Giangtvx
Thượng tá

Bài viết: 21950
|
 |
« Trả lời #70 vào lúc: 13 Tháng Ba, 2017, 09:16:28 PM » |
|
Trong khi đó, mục tiêu thứ ba là "đánh bại Việt cộng và lực lượng Bắc Việt ở Nam Việt Nam và bắt buộc họ phải rút lui", thì xem ra, cũng không hề có kết quả. "Cuộc tấn công vào dịp Tết chứng tỏ rằng Hoa Kỳ còn ở xa đích hơn là chúng ta (tức Hoa Kỳ) tưởng. Còn xa bao nhiêu thì đó là điều cần phải xem xét"1. Nhưng quả thật - cũng theo lời A-len E-thô-ven, "mặc dù ồ ạt đưa vào 500.000 quân Hoa Kỳ; 1,2 triệu tấn bom mỗi năm, 400.000 phi xuất hàng năm... và Hoa Kỳ tử thương 20.000, v.v... nhưng sự kiểm soát của chúng ta ở nông thôn và việc phòng thủ ở các khu vực thành thị trong lúc này lại chủ yếu ở mức trước tháng 8 năm 1965. Càng dính líu sâu, Hoa Kỳ chỉ đã đi đến chỗ bế tắc mà thôi"2.
Trước thực trạng mà nước Mỹ đang lâm vào ở Việt Nam, Clác Clíp-phớt nhận thấy, "kế hoạch của Hoa Kỳ hình như là cứ gây tiêu hao hên tục và điều đó sẽ có cơ hội buộc đối phương vào một thời điểm nào đó không rõ trong tương lai, phải đi tới chỗ thỏa thuận"3. Thế nhưng, như là lời thừa nhận của chính ông: "Khi tôi cố tìm hiểu sẽ phải cần bao nhiêu thời gian để đạt được mục tiêu của chúng ta thì không một ai giải đáp được. Khi tôi hỏi cần thêm bao nhiêu quân nữa, liệu 206.000 quân có thể hoàn thành nhiệm vụ không, thì không một ai có thể đoán chắc cả"4.
Thế cho nên, sau này, nhớ lại những phiên họp khẩn trương, đầy căng thẳng cuối tháng 2 đầu tháng 3 năm 1968 dạo ấy, Chác Clíp-phớt cho biết: ông "không thể nhận thấy bao giờ chiến tranh kết thúc; không biết nó kết thúc bằng cách nào; không biết liệu những yêu cầu tăng quân và trang bị như vậy bao lâu nữa; không biết liệu đến bao giờ quân đội Nam Việt Nam có thể thay thế được quân Mỹ"5. Vậy nên, sau những ngày căng thẳng cuối tháng 2 , đầu tháng 3 năm 1968, ông tin chắc rằng: đường lối quân sự mà Mỹ theo đuổi ở Việt Nam suốt tháng năm chiến tranh cục bộ "không chỉ không có tận cùng mà còn vô vọng"6.
Tuy nhiên, trong bản báo cáo chính thức gửi lên Tổng thống Giôn-xơn của Ủy ban Clíp-phớt ngày đó, nhiều vấn đề liên quan tới đường lối chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam vẫn còn bỏ ngỏ: "Có thể họ quá chán nản, không muốn đưa dòng suy nghĩ của họ đến kết luận lôgíc cuối cùng"7. Nhưng dù vậy, kết thúc bản báo cáo, các thành viên thân gia ủy ban cho rằng: "Chính sách của Mỹ ở Việt Nam phải được xem xét dưới ánh sáng của chiến lược chính trị - quân sự toàn cầu của Mỹ"8. Bình luận về lời khuyến cáo này, Đôn O bớc-đoi-phơ viết: điều đó chứng tỏ các thành viên của Ủy ban đã để lộ ra rằng, Mỹ "không còn có thể kiểm soát được cuộc chiến tranh"9 mà Mỹ đang theo đuổi ở Việt Nam. Còn giới lãnh đạo Mỹ ngày đó phải thừa nhận rằng: "Tết Mậu thân" đã đặt họ "trước một bước rẽ trên đường đi", "các giải pháp để lựa chọn đã bày ra trong một thực tế tàn nhẫn"10. Nhưng đó không chỉ là sự khủng hoảng về chiến lược của Mỹ ở Việt Nam mà còn là sự thật đau đớn hơn nữa: sự chia rẽ gay gắt trong giới lãnh đạo Mỹ, sự phẫn nộ đang tăng lên trong công chúng Mỹ đối với chính phủ dưới tác động của "Tết Mậu thân". Ấy là khi, trong lúc chính quyền Mỹ đang lúng túng ứng phó với "Tết Mậu thân", đang ngập ngừng trước sự chọn lựa leo thang hoặc xuống thang chiến tranh... thì ở ngay trong các thành phố và các trường đại học Mỹ, phong trào phản đối chiến tranh, phản đối chính quyền bùng lên mạnh mẽ. Vô tuyến truyền hình và báo chí Mỹ đã tới tấp đưa tin và bình luận về sự kiện này. Đôn O-bớc-đoi-phơ viết: hình ảnh trên truyền hình có chiều hướng nhất trí với ý kiến áp đảo của các phóng viên và tổng biên tập ở nước Mỹ: cuộc chiến tranh là bế tắc và sai lầm"11 đối với Mỹ.
-------------------- 1, 2, 3, 4. Dẫn từ H.Y. Schandler: Sự nghiệp của một tổng thống bị đổ vỡ Sđd, tr.255, 281.
5, 6. Ký ức của Bộ trưởng quốc phòng Mỹ, Clác Clíp-phớt vẽ cuộc họp với giới quân sự cấp cao sau cuộc tiến công Tết Mậu thân, tạp chí Lịch sử quân sự dịch đăng, tháng 1 năm 1993.
7, 8, 9. Đôn O-bớc-đoi-phơ: Tết. Sđd, tr.157, 158.
10. Tài liệu mật Bộ quốc phòng Mỹ, T2, Tlđd, tr.247.
11. Đôn O-bớc-đoi-phơ: Tết. Sđd, tr.106.
|