Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 06:05:41 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tết Mậu Thân 1968 - Bước ngoặt lớn của cuộc KCCM cứu nước  (Đọc 29008 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #90 vào lúc: 18 Tháng Ba, 2017, 03:18:45 pm »


        Bước sang tháng 1 năm 1968, ta đã chủ động mớ hai chiến dịch quân sự lớn, một ở Nậm Bạc (Lào) và một ở đường 9 - Khe Sanh. Ngay lập tức Khe Sanh đã thu hút sự chú ý của Bộ chỉ huy quân sự Mỹ tại Sài Gòn và giới lãnh đạo Oa-sinh-tơn. Sau này, một tác giả Mỹ - Mai-cơn Mác-li-a, đã bình luận rằng: đạn pháo của chủ lực miền Bắc dội xuống Khe Sanh đã "rơi ngay vào thủ đô Oa-sinh-tơn"1. Giới lãnh đạo Mỹ khi đó nhận định Khe Sanh là một "Điện Biên Phủ” trong ý đồ chiến lược của Bộ thống soái Việt Nam. Vì vậy, Giôn-xơn đã lệnh cho các tham mưu trưởng liên quân Mỹ phải cam kết giữ Khe Sanh bằng mọi giá. Chính là sự phán đoán sai lầm này của Mỹ đã buộc Mỹ phải trả giá nặng nề: tâm trí và lực lượng Mỹ dồn vào mặt trận Khe Sanh nên khi "Tết Mậu thân" nổ ra, một bộ phận quân Mỹ bị ở vào thế như "cá voi mắc cạn".

        Trong dịp "Tết Mậu thân" hướng tiến công chủ yếu nhằm vào đô thị miền Nam thực sự đã LÀ MỘT BẤT NGỜ LỚN, khiến cho địch trên chiến trường không kịp trở tay, khiến cho giới lãnh đạo Mỹ ở Oa-sinh-tơn ngày đó đã phải “sững sờ, choáng váng". Đây là lần đầu tiên trong suốt bao năm ròng kháng chiến, chúng ta đã đưa được chiến tranh vào sâu trong lòng địch, đã biến hậu phương và hậu cứ địch thành chiến trường của ta. Đó là một thành công lớn của Đảng trong nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh - nghệ thuật đánh hiểm, đánh đau, đánh vào yết hầu, vào trung ương thần kinh địch. Bởi vì, "cùng với bấy nhiêu quân, với thế trận và so sánh lực lượng khi bước vào Đông - Xuân 1967-1968, nếu chúng ta vận dụng một chiến lược khác, chọn một hướng tiến công khác thì chắc rằng cuộc chiến tranh sẽ không thay đổi một cách đột biến, đẩy địch vào thế tồi tệ bốn bề nguy khốn (...) cả về quân sự và chính trị"2 như dịp Tết Mậu thân.

        Bất ngờ của "Tết Mậu thân" không chỉ là hướng tiến công mà còn là thời điểm tiến công. Thời điểm đó là dịp Tết Nguyên đán - lúc địch dễ bộc lộ sở hở, chủ quan và lơi lỏng nhất trong việc đề phòng. Thực tiễn đã cho thấy việc chọn thời điểm tiến công bất ngờ vào dịp Tết của ta là vô cùng sáng suốt. Sau này, nhiều tài liệu từ phía địch đã xác định rằng: vào những ngày khi "Tết Mậu thân" nổ ra, các đơn vị quân đội Sài Gò chỉ còn một nửa quân số, khiến cho Bộ chỉ huy quân sự Mỹ tại Sài Gòn vô cùng lúng túng trong việc ứng phó. Cũng qua thực tế này, giới lãnh đạo ở Oa-sinh-tơn đã nản lòng. Một trong những sự nản lòng, "vỡ mộng" lớn nhất của Mỹ lúc đó là không còn hy vọng gì vào khả năng của chính quyền và quân đội Sài Gòn. Sau đó cho dù có trao dần gánh nặng chiến tranh sang vai quân đội ngụy nhằm "thay màu da trên xác chết" thì điều này không có nghĩa là quân ngụy đã thực sự mạnh lên dưới con mắt của Mỹ mà chẳng qua chỉ là sự "lót đường", là "cái cớ" cho Mỹ rút ra trong danh dự, trút bỏ dần trách nhiệm và đỡ mất mặt trước thế giới3.

        Trong "Tết Mậu thân", đòn tiến công của ta đã nhằm trúng vào các mục tiêu “yết hầu”, "huyết mạch", "tim óc" của địch. Hệ thống mục tiêu bị tiến công trong "Tết Mậu thân" bao gồm: các cơ quan đầu não trung ương và địa phương của chính quyền Sài Gòn, các sở chỉ huy, bộ tư lệnh sân bay, bến cảng, kho tàng, căn cứ truyền tin, đầu mối giao thông... Đó là những mục tiêu tập trung sinh lực cao cấp của địch, những mục tiêu nhạy cảm nhất trong bộ máy chiến tranh của chúng ở miện Nam. Đặc biệt, trong “Tết Mậu thân", tòa đại sứ Mỹ - nơi biểu trưng cho quyền uy của Mỹ tại Nam Việt Nam đã bị tiến công và bị chiến giữ trong nhiều giờ. Trên nền chung của hàng loạt đô thị và hàng loạt mục tiêu hiểm yếu bị tiến công đồng loạt, cuộc tiến công nhằm vào sứ quán Mỹ đã vượt xa tầm vóc ý nghĩa của một trận đánh cụ thể. "Xem ra, toàn thế giới đang hướng về sứ quán và phán xét hành động này như thể toàn bộ cuộc chiến tranh sẽ được quyết định"4 bởi việc giành giật quyền kiểm soát sứ quán của cả hai bên.

        Nghệ thuật tiến công "Tết Mậu thân" không chỉ là nghệ thuật chọn mục tiêu mà còn là nghệ thuật chọn hình thức và phương thức tiến công. Trong "Tết Mậu thân", chúng ta đã tiến công đồng loạt, tiến công bằng nhiều hình thức, nhiều lực lượng. Chúng ta không tiến công tuần tự từ ngoài vào trong mà kết hợp từ trong ra ngoài, từ ngoài vào trong, khiến cho địch bị bất ngờ càng thêm bất ngờ và lúng túng.

--------------------
        1. Mai-cơn Mác-li-a: Cuộc chiến tranh mười nghìn ngày. Sđd, tr.148.

        2. Lê Duẩn: Bài nói tại Hội nghị các bí thư tỉnh ủy miền Bắc, ngày 9 tháng 3 năm 1968. Dẫn theo Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, tập II (1954-1975), Nxb Chính trị quốc gia, H, 1995, tr.398.

        3. Vào cuối năm 1968, các cố vấn Mỹ xếp hạng 2 sư đoàn quân đội Sài Gòn vào loại "cực kỳ kém", 8 sư đoàn chỉ ở mức "có khá lên" và chỉ có 1 sư đoàn là "giỏi". Cần phải nói thêm rằng, năm 1968 là năm nạn đào ngũ trong quán đội Sài Gòn "lên cao chưa từng thấy" như nhận xét của Hê-ring và tình trạng đó tiếp tục gia tăng trong năm 1969.

        4. Đôn O-bớc-đoi-phơ: TẾT, Sđd, tr.25.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #91 vào lúc: 19 Tháng Ba, 2017, 09:01:58 pm »


        Như vậy trong "Tết Mậu thân", việc nghi binh, chọn hướng, chọn thời điểm, chọn mục tiêu, chọn hình thức, và phương thức tiến công đã chứng tỏ bước phát triển mới trong nghệ thuật chi đạo chiến tranh, trong nghệ thuật tiến công của Đảng và quân, dân ta trên chiến trường. Trong khi chiến lược quân sự Mỹ là "tìm và diệt" , nhằm "đưa chiến tranh tới tận xứ sở" của đối phương và trong khi bộ chỉ huy quân sự Mỹ tại Sài Gòn vẫn nhất mực tin rằng chiến lược của đối phương là "lấy nông thôn bao vây thành thị"... thì chiến tranh lại nổ ra mạnh mẽ, đồng loạt ngay giữa Sài Gòn và một loạt các thành phố, thị xã, thị trên trên toàn miền Nam. Nếu để ý rằng vào đầu năm 1968, lực lượng quân sự địch tại miền Nam lên tới gần 1 triệu 30 vạn tên với hệ thống chính quyền tay sai, ấp chiến lược và mạng tình báo, đặc vụ giăng khắp mọi nơi thì cuộc tiến công "Tết" của chúng ta mà hướng chính là nhằm vào đô thị quả là một hành động "xuất thần", khiến cho các nhân viên C.I.A cũng phải thú nhận rằng: Nếu như họ có bắt được toàn bộ kế hoạch tiến công của đối phương thì họ cũng không sao hiểu được "bản chất" của kế hoạch đó. Nhưng chính là "bản chất" của kế hoạch chiến lược táo bạo này, chính là nghệ thuật tiến công sáng tạo - Tết Mậu thân" đã tạo nên hiệu quả chiến lược to lớn và tạo ra tính đặc sắc của sự kiện lịch sử này. Bằng nghệ thuật tiến công đó "Tết Mậu thân" đã giáng đòn quyết liệt vào ý chí xâm lược của Mỹ, khiến cho ý chí xâm lược của Mỹ bị lung lay mạnh trong khi cố gắng chiến tranh của họ tại Việt Nam đang lên tới đỉnh cao.

        Để có được nghệ thuật tiến công "Tết Mậu thân", toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta đã vượt qua nhiều gian khổ hy sinh, nêu cao quyết tâm tiến công quân địch, xây dựng được thế trận chiến tranh nhân dân ngày càng vững chắc trên khắp ba vùng chiến lược, tổ chức và bố trí hợp lý lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang ba thứ quân ở đô thị, vùng ven, vùng nông thôn đồng bằng và rừng núi. Ngoài ra, nghệ thuật tiến công Tết Mậu thân còn là kết quả của cả một quá trình nắm bắt thực tiễn trên chiến trường và tình hình nội bộ nước Mỹ, từ đó tính toán chọn lựa và tìm cách đánh Mỹ, cách thắng Mỹ phù hợp với điều kiện thực tế Việt Nam của Đảng ta, của các cấp chỉ đạo, chỉ huy chiến trường.

        * Về nghệ thuật sử dụng lực lượng

        “Tết Mậu thân" được khởi xướng trong điều kiện lực lượng quân sự địch vẫn còn hơn một triệu tên, bộ máy chiến tranh của địch vẫn còn hiệu lực và tiềm lực chiến tranh của chúng còn dồi dào. Để đạt được mục tiêu chiến lược đánh bại ý chí xâm lược của Mỹ, Đảng chủ trương trong "Tết Mậu thân", sử dụng một cách tốt nhất lực lượng vũ trang của ta, dùng binh lực và hỏa lực mạnh của ta đánh vào các binh đoàn chủ lực địch, đánh mạnh vào thủ đô và các thành phố, tạo điều kiện cho hàng triệu quần chúng ở đô thị và các vùng nông thôn tạm bị chiếm nổi dậy khởi nghĩa, phối hợp với lực lượng quân sự của ta tiêu diệt và làm tan rã quân địch, đánh sập bộ máy đầu não của ngụy quyền, làm rối loạn và tê liệt tận gốc bộ máy chiến tranh của MỸ, ngụy, biến hậu phương và dự trữ chiến tranh của địch thành hậu phương và dự trữ chiến tranh của ta, làm thay đổi lực lượng so sánh một cách mau chóng và có lợi cho ta, không có lợi cho địch.

        Theo phương hướng đó, trước và trong Tết Mậu thân, các đơn vị bộ đội chủ lực ta đã mở một số chiến dịch ở vùng rừng núi miền Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, miền Tây Trị - Thiên nhằm kéo một bộ phận quan trọng chủ lực Mỹ lên chiến trường rừng núi, tạo điều kiện thuận lợi cho đòn tiến công và nổi dậy ở các đô thị bị Mỹ, ngụy chiếm đóng.

        Tại các đô thị, ở vùng ven, ta sử dụng một số đơn vị bộ đội chủ lực đánh chiếm các mục tiêu, kìm chân các sư đoàn, lữ đoàn, trung đoàn chủ lực địch, tạo điều kiện cho lực lượng đặc biệt tinh nhuệ là các đội đặc công, biệt động, bất ngờ đánh chiếm một số cơ quan đầu não tại trung ương và địa phương của địch. Từ vùng ven các tiểu đoàn mũi nhọn được tổ chức và trang bị gọn nhẹ nhanh chóng đánh chiếm những lực tiêu được phân công. Một số tiểu đoàn đã tiến được vào các khu vực mục tiêu nằm sâu trong nội thành, trụ lại đánh địch phản kích trong nhiều ngày. Đồng thời, ta sử dụng pháo cối và rốc két đánh vào nhiều mục tiêu khác như sân bay, sở chỉ huy, trung tâm thông tin của địch...
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #92 vào lúc: 19 Tháng Ba, 2017, 09:02:56 pm »


        Phối hợp với lực lượng đặc công, biệt động, tiểu đoàn mũi nhọn, các đội vũ trang và bán vũ trang của các ban, ngành, đoàn thể như Thanh niên, Công vận, Phụ nữ, Hoa vận... cơ động đánh địch trên đường phố. Ở vòng trong là vậy còn ở vòng ngoài, các sư đoàn, trung đoàn chủ lực của ta đón đánh không cho các đơn vị chủ lực địch tăng viện vào vùng ven và nội thành, giữ phía sau cho các tiểu đoàn mũi nhọn.

        Những đòn quân sự trên đây có tác dụng châm ngòi cho quần chúng nổi dậy ở nhiều khu phố, nhiều đô thị1 (Dịp Tết Mậu thân, quần chúng nhân dân ở nhiều đô thị, đặc biệt là ở Sài Gòn và Huế, đã nổi dậy với nhiều hình thức trong điều kiện cuộc chiến diễn ra quyết liệt, dữ dội. Tựu trung, đó là việc ở nhiều khu phố, nhiều xóm thợ, nhân dân đã giải tán chính quyền cơ sở địch, giành quyền kiểm soát, truy bắt ác ôn, tiếp tế cho bộ đội, tải vũ khí, tải thương, cứu chữa và chăm sóc thương binh, dẫn đường cho bộ đội, kêu gọi binh lính Sài Gòn trở về với cách mạng... Trong một bài viết nhân dịp kỷ niệm tròn 30 năm Tết Mậu thân, tác giả Trần Bạch Đằng cho rằng, quần chúng nổi dậy, là một hiện tượng không bao giờ lặp lại; hiểu nổi dậy của quần chúng dịp Tết Mậu thân phải đặt nó trong bối cảnh xác định chứ không nên lấy những mô hình, những khuôn mẫu ở nơi khác hoặc dịp khác - chằng hạn như trong Cách mạng Tháng Mười Nga, Cách mạng Tháng Tám nam 1945 hoặc Đồng khởi năm 1960... làm tiêu chí soi xét. Tác giả Trần Bạch Đằng cho rằng, đến như sự đồng tình của nhân dân các đô thị đối với các đơn vị Quân giải phồng dịp Tết Mậu thân - ít nhất cũng không có thái độ thù địch, đã là một trong số những nhân tố khiến giới lãnh đạo nước Mỹ nản lòng; thất vọng. Còn Thượng tướng Trần Vãn Trà khẳng định: không có sự ủng hộ, đồng tình của nhân dân, không thể đánh theo kiểu Mậu thân) dưới nhiều hình thức và đến lượt nó, lại tiếp thêm sức mạnh cho đòn tiến công quân sự. Tận dụng thời cơ có lợi do đòn tiến công và nổi dậy ở đô thị tạo ra, lực lượng vũ trang tại chỗ đã hỗ trợ cho quần chúng ở nhiều vùng nông thôn bị địch chạm nổi dậy đập tan chính quyền cơ sở địch, giành quyền làm chủ, mở rộng vùng giải phóng.

        Với việc bố trí, tổ chức và sử dụng lực lượng như vậy, trong dịp "Tết Mậu thân", quân và dân ta trên chiến trường đã phát huy được đầy đủ và mạnh mẽ khí thế tiến công, biểu lộ ý chí, quyết tâm và lực lượng hùng hậu của mình, khiến cho giới lãnh đạo Oa-sinh-tơn nhận thấy lực lượng quân sự của Mỹ - cho dù có tăng thêm hàng trăm nghìn quân nữa và ném vào đó hàng trăm tỷ đô la chiến phí đi nữa cũng không thể nào khuất phục nổi nhân dân Việt Nam. Đặc biệt, ở Sài Gòn, mặc dù lực lượng không nhiều nhưng các đơn vị đặc công, biệt động, tiểu đoàn mũi nhọn và các đội vũ trang, bán vũ trang của Thành đoàn, Hoa vận, Công vận, Phụ vận... đã đánh sâu, đánh hiểm, đánh trúng và đánh đồng loạt vào nhiều mục tiêu yết hầu của địch ở trung ương và địa phương, tạo nên sức thôi động mạnh, tác động nhanh tới ý chí của kẻ thù. ĐÓ là một thành công nổi bật trong nghệ thuật bố trí và sử dụng lực lượng trong dịp "Tết Mậu thân " của Đảng ta, là một biểu hiện của nghệ thuật quân sự Việt Nam - nghệ thuật phát huy mạnh mẽ nhân tố con người, lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít đánh nhiều lấy chất lượng cao thắng số lượng đông, lấy trí tuệ con người Việt Nam, văn hóa Việt Nam để chiến thắng vũ khí và sức mạnh bạo tàn của lực lượng quân sự Mỹ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #93 vào lúc: 19 Tháng Ba, 2017, 09:03:52 pm »


        KẾT LUẬN

        Suốt chặng đường 21 năm chiến đấu giành độc lập, tự do cho Tổ quốc (1954-1975), dân tộc Việt Nam đã trải qua nhiều thử thách khốc liệt của chiến tranh, đã chịu nhiều tổn thất hy sinh, đã phải tự tìm đường đánh Mỹ - một cường quốc của thế kỷ XX đang theo đuổi chiến lược toàn cầu mà Việt Nam là một "đô-mi-nô" trong tính toán chiến lược từ lâu của Mỹ. Trên chặng đường 21 năm, Mỹ đã thi hành nhiều thủ đoạn và biện pháp, thay đổi nhiều chiến lược chiến tranh, bỏ ra nhiều tiền của và công sức hòng khuất phục đối phương. Tìm đường đánh Mỹ và tìm cách thắng Mỹ do đó, là cả một quá trình lâu dài, gian khổ, đầy sáng tạo và rất mưu lược của dân tộc Việt Nam. "Tết Mậu thân” với hiệu quả chiến lược của nó, đã là một thành công lớn trong quá trình này.

        “Tết Mậu thân", từ trong ý đồ của các cơ quan chỉ đạo chiến lược Việt Nam đến diễn biến thực tế trên chiến trường, là một hoạt động rộng lớn, phức tạp. Đương đầu với Mỹ - đối thủ có quân số đông, vũ khí hiện đại, hỏa lực dồi dào, sức cơ động cao, lại chiếm ưu thế áp đảo trên không, trên sông, trên biển... nên không thể có ảo tường đánh tiêu diệt đội quân viễn chinh này. Suốt những năm “chiến tranh cục bộ" - đỉnh cao nhất trong toàn bộ cố gắng chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam, trong khi chỉ đạo quân và dân ta trên chiến trường giữ vững và phát huy mạnh mẽ chiến lược tiến công, ra sức chuẩn bị thế trận và lực lượng, Đảng ta đồng thời theo dõi chặt chẽ mọi diễn biến liên quan tới cuộc chiến tranh - cả trên chiến trường, ở nước Mỹ và trên thế giới. Với tầm nhìn đó, Đảng ta đã dự kiến được xu thế phát triển của cuộc chiến tranh, phát hiện được thời cơ chiến lược đang xuất hiện. Trong điều kiện tương quan lực lượng quân sự lúe bấy giờ vẫn nghiêng về phía địch, song, nắm vững chiều hướng vận động của tình hình và để kịp chớp lấy thời cơ có lợi nhằm xoay chuyển cục diện chiến tranh, Đảng chủ trương đánh vào ý chí xâm lược của đối phương bằng SỨC MẠNH TỔNG HỢP của chiến tranh cách mạng miền Nam, bằng việc kết hợp chặt chẽ và nhịp nhàng giữa đấu tranh quân sự, đấu tranh chính trị, đấu tranh ngoại giao, nhằm vào toàn bộ mục tiêu hiểm yếu của địch trên chiến trường, đặc biệt bằng cách đánh hiểm, đánh vào yết hầu, đánh vào tim óc của địch, vào thời điểm nhạy cảm nhất trong đời sống chính trị của nước Mỹ - là năm vận động bầu cử tổng thống nhiệm kỳ mới.

        Vì thế hiệu quả chiến lược rộng lớn của "Tết Mậu thân" không do một nhân tố đơn lẻ nào tạo ra mà là kết quả tổng hợp của một loạt nhân tố quân sự - chính trị - tâm lý - ngoại giao. "Tết" chẳng những phơi bày toàn bộ quá trình thất bại của Mỹ trên chiến trường Việt Nam cả về quân sự, chính trị, phơi bày sự bất lực của một đạo quân đông tới gần 1 triệu 300 nghìn tên được trang bị vũ khí và phương tiện chiến tranh hiện đại trước sức tiến công và cách đánh của đối phương, làm lộ rõ những sai lầm về chiến lược cũng như cách thức điều hành chiến tranh của giới lãnh đạo Oa-sinh-tơn và giới tướng lĩnh Mỹ trên chiến trường, biểu dương ý chí, nghị lực và sức mạnh quật cường của quân dân Việt Nam... "Tết" còn làm bộc lộ những giới hạn trong sức mạnh quân sự, kinh tế của Mỹ, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới chiến lược toàn cầu mà Mỹ theo đuổi từ lâu... Vì lẽ đó, cho dù Mỹ là một NƯỚC LỚN, một nước chưa hề bại trận trong lịch sử 200 năm lập nước của mình, một nước ở cách xa chiến trường Việt Nam đến nửa vòng quả đất thì "Tết Mậu thân" vẫn gây nên những chấn động dữ dội giữa lòng nước Mỹ khiến cho đông đảo các tầng lớp xã hội Mỹ - kể cả các quan chức cấp cao, các nghị sĩ, các tập đoàn tài phiệt đầy thế lực ở Mỹ, phải thay đổi quan điểm đối với cuộc chiến tranh, không còn hậu thuẫn cho chính sách chiến tranh của chính quyền Giôn-xơn nữa...
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #94 vào lúc: 19 Tháng Ba, 2017, 09:04:21 pm »


        Tất cả những điều đó buộc Tổng thống Mỹ Giôn-xơn, vào đêm 31 tháng 3 năm 1968, đã phải xuất hiện trên vô tuyến truyền hình công khai tuyên bố đơn phương chấm dứt chiến tranh phá hoại miền Bắc, rút bỏ cam kết đưa quân viễn chinh Mỹ vào cuộc chiến tranh trên bộ ở Việt Nam trong khi chưa một mục tiêu nào của cuộc chiến tranh này được thực hiện. Việc trút bỏ gánh nặng chiến tranh xuống vai chính quyền và quân đội Sài Gòn - một lực lượng vốn đã bại trận trước khi quân Mỹ buộc phải tham chiến và ngày càng phụ thuộc vào sự có mặt của quân Mỹ, về thực chất, là làm cho Mỹ phải phụ thuộc vào chính kẻ đang phải phụ thuộc vào mình. Đây là đảm bảo cho thắng lợi cuối cùng của nhân dân Việt Nam. Vì thế, cho dù sau "Tết", cuộc chiến tranh vẫn còn kéo dài và rất ác liệt thì với quyết định ngày 31 tháng 3 năm 1968 của Tổng thống Mỹ Giôn-xơn, thực chất, SỐ PHẬN CUỘC CHIẾN giữa Mỹ và Việt Nam đã được định đoạt. Chính sau này, vào trưa ngày 22 tháng 4 năm 1975, với giọng điệu buồn bã, rời rạc, Nguyễn Văn Thiệu - Tổng thống Việt Nam cộng hòa, đã cay đắng khi phát biểu trên làn sóng đài phát thanh Sài Gòn: "Mỹ đã yêu cầu chúng ta thực hiện điều không thể làm được. Vì vậy, tôi đã bảo với họ: các ông đòi chúng tôi làm điều mà các ông đã thất bại với nửa triệu binh lính tinh nhuệ và sĩ quan có tài với gần 300 tỉ đô la chi phí trong 6 năm trời. Nếu tôi không nói các ông bị Cộng sản Việt Nam đánh bại, thì tôi cũng phải nói một cách khiêm tốn là các ông không thể chiến thắng. Nhưng các ông đã tìm đường rút lui trong danh dự". Nhưng đó là sự thừa nhận của Nguyễn Văn Thiệu 7 năm sau "Tết Mậu thân", khi chế độ Sài Gòn mà Mỹ dày công nuôi dưỡng đang trong cơn hấp hối; còn trước đó, vào năm 1971, Đôn O-bớc-đoi-phơ - tác giả cuốn sách điều tra nổi tiếng về sự kiện "Tết Mậu thân" đã nhìn nhận, "vì cuộc chiến chưa kết thúc và chung cuộc chưa rõ ràng, tầm quan trọng đầy đủ về cuộc tiến công Tết Mậu thân đang nằm ngoài tầm nhận thức chúng ta", nhưng dù vậy, "một điều xem ra đã rõ: lịch sử sẽ chẳng quên đi sự kiện này. Đối với mọi loại người và mọi cách suy nghĩ khác nhau, đây là một sự kiện có tính chất bước ngoặt, một trong những bước ngoặt lớn trong thời đại chúng ta".

        "Tết Mậu thân", tính đến ngày 31 tháng 3 năm 1968, là biểu hiện ý chí và sức mạnh quật cường của CON NGƯỜI VIỆT NAM, dân tộc Việt Nam; biểu hiện sức sáng tạo và tài mưu lược trong nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh của Đảng: đó là nghệ thuật nắm bắt thời cơ để chủ động giáng dòn quyết định làm chuyển biến cục diện chiến tranh; là nghệ thuật tiến công bằng cách đánh chiến lược mới, giành thế bất ngờ, đưa chiến tranh vào thành thị; là nghệ thuật tổ chức, bố trí và sử dụng lực lượng để lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy chất lượng cao thắng số lượng đông, lấy trì tuệ của con người Việt Nam để chiến thắng vũ khí và trí tuệ của bộ máy điều hành chiến tranh của Mỹ. Như thế, trong toàn bộ cuộc chiến tranh giữa Mỹ và Việt Nam (1954-1975), "Tết Mậu thân" là sự kế thừa và phát huy lên một tầm cao mới truyền thống đánh giặc và nghệ thuật quân sự của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam.

        Sau "Tết Mậu thân", những tổn thất to lớn của quân và dân ta trên chiến trường trong các đợt tiến công tháng 5 và tháng 8 năm 1968 là có thật. Nhưng dù vậy, không ai có thể phủ định được rằng: chỉ có bằng đòn "Tết Mậu thân", chúng ta mới có thể làm lung lay tận gốc Ý CHÍ XÂM LƯỢC của Mỹ, mới ĐÁNH CHO MỸ CÚt, Mỹ rút khỏi miền Nam để tạo được thế trận "nhân" vào mùa Xuân 1975, ĐÁNH CHO NGỤY NHÀO sớm hơn dự định đến không ngờ, giảm được bao nhiêu xương máu và của cải, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thu non sông vè một mối, đưa đất nước Việt Nam chúng ta tiến bước vào công cuộc ĐỔI MỚI hôm nay.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #95 vào lúc: 20 Tháng Ba, 2017, 03:14:13 pm »

         
ĐIỆN MẬT CỦA BỘ CHÍNH TRỊ
(Số 00 ngày 23 tháng 1 năm 1967)

        Về tiếp tục đấu tranh ngoại giao, bảo vệ lập trường của ta trong thời gian tới* (Trích - Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng - Toàn tập, T28. Nxb CTQG, H, 2003)

        Gửi Trung ương Cục - Khu V

        1. Dư luận nói chung ủng hộ lập trường 4 điểm và 5 điểm của ta, lên án Mỹ xâm lược Việt Nam, đòi Mỹ ngừng ném bom miền Bắc, rút quân khỏi miền Nam, công nhận Mặt trận. Gần đây, sau khi Mỹ leo thang ném bom miền Bắc, nhất là đánh phá Hà Nội, từ chối yêu cầu của U Thant1 (U Thang: Tổng thư ký Liên hợp quốc (B.T)), không chịu kéo dài ngừng ném bom trong mấy ngày lễ, thì dư luận lại càng tỏ ra phân vân với Mỹ, lo ngại Mỹ leo thang và lên án mạnh việc Mỹ ném bom miền Bắc. Khẩu hiệu đòi chấm dứt ném bom miền Bấc đã trở thành khẩu hiệu rất phổ biến và nổi bật. Trong hoàn cảnh đó, việc ta tiếp nhà báo Mỹ Salisbury và việc đại diện ta họp báo ở Pa-ri đã ảnh hưởng lớn đến dư luận và tạo nên một dịp mới để đẩy tới một bước cuộc đấu tranh đòi Mỹ phải chấm dứt ném bom miền Bắc.

        2. Bộ Chính trị nhận định là tình hình trước mắt rất thuận lợi cho ta bước đầu vẫn dùng sách lược, chủ động đưa ra vấn đề: Mỹ chấm dứt ném bom vĩnh viễn và không điều kiện thì Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mỹ có thể nói chuyện.

        Thuận lợi là vì:

        a) Về mặt quân sự, Mỹ đang chập chững: ở miền Bắc, chúng chưa có bước leo thang mới đánh vào Hà Nội, Hải Phòng. Ở miền Nam, ta vẫn liên tiếp có những thắng lợi. Tuy Mỹ có tăng quân nhưng chúng đang lúng túng về chiến lược. Quyết tâm của ta cũng đã rõ.

        b) Dư luận thế giới đang sôi nổi, có lợi cho ta, không lợi cho địch. Mỹ đang lúng túng và mâu thuẫn nội bộ trong việc tiếp tục hoặc ngừng ném bom. Chúng ngừng thì chúng sẽ khó khăn cả về quân sự và chính trị. Chúng không muốn đi vào con đường vừa đánh vừa đàm phán. Chúng ngừng rồi thì càng khó ném bom lại. Nhưng mặt khác, nếu không ngừng ném bom thì chúng càng bị cô lập và không thể đi đến thương lượng được.

        Hiện nay Mỹ biết rõ rằng chúng ngừng ném bom thì ta có thể nói chuyện với chúng, nhưng nhân dân thế giới, nhân dân Mỹ chưa biết điều đó. Vì vậy, ta cần nêu công khai vấn đề Nếu lúc này ta không tiến công thì sẽ bỏ lỡ dịp, vì:

        -  Dư luận đang sôi nổi, nếu ta không làm gì tiếp thì nó sẽ lắng xuống.

        -  Mỹ sẽ leo thang, ta sẽ khó vận dụng sách lược hơn.

        -  Bạn bè của ta có thể hành động lệch lạc về phía này, phía khác, gây phức tạp cho việc ta vận dụng sách lược.

        3. Mục đích của ta nhằm: tranh thủ dư luận gây sức ép với Mỹ, làm cho chúng lúng túng bị động, đẩy mạnh phong trào đòi ngừng và chấm dứt ném bom miền Bắc, làm cho chúng khó khăn, lừng chừng trong việc leo thang. Tiến thêm xnột bước, ta đẩy mạnh đấu tranh trên dư luận, phối hợp với những thắng lợi trên chiến trường miền Nam, thì đến một lúc nào đó ta có thể buộc Mỹ phải ngừng ném bom trên thực tế để tiếp xúc với ta.

        4. Đại diện ta sẽ tiếp Mỹ theo yêu cầu của chúng và sẽ nói cho Mỹ biết phía Mỹ phải ngừng ném bom miền Bắc thì Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mỹ mới có thể nói chuyện với nhau. Sau đó, Bộ trưởng Ngoại giao ta sẽ trả lời phỏng vấn nói rõ ý chủ yếu đó.

        5. Có mấy khả năng:

        a) Mỹ bác bỏ.

        b) Mỹ đưa ra điều kiện để mặc cả. Sau một thời gian đấu tranh, có thể Mỹ ngừng ném bom trên thực tế để tiếp xúc; cũng có thể không.

        c) Mỹ nhận điều kiện của ta, ngừng ném bom và tiếp xúc.

        Hiện nay, ít có khả năng thứ nhất và rất ít khả năng thứ ba. Có thể diễn ra khả năng thứ hai. Ta không chủ quan, nhưng cần đấu tranh để buộc Mỹ ngừng ném bom. Có khả năng đi đến buộc Mỹ ngừng ném bom, và cũng có khả năng không. Nhưng ta vẫn có lợi về mặt chính trị.

        6. Sau khi ta đưa ra, một mặt ta phải tiếp tục đấu tranh mạnh với địch, chống thái độ ngoan cố của chúng. Mặt khác, tuy dư luận thế giới rất hoan nghênh ta, ta cần phải đấu tranh với khuynh hướng sai lầm ảo tưởng về đàm phán hòa bình.

        Trong nội bộ, cần phải uốn nắn những nhận thức và tư tưởng lệch lạc.

        7. Kế hoạch dự kiến như sau:

        a) Trước khi đưa ra vấn đề, ta đẩy mạnh tuyên truyền:

        -  Lên án Mỹ tăng cường chiến tranh xâm lược và tội ác của chúng ở hai miền.

        -  Vạch trần những thủ đoạn hòa bình bịp bợm của chúng.

        -  Nêu rõ Mỹ rất lúng túng bị động, có nhiều mâu thuẫn, khó khăn, chúng ngày càng bị cô lập.

        -  Đập mạnh thông điệp của Giôn-xơn gửi Quốc hội Mỹ.

        -  Đề cao chính nghĩa, quyết tâm, thắng lợi của ta.

        b) Sau khi công bố trả lời phỏng vấn của Bộ trưởng Ngoại giao ta, cần có kế hoạch tuyên truyền rộng rãi, các đại diện ta ở nước ngoài gặp chính phủ sở tại để giải thích rõ lập trường và nêu thiện chí của ta.

        c) Mặt trận cần tỏ thái độ; tỏ quyết tâm và yêu cầu của Mặt trận. Đồng thời nêu rõ sự đoàn kết nhất trí giữa hai miền, tán thành lời tuyên bố của Bộ trưởng Ngoại giao ta dưới hình thức trả lời phỏng vấn (sẽ điền ý kiến vào sau).

        d) Cần làm tốt công tác tư tưởng, giải thích sâu rộng trong nội bộ cán bộ và nhân dân, đề phòng và khấc phục những nhận thức và tư tưởng lệch lạc, cần nhấn mạnh vấn đề quyết định là đấu tranh chính trị và quân sự trên chiến trường, địch rất ngoan cố, đây chỉ là bước tấn công ngoại giao, làm cho địch cô lập thêm một bước.

        e) Có kế hoạch đẩy mạnh đấu tranh chính trị, nhất là trong các đô thị, phối hợp với hoạt động ngoại giao của ta và đẩy mạnh công tác địch - ngụy vận.

BÁC HƯƠNG              1        
Lưu tại Kho Lưu trữ Trung ương Đảng.      

------------------------
       1. Bác Hương: mật danh của Bộ Chính trị (B.T)
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #96 vào lúc: 20 Tháng Ba, 2017, 03:18:43 pm »

      
NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ LẦN THỨ 13 CỦA BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG
(Số 155-NQ/TW, ngày 27 tháng 1 năm 1967)

        Về đẩy mạnh đấu tranh ngoại giao, chủ động tiến công địch, phục vụ sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta* (Trích - Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng - Toàn tập, T.28, Sđd)

        
I

        Hội nghị lần thứ 13 của Ban Chấp hành nmg ương Đảng đã nghe báo cáo về tình hình cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của quân và dân cả nước ta trong hơn một năm qua và đã nhất trí tán thành bản Nghị quyết của Bộ Chính trị về đẩy mạnh dấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị ở miền Nam, tiếp tục thực hiện triệt để Nghị quyết Hội nghị lần thứ 12 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

        
II

        Sau khi nghe báo cáo về tình hình đấu tranh ngoại giao, Hội nghị đã nhận định và chủ trương như sau:

        1. Trong những năm qua, thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 và Nghị quyết Hội nghị lần thứ 12 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, quân và dân cả nước ta đã giành được những thắng lợi to lớn về mọi mặt.

        Ở miền Nam, quân giải phóng và đồng bào ta giữ vững và phát huy thế tiến công liên tục của cách mạng, đã đánh thắng cuộc "chiến tranh đặc biệt" và bước đầu đánh thắng cuộc "chiến tranh cục bộ" của đế quốc Mỹ, tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực của quân viễn chinh Mỹ, quân ngụy và quân chư hầu, giữ vững và mở rộng vùng giải phóng, đầy mạnh phong trào đấu tranh ở các đô thị, dồn địch vào thế ngày càng lúng túng, bị động hơn nữa về quân sự và chính trị.

        Ở miền Bắc, quân đội và nhân dân ta vừa đẩy mạnh sản xuất vừa tích cực chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, nhằm bảo vệ miền Bắc, tăng cường lực lượng kinh tế và quốc phòng của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đồng thời ra sức tăng cường lực lượng cho sự nghiệp giải phóng miền Nam.

        Trên mặt trận quốc tế, phong trào đấu tranh của nhãn dân thế giới chống chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ và ủng hộ cuộc chiến đấu chính nghĩa của nhãn dân ta ngày càng rộng rãi và mạnh mẽ. Cuộc đấu tranh ngoại giao của ta đã đạt được những kết quả bước đầu. Chúng ta đã vạch trần những luận điệu "hòa bình" bịp bợm của đế quốc Mỹ, làm sáng tỏ lập trường chính nghĩa, giương cao ngọn cờ độc lập và hòa bình và nêu rõ khả năng tất thắng của ta. Dư luận quốc tế kể cả dư luận tiến bộ ở Mỹ, ngày càng cương quyết ủng hộ lập trường 4 điểm của Chính phủ ta và bản Tuyên bố 5 điều của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam, cực lực lên án đế quốc Mỹ xâm lược, đòi chúng phải chấm dứt ném bom miến Bắc, thương lượng với Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam và rút hết quân đội Mỹ cùng quân chư hấu ra khỏi miền Nam Việt Nam. Việc đế quốc Mỹ tiếp tục leo thang trong chiến tranh phá hoại miền Bắc, đặc biệt là việc đánh vào Thủ đô Hà Nội, làm cho chúng càng bị cô lập trước dư luận thế giới.

        Mặc dầu bị thất bại nặng về quân sự và chính trị, đế quốc Mỹ vô cùng ngoan cố và xảo quyệt, vẫn chưa chịu từ bỏ ý đồ xâm lược miền Nam và chia cắt lâu dài nước ta. Chúng đang ráo riết tăng quân Mỹ, quân chư hầu và phương tiện chiến tranh vào miền Nam Việt Nam để đẩy mạnh chiến tranh xâm lược miền Nam và tăng cường chiến tranh phá hoại miền Bắc, âm mưu tập kích và đổ bộ vào phía Nam Khu IV cũ hòng cứu vãn tình thế nguy khốn của chúng ở miền Nam.

        Do những thất bại về quân sự và chính trị trên chiến trường miền Nam, do những thiệt hại nặng nề trong chiến tranh phá hoại ở miền Bắc và trước dư luận thế giới ngày càng lên án mạnh mẽ cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ ở Việt Nam, đồng thời do tình hình chính trị, quân sự và kinh tế của nước Mỹ ngày càng rối ren, sút kém, bọn cầm quyền Mỹ đang ra sức tăng cường lực lượng hòng đánh mạnh, thắng nhanh về quân sự. Vì thế, năm 19ớ7-1968, đặc biệt là năm 1967 cuộc chiến đấu giữa ta và địch sẽ diễn ra rất gay go, quyết liệt. Địch cố giành thắng lợi quân sự và mong tạo cái thế vững vàng cho chúng để làm hậu thuẫn cho một giải pháp chính trị đi đến kết thúc chiến tranh một cánh có lợi cho chúng, đồng thời chuẩn bị điều kiện để khi cần thì kéo dài chiến tranh.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #97 vào lúc: 20 Tháng Ba, 2017, 03:20:07 pm »


        2. Chủ trương của Đảng là trên cơ sở nắm vững phương châm đánh lâu dài, cần phải động viên và tập trung lực lượng của cả nước, cổ gắng cao độ, đập tan âm mưu của địch, giành thắng lợi quyết định trong thời gian tương đối ngắn; đồng thời tích cực chuẩn bị sẵn sàng đánh thắng địch trong trường hợp chiến tranh kéo dài hoặc mở rộng ra cả nước.

        Để thực hiện quyết tám chiến lược của ta, trên cơ sở tiếp tục phát huy những thắng lợi đã giành được, chúng ta phải ra sức đẩy mạnh đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị ở miền Nam. Đi đối với đấu tranh quân sự và chính trị ở miền Nam, ta cần tiến công địch về mặt ngoại giao, phối hợp vời hai mặt đấu tranh đó để giành thắng lợi to lớn hơn nữa.

        Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta hiện nay, đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị ở miền Nam là nhân tố chủ yếu quyết định thắng lợi trên chiến trường, làm cơ sở cho thắng lợi trên mặt trận ngoại giao. Chúng ta chi có thể giành được trên bàn hội nghị những cái mà chúng ta đã giành được trên chiến trường. Tuy nhiên, đấu tranh ngoại giao không chỉ đơn thuần phản ánh cuộc đấu tranh trên chiến trường, mà trong tình hình quốc tế hiện nay với tính chất cuộc chiến tranh giữa ta và địch, đấu tranh ngoại giao giữ một vai trò quan trọng, tích cực và chủ động.

        Chúng ta tiến công địch về ngoại giao bây giờ là đúng lúc vì ta đã và đang thắng địch, thế của ta là thế mạnh.

        Trong đấu tranh ngoại giao, chúng ta cần nắm vững mấy phương châm dưới đây:

        -  Phát huy thế mạnh, thế thắng của ta;

        -  Chủ động tiến công địch;

        -  Giữ vững tính độc lập, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các nước xã hội chủ nghĩa anh em.

        Mục đích cuộc tiến công ngoại giao của ta lúc này là nhằm tố cáo mạnh hơn nữa những tội ác dã man của bọn xâm lược Mỹ, vạch trần thủ đoạn "hòa bình" bịp bợm của chúng; đề cao lập trường 4 điểm của Chính phủ ta và bản Tuyên bố 5 điều của Mặt trận Dân tộc giải phóng; làm sáng tỏ lập trường chính nghĩa và thế tất thắng của ta; tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ mạnh mẽ hơn nữa bằng nhiều hình thức của nhãn dân các nước xã hội chủ nghĩa anh em, của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế và phong trào giải phóng dân tộc, của nhân dân các nước tư bản chủ nghĩa, nhất là nhân dân Mỹ và mọi lực lượng yêu chuộng hòa bình và công lý trên thế giới, lập một mặt trận thống nhất của nhân dân thế giới chống đế quốc Mỹ xâm lược.

        Trên cơ sở kiên quyết bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ thể hiện trong lập trường 4 điểm của Chính phủ ta và bản Tuyên bố 5 điều của Mặt trận Dân tộc giải phóng, chúng ta còn vận dụng sách lược ngoại giao một cách linh hoạt, khôn khéo, nhằm khoét sâu thêm mâu thuẫn giữa Mỹ và các nước đế quốc khánh, phân hóa nội bộ bọn cầm quyền Mỹ, cô lập bọn hiếu chiến ngoan cố nhất, làm tan rã tinh thần ngụy quân, ngụy quyền và làm hoang mang tinh thần quân Mỹ, quân chư hầu, tạo thêm điều kiện thuận lợi cho đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị của ta ở miền Nam giành thắng lợi lớn. Chúng ta cần ra sức phấn đấu để tranh thủ hơn nữa dư luận thế giới ủng hộ những mục tiêu phấn đấu của ta là bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, tiến tới thống nhất Tổ quốc; vạch mặt ngoan cố của đế quốc Mỹ và buộc chúng phải thừa nhận lập trường 4 điểm của tả, cụ thể là phải chấm dứt không điều kiện và vĩnh viễn việc ném bom và mọi hành động chiến tranh khác chống nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, phải công nhận Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam là người đại diện chân chính duy nhất của nhân dân miền Nam và phải thương lượng với Mặt trận, phải rút hết quân đội Mỹ và chư hầu ra khỏi miền Nam Việt Nam, vấn đề Việt Nam do nhân dân Việt Nam tự giải quyết.

        Trước mắt, chúng ta cần tập trung vào khẩu hiệu đòi Mỹ phải chấm dứt không điều kiện và vĩnh viễn việc ném bom và mọi hành động chiến tranh khác chống nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

        Nếu do cuộc đấu tranh kiên quyết của ta và phong trào phản đối mạnh mẽ của nhân dân thế giới, bọn cầm quyền Mỹ buộc phải chấm dứt không điều kiện việc ném bom và mọi hành động chiến tranh khác đối với miền Bắc, thì ta có thể bắt đầu nói chuyện chính thức với chúng. Nhưng nếu chúng ngoan cố không chịu ngừng ném bom miền Bắc thì cuộc tiến công ngoại giao hiện nay của ta cũng giành được thắng lợi về chính trị, vì chúng ta có cơ hội nêu cao ngọn cờ độc lập và hòa bình, tiếp tục vạch trần bộ mặt ngoan cố, hiếu chiến và những thủ đoạn "hòa bình" bịp bợm của bọn xâm lược Mỹ, cô lập chúng hơn nữa trước dư luận thế giới. Như vậy, bất cứ trường hợp nào ta cũng giữ chủ động và tiến công địch.

        Chúng ta không lúc nào được quên rằng thắng lợi trên chiến trường là quyết định, cho nên trong bất cứ trường hợp nào, dù đế quốc Mỹ ngừng nén bom hoặc không ngừng ném bom miền Bắc, chúng ta cũng phải kiên quyết đẩy mạnh đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị ở miền Nam và đẩy mạnh cuộc chiến đấu bảo vệ miền Bắc theo quyết tâm chiến lược của ta theo Nghị quyết Hội nghị lần thứ 12 của Trung ương.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #98 vào lúc: 20 Tháng Ba, 2017, 03:20:58 pm »


        3. Để thực hiện nhiệm vụ trên đây:

        a) Cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa miền Bắc và miền Nam. Trong khi miền Bắc đẩy mạnh đấu tranh ngoại giao, miền Nam cần mở rộng hơn nữa các hoạt động quốc tế nhằm làm cho nhân dân thế giới hiểu rõ và ủng hộ mạnh mẽ hơn cuộc đấu tranh yêu nước và vô cùng anh dũng của nhân dân miền Nam chống đế quốc Mỹ xâm lược: vạch trần tội ác dã nan của Mỹ và chư hầu ở miền Nam; nêu rõ tính chất bù nhìn của ngụy quyền Sài Gòn; đề cao hơn nữa vị trí và vai trò của giặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam; phổ biến thật rộng rãi Cương lĩnh và bản Tuyên bố 5 điều của Mặt trận.

        Các hoạt động đối ngoại của miền Bắc và miền Nam cần phải được phối hợp chặt chẽ, tuy nhiên bề ngoài miền Nam cần có màu sắc riêng của mình, thể hiện rõ tính độc lập của Mặt trận.

        b) Cần làm cho các nước xã hội chủ nghĩa và các đảng anh em, trước hết là Liên Xô và Trung Quốc, hiểu rõ quyết tâm chiến lược, khả năng chiến thắng và việc vận dụng sách lược của ta, do đó càng đồng tình và ủng hộ ba mặt đấu tranh quân sự, chính trị và ngoại giao của ta, tích cực giúp đỡ ta về vật chất và phối hợp tốt với ta về mặt đấu tranh ngoại giao.

        Chúng ta cần tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ của nhân dân và Chính phủ các nước khác trên thế giới, giải thích cho họ hiểu rõ thiện chí của ta và thái độ ngoan cố của đế quốc Mỹ, từ đó, vận động họ đấu tranh phong cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ và ủng hộ lập trường của ta.

        c) Cần tăng cường công tác tư tưởng trong nội bộ, làm cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta:

        -  Tăng cường đoàn kết nhất trí, tin tưởng tuyệt đối vào đường lối của Trung ương, phấn khởi và quyết tâm đẩy mạnh sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đến toàn thắng;

        -  Phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, nêu cao ý chí quyết đánh, quyết thắng, biến lời kêu gọi ngày 17-7-1966 của Hồ Chủ tịch thành hành động thực tế mạnh mẽ hơn nữa, miền Bắc sản xuất và chiến đấu giỏi, đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, đồng thời hết sức tăng cường lực lượng cho sự nghiệp giải phóng miền Nam; miền Nam ra sức tiêu diệt thêm nhiều sinh lực của quân viễn chinh Mỹ và quân chư hầu, tiêu diệt và làm tan rã phần lớn quân ngụy, đẩy mạnh đấu tranh ở các đô thị làm cho ngụy quyền lung lay đến tận gốc;

        -  Nhận rõ những thắng lợi to lớn của sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước; nhận rõ mục đích và ý nghĩa của cuộc tiến công ngoại giao nhằm phối hợp với đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị ở miền Nam, tiến lên giành những tháng lợi ngày càng to lớn hơn nữa;

        -  Nhận rõ âm mưu thâm độc của đế quốc Mỹ và thái độ ngoan cố của chúng: chừng nào bọn xâm lược Mỹ chưa bị thất bại thật nặng nề thì chúng chưa chịu từ bỏ dã tâm xâm lược và còn đẩy mạnh chiến tranh xâm lược miền Nam và tăng cường chiến tranh phá hoại đối với miền Bắc;

        -  Nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, đập tan mọi luận điệu chia rẽ và xuyên tạc của địch; tích cực chống chiến tranh tâm lý và chiến tranh gián điệp của chúng;

        -  Đề phòng và khắc phục những biểu hiện của tư tường hữu khuynh, tiêu cực, ảo tường hòa bình, lơ là cảnh giác, ảnh hường không tốt đến sản xuất, chiến đấu và công tác. Mặt khác, cần đề phòng xu hướng coi nhẹ đấu tranh ngoại giao, không thấy hết sự cần thiết phải có sách lược linh hoạt, đúng đắn, nhằm tranh thủ dư luận rộng rãi trên thế giới phân hóa và cô lập cao độ kẻ thù, tăng cường lực lượng của ta, tạo thêm điều kiện giành thắng lợi cho cuộc chiến đấu chống Mỹ, cứu nước của dân tộc.

        Hội nghị lần thứ 13 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng kêu gọi toàn Đảng, toàn quân, toàn dân hãy tăng cường đoàn kết chặt chẽ, tuyệt đối tin tưởng ở đường lối đúng đắn của Đảng, phấn khởi và anh dũng tiến lên, kiên quyết làm trọn nhiệm vụ lịch sử đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, thực hiện một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh; góp phần bảo vệ phe xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh phong trào giải phóng dân tộc và giữ gìn hòa bình ở châu Á và thế giới.

(Lưu tại Kho Lưu trữ Trung ương Đảng.        )
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #99 vào lúc: 21 Tháng Ba, 2017, 12:17:53 am »


THƯ CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH TRẢ LỞI TỔNG THỐNG MỸ GIÔNXƠN1


        (Trích - Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng - Toàn tập, T.28, Sđd)

        Gửi Ngài L.B Giônxơn, Tổng thống nước Mỹ,

        Thưa Ngài,

        Ngày 10 tháng 2 năm 1967, tôi đã nhận được thư của Ngài. Đây là thư trả lời của tôi1 (Trong thư gửi Chủ tịch Hồ Chí Minh (8-2-1967), Tổng thống Mỹ L.B Giônxơn đã đưa ra những điều kiện vô lý cho việc chấm dứt ném bom bắn phá miền Bắc Việt Nam, chấm dứt việc đưa quân viễn chinh Mỹ vào miền Nam. Đồng thời ngày 14-2-1967, L.B Giônxơn lại ra lệnh ném bom trở lại nền Bắc. Để tiếp tục tỏ rõ thiện chí, nguyện vọng hòa bình cửa Việt Nam, ngày 15-2-1967, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn gửi L.B Giônxơn thư trả lời này).

        Nước Việt Nam cách xa nước Mỹ hàng vạn dặm. Nhân dân Việt Nam không hề động chạm đến nước Mỹ. Nhưng, trái với lời cam kết của đại diện Chính phủ Mỹ tại Hội nghị Giơnevơ năm 1954, Chính phủ Mỹ đã không ngừng can thiệp vào Việt Nam, gây ra và mở rộng chiến tranh xâm lược miền Nam Việt Nam nhằm chia cắt lâu dài nước Việt Nam, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ. Từ hơn hai năm nay, Chính phủ Mỹ còn dùng không quân và hải quân đánh phá nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, một nước độc lập, có chủ quyền.

        Chính phủ Mỹ đã phạm tội ác chiến tranh, phá hoại hòa bình và chống lại loài người. Ở miền Nam Việt Nam, nửa triệu quán Mỹ và quân chư hầu dùng những vũ khí tàn ác nhất và những thủ đoạn chiến tranh dã man nhất, kể cả bom napan, chất độc hóa học và hơi độc, để giết hại hàng loạt đồng bào chúng tôi, phá hoại mùa màng, triệt hạ làng mạc. Ở miền Bắc Việt Nam, hàng ngàn máy bay Mỹ trút hàng chục vạn tấn bom đạn phá hoại các thành phố, xóm làng, nhà máy, cầu đường, đê đập; tàn phá các nhà thờ, đình chùa, nhà thương, trường học. Trong thư, Ngài tỏ ra xót xa trước những đau thương, tàn phá ở Việt Nam. Xin hỏi Ngài ai đã gây ra những tội ác tày trời ấy? Chính là quân Mỹ và quân chư hầu của Mỹ. Chính phủ Mỹ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về tình hình cực kỳ nghiêm trọng ở Việt Nam hiện nay.

        Cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ chống nhân dân Việt Nam là một sự thách thức đối với các nước trong phe xã hội chủ nghĩa. Cuộc chiến tranh đó là một sự đe dọa đối với phong trào độc lập của các dân tộc, đồng thời uy hiếp nghiêm trọng hòa bình ở châu Á và thế giới.

        Nhân dân Việt Nam chúng tôi rất thiết tha với độc lập, tự do và hòa bình. Nhưng trước sự xâm lược của Mỹ, nhân dân Việt Nam đoàn kết một lòng, không sợ hy sinh, gian khổ, đã đứng lên kháng chiến và quyết kháng chiến đến khi giành được độc lập tự do thật sự và hòa bình chân chính. Cuộc đấu tranh chính nghĩa của chúng tôi được sự đồng tình và ủng hộ mạnh mẽ của nhân dân thế giới, kể cả những tầng lớp rộng rãi trong nhân dân Mỹ.

        Chính phủ Mỹ đã gây ra chiến tranh xâm lược Việt Nam thì con đường đưa đến hòa bình ở Việt Nam là Mỹ phải chấm dứt xâm lược. Chính phủ Mỹ phải chấm dứt vĩnh viễn và không điều kiện việc ném bom và mọi hành động chiến tranh khác chững nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; phải rút hết quân Mỹ và quân chư háu ra khỏi miền Nam Việt Nam; phải thừa nhận Mặt trận Dân tộc giải phóng miến Nam Việt Nam; phải để nhân dân Việt Nam tự giải quyết công việc nội bộ của mình. Đó là nội dung cơ bản của lập trường 4 điểm của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, thể hiện những nguyên tắc và diều khoản chủ yếu của Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Việt Nam. Đó là cơ sở cho giải pháp chính trì đúng đắn về vấn đề Việt Nam.

        Trong thư, Ngài có đề ý kiến Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mỹ trực tiếp nói chuyện. Nếu Chính phủ Mỹ thật muốn nói chuyện thì trước hết Mỹ phải chấm dứt không điều kiện việc ném bom và mọi hành động chiến tranh khác chống nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Chỉ sau khi Mỹ chấm dứt không điều kiện việc ném bom và mọi hành động chiến tranh khấc chống nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thì Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mỹ mới có thể nói chuyện và bàn các vấn đề có liên quan đến hai bên.

        Nhân dân Việt Nam quyết không khuất phục trước vũ lực và quyết không nói chuyện trước sự đe dọa của bom đạn.

        Sự nghiệp của chúng tôi là chính nghĩa. Mong Chính phủ Mỹ hãy hành động hợp với lẽ phải.

        Chào ngài

HỒ CHÍ MINH       

----------------------
        1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, T.12, tr.230-232.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM