yếu của “sức mạnh” Mỹ trước toàn thể thế giới, làm cho “uy tín nước Mỹ suy sụp, Mỹ rốt cuộc bị mất thể diện”.

        Cuộc tấn công và nổi dậy trên toàn miền Nam, cùng với cuộc chiến đấu ở đường 9 - Khe Sanh phá vỡ thế bố trí chiến lược của Mỹ, ngụy, làm phá sản chiến lược “chiến tranh cục bộ”, buộc chúng phải xuống thang chiến tranh, chấm dứt việc đánh phá miền Bắc, chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán với ta ở Pa-ri. Oét-mo-len đã phải thú nhận: “Họ đã đạt được mục tiêu là làm cho phía Mỹ phải đơn phương xuống thang, ngừng ném bom, đình chỉ việc tăng quân và làm hỏng một chiến lược đánh mạnh và trong quá trình đó làm cho người Mỹ phải đến bàn hội nghị”. Thắng lợi của quân và dân ta trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy và ở Khe Sanh minh chứng cho trí tuệ sáng suốt, quyết tâm sắt đá sự đúng đắn sáng tạo của Đảng trong việc đấu trí, đấu lực với kẻ thù trong mùa xuân 1968 lịch sử.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM