Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 11:02:53 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tết Mậu Thân 1968 - Bước ngoặt lớn của cuộc KCCM cứu nước  (Đọc 28900 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #120 vào lúc: 25 Tháng Ba, 2017, 07:56:20 am »


        II. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA TA TRONG THỜI KỲ MỚI

        1. Nhiệm vụ trọng đại và cấp bách của ta trong thời kỳ mới là động viên những nỗ lực lớn nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ở cả hai miền, đưa cuộc chiến tranh cách mạng của ta lên bước phát triển cao nhất, dùng phương pháp tổng công kích và tổng khởi nghĩa để giành thắng lợi quyết định, đạt tới mục tiêu chiến lược mà Đảng ta đã đề ra là:

        a) Tiêu diệt và làm tan rã tuyệt đại bộ phận quân ngụy, đánh đổ ngụy quyển các cấp, giành toàn bộ chính quyền về tay nhân dân.

        b) Tiêu diệt một phần quan trọng sinh lực và phương tiện chiến tranh của Mỹ, làm cho quân Mỹ không thực hiện được các nhiệm vụ chính trị và quân sự của chúng ở Việt Nam.

        c) Trên cơ sờ đó, đập tan ý chí xâm lược của Mỹ, buộc Mỹ phải chịu thua ở miền Nam, chấm dứt mọi hành động chiến tranh đối với miền Bắc, còn ta thì bảo vệ được miền Bắc xã hội chủ nghĩa và đạt được những mục tiêu trước mắt của cách mạng miền Nam là độc lập, dân chủ, hòa bình, trung lập tiến tới thống nhất nước nhà.

        Trong quá trình phấn đấu để giành thắng lợi quyết định theo những mục tiêu chiến lược nói trên, ta sẽ làm cho lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang của ta lớn mạnh vượt bậc, làm cho lực lượng địch tiếp tục suy yếu nhanh chóng, do đó mà bảo đảm cho ta có thể đối phó thắng lợi với bất cứ tình huống nào của cuộc chiến tranh.

        2. Chúng ta tiến hành tổng công kích và tổng khởi nghĩa như thế nào?

        Trước hết, cần nhận rõ ràng cuộc tổng công kích và tổng khởi nghĩa sắp tới sẽ là một giai đoạn, một quá trình tiến công chiến lược rất mãnh liệt và phức tạp, kết hợp tiến công quân sự với tiến công chính trị, thực hành ba mũi giáp công trên cả ba vùng chiến lược và phối hợp với tiến công ngoại giao. Đó là một giai đoạn bao gồm nhiều chiến dịch lớn của lực lượng vũ trang cách mạng ở các vùng chiến lược quan trọng kết hợp với những cuộc nổi dậy dưới nhiều hình thức của quần chúng nhân dân cách mạng ở các thành thị và vùng nông thôn còn tạm bị chiếm, bao gồm những cuộc công kích kết hợp với những cuộc khởi nghĩa tại "đô thành" của địch và các thành phố lớn, đặc biệt là các thành phố X, Y, Z, nơi tập trung bộ máy quân sự và hành chính đầu não của địch.

        Cuộc  iến công của các lực lượng vũ trang trên các chiến trường chính và sự nổi dậy của nhàn dán ở các thành thị lớn là hai mũi tiến công chính kết hợp chặt chẽ với nhau, trợ lực lẫn nhau và thúc đẩy toàn bộ cuộc tổng công kích và tổng khởi nghĩa khắp cả ba vùng thành thị, nông thôn đồng bằng và rừng núi. Đặc biệt, cuộc tiến công của các lực lượng vũ trang và sự nổi dậy của quần chúng nhân dân ở các thành thị lớn là mũi nhọn thọc vào yết hầu của địch, có tầm quan trọng quyết định đối với toàn bộ chiến trường và toàn cuộc chiến tranh. Vì vậy, tất cả những cuộc công kích và khởi nghĩa ở các vùng khác trên chiến trường miền Nam đều có nhiệm vụ phối hợp chặt chẽ với các thành thị và trợ lực đầy đủ cho các cuộc công kích và khởi nghĩa ở các thành thị lớn. 

        Tổng công kích và tổng khởi nghĩa là một quá trình ta liên tục tiến công, truy kích, tiêu diệt và đánh đổ địch cả về quân sự và chính trị, đồng thời cũng là quá trình dịch phản kích ác liệt để giành giật và chiếm lại những vị trí chiến lược quan trọng đã mất. Giai đoạn tổng công kích và tổng khởi nghĩa sẽ kéo dài trong một thời gian nào đó hoặc có thể rút ngắn hơn, điều ấy tuỳ thuộc vào sự cố gắng chủ quan của ta và sự đối phó của địch. Nhưng trong tình hình địch phải chuyển vào thế bị động phòng ngự và đang tiến thoái lưỡng nan về chiến lược như hiện nay thì những cố gắng chủ quan và nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh của ta có tác dụng quyết định trực tiếp.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #121 vào lúc: 25 Tháng Ba, 2017, 07:56:53 am »

     
        3. Muốn thực hiện thắng lợi cuộc tổng công kích và tổng khởi nghĩa, ta phải đủ sức mạnh về quân sự và chính trị, phải biết chọn đúng những hướng tiến công và những biện pháp tiến công chiến lược.

        Ta tiến hành tổng công kích và tổng khởi nghĩa không phải trong điều kiện kẻ địch đã kiệt quệ trong một cuộc chiến tranh thế giới (như trong trường hợp Cách mạng Tháng Mười Nga, hoặc Cách mạng Tháng Tám của ta), mà là trong những điều kiện như sau: về mặt quân sự, địch còn trên một triệu quân và một tiềm lực chiến tranh lớn, nhưng đội quân đó đã liên tiếp thất bại về chiến lược và chiến thuật, quân số tuy đông nhưng tinh thần bạc nhược và bắt đầu suy sụp về mặt chính trị, địch đang lâm vào tình trạng khủng hoảng toàn diện và nghiêm trọng, chứng tỏ ra không thể thống trị nhân dân miền Nam được nữa và nhân dân miền Nam cũng không chịu sống dưới ách thống trị của chúng nữa; trong khi đó, ta đang trên thế thắng và đang nắm quyền chủ động trên khắp chiến trường; lực lượng vũ trang của ta đã lớn mạnh về mọi mặt, đội quân chính trị quần chúng của ta rất hùng hậu; đại bộ phận quần chúng nhân dân trong các vùng tạm bị chiếm đã được rèn luyện và thử thách qua nhiều năm đấu tranh gay go và đã tỏ rõ quyết tâm cách mạng rất cao.

        Trong những điều kiện như vậy, về phương pháp, ta chủ trương không chỉ phát động tổng công kích, mà còn đồng thời phát động tổng khởi nghĩa, tức là dùng lực lượng vũ trang mạnh của ta đánh vào các binh đoàn chủ lực của địch, đánh mạnh vào "đô thành" và các thành phố khác, tạo điều kiện cho hàng triệu quần chúng ở thành thị và các vùng nông thôn còn tạm bị chiếm nổi dậy khởi nghĩa, phối hợp với lực lượng vũ trang của ta để tiêu diệt và làm tan rã quân địch, đánh đổ các cơ quan đầu não của ngụy quyền, làm rối loạn và tê liệt đến tận gốc bộ máy chiến tranh của Mỹ và ngụy, biến hậu phương và dự trữ chiến lược của địch thành hậu phương và dự trữ chiến lược của ta, vừa liên tục tiến công tiêu diệt địch, vừa không ngừng phát triển lực lượng ta về chính trị và quân sự, làm thay đổi mau chóng lực lượng so sánh một cách có lợi cho ta, không có lợi cho địch và giành thắng lợi quyết định về ta.

        Để thực hiện tổng công kích và tổng khởi nghĩa, một mặt, phải sử dụng tốt nhất lực lượng vũ trang của ta, căng địch ra khắp chiến trường, phải biết điều động lực lượng quân sự của địch ra các chiến trường quan trọng và sử dụng những quả đấm mạnh đánh quả các binh đoàn chủ lực của địch, đồng thời biết kịp thời phản công tiêu diệt địch, bẻ gãy các cuộc phớn kích của chúng; mặt khác, đòn chính của ta phải nhằm vào các thành thị quan trọng, kết hợp lực lượng xung kích về quân sự với lực lượng chính trị của quần chúng ở các thành thị và vùng nông thôn kề cận vùng dậy đánh sụp các cơ quan đầu não của Mỹ và ngụy, đánh phá các hậu cứ, các cơ sở hậu cần, các trung tâm thông tin và các phương tiện giao thông vận tải chiến lược của địch là những yếu tố vật chất không thể thiếu được trong bản thân sức mạnh của quân đội chính quy và hiện đại của Mỹ, đồng thời kêu gọi binh lính ngụy quay lại cùng với nhân dân khởi nghĩa. Đó là đòn ác liệt nhất đánh vào óc, tim, mạch máu của địch và cũng là cách đánh tốt nhạt để thực hiện ba mũi giáp công trong cả ba vùng chiến lược, để tiêu diệt sinh lực địch đến mức cao nhất, làm sụp đổ chỗ dựa chính trị của địch và đè bẹp ý chí xâm lược của chúng.

        4. Trong quá trình tổng công kích và tổng khởi nghĩa, phải nắm vững những phương châm và nguyền tắc như sau:

        Về phương châm, chúng ta phải thực hiện đến mức cao nhất các mặt kết hợp và phối hợp sau đây:

        -  Kết hợp đấu tranh quán sự với đấu tranh chính trị và ngụy vận, địch vận, thực hiện cho kỳ được khẩu hiệu "công nông binh liên hiệp".

        -  Kết hợp hoạt động ở cả ba vùng chiến lược: thành thị, nông thôn đồng bằng và rừng núi, đặc biệt chú ý kết hợp chặt chẽ và khôn khéo hoạt động trong các thành thị với hoạt động ở các vùng nông thôn kế cận. Phối hợp nhịp nhàng kế hoạch hành động trong phạm vi từng vùng một và trên phạm vi toàn chiến trường.

        -  Ở thành thị, kết hợp lực lượng vũ trang và lực lượng chính trị từ ngoài tiến công vào với sự nổi dậy mạnh mẽ dưới nhiều hình thức của hàng triệu quần chúng nhân dân trong thành phố.

        -  Kết hợp việc tiêu diệt và làm tan rã địch với việc tăng cường nhanh chóng lực lượng của ta cả về quân sự và chính trị, làm cho ta càng đánh càng mạnh và có thể đối phó một cách thắng lợi với mọi tình huống diễn biến của cuộc chiến tranh.

        -  Kết hợp chặt chẽ tiến công quân sự, tiến công chính trị trong nước với tiến công ngoại giao.

        -  Phối hợp cuộc đấu tranh của nhân dân ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia, thực hiện sự giúp đỡ nhau một cách thích hợp, làm cho địch không thể sử dụng được thế lực phản động ở Lào và Campuchia để chống lại phong trào cách mạng ở Việt Nam, đồng thời tranh thủ sự ủng hộ mạnh mẽ và tích cực của các nước xã hội chủ nghĩa anh em và của phong trào nhân dân thế giới chống Mỹ xâm lược.

        Nguyên tắc cơ bản cần nắm vững trong quá trình tổng công kích và tổng khởi nghĩa là:

        Tập trung lực lượng quân sự và lực lượng chính trị đến mức cao nhất, một cách hợp lý nhất, tiến công mãnh hệt vào những hướng chiến lược chính; kiên quyết tiến công, liên tục tiến công, nhằm đúng vào những nơi xung yếu của địch mà đánh những đòn quyết định, giành cho kỳ được thắng lợi ở những nơi quyết định, phải tuyệt đối giữ cho được nhân tố bất ngờ; phải biết giành thắng lợi từng giờ, từng phút và không ngừng mở rộng thắng lợi; kiên quyết chống trả và bẻ gãy các cuộc phản kích của địch và truy kích địch đến cùng để giành thắng lợi cao nhất.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #122 vào lúc: 25 Tháng Ba, 2017, 07:59:17 am »


        5. Dự đoán những khả năng phát triển của tình hình:

        Có thể có ba khả năng:

        a) Khả năng thứ nhất là ta giành được thắng lợi to lớn ở các chiến trường quan trọng, những cuộc công kích và khởi nghĩa của ta cuối cùng thành công ở các thành thị lớn và ta lần lượt đập tan được những cuộc phản kích của địch, làm cho địch thất bại dện mức không thể gượng lại được nữa, đè bẹp ý chí xâm lược của địch, bắt chúng phải chịu thua, phải thương lượng, đi đến kết thúc chiến tranh theo những mục tiêu và yêu cầu của ta.

        b) Khả năng thứ hai là tuy ta giành được những thắng lợi quan trọng ở nhiều nơi, nhưng địch cố gắng tập trung và tăng viện thêm lực lượng từ ngoài vào, giành lại và giữ vững được những vị trí quan trọng, ổn định được các thành thị lớn, nhất là đô thành" và dựa vào các căn cứ lớn để tiếp tục chiến đấu với ta.

        c) Khả năng thứ ba là Mỹ động viên và tăng viện thêm nhiều lực lượng, mở rộng chiến tranh cục bộ ra miền Bắc Việt Nam, sang Campuchia và ở Lào, hòng xoay chuyển cục diện chiến tranh và gỡ thế thua của chúng.

        Chúng ta phải nỗ lực phi thường, đem hết tinh thần và lực lượng, quyết chiến đấu giành cho kỳ được thắng lợi cao nhất theo khả năng thứ nhất, vì hơn lúc nào hết, chúng ta đang đứng trước thời cơ thuận lợi để giành thắng lợi quyết dính trong cuộc chiến tranh yêu nước vĩ đại của chúng ta theo mục tiêu chiến lược mà chúng ta đã định từ trước.

        Nhưng nếu tình hình diễn biến theo khả năng thứ hai, thì do những thắng lại quan trọng mà chúng ta đã giành được, lực lượng của ta không những không hề bi giảm sút, mà trái lại còn mạnh lên gấp bội về quân sự và chính trị, vùng giải phóng ở nông thôn đồng bằng và rừng núi sẽ được mở rộng và củng cố hơn, quân địch bị vây hãm trong các căn cứ của chúng sẽ bị ta thừa thắng mà tiếp tục tiến công cả về quân sự lẫn chính trị cho đến khi chúng bị đánh bại hoàn toàn.

        Trước mắt, khả năng thứ ba có rất ít, nhưng chúng ta phải luôn luôn nâng cao cảnh giác, chuẩn bị sẵn sàng để chủ động đối phó với mọi tình huống có thể xảy ra.

        III. MẤY NHIỆM VỤ VÀ CÔNG TÁC CỤ THỂ

        A. Về quân sự

        Nhiệm vụ chủ yếu của ta về quân sự là phải chuẩn bị và tiến hành tổng công kích (kết hợp với tổng khởi nghĩa) đến thắng lợi và phải nhanh chóng tăng cường lực lượng vũ trang cách mạng.

        1. Phải căn cứ vào nhiệm vụ và phương hướng chiến lược chung mà định ra nhiệm vụ quân sự, kế hoạch quân sự, đồng thời chuẩn bị về lực lượng, về phương hướng tác chiến chung trên toàn chiến trường và riêng từng chiến trường, nhất là ở những chiến trường trọng điểm, để khi tiến hành tổng công kích thì có thể kết hợp chặt chẽ với tổng khởi nghĩa và thực hiện sự phối hợp chặt chẽ giữa các chiến trường.

        2. Về mục tiêu công kích, một mặt phải chọn đúng những chiến trường, phải có kế hoạch kéo cho được lực lượng cơ động của địch ra ngoài để tiêu diệt và đánh mạnh vào các đơn vị chủ lực lớn của địch; mặt khác, phải nhằm đúng hướng công kích chủ yếu là các thành thị, nhất là những thành thị lớn, nơi tập trung lực lượng và bộ máy dầu não của Mỹ và ngụy.

        3. Trong khi nắm vững mục tiêu công kích chính là các chiến trường trọng điểm và các thành thị, thì đồng thời phải phát động công kích và khởi nghĩa ở tất cả những vùng nông thôn và quận lỵ tạm bị chiếm, các đường giao thông chiến qua quần chúng cách mạng mà tuyên truyền sâu rộng những khẩu hiệu nói trên, phổ biến cương lĩnh chính trị và các chính sách cơ bản của Mặt trận Dân tộc Giải phóng; giữ vững và không ngừng nâng cao khí thế tiến công và quyết tâm chiến đấu của quần chúng để bảo vệ chính quyền cách mạng.
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Ba, 2017, 10:51:49 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #123 vào lúc: 26 Tháng Ba, 2017, 10:52:19 pm »


        4. Thành lập Mặt trận thứ hai và tổ chức chính quyền mới.

        a) Để triệt để cô lập đế quốc Mỹ và bè lũ Thiệu - Kỳ để phân hóa địch dện mức cao nhất, tập hợp thêm những lực lượng, những cá nhân có tinh thần chống Mỹ và Thiệu - Kỳ và tranh thủ các tầng lớp trung gian ở các thành thị, đồng thời tranh thủ được sự đồng tình và ủng hộ rộng rãi hơn nữa ở ngoài nước, trong cao trào cách mạng của quần chúng, cần thành lập một Mặt trận thứ hai bên cạnh Mặt trận Dân tộc Giải phóng, lấy một tên thích hợp với cương lĩnh rộng rãi hơn Cương lĩnh chính trị của Mặt trận Dân tộc Giải phóng. Mặt trận thứ hai này sẽ giữ thái độ độc lập đối với Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam, nhưng tuyên bố thực hiện liên minh với Mặt trận Dân tộc giải phóng và tất cả những người muốn phấn đấu cho miền Nam Việt Nam có độc lập, chủ quyền, dân chủ, hòa bình vả trung lập.

        b) Phải nhanh chóng tổ chức chính quyền cách mạng của nhân dân. Chính quyền cấp huyện, quận, khu phố, xã phải do ta nắm hoàn toàn và phải dựa hẳn vào sức mạnh của nhân dán lao động. Ở bên trên, phải kịp thời thành lập chính quyền liên hiệp dân tộc. Chính phủ Trung ương và chính quyền cách mạng ở các thành phố cần có tính chất liên hiệp rộng rãi, phù hợp với sách lược của Mặt trận thứ hai, để có thể tập hợp được tất cả các lực lượng chống Mỹ và Thiệu - Kỳ, đồng thời phải có năng lực lãnh đạo cuộc kháng chiến, cứu nước và làm được nhiệm vụ quản lý hành chính.

        c) Cần chuẩn bị nhưng người tiêu biểu gồm nhiều thành phản để đưa vào chính quyền liên hiệp dân tộc và cơ quan lãnh đạo Mặt trận thứ hai, đồng thời phải chuẩn bị tuyên ngôn, chương trình hành động, chính sách, sách lược của các tổ chức này, đặc biệt là các vấn đề có hên quan đến chủ quyền dân tộc, độc lập và dân chủ, hòa bình và chiến tranh, đến các quyền dân chủ và dân sinh, đến các đảng phái, tôn giáo dân tộc, ngoại kiều, đến ngụy quân và nhân viên ngụy quyền, đến chính sách đối ngoại.

        5. Phải hết sức chú ý đến vấn đề trật tự, an ninh và vấn đề phòng tránh trong các thành thị mới giải phóng. Phải chiến đấu tốt để giữ gìn trật tự, trị an; ngược lại phải giữ vững trật tự, trị an và tổ chức phòng tránh tốt để bảo đảm chiến đấu thắng lợi. Cần nắm vững và dựa vào lực lượng quần chúng cơ bản, kiên quyết quét sạch các thế lực phản động, đập tan các tổ chức của địch và âm mưu phá hoại của chúng, nhanh chóng lập lại trật tự, khôi phục đời sống bình thường, đồng thời có phương sách đối phó với các loại tay sai của địch.

        Ngay sau khi thành lập Chính phủ Trung ương và chính quyền địa phương, phải có kế hoạch ban bố các quyền lợi cấp bách về chính trị và kinh tế cho quần chúng, đặc biệt phải nắm vững và giải quyết tốt vấn đề tiếp tế và ổn định đời sông của các tầng lớp nhân dân Ơ các thành thì lớn.

        6. Khi tiến hành khởi nghĩa ở thành thị, phải đồng thời phát động quần chúng ở các vùng nông thôn chung quanh các thành thị còn bị địch chiếm đóng nổi dậy khởi nghĩa kết hợp với công kích quân sự, phá tan toàn bộ hệ thống "ấp chiến lược" của địch, diệt tề, trừ gian, tước vũ khí của dân vệ hoặc kêu gọi họ ra hàng, đập tan các tổ chức phán động, tổ chức cho quần chúng đông đảo nhanh chóng tham gia chiến đấu và sản suất, làm cho phong trào cách mạng ở các thành thị và các vùng nông thôn gắn liền với nhau và thúc đẩy lẫn nhau, bảo đảm cho cuộc khởi nghĩa thành công và đập tan được sự phản kích của địch.

        C. Về công tác ngụy vận, địch vận

        Nhiệm vụ chủ yếu của công tác ngụy vận, địch vận là phải góp phần làm tan rã quân ngụy, gây phong trào khởi nghĩa trong ngụy quân, thực hiện khẩu hiệu "công nông binh liên hiệp" và gây phong trào phản chiến trong quân Mỹ và quân chư hầu, làm cho tổng công kích và tổng khởi nghĩa giành được thắng lợi một cách thuận lợi.

        Đây là một nhiệm vụ có tính chất chiến lược, phải được thực hiện tốt. Cần phải củng cố lại các bộ máy chuyên trách, tổ chức các đội xung phong làm công tác ngụy vận, địch vận, đồng thời phải phát động toàn dân, toàn quân làm công tác ngụy vận, địch vận. Phải tăng cường tinh thần tiến công địch, khắc phục những nhược điểm và chậm trễ trong công tác ngụy vận, địch vận. Phải tuyên truyền và phổ biến sâu rộng các chủ trương, chính sách của Mặt trận đối với ngụy quân, ngụy quyền, kêu gọi ngụy quân làm binh biến, quay súng khởi nghĩa, cùng với nhân dân đập tan bộ máy chiến tranh của dịch, chấm dứt chiến tranh xâm lược, giành hòa bình, độc lập cho Tổ quốc, tự do, cơm áo và ruộng đất cho nhân dân.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #124 vào lúc: 26 Tháng Ba, 2017, 10:52:38 pm »


        D. Về hoạt động quốc tế và đấu tranh ngoại giao

        Nhiệm vụ chủ yếu của hoạt động quốc tế và công tác ngoại giao là phải phối hợp chất chẽ và nhịp nhàng với đâu tranh quân sự và đấu tranh chính trị ở trong nước, tích cực phục vụ cho cuộc tổng công kích và tổng khởi nghĩa giành được thắng lợi. Do đó, cần phải có những phương pháp và hình thức thích hợp để tiến công ngoại giao, nhằm làm cho địch càng lúng túng, bị động, gây mâu thuẫn, phân hóa và cô lập địch đến cao độ, khiến cho địch do dự, lừng chừng trong âm mưu kéo dài chiến tranh, nhằm tích cực góp phần vào việc giành và củng cố từng bước những thắng lợi của ta, ra sức tranh thủ sự ủng hộ quốc tế của các nước xã hội chủ nghĩa, các nước dân tộc chủ nghĩa tích cực và của nhân dân thế giới.

        Công tác ngoại giao của ta phải nhằm tiến công địch trong lúc chúng đang lúng túng, bị động cả về quân sự và chính trị; đồng thời phải mở đường cho địch đi vào thương lượng theo hướng có lợi nhất cho ta. Phải chuẩn bị những phương án cần thiết để khi tình hình bắt buộc địch phải thương lượng với ta thì ta có thể luôn luôn giữ vững thế chủ động trong quá trình đàm phán. Phương án của ta phải đề ra cụ thể việc chấm dứt chiến tranh xâm lược, việc rứt hết quân Mỹ, quân chư hầu và xoá bỏ các căn cứ quân sự của Mỹ ở miền Nam, việc nhân dân miền Nam tự quyết định trong vấn đề xây dựng chính quyền của mình, việc địch phải bồi thường thiệt hại chiến tranh đối với hai miền, việc bảo đảm hòa bình ở Việt Nam và toàn cõi Đông Dương, v.v...

        E. Về công tác tư tưởng, công tác tổ chức và vấn để chỉ đạo thực hiện

        Nhiệm vụ trung tâm trước mắt của Đảng là phải tập trung toàn lực chỉ đạo cuộc tổng công kích và tổng khởi nghĩa cho đến toàn thắng.

        1. Công tác tư tưởng

        Phải làm cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân nhận thức đúng tình hình và nhiệm vụ trong thời kỳ mới, nhận rõ thắng lợi của ta, thất bại của địch, khả năng và triển vọng của tình hình, phương hướng phấn đấu cụ thể để giành thắng lợi quyết định trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước; do đó mà tuyệt đối tin tưởng ở sự lãnh đạo của Trung ương, kiên quyết vì lợi ích tối cao của Tổ quốc, vì tiền đồ vẻ vang của dán tộc và sự sống còn của nhân dân cả nước mà ra sức vượt mọi khó khăn, chịu đựng mọi gian khổ, sẵn sàng hy sinh tất cả để xông lên tiến công địch, liên tục chiến đấu tới cùng để giành thắng lợi, đồng thời tích cực chuẩn bị để đối phó một cách thắng lợi với mọi tình huống. phải kiên quyết chống mọi biểu hiện của tư tường hữu khuynh, như cầu an, bảo mạng, sợ gian khổ, sợ khó khăn, sợ hy sinh, bi quan, tiêu cực hoặc chủ quan, nóng vội.

        Đối với cán bộ, đảng viên, phải có kế hoạch từng bước làm cho mọi người quán triệt quyết tâm chiến lược của Trung ương Đảng, động viên toàn Đảng nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức và kỷ luật, phát huy tính tiên phong cách mạng, gương mẫu đì đầu, lôi cuốn toàn quân, toàn dân dũng cảm xông lên những nơi gay go, gian khổ nhất, những mũi nhọn của cuộc đấu tranh cách mạng, để đánh thắng quân thù, hoàn thành sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước.

        2. Công tác tổ chức và cán bộ

        Ở miền Nam, phải hết sức chú trọng xây dựng và phát triển các lực lượng nòng cốt trong các tổ chức quần chúng, các tổ chức bí mật và công khai hoặc nửa công khai, để kịp thời đáp ứng phong trào cách mạng rộng lớn của quần chúng. Khi quần chúng vùng lên khởi nghĩa, phải biết dựa vào công nhân và nhân dân lao động để nhanh chóng đào tạo và bồi dương những cốt cán mới trưởng thành trong phong trào thành một đội ngũ cán bộ đông đảo và đáng tin cậy, bao gồm đủ các loại cán bộ, hoạt động trong công nhân, thanh niên, phụ nữ, trí thức, tôn giáo và dân tộc.

        Phải sớm tăng cường ổn định các cơ quan lãnh đạo và chỉ huy các chiến trường, nhất là các chiến trường trọng điểm, chuẩn bị đủ cán bộ có năng lực, có kinh nghiệm về hành chính, về trật tự trị an, về kinh tế, văn hóa và thông tin, tuyên truyền để bố trí vào bộ máy chính quyền các cấp và quản lý các thành phố mới giải phóng.

        Miền Bắc có trách nhiệm chuẩn bị tăng cường cho miền Nam một số cán bộ cốt cán theo yêu cầu của nhiệm vụ mới; ngoài ra, phải chuẩn bị một số cán bộ các ngành để bổ sung cho miền Nam khi giành được thắng lợi quyết định.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #125 vào lúc: 26 Tháng Ba, 2017, 10:53:40 pm »


        3. Chỉ đạo thực hiện

        Chỉ đạo thực hiện cuộc tổng công kích và tổng khởi nghĩa là công tác trọng tâm trước mắt của toàn Đảng, cho nên Bộ Chính trị rung ương Đảng cần dành phần lớn thì giờ vào việc đó.

        Về công tác quân sự, dưới sự lãnh đạo của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương có nhiệm vụ vạch ra kế hoạch và chỉ đạo thực hiện.

        Bộ Chính trị cần tổ chức việc trực tiếp theo dõi tình hình một cách chặt chẽ để hướng dẫn Trung ương Cục và các Khu ủy khu V, Khu ủy Trị - Thiên chỉ đạo phối hợp các mặt công tác đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị, nhất là trong giai đoạn tổng công kích, tổng khởi nghĩa và công tác quản lý các thành thị và vùng nông thôn mới giải phóng.

        Để đảm bảo thực hiện tốt cuộc tiến công chiến lược, cần phải kiểm tra việc chuẩn bị thực tế ở các chiến trường và tổ chức bộ máy thông tin liên lạc thật chặt chẽ và thông suốt.

        4. Vấn đề giữ bí mật 

        Cần có chế độ và kế hoạch bảo đảm giữ bí mật một cách nghiêm ngặt về vấn đề thực hiện quyết tâm chiến lược của ta. Chế độ và biện pháp giừ bí mật do Ban Bí thư Trung ương Đảng, Quân ủy Trung ương và trung ương Cục quy định. Quân ủy Trung ương có kế hoạch tiến hành nghi binh chiến lược.

        G. Về nhiệm vụ của miền Bắc

        Nhiệm vụ chủ yếu của miền Bắc trong thời gian trước mắt là phải bảo đảm công tác tăng cường hậu phương lớn và công tác chi viện cho miền Nam, phục vụ tốt nhất cho cuộc tổng công kích và tổng khởi nghĩa giành được thắng lại.

        Phải ra sức xây dựng và củng cố lực lượng quốc phòng ở các địa phương, nhất là ở Khu IV cũ, ra sức đẩy mạnh sản suất nông nghiệp và công nghiệp, kiên quyết đánh bại mọi bắc leo thang mới trong cuộc chiến tranh phá hoại của giốc Mỹ bảo đảm giao thông vận tải thông suốt, nhất là trên những tuyến đường trực tiếp chi viện cho miền Nam và Trị Thiên.

        Phải vượt mọi khó khăn để hoàn thành thắng lợi kế hoạch nhà nước năm 1968 trong bất kỳ tình huống nào, bảo đảm củng cố hậu phương và chi viện cho tiền tuyến; đồng thời, phải chuẩn bị kế hoạch khôi phục và phát triển kinh tế miền Bắc và kế hoạch điều hòa kinh tế giữa hai miền khi miền Nam được giải phóng.

        Phải cố gắng tổ chức tốt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân miền Bắc, đồng thời động viên sức người, sức của đến mức cao nhất cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của cả hai miền; khi cấn, phải động viên cán bộ, đảng viên và nhân dân chịu đựng thiếu thốn để chi viện cho tiến tuyến, bảo đảm cho miền Nam giành được thắng lợi quyết định.

        Trong khi tích cực bảo vệ miền Bắc, chi viện miền Nam, phải ra sức giúp đỡ nhân dân Lào giành thêm thắng lợi mới và ủng hộ mạnh mẽ nhân dân Campuchia chống mọi âm mưu xâm lược của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai.

        Từ Hội nghị lần thứ 13 của rung ương Đảng đến nay, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của toàn dân ta đã giành thêm được những thắng lợi to lớn và rực rỡ. Quân và dân ta rất anh hùng, đã và đang đánh thắng tên đế quốc cường bạo nhất trong phe đế quốc chủ nghĩa. Hiện nay, nắm vững thời cơ thuận lợi, chúng ta hạ quyết tâm tiến hành cuộc tổng công kích và tổng khởi nghĩa để giành thắng lợi quyết định cho cuộc chiến tranh yêu nước thần thánh của chúng ta.

        Nhân dân ta đang sống trong thời kỳ vẻ vang nhất, vĩ đại nhất của lịch sử dân tộc.

        Trung ương Đảng kêu gọi toàn Đảng, toàn quân, toàn dân hãy tăng cường đoàn kết nhất trí, triệu người như một, đạp bằng mọi khó khăn, trở ngại, vượt qua mọi thử thách, hy sinh dũng cảm và mưu trí, thừa thắng xông lên thực hiện tổng công kích và tổng khởi nghĩa, quyết tiêu diệt giặc Mỹ xâm lược và bè lũ tay sai bán nước, giành thắng lợi quyết định cho cuộc kháng chiến thống Mỹ, cứu nước, hoàn thành sự nghiệp giải phóng miền Nam, tiến tới thống nhất nước nhà. Vì nghĩa vụ thiêng liêng đối với Tổ quốc, vì sự nghiệp cách mạng cao cả của nhân dân thế giới chúng ta hãy anh dũng tiến lên giành lấy toàn thắng!

(Lưu tại Kho Lưu trữ Trung ương Đảng)       
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #126 vào lúc: 26 Tháng Ba, 2017, 10:59:42 pm »

 
ĐIỆN MẬT CỦA BỘ CHÍNH TRỊ1

        Ngày 21 tháng 1 năm 1968

        Gởi: Anh Bảy Cường2, anh Năm Công3, anh Bảy Tiến4.  

        Bộ Chính trị đã họp và có mấy chủ trương sau:

        1. Để đánh bại Mỹ và Thiệu - Kỳ, để phân hóa địch đến mức cao nhất, tranh thủ và tập hợp thêm những lực lượng, những cá nhân chống Mỹ và Thiệu - Kỳ và tranh thủ các tầng lớp trung gian ở đô thị, đồng thời để tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ rộng rãi ở ngoài nước, trong cao trào đấu tranh sẽ tới của quần chúng, cần thành lập Mặt trận thứ hai lấy tên là "Liên minh Dân tộc Dân chủ và Hòa bình".

        Mặt trận này kêu gọi đấu tranh thực hiện các khẩu hiệu: “Độc lập - chủ quyền", “Tự do - dân chủ”, "Hòa bình - trung lập”, “Cơm áo ruộng đất", "Mỹ rút quân”, “thành lập chính phủ Liên hiệp dân tộc", "Lập quan hệ bình thường giữa hai miền Nam Bắc, tiến tới thống nhất TỔ quốc".

        Mặt trận này sẽ giữ thái độ độc lập với Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam, tuyên bố liên minh với Mặt trận Dân tộc Giải phóng và những người muốn cho miền Nam Việt Nam có chủ quyền, độc lập, dân chủ, hòa bình và trung lập.

        Cờ của Mặt trận này là hình chữ nhật để nằm ngang trên cùng là mầu đỏ, giữa là mầu xanh da trời như mầu xanh của cờ Mặt trận Giải phóng), dưới cùng cũng là màu đỏ (tức là cờ chia ba phần thì hai phần đỏ nằm ngang trên và dưới, một phần xanh nằm ngay ở giữa), ngay giữa cờ có ngôi sao vàng. Mặt trận thứ hai thành lập chủ yếu ở các thành phố, đặc biệt ở các thành phố lớn. Cơ quan trung ương của Mặt trận này sẽ ra ở Sài Gòn. Các nơi chuẩn bị sẵn người và phong trào để thành lập các chi nhánh địa phương và hưởng ứng ngay khi Sài Gòn ra được (hoặc trước Tết hoặc sau Tết vài ngày).

        2. Chánh quyền cách mạng sau này ở miền Nam sẽ lấy tên là Chính phủ Việt Nam Cộng hòa.

        3. Về việc thực hiện cụ thể các vấn đề trên đây Bộ Chính trị giao cho TWC1 (TWC: Trung ương Cục (B.T)) trực tiếp chỉ đạo thực hiện.

        Vậy đối với các vấn đề này các anh có ý kiến gì thì một mặt báo cáo với B.C.T2 (B.C:T: Bộ Chính trị (B.T)), mặt khác điện trao đổi trực tiếp với TWC cho nhanh.

BỘ CHÍNH TRỊ        

(Lưu tại Kho Lưu trữ Trung ương Đảng)        

-----------------------
       1. Trích Văn kiện Đảng - Toàn tập, T29, Sđd.

        2. Bảy Cường: một bí danh của đồng chí Phạm Hùng (B.T).

        3. Năm Công: một bí danh của đồng chí Võ Chí Công (B. T).

        4. Bảy Tiến: một bí danh của đồng chí Trần Văn Quang (B. T).

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #127 vào lúc: 27 Tháng Ba, 2017, 08:52:52 pm »

       
CÁC CHỮ VIẾT TẮT

        -  BCHTƯ    - Ban Chấp hành Trung ương.

        -  BTTM    - Bộ Tổng Tham mưu. 

        -  CTQG    - Chính trị quốc gia.

        -  HN       - Hà Nội.

        -  KCCM    - Kháng chiến chống Mỹ.

        -  KH       - Ký hiệu.

        -  KHXH    - Khoa học xã hội.

        -  NXB    - Nhà xuất bản.

        -  QĐND    - Quân đội nhân dân.

        -  ST     - Sự thật.

        -  TLLT    - Tài liệu lưu trữ.

        -  TCLSQS     - Tạp chí Lịch sử quân sự. 

        -  TVQĐ     - Thư viện Quân đội.

        -  TTLL    - Thông tin lý luận. 

        -  TTTKHQS - Trung tâm Thông tin khoa học quân sự. 

        -  VLSQSVN - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam.

        -  VNTTX    - Việt Nam Thông tấn xã.

        -  CAND    - Công an nhân dân.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #128 vào lúc: 27 Tháng Ba, 2017, 08:54:21 pm »


TÀI LIỆU THAM KHẢO

        1. Giô-dép A am-tơ - Lời phán quyết về Việt Nam. Nxb QĐND, HN, 1982.

        2. Ph. Ăng-ghen - Bàn về chiến tranh nhân dân. Nxb ST, HN, 1970.

        3. Ban quân sử - Cuộc Tống công kích - Tổng khởi nghĩa BTTM quân lực của Việt cộng, Mậu thân 1968. Sài Gòn, Việt Nam cộng hòa 6.1968.

        4. Báo cáo của Bộ Chính trị trước hội nghị Trung ương Đảng (6.1966). TLLT tại VLSQSVN, KH.TW 1252.

        5. Báo cáo của lực lượng vũ trang Sài Gòn - Gia Định về quá trình thực hiện hai đợt Tổng tiến công và nổi dậy trong năm Mậu thân 1968. TLLT tại Thư viện Học viện Quốc phòng, KH.TL 6523.

        6. Báo cáo tổng kết phong trào du kích chiến tranh B3 từ tháng 10 năm 1967 đến tháng 8 năm 1968. TLLT tại VLSQSVN, KH.TK 2807.

        7. Báo cáo tổng kết công tác quân sự năm 1968 của Phòng Đặc công Miền. TLLT tại VLSQSVN, KH.TK 1951.

        8. Báo cáo đặc điểm tình hình địch tử khi ta bắt đầu nổ súng Tổng tiến công và nổi dậy đến ngày 12 tháng 5 năm 1 968. TLLT tại VLSQSVN, KH.TK 9675.

        9. Báo cáo tinh hình chính trị, tư tưởng quân đội ngụy năm 1968. TLLT tại VLSQSVN, KH.TK 2576.

        10. Mai Văn Bộ - Tấn công ngoại giao và tiếp xúc bí mật. Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1985.

        11. Bộ Tư lệnh Quân khu - Khu 5 - 30 - năm chiến tranh giải phóng, T2, 1989. 

        12. Bộ Tư lệnh Thông tin - liên lạc - Lịch sử bộ đội Thông lin liên lạc. T2,  (1955-1975), 1990.

        13. Bộ chỉ huy quân sự Quảng Nam - Đà Nẵng: Quảng Nam - Đà Nẵng - 30 năm chiến đấu và chiến thắng. T2, (1945-1975). Nxb QĐND, HN. 1988.

        14. - Biên bản Hội nghị Bộ Chính trị (tháng 10.1967). TLLT tại Bộ môn KCCM. VLSQSVN.

        15. Cincinnatus - Tự hoại - sự tan rã của quân đội Mỹ trong kỷ nguyên Việt Nam, TTTTKHQS dịch, 1982.

        16. Ga-bri-en Côn-cô - Giải phẫu một cuộc chiến tranh, T1, Nxb QDND, HN. 1980.

        17. Công tác bình định của chính quyền Sài Gòn sau Tống công kích Mậu thân 1968 (Của Lê Minh Đảo - thiếu tướng ngụy). TLLT tại VLSQSVN, KH.TK 3927.

        18. Chỉ thị của Bộ Chính trị gửi Trung ương  Cục vế nhận định và chủ trương của Bộ Chính trị trong phiên họp tháng 6 năm 1967. TLLT tại VLSQSVN, KH.TW 230.

        19. Chỉ thi của Thường vụ Quân ủy Trung ương gửi Trung ương Cục, Quân ủy Miền, Khu ủy Khu 5 Khu ủy Trị - Thiên (21 - 1 - 1967). TLLT tại VLSQSVN, KH.TW 916.

        20. Chiến trưởng Trị - Thiên trong kháng chiến  chống Mỹ. Nxb Thuận Hóa, Huế, 1985.

        21. Lê Duẩn - Cách mạng miền Nam và chiến tranh nhân dân chống Mỹ, cứu nước. Nxb QĐND, HN. 1970.

        22. Lê Duẩn  - Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì độc lập, vì tự do, vì chủ nghĩa xã hội, tiến lên giành những thắng lợi mới. Nxb ST, HN.1976.

        23. Lê Duẩn - Thư vào Nam. Nxb ST, HN.1985.

        24. Lê Duẩn - Về chiến tranh nhân dân Việt Nam. Nxb CTQG, HN. 1993.

        25. Văn Tiến Dũng - Chiến tranh nhân dân, quốc phòng toàn dân. T1. Nxb QĐND, HN.1974.

        26. Văn Tiến Dũng - Bước ngoặt lớn của cuộc khăng chiến  chống Mỹ. Nxb ST, HN. 1989.

        27. Văn Tiến Dũng - Mấy vấn đề về nghệ thuật quân sự Việt Nam. Nxb QĐND, HN. 1974.

        28. Đảng CSVN - Văn kiện Đảng - Toàn tập. T28 (1967). Nxb CTQG, HN. 2003.

        29. Đảng CSVN - Văn kiện Đảng - Toàn tập. T29 (19S8).  Nxb CTQG, HN. 2004.

        30. P.B. Đa-vít-sơn - Cuộc Tổng tiến công Tết. TCLSQS, trích dịch, 1.1993.

        31. P.B. Đa-vít-sơn - Những bí mật về chiến tranh Việt Nam. TCLSQS. trích dịch, 1.1993.

        32. Trần Bạch Đằng  - Mậu thân - cuộc Tổng diễn tập chiến lược.  TCLSQS, 2.1988.

        33. Trần Bạch Đằng - Bàn thêm về một vài khía cạnh của cuộc Tổng diễn tập chiến lược Mậu thân 1968. TCLSQS, 7.1988.

        34. Trần Độ - Tết Mậu thân - trận tập kích chiến lược. TCLSQS, 2.1988.

        35. Ilya V.Gaida - Liên bang Xô viết và chiến tranh Việt Nam. Nxb CAND, HN.1998.

        36. Trần Văn Già - Miền Nam giữ vững thành đồng. T5, Nxb KHXH, HN.1970.

        37. Võ Nguyên Giáp  - Bài giảng về đường lối quân sự của Đảng,  Viện Khoa học Quân sự, 1974.

        38. Võ Nguyên Giáp - Đường lối quân sự của Đảng ngọn cớ trăm trận trăm thắng của chiến tranh nhân dân ở nước ta. Nxb QĐND, HN.1973.

        39. Võ Nguyên Giápn - Điện Biên Phủ xưa và nay. Tạp chí Xưa và nay, 5.1994.

        40. L.B. Gtôn-xơn - Lợi thế (hồi ký). VNTTX dịch và phát hành, HN. 1972.

        41. Hồ Chí Minh - Vì độc lập, vì tự do, vì chủ nghĩa xã hội. Nxb ST, HN.1970.

        42. Hồ Chí Minh - Về đấu tranh vũ trang và các lực lượng vũ trang nhân dân. Nxb QĐND, HN.1970.

        43. Hồ Chí Minh - Chiến tranh nhân dân Việt Nam. Nxb QĐND, HN. 1980.

        44. Georgec Hê-ring - Cuộc chiến tranh dài ngày nhất của nước Mỹ. Nxb CTQG, HN.1998.

        45. Tau-xen Húp-pơ-xơ - Những giới hạn của sự can thiệp. TVQĐ  dịch, 1980.

        46. Rô-bét Cô-mơ - Báo cáo về một cuộc chiến tranh khác ở miền Nam Việt Nam. VNTTX dịch và phát hành, HN.4.1967.

        47. Hen-ri Kít-xinh-gơ - Những năm ở Nhà Trắng. T1, TVQG dịch, HN.1981.

        48. Ký ức của Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Clác Chíp phớt về cuộc họp với giới quân sự cấp cao sau cuộc tiến công Tết Mậu thân. TCLSQS, 1.1993.

        49. V.I. Lê-nin - Những bài nói và viết về quân sự. T1 , Nxb QĐND, HN. 1976.

        21 Tháng Mười Hai, 2008, 04:32:24 pm

        50. V.I. Lê-nin - Bàn về chiến tranh, quân đội, khoa học quân sự và nghệ thuật quân sự. Nxb QĐND, HN. 1964.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #129 vào lúc: 27 Tháng Ba, 2017, 08:55:00 pm »


        51. V.I. Lê-nin  - Chiến tranh du kích. Nxb QĐND, HN.1964

        52. Lịch sử bộ đội Đặc công. Nxb QĐND, HN

        53. Lưu Văn Lợi - Nguyễn Anh Vũ Hội - Tiếp xúc bí mật Việt Nam - Hoa Kỳ trước nghị Pa-ri. Viện Quan hệ quốc tế, HN. 1990.

        54. Cao Văn Lượng - Về cuộc Tống tiến công và nổi dậy đổng  loạt Tết Mậu thân. Tạp ch Nghiên cứu lịch  sử 1-2.1993.

        55. Mai-cơn Mác-li-a - Cuộc chiến tranh ở nông thôn. TCLSQS, trích dịch, 9.1988.

        56. Mai-cơn Mác-li-a - Việt Nam - cuộc chiến tranh mười nghìn ngày. Nxb ST, HN. 1990.

        57. C.Mác, Ph.Ăng-ghen, - Những quan điểm cơ bản về khởi nghĩa, V.l Lê-nin, Sta-lin chiến tranh và quân đội. Nxb QĐND, HN.1973.

        58. C.Mác, Ph.Ăng-ghen - Về chiến tranh và quân đội. Nxb QĐND, HN. 1993.

        59. Mấy kinh nghiệm tiến công thị xã, thị trấn ở Khu 5 mùa thu 1967. TLLT tại VLSQSVN,  KH.TK 2813.

        60. Mấy vấn đề về "Việt Nam hóa chiến tranh". Viện Sử học, HN. 1973.

        61. Một số ý kiến về kết qủa thực hiện Tổng công kích - Tổng khởi nghĩa. Nguyên nhân và những kinh nghiệm chính về chỉ đạo chiến lược (tham luận của Cục Khoa học quân sự tại Hội nghị tổng kết cuộc Tổng công kích - Tổng khởi nghĩa do VLSQSVN  tổ chức tháng 3.1986). TLLT tại VLSQSVN, KH.TK 2469.

        62. Roobert S.Mắc-na-ma-ra  - Nhìn lại quá khứ - tấn thảm kịch và những  bài học về Việt Nam. Nxb CTQG, HN. 1995.

        63. Miền Đông Nam Bộ kháng chiến. T2, Nxb QĐND, HN. 1993.

        64. Miền Nam anh hùng tiến công đồng loạt, nổi dậy đều khắp. Nxb QĐND, HN. 1968.

        65. Một năm thắng lợi nở như hoa. Nxb QĐND, HN. 1968.

        66. Nghị quyết Hội nghị BCHTW Đảng lần thữ 11 (3.1965). TLLT tại VLSQSVN, KH.TW 350.

        67. Nghị quyết Hội nghị BCHTW Đảng lần thứ 12 (12.1955). TLLT tại VLSQSVN, KH.TW 390.

        68. Nghị quyết Hội nghị BCHTW Đảng lần thứ 13 (1.1967). TLLT tại VLSQSVN, KH.TW 814.

        69. Nghị quyết Hội nghị Bộ Chỉnh trị (12.1967). TLLT tạì VLSQSVN, KH.TW 886.

        70. Nghị quyết Hội nghi BCHTW Đảng lần thứ 14 (1.1968). TLLT tại VLSQSVN, KH.TW 990.

        71. Nghị quyết Hội nghị Thường trực Quân ủy Trung ương (3.1968), về chủ trương và công tác quân sự năm 1968. TLLT tại VLSQSVN, KH .TW 1019.

        72. Nghị quyết Hội nghị Bộ Chính trị (4.1968). TLLT tại VLSQSVN, KH.TW 1026.

        73. Nghị quyết Hội nghị Bộ Chính trị (8.1968). TLLT tại VLSQSVN, KH.TW 1121.

        74. Nghị quyết Hội nghị BCHNV Đảng lần thứ 21 (1973). TLLT tại VLSQSVN, KH.TW 1261.

        75. Đôn O-bớc-đoi-phơ Tết. Nxb An Giang, 1988.

        76. Trần Văn Quang  - Huế - 25 ngày đêm. Tạp chí LSQS tháng 2.1988.

        77. Quá trình cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ và quy luật hoạt động của Mỹ ngụy trên chiến trường B2. Ban Tổng kết chiến tranh B2, 1984.

        78. Quân khu 7 - Lịch sử Bộ chỉ huy Miền (1961-1976). Nxb CTQG, HN. 2004

        79. John Penycate - Tom Magold - Hầm Củ Chi Nxb Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, 1988.

        80. Đặng Phong - 21 năm viện trợ Mỹ ở Việt Nam. Viện nghiên cứu thị trường - giá cả. HN. 1991.

        81. Pi-tơ A Pu-lơ - Nước Mỹ và Đông Dương từ Ru-zơ-ven đền Ních-xơn. Nxb TTLL, HN. 1985.

        82. H.Y. Schapler - Sự nghiệp của một tổng thống bị đố vỡ - Johnson và Việt Nam. Nxb Thành phố Hồ Chí Minh. 1999.

        83. Neil Sheehan - Lời nói dối hào nhoáng. T2, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1990.

        84. Jeff Stein - Mare – Leepson - Sổ tay sự kiện chiến tranh Việt Nam. Nxb CTQG và Trung tâm báo chí nước ngoài Bộ Ngoại giao, HN.1993.

        85. Robert W.Stevens - Hy vọng hão huyền, thực tế phũ phàng - những hậu quả kinh tế của chiến tranh Việt Nam. Viện thông tin KHXH, HN, 9.1979.

        86. R.H. Spector - Sau Tết - năm đẫm máu ở Việt Nam. Bản dịch viết tay. TLLT tại VLSQSVN.

        87. Tài liệu mật của Bộ quốc phòng Mỹ về cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, T2, VNTTX dịch và phát hành, HN. 1971.

        88. Tài liệu mật Lầu Năm Góc. TVQĐ dịch, HN, 1980.

        89. Nguyễn Văn Tảo  - Sài Gòn Mậu thân 1968. Nxb Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, 1990.

        90. Tập điện chỉ đạo Tổng công kích - tồng  khởi nghĩa của Quân ủy Trung ương. TLLT tại VL8QSVN.

        91. Tập thống kê số liệu về kháng chiến chống Mỹ (1954-1975). TLLT tại Bộ môn Lịch sử KCCM, VLSQSVN.

        92. Tóm tắt Tổng kết chiến tranh Việt Nam của Bộ quốc phòng Mỹ. TVQĐ dịch, HN.1982.

        93. Thành ủy Đảng Cộng sản Việt Nam Thành Thành phố Hồ Chí Minh - Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968. Nxb, phố Hồ Chí Minh, 1988.

        94. Hoàng Văn Thái - Mấy vấn đề về chiến lược trong cuộc tiến  công và nổi dậy Xuân 1968. TCLSQS, 2.1988.

        95. Hoàng Văn Thái - Mấy vấn để về tổng kết chiến tranh và viết lịch sử quân sự. VLSQSVN, HN. 1987.

        96. Thất bại quân sự của đế quốc Mỹ. Nxb QĐND, HN. 1979.

        97. Đoàn Thêm - 1968 - Việc từng ngày. Nxb Phạm Quang Hải, Sài Gòn, 1969.

        98. Lê Đức Thọ - Một số vấn đề về Tổng kết chiến tranh và biên soạn lịch sử quân sự. Nxb ST, HN. 1989.

        99. Đỗ Thôn  - Sai lầm chiến lược của đế quốc Mỹ. TCLSQS, 8.1986.

        100. Trần Văn - Thắng lợi và suy nghĩ về thắng lợt. TCLSQ8, 2.1988.

        101. Nguyễn Duy Trinh - Mặt trận ngoại giao thời kỳ chống Mỹ, cứu nước (1965-1975). Nxb ST, HN. 1979.

        102. Tống Hồ Trinh - Không được đùa khởi nghĩa. TCLSQS, 7.1988.

        103. Trường Chinh - Tiến lên dưới là cờ của Đảng. Nxb ST, HN. 1963.

        104. Văn Tậ p - Chiến tranh Việ i Nam và kinh tế Mỹ. Nxb KHXH, HN.1973.

        105. Viện Mác Lênin - Viện Lịch sử Đảng - Những sự kiện lịch sử Đảng, T4, Nxb TTLL, HN. 1985.

        106. Viện Mác Lênin - Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam - Nghiên cứu văn kiện Đảng về kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Nxb ST, HN. 1986.

        107. Viện Lịch sử Đảng - Hội đồng biên soạn lịch sử Nam Trung Bộ - Nam Trung Bộ kháng chiến (1945-1975), HN. 1992.

        108. Viện Lịch sử quân sự Việt Nam - Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. T1, Nxb ST, HN. 1990.

        109. Viện Lịch sử quân sự Việt Nam  - Lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam. T2, Nxb QĐND, HN. 1994.

        110. Viện Lịch sử quân sự Việt Nam - Lịch sử nghệ thuật chiến dịch Việt Nam trong 30 năm chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ (1945-1975). T2, Nxb QĐND, HN.1994.

        111. Viện Lịch sử quân sự Việt Nam - Hướng tiến công và nổi dậy Tết Mậu thân  ở Trị - Thiên - Huế (1968). HN.1988.

        112. Viện Lịch sử quân sự Việt Nam - Hướng tiến công Sài Gòn - Gia Định (1968). HN.1988.

        113. Viện Lịch sử quân sự Việt Nam - Chiến dịch tiến công đường 9 - Khe Sanh,  Xuân Hè 1968. HN, 1987.

        114. Viện Lịch sử quân sử Việt Nam - Đề cương báo cáo tổng kết Tổng tiến công và nổi dậy năm 1968. TLLT tại VLSQSVN.

        115. Viện Lịch sử quân sự Việt Nam - Cuộc chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của đế quốc Mỹ ở Việt Nam. HN.1991.

        116. Viện Lịch sử quân sự - Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước - Việt Nam những sự kiện quân sự. HN.1988.

        117. Viện Nghiên cứu chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh - Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. T2, Nxb CTQG, HN. 1995. 

        118. Việt Nam - những sự kiện. T2, (1954-1975), Nxb KHXH, HN. 1978.

        119. Willam Westmoreland - Tường trình của một quân nhân. T3. TVQĐ dịch, HN. 1982.

HẾT
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM