Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 04:32:22 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân-1968‎  (Đọc 31138 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« vào lúc: 28 Tháng Hai, 2017, 11:04:52 am »


        - Tên sách: Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân-1968‎
        - Nhà xuất bản: Quân đội nhân dân
        - Năm xuất bản: 1998‎
        - Số hoá: ptlinh, UyenNhi05.‎

                  CHỈ ĐẠO NỘI DUNG:

        - VIỆN LỊCH SỬ QUÂN SỰ VIỆT NAM‎
        - THÀNH ỦY - UBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TỔ CHỨC THỰC HIỆN.
        - BAN TUYÊN GIÁO THÀNH ỦY THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
        - PHÒNG QUẢN LÝ KHOA HỌC - VIỆN LỊCH SỬ QUÂN SỰ.
                           

LỜI NÓI ĐẦU

        Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968 là sự‎ kiện lớn, đánh dấu bước ngoặt có ý nghĩa chiến lược của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Mậu Thân 1968 cũng là một trong những sự kiện phức tạp, gây nhiều tranh cãi nhất từ khi xảy ra đến nay, khi nghiên cứu về lịch sử hiện đại. Đến nay, đã có nhiều công trình tổng kết, nhiều cuốn sách, nhiều bài báo, một số cuộc Hội thảo khoa học ở trong và ngoài nứớc, song ở sự kiện này dường như‎ vẫn còn tiềm ẩn những vấn đề cần được làm sáng tỏ.

        Nhân kỷ niệm 30 năm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy‎ Mậu Thân 1968, và kỷ niệm 100 năm thành phố Hồ Chí ‎Minh, tại Hội trường Thống Nhất, nguyên là dinh Độc Lập thời kỳ bị Mỹ - nguỵ tạm chiếm, một trong những mục tiêu quan trọng của cuộc tiến công, vào trung tuần tháng 3 năm 1998, Thành ủy - ủy ban nhân dân  thành phố Hồ Chí Minh và Viện Lịch sử quân sự Việt Nam đã phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học về cuộc TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY MẬU THÂN - 1968.‎

        Nhiều cán bộ cấp cao của Đang, Nhà nước, quân đội từng lãnh đạo, chỉ huy cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân, nhiều nhà khoa học trong và ngoài quân đội, ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Huế và nhiều đia phương khác đã viết bài cho cuộc Hội thảo.

        Với quan điểm khách quan, khoa học, phương pháp tiếp‎ cận và nghiên cứu đúng đắn, các bài viết gửi đến cuộc Hội thảo khoa học đã góp phần đánh giá sâu sác tầm vóc và ý nghĩa của sự kiện, làm sáng tỏ những nét đặc sắc, những sáng tạo trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện, sự phát triển mới về nhận thức và tăng cường sự thống nhất trên cơ sở thảo luận về các ý kiến khác nhau; đồng thời đã rút ra nhiều bài học thiết thực đối với công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay.

        Nhân kỷ niệm 30 năm thắng lợi to lớn của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968, và nhân dịp cuốn sách gồm các bài tham luận khoa học gửi đến cuộc Hội thảo được xuất bản, Thành ủy - Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và Viện Lịch sử quân sự Việt Nam xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc anh hùng, liệt sĩ đã hiến trọn đời mình cho sự nghiệp độc lập và thống nhất Tổ quốc, đến thế hệ đã làm nên sự kiện Mậu Thân 1968.‎

        Xin chân thành cảm ơn các đồng chí lão thành cách mạng, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nứớc, quân đội, các nhà khoa học, các cơ quan, đơn vị đã trực tiếp chỉ đạo, nhiệt tình tham gia và giúp cho cuộc Hội thảo khoa học thành công, cuốn sách được xuất bản.

        Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách với bạn đọc.

VIỆN LỊCH SỬ QUÂN SỰ VIỆT NAM                 
THÀNH ỦY - UBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH         
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #1 vào lúc: 28 Tháng Hai, 2017, 11:16:34 am »

      
MẤY VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VỀ CUỘC TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY MẬU THÂN 1968‎

Đại tá PGS, PTS Nguyễn Quốc Dũng        
Phó viện trưởng Viện Lịch sử QSVN        


        ‎  Cách đây vừa tròn 30 năm, mùa xuân năm 1968, nhân dân ta, từ Nam đến Bắc nhộn nhịp bước vào năm mới, đón Tết Mậu Thân, đón thơ chúc tết của Bác Hồ kính yêu:‎

        ‎                      "Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua?‎
        ‎                      Thắng  trận tin vui khắp nước nhà..."‎


        ‎  Cũng đúng vào thời điểm ấy, quân và dân ta mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy rộng khắp, từ đường 9 - Khe Sanh‎ đến đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt mạnh mẽ là ở Sài Gòn - Gia Định, Huế và hàng loạt thị xã, thị trấn, căn cứ‎ quân sự của Mỹ - ngụy, làm rung động nước Mỹ. Nhà bình luận Mỹ Ma-thiu Brit-uây(Matheu Bridgway) ví cuộc tiến công với trận Oa-téc-lô. Một số ngơời khác so sánh sự bất ngờ và thất bại của Mỹ ở trận Trân Châu Cảng. Nhà báo Mỹ Đôn O-bơ-đo-phơ (Don Oberdoifer) có mặt ở Sài Gòn những ngày Tết Mậu Thân, được tận mắt chứng kiến sự kiện, sau khi tập hợp tư liệu đã viết cuốn sách dày 400 trang nhan đề "Tết", vẫn cho rằng "tầm quan trọng đầy đủ về cuộc Tổng‎ tiến công Tết Mậu Thân đang nằm ngoài tầm nhận thức của chúng ta" (những người Mỹ). Song, một điều xem ra đã rõ‎ là lịch sử sẽ chẳng quên đi sự kiện này. Đối với mọi loại người, với mọi cách suy nghĩ khác nhau, đây là một sự kiện có tính chất bơớc ngoặt, một trong những bước ngoặt lớn của thời đại chúng ta". Bước ngoặt đó, với cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam là sự phá sản của chiến lược "chiến tranh cục bộ",‎ ý chí và cố gắng chiến tranh cao nhất của giới cầm quyền nước Mỹ bị đánh bại; Mỹ buộc phải "xuống thang" chiến‎ tranh, rút dần quân viễn chinh ra, chấp nhận thương lượng với ta để có thể kết thúc chiến tranh trong danh dự'. Từ sau sự kiện này, chiến tranh vẫn còn tiếp diễn thêm vài năm nữa, nhưng không còn như trước. Trên phạm vi toàn cầu,‎ bước ngoặt lớn đó là sự phá sản của chiến lược quân sự phản ứng linh hoạt bằng 4 loại hình chiến tranh của Mỹ.‎ Thất bại ở Việt Nam làm cho những ngơười cầm quyền, kể cả giới quân sự Mỹ dù rất ngạo mạn về sức mạnh kinh tế và quân sự, phải cay đắng thừa nhận một sự thật là Mỹ có thể bị thua trong một cuộc chiến tranh, Mỹ không còn có thể chỉ huy và áp đặt với các nước khác như trước. Học thuyết mới do R. Nic-xơn đưa ra sau Tết Mậu Thân ở Việt Nam không còn ở thế trả đũa ồ ạt như hơn mười năm về trước mà là "thuyết phục" thương lượng hòa bình, "chia xẻ trách nhiệm cho đồng minh" trong các vấn đề quốc tế.‎

        ‎  Vì thế, mặc dù "sự dính líu của Mỹ ở Việt Nam (như cách nói của người Mỹ) là cuộc chiến tranh được đưa tin nhiều nhất trong lịch sử", trong 30 năm qua, những những người vạch chính sách, các tướng lĩnh, các nhà sử học, nhà văn, nhà báo... của nước Mỹ vẫn tiếp tục viết hàng chục công trình nghiên cứu về sự kiện Tết Mậu Thân. Hàng nghìn cuốn sách khác viết về chiến tranh Việt Nam đều thể hiện đậm nét,‎ tìm ra những khía cạnh khác nhau để giải thích nguyên nhân, làm rõ hơn tác động nhiều mặt của sự kiện lớn này.‎ Tuy vẫn còn có ý kiến khác nhau, vẫn còn tiếp tục tranh cãi và có những người vẫn cố tình biện hộ sai lầm, trút bỏ trách nhiệm, giảm bớt thất bại..., những công trình nghiên cứu về chiến tranh Việt Nam được công bố gần đây ở Mỹ ngày càng đi tới một sự thừa nhận chung về sự kiện Tết Mậu Thân,‎ thừa nhận thất bại của Mỹ, đối phương đã đạt được mục đích, đã tạo ra một bước ngoặt trong cuộc chiến tranh.‎
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #2 vào lúc: 28 Tháng Hai, 2017, 11:18:57 am »


      ‎  Ở nước ta, ngay từ khi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu‎ nước còn đang tiếp diễn, Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 3 (tháng 7 năm 1973) đã có‎ những đánh giá đầu tiên, khẳng định thắng lợi rất to lớn của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân. Tháng 12 năm 1976, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV đã tổng kết‎ thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước,‎ phân tích sâu sắc nguyên nhân và những bài học kinh nghiệm của cuộc kháng chiến, trong đó có cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân. Năm 1986, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị tổng kết các chiến dịch năm 1968, nêu lên nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn, đặc biệt là những nét đặc sắc về chỉ đạo chiến lược và nghệ thuật quân sự; đồng thời cũng chỉ ra những khuyết điểm, những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu về sự kiện lớn này. Ba mươi năm qua, nhất là trong những năm gần đây,‎ nhiều công trình tổng kết chiến tranh và lịch sử quân sự của Quân khu 5, Quân khu 7, Quân khu 9, của Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Thừa Thiên - Huế, của các đơn vị, các‎ địa phương, các cơ quan và nhà khoa học trong và ngoài‎ quân đội đã tiếp tục nghiên cứu, bổ sung nhiều tư liệu cụ‎ thể, làm sáng tỏ nhiều vấn đề mới, những nét đặc sắc, sự sáng tạo của cấp ủy đảng, chính quyền, của nhân dân và các lực lượng vũ trang trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy ở các địa phương.‎

        Nhìn chung, các công trình tổng kết và nghiên cứu, các ý kiến phát biểu đều thống nhất và góp phần khẳng định sự đúng đắn trong đánh giá của Bộ Chính trị Trung ương Đảng về "thắng lợi có tầm chiến lược quyết định của cuộc Tổng‎ tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968". Về mặt chỉ đạo và hiệu quả chiến lược, thắng lợi đó là "chọn đúng hướngtiến công rất hiểm là thành thị, sáng tạo cách đánh mới rất bất ngờ và đầy hiệu lực, giành thắng lợi oanh liệt khi Mỹ đang dốc cố gắng cao nhất về quân sự, tạo được bước ngoặt quyết định của cuộc kháng chiến chống Mỹ, làm đảo lộn thế bố trí chiến lược của chúng; làm rung chuyển cả nước Mỹ và chấn động dư luận thế giới; làm lung lay tận gốc ý chí xâm lược của giới cầm quyền Mỹ, mở đầu quá trình xuống thang chiến tranh của đế quốc Mỹ". Về khuyết điểm, công‎ trình tổng kết của Bộ Chính trị đã chỉ rõ "sai lầm lớn về chỉ‎ đạo chiến lược là sau thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và‎ nổi dậy Tết Mậu Thân ta đã "không kịp thời chuyển hướng tiến công, vẫn tiếp tục đẩy cuộc chiến tranh cách mạng vào thành thị, dẫn đến những tổn thất lớn về thế và lực, tình‎ hình khó khăn kéo dài mãi cho đến đầu năm 1970 mới từng bước được phục hồi ổn định".‎

      ‎  Lịch sử đã diễn ra và thời gian sau 30 năm giúp chúng ta suy nghĩ, phân tích khách quan, khoa học sự kiện lớn này. Bên cạnh những vấn đề lớn đã thống nhất, do cách đặt vấn đề và phương pháp tiếp cận khác nhau, cần tiếp tục nghiên cứu làm sáng tỏ và sâu sắc hơn.‎

      ‎  Về mặt chỉ đạo, vấn đề tổng công kích - tổng khởi nghĩa‎ trong chiến tranh cần được tiếp tục nghiên cứu về lý luận và thực tiễn. Đây là một phương thức và cũng là một khả năng mà lãnh đạo có thể và cần thiết phải dự kiến và tranh thủ, nhất là trong cuộc kháng chiến chống lại chủ nghĩa thực dân mới Mỹ. Việc đề ra mục tiêu quá cao (nêu khẩu‎ hiệu giành toàn bộ chính quyền về tay nhân dân). Nghị quyết Trung ương lần thứ 21 và Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV đã phân tích, phê phán. Tổng khởi nghĩa theo ý định trong‎ kế hoạch ban đầu đã không diễn ra; nhưng các cuộc nổi dậy,‎ sự tham gia rất rộng rãi, trên nhiều linh vực, trước, trong và sau cuộc Tổng tiến công của nhân dân Sài Gòn và các đô‎ thị và vùng nông thôn là một thực tiễn sinh động cần phải khẳng định.‎

      ‎  Về cách đánh, có ý kiến cho rằng chỉ cần (hoặc nếu như chỉ) tổ chức một cuộc tập kích chiến lược, không kéo dài thành nhiều đợt sẽ đỡ tổn thất hơn. Vấn đề này có thể‎ nghiên cứu thêm qua thực tiễn lịch sử đã diễn ra. Các công‎ trình nghiên cứu, tổng kết những năm vừa qua, các báo cáo khoa học gửi đến cuộc Hội thảo lần này đều thống nhất‎ đánh giá nét đặc sắc nhất trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân là ta đã sáng tạo cách đánh mới, vượt lên mọi tư duy quân sự đơn thuần, một cách đánh chưa từng thấy trong lịch sử dân tộc và có thể nói trong lịch sử chiến tranh của nhân loại. Không có cách đánh mới đó, không thể gây chấn động lớn không thể tạo ra hiệu lực chiến lược lớn,‎ buộc Mỹ phải xuống thang chiến tranh. Tổn thất và khó khăn của ta sau Tết Mậu Thân là to lớn, song không thể vì thế mà phủ nhận thắng lợi chiến lược, có ý nghĩa quyết định tạo ra bước ngoặt chiến tranh của cuộc tiến công này.‎

      ‎  Về đánh giá thắng lợi, có những ý kiến (chủ yếu trong giới quân sự Mỹ) cho rằng, trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, Mỹ chỉ thua về chính trị và tâm‎ lý; thậm chí có ý kiến cho rằng Mỹ chỉ thua về chiến lược,‎ không thua trong các trận đánh cụ thể. Về điểm này, chúng ta cũng cần phân tích, làm rõ thêm. Có thể nói, xét trên tất cả mọi khía cạnh của vấn đề và theo quan điểm quân sự,‎ thất bại to lớn về quân sự của Mỹ trong Tết Mậu Thân là rõ ràng.‎

      ‎  Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968 là một trong những sự kiện lớn nhất, có nhiều ý kiến tranh luận nhất khi nghiên cứu về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Lịch sử càng lùi xa, càng nổi rõ tầm vóc của sự kiện.‎ Với quan điểm khách quan, khoa học, với phương pháp tiếp cận và nghiên cứu đúng đắn, cuộc Hội thảo khoa học của chúng ta sẽ tiến thêm một bước, góp phần đánh giá sâu sắc tầm vóc và ý nghĩa của sự kiện, làm sáng tỏ hơn các vấn đề tạo cơ sở khoa học và thực tiễn cho các công trình nghiên cứu khoa học, cho công tác giáo dục truyền thống cách mạng, góp phần thiết thực vào sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, ‎trong đó có thành phố mang tên Bác kính yêu.‎
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #3 vào lúc: 28 Tháng Hai, 2017, 11:25:27 am »


TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY MẬU THÂN 1968 – ĐỈNH CAO CỦA CHỦ N‏GHĨA ANH HÙNG CÁCH MẠNG

TRƯƠNG TẤN SANG                   
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư             ‏
Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh‎.         

        Trong không khí Xuân Mậu Dần, thành phố chúng ta‎ cùng với đồng bào cả nước xúc động và rất đỗi tự hào nhớ đến những ngày tháng hào hùng của dân tộc trong cuộc‏ Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968. Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn vô hạn của Đảng bộ và nhân‎ dân thành phố tới các đồng khí lãnh đạo, chỉ huy các cấp,‏ cán bộ Đảng và toàn thể chiến sĩ, đồng bào thuộc nhiều giới, nhiều lứa tuổi đã tham gia viết nên thiên anh hùng ca mới Tết Mậu Thân 1968, những người còn sống và những người đã mãi mãi trở thành dáng đứng Việt Nam anh hùng; bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với các gia đình thương‏ binh, liệt sĩ và gia đình có công với cách mạng tại thành phố chúng ta và cả nước đã có người thân hy sinh trong Tết Mậu Thân và trong suốt nhiều dài của cuộc trường kỳ kháng‎ chiến để giải phóng thành phố, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.‏

        Cách đây 30 năm, trong đêm 30 rạng ngày mồng 1 Tết Mậu Thân 1968 các lực lượng vũ trang và nhân dân ta đã‏ ‏đồng loạt tổng tiến công và nổi dậy trên khắp miền Nam,‏ ‏đặc biệt là ở thành phố Sài Gòn và hầu hết các thành phố‏,‏ thị xã, thị trấn, đánh vào căn cứ quân sự, cơ quan đầu não của Mỹ và chính quyền Sài Gòn. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968 thể hiện bản lĩnh và tài nghệ lãnh đạo, chỉ đạo chiến tranh nhân dân của Chủ tịch Hồ Chí‎ Minh, của Đảng, nói lên mềm tin sắt đá của Đảng đối với nhân dân và các lực lượng vũ trang nhân dân anh hùng‏.‏

        Việc chuẩn bị về mọi mặt cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy được tiến hành ở khắp mọi nơi từ tiền tuyến đến hậu‏ phương, trong vùng giải phóng và cả trong vùng địch tạm‏ chiếm, đặc biệt là tại Sài Gòn - nơi đầu não quan trọng nhất của kẻ thù. Thế mà khi cuộc Tổng tiến công nổ ra, kẻ địch vô cùng sửng sốt, kinh hoàng. Các nhà báo Mỹ phải thốt lên: "Chiến tranh Việt Nam có quá nhiều bất ngờ, nhưng‎ không có bất ngờ nào làm cho người ta phải sửng sốt nhiều hơn trận tiến công Tết. Đặc biệt, cuộc tiến công đã diễn ra‏ ngay tại Sứ quán Mỹ ở Sài Gòn, nơi đã từng nhiều lần tuyên bố rằng tình hình tồi tệ nhất đã qua rồi."‏

        Lòng yêu nước, tinh thần chiến đấu hy sinh, tài mưu trí‎‏, sáng tạo, linh hoạt, quyết tâm giành thắng lợi cao nhất đ‏ã‏ ‏được nâng lên một tầm cao mới trong quân và dân thành phố, trong cán bộ, chiến sĩ các đơn vị chủ lực tham gia suốt các đợt tổng tiến công và nổi dậy, trong các đơn vị biệt động tại chỗ cùng với các đơn vị vũ trang được gấp rút tổ chức bao gồm cả cán bộ phụ trách cơ quan đến anh chị em‎ cán bộ, nhân viên cơ quan của khu Sài Gòn - Gia Định và‏‏ Trung ương Cục, cán bộ làm công tác chính trị, giáo dục, y‏‏ tế, văn hóa, nghệ thuật... Cần đặc biệt nhấn mạnh một yếu tố vô cùng quan trọng đảm bảo thắng lợi là cuộc đấu tranh‏‏ và nổi dậy rộng khắp, với nhiều hình thức phong phú và rất‏ cảm động của đồng bào ngoại thành và nội thành Sài Gòn‏,‏ các tỉnh và thành phố, thị xã, thuộc các giới, các dân tộc‏,‏ các tôn giáo, đủ lứa tuổi, nhất là thanh niên, sinh viên, học sinh, có cả những người do nhiều hoàn cảnh phải ở bên kia‎ trận tuyến, tham gia chiến đấu, tiếp tế hậu cần, che giấu‏,‏ chăm sóc bảo vệ thương binh quân giải phóng..., lập nên kỳ‏‏ tích vẻ vang trong Tổng tiến công và nổi dậy‏.‏

        Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt đầu Xuân Mậu‏ Thân 1968 là một mốc son chói lọi trong lịch sử kháng chiến‏‏ của dân tộc ta. Trong một thời gian ngắn, chúng ta đã đưa cuộc chiến đấu quy mô lớn vào tận sào huyệt cuối cùng của‏‏ ‏địch, làm chuyển biến nhanh chóng và mạnh mẽ cục diện‏‏ chiến tranh, nâng cao uy thế của Mặt trận Dân tộc  giải‏‏ phóng ở trong nước và trên thế giới, tạo thuận lợi mới cho cuộc đấu tranh muôn màu, muôn vẻ của các lực lượng yêu nước ngay tại sào huyệt của địch. Chính trong bối cảnh đấu tranh đó, Liên minh "các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa‎ bình miền Nam Việt Nam" ra đời tiếp thêm tiếng nói và lực lượng đấu tranh chống Mỹ xâm lược và chính quyển tay sai‏.‏ Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đã làm đảo lộn thế chiến lược của địch, làm phá sản chiến lược "chiến tranh cục bộ",‏ đặc biệt đã làm lung lay ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ‏.‏
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #4 vào lúc: 01 Tháng Ba, 2017, 05:25:34 am »


        Thất bại nặng nề ở miền Nam và miền Bắc nước ta, đế quốc Mỹ đã buộc phải xuống thang chiến tranh và chấp nhận ngồi vào đàm phán với ta tại Hội nghị Pa-ri, từ hội nghị hai‎‏‏ bên đến hội nghị bốn bên có sự tham gia của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam sau đó là sự tham gia‎‏‏ của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam‏‏ Việt Nam. Quân và dân ta đã đáp lại nguyện vọng tha thiết và thực hiện ý tưởng sáng suốt của Bác Hồ qua bài thơ‎‏‏ Mừng Xuân 1968: "tiến lên! Toàn thắng ắt về ta‎‏". Lời kêu gọi của Bác đã thành hiện thực trọn vẹn với Đại‏ ‏thắng mùa Xuân 1975‎.‏

        Năm tháng sẽ trôi qua, nhưng với cả nước, với miền Nam‏‏ thành đồng, với thành phố mang tên Bác, chiến công của‏‏ cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt Xuân Mậu Thân 1968‎‏ ‏sẽ sống mãi với các thế hệ Việt Nam, vì đó là đỉnh cao của "‏chủ nghĩa anh hùng cách mạng", là khí phách Việt Nam, lòng trung thành vô hạn với Tổ quốc và nhân dân, tinh thần sẵn sàng xả thân vì sự giải phóng và trường tồn của dân tộc trong những thời điểm thử thách ác hệt nhất của lịch sử‏.‏

        Thành phố chúng ta kỷ niệm 30 năm Tổng tiến công và‏‏ nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, đồng thời cũng bước vào năm kỷ niệm 300 năm thành lập Sài Gòn - thành phố Hồ Chí‎ Minh (1698-1998‎‏). Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 sẽ mãi mãi tạo vào lịch sử nhơ một tượng đài bất tử. Mỗi chúng ta và các thế hệ đời sau có thể nhìn rõ ở đó sức mạnh‏‏ phi thường của lòng yêu nước tuyệt vời, của trí thông minh Việt Nam đầy sáng tạo, của nghệ thuật giành chủ động, tạo bí mật, bất ngờ chiến lược, biết đánh và biết thắng.

        Nối tiếp truyền thống vẻ vang của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân, truyền thống yêu nước và cách ‏mạng kiên cường của dân tộc, ngày nay chúng ta đang tiến ‏hành sự nghiệp vĩ đại trong lịch sử nước nhà là chấn hưng ‏đất nước, thực hiện dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng‏,‏ văn minh theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Thực hiện nghị quyết các đại hội lần thứ 6, thứ 7 và thứ 8 của Đảng, nhân‏‏ dân ta đãđạt được nhiều thành tựu rất quan trọng. Trong sự nghiệp chung đó, thành phố chúng ta đã góp phần tích cực, đáp lại lòng mong mỏi của nhân dân cả nước. Chúng ta hiểu rõ khó khăn thử thách để có thể dự liệu và hình dung‏‏ ‏đầy đủ, song tinh thần Tết Mậu Thân 1968 nhấc nhở chúng‎ ta hôm nay đang tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện‏,‏ phải luôn luôn coi trọng việc phát triển cao độ những tiềm năng to lớn của nhân dân, biết tận dụng mọi thời cơ và‏ thuận lợi, khôn khéo vượt qua mọi hiểm nguy và thử thách‎‏.‏ Với ý chí và quyết tâm sắt đá, nhất định chúng ta sẽ đem‎ lại vinh quang mới cho Tổ quốc ta, thành phố ta, rất thân thương, rất anh hùng !‎
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #5 vào lúc: 01 Tháng Ba, 2017, 05:27:51 am »


CUỘC TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY TẾT  THÂN -  SÁNG TẠO ĐỘC ĐÁO CỦA NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ VIỆT NAM

Thượng tướng PHẠM VĂN TRÀ         
Ủy viên Bộ Chính trị                   
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng               

        Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1968 là một chiến công rất oanh liệt và có vị trí to lớn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta‏.‏ Đây là một thắng lợi đã tạo ra bước ngoặt quyết định của cuộc kháng chiến, làm lung lay tận gốc ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ, buộc chúng phải bắt đầu xuống thương chiến tranh tạo điều kiện để quân dân ta thực hiện tiến trình vĩ đại "đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào", giải phóng hoàn toàn Tổ quốc, thu giang sơn về một mối; cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội‏.‏‎ Đây là một sáng tạo độc đáo ‎ của nghệ thuật quân sự Việt Nam‏.‏

        Chúng ta đều đã biết, từ đầu năm 1965, trước sự phá sản của chiến lược chiến tranh đặc biệt", Mỹ chuyển sang chiến lược ''chiến tranh cục bộ'' xuất con chủ bài quân viễn chinh Mỹ, đưa ồ ạt quân Mỹ vào tham chiến trên quy mô lớn ở miền Nam, với tham vọng "bẻ gãy xương sống Việt cộng" và "chụp bắt cơ quan đầu não" kháng chiến của ta‏,‏ đồng thời đẩy mạnh chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân đối với miền Bắc. Trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, Mỹ đã huy động 70% lục quân, 60% lính‎ thủy đánh bộ, 40% hải quân, 60% không quân của nước Mỹ, sử dụng những vũ khí và phương tiện chiến tranh hiện đại nhất (trừ bom nguyên tử), huy động lực lượng và tiền của đến mức cao nhất theo khả năng có thể huy động được.‎

        Tham vọng của Mỹ khi tiến hành ''chiến tranh cục bộ"‎ đánh bại cách mạng miền Nam trong vòng từ 25 đến 30‎ tháng, với kế hoạch 3 giai đoạn, hai cuộc phản công chiến lược, mà giai đoạn 3 được dự tính là hoàn thành việc tiêu diệt khối chủ lực ta, tiếp tục ''bình định" miền Nam, rút quân Mỹ về nước vào cuối năm 1967‎‏.‏

        Như Đảng ta đã tổng kết: "Với việc thay đổi chiến lược chiến tranh như trên của đế quốc Mỹ, cách mạng và cuộc kháng chiến của nhân dân ta đứng trước một tình thế hiểm nghèo. Đảng ta, nhân dân ta sẽ đối phó với sự thách thức ấy như thế nào. Trên chiến trường, cách đánh với quân Mỹ sẽ ra sao?  Có tiếp tục đấu tranh chính trị được nữa hay không? Vận mệnh của dân tộc, chiều hướng phát triển của sự nghiệp cách mạng nước ta và trên một mức độ nào đó của cả phong trào cách mạng thế giới, phụ thuộc vào câu trả lời về cách thức chúng ta xử trí tình huống chiến lược hệ trọng này‏.‏

        Đảng ta đã đánh giá đúng tình hình chiến lược mới một cách bình tĩnh và sáng suốt, tạo nên sự nhất trí cao trong toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, cả nước một lòng thực hiện lời kêu gọi vang dậy núi sông của Chủ tịch Hồ Chí‎ Minh: "Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm‎ hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ  Không có gì quý hơn độc lập tự do. Đến ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước đàng hoàng hơn, to đẹp hơn."‏ Cả dân tộc ta sục sôi ý chí quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ x âm 1ượ c.Quân và dân ta đã đánh bại hai cuộc phản công chiến lược mùa khô 1965-1966 và 1966-1967 của địch ở miền Nam, đã đánh bại một bước chiến tranh phá hoại của Mỹ trên miền Bắc‏.‏

        Qua hai cuộc phản công chiến lược bị thua to, Mỹ một mặt tiếp tục tăng quân để toan tính một cuộc phản công lần thứ ba với 120 vạn quân (có 50 vạn quân chiến đấu Mỹ), một mặt lại bất đầu lộ rõ sự dao động và lúng túng‏.‏ Giữa lúc đế quốc Mỹ đang ở thế ngập ngừng về chiến lược, giới cầm quyền Mỹ đã dao động và trong thời điểm rất nhạy cảm của năm bầu tổng thống Mỹ, Đảng ta quyết định phải giáng một đòn bất ngờ thật mạnh vào ý chí xâm lược của Mỹ, bằng cách chọn hướng chiến lược hiểm và dùng cách đánh mới, tạo ra một bước ngoặt lớn, làm thay đổi cơ bản cục diện chiến tranh có lợi cho ta, đưa cách mạng và chiến tranh cách mạng miền Nam chuyển sang một thời kỳ mới, thời kỳ giành thắng lợi quyết định sự sáng tạo về nghệ thuật quân sự của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân là cách đánh chưa từng diễn ra trong ‎kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ,‎ và cả trong lịch sử chiến tranh trên thế giới, khiến Mỹ-ngụy không hề nghĩ tới và cũng không thể nghĩ tới.‎ Đó là sự sáng tạo của phương châm "ba vùng chiến lược''. Nếu không có 3 vùng chiến lược được xây dựng từ nhiều năm với những cơ sở vững mạnh và quần chúng đông đảo ủng hộ thì không thể có chiến tranh ở thành thị‏,‏ nhất là ở các thành phố trọng điểm Sài Gòn - Huế - Đà‎ Nẵng là những trung tâm chính trị, quân sự. Đánh vào đây là đánh vào các cơ quan đầu não, các trung tâm chỉ huy‎‏,‏ đánh vào sinh lực cao nhất của địch, chỗ hiểm yếu, dễ chấn động và nhạy cảm nhất của chúng‏.‏
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #6 vào lúc: 01 Tháng Ba, 2017, 05:28:44 am »


        Đó là sự sáng tạo của việc vận dụng hai lực lượng chính trị và quân sự để giành thắng lợi cả chính trị và quân sự, sáng tạo về hình thức tiến công đồng loạt để tạo hiệu lực như một đòn "sét đánh". Muốn đồng loạt tiến công ở 41 thành phố và thị xã thì phải có một thời gian chuẩn bị dài, phải dự trữ một khối lượng vật chất lớn, và yêu cầu số một là phải giữ được bí mật. Chỉ khi nhân dân có giác ngộ chính trị cao, có lòng nồng nàn yêu nước mới sáng tạo ra 'trăm phương nghìn kế" để tạo ra chỗ giấu quân, để đưa hàng trăm tấn vũ khí, đạn dược vào ngay sào huyệt của địch, và sẵn sàng hy sinh cả tính mạng và của cải để bảo vệ các lực lượng cánh mạng, để tiếp sức cho các lực lượng vũ trang chiến đấu trong thành phố. Ri-sat Hôn-rút (Richard Hollrooth) được phái đến Sài Gòn để xem xét tình hình đã nhận xét: "Oét mo-len (Westmoreland) bị choáng váng về việc Cộng Sản có thể phối hợp nhiều cuộc tiến công như thế mà lại trong vòng bí mật." Mục tiêu cao nhất của cuộn Tổng tiến công là đánh vào ý chí của địch, làm cho nó lung lay tận gốc, làm nản chí cả những kẻ hiếu chiến nhất, "làm náo động cả nước Mỹ". Đẩy cuộc chiến tranh ngay trong lòng nước Mỹ lên một bước mới, đến nỗi trong hồi ký sau này Giôn-xơn "cảm thấy nước Mỹ bị sụp đổ ở mặt trận đối nội". Trong khi đó thì chúng ta tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ của nhân loại tiến bộ trên toàn thế giới đối với cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Đó còn là sự sáng tạo trong lựu chọn thời cơ chiến lược. Ta tiến hành tổng tiến công và nổi dậy vào lúc địch đông quân nhất, sau gần 3 năm thực hiện chiến lược chiến tranh cục bộ, đang ở vào thế tiến thoái lưỡng nan.

        Ta chọn thời cơ vào năm bầu cử tổng thống Mỹ, tình hình nước Mỹ sẽ "rất nhạy cảm về chính trì", áp lực quân sự vào thời điểm này có thể tạo ra hiệu lực lớn. Đây là thời cơ ta lựa chọn đúng lúc nên đã đạt hiệu quả cao. Sau cuộc Tổng tiến công một tháng, tướng Oét-mo-len, Tổng chỉ huy quân Mỹ ở miền Nam Việt Nam bị cách chức, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mác Na-ma-ra thôi việc; sau hai tháng, ngày 31-3, tổng thống Mỹ Giôn-xơn tuyên bố đơn phương ngừng bắn phá miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra, nhận đàm phán với ta ở Hội nghị Pa-ri, không ra ứng cử nhiệm kỳ thứ hai nữa. Trên thực tế Mỹ đã mặc nhiên thừa nhận một cách đầy đủ sự phá sản của chiến lược chiến tranh cục bộ. Chiến lược chiến tranh cục bộ của Hoa Kỳ là chiến lược quan trọng nhất, có tính quyết định nhất trong toàn bộ cuộc chiến tranh đã thất bại và đi vào một bước ngoặt đi xuống. Chúng ta có khuyết điểm là sau đợt hai đã chậm chuyển hướng về nông thôn nên tổn thất. Nhưng thất bại của Mỹ trong chiến tranh cục bộ đã không thể nào cứu vãn được.

        Ba mươi năm  đã trôi qua. Chiến công oanh liệt của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968 vẫn mãi mãi sáng chói trong lịch sử của dân tộc, để lại cho chúng ta lòng tự hào và bài học quý giá. Đó là bài học kiên định quyết tâm giành toàn thắng vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Lịch sử dân tộc ta và cách mạng nước ta đã phải trải qua không biết bao nhiêu phong ba bão táp, có lúc tưởng như nghìn cân treo sợi tóc, nhưng nhân dân ta, Đảng ta với trí thông minh và lòng dũng cảm đã luôn luôn sáng tạo tìm ra lời giải đáp đúng, đoàn kết triệu người như một, không những đánh bại được kẻ thù mà còn làm cho dân tộc và quốc gia trưởng thành vững bền hơn. Đó là bài học về đánh giá đúng tình hình, đặc biệt là trong những bước ngoặt và những tình huống chiến lược hệ trọng. Phải có tầm nhìn chiến lược, kiên định mục tiêu cơ bản và lâu dài của dân tộc, của cách mạng mới có thể phân tích đúng tình hình, tạo ra thời cơ và nắm bắt thời cơ đề ra được những biện pháp chiến lược sáng tạo và sắc bén. Quá trình đấu tranh cách mạng là quá trình tìm ra quy luật và hành động theo quy luật, là quá trình sáng tạo, như Lê-nin từng nói: Cách mạng là sáng tạo". Đó là bài học về lòng tin vững chắc ở nhân dân, ở sức mạnh của dân tộc, dựa vào nhân dân, dựa vào dân tộc, phát huy truyền thống tự lực, tự cường của dân tộc, phát động cao trào cách mạng trong toàn dân, toàn quân tạo thành sức mạnh to lớn chiến thắng mọi kẻ thù, vượt qua mọi thử thách. Thắng lợi oanh liệt của Mậu Thân 1968 còn là thắng lợi của một quá trình tổ chức thực tiễn rộng lớn, là thắng lợi của nghệ thuật quân sự Việt Nam độc đáo và sáng tạo.

        Ngày nay, đất nước ta đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo con đường xã hội chủ nghĩa, xây dựng xã hội công bằng, văn minh. Hơn lúc nào hết chúng ta phải . nắm chắc quy luật "Dựng nước đi đôi với giữ nước" của dân tộc. Kiên định mục tiêu chủ nghĩa xã hội và hết sức sáng tạo trong chỉ đạo thực tiễn, thực hiện lời dạy của Bác Hồ "Dĩ bất biến, ứng vạn biến".
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #7 vào lúc: 01 Tháng Ba, 2017, 05:31:14 am »


MỘT ĐỈNH CAO THẮNG LỢI CỦA CHIẾN TRANH NHÂN DÂN VIỆT NAM

NGUYỄN VĂN LINH       

        Cách đây vừa tròn 30 năm, đúng vào Tết Mậu Thân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của quân và dân ta nổ ra đồng loạt trên toàn chiến trường miền Nam, đặc biệt là ở Sài Gòn, Huế, nhiều thị xã, thị trấn và căn cứ quân sự của Mỹ - ngụy.  Vào lúc đội quân viễn chinh Mỹ trực tiếp tham chiến trên chiến trường đông tới 50 vạn tên, cộng với quân ngụy và quân một số nước khác là trên một triệu tên, có vũ khí-trang bị kỹ thuật hiện đại, vào lúc tướng Oét-mo-len chỉ huy quân Mỹ vừa chủ quan, vừa bưng bít sự thật tuyên bố “đối phương sập bị đánh đến nơi”, cuộc Tổng tiến công đồng loại mạnh mẽ vào các trung tâm đầu ữao của Mỹ - ngụy vào phong trào nổi dậy của đông đảo quần chúng ở các đô thị đã làm chấn động nước Mỹ và dư luận thế giới.       

        Thông thường, khi chiến tranh sắp đến hồi kết thúc, phía mạnh hơn và chiến thắng mới có thể mở những cuộc tiến công vào sào huyệt của đối phương. Ở Việt Nam, điều đã trở thành bình thường là ngay khi chiến tranh vừa bùng nổ và trong quá trình chiến tranh, ở bất cứ thời điểm nào, địa phương nào, khi có địch là có phong trào kháng chiến rộng khắp của mọi tầng lớp nhân dân. “Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh.” Cả nước chung sức, toàn dân đánh giặc đã trở thành truyền thống từ ngàn xưa của dân tộc Việt Nam.  Cuộc kháng chiến chống Pháp, tiếp đó là kháng chiến chống Mỹ dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc đã kế thừa và phát triển truyền thống tốt đẹp đó lên một trình độ mới. Theo lời kêu gọi toàn dân, toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dân ta trên mọi miền của đất nước, từ vùng núi đến nông thôn đồng bằng và đô thị đã kiên quyết đứng lên kháng chiến chống xâm lược. Đánh địch trên cả ba vùng chiến lược trở thành phương châm chi đạo kháng chiến của Đảng, là thực tiễn sinh động trong 30 năm chiến tranh giải phóng, là nét đặc sắc của nghệ thuật quân sự và chiến tranh nhân dân Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh. Các thành thị là những vùng kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật phát triển, nơi tập trung đông đảo giai cấp công nhân, đồng bào lao động, trí thức, sinh viên học sinh... Do những đặc điểm lịch sử trong quá trình hình thành và phát triển, các thành thị ở Việt Nam gắn rất chặt với vùng nông thôn. Khi nước ta bị xâm lược do tương quan lực lượng giữa quân địch và ta còn chênh lệch, thành thị thường tạm bị địch chiếm trong thời kỳ đầu, là nơi địch đặt các cơ quan chi huy, sân bay, kho tàng, bến cảng... Chúng bình định, kiểm soát gắt gao và tìm mọi cách để đẩy chiến tranh ra xa thành phố. Nhưng chính ở đây, cơ sở chính trị và vũ trang đã đượm Đảng xây dựng từ rất sớm. Phong trào đấu tranh chính trị phát triển mạnh với nhiều hình thức phong phú.  Khi đế quốc Mỹ thay chân thực dân Pháp xâm lược miền Nam, cuộc đấu tranh chống Mỹ, đòi hòa bình, thống nhất đất nước của nhân dân các đô thị, đặc biệt là ở Sài Gòn - Gia Định phát triển lên quy mô mới. Nhiều cuộc đấu tranh lôi cuốn sự tham gia của hàng chục vạn công nhân, người lao động, đồng bào phật tử, sinh viên, học sinh, tơ sản, trí thức yêu nước, tranh thủ được sự ủng hộ của binh lính và nhân viên ngụy quyền vì trong các khẩu hiệu đấu tranh có cả khẩu hiệu đòi tăng lương cho họ... Phương châm chỉ đạo và phương thức đấu tranh bằng hai chân (chính trị - vũ trang), ba mũi (chính trị - quân sự - binh vận), trên cả ba vùng chiến lược (miền núi, nông thôn đồng bằng, đô thị).  hình thành và phát triển mạnh trong các cao trào “đồng khởi” và trong thời kỳ đánh bại chiến lược “chiến tranh đặc biệt của Mỹ - ngụy”.  Do thế và lực của cách mạng ngày càng phát triển, vào những tháng cuối năm 1964 - đầu năm 1965, cục diện chiến trường có nhiều biến chuyển, khả năng giành những thắng lợi lớn hơn xuất hiện. Một số tài liệu được công bố gần đây ở nước Mỹ cho biết, trước khi bị ám sát (22-10-1963), Tổng thống Mỹ Ken-nơ-đi đã nhận thấy ‘sự dính líu’ của Mỹ ở Việt Nam có thể làm cho Mỹ bị sa lầy, ảnh hưởng đến chiến Lược toàn cầu, nên đã chuẩn bị một kế hoạch rút lực lượng ra khỏi miền Nam Việt Nam.

        Trong tình hình đó, theo chủ trương của Trung ương, tôi đã cùng anh Nguyễn Chí Thành xuống khu Sài Gòn - Gia Định cùng cấp ủy đảng địa phương chỉ đạo kế hoạch tiến công quân sự vào một số mục tiêu quan trọng trong thành phố kết hợp với nổi dậy của quần chúng, tranh thu thời cơ giành thêm những thắng lợi mới, làm phá sản chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của địch. Kế hoạch đang được triển khai thì Mỹ chuyển sang thực hiện, chiến lược ‘chiến tranh cục bộ”, ồ ạt đưa quân viễn chinh vào chiến trường miền Nam, dùng không quân và hải quân đánh phá miền Bắc, “ngăn chặn chiều hướng thua, của quân ngụy và “tìm diệt” chủ lực quân giới phóng. Cuộc chiến đấu ‘ với lực lượng lớn quân viễn chinh Mỹ có vũ khí trang bị kỹ thuật hiện đại trong hai mùa khô 1965 - 1966 vô cùng gay go, ác liệt. Mặc dù đối tượng tác chiến và quy mô chiến tranh có thay đổi, ta vẫn kiên quyết giữ vững thế chủ động tiến công, kiên trì chủ trương đánh địch trên cả ba vùng chiến lược.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #8 vào lúc: 01 Tháng Ba, 2017, 05:31:40 am »


        Ở Sài Gòn và các đô thị, ta tiếp tục xây dựng thêm nhiều cơ sở chính trị và cơ sở vũ trang, hình thành các “lõm căn cứ” ngay trong nội thành và vùng ven; đồng thời, đẩy mạnh phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng chống quân Mỹ xâm lược. Ta đã phát triển mạnh phương thức tác chiến của lực lượng đặc biệt tinh nhuệ đánh sâu vào hậu cứ, sân bay, kho tàng, cư xá của sĩ quan, nhân viên kỹ thuật Mỹ, gây chấn động lớn. Một số đơn vị tập trung như cụm, đội biệt động được thành lập, có nhiệm vụ đánh địch thường xuyên gây động và hỗ trợ phong trào đấu tranh của quần chúng, đồng thời dựa vào cơ sở trong nội thành để phát triển thêm nhân mối, chuẩn bị nơi ém quân, hầm bí mật chứa vũ khí, thiết lập đường dây liên lạc và chuyển vũ khí vào gần các mục tiêu tiến công, sẵn sàng đón và đáp ứng thời cơ chiến lược. Có thể nói, cùng với đấu tranh chính trị, thế trận, lực lượng và phương thức tiến hành chiến tranh nhân dân ở Sài Gòn và các thành thị miền Nam đã có bước phát triển mới trong những năm Mỹ ồ ạt đưa quân viễn chinh vào chiến trường. Đây là thắng lợi lớn của phương châm đánh địch trên ba vùng chiến lược, là một trong những cơ sở quan trọng để Đảng ta hạ quyết tâm đưa chiến tranh vào đô thị, mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt trong dịp Tết Mậu Thán 1968.  Cũng có người cho rằng trong cuộc Tổng tiến công đánh vào các đô thị miền Nam không có sự nổi dậy của quần chúng. Đúng là do ta giữ bí mật tuyệt đối để giáng đòn bất ngờ cho định, quần chúng không nổi dậy diệt ác phá kìm giành quyền làm chủ khóm phường cùng lúc với lực lượng biệt động và các tiểu đoàn chủ lực đánh vào các cứ điểm quy định. Nhưng chính quần chúng đã tham gia tích cực vào cuộc chuẩn bị cho đợt tiến công này và sau khi nổ súng đã tham gia rất đông đảo, trực tiếp và gián tiếp bằng nhiều hình thức trên nhiều lĩnh vực. Không có nhân dân trinh sát, nắm tình hình địch, dẫn đường, che giấu. . . các đội biệt động không thể ém quân bí mật ngay gần các cơ quan đầu não địch, không thể có vũ khí để chiến đấu, các đơn vị chủ lực cũng không thể vượt qua các tuyến ngăn chặn dày đặc của địch, tiến vào nội thành đánh địch ngay trên các đường phố. Nhân dân còn trực tiếp tham gia chiến đấu, tiếp tế cơm nước cho bộ đội, che chở và nuôi dưỡng thương binh rồi đưa về căn cứ an toàn. Nhiều người, có trường hợp cả gia đình bị địch bắt, khủng bố, tù đày vẫn một lòng hướng về cách mạng, sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp giải phóng đất nước. Cũng cần phải nói thêm về hình thức tổ chức và phương thức hoạt động của biệt động. Đây là một sáng tạo về hình thức tổ chức lực lượng vũ trang của Đảng, gọn nhẹ, bí mật, linh hoạt, nằm trong dân, hòa vào dân, thường xuyên hoạt động trong lòng địch. Khác với lực lượng tình báo trinh sát, biệt động là lực lượng chiến đấu, thường đánh đòn hiểm, táo bạo, bất ngờ vào cơ quan đầu não và các mục tiêu quan trọng của địch ở các đô thị. Lực lượng biệt động ra đời từ kháng chiến chống thực dân Pháp, phát triển mạnh trong kháng chiến chống Mỹ, đặc biệt là ở Sài Gòn - Gia Định. Sự ra đời và phương thức hoạt động của lực lượng biệt động đánh dấu bước phát triển mới của chiến tranh nhân dân và là nét đặc sắc của nghệ thuật quân sự Việt Nam. Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt Tết Mậu Thân 1968, bằng tinh thần dũng cảm vô song, “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, lực lượng biệt động đã mở đầu xuất sắc cuộc tiến công ở Sài Gòn và các đô thị, gây chấn động lớn, có thể nói đã lập công đầu Hoạt động chiến đấu, chiến công xuất sắc, sự hy sinh to lớn của lực lượng biệt động và sự tham gia rộng lớn của nhân dân Sài Gòn và các đô thị trong những ngày Tết Mậu Thân 1968 là một đỉnh cao thắng lợi của chiến tranh nhân dân Việt Nam, góp phần tạo nên hiệu lực chiến lược lớn của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt, góp phần đánh bại cố gắng chiến tranh cao nhất của đế quốc Mỹ, buộc chúng phải chịu thua về chiến lược, xuống thang chiến tranh, chấp nhận đàm phán với ta để tìm cách kết thúc chiến tranh. Đây là kết quả của quá trình chuẩn bị, xây dựng thế trận, lực lượng trong nhiều năm trước đó, trong đó có kết quả xây dựng cơ sở chính trị và cơ sở vũ trang ở các đô thị theo phương châm đánh địch trên ba vùng chiến lược của Đảng. Sau thằng lợi vĩ đại của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt Tết Mậu Thân, cuộc kháng chiến thống Mỹ, cứu nước của quân và dân ta đã chuyển sang một giai đoạn mới. Mặc dù còn phải tiếp tục chiến đấu, còn phải trải qua nhiều gian khổ, ác liệt, hy sinh, quân và dân ta đã có điều kiện và thời cơ mới để thực hiện thắng lợi Di chúc thiêng liêng của Bác Hồ kính yêu: “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”, giải phóng hoàn toàn miến Nam, thống nhất đất nước. 

        Kỷ niệm 30 năm thắng lợi cua cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt Tết Mậu Thân, đúng vào năm Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh 300 tuổi, vào lúc công cuộc đổi mới của đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng đã giành được nhiều thành tựu và đang đứng trước những triển vọng mới, chúng ta càng nhận rõ và sâu sắc hơi sức mạnh to lớn, sức sáng tạo phong phú của nhân dân, trong chiến tranh cũng như trong hòa bình, trong chiến đấu cũng nhơ trong công cuộc xây dựng và đổi mới . “Dựa chắc vào dân, biết khơi dậy, tổ chức và phát huy sức mạnh’ đoàn kết, sức sáng tạo của nhân dân, chúng ta đã lập nên kỳ tích đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của nước đế quốc hùng mạnh nhất thế giới, hoàn thành sự nghiệp giải phóng đất nước. Phát huy truyền thống và những kinh nghiệm lịch sử quý báu đó, dưới ngọn cờ tư tưởng Hồ Chí Minh và dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhất định dân tộc ta sẽ thực hiện thắng lợi sự nghiệp vĩ đại mới: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #9 vào lúc: 01 Tháng Ba, 2017, 05:34:20 am »


TẾT MẬU THÂN TRẬN QUYẾT CHIẾN CHIẾN LƯỢC LỊCH SỬ

ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP           

        Cách đây 30 năm, đúng vào lúc giao thừa Tết Mậu Thân, hưởng ứng hiệu lệnh của Bộ thống soái tối cao đứng đấu là Bác Hồ kính yêu, toàn quân và toàn dân ta ở miền Nam đã mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mà lúc bấy giờ đề ra là Tổng công kích - tổng khởi nghĩa, đồng loạt đánh vào hầu hết các thành phố lớn, đặc biệt là Sài Gòn và Huế, các thị xã, thị trấn, chi khu, quận ly, vào các sân bay và căn cứ hậu cần của Mỹ, trên toàn chiến trường miền Nam Việt Nam.

        Cuộc tiến công táo bạo bất ngờ đã tiêu diệt bộ phận quan trọng sinh lực cấp cao của Mỹ, ngụy, đánh chiếm những mục tiêu hiểm yếu như Đài phát thanh, tòa Đại sứ Mỹ, đánh vào Bộ Tổng tham mưu, Tổng nha Cảnh sát ngụy ở Sài Gòn, đánh vào nội thành và làm chủ trong một thời gian dài Cố đô Huế, phá hủy một khối lượng quan trọng các phương tiện chiến tranh và cơ sở hậu cần hiện đại nhất của Mỹ, ngụy.

        Bất ngờ về th ời gian: lúc giao thừa.

        Bất ngờ về mục tiêu: Các đô thị và căn cứ quan trọng.

        Bất ngờ về quy mô: không phải đánh vào vài chục điểm nhỏ như phán đoán của tình báo địch, mà đánh đồng loạt, trên khắp chiến trường miền Nam.

        Cuộc Tổng tiến công điền ra trong tình hình địch đã leo thang đến đỉnh cao: trên 50 vạn quân viễn chinh Mỹ và chơ hầu, cùng với đội quân được hiện đại hóa của ngụy, tất cả là 1 triệu 20 vạn quân; và trong khi tướng Oét-mo-len đang chuẩn bị đợt tiến công thứ 3 sau những trận tiến công thất bại của quân đội Mỹ trong hai mùa khô qua; trước mắt thì đang khẩn trương cứu nguy cho căn cứ Khe Sanh, ở đó 2/5 lực lượng chiến đấu Mỹ đã bị vây hãm và tiến đánh, trong một cuộc nghi binh tài giỏi nhằm đánh lạc hướng quân địch.

        Như lời nhận định của một nhà sử học quân sự Mỹ, cuộc tiến công đã gây ra cho Mỹ một cú choáng đột ngột, đã làm đảo lộn thế bố trí, phá vỡ kế hoạch tác chiến dự định của Mỹ. Nó đã làm rung chuyển không những toàn bộ chiến trường miền Nam mà còn làm rung chuyển Lầu năm góc và cả nước Mỹ. Cuộc Tổng tiến công đã đưa cảnh tượng chiến tranh vào mỗi gia đình Mỹ, vào Quốc hội Mỹ. Trong phút chốc, nhân dân Mỹ bừng tỉnh, thấy nước Mỹ đang lao vào một cuộc chiến tranh đẫm máu, đang lún sâu vào đường hầm không có lối thoát; cao trào chống chiến tranh ở Mỹ lan rộng và lên cao chưa từng có. Té ra những câu chuyện “chiến thắng ở Việt Nam” mà Lầu năm góc thường tung ra đều là những điều dối trá. Cả thế giới theo dõi, khâm phục ý chí giành độc lập tự do của dân tộc Việt Nam, phong trào ủng hộ nhân dân Việt Nam chống chiến tranh xâm lược của Mỹ phát triển mạnh.

        Thắng lợi quan trọng nhất của cuộc Tổng tiến công Mậu Thân là đã làm lay chuyển ý chí xâm lược của Mỹ, buộc Tổng thống Giôn-xơn phải xuống thang chiến tranh, chịu ngồi lại đàm phán với ta ở Pa-ri, thay Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Mỹ ở miền Nam Việt Nam. Giôn-xơn thôi không ra ứng cử tổng thống nhiệm kỳ hai.

        Cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân về cơ bản đã đánh bại chiến lược chiến tranh cục bộ của Mỹ, mở ra khả năng cho ta thực hiện chiến lược “đánh cho Mỹ cút” để tiến tới “đánh cho ngụy nhào”, giành lại độc lập thống nhất hoàn toàn cho Tổ quốc Việt Nam.

        Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân có được những kỳ tích ấy là do cả một quá trình đấu tranh của đồng bào và chiến sĩ trên cả hai miền Nam - Bắc, do ta đã có một kế hoạch chuẩn bị gian khổ, kiên trì và mưu trí trên chiến trường miền Nam trong nhiều tháng, có nơi hàng năm như ở Sài Gòn, Huế... Do vậy, khi nổ súng tiến công thì các lực lượng tinh nhuệ của ta đã ém sẵn ở các vị trí hiểm yếu của địch, ở hầu khớp các vùng nội thành.  Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công Mậu Thân thật là to lớn. Song, trong khi đánh giá cao thắng lợi, tại cuộc hội thảo khoa học này, chúng ta không thể không nói đến một số khuyết điểm, mà sau này Trung ương Đảng ta cũng đã nêu rõ. Do nhận thức và đánh giá chưa thật sát đúng tình hình, nên lúc đầu ta đã đề ra chủ trương tổng khởi nghĩa ngay trong lúc chiến tranh đang diễn ra quyết liệt, địch còn khá mạnh là không sát thực tế. Cuộc tổng khởi nghĩa đã không diễn ra. Ta đã kéo dài cuộc Tổng tiến công vào các đô thị trong khi yếu tố bất ngờ không còn, địch đã củng cố. Ta đã chậm chuyển hướng về nông thôn rộng lớn, ở đó một thời gian quân địch hầu nhơ bị tan vỡ từng mảng, trước những cuộc nổi dậy của nhân dân. Khuyết điểm, sai lầm ấy đã gây cho ta những tổn thất và khó khăn về sau.

        Tổ quốc mãi mãi ghi nhớ tấm gương nghĩa liệt của biết bao anh hùng liệt sĩ, của bộ đội biệt động và đặc công, bộ đội chủ lực, địa phương và du kích, của các cơ sở đảng, cơ sở cách mạng, của đồng bào yêu nước đã có công lớn tham gia chiến đấu và nổi dậy, hưởng ứng và ủng hộ cuộc Tổng tiến công để cho chúng ta giành được thảng lợi to lớn nói trên.

        Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân đánh dấu một bướt phát triển mới trong học thuyết và nghệ thuật quân sự Việt Nam. Lần đầu tiên, ta đã tổ chức và phát động một cuộc tiến công đồng loạt trên khắp chiến trường rộng lớn vào các sào huyệt của địch mà vẫn giữ được bất ngờ đến giờ nổ súng.

        Bài học lớn là: biết dựa vào dân, biết kết hợp chủ nghĩa anh hùng cách mạng vô song của nhân dân Việt Nam với trí tuệ sáng tạo Việt Nam, từ Bộ thống soái tối cao cho đến đông đảo quần chúng thì sức mạnh của chiến tranh nhân dân Việt Nam trở nên một sức mạnh vô tận, có thể làm nên những chiến công hiển hách, những kỳ tích phi thường, tưởng chừng như không thể làm được.

        Diễn biến cuộc Tổng tiến công còn cho thấy: trong chiến tranh, thực tiễn địch - ta biến chuyển mau lẹ, biết địch biết ta không những lúc đầu mà phải bám sát tình hình trong cả quá trình chuyển biến. Xuất phát từ thực tiễn luôn luôn vận động, với tinh thần tích cực, chủ động và cơ động linh hoạt, tìm ra quy luật, híp thời điều chỉnh chủ trương cho sát đúng, luôn hành động đúng quy luật thì nhất định tránh được khuyết điểm, giành được thắng lợi to lớn, trọn vẹn hơn.

        Ngày nay, trong hòa bình xây dựng, những bài học kinh nghiệm của trận quyết chiến chiến lược Mậu Thân vẫn còn có giá trị lớn.

        Chúng ta hãy đem tinh thần cách mạng tiến công của Tết Mậu Thân vào công cuộc đổi mới, xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc.

        Hãy luôn phát huy ý chí và quyết tâm cao, kết hợp với trí tuệ sáng tạo tuyệt vời của con người Việt Nam trong cuộc chiến đấu mới chống nghèo nàn và lạc hậu, xây đựng cuộc sống ấm no và hạnh phúc cho nhân dân lao động, cho toàn dân.

        Hãy luôn xuất phát từ thực tiễn, bám sát thực tiễn, dựa vào dân, tin tưởng ở dân, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định mục tiêu độc lập, dân chủ và chủ nghĩa xã hội, kịp thời đề ra những bước đi, những quyết sách phù hợp với quy luật của con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.  Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Việt Nam ta nhất định vượt qua mọi thử thách, tranh thủ mọi vận hội, tiến lên giành thắng lợi ngày càng to lớn, hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh, đáp ứng lòng mong ước của Bác Hồ kính yêu.
Logged

Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM