Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 11:50:28 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân-1968‎  (Đọc 31131 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #130 vào lúc: 23 Tháng Ba, 2017, 01:45:20 pm »


        Đúng 2 giờ sáng ngày 31-1, một đội tuần tiễu của Trưởng báo cáo là có ít nhất 2 tiểu đoàn quân địch đang tiến về phía thành phố. Sự say sưa trong ngày Tết đã làm ông ta không sử dụng tin tức đó và không báo cho đồng minh ở MACV biết. Họ chỉ biết sự có mặt của địch một giờ 0 phút sau đó khi một tá rốc-két 122mm rơi vào khu vực MACV, pháo kích bằng cối và rốc-két tiếp tục, là hỏa lực chuẩn bị để cho quân giải phóng địa phương đã xâm nhập vào thành phố từ trước, mặc thường phục, chiếm linh vị trí đợi quân Bắc VN đang tiến nhanh vào nội thành.

        Quân tiến công đã đợi đợt pháo kích kết thúc, 5 phút sau mới tấn công trụ sở MACV nên Mỹ tranh thủ bố trí chiến đấu, đưa một khẩu đại liên lên một chòi gác bằng gỗ cao 6m, chặn được đợt xung phong đầu tiên của 40 binh sĩ thuộc Trung đoàn 4 Bắc Việt Nam. Một phát B40 đã tiêu diệt ổ súng máy trên chòi canh, bộ đội tiến vào cổng, gặp một số lính thủy đánh bộ Mỹ trong một lô cốt, nên phải tiến chậm lại. Quân giải phóng thay đổi chiến thuật, dùng súng cối và súng tự động từ các nhà cao chung quanh bắn sang. Bị cô lập không biết có cuộc tấn công trong toàn quốc, nên bộ phận MACV cố bám giữ và cầu cứu tiếp viện. Bao vây chung quanh MACV và hoạt động bên kia sông là Trung đoàn 4 và 6 của Bắc Việt Nam, hiện đã kiểm soát phần lớn thành phố và đã đi lại tự do trong các phố. Cờ giải phóng đã được kéo lên trên cột cờ cao nhất thành phố. Quân giải phóng và VN chỉ cần hai tiếng đồng hồ là chiếm xong thành phố lớn thứ hai của Nam Việt Nam.

        Cách phía nam Huế 16 km có căn cứ của lính thủy đánh bộ Mỹ, phó chỉ huy Sư đoàn 1 lính thủy đánh bộ là chuẩn tướng Fosterlatlue được tin có hoạt động địch trong địa bàn ông ta phụ trách. Ông ta cũng nhận được điện cầu cứu của bộ phận bị vây hãm của MACV qua hệ thống các cấp chỉ huy nên có vẻ cũng không cấp bách lắm. ông ta không được biết cả quy mô lẫn bản chất các sự kiện ở Huế. Nhưng theo lệnh trên, ông điều 2 trung đội mới của Đại đội A Tiểu đoàn 1, lên xe vận tải tiến về Huế, không biết rằng gần một sư đoàn đối phương đang đợi họ. May mà có kết hợp được với 4 xe tăng M48 trên đường tiến. Đến ngoại ô Huế thì bị quân giải phóng nổ súng làm bị thương nhiều xe. Đoàn xe tiếp tục tiến qua làn đạn, vượt qua một cái cầu bắc qua một lạch nước mà quân giải phóng đã phá một phần, đến một dãy nhà, loại nhà hai tầng bằng gỗ, không có vỉa hè và điều tai hại là không có dân.  Đại úy Gordon Batcheller ra lệnh cho lính rời xe vận tải, leo lên xe tăng, đại úy đi xe đầu, vừa tiến vừa bắn vào dãy nhà hai bên phố. Lập tức bị bắn lại bằng AK47 như đổ đạn và rốc-két phóng trúng chiếc xe đi đầu, viên đại úy bị rất nhiều mảnh đạn, thông tin viên rađiô trên xe, bị cụt hai chân. Từ các nhà lân cận và trên mái một số nhà khác, quân Bắc Việt Nam bắn xối xả vào hai đại đội A. Tác chiến trong phố rất khác với cách đánh ở đồng ruộng và rừng núi ở đó, đại đội này ít khi nhìn thấy địch. Đại đội A bị thương vong nặng yêu cầu được tăng viện.

        Khoảng trưa, những người chỉ huy ở Phú Bài mới biết là Đại đội A bị tai họa. Trung tá Markcus Gravel nhận nhiệm vụ điều Đại đội B đến tăng viện cho Đại đội A. Họ gặp được những người sống sót của Đại đội A do một thượng sĩ Mỹ bị thương chỉ huy và cùng tiến về hướng MACV, máy bay trực thăng đến chuyên chở số bị thương.

        Khi đến được trụ sở MACV, hai đại đội tuy đã bị thương vong nặng nề, lại được lệnh của tướng Latlue là vượt sông Hương, tiến qua Thành nội và liên lạc với tướng Trưởng ở chỉ huy sở Sư đoàn 1. Trung tá Gravel phản đối nhưng không ăn thua, vẫn phải chấp hành mệnh lệnh. Khi đoàn quân đến giữa cầu bắc qua sông Hương thì quân giải phóng nổ súng, 10 lính thủy đánh bộ chết và bị thương trong loạt đạn đầu. Đại đội B cố tiến nhưng lại bị phục kích ở khu phố hẹp gần Thành nội, Gravel ra lệnh rút lui. 50 trong số 150 quân của ông ta đã chết hoặc bị thương. Đêm đó Gravel lồng lộn chống lại mệnh lệnh điên rồ đưa quân ông ta vào chỗ chết. Nhưng ông ta cũng được an ủi một chút là nếu quân Bắc Việt Nam để cho đại đội của ông ta vào sâu trong dãy phố hẹp hãy nổ súng thì đại đội ông ta chân không còn ai. Họ nổ súng quá sớm.

        Hai vị trí MACV và chỉ huy sở Sư đoàn 1 đứng vững được đã làm đảo lộn kế hoạch của bên tấn công. Trực thăng đã có thể chở quân tăng viện đến hai nơi đó và biến thành căn cứ để phản công lấy lại thành phố Huế. Dù sao thì hai đại đội lính thủy đánh bộ đến với nơi đó trong ngày đầu tiên cũng có tác dụng tốt.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #131 vào lúc: 23 Tháng Ba, 2017, 01:45:57 pm »


        Một trong những mục tiêu đầu tiên của quân giải phóng là trại giam có 2.500 người. Sau khi được giải phóng, 500 người đã tham gia quân giải phóng. Trong đợt tấn công đầu tiên, quân giải phóng đã lấy được nhiều vũ khí khi chiếm kho vũ khí của ngụy. Điều này cộng với khả năng giữ thông được đường tiếp tế tử A Sầu, cách 50 km về phía tây, có nghĩa là quân giải phóng được trang bị đầy đủ súng và có lượng đạn dồi dào. Thêm vào đó, lại có thêm 5 tiểu đoàn tăng viện thêm vào số 9 tiểu đoàn tấn công ban đầu. Thời tiết cũng ủng hộ họ. Trời mờ hạn chế nghiêm trọng hoạt động không quân. Tuy nhiên, theo Mỹ, quân giải phóng đã cứng nhắc không tìm cách tiêu diệt hai cứ điểm còn lại trong thành phố mà lại tổ chức hầm hào để chờ đợi cuộc phản công của Mỹ.

        Ngày thứ 2 ở Huế, 1-2-1968, đã thiết lập kiểu cách cho cuộc chiến đấu còn lại. Các tướng từ Latlce trở lên, nói câu chữ là “quét sạch” và “đẩy lùi VC ra khỏi Huế sáng nay” .  Trong khi đó 4 đại đội lính thủy đánh bộ bắt đầu cuộc chiến đấu từng nhà trong khu vực 11 khối nhà bên bờ sông phía nam. Mỗi ngõ, mỗi góc phố, cửa sổ và tường của vườn đều tiềm tàng sự chết chóc. Cách duy nhất để tiến lên là phá một lối đi qua đường bằng bazôka hoặc súng không giật rồi phái tổ chiến đấu qua lỗ thủng hoặc trèo qua từng vườn, việc này đòi hỏi phải hết sức dũng cảm. Lính thủy đánh bộ với tinh thần đồng đội đã động viên những lính 18 và 19 tuổi làm những việc đó, lặp đi lặp lại nhiều lần, trong gần một tháng trời? Trong suốt thời gian chiến đấu chỉ có 2 tiểu đoàn thiếu quân số làm nhiệm vụ.

        Trong khi lính thủy đánh bộ chiến đấu ở bờ nam, trung tướng Hoàng Xuân Lãm tìm cách lấy lại Thành nội. ông ta định dùng khu vực chỉ huy sở Sư đoàn 1 làm bàn đạp cho cuộc hành quân. Trước hết phải điều thêm quân đến tăng viện, điều này rất khó khăn. Đơn vị ky binh cơ giới số 7 của quân ngụy và 2 tiểu đoàn dù phải mở đường máu để vào Huế. Cũng như vậy, Trung đoàn 3 thuộc Sư đoàn 1 bị thiệt hại đáng sợ trong cuộc tiến công. Trong ngày 1-2, tiểu đoàn dù số 2 và đơn vị ky binh số 7 đã lấy lại được sân bay Tây Lộc nhưng phải trả giá rất đắt: 12 chiếc xe thiết giáp bị phá hủy và chi đoàn trưởng chi đoàn thiết giáp bị bắn chết.  Từng bước tiến quân Nam Việt Nam bị chững lại rất ác liệt, y như quân Mỹ gặp phải ở bờ nam, nên chỉ tiến rất chậm từ những vị trí được chuẩn bị kiên cố. Đến 4-2, một tiểu đoàn của Trung đoàn 3 dù (trung đoàn bị què quặt do bị thiệt hại nhiều) tấn công phía cửa An Hòa ở tây bắc Thành nội. Đêm 6-2, một cuộc phản công mãnh liệt của quân Bắc Việt Nam đã lấy lại được bức tường Đông Nam mà quân Sài Gòn mới chiếm được.

        Ở phía ngoài Huế, Sư đoàn 1 kỵ binh Mỹ đổ quân xuống đoạn giữa đường A Sầu để cắt đứt nguồn tiếp tế vào Huế.  Hành quân trong thời tiết sương mù nên không có sự chi viện của trực thăng vũ trang và rốc-két như thường lệ. Bị 2 tiểu đoàn Bắc Việt Nam bố trí trong công sự đánh lại, quân Mỹ thất bại buộc phải rút ngay để chuẩn bị đối phó với cuộc phản công. Quân Bắc Việt Nam phản công bằng AK47, được yểm trợ bằng nhiều súng máy hạng nặng, nhiều lần xung phong vào vị trí của Mỹ, nhưng vẫn không chiếm được, vì có pháo 105 chi viện. Đến trưa, số thương vong của Mỹ tăng nhiều do bị súng cối bắn liên tiếp vào đội hình dày đặc trong căn cứ. Đạn của kỵ binh đã cạn. Trực thăng đến chỉ chở đi được những người bị thương nặng nhất dưới làn đạn dày đặc của đối phương. Đến tối, người chỉ huy tiểu đoàn là trung tá Diek Sweet ra một quyết định táo bạo là rút lui vì tiểu đoàn bị cô lập không thể giữ nổi vị trì. Hướng rút không phải về nơi có đơn vị bạn, mà rút về phía ruộng lúa, tuyệt đối im lặng, không được dùng súng, nếu họ bắn thì nằm xuống.  Phải mang theo cả những người bị thương, đi trong trời rét, mưa, tối như mực. Sau 11 giờ hành quân đầy nguy hiểm, tiểu đoàn ky binh số 2 đến được một quả đồi, ở đó được trực thăng tiếp tế nhưng đã thất bại trong nhiệm vụ cắt đường tiếp tế của định vào Huế.

        Trở lại nội thành, cuộc chiến đấu giành giật từng căn nhà làm nản lòng các viên chỉ huy Mỹ - ngụy. Lúc đầu việc cấm dùng pháo binh và máy bay ném bom để bảo vệ di tích lịch sử của Huế cộng với thời tiết xấu đã hạn chế sự tiến triển của cuộc chiến đấu. Ngày 9-2, một phóng viên hỏi người chỉ huy Sư đoàn 1 quân Nam Việt Nam là có phải Thành Cổ quan trọng đến mức không được ném bom?  Tướng Trưởng trả lời: “Anh phóng đại vấn đề. Nơi đó chỉ để du lịch, nhưng nếu chúng tôi gặp phải sự chống cự mạnh thì chúng tôi sẽ ném bom, bắn pháo, đủ mọi thứ”.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #132 vào lúc: 23 Tháng Ba, 2017, 01:46:47 pm »


        Thời tiết xấu, lính thủy đánh bộ Mỹ chiến đấu thiếu sự yểm trợ của hỏa lực. Phải dùng pháo của xe tăng và loại súng không giật 106 ly để loại các tay súng bắn tỉa và các ổ súng đại liên. Nhưng phát hiện cho được mục tiêu là việc khó khăn và phải trả giá đắt. Một lính thủy đánh bộ kể lại:

        “Trông thấy một trung đội bị tiêu diệt cả đống bên rìa các tường ở vườn. Khi một lính Mỹ nhô đầu lên khỏi tường để quan sát thì bị AK47 bắn trúng mặt, ‘anh ta ngã xuống chỉ kịp kêu tiếng “mẹ” rồi chết”.

        Đến 10-2, lính thủy đánh bộ Mỹ đã kiểm soát được bờ nam. Bây giờ phải quan tâm đến Thành nổi bên kia sông. Cơ quan chỉ huy Mỹ ở Phú Bài không sát với tình hình, ví dụ có kế hoạch cho quân vượt qua cầu, nhưng cầu đã bị quân giải phóng phá một tuần trước đó. Dù quân Nam Việt Nam đã kiểm soát 3/4 Thành Cổ, nhưng quân Bắc Việt Nam vẫn giữ được các vị trí rất mạnh và vẫn được tiếp tế từ vùng núi phía tây. Hơn nữa, có cơ hội là họ phản công rất mãnh liệt. Biểu hiện của tinh thần chiến đấu của họ là trận đánh đêm kỳ diệu của đặc công nước làm sập hai nhịp của một cầu quan trọng.

        Quân tiếp viện được đưa từ Sài Gòn ra để giúp giải phóng Thành nội. Lính thủy đánh bộ Nam Việt Nam sau khi giải tỏa được Sài Gòn, được điều ra để thay thế những tiểu đoàn dù đã bị đánh tơi tả. Tiểu đoàn 1 thuộc Trung đoàn 5 lính thủy đánh bộ Mỹ vào tham chiến từ 12-2. Cuộc chiến đấu ở đường phố đã nghiền nát đơn vị này qua sự mất mát các trung đội trưởng. Sau 9 ngày chiến đấu, trong số 10 trung đội thường do các trung úy chỉ huy, nay chỉ huy các trung đội gồm có 3 thiếu úy, 5 thượng sĩ và 2 trung sĩ.  Trận đánh vào thành gặp những khó khăn không kém bất kỳ những khó khăn nào trong lịch sử của lính thủy đánh bộ Mỹ. Xe tăng hoạt động rất không thuận lợi trong những phố hẹp. Phải dùng chất độc CS quy mô lớn nhưng không xa hơn 150 mét. Lính thủy đánh bộ phải đổ máu nhiều trong những hoạt động đó.

        Trong tuần từ 13-20 tháng 2, bốn đại đội lính thủy đánh bộ bị chết 47, bị thương nặng 240, bị thương nhẹ 60. Thiệt hại của lính thủy đánh bộ nặng đến mức phải lấy quân bổ sung thẳng từ trại huấn luyện ở Mỹ. Vụng về một cách tuyệt vọng trong đánh ở thành phố, họ thường phải bỏ mạng. Ngày 16-2, nhân viên kỹ thuật rađiô của Mỹ nhận được một điện và dịch mã được:

        “Người chỉ huy của Bắc Việt Nam trong Huế báo cáo là thương vong nhiều trong đó có một sĩ quan cấp cao và xin rút ra. Nhưng lệnh trên là ở lại và tiếp tục chiến đấu. Ngày 21-2, Sư 1 ky binh đã bịt được đường tiếp tế từ ngoài vào Huế. Ngày hôm sau, lính thủy đánh bộ chuẩn bị cho cuộc phản công cuối cùng và báo cáo là ít chạm địch hơn mọi ngày. Trong khi đó quân Nam Việt Nam cũng bắt đầu tiến quán. Đại đội Hắc Báo của Sư 1 Nam Việt Nam được chọn làm đơn vị tấn công Thành nội và hạ được cờ giải phóng sau 25 ngày trên Thành nội. Một sĩ quan lính thủy đánh bộ nhận xét một cách cay đắng: “Báo cáo của MACV sẽ là quân Nam Việt Nam lấy được Thành nội. Đúng là nước rửa bát của cơ quan thông tin đại chúng... Tiểu đoàn 1, Tiểu đoàn 5 lính thủy đánh bộ lấy được Thành nội. Quân Nam Việt nam chỉ là khán giả”.

        Huế là trận đánh dài nhất trong chiến tranh. Thiệt hại lớn theo tiêu chuẩn Việt Nam; trong 26 ngày chiến đấu, quân Nam Việt Nam chết 384 và bì thương 1.800; Lục quân Mỹ chết 74 và bị thương 507; 3 tiểu đoàn lính thủy đánh bộ chết 142 và bị thương 857.

        Không quân Mỹ ném bom tàn phá khu dân cư, không quân Nam Việt Nam ném bom bắn phá Thành nội, làm hỏng nhiều tòa nhà theo kiến trúc cổ trước thời thực dân. Có 14.000 người chết, trong đó khoảng 300 do quân giải phóng gây ra, 24.000 dân bị thương, 627.000 dân mất nhà cửa, chủ yếu do không quân, pháo binh Mỹ - ngụy.

        Lúc Huế bắt đầu bị tấn công, tất cả các bác sĩ Việt Nam trốn vào trong các trung tâm ty nạn ở trường đại học, chiếm gạo và thuốc men và không chịu đi cứu chữa hàng trăm bệnh nhân từ các khu vực chiến đấu. Khi quân Mỹ xuất hiện thì họ đòi đi, bỏ lại hàng chục bệnh nhân đang chết vì hoại tử.

        Còn chính quyền Huế thì coi như không còn tồn tại. Tỉnh trưởng cũng là đại tá Phạm Văn Khoa trong 6 ngày  đầu cuộc tấn công Tết trốn trên xà nhà một bệnh viện và thời gian còn lại tổ chức các bạn bè ăn cắp các chuyến tiếp  tế gạo cho các trại tỵ nạn khỏi bị chết đói. Bị kết tội là biết trước cuộc tấn công 2 ngày, Khoa tự bào chữa là cố ý để cho quân giải phóng vào Huế để bị bẫy tại đây. Lính của Khoa theo gương của y (1.000 đi phép tết) đã đến các trại ty nạn và ở lại đó trong 3 tuần không chịu tập hợp lại. Một người Mỹ nhận xét: “một đại tá chẳng làm được việc gì cả, hắn trốn trong 3 tuần liền”. Khi chiến sự chấm dứt, cũng những người lính đó ra lục soát một cách trắng trợn và có hệ thống các nhà để lấy cắp. 17 ngày sau, đại tá Khoa ra lệnh sẽ bắn kẻ nào ăn cắp. Một chức trách Mỹ nói: “Lúc này thì mọi thứ đều đã bị đánh cắp, có khi đến lần thứ hai”. Frank Kelly, một trong những người Mỹ có kinh nghiệm nhất ở Việt Nam nói: “Tôi đi vào các trại tỵ nạn, nhiều đại tá mặc thường phục, nhiều bà thuộc tầng lớp trên của xã hội, giáo sư đại học... cầu xin tôi giúp họ chạy trốn”. Đối với nhiều người Mỹ tại chỗ thì cuộc tấn công Tết đãlàm mất tinh thần chính quyền Sài Gòn và những người ủng hộ họ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #133 vào lúc: 23 Tháng Ba, 2017, 01:47:50 pm »


PHẦN III

ĐÁNH GIÁ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC TIẾN CÔNG TẾT 1968

        Cuộc Tổng tiến công Tết 1968 nổi tiếng về sự bất ngờ, đã đạt kết quả quyết định, tạo ra một bước ngoặt trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Đã 30 nărn trôi qua nhưng cuộc tranh cãi của các nhà quân sự, chính trị, sử học về cuộc tấn công này vẫn chưa chấm dứt.

        Tướng Westmoreland, tổng chỉ huy lực lượng quân sự Mỹ ở miền Nam Việt Nam, cho ràng “Mỹ không thua bất cứ trận chiến đấu nào, cộng sản thắng chúng tôi về tâm lý”. Đại tá Harry G.Summers Jr, thuộc Viện nghiên cứu chiến lược, Trường chiến tranh quân đội Mỹ lại viết “Mỹ thắng về chiến thuật, thua về chiến lược”. Nhà báo James R.Arnold bình luận “cộng sản không đánh bại được lính Mỹ, nhưng đánh bại chiến lược của các tướng Mỹ, các nhà lãnh đạo chính trị và đã làm đảo lộn dư luận của người dân Mỹ”.

        Một số nhà quân sự, nhà báo Mỹ cho rằng cuộc tấn công Tết 68 đã thất bại vì đã không kích động được quần chúng nổi dậy mà còn phải trả giá đắt do mất nhiều cán bộ và cơ sở cốt cán ở địa phương.

        Nhiều người Mỹ kâcs lại cho cuộc tấn công Tết là một thắng lợi của cộng sản, là thất bại của Mỹ, buộc người Mỹ phải xét lại mục tiêu của cuộc chiến tranh xem có đáng để hàng vạn thanh niên Mỹ chết, đáng để chi hàng trăm tỷ đô la của người dân đóng thuế. Ý kiến số đông là nên rút ra khỏi cuộc chiến tranh.

        Một số ít diều hâu thì bực tức trước sự chủ động tiến công của quân giải phóng, cho là chính quyền Johnson đã không kiên quyết giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh, đòi tổng thống tăng thêm quân cho Westmoreland, mở rộng chiến tranh sang Lào và Cam-pu-chia, cho quân tấn công ra miền Bắc bất chấp sự phản ứng của Liên Xô, Trung Quốc.

        Westmoreland có thất bại về quân sự không?  Ôg ta rất chủ quan trong đánh giá tình hình quân sự, cho quân giải phóng suy yếu, đã bị đẩy lùi ra vùng rừng núi ở biên giới.

        Westmoreland đánh giá không đúng đối phương vì dựa vào con số thống kê thường được thổi phồng quá đáng, một nửa số các đơn vị tấn công Mỹ chưa hề nắm được, nhiều đơn vị quân giải phóng được coi là xóa sổ nay lại xuất hiện.  Có cả một bộ máy tham mưu và tình báo rất lớn, nhưng Westmoreland đánh giá quá thấp đối phương, dẫn đến bị bất ngờ trong cuộc tấn công của quân giải phóng Tết 1968, đánh vào các thành phố, đô thị, các mục tiêu quân sự ở sâu trong sào huyệt bất khả xâm phạm của Mỹ. Bất ngờ này được các nhà quân sự Mỹ đánh giá là tương đương như trận Nhật tấn công Trân Châu Cảng. Để xảy ra một bất ngờ tầm chiến lược như thế rõ ràng là một thất bại về công tác tham mưu, công tác tình báo, công tác chỉ huy, nói chung là một thất bại lớn về quân sự. Chống với hơn nửa triệu quân Mỹ và đồng minh, gần một triệu quân Sài Gòn, quân giải phóng, theo ước tính của MACV, có 8.000 người với vũ khí nhẹ đã tấn công và làm chủ các mục tiêu trong nhiều ngày, dài nhất là ở Huế trong 25 ngày, gây cho quân Mỹ và quân Sài Gòn những thiệt hại về sinh mạng khá nặng nề trong một thời gian ngắn. Cách bố trí chiến lược, quân Sài Gòn ở vòng trong, vùng đông dân, các đô thị, còn Mỹ ở vòng ngoài là không phù hợp vì sức chiến đấu của quân Sài Gòn rất kém, có sư đoàn (như Sư 22 ở Quảng Ngãi) không có tinh thần chiến đấu. Đó là sai lầm về chỉ huy chiến lược.

        Hơn nữa, hầu hết các đơn vị của Mỹ - ngụy không được huấn luyện và trang bị cho cuộc chiến đấu trong đường phố, giành giật từng ngôi nhà, từng mảnh vườn. Nên quân giải phóng giữ quyền chủ động, chiếm giữ được các mục tiêu trong nhiều ngày, làm cho ngay quân Mỹ cũng hết sức lúng túng, bị thương vong nhiều, quân ngụy thì mất tinh thần chiến đấu kể cả nhiều cấp chỉ huy. Đó cũng là một thất bại của Westmoreland trong việc để tình trạng quân đội không sẵn sàng chiến đấu trong mọi tình huống, dẫn đến việc Mỹ phải dùng không quân ném bom tàn phá nhiều khu phố, giết hại nhiều người dân đô thị mà Mỹ - ngụy tự cho là có nhiệm vụ bảo vệ .

        Người Mỹ cho rằng tác động của việc sứ quán Mỹ bị tấn công đối với dân Mỹ như thế nào thì việc đánh chiếm Huế cũng tác động đến quân đội và nhân dân Nam Việt Nam như thế. Điều đó được thể hiện qua tỷ lệ đào ngũ của quân Sài Gòn: Cuối 1967 có 10,5 phần nghìn, sau Tết 68 tăng lên, 16,5. Riêng tháng 6-1968 có 13.506 lính ngụy đào ngũ. Chương trình bình định bị đẩy lùi, nhiều nơi coi như phá sản. 1/3 các đơn vị quân đội ngụy phụ trách bảo vệ bình định rút về thành phố. 1/2 số các đội bình định rời bỏ các thôn ấp. Không quân Mỹ hủy diệt các thôn ấp quanh thành phố, đô thị, nơi nghi ngờ có quân giải phóng. Quốc sách ấp chiến lược bị giáng một đòn nặng nề chưa từng thấy. Đây cũng là một thất bại chiến lược mà Westmoreland phải gánh chịu, không đổ tội cho ai được.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #134 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2017, 06:45:10 pm »


        Vai trò và hiệu lực của chính quyền Nguyễn Văn Thiệu rất mờ nhạt. Thiệu lo đề phòng bị đảo chính, các tướng tá mà Thiệu tin cẩn được cất nhắc vào các chức vụ cao nhất thì không có năng lực, lo vơ vét làm giàu, lúc diễn ra cuộc tấn công thì bỏ nhiệm vụ, không có trình độ và tinh thần đối phó với quân giải phóng. Sau cuộc tấn công hàng tháng, các nơi bị phá nặng như Bến Tre, Mỹ Tho, Cần Thơ, ngay ở Chợ Lớn, Huế... chính quyền không giúp gì để khôi phục.  Một chính quyền do Mỹ dựng nên, bỏ bao nhiêu sinh mạng và tiền của để bảo vệ, nay dưới con mắt của người dân Việt Nam, rõ ràng là một chính quyền bù nhìn, Westmoreland có thấy ràng chính ông đã đánh bại mục đích chính trị của cuộc chiến tranh mà tổng thống Mỹ đã vạch ra?  Giới lãnh đạo chính trị và quân sự Mỹ tự an ủi về cái gọi là thắng lợi của Mỹ tức là đã gây thiệt hại cho quân giải phóng và Bắc Việt Nam nặng nề đến mức phải 4 năm sau, năm 1972, mới có thể mở cuộc tấn công quy mô lớn. Cấp lãnh đạo và người dân Việt Nam đều biết rằng chống lại đế quốc Mỹ là một siêu cường về quân sự, tất nhiên không thể anh khỏi sự thiệt hại to lớn về người và của. Sự trả giá đã xứng đáng cho mục tiêu độc lập, thống nhất của Tổ quốc.

        Người Việt Nam rất mong muốn đạt được hòa bình có đất nước qua cuộc đàm phán ở Paris. Chúng ta rất kiên trì tìm giải pháp cho cuộc chiến tranh. Nhưng Nixon, con người rất hiếu chiến, trúng cử tổng thống, ông ta muốn giành thắng lợi quân sự trong cuộc chiến tranh. Chính ông ta cho mở rộng chiến tranh sang Cam-pu-chia (1970), sang Lào (1971), thúc đẩy quân ngụy lấn chiếm vùng giải phóng ở miền Nam. Những hoạt động quân sự lớn đó của Mỹ - ngụy đã bị đánh trả đích đáng. Và chỉ sau đó, quân đội chúng ta mới mở các cuộc tấn công lớn ở miền Nam, chứ không phải những thiệt hại lớn của ta trong Tết 1968 đã làm mất sức chiến đấu trong nhiều năm như luận điệu của nhà cầm quyển Mỹ. Quan điểm “thắng về chiến thuật, thua về chiến lược” không đúng với lý luận cũng như thực tiễn cuộc chiến tranh Việt Nam.

        Trong chiến tranh cách mạng, chiến lược quân sự phục vụ cho mục đích chính trị. Mỗi trận đánh, mỗi chiến dịch đều có yêu cầu về quân sự và chính trị, chiến lược quân sự được thực hiện qua nhiều chiến dịch, nhiều trận chiến đấu. Muốn chiến lược thắng thì nói chung chiến dịch, chiến đấu phải thắng. Phải thừa nhận rằng trong thực tế chiến đấu thì có trận thắng, có trận thua, nhưng bên trong chung cuộc phải là bên có những trận chiến đấu, những chiến dịch đạt được những thắng lợi mang tính quyết định (Oa-tec-lô, Điện Biên Phủ...). Quân giải phóng không thể đạt được thắng lợi về chiến lược nếu không có những thắng lợi về chiến thuật.

        Đại tá Harry G.Summers có thể tự hào chính đáng về thành tích đảm bảo hậu cần cho quân đội Mỹ ở Nam Việt Nam: vận chuyển nhịp nhàng quân đi quân về nửa vòng trái đất một triệu con người một năm; cung cấp không sai sót hàng triệu linh kiện, phụ tùng thay thế cho hàng trăm các loại máy bay, xe tăng, vũ khí các loại; đáp ứng kịp thời các loại bom đạn, thực phẩm; tổ chức cấp ‘cứu rất hiệu quả. . Nhưng vì tổng thống Mỹ đã chọn sai đối tượng, sai chiến trường, chỉ đạo chiến lược lại sai lầm và quan liêu nên đầu vào thì khá hoàn chỉnh nhưng đầu ra thì là một sự thất bại thảm hại. Lần đầu tiên Mỹ chịu thua trận, mà thua một nước yếu hơn Mỹ cả trăm lần. Ngoài sự đọ sức ở chiến trường, người Mỹ chắv củng phải thấy rằng đây còn là một sự đấu trí quyết liệt. Đấu trí giỏi hỗ trợ hiệu quả cho chỗ yếu kém của đấu lực. Hình như người Mỹ nặng về thực tiễn không thấy hết vấn đề này.   

        Tác động tiến công Tết 1968 đến chính trường nước Mỹ. Lần đầu tiên trong lịch sử, qua vô tuyến truyền hình màu, chiến tranh được đưa vào hàng triệu gia đình Mỹ cảnh tàn phá giết chóc của chiến tranh, đặc biệt cuộc tấn công Tết 1968. Trong cuộc chiến đấu ở Sài Gòn, Huế, cũng như các cuộc chiến đấu ở các thành phố và đô thị khác ở Nam Việt Nam, các phóng viên truyền hình có mặt đều quay phim cho các buổi truyền hình tối ở Mỹ, để hàng triệu người Mỹ thấy bi kịch về hành động của chồng, con và anh em họ ở chiến trường. Một lính thuỷ đại đội lính thủy đánh bộ do Myron Harrington chỉ huy ở Huế trả lời một phóng viên ngày 24-2-1968 về câu hỏi: “Anh thấy điều gì là gay go nhất?”. “Không biết địch ở đâu cả, đấy là điều tồi tệ nhất. Mà họ có thể ở bất cứ đâu. Chỉ mong còn được sống. Mọi người đều muốn về nhà và đi học tiếp - Thế thôi ?”.  Harrington cũng nhận xét: “Là một lính thủy đánh bạn, tôi phải ca tụng sự dũng cảm và kỹ luật của quân Bắc Việt Nam. Nhiều khi chúng tôi chỉ cách nhau hai, ba mươi mét. Làm sao sống sót được là tên của trận chiến đấu trong chỗ tranh tối tranh sáng này, nơi có tiếng nổ thường xuyên. Lại còn cái mùi hôi thối (của xác chết), anh ngửi thấy khi ăn khẩu phần y như ăn sự chết chóc. Nó ngấm vào quần áo mà không thể giặt được vì thiếu nước”... Đại đội của anh ta bị 17 chết khi tấn công vào Thành nội.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #135 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2017, 06:46:56 pm »


        Người dân Mỹ, kể cả nhiều chính khách, tin ở những cảnh trên vô tuyến truyền hình hơn là những thông báo lạc quan của chính quyển. Họ thấy VC mạnh hơn nhiều so với những tuyên bố của tổng thống và Westmoreland. Sự tàn phá, chết chóc do bom đạn Mỹ gây ra ở các thành phố và đô thị nhằm đạt mục đích gì? Chồng con họ hy sinh và tàn phế có phải vì lợi ích chính đáng của nước Mỹ không? ấn tượng sâu sắc của cuộc tấn công Tết 1968 vào hàng loạt thành phố và đô thị ở miền Nam, một bất ngờ lớn đối với nhà cầm quyền Mỹ, là Mỹ không thể thống cuộc chiến tranh ở Việt Nam, thậm chí có thể thất bại. Thái độ chung của người Mỹ là: “Trước hết chúng ta tham gia vào công việc ở Việt Nam là một sai lầm. Nhưng bây giờ chúng ta đã ở đấy thì hãy đánh thắng hoặc rút khỏi Việt Nam”.

        Sau cuộc tấn công Tết, uy tín của Johnson đối với việc điều hành cuộc chiến tranh giảm từ 40% xuống còn 26%, về điều hành đất nước nói chung cũng giảm từ 48% còn 36%.  Như vậy dân chúng không còn tin tưởng vào tổng thống. Quan trọng hơn có lẽ là Johnson đã bị bỏ rơi bởi các thành phần phát ngôn của dân chúng như các bình luận viên của báo chí, truyền hình, những nhà doanh nghiệp, các nhà giáo dục, các giáo sĩ và nhiều giới thượng lưu mà tiếng nói ở Washington mạnh hơn các nơi khác. Những người lãnh đạo đã bắt đầu thấy sai lầm của cuộc chiến tranh. Bây giờ họ kết luận là cuộc xung đột vô nghĩa đe dọa chia rẽ và làm rối loạn nội bộ quốc gia và làm tiêu tan tài sản chung, không còn xứng đáng với công sức bỏ ra nữa. Sát với giới nắm quyền lực họ mất tin tưởng vào tổng thống chậm hơn công chúng. Nhưng một khi họ thay đổi thì ảnh hưởng của họ đè nặng lên các nhà chính trị, các chức trách của chính phủ và ngay cả Johnson.

        Cuộc tấn công Tết làm choáng váng Johnson. Phần lớn các báo cáo tới ông đều cho là cộng sản bị suy yếu nên ông không báo giờ có thể tưởng tượng được là họ có thể tấn công sứ quán Mỹ ở Sài Gòn hoặc tấn công các đô thị ở Nam Việt Nam. Sáng ngày 31-1, sau một đêm kiểm tra hàng lô các điện từ Sài Gòn, phản ứng đầu tiên của ông ta là phải phối hợp nhịp nhàng dư luận theo hướng lạc quan. Ông ta ra lệnh cho Westmoreland họp báo hàng ngày để “làm an lòng dân là đã kiểm soát được tình hình” và nói với cơ quan báo chí Nhà trắng là cuộc tấn công của cộng sản đã “hoàn toàn thất bại”. Đồng thời chỉ thị cho Dan Rusk (Bộ trưởng ngoại giao), Mc.Namara (Bộ trưởng Quốc phòng), Walt Rostows (cố vấn an ninh quốc gia) là phát biểu trên báo chí và truyền hình theo hướng đó.

        Nhưng bình luận của báo chí lại theo chiều hướng đen tối. Một bài xã luận bất thường của tờ Wall Street Journal xưa nay vẫn phục thiện cảnh cáo là “nhân dân Mỹ cần phải sẵn sàng chấp nhận triển vọng toàn bộ những cố gắng của Mỹ ở Việt Nam có thể sẽ thất bại”.

        Walter Conkite, một nhân vật có uy tín nhất trong giới báo chí, lời nói có ảnh hưởng rất lớn với cử tri, vốn có quan điểm cân đối về cuộc chiến tranh nếu không nói là có thiện cảm. Bây giờ, vào tối 27-2-1968 ông nêu lên một bản án mới. Vừa từ Sài Gòn về, ông bác bỏ những dự báo của chính quyền về thắng lợi, thay vào đó là dự đoán “chắc chắn hơn bào giờ hết là kinh nghiệm đổ máu ở Việt Nam sẽ đi tới một sứ bế tắc”. Buổi truyền hình làm Johnson bị sốc, phiền muộn, vì nghĩ rằng bài bình luận tuyệt vọng của Conkite sẽ dấy lên dư luận không ủng hộ cuộc chiến tranh. Nhưng Conkite cũng như các nhà báo khác chỉ đi theo sau dư luận công chúng Mỹ, phản ánh hơn là tạo dựng nên.

        Dan Rusk, diều hâu nhất trong đám diều hâu, cũng bắt đầu nghi ngờ cuộc chiến tranh, tuy lần họp báo bị các nhà báo dồn hỏi đòi ông giải thích về sự thất bại của Mỹ trong việc không phát hiện được cuộc tấn công Tết, ông đã nổi cáu một cách không bình thường: “Các anh đứng về phía bên nào? Báo chí, phát thanh, truyền hình không đáng một đồng xu trừ khi Mỹ thắng trận...”. Sau này ông kể lại là dân ở quê ông hỏi “Dean, nếu anh không thể nói với chúng tôi khi nào chiến tranh kết thúc, vậy thì chúng ta cần phải rời bỏ nó.”, lúc đó ông không trả lời được nhưng thâm tâm ông đồng tình với họ .

        Làm sao ông Johnson có thể khơi lên niềm lạc quan đối với cuộc chiến tranh khi đối với nhiều người trợ lý của ông, cuộc chiến tranh đã là một sự ô nhục? Harry Hepherson, người cùng quê, một luật sư trẻ rất nhạy cảm, là người tin cẩn chuyên viết các bài phát biểu của tổng thống, ngồi ở Nhà trắng, bên cạnh buồng teletype, đài thu tin đang nhận tới tấp sự bảo đảm của Westmoreland về sự thất bại dứt khoát của cộng sản. Mc Pherson kể lại là đã thấy sự thật trên màn hình: “Tôi theo dõi sự xâm nhập vào khuôn viên sứ quán Mỹ và thấy khủng khiếp cảnh tướng Loan giết một tù binh VC.  Anh có cảm giác ghê sợ, bất tận về cuộc chiến tranh và tính chất vô đạo đức của nó trong đó một tù binh bị bản bằng cách gí súng vào đầu. Tôi gạt ra bên các điện mật. Tôi được thuyết phục nhiều hơn bởi màn hình và báo chí. Tôi chán ngấy với sự lạc quan không ngừng gửi tới từ Sài Gòn”...
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #136 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2017, 06:47:21 pm »


        Theo Richard Holbrook lúc này được phái đến Sài Gòn để xem xét tình hình thì “đại sứ Ellsworth Bunker còn bình bĩnh nhưng Westmoreland thì mất tinh thần, bị xúc động mạnh, con người hoàn toàn suy nhược”, khác hẳn những bức điện lạc quan gửi về Washington. ông ta “bị choáng váng về việc cộng sản có thể phối hợp nhiều cuộc tấn công như thế mà lại trong vòng bí mật”.

        Johnson rất lo ngại về Khe Sanh vì nơi đây có thể trở thành Điện Biên Phủ, sẵn sàng gửi thêm quân cho Westmoreland. Nhưng Westmoreland không nhận vì nếu có quân thêm thì trái với các nhận định lạc quan của ông ta. Ngày 8-2-1968, tướng Wheeler - Chủ tịch tham mưu trương liên quân, điện cho Westmoreland là tổng thống không sẵn sàng nhận sự thất bại” và thêm “nếu anh cần thêm quân thì xin đi”. Westmoreland đáp là cần một sư đoàn mới vào tháng 4 nếu tình hình ở các tỉnh phía Bắc của Việt Nam xấu đi.  Wheeler dặn dò Westmoreland là cuộc xung đột đã vào “giai đoạn quyết liệt” và đòi ông ta đưa ra yêu cầu cần thiết cho mọi tình huống. Ngày 11-2-1968, Wheeler giải thích cho Johnson là Westmoreland không “kiên quyết đòi tăng quân và có thể đối phó với tình hình, nhưng thêm quân sẽ cho ông ta tăng thêm khả năng giành lại chủ động và tiến hành tấn công vào lúc thích hợp”. Thế là Westmoreland chính thức xin thêm quân, gạt bỏ sự lạc quan trước đây. Trong điện có câu “sự thất bại hoàn toàn có thể xảy ra nếu tôi không được tăng thêm quân. Tôi rất cần được tăng viện. Thời gian là cốt tử”.

        Wheeler và các tham mưu trưởng liên quân muốn tăng quân để buộc Johnson phải cho phép động viên lực lượng dự bị, điều mà Johnson đã nhiều lần từ chối, để cho nhiều đơn vị Mỹ chỉ còn khung, thiếu hẳn quân số. Ngay đơn vị duy nhất sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ nước Mỹ là Sư đoàn 82 dù cũng phải rút 1/3 quân số để đưa sang Việt Nam. Thủy quân lục chiến cũng không hấp dẫn đối với người được tuyển mộ. Để tình trạng lực lượng như vậy ảnh hưởng lớn đến vai trò toàn cầu của Mỹ và rơi vào đúng sự đánh giá của tướng Võ Nguyên Giáp là cuộc chiến tranh làm chảy máu nước Mỹ.

        Ngày 23-2-1968, Wheeler bay sang Sài Gòn, thông báo là Mc Namara sẽ bị thay thế bởi Clark Clifford con người khuyến khích sự cứng rắn; có thể Johnson đồng ý động viên dự bị, cho phép đánh sang Lào, Cam-pu-chia và cả phần phía Nam của Bắc Việt Nam. Thế là Westmoreland tính toán và đưa ra con số là 206.000 quân tăng thêm cho Việt Nam, trong đó 108.000 vào 1-5-1968, số còn lại vào tháng 9 và tháng 12 nếu cần thiết.

        Khi báo cáo với Johnson, Clifford không nói đến việc đánh sang Lào và Căm-pu-chia. Trái lại, Westmoreland người chỉ huy ở chiến trường đang ở trong tình thế nguy hiểm nếu không nhanh chóng nhận được tăng viện. Trái với sự lạc quan trước đây của Westmoreland, ông ta nói cuộc tấn công Tết là một đòn đau và lưu ý là “cuộc tấn công to lớn, mãnh liệt trong phạm vi toàn lãnh thổ của địch chưa phải đã chấm dứt”. Con đường duy nhất để tránh thảm họa ở Việt Nam là tăng thêm quân, có nghĩa là phải động viên dự bị. Clark Clifford cùng dự buổi báo cáo hôm đó, ngày 28-2-1968, còn nhớ là báo cáo quá đen tối, quá chán ngán đến nỗi gây ra một cú số thực sự. Chưa báo giờ ông ta thấy Johnson lại lo lắng đến thế...

        Đây là một thách thức lớn nhất về vấn “đề Việt Nam đối với Johnson là người đã suy nghĩ nát óc trước khi đưa quân vào Việt Nam cách đây 3 năm. Đáp ứng yêu cầu thêm quân của Wheeler thì phải đặt đất nước vào tình trạng chiến tranh đang tăng lên trong năm bầu cử tổng thống. Nhưng bác bỏ Wbeeler có nghĩa là từ bỏ chiến thắng và có khi còn chuốc lấy thất bại. Johnson không thể xét đoán nếu không sự nghiên cứu toàn diện về các sự lựa chọn. Quay sang Clifford, ông giao cuộc nghiên cứu mới này và nói: “Hãy cho tôi điều gì ít xấu nhất”...

        Clifford là một trong những luật sư nổi tiếng nhất ở Washington, đã thành công trong sự nghiệp: tiền tài, uy tín, quyền lực nên không cần một vị trí cao nào để tự đặt mình. Nhận chức Bộ trưởng Quốc phòng là để giúp Johnson, có thể nói thẳng thắn hơn các người khác trong Nhà trắng; các quan chức Bộ Quốc phòng lúc đầu rất ngán cái ông bộ trưởng diều hâu này, có người còn định từ chức, nhưng sau lại nghĩ là phải làm thay đổi ông ta. Clifford từ trước đến nay là người rất kiên trì bảo vệ chính sách Việt Nam của chính phủ nên Johnson hy vọng ông ta là người vững vàng hơn Mc Namara.  Mùa hè năm 1967, Johnson cử ông ta đi thuyết phục một số đồng minh của Mỹ tăng thêm quân đến Việt Nam. Những nhà lãnh đạo các nước Thái Lan, Phi-li-pin, Úc và Tân Tây Lan - là những đôminô bị đe dọa bởi cộng sản - đều từ chối tăng quân. Trở về nước, Clifford thấy: “Phân vân, lúng túng, lưu tâm” là có thể “đánh giá của chúng ta về sự nguy hiểm cho sự ổn định ở Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương là phóng đại”. Sự nghi ngờ của ông ta tăng hơn nửa sau khi ông vào Nhà trắng từ 1-3-1968.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #137 vào lúc: 25 Tháng Ba, 2017, 07:49:16 am »


        Ở Bộ Quốc phòng có Paul Warnke, trợ lý bộ trưởng về các vấn đề an ninh quốc tế, được hơn một năm đã nhanh chóng đẩy cuộc chiến đấu ở Việt Nam đi vào ngõ cụt, ở đó lính Mỹ chết vô ích bởi vì tuy có thắng nhiều trận nhưng không thể thắng được cuộc chiến tranh. Warnke đã thuyết phục được Mc Namara theo quan điểm đó. Nay phải tác động Clifford, nếu không kết quả ông sẽ từ chức.

        Johnson giao nhiệm vụ cho Clifford ngày 28-2, đòi ngày 4-3-1968 phải trả lời. Thật quá gấp. Nhóm nghiên cứu gồm 13 người trong đó có Rusk, Rostows, Wheeler, Maxwell Taylor, Henry Fowler (Bộ trưởng Bộ Tài chính) và Mc Namara.

        Sau khi phân tích về địa lý chính trị, Rostows lập luận đòi có hành động cứng rắn ở Việt Nam để ngăn chặn “xâm lược ở Trung Đông, các nơi khác ở châu Á, và có thể ở cả cháu Âu” và trong những tuần sắp tới, ông ta ép Johnson chuẩn y cho đánh thọc vào Bắc Việt Nam và Lào. Wheeler và Taylor ủng hộ cách đề cập năng động đó, trong khi Mc Namara cho rằng sự lựa chọn duy nhất là một giải pháp thương lượng. Fowler đưa ra một ý nghĩ ôn hòa. ông giải thích là tăng cường lực lượng sẽ tăng chi phí của cuộc chiến tranh và do đó phải chia cắt bớt các chương trình xã hội ở trong nước, giảm một số chi tiêu về quân sự và ngoại viện. Ngay như thế, cũng cần phải tăng thuế, nhưng khó được Quốc hội thông qua. Nhưng khó khăn nghiêm trọng về kinh tế và tài chính đe dọa đất nước, trừ phi chính quyền kêu gọi được sự hy sinh của nhân dân, một chiều hướng không thể chấp nhận được trong năm bầu cử tổng thống.

        Clifford hiểu ngay tình hình rắc rối nàv vượt xa vấn đề hạn hẹp là triển khai thêm quân. ông đứng trước một việc là đánh giá lại toàn bộ chính sách của Mỹ đối với Việt Nam.  Thay vào việc chỉ đánh giá nhu cầu tăng quân và vũ khí, ông ta phải kiến nghị “việc thông minh nhất cần phải làm cho đất nước” .

        Các bộ phải khẩn trương gửi các kiến nghị đến để góp tài liệu cho bản báo cáo. Warnke được Clifford giao cho nhiệm vụ chắp bút, có suy nghĩ là thủ trưởng mới sẽ “làm những điều mà chúng tôi nghi là cần phải làm”. Bộ phận tham mưu của ông phần lớn là các chức trách dân sự và quân sự còn trẻ, đã chán ngấy sự vô nghĩa của cuộc chiến tranh, thấy đây là cơ hội duy nhất để thực hiện một sự thay đổi lớn. “Chúng tôi sẽ viết những gì chúng tôi đã suy nghĩ dù có bị đuổi việc”. Họ đã hoàn thành dự thảo “đánh thẳng vào những động cơ cơ bản” của Mỹ ở Việt Nam.

        Ngày 1-3, Warnke đọc bản dự thảo cho Clifford, Wheeler và một số khác cùng nghe, vẽ lên một cảnh không hấp dẫn về tình hình. Do cộng sản có thể đáp ứng mọi sự tăng quân của Mỹ, việc leo thang theo đề nghị của Wheeler và Westmoreland không hứa hẹn sớm chấm dứt cuộc chiến tranh. Hơn nữa chiến lược đó sẽ kéo theo sự chi tiêu lớn ở Việt Nam và đặc biệt ở Mỹ và sự phụ thuộc của chi phí về kinh tế và xã hội đối với chi phí về quân sự sẽ dấy lên một nguy cơ đưa tới một cuộc khủng hoảng không thể lường trước được. Hơn nữa, tăng thêm nhiều quân Mỹ sẽ khuyến khích chế độ Sài Gòn tin rằng Mỹ “sẽ tiếp tục tiến hành cuộc chiến tranh khi họ làm chính trị ở hậu trường và cho phép tham nhũng một cách rộng rãi”. Do đó Warnke đề nghị các đơn vị Mỹ rút về bảo vệ vùng đông dân ở ven biển và yêu cầu quân đội Nam Việt Nam được huấn luyện và trang bị để trở thành lực lượng có hiệu quả hơn.

        Bản trình bày của Warnke làm cho Wheeler kính ngạc và các tham mưu trưởng liên quân nhanh chóng đáp lại bằng yêu cầu có hành động mạnh mẽ. Westmoreland lại kêu gọi cho đánh sang Lào, trong khi đô đốc Sharp muốn ném bom mạnh hơn nữa Bắc Việt Nam vì sự cứng rắn “là chính sách duy nhất mà cộng sản hiểu được”.

        Sự mơ hồ của các biện pháp làm Clifford lo ngại. Ông muốn có sự trả lời chính xác của Wheeler và đồng sự của ông ta. “Cần thời gian bao nhiêu để thắng lợi ở Việt Nam? Họ có cần nhiều quân hơn nữa không? Họ có thể cần nhiều hơn, kẻ địch có thể tăng quân tương xứng để đáp lại phần chưa có”. Như vậy kế hoạch nào có thể thắng cuộc chiến tranh? Chỉ có kế hoạch là tiêu hao sẽ làm cho cộng sản suy nhược, nản lòng. Đã có dấu hiệu nào là họ đã đến điểm đó chưa? Không, chưa có dâu hiệu nào”.

        Từ đầu tháng 3, Clifford đã lẳng lặng quay ra chống chiến tranh và kết luận “việc chúng ta sắp làm là hao phí của cải của đất nước và tính mạng con người chúng ta ở nơi rừng rậm”. Từ đó Mỹ cần cắt đứt sự dính dáng vào Việt Nam và rút ra từng bước. Người quyết định cuối cùng là tổng thống, nên cần phải thận trọng, không nên để Johnson bị đột ngột. Và cũng không nên tạo ra đối địch với Wheeler và các tham mưu trưởng liên quân.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #138 vào lúc: 25 Tháng Ba, 2017, 07:49:51 am »


        Ngày 4-3, sau khi gọt rũa kiệt sức ngày cuối tuần, Clifford gửi bản báo cáo tới Nhà trắng. Báo cáo này thận trọng hơn nhiều so với đề nghị của Warnke, nhưng có điều chủ yếu là làm Johnson bớt chú ý đến việc xét tăng quân mà đưa ông ta vào xét vào đề rộng lớn hơn. Đồng ý việc động viên dự bị nếu có những yêu cầu khẩn cấp trên thế giới nhưng không đồng ý tăng vai trò chiến đấu của Mỹ ở Việt Nam, vì “không có lý do nào để tin rằng cộng sản có thể bị đánh bại nếu thêm 200.000 quân Mỹ, thậm cíi tăng gấp đôi, gấp ba số lượng đó”. Báo cáo có nêu Westmoreland không nên tìm cách đánh bại hoàn toàn kẻ địch, nghĩa là nên rút quân Mỹ về ven biển và cảnh cáo chính quyền Nam Việt Nam là sự viện trợ của Mỹ tiếp tục tùy theo sự cải tiến quân đội của họ. Như vậy lần đầu tiên chế độ Sài Gòn được lưu ý là sự kiên trì của Mỹ có giới hạn.

        Phản ứng của Johnson rối xòe. Ông thấy bản báo cáo bi quan, không đúng và muốn dựa vào Westmoreland hơn là số dân sự ở Bộ Quốc phòng. Nhưng ông ta cũng nhạy cảm vời những phê phán ngày càng tăng về cuộc chiến tranh của báo chí và truyền hình, nên ông lùi lại việc ra quyết định. Lúc này, Rusk đề xuất với Clifford một sáng kiến để gây lại uy tín cho tổng thống: giảm việc ném bom Bắc Việt Nam, coi như tiền đề cho cuộc thương lượng với cộng sản. Nếu họ từ chối thì sẽ có cớ để tăng cường chiến tranh: Vấn đề này được đưa ra‘với Johnson ngày 5-3. Nhưng Clifford và Warnke phản đối, vì sợ cộng sản không chấp nhận sẽ là cớ để các tham mưu trưởng liên quân đòi mở rộng chiến tranh. Trong 3 năm qua đã có 8 lần ngừng ném bom nhưng không có kết quả. Nhưng Clifford nghĩ lại là cũng cần có một đề nghị hòa bình để làm dịu dư luận, có thể có lúc phải dùng đến ý kiến của Rusk.

        Tin tức về tăng quân đã lọt đến Thượng viện. Thượng nghị sĩ Robert Kennedy phản đối ngay trên diễn đàn Thượng viện. Các thượng nghị sĩ khác như William Fallright và Gaylord Nelson tố cáo mọi cuộc leo thang. Fallright tuyên bố “chúng ta đã chọn địa điểm sai lầm, tiến hành một cuộc chiến tranh sai lầm”. Các thượng nghị sĩ thuộc phái diều hâu như John Stennis, Shenry Jackson xưa nay vẫn ủng hộ giới quân sự, nay cũng thấy sự vô vọng của cuộc chiến tranh. Hai ông đã thông báo quan điểm cho Clifford và cho cả Wheeler, cảnh cáo là họ không thể xin thêm quân nếu chính quyền không có chiến lược thắng cuộc chiến tranh.

        Thứ trưởng Bộ Không quân Townsed loopes đã chuyển sang chống cuộc chiến tranh, đã lộ cho phóng viên Nữu-ước thời báo là đang có sự tranh cãi về tăng quân ở Bộ Quốc phòng. Thế là phóng viên điều tra tích cực tin này.

        Ngày 10 - 3, tờ Times đăng trên trang nhất 3 dòng tít lớn:“Westmoreland xin thêm 206.000 quân, gây tranh cãi trong chính quyền, Johnson nổi giận, nhưng sai lầm là đã cho thư ký báo chí công bố là Nhà trắng chưa nhận được yêu cầu tăng quân cụ thể.

        Rusk phải đến báo cáo trong 11 tiếng đồng hồ ở ủy ban đối ngoại của Thượng viện, làm cho dân Mỹ hiểu là có sự bất đồng giữa Thượng viện và chính quyền về vấn đề Việt Nam.  Đúng thời gian này, thượng nghị sĩ Eugene Mc Carthy tuyên bố sẽ ứng cử trong đảng Dân chủ để được đề cử ra tranh cử tổng thống với nội dung là hòa bình ở Việt Nam. Ba ngày sau, Robert Kennedy cũng tuyên bố ra ứng cử cũng với đề tài Việt Nam để đánh bại Johnson. Ông sẽ không ứng với hai điều kiện: Johnson phải công nhận công khai chính sách sai lầm về Việt Nam và cử một ủy ban có ông (tức Kennedy) là thành viên để kiến nghị chính sách mới về Việt Nam. Johnson bác bỏ đề nghị này và tuyên bố ngày 17-8: “chúng ta sẽ và đang thắng”.

        Cuộc họp của đảng Dân chủ ở Wisconsin dự định vào 2-4, Johnson bị thách thức nghiêm trọng bởi cả Kennedy và Mc Carthy. Các cố vấn của Johnson thấy không những ông sẽ thất bại mà rồi đảng Dân chủ cũng sẽ thất bại. Một trong số cố vấn là James L.Rowe, đảng viên kỳ cựu từ thời Russevelt, gửi cho Johnson một kiến nghị: trong khi Kennedy và Mc Carthy là ứng cử viên hòa bình, ông không thể là ứng cử viên của chiến tranh. Bây giờ ít người muốn thắng cuộc chiến tranh. Mọi người muốn rút khỏi Việt Nam, vấn đề còn lại là rút ra như thế nào. “Hãy có hành động nào đó thật hấp dẫn, thật nổi bật” để lấy lại ngọn cờ hòa bình.

        Sáng 20-3, sau khi nhận được kiến nghị của Rowe, Johnson gọi điện cho Clifford và nói: “Hãy làm một đề nghị hòa bình”. Ba ngày sau, Johnson bí mật phái Wheeler đi Phi-lip-pin để báo cho Westmoreland là đừng có hy vọng được tăng quân. Tổng thống chỉ cho thêm 13.500 quân, còn Westmoreland phải gợi ý Nam Việt Nam nỗ lực hơn. Dưới áp lực của Mỹ, Sài Gòn mới động viên thanh niên 18 tuổi, điều mỉa mai là Mỹ đã động viên loại cùng tuổi từ 3 năm nay.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #139 vào lúc: 25 Tháng Ba, 2017, 07:50:30 am »


        Qua thái độ có thay đổi của Clifford, Johnson giảm lòng tin với ông ta, có khi hỏi ý kiến, có khi không, giữa hai người đã có khoảng cách. Lúc này Johnson không muốn mở rộng chiến tranh, nhưng cũng chưa muốn rời bỏ Việt Nam. Ông chưa sẵn sàng cho ngừng ném bom Bắc Việt Nam vì sợ rằng có thể làm nguy hại cho lực lượng Mỹ ở Khe Sanh.  Chiến lược của ông bây giờ là “hãy treo lại”.

        Cuối tháng 3, Clifford và các trợ lý ở Bộ Quốc phòng thấy thất vọng, muốn cả tập thể từ chức, nhưng lại thấy việc đó làm rung chuyển chính quyền và làm chia rẽ đất nước. Clifford nghĩ cách lùng liều thuốc mạnh để thay đổi cách suy nghĩ của Johnson. ông tính mời các chính trị quốc gia lão thành họp lại, gọi là hội nghị những nhà khôn ngoan để góp ý kiến với Johnson (kiểu hội nghị Diên Hồng của ta).  Clifford rất khôn khéo, đã gọi điện trước khi mời thì phần lớn các vị trước đây ủng hộ chiến tranh, từ sau cuộc tấn công Tết quay sang chống chiến tranh. Dan Acheson nguyên bộ trưởng Ngoại giao thời Truman là người chủ chốt của nhóm người trên, đã yêu cầu Clifford tìm cách rút ra khỏi cuộc chiến tranh, Arthur Golaberg, đại sứ Mỹ ở Liên hiệp quốc cũng có quan điểm như vậy.

        Nhóm được mời dự gồm 14 người, họp ăn cơm tối ở Bộ Ngoại giao ngày 25-3. Có mặt ngoài Acheson và Goldberg, Gcórge Ball, Megxorge Bundy, Henry Cabot Lodge, Abe Forta8 đều là các Vị đã từng tranh cãi nhiều về Việt Nam. Các vị mới là Douglas Dillon, nhà tài chính đã từng phục vụ cả Tổng thống Eisenhower và Kennedy; John J.Mc Cloy và Robert Murphy nhà ngoài giao, Maxwell Taylor và hai đại tướng đã về hưu: Omar Pnadly của đại chiến 2 và Mathew Ridway, Tư lệnh Mỹ trong chiến tranh Triều Tiên. Tất nhiên còn có Rusk, Rostows, Wheeler và Clifford.

        Clifford nêu ba sự lựa chọn của tổng thống để mọi người góp ý kiến: leo thang chiến tranh với tăng quân và ném bom mạnh hơn; theo đuổi chiến tranh như mức hiện nay; hoặc giảm.

        Hôm sau hội nghị lại tiếp tục, ăn trưa cùng Johnson. Tổng thống hỏi ý kiến từng người một. Các câu trả lời làm ông ta kinh ngạc. Tất cả đều muốn rút ra khỏi cuộc chiến tranh, trừ Bradley, Murphy, Fortas và Taylor. Acheson ngồi bên phải Johnson là người nói nhiều nhất: Vấn đề cơ bản ở Việt Nam là chế độ Sài Gòn thiếu sự ủng hộ của dân chúng, và cũng vấn đề đó gây tai họa cho chính quyền Mỹ, tức là thiếu sự ủng hộ của quần chúng đối với cuộc chiến tranh. Khi một người phản đối ý kiến của ông ta về chính sách của Mỹ là một cố gắng để áp đặt một giải pháp quân sự đối với cộng sản, Acheson nổi giận: “Thế ta đưa 500.000 quân đến đó để đuổi theo gái à ? Các anh đều biết rõ là chúng ta cố ép kẻ địch để có hòa bình...”.

        Khi các cố vấn nổi tiếng đi rồi, Johnson càu nhàu “có kẻ nào đó bỏ thuốc độc vào giếng”. Bực tức ông ta ra lệnh tìm cho ra thủ phạm, cho gọi Habib lại nhưng Habib đã đi khỏi thủ đô. Trong hồi ký, Johnson thừa nhận là các chính khách lão thành đã làm ông ta lung lay sâu sắc. “Nếu các vị đó bị ảnh hưởng sâu sắc bởi các báo cáo về cuộc tấn công Tết đến như thế thì người dân bình thường sẽ suy nghĩ như thế nào?”, ông cảm thấy “chúng ta tự đánh bại chúng ta”. Clifford rất khoái, nhưng còn phải làm thế nào để Johnson quyết định xuống thang chiến tranh, ông liên kết với Mc Pherson là người viết các bài phát biểu cho tổng thống và có quan điểm gần với Clifford. Hiện Mc Pherson đang được chỉ thị của Johnson viết bản tuyên bố vào cuối tháng 3. Đến tuần cuối cùng đã dự thảo đến năm, sáu lần. Đây là một công trình do nhiều cơ quan đóng góp ý kiến. Clifford gặp ở Bộ Ngoại giao Rusk, Rostows, William Bundy và Mc Pherson, muốn thay đổi hẳn bản dự thảo vì đây là một bài giảng về chiến tranh không phải là một tuyên bố hòa bình mà tổng thống cần. Ví dụ, câu đầu là: Tôi muốn nói về chiến tranh ở Việt Nam, yêu cầu thay bằng tôi muốn nói về hòa bình ở Việt Nam.

        Cả Clifford, Rusk, Rostows đồng ý thêm câu hạn chế ném bom miền Bắc Việt Nam. Sáng 30-3, Johnson họp các cố vấn để thông qua lần cuối cùng bài tuyên bố để đọc vào 9 giờ tối 31-3. Cuộc họp kéo dài đến tận chiều.

        Như ta đã biết, Johnson tuyên bố không ứng cử nhiệm kỳ 2, hạn chế ném bom miền Bắc dưới vĩ tuyến 20, sẵn sàng đàm phán với Việt Nam dân chủ cộng hòa (chỉ định Averel Harnman đàm phán khi nào cộng sản chấp nhận).

        Như vậy, cuộc tấn công Tết 1968 đã tác động rất sâu rộng đến nhân dân và chính giới Mỹ, đặc biệt là lật ngược quan điểm của những nhà chính trị, quân sự diều hâu nhất, chính những người này đã góp phần quyết định để tổng thống Mỹ phải xuống thang chiến tranh, mở đường cho việc rút quân Mỹ về nước.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM