Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 07:54:25 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tết Mậu Thân 1968 - Bước ngoặt lớn của cuộc KCCM cứu nước  (Đọc 28993 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #70 vào lúc: 13 Tháng Ba, 2017, 09:16:28 pm »


        Trong khi đó, mục tiêu thứ ba là "đánh bại Việt cộng và lực lượng Bắc Việt ở Nam Việt Nam và bắt buộc họ phải rút lui", thì xem ra, cũng không hề có kết quả. "Cuộc tấn công vào dịp Tết chứng tỏ rằng Hoa Kỳ còn ở xa đích hơn là chúng ta (tức Hoa Kỳ) tưởng. Còn xa bao nhiêu thì đó là điều cần phải xem xét"1. Nhưng quả thật - cũng theo lời A-len E-thô-ven, "mặc dù ồ ạt đưa vào 500.000 quân Hoa Kỳ; 1,2 triệu tấn bom mỗi năm, 400.000 phi xuất hàng năm... và Hoa Kỳ tử thương 20.000, v.v... nhưng sự kiểm soát của chúng ta ở nông thôn và việc phòng thủ ở các khu vực thành thị trong lúc này lại chủ yếu ở mức trước tháng 8 năm 1965. Càng dính líu sâu, Hoa Kỳ chỉ đã đi đến chỗ bế tắc mà thôi"2.

        Trước thực trạng mà nước Mỹ đang lâm vào ở Việt Nam, Clác Clíp-phớt nhận thấy, "kế hoạch của Hoa Kỳ hình như là cứ gây tiêu hao hên tục và điều đó sẽ có cơ hội buộc đối phương vào một thời điểm nào đó không rõ trong tương lai, phải đi tới chỗ thỏa thuận"3. Thế nhưng, như là lời thừa nhận của chính ông: "Khi tôi cố tìm hiểu sẽ phải cần bao nhiêu thời gian để đạt được mục tiêu của chúng ta thì không một ai giải đáp được. Khi tôi hỏi cần thêm bao nhiêu quân nữa, liệu 206.000 quân có thể hoàn thành nhiệm vụ không, thì không một ai có thể đoán chắc cả"4.

        Thế cho nên, sau này, nhớ lại những phiên họp khẩn trương, đầy căng thẳng cuối tháng 2 đầu tháng 3 năm 1968 dạo ấy, Chác Clíp-phớt cho biết: ông "không thể nhận thấy bao giờ chiến tranh kết thúc; không biết nó kết thúc bằng cách nào; không biết liệu những yêu cầu tăng quân và trang bị như vậy bao lâu nữa; không biết liệu đến bao giờ quân đội Nam Việt Nam có thể thay thế được quân Mỹ"5. Vậy nên, sau những ngày căng thẳng cuối tháng 2 , đầu tháng 3 năm 1968, ông tin chắc rằng: đường lối quân sự mà Mỹ theo đuổi ở Việt Nam suốt tháng năm chiến tranh cục bộ "không chỉ không có tận cùng mà còn vô vọng"6.

        Tuy nhiên, trong bản báo cáo chính thức gửi lên Tổng thống Giôn-xơn của Ủy ban Clíp-phớt ngày đó, nhiều vấn đề liên quan tới đường lối chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam vẫn còn bỏ ngỏ: "Có thể họ quá chán nản, không muốn đưa dòng suy nghĩ của họ đến kết luận lôgíc cuối cùng"7. Nhưng dù vậy, kết thúc bản báo cáo, các thành viên thân gia ủy ban cho rằng: "Chính sách của Mỹ ở Việt Nam phải được xem xét dưới ánh sáng của chiến lược chính trị - quân sự toàn cầu của Mỹ"8. Bình luận về lời khuyến cáo này, Đôn O bớc-đoi-phơ viết: điều đó chứng tỏ các thành viên của Ủy ban đã để lộ ra rằng, Mỹ "không còn có thể kiểm soát được cuộc chiến tranh"9 mà Mỹ đang theo đuổi ở Việt Nam. Còn giới lãnh đạo Mỹ ngày đó phải thừa nhận rằng: "Tết Mậu thân" đã đặt họ "trước một bước rẽ trên đường đi", "các giải pháp để lựa chọn đã bày ra trong một thực tế tàn nhẫn"10. Nhưng đó không chỉ là sự khủng hoảng về chiến lược của Mỹ ở Việt Nam mà còn là sự thật đau đớn hơn nữa: sự chia rẽ gay gắt trong giới lãnh đạo Mỹ, sự phẫn nộ đang tăng lên trong công chúng Mỹ đối với chính phủ dưới tác động của "Tết Mậu thân". Ấy là khi, trong lúc chính quyền Mỹ đang lúng túng ứng phó với "Tết Mậu thân", đang ngập ngừng trước sự chọn lựa leo thang hoặc xuống thang chiến tranh... thì ở ngay trong các thành phố và các trường đại học Mỹ, phong trào phản đối chiến tranh, phản đối chính quyền bùng lên mạnh mẽ. Vô tuyến truyền hình và báo chí Mỹ đã tới tấp đưa tin và bình luận về sự kiện này. Đôn O-bớc-đoi-phơ viết: hình ảnh trên truyền hình có chiều hướng nhất trí với ý kiến áp đảo của các phóng viên và tổng biên tập ở nước Mỹ: cuộc chiến tranh là bế tắc và sai lầm"11 đối với Mỹ.

--------------------
        1, 2, 3, 4. Dẫn từ H.Y. Schandler: Sự nghiệp của một tổng thống bị đổ vỡ Sđd, tr.255, 281.

        5, 6. Ký ức của Bộ trưởng quốc phòng Mỹ, Clác Clíp-phớt vẽ cuộc họp với giới quân sự cấp cao sau cuộc tiến công Tết Mậu thân, tạp chí Lịch sử quân sự dịch đăng, tháng 1 năm 1993.

        7, 8, 9. Đôn O-bớc-đoi-phơ: Tết. Sđd, tr.157, 158.

        10. Tài liệu mật Bộ quốc phòng Mỹ, T2, Tlđd, tr.247.

        11. Đôn O-bớc-đoi-phơ: Tết. Sđd, tr.106.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #71 vào lúc: 13 Tháng Ba, 2017, 09:21:17 pm »


        Tờ Nhật báo phố Uốn, số ra ngày 23 tháng 2 năm 1968, đăng bài bình luận với tựa đề “Lôgíc của chiến trường" trong đó nhận định: "Chúng tôi cho rằng người Mỹ phải sẵn sàng chấp nhận - nếu quả đến nay họ chưa sẵn sàng, rằng cố gắng chiến tranh Việt Nam của Mỹ có thể thất bại hoàn toàn. Bắc Việt Nam có thể có đầy đủ nhân lực và trang bị vũ khí do đồng minh của họ cung cấp để tiến hành chiến tranh không ngừng, trong lúc quân chính phủ Sài Gòn tỏ ra bất lực, kể cả ở ngay trong thành phố của họ. Hơn nữa, hình như cố gắng quân sự của Mỹ chỉ tàn phá đất nước này chứ không bảo vệ được nó. Con đường danh dự và khôn ngoan duy nhất là Mỹ phải xuống thang chiến tranh và rút ra khỏi Việt Nam một cách trật tự nhất, ít thương vong nhất. Nếu như Tổng thống Giôn-xơn còn cảm thấy danh dự cá nhân quá cao, cảm thấy sự thất bại còn quá nặng, Quốc hội Mỹ sẽ sử dụng quyền lực của mình để cách chức ông ta khi cần thiết và đưa đất nước trở về con đường hòa bình". Bài bình luận này mà chúng tôi trích dẫn ra đây, ngày đó đã được đưa vào bản điều trần của Quốc hội Mỹ dịp "Tết Mậu thân". Kỹ thuật truyền thông hiện đại cùng với những bài tốc ký, những hình ảnh mà giới phóng viên truyền hình và báo chí Mỹ ghi lại được trên chiến trường đô thị trong dịp Tết Mậu thân đã đóng một vai trò quan trọng trong việc phơi bày thực tế chiến tranh, giúp cho nhân dân Mỹ thấy được những gì đã và đang xảy ra trên chiến trường.

        Đương nhiên, báo chí, vô tuyến truyền hình chỉ là phương tiện truyền thông phản ánh các sự kiện chứ không phải là những phương tiện đủ khả năng tạo nên được các sự kiện. Và chính vì thế mà nó đã trở thành những "ý kiến áp đảo" lợi hại của giới phóng viên báo chí và vô tuyến truyền hình Mỹ dội thẳng vào Nhà Trắng và Lầu Năm Góc để phơi bày trước công chúng Mỹ về sai lầm của Mỹ trong dịp Tết Mậu thân, phản ánh thực tế thất bại về cả quân sự lẫn chính trị của Mỹ, ngụy trên chiến trường, ghi nhận mức độ tiến công đồng loạt và sức chống trả quyết liệt của các chiến sĩ Quân giải phóng miền Nam. Bằng những thước phim quay trực tiếp cảnh tàn phá do bom đạn Mỹ gây ra ở các đô thị và đặc biệt là cảnh tượng rùng rợn mà ở đó người ta thấy viên tướng trùm cảnh sát ngụy Nguyễn Ngọc Loan đã chĩa súng bắn vào đầu tù binh tay không? Sự khách quan đến lạnh lùng này của các cơ quan thông tin đại chúng Mỹ, nhất là cảnh ghê rợn máu me quay cận cảnh được chiếu trên màn hình ti-vi màu chẳng những đã phá vỡ bức tường bưng bít tin tức chiến trường Việt Nanh của chính quyền Giôn-xơn đã dựng lên trước đây khiến cho các tầng lớp xã hội Mỹ thấy được sự trái ngược giữa thực tế xảy ra trên chiến trường Việt Nam xa xôi với những "thắng lợi” mà chiến dịch tuyên truyền của chính quyền Mỹ đưa lại, mà hơn thế, hiệu quả của các hoạt động thông tin đại chúng này đã đưa cuộc chiến tranh Việt Nam vào từng căn phòng của mọi gia đình Mỹ1 (Cần phải nói thêm rằng, vào lúc xảy ra sự kiện Trân Châu Cảng, cả nước Mỹ có có 10.000 chiếc máy truyền hình. Trong thời kỳ chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), con số đó lên tới 10 triệu chiếc. Đến Tết Mậu thân 1968, cả nước Mỹ có tới 100 triệu chiếc, nghĩa là cứ 17 gia đình Mỹ thì có 16 gia đình có máy và số lượng khán giả chiếm 96% dân số). Qua đây, nhân dân Mỹ nhận ra rằng: chính phủ và cá nhân Tổng thống Giôn-xơn đã và đang cố tình lừa dối họ. Vì lẽ đó  giờ đây sự thay đổi thái độ đối với chiến tranh Việt Nam của đông đảo các tầng lớp xã hội Mỹ đã bước vào giai đoạn quyết định và quá trình đó là không thể đảo ngược. Hồi ký của Giôn-xơn viết: trên báo chí và vô tuyến truyền hình nước Mỹ "có rất nhiều tin tức mô tả rất lâm ly... về trận tiến công hồi Tết. Hình như giới báo chí thi nhau xem ai đưa được những tin tức giật gân nhất và hấp dẫn nhất. Các nhà viết chuyên mục không có cảm tình với sự dính líu của Mỹ ở Đông Nam Á nhảy ngay lên diễn đàn. Một số người chỉ trích ở trong Thượng nghị viện và biết bao nhiêu người phản đối các cố gắng chiến tranh của Mỹ lên tiếng phụ họa thêm vào màn đồng ca thất bại chủ nghĩa. Nhân dân Mỹ và ngay cả một số quan chức trong chính phủ, trước cảnh tượng đen tối và gần như hỗn loạn này, đã bắt đầu nghĩ rằng: chắc hẳn là Mỹ đã bị thất bại”1. Vì vậy, theo Đôn O-bớc-đoi-phơ, thoạt đầu "khó mà nói công chúng Mỹ phẫn nộ với những người Cộng sản ở châu Á hơn hay với chính phủ Mỹ hơn"2. Thông thường, khi xảy ra khủng hoảng ở mọi nơi trên thế giới mà nó liên quan tới lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ thì, phản ứng đầu tiên của Quốc hội và nhân dân Mỹ là đoàn kết và ủng hộ nỗ lực của chính phủ và tổng thống nhằm giải quyết các vấn đề đặt ra. Chiến tranh thế giới lần thứ 2, chiến tranh Triều Tiên trước kia và sự kiện Vịnh Bắc Bộ (tháng 8 năm 1964) đã chứng minh rõ điều đó. Người ta còn nhớ: khi xảy ra "Sự kiện Vịnh Bắc Bộ", Quốc hội, giới báo chí, nhân dân Mỹ nhìn chung đã ủng hộ phản ứng của chính phủ Mỹ trước sự kiện này. Và ngay sau đó, "Nghị quyết Vịnh Bắc Bộ" một "bản tuyên chiến đề trước ngày" của Mỹ đã được Quốc hội thông qua, mở đường cho chính quyền Giôn-xơn lao vào cuộc chiến tranh chống phá miền Bắc Việt Nam trên quy mô rộng lớn. Ngày đó, nước Mỹ đã "đứng vững và đoàn kết trong sự ủng hộ tổng thống một cách không nghiêng ngả trước tình huống trọng yếu này của lịch sử nhân loại"3.

----------------
        1. Hồi ký Giôn-xơn. Tlđd, tr.294.

        2. Đôn O-bớc-đoi-phơ: TẾT. Sđd, tr.104.

        3. Phát biểu của thượng nghị sĩ Mỹ P. In-quay-rơ, tháng 8 nam 1964. Dẫn theo A. Am-tơ: Lời phán quyết về Việt Nam, Sđd, tr.99.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #72 vào lúc: 14 Tháng Ba, 2017, 11:48:12 am »


        Thế nhưng, gần 4 năm sau, ngay từ những tuần đầu của cuộc tiến công "Tết", sự ủng hộ và khối đoàn kết trước đây đã từng là hậu thuẫn vững chắc cho đường lối chiến tranh ở Việt Nam của chính quyền Giôn-xơn không còn nữa. Ngược lại, một cuộc tập hợp lực lượng phản đối chiến tranh, phản đối chính quyền trên quy mô toàn quốc ở Mỹ đã bắt đầu. "Cuộc tổng tiến công Tết như một tia chớp soi sáng để những ai còn hồ nghi và những người đang bất mãn nhận thấy nhau”, giúp họ "có dũng khí để bây giờ công khai đấu tranh cho một chiến lược mới của Mỹ nhằm kết thúc cuộc chiến tranh không cần thắng lợi, không cần vinh quang”1. Ngay cả những người trước Tết Mậu thân còn ủng hộ đường lối của Giôn-xơn cũng quay ra bàn về chiến tranh, bàn về chiến lược quân sự của Mỹ với một tâm trạng buồn lo, thất vọng. Nhiều người trong số đó đã thay đổi lập trường, kiên quyết đòi chấm dứt chiến tranh, rút quân Mỹ về nước. Đó là một thay đổi bi thảm góp phần làm cho cuộc chiến tranh Việt Nam trở thành một vấn đề chính trị nóng bỏng ở Mỹ mà nguyên nhân trực tiếp là cuộc Tổng tiến công "Tết Mậu thân".

        Trong cuộc họp báo tổ chức ở Oa-sinh-tơn ngày 3 tháng 2 năm 1968 ngay sau khi "Tết Mậu thân” nổ ra, tổng thống Mỹ gọi những người phản đối chiến tranh ở Mỹ là những người thất bại chủ nghĩa, bị Cộng sản lừa dối và số đó chỉ là đại diện ít ỏi mà thôi. Tại cuộc họp báo này, ông đã đọc to các trích đoạn trong các bức điện từ Sài Gòn gửi về2 và bình luận: Cuộc tiến công của Cộng sản đã hoàn toàn thất bại; về mặt quân sự, “dù so với bất kỳ tiêu chuẩn nào thì đó cũng là một thất bại nặng nề đối với miền Bắc Việt Nam và Việt cộng"3. Tuy nhiên, ngay sau đó, một loạt sự kiện đã khiến tổng thống Mỹ không còn cách gì bưng bít mãi sự thật: ngày 14 tháng 2 năm 1968, ông đã đích thân bay đi Irắc để từ biệt những người lính được gửi sang Việt Nam nhằm ứng phó với "Tết Mậu thân”. Trong số những binh lính này, nhiều người vừa từ chiến trường Việt Nam trở về với vẻ mặt buồn rầu. Họ không còn là những thanh niên ra đi để tìm thú vui phiêu lưu mà đã là những cựu binh lão luyện buộc phải trở lại cuộc chiến tranh mà họ biết rõ sẽ có một số không bao giờ còn được trở về.

        Sau này, khi bình luận về đoạn phim tài liệu, trong đó có cảnh tổng thống Mỹ bắt tay binh lính sư đoàn dù 82 tại cầu thang máy bay vào một ngày tháng 2 hun hút gió - khi mà tổng thống đang đứng trước binh lính, lớn tiếng kêu gọi lòng hy sinh của họ nhưng đáp lại lời "hiệu triệu” của ông, những người lính chán chường chỉ biểu thị những nét mặt vô cảm hoặc những cái bắt tay hững hờ, một nhà bình luận Mỹ đã viết: "Có thể là những quyết định quan trọng làm đảo ngược chính sách của Hoa Kỳ trong một tháng rưỡi sắp tới đã bắt nguồn từ cái bắt tay lúng túng này"4.

        Chỉ sau đó mấy ngày, một cú sét đánh đã giáng xuống đầu tổng thống Mỹ. Đó là ngày 10 tháng 3, khi tờ Thời báo Niu-oóc tiết lộ tin tướng Oét-mo-len xin thêm 206.000 quân gửi sang tham chiến ở Việt Nam nhằm ứng phó với “Tết Mậu thân"5. Ngay khi tin tối mật này bị tiết lộ, nó đã trở thành sự kiện lớn ở Mỹ, trở thành "tiêu điểm" cho cuộc tranh luận chính trị và làm tăng thêm "tinh thần bất mãn của công chúng Mỹ"6.

---------------------
        1. Tau-xen Húp-pơ-xơ: Những giới hạn của sự can thiệp.

        2. Giôn-xơn không hề biết rằng, trong khi ông đọc to các bức điện đó, tất cả các phóng viên báo chí, vô tuyến truyền hình trong phòng họp đã xì xào ghé tai nhau để "truyền thông" một nghi ngờ của họ là: Có hai loại điện từ Việt Nam gửi về cho Tổng thống: một loại điện báo cho tổng thống biết sự thật cay đắng của Mỹ trên chiến trường; và một loại để Tổng thống trấn an dư luận!.

        3. Hồi ký Giôn-xơn. Tlđd.

        4, 6. Tài liệu mật Bộ quốc phòng Mỹ, T2, Tlđd, tr.246, 247, 254.

        5. Ngày 23 tháng 2 năm 1968, tướng Uy-lơ - Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ được lệnh sang thị sát tình lệnh tại chỗ ở miền Nam Việt Nam. Tại đây, Bộ chỉ huy quân sự Mỹ (M.A.C.V) báo cáo rằng: Cộng sản bị chết 40.000, ít nhất là 3.000 người bị bắt và khoảng 5.000 người bị thương hoặc bị chết vì thương tích bởi cuộc tiến công Tết - tiến hành 3 tuần trước đây. Báo cáo này của M.A.C.V làm nảy sinh vấn đề: lực lượng Quân giải phóng mà M.A.C.V phán đoán sử dụng vào cuộc tiến công Tết Mậu thân là 67.000, nếu con số thương vong trên đây là chính xác thì điều ấy có nghĩa là: Quân giải phóng đã bị mất 2/3 quân số, như vậy chẳng có lý do gì để xin thêm 206.000 quân Mỹ nữa.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #73 vào lúc: 14 Tháng Ba, 2017, 11:58:54 am »


        Sự bất mãn đó được thể hiện ngay 2 ngày sau, khi mà kết quả cuộc bầu cử thử của đảng Dân chủ ở Niu Hăm-sai được gửi về Oa-sinh-tơn cho thấy: Mác Các-ti - người chống đối chính sách chiến tranh của Giôn-xơn, đã giành hơn số phiếu so với đương kim tổng thống Mỹ. Sự kiện này chứng tỏ rằng: "Lin-đơn B. Giôn-xơn, nhà chính trị bậc thầy đã bị thách thức không phải bởi một người tranh phiếu hấp dẫn và được nhiều người hưởng ứng, mà bởi một ứng cử viên đã có khả năng động viên và thâu tóm được mọi sự bất bình và chán ngán đối với chiến tranh"1. "Dậu đổ, bìm leo", được khuyến khích bởi những biểu hiện ở Niu Hăm-sai, ngày 16 tháng 3, thượng nghị sĩ đảng Dân chủ R.Ken-nơ-đi - địch thủ chính trị của Giôn-xơn đã tuyên bố ra tranh cử và tiến công gay gắt vào đường lối hiếu chiến của Giôn-xơn. Cùng thời gian này, điều tra của Viện Ga-lớp cho thấy số người ủng hộ đường lối chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam xuống tới mức kỷ lục: 26%. Số người ủng hộ Giôn-xơn chỉ còn 36%. Cần nói thêm rằng, quy luật mà viện này cho thấy: một khi số người ủng hộ tổng thống thấp dưới mức 50% thì khi đó ông ta thực sự đã bị nguy khốn về chính trị.

        Tại sao lại có sự bất bình rộng lớn này của công chúng Mỹ? Trả lời câu hỏi này, "một trong số những nhân vật chính trị ủng hộ Giôn-xơn đã để công nghiên cứu vấn đề và kết luận: Nguyên nhân trực tiếp là cuộc tiến công vào dịp Tết"2 của quân và dân miền Nam Việt Nam!

        Trong những ngày căng thẳng đó, có lúc, tổng thống Mỹ đã lặng lẽ trở về Tếch-giát, quê hương ông, nơi có những dãy đồi nhấp nhô, mong tìm lại điều mà Giô-dép A.Am-tơ trong Lời phán quyết về Việt Nam gọi là "sự bình tĩnh của tâm hồn". Bởi lẽ, như sau này ông nhớ lại, lúc đó, ông cảm thấy "đang bị dồn đuổi tứ phía bởi một cuộc nổi dậy khổng lồ đến từ các hướng”3. Trong chốn riêng tư, ông tâm sự với bạn bè thân cận: "Cái khác nhau giữa việc J.Ken-nơ-đi bị ám sát và ông chỉ là ở chỗ: ông thì vấn còn sống (!) và điều đó lại càng bị dằn vặt nhiều hơn"4. Tháng 2 và tháng 3 năm 1968 thực sự là quãng thời gian u ám nhất trong đời hoạt động chính trị của ông và tất cả đều bắt nguồn từ hậu quả của "Tết Mậu thân".

        Nếu sự chia rẽ trong nội bộ chính quyền, trong đảng Dân chủ của Giôn-xơn và phong trào phản đối chiến tranh tăng nhanh của Mỹ là những yếu tố quan trọng khiến cho Giôn-xơn lâm vào tình trạng trên đây thì sự thay đổi quan điểm về đường lối chiến tranh ở Việt Nam của Quốc hội và của nhóm cố vấn cấp cao về Việt Nam (mà người ta vẫn gọi là "Những nhà thông thái" là một đòn cân não quyết định số phận chính trị của vị tổng thống này. Ngày 11 tháng 3, Ngoại trưởng Mỹ đin Rát-xcơ phải ra điều trần trước Uỷ ban đối ngoại Thượng nghị viện Mỹ về chính sách của Mỹ ở Việt Nam5 (Trong hồi ký của mình, Tổng thống Mỹ Giôn-xơn cho biết: trong hai ngày 11 và 12 tháng 3 năm 1968, Ngoại trưởng Mỹ Đin Rát-xcơ phải liên tục trả lời các câu hỏi "đầy giọng khiêu khích" của các thượng nghị sĩ suốt 12 giờ đồng hồ. “Đây là một cuộc cật vấn kéo dài nhất đối với một quan chức nội các, lại được truyền hình trực tiếp cho dân chúng Mỹ biết"6. Ở một đoạn khác, Hồi ký Giôn-xơn ghi: "Chính sách của chúng ta bị chất vấn gay gắt và bị chỉ trích nặng nề ở Quốc hội"7. Tại Hạ nghị viện Mỹ, ngày 18 tháng 3 năm 1968, 139 nghị sĩ (trong đó có 89 nghị sĩ thuộc đảng Cộng hòa và 41 nghị sĩ đảng Dân chủ của (Giôn-xơn) đã ra nghị quyết yêu cầu Quốc hội Mỹ duyệt xét lại toàn bộ chính sách và chiến lược của Mỹ ở miền Nam Việt Nam. Trước tình hình đó, Quốc hội Mỹ đã phản đối mạnh mẽ ý định tăng quân cho tướng W. Oét-mo-len; các nghị sĩ "ngày càng chán ghét chiến lược chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam"8. Ở Quốc hội đã vậy, còn thái độ của các "nhà thông thái” - đại diện cho các trùm tư bản Mỹ thì sao?

        Sau hơn nửa tháng tìm hiểu tình hình chiến tranh Việt Nam, bằng cách trực tiếp gặp các quan chức cấp cao Bộ ngoại giao, Bộ quốc phòng, Cục tình báo trung ương Mỹ (C.I.A), Đin A-che-sơn (Dean Acheson) - nguyên Ngoại trưởng Mỹ thời Tru-man, người có ảnh hưởng lớn đối với Giôn-xơn và được Giôn-xơn ủy quyền tìm hiểm thực tế tình hình chiến tranh ở Việt Nam, đã cho biết: "Càng đi sâu vào chính sách của Mỹ ở Việt Nam, ông càng thấy "tình hình là vô vọng”9 (Dẫn theo: Đôn O-bớc-đoi-phơ: Tết, Sđd, tr.63, 163). Vì thế, mặc dù trước Tết Mậu thân ông ta từng ủng hộ một cách kiên quyết và mạnh mẽ chính sách chiến tranh của Giôn-xơn thì đến ngày 15 tháng 3 năm 1968, ông ta buộc phải nói với Giôn-xơn rằng: “Tổng thống đang bị Hội đồng tham mưu trưởng liên quân lừa dối. Những gì mà Oét-mo-len đang cố gắng ở Việt Nam đều không thể thực hiện được, nếu không sử dụng vào đó các nguồn kinh tế và quân sự hoàn toàn không hạn chế"10. Nhưng ác thay, cho đến lúc ấy, "Không có mối liên quan giữa một bên là các mục tiêu quân sự và bên kia là thời gian và tài nguyên mà Mỹ có để thực hiện các mục tiêu đó. Cuộc tiến công Tết cho thấy số 50 vạn quân Mỹ là vô cùng thiếu, không thể nào đánh đuổi và khuất phục nổi Việt cộng"11 (Dẫn theo: Đôn O-bớc-đoi-phơ: Tết, Sđd, tr.63, 163).

--------------------
        1. Tài liệu mật Bộ quốc phòng Mỹ, T2, Tlđd, tr.255.

        2. Đôn O-bớc-đoi-phơ: TẾT. Sđd, tr.166.

        3. Dẫn theo G.Côn-cô: Giải phẫu một cuộc chiến tranh. Sđd, T1, tr.295.

        4. Dẫn theo Đôn O-bớc-đoi-phơ: Tết. Sđd, tr.159.

        5, 6, 7. Hồi ký Giôn-xơn. Tlđd, tr.338.

        8, 9, 11. Dẫn theo: Đôn O-bớc-đoi-phơ: Tết, Sđd, tr.63, 163.

        10. Dẫn theo Pi-tơ A. Pu-lơ: Nước Mỹ và Đông Dương từ Ru-zơ-ven đến Ních-xơn. Sđd, tr.255.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #74 vào lúc: 14 Tháng Ba, 2017, 12:04:45 pm »


        Như thế phỏng việc xin thêm 206.000 quân liệu đã phải là "đủ” để giành lại quyền chủ động ở chiến trường - mặc dù nếu được như vậy thì lực lượng dự trữ chiến lược Mỹ sẽ càng trở nên quá mỏng manh? Và vì vậy, theo Đin A-che-sơn, Mỹ không còn hy vọng gì khác ngoài việc "cần phải đánh giá lại và thay đổi hoạt động của các lực lượng mặt đất, cần phải ngừng hay giảm nhiều các các ném bom và châm dứt chiến tranh sao cho Mỹ bị ít thiệt hại nhất"1. Cuối cùng, ông cũng vô vọng mà kết luận với vị tổng thống rằng: "Đất nước không còn ủng hộ cuộc chiến tranh nữa"2. Người ta hiểu "đất nước" ở đây chẳng qua là các trùm tư bản Mỹ, những "ông bầu” của cuộc chiến tranh này.

        Cùng ngày, đại sứ Mỹ tại Liên hiệp quốc đã gửi tới Giôn-xơn bức giác thư thúc giục Giôn-xơn chấm dứt hoàn toàn việc ném bom miền Bắc Việt Nam để mở đường cho việc thương lượng. Đây cũng là quan điểm của nhiều quan chức cao cấp trong chính phủ Mỹ giữa những ngày xảy ra sự kiện "Tết Mậu thân".

        Ngay sau cuộc gặp giữa Giôn-xơn với Đin A-che-sơn, ngày 19 tháng 3 năm 1968, Clác Clíp-phớt - người vừa thay Mắc-na-ma-ra làm Bộ trưởng quốc phòng Mỹ, đã yêu cầu Giôn-xơn triệu tập các phiên họp của nhóm cố vấn cấp cao "Những nhà thông thái" (Hết thảy thành viên thuộc nhóm này đã từng giữ các chức vụ cao trong chính phủ hoặc đã làm cố vấn cho các tổng thống Mỹ từ thời Tru-man, Ai-xen-hao, Ken-nơ-đi, Giôn-xơn) để giải quyết các vấn đề mà Uỷ ban Clíp-phớt còn bỏ ngỏ. Cần lưu ý rằng, trước Tết Mậu thân, trừ hai người là Gioóc-dơ Bon và Gôn-béc, còn tất các thành viên trong nhóm cố vấn cấp cao này - trong đó có Clác Chíp phớt - đều ủng hộ Giôn-xơn trong việc leo thang chiến tranh bằng không quân đánh phá miền Bắe Việt Nam. Bởi lẽ, họ có liên hệ chặt chẽ với giới tài chính, các tập đoàn luật và các tập đoàn kinh doanh đầy thế lực ở Mỹ. Quan điểm của họ chính là sự phản ánh trung thực thái độ của giới tài phiệt Mỹ.

        Đề nghị trên đây của Clác Clíp-phớt ngay khi ông lên làm Bộ trưởng quốc phòng, thực chất là ông muốn nhóm cố vấn cấp cao - mà đằng sau là giới tài phiệt Mỹ - nói thay cái điều mà "Uỷ ban Clíp-phớt” đã nêu ra trước đó nhưng chưa dám kết luận.

        Nhìn lại hoạt động của giới công nghiệp, tài chính Mỹ từ vài ba năm trước, người ta thấy được rằng: ngay trước 'Tết Mậu thân", họ đã cả tin rằng, sức mạnh quân sự Mỹ sẽ nhanh chóng giành thắng lợi ở Việt Nam. Tháng 11 năm 1965, Đin A-che-sơn từng tuyên bố "ủng hộ cam kết của Mỹ ở Việt Nam và quyết tâm đưa mọi tài nguyên quốc gia để thực hiện”3 bằng được cam kết đó.

        Thế nhưng, do phải đương đầu với những vấn đề khó khăn về kinh tế bởi chiến tranh Việt Nam gây ra, sự thâm hụt tài chính và lạm phát tăng lên nên giá trị đồng đô la Mỹ bị giảm đi nghiêm trọng. Nhiều ngân hàng châu Âu đã tung đô la để thu vàng về. Toàn bộ hệ thống tài chính thế giới lấy đồng đô la làm cơ sở ngày càng bị ảnh hưởng nghiêm trọng do việc "săn vàng" tăng nhanh. Vàng dự trữ của ngân khố Mỹ ngày một vơi, khiến có lúc Mỹ buộc phải đóng cửa thị trường vàng, làm xuất hiện nguy cơ bùng nổ các cuộc chiến tranh hối đoái giữa Mỹ với các nước tư bản phát triển và làm xuất hiện những khối mậu dịch riêng rẽ. Tháng 3 năm 1968, theo G. Côn-cô, "Nếu chính quyền Mỹ không đặt vị trí của việc bảo vệ đồng đô la lên tất cả các xem xét khác thì lúc đó, các ngân hàng châu Âu sẽ giữ quyền đòi một bước đi có thể làm dào lộn hoàn toàn địa vị của Mỹ trong nền kinh tế thế giới, với tất cả tác động đến vai trò lãnh đạo chính trị của Mỹ"4.

        Thế khó xử của Mỹ trong lĩnh vực kinh tế - tài chính bắt nguồn từ việc Mỹ bị sa lầy trong chiến tranh Việt Nam, kéo theo sự suy sụp nhanh chóng trong lĩnh vực quân sự toàn cầu. Khi bất đầu đưa quân chiến đấu trên bộ vào miền Nam, leo thang đánh phá miền Bắc, tiến hành chiến tranh cục bộ, quân đội Mỹ là đội quân đông gấp 4 lần quân đội Pháp, gấp 6 lần quân đội Tây Đức, I-ta-li-a và Anh. Tổng số quân Mỹ xấp xỉ 3,5 triệu, trong đó có gần 1.700.000 quân đóng ở hàng trăm căn cứ trên thế giới. Với một tiềm lực kinh tế mạnh và một lực lượng quân đội đông như vậy, chiến lược quân sự toàn cầu "Phản ứng linh hoạt" của Mỹ dự kiến đủ sức đối phó được với chiến tranh thế giới hoặc cùng một lức tiến hành hai cuộc chiến tranh cục bộ kiểu Việt Nam trên hai hướng và giành phần thắng. Thế nhưng, do phải dồn sức vào chiến tranh Việt Nam, lực lượng quân sự phi hạt nhân còn lại của Mỹ đã bị căng mỏng đến độ nguy hiểm ở hàng trăm căn cứ quân sự trên khắp thế giới, đến nỗi vào dịp Tết Mậu thân, 40% số sư đoàn chiến đấu của lục quân Mỹ, 50% số sư đoàn lính thủy đánh bộ Mỹ, 50% số máy bay chiến đấu, 30% số tàu chiến mỹ đang bị gìm chân trên chiến trường Việt Nam.

-------------------------
        1. Dẫn theo: Đôn O-bớc-đoi-phơ: TẾT, Sđd, tr.168.

        2. Dẫn theo: Pi-tơ A.Pu-lơ: Nước Mỹ và Đông dương từ Ru-zơ-ven đến Ních-xơn. Sđd, tr.255.

        3. Dẫn theo: Đôn O-bớc-đoi-phơ: Tết, Sđd, tr.162.

        4. G. Côn-cô: Giải phẫu một cuộc chiến tranh. Sđd, T1, tr.295.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #75 vào lúc: 14 Tháng Ba, 2017, 12:11:24 pm »


        Cần mở ngoặc để nói ở đây rằng, trong chiến lược quân sự toàn cầu của Mỹ, châu Âu (chứ không phải châu Á và lại càng không phải là Việt Nam) là hướng trọng điểm mà Mỹ luôn luôn phải giành sự ưu tiên về tất cả các phương diện quân sự Mỹ. Thế nhưng, trên hướng trọng điểm này, vào những thời điểm căng thẳng, lực lượng quân đội Mỹ tập trung cao nhất cũng mới chỉ đạt tới con số 493.000 quân mà thôi. Còn tại Việt Nam, vào đầu năm 1968, số quân Mỹ trên bộ và số quân tập trung ngoài khơi đã lên tới 800.000 người, tức là gần gấp đôi số quân Mỹ triển khai ở châu Âu. Khi "Tết Mậu thân" nổ ra, Mỹ buộc phải soát xét lại toàn bộ chiến lược ở Việt Nam và trên phạm vi toàn cầu. Trong cuộc soát xét về mặt chiến lược này, người ta sửng sốt khi được biết rằng: nước Mỹ chỉ còn 5 sư đoàn dự bị chiến lược để ứng phó với mọi tình huống xảy ra trên khắp thế giới. Thậm chí, 5 sư đoàn này cũng chỉ có sư đoàn dù số 82 là còn đủ quân số và có thể chiến đấu được. Các sư đoàn khác do phải "vay" quân số để đổ vào chiến trường Việt Nam, thực tế có khi chỉ còn danh hiệu của sư đoàn hoặc bộ "khung" trước đây. Vả lại, ngay sau khi "Tết Mậu thân" nổ ra, sư đoàn dù 82 trên đây lại đã phải tung 1 trong số 3 lữ đoàn của mình sang Việt Nam nên "chỉ còn lại hai phần ba sư đoàn để bảo vệ nước Mỹ mà thôi!"1.

        Về quân số đã vậy, còn về chi phí quân sự dành cho chiến lược toàn cầu cũng đang trong tình trạng tương tự. Nhiều nhà vạch chiến lược Mỹ ngay ngày ấy nhận thấy, tại Việt Nam, Mỹ đã "tiêu trội" những chi phí dành cho nền quốc phòng Mỹ tới 110 tỷ đô la tính đến năm 1968 - phần lớn số tiền "tiêu trội" này đều "trái phép” và "làm hại tới an ninh các nước đồng minh"2 của Mỹ. Sau đó không lâu, tân Bộ trưởng quốc phòng Mỹ M.Le-đơ (M.Laird) thời Ních-xơn (1969-1973) khi tiếp quản "di sản" của các đồng nghiệp đi trướt để lại đã phát hiện ra rằng: Bộ quốc phòng Mỹ thời Giôn-xơn đã "đi vay lại những bộ phận rời, đạn dược, máy bay, tàu chiến" ở những nơi khác, "bòn rút ở các lực lượng khối NATO và bòn rút trang bị quân sự khắp thế giới để yểm trợ cho chiến tranh Việt Nam lúc đó"3 khiến cho ngân sách của Bộ quốc phòng Mỹ bị thiếu hụt trầm trọng, tác động xấu tới sức mạnh và uy tín của quân đội Mỹ!

        Bởi thế, trước một loạt sự kiện xảy ra trên thế giới vào dịp “Tết Mậu thân" và có liên quan trực tiếp tới lợi ích quân sự, chính trị và kinh tế Mỹ ở Béc-linh, Trung Đông, đặc biệt ở Triều.Tiên, chính quyền Mỹ vô cùng lúng túng. Ngày 23 tháng 1 năm 1968, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên bắt giừ chiếc tàu tình báo Pu-ê-blô của Mỹ và 83 người có mặt trên tàu. Vô tuyến truyền hình nước này đã chiếu lại cảnh những người bị bắt bị giải đi trên đường phố thủ đô Bình Nhưỡng. Sự kiện này là "một hành động làm nhục chính quyền Mỹ và chứng minh rằng chính quyền đã bất lực"4.

        Lợi dụng việc Mỹ bị sa lầy trong chiến tranh Việt Nam, các đồng minh chiến lược của Mỹ là Tây Âu và Nhật Bản đã nhanh chóng vươn lên, trở thành đối thủ cạnh tranh với Mỹ về kinh tế, chính trị. Liên Xô, Trung Quốc và khối hiệp ước Vác-sa-va ra sức tăng cường về nhiều mặt, đặc biệt là về quân sự. Tình hình đó khiến cho nhiều nhà hoạt động chính trị Mỹ nhận thấy: "Nếu Mỹ thua ở Nam Việt Nam thì Mỹ thua một cuộc chiến tranh. Nhưng nếu Mỹ lạc hậu một cách tuyệt vọng trong lĩnh vực chiến lược hạt nhân thì Mỹ có thế mất cả sự tồn tại của mình"5.

--------------------
        1. Lời của một thành viên thuộc Uỷ ban Quân lực Thượng nghị viện Mỹ dịp "Tết Mậu thân 1968". Dẫn theo Đôn O-bớc-đoi-phơ: TẾT, Sđd, tr. 134.

        2. Dẫn theo Mai-cơn Mác-li-a: Việt Nam cuộc chiến tranh mười nghìn ngày. Sđd, tr.142, 143.

        3. Dẫn theo Mai-cơn Mác-li-a: Việt Nam cuộc chiến tranh mười nghìn ngày. Sđd, tr.142, 143.

        4. G.Côn-cô: Giải phẫu một cuộc chiến tranh. Sđd, T1, tr.291.

        5. Lời phát biểu của Thượng nghị sĩ Mỹ Xten-nít - Chủ tịch tiểu ban điều tra về tình hình sẵn sàng chiến đấu của Thượng nghị viện Mỹ sau sự kiện Tết Mậu thân. Dẫn theo: Thất bại quân sự của đế quốc Mỹ, Nxb Quân đội nhân dân. H, 1979, tr.128.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #76 vào lúc: 15 Tháng Ba, 2017, 05:27:57 am »



        Nhưng chính sự thất bại ở Việt Nam trong chiến tranh cục bộ đã kéo theo sự sụp đổ của chiến lược quân sự toàn cầu “phản ứng linh hoạt" của đế quốc Mỹ. Hơn nữa, mặc dù rất ngoan cố, thâm độc và rất hiếu chiến nhưng ngay sau khi bước chân vào Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Ních-xơn (Richard Nixon) vẫn buộc phải rút dần quân Mỹ về nước, thậm chí âm mưu thỏa hiệp với một số nước hòng ép Việt Nam phải nhượng bộ Mỹ, giúp cho Mỹ "rút ra trên thế mạnh".

        Rõ ràng rằng "Tết Mậu thân" đã là một “phép thử”, một chất xúc tác, đến độ đủ để phơi bày toàn bộ sự thất bại của chiến lược chiến tranh cục bộ của Mỹ; làm cho Mỹ không thể che giấu được thực lực của mình trước nhân dân Mỹ cũng như toàn thế giới… Thì ra qua chiến tranh Việt Nam, "Chàng khổng lồ" Mỹ cũng đã phải lộ cái "gót A-sin" của mình là phơi bày trước thế giới một sự thật khắc nghiệt: Sức mạnh kinh tế và quân sự Mỹ là có giới hạn; trong giới hạn đó, Mỹ không thể dùng các biện pháp quân sự để thắng cuộc chiến tranh mà lại không xé tan toàn bộ tổ chức của nước Mỹ và các mối quan hệ quốc tế”. (Bình luận của Ban biên tập tòa soạn báo Tuần tin tức Mỹ, ngày 11 tháng 3 năm 1968). Ngoài ra, Báo này còn khẳng định: Cuộc tiến công "Tết" cho thấy: "Trừ phi Mỹ sẵn sàng leo thang đến mức cuối cùng và kinh khủng - tức sử dụng đến vũ khí hạt nhân - còn không, hình như hiện nay Mỹ phải chấp nhận sự thật là Mỹ sẽ không bao giờ còn có thể giành được ưu thế quân sự quyết định ở Việt Nam nữa"1. Nhưng trước đ6, ngày 10 tháng 3 năm 1968, trong một chương trình phát hình đặc biệt của hãng NBE mà ở đó toàn bộ cuộc chiến đấu dịp Tết Mậu thân được trình chiếu lại - trận đánh ở tòa Đại sứ Mỹ, ở dinh Độc Lập, sân bay Tân Sơn Nhất, chùa Ấn Quang với cảnh Nguyễn Ngọc Loan bắn vào đầu tù binh..., phóng viên Mác Ghi bình luận: "Hiện nay, kẻ địch (Quân giải phóng - HK) đang giữ thế chủ động; họ đã mở rộng nhanh chóng vùng chiến sự... họ đã thay đổi chiến thuật; và họ đang chiến đấu dưới quyền một bộ chi huy thống nhất... Tóm lại, chúng ta thua trong cuộc chiến tranh này"; nếu Mỹ vẫn tiếp tục theo đuổi chiến tranh Việt Nam theo chiến lược cũ thì “sẽ phải gánh chịu những hậu quả không thể kể xiết cho vị trí kinh tế của Mỹ ở trong nước cũng như ngoài nước, cho sức mạnh quân sự của Mỹ ở những nơi khác và cho đời sống chính trị của Mỹ nữa"2. Thực tế này khiến cho giới tài chính và công nghiệp Mỹ buộc phải thay đổi quan điểm đối với cuộc chiến tranh Việt Nam.

        3. Bước ngoặt quyết định trong cuộc chiến tranh giữa đế quốc Mỹ và nhân dân Việt Nam

        Tất cả những điều trên đây đã buộc Tổng thống Mỹ phải thông báo sự thay đổi nhân sự trong chính phủ (chủ yếu là đối với một số tướng linh cao cấp liên quan chặt chẽ tới cuộc chiến tranh Việt Nam). Vì thế, ngày 23 tháng 3 năm 1968, tại phòng Bầu dục, trước đông đảo giới báo chí và phóng viên truyền hình, Tổng thống Giôn-xơn dã tuyên bố: Đố đốc Sáp (G. Sáp) - người chủ trương tăng quân vào miền Nam, đẩy mạnh ném bom miền Bắc, thôi giữ chức Tư lệnh Thái Bình Dương. Tướng Oét-mo-len thôi giữ chức Tư lệnh Bộ chỉ huy viện trợ quân sự Mỹ tại Sài Gòn (M.A.C.V)3. Tướng C.A.Bram - cấp phó của Oét-mo-len trong Bộ chỉ huy viện trợ quân sự Mỹ (M.A.C.V) được gọi về Oa-sinh-tơn để "luận chứng" về kế hoạch quân sự Mỹ tại miền Nam Việt Nam... Ngay ngày hôm sau, ngày 23 tháng 3 năm 1968, Gíôn-xơn đã cử tướng Uy-lơ bí mật bay tới căn cứ quân sự Mỹ ở Phi-líp-pin gặp Oét-mo-len. Tại đây ông thông báo cho Oét-mo-len rằng: số quân 206.000 mà ông và Oét-mo-len xin tăng viện đã hoàn toàn bị bác bỏ, chiến lược "tìm và diệt” đang bị chê trách ở Mỹ. Ông yêu cầu Oét mo-len, trong khi vẫn còn ở lại Nam Việt Nam, phải tìm một tên gọi khác thay thế cho tên gọi "tìm và diệt". Sau đó, Bộ chỉ huy quân sự Mỹ tại Sài Gòn đã lệnh cho các cấp chỉ huy dưới quyền trong các văn bản không được dùng từ "tìm và diệt". Thay vào đó, từ đây, các cuộc hành quân cơ động tấn công bắt đầu được gọi bằng tên mới: các cuộc "càn quét chiến đấu”, "trinh sát có vũ trang" hoặc đơn giản là các "cuộc càn quét"4.

-------------------------
        1. Dẫn theo Đôn O-bớc-đoi-phơ: TẾT. Sđd, tr.149.

        2. G. Côn-cô: Giải phẫu một cuộc chiến tranh. Sđd, T1, tr.312.

        3. Tài liệu mật Bộ quốc phòng Mỹ bình luận: "Điều rõ ràng là tổng thống đã có quyết định về cuộc chiến tranh trên bộ trước ngày 22 tháng 3. Vào ngày đó, tổng thống đã công bố tướng Oét-mo-len sẽ được thay thế trong chức vụ Tư lệnh Bộ chỉ huy viện trợ Hoa Kỳ tại Việt Nam".

        4. Dẫn theo: Đôn O-bớc-đoi-phơ: Tết. Sđd, tr.175.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #77 vào lúc: 15 Tháng Ba, 2017, 05:33:44 am »


        Đến đây, vai trò của giới tài phiệt đầy thế lực ở Mỹ lại xuất hiện. Liền trong hai ngày 25 và 26 tháng 3 năm 1968, nhóm cố vấn cấp cao "Những nhà thông thái" (The nise men) đã họp ở Oa-sinh-tơn để chính thức bày tỏ quan điểm của họ đối với cuộc chiến tranh Việt Nam. Tham dự cuộc họp có các ông Đin A-ehe-sơn - Bộ trưởng ngoại giao dưới thời Tổng thống Tru-man, Gioóc-giơ Bon (George Ball) - Thứ trưởng ngoại giao thời Tổng thống Ken-nơ-đi, Mc.G. Bân-đi (Mc George Bundy) - Phụ tá đặc biệt cho Tổng thống Ken-nơ-đi và Tổng thống Giôn-xơn, D. Đơ-lông (Douglas Diplon) - Đại sứ Mỹ tại Pháp dưới thời Tổng thống Ai-xen-hao và giữ chức Bộ trưởng tài chính dưới thời Tổng thống Ken-nơ-đi, C.Van-xơ (Cyrus Vance) - Trợ lý Bộ trưởng quốc phòng dưới thời ông Mắc-na-ma-ra làm Bộ trưởng và là một nhà ngoại giao nhiều kinh nghiệm, A.Đin (Arthur Dan) - trưởng phái đoàn đàm phán của Mỹ trong chiến tranh Triều Tiên, J.J. Mác-cloi (John J. McCloy) - cao ủy ở Tây Đức dưới thời Tổng thống Tru-man và là trợ lý của Bộ trưởng chiến tranh trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai, tướng O.Brét-lây (Omar Bradley) - Tư lệnh chiến trường Mỹ trong chiến tranh thế giới lần thử hai và là Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân đầu tiên của quân đội Mỹ, tướng M. Rít-uây (Matthew Ridg Tay) - Tư lệnh chiến trường Mỹ trong chiến tranh Triều Tiên và sau này là Tư lệnh khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO); tướng M.Tay-lo (Maxwell Taylor) - Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân dưới thời Tổng thống Ken-nơ-đi và sau này là đại sứ Mỹ tại Sài Gòn, R. Mớc-phi (Roleert. Murphy) - một đại sứ chuyên nghiệp giàu kinh nghiệm thời Tổng thống Truman – Ai-xen-hao, H. Ca-bốt-lốt (Henry Cabotlodge) - nguyên thượng nghị sĩ và hai lần giữ chức đại sứ Mỹ tại Sài Gòn, A. Poóc-tát (Aba Portas) - đương kim phu thẩm Tòa án tối cao Mỹ và là cố vấn riêng của Giôn-xơn, A. Gôn-béc (Arthur Goldberg) - Đại sứ Mỹ ở Liên hợp quốc.

        Trước khi có cuộc gặp chính thức với Giôn-xơn, nhóm "Những nhà thông thái" đã có cuộc gặp với các quan chức chính quyền trong bữa ăn trưa như Bộ trưởng ngoại giao, Bộ trưởng quốc phòng, Ha-ri-man (S. Averall Harriman), Rốt-xtâu (Rosstow), Giám đốc cục tình báo trung ương R.Hem (Richard Helms), tướng Uy-lơ, ông Nít-de (Nitze), N. Ka-zen-bách (Nicholas Katzenbach), W. Bân-đi (William Bundy). Trong cuộc gặp này, các thành viên của nhóm đã hỏi thêm cáo quan chức chính phủ tình hình bao quát về diễn biến trên chiến trường, công cuộc "bình dính" và tình trạng hiện thời của chính phủ Nam Việt Nam. Tiếp đó, nhóm nghe các báo cáo của một số quan chức chính phủ khác như P.C. Habip (Philip C. Habib), tướng W.E. đê-puy (William E. Depuy)...

        Ngày 26 tháng 3 năm 1968, tại Nhà Trắng, Giôn-xơn chính thức gặp gỡ các thành viên nhóm "Những nhà thông thái". Dự cuộc gặp còn có tướng C. Abram (Abrams) - người sẽ thay Oét-mo-len trên cương vị Tư lệnh Bộ chỉ huy quân sự Mỹ tại Sài Gòn, và tướng Uy-lơ. Tại cuộc họp này, Tổng thống Mỹ Giôn-xơn buồn bã lắng nghe tất cả các thành viên của nhóm phát biểu và ông kết luận rằng: "Trừ các ông Mớc-phi, Brét-ti, Tay-lo, Phoóc-tát và tướng Uy-lơ, còn tất cả mọi người đều đề nghị rút ra khơi cuộc chiến tranh Việt Nam"1. Cũng theo O-bớc-đoi-phơ, trong cuộc họp này, H. Ca-bốt-lốt - người từng hai lần làm đại sứ Mỹ tại Nam Việt Nam, người chuyên theo dõi tình hình Việt Nam cho Ken-nơ-đi và Giôn-xơn, đã yêu cầu Giôn-xơn phải khẩn cấp xem xét để chuyển từ chiến lược "chiến tranh tiêu hao" và biện pháp chiến lược "tìm và diệt" sang một chiến lược mới. Chiến lược mới này nhấn mạnh vai trò của lực lượng quân sự Mỹ chỉ là "Tấm lá chắn", dựa vào đó, quân đội và chính quyền Nam Việt Nam phải được tổ chức lại để đảm nhận trách nhiệm chiến tranh). Thái độ mà phóng viên S.H.Lo-ri của tờ Lốt Ang-giơ-lét gọi là "quay ngoắt" của hầu hết thành viên nhóm không nhà thông thái" đối với cuộc chiến tranh Việt Nam đã làm cho Giôn-xơn càng "dao động một cách sâu sắc"2. Sau này, trong hồi ký, Giôn-xơn cho biết suy nghĩ của ông, theo đó, "các nhà thông thái đã tỏ ra thông minh và là những người giàu kinh nghiệm. Tôi đã luôn luôn coi đa số các cố vấn này như những người rất vững vàng và có cân nhấc. Nếu họ đã bị ảnh hưởng bởi những báo cáo về việc tấn công TẾT sâu sắc đến như thế thì thử hỏi người dân bình thường trên đất nước này phải suy nghĩ đến thế nào"3.

        “Một trong những điều trớ trêu của cuộc chiến tranh này là cái bản án tử hình cho cuộc phiên lưu mà đến A-che-sơn đã có nhiều trách nhiệm trong việc khởi sự cũng lại do chính ông đọc"4. Cái “bản án tử hình" cho cuộc chiến tranh cục bộ của Mỹ ở Việt Nam chẳng qua chỉ là sự tóm lược quan điểm của đa số thành viên trong nhóm cố vấn cấp cao 1 Những nhà thông thái" đã cảm thấy từ hàng tháng nay.

        Nhưng phải đến hôm nay, họ mới hội đủ điều kiện chín muồi để chính thức nói với tổng thống của họ rằng: Mỹ "không còn có thế nào làm được cái công việc mà Mỹ đã khởi sự 3 năm trước đây", do vậy, "Mỹ buộc phải bắt đầu có biện pháp rút lui"5 (Neil Sheehan: Lời nói dối hào nhoáng, Sđd, T2, tr.429).

---------------------
        1. Lời kết luận Hội nghị của Giôn-xơn, ngày 26 tháng 3 năm 1968. Dẫn theo Đôn O-bớc-đoi-phơ: TẸT. Sđd, tr.176.

        2. Dẫn theo Tài liệu mật Bộ quốc phòng Mỹ, T2, Tlđd, tr.257.

        3. Hồi ký Giôn-xơn, Tlđd, tr.418.

        4, 5. Neil Sheehan: Lời nói dối hào nhoáng, Sđd, T2, tr.429.

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #78 vào lúc: 15 Tháng Ba, 2017, 05:46:09 am »


        Ba năm trước đây, khi tung các đơn vị thiện chiến và khét tiếng quân Mỹ vào chiến trường miền Nam Việt Nam, leo thang đánh phá miền Bắc Việt Nam, giới lãnh đạo nước Mỹ vững tin vào một thắng lợi quân sự dễ dàng, chớp nhoáng, mang tính quyết định. Ỷ vào sức mạnh quân sự khổng lồ của một siêu cường bậc nhất trong thế giới hiện đại, Oa-sinh-tơn nghĩ rằng bom đạn Mỹ sẽ bắt đối phương phải quỳ gối, chấp nhận những điều kiện áp đặt mà Mỹ đưa ra. Thế nhưng, cuộc chiến đấu bền bỉ, anh dũng, đầy mưu lược của quân dân ta trên cả hai miền Nam, Bắc Việt Nam đã đốt cháy tham vọng trên đây của Mỹ. Dưới tác động rộng lớn và dữ dội của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy dịp Tết Mậu thân, đã đến lúc, nước Mỹ nhận thấy sâu sắc rằng, cái giá phải trả về nhân lực (để thực hiện các mục tiêu của Mỹ ở Việt Nam) bây giờ đã đến một mức mà không còn có thể đáp ứng được nếu không thực hiện việc gọi nhập ngũ một số lớn quân dự bị và thực hiện những điều chỉnh nghiêm trọng về kinh tế"1. Thật ra, như chúng tôi đã đề cập ở các phần trên trong chuyên luận này, cuộc tiến công Tết Mậu thân trên chiến trường miền Nam chỉ như là phần nổi của tảng băng. "Phần nổi tảng băng” ấy chỉ báo cho giới lãnh đạo cao cấp và dân chúng Mỹ nhận thấy rằng, "phần chìm" của nó là rất lớn; phần chìm đó là lòng kiên dũng của người lính Quân giải phóng, là sự ủng hộ của dân chúng miền Nam dành cho "kẻ thù của Mỹ", là tài mưu lược của bộ não chỉ đạo cuộc kháng chiến, là hiệu lực của nền nghệ thuật quân sự Việt Nam... Qua "Tết Mậu thân", người Mỹ nhận thức được một sự thật hiển nhiên rằng: sức mạnh quân sự Mỹ sẽ chẳng bao giờ khuất phục được ý chí độc lập, tự do, thống nhất đất nước của người Việt Nam!

        Thế cho nên, "tháng 3 năm 1968, việc lựa chọn đã trở thành dứt khoát"2. Ngày 31 tháng 3 năm 1968, trong điện văn gửi đại sứ Mỹ tại các nước Ôt-xtrây-lia, Tân-tây-lan, Thái Lan, Lào, Phi-líp-pin và Nam Triều Tiên, Bộ ngoại giao Mỹ đã "nhấn mạnh chủ yếu đến ý nghĩa quan trọng của việc tăng cường hiệu lực chiến đấu của Chính phủ Nam Việt Nam và quân đội Việt Nam Cộng hòa với trang bị và các thứ chi viện cần thiết khác của Mỹ, coi đó là ưu tiên hàng đầu trong các hành động của Mỹ"3. Thực chất quyết định này là một sự giữ thể diện cho Mỹ bằng cách "hà hơi thổi ngạt" cho quân đội Sài Gòn - điều mà sau này người ta cho rằng Mỹ đã toan "đổi màu da trên xác chết"! Mấy giờ sau khi điện văn được chuyển đi, vào đêm 31 tháng 3 năm 1968 "lịch sử" ấy, với vẻ đắn đo và trang trọng, Tổng thống Mỹ Giôn-xơn xuất hiện trên vô tuyến truyền hình toàn Liên bang đọc bài diễn văn quan trọng nhất trong cuộc đời chính trị của ông ta, "bài diễn văn bi thảm nhất"4 mà suốt 21 năm dính líu ở Việt Nam, chưa một vị tổng thống Mỹ nào phải đưa ra. Trong bài diễn văn đó Giôn-xơn tuyên bố:

        -  Mỹ đơn phương chấm dứt ném bom Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ vĩ tuyên 20 trở ra, sẵn sàng cử đại diện đi vào đàm phán với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

        -  Chấm dứt thời kỳ trong đó Mỹ "tăng cường cam kết đưa các lực lượng quân Mỹ vào cuộc chiến tranh trên bộ”.

        -  Việc trang bị lại cho quân đội Nam Việt Nam sẽ được tăng nhanh để tạo cho chúng khả năng đảm nhận trách nhiệm lớn hơn trong việc phòng thủ Nam Việt Nam”5!

        Cuối cùng, ông tuyên bố không ra tranh cử tổng thống Mỹ nhiệm kỳ tiếp theo6.

        Bài diễn văn lập tức gây nên "tác động mãnh liệt ở Hoa Kỳ và khắp thế giới"7. Nó chứng tỏ một điều hiển nhiên rằng: "Hoa Kỳ đã vượt qua một bước ngoặt quan trọng trong cuộc chiến tranh cũng như trong chính sách và không có chuyện quay trở lại nữa"8.

-----------------------
        1. H.Y. Schandle: Sự nghiệp của một tổng thống bị đổ vỡ, Sđd, tr.504.

        2, 3. Dẫn theo Tài liệu mật Bộ quốc phòng Mỹ. T2, Tlđd, tr.258, 269.

        4. Dẫn theo Pi-tơ A.Pu-lơ: Nước Mỹ và Đông Dương từ Ru-zơ-ven đến Ních-xơn. Sđd, tr.260.

        5. Dẫn theo Pi-tơ A.Pu-lơ: Nước Mỹ và Đông Dương từ Ru-zơ-ven đến Ních-xơn. Sđd, tr.259, 260.

        6. Sau này, trong hồi ký, Giôn-xơn viết: "Kết thúc năm 1968, sau nhiều nam điều hành cuộc chiến tranh gay cấn nhất ở Việt Nam, tôi thực sự không tin mình có thể sống sót nếu ở lại Nhà Trắng thêm một nhiệm kỳ nữa. Vì tình hình đen tối của chúng ta ở Việt Nam đã làm cho tôi phải căng thắng suốt 1.886 đêm, ít khi ngủ trước hai giờ sáng”.

        7, 8. Những đoạn trích là bình luận của người viết Tài liệu mật Bộ quốc phòng Mỹ về diễn văn ngày 31 tháng 3 năm 1968 của Giôn-xơn (Tài liệu một Lầu Năm Góc, Thư viện Trung ương quán đội sao lục, lưu trữ tại Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, ký số hiệu: VL.781-82, tr.568, 569).

        1.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #79 vào lúc: 15 Tháng Ba, 2017, 07:26:50 am »


        Như vậy với quyết định ngày 31 tháng 3 năm 1968, Mỹ mặc nhiên thừa nhận sự thất bại hoàn toàn của chiến lược “chiến tranh cục bộ" ở Việt Nam. Ngày 31 tháng 3 do đó đã mở ra "một chương rất nhiều ý nghĩa trong lịch sử can thiệp của Hoa Kỳ: Cuộc chiến tranh Việt Nam đã đi đến hồi kết thúc”1 đối với Hoa Kỳ. Từ đó trở đi, phù hợp với việc thay đổi chiến lược chiến tranh - từ chiến tranh cục bộ sang "phi Mỹ hóa" rồi "Việt Nam hóa", vai trò, nhiệm vụ của lực lượng quân sự Mỹ trên chiến trường ngày càng giảm mạnh. Dù sau đó, Ních-xơn lên làm Tổng thống đã tìm mọi cách cứu vãn thất bại, nhưng cũng chỉ là đánh để rút dần quân Mỹ về nước. Điều đó là không thể đảo ngược được. Điều đó chứng tỏ thắng lợi của "Tết Mậu thân, đã tiếp tục phát huy hiệu lực mạnh mẽ suốt quá trình chiến tranh từ 1968 đến 1973. Sau Tết Mậu thân, Quốc hội Mỹ lần lượt ban hành các nghị quyết hạn chế hoạt động chiến đấu của lực lượng đó. Cho dù chiến tranh vẫn diễn ra ngày càng ác liệt, cho dù dính líu quân sự của Mỹ vẫn còn tiếp tục dưới thời chính quyền Ních-xơn thêm 5 năm nữa và phải 7 năm sau chế độ Sài Gòn mới hoàn toàn sụp đổ... nhưng, về mặt chiến lược, Mỹ bắt đầu thừa nhận đã bị thua từ mùa xuân 1968 bởi tác động sâu rộng của “Tết Mậu thân". Vì thế mà từ sau ngày 31 tháng 3 năm 1968, mọi diễn biến liên quan tới cuộc chiến tranh Việt Nam phải được xem xét trong một KHUNG CẢNH KHÁC - khung cảnh mà "tất cả CỤC DIỆN và KHUÔN KHỔ của cuộc chiến tranh đã thay đổi"2 (Bình luận của người viết Tài liệu một Bộ quốc phòng Mỹ, (Tài liệu mật Lầu Năm Góc. Tlđd, tr.569)).

        Đó là lý do vì sao khi đề cập tới "Tết Mậu thân, nhiều tác giả Mỹ đã xem đây là sự kiện có tính chất bước ngoặt không phải chỉ riêng đối với cuộc chiến tranh Việt Nam mà còn là bước ngoặt lớn của thời đại trong thế kỷ XX. Và đó cũng chính là lý do vì sao chúng tôi đặt phạm vi nghiên cứu của chuyên luận này ở việc tự giới hạn mô tả, đánh giá về cuộc Tổng tiến công và nổi dậy trong phạm vi ĐỢT 1. Dù vậy chúng tôi cũng không ngần ngại để mạnh dạn đưa ra vài nhận xét bước đầu của mình trong phần đầu chương III của chuyên luận khi đề cập tới vai trò và tác dụng của những đợt tiến công tiếp theo - Vấn đề lớn hiện còn nhiều ý kiến tranh luận và cũng là vấn đề - theo chúng tôi nghĩ - do đôi khi những cuộc tiến công tiếp theo này đã bị đồng nhất trong khái niệm "Tết Mậu thân 1968"3 (về mặt thời gian) nên phần nào đã ảnh hường tới việc nhận thức tầm vóc thắng lợi cũng như chủ trương chiến lược của Đảng ta trong khi hạ quyết tâm: "Chuyển cuộc chiến tranh cách mạng miền Nam sang một thời kỳ mới - thời kỳ giành thắng lợi quyết định" bằng cuộc tổng tiến công và nổi dậy lịch sử năm 1968.

--------------------
        1, 2. Bình luận của người viết Tài liệu một Bộ quốc phòng Mỹ, (Tài liệu mật Lầu Năm Góc. Tlđd, tr.569).

        3. Lâu nay, trong một số công trình và bài báo viết về kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975), cụm từ "Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt Tết Mậu thân 1968" được dùng để bao quát các hoạt động của quân và dân ta trên chiến trường miền Nam trong suốt năm 1968. Ví như, công trình tổng kết Quá trình chiền tranh xâm lược của đế quốc Mỹ và quy luật hoạt động của Mỹ, ngụy trên chiến trường B2 (Ban Tổng kết chiến tranh B2 năm 1984), viết: "Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu thán tuy chưa đạt được mục tiêu chiến lược một cách trọn vẹn (...) nhưng trên thực tế, ngay trong ĐỢT ĐẦU của cuộc tiến công (từ ngày 31 tháng 1 đến cuối tháng 2 năm 1968) đã làm đảo lộn mọi tính toán của địch trên chiến trường" (tr.168). Tác giả Trần Bạch Đằng trong bài Bàn thêm một vài khía cạnh của cuộc tổng diễn tập chiến lược Mậu thân 1968 đãng trên tạp chí Lịch sử quân sự số 7.1988, đã cho rằng "HAI ĐỢT MẬU THÂN, nhất là đợt 1, đã làm choáng váng kẻ thù”, "đặc thù của MẬU THÂN ở Sài Gòn là: CẢ HAI ĐỢT không hề xẩy ra một sự đáng tiếc nào". Gần đây, giáo sư Cao Vãn Lượng đã viết ở tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 1-2/1993: "Cuộc Tống tiến công và nổi dậy đồng loạt Tết Mậu thân (1968) đã diễn ra thành NHIỀU ĐỢT...”. Theo chúng tôi, chính việc "gọi sự vật không đúng với cái tên của nó" như vậy đã là một nguyên nhân trực tiếp dẫn tới những nhận định không thống nhất - thậm chí là mâu thuẫn trong các công trình nghiên cứu về "Tết Mậu thân".
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM